You are on page 1of 14

TÌNH HÌNH AN NINH, AN TOÀN HIỆN NAY CỦA KHÁCH SẠN FORTUNA

Nhóm em chia thành 7nd chính bao gồm: nv tuần tra, nv pccc,.

1. Nội dung đầu tiên về Nghiệp vụ tuần tra

1.1.Khu vực tuần tra thì bao gồm:

 Sảnh khách sạn


 Nhà hàng và khu vực dịch vụ ăn uống
 Phòng họp, hội thảo và hội nghị
 Phòng máy
 Khu vực dành cho nhân viên....

Tuần tra những khu vực này nhằm phát hiện và vô hiệu hóa nguy cơ mất an
ninh. Ngăn chặn hành vi trộm cắp, tội phạm hoặc người không có thẩm quyền.
Giữ khu vực thoát hiểm thông thoáng và xử lý tình huống phát sinh.

1.2. Đối tượng và cách thức tuần tra

- Về đối tượng tuần tra bao gồm:

 Tài sản và trang thiết bị của khách, nhân viên, đối tác, xe cộ...
 Người và vật thể đáng ngờ

- Về cách thức tuần tra thì:

+ Đầu ca: Nhận,bàn giao công việc, trang thiết bị

+ Trong ca: Thực hiện công việc, xử lý phát sinh

+ Kết thúc ca: bàn giao công việc, trang thiết bị

1.3.Kiểm tra, ghi chép việc tuần tra các khu vực

- Cần tuần tra những khu vực: Mái nhà, các tầng, Các khu vực dịch vụ, văn
phòng. Các khu vực dành cho nhân viên, khu vực bên ngoài
- Yêu cầu: Đi chậm, quan sát,ghi chép. Đảm bảo không có vật thể đáng ngờ,
dấu vết lạ. Không có người xâm nhập vào khách sạn

* Về Tần suất tuần tra:

- Theo kế hoạch và đột xuất

- Khoảng 30 phút lần

* về Ghi chép việc tuần tra thì phải:

- Ghi chép đầy đủ trong mỗi ca, mỗi lần tuần tra

- Ghi đầy đủ thông tin

- Ghi bằng mực không phai

- Nội dung: Ghi lại toàn bộ công việc điều tra, phát sinh,..

