You are on page 1of 55

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ

KHOA CƠ KHÍ VÀ CÔNG NGHỆ


----------

ĐỀ TÀI:
MÃ SỐ MÃ VẠCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG
QUẢN LÝ NHÂN SỰ SẢN XUẤT THỰC PHẨM

GVHD: T.S Lê Thanh Long


SVTH: Nhóm 2
Hồ Thị Minh Hòa
Hoàng Trần Hiếu
Trần Dương Thị Diệu Hương
Lê Viết Quốc Hùng
Nguyễn Văn Huy
Nguyễn Thị Huyền
Nguyễn Thị Thu Huyền

Huế, 2022
ĐẶT VẤN ĐỀ
Mã số mã vạch đang ngày một được ứng dụng rộng rãi trong nhiều hoạt động
tại các ngành nghề, lĩnh vực khác nhau. Có thể nói, đây là công nghệ hữu hiệu
giúp các doanh nghiệp hỗ trợ cải thiện, tối ưu hóa các hoạt động trong doanh
nghiệp mình một cách hiệu quả với chi phí đầu tư tiết kiệm hơn hẳn so với các
giải pháp công nghệ khác. Sử dụng mã số mã vạch trong sản xuất, kinh doanh là
một xu hướng tất yếu trong nền sản xuất công nghiệp, nhất là đối với các doanh
nghiệp Việt Nam hiện nay đang trên con đường hội nhập quốc tế và xâm nhập thị
trường thế giới. Do vậy, mã số mã vạch đặc biệt cần thiết cho các doanh nghiệp
sản xuất hàng xuất khẩu.
Các giải pháp mã số mã vạch nổi bật nhất hiện nay có thể kể đến như: giải pháp
bán lẻ, giải pháp quản lý kho, giải pháp mã vạch trong bệnh viện, giải pháp mã
vạch cho hoạt động mượn - trả sách thư viện,... và còn rất rất nhiều các giải pháp
khác.
Quản lý nhân sự bằng mã số mã vạch để theo dõi thời gian công tác, làm việc
của từng nhân viên trong công ty, công nghệ thẻ sẽ giúp nhà quản lý dễ dàng lưu
lại giờ đi làm và giờ về của từng nhân viên trong từng bộ phận. Cuối ngày, cuối
tháng, cuối năm nhà quản lý sẽ có đượcbảng báo cáo thời gian làm việc của từng
nhân viên. Qua đó, đánh giá chính xác tác phong cũng như phong cách làm việc
của nhân viên và có hệ thống thù lao, khen thưởng, kỷ luật công minh, chính xác
tạo môi trường làm việc tin cậy cao.
PHẦN 1: KHÁI QUÁT MÃ SỐ MÃ VẠCH
1. LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN MÃ SỐ MÃ VẠCH (MSMV)
Mã số mã vạch được phát minh vào năm 1949 bởi N. Jwod Landa tại Mỹ. Năm
1960, tiểu bang Sylvania đã áp dụng MSMV vào việc kiểm soát các toa xe lửa,
đáp ứng thời kỳ phát triển của kỹ thuật điện tử và thông tin.
Vào năm 1970, Uỷ ban Thực phẩm Mỹ đã ứng dụng MSMV đầu tiên vào việc
mua bán, phân phối, kiểm tra hàng hoá thực phẩm: đưa máy scanner và máy thu
tiền kết hợp, giảm thiểu số lượng nhân viên phục vụ bán hàng, đem lại hiệu quả
kinh tế cao do quyết toán nhanh và tránh được sai sót nhầm lẫn. Như thế, MSMV
đã được áp dụng và đạt thành công lớn.
Năm 1973 Hiệp hội Công nghiệp Thực phẩm Mỹ thống nhất thành lập Hiệp
hội UCC (Uniform Code Council) có nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp thông tin và
điều lệ của UCC, phổ biến áp dụng MSMV UCC (Universal Product Code). Cho
đến nay, mã UPC được sử dụng chủ yếu ở Mỹ và Canada.
Năm 1974 các nhà sản xuất và cung cấp hàng hoá của 12 nước châu Âu đã cùng
nhau thành lập hội đồng đặc biệt để nghiên cứu khả năng áp dụng hệ thống MSMV
vật phẩm tiêu chuẩn và thống nhất chung châu Âu. Hệ thống MSMV của châu Âu
gọi là EAN (European Article Numbering) được thiết lập trên cơ sở của MSMV
UPC.
Tháng 12-1977 tổ chức EAN chính thức được thành lập và đặt trụ sở tại Bỉ và
do Bỉ làm tổng thư ký.
Mục đích chính của tổ chức EAN là phát triển MSMV tiêu chuẩn toàn cầu và
đa ngành để phân định sản phẩm, dịch vụ và địa điểm, nhằm cung cấp ngôn ngữ
chung cho thương mại quốc tế. Mục đích của tổ chức được ủng hộ nhanh chóng
và mở rộng ra ngoài phạm vi châu Âu đến các châu lúc khác như Châu Úc, Châu
Á. Đến năm 1992, tổ chức EAN trở thành EAN – Quốc tế (EAN-International).
Hiện nay, EAN quốc tế có thành viên là các tổ chức EAN của các quốc gia, có
nhiệm vụ hỗ trợ và thông tin đầy đủ về MSMV của EAN đến các công ty, xí
nghiệp của các quốc gia thành viên.
Các loại MSMV tiêu chuẩn đang được áp dụng hiện nay:
+ EAN (EAN-8, EAN-13)
+ITF-14
+ UCC / EAN-28
Do nhu cầu ngày càng tăng của các công ty thành viên vè phát triển phương
pháp trao đổi dữ liệu thương mại, EAN lập nên EAN-COM là tiêu chuẩn trao đổi
thông tin điện tử nội bộ đa ngành công nghiệp. Tiêu chuẩn này hướng dẫn sử dụng
EDI (Electric Data Interchange) để trao đổi số liệu tiêu chuẩn về các vật phẩm,
đơn đặt hàng, chỉ dẫn phân phối, hoá đơn, thông tin về sản phẩm… với các bạn
hàng của mình.
2. TỔ CHỨC EAN VIỆT NAM (EAN-VN) VÀ ÁP DỤNG CÔNG NGHỆ
MSMV TRONG QUẢN LÍ NHÂN SỰ
EAN-VN là tổ chức mã số vạch vật phẩm quốc gia của Viện Nam được thành
lập tháng 3-1995 và được công nhận là thành viên chính thức của EAN quốc tế
tháng 5-1995, được giao nhiệm vụ quản lý và triển khai hoạt động MSMV ở Việt
Nam:
- Hướng dẫn cấp mã số vật phẩm
- Xây dựng và ban hành bộ TCVN về MSMV cho Việt Nam.
- Đào tạo và chuẩn bị các dự án áp dụng công nghệ MSMV.
- Tham gia các hoạt động của EAN quốc tế.
Để quản lý mã mặt hàng, doanh nghiệp phải hệ thống tất cả sản phẩm của mình,
các sản phẩm hiện có cũng như các sản phẩm sẽ có trong tương lai (trong 2-3 năm
tới) thành bảng. Trong bảng này có thể có các mục như số thứ tự, đặc điểm, bao
gói, trọng lượng… và mã số ứng với từng loại sản phẩm để khi cần có thể tra cứu
được ngay. Bảng này gọi là bảng đăng ký sản phẩm sử dụng mã số mã vạch.
Công nghệ mã vạch đã được áp dụng lần đầu tiên trên thế giới vào đầu những
năm 60. Mỹ là nước áp dụng mã vạch sớm nhất trong sản xuất kinh doanh. Ngày
nay công nghệ mã vạch đã được áp dụng rất rộng trong rất nhiều lĩnh vực khác
nhau trên toàn thế giới.
Mặc dù đã được phổ cập khá rộng rãi trên thế giới, trước năm 1995, Việt Nam
chúng ta không có một máy in hay máy đọc mã vạch nào.
Tháng 3/1995 Tổ chức mã số mã vạch Việt Nam (gọi tắt là EAN – Việt Nam)
đã được thành lập đặt trong trung tâm Tiêu Chuẩn – Chất lượng là tổ chức đầu
tiên ở Việt Nam được giao nhiệm vụ “Nghiên cứu khoa học mã số mã vạch và
thúc đẩy áp dụng các kỹ thuật tiên tiến của thế giới về mã số mã vạch vào Việt
Nam đồng thời tuyên truyền đào tạo, thông tin tư vấn về áp dụng và phát triển hệ
thống mã số mã vạch trong cả nước”.
Việc áp dụng mã số mã vạch (MSMV) trên hàng hóa đã mang lại kết quả rất
khả quan. Tính đến ngày 31/3/98, 377 doanh nghiệp thành viên EAN-VN đã sử
dụng MSMV EAN trên hàng ngàn sản phẩm của mình. Sản phẩm mang MSMV
Việt Nam đã có mặt khắp các thị trường thế giới: Châu Âu, Mỹ, Châu Úc, Chấu
Á. Số lượng thành viên EAN-VN tăng với tốc độ bình quân 100% trong 3 năm
qua. Một số sản phẩm trước đây không có MSMV không thể thâm nhập vào một
số thị trường, nay nhờ có MSMV đã có mặt ở rất nhiều thị trường khó tính. EAN-
VN là một trong những tổ chức MSMV quốc tế có tốc độ tăng trưởng cao trên thế
giới.
Tuy nhiên, việc áp dụng MSMV trong các hoạt động khác lại gặp rất nhiều khó
khăn vì chúng ta chưa có thông tin, có rất ít tài liệu về vấn đề này. Trong năm hoạt
động 1997 – 1998 văn phòng EAN-VN đã thực hiện một đề tài nghiên cứu về
“Ứng dụng Công nghệ MSMV trong quản lý nhân sự”. Nhận thấy rằng các kết
quả thu được có thể giúp cho các doanh nghiệp thành viên ứng dụng công nghệ
mới này, Văn phòng EAN-VN biên soạn tài liệu “Ứng dụng công nghệ mã vạch
trong quản lý nhân sự” dựa trên kết quả của đề tài.
Trong tài liệu này chúng tôi giới thiệu những nội dung cơ bản các mặt mạnh
yếu của mã vạch so với các công nghệ nhận dạng tự động khác, giới thiệu các loại
mã vạch với các tính năng và phạm vi áp dụng khác nhau để doanh nghiệp nghiên
cứu sử dụng trên các loại thẻ nhân sự.
Tài liệu này cũng thể tham khảo khi doanh nghiệp muốn thiết kế mọt hệ thống
quản lý sản phẩm nội bộ, theo dõi một đối tượng trong quá trình chuyển động
(chuyển giao thư từ, bưu phẩm, gởi hàng,...) dựa trên công nghệ mã vạch.
Kinh nghiệm ở nước ngoài cho thấy sử dụng công nghệ mã vạch mang lại hiệu
quả rất cao, đặt biệt là trong các hoạt động quản lý có sử dụng máy vi tính, bởi vì
nó không đòi hỏi đầu tư lớn nhưng giải phóng được nhiều sức lao động, tiết kiệm
thời gian và nâng cao độ chính xác.
3. CÁC LOẠI CÔNG NGHỆ NHẬN DẠNG TỰ DỘNG
Công nghệ nhận dạng tự động ra đời là do yêu cầu của việc đưa dữ liệu vào
máy tính. Thông thường việc đưa dữ liệu vào máy tính có thể theo 3 cách: gõ trên
bàn phím, dùng đĩa (mềm, quang học) hoặc nội mạng. Ngoài ra còn cách, sử dụng
máy quét ảnh, cách này chưa được thông dụng lắm và cũng không thể dùng được
trong mọi trường hợp. Việc dùng đĩa hay cáp nối để đưa dữ liệu vào máy tính thực
chất cũng là việc gõ trên bàn phím trước đó, hoặc là ở một nơi nào đó. Nhập dữ
liệu vào máy tính có 2 nhược điểm:
- Tốc độ chậm, phụ thuộc vào mức độ thành thạo của người khai thác, nói
chung không cao.

