You are on page 1of 3

Cơ sở văn hóa

Việt Nam
PHẦN 1:NGUỒN GỐC, KHÁI QUÁT ĐÁM TANG VIỆT NAM.

NGUYỄN HOÀI BẢO | 32200144


1.Lịch sử, nguồn gốc khái niệm đám tang:
 Từ hơn 100.000 năm trước, con người đã biết cách mai táng hay chôn cất
người đã khuất. Lí do khiến họ bắt đầu chôn cất người chết có thể là do
tránh đi mùi hôi thối của cái xác, ngoài ra đó cũng là cách để những
người thân không phải trực tiếp thấy người thân của mình dần bị phân
hủy.
 Hơn thế nữa, ở một số nền văn minh cổ đại, con người tin rằng chết
không phải là sự kết thúc, việc chôn cất hay bảo quản xác của người đã
khuất sẽ phần nào giúp họ thuận lợi đi đến thế giới bên kia. ( có thể kể
đến nền văn minh Ai Cập cổ đại ).
 Trải qua một quá trình phát triển trong nhiều nền văn minh và văn hóa
khác nhau trong đó có cả tôn giáo, cách thức mai táng dần được thực hiện
không chỉ ở việc chôn cất, bên cạnh đó có các hình thức như : hỏa táng,
thủy táng, mộc táng,…
 Không chỉ vậy, các hình thức mai táng dần trở nên cầu kì và phức tạp hơn
không dừng lại ở việc chỉ chôn cất, đó cũng là tiền đề xuất hiện một hệ
thống lễ nghi tâm linh mà chúng ta có thể gọi là ‘Đám tang’.

2.Một số kiểu đám tang:


 Ở một số quốc gia, các hình thức của tang lễ có phần khác biệt:
 Nghi lễ Kotsuage nhặt xương ( Nhật Bản ).
 Tục điểu táng ( Tây Tạng )…
 Ngoài ra, trong từng thời kì lịch sử cũng có các kiểu mai táng khác nhau:
 Thời Ai Cập cổ đại ( nghi lễ mở miệng, ướp và bảo quản xác chết,
lăng mộ )
 Thời nhà Tần ( địa táng, lăng mộ Tần Thủy Hoàng )
 Không chỉ khác nhau về không – thời gian, các kiểu tang lễ còn dựa vào
tôn giáo của người đã khuất:
 Theo Phật giáo:

o Phật giáo quan niệm rằng “tử là khởi đầu của sinh”, việc tổ
chức tang lễ là một phần không thể thiếu.
o Điều đó là một điều cần thiết để tưởng nhớ và tiễn biệt người
đã khuất.
o Việc làm tang lễ theo Phật giáo không khuyến khích tổ chức
rườm rà, câu nệ, tốn kém quá nhiều nhưng vẫn phải giữ được
sự nghiêm trang, không cẩu thả.
o Dù có nhiều nghi lễ khác nhau nhưng ngày nay tang lễ theo
Phật giáo được gói gọn lại trong 3 nghi lễ là :Lễ phát tang- lễ
cầu siêu – lễ táng.
 Theo Công giáo:

o Đối với người Công giáo, khi mất đi linh hồn họ sẽ trở về
với Chúa Kito. Tang lễ nên được tổ chức nghiêm trang và
đơn giản, không cầu kì vì họ chỉ tập trung vào cầu nguyện và
tiễn đưa người đã khuất.
o Trong tang lễ của Công giáo bao gồm các nghi lễ như: nghi
thức lâm chung, nghi thức nhập liệm, động quan, di quan.
o Và thường trong khoảnh khắc cuối cùng của tang lễ sau nghi
thức di quan, linh cửu người mất sẽ đc hỏa táng.( trong thực
tế, người Công giáo ít khi hỏa táng ở nước ta. )

3. Tang lễ Việt Nam:


 Là một Đất nước thuộc nền văn minh gốc nông nghiệp, Việt Nam có lối
sống trọng tình nghĩa, Tang lễ là một nghi thức rất quan trọng trong quá
trình đưa tiễn người thân qua thế giới bên kia.
 Ngoài ra, người Việt Nam dễ tiếp thu cũng như chấp nhận các nền văn
hóa khác nhau, nên tang lễ tại Việt Nam cũng bị ảnh hưởng ít nhiều bởi
các nền văn hóa và tôn giáo khác nhau mà chủ yếu là từ phật giáo và
Công giáo.
 Nghi lễ đám tang Việt hình như được thiết kế theo nghi thức tang lễ có
gốc từ sách “Văn công gia lễ” của Chu Hy đời nhà Tống bên Tàu, giản
lược theo “Thọ mai gia lễ” của Hồ Sĩ Dương đời Lê.
 Bao gồm nhiều nghi thức tùy thuộc vào vùng miền và tôn giáo dân tộc.

You might also like