You are on page 1of 3

1.

Những vấn đề chung về cổ mẫu


1.1. Nguồn gốc của tên gọi cổ mẫu
Archértype là từ ghép của arche- nghĩa là khởi đầu, cơ sở, nguyên lí và type
(typos) có nghĩa là dấu ấn, hình ảnh, mô hình, tiêu chuẩn, quy phạm. Archértype khi
được dịch ra Tiếng Việt, có nhiều tên gọi khác nhau như cổ mẫu, mẫu cổ, mẫu tượng,
nguyên sơ tượng, siêu mẫu… Cổ mẫu, nói theo Lưu Hồng Khanh, nó có cấu trúc và năng
lực sinh hoạt riêng biệt theo từng thứ loại, vượt lên hẳn trên ba chiều không gian và thời
gian vật lí để đi đến những chiều sâu hơn như siêu cá nhân (trans - personal), siêu tâm
linh (trans – mental) [Lưu Hồng Khanh (2006), Tâm lí học chuyên sâu – Ý thức và những
tầng sâu vô thức, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh]. Archétype “là những yếu tố tâm
thần (pssyché) không thể cắt nghĩa được bằng một sự việc xảy ra trong đời sống… Nó
hình như sinh ra đã có, có từ nguyên thuỷ, nó là một thành phần trong gia tài tinh thần
nhân loại.
Carl Jung là người đã xác lập, định nghĩa cổ mẫu một cách hệ thống và tạo ra một
cách nhìn mới về cổ mẫu gắn với tháp tam giác về ý thức và vô thức của con người, nói
như Nguyễn Quang Huy đó chính là “một cách nhìn hoàn toàn mới về cơ hệ tâm thức con
người trong tính lịch sử đã trải qua”. Thuật ngữ “cổ mẫu” được ông xác lập vào năm
1912 nhưng đến năm 1919 ông mới “quảng diễn” nó ra và ông được Muray Stein gọi là
“người vẽ bản đồ cho tâm hồn con người”. Trước Jung, Freud cũng từng nhắc đến cổ
mẫu nhưng với những thuật ngữ khác như “Di sản cổ xưa”, “dấu vết của trí nhớ”, “vết
tích tối cổ”. Jung đã viết rằng: “Nó (cổ mẫu) tuỳ thuộc vào sự phân loại các ý nghĩ mà lúc
đầu con người cảm thấy xa lạ nhưng đã sớm sở hữu và sử dụng chúng như những khái
niệm thân thuộc… Cổ mẫu là đúng và hữu ích bởi vì nó cho chúng ta biết rằng những nội
dung vô thức tập thể có liên quan khi chúng ta có xem xét những hình thức cổ xưa, hoặc
đúng hơn những hình thức nguyên thuỷ tức là những hình ảnh chung tồn tại từ những thời
địa xa xưa nhất”. Những yếu tố tinh thần trong những thời kì, những quá khứ xa xưa
chính là nền móng của tinh thần con người, chúng ta ghi nhận những đóng góp của Jung
trên hành trình khám phá và xác lập một cách có hệ thống và tạo ra “một cách nhìn hoàn
toàn mới về cơ hệ tâm thức con người trong tính lịch sử đã trải qua”
1.2. Phân biệt hình tượng, biểu tượng và cổ mẫu
Trước khi lần về nguồn gốc của cổ mẫu, ta cần đề cập đến hai khái niệm: hình
tượng và biểu tượng, ngoài ra
Theo Từ điển Tiếng Việt của Hoàng Phê chủ biên, biểu tượng là “1. Hình ảnh
tượng trưng”, “2. Hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vậy
còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan đã chấm dứt” [tr. 66-
67]. Như vậy, biểu tượng có thể hiểu là hình tượng nhưng có khả năng biểu đạt một ý
nghĩa có tính bền vững và phổ quát. Hình tượng là “sự phản ánh hiện thực một cách khái