- Dễ sai sót, vì thào tác bằng tay cho nên có thể có những sai xót không thể
tránh khỏi.

Công nghệ nhận dạng tự động ra đời nhằm tự động hóa công việc nhập dữ
liệu vào máy tính nhất là ở những chỗ có sử dụng lặp lại. Thuộc nhóm công nghệ
này có những công nghệ cụ thể sau: Mã vạch (bar code), vạch từ (magnetic stripe),
nhận dạng ký tự bằng mực từ (magnetic ink character recognition – MICR), nhận
dạng ký tự quang học (optical character recognition – OCR), nhận dạng bằng tần
số radio (radio frequency identification), nhận dạng tiếng nói hoặc hình ảnh. Hầu
như mỗi năm lại có một công nghệ mới ra đời.

Những công nghệ trên có thể chia thành các nhóm như sau:

Nhóm tiếp xúc: tức là đầu đọc phải tiếp xúc với vật mang thông tin: MICR,
OCR và sọc từ.

Nhóm không tiếp xúc: đầu đọc có thể không tiếp xúc với vật mang thông tin:
mã vạch, nhận dạng bằng tần số radio, nhận dạng bằng tiếng nói.

Nhóm công nghệ in: gồm mã vạch, OCR, MICR.

Trong số các công nghệ trên, mã vạch được áp dụng rông rãi nhất, một mình
nó chiếm lĩnh một nửa thị trường, các công nghệ khác chia nhau nửa nửa phần
còn lại.

3.1. Nhận dạng ký tự quang học OCR


Là một công nghệ được áp dụng tương đối rộng. Công nghệ này được sử
dụng bộ phông chữ được cách điệu và tiêu chuẩn hóa, những ký tự này có thể đọc
được bằng mắt và cũng có thể đọc được bằng máy quét. Là một trong những công
nghệ ra đời sớm, tương đối rẻ vì vậy nó được áp dụng trong các hóa đơn bán hàng,
sổ sách kế toán của công ty. Nhược điểm là độ tin cậy và mật độ ký tự trên một
đơn vị diện tích không cao, nên thời gian gần đây công nghệ này ít được sử dụng.

3.2. Nhận dạng ký tự bằng mực từ MICR

Trong MICR các phông chưc cũng được cách điệu hóa, được in bằng một
loại mực đặc biệt để đọc bằng từ tính, khi đọc có sự tiếp xúc của đầu đọc với vật
mang thông tin. Công nghệ này có khả năng bảo mật cao hơn OCR, tương đối đắt
tiền nên chỉ được sử dụng trong một số ngành đặc biệt như ngân hàng, trên séc,
...

3.3. Sọc từ

Là một công nghệ tiếp xúc, trong đó các ký tự được mã hóa thành các vạch
từ tính, các vạch này không được nhìn thấy từ mắt thường, các dữ liệu trên vật
mang thông tin có thể thay đổi được (xóa, viết lại), đây đồng thời là ưu điểm và
là nhược điểm của công nghệ này. Nó có độ chính xác khá cao tương đương với
mã vạch và có khả năng mã hóa nhiều dữ liệu hơn so với mã vạch. Công nghệ này
tương đối đắt nên chưa được ứng dụng rộng rãi.

3.4. Nhận dạng bằng tần số radio RFID


Là một công nghệ không tiếp xúc, RFID có ưu điểm là có thể nhận dạng
được các mục tiêu không nhìn thấy hay ở chỗ khuất, nó có thể “đọc” xa tới vài
mét nhưng có nhược điểm là rất đắt nên không được áp dụng rộng rãi.

3.5. Chíp điện tử

Là một công nghệ mới được sử dụng trong vòng 2 năm trở lại đây. Trong
công nghệ này người ta sử dụng một con chíp điện tử nhỏ có thể gắn trên card.
Đặc điểm của công nghệ này là có dung lượng rất là cao có thể ghi, đọc, thay đổi
dữ liệu trên “chíp”. Chíp điện tử này thường dùng kèm với mã vạch, các dữ liệu
cố định được ghi lại bằng mã vạch còn các dữ liệu thay đổi thì ghi trên chíp. Chíp
điện tử hiện nay còn tương đối đắt, công nghệ này còn chưa được áp dụng rộng
rãi.

3.6. Mã vạch

Mã vạch là công nghệ được sử dụng lần đầu tiên vào những năm 60. Từ sau
năm 1970 và đặc biệt trong khoảng một chục năm trở lại đây, mã vạch được ứng
dụng rất rộng rãi. Mã vạch được sử dụng trong công nghệ nhận dạng sản phẩm,
hàng hóa trong thương mại, vận chuyển hàng không, bưu điện. Mã vạch còn được
sử dụng trong sản xuất tự động: công nghệ chế tạo oto, máy bay. Mã vạch được
áp dụng rộng rãi nhất trên các loại về phiếu, thẻ nhân sự để kiểm soát tự động
người tham gia hội nghị, ra vào các nhà máy kết hợp với chấm công, lưu trữ tự
động ngày giờ công của nhân viên.

3.7. So sánh mã vạch với các công nghệ nhận dạng tự động khác

So sánh với các công nghệ khác, mã vạch có những ưu điểm nổi bật sau đây:

- Vẽ tạo lập dữ liệu: mã vạch thuộc loại công nghệ in, chế tạo mã vạch tương
đối đơn giản, do đó rẻ, chỉ tương đương với OCR. Mã vạch lại có khả năng chống
tẩy xóa cao nhất, mọi ý đồ tẩy xóa thay đổi đều làm hỏng mã vạch, không đọc
được.

- Dung lượng dữ liệu: mã vạch có khả năng mã hóa dữ liệu lớn nhất trên một
đơn vị diện tích.

-Độ chính xác: mã vạch có độ chính xác khá cao, tương đương với sọc từ,
hơn hẳn OCR và MICR.

-Vẽ và ghi, đọc: thiết bị ghi mã vạch chủ yếu là các máy in thông thương.
Thiết bị đọc mã vạch có nhiều loại nhất và rẻ nhất trong các loại công nghệ nhận
dạng tự động.

4. KHÁI NIỆM VỀ MÃ SỐ MÃ VẠCH


Mã số mã vạch là một công nghệ nhận dạng và thu thâp dữ liệu tự động dựa
trên nguyên tắc : đặt cho đối tượng quản lý một dãy số hoặc dãy chữ và số sau đó
thể hiện dưới mã vạch để máy quét có thể đọc được .
Mã số mã vạch vật phẩm là loại ký mã (dấu hiệu) để phân định vật phẩm (phân
định có nghĩa là phân tích định lượng). Qua MSMV và hệ thống máy vi tính có
thể biết được đặc tính, khối lượng, thể tích, loại bao bì, số lượng hàng hoá.
Công nghệ mã vạch là một công nghệ nhận dạng tự động làm việc với các dữ
liệu đã được mã hóa theo cách trên.
4.1 Cấu tạo của mã số mã vạch
Cấu tạo của mã số mã vạch vô cùng đơn giản chỉ bao gồm 2 phần: mã số của
hàng hóa và mã vạch
4.1.1 Mã số của hàng hóa
Có chức năng dùng để phân định hàng hóa bao gồm một dãy con số nó gần
giống như căn cước công dân của con người mang tính cá biệt nó dược dùng trong
nhiều lĩnh vực như để lưu kho dễ quản lý, bán lẻ hàng hóa tại các của hàng bán
lẻ, quản lý trong bán buôn, dùng để vận chuyển hàng hóa,….
Mã số hàng hóa mang tính cá biệt, đặc trưng và duy nhất sẽ không bị nhầm lẫn
mỗi loại hàng hóa sẽ có một mã số riêng được dùng để nhận diện hàng hóa hay
sản phẩm đó không nêu lên được đặc điểm hàng hóa cũng như chất lượng hàng
hóa. Mã số hàng hóa bao gồm có mã số doanh nghiệp, mã số quốc gia và mã số
kiểm tra.
Mã số thì có mã số quốc gia: Mỗi quốc gia thành viên sẽ có một mã số riêng và
không bị trùng nhau được tổ chức EAN cấp khi quốc gia đó đăng kí tham gia. Đối
với Việt Nam có mã số quốc gia 893. Đối với mã số quốc gia sẽ có bao gồm hai
hoặc có đến ba con số đầu tùy thuộc vào tổ chức EAN gồm các nước thành viên
quy định, nó được nghi ở phần đầu mã số.
Ngoài ra phần mã sô còn có mã số của doanh nghiệp nó gồm số phân định
doanh nghiệp mỗi doanh nghiệp khi yêu cầu cấp mã số sẽ có mã số doanh nghiệp
và mã số quốc gia gắn liền với mã số doanh nghiệp để biết được đó là doanh
nghiệp nào và thuộc quốc gia nào. Mã số doanh nghiệp sẽ có con số dài hơn mã
số quốc gia nó bao gồm có thể bốn, năm hoặc sáu con số tùy thuộc vào doanh
nghiệp đó có mã số ra sao thì sẽ được ghi đầy đủ để đảm bảo kiểm tra doanh
nghiệp của mã vạch đó, kiểm tra được nguồn gốc hàng hóa.
Bên cạnh đó còn có “mã số vật phẩm” giành cho riêng vật phẩm đó nó bao gồm
mã số doanh nghiệp và số phân định hàng hóa. Hay còn được gọi là mã mặt hàng,
mã hàng hóa nó sẽ có độ dài con số từ ba, bốn hoặc năm co số tùy thuộc vào mã
doanh nghiệp.
Số kiểm tra đây là số dựa trên 12 số đầu của mã số EAN-VN có số từ 0 đên số
9 có chức năng để kiểm tra những con số trước đó đã được nghi đúng hay chưa.
4.1.2 Mã vạch
Mã vạch là một dãy các vạch và khoảng trống được bố trí theo một quy tắc mã
nhất định để thể hiện các số liệu người đọc được dưới một dạng có thể đọc được
bằng máy.
* Cấu trúc của mã vạch:

Ngoài các ký tự dữ liệu các thành phần cơ bản khác của mã vạch là:
+ Ký tự bắt đầu và ký tự kết thức để chỉ sự bắt đầu và kết thúc của mã vạch và
chỉ hướng mà máy quét cần phải đọc.
+ Vùng trống là một vùng ở trước ký tự bắt đầu và sau ký tự kết thúc, không
được pháp ghi bất kì ký hiệu gì lên đó để cho máy quét chuẩn bị đọc.
+ Ký tự kiểm tra là ký tự nhằm đảm bảo tính đúng đắn của các ký tự đã được
mã hóa, một số mã vạch yêu cầu bắt buộc phải có ký tự kiểm tra, một số không
yêu cầu bắt buộc.
4.3 Các loại mã vạch được dùng thông dụng hiện nay
4.3.1 Mã vạch 1D
Mã 1D (mã vạch một chiều) là loại mã vạch tuyến tính thông dụng, được cấu
tạo bởi các vạch sọc đen trắng song song xen kẽ. Mã 1D được gọi là "mã vạch
một chiều" bởi các dữ liệu được mã hóa trong nó được thay đổi chỉ dựa theo một
chiều duy nhất - chiều rộng (ngang).
Mỗi mã vạch 1D thường chứa từ 20 - 25 ký tự dữ liệu. Chúng đươc ứng dụng
phổ biến nhất trong kinh doanh bán lẻ và được in trên các bao bì, túi, hộp,...
Các loại mã vạch 1D dùng phổ biến hiện nay:
Mã UPC
Mã UPC (Universal Product Code) được sử dụng để dán và check hàng tiêu
dùng tại các điểm bán cố định trên toàn thế giới. Loại mã vạch này thuộc quyền
quản lý của Hội đồng mã thống nhất Mỹ UCC. Hiện nay chúng được sử dụng
thông dụng nhất tại Mỹ, Canada, ngoài ra cũng phổ biến tại một số quốc gia lớn
khác như Úc, Anh, New Zealand...
 Phân loại:
UPC-A: Mã hóa 12 chữ số (phiên bản chuẩn nhất của UPC)
UPC-E: Mã hoá 6 chữ số
 Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng, công nghiệp thực
phẩm

