You are on page 1of 14

TRẮC NGHIỆM KNLS- Y2018A - 21.08.

2020

LƯU Ý PHẦN TIM:


+ Màng nghe đc tiếng tim, AT tần số cao: T1, T2, Clic, Clac, AT tâm thu, AT đầu tâm
trương
+ Chuông nghe đc tiếng tim, AT tần số thấp: T3, T4, Rù tâm trương(AT
giữa tâm trương)
+ Học KĨ tất cả những gì liên quan đến T1, T2, T3, T4, Clic đầu/giữa tâm trương, Clac mở
van 2 lá (nghe bằng màng hay chuông, tăng/giảm trong bệnh lý gì, tách đôi bệnh lý/sinh
lý)
+ Vì hỏi RẤT NHIỀU và HAY phần này và câu hỏi đòi hỏi phải nhớ kĩ mới làm đc :)))
nhưng thuộc bài rồi thì làm okela

LƯU Ý PHẦN PHỔI:


+ Học vị trí các ổ van
+ Học các nguyên nhân gây đau ngực, gây khó thở thường gặp (kĩ, như slide thầy giảng)
+ Đặc điểm rung thanh, rì rào phế nang, gõ vang/đục của các HC: tràn khí
MP, tràn dịch MP, đông đặc

1. Cường độ T1 không phụ thuộc


A. Nhịp tim nhanh
B. PR ngắn
C. Tâm thất Trái
D. Dẫn truyền nhĩ - thất

Cường độ T1 phụ thuộc:


1. Sức co bóp tâm thất
2. Tính toàn vẹn van 2 lá
3. Độ di động của van 2 lá
4. Vận tốc đóng van
5. DT qua thành ngực
Thay đổi T1:
- Tăng khi: Nhịp tim nhanh, PR ngắn, hẹp van 2 lá (T1 đanh)
- Giảm khi: PR kéo dài, ST nặng, hở van 2 lá, van xơ cứng kém di động, hở van
ĐMC, tràn dịch màng tim, thành ngực dày, khí phế quản thủng
2. Tiếng tống máu đâu âm thu/Tiếng clic đầu tâm thu: liên quan đến van
ĐMP và ĐMC, không liên quan đến van hai / ba lá nên đáp án nào có van ha / ba
lá thì chọn
Tiếng Clic giữa tâm thu (= Tiếng T1 tách đôi) gặp trong sa van 2 lá

3. Âm thổi toàn tâm thu: hở van 2 lá, 3 lá, thông liên thất

4. Âm thôi liên tục: Dò động tĩnh mạch, còn ống ĐM, hẹp van ĐM nặng

5. Đặc điểm T1
A. Nghe bằng màng
B. Nghe bằng chuông khi …
C. Nghe rõ ở đáy tim hơn mỏm tim ở người béo phì
D. (không nhớ)

6. Tách đôi T2 không nghịch đảo: tách đôi nghe rõ ở thì hít vào
- Tách đôi sinh lý (nghe ở đáy tim, ổ van ĐMP): do máu về tim phải nhiều làm
van ĐMP đóng trễ, gặp ở TE, người trẻ. Phân biệt với tách đôi bệnh lý: biến
mất khi đứng dậy
- Tách đôi rộng (Van ĐMC đóng sớm, van ĐMP đóng trễ): hẹp van ĐMP (hẹp
van làm van ĐMP đóng muộn), hở van 2 lá (van ĐMC đóng sớm), thông liên
nhĩ (van ĐMP đóng muộn)
- Tách đôi nghịch đảo (bình thường van ĐMC đóng trước ĐMP, nghịch đảo là
van ĐMC đóng sau): hẹp van ĐMC (hẹp van làm van đóng muộn)
- Tách đôi cố định: thông liên nhĩ
- Tách đôi rộng không nghịch đảo: nghe rõ nhất ở thì hít vào, máu về tim phải
nhiều làm van ĐMP đóng chậm
7. Có mấy câu hỏi T1, T2 tăng giảm trong trường hợp nào
(không nhớ rõ câu hỏi). Học kĩ phần T1, T2, T3, T4, Clic, Clac
T1 tăng khi: nhịp nhanh, PR ngắn, hẹp van 2 lá (T1 đánh)
T1 giảm khi: PR kéo dài, suy tim, hở van ĐMC, hở van 2 lá nặng, tràn dịch
màng tim, thành ngực dày, khí phế thủng