2.nd thứ 2 về Nghiệp vụ PCCC

Phòng ngừa hỏa hoạn bao giờ cũng tốt hơn và giảm thiểu thiệt hại so với xử lý
hỏa hoạn khi xảy ra vì thế nên Quy trình xử lý khi có cháy là rất quan trọng
bao gồm 5 bước
Bước 1: Bình tĩnh trước mọi tình huống
Khi có cháy xảy ra đầu tiên cần phải:
– Xác định nhanh điểm cháy
– Lựa chọn nhanh các giải pháp trong đầu
– Thứ tự các việc cần phải làm
Bước 2: Báo động,Thông báo có cháy
thì bằng những cách như:
– Hô hoán
– Đánh kẻng báo động
– Thông báo trực tiếp
– Thông báo qua loa truyền thanh
– Nhấn nút chuông báo cháy
– Thổi còi…
Bước 3: Ngắt cầu dao điện, các thiết bị điện khác
Và khi ngắt cầu dao điện hoạt átomat cần dùng dụng cụ như kìm điện, đi ủng,
đeo gang tay cách điện để tránh bị giật.
Bước 4: Gọi cơ quan chức năng
- Trong khách sạn nhân viên gọi cho tổng đài KS
– Trong một số trường hợp, gọi cho cơ quan cứu hỏa
Bước 5: Sử dụng các phương tiện chữa cháy
- Sử dụng bình cứu hỏa chăn,…
Trong đây bọn em có đưa ra 1 số Cách xử lý một số tình huống khi có cháy:
1. việc xử lý hơi ngạt khi bị kẹt trong đám cháy:
- Thông thường nên nằm sát sàn nhà vì nơi này có lượng khói ít.
- Nếu không có thiết bị chống ngạt, mọi người cần lấy khăn hoặc vải ướt che
đường thở để lọc bớt khí độc, thoát khỏi đám cháy một cách nhanh nhất
theo hướng dẫn của người có trách nhiệm
2. người bị kẹt trong thang máy khi có cháy xảy ra thì sao?- Nguyên tắc
khi thiết kế, lắp đặt thang máy là nếu xảy ra cháy, thang máy sẽ tự động
chạy xuống tầng gần nhất và tự động mở cửa để nạn nhân thoát ra ngoài.
3. Trường hợp sơ tán khỏi khách sạn
Nhân viên an ninh có trách nhiệm sơ tán mọi người khỏi khách sạn nhanh
nhất, an toàn nhất.
- Tuân thủ theo quy định sơ tán hỏa hoạn của khách sạn khi có cháy:
Lúc này mn cần:
+ Giữ bình tĩnh và tỉnh táo
+ Không dừng lại để tìm tư trang, đồ đạc cá nhân
+ Nếu có thể: Tắt các thiết bị điện (máy tính, máy in)
+ Thông báo và giúp đỡ mọi người
+ Không dùng bất kỳ thang máy nào
+ Khi đã hoàn thành xong nhiệm vụ của mình, nhân viên an ninh hãy đến
điểm tập trung của khách sạn
+ Cung cấp các thông tin về đám cháy hoặc những người còn trong khách
sạn cho lực lượng cứu hỏa hoặc giám đốc khách sạn
Không được quay trở lại khách sạn khi không có yêu cầu
3. Nghiệp vụ kiểm soát người ra vào khách sạn
- Đối với khách và các nhà cung cấp
+ Sau khi gặp khách hoặc các nhà cung cấp, nhân viên an ninh khách sạn
Fortuna sẽ chào khách và lịch sự khéo léo hỏi mục đích khách tới khách sạn
là gì ?
+ sau đó sẽ Kiểm tra chứng minh thư hoặc giấy tờ của khách xem có hợp lệ
k
+ Lấy điện thoại liên hệ với các trưởng bộ phận liên quan hoặc nhân viên
của các bộ phận như buồng, bar, bếp mà khách đang cần gặp để xác minh.
+ Sau khi kiểm tra các thông tin của khách cũng như có xác minh chính
xác từ các trưởng bp hoặc nhân viên khách sạn. Nhân viên an ninh ks
Fortuna sẽ cấp thẻ cho khách.
+ Cuối cùng sẽ ghi vào sổ ghi chép một số thông tin cần thiết về khách như:
ngày giờ ra vào , bộ phận cần gặp, tên , chữ kí , chức vụ….
- Đối với nhân viên khách sạn:
+ Lối đi ra vào của nhân viên khách sạn Fortuna nằm ở tầng hầm của khách sạn:
nơi đây nhân viên sẽ thực hiện chấm công mỗi ngày bằng cách bấm vân tay:
máy chấm công sẽ ở ngay khu vực này. Vừa có thể dễ dàng kiểm soát nhân viên
vừa có thể tiết kiệm được thời gian.
+ Khi gặp nhân viên khách sạn , nhân viên an ninh sẽ chào sau đó kiểm tra
thẻ nhận dạng của nhân viên bao gồm : tên , ảnh , bộ phận…
+ Nhân viên an ninh sẽ phải dùng kĩ năng nghiệp vụ của mình để kiểm tra thẻ
cũng như nhận dạng nhân viên.
+ đôi khi cũng xảy ra Trường hợp nhân viên quên mang thẻ: trong trường
hợp này nhân viên an ninh khách sạn Fortuna sẽ liên hệ với trưởng bộ phận
liên quan để nhận diện nhân viên.
+ Đối với nhân viên làm việc không thường xuyên như partime không có thẻ
thì khi đến cổng dành cho nhân viên, nhân viên partime sẽ không được phép
vào trừ khi có người bảo lãnh từ bộ phận liên quan xuống để nhận diện .
Sau đó mới được phép vào khách sạn làm việc .
- Kiểm tra tư trang nhân viên:
Sau khi kết thúc ca làm việc nhân viên khách sạn sẽ xuống hầm đầu ca chấm
công để bấm vân tay kết thúc ca làm việc, lúc này nhân viên an ninh ks Fortuna
sẽ kiểm tra tư trang của nhân viên khách sạn: nhân viên khách sạn sẽ tự lấy đồ
của mình ở trong túi ra để cho nhân viên an ninh kiểm tra đảm bảo không
có bất kỳ tài sản nào của khách sạn bị mang ra ngoài. Sau khi kiểm tra mọi
thứ bằng quan sát cũng như kĩ năng nghiệp vụ nhân viên an ninh ks sẽ cho nhân
viên khách sạn ra ngoài .
Ngoài nhưng nghiệp vụ như em vừa đã thuyết trình ở trên thì những nội dung
còn lại em xin mời bạn ngọc sẽ đại diện tiếp tục bài thuyết trình của nhóm
4. Nghiệp vụ kiểm soát chìa khóa, khu vực nhà kho và rác thải