Mã EAN
Mã EAN (European Article Number): Loại mã vạch này có khá nhiều điểm
tương đồng với mã UPC kể trên và được sử dụng phổ biến tại các nước Châu Âu.
Đây là loại mã vạch dùng để thể hiện mã số EAN, nó chỉ có thể mã hóa một số
hữu hạn (8 hoặc 13) các con số, nó có đặc tính là rất gọn và độ tin cậy tương đối
cao.
 Phân loại:
EAN-8: Mã hóa 8 chữ số
EAN-13: Mã hoá 13 chữ số, đây là loại mã vạch có thể được gọi là chuẩn cho
các mặt hàng trên thế giới. Mỗi quốc gia đều có những mã số riêng, nó đánh dấu
cho sản phẩm đó được sản xuất tại quốc gia có mã số đó.
Ngoài ra còn có các loại khác như: JAN-13, ISBN, ISSN
 Ứng dụng: Kinh doanh bán lẻ, siêu thị, hàng tiêu dùng...

Mã Code 39
Loại mã Code 39 khắc phục được nhược điểm lớn nhất của 2 loại mã vạch EAN
và UPC kể trên, đó là dung lượng không giới hạn và có thể mã hóa được cả các
ký tự chữ hoa, dãy số tự nhiên và một số ký tự khác. Do tính linh họat như vậy,
Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất.
 Ứng dụng: Bộ Quốc phòng, ngành Y tế, cơ quan hành chính, xuất bản
sách...

Mã Code 128
Mã vạch 128 được đánh giá cao và ứng dụng phổ biến bởi nó có nhiều ưu điểm
vượt trội: Mã vạch nhỏ gọn, lưu trữ thông tin đa dạng, có thể mã hóa được nhiều
ký tự hơn: Chữ hoa, chữ thương, ký tự số, các ký tự chuẩn ASCII và cả mã điều
khiển.
 Phân loại:
Code 128A: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường, mã điều khiển và các
ký tự chuẩn ASCII
Code 128B: Mã hóa các ký tự số, chữ hoa, chữ thường và các ký tự
chuẩn ASCII
Code 128C: Có khả năng nén 2 ký tự số trong 1 ký tự mã hóa
 Ứng dụng: Phân phối hàng hóa trong ngành hậu cần và vận tải, chuỗi cung
ứng bán lẻ, công nghiệp chế tạo...

Mã vạch ITF (Interleaved 2 of 5)


Mã vạch ITF mã hóa ký tự số và sử dụng bộ ASCII đầy đủ. Chúng có thể thay
đổi độ dài barcode và khả năng nén cao, mật độ mã hóa cao nhờ đó có thể lưu trữ
được nhiều lượng thông tin hơn nên được dùng rộng rãi .
Loại mã vạch này có thể xử lý dung sai cao, phù hợp in trên các bìa cứng.
 Ứng dụng: Các nhà sản xuất dùng để dán trên bao bì giúp kiểm soát hàng
hóa phân phối, lưu kho; vận chuyển container,...


Mã Codabar
Codabar là loại mã vạch thông dụng trong lĩnh vực hậu cần và chăm sóc sức
khỏe, nghiên cứu. Ưu điểm của nó là dễ dàng in ấn và sản xuất, nhờ đó người
dùng có thể sử dụng chúng thường xuyên ngay cả trong điều kiện thiếu các thiết
bị máy tính. Mã Codabar là một loại mã vạch riêng biệt, nó có khả năng mã hóa
16 ký tự khác nhau.
 Phân loại: Codeabar, Mã Ames, Mã số 2 của 7, NW-7, Monarch, Codabar
hợp lý, ANSI/AIM BC3-1995, USD-4
 Ứng dụng: Chuyển phát thư tín, công nghiệp phim ảnh, ngân hàng máu,
phòng thí nghiệm, thư viện...

4.3.2 Mã vạch 2D
Mã vạch 2D (hay còn được gọi là mã vạch 2 chiều) là dạng mã vạch đại diện
cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ. Dữ
liệu trong mã vạch 2D có thể được sắp xếp đa dạng theo chiều ngang hoặc dọc,
nhờ đó lưu trữ được nhiều thông tin hơn so với loại mã vạch một chiều 1D.
Mã vạch 2D có thể chứa ít nhất 2000 ký tự, thường được ứng dụng để liên kết
tới các website hoặc theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, thanh toán trực
tuyến,...
Các loại mã vạch 2D được dùng thông dụng hiện nay:
MÃ QR Code
Loại mã 2D được sử dụng nhiều nhất hiện nay là QR Code. Có hình dạng đặc
biệt với rất nhiều các điểm đen và ô vuông nằm trong ô vuông mẫu trên nền trắng.
QR Code ứng dụng phổ biến trong các hoạt động tiếp thị quảng cáo, thương
hiệu; giới thiệu sản phẩm/dịch vụ; các chương trình khuyến mãi; tra cứu thông
tin; thậm chí dùng để quét mã thanh toán, giao dịch chuyển tiền tại một số ngân
hàng.
Mã QR Code có nhiều ưu điểm như: kích thước đa dạng, khả năng đọc dữ liệu
nhanh, tiết kiệm thời gian và không gian so với các loại mã vạch truyền thống
khác, hỗ trợ mã hóa 4 chế độ khác nhau của dữ liệu (Số, chữ, byte, Kanji); ít bị
lỗi trong khi dùng và đặc biệt loại mã vạch này miễn phí sử dụng.

Mã ma trận - Data Matrix


Mã vạch Data Matrix là một loại mã vạch 2D bao gồm các mảng ô đen và trắng
với các mô-đun hình vuông hoặc hình chữ nhật. Mã DataMatrix (ECC200) có hai
cấu hình, hình vuông và hình chữ nhật và luôn chứa một số mô-đun chẵn. Mã ma
trận dữ liệu là mã vạch 2D có thể lưu trữ một lượng lớn dữ liệu.
Độ dài của dữ liệu được mã hóa phụ thuộc vào số lượng ô trong ma trận. Ma
trận dữ liệu có thể chứa thông tin từ vài byte đến 1556 byte, chữ và số lên đến
2335 ký tự.
Mã Data Matrix được ứng dụng trong việc đặt tên các hàng hóa và văn bản.
Tương tự như QR Code, loại mã vạch này hầu như rất ít bị lỗi trong quá trính sử
dụng, khả năng đọc nhanh...
Mã vạch PDF417
Là mã vạch hai chiều thể hiện tính mềm dẻo cao. Loại mã vạch này có khả
năng mã hóa dữ liệu tùy thuộc vào loại dữ liệu cần mã hóa và việc chọn khả năng
sửa lỗi. Hơn nữa nó có thể mã hóa tối đa 1108 byte dữ liệu nhị phân (không mức
độ sửa lỗi), 1850 kí tự và 2725 kí tự số trong một biểu tượng,chúng được
dùng trong các ứng dụng yêu cầu lưu trữ lượng dữ liệu khổng lồ, có thể kể đến
như: Ảnh kỹ thuật số, dấu vân tay, số và đồ họa, chữ ký,...
Mã vạch PDF417 là một loại mã vạch thông dụng ở nước ngoài và được sử
dụng miễn phí.

4.4. Ký tự mã hóa
Bộ mã hóa ký tự có thể chia thành các loại sau:
+ Số.
+ Số và chữ cái.
+ Toàn bộ bảng mã tiêu chuẩn dùng trong trao đổi thông tin (ASCII).
Mỗi loại mã sử dụng một bộ ký tự mã hóa nhất định, như vậy có loại mã chỉ
mã được chữ số, loại mã khác lại co thể mã được chữ cái, số và các dấu hiệu khác.
4.5. Chiều dài của các ký tự dữ liệu
Trong một số loại mã chiều dài của các ký tự dữ liệu cố định.
Ví dụ: 8 con số đối với mã EAN còn 13 là con số đối với mã UPC.
Một số loại mã khác có chiều dài thay đổi được, không cố định.
Ví dụ: Mã vạch 2.5 xen kẽ.
Tuy nhiên, mã cạch được đọc một lần cả vùng mã nên số ký tự dữa liệu không
được quá nhiều.
Hiện nay có thể đọc được mã dài từ vài cm đến 10cm hoặc 20cm.
4.6. Ký hiệu mã hóa
Trong mã vạch, các ký tự được thể hiện bằng những vạch và khoảng trống xen kẽ.
Các vạch và khoảng trống này có chiều rộng khác nhau. Một số loại chỉ chia
thành 2 loại:
+ Vạch rộng (không khoảng trống).
+ Vạch hẹp (khoảng trống).
Tỷ lệ giữa rộng và hẹp cố định có thể là 3:1 hoặc 2:1 gọi là mã rộng hẹp. Trong
phần 4 và 5 sẽ nói rõ hơn về loại mã vạch 39 và 128.
4.7. Kích thước X và độ phóng đại M
Một thông số liên quan đến mức độ ‘to nhỏ’ của mã vạch hay mật độ của mã
trên một đơn vị diện tích là kích thước X (X dimension) là chiều ngang của một
modun tính bằng milimet. Người ta cũng có thể biểu thị giá trị này thông qua kích
thước tiêu chuẩn của một modun N và độ phóng đại M của mã vạch:
Kích thước X – NxM
Nếu X càng nhỏ thì mật độ mã càng cao, tuy nhiên chọn X ở mức nào tùy thuộc
vào hai yếu tố:
4.7.1 Chất lượng in
Chất lượng in phụ thuộc vào máy in, mực in và chất lượng bề mặt vật liệu in
(giấy in). Nếu chất lượng in tốt có thể sử dụng X nhỏ, nếu chất lượng in thường
thì X phải khá lớn mới có khả năng đọc được.
4.7.2 Loại máy đọc sử dụng
Hình vẽ dưới đây cho thấy độ rộng hẹp của chùm tia laze trong máy quét
(scanner) phải tương ứng với kích thước X, nó nhỏ quá hay to quá đều dẫn đến
sai lệch khi đọc mã vạch. Nói chung với máy quét thông thường tiêu chuẩn quy
định X > -0,25.