8. Một câu liên quan hở van Đmc: A. Hướng


lan sang bờ trái xương ức B. Nghe được ở mỏm
tim
C. (không nhớ)
A. Nghe bằng chuông

Hướng lan:
Hở van 2 lá: lan ra nách, sau lưng
Hở van ĐMC: lan về mỏm tim
Hẹp van ĐMC: lan về ĐM cảnh
Hẹp van ĐMP: lan lên bờ trái xương ức, xương đòn

9. Tiếng Clac mở van hai lá


A. Ở đầu tâm trương
B. Hẹp van hai lá khi van bị xơ hóa (hẹp van 2 lá mà van còn dẻo) (khi
hẹp van 2 lá, van bị xơ hóa thì không nghe tiếng Clac)
C. Gặp ở hẹp van hai lá khít (càng gần tiếng T2 thì mức độ hẹp van càng
nhiều)
D. (không nhớ)
Tiếng Clac mở van 2 lá nghe rõ ở mỏm tim
Tiếng Clac mở van 2 lá nghe như T1 tách đôi, càng gần tiếng T2 thì van càng hẹp nhiều

10. Ho mạn ở trẻ em: trên 4 tuần


Ho mạn người lớn: trên 8 tuần

11. Một người khó thở khi tắm rửa, tính theo phân độ suy tim của
NYHA: cấp độ III (hạn chế nhiều vận động thể lực: khỏe khi nghỉ ngơi nhưng
vận động nhẹ đã có TC cơ năng)

12. Có bao nhiêu kiểu khó thở gặp ở suy tim?


A. 2
B. 3 (khó thở khi gắng sức, khó thở kịch phát về đêm, khó thở khi nằm đầu
thấp)
C. 4
D. 5
13. Hội chứng 3 giảm: tràn dịch màng phổi
14. Có một người đi khám thì mất rung thanh, gõ vang, mất RRPN
(nôm na là tràn khí màng phổi bên Phải). Hỏi là: KQ lệch sang bên
nào + bên nào của phổi có tiếng lép bép : KQ lệch sang trái (đối bên bị
tổn thương), bên có tiếng ran nổ là bên tổn thương (vì ran nổ là tiếng bóc tách
của luồng khi lưu thông khi PN bị viêm, dịch quánh)

15. Phương pháp soi đèn trong khám bẹn - bìu?


A. Cần phải ở trong phòng có nhiều ánh sáng (sai, phải ở trong phòng
tắt đèn)
B. Là một phương pháp đặc hiệu trong khám bẹn-bìu
C. Hiện nay ít được sử dụng
D. (không nhớ)

16. Nghiệm pháp Valsava được ứng dụng trong:


A. Dùng trong khám tim mạch, thoát vị bẹn, giãn TM thừng tinh (thầy
dạy LS có nói: giúp phân biệt giãn TM thừng tinh và thoát vị bẹn + yếu tố tiên
lượng tái phát bệnh)
B. Độ đặc hiệu cao
C. Không được sử dụng nhiều
D. Luôn được dùng trong khám thoát vị bẹn - bìu

17. Thăm khám được ở tầng sinh môn trước:


A. Dò hậu môn
B. Dò hậu môn - âm đạo
C. Niệu đạo bị dập khi ngồi trên thuyền
D. A và B đúng
18. Thăm khám được ở tầng sinh môn sau: dò hậu môn
Tầng sinh môn sau gồm: hậu môn, trực tràng, cơ thắt hậu môn
19. Cận LS nào được dùng trong khám hậu môn trực tràng? Soi
hậu môn - trực tràng