4.1. kiểm soát chìa khóa

Quy trình

Kiểm soát chìa khóa là trách nhiệm của bộ phận an ninh nhằm đảm bảo an toàn
cho các phòng ban, các cửa, lối đi, hệ thống kho và các khu vực khác. Kiểm
soát chìa được thực hiện theo hai bước

+ Bước 1 : Bàn giao chìa khóa

+ Bước 2 : Tiếp nhận chìa khóa

Bước 1 : Bàn giao chìa khóa

- Trước tiên nhân viên an ninh phải xác nhận được người nhận chìa khóa là
ai, có danh sách nhân viên được quyền sử dụng các chìa khóa nhất định.
- Danh sách này luôn có sẵn trong văn phòng an ninh và tất cả nhân viên an
ninh thường xuyên cập nhật để bảo vệ các khu vực nhạy cảm của khách
sạn và chỉ có những người có thẩm quyền mới được phép nhận các chìa
khóa nhất định.
- Sau khi xác nhận được người sẽ tiếp nhận chìa khóa, nhân viên an ninh sẽ
hoàn thành phiếu đăng kí chìa khóa, người nhận và bàn giao chìa khóa
điền đầy đủ thông tin vào phiếu đăng kí trước khi sử dụng chìa khóa.
- Nội dung thông tin cần điền vào phiếu đăng kí gồm: ngày tháng cấp phát
chìa khóa, giờ cấp phát, tên, bộ phận người nhận, chữ ký, tên đầy đủ
người bàn giao chìa khóa, chữ ký,.. được viết bằng tay, rõ ràng , sử dụng
mực không phai.

Ví dụ : Tại bộ phận buồng của khách sạn Fortuna thì khi hết ca làm việc
của mình thì chính nhân viên buồng phòng đó phải gom rác của cả một
ngày vào túi nilong to mang xuống tầng hầm - đây là nơi có phòng chứa
rác của khách sạn. Nhân viên buồng phòng sẽ chủ động báo mình mượn
chìa khóa phòng rác khi nhân viên an ninh nhận dạng được đó là nhân
viên của bộ phận buồng ( nhìn vào đồng phục ) thì hoàn toàn sẵn sàng
đưa chìa khóa phòng rác cho nhân viên đó.

