You are on page 1of 62

ĐỀ CƯƠNG NGOẠI

1 Nêu khái niệm và phân loại dương khoa theo YHCT?


*Khái niệm:
-Con người sinh ra phải lao động cho nên trước tiên phải xuất hiện các kinh
nghiệm điều trị: tai nạn lao động, côn trùng, thú cắn,... Nhưng từ xưa các y văn
để lại, ở nước ta chưa xếp riêng ngoại khoa, ở Trung Quốc thời nhà Chu xếp đó
là dương khoa, thầy thuốc điều trị bệnh dương khoa gọi là dương y.
-Thời xưa cho rằng các bệnh sinh ra ở bên ngoài cơ thể mắt nhìn thấy, tay sờ
thấy có chứng trạng cục bộ đều thuộc phạm vi của ngoại khoa.
VD: đinh, ung thư, hậu bối, tiền bối,bướu cổ,...
-Sau này do YHCT kết hợp với YHHĐ cho nên phạm vi ngoại khoa rộng hơn,
phong phú hơn
VD: sa lâm, côn trùng, thú cắn, chấn thương, trĩ, viêm tắc động mạch, các bệnh
da liễu.
*Phân loại:
®Dựa vào bệnh tình và nguyên nhân có thể chia làm các loại:
+Loại nhiệt(thuộc loại viêm nhiễm trong YHHĐ) : đinh, ung, thư, dương, đơn
độc, loa lịch, dò,...
+Chấn thương: triết thương, nỉu thương, toa thương, huyết ứ khí trệ ở tạng phủ
do chấn thương, trật đả.
+Các loại khác như nham, bỏng( hoả sang), lạnh cóng(đông sang); trùng, thú
cắn.
®Chia các bệnh theo vị trí tổn thương, kết hợp với tính chất của bệnh:
+Các bệnh viêm nhiễm da, cơ, xương, khớp, hạch và tuyến vú.
+Các bệnh cấp tính.
+Các bệnh hậu môn, trực tràng.
+Các bệnh da liễu.
+Các bệnh thuôc chấn thương.
+Các bệnh u.
+Các bệnh bang.
+Các bệnh bị trùng-thú cắn.
+Các bệnh ngoại khoa khác:sỏi gan-mật-tiết niệu, viêm tắc động mạch, tĩnh
mạch.

2 Trình bày các nguyên nhân gây bệnh dương khoa theo YHCT?
*Nguyên nhân bên ngoài(lục dâm) :
1.Phong tà:
- Là dương tà, tính táo nhẹ và tán lên trên ra ngoài, cho nên bệnh thường rải rác
nhiều nơi, có khi phát toàn thân hoặc tập trung ở đầu, mặt, cổ, bệnh ngứa và
khô.
-Phong thích di động mà biến hoá nên phát bệnh nhanh và thay đổi, phần nhiều
thuộc dương chứng.
2.Hàn tà:
-Là âm tà, tính chất bệnh ở sâu, thâm, tê bì, gân xương,..,bệnh phần nhiều thuộc
âm chứng.
-Đặc điểm: sưng mà không cứng, màu sắc da thâm tía hoặc màu sắc da trước
khi bị bệnh không đỏ, không nóng, đau nhiều ở vị trí nhất định, bệnh âm thầm
nặng.
3.Hoả tà:
-Là dương tà, các triệu chứng chung là: ngứa, đau, lở loét,..đều do hoả hoặc
phong, hàn, thử, thấp tà hoá hoả gây nên.
-Đặc điểm: phát bệnh nhanh, cấp tính(sưng, nóng, đỏ).
4.Thấp tà:
-Là âm tà, có tính chất nhớt, dính, bẩn, đục,..Tùy theo sự thiên lệch của hàn
nhiệt trong cơ thể và của quý tiết khí trời mà hoá hàn, hóa nhiệt; mà kết hợp
thành thấp hàn, thấp nhiệt.
-Đặc điểm: nếu ở cơ nhục thì da loét nát, chảy nước hoặc chảy mủ; ở sâu thì rò,
da ẩm ướt.
5.Táo tà:
-Là dương tà, làm tổn hại tân dịch, huyết táo sinh phong, phần nhiều bệnh phát
ở tay chân và da…
-Đặc điểm: bì phu khô, nẻ, ngứa, mẩn, bong vảy, nứt kẽ….
6.Thử tà:
-Là dương tà, thường hiệp(bức), thử thấp bị trùng đốt lâu hoá nhiệt phần nhiều
bệnh phát ra ở cơ-da-đầu-mặt.
-Đặc điểm: sưng nóng, nung mủ, đau, gặp lạnh đau giảm.
*Nguyên nhân bên trong:
Nội thương thất tình, đó là nhân tố tinh thần(vui, buồn, giận, lo, hãi, sợ, suy
nghĩ)...bị rối loạn làm cho âm dương không điều hoà, khí huyết không hoà hợp,
công năng các tạng phủ và kinh lạc bị hỗn loạn mà gây bệnh.
*Các nguyên nhân khác:
-Ăn uống không điều độ:
Thương tổn tới tỳ vị đạo trường, cũng là nguyên nhân gây bệnh ngoại khoa.
VD:ăn nhiều đồ cay nóng gây vị trường tích nhiệt, hoả độc gây nên bệnh lở loét.
-Phòng dục quá độ:
Gây thận khí tổn thương, phòng tà, hàn thấp dễ xâm nhập mà sinh bệnh(vd:viêm
tủy xương, xương gãy lâu liền,..)
-Nơi ở: là yếu tố sinh ra lục dâm và liên quan tới lục dâm. Bệnh ngoại khoa do
nơi ở gây nên chính là do lục dâm gây nên.
-Chấn thương
-Trùng thú cắn
-Hỏa thương và đông thương
Các tổn thương trên nhẹ thì cơ da, gân, xương bị tổn thương; bệnh nặng thì các
tạng phủ bị tổn thương; nếu bệnh nghiêm trọng hơn thì biến bệnh toàn thân.

3 Trình bày biện chứng về phong tà, thấp tà trong nhóm nguyên nhân
bên ngoài gây bệnh dương khoa? Cho ví dụ minh họa?
1.Phong tà:
-Phong tà là dương tà, tính của phong tà táo nhẹ, tán lên trên ra ngoài, cho nên
bệnh ở da thường rải rác nhiều nơi, có khi phát toàn thân hoặc tập trung tại đầu
mặt cổ, ngứa, khô ( hoặc có vảy mỏng hoặc tê bì)
ví dụ: Phong tà xâm nhập làm cho huyết táo, bì phu kém nuôi dưỡng sinh bệnh
như: viêm da thần kinh, vẩy nến…
-Đặc điểm: Phong tà thích hành và biến hóa nên phát bệnh nhanh và thay đổi,
phần nhiều thuộc dương chứng (sưng nóng đỏ đau không có vị trí nhất định
hoặc lên kinh giật co rút)
ví dụ: vết thương cảm phải phong tà gây bệnh nội phong có thể gặp phá
thương phong ( như uốn ván)
2.Thấp tà:
-Là âm tà, có tính chất nhớt, dính, bẩn đục…tùy theo sự thiên lệch của hàn nhiệt
trong cơ thể và của quý tiết khi trời mà hóa hàn, hóa nhiệt kết hợp thành thấp
hàn hay thấp nhiệt.
-Nếu ở cơ nhục thì da loét nát, chảy nước hoặc chảy mủ, ở sâu thì da rò, ẩm ướt.
ví dụ: thấp nhiệt gặp ở trĩ loét nát, thấp hàn ở chi dưới thì loét mụn…

4 Trình bày biện chứng về hàn tà, hỏa tà trong nhóm nguyên nhân bên
ngoài gây bệnh dương khoa? Cho ví dụ minh họa?
1.Hàn tà:
-Là âm tà, tính chất bệnh ở sâu, thâm, tê bì, cân xương…bệnh phần nhiều thuộc
âm chứng
-Đặc điểm ngoại khoa là: sưng mà không cứng, màu sắc da thâm tím hoặc màu
da trước khi bị bệnh không đỏ, không nóng, đau nhiều ở một vị trí nhất định,
bệnh âm thầm nặng.
Ví dụ: Nguyên nhân do hàn làm cho khí huyết ứ trệ gây nên nhức đầu, chi
lạnh buốt tái nhợt, thậm chí thiếu máu nuôi dưỡng, teo nhỏ rụng đốt tay đốt
chân…gặp trong thoát hư( động mạch)
Hàn tà xâm nhập nhiều gây toàn thân lạnh buốt, cứng đờ đó là bệnh đông
thương (Bệnh lạnh cóng)
2. Hỏa tà:
-Thuộc dương tà, các triệu chứng chung là ngứa, đau, lở loét…đều do hỏa hoặc
phong, hàn, thử, thấp hóa hỏa gây ra.
-Đặc điểm: phát bệnh nhanh cấp tính (sưng, nóng, đỏ, đau)
ví dụ: nhiệt vào huyết có thể gây đơn độc hỏa nhiệt độc như bệnh: đinh, thư,
ung nhọt…Tùy theo vị trí mà gây chứng bệnh khác nhau: da là đơn độc, có biểu
định như ung nhọt, ở kinh mạch như viêm hạch, ở sau lưng như hậu bối, ở trước
ngực như tiền bối.

5 Giải thích và cho ví dụ về biện chứng bệnh lý của khí trong ngoại
khoa YHCT?
1.KHÍ TRỆ:
- Khí tụ thì có hình, khí tán thì ko có vết tích, khí gây bệnh thì đau, khi đau
thì bất thường.
- Bệnh thường gặp:
○ ngực sườn đầy tức, khó thở do chấn thương vùng ngực sườn
(không có triệu chứng gãy xương, tràn khí, tràn dịch màng phổi,
không vỡ gan lách) hoặc lôi kéo gây đau
○ Hoặc đánh nhau vùng bụng gây tức bụng chướng hơi,
○ Hoặc lún gãy cột sống gây chướng bụng, bí đại tiểu tiện.
○ Hoặc cũng có thể do nội tạng bị rối loạn gây khí trệ như bệnh khí
hư hạ hãm (sa giãn tạng phủ)…
2.KHÍ UẤT:
- Sinh ra tích tụ
- Hoặc uất hoá hoả => đốt cháy thành dịch mà thành đờm => đờm tích lại
thành khối.
- Nếu khí uất mà tích tụ thì thành sưng, thành khối màu sắc da ko đổi + có
thể thay đổi theo tình chí (vd: viêm tuyến vú, tắc tia sữa, u giáp trạng)
- Nếu khí uất thành đàm => thành khối sưng nhưng mềm (vd: viêm hạch
mạn)
3.KHÍ HƯ:
- Tức là dương khí không thể thông đạt cơ biểu vào bên trong cơ thể đc.
- Nếu khí hư toàn thân => cử động khó khăn hay gặp trong di chứng của
các chấn thương thần kinh, cơ, xương, khớp.
- Nếu khí hư tại chỗ thì sức chống đỡ tại chỗ yếu => độc tố dễ xâm nhập
=> gây ra lở loét, đinh, nhọt… làm cho các nơi bị tổn thương khó hồi
phục (ví dụ bệnh khí hư của tạng phủ như tỳ khí hư => gây nên sa phủ
tạng).
- Nếu khí hư tại chỗ và toàn thân như bệnh sưng mủ thì khó phá mủ, khó
thu miệng, thở yếu, ăn kém, chất lưỡi nhợt, mạch tế.

6 Giải thích và cho ví dụ về biện chứng bệnh lý của huyết trong ngoại
khoa YHCT?
1.HUYẾT Ứ:
- Theo y học cổ truyền, trong ngoại khoa “thương khí tắc khí trệ, thương
huyết tắc huyết ngưng”. Khí trệ khiến huyết ngưng, huyết ngưng có thể
cản trở khí hành, vì vậy huyết ứ gây ra bệnh.
- Nếu huyết ứ ngưng ở cơ nhục bì phu… thì sưng đau đỏ (vd: tổn thương
phần mềm như tổn thương cơ, da, dây chằng…).
- Nếu cản trở dinh vệ => thì uất mà sinh nhiệt => có triệu chứng bệnh
sưng nóng đỏ đau ở da, cơ (ví dụ bệnh đinh, nhọt, loét…)
- Nếu huyết tích ở ngực sườn => có triệu chứng đầy trướng, đau tức (ví dụ
bệnh viêm đường mật, tổn thương vùng ngực do chấn thương..)
- Huyết ứ lâu uất sinh nhiệt => gây chảy máu (vd: trĩ chảy máu).
2.HUYẾT NHIỆT:
- Do huyết ứ lâu => uất ở trong mà sinh nhiệt
- Hoặc nhiệt động xâm phạm vào huyết phận
- Nếu ở da, cơ, khớp… thì có triệu chứng cấp tính như: sưng nóng đỏ đau
mà gặp đinh, nhọt là do huyết ứ lâu uất thành nhiệt gây nên.
- Nếu có triệu chứng chảy máu thì do nhiệt bức huyết loạn hành gây ra như
thổ huyết, nục huyết do sang chấn…
3.HUYẾT HƯ:
- Thường xuất hiện thời kỳ sau của bệnh.
- Y học cổ truyền cho rằng khí hư bất dụng, huyết hư bất nhân. => các nơi
tổn thương mà huyết hư thì không nuôi dưỡng được và nơi tổn thương
không thể hồi phục được (ví dụ: các vết thương mà huyết hư thì rất khó
thu miệng và liền được; hoặc trong các trường hợp gãy xương nếu huyết
hư không bao giờ liền xương đc…)

7 Giải thích và cho ví dụ biện chứng bệnh lý về cân xương trong ngoại
khoa YHCT?

Cân liên quan tới can, xương liên quan tới thận, cân xương là ngọn của can
thận, được khí huyết ôn ấm, can thận nhu dưỡng. Vì vậy cân xương mà bị tổn
thương thì nhất thiết tổn thương tới khí huyết và ảnh hưởng tới can thận.

Thanh niên có can thận khí thịnh, cân xương phát triển chắc cho nên cân xương
bị tổn thương thì rất dễ hồi phục. Người già thì can thận khí suy, cân xương hư
yếu; cho nên cân xương bị tổn thương thì hồi phục rất chậm, thậm chí không hồi
phục.
Vì vậy điều trị bệnh cân xương là điều trị bệnh bên trong nên cần chú ý đến điều
lý của khí huyết, can thận làm chủ.
Ví dụ: gãy xương giai đoạn đầu còn sưng, nóng, đỏ, đau... cần hoạt huyết hành
khí tiêu ứ làm chủ; đến giai đoạn hết sưng, nóng, đỏ thì phải tiếp liền xương, bổ
can thận làm chủ...

8 Giải thích và cho ví dụ biện chứng về hỏa độc công tâm, can phong
nội động, khí của lục phủ rối loạn trong bệnh dương khoa?
● Hỏa độc công tâm: do chính khí hư, tà khí thịnh gây hỏa độc mạnh xâm
phạm vào tâm bào lạc gọi là hỏa độc công tâm, Triệu chứng gồm sốt rét
ít, sốt nóng cao, vật vã, hôn mê, nói nhảm, lưỡi đỏ tía, mạch hồng sác, có
thể lên cơn co giật.
ví dụ: các bệnh thường gặp do hỏa độc công tâm là : lở loét, mụn nhọt
toàn thân,...
● Can phong nội động: sau khi bị thương cảm phải phong tà gây động can
khí, xuất hiện triệu chứng khó há, hàm răng nghiến chặt, người uốn cong,
có thể gây phá thương phong
ví dụ: bệnh uốn ván
● Khí của lục phủ rối loạn: khí của lục phủ phải lưu thông, không dừng,
phải lấy thông giáng làm chủ, nếu phát sinh ra bệnh thì khí sẽ ngưng trệ.
Tùy theo vị trí tổn thương mà gây bệnh ở vị trí khác nhau ( ví dụ ở vùng
bụng gây đau bụng, nôn hoặc buồn nôn, bụng trướng, đại tiện táo gặp
trong chấn thương vùng bụng hoặc vùng cột sống thắt lưng và lưng,...).
Như vậy khí không thông thì đau phủ, khí không giáng thì nôn hoặc buồn
nôn, khí trệ quá nhiều thì gây bụng trướng, phủ khí kết thì gây bí đại
tiện,... cũng thường gặp chứng bệnh cấp tính ở ổ bụng: giun chui ống mật,
sỏi gan, mật, sỏi tiết niệu.

9 Giải thích và cho ví dụ biện chứng về hạ tiêu thấp nhiệt, phế khí bất
cố, nội tạng tổn thương, can thận hư trong bệnh dương khoa?
+ Hạ tiêu thấp nhiệt :
Thận hư không khí hóa được bàng quang gây nên thấp nhiệt và ngưng kết
ở hạ tiêu và sinh chứng tiểu tiện đỏ, ít đái , đái rắt , đái buốt thậm chí đái ra máu
( do nhiệt tà xâm phạm huyết phận ) , đái đục hoặc bí đái , có thể gây đau thắt
lưng , bụng dưới tức , rêu lưỡi vàng nhớt, mạch huyền sác.
Thường gặp : sỏi tiết niệu, u tiền liệt tuyến
+ Phế khí bất cố :
Bệnh ở da có liên hệ với phế, tỳ , tâm . Phế chủ khí , liên quan tới bì mao
, nếu phế khí bất cố thì tấu lý không đóng mở được , phong hàn thừa cơ xâm
nhập và gây bệnh ma chẩn , mẩn ngứa , mẩn mề đay mạn tính do lạnh .
Thường gặp : ma chẩn , mẩn ngứa , mẩn mề đay mạn tính do lạnh .
+ Nội tạng tổn thương :
Thường do ngoại lực tác động làm tổn thương nội tạng , tùy theo các vị
trí bị ngoại lực tác động khác nhau mà gây các tổn thương khác nhau.
Thường gặp: Tổn thương ở đầu có triệu chứng đau đầu , chóng mặt buồn
nôn hoặc lúc tỉnh lúc mê , hôn mê ( y học hiện đại gọi là chấn động não, chấn
thương sọ não gây xuất huyết não ) ; Tổn thương ở mũi gây sưng đau và chảy
máu mũi ; Tổn thương ngực thì đau ngực khó thở, ho ra máu ; Tổn thương ở
bụng có chứng đau bụng , trướng bụng , bí trung đại tiện, nôn ra máu , đại tiện
ra máu .
+ Can thận hư :
Can chủ cân , nếu can huyết hư thì không nuôi dưỡng được cân gây nên
khớp đau , cử động khó , tê mỏi và yếu ở khớp . Hay gặp các tổn thương khớp
và các tổ chức phần mềm . Bệnh lâu ngày thì âm dịch hao tổn , ảnh hưởng tới
thận âm gây chứng sốt về chiều, đạo hãn , lưỡi đỏ, mạch tế sác , cứng khớp khó
cử động
Thường gặp : sai khớp , tổn thương bao khớp , dây chằng khớp sau chấn
thương , ngã hoặc các cử động bất thường, thoái hóa khớp .

