You are on page 1of 78

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT NARINGIN


TỪ VỎ QUẢ BƯỞI CITRUS GRANDIS OSBECK,
HỌ CAM (RUTACEAE) THU MUA Ở CẦN THƠ
TSV2013 - 37

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa Học Kĩ Thuật Và Công Nghệ 4 (KT4)

Cần Thơ, 03/2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

BÁO CÁO TỔNG KẾT

ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN

XÂY DỰNG QUY TRÌNH CHIẾT XUẤT NARINGIN


TỪ VỎ QUẢ BƯỞI CITRUS GRANDIS OSBECK,
HỌ CAM (RUTACEAE) THU MUA Ở CẦN THƠ
TSV2013 - 37

Thuộc nhóm ngành khoa học: Khoa Học Kĩ Thuật Và Công Nghệ 4 (KT4)
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Thương Nam, Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: KH11Y2A1, Khoa Khoa Học Tự Nhiên
Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4 năm
Ngành học: Hóa Dược K37

Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Tuân

Cần Thơ, 03/2014


DÁNH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU

Họ và tên MSSV Ngành - Khóa Khoa


Phan Thanh Sang 2112083 Hóa dược K37 Khoa Học Tự Nhiên
Lê Thị Ngọc Thảo 2112090 Hóa dược K37 Khoa Học Tự Nhiên
Nguyễn Trần Anh Thư 2112099 Hóa dược K37 Khoa Học Tự Nhiên
Nguyễn Hoài Thương 2112100 Hóa dược K37 Khoa Học Tự Nhiên
Nguyễn Ngọc Tú Uyên 2112111 Hóa dược K37 Khoa Học Tự Nhiên

i
MỤC LỤC
DÁNH SÁCH THÀNH VIÊN THAM GIA NGHIÊN CỨU......................................i
MỤC LỤC.................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG..................................................................................................v
DANH MỤC BIỂU ĐỒ............................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH.................................................................................................vii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT...............................................................................viii
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..........................................ix
THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN..................................................................................xi
CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI...........................................xi
CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU.........................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề........................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu.........................................................................................2
1.3 Nội dung nghiên cứu........................................................................................2
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN.......................................................................................4
2.1 Sơ lược về cây bưởi..........................................................................................4
2.1.1 Tên gọi......................................................................................................4
2.1.2 Phân loại....................................................................................................4
2.1.3 Mô tả thực vật [1]......................................................................................5
2.1.4 Thành phần hóa học [1].............................................................................5
2.1.5 Phân bố......................................................................................................6
2.1.6 Công dụng [1]............................................................................................6
2.2 Tổng quan về naringin......................................................................................7
2.2.1 Đặc điểm, tính chất [2] [3].........................................................................7

ii
2.2.2 Các nghiên cứu quy trình cô lập naringin trong nước................................8
2.2.3 Các nghiên cứu cô lập naringin ngoài nước...............................................9
2.2.4 Các thuốc thử định tính naringin [9]........................................................11
2.2.5 Ứng dụng.................................................................................................11
2.3 Kĩ thuật ngâm dầm [9]....................................................................................12
2.4 Phương pháp kết tinh lại [15].........................................................................12
2.5 Phương pháp phổ UV – Vis [16]....................................................................13
2.5.1 Nguyên tắc...............................................................................................13
2.5.2 Phương pháp dựng đường chuẩn.............................................................14
2.6 Phương pháp sắc kí........................................................................................14
2.6.1 Sắc kí lớp mỏng [9].................................................................................14
2.6.2 Sắc kí cột [9]...........................................................................................16
2.6.3 Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) [16]...................................................19
CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................23
3.1 Địa điểm, thời gian và phương tiện................................................................23
3.1.1 Địa điểm và thời gian..............................................................................23
3.1.2 Thu và xử lí mẫu......................................................................................23
3.1.3 Dụng cụ...................................................................................................23
3.1.4 Hóa chất..................................................................................................23
3.2 Phương pháp khảo sát điều kiện chiết tối ưu..................................................24
3.2.1 Dựng đường chuẩn naringin....................................................................24
3.2.2 Lựa chọn phương pháp chiết...................................................................28
3.2.3 Lựa chọn dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi, thời gian chiết........28
3.3 Phương pháp khảo sát điều kiện tinh chế naringin.........................................30

iii
3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng việc loại tạp chất đến sự kết tinh của naringin........30
3.3.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến sự kết tinh của naringin:..................31
3.3.3 Khảo sát dung môi để tinh sạch naringin.................................................31
3.4 Phương pháp xác định tính chất vật lí, hóa học của naringin..........................31
3.4.1 Xác định nhiệt độ nóng chảy...................................................................31
3.4.2 Phản ứng của naringin với một số loại thuốc thử đặc trưng.....................31
3.4.3 Xác định độ tinh sạch sản phẩm..............................................................32
3.4.4 Xác định cấu trúc naringin bằng phổ IR..................................................32
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.............................................................33
4.1 Điều kiện chiết tối ưu.....................................................................................33
4.1.1 Đường chuẩn naringin.............................................................................33
4.1.2 Phương pháp chiết...................................................................................33
4.1.3 Dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi và thời gian chiết....................34
4.2 Điều kiện tinh chế naringin............................................................................36
4.2.1 Ảnh hưởng của việc loại tạp đến sự kết tinh naringin..............................36
4.2.2 Ảnh hưởng pH đến sự kết tinh naringin...................................................37
4.2.3 Dung môi tinh sạch naringin....................................................................37
4.3 Quy trình tách chiết naringin trong phòng thí nghiệm....................................38
4.4 Tính chất vật lí, hóa học của naringin.............................................................39
4.4.1 Nhiệt độ nóng chảy..................................................................................39
4.4.2 Phản ứng của naringin với một số thuốc thử đặc trưng............................39
4.4.3 Xác định độ tinh khiết của sản phẩm.......................................................40
4.4.4 Phổ IR......................................................................................................41
4.4.5 So sánh với các quy trình tách chiết trong nước:.....................................41

iv
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................43
5.1 Kết luận..........................................................................................................43
5.2 Kiến nghị........................................................................................................43
Tài liệu tham khảo....................................................................................................44
PHỤ LỤC................................................................................................................. 46

v
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Kết quả SKC naringin...............................................................................26
Bảng 3.2 Pha dãy chuẩn naringin.............................................................................28
Bảng 3.3 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi phương pháp chiết....28
Bảng 3.4 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi dung môi..................29
Bảng 3.5 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi nhiệt độ....................29
Bảng 3.6 Kết quả độ hấp thụ tỉ lệ mẫu - dung môi các mẫu dịch chiết.....................30
Bảng 3.7 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi thời gian chiết..........30
Bảng 4.1 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi phương pháp chiết.......33
Bảng 4.2 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi dung môi......................34
Bảng 4.3 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi nhiệt độ........................34
Bảng 4.4 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi tỉ lệ mẫu : dung môi.....35
Bảng 4.5 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi thời gian chiết..............36
Bảng 4.6 Ảnh hưởng của việc loại tạp đến kết tinh naringin....................................36
Bảng 4.7 Ảnh hưởng của pH đến kết tinh naringin..................................................37
Bảng 4.8 Nhiệt độ nóng chảy naringin.....................................................................39
Bảng 4.9 So sánh với một số quy trình chiết xuất trong nước..................................42

vi
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 4.1 Nồng độ các mẫu dịch chiết với tỉ lệ mẫu – dung môi khác nhau.........35
Biểu đồ 4.2 Nồng độ các mẫu dịch chiết tại các thời gian chiết khác nhau..............36

vii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Bưởi (Citrus maxima).................................................................................4
Hình 2.2. Cây bưởi và hoa bưởi.................................................................................5
Hình 2.3. Bưởi Thanh Trà (Huế) và bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)...............................6
Hình 2.4. Cấu trúc naringin........................................................................................7
Hình 2.5. Tinh thể naringin........................................................................................7
Hình 2.6. Giải phẫu cấu tạo bên trong quả bưởi.........................................................8
Hình 2.7 Sơ đồ máy HPLC.......................................................................................19
Hình 3.1 SKLM kiểm tra độ tinh khiết sản phẩm.....................................................24
Hình 3.2 SKLM lựa chọn hệ giải ly cột....................................................................25
Hình 3.3 SKLM theo dõi các phân đoạn..................................................................26
Hình 3.4. SKLM trong 3 hệ dung môi......................................................................26
Hình 4.1 Đường chuẩn naringin...............................................................................33
Hình 4.2 Chiết xuất naringin quy mô phòng thí nghiệm..........................................39
Hình 4.3 Phản ứng naringin với NaOH....................................................................40
Hình 4.4 Phản ứng Cyanidin....................................................................................40
Hình 4.5 SKLM xác định độ tinh khiết naringin......................................................40

viii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
EA Ethyl acetate
EG Ethylen glycol
MeOH Methanol
AcOH Acetic acid
NaOH Natri hydroxyde
HCl Hydrochloric acid
13
C-NMR Carbon (13) Nuclear Magnetic Resonance
H-NMR
1
Proton Nuclear Magnetic Resonance
IR Infrared spectroscopy
Rf Retention factor
SKC Sắc ký cột
SKLM Sắc ký lớp mỏng
TLC Thin Layer Chromatography
HPLC High-performance liquid chromatography
UV – Vis Ultraviolet - Visible

ix
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI


1. Thông tin chung:
- Tên đề tài: Xây dựng quy trình chiết xuất naringin từ vỏ quả bưởi Citrus grandis
Osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở Cần Thơ
- Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoài Thương
- Lớp: Hóa Dược K37 Khoa: Khoa Học Tự Nhiên
Năm thứ: 3 Số năm đào tạo: 4 năm
- Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Trọng Tuân
2. Mục tiêu đề tài:
- Xây dựng quy trình tách chiết naringin thô và quy trình tinh chế naringin hàm
lượng lớn (1 kg vỏ bưởi khô/mẻ) trong phòng thí nghiệm.
- Khảo sát tính chất hóa học và vật lý của naringin điều chế được
3. Tính mới và sáng tạo:
- Sử dụng được nguồn vỏ bưởi gần như là phế phẩm ở nước ta.
- Xây dựng được quy trình tách chiết và tinh chế naringin lượng lớn có thể ứng dụng
trong các xưởng dược trong việc tạo ra các dược phẩm.
4. Kết quả nghiên cứu:
- Xây dựng được quy trình tách chiết và tinh chế naringin trong phòng thí nghiệm.
- Xác định được một số tính chất vật lí, hóa học cơ bản của sản phẩm thu được.
5. Đóng góp về mặt kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo, an ninh, quốc phòng
và khả năng áp dụng của đề tài:
Với kết quả của đề tài có thể áp dụng quy trình vào việc sản xuất nairngin quy mô
lớn tại các xưởng dược. Như vậy, có thể tạo được nguồn dược chất giá rẻ mà không cần
phải nhập khẩu từ nước ngoài.

x
6. Công bố khoa học của sinh viên từ kết quả nghiên cứu của đề tài (ghi rõ tên
tạp chí nếu có) hoặc nhận xét, đánh giá của cơ sở đã áp dụng các kết quả nghiên cứu (nếu
có):
Ngày 26 tháng 03 năm 2014
Sinh viên chịu trách nhiệm chính
thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

Nhận xét của người hướng dẫn về những đóng góp khoa học của sinh viên thực
hiện đề tài (phần này do người hướng dẫn ghi):

Ngày 26 tháng 03 năm 2014


Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ Người hướng dẫn
(ký tên và đóng dấu) (ký, họ và tên)

xi
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN

CHỊU TRÁCH NHIỆM CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ TÀI

I. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN:


Họ và tên: Nguyễn Hoài Thương Ảnh 4x6
Sinh ngày: 14 tháng 12 năm 1992
Nơi sinh: Giồng Riềng – Kiên Giang
Lớp: Hóa Dược Khóa: 37
Khoa: Khoa Học Tự Nhiên
Địa chỉ liên hệ: 304 khu vực Yên Hạ - phường Lê Bình – quận Cái Răng – TPCT
Điện thoại: 01259988007 Email: thuong112100@student.ctu.edu.vn

II. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP (kê khai thành tích của sinh viên từ năm thứ 1 đến
năm đang học):
* Năm thứ 1:
Ngành học: Hóa Dược 37 Khoa: Khoa Học Tự Nhiên
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích:
- Tích cực tham gia các hoạt động Đoàn, Hội.
- Nhận giấy khen của Khoa cho ban cán sự hoàn thành nhiệm vụ
* Năm thứ 2:
Ngành học: Hóa Dược K37 Khoa: Khoa Học Tự Nhiên
Kết quả xếp loại học tập: Khá

xii
Sơ lược thành tích :
- Tích cực trong các phong trào Đoàn , Hội.
- Tham gia nhiều hoạt động xã hội, hướng đến lợi ích cộng đồng.
- Nhận giấy khen của tỉnh Đoàn, của UBND huyện Giồng Riềng cho cán bộ
Hội hoàn thành nhiệm vụ.
- Đoàn viên ứu tú.
* Năm thứ 3:
Ngành học: Hóa Dược K37 Khoa: Khoa Học Tự Nhiên
Kết quả xếp loại học tập: Giỏi
Sơ lược thành tích :
- Tích cực trong các phong trào Đoàn, Hội.
- Tham gia nhiều hoạt động xã hội, hướng đến lợi ích cộng đồng.
- Nhận giấy khen Hội Sinh viên trường cho cán bộ Hội hoàn thành tốt nhiệm
vụ.
- Nhận danh hiệu ‘‘Sinh viên 5 tốt’’ cấp trường.