20. Kiểm tra cơ thắt vòng hậu môn


A. Thăm khám trực tràng
B. Dùng lực kế để đo
C. A và B đúng
D. (câu D sai á)

21. Trẻ em bị sốt, đo nhiệt kế ở trực tràng là bao nhiêu độ?


A. 38 độ
B. 37,2 độ
C. 39 độ
D. (không nhớ)

22. Sốt lâu bao nhiêu tuần là được tính là sốt gì đó theo
FUO (thực ra t không nhớ câu hỏi lắm)
A. 1 tuần B. 2 tuần
C. 3 tuần
D. Không ĐA nào đúng
23. Chọn đáp án sai: khi nào cần rửa tay vô khuẩn
A. Khi tiếp xúc dịch tiết BN
B. Khi tiếp xúc vật dụng xung quanh BN (sau khi tiếp xúc dịch tiết)
C. Trước khi phẫu thuật cho BN
D. Trước và sau khi khám cho BN

24. Đúng về quy trình rửa tay: 6 bước

25. Dung dịch KHÔNG được dùng để rửa tay?


A. Chlorhexidine
B. Alcohol
C. Iodine
D. (không nhớ)

26. Mục đích của việc hỏi bệnh


A. biết về các TC thực thể
B. Biết về các TC cơ năng
C. Đánh giá độ trung thực của BN D. Cả 3
đúng

27. Đau thắt ngực ổn định, sai: kéo dài trên 20 phút
Đau thắt ngực ổn định: mức độ từ nhẹ-tb, kéo dài 1-3p, tối đa 10p.
Đau ngực không ổn định: mức độ nặng, kéo dài trên 20p

28. Thuyên tắc phổi: đau ngực kiểu màng phổi (giống viêm màng tim, màng
phổi), ho ra máu, ấn thành ngực đau (giống viêm xương sườn)
29. Trào ngược dạ dày, thực quản: Đau ngực sau khi ăn và khi nằm

30. Các kỹ năng khám trong khám bẹn bìu


A. Phải khám đủ cả nhìn sờ gõ nghe (không gõ)
B. Nhìn sờ, có khi phải nghe để phân biệt tiếng nhu động ruột
C. Nhìn không có giá trị
D. (không nhớ)

31. Đúng trong thăm khám bẹn - bìu? cần có người thứ ba

32. Sai trong sờ phổi:


A. Kiểm tra KQ lệch
B. Kiểm tra hạch
C. Tìm điểm đau
D. Vị trí ổ đập, sờ mỏm tim, rung miu

33. Khi ngồi cuối người ra trước thì nghe rõ hơn


A. Tiếng từ ĐM
B. Tiếng từ van 2 lá
C. Tiếng từ van 3 lá
D. Cả 3

34. Ở van hai lá tương ứng với


A. Luôn ở mỏm tim
B. Khoang liên sườn V đường trung đòn Trái (mỏm tim)
C. Dưới vú trái 1cm
D. Bên cạnh ổ van 3 lá 2-3 cm

35. Góc louis tương ứng với xương sườn: XS 2

36. Liên quan đến nguyên tắc thăm khám, sai:


A. So sanh trước sau
B. Khám toàn diện
C. Từ trên xuống
D. (không nhớ)

37. Thăm khám ngoài hậu môn trực tràng có thể nhìn thấy
- NGOẠI TRỪ:
A. U hậu môn - trực tràng - đại tràng Sigma
B. Nứt kẽ hậu môn
C. Dò hậu môn
D. Trĩ

38. Cái nào không chảy máu


A. Trĩ
B. Nứt hậu môn
C. Polyp
D. Ung thư trực tràng
39. Lồng ngực hình thùng gặp trong: TC không đặc hiệu của tắc nghẽn
phổi mạn, khí phế thủng

40. Liên quan tới COPD, sai: Kịch phát về đêm

41. Phân biệt nang thừng tinh và thoát vị bẹn?


A. đánh giá sự xuất hiện, tính chất của khối phồng
B. Vị trí khối phồng
C. Mật độ khối phồng
D. Không nhớ

42. Trong lần thăm khám ho đầu tiên cần xác định
A. Cho BN thuốc
B. Mức độ nặng của ho
C. Nghĩ đến nguyên nhân gây ho
D. Kế hoạch xét nghiệm và điều trị