10. Giải thích và cho ví dụ biện chứng về hệ kinh lạc trong bệnh dương
khoa?
Biện chứng về hệ kinh lạc trong dương khoa:
- Kinh lạc phân bố khắp cơ thể, bắt nguồn từ các tạng phủ thông ra ngoài bì phu,
mạch, cơ, cân, cốt.. làm cho khí huyết lưu thông và nuôi dưỡng các tạng, bì phu,
mạch, cơ, cân, xương hoạt động. Cho nên bất luận là nguyên nhân nào gây bệnh
dù là ở trong (ở tạng phủ) hay ở ngoài (bì phu), mạch, cân, cơ, xương…đều ảnh
hưởng tới kinh lạc, làm khí huyết tắc trở mà sinh bệnh.
Ví dụ: loét ở da, cơ (biểu), độc tà có thể theo kinh lạc vào cơ quan nội
tạng (lý) gây lở loét ở tạng phủ và ngược lại.
- Lâm sàng tùy theo bộ vị của đường kinh lạc mà biện chứng. Ví dụ như bệnh lở
loét ở cổ gáy thuộc bộ vị của kinh bàng quang, bệnh viêm tuyến vú, tắc tia sữa
thuộc bộ vị của đường kinh vị…
- Các huyệt của đường kinh có liên quan chặt chẽ tới các tạng phủ, nên khi tạng
phủ bị bệnh thì sẽ phản ứng trên đường kinh đó ( nhất là phản ứng lên các huyệt
của đường kinh). Ví dụ bệnh can đởm ấn huyệt dương lăng tuyền đau, bệnh của
đại tiểu trường ấn túc tam lý đau,…
- Dựa vào đường kinh lạc với ngũ quan, vị trí và ngũ phủ để chẩn đoán và điều
trị:
+ Bệnh ở đỉnh đầu thuộc đốc; ở tai thuộc thận; ở mũi thuộc phế; ở lòng
bàn tay thuộc tâm bào lạc.
+ Bệnh ở lòng bàn chân thuộc kinh thận; ở lưng thuộc đường kinh dương;
ở cánh tay thuộc thủ tam âm kinh; ở trong đùi thuộc túc tam âm kinh;
ngoài đùi thuộc túc tam dương kinh.
- Các kinh lạc có liên quan chặt chẽ tới khí huyết và cơ quan nên bệnh ở kinh
lạc hoặc ở cơ quan nào cũng có thể giúp đỡ chẩn đoán và điều trị theo khí huyết:
+ Nhiều khí, ít huyết: kinh tam tiêu, kinh tâm, đởm, thận.
+ Ít khí, nhiều huyết: kinh tâm bào lạc, can, bàng quang, tiểu trường.
+ Ít huyết, ít khí: kinh phế, kinh tỳ.
+ Nhiều khí, nhiều huyết: kinh đại trường, vị.
Bệnh ở nơi nhiều khí nhiều huyết hoặc nhiều huyết ít khí dễ khỏi hơn bệnh ít
khí ít huyết hoặc ít huyết ít khí (do huyết nuôi dưỡng khí, thúc đẩy khí hoạt
động).
11 Trình bày biện chứng về làm mủ, ngứa trong bệnh dương khoa, cho
ví dụ minh họa?
Làm mủ:
❖ Mủ là do khí huyết hóa sinh, nếu khí huyết suy kém thì không thể
đẩy độc ra ngoài được. Vì thế sự bài nùng của các chứng ung nhọt, sang
ung,...là do chính khí đẩy độc ra ngoài làm cho độ theo mủ ra ngoài cho
nên bệnh làm mủ như ung, nhọt, thũng, độc đã đến giai đoạn hình thành
thì phải khám xét xem đã làm mủ chưa, mủ sâu/nông để xử lý đúng
❖ Cách khám nhọt mủ: lấy 2 ngón tay ấn nhẹ nơi sưng, nếu thấy bập bềnh
là có mủ, có nước.
Ấn vào cứng rắn là chưa có mủ, mềm nhũn là mủ đã chín.
Ấn nhẹ thấy đau ngay-- mủ nông, ấn nặng mới đau--mủ sâu,...
❖ Tính chất mủ: NN khác nhau tính chất mủ cũng khác nhau
➢ Người khí huyết thịnh vượng--mủ đặc vàng
➢ Người khí huyết hư yếu --mủ loãng trắng, nếu mủ ra như nước đục thì
hoặc nước bột mà thối--chứng chữa được
➢ Nếu lúc đầu mủ vàng đặc sau màu hoa đào rồi đỏ nhợt--đó là hiện tượng
bt dễ thu miệng lên da
➢ Nếu mủ như dầu trẩu hoặc chảy nước vàng hoặc trong --chứng chữa lâu
và khó
Ngứa:
❖ Nếu mụn nhọt trước khi vỡ mà phát ngứa là phong kết hợp nhiệt. sau khi
vỡ mủ mà ngứa là bt, là hiện tượng khí huyết dần dần đầy đủ, dễ nên da
non nhưng ngứa phải như kiến bò mới tốt
❖ Nếu cơ thể hư có mủ chảy, cảm phải phong mà sinh ra--bệnh nặng khó
khỏi
❖ Mụn nhọt lồi phình như bột gạo mà ngứa, khi gãi chảy nước là bệnh
thuộc tỳ kinh có thấp, chảy ra máu tươi là kinh quá táo

12 Trình bày biện chứng về sưng, đau trong bệnh dương khoa, cho ví dụ
minh họa?
Sưng:
❖ Trong cơ thể khí huyết tuần hoàn không ngừng, không nơi nào ko đến,
không nơi nào không qua. Nếu do NN nào đó làm khí huyết ngưng trệ
lại thì nơi đó sưng đau.
❖ Hình thái cũng như màu sắc chỗ sưng khác nhau:
➢ Sưng tản mạn thuộc hư. Chỗ sưng cao, tập trung thuộc thực. Sưng do
huyết không chạy, sưng do khí thì chạy
➢ Chỗ sưng nổi phồng mà hay chạy là do phong. Sưng thuộc đàm thì mềm
như bông hoặc ngoài cứng trong mềm ko đỏ, ko nóng, màu da bt
➢ Sưng do huyết ứ thì sắc hơi hồng hồng hoặc bầm tím
➢ Nếu thành mủ thì tím bầm lẫn vàng hoặc xanh
Đau:
❖ Đau là do khí huyết không lưu thông, khí là thống soái của huyết, huyết là
mẹ của khí nên khí không thông thì huyết cũng không lưu thông. Cho nên
đau là do khí huyết ko lưu thông
❖ Tùy theo NN mà có tính chất đau khác nhau:
➢ Đau thuộc hư thì ưa XB, gặp lạnh đau tăng
➢ Đau thuộc thực thì XB đau lại tăng
➢ Đau thuộc hàn thì tụ lại 1 chỗ, màu da ko thay đổi, gặp nóng thì bớt đau
➢ Đau thuộc nhiệt thì màu hồng đỏ, gặp lạnh thì đau giảm
➢ Đau do phong thì đau khắp người, kèm theo ngứa, tê bì, kiến cắn
➢ Vì làm mủ mà đau thì vừa đau vừa sưng to
➢ Vì khí mà đau thì đau chạy quanh không nhất định chỗ nào

13 Phân biệt bệnh lành - dữ và chứng thuận - nghịch trong bệnh dương
khoa?
● 5 điểm lành:
- Tinh thần tỉnh táo khoan khoái, tiếng nói hòa nhã thông suốt, lưỡi nhuận
không khô, ăn ngủ bt
- Cơ thể nhẹ nhàng yên vui, ko buồn bực, móng tay tươi nhuận, khi nằm khi dậy
yên tĩnh
- Môi tươi nhuận, mủ đặc vàng mà ko hôi thối
- Tiếng nói rắn rỏi, da dẻ tươi nhuận, ko ho suyễn, đại tiểu tiện bt
- Không phát nóng, miệng răng ko khô
● 7 điểm dữ
- Thần trí buồn bực ko yên, miệng lưỡi khô ráo, nói năng líu khó, nơi tổn
thương miệng rộng thâm đen
- Thân thể cứng thẳng, mắt nhìn nghiêng, miệng vết thương chảy máu
- Hình dáng gầy còm, ko muốn ăn, chỗ vết thương có mủ mềm lõm sâu, ko biết
đau nhức, mủ trong ít mà hôi thối
- Da khô rộp, nhiều đờm, thanh âm ngọng, líu lưỡi, ho suyễn, mũi phập phồng
- Da đen xám, cổ họng khô ráo, buồn bực, khát, bìu dái co lên
- Tay chân mình mẩy phù thũng, nôn mửa, nấc, ỉa chảy, đầy bụng
- nơi tổn thương loét nát nham nhở như tổ con lươn, máu tự nhiên chảy ra, tay
chân quyết lạnh.
● Chứng thuận, chứng nghịch:
- Chứng thuận là nơi tổn thương và các chứng trạng của bệnh phát triển bt và
tiên lượng tốt
- Chứng nghịch là nơi tổn thương và các chứng trạng thể hiện biến chứng và
tiên lượng xấu.

14 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương thuốc kê theo cổ
phương gia giảm) trĩ nội xuất huyết (thể huyết ứ) theo YHCT?
● Triệu chứng: đi đại tiện có máu tươi kèm theo phân, có thể ít hoặc nhiều
● Chẩn đoán:
- BD: Trĩ hạ thể huyết ứ
- BC: Lý thực
- Vị trí: huyết
- NN: Huyết ứ
● Điều trị
- Pháp: Lương huyết chỉ huyết
- Phương:
+ Hòe giác địa du hoàn
Chỉ xác 60g Hoàng cầm sao đen 80g
Địa du sao đen 80g Địa hoàng sao đen 80g
Hòe giác sao đen 160g Kinh giới sao 80g
Quy vĩ 40g
Tán bột, hoàn mật, uống 12g lúc đói*2 lần/ ngày
+ Lương huyết địa hoàng thang
Đương quy 4g Hoàng bá 6g
Hòe hoa 4g Thanh bì 4g
Thục địa 4g Tri mẫu 6g
Sắm uống ngày 1 thang
+ Hèo hoa tán
Cam thảo 20g Đương quy 40g
Chỉ xác 40g Hậu phác 40g
Hòe hoa sao đen 80g Ô mai 20g
Thương truật 40g Trần bì 40g
Tán bột, mỗi lần uống 20g với nước lúc đói
- Châm cứu: trường cường, thứ liêu, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao,
thừa sơn, hợp cốc

15 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị trĩ (phương thuốc kê theo
cổ phương gia giảm) thể thấp nhiệt theo YHCT?
● Triệu chứng: hậu môn tiết nhiều dịch, trĩ sa ra ngoài không đẩy vào được,
đau, có thể có điểm hoại tử trên bề mặt trĩ, đại tiện táo
● Chẩn đoán:
- BD: Trĩ hạ thể thấp nhiệt
- BC: Lý thực nhiệt
- Vị trí: Đại trường
- NN: thấp nhiệt
● Điều trị:
- Pháp: Thanh nhiệt lợi thấp hoạt huyết chỉ thống
- Phương:
+ Tần cửu phòng phong thang
Bạch truật 6g Hoàng bá 12g Trần bì 8g
Chích thảo 4g Quy thân 12g Sài hồ 8g
Đại hoàng 4g Thăng ma 8g Tần cửu 12g
Đào nhân 12 hạt Trạch tả 12g
Sắc uống ngày 1 thang
+ Tần cửu bạch truật thang
Bạch truật 40g Địa du 12g Tần cửu 40g
Chỉ thực 20g Quy vĩ 40g Trạch tả 20g
Đào nhân 40g Hạt bồ kết 20g
Tán bột làm hoàng uống ngày 8-12g
+ Chè trĩ số 9 hãm nước sôi uống 50g/ ngày
- Châm cứu: trường cường, thứ liêu, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao,
thừa sơn, hợp cốc
16 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị trĩ thể khí huyết hư theo
YHCT?
• Triệu chứng: đại tiện ra máu lâu ngày, hoa mắt ù tai sắc mặt trắng bơt, rêu
lưỡi trắng mỏng, người mệt mỏi,đoản hơi, mạch trầm tế
• Chẩn đoán
Bệnh danh: trĩ hạ thể khí huyết hư
Bát cương: lý hư
Nguyên nhân :nội thương tạng phủ
Vị trí: khí huyết
• Pháp điều trị: ích khí thăng đề, bổ huyết, chỉ huyết
• Phương:
Bổ trung ích khí thang

Đẳng sâm 16g Thăng ma 8g


Hoàng kỳ 12g Sài hồ12g
Đương quy 8g Cam thảo 4g
Bạch truật 12g Trần bì 6g

Tứ quân tử thang gia vị

Nhân sâm 8g Bạch biển đậu 8g


Bạch truật 8g Hoàng kỳ 8g
Phục linh 8g Cam thảo 8g
Châm cứu: trường cường, túc tam lý, tam âm giao, huyết hải, tỳ du, thận
du, dùng bổ pháp

17 Bệnh nhân vào viện với lý do có khối sa ra ngoài hậu môn không tự
co lên được, đại tiện ra máu và đau rát chảy dịch, khám hậu môn phù nề,
trĩ nội vị trí 7 giờ, bề mặt trĩ trợt loét, mùi hôi, lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch hoạt
sác. Hãy chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân? Phân tích bài thuốc cổ
phương đã kê?
● chẩn đoán YHHĐ: trĩ nội độ 3/4 viêm và chảy máu
● điều trị YHHĐ
+hướng: kháng sinh, giảm đau, tăng sức bền thành mạch
+cụ thể:
Daflon 500mg x 6 viên/4 ngày đầu sau đó 4 viên/3 ngày tiếp theo, vào
các bữa ăn
kẽm oxyd 10% bôi lên vùng tổn thương ngày 2-3 lần, sau mỗi lần đi
ngoài
● chẩn đoán YHCT
+bệnh danh:hạ trĩ thể thấp nhiệt
+bát cương: lý thực nhiệt
+nguyên nhân: bất nội ngoại nhân, ngoại nhân
+ vị trí: giang môn
● pháp điều trị:thanh nhiệt trừ thấp, chỉ huyết ,chỉ thống
● phương: tần cửu phòng phong thang gia giảm
bạch truật 6g trần bì 8g quy thân 12g
thăng ma 8g đào nhân 12 hột hoè hoa 4g
chích thảo 4g sài hồ 8g kinh giới sao đen 4g
trạch tả 12g hoàng bá 12g trắc bá diệp 8g
đại hoàng 4g tần cửu 12g
● phân tích bt:
hoàng bá, trạch tả td thanh nhiệt trừ thấp ở hạ tiêu
tần cửu tiêu sưng, hoạt huyết trấn thống giảm đau
hoè hoa, kinh giới , trắc bách diệp sao đen lương huyết chỉ huyết
quy thân bổ huyết, bạch truật, chích thảo bổ khí, trần bì hành khí, đào nhân hoạt
huyết
thăng ma , sài hồ td ích khí thăng đề
đại hoàng td tả thực nhiệt ở trường vị
● Ngâm bằng lá sài đất, nc chè xanh, bồ công anh…
● châm cứu: trường cường, thứ liêu, đại trường du, túc tam lý, tam âm giao,
thừa sơn, hợp cốc ,dùng tả pháp

18 Trình bày sự liên quan giữa vết thương với tạng phủ, khí huyết theo
YHCT?
Theo quan điểm của y học cổ truyền: vết thương mau lành hay không còn tùy
thuộc chính khí của cơ thể cụ thể là
- Khí: biểu hiện về đau, thoát mủ, vết thương sạch. Do vậy, nếu khí hư thì vết
thương đau liên tục âm ỉ, không thoát mủ, bẩn; nếu khí chưa hư thì vết thương
đau ít, mủ thoát dễ dàng, vết thương tươi sạch.
- Huyết: biểu hiện về sưng nóng, đỏ và liền vết thương. Nếu huyết ứ, huyết hư
đều gây chảy máu, chảy nước vàng ở vùng tổn thương; nếu huyết không hư thì
nơi tổn thương được nuôi dưỡng tốt cho nên vết thương chóng liền.
- Tỳ:  tỳ liên quan tới cơ nhục, nhiếp huyết và sinh khí huyết của hậu thiên.
Trăm bệnh đều do tỳ gây nên và ngược lại tỳ ảnh hưởng trở lại tới trăm bệnh.
Do vậy, nếu tỳ tốt thì vết thương chóng lành, ít chảy máu, dễ thoát mủ.
- Can: can tàng huyết, can chủ cân; nếu can tốt thì vết thương lành không ảnh
hưởng tới vận động
- Tâm: chủ thần minh, tâm tốt thì huyết đầy đủ, giấc ngủ lành, người bệnh có
nghị lực chịu khó tập luyện không đề lại di chứng.
- Thận: chủ cốt tuỷ, thận tốt thì vết thương không ảnh hưởng tới xương.
Như vậy vết thương phần mềm không những cần chú ý tới tổn thương tại chỗ
mà phải chú ý tới toàn thân, phải biện chứng chính xác giữa triệu chứng tại chỗ
và toàn thân mới có pháp điều trị tốt, bệnh sẽ chóng khỏi.

