You are on page 1of 4

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LỊCH SỬ 8 HKI NĂM HỌC 2022-2023

Học bài 1,2,3,5,6, ,9,10,11,12,13,14,15,16, 17,18,19,20,21, chủ đề

I. Trắc nghiệm:
Câu 1. Khối quân sự Hiệp ước ra đời năm 1907 bao gồm nước Anh –Pháp- Nga
Câu 2. Chiến tranh thế giới thứ nhất, thất bại thuộc về Phe Liên Minh.
Câu 3. Chiến trường diễn ra cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất là Châu Âu.
Câu 4. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga do ai thành lập Lê nin.
Câu 5. Trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội, đến năm 1936 công nghiệp Liên Xô đứng vị trí thứ
hai thế giới.
Câu 6. Nhà nước Xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới là Liên Xô.
Câu 7. Sau cách mạng tháng Hai năm 1917, nước Nga diễn ra cục diện chính trị đặc biệt là Hai chính
quyền song song tồn tại.
Câu 8. Tổng thống Ru-dơ-ven đã làm gì để đưa nước Mĩ thoát khỏi cuộc khủng hoảng 1929 – 1933.Thực
hiện chính sách mới.
Câu 9. Phát xít hóa chế độ thống trị và phát động cuộc chiến tranh để phân chia lại thế giới là nước : Đức,
Italia, Nhật.
Câu 10. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933), nước không chịu ảnh hưởng là Liên Xô.
Câu 11. Cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới là Hà Lan.
Câu 12. Vì sao các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc Là một nước lớn, chế độ phong kiến suy
yếu.
Câu 13. Học thuyết Tam Dân là của Tôn Trung Sơn.
Câu 14. Hệ quả về mặt xã hội của cách mạng công nghiệp là sự hình thành giai cấp tư sản và vô sản
Câu 15. ‘‘NEP’’là cụm từ viết tắt của. Chính sách kinh tế mới
Câu 16. Cuộc khủng hoảng kinh tế Mĩ bắt đầu từ lĩnh vực tài chính, ngân hàng.
Câu 17. Phong trào đấu tranh giảo phóng dân tộc ở châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ nhất có quy mô:
chỉ trong phạm vi khu vực Đông Nam Á.
Câu 18. Đảng cộng sản đầu tiên được thành lập ở Đông Nam Á Đảng cộng sản In- đô- nê-xi-a.
Câu 19. Chính quyền thành lập sau cách mạng dân chủ tư sản tháng Hai năm 1927 ở Nga là Chính phủ tư
sản và chính quyền xô viết song song tồn tại.
Câu 20. Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ trở thành thuộc địa, phát triển thành một nước tư bản là do Cuộc
duy tân Minh Trị.
Câu 21. Cuối thế kỉ XIX, nền công nghiệp Anh đứng hàng thứ Ba trên thế giới
Câu 22. Đầu thế kỉ XX, nước Anh dẫn đầu thế giới về Xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa
Câu2 3. Thể chế chính trị của nước Anh là theo chế độ nào Quân chủ lập hiến
Câu 24: Nhà bác học Đức An- be Anh – xtanh là nhà bác học thuộc lĩnh vực Vật lí
Câu 25. Đảng cầm quyền ở Anh để bảo vệ quyền lợi cho giai cấp tư sản là Tự do và Bảo thủ.
Câu 26. Cuối thế kỉ XIX công nghiệp Pháp đứng hàng thứ mấy trên thế giới thứ Tư trên thế giới
Câu 27. Lê- nin gọi Pháp là:”Chủ nghĩa đế quốc cho vay lãi”
Câu 28. Cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, nền công nghiệp Đức đứng hàng thứ mấy trên thế giới Thế hai
trên thế giới
Câu 29. ”Chủ nghĩa đế quốc quân phiệt hiếu chiến” là đặc điểm của đế quốc Đức.
Câu 30. Chế độ chính trị Mĩ do hai đảng cầm quyền là Đảng Cộng hòa và Đảng Dân chủ
Câu 31. ”Đế quốc trẻ” là tên gọi của các nước đế quốc Đức, Mĩ.
Câu 32. Ngày quốc tế Lao động 1-5 là ngày kỉ niệm cuộc đấu tranh của Công nhân si- ca –gô (Mĩ) năm
1886.
Câu 33. Đảng công nhân Pháp được thành lập vào Năm 1879
Câu 34. Định luật bảo toàn vật chất và năng lượng là phát minh của ai Lô- mô-nô- xốp, người Nga
Câu 35. Thông tin không đúng về khẩu hiệu đấu tranh của nhân dân Nga chống lại chế độ Nga Hoàng là
”Sống trong lao động, chết trong chiến đấu”
Câu 36. Sản xuất bằng máy móc được sử dụng rộng rãi đầu tiên ở Anh.
Câu 37. Người đóng tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên là Phơn –tơn , kĩ sư người Mĩ.
Câu 38. Tàu thủy chạy bằng động cơ hơi nước đầu tiên được chế tạo ở Mĩ .