Hình 1.9. Các dạng chùm tia laze


4.8. Thiết bị in đọc mã vạch: máy in và máy quét
Trong công nghệ mã vạch có hai nhóm thiết bị chủ yếu là thiết bị in mã vạch
và thiết bị đọc mã vạch.
4.8.1. Máy in
Máy in mã vạch có thể là loại chuyên dùng chỉ để in mã vạch, cũng có thể là
loại máy in đa năng thông thường. Các máy in này được điều khiển bởi một
computer thông dụng trong đó có cài đặt phần mềm mã hóa. Các dữ liệu đưa vào
được mã hóa và in ra dưới dạng các vạch đen trắng song song. Để đảm bảo độ
chính xác của mã vạch thường đòi hỏi các máy in có độ phân giải trên 600 dpi.
Với các đơn vị đã có sẵn máy tính PC 486 hoặc loại hiện đại hơn và máy in
laze, để in mã vạch chỉ cần mua một phần mềm mã hóa có bán sẵn tại các công ty
dịch vụ công nghệ thông tin, giá khoảng vài trăm USD.
4.8.2. Thiết bị đọc – máy quét
Nguyên lý làm việc của máy quét như sau:
Trong máy quét có đặt một bộ phận phát ra một chùm tia laze hẹp đập vào vùng
có mã vạch, một bộ phận biến đổi quan điện nhận ánh sáng phản xạ biến đổi nó
thành tín hiệu điện có cường độ thay đổi theo ánh sáng phản xạ. Tín hiệu điện qua
bộ giải mã biến đổi thành các lý tự thông thường và được chuyển vào máy tính.
Máy quét có nhiều loại, có loại tiếp xúc, không tiếp xúc, có loại đặt cố định, có
loại có thể mang lưu động. Những máy mang lưu động có thể nối với máy tính
bằng dây dẫn, có loại nối bằng sóng vô tuyến. Có loại máy không nối trực tiếp với
máy tính, các tín hiệu được ghi lại trên đĩa mềm, sau đó mới chuyển từ đĩa mềm
vào máy tính.
Máy quét tiếp xúc:
Máy quét đơn giản và rẻ tiền nhất là máy quét tiếp xúc kiểu cầm tay có hình
dáng như một cái bút. Khi đọc người ta rê nhẹ đầu bút lên mã vạch.
Nhược điểm:
+ Đọc chậm, người đọc phải tập thao tác thành thạo mới đọc được.
+ Đọc nhiều lần có thể làm hỏng (xước) vùng mã.
Máy quét tiếp xúc cũng có kiểu để bàn đọc bằng cách đưa thẻ có mã vạch qua
một khe hẹp. Loại này có ưu điểm là có thể đọc xuyên qua lớp phủ bảo vệ chống
coppy.
Máy quét không tiếp xúc:
Máy quét không tiếp xúc cũng có loại cầm tay và loại để bàn. Nói chung máy
có thể đọc cách xa vài xentimet, có loại đọc xa tới vài mét. Loại để bàn còn có thể
tự động thay đổi hướng quét (tìm mục tiêu) để đọc. Trên các loại máy này có thể
gắn theo cả bộ giải mã và màn hình tinh thể lỏng, có thể đọc ngay kết quả trên
màn hình. Một số loại máy quét cầm tay còn có thể gắn cả một ‘ bàn phím’ rút
gọn. Để lưu trữ thông tin máy còn có cả bộ phận ghi tín hiệu lên đĩa mềm. Những
máy này có thể làm việc ở rất xa, trong một thời gian dài, thu thập được một
lượng thông tin lớn, sau đó mới chuyển đĩa mềm vào máy tính để xử lý.
Vì các loại máy quét có tính năng rất khác nhau nên giá cả cũng rất khác nhau
tùy theo loại, giá từ vài trăm USD tới vài chục ngàn USD.
5. MÃ VẠCH 39 (3 OF 9 BARCODE)
Mã 39 do công ty Intermec (Mỹ) phát minh năm 1974. Người ta gọi nó là ‘mã
vạch 39’ hay ‘3 trong 9’ bởi vì trong mã này mỗi ký tự được mã bằng 9 yếu tố (5
vạch và 4 khoảng trống) trong đó có 3 yếu tố rộng (2 vạch và một khoảng trống).
Tỷ lệ giữa rộng và hẹp là 2:1 đến 3:1. Đây là một loại mã phi liên tục, tức là
khoảng cách giữa các ký tự mã hóa không thể hiện thông tin. Bộ ký tự mã hóa bao
gồm cả số và chữ cái: 10 chữ số từ 0 đến 9, 26 chữ cái từ A đến Z (bảng chữ cái
tiếng Anh) và 7 dấu hiệu đặc biệt (/ +. $ % v.v.).
5.1 Bảng ký tự mã hóa
Bảng mã đầy đủ của mã 39 dưới đây:

Ký Vạc Khoảng Khoảng


Ký tự Vạch
tự h trống trống

001
0 0100 M 11000 0001
10

100
1 0100 N 00101 0001
01

010
2 0100 O 10100 0001
01

110
3 0100 P 01100 0001
00

001
4 0100 Q 00011 0001
01
Ký Vạc Khoảng Khoảng
Ký tự Vạch
tự h trống trống

101
5 0100 R 10010 0001
00

011
6 0100 S 01010 0001
00

000
7 0100 T 00110 0001
11

100
8 0100 U 10000 1000
10

010
9 0100 V 01001 1000
10

100
A 0010 W 11000 1000
01

010
B 0010 X 00101 1000
01

110
C 0010 Y 10100 1000
00

001
D 0010 Z 01100 1000
00

101
E 0010 , 00000 1011
00

000
G 0010 - 00011 1000
11

100
H 0010 . 10011 1000
10

010 Khoảng
I 0010 01010 1000
10 cách
Ký Vạc Khoảng Khoảng
Ký tự Vạch
tự h trống trống

001
J 0010 % 00000 0111
10

100
K 0001 $ 00000 1110
01

010
L 0001 . 00110 1000
01

Trong bảng trên, yếu tố rộng biểu thị “1”, yếu tố hẹp biểu thị bằng “0”.
Ví dụ: Số “1” trong bảng mã này thì vạch 10001, khoảng trống 0100, cụ thể
như hình vẽ dưới đây.

Ví dụ: về mã 39 của các ký tự dữ liệu 012345 như hình vẽ dưới đây

5.2 Cấu trúc mã vùng.


Mỗi dòng mã có cấu trúc như sau:
 Vùng trống bắt đầu
 Ký tự bắt đầu
 Ký tự dữ liệu
 Ký tự kiểm tra (không bắt buộc)
 Ký tự kết thúc
 Vùng trống kết thúc
5.3 Tóm tắt đặc tính kỹ thuật
Độ ký tự mã hóa: số chữ in hoa
Ký tự kiểm tra: không bắt buộc
Các ký tự khác: $ / + %
Ký tự bắt buộc, kết thúc
Loại mã: Rời rạc (phi liên tục)
Chiều rộng của yếu tố: rộng, hẹp
Chiều dài mã: không cố định
Chiều rộng của ký tự:15 môdun (N=3)
12 môdun (N=2)
5.4 Nhận xét
Mã 39 rời đã lâu, được ứng dụng rất rộng rãi trong nhiều nghành đặc biệt là
trong trong quản lí tự động, trong công nghiệp, trong các loại vé, phiếu.
Ưu điểm: Độ tin cậy cao, vì chỉ có hai loại yếu tố rộng và hẹp nên không cần
sử dụng máy in chất lượng cao (gần đây, người ta còn dùng cả máy in cơ khí) và
có thể in bề mặt không tốt lắm
Nhược điểm: Không phân biệt được chữ hoa và chữ thường. Mật độ không cao,
tốn diện tích mã.
Nếu trên thẻ nhân sự chúng ta chỉ mã hóa số thẻ gồm từ một đến hai chữ cái
(Ví dụ: AB, AC, XL, XM…) và từ bốn đến năm chữ số (từ 00001 đến 99999) ta
hoàn toàn có thể sử dụng mã 3.9.
6. MÃ VẠCH 128 (CODE 128 )
Mã vạch 128 là loại mã vạch mới được sử dụng trong thời gian gần đây. Nó có
tên là “mã 128” (code 128) bởi vì nó có thể mã được toàn bộ 128 ký tự trong bộ
mã ASCII (American Standard Code for Information Interchange). Ví dụ về mã
128 như dưới đây: [10]
Nó có thể biểu thị CR (bộ A) chữ cái m (bộ B) hoặc một cặp 2 con số 77 (bộ C).
6.1. Cấu trúc
Mã 128 có cấu trúc như sau:
 Vùng trống bắt đầu
 Ký tự bắt đầu
 Các ký tự dữ liệu
 Ký tự kiểm tra ký hiệu
 Ký tự kết thúc
 Vùng trống kết thúc
Mặc dù có thể mã hóa được 128 ký tự dữ liệu, nó chỉ cơ 103 ký tự mã vạch
cùng với 3 ký tự bắt đầu và 1 ký tự kết thúc.
6.2. Đặc điểm
Mã vạch 128 có những đặc điểm sau:
+ Có dạng hình chữ nhật gồm những vạch đen và trắng (khoảng trống) xen kẽ
nhau, đặt song song với một đường tưởng tượng có lề bên trái và bên phải.
+ Vạch đen trắng là tập hợp các môdun đen hoặc trắng, chiều rộng cố định.
+ Mỗi ký tự được tạo thành từ 11 môdun, trừ ký tự kết thúc được tạo thành từ
13 môdun.
+ Trong các ký tự này các môdun được nhóm lại thành các vạch, mỗi ký tự
gồm 3 vạch đen và 3 vạch trắng, trừ ký tự kết thúc gồm 4 vạch đen và 3 vạch
trắng.
+ Mỗi vạch đen và vạch trắng có thể gồm từ 1 đến 4 môdun.
+ Trong ký hiệu luôn luôn có 1 ký tự kiểm tra mã vạch (symbol check character)
nó không phải là một phần của dữ liệu và nó được thêm vào mọi số kiểm tra đã
dùng trong dữ liệu.
+ Ký hiệu được thiết kế để dọc theo hai hướng với các máy quét đặt cố định
hoặc cầm tay.
+ Chiều dài cực đại của vùng mã không quá 16,5 cm hoặc 48 ký tự dữ liệu.
+ Các kích thước đã quy định cho cỡ tiêu chuẩn, hệ số phóng đại giới hạn từ
0,2 đến 1,2 lần cỡ tiêu chuẩn.
6.3. Bộ ký tự mã hóa
Hãy chú ý đến bộ C của mã 128, bộ này mã từng cặp con số chỉ bằng 1 ký tự
mã hóa. Như vậy sử dụng bộ mã này ta có thể nang cao mật độ mã lên gấp đôi,
tức là mỗi con số chỉ sử dụng có 5,5 môdun.
Hình 1.10. Bộ ký tự mã hóa
6.4. Tóm tắt đặc tính kĩ thuật
Bộ ký tự mã hóa: Toàn bộ 128 ký tự ASCII
Ký tự kiểm tra:1
Ký tự khác: 3 ký tự bắt đầu 1 ký tự kết thúc
4 ký tự chức năng
4 ký tự chọn mã
Loại mã: liên tục
Chiều rộng của yếu tố: 4 chiều rộng khác nhau
Chiều dài mã: khác nhau
Chiều rộng ký tự: 11 môdun
ký tự kết thúc:13 môdun
6.5. Xác định ký tự kiểm tra ký hiệu
Trong mã vạch 128, ký tự kiểm tra ký hiệu (còn gọi là ký tự kiểm tra hình mã
– symbol check character) luôn luôn nằm trong mã vạch và được đặt ngay trước
ký tự kết thúc. Chú ý rằng vùng mã 128 có cấu tạo như sau:
Vùng trống bắt đầu
 Ký tự bắt đầu (bộ A, B hoặc C)
 Ký tự dữ liệu (số hoặc chữ cái)
 Ký tự kiểm tra ký hiệu
 Ký tự kết thúc
Vùng trống kết thúc
Ký tự kiểm tra ký hiệu được tính toán theo thuật toán moodun 103 từ tất cả các
ký tự, bao gồm cả ký tự bắt đầu, trừ ký tự kết thúc, theo các bước sau:
Bước 1: Nhân giá trị của ký tự bắt đầu với 1, giá trị của ký tự dữ liệu đầu tiên
với 1, giá trị của dữ liệu thứ 2 với 2… (giá trị của các ký tự cho trong bảng mã).
Bước 2: Cộng tất cả các kết quả lại.
Bước 3: Chia kết quả bước 2 cho 103.
Bước 4: Ký tự kiểm tra là ký tự có giá trị nó bằng phần dư của bước 3.
Ví dụ 1: Tính số kiểm tra của mã dữ liệu 2705751234 (mã bộ C)
Tính lần lượt như sau:
Ký tự bắt đầu C 105,0
271 27,0
052 10,0
753 227,0
124 48,0
345 170,0
Cộng 585,0
585 chia cho 103 còn dư 70
Vậy ký tự kiểm tra ký hiệu là 70
Ví dụ 2: Tính số kiểm tra mã tên người “Vũ Kỳ”
Ký tự bắt đầu 104
V 541 54
U 532 106
X 563 168
K 435 215
Y 576 342
F 387 266
Cộng 1255
1255 chia cho 103 được 12 còn dư 19
Vậy ký tự kiểm tra trong trường hợp này là 19
Khi nhập dữ liệu để mã hóa không cần nhập ký tự kiểm tra, ký tự kiểm tra do
máy tự tính, khi đọc mã vạch, tùy từng trường hợp ký tự kiểm tra có thể hiện ra
hoặc không.
6.6. Kích thước của mã vạch 128
- Kích thước chiều cao thông thường của mã vạch 128 là 31,8 mm, trong trường
hợp đặc biệt có thể áp dụng chiều cao nhỏ nhất là 7 mm.
-Kích thước chiều dài của mã vạch 128 phụ thuộc vào số ký tự mã hóa, bao
gồm:
Ký tự bắt đầu 11 môdun
Ký tự kiểm tra 11 môdun
Ký tự kết thúc 13 môdun
N ký tự dữ liệu 11N môdun