19 Trình bày thành phần, cách dùng 5 bài thuốc dùng ngoài có tác dụng
cầm máu phòng nhiễm trùng trong điều trị vết thương phần mềm?
Bài 1:
Vôi tôi (vôi ăn trầu)
Bồ hóng bếp (ô long vĩ)
Liều bằng nhau, luyện thành thỏi hoặc miếng đắp vào vết thương kể cả đỉa cắn
cũng cảm máu.
Bài 2:
Lá mần tưới (hoặc lá chó đẻ răng cưa)
Bột đại hoàng
Giã nát lá mần tưới hoà với nước tiểu trẻ em (đồng tiện) vừa đủ gạn lấy nước
hòa với bột đại hoàng vừa đủ đắp vào vết thương. 
Bài 3:
Lá trầu không
Lá kim ngân
Liều bằng nhau giã nát đắp vào vết thương
Bài 4:
Nõn chuối tiêu lùn, lấy cây non cao 60cm, bỏ bẹ cắt từng khúc giã nát đắp.
Bài 5:
Mốc cây cau ( phấn cau) 40g
Ô long vĩ 20g
Trộn đều dùng dần, đắp rắc vào vết thương.

20 Trình bày thành phần, cách dùng 5 bài thuốc dùng ngoài có tác dụng
rửa vết thương?
Dùng cho các vết thương bẩn hoặc loét, nát có mủ hoặc nước vàng.
- Bài 1:
+ Thành phần: Lá trầu không 40g Nước lã 1l
+ Cách dùng: đun sôi nước với lá trầu không 15p, để nguội lấy nước trong
hòa với bột phèn phi, dùng rửa vết thương, chỉ dùng trong 3 ngày.
- Bài 2:
+ Thành phần:
Sài đất 1 phần Bồ công anh 1 phần
Tô mộc 1 phần Nước 600ml
+ Cách dùng: đun sôi trong 2h còn 250ml, gạn nước cho vào chai dùng dần,
trong ngày có thể đắp gạc.
- Bài 3:
+ Thành phần:
Trầu không 200g Bồ công anh 200g
phèn phi 20g Nước 2l
+ Cách dùng: đun sôi 2l nước với trầu không, bồ công anh còn 250ml rồi
rửa vết thương.
- Bài 4: cam thông tiễn
+ Thành phần:
Cam thảo 1 phần Hành tươi 1 phần
+ Cách dùng: Hai thứ đun sôi để nguội, rửa vết thương.
- Bài 5: Tứ hoàng
+ Thành phần:
Đại hoàng 8g Hoàng bá 12g
Hoàng Liên 12g Hoàng cầm 12g
+ Cách dùng: nấu cao đắp hoặc nước sắc để rửa.

21 Trình bày thành phần, cách dùng 5 bài thuốc dùng ngoài có tác dụng
làm sạch vết thương?
Dùng cho các vết thương loét, nát, chảy nước vàng, lâu liền, lâu thành sẹo và da
non.
- Bài 1: Lá mỏ quạ (thiên chu sa)
Cách làm: lấy lá bỏ cuống, rửa sạch (có thể rửa bằng thuốc tím 1/1000)
để ráo nước, giã nát đắp lên vết thương, đắp hàng ngày khi vết thương
sạch có lên da non thì thôi. Có thể nấu thành cao dùng dần nhưng không
hiệu quả bằng là tươi.
- Bài 2: Cao giải phóng:
+ Thành phần:
Mủ cây chai 1 phần. Dầu lạc 1 phần
+ Cách dùng: Đun dầu lạc với mủ cây chai, khi nào mủ cây chai chảy ra thì
quấy đều đến khi thành hỗn hợp đồng đều rồi phết lên miếng vải để khô,
khi sử dụng dán cao lên vết thương đã rửa sạch.
- Bài 3: Len-tơ-uyn: Lấy 1kg, bỏ lá cạo hết rễ, rửa sạch len-tơ-uyn, băm
nhỏ. Lấy 3l nước đun sôi 3h, lọc qua khăn vải, lấy nước sắc cô lại còn
700ml để vừa rửa vừa đắp, dùng gạc thấm nước len-tơ-uyn đắp lên vết
thương, sau đó băng lại, cách 2-3 ngày thay băng 1 lần. Dùng cho vết
thương rộng như bỏng.
- Bài 4: Lá sắn thuyền
Có 2 cách dùng:
+ Dùng đắp tươi: làm hết mủ vết thương, tổ chức hạt mọc nhanh, da non lên
dần vào ngày thứ 2.
+ Dùng bột: vết thương sạch, khô, không chảy nước nhưng không tốt bằng
dùng tươi,
- Bài 5: Lá vông nem
Cách dùng: Bột lá vông nem rắc vào vết thương mủ hết nhanh và sạch, đỡ
đau, dễ chịu, chóng khỏi.

22 Trình bày thành phần, cách dùng 4 bài thuốc dùng ngoài có tác dụng
điều trị vết thương lâu liền, không lên da non, sẹo lồi, rỉ nước vàng?
Bài 1. Phấn cau (sao khô ) 20g
Phấn cây chè 16g
Ô long vĩ 8g
Phèn phi 4g
Các vị tán nhỏ rây kỹ , đậy kín , đựng trong lọ dùng dần .
Sau khi rửa sạch vết thương rắc thuốc vào , chỉ rắc một lần bột sẽ thành vảy ,
khoảng 5-7 ngày sau bong vảy và khỏi .
Bài 2, Phèn phi 55g
Bột hoàng đằng 20g
Bột bằng sa 55g
Hoạt thạch 250g
Các vị tán nhỏ rây kỹ , đậy kín , đựng trong lọ dùng dần.
Khi dùng phải rửa vết thương và rắc bột
Bài 3. Sáp ong 1 phần
Nhựa thông 3 phần
Lòng đỏ trứng gà 3 phần
Đun sôi , khuấy đều thành hỗn hợp , sau đó quết vào vải đắp lên vết thương đã
rửa sạch , ngày đắp 1 lần .
Bài 4. Mủ cây mù u ( đã sản xuất thành kem balsino ) dùng điều trị vết
thương lâu liền, viêm tủy xương và vết thương mới khỏi . Thuốc này có tác
dụng giảm đau.

23 Trình bày thành phần, cách dùng 5 bài thuốc dùng ngoài có tác dụng
chóng lên da non hoặc sẹo và làm tan thịt thối, thu miệng, lên da non?
Bài 1. Bảo sinh cơ :
Thạch cao 30g Xích thạch 30g
Khinh phấn 30g Nhũ hương 12g
Hồng đơn 12g Một dược 12g
Long cốt 12g
Giã thành bột mịn , sau khi rửa sạch vết thương thì rắc thuốc, nếu khô thì rắc
một lần
Bài 2. Can khương sinh cơ tán :
Can khương 40g
Nghiền nhỏ mịn , rắc vào vết thương , thích hợp với vết thương có tính chất hàn
Bài 3. Cửu nhật tán :
Hồng đơn 4g (1 phần )
Thạch cao 36g (9 phần )
Tán thành bột mịn rắc vào vết thương
Bài 4. Lá mỏ quạ
Lá bòng bong
Lá nọc sởi
Lượng bằng nhau , giã nhỏ , sau khi rửa sạch vết thương thì đắp thuốc vào , đắp
đến khi nào kín vết thương thì thôi.
Bài 5. Lá mỏ quạ
Lá bòng bong
Hàn the
Lượng bằng nhau, giã nát, đắp vào vết thương, ngày 1 lần khi đã rửa sạch vết
thương, đắp đến khi nào vết thương đầy kín và lên da non thì thôi.
Không những có thế dùng cho vết thương lâu liền, sâu rộng , khó đầy,...mà dùng
cho cả vết thương sẹo lồi không lên da non.

24. Trình pháp điều trị và bài thuốc uống trong điều trị vết thương thể
huyết ứ và thể nhiệt độc?
- Vết thương thể huyết ứ (không nhiễm trùng):
+ Pháp: hoạt huyết thanh nhiệt, lương huyết, hành khí, sinh cơ.
+ Phương:
Đại hoàng 8g Đương quy 10g Trần bì 10g
Phác tiêu 6g Hồng hoa 10g Cam thảo 4g
Chỉ xác 6g Mộc thông 8g
Hậu phác 6g Tô mộc 10g
Sắc uống ngày 1 thang
- Vết thương thể nhiệt độc (nhiễm trùng thời kỳ đầu):
+ Pháp: thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết, lương huyết, hành khí, sinh cơ.
+ Phương:
Bạch chỉ 6g Bạch truật 12g Một dược 10g
Đương quy 10g Sinh địa 12g Cam thảo 6g
Xích thược 10g Đan bì 12g
Nhũ hương 6g Xuyên khung 12g

Sắc uống ngày 1 thang hoặc ngâm rượu uống.

25. Trình pháp điều trị và bài thuốc uống trong điều trị vết thương thể thấp
nhiệt và thể khí huyết hư?
- Vết thương thể thấp nhiệt :
+ Pháp: thanh nhiệt trừ thấp, giải độc, bài mủ, hoạt huyết, sinh cơ.
+ Phương: Thác lý bài nùng thang:
Đẳng sâm 12g Đương quy 10g Xuyên bối mẫu 8g
Bạch truật 10g Cam thảo 6g Sinh hoàng kỳ 10g
Bạch thược (sao rượu) Trần bì 6g Nhục quế 6g
12g Liên kiều 10g Sinh khương 6g
Phục linh 12g Kim ngân hoa 12g
Sắc uống ngày 1 thang
- Vết thương thể khí huyết hư (vết thương lâu liền):
+ Pháp : bổ khí huyết sinh cơ.
+ Phương:
Đẳng sâm 12g Hoàng kỳ 12g Cam thảo 4g
Bạch linh 10g Bạch truật 12g Uất kim 10g
Đương quy 12g Xuyên khung 10g
Thục địa 12g Bạch thược 12g
Sắc uống ngày 1 thang.
26 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, biện chứng, và chẩn đoán bong
gân theo YHCT?
● Khái niệm
Theo Y học hiện đại: Bong gân là thương tổn dây chằng và bao khớp do chấn
thương hoặc do cử động quá mức, không kèm theo sai khớp, bán sai khớp hay
gãy xương, có thể sinh ra cấp hoặc mạn tính.
Theo Y học cổ truyền: Bong gân thuộc chứng “Nỉu thương” của YHCT. Nỉu là
xoay vặn, thương là bệnh, vì xoay vặn cơ khớp làm tổn thương kinh lạc cân cơ,
khí cơ tắc trở gây đau yếu nặng, huyết trệ gây sưng nóng đỏ.
● Nguyên nhân:
❖ Theo Y học hiện đại |YHHĐ|: do động tác trái tư thế, đột ngột quá mạnh
hoặc động tác gò bó kéo dài gây nên. Ví dụ: Bước hụt, vận động sai tư
thế, đột ngột hoặc mạnh, hoặc xách nặng, đi guốc cao gót hoặc trẹo chân
do đá bóng,…
❖ Theo Y học cổ truyền |YHCT|: do xoay vặn quá mức, khí cơ tắc trở gây
nên đau yếu nặng, huyết trệ gây sưng nóng đỏ
● Triệu chứng và chẩn đoán: hay gặp ở thắt lưng, cổ chân, cổ gáy, cổ tay,
khuỷu tay
- Tại chỗ: sau các NN rõ ràng có thể thấy xuất hiện ngay các triệu chứng, có
thể sau vài h hoặc vài ngày
- Triệu chứng tại nơi tổn thương:
❖ đau tăng dần ảnh hưởng đến vđ, tùy theo tổn thương phần mềm hay
không mà dần sưng nóng đỏ, cũng có khi đau đơn thuần (ko rách DC
hoặc bao khớp)
❖ hạn chế vận động khớp
❖ khô có dấu hiệu gãy xương sai khớp
❖ nếu ko điều trị ngay sẽ gây sưng nề, ko đỏ tím (nếu ko có tổn thương
MM)
❖ nặng hơn có thể cứng khớp, loãng xương
● Biện chứng: do tác động gián tiếp của các động tác (xoay vặn quá mức)
hoặc ngoại lực gây nên khí trệ tại chỗ nên đau; sau đó huyết ứ gây sưng
nóng đỏ, thấp trệ gây nề

27 Trình bày nguyên tắc điều trị chung và các phương pháp xử trí cho
bệnh nhân bị bong gân theo YHCT?
● Nguyên tắc điều trị chung:
Pháp điều trị: Hành khí hoạt huyết thông kinh, thư cân chỉ thống
● Các phương pháp xử trí:
- Thuốc dùng ngoài
+ Thuốc đắp
Bài 1: đắp cao thống nhất
Bài 2:
Bột cúc tần 8 phần Sáp ong 2 phân
Bột đại hội 0,8 phần Bột quế chi 1,6 phân
Bột ngải cứu 4 phần Dầu ve 20 phần
Trộn đều , đụng vào lọ dùng dần . Khi dùng tùy theo vị trí tổn thương rộng hay
không mà đắp trực tiếp vào nơi tổn thương .
Bài 3: Vỏ cây gạo vừa đủ giã nát sao với rượu , ngày đắp 1 lần .
Lá náng hơ nóng đắp vào nơi tổn thương
+ Thuốc bôi:
bài 1: mật gấu hòa với rượu bôi
bài 2: Trật đả tán
Nhũ hương 1 phần Đại hồi 2 phần Quế chi 1 phần
Một dược 1 phần Tô mộc 4 phần Nga truật 2 phần
Băng phiến 1 phần Huyết giác 4 phần Dây kim ngân1phần
Tán bột, mỗi lần dùng hòa với rượu vừa đủ xoa lên nơi tổn thương ngày 2 lần
- Thuốc uống trong: Cao tiêu viêm
Ngải cứu 12g Huyết giác 12g
Tô mộc 10g Nghệ vàng 10g
Lá móng tay 10g
Ngày uống 1 thang, hoặc nấu thành cao uống, ngày uống 3 lần (sáng, trưa và
tối)
- Xoa nắn, bấm huyệt: Phương pháp này nhiều khi mang lại kết quả rất tốt.
+ Kéo giãn: kéo từ từ theo hướng sinh lý, lực vừa phải, bệnh nhân cảm giác dễ
chịu, giữ 1-2 phút, sau đó làm động tác trả lại (ngược lại) hướng động tác gây
tổn thương.
+ Bật gân: dùng ngón cái bật như kiểu bật dây đàn, làm 2-3 lần vào nơi có co
thắt cơ hoặc dây chằng vùng đau.
+ Bấm, điểm huyệt: dùng các huyệt ở xa nơi tổn thương
- Châm cứu:
+ Châm tả các huyệt tại chỗ.
+ Châm toàn thân các huyệt:
Đau vùng cổ gáy: lạc chẩm, hợp cốc, đốc du, kiên tỉnh, phong trì.
Đau vùng cổ chân: huyền chung, thái xung, tam âm giao.
Đau vùng thắt lưng: thận du, uỷ trung, đại trường du, a thị huyệt.
Đau ở cổ tay: ngoại quan, dương trì.
Đau ở khuỷu tay: hợp cốc, trung phủ, thủ tam lý, a thị huyệt, khúc trì.
+ Thuỷ châm: dùng các thuốc giảm đau hoặc giảm đau chống viêm của hiện đại
tiêm vào các huyệt
Ở vùng cổ gáy: đốc du, kiên tỉnh.
Ở vùng cổ chân: huyền chung, tam âm giao
Ở vùng thắt lưng: thận du, đại trường du, a thị huyệt.
Ở vùng cẳng tay: thủ tam lý.
Không nên dùng các thuốc dầu tiêm nơi ít cơ.

28 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị chứng tọa
thương theo YHCT?
● Nguyên nhân:
- Do các vật cứng đập mạnh vào vùng da - cơ của cơ thể như đánh võ, ngã, thể
dục, va đập.
- Vùng hay bị tổn thương là đùi, mông, lưng, bọng chân, cánh tay, cẳng tay và
vai gáy. Y học hiện đại gọi đó là chứng dụng giập
● Triệu chứng và chẩn đoán:
- Vùng da cơ sau khi bị ngoại lực trực tiếp thì nóng, đỏ, đau... tuỳ mức độ ngoại
lực trực tiếp mà vùng tổn thương to nhỏ khác nhau.
- Cũng hay kèm theo gãy xương hoặc sai khớp
● Điều trị:
- Tổn thương này theo y học cổ truyền vẫn là khí trệ huyết ứ
- Pháp điều trị: Hoạt huyết, khử ứ, hành khí, thư cân
+ Nếu nề nhiều thì lợi thuỷ, thẩm thấp
+ Nếu sưng nóng đỏ nhiều thì thêm lương huyết
- Thuốc dùng ngoài: Đắp cao thống nhất hoặc cao song bá tán (trắc bách diệp,
đại hoàng, bạc hà, trạch lan)
- Thuốc uống:
+ Cao tiêu viêm
+ Tứ vật đào hồng gia dây kim ngân
- Tập vận động: Nếu tổn thương cân khớp cần tập ngay từ đầu nhưng phải nhẹ
nhàng đúng mức độ khi nằm ngủ phải kể chân cao
- Châm các huyệt quanh nơi tổn thương kết hợp với các huyệt huyết hải, huyền
chung.

