You are on page 1of 7

MỤC LỤC

Phần 1: Nhận định············································································1


1. Mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu.··························································1
2. Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi đã
thụ lý đơn khởi kiện.···························································································1
3. Kê biên tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng khi người giữ tài sản có
dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.·························································1
4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo
thủ tục phúc thẩm.······························································································2
5. Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án
chấp nhận.··········································································································2

Phần 2: Bài tập················································································3


a. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án
phí sơ thẩm.········································································································3
b. Ngày 10/12/2021, bị đơn ông Đỗ Cao T kháng cáo toàn bộ bản án dân sự sơ
thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 35/2022/DSPT ngày 6/5/2022 của
TAND tỉnh Phú Yên đã quyết định sửa bản án sơ thẩm, buộc bị đơn anh Đỗ
Cao T trả số tiền vay 450.000.000đ (năm trăm triệu đồng) và tiền lãi tính từ
ngày 5/9/2016 đến ngày 5/9/2022 với lãi suất 20%/năm. Xác định nghĩa vụ nộp
tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí phúc thẩm, nghĩa vụ
chịu tiền án phí sơ thẩm.·····················································································4

Phần 3: Phân tích án·········································································5


1. Nhận xét về việc Tòa án xác định án phí sơ thẩm và nhĩa vụ chịu án phí sơ
thẩm?··················································································································5
2. Nhận xét của anh/chị về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp
dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc
cấp dưỡng? (nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).··················································6
3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án.··························6
BÀI TẬP THẢO LUẬN TUẦN 5
ÁN PHÍ, LỆ PHÍ VÀ CHI PHÍ TỐ TỤNG KHÁC
CÁC BIỆN PHÁP KHẨN CẤP TẠM THỜI

Phần 1: Nhận định


1. Mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-HĐTP.
Chi phí tố tụng trong vụ án dân sự là các khoản chi phí mà người nộp đơn
khởi kiện, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và nghĩa vụ liên quan phải nộp cho
Tòa án để Tòa án giải quyết các yêu cầu của họ trong vụ án dân sự.
Trong cơ sở pháp lý nêu trên, không phải trường hợp nào bị đơn cũng phải
chịu chi phí tố tụng. Ví dụ, theo quy định về nghĩa vụ chịu án phí dân sự sơ thẩm tại
Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-HĐTP có nêu rõ từng trường hợp cụ thể với
nghĩa vụ của đương sự cụ thể, không chỉ có mỗi bị đơn.
Vì vậy, không phải mọi chi phí tố tụng đều do bị đơn chịu.

2. Tòa án chỉ quyết định áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau khi
đã thụ lý đơn khởi kiện.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: khoản 1, 2 Điều 111 BLTTDS 2015
Theo khoản 1 và khoản 2 Điều 111 BLTTDS 2015 thì Toà án được quyết áp
dụng các biện pháp khẩn tạm thời trước và sau khi đã thụ lý đơn khởi kiện. Cụ thể
khoản 2 Điều 111 BLTTDS 2015 quy định trong trường do tình thế khẩn cấp, cần
phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả nghiêm trọng có thể xảy ra thì cơ
quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Toà án có thẩm quyền ra quyết định áp
dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời này đồng thời với việc nộp đơn khởi kiện cho
Toà án đó.
Như vậy, Toà án có thể quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trước
khi thụ lý đơn khởi kiện nếu thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 111
BLTTDS 2015.
3. Kê biên tài sản đang tranh chấp chỉ được áp dụng khi người giữ tài sản có
dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản.
Nhận định sai.

1
Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 20 BLTTDS 2015
Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết
vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, hủy
hoại tài sản. Tài sản áp dụng biện pháp kê biên phải là tài sản đang tranh chấp và
biện pháp kê biên tài sản tranh chấp được áp dụng trong quá trình giải quyết vụ án.
Như vậy, khi người giữ tài sản có dấu hiệu thực hiện hành vi tẩu tán tài sản thì
sẽ không thể áp dụng biện pháp kê biên tài sản.

4. Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời có thể bị kháng cáo theo
thủ tục phúc thẩm.
Nhận định sai.
Cơ sở pháp lý: Điều 140 BLTTDS 2015.
Quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời chỉ có thể bị khiếu nại bởi
đương sự hoặc bị kiến nghị bởi Viện kiểm sát. Trong quy định của Điều 140
BLTTDS 2015 thì không quy định về việc kháng cái đối với quyết định áp dụng
biện pháp khẩn cấp tạm thời.
Vì vậy, quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không thể bị kháng
cáo theo thủ tục phúc thẩm.

5. Đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa
án chấp nhận.
Nhận định sai.
Căn cứ pháp lý: Điều 147 BLTTDS 2015, Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-
HĐTP.
Theo khoản 1 Điều 147 BLTTDS 2015 và Điều 26 Nghị quyết 326/2016/NQ-
HĐTP, nguyên tắc về nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm là đương sự phải chịu án phí
dân sự sơ thẩm tương đương với phần yêu cầu của họ được Toà án chấp nhận tức là
đương sự không phải chịu án phí sơ thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp
nhận toàn bộ.
Tuy nhiên theo khoản 4 Điều 147 BLTTDS 2015, trong trường hợp vụ án ly
hôn thì nguyên đơn sẽ phải chịu án phí sơ thẩm không phụ thuộc vào việc Tòa án
chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Nên kể cả khi yêu cầu
của nguyên đơn trong vụ án ly hôn được Tòa án chấp nhận, nguyên đơn vẫn phải
chịu án phí sơ thẩm.

2
Vậy không phải trong mọi trường hợp, đương sự không phải chịu án phí sơ
thẩm nếu yêu cầu của họ được Tòa án chấp nhận.

Phần 2: Bài tập


Bà Nguyễn Thị G trình bày: Giữa bà Nguyễn Thị G và ông Đỗ Cao T có mối
quan hệ quen biết nên ngày 05/09/2016, bà G có cho ông T vay số tiền
500.000.000đ để đáo hạn Ngân hàng cho ông Trương Sĩ H, hẹn 03 ngày sẽ trả lại,
khi vay các bên có thỏa thuận mức lãi suất 6%/tháng. Ông T có đưa cho bà G giữ
01 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đứng tên vợ chồng ông Trương Sĩ H và bà
Lê Thị N để làm tin, Tuy nhiên, từ đó đến nay, ông T vẫn chưa trả cho bà G số tiền
trên, Do đó, bà G yêu cầu ông T phải trả số tiền còn nợ là 500.000.000đ và tiền lãi
với mức lãi suất 20%/năm, thời gian tính lãi là kể từ ngày 05/9/2016 đến ngày
05/9/2022. Bà Nguyễn Thị G thừa nhận ông T đã trả cho bà G số tiền lãi
75.000.000đ (bảy mươi lăm triệu đồng).
Tại Bản án dân sự sơ thẩm số 87/2021/DSST ngày 24 tháng 11 năm 2021
của TAND thành Phố T đã quyết định: Chấp nhận yêu cầu khởi kiện của nguyên
đơn bà Nguyễn Thị G về yêu cầu bị đơn anh Đỗ Cao T trả số tiền vay 500.000.000đ
(năm trăm triệu đồng) và tiền lãi tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022 với lãi
suất 20%/năm;

a. Xác định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án
phí sơ thẩm.
Theo Điều 146 BLTTDS 2015, nguyên đơn phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ
thẩm, vì thế trong trường hợp này, bà G là người phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ
thẩm.
Tòa án chấp nhận toàn bộ yêu cầu của nguyên đơn là bà G, vì thế theo khoản
2 Điều 26 Nghị quyết 326/2016, bị đơn là ông T sẽ có nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ
thẩm.