Cộng (11N + 35 môdun)


Trường hợp tiêu chuẩn mỗi môdun rộng 1 mm, chiều dài của vùng mãbằng:
L = (11N+35) mm
Chiều dài ngắn nhất khi sử dụng môdun cực tiểu bằng 0,25 mm:
Lmin = (11N+35)0,25 mm
Nếu dữ liệu mã hóa chỉ gồm một số chẵn các con số, khi ấy người ta dùng bộ
mã C, mỗi con số chỉ chiếm 5,5 môdun. Chiều dài nhỏ nhất của vùng mã là:
LminC = (5,5N+3)0,25 mm
Ta có thể dễ dàng tính được các số ký tự lớn nhất có thể mã được ứng với chiều
dài thẻ nhân sự (bằng 8 mm):
80 = (11N+35)0,25 N = 25
Như vậy số ký tự chữ cái tối đa có thể mã được tương ứng với chiều rộng của
thẻ căn cước là 25 ký tự mỗi dấu móc, dấu nón, dấu thanh… coi như 11 ký tự.
6.7. Ưu điểm của mã vạch 128
Mã 128 có những ưu điểm nổi bật sau đây:
- Bộ ký tự mã hóa rất rộng, có thể mã được toàn bộ 128 ký tự trong bộ mã
ASCII, đây là một ưu điểm nổi bật mà không loại mã nào có được.
- Mật độ mã rất cao, đặc biệt nếu sử dụng bộ mã C. Trong cùng một diện tích,
mã 128 mã được lượng thông tin gần gấp đôi so với các loại mã khác.
Với những ưu điểm trên, mã 128 được ứng dụng rộng rãi trong tất cả các ngành.
Nếu muốn mã trên thẻ toàn bộ tên của người mang thẻ cần sử dụng mã 128.
Trên một thẻ nhân sự thông thường có thể mã hai hàng mã vạch nằm ngang.
* Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 11128:2015 về Mã số mã vạch vật phẩm –
Quy định đối với vị trí đặt mã vạch
*Chiều
Chiều mã vạch được xác định chủ yếu theo quá trình in và độ uốn cong của vật
phẩm. Nếu quá trình in và độ uốn cong cho phép, chiều mã vạch hình rào được
ưu tiên hơn hình bậc thanh. Nghĩa là, các vạch của mã vuông góc với mặt phẳng
đáy của vật phẩm ở vị trí trưng bày thông thường. Điều 4.4.2 nêu quy tắc đối với
vị trí đặt mã vạch lên các bề mặt cong.

Hình 1 - Chiều của mã vạch


Chiều in thường được xác định bởi quá trình in. Một vài quá trình in đem lại
kết quả in chất lượng cao hơn nhiều nếu mã vạch được in theo chiều in, chiều này
còn được gọi là chiều web. Phải luôn tư vấn các công ty in về vấn đề này.
Khi in mã vạch lên thương phẩm có bề mặt cong, đôi khi các phần ngoài cùng
của mã bị biến mất quanh chỗ cong, vì thế máy đọc đều không thể nhìn thấy cả hai
đầu của mã vạch để quét cùng lúc được. Điều này hay xảy ra đối với trường hợp
mã vạch lớn mà bề mặt cong của bao gói hẹp. Trong những trường hợp như vậy,
phải in mã vạch kết hợp giữa kích thước X và đường kính của bề mặt cong để
đảm bảo độ cong chỉ làm giảm chiều cao mã chứ không làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến toàn bộ mã.

Hình 2 - Vị trí mã vạch trên bề mặt cong


Kích thước X Đường kính nhỏ nhất của hộp/ vật đựng

Mã vạch EAN- Mã vạch EAN-8 Mã vạch


13 UPC-E

mm mm mm Mm

0,264 48 34 26
0,300 55 38 29
0,350 64 45 34
0,400 73 51 39
0,450 82 58 44
0,500 91 64 49
0,550 100 70 54
0,600 109 77 59
0,650 118 83 63
0,660 120 85 64

Hình 5 - Mối quan hệ giữa kích thước X và đường kính


Phải tránh bất kì yếu tố nào làm tối hay hỏng mã vạch vì chúng đều làm giảm
hiệu suất quét.
VÍ DỤ
- Không bao giờ đặt mã vạch lên vật phẩm tại vùng thiếu khoảng trống. Không
in các đồ họa khác lấn vào vùng mã vạch.
- Không đặt mã vạch, bao gồm cả các khoảng trống, lên phần đục lỗ trên giấy,
phần ren để xé, đường nối, chóp, chỗ quá cong, nếp gấp, phần gối nhau và phần
xù xì.
*Yêu cầu đối với vị trí đặt mã vạch cho một số phương pháp đóng gói đặc biệt
a) Gói bọc: Khi bọc các thương phẩm được bán với số lượng lớn lại bằng một
chất liệu đóng gói trong suốt có in kí tự, phải đảm bảo:
- Che mã vạch trên từng đơn vị riêng bên trong gói cùng lúc đựng nhiều vật
phẩm để những mã này không lẫn lộn với mã vạch trên gói ngoài cùng;
- Mã vạch trên gói ngoài cùng phải khác với mã bên trong;
sự phản xạ của tia sáng từ máy quét và có thể làm giảm độ tương phản, làm
giảm hiệu quả quét.

Hình 6 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm bị gói bọc lại
b) Bao gói ngẫu nhiên/ không đăng kí: Khuyến nghị sử dụng dạng bao gói đã
đăng kí. Nếu bắt buộc phải dùng dạng bao gói ngẫu nhiên, yêu cầu tối thiểu là in
mã vạch với tần số xuất hiện vừa đủ một mã vạch trên một mặt của bao gói, thay
cho việc in lặp lại mã vạch đó. Các mã vạch lặp lại không bao giờ được cách xa
nhau hơn 150 mm (6 inch).

Hình 7 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm có bao gói ngẫu nhiên
c) Các bao gói có dạng màng/ chân không co lại: Mã vạch trên vật phẩm
được đóng gói trong màng co hay được hút chân không phải được đặt trên bề mặt
phẳng và tại vùng không bị gấp, nhăn hay méo mó.
Hình 8 - Vị trí đặt mã vạch lên vật phẩm có dạng màng/ chân không co lại
d) Nhãn dính: Mã vạch in trên nhãn dính áp dụng cho thương phẩm là một
cách lựa chọn có thể được chấp nhận và hợp nhất mã vào đồ họa trên bao gói hiện
có hoặc để dùng trên vật phẩm không được đóng gói như bình, chảo, bát đĩa và
đồ thủy tinh.
CHÚ THÍCH: Loại nhãn dính phù hợp nhất là những loại không thể bóc ra khỏi
vật phẩm mà không làm hỏng mã. Nhãn để dính trực tiếp vào sản phẩm phải sử
dụng chất liệu có đủ độ dính để dính nhãn trong một khoảng thời gian kéo dài,
nhưng cũng phải cho phép có thể bóc nhãn ra mà không cần dùng chất hòa tan
hay chất mài mòn.

Hình 9 - Vị trí đặt mã vạch với nhãn dính

Hình 10 - Các vật phẩm bát đĩa sử dụng nhãn dính mã vạch
Để xác định điểm đặt mã vạch phù hợp cho dạng bao gói đặc biệt, hãy tuân thủ
hướng dẫn đặc thù cho các hình dạng bao gói khả thi.
*Vị trí đặt mã vạch lên thùng giấy và lên các hòm ngoài cùng
Phải đảm bảo khoảng cách từ đáy thùng đến vạch bao phía dưới của mã vạch
là 32 mm (1.25 in.) đối với thùng giấy và hòm ngoài cùng. Phải đặt mã vạch bao
gồm cả khoảng trống cách mọi phần rìa theo chiều dọc ít nhất 19 mm (0.75 in.)
để tránh làm hỏng mã vạch.
Hình 12 - Vị trí đặt mã vạch lên thùng giấy và hòm ngoài cùng
* Vị trí đặt mã vạch lên khay và hòm không sâu
Nếu chiều cao của hòm hay của khay thấp hơn 50 mm (2.0 in.), không thể in
đầy đủ chiều cao mã vạch cùng với phần kí tự diễn giải người đọc được phía dưới
mã vạch, hoặc nếu cấu trúc của đơn vị không cho phép in toàn bộ chiều cao của
mã vạch, phải cân nhắc các cách đặt mã dưới đây cho phù hợp:
- In phần kí tự diễn giải mã vạch người đọc được ở bên cạnh, ngoài khoảng
trống bắt buộc của mã vạch

Hình 13 - Phần kí tự người đọc được ở bên trái mã vạch


- Khi chiều cao của đơn vị nhỏ hơn 32 mm, có thể đặt mã vạch lên phần trên
của bao gói. Phải đặt mã vạch với các vạch vuông góc với mặt thấp nhất, không
gần bất kì phần rìa nào hơn 19 mm (0.75 in.).

Hình 14
Đôi khi có thể dùng hai mã vạch trên các đơn vị có kích thước thay đổi. Nếu
cần chuyển phần diễn giải người đọc được khỏi phần dưới mã vạch thì phải gắn
các kí tự người đọc được của mã vạch chính vào phía trái mã vạch chính, phần
diễn giải người đọc được của mã vạch phụ vào bên phải mã vạch phụ đó.
* Khuyến nghị đặt mã vạch lên hai mặt liền kề
Để tạo thuận lợi cho việc quét mã, khuyến nghị đặt hai (hay nhiều) mã vạch mã
hóa cùng dữ liệu lên các mặt liền kề của vật phẩm khi:
- Quá trình in không quá tốn kém (ví dụ thùng giấy gấp nếp được in từ trước).
- Chuỗi cung ứng yêu cầu luôn có một mã vạch hiện ra (ví dụ pa-lét được lưu
kho hoặc theo chiều dài hoặc chỉ còn một mặt lộ ra).