29 Trình bày triệu chứng và xử trí bỏng giai đoạn âm hư dương thoát và
giai đoạn khí huyết đều hư theo YHCT?
● Giai đoạn âm dương hư thoát( giai đoạn choáng do bỏng)
+ triệu chứng: xuất huyết ở da thành nốt phỏng, phiền táo, bí đái hoặc đái
ít, tinh thần uỷ mị, thở ngắn, sắc mặt trắng bệch, huyết áp hạ, chân tay
lạnh, rêu lưỡi khô, mạch vi tế sác
+ pháp điều trị: dưỡng ẩm sinh tân, hồi dương cứu thoát
+ bài thuốc: Sâm phụ thang kết hợp sinh mạch tán gia giảm
nhân sâm 8g mạch môn 12g
phụ tử chế 12g sinh địa 16g
ngũ vị tử 6g huyền sâm 16g
● Giai đoạn khí huyết hư
+triệu chứng:toàn thân gầy, mệt mỏi, da mặt xanh, chất lưỡi nhạt, mạch tế
nhược hay nhu hoãn
+ pháp điều trị: bổ khí huyết
bài 1
sâm bố chính 16g thục địa 12g
bạch truật 12g hà thủ ô 12g
hoài sơn 16g ý dĩ 16g
kỷ tử 10g kê huyết đằng 12g
sa sâm 12g trần bì 8g
bài 2 bát trân thang gia giảm
bài 3 :tại chỗ rửa vết thương: xuyên tâm liên 200g nấu vs 500ml nước
hằng ngày hoặc hoàng bá, sa tiền tử liều như nhau nấu rửa hằng ngày

30 Trình bày triệu chứng và xử trí bỏng giai đoạn hỏa độc theo YHCT?
Giai đoạn hoả độc nhiễm khuẩn
1.Tả nhiệt thương âm
+ triệu chứng : nhiễm khuẩn nhẹ ngoài da, sốt , mặt đỏ, lưỡi khô, khát, ăn
không ngon, chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
+ pháp điều trị:dưỡng âm thanh nhiệt giải độc
+ bài 1
hoàng liên 16g chi tử 8g
vỏ núc nác 12g sinh địa 16g
kim ngân hoa16g mạch môn 16g
bồ công anh 20g thạch hộc 16g
+ bài 2 : thuốc AD73 bôi tại chỗ
AD73 là 1 loại cây mọc ở vùng hoàng liên sơn , bắc thái, cao lạng đc
dùng ở dạng thuốc mỡ, bột có td tốt chữa bỏng độ 1,2,3 làm thành 1 mảng
phủ vết thương ko phải băng, sát trùng, mọc tổ chức hạt, liền da, khi khỏi
tự bong ra
2.Hoả cực thịnh triệu chứng:vết bỏng bị nhiễm khuẩn nặng nước vàng ra nhiều,
toàn thân rét run, sốt cao tim đập nhanh, mỏi mệt, tâm phiền, bụng trướng,nước
tiểu ít hay vô niệu, có thể mê sảng hay co giật, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng
+ thể này phần nhiều tương ứng vs thể nhiễm khuẩn huyết
+ điều trị kết hợp YHHĐ vs bôi tại chỗ AD73

31 Trình bày 4 nguyên tắc điều trị gãy xương kết hợp YHCT?
Bốn nguyên tắc tuân thủ theo nguyên lí: kết hợp "động-tĩnh" và quan tâm
"tại chỗ-toàn thân".
1.Nắn chỉnh sớm xương gãy:
*Chỉ dùng cho gãy xương có di lệch.
*Thời gian nắn chỉnh: xương gãy càng được nắn chỉnh sớm càng tốt, tốt nhất là
nắn chỉnh trong vòng từ 1-4h sau khi bị tai nạn vì lúc này tại chỗ chưa sưng nề
lớn, thủ pháp thao tác dễ dàng, có lợi cho việc liền xương.
*Vô cảm trước nắn chỉnh:
- giúp cho bệnh nhân hết hoặc giảm đau và giãn cơ giúp cho việc nắn chỉnh
được dễ dàng.
-X-quang rất quan trọng, nó cho phép hiểu rõ các loại di lệch để chỉ định thủ
thuật nắn chỉnh,chế tác các nẹp cố định, đồng thời kiểm tra ổn định của các
đoạn gãy trong quá trình điều trị.
*Các thủ pháp nắn chỉnh cơ bản:
Sờ, kéo, đẩy, áp, nắn, rung, nắn vòng ra sau, ấn ba điểm, tăng tiếp xúc, tách.
*Tiêu chuẩn nắn chỉnh dựa vào phục hồi giải phẫu và phục hồi cơ năng.
2.Cố định ngoài cục bộ hợp lý:
*Xương gãy sau khi nắn chỉnh cần được cố định một cách hợp lý để duy trì tốt
vị trí đoạn gãy.
*Cần chú ý đến các nhân tố phát sinh di lệch thứ phát trong quá trình điều trị và
liền xương:
-Tính chất, hướng của lực gây chấn thương.
-Trọng lượng của đoạn ngoại vi ổ gãy.
-Lực co kéo của các cơ.
-Ảnh hưởng của vận chuyển và phương phap điều trị.
*Tác dụng của cố định ngoài:
-Lực tác dụng bên ngoài của dây, nẹp, đệm cố định tạo nên một lực ép nhất
định, giúp chống lại di lệch thứ phát của xương gãy.
-Tác động của lực co cơ: có thể tác dụng lên xương gãy một lực nhất định, một
mặt tạo nên lực ép của hai đầu xương gãy tiếp xúc chặt hơn, hai đoạn gãy nhờ
vậy ổn định hơn; khi cơ lớn co giãn, tuần hoàn khí huyết cũng tăng lên.
-Để các khớp của chi gãy ở vị trí phù hợp để duy trì sự ổn định của các đoạn
gãy.
*Chỉ định cố định nẹp dây buộc:
Tứ chi gãy kín, tứ chi gãy hở, gãy xương cũ cần nắn chỉnh sửa lại.
*Có rất nhiều loại cố định ngoài cục bộ như đơn thuần dùng nẹp và dây vải để
cố định ngoài cục bộ, cố định nẹp vượt khớp, cố định nẹp kết hợp khung cố
định,....
*Những vật liệu thường dùng chế tạo dụng cụ là nẹp, bao vải bọc nẹp, mành,
đệm, dây buộc, bông, băng keo, dụng cụ kéo, bản kim loại,...
*Thời gian bó nẹp thường căn cứ trên lâm sàng có dấu hiệu liền xương.
*Sau cố định nẹp cục bộ cần gác cao chi gãy, quan sát theo dõi, chú ý đến
những điểm đau cố định gây nên, thường xuyên chú ý đến độ chặt của dây buộc,
theo dõi đoạn xương gãy di lệch thứ phát, hướng dẫn người bệnh tiến hành
luyện tập.
*Tiêu chuẩn tháo nẹp:
-Tại chỗ ấn không còn đau.
-Cử động chi gãy về mọi hướng không đau.
-Hết cử động bất thường.
-X-quang cho phép khẳng định liền xương bởi hình ảnh can xương.
3. Luyện tập công năng:
-Nguyên tắc: tập từ nhẹ đến mạnh, từ biên độ nhỏ đến biên độ lớn, từ đơn giản
đến phức tạp và không được động tác nào gây đau.
-Thứ tự luyện tập: chia làm 3 giai đoạn
+Thời kỳ đầu( thời kỳ thay đổi cơ hóa tại ổ gãy) thường tiến hành 1-2 tuần sau
gãy, chủ yếu là co duỗi cơ tại chỗ
+Thời kỳ giữa(thời kỳ hình thành can xương): tiếp tục co duỗi cơ, nhờ trợ giúp
của chi khoẻ hoặc cán bộ y tế từng bước hoạt động các khớp trên và dưới chi
gãy.
+Thời kỳ cuối(can xương cứng):
Tăng cường hoạt động chủ động của các khớp của chi gãy.
4.Dùng thuốc:
Dùng thuốc xoa hoặc đắp ngoài có tác dụng tại chỗ và thuốc uống trong có tác
dụng toàn thân.
*Thuốc dùng ngoài:
-Hai pháp được chú trọng : hoạt huyết tiêu ứ và bổ can thận, tiếp liền xương.
-Các bài thuốc được cấu tạo từ các vị thuốc có tác dụng hoạt huyết, lợi thủy, làm
ôn ấm gân cốt, giảm đau, thúc đẩy liền xương và có tác dụng sát trùng.
VD: Bài thuốc từ Lào truyền sang trong quyển Bách gia trân tàng, cao thống
nhất của viện YHCT Việt Nam,..
*Thuốc uống trong:
-Thời kỳ đầu dùng pháp hành ứ hoạt huyết sinh tân.
-Thời kỳ giữa dùng pháp bổ ích can thận, tiếp liền xương.
-Thời kỳ sau dùng pháp cường cân cứng cốt phục nguyên.

32 Trình bày 5 thủ pháp cơ bản: Sờ, kéo, đẩy, áp và nắn trong nắn chỉnh
điều trị gãy xương?
1.Sờ:
-Trước và sau khi nắn chỉnh, cần thiết phải sờ nắn rõ tình hình dị lệch của
xương gãy và kết quả sau nắn chỉnh.
-Dùng hai tay sờ nắn vùng gãy một cách thận trọng, xác định tình hình các loại
xương gãy(về vị trí, hướng di lệch), cũng như nhiệt độ và mạch của đoạn ngoại
vi, các tổn thương khác về mạch máu, tổ chức mềm.
-Khi nhẹ nhàng sờ khám hai đoạn xương gãy có thể cảm nhận được tiếng cọ xát
của hai đầu xương gãy.
-Tiếng cọ xát này khi có kinh nghiệm sẽ phân biệt được là tiếng cọ của hai vỏ
xương hay hai mặt gãy với nhau
=> thông qua đó phần nào xác định được hướng di lệch sang bên của các đoạn
gãy với nhau, tiếng cọ xát với nhau trong trường hợp bị gãy vụn nhiều mảnh.
-Phim X-quang cho phép chẩn đoán chính xác xương gãy và kiểu di lệch, tránh
làm bệnh nhân đau đớn do thăm khám gây nên.
->tuy nhiên cũng cần khám toàn diện để nắm được tình hình chi gãy cũng như
người bệnh.
2.Kéo:
-Dùng băng vải cố định ngược với chiều sẽ kéo, sau đó kéo từ từ với lực tăng
dần cho hết di lệch chồng, rồi tiến hành các thủ pháp nắn chỉnh.
-Kéo chủ yếu để làm giãn trương lực cơ( trương lực này co kéo góp phần làm
các đoạn gãy di lệch, nhất là di lệch chồng, di lệch gập góc, di lệch xoắn vặn).
3.Đẩy:
-Dùng lực đẩy ngược với chiều di lệch để giải quyết di lệch bên.
-Căn cứ vào vị trí gãy mà cần sử dụng lực đẩy nắn mạnh hay yếu, tùy sức khoẻ
của người nắn mà chỉ dùng bàn tay hay dùng cẳng tay để siết để lực mạnh hơn.
4.Áp:
-Trong trường hợp xương gãy vát, chéo, giữa hai mặt gãy của xương có khoảng
cách, chi gãy không hoặc ngắn ít.
=> người nắn dùng hai bàn tay ấn ép hai mặt thuộc hai đoạn gãy trung tâm và
ngoại vi áp sát vào nhau.
5.Nắn:
-Dùng trong trường hợp xương gãy ngang, di lệch chồng làm chi gãy bị co ngắn
so với bên lành.
-Người nắn dùng một tay hoặc hai tay nắm lấy đoạn ngoại vi.
-Người thứ 2 hoặc tay kia dùng bốn ngón trỏ đến ngón út nhẹ nhàng kéo đoạn
ngoại vi và gấp thành góc khoảng 30°-50° so với trục chi.
-Sau đó dùng tay hoặc ngón tay đẩy đoạn ngoại vi trượt hướng ra đầu gãy của
đoạn trung tâm( có thể gấp từ từ đến 90°) -> cho đến khi hai đoạn gãy tương
ứng thì duỗi đoạn ngoại vi trả về hướng trục xương.
-Khi dùng thủ pháo này cần chú ý:
+góc gấp không được quá lớn.
+hướng gấp góc không được mở về hướng có thể làm tổn thương thần kinh,
mạch máu, vỏ xương
=> có thể làm tổn thương phần mềm, thậm chí làm rách da biến gãy kín thành
gãy hở.
-Ngoài ra có thể kẹp tổ chức khác vào giữa hai mặt gãy.
33 Trình bày 5 thủ pháp cơ bản: Rung, nắn vòng ra sau, ấn 3 điểm, tăng
tiếp xúc và tách trong nắn chỉnh điều trị gãy xương?
1.Rung:
-Mục đích: làm các diện xương gãy khớp lại với nhau, hay dùng cho xương gãy
kiểu diện gãy răng cưa.
- Tiến hành: ở các chi dài, chiều kéo thẳng lực vừa phải, sau đó lắc đùi ở góc
5-10 độ.
2.Nắn vòng ra sau:
-Áp dụng: hai đoạn gãy trở lưng với nhau, giữa hai đoạn gãy bị các tổ chức
phần mềm chèn vào.
-Tiến hành:
+ Đầu tiên cần căn cứ vào cơ chế gãy, hướng di lệch để lựa chọn phương
pháp nắn vòng hợp lý để phục hồi giải phẫu.
+ Người phụ kéo giãn hai đoạn gãy với lực vừa phải, người nắn một tay cố
định đoạn trung tâm, tay kia nắm đoạn ngoại vi dẫn vòng về bên đối diện
ngược đường với cơ chế di lệch, đưa hai mặt xương về vị trí. Lại dùng
thủ pháp áp để hai mặt gãy áp sát nhau.
-Chú ý:
+Không được kéo quá mạnh làm tổn thương cơ, ngược lại kéo quá yếu cũng
làm tổn thương cơ vì cơ phủ lên các mặt gãy, thậm chí nghiền nát phần mềm
giữa hai mặt gãy.
+Khi thao tác hai đoạn gãy cần dựa sát vào nhau tránh làm tổn thương các
phần mềm xung quanh.
+Khi tiến hành nắn vòng đoạn gãy, nếu thấy vướng các tổ chức phần mềm thì
cần đổi hướng, lựa đường đi dễ và nhẹ hơn.
3.Ấn ba điểm:
-Áp dụng trong gãy cành tươi và đơn thuần có di lệch gấp góc.
-Tiến hành: một đầu là đỉnh góc di lệch, hai đầu kia là hai đầu xương gãy được
ấn ngược lại với đỉnh góc gãy và nắn hết di lệch gấp góc.
4.Tăng tiếp xúc:
-Áp dụng: đoạn xương gãy di lệch xa (ví dụ như gãy xương cánh tay do trọng
lượng của phần ngoại vi làm nhược và giãn cơ nhị đầu và tam dầu làm ở ngoại
vi và trung tâm tách xa nhau)
-Làm cho hai đầu xương gãy tăng tiếp xúc từ đó làm tăng tính ổn định.
-Với gãy ngang xương sau khi được nắn chỉnh thẳng trục và di lệch xoay, người
nắn nắm chặt một đoạn gãy trung tâm, tay kia nắm lấy đoạn ngoại vi, trợ thủ ấn
ép hai đoạn làm cho hai mặt gãy áp sát vào nhau thêm. Nếu nắn chỉnh thành
công, hai mặt tiếp xúc tốt thì trợ thủ ấn dồn hai chi gãy vào nhau thì chi gãy
không bị ngắn lại.
5.Tách:
- Áp dụng: gãy hai xương cẳng tay, xương bàn tay, xương bàn chân, xương
sườn. Trường hợp này do sự co kéo của màng liên cót hoặc cơ gian đốt mà khe
giữa các khớp xương bị hẹp lại
- Tiến hành: Người nắn dùng hai ngón cái và ngón trỏ, giữa, nhẫn bấm phân
tách giữa các xương, nắn thẳng các di lệch gấp khúc, làm cho các đầu gãy về
hợp đúng với vị trí của mình là được. Khi nắn chỉnh thường dùng đệm hình đũa
để nắn xương
34 Trình bày tiêu chuẩn nắn chỉnh gãy xương?
1.Phục hồi giải phẫu:
-Xương gãy sau khi nắn chỉnh cần phải được phục hồi về hình thể chi. Thường
so sánh với chi bên lành hoặc so sánh cấu trúc tương ứng thân thể người thường.
Các chỗ gãy phải được tiếp xúc với nhau càng như bình thường càng tốt để tiên
lượng có lợi cho liền xương và phục hồi công năng
X Quang cho phép kiểm tra tốt kết quả nắn chỉnh.
2.Phục hồi công năng:
-Sau khi xương gãy được nắn chỉnh, cố định, liền xương, …cần chú trọng phục
hồi cơ năng cho chi gãy,. Một số trường hợp không thể phục hồi về hình thể thì
cần căn cứ vào tuổi tác, nghề nghiệp, thời gian sau gãy, vị trí gãy để chọn mục
tiêu hồi phục công năng chi làm chính, không nắn thô bạo hay cố nắn chỉnh
nhiều lần làm tổn thương thêm cân, cơ, dây chằng làm cho xương gãy khó liền
và ảnh hưởng đến cơ năng chi thể gãy về sau.
-YHHĐ cũng đã chứng minh do nắn chỉnh thô bạo hoặc quá nhiều lần đã gây
cốt hóa tổ chức phần mềm, làm cứng cơ, khớp, ảnh hưởng xấu đến chức năng
chi gãy. Hậu quả này thường gặp với gãy trên lồi cầu cánh tay như cốt hóa khớp
ngoài, cứng khuỷu…Một số trường hợp bị viêm xương mạn tính kéo dài.
35 Trình bày phép luyện tập công năng gãy xương ở 3 thời kỳ: Thời kỳ
đầu, giữa và cuối?
- Luyện tập công năng là bước quan trọng => phục hồi chức năng chi gãy
- Nguyên tắc tập:
● Nhẹ -> mạnh
● Biên độ nhỏ -> lớn
● Đơn giản -> p.tạp
● Ko được tập động tác gây đau.
1.Thời kỳ đầu: t.kỳ thay đổi cơ hóa tại ổ gãy.
- Thời gian: 1-2 tuần sau gãy
- Tại chỗ sưng, đau, các đoạn xương gãy chưa ổn định dễ di lệch thứ phát;
tổ chức phần mềm chưa bình phục => luyện tập chủ yếu co duỗi cơ tại
chỗ (lên gân tại chỗ).
- Các khớp trên và dưới ổ gãy cơ bản là giữ yên
- Các khớp khác: luyện công => để giao thông khí huyết => tiêu sưng +
phòng cơ bắp teo nhẽo, hạn chế chức năng khớp + làm 2 mặt xương gãy
tiếp xúc nhau.
2.Thời kỳ giữa: tk hình hành can xương
- Thời gian: từ bắt đầu hình thành can xương => liền xương trên lâm sàng.
- Sưng nề giảm, gần hết đau tại chỗ, tổn thương tổ chức phần mềm hồi
phục, xương gãy đã có can dính kết, các đoạn gãy bắt đầu đi vào ổn định.
- Luyện công: tiếp tục hoạt động co duỗi cơ tại chi tổn thương nhờ trợ giúp
của chi khoẻ/ cán bộ y tế từng bước hoạt động các khớp trên và dưới nơi
gãy.
- Động tác chậm, phạm vi từ nhỏ -> lớn => sau khi xg gãy có can cứng hơn
kiểu liền xương lâm sàng thì tăng số lần hoạt động + tăng biên độ và
cường độ.
3.Thời kỳ cuối: can xương cứng
Hình thức luyện công chủ yếu là tăng cường hđ chủ động của các khớp của chi
gãy => phục hồi phạm vi hđ bình thường của các khớp.

