You are on page 1of 5

TRÀNG GIANG

MB
-Chung toàn bài:
 Đến với phong trào thơ mới ta được hòa mình trong vườn thơ đầy hương sắc Tuyệt diệu
của các thi nhân ta không khỏi rạo rực hứng khởi trước những vần thơ táo bạo tràn đầy năng
lượng mê hoặc của Xuân Diệu không khỏi buồn man mác  trước Hồn thơ trong sáng của Thế
Lữ thổn thức trước hình ảnh thơ đầy kì dị của Chế Lan Viên say sưa trước Hồn thơ Quê bình dị
và thân thương của Nguyễn Bính Và đặc biệt đến với thơ Huy Cận ta bắt gặp nét buồn riêng
biệt độc đáo đó là nỗi buồn sầu rợn ngập u hoài trước vũ trụ mênh mang dường như chân trời
của những nỗi buồn của nhà thơ Cứu Thế dài vô tận bài thơ Tràng giang là tác phẩm tiêu biểu
cho nét phong cách đó của Huy Cận 
KB Tràng Giang
-Từng đoạn:
+) Đoạn 1: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ
+) Đoạn 2: Nét đẹp kỳ vĩ của thiên nhiên, tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ
TB
-Luận điểm 1: HCST VV :
- Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939

- Cảm hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước,
bốn bề bao la, vắng lặng

-Luận điểm 1,2: nhan đề và lời đề từ

- Từ hán việt:' Tràng giang' (sông dài) gợi ko khí cổ kính

- Hiệp vần 'ang' tạo dư âm vang xa trầm lắng  mênh mang

-> Gợi ko khí cổ kính khái quát nỗi buồn mênh mang rợn ngợp 
+) Lời đề từ: 'bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài' 

-thể hiện nd tư tưởng và ý đồ nt của tác giả

-nỗi buồn sâu lan tỏa nhẹ nhàng mà sâu lắng trước cảnh sông dài trời rộng

-tạo nên vẻ đẹp hài hòa vừa cổ điển tràng giang với hiện đại của chàng thanh niên thời
thơ mới

-Luận điểm 2:
+) 3 khổ thơ đầu: Bức tranh thiên nhiên và tâm trạng của nhà thơ
+) khổ cuối: Nét đẹp kỳ vĩ thiên nhiên, tâm sự yêu nước thầm kín của nhà thơ
+) Mạch cảm xúc chung của bài thơ : Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939. Cảm
hứng sáng tác được khơi gợi từ hình ảnh sông Hồng mênh mông sóng nước, bốn bề
bao la, vắng lặng

-Luận điểm 3:
+) 3 khổ đầu
Khổ 1:
‘ Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp
Con thuyền xuôi mái nước song song.
Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;
Củi một cành khô lạc mấy dòng.’

Ba câu đầu mang đậm màu sắc cổ điển


+) hình ảnh ’Sóng rộng gợn, thuyền nước’ song song 
-> cảnh sông nước mênh mông vô tận bóng con thuyền xuất hiện càng làm cho nó hoang vắng
hơn 
+)Từ láy ‘điệp điệp’, ‘ song song’ mang sắc thái đường Thi đầy sức gợi hình liên tưởng về
những cơn sóng rối loang ra, lan ra, gối lên nhau dòng nước cứ cuốn đi xa miên man 
-Củi một cành khô đối lập với lạc mấy dòng mang nét hiện đại với khó khăn rất đời thường
cành. Củi khô trôi nổi gợi sự chìm nổi cảm nhận về thân phận người nhỏ bé lênh đênh bơ vơ
giữa dòng đời 
-> Khổ thơ diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên
Khổ 2:
‘Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,
Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều
Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;
Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.’