3
b. Ngày 10/12/2021, bị đơn ông Đỗ Cao T kháng cáo toàn bộ bản án dân sự
sơ thẩm. Tại bản án dân sự phúc thẩm số 35/2022/DSPT ngày 6/5/2022
của TAND tỉnh Phú Yên đã quyết định sửa bản án sơ thẩm, buộc bị đơn
anh Đỗ Cao T trả số tiền vay 450.000.000đ (năm trăm triệu đồng) và tiền
lãi tính từ ngày 5/9/2016 đến ngày 5/9/2022 với lãi suất 20%/năm. Xác
định nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án
phí phúc thẩm, nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ thẩm.
- Nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm:
Vào ngày 10/12/2021, bị đơn là ông Đỗ Cao T đã kháng cáo toàn bộ bản án
dân sự sơ thẩm nên người kháng cáo ở đây được xác định là ông Đỗ Cao T. Căn cứ
theo Điều 28 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì ông Đỗ Cao T phải có nghĩa vụ nộp
tiền tạm ứng án phí dân sự phúc thẩm.
- Nghĩa vụ chịu tiền án phí phúc thẩm:
Tại bản án dân sự phúc thẩm TAND tỉnh Phú Yên đã quyết định sửa bản án
dân sự sơ thẩm theo hướng buộc ông T phải trả số tiền vay 450.000.000đ so với bản
án dân sự sơ thẩm là buộc ông T trả số tiền vay 500.000.000đ đồng thời Tòa phúc
thẩm cũng giữ nguyên tiền lãi tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022 với lãi
suất 20%/năm. Trong trường hợp này ông T (bị đơn) là người kháng cáo và việc sửa
bán án có liên quan đến ông T nên căn cứ theo khoản 2 Điều 29 NQ
326/2016/UBTVQH14 thì ông T không phải chịu án phí dân sự phúc thẩm.
- Nghĩa vụ chịu tiền án phí sơ thẩm
Bà G (nguyên đơn) khởi kiện yêu cầu ông T (bị đơn) phải trả số tiền
500.000.000đ cùng với lãi suất. Tuy nhiên Tòa án phúc thẩm chỉ chấp nhận ông T
phải trả số tiền 450.000.000đ cùng lãi suất căn cứ trên yêu cầu của nguyên đơn. Nên
căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 26 NQ 326/2016/UBTVQH14 thì ông T phải
chịu án phí sơ thẩm tương ứng với số tiền 450.000.000đ cùng với lãi suất 20%/năm
tính từ ngày 05/9/2016 đến ngày 05/9/2022.
Đối với yêu cầu của bà G (nguyên đơn) thì Tòa án phúc thẩm không chấp
nhận yêu cầu đối với số tiền 50.000.000đ trong tổng số tiền 500.000.000đ mà ông T
có nghĩa vụ phải trả cho bà G. Nên căn cứ theo khoản 4 Điều 26 NQ
326/2016/UBTVQH14 thì bà G phải chịu án phí sơ thẩm tương ứng với số tiền
50.000.000đ.