36 Trình bày các dạng thuốc YHCT dùng kết hợp trong điều trị gãy
xương? Cho một ví dụ minh họa?
Kết hợp Thuốc dùng tại chỗ (xoa, đắp ngoài) và thuốc uống trong để cho td toàn
thân.
1. THUỐC DÙNG NGOÀI
- Đắp ngoài:
● Có khá nhiều bài thuốc đắp ngoài, được sử dụng tuỳ thời kỳ
● Chú trọng 2 pháp: hoạt huyết tiêu ứ + bổ can thận tiếp liền xương.
● cấu tạo từ các vị có td: hoạt huyết, lợi thuỷ, ôn ấm gân cốt, giảm
đau, thúc đẩy liền xương, sát trùng.
● nhược điểm: nhiều vị; thay thuốc nhiều lần => bn đau, dễ di lệch
thứ phát.
- Cao dán, cồn xoa: giảm vị, thay đổi dạng so với thuốc đắp
2. THUỐC UỐNG TRONG: phân chia thành 3 thời kỳ:
- TK ĐẦU:
● Pháp: hành khí, hoạt huyết, hóa ứ, sinh tân.
● Thời gian: 1-2 tuần sau bị thương.
● Mục đích: dùng hành ứ để giảm đau, hoạt huyết để tiêu sưng.
● tùy tình hình cụ thể thương tổn nặng hay nhẹ; bản chất của tổn
thương để dùng pháp trị thích đáng:
○ Thương tổn thể chất ít, chứng trạng nhẹ => hoạt huyết phá
ứ. Dùng Thất lý tán/rượu Tử kim (xoa ngoài) + Thất lý tán/
Trật đả hoàn (uống trong)
○ Công ứ phá trệ: người bị nạn khoẻ mạnh, ứ trệ nghiêm
trọng, tại chỗ sưng và ứ huyết lâu tiêu.
- TK GIỮA:
● T.gian: sau gãy 1-2 tuần đến khi liền xương trên ls
● Pháp: bổ can thận, tiếp liền xương.
● Bài thuốc: Tinh quế kết cốt cao/ Nội phục bát lý tán/ Kết cốt tán.
Ngoài ra có thể dùng thuốc uống trong công bổ kiêm trị: Bổ thận
tráng cân thang/ Tổn thương điều kinh thang.
- TK SAU:
● T.gian: sau khi xương gãy đã liền trên ls.
● Pháp: cường cân tráng cốt, phục nguyên.
● Nếu chi gãy bị cứng khớp, cơ bắp teo nhẽo, gân cơ co quắp =>
dùng Thư cân thang ( tăng khả năng tập luyện + giúp phục hồi
công năng chi gãy).
● Nếu thể trạng yếu => dùng thuốc bổ: Bát trân thang/ Thập toàn đại
bổ thang…
- Ngoài ra, nếu huyết ứ ngưng trệ hoá nhiệt, vết thương sưng nóng, đỏ đau
=> dùng thuốc hành khí hoạt huyết như trên + vị thanh nhiệt: Hoàng
liên, H.cầm, H.bá , S.địa…
- Nếu tổn thương lâu nhiễm phong, hàn, thấp => sưng đau nặng lên => ôn
thông kinh lạc => thuốc uống trong: Thấu cốt đan/ Thư cân hoạt huyết
thang/ Định thống hoàn…
3. VD:
- Thuốc đắp ngoài:
Gà con bỏ lòng , lông 1 con Cơm nếp 3 bát
Tầm gửi, vỏ gạo, quế chi tán bột 20g Đậu bỏ vỏ 3 kg
37 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương
thuốc kê theo cổ phương gia giảm) và phòng bệnh Ngưu bì tiễn thể phong
nhiệt?
● Nguyên nhân: phong nhiệt
● Triệu chứng: da mới viêm, màu hơi hồng, ngứa, da còn mỏng
● Chẩn đoán:
- BD: Ngưu bì tiễn thể phong nhiệt
- BC: biểu thực nhiệt
- Vị trí: bì phu
- NN: phong nhiệt
● Điều trị:
- Pháp: khu phong thanh nhiệt
- Phương: Tiêu phong tán
Kinh giới 12g Ngưu bàng tử 12g Tri mẫu 12g
Sinh địa 12g Địa phụ tử 12g Thạch cao 20g
Phòng phong 12g Đương quy 12g Thuyền thoái 6g
Sắc uống ngày 1 thang
● Phòng bệnh: kiểm soát bệnh bằng cách
- Hạn chế chà xát và gãi, nhất là thói quen gãi khi ngủ
- Dùng băng gạc để bảo vệ da và ngăn ngừa trầy xước
- Cắt móng tay
- Đắp gạc ướt và mát
- Hạn chế thời gian và tần suất tắm, sử dụng xà phòng nhẹ không có thuốc
nhuộm, nước hoa
- Sau khi rửa sạch, vỗ nhẹ cho da khô và thoa kem dưỡng ẩm không mùi

38 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị (phương
thuốc kê theo cổ phương gia giảm) bệnh Ngưu bì tiễn thể huyết táo?
Thể viêm da thần kinh mạn tính
+ triệu chứng: da dày, khô, ngứa nhiều về đêm, khi gãi chảy nc và thấm máu
+ chẩn đoán YHCT
● Bệnh danh: ngưu bì tiễn thể huyết táo
● Bát cương: lý hư nhiệt
● Nguyên nhân: ngoại nhân (phong nhiệt)
● Vị trí: huyết phận
+ pháp điều trị: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong
+ phương: Địa hoàng ẩm tử gia giảm
Hà thủ ô 16g Toàn yết 6g
Sinh địa 16g Cương tàm 8g
Đương quy 12g Kinh giới 12g
Huyền sâm 12g Bạch tật lê 12g

+ Thuốc bôi tại chỗ: phèn phi (tán nhỏ) 5g , lưu huỳnh 25g, khinh phấn
(calomel) 5ml, cồn 70 độ 300ml. Tán nhỏ 3 thứ thuốc ngâm , cồn 70 độ trong 1
tuần, lắc kỹ trước khi bôi bớt 3-6 lần trong ngày
+ Châm cứu:
- châm thâu kim xung quanh nơi viêm da
- gõ kim mai hoa như trên
- cứu mồi ngải sau khi gõ mai hoa như trên
- cứu và xông khói điếu ngải gồm: thương truật, thiên niên kiện , tán thành bột
cuốn thành điếu. Cứu ngày 2-3 lần, mỗi lần 15-30 phút

39 Điều trị bệnh ngưu bì tiễn thể phong nhiệt dùng bài thuốc Tiêu
phong tán gia giảm. Hãy trình bày thành phần, cách dùng, tác dụng, ứng
dụng lâm sàng và phân tích bài thuốc Tiêu phong tán?
● Thành phần: (Y tông kim giám)
Kinh giới 4g Thương truật 4g Thạch cao 4g
Phòng phong 4g Thuyền thoái 4g Cam thảo sống 2g
Đương qui 4g Hồ Ma nhân 4g Mộc thông 2g
Sinh địa 4g Ngưu bàng tử 4g
Khổ sâm 4g Tri mẫu 4g
● Cách dùng: sắc nước uống lúc bụng đói.
● Tác dụng: sơ phong tiêu sưng, thanh nhiệt trừ thấp.
● Ứng dụng lâm sàng:
- Bài thuốc dùng trong các trường hợp thấp chẩn, phong chẩn ngứa chảy nước,
rêu lưỡi trắng hoặc vàng, mạch phù có lực.
- Bài này có thể dùng để chữa các chứng sang lở ở đầu, chàm lở ngứa nhiều có
kết quả tốt, thường dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài có tác dụng thanh nhiệt
giải độc trừ thấp.
● Giải thích bài thuốc:
- Kinh giới, Phòng phong, Ngưu bàng tử, Thuyền thoái giải phong thấp ở biểu là
chủ dược.
- Thương truật vị cay, tính đắng ôn, tán phong trừ thấp.
- Khổ sâm đắng hàn, thanh nhiệt táo thấp.
- Mộc thông thanh lợi thấp nhiệt.
- Thạch cao, Tri mẫu thanh nhiệt tả hỏa.
- Đương quy hòa vinh hoạt huyết.
- Sinh địa thanh nhiệt lương huyết.
- Hồ ma nhân dưỡng huyết nhuận táo.
- Cam thảo giải nhiệt hòa trung.

40 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương thuốc kê theo cổ
phương gia giảm) và phòng bệnh chàm thể cấp tính do thấp nhiệt?
*Triệu chứng:
-Thường gặp ở giai đoạn chàm cấp tính. Bệnh phát cấp, diễn biến ngắn.
-Tổn thương da đỏ và nóng, phù nề nhiều, xuất tiết nhiều, có mụn nước, loét
chảy nước vàng.
-Tâm phiền, miệng khát, đại tiện táo, tiểu tiện ít, rêu lưỡi vàng.
*Chẩn đoán:
-Bệnh danh: chàm cấp tính thể thấp nhiệt.
-BC: biểu thực nhiệt.
-Vị trí: da(bì phu).
-Nguyên nhân: thấp nhiệt.
*Pháp: thanh nhiệt, hóa thấp.
*Phương: Vị linh thang gia giảm:
Hậu phác 12g Trạch tả 16g
Trần bì 8g Trư linh 12g
Phục linh 12g Bạch tiểu bì 12g
Nhân trần 20g
-Hoặc có thể dùng Long đởm tả can thang gia giảm:
+Nhiệt thịnh: gia bạch mao căn, thạch cao.
+Đại tiện táo: gia đại hoàng.
-Cũng có thể dùng Thanh nhiệt lợi thấp thang.
-Châm cứu: tùy vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận.
+Tay: khúc trì, hợp cốc.
+Chân: tam âm giao, dương lăng tuyền
*Điều trị tại chỗ:
-Khi bệnh mới phát chỉ đỏ tại chỗ, sẩn và mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết thì
nên dùng thuốc ôn hoà tiêu viêm, tránh kích thích. Chọn đắp ướt các thuốc như
thuốc rửa Lò cam thạch, dung dịch 2% băng phiến.
-Khi mụn nước đã vỡ và xuất tiết nhiều thì dùng các thuốc thu liễm, tiêu
viêm,...nhằm thúc đẩy phục hồi da. Sắc lấy nước đặc đắp thuốc như rau sam
60g, hoàng bá+sinh địa du mỗi vị 30g,..
-Có bội nhiễm có thể thêm vào nước đắp như xuyên tâm liên, sài đất.
-Xuất tiết nhiều dùng Tam diệu tán hoặc Trừ thấp tán trộn với glycerin thành
cao lỏng rồi bôi lên tổn thương.
-Giai đoạn bong vảy nên dùng các thuốc bảo vệ tổn thương, tránh các kích thích
từ bên ngoài, thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết tình trạng viêm còn sót
nên dùng bài Cao thanh lương, Cao hoàng liên.
*Phòng bệnh:
-Tránh các yếu tố có thể gây nên bệnh như tránh tác nhân dị ứng với bản thân
như mốc, bụi,.., da khô, xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, vải gây ngứa, mồ hôi,
căng thẳng,...
-Dưỡng ẩm da để không bị khô da như thuốc mỡ, sữa dưỡng thể, kem dưỡng
thể,...
-Tắm rửa nhẹ nhàng, nên dùng xà phòng có độ tẩy nhẹ, lau thấm nhẹ vùng da bị
bệnh .
-Mặc quần áo mềm để hạn chế sự ma sát.
-Hạn chế gãi do ngứa như che khu vực ngứa, cắt móng tay, nhẹ nhàng chà đầu
ngón tay thay vì gãi,....

41 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương thuốc kê theo cổ
phương gia giảm) và phòng bệnh chàm thể cấp tính do phong nhiệt?
*Triệu chứng:
Da hơi đỏ, có mụn nước, phát toàn thân, ngứa gãi chảy nước, ít loét.
*Chẩn đoán:
-BD: chàm cấp tính thể phong nhiệt.
-BC: biểu thực nhiệt
-Vị trí: da( bì phu)
- Nguyên nhân: phong nhiệt
*Pháp: sơ phong thanh nhiệt, trừ thấp.
* Phương: Tiêu phong tán
Kinh giới 12g Thạch cao 20g Thuyền thoái 6g
Sinh địa 16g Ngưu bàng tử 12g Mộc thông 12g
Phòng phong 12g Tri mẫu 8g
-Châm cứu: tùy vị trí cơ thể, chọn huyệt tại chỗ và lân cận.
+Tay: khúc trì, hợp cốc.
+Chân: tam âm giao, dương lăng tuyền.
*Điều trị tại chỗ:
-Khi bệnh mới phát chỉ đỏ tại chỗ, sẩn và mụn nước chưa vỡ, chưa xuất tiết thì
nên dùng thuốc ôn hoà tiêu viêm, tránh kích thích. Chọn đắp ướt các thuốc như
thuốc rửa Lò cam thạch, dung dịch 2% băng phiến.
-Khi mụn nước đã vỡ và xuất tiết nhiều thì dùng các thuốc thu liễm, tiêu
viêm,...nhằm thúc đẩy phục hồi da. Sắc lấy nước đặc đắp thuốc như rau sam
60g, hoàng bá+sinh địa du mỗi vị 30g,..
-Có bội nhiễm có thể thêm vào nước đắp như xuyên tâm liên, sài đất.
-Xuất tiết nhiều dùng Tam diệu tán hoặc Trừ thấp tán trộn với glycerin thành
cao lỏng rồi bôi lên tổn thương.
-Giai đoạn bong vảy nên dùng các thuốc bảo vệ tổn thương, tránh các kích thích
từ bên ngoài, thúc đẩy lớp sừng tái sinh và giải quyết tình trạng viêm còn sót
nên dùng bài Cao thanh lương, Cao hoàng liên.
*Phòng bệnh:
-Tránh các yếu tố có thể gây nên bệnh như tránh tác nhân dị ứng với bản thân
như mốc, bụi,.., da khô, xà phòng hoặc chất tẩy rửa mạnh, vải gây ngứa, mồ hôi,
căng thẳng,...
-Dưỡng ẩm da để không bị khô da như thuốc mỡ, sữa dưỡng thể, kem dưỡng
thể,...
-Tắm rửa nhẹ nhàng, nên dùng xà phòng có độ tẩy nhẹ, lau thấm nhẹ vùng da bị
bệnh .
-Mặc quần áo mềm để hạn chế sự ma sát.
-Hạn chế gãi do ngứa như che khu vực ngứa, cắt móng tay, nhẹ nhàng chà đầu
ngón tay thay vì gãi,....

42 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng và điều trị chàm thể mạn tính
theo YHCT?
1.Nguyên nhân:
-Thường do chàm cấp tính hoặc bán cấp không được điều trị thích đáng, kéo dài
không khỏi và thường xuyên tái phát mà thành.
2.Triệu chứng:
Tùy vào vị trí mà bệnh cảnh lâm sàng khác nhau nhưng vẫn có những đặc điểm
chung sau:
-Vị trí: Thường phát tại một vị trí cục bộ nào đó như mu bàn tay, cẳng
chân,nách, âm nang, âm hộ, có ranh giới rõ, các triệu chứng viêm không rõ
ràng.
-Tính chất tổn thương: Da vùng bị bệnh bị lichen hóa (dày và thô, các nếp nhăn
trên da rất rõ), có lắng đọng sắc tố, trên mặt thường có vảy da, vảy máu do gãi
để lại, Số ít có nốt sần và mụn nước khi gãi vỡ có xuất tiết. Tổn thương tại khớp
thì da dễ bị nứt toác ra hoặc dày lên, gây đau nhiều và ảnh hưởng đến hoạt động
-Diễn biến: có xu hướng hạn, lúc nặng lúc nhẹ, không có quy luật, thường hay
chuyển cấp tính, đặc biệt khi thần kinh căng thẳng.
-Lúc bình thường cảm giác ngứa không rõ ràng, nhưng ngứa dữ dội trước khi đi
ngủ hoặc căng thẳng thần kinh.
3.Điều trị:
Chàm mạn tính thường là thể huyết hư phong táo theo YHCT
*Điều trị toàn thân:
-Pháp: Dưỡng huyết sơ phong, trừ thấp nhuận táo.
-Phương: tứ vật tiêu phong tán
Đương quy Kinh giới Bạc hà
Xuyên khung Phòng phong Độc hoạt
Xích thược Bạch tiên bì Sài hồ
Sinh địa Thuyền thoái Hồng táo
*Điều trị tại chỗ:
-Nguyên tắc điều trị: chữa ngứa, ức chế sự tăng trưởng của biểu bì, tiêu trừ tình
trạng viêm thâm nhiễm trong chân bì.
-Sử dụng: cao hoàng liên (Hoàng liên 20g, vaseline 80g) hoặc cao dầu đậu đen
10%-20%.
43 Trình bày nguyên nhân và phương pháp điều trị chàm bìu và chàm ở
trẻ em còn bú theo YHCT?
1.Chàm bìu:
-Nguyên nhân: do thấp nhiệt tại kinh can, có hai thể là cấp và mạn.
-Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp tại kinh can.
-Phương: Long đởm tả can thang gia giảm(y phương tập giải)
Long đởm thảo 8g Sa tiền tử 12g Khổ sâm 12g
Hoàng cầm 8g Trạch tả 12g Địa phụ tử 12g
Sinh địa 12g Mộc thông 12g
2.Chàm trẻ còn bú:
-Nguyên nhân: Do phong thấp nhiệt độc gây ra, có 2 thể là khô và ướt, thường ở
các vùng có nếp gấp như bẹn, cổ..
-Pháp: sơ phong, thanh nhiệt, lợi thấp.
-Phương: Tiêu phong đạo xích thang gia giảm
Sinh địa 16g Xa tiền 12g Ngưu bàng tử 16g
Hoàng liên 16g Hoàng bá 16g Bạch tiên bì 8g
Mộc thông 16g Khổ sâm 16g Phục linh 8g
Bạc hà 4g
Thêm Thạch cao 40g, Tri mẫu 16g sắc uống