Ngày 26 tháng 03 năm 2014


Xác nhận của Trường Đại học Cần Thơ Sinh viên chịu trách nhiệm chính
(ký tên và đóng dấu) thực hiện đề tài
(ký, họ và tên)

xiii
Báo cáo đề tài Chương 1

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU

1.1 Đặt vấn đề


Thiên nhiên đã ưu đãi cho Việt Nam có khí hậu và đất đai phù hợp với rất
nhiều loại cây trồng, trong số đó có nhiều cây trở thành nguồn dược liệu quan
trọng phục vụ cho mục đích chữa bệnh của con người.
Bưởi là một loại cây thuộc họ Cam, được trồng phổ biến ở Việt Nam. Theo
tác giả Đỗ Tất Lợi, lá bưởi thường được dùng để xông chữa cảm cúm, nhức đầu;
dịch ép bưởi làm thuốc chữa tiêu khát; vỏ quả bưởi chữa ăn uống không tiêu, đau
bụng; bột than hạt bưởi có thể dùng chữa trốc đầu ở trẻ em. Xét về thành phần
hóa học, trong vỏ quả bưởi, hoa và lá bưởi có chứa nhiều loại tinh dầu (ditecpen,
linalola và xitrala). Ngoài ra, trong vỏ quả bưởi còn chứa một lượng lớn các
flavonoid, đặc biệt là naringin.
Naringin là một flavonoid glycosid. Chất này có nhiều tác dụng sinh học rất
mạnh như kháng oxy hóa, giảm lipid máu (Seon Min Jeon, 2001), kháng ung thư
và ức chế chọn lọc các enzym chuyển hóa thuốc cytochrome P450, bao gồm
CYP1A1 và CYP1A2, mà có thể gây tương tác thuốc-thuốc trong cơ thể (Ueng
YF, 1999). Đặc biệt, trong số 21 flavonoid có tác dụng hạ huyết áp, naringin có
tác dụng mạnh thứ hai sau rutin. Theo kết quả nghiên cứu của Schindler và
Mentlein (2006) khi kết hợp naringin với rutin thì tác dụng làm bền thành mạch
được tăng lên đáng kể so với từng chất riêng lẻ, đồng thời cũng ức chế sự giải
phóng VEGF gây co mạch. Một nghiên cứu của Piotr Tomasik (2004) đã kết luận
khi xử lí naringin với base mạnh, sau đó thực hiện phản ứng khử nước thì thu
được naringin dihydrochalcone, hợp chất này có độ ngọt gấp 300-1800 lần đường
mía. Cũng trong thời gian đó, nhóm tác giả Un Ju Jung đã công bố về khả năng
hạ thấp lượng đường trong máu của naringin, đặc biệt khi kết hợp với hesperidin.
Bên cạnh các nghiên cứu về hoạt tính sinh học, những công trình về sự tách chiết
và tinh sạch naringin cũng đã được thực hiện (Willard E. Baier, 1947; R.
Hendrickson và J. W. Kesterson, 1956; Paul L. Davis, 1966) nhưng đều đã tương
đối cũ và khó áp dụng vào sản xuất.
Ở Việt Nam, các nghiên cứu về naringin được thực hiện bởi một số nhóm
tác giả như Nguyễn Công Hà và cộng sự (Đại học Cần Thơ, 2009) đã khảo sát sự
1
Báo cáo đề tài Chương 1

biến đổi naringin trong quá trình lên men rượu bưởi hay nhóm tác giả Nguyễn
Minh Đức (Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2007) nghiên cứu chiết xuất
naringin làm chất chuẩn phục vụ công tác kiểm nghiệm thuốc. Bên cạnh đó,
nhóm tác giả Trần Hùng (Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh, 2001) cũng
khảo sát tính chất của các flavonoid chiết xuất từ vỏ bưởi, trong đó có naringin.
Tuy nhiên, các nghiên cứu trên chỉ mới dừng lại ở việc cô lập một lượng nhỏ
naringin cho mục đích học thuật.
Naringin đã được sản xuất và thương mại hóa trên thế giới dưới dạng tinh
chất, dạng dùng trong thực phẩm cũng như dùng trong dược phẩm. Một số sản
phẩm có chứa naringin được bán ngoài thị trường có thể kể đến như: Swanson
Superior Herbs, Pure Encapsulations-Acelora/Flavonoid, Charge…Trong khi đó,
ở Việt Nam chưa có tác giả nào công bố về quy trình chiết tách, tinh sạch
naringin với lượng lớn và hiệu suất cao, cũng chưa có công ty nào tự sản xuất
naringin để bán trên thị trường mà phải nhập từ nước ngoài, trong khi vỏ bưởi -
nguồn nguyên liệu để sản xuất naringin - lại rất phổ biến (gần như là phế phẩm) ở
nước ta. Xuất phát từ tình hình trên, đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất
naringin từ vỏ quả bưởi Citrus grandis Osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở
Cần Thơ” là thực sự cần thiết, một mặt có thể sử dụng phế phẩm vỏ bưởi, tránh
lãng phí, một mặt có thể thu được nguồn naringin giá rẻ trong nước, giảm bớt sự
phụ thuộc vào nguồn cung từ nước ngoài, đặc biệt là trong sản xuất dược phẩm

1.2 Mục tiêu nghiên cứu


Đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất naringin từ vỏ quả bưởi Citrus
grandis Osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở Cần Thơ” nhằm các mục tiêu sau:
- Xây dựng quy trình tách chiết naringin thô và quy trình tinh chế naringin
hàm lượng lớn (1 kg vỏ bưởi khô/mẻ) trong phòng thí nghiệm.
- Khảo sát tính chất hóa học và vật lý của naringin điều chế được.

1.3 Nội dung nghiên cứu


- Tập hợp tài liệu, chuẩn bị tổ chức thí nghiệm.
- Thu mua và xử lí nguyên liệu vỏ bưởi.
- Khảo sát điều kiện chiết naringin bằng phương pháp chiết với dung môi
- Khảo sát quy trình tinh chế naringin.
2
Báo cáo đề tài Chương 1

- Khảo sát tính chất vật lý, hóa học của naringin điều chế được.
- Viết báo cáo và nghiệm thu đề tài.

3
CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

2.1 Sơ lược về cây bưởi

2.1.1 Tên gọi

(Nguồn: http://www.thesaigontimes.vn/99404/Buoi-da-xanh-tiép-tục-duọc-giá.html)

Hình 2.1. Bưởi (Citrus maxima)


Tên khoa học: Citrus maxima, citrus grandis.
Tên gọi thông thường: Bưởi, bòng, co phúc, kanbao tchiou (Thái), Kroth
thlong (Campuchia), pomelo, pummelo, pommelo, makkatel, makphuc, maksomo
(Lào), shaddock hoặc lusho fruit.

2.1.2 Phân loại


Giới: Plantae
Ngành: Magnoliophyta
Lớp: Magnoliopsida
Bộ: Sapindales
Họ: Rutaceae
Chi: Citrus
Loài: Citrus maxima, Citrus grandis

4
Báo cáo đề tài Chương 2

2.1.3 Mô tả thực vật [1]

(Nguồn: http://ongvove.wordpress.com/2012/01/05/sự-tich-bai-thơ-treo-len-cay-bưởi/
http://caycanhgiahuy.vn/CAY-BUOI-90198.html)
Hình 2.2. Cây bưởi và hoa bưởi
Cây bưởi thường cao to, trung bình từ 10 – 13m, vỏ thân có màu vàng nhạt,
cành có gai dài, nhọn. Lá hình trứng, dài từ 11 – 12cm, rộng từ 4.5 – 5.5 cm, hai
đầu tù, nguyên, dai, cuống có dìa cánh to. Hoa bưởi có màu trắng, rất thơm, mọc
thành từng chùm từ 6 – 10 hoa, thường ra hoa khoảng từ tháng 3 đến tháng 5.
Quả bưởi to, thường có hình cầu, vỏ dày, màu thay đổi tùy theo loại, trái thường
ra khoảng từ tháng 8 đến tháng 11.

2.1.4 Thành phần hóa học [1]


Trong lá, hoa, vỏ quả đều chứa tinh dầu, là các dipenten, linalola và xitrala.
Hàm lượng xitrala và ester trong tinh dầu vỏ quả khoảng 26%. Ngoài ra, trong vỏ
quả bưởi còn chứa naringin, hesperidin, đường rhamnose.
Trong dịch ép múi bưởi có khoảng 9% acid citric, 14% đường. Ngoài ra,
còn có lycopin, vitamin B1.

5
Báo cáo đề tài Chương 2

Các enzyme peroxydase, amylase, vitamin A và C cũng có trong dịch ép


bưởi và vỏ quả bưởi. Trong vỏ hạt bưởi chứa nhiều pectin, trong hạt có chứa
thành phần dầu béo.

2.1.5 Phân bố
Bưởi là một loại cây của vùng Ấn Độ, Malaysia, được trồng từ lâu đời ở
nhiều nước Đông Nam Á. Ở nước ta, bưởi được trồng ở rất nhiều nơi với nhiều
giống cũng như nhiều tên gọi khác nhau, mỗi loại đều có vị ngon đặc trưng riêng.
Có thể kể đến như: bưởi Đoan Hùng (Vĩnh Phú) có quả tròn, nhiều nước và vị rất
ngọt; bưởi Phúc Trạch trồng nhiều ở Hà Tĩnh cũng cho quả to, nước nhiều, ngọt;
bưởi Thanh Trà (Huế) nổi tiếng bởi vị thơm và vị ngọt của nó; ở miền Nam có
bưởi Năm Roi với vị ngọt và xen lẫn vị chua rất dịu.

(Nguồn: http://muahoaqua.vn/trai-cay/qua-buoi/buoi-nam-roi.html
http://www.vatgia.com/raovat/2026/2084527/buoi-thanh-tra-buoi-ngon-dac-san-co-do-hue.html)
Hình 2.3. Bưởi Thanh Trà (Huế) và bưởi Năm Roi (Vĩnh Long)

2.1.6 Công dụng [1]


Lá bưởi thường được dùng để xông chữa nhức đầu, cảm cúm. Ngoài ra, còn
dùng để cất tinh dầu.
Vỏ quả bưởi chữa ăn không tiêu, đau bụng, ho, ngoài ra còn dùng để mượt
tóc. Các nghiên cứu gần đây chứng minh được các thành phần trong vỏ bưởi có
rất nhiều hoạt tính sinh học như khả năng giảm huyết áp, bền thành mạch,…

6
Báo cáo đề tài Chương 2

Vỏ hạt bưởi chứa pectin có thể dùng làm cầm máu. Dịch ép múi bưởi có
thể trị tiêu khát, thiếu vitamin C, làm nguyên liệu điều chế acid citric trong tự
nhiên.
Tinh dầu bưởi có thể được dùng để làm thơm bánh, các loại thức ăn khác.

2.2 Tổng quan về naringin

2.2.1 Đặc điểm, tính chất [2] [3]


Tên quốc tế: 7-[[2-O-(6-Deoxy-α-L-mannopyranosyl)-β-D-
glucopyranosyl]]oxy]-2,3-dihydro-5-hydroxy-2-(4-hydroxyphenyl)-4H-1-
benzopyran-4-one]
Cấu trúc:

Hình 2.4. Cấu trúc naringin


Naringin là một flavanone glycoside, tan trong alcohol, acetone, ethyl
acetate, pyridine, acid acetic, nhưng lại không tan trong chloroform, ether,
benzene. Với nước, naringin tan tốt nhất ở nhiệt độ 75°C.
Tinh thể naringin ở dạng hình kim, màu trắng ngà. Khi sấy khô ở 110°C,
nhiệt độ nóng chảy của nó là 171°C, nhưng khi kết tinh trong nước tinh thể
naringin tồn tại dạng hexahydrate khi đó nhiệt độ nóng chảy là 83°C.

Hình 2.5. Tinh thể naringin

7
Báo cáo đề tài Chương 2

Khi đun hoàn lưu naringin trong vài giờ có sự hiện diện của acid vô cơ,
naringin bị thủy phân tạo naringenin, đường rhamnose và glucose. Nhiệt độ nóng
chảy của naringenin là 248°C.
Naringin được tìm thấy nhiều trong lõi với hàm lượng khoảng từ 50 – 60%,
5 – 10% trong vỏ ngoài, 1 – 3% trong dịch bưởi [3].

