You are on page 1of 7

GÃY MÂM CHÀY

- Mâm chày là vùng xương xốp của đầu trên xương chày gồm nhiều bề xương sắp xếp theo kiểu đặc biệt
nhằm tăng khả năng chịu lực đè nén: các bẻ xương ở ngoài xếp đứng dọc, các bề xương trong xếp uốn
hình vòm và phía trên có thêm các bè xương đan ngang.

Cấu trúc thần kinh mạch máu:

- Thần kinh mác chung: chạy quanh cổ xương mác, đi xuống chia làm 2 nhánh mác nông và sâu

- Động mạch khoeo: cấp máu cho động mạch chày trước và động mạch chày sau

Cơ chế chấn thương:

- Nguyên nhân trực tiếp: do chấn thương trực tiếp lên đầu trên xương chày

- Chấn thương gián tiếp: do lực đè ép và/hoặc vặn xoắn

Gãy mâm chày ngoài: lực dọc trục làm cho lồi cầu ngoài xương đùi tác động lực xuống mâm chày ngoài

Gãy mâm chày trong: thường do lực kéo lên của dây chằng bên chày khi nghiêng ngoài
Lâm sàng:

- Toàn thân: bệnh nhân có thể có các triệu chứng sau

+ Shock: do đau, mất máu, mất ý thức, da xanh, niêm mạc nhợt, mũi lạnh,

tim đập nhanh, lạnh, vả mồ hôi, tụt huyết áp, ...

+ Thuyên tắc mạch máu, thuyên tắc phổi do mỡ, tổn thương kết hợp, ...

- Bệnh nhân bị gãy mâm chày có thể có các triệu chứng ở các mức độ khác nhau, bao gồm đau vùng gối,
sưng nề, không tì chân được, hoặc không thể vận động được.

- Bàn chân xoay ngoài (bờ ngoài bàn chân chạm vào giường), chân vẹo trong, vẹo ngoài

- Sờ ấn vùng gối để phát hiện vị trí đau chói liên quan đến mâm chày.

- Khám tình trạng mạch máu và thần kinh của chi để xác định các biến chứng về mạch máu và thần kinh,
bao gồm tổn thương thần kinh mác chung (thần kinh hông khoeo ngoài), tổn thương động tĩnh mạch
vùng khoeo.

- Đánh giá mức độ sưng nề của chi, khả năng vận động của cổ chân, bàn chân và các ngón chân để phát
hiện sớm nguy cơ chèn ép khoang và kịp thòi xử trí khi có biến chứng chèn ép khoang thực sự. Trong
trường hợp bệnh nhân bị chấn thương nặng, đặc biệt là gãy mâm chày trong di lệch, gãy cả 2 mâm chày,
gãy mâm chày kèm gãy thân xương di lệch, nên thực hiện đo áp lực khoang cẳng chân để phát hiện biến
chứng chèn ép khoang.

- Các thương tổn kèm theo trong khớp như tổn thương sụn chêm, các dây chằng bên, các dây chằng
chéo khó có thể được chẩn đoán khi bệnh nhân mới gãy xương
GÃY 1/3 DƯỚI 2 XƯƠNG CẲNG CHÂN

Đặc điểm giải phẫu

- Các khối cơ bố trí quanh xương không đồng đều, phía ngoài và phía sau có khối cơ chắc khoẻ, mặt
trong không có cơ che phủ. Vì vậy khi gãy xương, dễ gây mở góc ra sau và ra ngoài, làm đầu xương gãy
chọc thủng phần mềm phía trước trong gây gãy hở.

- Di lệch: Gãy hoàn toàn 2 xương cẳng chân: 2 đoạn gãy chồng lên nhau, di lệch mở góc ra ngoài và ra
sau, di lệch sang bên và đoạn ngoại vi bị xoay ngoài

- Xương chày đoạn 1/3 dưới là hình trụ tròn nên rất dễ gãy

- Đoạn 1/3 dưới cẳng chân, các cơ cẳng chân đã chuyền thành gân, mạch nuôi xương càng xuống thấp
càng nghèo nàn, khi gãy vùng này xương khó liền => dễ bị khớp giả

- Đoạn 1/3 dưới là gguyên ủy của cơ mác ba, cơ mác ngắn, cơ gấp ngón cái dài

+ Cơ mác ba: Duỗi bàn chân, nghiêng ngoài bàn chân

+ Cơ mác ngắn: Gấp bàn chân

+ Cơ gấp ngón cái dài: Gấp ngón cái, gấp bàn chân, nghiêng trong bàn chân

Cơ chế chấn thương:


- Trực tiếp: TNGT, TNLĐ, vật nặng đè vào. Xương chày và xương mác gãy cùng mức

- Gián tiếp: ví dụ gãy do kẹt chân làm gập cẳng chân làm gãy xương gãy chéo, xoắn nơi cấu trúc xương
yếu (1/3 giữa, 1/3 dưới). Hai xương gãy không cùng mức, xương chày gãy thấp ở 1/3 dưới, xương mác
thường gãy cao

Lâm sàng:

- Sau tai nạn bệnh nhân rất đau vùng gãy => có thể gây nên sốc

- Đau, sưng nề, bất lực vận động chân gãy, bệnh nhân không đứng dậy được.

- Mất cơ năng cẳng chân

- Biến dạng chân gãy: nhìn thấy rõ sự di lệch với ngắn chi, bàn chân xoay ngoài, gập góc mở ra sau-
ngoài.

- Sờ thấy đầu xương gãy di lệch dưới da

- Ngắn chi: đo dộ dài tuyệt đối xương chày ngắn hơn bên lành, lệch trục chi nếu gãy xương có di lệch

- Thăm khám cần xác định các thương tổn cổ chân, gãy cổ xương mác, tổn thương thần kinh mạch máu
kèm theo.

You might also like