Hình 15 - Hai (hay nhiều) mã vạch giống nhau trên hai (hay nhiều) mặt liền kề
* Mã vạch bổ sung
Nếu đơn vị đã có sẵn mã vạch, phải đặt tất cả mã vạch phụ sao cho không che
khuất mã vạch chính. Trong trường hợp này, vị trí khuyến nghị đặt mã vạch phụ
là cùng mặt với mã vạch chính sao cho vẫn duy trì được vị trí nhất quán theo chiều
ngang. Phải đảm bảo khoảng trống cho cả hai mã vạch.

Hình 16 - Vị trí đặt mã vạch phụ


Phải kết hợp mã chính và phụ vào một mã vạch GS1-128 khi có thể.
Phải luôn đặt mã vạch mang dữ liệu chủ yếu về sự phân định toàn bộ sản phẩm
(ví dụ các phép đo trong thương mại) ở bên phải và thẳng hàng với mã vạch khác.
PHẦN 2: MÔ HÌNH VÀ NGUYÊN TẮC QUẢN LÝ NHÂN SỰ TRONG
CÔNG TY SẢN XUẤT THỰC PHẨM
2.1. Quản lý nhân sự trong các doanh nghiệp thực phẩm.
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang ngày càng tăng trưởng mạnh,
cung ứng các sản phẩm có sự cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và giá
trị xuất khẩu. Với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cách quản
lý – điều hành cũng như phát triển của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần
thay đổi. Điều này, cũng tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị
nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.
Việc quản lý nhân sự ngành chế biến thực phẩm, giờ đây không chỉ đơn thuần
là tính lương, chế độ phúc lợi, tuyển dụng hay đào tạo,… Mà hơn hết, người làm
nhân sự cần phát hiện và giữ chân được những nhân tài. Đồng thời, có thể đưa ra
hoạch định chính sách phát triển nguồn nhân lực dài lâu và vững bền cho doanh
nghiệp. Đặc thù riêng của ngành chế biến thực phẩm là số lượng công nhân lớn,
hay thay đổi liên tục, quản lý chấm công phức tạp, các chế độ phúc lợi, chính sách
lương, thưởng đa dạng và cũng thay đổi liên tục tại nhiều thời điểm khác
nhau,…Chưa hết, làm việc trong ngành chế biến thực phẩm nhân viên thường sẽ
chịu nhiều áp lực, công việc khá vất vả. Điều này, rất dễ hình thành tâm lý chán
nản và nghỉ việc. Trước tình trạng đó, doanh nghiệp cũng cần đưa ra các chính
sách khích lệ hợp lý, để tiếp lửa cho người lao động một cách hiệu quả. Do đó,
việc ứng dụng các giải pháp quản lý nhân sự ngành chế biến thực phẩm ở thời
điểm này, là điều quan trọng và cần thiết mà mọi công ty, doanh nghiệp cần phải
có.
Quản lý nhân sự là sự khai thác và sử dụng nguồn nhân lực của một tổ chức
hay một công ty một cách hợp lý và hiệu quả. Nhân sự là yếu tố cốt lõi của doanh
nghiệp, vận hành và quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp.
Quản lý nguồn lực khác có tốt thì cũng sẽ không có hiệu quả nếu doanh nghiệp
quản lý nguồn nhân lực không tốt. Do vậy, quản lý nguồn nhân sự là một mảng
quan trọng của nhà quản lý trong mọi tổ chức doanh nghiệp.
Quản lý nhân sự trong doanh nghiệp là công tác quản lý con người trong phạm
vi nội bộ một doanh nghiệp, là sự đối xử của tổ chức doanh nghiệp với người lao
động, là việc theo dõi, điều chỉnh, kiểm tra giữa con người, thực hiện các hoạt
động, những tác động đến những người lao động để khơi gợi và tạo động lực nhằm
sử dụng hiệu quả trình độ và khả năng của mọi cá nhân lao động. Qua đó, giúp
doanh nghiệp đạt được thành công và mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, phải đảm bảo lợi
ích của từng cá nhân lao động nhằm duy trì, bảo vệ, sử dụng và phát triển tiềm
năng của từng cá nhân đó.
2.2. Mô hình quản lý nhân sự trong các công ty sản xuất thực phẩm.
Việc quản lý nhân sự trong mỗi doanh nghiệp thực phẩm sẽ khác nhau. Tuy
nhiên mô hình đó phải trả lời được cho các câu hỏi: phải làm sao tuyển dụng cho
phù hợp với kế hoạch, với yêu cầu của các phòng ban trong doanh nghiệp đề ra,
rồi phải làm sao đào tạo đúng với yêu cầu của công ty và đánh giá sau đào tạo,
tính chi phí đào tạo làm sao cho chuẩn xác, tiếp đến việc theo dõi khen thưởng,
kỷ luật sao cho chính xác để có thể tính thưởng hay trừ lương cho đúng theo như
quy định của công ty hay việc theo dõi thời hạn hợp đồng lao động để có thể ký
tiếp hợp đồng hay ngay cả việc theo dõi quan hệ gia đình để tính bảo hiểm xã hội
sao cho đúng.
Từ những yếu tố trên, ta có thể thấy rằng để quản lý có hiệu quả nguồn nhân
lực thật không đơn giản. Việc theo dõi, quản lý nhân sự bằng phương pháp thủ
công như giấy tờ, excel sẽ không thể đáp ứng được nữa, mà cần phải có hệ thống
phần mềm quản lý.
Mô hình quản lý nhân sự là tất cả các hoạt động của một tổ chức để thu hút,
xây dựng, sử dụng, phát triển, đánh giá và giữ gìn một lực lượng lao động phù
hợp với yêu cầu công việc của một tổ chức cả về mặt số lượng lẫn chất lượng.
Tùy theo quy mô và đặc thù kinh doanh mà doanh nghiệp có thể lựa chọn mô hình
quản lý nhân sự phù hợp. Mục tiêu của các mô hình quản lý nhân sự là giúp doanh
nghiệp quản lý lực lượng nhân sự theo cách hiệu quả nhất.
2.2.1. Mô hình quản lý theo chức năng (chiều ngang).
Đây là mô hình phổ biến nhất đối với các công ty vừa và nhỏ hiện nay. Cấu
trúc này là nhóm những nhân viên theo chức năng hoạt động cụ thể. Các phòng
ban được phân chia và quản lý độc lập:
- Thực hiện nhiệm vụ của tổ chức.
- Chia nhỏ các công việc theo vị trí làm việc, phòng, ban, bộ phận công ty
con để triển khai thực hiện.
- Thiết kế mối quan hệ quản lý để đảm bảo công việc theo cách phù hợp với
chiến lược của doanh nghiệp.
Hình 2.1 Mô hình quản lý theo chức năng
Trong mô hình này, những trưởng phòng của từng bộ phận chức năng đều báo
cáo lên tổng giám đốc hoặc phó giám đốc.
Đây là cách mà doanh nghiệp tổ chức và hoạt động kinh doanh để hướng đến
việc cung cấp sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng cả bên
trong lẫn bên ngoài.
2.2.2. Mô hình quản lý theo sản phẩm.
Một mô hình phổ biến khác trong các doanh nghiệp sản xuất đó là quản lý theo
loại sản phẩm cụ thể. Mỗi nhóm sản phẩm sẽ gồm nhiều nhân viên chức năng
khác nhau, báo cáo cho người quản lý tổng thể mọi thứ liên quan đến sản phẩm.

Hình 2.2 Mô hình quản lý theo sản phẩm


Mô hình này tạo ra các quy trình hoàn toàn riêng rẽ cho từng dòng sản phẩm
trong doanh nghiệp.
2.2.3. Mô hình quản lý theo địa lý, khu vực.
Đối với những công ty có nhiều chi nhánh trải dài theo nhiều vùng địa lý khác
nhau, thì điều tất yếu là cần phải tổ chức theo vùng. Việc này sẽ tốt hơn cho công
tác hỗ trợ nhu cầu logistic và những khác biệt về nhu cầu của khách hàng theo vị
trí địa lý.

Hình 2.3 Mô hình quản lý theo địa lý, khu vực


Điển hình của mô hình được tổ chức theo vùng địa lý là sẽ báo cáo mọi hoạt
động về cho trụ sở chính. Mô hình đáp ứng được nhu cầu của khách hàng trải rộng
trên nhiều vùng địa lý.
2.2.4. Mô hình quản lý ma trận.
Mô hình ma trận có cấp độ báo cáo cả theo chiều dọc lẫn chiều ngang. Trong
mô hình này, mỗi nhân viên từng bộ phận có thể nằm trong những đội nhóm gồm
nhiều nhân viên chức năng khác nhau khi tham gia vào dự án. Và sau khi kết thúc
dự án, họ có thể tham gia vào những dự án kế tiếp với thành phần nhân sự khác
nhau tùy thuộc vào tính chất dự án.

Hình 2.4 Mô hình quản lý ma trận


2.2.5. Mô hình GROW – Tiến trình đơn giản trong huấn luyện và cố vấn.
- Goal: mục tiêu
- Reality: hiện thực
- Option (or Obstacles): lựa chọn (hoặc trở ngại)
- Way forward: tiến lên phía trước
- Mô hình này dựa vào nguyên lý người lãnh đạo lập kế hoạch cho một lộ trình
(Goal). Dựa trên lộ trình này, các thành viên trong nhóm quyết định địa điểm họ
đến và xác định vị trí hiện nay của họ (Reality).
Sau đó người lãnh đạo suy nghĩ, lựa chọn giải pháp để thực hiện chuyến đi,
chuẩn bị sẵn sàng cho mọi tình huống và trở ngại họ gặp trên đường
(Options/Obtacles). Sau cùng là hun đúc ý chí, người lãnh đạo cần đảm bảo cho
tất cả thành viên trong nhóm đều quyết tâm thực hiện chuyến đi (Way Forward).
2.2.5. Mô hình 5Ps của Schuler.
- Philosophy: Quan điểm
- Polices: Chính sách
- Programs: Chương trình
- Practies: Hoạt động
- Process: Quy trình
2.2.6. Mô hình quản lý nhân sự Harvard.
Người lao động sẽ chịu tác động của 4 yếu tố: chế độ làm việc, các dòng luân
chuyển nhân lực, các hệ thống thưởng – phạt, các hệ thống công việc
2.2.7. Mô hình quản lý nhân sự lấy thuyết nhu cầu của Maslow làm nền tảng.
Người lãnh đạo cần hiểu rõ được nhu cầu của nhân viên đang ở mức nào của
tháp để đưa ra giải pháp thỏa đáng như chế độ lương thưởng, công bằng và bình
đẳng, tôn trọng nhân viên, tạo điều kiện, cơ hội để nhân viên phát triển bản thân.
Tháp Maslow được chia làm 5 tầng theo hình kim tự tháp theo nhu cầu của con
người, bao gồm
2.2.8. Ví dụ sơ đồ tổ chức của công ty cổ phần thương mại vận tải và chế biến
Long An.
Chủ tịch, HĐQT/ giám đốc