(Nguồn: http://commons.wikimedia.org/wiki/File:Orange_cross_section_description.png)

Hình 2.6. Giải phẫu cấu tạo bên trong quả bưởi

2.2.2 Các nghiên cứu quy trình cô lập naringin trong nước
Theo quy trình của Nguyễn Minh Đức: vỏ bưởi được loại bỏ phần vỏ xanh,
cắt thành mảnh nhỏ 5 cm, sấy ở 50 -55°C đến khô hoàn toàn. Xay thô vỏ bưởi
khô, rây qua rây 2 mm. Làm ẩm 1 kg bột vỏ bưởi khô với lượng vừa đủ cồn 96%,
đậy kín, để yên 1 giờ. Cho bột này vào bình ngấm kiệt, thêm cồn 96% vào ngập
mặt nguyên liệu khoảng 5 cm. Thu dịch chiết sau mỗi 24 giờ đến khi đủ 8 lít. Cô
quay loại dung môi thu cao sệt. Rửa cao bằng ether dầu đến khi dịch ether dầu
không màu. Đun cách thủy để loại hết ether, sau đó, hòa cao sệt vào 1 lít nước
nóng, thêm 5 g than hoạt tính, khuấy đều và đun tiếp trên bếp cách thủy 5 phút.
Lọc nóng qua phễu Buchner. Để nguội dịch lọc, cho vào tủ lạnh để qua đêm, thu
10 g naringin thô. Naringin thô được hòa tan vào nước nóng, lọc lấy dịch lọc, để
kết tinh ở nhiệt độ thường (thực hiện kết tinh lại 3 lần). Cuối cùng, lọc lấy tinh
thể, rửa tinh thể bằng hỗn hợp EtOH – nước (1:1) lạnh. Sấy khô tinh thể ở 50°C,
thu 8 g naringin tinh sạch 100% (hiệu suất toàn phần 0.8%) [4].

8
Báo cáo đề tài Chương 2

Vỏ bưởi sấy khô ở 60°C, đạt độ ẩm 8 – 10%, xay mịn 2 < d ≤ 3 mm. Trích
nóng 2 lần với EtOH ở 70°C [tỉ lệ dung môi/mẫu = 7:1 (lần 1), dung môi/mẫu =
5:1 (lần 2)], tổng thời gian trích 2 lần là 8 giờ, khuấy trộn 300 vòng/phút. Lọc bỏ
bã, cô đuổi dung môi thu được cao chiết flavonoid, hiệu suất 84.5%, hàm lượng
flavonoid trong cao là 25.16%. Thêm nước vào cao chiết sao cho lượng cao chiết
đạt 12% (m/m), chỉnh đến pH = 9 bằng Ca(OH) 2 để hòa tan flavonoid và kết tủa
các tạp chất carbohydrate như đường, pectin. Lọc bỏ kết tủa, dung dịch kiềm
được chiết lỏng – lỏng với hexane (dung môi/dung dịch kiềm = 3/1) để loại các
chất kém phân cực. Quá trình này diễn ra trong 1 giờ, đảo trộn liên tục. Bỏ lớp
hexane. Lớp dung dịch kiềm được chỉnh đến pH = 4 bằng HCl đậm đặc, khuấy
đều ở 50 – 55°C trong 1 giờ. Sau đó, dung dịch được để kết tinh trong 24 giờ. Lọc
lấy flavonoid. Rửa tinh thể 2 lần bằng hệ dung môi EtOAc-H 2O (1:1), tỉ lệ dung
môi/flavonoid = 3/1 (v/v) trong phễu chiết, lọc loại bỏ lớp nước. Cô đuổi dung
môi, đông khô thu được sản phẩm naringin đạt độ tinh sạch 81.90% (hiệu suất
3.46% so với tổng chất khô) [3].
Cân 100 g bột vỏ bưởi, cho vào thau nhựa nhỏ, làm ẩm với lượng vừa đủ
cồn 96%, đậy lại và để yên trong 30 phút. Cho bột dược liệu vào bình ngấm kiệt,
thêm côn 96% đến khi cao hơn mặt dược liệu 5 cm. Đậy kín, để qua đêm. Thu lấy
dịch chiết từ bình ngấm kiệt (15 giọt/phút) đến khi được 1 lít. Cô quay thu hồi
dung môi hoặc đun cách thủy đến khi dịch đặc như siro. Để nguội, rửa cao chiết
bằng ether ethylic (20 ml x 2 lần) rồi hòa tan cao chiết vào 50 ml nước sôi, thêm
0.5 g than hoạt tính, khuấy đều, đun cách thủy trong 5 phút và lọc nóng qua phễu
Buchner. Cho dịch lọc vào becher, chỉnh đến pH 5 bằng HCl 10%, để nguội rồi
cho vào tủ lạnh, thỉnh thoảng dùng đũa thủy tinh cọ nhẹ. Naringin sẽ kết tinh sau
24 giờ, bột tinh thể màu trắng. Lọc lấy tinh thể, rửa bằng nước lạnh, để khô ở
nhiệt độ phòng rồi sấy ở 60°C [5].

2.2.3 Các nghiên cứu cô lập naringin ngoài nước


Theo quy trình của tác giả Poore: Hòa tan 1 phần mẫu trong 4 phần nước ở
90°C, ở nhiệt độ này thì Pectin bị phân hủy rất nhiều, trong dịch chiết chỉ có
khoảng 0,22% pectin, dịch chiết được lọc sau 5 phút, tiếp tục chiết lần 2 với 2
phần nước ở 80°C, lọc và kết hợp dịch chiết 2 lần lại với nhau và lọc bằng thiết bị
hút chân không còn lại 1/9 so với thể tích ban đầu. Sau khi làm lạnh thì để kết

9
Báo cáo đề tài Chương 2

tinh trong điều kiện lạnh 2 – 3 ngày, làm nóng đến 70°C, làm lạnh và kết tinh lần
nữa. Để tinh sạch đầu tiên hòa 1 lượng mẫu trong nước nóng – EtOH (8-2), thêm
lượng dư chì acetat, và lượng dư đó được trung hòa bởi H 2S, sau khi lọc để
naringin kết tinh trong điều kiện lạnh. Kết tinh lần 2 với nước nóng, naringin hòa
tan trong nước nóng ở nhiệt độ trên 50°C. Naringin cũng có thể kết tinh từ nước
trong dung dịch kiềm, nhưng điều này làm cho tinh thể có màu vàng rất khó loại
ra ngay cả sử dụng than hoạt tính [6].
Một nghiên cứu khác của Raphel Ikan: Một phần vỏ bưởi đã được cắt nhỏ
và bốn phần nước được đun nóng đến 90°C, giữ ở nhiệt độ này trong 5 phút. Lọc
lấy dịch chiết. Lặp lại quá trình chiết với hai phần nước ở 80°C. Gộp các dịch
chiết lại, đun sôi với 1% Celite, lọc. Dịch sau lọc được làm đậm đặc dưới chân
không đến khi thể tích còn 1/9 so với ban đầu. Để kết tinh trong tủ lạnh, lọc, thu
được naringin octahydrate (mp. 83°C). Naringin (8.6 g) được hòa tan trong 100
ml isopropanol sôi và lọc nóng. Dịch isopropanol sau lọc được làm lạnh để kết
tinh. Lọc tinh thể, rửa bằng isopropanol lạnh, thu được naringin dihyrate có nhiệt
độ nóng chảy là 171°C. Naringin cũng có thể được làm tinh sạch bằng cách kết
tinh lại với một ít nước nóng [7].
Ngoài ra, Kenterson và Hendrickson cũng đưa quy trình tách naringin: 100
g bột vỏ bưởi được ngâm với 500 ml cồn 95% trong ít nhất 16 giờ, thỉnh thoảng
khuấy trộn. Thu lấy dịch chiết. Vỏ bưởi được chiết lần hai với 500 ml nước có
hòa tan sẵn 1 g CaO, giữ trong 2 giờ. Thu lấy dịch chiết. Chiết lần ba với 500 ml
nước ở 95°C trong 2 giờ. Gộp chung dịch chiết ở cả ba lần, phải đảm bảo thu đủ
1500 ml. Dịch này được dùng để định lượng naringin. Kết quả cho thấy dùng
EtOH chiết được 72% naringin, trong khi nếu dùng nước – Ca(OH) 2 chỉ được
18%, và 10% khi chiết với nước [2].
Theo nghiên cứu của Tripodo: 200 g vỏ được chiết với 600 ml nước ở 90°C,
sau đó lọc chân không trên giấy, thu lấy dung dịch, cho Ca(OH) 2 vào đến khi pH
khoảng 9 – 10 để loại bỏ pectin dưới dạng calcium pectate, lọc hỗn hợp thu dịch
lọc, tiếp tục cho HCl vào để pH dung dịch lúc này là 4, giữ ở 0°C trong 2 ngày,
để naringin kết tinh, sau đó lọc chân không và làm khô ở 50°C rồi đem cân. Kết
quả hiệu suất chiết naringin từ 1.66 – 3.8% (xấp xỉ so với hiệu suất chiết naringin
trong vỏ bưởi là 4%) so với khối lượng khô của vỏ bergamot [8].

10
Báo cáo đề tài Chương 2

2.2.4 Các thuốc thử định tính naringin [9]


Naringin là một flavon thuộc nhóm flavonoid nên tạo màu với nhiều thuốc
thử đặc trưng:
- Khi hòa tan naringin với EtOH sau đó cho tiếp NaOH vào, dung dịch sẽ
có màu từ vàng đến cam – đỏ.
- Phản ứng Cyanidin: naringin bị khử bằng bột Mg trong HCl, phản ứng
tạo màu cam, đỏ hoặc tím.

2.2.5 Ứng dụng


Naringin là chất có khả năng chống oxi hoá thông qua việc làm tăng sự biểu
hiện gen của enzym chống oxi hoá. Naringin góp phần làm tăng hoạt tính của các
enzyme chống oxi hoá trong gan như superoxide dismutase (SOD) và catalase
(CAT). Đồng thời naringin cũng góp phần làm giảm lượng H 2O2 -một chất nằm
trong chuỗi dẫn truyền hình thành các gốc oxi hoá tự do (ROS), ROS là nguyên
nhân chính dẫn đến xơ vữa động mạch, rối loạn thoái hoá thần kinh, ung thư và
gây lão hoá. Naringin cung cấp dưỡng chất chống oxi hoá như vitamin E [10].
Ngoài ra, nồng độ naringin cao sẽ đóng vai trò chống lại tế bào ung thư gây
ra bởi hydrocacbon đa vòng thơm (PAHs). Bên cạnh đó naringin ức chế chọn lọc
các enzym chuyển hóa thuốc cytochrome P450, bao gồm CYP1A1 và CYP1A2,
mà có thể gây tương tác thuốc-thuốc trong cơ thể [11]. Naringin được xử lý qua
EtOH có tác dụng làm giảm đáng kể lượng chất béo trung tính ở gan và huyết
tương, cả lượng cholesterol ở gan, tác dụng này nổi bật hơn so với naringin ở
dạng tự do. Bên cạnh đó, việc bổ sung naringin làm tăng đáng kể HDL-
Cholesterol (chuyên chở cholesterol thặng dư ra khỏi mô ngoại vi, làm giảm
luợng mỡ trong máu, tức giảm được các nguy cơ tim mạch.), và tỷ lệ giữa HDL-
Cholesterol/tổng Cholesterol. Trong số các nhóm chất xử lý EtOH, việc bổ sung
naringin ở mức thấp sẽ làm giảm nồng độ huyết tương và TBARS (chỉ số đánh
giá mức độ thủy phân và oxy hóa lipid) trong gan, đồng thời làm tăng hoạt tính
của enzyme SOD và GSH-Px (glutathione peroxidase plasma). Theo đó, khi
naringin xuất hiện sẽ góp phần làm giảm những tác động bất lợi của việc ăn uống
phải EtOH bằng cách tăng cường chuyển hoá EtOH và lipid [12].
Ngoài ra Naringin là hợp chất có khả năng kháng viêm, kháng vi khuẩn

11
Báo cáo đề tài Chương 2

virus, chống loét. Nó cũng có thể bảo vệ các tế bào cơ trơn mạch máu bằng cách
tăng sức mạnh và sức đề kháng của mạch máu , làm giảm hiệu ứng xơ vữa [13].
Theo kết quả nghiên cứu của Schindler và Mentlein (2006) khi kết hợp
naringin với rutin thì tác dụng làm bền thành mạch được tăng lên đáng kể so với
từng chất riêng lẻ, đồng thời cũng ức chế sự giải phóng VEGF gây co mạch [14].

