You are on page 1of 6

MÔN VẬT LÍ 7

Câu 1: Em hãy nhận ra câu sai trong những câu sau:


A. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng truyền từ vật đó đến mắt ta.
B. Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta.
C. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng.
D. Vật sáng cũng là nguồn sáng.
Câu 2: Vì sao ta nhìn thấy một vật?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật.
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật.
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta.
D. Vì vật được chiếu sáng.
Câu 3: Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng?
A. Ngọn nến đang cháy.
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng.
C. Mặt trời.
D. Đèn ống đang sáng.
Câu 4: Trong một phòng hoàn toàn đóng kín bằng cửa kính, ta có thể nhìn thấy đồ vật trong phòng khi:
A. Ban đêm, bật đèn, có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
B. Ban đêm, bật đèn, không có ánh trăng, nhưng nhắm mắt.
C. Ban đêm, không bật đèn, không có ánh trăng, nhưng mở mắt.
D. Ban ngày, không bật đèn, mở mắt.
Câu 5: Sở dĩ ta nhìn được mọi vật là vì:

A. Các vật đó tự phát ra ánh sáng và những ánh sáng đó chiếu đến mắt ta.
B. Các vật đó nhận được ánh sáng từ các vật khác chiếu đến nó và phản xạ những ánh
sáng đó vào mắt ta.
C. Các vật đó tự phát sáng và hắt lại những ánh sáng đó vào mắt ta.
D. Có ánh sáng truyền vào mắt ta.

Câu 6: Ta không nhìn thấy được một vật là vì:

A. Vật đó không tự phát ra ánh sáng.

B. Vật đó có phát ra ánh sáng nhưng bị vật cản che khuất làm cho những ánh sáng từ vật
đó không thể truyền đến mắt ta.

C. Vì mắt ta không nhận được ánh sáng.

D. Các câu trên đều đúng.

Câu 7: Trên hình vẽ biểu diễn các tia sáng, mũi tên cho ta biết điều gi?

A. Ánh sáng đang chuyển động.

B. Ánh sáng mạnh hay yếu.

C. Ánh sáng truyền đi nhanh hay chậm.


D. Hướng truyền của ánh sáng.

Câu 8: Chùm sáng song song gồm. trên đường truyền của chúng

A. Các tia sáng giao nhau.

B. Các tia sáng không giao nhau.

C. Các tia sáng chỉ cắt nhau một lần.

D. Các tia sáng loe rộng ra.

Câu 9: Chọn một phát biểu không đúng về đường truyền của tia sáng:

A. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường
thẳng.

B. Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

C. Tia sáng là đường truyền ánh sáng bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng.

D. Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng luôn truyền theo
đường thẳng.

Câu 10: Chọn câu sai:

A. Ánh sáng phát ra từ chùm sáng hội tụ sẽ gặp nhau tại một điểm.

B. Ánh sáng phát ra từ chùm sáng song song thì không thể cắt nhau.

C. Trong chùm sáng hội tụ, các tia sáng đều xuất phát từ cùng một điểm.

D. Trong chùm sáng phân kì, khoảng cách càng xa nguồn thì chùm sáng càng loe rộng.

Câu 11: Chọn một phát biểu sai khi nói về hiện tượng Nguyệt thực

A. Nguyệt thực xảy ra ban đêm.

B. Mặt Trời,Trái Đất, Mặt Trăng cùng nằm trên một đường thẳng.

C. Nguyệt thực xảy ra ban ngày.

D. Mặt Trăng bị trái đất che khuất không được Mặt trời chiếu sáng.

Câu 12: Khi đứng ở vị trị bóng tối hay bóng nửa tối ta mới quan sát được hiện tượng Nhật thực toàn
phần. Vì sao lại khẳng định như vậy?

A. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng nửa tối ta có thể nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi
là có Nhật thực toàn phần.
B. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời, ta gọi là có
Nhật thực toàn phần.
C. Đứng ở chỗ bóng nửa tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta không nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có
Nhật thực toàn phần.

D. Đứng ở chỗ bóng tối. Vì đứng ở vị trí bóng tối ta sẽ nhìn thấy Mặt Trời ta gọi là có Nhật
thực toàn phần.

Câu 13: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản. ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.

A. Nhận được.
B. Không nhận được.

C. Có thể nhận được.

D. Có thể không nhận được.

Câu 14: Đứng trên mặt đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có nhật thực?

A. Ban đêm, khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che khuất nên ánh sáng Mặt Trời
không đến được nơi ta đứng.
B. Ban ngày, khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống
mặt đất nơi ta đứng.