4
Phần 3: Phân tích án
- Đọc bản án số 19/2019/HNGĐ-ST ngày 28/9/2019 của TAND huyện X, tỉnh
Y.
1. Nhận xét về việc Tòa án xác định án phí sơ thẩm và nhĩa vụ chịu án phí
sơ thẩm?
- Toà án xác định án phí sơ thẩm:
Tranh chấp trên là tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Yêu cầu giải quyết
của các đương sự không phải là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được
bằng một số tiền cụ thể (đương sự không yêu cầu giải quyết vấn đề về tài sản
chung) mà là các yêu cầu về ly hôn, nuôi con chung và cấp dưỡng nên căn cứ theo
quy định tại khoản 2 Điều 24 Nghị quyết 326/2016 thì đây là tranh chấp về hôn
nhân và gia đình không có giá ngạch. Như vậy, việc Toà án đã dựa vào khoản 2
Điều 24 Nghị quyết 326/2016 để xác định án phí sơ thẩm là hoàn toàn hợp lý.
- Nghĩa vụ chịu án phí sơ thẩm:
Chị K phải chịu tiền án phí hôn nhân sơ thẩm là 300.000đ được khấu trừ tiền
tạm ứng án phí là 300.000đ theo biên lai thu số 45382 ngày 14/12/2018 của Cục thi
hành án dân sự huyện X, tỉnh Y:
Chị K phải chịu tiền án phí hôn nhân sơ thẩm vì theo điểm a khoản 5 Điều
26 Nghị quyết 326/2016 thì nguyên đơn phải chịu án phí dân sự sơ thẩm trong vụ
án ly hôn không phụ thuộc vào việc Toà án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu
của nguyên đơn. Vụ án của các đương sự không thuộc trường hợp thuận tình ly hôn
nên mỗi bên không phải chịu 50% mức án phí. Do đó, căn cứ Phụ lục của Nghị
quyết này thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp về hôn nhân và gia đình
không có giá ngạch là 300.000đ. Vậy nên, chị K phải chịu tiền án phí hôn nhân sơ
thẩm là 300.000đ.
Anh P phải chịu án dân sự sơ thẩm là 300.000đ.
Chị K không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con chung nhưng anh P tự nguyện cấp
dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.000.000đ và được Toà án ghi nhận. Đây là trường hợp
các đương sự không thoả thuận được với nhau về phương thức cấp dưỡng nhưng
thoả thuận được với nhau về mức cấp dưỡng nên căn cứ điểm d khoản 6 Điều 26
Nghị quyết 326/2016 thì anh P phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường
hợp vụ án dân sự không có giá ngạch. Theo quy định tại Phụ lục của Nghị quyết
này thì án phí dân sự sơ thẩm đối với tranh chấp hôn nhân và gia đình không có giá
ngạch là 300.000đ. Vì vậy, anh P phải chịu án dân sự sơ thẩm là 300.000đ là hợp lý.

5
2. Nhận xét của anh/chị về việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp
dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực
hiện việc cấp dưỡng? (nêu rõ luận cứ cho các nhận xét).
Theo quan điểm của nhóm, việc Tòa án xác định nghĩa vụ chịu án phí cấp
dưỡng thuộc về người không trực tiếp nuôi con khi họ tự nguyện thực hiện việc cấp
dưỡng là phù hợp với quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 6 Điều 27 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14,
khoản 5 Điều 28, khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015.
Anh T là bị đơn, nên theo khoản 5 Điều 72 BLTTDS 2015, anh có quyền
đưa ra yêu cầu độc lập có liên quan đến việc giải quyết vụ án. Việc anh T tự nguyện
cấp dưỡng nuôi con mỗi tháng 1.000.000đ theo như nội dung vụ án được xem là
một yêu cầu độc lập, do yêu cầu của anh thuộc khoản 5 Điều 28 BLTTDS 2015 nên
thẩm quyền giải quyết yêu cầu trên thuộc Tòa án.
Do đó, việc anh T phải chịu án phí cấp dưỡng là 300.000đ thuộc về người
không trực tiếp nuôi con là phù hợp quy định tại điểm a khoản 6 Điều 27 Nghị
quyết 326/2016/UBTVQH14, cho dù chị K không yêu cầu cấp dưỡng nuôi con.
Việc Tòa án xác định nghĩa vụ cấp dưỡng của anh T đối với con chung là Thái H sẽ
đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho cháu H.

3. Từ các vấn đề nêu trên, tóm tắt vấn đề pháp lý trong vụ án.
Nguyên đơn: Lê K
Bị đơn: Thái P
Nội dung tranh chấp: chị K khởi kiện yêu cầu ly hôn với anh P, do quan hệ vợ
chồng mâu thuẫn đã trầm trọng, mục đích hôn nhân không đạt được. Chị K yêu cầu
được nuôi con chung (cháu H sinh năm 2003) và không yêu cầu cấp dưỡng; hai bên
không yêu cầu giải quyết về vấn đề nợ, tài sản chung.
Hướng giải quyết tòa án: Tòa án chấp nhận yêu cầu xin ly hôn của chị K. Giao
con cho chị K trực tiếp nuôi dưỡng, anh P tự nguyện cấp dưỡng nuôi con cho đến
khi H đủ 18 tuổi và có khả năng lao động. Tòa án xác định chị K có nghĩa vụ chịu
án phí ly hôn, anh P chịu án phí cấp dưỡng nuôi con.

You might also like