44 Điều trị chàm bìu cấp và mạn tính dùng bài thuốc Long đởm tả can
thang gia giảm. Hãy trình bày thành phần, cách dùng, tác dụng, ứng dụng
lâm sàng và phân tích bài Long đởm tả can thang?
LONG ĐỞM TẢ CAN THANG ( Y phương tập giải ) gia giảm
1. Thành phần:
Long đởm thảo 8g Trạch tả 12g
Sơn chi 8 Mộc thông 12
Hoàng cầm 12 Khổ sâm 12
Sinh địa 12 Địa phụ tử 12
Sa tiền tử 12
Là bài Long đởm tả can thang bỏ Cam thảo, Đương quy, Sài hồ; gia Khổ sâm,
Địa phụ tử.
2. Cách dùng: cấp tính dùng thuốc sắc; mạn tính dùng thuốc hoàn.
3. Tác dụng:
- Bài Lđtct: Tả can đởm thực hoả, thanh thấp nhiệt ở hạ tiêu.
4. UDLS:
- Tả can đởm thực hoả => chữa đau đầu, đau tức mạng sườn, mắt đỏ,
miệng đắng…
- Trừ thấp nhiệt ở hạ tiêu => chữa các bệnh viêm nhiễm sinh dục- tiết niệu
như đới hạ; viêm, ngứa, sưng bộ phận sd ngoài; tiểu buốt rắt, tiểu đục…
5. Phân tích:
- Q: Long đởm thảo có tính khổ hàn tiết nhiệt => tả can đởm thực hoả + trừ
thấp nhiệt ở hạ tiêu.
- TH:
● Hoàng cầm, Khổ sâm tính đắng hàn giúp thanh nhiệt táo thấp + Chi
tử thanh nhiệt tả hoả
● 3 vị trên=> hỗ trợ Lđt thanh nhiệt, tả hoả, trừ thấp.
● Sinh địa: thanh nhiệt lương huyết, sinh tân => giúp các vị thuốc
thanh nhiệt, tả hoả làm tổn thương đến phần âm.
● Sa tiền tử + Trạch tả + Mộc thông +Địa phụ tử: lợi niệu thẩm thấp
=> giúp đưa thấp nhiệt ra ngoài qua đường tiểu tiện.
45 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh vảy
nến thể phong huyết nhiệt theo YHCT?
-Nguyên nhân: căn nguyên huyết nhiệt lại cảm nhiễm phong tà gây ra bệnh
- Triệu chứng: những nốt chẩn xuất hiện nhiều liên tục, lâu ngày to dần, màu
hồng tươi, ngứa nhiều.
-Chẩn đoán:
Bệnh danh: tùng bì tiễn thể phong huyết nhiệt
Bát cương: biểu thực nhiệt
Vị trí: da
Nguyên nhân: ngoại nhân
- Pháp: khu phong, thanh nhiệt, lương huyết.
- Phương: Hòe hoa thang gia giảm
Hòe hoa sống 40g Trích thảo 04g Thổ phục tinh 40g
Thạch cao 40g Sinh địa 40g Ké đầu ngựa 20g
Thăng ma 12g Địa phu tử 12g
- Châm cứu: hợp cốc, nội đình

46 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và điều trị bệnh vảy
nến thể phong huyết táo?

- Nguyên nhân: bệnh mạn tính kéo dài dẫn đến huyết táo, cảm nhiễm phong tà
gây ra các tình trạng : xuất hiện thêm tổn thương mới, lưỡi khô, da mặt khô
- Triệu chứng: những nốt ban chẩn mới ít xuất hiện, những nốt cũ màu hơi đỏ,
ngứa, mặt da khô.
Bệnh danh: tùng bì tiễn thể phong huyết táo
Bát cương: biểu lý tương kiêm thực nhiệt
Vị trí: da, huyết táo
Nguyên nhân: ngoại nhân, nội thương
- Pháp: dưỡng huyết, nhuận táo, khu phong.
- Phương: Lương huyết 1
Huyền sâm 12g
Kẻ đầu ngựa 12g
Kim ngân 128
Hà thủ ô 12g
Sinh địa 12g
Vừng đen 12g
- Châm cứu : hợp cốc, nội đình

47 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương thuốc điều
trị chứng Nga trưởng phong ở lòng bàn tay?
- Nguyên nhân: Do độc tà, nhiệt tà, phong và thấp kết lại ở bì phu bàn tay.
Ảnh hưởng đến quá trình vận hóa khí huyết, khiến bì phu không nuôi
dưỡng, dẫn đến tình trạng khô, bong tróc và phát bệnh.
- Triệu chứng: thể này đặc trưng bởi sự xuất hiện của các mụn nước nhỏ,
gây ngứa ngáy dữ dội nhưng không đỏ hay đau rát. khi dùng kim chích ra
thì thấy có dịch trong suốt và hơi dính. Sau đó các mụn nước này có dấu
hiệu teo, khô và bong vảy.
- Chẩn đoán:
+ Bệnh danh: Nga trưởng phong.
+ Bát cương: Biểu thực
+ Vị trí: Bì phu.
+ Nguyên nhân: độc tà, nhiệt tà, phong và thấp kết hợp.
- Pháp: Khu phong thanh nhiệt.
- Phương: Tứ vật thang gia giảm
Sinh địa 16g Kinh giới 16g
Đương quy 12g Liên kiều 12g
Xuyên khung 12g Hoàng bá 12g
Bạch thược 12g Thương truật 12g

48 Trình bày nguyên nhân, triệu chứng, chẩn đoán và phương thuốc điều
trị chứng Nga trưởng phong ở lòng bàn chân?
- Nguyên nhân: do độc tà, nhiệt tà, phong và thấp kết lại ở bì phu bàn chân.
Ảnh hưởng đến quá trình vận hóa khí huyết, khiến bì phu không nuôi
dưỡng, dẫn đến tình trạng khô, bong tróc và phát bệnh.
- Triệu chứng: xuất hiện của các mụn nước nhỏ, gây ngứa ngáy dữ dội
nhưng không đỏ hay đau rát. khi dùng kim chích ra thì thấy có dịch trong
suốt và hơi dính. Sau đó các mụn nước này có dấu hiệu teo, khô và bong
vảy.
- Chẩn đoán:
+ Bệnh danh: Nga trưởng phong thể thấp cước khí
+ Bát cương: Biểu thực nhiệt
+ Vị trí: Bì phu ở lòng bàn chân
+ Nguyên nhân: Độc tà, nhiệt tà, phong và thấp kết hợp
- Pháp: Thanh nhiệt trừ thấp, khu phong.
- Phương: Thanh linh phức thương gia giảm
Ké đầu ngựa 16g Ý dĩ 16g
Thổ phục linh 40g Tỳ giải 16g
Nếu bị loét: tại chỗ dùng bột ND3:
Thanh đại Phèn phi
Ô tặc cốt Bằng sa
tán bột rắc lên vết thương, sau khi rửa sạch bằng nước tô mộc.

49 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương thuốc kê theo cổ
phương gia giảm) và phòng bệnh mề đay thể phong hàn?
+ Triệu chứng : Da hơi đỏ hoặc sắc trắng , gặp lạnh hay phát bệnh , trời nóng
bệnh giảm , rêu lưỡi trắng mỏng , mạch phù khẩn.
+ Chẩn đoán:
Bệnh danh: Ẩn chẩn thể phong hàn
Bát cương : Biểu thực hàn
Vị trí : Da lông (bì phu )
Nguyên nhân : ngoại nhân (phong hàn)
+ Điều trị :
Pháp : Phát tán phong hàn , điều hòa dinh vệ
Phương : Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
Hoàng kỳ 08g Quế chi 08g
Ma hoàng 6g Bạch chỉ 8g
Sinh khương 6g Bạch thược 08g
Đẳng sâm 12g Kinh giới 12g
Phòng phong 12g Đại táo 12g.
Hoặc bài Ma hoàng thang gia giảm
Táo bón thêm Đại hoàng 6g ; do ăn uống thêm Sơ tra , Thần khúc , Hoắc hương
mỗi thứ 8-12g .
Châm cứu : dùng cho trường hợp mày đay mạn .
Châm bình bổ bình tả : Khúc tri , Can du , Cách du , Đại trường du , Huyết hải ,
Tam âm giao , Hợp cốc. Nếu do ăn uống thì thêm Túc tam lý
Điều trị tại chỗ : dùng nước sắc lá dướng rửa nơi có mề đay . Bôi cồn
thuốc bách bộ.
+ Phòng bệnh :
Cố gắng tìm nguyên nhân để tránh tiếp xúc .
Chú ý điều trị các rối loạn ở dạ dày , ruột , bệnh ký sinh trùng , các rối loạn nội
tiết , các ổ nhiễm trùng mạn tính .
Tránh ăn các thức ăn dễ gây dị ứng .
Kiêng rượu chè đặc , cà phê , các loại thức ăn cay nóng .
Luôn giữ cho đai tiện thông .
50 Trình bày triệu chứng, chẩn đoán, điều trị (phương thuốc kê theo cổ
phương gia giảm) và phòng bệnh mề đay thể phong nhiệt?
+ Triệu chứng : da đỏ, các nốt ban đỏ , nóng rát , miệng khát , phiền táo , gặp
gió khí hậu hòan cảnh nóng thể bệnh phát ra hoặc tăng thêm , chất lưỡi đỏ , rêu
vàng hoặc trắng , mạch phù sác .
+ Chẩn đoán:
Bệnh danh: Ẩn chẩn thể phong nhiệt
Bát cương : Biểu thực nhiệt
Vị trí : Da lông (bì phu )
Nguyên nhân : ngoại nhân ( phong nhiệt )
+ Điều trị :
Pháp : khu phong , thanh nhiệt , lương huyết
Phương : Tiêu phong tán gia giảm
Kinh giới 16g
Phòng phong 12g Ngưu bàng tử 12g
Thuyền thoái 8g Sinh địa 16g
Thạch cao 20g Đan bì 8g
Bạch thược 8g
Hoặc Tang cúc ẩm
Châm cứu : dùng cho trường hợp mày đay mạn .
Châm bình bổ bình tả : Khúc tri , Can du , Cách du , Đại trường du , Huyết hải ,
Tam âm giao , Hợp cốc. Nếu do ăn uống thì thêm Túc tam lý
Điều trị tại chỗ : dùng nước sắc lá dướng rửa nơi có mề đay . Bôi cồn
thuốc bách bộ.
+ Phòng bệnh :
Cố gắng tìm nguyên nhân để tránh tiếp xúc .
Chú ý điều trị các rối loạn ở dạ dày , ruột , bệnh ký sinh trùng , các rối loạn nội
tiết , các ổ nhiễm trùng mạn tính .
Tránh ăn các thức ăn dễ gây dị ứng .
Kiêng rượu chè đặc , cà phê , các loại thức ăn cay nóng .
Luôn giữ cho đai tiện thông .
51. Bệnh nhân có biểu hiện trên da mặt và ngón tay xuất hiện ban đỏ lan
tỏa, sau thành nốt sẩn, mụn nước, vỡ ra, xuất tiết, rất ngứa. Các nốt xuất
hiện với tính chất đối xứng, chất lưỡi đỏ, rêu vàng, mạch sác. Hãy biện
luận, chẩn đoán, điều trị và phòng bệnh cho bệnh nhân?
- Chẩn đoán:
+ Bệnh danh: phong chẩn thể thấp nhiệt.
+ Bát cương: biểu thực nhiệt.
+ Vị trí: bì phu.
+ Nguyên nhân: ngoại nhân phong thấp nhiệt, bất nội ngoại nhân: ăn
uống không điều độ.
- Biện luận: do ăn uống không điều độ, uống rượu, ăn cay hoặc tanh quá nhiều
làm tổn thương đến tỳ vị. Tỳ mất kiện vận làm thấp nhiệt nội sinh và ứ trệ, đồng
thời ngoại cảm phải phong thấp nhiệt tà. Nội ngoại tà tương tác nhau ứ trệ bì
phu sinh ra ban đỏ ở da, thành nốt sần, mụn nước, vỡ ra gây ngứa, lưỡi đỏ, rêu
vàng, mạch sác. Phong có tính chất di chuyển nên ban đỏ lan tỏa, đối xứng 2
bên.
- Điều trị:
+ Pháp: thanh nhiệt, trừ thấp ,khu phong.
+ Phương:
Toàn thân: đối pháp lập phương:
Hậu phác 12g Trư linh 12g
Trần bì 8g Bạch tiểu bì 12g
Phục linh 12g Nhân trần 20g
Nhân trần 20g Phòng phong 12g
Trạch tả 16g
Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
Tại chỗ:
Rau sam 60g Bồ công anh 30g
Hoàng bá 30g Long đởm thảo 30g
Sinh địa 30g Cúc hoa 30g
Sắc lấy nước đặc đắp ướt, ngày 1 lần
+ Châm cứu: châm tả các huyệt khúc trì, hợp cốc, thủ tam lý, phong trì, a
thị.
Châm ngày 1 lần, lưu kim 15 phút.
- Phòng bệnh:
+ Vệ sinh cơ thể hằng ngày bằng cách tắm rửa sạch sẽ. Bạn có thể pha thêm
những loại dung dịch sát khuẩn độ cồn thấp hoặc nước lá chè xanh, lá trầu
không để tắm cùng cho sạch da.
+ Vệ sinh không gian sống, lau chùi nhà cửa, giặt giũ thường xuyên, chăn,
chiếu, màn ngủ,… để loại bỏ những tác nhân gây kích ứng da.
+ Luôn giữ ẩm cho da, buổi tối có thể dùng những loại kem dưỡng ẩm có thành
phần an toàn và lành tính.
+ Hạn chế tiếp xúc với các loại hóa chất độc hại, nước tẩy rửa bằng tay không.
Nên đeo găng tay, ủng hoặc đồ bảo hộ khác khi tiếp xúc.
+ Không nên sử dụng những loại sữa tắm, bánh xà phòng chứa chất tẩy mạnh,
rất dễ gây kích ứng da.
+ Xây dựng chế độ ăn uống và một lối sống lành mạnh nhất để tăng cường sức
khỏe, hệ thống miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể.
52. Điều trị mề đay thể phong nhiệt dùng bài thuốc Ngân kiều tán gia giảm.
Hãy trình bày thành phần, cách dùng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và
phân tích bài thuốc Ngân kiều tán?
Ngân kiều tán ( Ôn bệnh điều biện)
- Thành phần:
Kim ngân 40g Cát cánh 25g Cam thảo 20g
Liên kiều 40g Ngưu bàng tử 25g Trúc diệp 16g
Bạc hà 25g Đậu xị 20g Kinh giới 16