-Cảnh vật: cồn nhỏ lơ thơ, gió đìu hiu, cây cối lơ thơ gợi lên cái vắng lặng, lạnh lẽo, cô đơn đến
rợn ngợp
-Âm thanh: tiếng chợ chiều gợi lên cái mơ hồ, âm thanh yếu ớt gợi thêm khó khăn tàn tạ, vắng
vẻ
-Hình ảnh
+) ‘Trời sâu chót vót’ biết sẽ là ‘cao chót vót’ Nhưng tác giả dùng từ ‘sâu chót vót’ cho thấy cách
dùng từ tài tình. Ta như thấy bầu trời được nâng cao hơn khoáng đã hơn không gian được mở
rộng ra cả chiều rộng chiều cao và chiều sâu 
+)Sông Dài trời rộng đối lập với bến cô liêu gợi tả sự tương phản giữa cái bé cái  vô cùng
nhưng không làm cho cuộc sống động mà càng chìm sâu vào tĩnh lặng cô đơn hiu quạnh 
-> Với cách gieo cần tài tình âm hưởng trầm bổng Huy Cận đã cố tình tìm sự giao cảm với vũ
trụ cao rộng nhưng tất cả đều đóng kín
Khổ 3:
‘Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;
Mênh mông không một chuyến đò ngang.
Không cầu gợi chút niềm thân mật,
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.’

-Những lớp bèo nối nhau trôi dạt trên sông hình ảnh ước lệ diễn tả tác phẩm kiếp người chìm
nổi những bờ xanh tiếp bãi vàng lặng lẽ 
-Không cầu đò không có sự giao lưu kết nối đôi bờ. Cảnh có thêm màu sắc nhưng chỉ càng
buồn, chia lìa hơn 
-Câu hỏi ‘về đâu’ gợi cái bơ vơ lạc loài của kiếp người vô định
-Từ ‘Không’ lặp lại nhiều lần càng như nhấn mạnh sự hiu quạnh vắng lặng của hơi ấm người
cảnh vật hoang vắng 
-> Niềm Tha thiết với thiên nhiên tạo vật, một bức tranh thiên nhiên thấm đượm tình người,
mang nặng hơi buồn Bâng Khuâng, nỗi Bơ Vơ của kiếp người. nhưng đằng sau nỗi buồn về
sông núi là nỗi buồn của người dân thuộc địa trước cảnh giang sơn bị mất chủ quyền

+) Khổ cuối:
‘Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,
Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.
Lòng quê dợn dợn vời con nước,
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.’

-Hình ảnh ước lệ cổ điển mây chim


->  bức tranh chiều tà đẹp kỳ vĩ, êm ả, thơ mộng được gợi lên bằng biện pháp nghệ thuật cổ
điển và hình ảnh mây trắng cánh chim chiều đồng thời mang dấu ấn tâm trạng tác giả 
-Tâm trạng ‘không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà’ -> Âm Hưởng đường Thi nhưng tính chất thể
hiện mới mẻ 
+) Nỗi buồn nhớ trong thơ xưa là do thiên nhiên tạo ra ‘nhật mộ…nhân sầu’
-> Khỏi sóng trên sông gợi cho nhà thơ xưa một tâm trạng sầu buồn cảnh vật tác động đến
người 
+) Còn Huy Cận ‘không khói’ nhưng vẫn nhớ nhà tấm lòng thương nhớ quê hương tha thiết
tiềm ẩn và bộc phát tự nhiên vì thế mà nó sâu sắc và da diết vô cùng 
-> Đằng Sau Nỗi Buồn nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một
tri thức bơ vơ, bế tắc trước cuộc đời