2.3 Kĩ thuật ngâm dầm [9]


Nguyên liệu được sấy khô, xay nhỏ và ngâm trong bình chứa bằng thuỷ tinh
hoặc thép không rỉ, có nắp đậy. Rót dung môi tinh khiết vào bình đến khi xấp xấp
bề mặt của nguyên liệu, giữ yên trong vòng 12-24h. Sau đó lọc dịch chiết, thu hồi
dung môi để được cao chiết. Tiếp theo, rót dung môi mới vào bình chứa và tiếp
tục quá trình thêm vài lần cho đến khi chiết kiệt nguyên liệu.
Đây là một phương pháp đơn giản vì không cần nhiều thiết bị phức tạp nên
có thể chiết một lượng lớn nguyên liệu.

2.4 Phương pháp kết tinh lại [15]


Kết tinh lại (Recrystallization) là kĩ thuật được sử đụng để tinh chế các chất
nhằm thu được các hợp chất tinh khiết. Nguyên tắc cơ bản của phương pháp này
là dựa trên sự khác nhau về độ tan của chất trong dung môi ở các nhiệt độ khác
nhau, cũng như sự khác nhau của chất chính và chất phụ trong cùng nhiệt độ. Quá
trình chung là chuyển chất rắn thành dung dịch bão hòa bằng cách hòa tan trong
dung môi ở nhiệt độ nóng và tách tinh thể ra khi để lạnh.
Có thể có 2 trường hợp: hoặc chất chính tan trong dung môi nóng, chất phụ
không tan thì tiến hành lọc chất phụ và để kết tinh, hoặc trong trường hợp chất có
độ tan khác nhau thì dùng phương pháp kết tinh phân đoạn (ở nhiệt độ xác định,
dung dịch của chất bão hòa sẽ tách thành tinh thể trước khi làm lạnh, còn chất kia
vẫn chưa bão hòa sẽ còn lại trong dung dịch).
Quá trình kết tinh lại gồm các giai đoạn:
- Lựa chọn dung môi thích hợp.
- Hòa tan chất rắn cần tinh chế ở gần hoặc bằng nhiệt độ sôi của dung môi.
- Khử màu dung dịch nếu có, thường dùng than hoạt tính.
- Để kết tinh chất tan khi làm lạnh.

12
Báo cáo đề tài Chương 2

- Tách lấy chất rắn.


- Làm khô.
- Xác định tính chất vật lí, thường là nhiệt độ nóng chảy.
Trong đó lựa chọn dung môi thích hợp là khá quan trọng. Dung môi dùng
kết tinh lại phải thỏa các điều kiện:
- Hòa tan tốt chất ở nhiệt độ cao hay sôi, nhưng ít tan hay không tan ở
lạnh.
- Chất phụ không tan trong dung môi ở bất cư nhiệt độ nào, hoặc tan rất ít
ở dung môi lạnh.
- Nhiệt độ nóng chảy của chất kết tinh phải lớn hơn nhiệt độ sôi của dung môi.
- Dung môi không tương tác với chất tan.
- Dung môi phải dễ tách ra khỏi chất kết tinh.
- Dung môi sử dụng có thể là đơn dung môi hay hỗn hợp dung môi. Nếu
là hỗn hợp thì phải đảm bảo một dung môi sẽ hòa tan tốt chất tan ngay
nhiệt độ lạnh, còn dung môi còn lại thì không.

2.5 Phương pháp phổ UV – Vis [16]


Phổ tử ngoại và khả kiến, viết tắt là UV-VIS (Ultraviolet-Visible) là phương
pháp phân tích được sử dụng rộng rãi.
Vùng sóng: Tử ngoại (UV) 200 – 400 nm
Khả kiến (VIS) 400 – 800 nm

2.5.1 Nguyên tắc


Dựa vào mối quan hệ gữa mật độ quang và nồng độ dung dịch theo định luật
Lambert – Beer :
I
A= lg ( I0 ) = ε. C. l

Trong đó:
ε: là hệ số hấp thu phân tử
C: nồng độ dung dịch (mol/l)
l: dộ dày truyền ánh sáng (cm)
13
Báo cáo đề tài Chương 2

A: độ hấp thụ quang


( Phương trình này chỉ đúng với tia sáng đơn sắc)
Trong phân tích định lượng bằng phương pháp trắc quang người ta chọn
một bước sóng λ nhất định, chiều dài curvet l nhất định và lập phương trình của
độ hấp thụ quang A vào nồng độ C.

2.5.2 Phương pháp dựng đường chuẩn


- Chọn λmax
- Pha dãy chất chuẩn có nồng độ tăng (giảm) dần.
- Đo mật độ quang của các mẫu ở bước sóng nói trên.
- Vẽ đồ thị phụ thuộc mật độ quang D vào nồng độ C, đường biểu diễn
của đồ thị này được gọi là đường chuẩn.
- Pha mẫu phân tích sao cho nồng độ dung dịch mẫu đo nằm trong giới
hạn tuyến tính của đường chuẩn. Sau khi đo mẫu phân tích nhận giá trị
Dx rồi đối chiếu trên đồ thị đọc được giá trị Cx.

2.6 Phương pháp sắc kí

2.6.1 Sắc kí lớp mỏng [9]


Phương pháp sắc kí lớp mỏng dựa vào hiện tượng hấp thu khi cho pha động
là một dung môi hoặc hỗn hợp các dung môi, di chuyển ngang qua một pha tĩnh
là một chất hấp thu trơ (ví dụ: silica gel, oxid alumin).
Bình sắc kí: là một chậu, hũ, lọ….bằng thuỷ tinh, có nắp đậy.
Pha tĩnh: Một lớp mỏng (0.25 mm) của một loại chất hấp thụ (ví dụ: silica
gel, alumin) được tráng thành một lớp mỏng, đều, phủ lên một nền phẳng (ví dụ:
tấm kiếng, nhôm, plastic). Chất hấp thụ trên tâm giá đỡ nhờ sulfat calci khan,
hoặc tinh bột, hoặc một loại polymer hữu cơ.
Chất cần phân tích: Mẫu cần phân tích thường là hỗn hợp gồm nhiều chất có
độ phân cực khác nhau. Thường dùng để phân tích các dung dịch mẫu có tính
kém bay hơi. Sử dụng khoảng 1 µl dung dịch mẫu với nồng độ khoảng 2-5%, nhờ
ống vi quản để chấm mẫu thành một điều gọn trên pha tĩnh, ở vị trí cao hơn vạch
dung môi một chút.

14
Báo cáo đề tài Chương 2

Pha động: Dung môi hoặc hỗn hợp dung môi, di chuyển chậm qua pha tĩnh
và kéo mẫu chất đi theo nó. Dung môi di chuyển lên cao nhờ vào tính mao quản.
Vận tốc di chuyển của mỗi thành phần trong mẫu tuỳ thuộc vào lực tương tác tĩnh
điện của chât với pha tĩnh. Với pha tĩnh là silica gel và alumin, hợp chất kém
phân cực sẽ di chuyển nhanh hơn các hợp chất rất phân cực.
Dung môi giải ly:
Nguyên tắc chọn dung môi: Nên chọn loại dung môi rẻ tiền, vì phải cần
một lượng lớn, có độ tinh khiết cao, tránh chứa các vết kim loại. Dung môi không
được quá dễ bay hơi, như ethyl ether. Dung môi dễ bay hơi sẽ dễ dàng bay khỏi
tấm lớp mỏng sau khi giải ly.
Nếu có thể nên tránh việc sử dụng hỗn hợp dung môi có nhiều hơn hai cấu
tử, vì hỗn hợp phức tạp như thế dễ dàng dẫn đến việc thay đổi pha khi có sự
thay đổi nhiệt độ.
Giải ly bản mỏng: Trước khi cho bản mỏng vào, dung môi trong bình phải
được bão hoà trước bằng cách cho vào tờ giấy lọc, đậy nắp bình, nghiêng bình để
dung môi thấm ướt giấy lọc. Nếu không bão hoài dung môi, khi dung môi giải ly
là hệ hỗn hợp, mức tiền tuyến dung môi sẽ có hình lõm do dung môi đi ở hai bên
cạnh nhanh hơn đi ở giữa bản. Đặt tấm bản mỏng vào bình sao cho vạch dung
môi không nằm trên các vết đã được chấm trên bản. Hệ dung môi giải ly phù hợp
là hệ cho các vết chính có Rf khoảng từ 0.3 đến 0.6.
Hiện vết sau giải ly:
Phương pháp vật lý: Thông dụng nhất hiện nay là phát hiện bằng tia tử
ngoại (UV).
- Đèn chiếu tia UV 254 nm: Phát hiện các hợp chất có thể hấp thu tia UV,
hợp chất tạo vết có màu tối sẫm.
- Đèn chiếu tia UV 365 nm: Phát hiện các hợp chat có phát huỳnh quang,
hợp chất cho vết có màu sang trên nền bản mỏng sẫm màu.
Phương pháp hoá học:
- Phát hiện vết bằng các thuốc thử, bằng cách hoà vào thuốc thử vào một
dung môi thích hợp rồi phun xịt dung dịch thuốc thử lên bản mỏng,

15
Báo cáo đề tài Chương 2

thuốc thử và dung dịch mẫu sẽ kết hợp tạo dẫn xuất có màu.
- Thuốc thử đặc trưng: Khi nó chỉ tác dụng với những hợp chất có chứa
nhóm chức hoá học đặc biệt, tạo vết có màu đặc trưng.
- Thuốc thử không đặc trưng: Khi nó tạo vết có màu hầu hết với các loại
hợp chất hữu cơ, ví dụ: iod, chất chỉ thị phát huỳnh quang, acid
sulfuric…
- Có thể sử dụng kĩ thuật phun xịt thuốc thử lên bản mỏng hoặc nhúng
trực tiếp bản mỏng vào bình đựng thuốc thử.

2.6.2 Sắc kí cột [9]


2.6.2.1Tổng quan
Sắc ký cột là một trong những kỹ thuật rất quan trọng. Trong nghiên cứu các
hợp chất thiên nhiên, sắc ký cột thường được sử dụng để tách riêng các hợp chất
từ một hỗn hợp.
Trong sắc ký cột thông thường, chất hấp thu (pha tĩnh) được nạp vào một
cột làm bằng thủy tinh (có thể nạp dưới dạng khô hay ướt), dung môi di chuyển
qua lớp pha tĩnh theo chiều từ trên cao xuống thấp nhờ vào trọng lực.
Mẫu được nạp ở đầu trên của cột, do ái lực khác nhau của các hợp phần
trong mẫu với pha tĩnh và pha động mà có sự tách riêng giữa các hợp phần này.
Các chất hấp thu thường dùng: nhôm oxit, silica gel, polyamide, CaCO3,…
Chất hấp thu thường được sử dụng là silica gel, pha động là các dung môi hữu cơ
với nhiều tỷ lệ khác nhau, tìm hệ dung môi dựa vào sắc ký lớp mỏng. Thông
thường người ta nạp silica gel vào cột dưới dạng sệt (nạp ướt) do silica gel có khả
năng trương nở khi bị solvat hóa.
2.6.2.2Dung môi giải ly cột
Các hệ dung môi dùng cho sắc ký lớp mỏng đều có thể ứng dụng vào sắc ký
cột. Tuy vậy, đối với các dung môi có độ sôi quá thấp hoặc có mùi khó chịu hoặc
độc thì không nên dùng làm dung môi giải ly cột.
Trước khi triển khai sắc ký cột, nhất thiết phải sử dụng sắc ký lớp mỏng để
dò tìm hệ dung môi giải ly cho phù hợp. Sau khi đã chọn được thì có thể áp dụng
hệ dung môi này cho sắc ký cột. Cần phải chỉnh tỉ lệ dung môi sao cho có tính

16
Báo cáo đề tài Chương 2

kém phân cực một ít so với hệ dung môi đã chọn.


Thông thường nên bắt đầu bằng một dung môi không phân cực để loại một
cách tương đối các hợp chất không phân cực ra khỏi cột và kế đó dung môi giải ly
sẽ được tăng dần độ phân cực để đuổi các hợp chất có tính phân cực hơn. Muốn
thay đổi một dung môi có tính phân cực hơn, thì phải thay đổi bằng cách cho
thêm vào mỗi lần vài phần trăm một lượng dung môi có tính phân cực hơn vào
dung môi đang giải ly. Thí dụ đang giải ly với ether dầu hỏa, sau đó muốn đổi
sang ethyl acetate thì phải thêm từ từ theo tỷ lệ (99:1) (99 mL ether dầu hỏa và 1
mL ethyl acetate), (98:2); (95:5); (90:10); (70:30); (50:50); (10:90); (0:100). Nếu
cho thêm vào đột ngột thì sẽ làm gãy cột do alumine hay silica gel được trộn với
dung môi sẽ tạo ra nhiệt, nhiệt này làm cho dung môi bốc hơi một cách cục bộ,
hơi sinh ra sẽ tạo bọt khí và làm nứt, gãy cột, cột gãy sẽ làm khả năng tách của
cột kém đi.
Thông thường, hợp chất không phân cực di chuyển nhanh và được giải ly ra
khỏi cột trước còn các hợp chất phân cực sẽ di chuyển chậm hơn (khối lượng
phân tử cũng liên quan đến thứ tự giải ly, một hợp chất không phân cực và có
khối lượng phân tử lớn sẽ di chuyển chậm hơn một hợp chất không phân cực và
có khối lượng phân tử nhỏ hơn).
2.6.2.3Kích thước cột và lượng chất hấp thu
Kích thước cột sắc ký và lượng chất hấp thu cần được lựa chọn thích đáng
để có thể tách tốt các mẫu cần sắc ký. Các khảo sát thực nghiệm cho thấy muốn
tách chất tốt thì khối lượng chất hấp thu phải lớn hơn 25-50 lần khối lượng mẫu
chất cần sắc ký. Tuy nhiên, với những hỗn hợp các hợp chất khó tách riêng thì
cần số lượng chất hấp thu nhiều hơn (lớn hơn 100 -200 lần), còn với các hỗn hợp
dễ tách thì có thể sử dụng lượng chất hấp thu ít hơn. Ngoài ra, chiều cao của
lượng chất hấp thu cần đạt tỉ lệ: chiều cao chất hấp thu: đườngkính trong của cột
vào khoảng 10:1.
2.6.2.4Nạp chất hấp thu vào cột
Nạp chất hấp thu dạng sệt vào cột
Dùng kẹp để giữ cho cột thẳng đứng trên giá. Nếu phần đầu ra của cột
không có miếng thủy tinh xốp để chặn thì nhồi vào một lớp bông gòn để thay thế.