- Cách dùng: sao giòn, tán bột, ngày uống 20g chia 2 lần. Nếu bệnh nặng,
mỗi ngày thêm 1 liều vào ban đêm. Có thể dùng dưới dạng thuốc sắc ,
ngày 1-2 thang chia 2-4 lần.
- Tác dụng: tân lương giải biểu, thanh nhiệt giải độc.
- Ứng dụng: ngoại cảm phong nhiệt thời kì đầu, có sốt, bệnh viêm đường
hô hấp trên có ho đau họng….
- Phân tích:
+ Đậu xị, Ngưu bàng tử, Kinh giới, Bạc hà phát hãn, giải biểu. Ngưu bàng, Cát
cánh, Cam thảo,..thanh tuyên phế khí, lợi hầu họng, trị ho, đau họng…
+ Kim ngân hoa, liên kiều, trúc diệp thanh nhiệt giải độc.
+ Có thể gia thêm Lô căn 8g để sinh tân, chỉ khát, trừ phiền. Kim ngân làm
quân. Đậu xị là thần. Cát cánh, Cam thảo, Trúc diệp, Lô căn là tá, sứ.
53 Điều trị mề đay thể phong hàn dùng bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang
gia giảm. Hãy trình bày thành phần, cách dùng, tác dụng, ứng dụng lâm sàng và
phân tích bài thuốc Hoàng kỳ kiến trung thang?
Hoàng kỳ kiến trung thang gia giảm
*Thành phần:
hoàng kỳ 8 đảng sâm 12
quế chi 8 kinh giới 12
bạch thược 8 phòng phong 12
sinh khương 6 bạch chỉ 8
đại táo 12 ma hoàng 6
*Cách dùng: sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần
*Tác dụng: phát tán phong hàn, điều hòa dinh vệ, ôn trung kiện tỳ, thông
dương khí
*Ứng dụng lâm sàng:
● Cảm mạo phong hàn: sợ lạnh, phát sốt, ra mồ hôi, sợ gió, ngạt mũi, chảy
nước mũi, rêu trắng mỏng, mạch phù khẩn (quế chi thang)
● Các bệnh dị ứng, mụn nhọt mề đay nguyên nhân do phong hàn
● Trị tỳ vị hư hàn, đại tiện phân lỏng nát, sợ lạnh, chân tay lạnh,chườm
nóng đỡ đau,...
*Phân tích:
➢ kinh giới, phòng phong, bạch chỉ, ma hoàng: giải biểu tán hàn
➢ quế chi: cay, ấm⇒ giải cơ phát biểu, ôn thông kinh mạch
➢ quế chi phối hợp với bạch thược (chua, đắng, lạnh)==> liễm âm nhu can
hòa dinh chỉ thống. Hai vị này kết hợp với nhau có TD điều hòa dinh vệ
làm cho biểu tà được giải
➢ sinh khương: cay, ấm⇒ hỗ trợ các vị trên tán hàn giải biểu
➢ hoàng kỳ: bổ khí, cố biểu; đảng sâm: bổ khí kiện tỳ có tác dụng ôn dưỡng
➢ đại táo: ngọt hoãn=> trợ giúp bạch thược hòa lý; hòa trung và điều hòa
các vị thuốc.
Nếu táo bón gia Đại hoàng 6g, nếu do ăn uống ( cua, tôm,..) thêm Sơn tra, Thần
khúc, Hoắc hương mỗi thứ 8-12g
54 Trình bày nguyên nhân, cơ chế bệnh sinh của sỏi tiết niệu theo
YHHĐ và YHCT?
1. Theo y học hiện đại
Sỏi tiết niệu là bệnh toàn thân nhưng biểu hiện tại chỗ ở hệ thống tiết niệu, do
sự mất cân bằng của muối khoáng và thể keo trong nước tiểu. Do vậy, về
nguyên nhân gồm có các loại sau:
- Thiếu vitamin A: những tế bào thượng bì ở hệ tiết niệu bong rơi tạo thành
nhân sỏi, sau đó các muối khoáng bám vào thành sỏi.
- Viêm nhiễm: xác chết các vi trùng và các tế bào chết lắng đọng trong nước tiểu
tạo thành nhân và thành sỏi.
- Tích tụ nước tiểu lâu: gây lắng đọng các thành phần muối sinh ra sỏi. Nguyên
nhân thường do dị dạng hệ tiết niệu, lười đi tiểu, nằm lâu trên giường.
- Nồng độ nước tiểu tăng: do lượng nước đưa vào ít hoặc ăn nhiều các thức ăn,
đồ uống tăng phosphat và calci như uống ít nước, ăn nhiều cua, ốc, cá, nước có
nhiều muối khoáng.
- Cường tuyến phó giáp trạng: gây rối loạn chuyển hóa phosphat và calci làm
tăng phosphat.
- Các yếu tố khác: địa lý, khí hậu, gen.
Tuy vậy tìm nguyên nhân rõ ràng gây ra sỏi tiết niệu thì khó. Theo Frat (1976)
tổng kết 50% không rõ nguyên nhân, 25% do dị dạng tiết niệu, 25% do chuyển
hoá bị rối loạn.
2.. Theo y học cổ truyền
Thận có 2 loại: thận âm chủ huyết và thận dương chủ khí. Nếu thận khí đầy đủ
thì nước từ thận thủy xuống bàng quang mới được khí hoá mà bài tiết ra ngoài
được dễ dàng. Nếu thận khí hư thì không khí hoá bàng quang được, thấp ngưng
trệ ở hạ tiêu, hỏa đốt tân dịch (thuỷ thấp) làm cho các tạp chất nước tiểu kết
thành sỏi (sa hoặc thạch). Sỏi làm thương tổn huyết lạc gây đái ra máu, sỏi đọng
lại bàng quang và thận làm khí trệ mà gây đau. Vì vậy Đan Khê tâm pháp nói:
“Sỏi phát sinh là do thận khí hư làm cho bàng quang thấp nhiệt, hoả chưng đốt
thuỷ thấp, các chất cặn bã nước tiểu lắng đọng sinh ra sỏi”.

Như vậy bệnh sinh, bệnh nguyên và phân loại của sỏi tiết niệu có liên quan với
nhau được biểu thị sơ đồ:
55 Trình bày phân loại sỏi tiết niệu theo YHHĐ và YHCT?
1. Theo y học hiện đại
Dựa vào thành phần cấu tạo sỏi mà chia làm nhiều loại.
1.1. Sỏi calci
Co 9 loại là phosphat calci và oxalat calci. Các loại sỏi này hay gặp ở những
người bệnh:
- Cường calci niệu không rõ nguyên nhân.
Toan chuyển hoá ở ống niệu xa nguyên phát. 
- Cường phó giáp trạng.
- Do bệnh nhân bất động lâu.
- Nhiễm độc vitamin D.
3.1.2. Sỏi oxalat
Loại sỏi này do hai nguyên nhân (ở Việt Nam hay gặp):
- Bệnh oxalose (cường oxalat niệu), có 2 loại:
+ Oxalat niệu nguyên phát là do bệnh di truyền, dễ gây suy thận do sỏi tái phát,
chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu.
+ Oxalat niệu tái phát trong đo oxalat niệu không cao, có thể kèm theo acid uric
niệu và calci niệu.
- Cường oxalat niệu trong rối loạn ruột non, hay gặp trong bệnh Crohn, bệnh cắt
đoạn hồi tràng.
1.3. Sỏi cystin, xanthins, glucin urat
Nguyên nhân do thiếu hấp thụ loại cystin và các acid amin kiềm khác như lysin,
arginin.
1.4. Sỏi hỗn hợp
Loại sỏi này có cản quang.
2. Theo y học cổ truyền
Dựa theo nguyên nhân cơ chế sinh bệnh mà chia ra làm hai loại:
Loại khí kết: là loại khí trệ, huyết ứ. Do thận khí hư, bàng quang thấp nhiệt,
nhiệt chưng đốt tạp chất trong nước tiểu mà hình thành sỏi, sỏi ngăn cản làm
cho khí cơ bàng quang bất lợi. Vì vậy gây nên khí trệ huyết ứ, tiểu tiện khó và
đau.
- Loại thấp nhiệt: do thận hư gây khí hoá bàng quang thất thường mà sinh nhiệt
thấp, có thể do sỏi làm ứ trệ nước tiểu hoặc do thấp ngoài cơ thể xâm nhập sinh
ra thấp nhiệt, nhiệt làm cho huyết lạc bức loạn gây đái máu

56 Trình bày triệu chứng, phương thuốc và phòng bệnh sỏi tiết niệu thể
khí trệ theo YHCT?
Tương ứng với trường hợp sỏi xung huyết, chảy máu nhiều.
- Triệu chứng: đau lưng liên miên, đau tức, vùng hạ vị đầy trướng đau, tiểu
tiện khó không dứt, tiểu tiện ra máu hoặc ra máu cục, chất lưỡi đỏ có
điểm ứ huyết, rêu lưỡi hơi vàng, mạch huyền sác.
- Pháp: Hành khí lợi niệu, thông lâm, hóa sỏi.
- Phương:
+ Bài thuốc bài xuất sỏi: Thạch vĩ tán gia giảm:
Thạch vĩ 3 tiền Hoạt thạch 4 tiền Phục linh 3 tiền
Mộc thông 2 tiền Cam thảo 1,5 tiền Chi tử 3 tiền
Xa tiền tử 3 tiền Tang bạch bì 3 tiền Kim tiền thảo 3 tiền
Nếu điều trị lâu sỏi không ra được thì gia xuyên sơn giáp, bồ hoàng, ngũ linh
chi.
Nếu thận dương hư thì gia Phụ tử, nhục quế, bổ cốt chỉ; thận âm hư gia nữ
trinh tử, hạ liên thảo, kỷ tử, thục địa.
+ Bài thuốc tán sỏi:
Miết giáp 10g Hoạt thạch 20g
Ý dĩ 20g Thương truật 12g
Kim tiền thảo 40g Hạ khô thảo 12g
Bạch chỉ 12g
+ Bài tán sỏi dùng cho người già yếu:
Chỉ xác 12g Kim tiền thảo 40g
Thanh bì 12g Xa tiền 40g
Ngưu tất 12g Trạch tả 12g
Nga truật 20g Tam lăng 20g
Hậu phác 12g Bạch chỉ 12g
Sắc ngày 1 thang, chia 2 lần.
- Phòng bệnh:
+ Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.
+ Uống nhiều nước, trong thời gian điều trị phải đảm bảo lượng nước vào
cơ thể từ 1500ml đến 3000ml.
+ Điều chỉnh pH nước tiểu (pH= 5,7)
Sỏi urat: hạn chế ăn thịt, dùng loại muối lotin, làm nước tiểu kiềm tính
bằng uống thêm bicarbonat.
Sỏi oxalat: hạn chế ăn cua, ốc, cá.
Sỏi phosphat: hạn chế ăn trứng, sữa, làm nước tiểu toan tính bằng ăn
uống chanh, cam.
Chống nhiễm trùng.
+ Vận động: tùy theo sức khỏe mà phải vận động nhiều hay ít như nhảy dây
đối với sỏi thận, chạy đối với sỏi bàng quang.
+ Nếu đã từng điều trị sỏi tiết niệu thì nên đi khám sức khỏe thường xuyên
vì sỏi dễ tái phát.

57 Trình bày triệu chứng, phương thuốc và phòng bệnh sỏi tiết niệu thể
thấp nhiệt theo YHCT?
Sỏi tiết niệu thể thấp nhiệt : sỏi có bội nhiễm kèm theo nhiễm trùng
+ Triệu chứng : sốt ít hoặc sốt cao , bụng lưng đau kịch liệt , lan lên vùng hạ vị
hay lan xuống bộ phận sinh dục , đái nhiều lần , mót đái , đái đau, nước tiểu
xuống không hết , có khi đái ra máu hoặc ra sỏi , chất lưỡi đỏ , rêu lưỡi vàng ,
dày , dính , mạch huyền sác hay hoạt sác .
Có thể thấp mạnh hơn nhiệt : người bệu , rêu lưỡi nhớt , nước tiểu đục ,
da dính nhớp mồ hôi.
Có thể nhiệt mạnh hơn thấp : sốt , da khô , háo khát , rêu lưỡi vàng khô .
+ Điều trị :
Pháp : thanh nhiệt lợi thấp , bài thạch
Phương : Đạo xích tán gia giảm
Sinh địa 16g Sa tiền 20g
Mộc thông 16g Kim tiền thảo 40g
Đạm trúc diệp 8g Kê nội kim 8g
Cam thảo sao cháy 8g
Đái máu thêm bạch mao căn 16g, tiểu kế 12g
Đau nhiều thêm Ô dược 8g, diên hồ sách 8g, uất kim 8g .
+ Phòng bệnh :
Uống nhiều nước , trong thời gian điều trị phải đảm bảo lượng nước vào cơ thể
từ 1500ml -3000ml .
Tùy theo sức khỏe mà phải vận động nhiều hay ít như nhảy dây đối với sỏi thận,
chạy với sỏi bàng quang.
Sỏi urat : hạn chế ăn thịt, dùng loại muối lotin , làm nước tiểu kiềm tính bằng
uống thêm bicacbonat
Sỏi oxalat : hạn chế ăn cua , ốc , cá .
Sỏi phosphat :hạn chế ăn trứng , sữa ,làm nước tiểu toan tính bằng ăn uống cam
, chanh .
Chủ động phòng tránh các yếu tố có nguy cơ gây nhiễm trùng đường niệu, uống
đủ nước (nhất là vào mùa nóng, khi lao động nặng). Không nên nhịn lâu khi
buồn đi tiểu. Nếu có dấu hiệu tiểu buốt, rắt thì nên dùng sớm các loại lợi tiểu
sẵn có như râu ngô, mã đề .
Thường xuyên khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ gây
bệnh, chẩn đoán và điều trị kịp thời nếu đã bị sỏi, tránh các biến chứng
58 Điều trị bệnh sỏi tiết niệu thể thấp nhiệt dùng bài thuốc Đạo xích tán
gia giảm. Hãy trình bày thành phần, cách dùng, tác dụng, ứng dụng lâm
sàng và phân tích bài thuốc Đạo xích tán?
Đạo xích tán :
Sinh địa 16g Đạm trúc diệp 16g
Mộc thông 8g Cam thảo 8g
+ Cách dùng : Sấy khô tán bột, khi dùng đổ nước sắc lá tre uống nóng sau bữa
ăn . Hiện nay dùng dưới dạng thang sắc uống , ngày 1 thang chia 2 lần .
+ Tác dụng : Thanh tâm hỏa , lợi tiểu tiện .
+ Ứng dụng lâm sàng : Chữa chứng tâm hỏa vượng dẫn đến tâm phiền , mất
ngủ, miệng lưỡi sinh mụn loét , đi tiểu nước tiểu ít , đỏ và có cảm giác đau
+ Phân tích :
Quân : Sinh địa để thanh nhiệt lương huyết
Thần : Trúc diệp để thanh tâm hỏa
Tá : Mộc thông để thanh nhiệt ở kinh tâm , thanh lợi tiểu trường , lợi thủy thông
lâm
Sứ :Cam thảo để thanh nhiệt giải độc , điều hòa các vị thuốc , dẫn nhiệt hạ hành
.
Viêm đài bể thận : gia Bạch mao căn , Xuyên bối mẫu
Tâm hỏa vượng mạnh : gia Hoàng liên , Hoàng cầm
Đái máu : gia Ngẫu tiết , Hoạt thạch , Bồ hoàng .
59. Trình bày triệu chứng, phương thuốc và phòng bệnh sỏi tiết niệu thể
thận hư theo YHCT?
Sỏi tiết niệu thể thận hư theo YHCT:

- Triệu chứng: thường gặp sỏi tiết niệu ở người cao tuổi, người bệnh đau
lưng âm ỉ đã lâu, người mệt mỏi vô lực, hay đau đầu, hoa mắt chóng mặt,
bụng có cảm giác đầy chướng, chất lưỡi nhợt, rêu lưỡi vàng, mạch trầm
tế.
- Pháp điều trị:

+ Pháp: Ích khí, bổ thận, thông lâm, bài thạch

+ Phương: Hữu quy ẩm gia giảm

Thục địa 16g Sơn thù 8g

Kỷ tử 12g Phụ tử chế 4g

Hoài sơn 8g Nhục quế 4g

Đỗ trọng 12g Chích cam thảo 6g

Gia thêm các vị lợi tiểu thông lâm: Trư linh, Sa tiền tử, Kim tiền thảo.

Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.

- Phòng bệnh:

+ Uống nhiều nước , trong thời gian điều trị phải đảm bảo lượng nước
khoảng 2l/24h .

+ Tùy theo sức khỏe mà phải vận động nhiều hay ít như nhảy dây đối với
sỏi thận, chạy với sỏi bàng quang.

+ Sỏi Oxalat Canxi: hạn chế nguồn thức ăn chứa nhiều muối, uống nước
đầy đủ, tăng cường vận động, hạn chế ăn cua , ốc , cá .
+ Sỏi urat : hạn chế ăn thịt, dùng loại muối lotin , làm nước tiểu kiềm tính
bằng uống thêm bicacbonat

+Sỏi phosphat : hạn chế ăn trứng , sữa, làm nước tiểu toan tính bằng ăn
uống cam , chanh.

+ Khám sức khỏe thường xuyên để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

60. Trình bày triệu chứng, điều trị và phòng bệnh thời kỳ đau cấp theo
YHCT?
thời kì đau cấp theo YHCT:

● Thể thấp nhiệt:


- Triệu chứng: hạ sườn đau nhức, miệng đắng, họng khô, lợm giọng buồn
nôn, sốt sợ lạnh hay có lúc sốt lúc rét, mắt vàng, người vàng, tiểu đỏ hay
vàng, táo bón, rêu vàng dày, mạch hồng sác hay hoạt sác.
- Điều trị: + Pháp : thanh nhiệt trừ thấp

+Phương:

Mang tiêu 10g Trạch tả 10g Uất kim 10g

Hải kim sa 10g Sa tiền 15g Sài hồ 10g

Kim tiền thảo 30g Ý dĩ 20g Bạch thược 15g

Hoạt thạch 12g Xuyên luyện tử 10g

Sắc uống ngày một thang.

+ Đối với sỏi nhỏ hơn 1 ly + ống gan có sỏi sau mổ còn sót thì:

Pháp: thanh nhiệt lợi thấp, hành khí chỉ thống.

Phương:

Kim tiền thảo 40g Chỉ xác 12g Trạch tả 40g

Nhân trần 12g Mộc hương 12g

Uất kim 12g Sinh địa 12g


Sắc uống ngày 1 thang hoặc tán bột uống ngày 2 lần, mỗi lần 3g.

+ Châm cứu: châm ủy trung, thừa sơn, thái xung, tam âm giao, huyền
chung.

+ Nhĩ châm: vùng giao cảm, gan, túi mật, vùng dưới vỏ, thần môn.

● Thể khí trệ:


- Triệu chứng: hạ sườn phải đau tức hoặc đau âm ỉ hay đau nhiều, có khi ko
đau, miệng đắng, họng khô, ko muốn ăn uống, ko sốt cao, có hoàng đản,
rêu trắng mỏng hay vàng, mạch huyền khẩn hay huyền sác.
- Điều trị:

+ Pháp: hành khí, tiêu trệ.

+ Phương:

Sài hồ 12g Huyền hồ 12g Chỉ thực 8g

Mộc hương 12g Đại hoàng 12g Trạch tả 40g

Chỉ xác 12g Hoàng cầm 12g

Xuyên luyện 12g Thanh bì 10g

Sắc uống ngày 1 thang

+ Châm cứu: châm ủy trung, thừa sơn, thái xung, tam âm giao, huyền
chung.

+ Nhĩ châm: vùng giao cảm, gan, túi mật, vùng dưới vỏ, thần môn.

- Phòng bệnh:

+ Khám sức khỏe định kỳ, phát hiện sớm điều trị kịp thời.

+ Tập thể dục thường xuyên, khoảng 30-45p/ ngày, hầu hết các ngày
trong tuần.

+ Ăn uống hợp lý, đủ bữa, thực phẩm sạch tránh nhiễm trùng, giàu chất
xơ, hoa quả và vitamin.
+ Hạn chế thức ăn giàu cholesterol, các chất kích thích như rượu, bia
thuốc lá…

61. Trình bày triệu chứng, điều trị và phòng bệnh thời kỳ ngoài cơn theo
YHCT?
Triệu chứng lâm sàng:
Vùng HSP ấn đau nhẹ, cảm giác đau âm có có thể xuyên lên vai lưng từng cơn
nhẹ rồi hết hoặc bụng trên đầy , chán ăn miệng đắng, sợ mỡ, không sốt, không
vàng da, rêu lưỡi mỏng trắng hoặc hơi vàng, mạch huyền. Thời kì này không có
triệu chứng viêm nhiễm hoặc tắc mật

Pháp điều trị: Sơ can lợi đởm, lý khí chỉ thống.