Ban giám đốc

Các nhà máy sản xuất Các phòng ban

Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng Phòng


h kế kinh thống cơ thu h hành
toán doanh kê điện mua chính

NM NM NM bột
h h h cá h h h
Surimi nước

PX PX.h PX. PX. BP. h


BP.
sơ Surimi QC Đá Quản lý
Sản
chếh lạnh điều
xuất
hành
h h
h lý nhân sự của các công ty thực phẩm.
2.3. Nguyên tắc trong quản h
h
Nguồn lực con người đóng vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh
nghiệp hay tổ chức. Do đó việc khai thác tốt nguồn lực này để phục vụ phát triển
doanh nghiệp và xã hội là một vấn đề quan trọng trong việc quản lý các tổ chức
và doanh nghiệp.
Việc quản lý nguồn lực đòi hỏi sự hiểu biết về con người ở nhiều khía cạnh, và
quan niệm rằng con người là yếu tố trung tâm của sự phát triển. Các kỹ thuật quản
h lý nhân lực thường có mục đích tạo điều kiện để con người phát huy hết khả năng
tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực, tăng hiệu quả của tổ chức.
Các nguyên tắc quan trọng trong quản lý nhân sự các doanh nghiêp thực phẩm:
- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp mạnh làm nền tảng: xây dựng một nền
văn hóa doanh nghiệp riêng giúp người quản lý hay tuyển dụng dễ dàng itmf kiếm
những con người có tính cách công việc phù hợp với tập thể và giảm mâu thuẫn
hơn; ngoài ra, văn hóa này giúp tất cả mọi người làm việc, cư xử, hành động với
cùng một cách thức chung nào dó, giúp mọi việc được giải quyết nhanh chóng,
trôi chảy. Điều quan trọng là lựa chọn văn hóa doanh nghiệp như thế nào là phù
hợp, và được mọi người chấp nhận.
- Tôn trọng các cấp: sự tôn trọng này được thể hiện thông qua việc mọi
người cùng một tổ chức luôn thể hiện sự tôn trọng với nhau, không phân biệt cấp
bậc, tuổi tác, kinh nghiệm trong công ty. Xây dựng kế hoạch công việc rõ ràng,
đúng trách nhiệm và hành động đúng nhiệm vụ, tôn trọng tập thể, các nhân viên
giúp các công việc được diễn ra trôi chảy hơn. Đặc biệt, người quản lý phải luôn tỏ
thái độ tôn trọng của mình với cấp dưới, với người cao tuổi hơn, có kinh nghiệm
làm việc với công ty lâu năm hơn, sẽ nhận được sự tôn trọng và trung thành của
nhân viên hơn. Điều quan trọng nhất, sự tôn trọng này sẽ giúp gắn kết tập thể lại
với nhau, và nó sẽ giúp tạo nên sự đoàn kết, chia sẻ công việc, giúp đỡ nhau và
trách nhiệm cùng nhau hoàn thành mục tiêu chung.
- Ưu tiên vào tuyển dụng đúng nhân sự: nhà quản lý nhân sự có tầm nhìn
chiến lược sẽ ưu tiên vào tuyển dụng (hoặc xây dựng tiêu chí tuyển dụng) các ứng
cử viên có tình yêu dành cho các sản phẩm của doanh nghiệp. Sự nhiệt tình luôn
được xem là chìa khóa quan trọng hướng tới thành công. Người nhân viên nhiệt
tình, tận tâm sẽ tạo ra những sản phẩm chất lượng thực sự, khác với cách làm việc
máy móc thường thấy ở các doanh nghiệp. Không chỉ yêu sản phẩm của công ty,
nhà quản lý nhân sự tài năng là người có thể nhận ra tình yêu của ứng viên với
văn hóa, phong cách làm việc của doanh nghiệp từ khâu tuyển dụng. Thậm chí
nhà quản lý cũng chính là người truyền cảm hứng, tình yêu đó cho nhân viên,
mang lại chất hồ keo kết dính họ với doanh nghiệp, từ đó cống hiến nhiều hơn và
đem lại lợi ích nhiều nhất có thể cho tập thể chung.
- Đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, linh hoạt thay đổi mục tiêu và cách
quản lý theo từng giai đoạn: điều quan trọng, người quản lý cần lên kế hoạch rõ
ràng với mục tiêu định lượng và lịch trình cụ thể để nhân viên nắm bắt một cách
chi tiết nhất những công việc cần thực hiện. Để kiểm soát và đánh giá đúng khả
năng nhân sự, người quản lý nên yêu cầu báo cáo cập nhật đều đặn, ngắn hạn và
dài hạn như 1 tuần, 1 tháng và 1 quý. Hãy xem lại những công việc của nhân viên
và so sánh đánh giá với những yêu cầu ban đầu. Hãy đưa ra những đánh giá và
phản hồi cho nhân viên biết về những tiến bộ, thiếu hụt của nhân viên; nên có một
quy trình chính thức để xem xét hiệu suất làm việc của họ để tăng tính công bằng
và rõ ràng trong đánh giá. Sau những đánh giá, người quản lý cần dành thời gian
để phân tích và lập các định hướng ohats triển phát triển thay đổi mới. Ngoài ra
thay đổi và luôn linh hoạt trong cách quản lý nhân sự hiệu quả.
- Thường xuyên theo dõi công việc của họ: hãy thiết lập những hệ thống
để theo dõi nhân viên. Để tạo nên sự thoải mái nhưng vẫn đảm bảo tuân thủ luật
lệ cho các nhóm nhân sự, người quản lý cần cho họ sự linh động mà họ cần, nhưng
đừng để họ hoàn toàn “tự tung tự tác”. Người quản lý có thể yêu cầu họ thông báo
lại số giờ làm việc, nếu họ đang được trả lương theo giờ. Bằng cách dùng một
phần mềm theo dõi thời gian, bạn có thể biết được họ có thật sự làm việc trong
những giờ này không, hay là dùng thời gian ấy để lướt nét. Yêu cầu thiết yếu đối
với nhân viên là yêu cầu họ luôn hoàn thành công việc đúng thời; trong trường
hợp, người nhân viên không thể hoàn thành công việc, họ phải thông báo các yếu
tố có thể làm ảnh hưởng đến tiến độ và phải được xử lý ngay từ đầu. Bên cạnh đó,
nhà quản lý phải thật khắc khe trong việc xác định thời hạn hoàn thành công việc
và, bằng mọi cách, đảm bảo người nhân viên hoàn thành công việc đúng hạn.
Cách làm này giúp nhân viên phát huy tối đa nguồn lực và không bị xao nhãng
trong trình làm việc. Tuy nhiên, không được ép nhân viên chạy đua khốc liệt theo
đối thủ cạnh tranh; cần hiểu rằng, nhân viên cần hoàn thành tốt nhiệm vụ được
giao, đi đúng định hướng và mục tiêu riêng của công ty chính là đóng góp giúp
chạy đua với đối thủ một cách bền vững nhất.
- Làm cho họ cảm thấy họ là một phần của công ty: xây dựng một cơ chế
chăm sóc nhân viên tốt, hướng nhân viên đến một sự cân bằng giữa chăm chỉ làm
việc và sự hoàn hảo trong cuộc sống. Bên cạnh đó, chính sách phúc lợi bao gồm
những đãi ngộ sức khỏe hay các kỳ nghỉ đầy hứng thú là điều cần làm cho nhân
viên, cuối cùng là nên quan tâm đến điều kiện làm việc vì đây là một yếu tố rất
quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng công việc. Hãy thường xuyên gửi cho những
nhân viên làm việc các bản tin thường kỳ về những gì đang diễn ra trong công ty.
Hãy cho họ thấy rằng họ luôn được tôn trọng, có quyền được biết mọi thông tin
của công ty và công ty quan tâm đến họ. Hãy thiết lập mối quan hệ gần gũi với họ
và cố gắng tìm hiểu họ về cuộc sống cá nhân; hãy gửi quà cho họ vào những dịp
lễ và tổ chức ccs cuộc họp mặt với các nhân viên nhằm tạo nên sự gần gũi với
nhân viên.
- Yêu cầu nhân viên luôn linh hoạt để vượt trội: với cách quản lý nhân
sự là để cho nhân viên tự làm, tự học hỏi và trau dồi, người quản lý sẽ tạo được
một môi trường làm việc lành mạnh, năng động, không ngừng phát triển. Đây
chính là yếu tố cạnh tranh quan trọng cho doanh nghiệp. Cho phép nhân viên được
tự do để tự xây dựng và đưa ra ý tưởng. Khi một nhân viên phát hiện ra một sai
sót, một điểm chưa thỏa mãn, một rủi ro, người nhân viên đó sẽ được tự do nghiên
cứu, cải tạo, sửa chữa và xây dựng giải pháp tốt nhất, giảm bớt các yếu tố thủ tục
rườm rà để nhân viên có đủ tinh thần và sự sẵn sàng thể hiện hết khả năng của
mình. Nhờ vào đó, nhân viên ở mọi vị trí đều được tự do thỏa sức sáng tạo và kết
quả là người quản lý sẽ nhìn nhận được đúng khả năng của họ, nhận được sự trung
thành và kết quả công việc tốt nhất. Người quản lý còn có thể không ngừng tạo ra
những thách thức cho nhân viên để phát triển họ; cụ thể là giao cho nhân viên
những nhiệm vụ khó khăn hơn so với năng lực của bản thân và họ thường hoàn
thành tốt nhiệm vụ được giao, điều này sẽ giúp nhân viên giỏi hơn từng ngày. Tuy
nhiên, người quản lý cần lưu ý là phải hiểu rõ năng lực và tiềm năng của từng
nhân viên, sau đó cho họ những việc khó khăn hơn những gì họ nghĩ mình sẽ làm
được. Cách làm này không chỉ giúp các cá nhân phát triển bản thân mà còn giúp
nâng cao hiệu quả công việc và tối ưu hóa thành quả chung của tập thể.
- Tạo cạnh tranh lành mạnh trong đội ngũ nhân viên: môi trường cạnh
tranh lành mạnh giữa các nhân viên sẽ tạo ra động lực lớn cho các nhân viên, họ
sẽ không ngừng phấn đấu, giành lấy những cơ hội cho mình bằng sự phát triển
của cá nhân.
- Đào tạo nhân viên thường xuyên để không ngừng phát triển: để nhân
viên có thể luôn linh hoạt để vượt trội, doanh nghiệp và người quản lý phải luôn
đặt vấn đề đào tạo nhân viên lên hàng đầu. Có nhiều nội dung cần đào tạo nhân
viên như: đào tạo chuyên môn, đào tạo kĩ năng,… và bằng nhiều hình thức như
đào tạo tập trung tất cả các nhân viên, đào tạo theo phòng ban, đào tạo cá nhân,
đào tạo tại văn phòng, đào tạo theo các trường chuyên đào tạo, gửi đi học ở nước
ngoài, đào tạo ngoài trời,…
- Đặt niềm tin vào đội ngũ nhân viên của mình: để các nhân viên luôn phải
đạt được các mục tiêu cần thiết, người quản lý cũng cần chú trọng đến một số yếu
tố con người trong đội ngũ, đề cao vai trò và tuyệt đối tin tưởng nhóm nhân viên
kì cựu, những người có kiến thức quản lý và kinh nghiệm làm việc lâu năm. Người
quản lý có thể thường xuyên gặp gỡ, trao đổi ý kiến và quan tâm đến cách quản
lý nhân sự của những người quản lý cấp trung bên dưới.
- Tăng cường giao tiếp với cấp dưới: coi trọng việc giao tiếp là điều cần
thiết. Khi công nghệ phát triển, con người có nhiều cơ hội giao tiếp với nhau hơn
bằng việc ứng dụng công nghệ vào giao tiếp giữa người quản lý và nhân viên cũng
trở nên dễ dàng và phổ biến hơn. Việc giao tiếp giúp nhà quản trị chia sẻ và nắm
bắt công việc tốt hơn, đặc biệt là quản lý từ xa.
- Hãy khuyến khích sự cộng tác: hãy sử dụng một hệ thống quản lý tài liệu
cho việc chia sẻ tài liệu và file. Các công cụ như Google Drive và Dropbox đang
được các doanh nghiệp mới nổi sử dung. Các công cụ giúp mọi người cùng nhau
chia sẻ công việc, cập nhật tiến độ.
2.4. Một số giải pháp quản lý nhân sự ngành chế biến thực phẩm.
2.4.1. Máy chấm công.
Một trong những giải pháp lý tưởng và hiệu quả đầu tiên trong việc quản lý
nhân sự ngành chế biến thực phẩm, phải kể đến máy chấm công.
Máy chấm công là thiết bị điện tử thay thế cho con người ghi lại các mốc thời
gian làm việc trong khoảng thời gian nhất định (mốc thời gian bắt đầu làm việc,
nghỉ giữa giờ, hoặc kết thúc công việc,…). Sau đó bằng việc sử dụng phần mềm
hỗ trợ sẽ chiết xuất ra được dữ liệu theo từng mục đích sử dụng của khách hàng
như bảng chấm công chi tiết, bảng dữ liệu làm thêm, đi muộn – về sớm….

