You are on page 1of 6

LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Họ và tên SV: Nguyễn Hoài Bảo

MSSV: 32200144

BÀI TẬP QUÁ TRÌNH


ĐỀ BÀI: SO SÁNH SỰ KHÁC BIỆT GIỮA VĂN MINH PHƯƠNG ĐÔNG VÀ
PHƯƠNG TÂY.

Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, lịch sử loài người đã hình
thành và trải qua rất nhiều nền văn minh khác nhau trên thế giới. Văn minh- có
thể hiểu là giai đoạn phát triển cao của văn hoá cũng như hành vi hợp lí của con
người. Xuyên suốt dòng lịch sử, thế giới cơ bản tồn tại khu vực văn hóa văn
minh lớn đó là phương Đông và phương Tây.

Đối với khái niệm của phương Đông và phương Tây, chúng được hình
thành bởi quan niệm lúc đầu của người phương Tây, Orient (phương Đông)
hoàn toàn mang tính chất địa lý để chỉ toàn bộ khu vực Châu Á nằm ở phía
Đông của phương Tây. Chính vì thế khái niệm phương Đông và phương Tây
hoàn toàn mang tính tương đối.

Dù là hai khu vực văn hóa biệt lập, thế nhưng cả hai lại có những nét
tương đồng và khác biệt nhau. Khi đặt cả hai khu vực lên cán cân so sánh sẽ dễ
dàng cho ta một cái nhìn bao quát và dễ hiểu hơn về các nền văn minh to lớn
trong suốt dòng lịch sử nhân loại.

A. Về vị trí và thời gian hình thành:

Nền văn minh phương Đông tọa lạc chủ yếu tại khu vực Châu Á và Đông
Bắc Châu Phi, hình thành rất sớm ( vào khoảng cuối thiên niên kỉ IV- đầu thiên
niên kỉ III TCN ) bao gồm 4 nền văn minh: Ai Cập, Lưỡng Hà, Trung Quốc, Ấn
Độ ). Vào thời trung đại, Ả Rập thâu tóm được cả Ai Cập và Lưỡng Hà khiến
nền văn minh phương Đông chỉ còn 3 nền văn minh chủ chốt.

Về phía văn minh phương Tây lại hình thành muộn hơn so với phương
Đông, cho đến thiên niên kỉ III- II TCN thì nền văn minh Hy Lạp mới được ra
đời. Không lâu sau đó, vào thế kỉ VI TCN văn minh La Mã xuất hiện và dần trở
nên lớn mạnh, họ kế thừa và chinh phục Hy Lạp rồi trở thành nền văn minh
trung tâm của cả châu Âu.

B. Về cơ sở hình thành:

Xét về cơ bản, cả bốn nền văn minh lớn thời cổ đại ở phương Đông đều
được hình thành trên các khu vực chảy qua của các con sông lớn như Ai Cập
( sông Nile ) hay Lưỡng Hà ( sông Euphrates và Tigris ),… Nhờ có những dòng
chảy mang đầy phù sa bồi đắp mà các khu vực này rất màu mỡ, phù hợp cho
nhiều hoạt động trồng trọt, từ đó có sự dư dã và làm xuất hiện nhà nước, giúp
người dân nơi đấy sớm bước vào nền văn minh của họ.

So với phương Đông, đất đai không được phì nhiêu, địa hình bị chia cắt
nhiều lớp cũng như khí hậu không phù hợp cho nông nghiệp là một bất lợi rất
lớn của nền văn minh phương Tây. Thế nhưng nhờ có vị trí địa lí thuận lợi, có
nhiều vũng, vịnh nên người dân nơi đây đã biết tận dụng lập nhiều hải cảng,
phát triển buôn bán trao đổi tạo nhiều điều kiện phát triển cũng như cơ hội giao
lưu các nền văn hóa, góp phần hình thành nền văn minh phương Tây bước đầu.

C. Đặc điểm kinh tế:

Nếu nhìn lại mốc thời gian thời kì cổ đại, cả nền văn minh phương Đông
và phương Tây đều có nền kinh tế đi lên từ nông nghiệp, đều từng trải qua nền
sản xuất nguyên thủy, chế độ công xã thị tộc. Thế nên có hể xem đó là điểm
tương đồng giữa cả hai nền văn minh này, nhưng đối với nhiều phương diện
khác của phạm trù kinh tế thì cả hai vẫn có nhiều khác biệt, chủ yếu nguyên do
đến từ vị trí địa lí và khí hậu.