43. Không gặp trong bóc tách ĐMC ngực


A. Hở van hai lá
B. Huyết áp hai bên không đều nhau
C. Liệt nửa người
D. (không nhớ)

44. Trong nghiệm pháp Handgrip, nghe AT tăng khi: hở van ĐMC
45. Khi khai thác tính chất của Khó thở, cần khai thác mấy yếu tố: 6
(thời gian xuất hiện, hoàn cảnh, thì khó thở, mức độ khó thở, triệu chứng kèm,
yếu tố làm tăng/giảm khó thở)

46. Đặc điểm khó thở Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
(COPD): NGOẠI TRỪ
A. Khó thở từ từ tăng dần
B. Ho có đàm
C. Khò khè về đêm
D. Ko nhớ

47. Viêm màng ngoài tim cấp có đặc điểm: NGOẠI TRỪ:
đau tăng khi ấn (cái này của đau ngực do viêm sụn sườn)

48. Thuyên tắc phổi có đặc điểm: NGOẠI TRỪ: tăng khi ngồi cúi người
ra trước

49. Ho có đàm khi nào: NGOẠI TRỪ


A. Viêm phổi
B. Viêm phế quản
C. Viêm màng phổi
D. Viêm mũi xoang
50. Tư thế khám đúng:
A. BN nằm, BS ngồi và ngược lại
B. Tư thế Fowler
C. Tư thế ngưc-đùi
D. Ko nhớ

51. Kĩ thuật gõ:


A. Góc quay cổ tay
B. Góc quay cẳng tay C. Góc
quay cánh tay D. Ko nhớ

52. Tiếng nghe phổi bình thường:


A. rì rào phế nang, thanh khí quản
B. Tiếng nghe phổi bệnh lí: ran phế quản (ran ngáy/ran rít),
C. ran nổ, ran ẩm, cọ màng phổi

53. Đặc điểm của ho: NGOẠI TRỪ:


A. vì ho rất nghiêm trọng nên phải hạn chế ho
B. Ho là do bệnh lý đường hô hấp

54. Cung phản xạ ho gồm bao nhiêu thành phần:


A. 2
B. 3
C. 4
D. 6 (Ko có đáp án 5)

55. Rửa tay: Là biện pháp đơn giản và hiệu quả trong chăm sóc, khám
bệnh, giảm nhiễm khuẩn BV

56. Các phần nằm ngoài hậu môn-trực tràng nhưng thăm khám được
thông qua thăm hậu môn-trực tràng:
A. Ung thư hậu môn - trực tràng - đại tràng sigma
B. Tuyến tiền liệt, túi tinh
C. Âm đạo, cổ tử cung
D. Túi cùng Douglas

57. Các rối loạn tiêu hóa:


A. Táo bón
B. Tiêu chảy
C. Tiêu máu
D. Tất cả đáp án trên

58. Dịch chảy từ dò HM có đặc điểm nào?


A. Liên tục
B. Chảy 2-3 ngày rồi tự hết
C. Lượng nhiều
D. D. Cả A vs B

59. Ranh giới giữa hậu môn và trực tràng: đường cơ lược
60. Khám bẹn bìu khi nào? Thăm khám bẹn-cơ quan SD ngoài thực hiện
sau khi hỏi bệnh sử, khám bụng, khám chuyên khoa tiết niệu, nam khoa

61. Khám bẹn bìu cần: phòng khám kín đáo, đủ ánh sáng, đủ ấm, trang nhã;
găng sạch và găng vô trùng; đèn pin đủ ánh sáng, ống nghiệm nuôi cấy vi
trùng, que phết niệu đạo, phết mủ. Phải khám BẰNG 2 TAY

62. Tóm tắt bệnh án bao gồm? TC cơ năng, TC thực thể, tiền căn chính

63. Phần lược qua các cơ quan trong hỏi bệnh (!? Hay
trong bệnh án gì đó) bao gồm?

Đề 80 câu nhưng chỉ nhớ được 63 câu, ĐA chỉ mang tính tham khảo ^^
ade by: Trần Giáng Hương và Phạm Khánh Nhi (Y2018A)

You might also like