You are on page 1of 3

PHẦN 1 CSVHVN:

1.1. Giới thiệu khái quát về “Đám tang” của người Việt:

- Con người sinh ra, lớn lên, học hành, thi cử, dựng vợ gả chồng, sinh con đẻ cái, tạo lập
công danh sự nghiệp, dù có hiển hách đến đâu, cuối cùng cũng theo quy luật sinh lão
bệnh tử trở về cát bụi, để lại bao niềm tiếc thương vô hạn cho người ở lại, và những
người thân của họ sẽ tổ chức một thủ tục mà người Việt gọi là “Đám tang”

- Không ngoại lệ với các nước khác trên thế giới, ở Việt Nam chúng ta, khi trong một gia
đình có người mất thì sẽ tổ chức Đám tang nhầm thể hiện lòng tôn kính, yêu thương của
người còn sống với người đã khuất

- Mà cụ thể hơn “Đám tang” hay “Đám ma”, “Lễ tang”, “Tang lễ”, “Tang ma” là một trong
những phong tục của Việt Nam nói chung và các quốc gia trên thế giới nói riêng. Nó
cũng bao gồm nhiều quy trình của những người đang sống thực hiện đối với người vừa
mất. Nhưng mỗi nước sẽ có những cách thức Phong tục Tang Lễ được tổ chức khác nhau,
ở Việt Nam cũng vậy, mỗi dân tộc trên Việt Nam, mỗi một vùng miền cũng sẽ có những
nghi lễ tổ chức khác nhau mặc dù không nhiều nhưng đều có những bước cơ bản tương
đối giống nhau về mặc hình thức.

1.2 nguồn gốc và các loại hình thức của “Đám Tang”:
- Theo các nhà nghiên cứu Việt Nam và các sách vở ghi lại thì Nghi lễ “Đám tang” Việt CÓ VẺ
như được thiết kế theo nghi thức tang lễ có gốc từ sách “Văn công gia lễ” của Chu Hy đời nhà
Tống bên Tàu, giản lược theo “Thọ mai gia lễ” của Hồ Sĩ Dương đời Lê. Nó còn thể hiện rất rõ
quan điểm con người là do khí âm, khí dương hòa hợp lại, con người có hồn có vía nên dù đã
nhắm mắt xuôi tay vẫn có ảnh hưởng tốt hoặc xấu đối với những người sống
- Trong đám tang có rất nhiều thủ tục nghi thức tưởng niệm người đã khuất, và nghi thức cuối
cùng của một “Tang gia” đó là nghi thức mai táng. Mai táng hay có cách gọi là “An táng” hoặc
“Địa tán” là hình thức lưu giữ thi hài hoặc tro cốt của người đã mất
- Trên Thế giới có rất nhiều hình thức mai táng khác nhau như: địa táng (thổ táng), hỏa táng,
thủy táng, không táng (thiên táng), huyền táng, điểu táng…, ở Việt Nam cũng vậy nhưng phổ
biến nhất hiện nay là hình thức “Địa táng” và “Hỏa táng”, cụ thể hơn về hai hình thức này là:
+ Nói về “Địa táng” hay còn gọi là “thổ táng” là một hình thức mai táng của loài người, đó là
một loại chôn cất thi thể xuống đất vĩnh viễn
+ Còn về “Hỏa táng” hay gọi cách khác là “hoả thiêu”. Đây là phương pháp xử lí thi hài bằng
cách đốt cháy thành; tro của hài cốt tuỳ theo phong tục của cộng đồng mà cho vào bình kín để
thờ cúng trong gia đình hoặc nơi thờ tự của tôn giáo như chùa, vv. hoặc để ở một nơi công cộng
hoặc theo nguyện vọng của người quá cố (ví dụ như rải ngoài thiên nhiên)

- Còn rất nhiều hình thức khác ngoài hai cách mai táng trên, nhưng quy chung lại nó là
những hình thức mang tính thủ tục xử lí thi thài của người đã khuất.

1.3 Sự khác biệt của “Đám tang” đối với các Đạo giáo:

- Ở Việt Nam, mỗi vùng mỗi miền đều sẽ có những nét văn hóa và các Đạo giáo riêng biệt, cũng
từ đó nó cũng là yếu tố để chúng ta nhìn thấy “Đám tang” của mỗi vùng miền, mỗi Đạo giáo sẽ
mang những hình thức phong tục tổ chức khác nhau

- Nhưng nhìn chung, người Việt chúng ta theo Đạo Phật và “Thiên chúa giáo” là đa số và
phổ biến nhất, chính vì vậy, các nghi thức tổ chức “Đám tang” của người theo Đạo Phật
và “Thiên chúa giáo” chúng ta sẽ dễ nhìn thấy và bắt gặp, để hiểu rõ hơn về “Đám tang”
của hai Đạo này, thì đầu tiên ta sẽ phân tích “Đám tang” theo góc nhìn Phật giáo, chúng
ta phải nói về quan niệm của Phật giáo về “cái chet”:

 Quan điểm của Phật giáo cho rằng cái chết là điều con người không thể tránh khỏi.
Chết không có nghĩa là hết vì “tử là bắt đầu của sinh”. Cái chết chỉ là chấm dứt kiếp
nhân sinh hiện tại để đầu thai chuyển kiếp vào một kiếp khác. Sự sống và cái chết như
một dòng chảy luân hồi tuân theo luật Nhân quả. Người Phật tử không nên sợ hãi cái
chết mà nên đón nhận như một điều tất yếu ở đời

 Phật giáo muốn hướng chúng sanh đến việc tổ chức tang lễ sao cho thật đơn giản, gọn
gàng, ít tốn kém, không thực hiện những tập tục mê tin di đoan của dân gian,… Bên
cạnh đó, tang lễ cần được cử hành trang nghiêm, tổ chức tại nơi yên tĩnh, tránh những
nơi ồn ào nhiễu sự.

 Các nghi thức tổ chức tang lễ theo Phật giáo đều nhằm mục đích cầu cho người đã
khuất sớm được siêu thoát, vãng sanh vào cảnh giới mới, bắt đầu một kiếp người, một
sự sống mới.

- Còn đối với người theo Đạo Thiên Chúa, quan niệm của họ cho rằng con người sau khi
qua đời thì linh hồn của họ sẽ được về với Chúa Kito. Do vậy, để linh hồn được thanh
thản ra đi, gia đình sẽ tổ chức tang lễ một cách trang nghiêm nhất cũng như chuẩn bị
trước để người thân sắp qua đời nhận được Minh Thánh Chúa nhiều lần

- Việc đầu tiên khi người thân đang hấp hối, nguy kịch, con cháu, người thân trong gia
đình và cộng đồng giáo dân sẽ thực hiện việc xức dầu xung quanh giường người sắp mất.
Việc làm này là việc quan trọng với người sắp mất, mang ý nghĩa giúp họ được thanh
thản, an tâm trước khi nhắm mắt xuôi tay.
YÊU CẢ NHÀ <33
-

You might also like