You are on page 1of 2

NHỮNG “VŨNG BÙN” ĐANG “NHẤN CHÌM” CON TRẺ

Các nhà nghiên cứu giáo dục và xã hội học đang gióng một hồi chuông cảnh báo: Đám trẻ ngày này – và
có khi kể cả người lớn – đang bị mắc kẹt trong cái gọi là low-level addictive behaviors (những hành vi gây
nghiện “bậc thấp”).

Mỗi điều này – nếu đơn lẻ và trong chừng mực – thì không sao, nhưng khi tổng hợp tất cả và vượt tầm
kiểm soát thì lại đang tước đoạt thời gian, cơ hội để giới trẻ phát triển theo đúng quy luật tự nhiên và
tiềm năng của chúng.

Là bố mẹ và người làm giáo dục hoặc đang tác động đến con trẻ, đó là trách nhiệm mà cũng là sứ mệnh
và niềm hạnh phúc của chúng ta để hỗ trợ lũ trẻ vượt qua những vũng bùn này, chứ không phải mặc kệ
để cho “con ai người nấy lo, trò ai người đó dạy”.

Tác động một đứa trẻ đổi thay tích cực là góp phần giúp cho xã hội này và thế giới mai kia phát
triển tích cực và đáng sống hơn.

-----

 ÁP LỰC

Hơn 8/10 thiếu niên ở Hoa Kỳ trải qua căng thẳng kha khá hoặc cực độ trong suốt năm học, và 1/4
học sinh đều kinh qua căng thẳng cực đại. Số lượng lớn bị triệu chứng đau đầu, mất ngủ, tức giận
và dễ nổi cáu có “dây mơ rễ má” với căng thẳng. Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, 1/5 trẻ em ở Hoa Kỳ
bị chẩn đoán rối loạn tâm thần, và chỉ 20% trong số đó được điều trị.

Có một khoảng cách lớn giữa mức độ căng thẳng của giới trẻ và mức độ mà các phụ huynh nghĩ
chúng bị căng thẳng. Gần một nửa số thiếu niên cảm thấy căng thẳng nghiêm trọng; chỉ 1/3 cha mẹ
của chúng nhận ra. Hơn 40% thiếu niên nói rằng chúng đau đầu; chỉ có 13% cha mẹ nhận ra điều
này. Một nửa số thanh thiếu niên bị rối loạn giấc ngủ; chỉ hơn 1/10 cha mẹ biết chuyện. Khoảng
40% lo lắng về việc ăn uống; chỉ có 8% phụ huynh để tâm.

Tại sao giới trẻ thời nay căng thẳng đến thế? Hàng loạt nghiên cứu cho thấy học sinh trung học liệt
kê những “tổ mối” gây căng thẳng lớn nhất của chúng bao gồm lo lắng về kết quả học tập, áp lực
tàn nhẫn của kiểm tra, quan ngại về việc vào được một trường đại học tốt, áp lực của phụ huynh là
chúng phải xuất sắc ở trường và được “đeo mác” là vượt trội.

Tất cả các nhu cầu còn lại chiếm thời gian của chúng đã tăng lên đáng kể trong thập kỷ qua: sự gia
tăng của hàm lượng bài tập về nhà, các lớp luyện thi và các chương trình được tổ chức sau giờ học.
Nhiều đứa phàn nàn về việc cảm thấy bị quá tải mà không có bất kỳ lựa chọn thực tế nào để giảm
tải khối lượng công việc, sự cạnh tranh khốc liệt từ bạn bè, và những thách thức trong việc quản lý
các mối quan hệ xã hội ở trường lớp.

Kết cục, mỗi giờ chúng “mở mắt” là được giao bài, được lên kịch bản và được lập kế hoạch mà
không “hở ra” chút ít thời gian nào chỉ để được làm một đứa trẻ. 2/3 học sinh trung học đều quả
quyết những rắc rối trong việc quản lý thời gian, và các cam kết ở nhà lẫn ở trường chính là “thủ
thạm” chủ yếu cho mức độ căng thẳng tăng vọt của chúng.

You might also like