quát bằng nghệ thuật dưới hình thức những hiện tượng cụ thể, sinh động, điển hình, nhận
thức trực tiếp bằng cảm tính”[tr.443]. Như vậy, ta có thể hiểu hình tượng là hình ảnh
dùng để chuyên chở ý nghĩa tinh thần của một vật, một sinh thể, một ý niệm theo mối
quan hệ tương đồng (ẩn ngầm hay hiển lộ) giữa cái cụ thể và cái trừu tượng nhằm đưa
đến một cảm nhận trực tiếp và khơi gợi trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Tác phẩm
văn học là thế giới của vô số hình tượng.
Cổ mẫu (archetype) là những biểu tượng lớn có cội nguồn từ vô thức tập thể, nó
mang tính phổ quát và bền vững. Mọi cổ mẫu đều là những biểu tượng nhưng không phải
mọi biểu tượng đều là Archetype. Biểu tượng sẽ là cổ mẫu (trong tác phẩm văn học) khi
nó thoả mãn những điều kiện sau: 1/ Nó không phải là một dự định mang tính ý thức của
chủ thể sáng tạo và 2/ Nó là kết tinh của vô thức tập thể hoá thân trong các tác phẩm văn
học là những chất liệu đặc biệu, chất chứa năng lực huyền dụ và đòi hỏi nhiều công phu
giải mã. [Nguyễn Thị Thanh Xuân, Đi tìm cổ mẫu trong văn học Việt Nam, in trong
Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam – Những khả năng và thách thức,
NXB Thế giới, Hà Nội, tr.169-202]
Vậy thế nào là hình tượng, biểu tượng và cổ mẫu? Ranh giới ý nghĩa của ba khái
niệm trên chưa được C. G. Jung xác lập một cách cụ thể. Qua nhiều tài liệu, có thể hiểu
ba khái niệm ấy như sau: Hình tượng (image) là hình ảnh dùng để chuyên chở ý nghĩa
tinh thần của một vật, một sinh thể, một ý niệm, theo mối quan hệ tương đồng (ẩn ngầm
hay hiển lộ) giữa cái cụ thể và cái trừu tượng, nhằm đưa đến một cảm nhận trực tiếp và
khơi gợi trí tưởng tượng của người tiếp nhận. Tác phẩm văn học là thế giới của vô số
hình tượng. Biểu tượng (symbol) cũng là hình tượng, nhưng là hình tượng có khả năng
biểu đạt một ý nghĩa có tính bền vững và phổ quát. Những ý nghĩa ấy bắt nguồn từ văn
hóa, tôn giáo, lịch sử của các cộng đồng. Cổ mẫu (archetype) là những biểu tượng lớn có
cội nguồn từ xa xưa, thoát thai từ vô thức (chứ không phải ý thức) và là vô thức tập thể
(chứ không phải vô thức cá nhân). Nói khác đi, cổ mẫu là hình tượng có giá trị bền vững
và phổ quát, thoát thai từ vô thức tập thể. Do sự khác nhau về tính chất và cấp độ như vậy
nên trong tác phẩm văn học hình tượng bao giờ cũng chiếm số lượng lớn nhất, sau đó là
biểu tượng, và ít nhất là cổ mẫu [12]. Những tác phẩm không mang biểu tượng sẽ không
là đối tượng của đọc cổ mẫu, hẳn nhiên. Nhưng có những tác phẩm mang biểu tượng hẳn
hoi, cũng trượt ra ngoài tầm ngắm của chúng ta. Đó là những tác phẩm mà các biểu tượng
được xây dựng bằng ý thức (các loại văn học luận đề) và bằng vô thức cá nhân (C. G.
Jung gọi đó là triệu chứng, lĩnh vực dành cho phân tâm học của S. Freud).
Mặc cảm tự trị và mặc cảm tự trị sáng tạo
So sánh vô thức tập thể và vô thức cá nhân

1.3. Cổ mẫu theo quan niệm của C.G. Jung và N. Frye


2. Đặc điểm cổ mẫu

You might also like