Bước 2 : Tiếp nhận chìa khóa

- Trước tiên hai bên giao và nhận chìa khóa sẽ hoàn thành phiếu đăng kí
chìa khóa, điền đầy đủ thông tin khi chìa khóa được nhận lại vào phía sau
của dòng cấp chìa khóa.
- Nội dung ghi trong phiếu đăng ký chìa khóa bao gồm: giờ, ngày, tháng
trả lại, tên đầy đủ của người nhận, người trả, chữ ký và được viết bằng
bút mực không phai, nhằm ghi lại chìa khóa được trả khi nào, ghi lại ai là
người nhận, người tra chìa khóa.
- Sau khi nhận lại chìa khóa, nhân viên an ninh sẽ cất giữ chìa khóa, kiểm
tra tất cả các chìa khóa đã được trả lại hay chưa
- Nhân viên an ninh phải biết được các quy định về việc tiếp nhận chìa
khóa của từng bộ phận vào thời gian nào.
- Trong trường hợp chìa khóa bị thiếu thì nhân viên an ninh sẽ ghi chép lại
chi tiết các chìa khóa bị thiếu ( ghi lại trong sổ ca). Tuân thủ các quy định
về ghi sổ và theo dõi các trường hợp bất thường trong ca, trong ngày hôm
đó.
Ví dụ : Tại khách sạn Fortuna khu vực phòng giặt là ( laundry ), khi
thực tập tại khách sạn em thấy rằng nhân viên có ca làm việc sớm nhất
sẽ có trách nhiệm lấy chìa khóa và mở cửa trước. Nhân viên an ninh
trực ca đó cùng với nhân viên bên bộ phận giặt là phải cùng nhau
điền đầy đủ thông tin tiếp nhận chìa khóa nhằm việc trao , trả chìa
khóa đúng thời gian và nơi quy định.

Chìa khóa bị thất lạc


+ Chìa khóa bị thất lạc, mất luôn là mối đe dọa đến tài sản của khách sạn,
bất kì ai nhặt được chìa khóa đều có thể sử dụng sai mục đích.
+ Bất kì người nào nhặt được hoặc làm thất lạc chìa khóa phải báo
ngay cho bộ phận an ninh.
+ Nhân viên an ninh sẽ kiểm tra những người có liên quan xem là ai
là người làm mất, mất trong hoàn cảnh nào, trong trường hợp nào
cần thiết có thể cùng các trưởng bộ phận khác kiểm tra.
+ Nếu thấy chìa khóa thì xem ai là người làm mất, nguyên nhân làm
mất, kiểm tra ngay tình hình an ninh về tài sản ở nơi ( phòng ) mất
chìa khóa, tiếp xúc theo dõi tình hình vì rất có thể xảy ra các vụ việc
nghiêm trọng.
+ Việc tìm thấy chìa khóa được thông báo cho các nhân viên bộ phận
an ninh, ghi chép vào trong sổ ca, cuộc họp khẩn cấp ( nếu cần ) và
rút kinh nghiệm.

Lưu ý
- Trong quá trình kiểm soát chìa khóa nhân viên an ninh không được
cho bên thứ 3 mượn chìa khóa ( người khác mượn mở cửa hộ ), trong
bất kì trường hợp nào.
- Tất cả yêu cầu mở cửa, nội dung, yêu cầu của người mở phải đươc
ghi chi tiết vào sổ ghi chép trong ca. Tuân thủ các quy trinhg ghi sổ,
thường xuyên bảo vệ các khu vực nhạy cảm của khách sạn.
- Kho của các bộ phận: Bếp, bàn, bar,..Khi hết giờ làm việc thì các
nhân viên kho, chìa khóa được bàn giao lại cho bộ phận an ninh của
khách sạn. Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt mà các bộ
phận yêu cầu các đồ vật được cấp phát từ kho.
- Bộ phận an ninh giữ chìa khóa sẽ có trách nhiệm phối hợp với nhân
viên bộ phận cần cấp phát đồ vật trong kho tiến hành mở kho, cấp
phát nguyên liệu, đồ dùng.