Trong nền nông nghiệp của Phương Tây


phương Đông, lúa nước là loại cây
trồng cốt lõi của nhiều nền kinh tế Trong nền nông nghiệp phương
trong nhiều quốc gia cổ đại phương Tây , lúa nước lại không phải là loại
Đông. Ngoài lúa nước, họ còn trồng cây thích hợp với điều kiện tự nhiên
nhiều loại lương thực như ngô, ngũ của nơi đây, thay vào đó họ chủ yếu
cốc, các loại cây ăn trái và chăn nuôi
trồng các loại cây công nghiệp lâu
nhiều loài gia súc như bò, cừu, lợn,...
năm như ô liu, nho,.... nhằm hỗ trợ
Về thủ công nghiệp: cho nền công nghiệp sản xuất và đáp
Nền thủ công nghiệp ở phương ứng nhu cầu của thị trường.
Đông mang nhiều nét đặc trưng riêng
biệt cho từng nền văn minh từ làm
gốm của Trung Quốc, Lưỡng Hà, dệt Khác với nền thủ công nghiệp
của Trung Quốc, làm giấy của Ai của phương Đông, nhiều ngành thủ
Cập,.. Tuy đa dạng về ngành nghề công nghiệp như làm rượu nho, dầu ô
nhưng nền thù công nghiệp này vẫn liu, hay các vũ khí gỗ lại là các mặt
đứng sau nền nông nghiệp đương hàng nổi tiếng của phương Tây. Họ
thời, chủ yếu chỉ để bổ trợ phát triểnchú trọng phục vụ nhu cầu của thị
ngành trồng trọt, chỉ là một nghề phụ.trường, và nền thủ công nghiệp của
họ hoàn toàn tách khỏi nền nông
Về thương nghiệp: nghiệp đương thời và đảm nhận một
Ở phương Đông, các hoạt động vai trò quan trọng trong nền kinh tế.
thương nghiệp chưa thực sự phát triển
mạnh mẽ một phần vì nền kinh tế của
nền văn minh nơi đây chủ yếu dựa Ở phương Tây, hoạt động
trên phương thức tự cung tự cấp, phần thương nghiệp lại diễn ra vô cùng tích
còn lại là vì phương thức trao đổi cực. Nhờ vị trí địa lí thuận lợi cho
giữa các cá nhan với nhau chỉ dừng việc giao thương bằng đường biển và
lại ở việc trao đổi vật ngang giá. còn nhiều mặt hàng vô cùng hấp dẫn
nền các quốc gia cổ đại phương Tây
không thiếu nhiều nguồn hàng từ
châu lục Á, Phi, Âu đổ về.

D. Đặc điểm chính trị- xã hội:

Chính trị:

Do cùng xuất phát từ xã hội nguyên thủy nên các đặc điểm về chính trị
của các quốc gia cổ đại Đông va Tây lại có nhiều điểm khá giống nhau như cơ
sở hình thành nhà nước là do sự phân chia giai cấp và tư hữu tư liệu sản xuất,
hay tầng lớp trong bộ máy nhà nước của họ chia thành tầng lớp thống trị ( bao
gồm vua chúa, quan lại, tăng lữ, quý tộc và bị trị là nô lệ, nông dân công xã,…

Nếu nhắc đến sự khác nhau về chính trị giữa hai nền văn minh Đông và
Tây thì ta sẽ dễ thấy sự khác biệt đầu tiên năm ở thể chế nhà nước, nếu ở
phương Đông là thể chế chế độ tập quyền chuyên chế- tất cả quyền lực đều nằm
trong tay nhà Vua, được tôn thờ là vị chúa, là con trời, là thần linh, thì ở phương
Tây chế độ dân chủ chủ nô lại là hình thức quyền lực được phân chia vào tay
nhân dân, những người có tài sản và Nhà Vua chỉ được giới hạn quyền lực trong
việc tổ chức bộ máy quyền lực hay một số tổ chức của đất nước. Một điểm khác
biệt về chính trị của nền văn minh phương Đông và phương Tây chính là ở
phương Đông các quốc gia cổ đại tồn tại một cách độc lập và khép kín, ít bị ảnh
hưởng bởi bên ngoài nên họ tồn tại khá bền vững và lâu dài, ví dụ điển hình có
thể dễ thấy ở Ai Cập với địa hình đóng kín ( bắc giáp Địa Trung Hải, đông giáp
Hồng Hải, tây giáp sa mạc Sahara và nam giáp sa mạc Nubia ), nền văn minh ấy
đã tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong một khoảng thời gian dài mà không bị
ảnh hưởng bởi bên ngoài. Còn về phần phía Tây, họ thường xảy ra nhiều cuộc
chiến khác nhau, sự xâm lược liên tiếp từ nhiều bộ tộc khác nhau dẫn đến sự ra
đời cho thời đại Phong kiến tại châu Âu.

Xã hội:

Sự khác biệt trong xã hội của hai nền văn minh phương Đông và phương
Tây có thể nhắc đến đầu tiên là hình thức xã hội nguyên thủy tồn tại dai dẳng ở
phương Đông mà không phát triển lên xã hội chủ nô như phương Tây. Tiếp theo
chính là sự khác biệt về lực lượng lao động tạo nên nguồn lợi cho các quốc gia
là “ những công cụ biết nói”- nô lệ ở phương Tây thay vì nông dân công xã ở
phương Đông.