+Bài thuốc: Tứ nghịch tán gia vị
Kim tiền thảo 30g Mộc hương 10g
Sài hồ 10g Xuyên luyện tử 10g
Chỉ thực 10g Huyền hồ 10g
Bạch thược 10g Kê nội kim 10g
Uất kim 10g Cảm thảo 6g
Sắc uống ngày 1 thang
Nếu người kèm theo tỳ hư thì thêm: Phục linh, Bạch truật;
Sốt nhiều, đại tiện táo thì thêm: Đại hoàng, Huyền minh phấn.
+Điều trị bằng châm cứu:
Thường điều trị phối hợp với phương pháp dùng thuốc, có tác dụng tiêu viêm,
giảm đau, thoái hoàng.
*Lấy huyệt:
Chủ huyệt là Nhật nguyệt (phải), Kỳ môn (phải)
Can du, Đởm du, Dương lăng tuyền (phải)
Người hư nhược thì châm thêm huyệt Túc tam lý.
Nếu đau bụng khá dữ dội và túi mật căng to thì dùng thêm Cự khuyết, Phúc ai,
Đởm du.
+Nhĩ châm:
Huyệt chính: Giao cảm, Thần môn, Đởm
Huyệt phối hợp: Can, tá tràng.
Các biện pháp phòng và chữa bệnh chung:
➢ Giữ cho tinh thần vui vẻ, lạc quan, vì tức giận, phiền muộn hoặc lo âu
thường dẫn đến cơn đau thắt mật.
➢ Chú ý vệ sinh ăn uống, tránh xảy ra bệnh ký sinh trùng đường ruột và
nhiễm khuẩn đường ruột, tích cực chữa trị nhiễm khuẩn hệ mật.
➢ Đối với người ngồi lâu, cần nhấn mạnh tăng cường hoạt động ngoài trời,
như luyện tập thể dục, chạy, đi bộ, nhằm thúc đẩy chuyển hoá cholesterol
trong cơ thể.
➢ Cần hạn chế thức ăn béo và nhiều cholesterol

62 Trình triệu chứng, chẩn đoán, điều trị rò hậu môn thể thấp nhiệt?
Triệu chứng:

➢ Gặp ở thời kì lỗ rò đang viêm nhiễm, hoặc lỗ rò kín miệng nhưng bên
trong đang bội nhiễm

➢ Sốt, có lúc sốt rét, miệng khô thích uống nước lạnh, táo bón, nước tiểu
ngắn đỏ

➢ Tại chỗ sưng nóng đỏ đau, tức vùng HM, ấn vết rũ thấy lõm, có khi ra mủ
vàng loãng,

➢ Lưỡi đỏ rêu vàng dày, mạch nhanh

Chẩn đoán:
bệnh danh: giang lậu thể thấp nhiệt
bát cương: lý thực nhiệt
vị trí: giang môn
nguyên nhân: thấp nhiệt
Pháp: thanh nhiệt hóa thấp
Bài thuốc:Bài thuốc: Long đởm tả can thang gia giảm
Long đởm 12g Sa tiền 16g
Hoàng cầm 12g Chi tử 8g
Sài hồ 16g Sinh địa 12g
Trạch tả 12g Đương quy 12g
Mộc thông 12g Cam thảo 4g
Nếu đau nhiều dùng các loại hoạt huyết : Hồng hoa 8g, đan sâm 12g, nhũ hương
5g
Sốt cao thêm Hoàng liên 12g, liên kiều 12g, cúc hoa 16g, thạch cao 40g
Táo bón thêm đại hoàng 12g, mang tiêu 12g
Điều trị khác
➔ Cách thắt lỗ rò
➔ Cách khứ hủ sinh cơ: dùng thạch tín để chế thành que, đặt vào đường rò
đến khi đường rò bị phá hủy hoàn toàn
➔ Cách ngâm rửa:
-dùng lá trầu không tươi, sắc đặc, ngâm vùng rò
-dùng phân ngựa trắng, giã nát với muối, mỗi thứ ½ đem sao -nóng, đắp
vào lỗ rò đến khi khỏi thì thôi (Tuệ Tĩnh)
➔ Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu điều trị rò HM hiện nay

63 Trình triệu chứng, chẩn đoán, điều trị dò hậu môn thể âm hư nội
nhiệt?
* Triệu chứng: bệnh mắc lâu ngày, người gầy, da môi khô, lưỡng quyền đỏ, sốt
về chiều, trong người háo nóng, đại tiện táo, tiểu tiện vàng, lỗ rò không nóng
đỏ, chảy dịch mủ loãng hoặc ướt dính, lưỡi rêu vàng khô, chất lưỡi đỏ, mạch vô
lực hoặc tế sác
* Chẩn đoán :
- Bệnh danh: giang lậu thể âm hư nội nhiệt
- Bát cương: hư nhiệt
- Vị trí: giang môn
- Nguyên nhân : âm hư
* Điều trị
- Pháp điều trị : dưỡng âm thanh nhiệt , bài năng sinh cơ .
- Bài thuốc : Thanh cốt tán gia giảm
Thạch cao 8g Địa cốt bì 12g
Ngân sài hồ 6g Cam thảo 4g
Miết giáp 12g Tần giao 8g
Hoàng liên 8g Tri mẫu 12g
Gia: đương quy 8g, hoàng kỳ 12g, thương truật 10g
- Điều trị khác
+ Cách thắt lỗ rò
+ Cách khứ hủ sinh cơ: dùng thạch tín để chế thành que, đặt vào đường rò
đến khi đường rò bị phá hủy hoàn toàn
+ Cách ngâm rửa:
-dùng lá trầu không tươi, sắc đặc, ngâm vùng rò
-dùng phân ngựa trắng, giã nát với muối, mỗi thứ ½ đem sao -nóng, đắp
vào lỗ rò đến khi khỏi thì thôi (Tuệ Tĩnh)
+ Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu điều trị rò HM hiện nay

64 Trình triệu chứng, chẩn đoán, điều trị dò hậu môn thể trung khí bất
túc?
* Triệu chứng : người gầy , mệt mỏi , cơ nhẽo , lỗ rò thâm ướt , chảy không
sưng nóng đỏ , ăn ít , rêu lưỡi vàng , chất lưỡi nhạt bệu , mạch trầm tế .
* Chẩn đoán :
+ Bệnh danh: Giang lậu thể trung khí bất túc
+ Bát cương : lý hư
+ Vị trí: khí huyết, giang môn
+ Nguyên nhân : khí huyết hư
* Điều trị:
- Pháp điều trị : bổ khí ích huyết , bài năng sinh cơ .
- Bài thuốc : Bát trân gia vị
Đảng sâm 12g Cam thảo 16g
Thục địa 12g Xuyên khung 12g
Bạch truật 10g Bạch linh 12g
Đương quy 10g Bạch thược 12g
Gia : hoàng kỳ 12g , tạo giác thích 8g , kim ngân 12g .
- Điều trị khác
+ Cách thắt lỗ rò
+ Cách khứ hủ sinh cơ: dùng thạch tín để chế thành que, đặt vào đường rò đến
khi đường rò bị phá hủy hoàn toàn
+ Cách ngâm rửa:
-dùng lá trầu không tươi, sắc đặc, ngâm vùng rò
-dùng phân ngựa trắng, giã nát với muối, mỗi thứ ½ đem sao -nóng, đắp
vào lỗ rò đến khi khỏi thì thôi (Tuệ Tĩnh)
+ Phẫu thuật là phương pháp chủ yếu điều trị rò HM hiện nay

65 Trình bày triệu chứng và điều trị (phương thuốc kê theo cổ phương
gia giảm) chứng thoát thư giai đoạn hư hàn và khí trệ theo YHCT?
Hư hàn và khí trệ huyết ứ còn gọi là giai đoạn dương hư hàn động . Tương ứng
vs thời kỳ đầu và giữa của bệnh viêm tắc động mạch
+Triệu chứng: hàn thấp xâm nhập sắc mặt xanh, người mệt mỏi, thích ấm sợ
lạnh, đầu chi tê lạnh đau, da trắng xanh, hay bị chuột rút, đi lại đau, nghỉ ngơi
thì đỡ( đau cách hồi), nước tiểu trong dài, đại tiện lỏng, chất lưỡi đạm, mạch
trầm trì vô lực
Khí trệ huyết ứ: tứ chi đau liên miên, đêm càng đau nhiều hơn, màu da ở chi
xanh nhợt nhạt, lạnh, đầu chi, khô , chất lưỡi đỏ, hoặc có điểm tím ứ huyết,
mạch trầm nhược, mạch tế
+ Pháp: ôn kinh tán hàn, hành khí hoạt huyết, thông lạc
+ Bài thuốc: Đào hồng tứ vật thang gia giảm
Đan sâm 12g Hồng hoa 8g
xích thược 12g Bạch giới tử 8g
Ngưu tất 16g Xuyên luyện tử 12 g
Quế chi 8g Đào nhân 10g sinh Hoàng kỳ 12
đương quy 12g Tang ký sinh 16g
hắc phụ tử 10g Bào khương 8g
tất cả cho vào nồi sắc vs 2000ml nước, lọc bỏ bã lấy 200ml. Uống ngày 1 thang
chia 3 lần
châm cứu td giảm đau nhất thời
viêm tắc đm chi dưới
huyệt chính : uỷ trung, thừa sơn, thái xung
thêm các huyệt: huyết hải, phong long, tam âm giao, huyền chung
66 Trình bày triệu chứng và điều trị (phương thuốc kê theo cổ phương
gia giảm) chứng thoát thư giai đoạn nhiệt độc theo YHCT?
Chứng thoát thư giai đoạn nhiệt độc: tương ứng vs viêm tắc động mạch thể hoại
thư có dấu hiệu nhiễm trùng
+Triệu chứng: thích lạnh ghét nóng, đùi đau cứng, sưng đau, chân nặng , không
có sức, ngón chân lở loét chảy nước, hoại tử kèm sắc mặt màu trắng như tro
hoặc úa vàng , ngực đầy, khát ko muốn uống nc, tiểu ít, nước tiểu đỏ , lưỡi đỏ
sẫm, rêu lưỡi bệu hoặc vàng bệu mạch hoạt sác hoặc tế sác
+ Nhiệt độc thịnh vùng bệnh sưng đỏ , nóng đau, chảy nhiều mủ có khi thối , có
thể sốt cao, phiền táo, khát ko muốn uống, táo bón nước tiểu vàng ăn ít , tinh
thần mê muội chân tay duỗi đau lan lên mông, đau ko chịu đc lưỡi tía đỏ , rêu
lưỡi vàng bệu hoặc gốc lưỡi vàng hoặc đen xám tro hoặc giữa lưỡi xanh , mạch
hồng, huyền, sác ,
+ Pháp: thanh nhiệt giải độc hoạt huyết thông lạc
+ Bài thuốc: tứ diệu thang gia giảm
Kim ngân 16g Thạch hộc 12g

Huyền sâm 20g Hoàng kỳ 16g

Sinh Cam thảo 6g Ngưu tất 12g

Đương quy 12g Đan sâm 12g


Một dược 10g Từ thảo nhung 12 g
Xích thược 12g Nhũ hương 12g
Địa miết trùng 10g Địa long 12g
sắc uống ngày 1 thang
châm cứu td giảm đau nhất thời
viêm tắc đm chi dưới
huyệt chính : uỷ trung, thừa sơn, thái xung
thêm các huyệt: thái khê, tam âm giao, huyền chung
ngoài da tại các chỗ hoại tử người ta còn dùng thêm mỡ kháng sinh và cao sinh
cơ để thay băng

67 Trình bày triệu chứng và điều trị (phương thuốc kê theo cổ phương
gia giảm) chứng thoát thư giai đoạn khí huyết lưỡng hư theo YHCT?
*Triệu chứng: Vết thương lở loét lâu ngày không khỏi, chảy mủ, nước, chân đau
nhức, da khô, cơ nhục gầy teo, chân tay không có sức, tinh thần mệt mỏi, tim
đập hồi hộp, mất ngủ, rêu lưỡi trắng nhạt,mạch trầm tế vô lực.
*Pháp: Bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết thông lạc.
*Phương: Cố bộ thang gia giảm:
Kim ngân hoa 40g Đương quy 12g
Thạch hộc 16g Hoàng kỳ 16g
Đảng sâm 16g Ngưu tất 16g
Sắc uống ngày 1 thang.
Hoặc dùng bài Bát trân thang(tứ quân + tứ vật)
-Châm cứu:
Có tác dụng giảm đau nhất thời, tùy vị trí tổn thương mà chọn huyệt cho phù
hợp.
như viêm tắc động mạch chi dưới dùng:
+huyệt chính: ủy trung, thừa sơn, thái xung.
+huyệt phụ: tam âm giao, thừa trung.
Ngoài ra tại chỗ hoại tử người còn dùng các loại thuốc mỡ thuốc kháng sinh,
cao sinh cơ,...để thay băng.

68 Trình bày khái niệm, nguyên nhân, cơ chế bệnh bệnh động mạch chi dưới
theo YHCT? Thành phần bài thuốc nghiệm phương Hoàn bổ động mạch của
viện YHCT Trung ương?
*Khái niệm:
YHCT gọi bệnh viêm tắc động mạch chi dưới là chứng “thoát thư”, thường xảy
ra ở tứ chi nhất là 2 chi dưới. Lúc đầu chỉ lạnh dần dần đau dữ dội, lâu ngày
phát sinh hoại tử các đốt ngón tay, ngón chân.
*Nguyên nhân:
- hàn thấp.
- can thận bất túc.
- Do ăn uống không điều độ.
- Do tình chí bị tổn thương.
- Do thể chất suy yếu, khí huyết kém.
=> mà sinh ra hiện tượng khí trệ, huyết ứ,kinh mạch dần dần bế tắc mà không
nuôi dưỡng được tứ chi gây nên hoại tử.
*Cơ chế bệnh sinh:
-Thời kỳ đầu: Vệ khí dinh huyết không điều hòa, máu lưu thông kém đặc biệt là
vùng xa như đầu ngón tay, chân; nên có dấu hiệu ngón chân lạnh, tê dại kiến bò;
bàn tay, bàn chân, cẳng chân đau, tê lạnh, đau cách hồi.
-Thời kỳ tiếp theo: Khí trệ, huyết ứ, mạch máu tắc nghẽn, ngón chân hoặc ngón
tay tím đỏ dần chuyển thành màu tím, đen,đau tê, nhức không chịu được.
-Thời kỳ cuối: Hàn tà bị bó lại, uất kết nung nấu tân dịch, hóa hỏa, hỏa độc làm
cơ nhục bị tổn thương, sưng to, vỡ, chảy nước màu vàng hoặc máu, mủ tùy
thuộc vào hỏa tà mạnh hay yếu, nhiều hay ít; cuối cùng gây tổn thương cơ nhục,
cân mạch, xương khớp hoại tử thậm chí rụng đốt xương.
*Thành phần hoàn bổ động mạch của viện YHCT Trung ương:
Thục địa, Hoài sơn, Ngưu tất, Đảng sâm, Cam thảo, Xuyên khung, Liên nhục,
Môc hương B.
69 Trình bày triệu chứng, điều trị và phòng bệnh Tiết đinh giai đoạn
sưng đau?

70 Trình bày triệu chứng, điều trị và phòng bệnh Tiết đinh giai đoạn
hóa mủ?
1. Triệu chứng:
- Nhọt sưng to, nóng, đau
- Phát sốt, miệng khát, đại tiện táo, tiểu vàng đỏ, ngực đầy, chán ăn.
- Chất lưỡi đỏ, rêu vàng nhầy, mạch hoạt sác.
2. Điều trị:
- Pháp: thác độc, bài mủ
- Dùng thuốc:
● Thuốc uống trong:
Bồ công anh16 Liên kiều 12 Bối mẫu 8
Kim ngân hoa 12 Gai bồ kết 12 Cam thảo 4
Hoàng cầm 12 Trần bì 6
=> sắc uống ngày 1 thang.
● Thuốc dùng ngoài:
+ Dùng cao dán hết mủ và lên da gồm:
Củ ráy dại 100g Sáp ong 30g
Nghệ già 50g Nhựa thông 30g
Dầu vừng 300ml
Cóc vàng 1 con đốt tồn tính.
+ Cách chế: cho dầu vừng, nghệ, ráy đun sôi => khi nghệ, ráy teo lại
=> gạn bỏ bã => cho sáp ong vào đun tan => cho bột cóc + nhựa
thông khuấy tan đều => lấy 1 giọt nhỏ vào 1 cái đĩa ko loè ra là
được.
+ Cách dùng: Rửa sạch mụn nhọt bằng nước lá trầu không và kinh
giới, phết cao vào 1 miếng giấy có lỗ chọc thủng ở giữa và dán lên
nhọt. Ngày 1 lần.
● Không dùng thuốc: không châm cứu
3. Phòng bệnh:
- kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ, các chất tanh.
- Vệ sinh da tốt.
- Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời nếu có.
- Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ.
71 Trình bày triệu chứng, điều trị và phòng bệnh Tiết đinh giai đoạn đã
vỡ mủ?
1. Triệu chứng:
- Nhọt vỡ ra, chảy mủ => sau khi chảy hết mủ thì đóng vảy, liền da.
- Có thể kèm theo cơ thể suy nhược.
2. Điều trị:
- Pháp: khứ hủ, sinh cơ (làm mất tổ chức hoại tử, mọc tổ chức hạt)
● Bình thường cần rửa sạch thay băng cho mọc tổ chức hạt, liền da
● Nếu cơ thể suy nhược, mủ không hết,nhọt lâu liền thì uống các vị thuốc
bổ khí huyết : bài Nội bổ hoàng kỳ thang
Bạch thược 10 Cam thảo 4 Nhân sâm 12
Viễn chí 8 Xuyên khung 8 Thục địa 12
Nhục quế 2 Hoàng kỳ 12 Mạch môn 12
Phục linh 10 Quy thân 12
Sắc uống ngày 1 thang.
- Không châm cứu.
3. Phòng bệnh:
- Kiêng các chất cay nóng, dầu mỡ, các chất tanh.
- Vệ sinh da tốt.
- Phòng trị bệnh tiểu đường kịp thời nếu có.
- Tránh bôi các loại thuốc dầu mỡ.

You might also like