4.2. Kiểm soát an ninh khu vực khu vực kho

+ Cấp các đồ vật trong kho


- Khi có nhân viên bộ phận nào đó trong khách sạn Fortuna muốn yêu cầu được
cấp phát đồ cần mở kho, nhân viên an ninh cần nhận dạng được người đó có
đúng là nhân viên khách sạn không
- Nhân viên an ninh sẽ Kiểm tra phiếu yêu cầu cấp phát đồ (thông tin trên
phiếu:họ tên, ngày, bộ phận, lý do lấy đồ, số lượng, chủng loại, tên của nhân
viên an ninh,…)
- Lấy chìa khóa kho: Nhân viên cần lấy đồ sẽ điền thông tin ở khu vực kiểm
soát chìa khóa và nhận chìa khóa kho.
- Mở kho và lấy đồ đạc theo yêu cầu: tại KS Fortuna, khi Nhân viên vào kho
lấy đồ thì nhân viên an ninh sẽ đứng quan sát phía ngoài để xem người đó
có lấy đúng số lượng và đồ trong phiếu không.
- Khóa cửa kho: Sau khi lấy đồ xong, nhân viên khóa cửa kho lại. Chắc chắn
ràng kho đã được khóa an toàn, tránh việc mở kho cho người ra vào trái phép
- Trả lại chìa khóa cho bộ phận an ninh giữ: Nhân viên lấy đồ trả lại chìa
khóa cho bộ phận an ninh và kí tên xác nhận
+ Ghi chép việc mở kho
- Các thông tin về Ngày giờ mở kho, số lượng, chủng loại đồ lấy ra, tên người
nhận, bộ phận, tên nhân viên an ninh giám sát việc mở kho, chữ ký,.. được ghi
chép lại cẩn thận
- Sau đó nhân viên an ninh KS Fortuna sẽ thông báo cho thủ kho về tình tình
mở kho, cấp phát đồ trong kho để kiểm soát tồn kho và vật dụng trong khách
sạn

4.3. Kiểm soát rác thải


- Tại KS Fortuna, nhân viên an ninh thường xuyên lui tới các khu vực rác
thải của khách sạn như: phòng chứa rác, cửa dành cho vận chuyển rác
thải, rác thải là những loại gì, loại nào thì phải có giấy chứng nhận,... nhằm
mục đích kiểm soát tốt tình hình rác thải của khách sạn.
Bước 1: kiểm tra rác tại kho chứa rác
- Kiểm tra túi rác xem có các đồ dùng vẫn còn sử dụng được không (như bộ đồ
ăn, văn phòng phẩm, dụng cụ cắt thái,…)
- Kiểm tra cẩn thận, tránh thất thoát tài sản.
- Đảo bảo an toàn cho cá nhân khi kiểm tra.
Bước 2: Khi phát hiện ra tài sản của khách sạn
- Khi tìm thấy các vận dụng còn sử dụng được trong rác: Cần ghi lại các đồ vật
tìm thấy.
+ Báo cáo lại các thông tin về vật được tìm thấy

* Lưu ý: Trong vòng 12 giờ, cần thông báo cho giám đốc an ninh, giám đốc
buồng, quản lý tổ tạp vụ và các bộ phận khác có liên quan trong khách sạn.
5. Nghiệp vụ kiểm soát hàng hóa, tài sản ra vào khách sạn

Bước 1: Kiểm tra thiết bị

- Kiểm tra phiếu mang thiết bị ra/vào

Yêu cầu: Yêu cầu: có chữ ký của người có thẩm quyền, kiểm tra kỹ giấy phép,
số lượng chủng loại, kiểm tra các thiết bị mang ra/vào (số lượng, chất lượng)
Bước 2: Ghi lại thiết bị

- Hoàn thành phiếu liệt kê các thiết bị mang ra/vào KS


Yêu cầu: Ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng thiết bị, ngày giờ
, tên người nhận, chữ ký. Tên của nhân viên an ninh, chữ ký, tất cả được viết
bằng bút mực không phai
Bước 3: Lưu hồ sơ thiết bị

6. Kiểm soát xe ra vào khách sạn

Xe của nhân viên để ở nhà xe tầng 2, xe của khách thường đỗ dưới sảnh vì
khách sạn không có bãi đỗ xe. Nhưng khi đông khách, cả hầm và nhà xe tầng 2
đều phải nhường cho khách và nhân viên gửi xe ở bên ngoài.