E. Thành tựu nghệ thuật

Khi nhắc đến các nền văn minh thì nghệ thuật là thứ không thể thiếu,
thông qua nó ta sẽ có thể dễ dàng biết được phần nào mức độ phát triển của nền
văn minh đó cũng như đời sống tinh thần của con người đương thời. Nghệ thuật
ở nền văn minh phương Đông cũng không ngoại lệ, nghệ thuật trong nền văn
hóa phương đông thời cổ đại đa số được thể hiện rõ ở kiến trúc và điêu khắc.
Trong văn hóa các quốc gia cổ nơi đây, họ thường thiên về kiến trúc tôn giáo
bởi con người nơi đây có niềm tin vô đối với các vị thần, luôn mong sự bảo hộ
của họ nên dùng kiến trúc cũng là một thể hiện sự tôn kính ấy. Nhiều công trình
kiến trúc và điêu khắc vĩ đại cũng từ đó mà ra đời như Kim tự tháp Giza ( Ai
Cập ), Vườn treo Babilon ( Lưỡng Hà ), chùa Hang Ajanta ( Ấn Độ ), thư pháp
và các bức họa trên lụa ( Trung Quốc ),….

Nghệ thuật kiến trúc và điêu khắc trong văn hóa phương Tây cũng không
hề kém cạnh phương Đông, dù đã trải qua một thời gian thừa hưởng từ nghệ
thuật phương Đông bởi các kiến trúc đậm chất tôn giáo của các vị thần phương
Tây thế nhưng các quốc gia phía Tây ấy lại bứt phá phát triển khuynh hướng
nghệ thuật được kế thừa kia theo một hướng mới, có thể kể đến là đền
Parthenon ở Hi Lạp. Ngoài ra khi ở thời đại văn minh đế chế La Mã, nghệ thuật
nơi đây lại được khoác lên một tấm áo mới từ sự chân thực trong các tác phẩm,
dần dần cho thấy các tác phẩm nghệ thuật đã không còn là của thần linh hay các
vị vua mà là tượng trưng cho sức lao động và trí tuệ của con người.
F. Tư tưởng triết học:

Thứ nhất ở triết học phương Đông, họ thường xuyên nhấn mạnh về quan
niệm “thiên nhân hợp nhất”, tức khẳng định mối liên hệ giữa con người và vũ
trụ có sự liên kết chặt chẽ như trong Triết học của Trung Quốc, Mạnh Tử có đề
cập rằng “vạn vật đều có đầy đủ trong ta”. Hoàn toàn ngược lại so với thái cực,
triết học phương Tây chủ yếu tách con người ra khỏi vũ trụ, xem con người là
chủ thể để nghiên cứu và chinh phục vũ trụ.

Thứ hai chính là sự khác nhau trong nhiều bước nhảy vọt của sự phát
triển triết học, ở phương Đông dù có sự phát triển nhưng chủ yếu chỉ là sự phát
triển cục bộ, xen kẽ. Họ thiên về bổ sung, hoàn thiện một vấn đề nào đó được
vạch ra hơn là chỉ ra cái sai là loại bỏ nó khiến cái khái niệm dần kéo dài và đan
xen nhau khiến cho mục tiêu của khái niệm dễ bị lệch lạc và bảo thủ. Về phía
triết học phương Tây lại sôi nổi hơn hẳn, ở nhiều thời kì khác nhau họ đều có
những ý kiến, những quan điểm mới mang tính vạch thời đại như ở trường phái
Talét, Hêraclit,… cùng nhiều cuộc đấu tranh giữa chủ nghĩa duy tâm và duy vật.

Cuối cùng chính là các thuật ngữ mà hai nền văn minh sử dụng không
hoàn toàn giống nhau, nếu phương đông dùng các thuật ngữ như “ thái cực, đạo,
sắc, hình,..” hay ngũ hành “Kim-Mộc-Thủy-Hỏa-Thổ” thì phương Tây lại thiên
về các thuật ngữ như “giới bản thể, tự nhiên, vật chất,…”. Nhắc về sự biến đổi
của thế giới nếu phương Tây dùng các từ ngữ như “biện chứng siêu hình, vận
động, đứng im,..” thì phương Đông lại chuộng dùng cá từ “động-tĩnh, biến dịch,
vô thường,…”.

Nhìn chung, trải qua dòng thời gian hơn ngàn năm lịch sử loại người,
nhiều cuộc chiến, nhiều nền văn minh đã được sinh ra và lụi tàn thế nhưng dù
cho có qua bao lâu chăng nữa, những trang sử về nền văn minh cổ đại phương
Đông và Tây nói chung cũng như các nền văn minh nhỏ trong đó nói riêng vẫn
sẽ được gìn giữ, học tập để nhân loại có thể rút kinh nghiệm và không mắc các
sai lầm trước đó. Song với việc đó, sự khác biệt biệt của hai nền văn minh
phương Đông và Tây cũng chứng tỏ cho sự đa dạng về nhiều nền văn hóa từ
xưa, chính là động lực cho ta cùng nhau bảo tồn và phát triển chúng.

You might also like