C. Ban ngày, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

D. Ban đêm, khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.

Câu 15: Đặt một ngọn nến trước một màn chắn sáng. Để mắt trong vùng bóng nửa tối, ta quan sát ngọn
nến thấy có gì khác so với khi không có màn chắn?

A. Ngọn nến sáng yếu hơn.

B. Ngọn nến sáng mạnh hơn.

C. Không có gì khác.

D. Chỉ nhìn thấy một phần của ngọn nến.

Câu 16: Nội dung nào sau đây không thuộc về Định luật phản xạ ánh sáng:

A. Góc phản xạ bằng góc tới.

B. Tia phản xạ nằm trong gương phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.

C. Phương của tia tới xác định bằng góc SIN = i gọi là góc tới.
D. Góc phản xạ nhỏ hơn góc tới.

Câu 17: Chọn một phát biểu đúng về mối liên hệ giữa tia tới và tia phản xạ.

A. Khi tia tới có góc tới i = 00 thì tia phản xạ có phương trùng với tia tới.

B. Khi tia tới có góc tới i = 450 thì tia phản xạ có phương vuông góc với tia tới.
C. Khi tia tới có góc tới i = 900 thì tia phản xạ gần như thẳng hàng với tia tới.

D. Tất cả đều đúng.

Câu 18: Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một tia phản xạ tạo với tia tới một góc
80°. Góc tới có giá trị nào sau đây?

A. 20°.

B. 80°.

C. 40°.

D. 60°.

Câu 19: Chiếu một tia sáng vuông góc với mặt một gương phẳng. Góc phản xạ r có giá trị nào sau đây?

A. r = 90°.

B. r = 45°.

C. r = 180°.

D. r = 0°.

Câu 20: Chọn phát biểu không đúng khi nói về ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

A. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật.

B. Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và nhỏ hơn vật.

C. Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảnh ảo
S’.

D. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó tới
gương.

Câu 21: Ảnh ảo là gì?

A. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn luôn hứng được trên màn chắn.

C. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng song song với màn chắn.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể hứng được trên màn chắn.

Câu 22: Một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng một khoảng d cho một ảnh S’ cách gương một
khoảng d’. So sánh d và d’

A. d = d’.

B. d > d’.
C. d < d’.

D. Không so sánh được vì ảnh là ảo, vật là thật.

Câu 23: Một vật sáng AB đặt trước một gương phẳng. Góc tạo bởi vật và mặt gương bằng 60 0. Hãy tìm
góc tạo bởi ảnh và mặt gương.

A. 200.

B. 450.

C. 600.

D. 300.

Câu 24: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng không có tính chất nào dưới đây?

A. Hứng được trên màn và lớn bằng vật.

B. Không hứng được trên màn.

C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật.

D. Cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương.

Câu 25: Một người cao 1,7m đứng trước gương phẳng, cho ảnh cách gương 1,5m. hỏi người đó cách
gương bao nhiêu?

A. 1,5m.

B. 1,25m.

C. 2,5m.

D. 1,7m.

Câu 26: Chọn phát biểu đúng:

A. Ảnh của một vật qua gương phẳng luôn luôn nhỏ hơn vật.

B. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng có thể lớn hơn vật tùy thuôc vào vị trí đặt vật trước
gương.

C. Nếu đặt màn ở một vị trí thích hợp, vật ở trước gương, ta có thể hứng được ảnh của vật tạo
bởi gương phẳng.

D. Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng luôn có kích hước bằng vật.

Câu 27: Nếu dùng một cái đèn pin chiếu một chùm sáng song song vào gương phẳng thì chùm sáng
phản xạ sẽ là chùm nào trong các chùm sau?
A. Song song.

B. Phân kì.

C. Hội tụ.

D. Không có trùm phản xạ trở lại.

Câu 28: Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi như thế nào so với vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng
kích thước?

A. Hẹp hơn.

B. Bằng nhau.

C. Rộng hơn.

D. Có thể lớn hơn hoặc bằng.

Câu 29: Đặt hai viên pin giống hệt nhau trước một gương cầu lồi và một gương phẳng. Kết luận nào sau
đây là đúng khi so sánh kích thước ảnh của viên pin tạo bởi gương cầu lồi và gương phẳng?

A. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

B. Ảnh tạo bời gương cầu lồi bằng ảnh tạo bởi gương phăng.

C. Ảnh tạo bởi gương cầu lồi lớn hơn ảnh tạo bởi gương phẳng.

D. Không thể so sánh được.

Câu 30: Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi có những tính chất nào sau đây?

A. Ảnh thật, bằng vật.

B. Ảnh ảo, bằng vật.

C. Ảnh ảo, cách gương một khoảng băng khoảng cách từ vật đến gương.

D. Không hứng được trên màn và bé hơn vật.

You might also like