17
Báo cáo đề tài Chương 2

Chất hấp thu được nạp vào cột ở dạng sệt được chuẩn bị như sau:
Trong một becher đã chứa sẵn dung môi (loại bắt đầu cho quá trình giải ly
cột), cho chất hấp thu vào becher, đều đặn, mỗi lần một lượng nhỏ, vừa rót vừa
khuấy nhẹ đều. Lượng dung môi sử dụng phải vừa đủ để hỗn hợp không được quá
sệt khiến cho bọt khí sẽ bị bắt giữ trong cột và cũng không được quá lỏng.
Nhờ một phễu lọc có đuôi dài đặt trên đầu cột, rót hỗn hợp sệt vào cột, vừa
mở nhẹ khóa ở bên dưới cột để cho dung môi chảy ra, hứng vào một becher sạch
ở bên dưới cột, dung môi này được rót trả lại lên đầu cột. Tiếp tục rót chất sệt vào
cột cho đến khi hết số lượng, vừa rót vừa dùng một thanh cao su khỏ nhẹ vào bên
ngoài thành cột để chất hấp thu nén đều trong cột.
Sau khi nạp xong, cho dung môi chảy ra và rót trở lại đầu cột vài ba lần để
cột được nạp chặt hơn, cho đến khi thấy chất hấp thu trong cột có dạng đồng nhất.
Trong quá trình nạp cột, dung môi vẫn liên tục chảy nhẹ đều ra khỏi cột, luôn
luôn phải có dung môi phủ trên phần đầu cột.
Sau khi nạp xong, mặt thoáng chất hấp phụ đầu cột phải nằm ngang. Nếu
mặt thoáng không nằm ngang thì phải bổ sung thêm dung môi vào cột, dùng đũa
thủy tinh khuấy nhẹ phần dung môi sát mặt thoáng làm xáo một phần chất hấp thu
ở trên đầu cột, để yên, chất hấp thu lắng xuống từ từ tạo nên một mặt thoáng bằng
phẳng.
Nạp chất hấp thu dạng khô vào cột
Cho dung môi loại kém phân cực nhất có thể vào khoảng hai phần ba chiều
cao cột, sau đó cho từ từ bột hấp thu vào cột, dùng thanh cao su khỏ nhẹ vào bên
ngoài thành cột theo chiều từ dưới lên để bột xuống được đều đặn. Khi lớp chất
hấp thu đạt chiều cao khoảng 2 cm thì mở nhẹ khóa cho dung môi chảy ra, hứng
vào một becher trống để bên dưới cột, dung môi này được sử dụng lại để rót trả
lại trên đầu cột. Tiếp tục cho bột hấp phụ vào đến khi cột đạt được chiều cao nhất
định. Tiếp đến, rót dung môi vào cột và cho chảy liên tục một thời gian ổn định
cột. Từ lúc này trở đi không được để khô dung môi ở đầu cột.
2.6.2.5Theo dõi quá trình giải ly cột
Nếu các nguyên liệu ban đầu có màu thì quá trình giải ly cột được theo dõi
bằng mắt thường do ta có thể thấy được các lớp có màu sắc khác nhau đang tách

18
Báo cáo đề tài Chương 2

ra xa nhau trong cột. Theo dõi các lớp màu đó và hứng chúng khi chúng được giải
ly ra khỏi cột. Tuy nhiên trong đa số trường hợp, các chất hữu cơ là không màu.
Do đó ta phải theo dõi bằng nhiều cách khác nhau.
Phương pháp thông dụng nhất để theo dõi quá trình sắc ký cột là sắc ký lớp
mỏng. Dung dịch giải ly ra khỏi cột được hứng vào lọ thủy tinh được đánh số
thứ tự và được cân bì sẵn, các lọ thủy tinh sẽ hứng một thể tích bằng nhau của
dung dịch giải ly. Dung dịch của những lọ hứng được sẽ được thực hiện sắc ký
lớp mỏng trên cùng một bản mỏng. Những lọ có kết quả sắc ký giống nhau sẽ
được gom chung lại với nhau thành một phân đoạn. Sau đó làm bay hơi dung môi
trong mỗi phân đoạn, ta thu được cao của phân đoạn đó.

2.6.3 Sắc kí lỏng hiệu năng cao (HPLC) [16]


2.6.3.1Nguyên tắc hoạt động
Mẫu chất lỏng hay chất rắn được hoà tan trong một dung môi thích hợp, sau
đó được phân tích dựa vào cột sắc kí với pha tĩnh lỏng. Sự phân chia sắc kí được
xác định bởi tương tác giữa chất tan/pha tĩnh. Dựa vào sự tương tác đó người ta
chia pha tĩnh thành nhiều loại: pha tĩnh loại hấp phụ lỏng-rắn, phân bố lỏng-lỏng,
trao đổi ion và rây phân tử. Tuy nhiên, với mỗi trường hợp thì các thiết bị về cơ
bản là giống nhau.
Sơ đồ điển hình của một máy HPLC

Hình 2.7 Sơ đồ máy HPLC

19
Báo cáo đề tài Chương 2

Trong đó:
1. Bình chứa pha động
2. Bộ phận khử khí
3. Bơm cao áp
4. Bộ phận tiêm mẫu
5. Cột sắc kí (pha tĩnh)
6. Đầu dò
7. Hệ thống máy tính ghi nhận, xử lí tín hiệu
8. In dữ liệu

2.6.3.2Cột HPLC
Thông thường một HPLC thường có hai cột: cột bảo vệ và cột tách.
Cột tách:
Cột dùng để phân tích trong HPLC thường được làm từ thép không gỉ, với
đường kính trong ở khoảng 2,1 mm đến 4,6 mm với các độ dài khác nhau từ 30
đến 300 mm. Các cột được lắp đầy silica gel với kích thướt hạt từ 3-10 µm có
hình cầu hoặc hình dạng không đều nhau. Hiệu quả của cột là 40.000 – 60.000 đĩa
lý thuyết/m.
Trên thị trường có nhiều loại cột bán sẵn, trong nghiên cứu này nhóm đã
thực hiện trên hai loại cột là Thermo Scientific, ODS HYPERSIL, đường kính 4.6
mm, chiều dài 150 mm, kích thước hạt 5 µm và Phenomenex, đường kính 4.6
mm, chiều dài 150 mm, kích thước hạt 3 µm.
Cột bảo vệ:
Cột bảo vệ được gắn phía trước cột phân tích, giống như cột phân tích cột
bảo vệ cũng được nhồi với các vi hạt và pha tĩnh, nhưng ngắn hơn nhiều và ít tốn
kém hơn. Chiều dài chỉ khoảng 7,5 mm, chi phí chỉ bằng 1/10 so với cột phân tích
tương ứng. Cột bảo vệ phải được thay thường xuyên.
Nhờ có cột bảo vệ mà cột phân tích tránh được hai vấn đề làm giảm tuổi thọ
cột phân tích.

20
Báo cáo đề tài Chương 2

2.6.3.3Pha tĩnh
Trong sắc kí lỏng-lỏng, pha tĩnh là một chất lỏng hấp phụ lên mặt của các
hạt silica gel kích thướt hạt khoảng 3-10 µm. Pha tĩnh là một yếu tố quan trọng
quyết định sự tách sắc ký của một hỗn hợp mẫu phân tích. Có nhiều loại pha tĩnh
như pha tĩnh loại hấp phụ (sắc kí hấp phụ gồm pha thường và pha đảo), phân bố
(sắc kí chiết), trao đổi ion (sắc ký trao đổi ion và cặp ion) và rây phân tử (sắc ký
rây phân tử).
Tuy nhiên, trong HPLC thường gặp dạng pha đảo hơn, đó sự kết hợp giữa
pha tĩnh không phân cực và pha động phân cực. Pha tĩnh không phân cực thường
dùng như organochlorosilane (Si(CH3)2RCl) với R là một n-octyl (C8), n-
octyldecyl (C18).
2.6.3.4Pha động
Thứ tự rửa giải của các chất tan trong HPLC do độ phân cực quyết định. Đối
với pha thường, chất ít phân cực nhất sẽ có thời gian lưu thấp nhất và sẽ là chất ra
khỏi cột trước. Thời gian lưu được kiểm soát thông qua pha động, pha động phân
cực kém thì thời gian lưu lâu hơn.
Đối với pha đảo, thứ tự rửa giải sẽ ngược lại, chất phân cực sẽ ra trước. Thời
gian lưu sẽ dài hơn khi tăng độ phân cực của pha động. Dung môi sử dụng cho
sắc ký pha đảo thường là các chất hữu cơ phân cực tan trong nước như MeOH,
acetonitrile, hay hỗn hợp của các chất này với nhau và với nước theo tỉ lệ nhất
định.
2.6.3.5Đầu dò (detector) của HPLC
Detector là một bộ phận giúp theo dõi phát hiện các chất hay hợp chất phân
tích dựa theo một tính chất vật lý, hoá học hay tính chất hoá lý nào đó của chất
phân tích. Một số loại detector:
- Detector phổ hấp thụ quang phân tử UV hay UV-Vis.
- Detector phổ huỳnh quang.
- Detector phổ phát xạ nguyên tử ICP-AES hay phổ hấp thu nguyên tử.
- Detector điện hoá đo dòng và cực phổ.
- Detector đo điện thế.
- Detector đo độ dẫn nhiệt…

21
Báo cáo đề tài Chương 2

Tuy nhiên, detector hấp thụ quang UV-Vis được sử dụng rộng rãi nhất. Khi
sử dụng đầu dò UV/Vis thì kết quả sắc kí đồ là một hàm của thời gian rửa giải.
Hạn chế của việc sử dụng loại hấp thụ này là pha động phải hấp thụ mạnh ở bước
song được chọn. Loại đầu dò này có thể cho tín hiệu với lượng mẫu được tiêm
vào là 100 pg -1 ng.

22
Báo cáo đề tài Chương 3

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Địa điểm, thời gian và phương tiện

3.1.1 Địa điểm và thời gian


Đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất naringin từ vỏ quả bưởi Citrus
grandis Osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở Cần Thơ” được thực hiện ở
phòng thí nghiệm Hóa sinh 1, khoa Khoa Học Tự Nhiên, trường Đại học Cần
Thơ. Thời gian tiến hành từ tháng 06/2013 đến tháng 03/2014.

3.1.2 Thu và xử lí mẫu


Mẫu vỏ bưởi được thu mua từ công ty The Fruit Republic ở Cần Thơ. Sau
đó được gọt lấy phần ruột trắng, tiến hành sấy khô ở 60 – 70 0C và nghiền nhỏ. Độ
ẩm mẫu là 2,42%. Mẫu được lưu trữ ở nhiệt độ phòng.

3.1.3 Dụng cụ
- Máy quang phổ hồng ngoại FT – IR Nicolet 6700.
- Máy UV – Vis Jenway 6800.
- Máy phổ cộng hưởng từ hạt nhân Bruker (500MHz).
- Tủ sấy, tủ hút.
- Máy cô quay chân không.
- Máy soi UV.
- Cột sắc ký.
- Cân phân tích Sartorius bốn số lẻ.
- Một số dụng cụ khác như: phễu chiết, bếp điện, thanh siêu âm, erlen,
becher, bình chiết, đũa thủy tinh, ống vi quản,…
- Phần mềm thống kê SPSS 16.0

3.1.4 Hóa chất


- Các dung môi: petroleum ether, ethyl acetate, chloroform, acetone,
MeOH, nước cất, EtOH, ...
- Silica gel Himedia (0,0610 – 0,0381mm).
- Bản mỏng tráng sẵn (Merck).

23
Báo cáo đề tài Chương 3

- Na2SO4 dùng để làm khan dung môi.