- Phát vé xe miễn phí cho khách, nhưng nhân viên khách sạn không có dẫn
đến => việc kiểm soát xe chưa được chặt chẽ

Nhân viên đến khách sạn chỉ cần báo nhân viên anh nhân viên an ninh mình là
nhân viên khách sạn thì không cần vé. Đôi khi bốt bảo vệ không có nhân viên
an ninh trực, dẫn đến => chất lượng an ninh, an toàn về tài sản của khách
cũng như nhân viên không được đảm bảo

Dễ xảy ra trộm cắp

7. Nghiệp vụ xử lí các tình huống

6.1. Nghiệp vụ xử lý các tình huống gây mất an ninh trật tự


- Quy trình chung xử lý tình huống của bộ phận an ninh
- Xử lý mất mát, hư hỏng tội phạm hoặc tai nạn
Bước 1: Tìm kiếm tại khu vực phòng khách
Bước 2: Kiểm tra những đồ vật bị hỏng
Bước 3: Kiểm tra không gian buồng khách
Bước 4: Bảo quản bằng chứng (không sờ vào hoặc dịch chuyển bất cứ bằng
chứng nào)
Bước 5: Lấy lời khai nạn nhân (giới thiệu về mình, lắng nghe,..)
Bước 6: Hoàn thành lời khai
Bước 7: Thông báo cho nạn nhân về trách nhiệm của khách sạn
- Nghiệp vụ xử lý các tình huống gây mất an ninh trật tự
- Xử lý người không có thẩm quyền
Mục đích:
+ Ngăn không cho những người không có thẩm quyền vào các khu vực của
khách sạn.
+ Ngăn không cho những người không có thẩm quyền hay tội phạm biết các
thông tin về khách sạn
+ Ngăn không để xẩy ra các sự cố hoặc mất mát tài sản
Các bước xử lý người không có thẩm quyền:
Bước 1: Chào và giới thiệu bản thân
- Thể hiện thái độ chuyên nghiệp
- Giới thiệu về bản thân
Bước 2: Yêu cầu người đó rời đi
- Khéo léo và lịch sự, không lớn tiếng, không dùng bạo lực,…
- Gọi sự trợ giúp: đồng nghiệp hoặc cảnh sát
Bước 3: Ghi lại các sự việc
- Tuân theo quy trình ghi sổ của khách sạn
- Hoàn thành việc báo cáo và phân phát báo cáo tới những người có liên quan:
giám đốc khách sạn, giám đốc an ninh,..
6.2. Nghiệp vụ xử lý mất mát, hư hỏng tài sản trong khách sạn
- Mất mát, hư hỏng
Bước 1: Tìm kiếm tại khu vực phòng khách
- Đến hiện trường kiểm tra bằng chứng
- Kiểm tra các dấu vết
- Kiểm tra các nguy cơ như gas, điện, lửa,..
- Không sờ vào hiện vật hoặc di chuyển
- Bảo quản các bằng chứng :chụp ảnh, niêm phong,.
- Kiểm tra máy nghi hình nếu có
- Xác định vị trí của vụ việc
Bước 2: Kiểm tra những đồ vật bị hỏng
Bước 3: Kiểm tra không gian buồng khách
Bước 4: Bảo quản bằng chứng (không sờ vào hoặc dịch chuyển bất cứ bằng
chứng nào)
Bước 5: Lấy lời khai nạn nhân (giới thiệu về mình, lắng nghe,..)
Bước 6: Hoàn thành lời khai
Bước 7: Thông báo cho nạn nhân về trách nhiệm của khách sạn
- Tai nạn:
- Nhân viên an ninh thường là những người đầu tiên có mặt tại hiện trường vụ
tai
nạn, chấn thương,…
- Đảm bảo có những phương án tối ưu nhất: sơ cứu ban đầu, gọi điện thoại, cần
người hỗ trợ,….
- Biết nơi để hộp sơ cứu y tế, các hộp sơ cứu y tế có đầy đủ chủng loại cần thiết