-Luận điểm 4: Câu hỏi phụ


-Luận điểm 4,2: nét cổ điển hiện đại trg tp: - nếu Xuân Diệu được mệnh danh là chủ
sóai dòng Tây Ng Biính là chủ soái dòng quê thì Huy Cận là chủ sóai dòng Đường. Sinh
thời một trg những gương mặt xuất sắc của pt thơ mới còn đc mệnh danh là 'hồn thơ ảo
não' ấy cx đã tự nhận mk có ảnh hưởng ko nhỏ của thơ ca cổ điển nhất là thơ Đường. Cổ
điển và hiện đại là sự kết hợp của hai màu sắc nghệ thuật vô cùng độc đáo trong sáng tác của
những nhà thơ tài năng đối với nhà thơ Huy Cận sự kết hợp của hai màu sắc đó chính là yếu tố
làm nên phong cách nghệ thuật của thơ Ông bài thơ Tràng giang của sự kết hợp đầy sáng tạo
giữa hai yếu tố ấy tạo nên một dấu ấn riêng để ghi nhận khẳng định cái tôi buồn bã cô đơn
trước một cuộc đời qua một nguồn cảm hứng bất tận với không gian vũ trụ bao la
-Luận điểm 5: Mở rộng:
Tâm sự Từ Huy Cận 
Huy Cận tâm sự về hoàn cảnh ra đời bài thơ :‘một chiều mùa thu năm 1939 tôi đi dạo trên bờ
sông cái bằng xe đạp có đoạn dắt xe đi bộ thấy buổi chiều trên đê và sông đẹp quá Nắng Chiều
đã nhạt may đùm phía núi xa và man mác một nỗi buồn khó tả nửa như gần gũi nửa như xa vời
quạnh hiu Tôi dừng ở quãng bến Chèm và vang lên trong tâm tưởng mấy câu lục bát:
                                    tràng giang sóng gợn Mênh Mông
                              thuyền trôi xuôi mái nước song song buồn
                                            Rêu trôi luồng lại nối luồng
                                      Về đâu bèo dạt mây lồng núi xa’ 
                Liên hệ mở rộng
 - ‘thiên Nhiên trong thơ mới đẹp nhưng lại thấm đượm Nỗi Buồn da diết Bâng Khuâng’ -Hoài
Thanh
  - ‘cảnh nào  cảnh chẳng đeo sầu
  Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ’- Nguyễn Du
- ‘chúng tôi lúc đó có một nỗi buồn thế hệ nỗi buồn không tìm được lối ra nên kéo dài triền miên’
Huy Cận 
   -‘Lần đầu tiên trong lịch sử thơ ca nhân loại có một cành Củi khô trôi dạt trong thơ Huy Cận
như lỗi cô đơn của một kiếp người trong xã hội cũ’-Nguyễn Đăng Mạnh
- ‘Xưa kia nhà thơ thôi hiệu buồn vì cõi tiên mù mịt quê nhà cách xa khói sóng Trên sông gợi
cho tác giả thấy mờ mịt mà sầu nhưng nay Huy Cận buồn trước cảnh không gian hoang vắng
Sóng gợn tràng giang Khiến ông nhớ tới quê hương như một nguồn ấm áp và là Tổ Ấm Hạnh
phúc đối với ông thôi hiệu tìm giấc mơ tiên chỉ thấy hư vô đó là lòng khát khao Một Cõi quê
hương thực tại còn Huy Cận một mình đối diện với khung cảnh vô tình hoang vắng vô tình mua
phấn lòng ông lại muốn được trở về với quê hương là cái Hương Tâm (Lòng Quê )
-Luận điểm 5: Tổng kết nội dung:
Bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn Qua đó bài thơ thể hiện niềm
khát khao hòa nhập với cộng đồng và lòng yêu nước thiết tha
Tổng kết nghệ thuật:
-Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển và hiện đại 
-bút pháp tả cảnh đó tính tạo hình
- Hệ thống từ láy giàu tính biểu cảm
- nghệ thuật đối

KB:
  Có hai thứ ấn tượng còn đọng lại  sau khi đọc xong bài thơ là không gian vô cùng vô tận của
ngoại cảnh và nỗi buồn nỗi cô đơn không giới hạn của lòng người. cả hai như cùng kích ứng để
càng rộng, càng lớn thì càng buồn, càng cô đơn khiến bài thơ như chất chứa, tích tụ nỗi sầu
của cả ngàn năm lại vậy. nhưng vượt lên trên hết bút pháp đặc trưng và nhuần nhuyễn giữa
chất Cổ điển và hiện đại vẽ nên một bức tranh thiên nhiên thật đẹp. dẫu có buồn song người
đọc vẫn nhìn thấy một tình yêu quê hương đất nước thầm kín hiện lên trong Tràng Giang

You might also like