- Hiện hình bản mỏng bằng thuốc thử vanillin.

3.2 Phương pháp khảo sát điều kiện chiết tối ưu

24
Báo cáo đề tài Chương 3

3.2.1 Dựng đường chuẩn naringin


Tiến hành phân lập và tinh chế để thu được naringin chuẩn. Cân 100 (g) vỏ
bưởi cho vào becher 1000 mL, thực hiện chiết 2 lần với 1 L cồn tuyệt đối trong
2h có sử dụng sóng siêu âm. Sau đó, cô quay còn khoảng 170 mL, pH = 6 – 7.
Dùng Ca(OH)2 để chỉnh pH về khoảng 9 thấy xuất hiện kết tủa nhờn, lọc bỏ kết
tủa. Tiếp theo tiến hành loại các hợp chất kém phân cực bằng cách chiết lỏng –
lỏng với n-hexane. Khi đó pH của dung dịch khoảng 8, dùng HCl để chỉnh pH =
4. Đun cách thủy ở nhiệt độ 60 – 70°C để loại bớt dung môi, sau đó lọc nóng và
để yên cho naringin kết tinh ở nhiệt độ phòng trong 24h. Naringin kết tinh dạng
hình kim, tinh thể khá lớn, tiến hành lọc lấy tinh thể, rửa vài lần với nước lạnh.
Kết tinh lại với dung môi nước - EtOH (2:8). Tổng khối lượng tinh thể thu được
là 0,738 (g).
Dùng sắc kí lớp mỏng để kiểm tra độ tinh khiết sản phẩm với 3 hệ dung môi
giải ly khác nhau, hiện vết bằng dung dịch vanilin. Kết quả sắc kí lớp mỏng được
trình bày ở hình 3.1

Hình 3.8 SKLM kiểm tra độ tinh khiết sản phẩm


(1): EA : MeOH (9 :1)
(2): EA : AcOH : H2O (10 : 2: 1)
(3): MeOH : H2O (2 : 1)
Nhận xét: Với kết quả trên, nhận thấy rằng sản phẩm chưa hoàn toàn tinh
khiết để có thể dùng làm chất chuẩn.

25
Báo cáo đề tài Chương 3

Tiếp tục tinh chế sản phẩm bằng sắc kí cột. Trước tiên dùng sắc kí lớp mỏng
để dò tìm hệ dung môi khởi đầu cho quá trình giải ly. Hiện vết bằng dung dịch
vanilin. Kết quả sắc kí lớp mỏng được trình bày trong hình 3.2

Hình 3.9 SKLM lựa chọn hệ giải ly cột


Nhận xét: Khi sử dụng hệ dung môi EA : MeOH (9:1) thì cho vết khá tròn,
Rf không quá cao. Như vậy, dung môi đầu tiên dùng để giải ly là EA – MeOH
(9:1).
Tiến hành sắc kí cột để tinh chế naringin (0,6 g). Kết quả sắc kí cột được
trình bày trong bảng 3.1

26
Báo cáo đề tài Chương 3

Kí hiệu phân
STT Dung môi giải ly cột Sắc kí lớp mỏng
đoạn
Vết màu tím, Rf rất cao.
I F1 EA – MeOH (9:1)
Không phải naringin.
Vết rất mờ. Không khảo
1–2 F2 EA – MeOH (9:1)
sát.
Vết nâu tím, Rf khoảng
3–8 F3 EA – MeOH (9:1) 0,6. Naringin đã ra khỏi
cột.
Vết mờ, Rf khoảng 0,2.
9 – 13 F4 EA – MeOH (9:1) Chất phân cực hơn lẫn vào
naringin
14 – 21 F5 EA – MeOH (9:1) Không xuất hiện vết.
22 – 25 F6 EA – MeOH (8:2) Không xuất hiện vết.

27
Báo cáo đề tài Chương 3

Bảng 3.1 Kết quả SKC naringin


Kết thúc quá trình sắc kí cột nhận thấy naringin chỉ xuất hiện trong phân
đoạn F3.

Hình 3.10 SKLM theo dõi các phân đoạn


Sau đó, cho naringin kết tinh ở nhiệt độ phòng, thực hiện kết tinh lại để tinh
chế sản phẩm với dung môi nước - EtOH (8:2). Tổng khối lượng naringin thu
được sau hai lần kết tinh lại là 0,2985 (g).
Kiểm tra độ tinh sạch naringin thu được bằng sắc kí lớp mỏng với 3 hệ dung
môi, hiện vết dưới đèn UV bước sóng 254 nm. Kết quả được trình bày trong hình 8.

Hình 3.11. SKLM trong 3 hệ dung môi


(1) EA:MeOH(9:1)
(2) EA:AcOH:H2O (10:3:1)
(3) MeOH:H2O (3:1)
Nhận xét: Với 3 hệ dung môi khác nhau naringin cho vết tròn đẹp. Như vậy,
naringin thu được là một chất có độ tinh khiết khoảng 90 – 95%.

28
Báo cáo đề tài Chương 3

Để đảm bảo naringin thu được có thể dùng làm chất chuẩn, tiếp tục thử độ
tinh khiết của nó bằng HPLC, quá trình đo được thực hiện ở phòng Sắc ký, Bộ
môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiện, Trường Đại học Cần Thơ với điều kiện
chạy như sau [4]:
- Cột: Thermo Scientific, ODS HYPERSIL, đường kính 4.6 mm, chiều dài
150 mm, kích thước hạt 5 µm.
- Pha động: CH3CN : MeOH : H2O (19 : 10 : 71)
- Thể tích bơm: 10 µL
- Nhiệt độ cột: 250C
- Tốc độ dòng: 0,85 mL/phút
- Detector PDA đặt ở bước sóng UV 280 nm.
Kết quả được trình bày trong phụ lục 1.
Sau đó, mẫu được gửi đo phổ NMR ở Trường Đại học Khoa Học Tự Nhiên
Thành Phố Hồ Chí Minh để xác định cấu trúc của sản phẩm thu được. Kết quả
được trình bày trong phụ lục 2.
Nhận xét: Từ các kết quả TLC, HPLC và phổ NMR có thể tin rằng hợp chất
thu được là naringin với độ tinh khiết là 95,91% và có thể dùng làm chất chuẩn.
Dựng đường chuẩn naringin: tiến hành pha dãy chuẩn và đo độ hấp thụ
bằng máy quang phổ UV – Vis Jenway 6800 ở bước sóng 420nm tại Bộ môn
Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ.
Định mức
VNaOH 4N Nồng độ
Mẫu Vmẫu (mL) bằng EG Độ hấp thụ
(mL) (mg/mL)
(mL)
Trắng 0 0,25 10 0 0
1 0,025 0,25 10 0,009 0,3188
2 0,05 0,25 10 0,018 0,6183
3 0,075 0,25 10 0,027 0,9434
4 0,1 0,25 10 0,036 1,2572
5 0,125 0,25 10 0,045 1,5951

29
Báo cáo đề tài Chương 3

Bảng 3.2 Pha dãy chuẩn naringin

3.2.2 Lựa chọn phương pháp chiết


Tiến hành cố định lượng mẫu là 15 g, dung môi EtOH và thay đổi các
phương pháp chiết.
Đo độ hấp thụ: Rút 0,2 mL dịch chiết + 0,2 mL NaOH 4N, sau đó dùng EG
định mức đến 10 mL. Dùng máy quang phổ UV – Vis Jenway 6800 ở bước sóng
420nm tại Bộ môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đo
độ hấp thụ [17].
Độ hấp thụ
Phương pháp chiết Thời gian
Lần 1 Lần 2 Lần 3
Ngâm dầm 24h 0,1611 0,1598 0,1609
Dùng sóng siêu âm 30 phút 0,3644 0,3376 0,3506
Nhiệt độ 30 phút 1,4001 1,4424 1,4128

30
Báo cáo đề tài Chương 3

Bảng 3.3 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi phương pháp chiết

3.2.3 Lựa chọn dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi, thời gian chiết
Sau khi lựa chọn được phương pháp chiết. Tiến hành khảo sát sự ảnh hưởng
của dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi và thời gian chiết đến quá trình chiết
xuất naringin. Cố định 3 yếu tố và thay đổi yếu tố còn lại.
3.2.3.1Lựa chọn dung môi
Tiến hành cố định lượng mẫu là 15 g, thể tích dung môi dùng để chiết là 150
mL, thời gian chiết là 30 phút và nhiệt độ là 60°C. Thay đổi dung môi chiết.
Đo độ hấp thụ: Rút 0,2 mL dịch chiết + 0,2 mL NaOH 4N, sau đó dùng EG
định mức đến 10 mL. Dùng máy quang phổ UV – Vis Jenway 6800 ở bước sóng
420nm tại Bộ môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đo
độ hấp thụ [17]. Kết quả độ hấp thụ được trình bày trong bảng 3.4.
Độ hấp thụ
Dung môi Nhiệt độ
Lần 1 Lần 2 Lần 3
EtOH 60°C 1,4001 1,4424 1,4128
EtOH – nước 60°C 3,0457 2,9208 3,0142
(8:2)
EtOH – nước 60°C 3,0969 3,0785 3,0969
(7:3)

31
Báo cáo đề tài Chương 3

Bảng 3.4 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi dung môi
3.2.3.2Lựa chọn nhiệt độ chiết
Cố định lượng mẫu là 15 g, thể tích dung môi là 150 mL, quá trình chiết cố
định trong 30 phút và dung môi cũng được cố định. Thay đổi nhiệt độ.
Đo độ hấp thụ: Rút 0,2 mL dịch chiết + 0,2 mL NaOH 4N, sau đó dùng EG
định mức đến 10 mL. Dùng máy quang phổ UV – Vis Jenway 6800 ở bước sóng
420nm tại Bộ môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đo
độ hấp thụ [17].
Độ hấp thụ
Dung môi Nhiệt độ
Lần 1 Lần 2 Lần 3
EtOH – nước 60°C 3,0457 2,9208 3,0142
(8:2)
EtOH – nước 70°C 3,2067 3,2218 3,1998
(8:2)
Bảng 3.5 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi nhiệt độ
3.2.3.3Lựa chọn tỉ lệ mẫu – dung môi
Cố định dung môi là, nhiệt độ là và thời gian chiết là 15 phút. Thay đổi tỉ lệ
mẫu : dung môi.
Đo độ hấp thụ: Rút 0,2 mL dịch chiết + 0,2 mL NaOH 4N, sau đó dùng EG
định mức đến 10 mL. Dùng máy quang phổ UV – Vis Jenway 6800 ở bước sóng
420 nm tại Bộ môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ đo
độ hấp thụ [17]. Kết quả độ hấp thụ được trình bày trong bảng 3.6.

32
Báo cáo đề tài Chương 3

Độ hấp thụ
Lượng mẫu (g) Dung môi (mL)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
10 100 1,4365 1,4012 1,4034
10 120 1,5072 1,4962 1,5361
10 140 2,0969 1,9244 1,9625
10 180 1,6234 1,6252 1,6240
Bảng 3.6 Kết quả độ hấp thụ tỉ lệ mẫu - dung môi các mẫu dịch chiết
3.2.3.4Lựa chọn thời gian chiết
Tiến hành cố định dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi. Thay đổi thời
gian chiết.
Đo độ hấp thụ xác định nồng độ: Rút 0,2 mL dịch chiết + 0,2 mL NaOH 4N,
sau đó dùng EG định mức đến 10 mL. Dùng máy quang phổ UV – Vis Jenway
6800 ở bước sóng 420nm tại Bộ môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường
Đại Học Cần Thơ đo độ hấp thụ [17]. Kết quả độ hấp thụ được trình bày trong
bảng 3.7.
Độ hấp thụ
Thời gian (h)
Lần 1 Lần 2 Lần 3
0,25 2,0969 1,9244 1,9625
1 2,6025 2,6580 2,6405
2 2,3537 2,3772 2,3649
4 2,3015 2,3772 2,3158

33
Báo cáo đề tài Chương 3

Bảng 3.7 Kết quả độ hấp thụ các mẫu dịch chiết khi thay đổi thời gian chiết

3.3 Phương pháp khảo sát điều kiện tinh chế naringin

3.3.1 Khảo sát ảnh hưởng việc loại tạp chất đến sự kết tinh của naringin
Theo nhiều nghiên cứu, trong phần trắng của vỏ bưởi có hàm lượng tương
đối lớn của pectin và sự có mặt của pectin sẽ làm ảnh hưởng đến sự kết tinh của
naringin. Để khảo sát, ta tiến hành chia dịch chiết thành hai phần, mỗi phần 30
mL vào 2 becher: cốc 1 để đối chứng và cốc 2 được thêm Ca(OH)2 vào đến pH=9,
pectin sẽ tủa dưới dạng Canxi pectate cùng một số tạp khác như đường, nhựa,
alkaloid… Hai phần dịch chiết tiếp theo được làm lạnh để kết tinh trong 48h và so
sánh lượng naringin thu được.