Câu 39. Máy điện tín được phát minh ở Mĩ và Nga
Câu 40. Trong các nước Đông Nam Á, nước nào thoát khỏi tình trạng là nước thuộc địa là Xiêm
II. Tự luận
Câu 1. Nêu ý nghĩa của cách mạng tháng Mười.
- Ý nghĩa:
+ Cách mạng tháng Mười đã làm thay đổi hoàn toàn vận mệnh nước Nga. Lần đầu tiên, những người lao
động lên nắm chính quyền, xây dựng chế độ xã hội mới – chế độ xã hội chủ nghĩa trên một đất nước rộng
lớn.  
+ Cách mạng tháng Mười đã dẫn đến những thay đổi to lớn trên thế giới, cổ vũ mạnh mẽ và tạo ra những
điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng của giai cấp vô sản và các dân tộc bị áp bức trên toàn
thế giới.
- Tác động đến Việt Nam:
Bác Hồ đã được đọc Bản Luận cương của Lê-Nin về vấn đề dân tộc và thuộc địa. Bác đã nhận thức đúng
đắn về Cách mạng tháng Mười Nga, cho rằng cách mạng này là ánh sáng soi đường, là kim chỉ nam cho
cách mạng Việt Nam. Nhờ vậy, Bác đã dẫn dắt cách mạng Việt Nam đi đến thắng lợi vẻ vang như ngày
nay.
Câu 2: Mĩ thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933
* Tổng thống Ru-dơ-ven mới đắc cử cuối năm 1932 đã thực hiện Chính sách mới.
Câu 3. Nội dung chủ yếu của Chính sách mới của Ph. Ru –dơ –ven
- Nhằm giải quyết nạn thất nghiệp.
- Phục hồi sự phát triển của các ngành kinh tế -tài chính.
- Ban hành các đạo luật về phục hưng công nghiệp, nông nghiệp và ngân hàng với những qui định
chặt chẽ
- Tăng cường vai trò của mình trong việc cải tổ hệ thống ngân hàng, tổ chức lại sản xuất, cứu trợ
người thất nghiệp, tạo thêm nhiều việc làm mới và ổn định tình hình xã hội
Câu 4. Những thành tựu nổi bật về khoa học và tự nhiên và khoa học xã hội trong các thế kỉ XVIII- XIX
- Khoa học tự nhiên:
+ Niu tơn (Anh) đã tìm ra thuyết vạn vật hấp dẫn
+ Lô – mô –nô –xốp tìm ra định luật bảo toàn vật chất và năng lượng cùng nhiều phát minh lớn về vật
lí, hóa học.
+ Puốc –kin – giơ (Séc) khám phá bí mật về sự phát triển của thực vật và đời sống của mô động vật.
+ Đác –uyn (Anh) nêu lên thuyết tiến hóa và di truyền, đập tan quan niệm về nguồn gốc thần thánh của
sinh vật.
- Khoa học xã hội:
+ Các ngành khoa học xã hội có những bước tiến mạnh mẽ. Những phát minh lớn về khoa học xã hội là
học thuyết chủ nghĩa xã hội học do Mác và Ăng – ghen đề xứng.
Câu 5. các nước đế quốc tranh nhau xâu xé Trung Quốc
Trung Quốc là một nước lớn, giàu tài nguyên, có nền văn hóa rực rỡ nhưng chế độ phong kiến lại suy
yếu.
Câu 6. Hậu quả của chiến tranh thế giới thứ hai
- Chiến tranh kết thúc với sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa phát xít Đức, I-ta-li-a, Nhật Bản.
- Toàn nhân loại phải hứng chịu những hậu quả thảm khốc của chiến tranh.
- Là chiến tranh lớn nhất, khốc liệt nhất, tàn phá nặng nề nhất trong lịch sử loài người.
- Dẫn đến những biến đổi căn bản của tình hình thế giới.
Câu 7. Bài học kinh nghiệm của công xã Pari ?
- Cách mạng vô sản muốn thắng lợi:
+ Phải có Đảng cách mạng chân chính lãnh đạo.
+ Thực hiện liên minh công nông.
+ Kiên quyết trấn áp kẻ thù.
+ Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân......
Câu 8. Nước Mĩ trong thập niên 20 của thế kỉ XX.
- Kinh tế: trở thành trung tâm kinh tế - tài chính số một của thế giới.
+ Chiếm 48% tổng sản lượng công nghiệp thế giới, nắm 60% dự trữ vàng của thế giới (1928)
+ Chú trọng cải tiến kĩ thuật, thực hiện phương pháp sản xuất dây chuyền = nâng cao năng suất cường
độ lao động công nhân.
- Xã hội: công nhân bị bóc lột, thất nghiệp, nạn phân biệt chủng tộc
Câu 9. Phong trào độc lập dân tộc ở một số nước Đông Nam Á.
- Ở Đông Dương: Đấu tranh dưới nhiều hình thức và được đông đảo nhân dân tham gia.
- Phong trào cách mạng ở ĐNÁ hải đảo lôi cuốn hàng triệu người tham gia, tiêu biểu lá In- đô –nê-xia
- Sau khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á chưa giành
được thắng lợi quyết định. Từ năm 1940, chủ yếu là chống phát xít Nhật.

You might also like