trong việc sơ cứu ban đầu cho nạn nhân.
- Thực hiện các kỹ năng, thao thác sơ cứu một các an toàn và hiệu quả.
- Luôn nhớ 3 yếu tố trong công thức ABC trong sơ cứu
+ Airway: luồng không khí (mở các cửa và lấy luồng không khí, oxy,.
+ Breathing: Hơi thở: Kiểm tra hơi thở của nạn nhận: nghe hơi thở ở miệng và
nhìn toàn bộ khoang ngực
+ Circuulation: Tuần hoàn: Kiểm tra hệ tuần hoàn bằng cách bắt mạch cổ tay,
cổ
chân hoặc cổ họng.
Luôn triểm tra 3 yếu tố này là việc làm quan trọng nhất
6.3. Nghiệp vụ xử lý khi có người chết trong khách sạn
Kiến thức:
- Có nhiều trường hợp bạn phát hiện hoặc được thông báo có người nằm bất
tỉnh hoặc chết trong khách sạn, cần xử lý như sau:
Bước 1: Báo động sự cố
- Kiểm tra các bước sơ cứu ban đầu: Luôn kiểm tra các dấu hiệu của sự sống,
hơi thở, nhịp tim,..
- Thông báo cho những người có liên quan
- Liên hệ với: Tổng giám đốc, giám đốc an ninh,….bác sĩ, cảnh sát khu vực và
các thông tin của nhân viên.
Bước 2: Kiểm tra khu vực xung quanh
- Đóng cửa và bảo vệ buồng khách (khu vực có người chết hay bất tỉnh)
- Kiểm tra buồng khách (nơi có người chết hay bất tỉnh)
- Không dịch chuyển hoặc sờ vào xác nạn nhân
- Không cung cấp thông tin cho bên thức ba: báo chí, truyền thông
- Không cho phép những người không có trách nhiệm vào
- Kiểm tra nguy cơ mất an toàn: Điện, gas,..
- Tìm kiếm khu vưc xung quang gần đó,…
` - Thu thập càng nhiều thông tin càng tốt
Bước 3 : Ghi chép vụ việc
- Ghi chép vào sổ ghi chép
- Điền vào phiếu ghi xác chết trong tòa nhà: Ngày, giờ, địa điểm, thông tin nạn
nhân, tên nhân viên,..
- Phân phát bản sao của phiếu ghi xác chết tới giám đốc, tổng giám đốc, giám
đốc an ninh,…
- Ghi chép rõ ràng, bằng mực không phai.
6.4. Nghiệp vụ xử lý các chất cần được kiểm soát
- Các chất cần được kiểm soát được coi như là các chất gây nghiện
+ Chất gây nghiện nhẹ (nhựa cây gai dầu, cần sa, là cây gai dầu,.)
+ Chất gây nghiện mạnh(hê rô in, cô cai in,.)
+ Chất gây nghiện có thể ở dạng bột, viên, dung dịch tiêm,…
- Khi có thông tin về các chất cần được kiểm soát, nhân viên an ninh cần thực
hiện các bước sau:
Bước 1: Đi đến hiện trường
(ngay lập tức, không trì hoãn, không sờ vào hiện vật, không di chuyển)
Bước 2: Ghi chép các vật tìm thấy
- Mô tả về chất đó (màu sắc, số lượng, hình dáng,…)
- Vị trí chính xác chất đó
- Thông tin nhân viên, nạn nhân, nhân chứng
- Tông tin về ngày, giờ,….
- Chụp ảnh lại hiện trường
Tất cả các thông tin được ghi chép cẩn thận, bằng mực không phai
Bước 3: Thông báo cho người và các đơn vị có liên quan
- Liên hệ với những người có liên quan khi tìm thấy các chất cần được
kiểm soát: Tổng giám đốc, giám đốc an ninh,...
- Ban quản lý khách sạn sẽ liên hệ với công an, cách sách nếu cần
- Ngay lập tức, không trì hoãn,…

You might also like