3.3.2 Khảo sát sự ảnh hưởng của pH đến sự kết tinh của naringin:
Dịch chiết vỏ bưởi được cô quay dưới áp suất thấp cho đến khi còn khoảng
1/5 thể tích ban đầu, lọc bỏ các phần không tan. Dịch chiết tiếp tục được chiết với
n-Hexan cho đến khi phần n-Hexan không còn màu vàng. Sau đó dịch chiết được
chia thành 5 phần nhỏ, mỗi phần 30ml và được chỉnh về các mức pH bằng 1, 2, 3,
4, 5 bằng dung dịch HCl 1M. Sau 48h để lạnh, naringin kết tinh trong các cốc
được lọc, sấy khô, cân khối lượng và so sánh. Quá trình khảo sát được thực hiện 3
lần.

3.3.3 Khảo sát dung môi để tinh sạch naringin


Cho lần lượt vào 4 cốc 0,1 g naringin thô. Tiến hành khảo sát sự kết tinh lại
của naringin thô bằng 4 loại dung môi là isopropanol, nước, EtOH, nước – EtOH
(8:2). Quan sát và ghi nhận sự kết tinh naringin.

3.4 Phương pháp xác định tính chất vật lí, hóa học của naringin

3.4.1 Xác định nhiệt độ nóng chảy


Nghiền mịn 1 ít naringin, sau đó cho vào ống mao quản. Tiến hành đo nhiệt
độ nóng chảy bằng máy SMP3 tại phòng Hoá Sinh 2, Bộ môn Hoá, Khoa Khoa
Học Tự Nhiên, Trường Đại học Cần Thơ.

3.4.2 Phản ứng của naringin với một số loại thuốc thử đặc trưng
34
Báo cáo đề tài Chương 3

3.4.2.1Phản ứng với NaOH


Hòa tan naringin trong EtOH. Chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống
nghiệm 2 mL narinign đã được hòa tan. Ống 1 dùng để đối chứng. Với ống 2 cho
tiếp vài giọt NaOH vào. Sẽ thấy dung dịch đổi màu, tiến hành quan sát và so sánh
với màu của ống đối chứng.

35
Báo cáo đề tài Chương 3

3.4.2.2Phản ứng Cyanidin


Chuẩn bị 2 ống nghiệm, cho vào mỗi ống 2 mL naringin đã được hòa tan
trong EtOH. Ống 1 giữ nguyên để làm đối chứng. Ống 2 cho tiếp vài giọt acid
HCl đậm đặc, vài hạt magnesium. Đun nhẹ ống nghiệm, quan sát sự thay đổi màu
dung dịch.

3.4.3 Xác định độ tinh sạch sản phẩm


3.4.3.1Sắc kí lớp mỏng
Thực hiện SKLM 2 vết. Vết (1) là naringin chuẩn, vết (2) sản phẩm thu
được. Tiến hành giải ly trên 3 hệ dung môi có độ phân cực khác nhau. Hiện vết
dưới đèn UV bước sóng 254nm.
3.4.3.2HPLC
Naringin thu được tiến hành kiểm tra độ tinh khiết bằng HPLC tại Phòng
Thí Nghiệm Chuyên Sâu, Trường Đại học Cần Thơ với điều kiện sắc kí như sau:
Cột: Phenomenex, đường kính 4,6 mm, chiều dài 150 mm, kích thước hạt 3
µm.
Pha động: CH3CN : MeOH : H2O (19 : 10 : 71).
Thể tích bơm: 10 µL.
Nhiệt độ cột: 25°C.
Tốc độ dòng: 0,4 mL/phút.
Detector PDA đặt ở bước sóng UV 280 nm.

3.4.4 Xác định cấu trúc naringin bằng phổ IR


Mẫu naringin được nghiền mịn, sau đó được trộn với KBr, nén thành viên.
Tiến hành đo IR bằng máy quang phổ hồng ngoại FT – IR Nicolet 6700 tại Bộ
môn Hoá, Khoa Khoa Học Tự Nhiên, Trường Đại Học Cần Thơ. Kết quả được
trình bày trong phụ lục 4.

36
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 Điều kiện chiết tối ưu

4.1.1 Đường chuẩn naringin


Kết quả đường chuẩn naringin được trình bày trong hình
AB S

1 .5

1 .0

0 .5

0 .0 m g / m l

0 .0 0 0 .0 1 0 .0 2 0 .0 3 0 .0 4 0 .0 5

S t d . C a l. P a ra m e t e rs

K1 : 0 .0 2 8 3
K0 : 0 .0 0 0 2

R : 0 .9 9 9 9
R 2 : 0 .9 9 9 8

Hình 4.12 Đường chuẩn naringin

4.1.2 Phương pháp chiết

Thời Nồng độ (mg/mL) Trung


Phương pháp chiết bình
gian Lần 1 Lần 2 Lần 3
Ngâm dầm ở nhiệt độ thường 24h 0,0048 0,0047 0,0048 0.0048a
Dùng sóng siêu âm 30 ph 0,0105 0,0098 0,0101 0.0101b
Ngâm dầm có sử dụng nhiệt độ 30 ph 0,0398 0,0410 0,0401 0.0403c
(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Sử dụng phép phân tích
One – way ANOVA theo sau bởi phương pháp Tukey Test (SPSS 16.0))

Bảng 4.8 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi phương pháp chiết

37
Báo cáo đề tài Chương 4

Kết luận: Từ kết quả bảng số liệu, nồng độ các mẫu dịch chiết sử dụng
phương pháp ngâm dầm có sự hỗ trợ nhiệt độ cao hơn 2 phương pháp còn lại.
Như vậy, phương pháp ngâm dầm sử dụng nhiệt độ chiết cho kết quả tối ưu.

4.1.3 Dung môi, nhiệt độ, tỉ lệ mẫu : dung môi và thời gian chiết
4.1.3.1Dung môi chiết
Nồng độ (mg/mL) Trung
Dung môi Nhiệt độ bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
EtOH 60°C 0,0398 0,0410 0,0401 0.0403a
EtOH – nước (8:2) 60°C 0,0864 0,0829 0,0855 0.0849b
EtOH – nước (7:3) 60°C 0,0878 0,0873 0,0878 0.0876b
(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Sử dụng phép phân tích
One – way ANOVA theo sau bởi phương pháp Tukey Test (SPSS 16.0))

Bảng 4.9 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi dung môi
Từ bảng số liệu, nồng độ các mẫu dịch chiết khi chiết với hệ dung môi
EtOH – nước (8:2) và EtOH – nước (7:3) cao và chúng lại khác biệt không có ý
nghĩa về mặt thống kê. Tuy nhiên, lượng nước sử dụng trong quá trình chiết ít
hơn sẽ tiện lợi trong việc cô đuổi dung môi. Đồng thời, hàm lượng nước ít sẽ hạn
chế được sự xâm nhập của vi khuẩn tấn công.
Kết luận: Khi chiết với dung môi EtOH – nước (8:2) tối ưu nhất.
4.1.3.2Nhiệt độ
Nồng độ (mg/mL) Trung
Dung môi Nhiệt độ bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
EtOH – nước (8:2) 60°C 0,0864 0,0829 0,0855 0.0849a
EtOH – nước (8:2) 70°C 0,0909 0,0914 0,0908 0.0910b

38
Báo cáo đề tài Chương 4

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Sử dụng phép phân tích
One – way ANOVA theo sau bởi phương pháp Tukey Test (SPSS 16.0))

Bảng 4.10 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi nhiệt độ
Kết luận: Khi chiết ở nhiệt độ 70°C nồng độ các mẫu dịch chiết cao hơn và
đây là nhiệt độ tối ưu để chiết xuất naringin.
4.1.3.3Tỉ lệ mẫu – dung môi

Lượng mẫu Dung môi Nồng độ (mg/mL) Trung


(g) (mL) bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
10 100 0,0409 0,0399 0,0399 0,0402a
10 120 0,0429 0,0425 0,0437 0,0430a
10 140 0,0595 0,0547 0,0557 0,0566b
10 180 0,0461 0,0462 0,0467 0,0463c

39
Báo cáo đề tài Chương 4

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Sử dụng phép phân tích
One – way ANOVA theo sau bởi phương pháp Tukey Test (SPSS 16.0))

Bảng 4.11 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi tỉ lệ mẫu : dung môi
Tỉ lệ mẫu - dung môi
mg/mL
0.0600

0.0500

0.0400

0.0300

0.0200

0.0100

0.0000
1:10 1:12 1:14 1:18

Biểu đồ 4.1 Nồng độ các mẫu dịch chiết với tỉ lệ mẫu – dung môi khác nhau
Kết luận: Từ bảng số liệu và biểu đồ thì khi chiết với tỉ lệ mẫu – dung môi là
1:14 sẽ cho kết quả tối ưu do nồng độ các mẫu dịch chiết đo được là cao nhất.
4.1.3.4Thời gian chiết
Nồng độ (mg/mL)
Thời gian (h) Trung bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
0,25 0,0595 0,0547 0,0557 0,0566a
1 0,0739 0,0754 0,0749 0,0747b
2 0,0668 0,0675 0,0671 0,0671c
4 0,0653 0,0675 0,0657 0,0662c

40
Báo cáo đề tài Chương 4

(Các chữ cái khác nhau thể hiện sự khác biệt có ý nghĩa thống kê ở mức p < 0,05. Sử dụng phép phân tích
One – way ANOVA theo sau bởi phương pháp Tukey Test (SPSS 16.0))

Bảng 4.12 Kết quả nồng độ các mẫu dịch chiết khi thay đổi thời gian chiết

mg/mL
Thời gian chiết
0.0800

0.0600

0.0400

0.0200

0.0000 h
0.25 1 2 4

Biểu đồ 4.2 Nồng độ các mẫu dịch chiết tại các thời gian chiết khác nhau
Kết luận: từ bảng số liệu và biểu đồi cho thấy nồng độ các mẫu dịch chiết
khi sử dụng thời gian chiết 1h cao nhất. Như vậy, đây là thời gian tối ưu cho quá
trình chiết xuất naringin.

4.2 Điều kiện tinh chế naringin

4.2.1 Ảnh hưởng của việc loại tạp đến sự kết tinh naringin
Kết quả lượng naringin thô được trình bày trong bảng 4.5
Khối lượng naringin thô (g)
Cốc Trung bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
1 0,7213 0,7584 0,7418 0,7405
2 0,8155 0,8054 0,8093 0,81

41
Báo cáo đề tài Chương 4

Bảng 4.13 Ảnh hưởng của việc loại tạp đến kết tinh naringin
Nhận xét: Việc dùng Ca(OH)2 loại pectin, cacbohydrate,… đã giúp cho
naringin kết tinh tốt hơn.

4.2.2 Ảnh hưởng pH đến sự kết tinh naringin


Kết qủa được trình bày trong bảng 4.6
Lượng naringin thô (g)
pH Trung bình
Lần 1 Lần 2
1 0,8086 0,8115 0,8101
2 0,8110 0,8023 0,8067
3 0,8155 0,8054 0,8105
4 0,8092 0,8027 0,806
5 0,8174 0,8042 0,8108

42
Báo cáo đề tài Chương 4

Bảng 4.14 Ảnh hưởng của pH đến kết tinh naringin


Nhận xét: Từ số liệu trên cho thấy sự khác nhau khi thay đổi pH đến việc
kết tinh naringin là không đáng kể. Tuy nhiên, do trước khi điều chỉnh pH kết tinh
sản phẩm đã sử dụng Ca(OH)2 chỉnh pH dung dịch về kiềm để tủa pectin,
cabohydrate,…nên việc dùng acid HCl chỉnh về môi trường acid với pH bằng 5
sẽ tối ưu hơn. Như vậy, với pH bằng 5 sẽ là môi trường tối ưu để naringin kết
tinh.

4.2.3 Dung môi tinh sạch naringin


Kết quả khảo sát dung môi để tinh chế naringin như sau:
Cốc 1: Khi sử dụng isopropanol dung dịch naringin trong dung môi này bị
đặc sánh lại khi nhiệt độ hạ xuống và dù có để lạnh vẫn thu được rất ít tinh thể
naringin.
Cốc 2: Với nước thì naringin thô hòa tan tốt nhất ở 75 0C, nhưng so với
EtOH và isopropanol thì kém hơn. Khi để kết tinh trong nhiệt độ phòng, tinh thể
nhanh kết tinh nhưng có màu.
Cốc 3: Khi sử dụng EtOH thì dung môi này hòa tan lượng lớn naringin ở
nhiệt độ thường kèm theo các tạp có màu, hiệu suất thu hồi thấp do thời gian kết
tinh lâu và sản phẩm có màu vàng.
Cốc 4: Khi dùng hỗn hợp nước – EtOH (8-2) làm tăng độ tan naringin,
lượng tinh thể kết tinh khi hạ nhiệt độ nhiều hơn, sản phẩm ít kèm theo tạp chất
màu.
Nhận xét: Như vậy, việc dùng hỗn hợp nước – EtOH (8:2) để tinh sạch
naringin là tối ưu nhất.

4.3 Quy trình tách chiết naringin trong phòng thí nghiệm

43
Báo cáo đề tài Chương 4

Vỏ bưởi

Sấy, nghiền

1 kg bột, độ ẩm 2,42%

14L EtOH - Nước (8:2), 70°C , trong 1h

Dịch chiết

Cô quay, dùng Ca(OH)2 chỉnh về pH khoảng 9

Dịch loại tạp

Chỉnh về pH khoảng 5 bằng HCl , để yên 48h

Tinh thể

Rửa tinh thể bằng nước lạnh, kết tinh lại với Nước - EtOH (8:2)

Narignin
Vỏ bưởi thu mua về, gọt bỏ lấy phần trắng. Sấy khô mẫu ở 60 – 70°C, xay
thành dạng bột, độ ẩm mẫu sử dụng là 2,42%. Cân 1 kg vỏ bưởi đã xay, thực hiện
quá trình chiết với 14 lít dung môi EtOH – nước (8:2) ở nhiệt độ 70°C trong 1h. Lọc
thu dịch chiết được khoảng 10 lít, loại bỏ bã nguyên liệu. Cô quay loại bớt dung môi
còn khoảng 1/10 thể tích ban đầu. Dùng Ca(OH)2 để chỉnh pH về khoảng 9 – 10 để
loại pectin và đường trong dịch chiết. Lọc thu lại dịch chiết. Sau đó, chỉnh dung
dịch về pH khoảng 5 bằng HCl. Để yên trong 48h cho naringin kết tinh. Lọc thu
tinh thể. Thực hiện quá trình kết tinh lại với hệ dung môi nước – EtOH (8:2) vài
lần. Sau mỗi lần, tiến hành lọc thu tinh thể và rửa tinh thể với nước lạnh. Sấy khô
thu tinh thể naringin. Tiến hành xác định các tính chất vật lí và phản ứng màu của
sản phẩm thu được.

44
Báo cáo đề tài Chương 4

Hình 4.13 Chiết xuất naringin quy mô phòng thí nghiệm

4.4 Tính chất vật lí, hóa học của naringin

4.4.1 Nhiệt độ nóng chảy


Kết quả đo nhiệt độ nóng chảy của naringin được trình bày trong bảng 4.7
Nhiệt độ nóng chảy naringin (°C) Trung bình
Lần 1 Lần 2 Lần 3
83 83 84 83,3

45
Báo cáo đề tài Chương 4

Bảng 4.15 Nhiệt độ nóng chảy naringin

4.4.2 Phản ứng của naringin với một số thuốc thử đặc trưng
4.4.2.1Phản ứng với NaOH
Naringin tạo màu vàng với NaOH. Kết quả được trình bày trong hình 4.2

Hình 4.14 Phản ứng naringin với NaOH


4.4.2.2Phản ứng Cyanidin
Ống 2 xuất hiện màu hồng. Kết quả được trình bày trong hình 4.3

Hình 4.15 Phản ứng Cyanidin


Ống 1: mẫu đối chưng
Ống 2: mẫu thực hiện phản ứng Cyanidin

4.4.3 Xác định độ tinh khiết của sản phẩm


4.4.3.1Sắc kí lớp mỏng
Kết quả sắc kí lớp mỏng được trình bày trong hình 4.4

46
Báo cáo đề tài Chương 4

Hình 4.16 SKLM xác định độ tinh khiết naringin


Vết (1): naringin chuẩn
Vết (2): sản phẩm thu được
Hệ (1) EA:MeOH (9:1)
Hệ (2) EA:AcOH:H2O (10:3:1)
Hệ (3) MeOH:H2O (3:1)
Nhận xét: Với cả 3 hệ dung môi, sản phẩm đều cho vết tròn đẹp, R f giống
với chất chuẩn. Như vậy, có thể tin rằng naringin thu được đã tinh sạch từ 90 –
95%.
4.4.3.2HPLC
Naringin thu được khi đo bằng HPLC cho % diện tích peak là 95,08%. Như
vậy, nếu bỏ qua một số sai số nhỏ tin rằng sản phẩm thu được có độ tinh khiết
95,08%. Kết quả được trình bày trong phụ lục 3.

4.4.4 Phổ IR
Kết quả phổ IR được trình bày trong phụ lục 4.

4.4.5 So sánh với các quy trình tách chiết trong nước:

47
Báo cáo đề tài Chương 4

Nguyễn Minh Lý Ngọc Trâm, Nhóm


Đức et al
Dung môi: EtOH Dung môi: EtOH Dung môi: EtOH –
Ngâm dầm trong 80% nước (8:2)
24h Nhiệt độ: 70°C Nhiệt độ: 70°C
Điều kiện chiết
Tỉ lệ mẫu/dung Tỉ lệ mẫu/dung môi
môi = 1/12 = 1/14
Thời gian: 8h Thời gian: 1h
Loại tạp màu Loại tạp bằng Loại tạp bằng
bằng PE Ca(OH)2 và sau Ca(OH)2
Lọc bằng than đó là n-hexane Chỉnh pH = 5 để
hoạt tính Chỉnh pH = 4 để kết tinh naringin
Điều kiện tinh
Kết tinh lại bằng kết tinh naringin Rửa tinh thể bằng
chế
nước nóng Rửa tinh thể nước lạnh
Rửa tinh thể bằng EtOAc - Kết tinh lại bằng
bằng EtOH - nước (1:1) nước - EtOH (8:2)
Nước (1:1) lạnh
Hiệu suất 0,8% 3,46% 2,5%

Độ tinh sạch 100% 81,9% 95,08%

Bảng 4.16 So sánh với một số quy trình chiết xuất trong nước
Nhận xét: Từ kết quả bảng có thể thấy quy trình mà nhóm đã khảo sát
thật sự khả thi để có thể nghiên cứu áp dụng vào quy mô công nghiệp vì:

 Thời gian chiết tương đối ngắn (tiết kiệm thời gian và ít hao tốn
chi phí cho việc cung cấp năng lượng).
 Hiệu suất thu hồi khá cao đạt 2,5% so với tổng lượng mẫu khô
ban đầu.
 Độ tinh khiết sản phẩm đạt 95,08%, có thể sử dụng để sản xuất
dược phẩm.

48
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

5.1 Kết luận


Sau thời gian thực hiện đề tài “Xây dựng quy trình chiết xuất naringin từ vỏ
quả bưởi Citrus grandis Osbeck, họ Cam (Rutaceae) thu mua ở Cần Thơ”, đã đạt
được một số kết quả:
- Khảo sát được điều kiện chiết tối ưu naringin gồm: dung môi là EtOH –
H2O, nhiệt độ 70°C, tỉ lệ mẫu – dung môi là 1:14, thời gian chiết là 1h.
- Quy trình tinh chế naringin.
- Xác định được một số tính chất vật lí và hóa học của naringin thu được
(nhiệt độ nóng chảy, phản ứng màu đặc trưng, HPLC, IR).
- Thực hiện quy trình chiết naringin ở quy mô phòng thí nghiệm (1kg/ mẻ)
với hiệu suất thu được là 2,5% so với tổng lượng mẫu khô ban đầu, độ
tinh sạch sản phẩm là 95,08%.

5.2 Kiến nghị


Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên chưa thu được nhiều kết quả.
Một số kiến nghị:
- Tiếp tục khảo sát cụ thể điều kiện chiết tối ưu để tách chiết naringin ở
quy mô lớn hơn.
- Xác định hàm lượng flavonoid tổng trong từng loại vỏ bưởi khác nhau.

49
Báo cáo đề tài

Tài liệu tham khảo


1. Đỗ Tất Lợi. Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. s.l. : Nhà xuất bản y
học, 2004.
2. Kesterson, J. K., Hendrickson, R.. Narringin, A Bitter Principle of
Grapefruit. 1957, Florida Agricutural Experiment Stations.
3. Lý Ngọc Trâm, et al. Nghiên Cứu Công Nghệ Chiết Tách Flavanoid Từ
Vỏ Quả Citrus. 3A, 2012, Tạp Chí Khoa Học Và Công Nghệ, Vol. 50, pp. 151 -
156.
4. Nguyễn Minh Đức. Nghiên Cứu Chiết Xuất, Tinh Chế Các Hợp Chất Từ
Dược Liệu Để Sử Dụng Làm Chất Chuẩn Phục Vụ Công Tác Kiểm Nghiệm Dược
Và Nghiên Cứu Dược Liệu. s.l. : Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh, 2007. pp.
143 - 152.
5. Trần Hùng, et al. Phương Pháp Nghiên Cứu Dược Liệu. s.l. : Đại Học Y
Dược TP. Hồ Chí Minh, 2012, pp. 140 - 141.
6. Poore, H. D. Recovery of Naringin and Pectin from Grapefruit Residue.
26, s.l. : Industrial And Engineering Chemistry, 1934, Vol. 26, pp. 637 - 639.
7. Ikan, Raphael. Natural Products: A Laboratory Guide. s.l. : Academic
Press, 1996. pp. 14 - 16.
8. Tripodo, M. M. et al. Utilization of a Ctrus Industry Waste. 2007, Forum
Ware International, Vol. 2, pp. 20 - 27.
9. Nguyễn Kim Phi Phụng. Phương Pháp Cô Lập Hợp Chất Hữu Cơ. s.l. :
Đại Học Quốc Gia TP Hồ Chí Minh, 2007.
10. Jeon, S. M. et al. Climica Chimica Acta. 2002, Vol. 317, pp. 181 - 190.
11. Ueng, U. F. et al. In Vitro and In Vivo Effects ò Naringin on
Cytochrome P450 Dependent Monoxygenase in Mouse Liver. 1999, Life
Sciences, Vol. 65, pp. 2591 - 2602.
12. Seo, H. J. et al. Role of Naringin Supplement in Regulation of Lipid and
EtOH Metabolism in Rats. 2003, Life Sciences, Vol. 73, pp. 933 - 946.

50
Báo cáo đề tài

13. Almeida, V. M. Synthesis of Naringin 6"-ricinoleate Using Immobilized


Lipase. 41, 2012, Chemistry Central Journal, Vol. 6, pp. 1 - 7.
14. Schindler, R., Mentlein, R. Flavonoids and Vitamin E Reduce the
Release of the Angiogenic Peptide Vascular Endothelial Growth Factor from
Human Tumor Cells. 2006, The Journal of Nutrition, pp. 1477 - 1482.
15. Thái Doãn Tĩnh. Thực Hành Tổng Hợp Hóa Học Hữu Cơ. s.l. : Đại Học
Sư Phạm, 2009.
16. Harvey, D. Modern Analytical Chemistry. International Edition. s.l. :
The McGraw-Hill Companies, 2000.
17. Davis, W. B. Determination of Flavanones in Citrus Fruits. 7, 1947,
Laboratory of Fruit and Vegetable Chemistry, Vol. 19, pp. 476 - 478.

51
Báo cáo đề tài

PHỤ LỤC
Phụ lục 1. HPLC kiểm tra độ tinh khiết của naringin dùng làm chuẩn

52
Báo cáo đề tài

Phụ lục 2. Phổ 1H – NMR, C và DEPT của naringin dùng làm chuẩn
13

53
Báo cáo đề tài

54
Báo cáo đề tài

55
Báo cáo đề tài

56
Báo cáo đề tài

57
Báo cáo đề tài

Phụ lục 3. HPLC xác định độ tinh khiết sản phẩm

58
Báo cáo đề tài

Phụ lục 4. Phổ IR naringin thu được

59
Báo cáo đề tài

Phụ lục 5. Quy trình chiết xuất naringin


60
Báo cáo đề tài

Vỏ bưởi

Sấy, nghiền

1 kg bột, độ ẩm 2,42%

14L EtOH - Nước (8:2), 70°C , trong 1h

Dịch chiết

61
Báo cáo đề tài

Phụ lục 6. Quy trình tinh chế naringin

Dịch chiết

Cô quay, dùng Ca(OH)2 chỉnh về pH khoảng 9


Dịch loại tạp
Chỉnh về pH khoảng 5 bằng HCl , để yên 48h
Tinh thể
Rửa tinh thể bằng nước lạnh, kết tinh lại với Nước -
EtOH (8:2)

Narignin

62
Báo cáo đề tài

Phụ lục 7. Bảng xác định tính chất lí hoá của sản phẩm
STT Tính chất lí hoá Kết quả
1 Nhiệt độ nóng chảy Trung bình 83,3°C

2 Hình dạng Tinh thể hình kim màu trắng ngà


3 Phản ứng màu:
- Dung dịch NaOH - Dung dịch có màu vàng bền
- Cyanydin - Dung dịch có màu hồng
4 TLC Vết tròn, Rf khoảng 0,5 – 0,6
5 HPLC Độ tinh sạch 95,08%
6 Phổ IR Tín hiệu nhóm – OH, carbonyl và vòng
thơm

63

You might also like