Hình 2.5 Máy chấm công


2.4.2. Đồng bộ nhiều máy chấm công (DASS).
Doanh nghiệp chế biến thực phẩm có quy mô, thường sẽ có nhiều phân xưởng
sản xuất ở nhiều khu vực và địa điểm khác nhau. Do đó, nếu quy định mỗi nhân
viên chỉ được chấm công ở một khu vực nhất định, thì sẽ gây nên nhiều khó khăn
như: mất thời gian đăng kí và upload dữ liệu nhân viên lên các máy chấm công,
phải upload toàn bộ nhân viên lên máy, bộ nhớ máy chấm công bị đầy vì dữ liệu
nhân viên cũ chưa được xóa,…
Với việc ứng dụng giải pháp Dass trong việc quản lý nhân sự này, doanh nghiệp
ngành chế biến thực phẩm có thể tiết kiệm thời gian cho bộ phận nhân sự. Chỉ
việc quản lý nhân viên theo phòng ban, phân xưởng,… mà không cần phải lo việc
upload dữ liệu lên máy chấm công. Dữ liệu nhân viên cũ được xóa khỏi máy chấm
công, giúp máy chạy nhanh và không xảy ra sự cố lỗi.
2.4.3. Kiểm soát ra vào cổng.
Thêm một giải pháp hiệu quả nữa trong quản lý nhân sự ngành chế biến thực
phẩm, đó là kiểm soát cửa ra vào cổng. Ứng dụng hệ thống Access Control trong
việc kiểm soát ra vào cửa hoặc lối đi, được nhiều khách hàng là doanh nghiệp hiện
nay đánh giá tốt. Nhất là việc kiểm soát hoàn toàn có thể thực hiện đơn lẻ, hoặc
kết hợp.
Khi ứng dụng giải pháp Access Control, việc quản lý bằng hệ thống công nghệ
sẽ giúp kết quả được đảm bảo hơn, tính ổn định cũng được duy trì liên tục 24/7.
Ngoài ra, sẽ không còn phụ thuộc vào thái độ và trình độ của người thực hiện. Từ
đó, có thể kiểm soát hiệu quả giờ làm việc của nhân viên tại nhà máy, hạn chế
việc chấm công dùm khi vào ca và phải làm đúng với ca đã chỉ định.
2.4.4. Quản lý suất ăn công nghiệp.
Với doanh nghiệp chế biến thực phẩm, thì việc sử dụng nhà ăn tập thể để cung
cấp suất ăn cho người lao động là điều cần thiết phải có. Tuy nhiên, ở mỗi doanh
nghiệp số lượng nhân công là khác nhau, có đơn vị chỉ có từ 200-300 nhân công,
nhưng có đơn vị thì lên tới hàng nghìn và hàng chục nghìn nhân viên. Với số
lượng nhân viên lớn như vậy, thì yêu cầu quản lý suất ăn công nghiệp đặt ra cho
các doanh nghiệp chế biến thực phẩm là rất lớn.
Lúc này, doanh nghiệp cần đến giải pháp quản lý suất ăn công nghiệp ICMS.
Theo đó, phần mềm sẽ cho phép tích hợp với hệ thống chấm công để tính suất ăn
và lập kế hoạch thực phẩm theo ca, ngày làm việc của toàn nhà máy, doanh nghiệp.
2.4.5. Phần mềm quản lý nhân sự HRpro7.
Khi ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRpro7, doanh nghiệp của bạn sẽ
hoạt động hiệu quả hơn, nhờ việc công nghệ hóa các nghiệp vụ như: Lưu trữ thông
tin nhân viên, chấm công tính lương, đánh giá KPI, quản lý tuyển dụng và đào
tạo, portal cho nhân viên đăng ký công tác, nghỉ phép, xem phiếu lương và chức
năng báo cáo quản trị,… Những chức năng này sẽ giúp nhà lãnh đạo nắm rõ được
tình hình nhân sự và có chiến lược, hoạch định sao cho phù hợp nhất.
Doanh nghiệp khi ứng dụng phần mềm quản lý nhân sự HRpro7, có thể kiệm
thời gian chấm công, tính lương với nghiệp vụ xử lý tự động, Quản lý hiệu quả
việc tăng ca, công tác, phụ cấp nhờ tự động hóa, loại bỏ giấy tờ. Giảm sai sót nhập
liệu trong quá trình chấm công tính lương. Đặc biệt là dễ dàng tra cứu, phân tích
và hoạch định quỹ lương với các dữ liệu đã lưu trữ….
2.4.6. Phần mềm đánh giá KPI.
Đối với doanh nghiệp chế biến thực phẩm, việc xây dựng, đo lường các chỉ số
KPI đóng vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bạn có
thể dễ dàng nhận thấy một số chỉ tiêu KPI mà các doanh nghiệp này thường áp
dụng, đó là: doanh số, số lượng khách hàng mới, tỷ lệ phế phẩm,… Thông thường,
KPI được áp dụng để đo lường và đánh giá một phần kết quả công việc của bộ
phận, phân xưởng hay nhân viên.
Nhận thức được tầm quan trọng của KPI đối với khách hàng, công ty giải pháp
Tinh Hoa đã cho ra phần mềm đánh giá với tên gọi Smartboss KPI.
Áp dụng phần mềm đánh giá Smartboss KPI này, việc chi trả lương thưởng của
doanh nghiệp được chính xác, minh bạch và khiến nhân viên phải “tâm phục khẩu
phục”. Từ đó, có kế hoạch tổ chức đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự hiệu quả
hơn. Đặc biệt, là mọi công việc được thực hiện luôn đảm bảo đúng tiến độ, như
mong muốn.
PHẦN 3: ỨNG DỤNG MÃ SỐ MÃ VẠCH TRONG QUẢN LÝ NHÂN
SỰ
3. Ứng dụng mã số mã vạch trên thẻ nhân sự

3.1. Mục đích:


Ứng dụng mã số mã vạch để nhận diện đơn nhất nhân sự và các quản lí thông
tin. Từ đó tăng năng suất, tự động hóa, chống tẩy xóa, chính xác cao.
3.2. Các phương án lựa chọn mã trên thẻ nhân sự:
- Mã hóa chỉ số thẻ: Đây là phương án mã hóa chỉ số thẻ của người đó.
+ Số thẻ có thẻ chỉ gồm toàn số hoặc là số xen lẫn chữ cái, thương là 1 đến 2
chữ cái cùng với từ 5 đến 10 con số.
+ Toàn bộ thông tin về nhân sự nằm trong cơ sở dữ liệu.
- Mã hóa toàn bộ nội dung thẻ: Đây là phương án trên thẻ có nội dung gì (trừ
ảnh) sẽ mã hóa hết
Vd: tên, số thẻ, ngày tháng năm sinh, quê quán, chỗ ở hiện tại, trình độ văn hóa,
ngoại ngữ, tình trạng hôn nhân,...
- Mã hóa tên và số thẻ: Đây là phương án mã hóa tên người mang thẻ, có thể
gồm từ 10 đến 30 chữ cái và mã hóa số thẻ có thể gồm từ 1 đến 2 chữ cái và từ 5
đến 10 con số.
Phương án mã hóa toàn bộ nội dung thẻ đòi hỏi loại mã có độ mã hóa rất cao
buộc phải dùng mã hai chiều (ví dụ mã PDF 417 hay mã QR). Các thiết bị in và
đọc mã hai chiều hiện còn tương đối đắt nên cách này chỉ được dùng trong một
số trường hợp đặc biệt quan trọng, có yêu cầu bảo mật và chống tẩy xóa cao (ví
dụ trong visa). Hiện nay các thẻ nhân sự thông dụng chưa dùng các loại mã này
vì giá thành cao.
Nếu chọn phương án mã hóa chỉ số thẻ, ta có thẻ sử dụng mã vạch loại 39, loại
mã có thể mã hóa được cả chữ cái và chữ số với độ tin cậy tương đối cao. Nếu
chọn phương án mã hóa tên và số thẻ cần sử dụng mã 128 là loại mã được toàn
bộ các ký tự ASCII với mật độ mã hóa cao, tuy nhiên độ tin cậy mã 128 kém mã
39.
3.3. Một số vấn đề lưu ý:
- Nên sử dụng mã vạch để kiểm tra, đối chiếu độ chính xác các thông tin ghi
trên sản phẩm khi cảm thấy không tin tưởng. Với các sản phẩm không ghi “Made
in ..., Made by ...” hoặc ghi bằng ngôn ngữ quốc gia không đọc được việc dùng
mã vạch để xác định thông tin là rất cần thiết.
- Mã vạch do cơ quan có thẩm quyền cấp tương ứng với từng sản phẩm, nhìn
chung là 1 dấu hiệu khó làm giả. Tuy nhiên không có gì tuyệt đối, trong thực tế
với kỹ thuật ngày càng tinh vi nhiều loại hàng hóa được làm giả, làm nhái “từ đầu
đến chân” không bỏ sót 1 chi tiết nào thì mã vạch cũng không phải là ngoại lệ.
Do đó ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác
như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng
tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh
của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải
được ghi chi tiết, rõ ràng. Đó chỉ là những bước kiểm tra ban đầu, đối với những
vụ việc phức tạp thì cần liên hệ với các công ty chủ thể quyền và các cơ quan chức
năng khác để phối hợp giám định, xác minh làm rõ.
- Sơ đồ quá trình cấp phát thẻ:

CƠ SỞ LỰA LỰA
DỮ LIỆU CHỌN CHỌN IN THẺ
VỀ THÔNG THÔNG VÀ KIỂM
NHÂN TIN IN TIN CẦN TRA
SỰ LÊN THẺ MÃ HÓA

+ Cơ sở dữ liệu về nhân sự: là bước khởi đầu và quan trọng nhất trong quá trình
cấp phát thẻ là lập cơ sở dữ liệu về nhân sự của doanh nghiệp. Có thể sử dụng cơ
sở dữ liệu này đã có sẵn và bổ sung thêm các số liệu cần thiết. Trong cơ sở dữ liệu
này mỗi nhân viên sẽ được cấp một mã số duy nhất cố định đặc trưng cho nhân
viên đó. Cơ sở dữ liệu này lưu trữu toàn bộ thông tin về nhân viên.
+ Lựa chọn thông tin in lên thẻ: Thông tin in lên thẻ chỉ là một phần thông tin
có trong cơ sở dữ liệu. Có thể chỉ là tên nhân viên và mã số nhân viên. Ngoài ra
có thể kèm theo vài thông tin phụ như ngày sinh, quê quán; trên thẻ cũng có thể
dành chỗ để dán ảnh.
+ Lựa chọn thông tin cần mã hóa: Cân nhắc xem sử dụng phương án mã hóa
toàn bộ nội dung thẻ, mã hóa chỉ số thẻ hay mã hóa tên và số thẻ.
+ In thẻ và kiểm tra:
3.4. Các bước tiến hành để áp dụng công nghệ mã vạch trong quản lý nhân
sự
- B1: Thành lập hoặc chỉ định bộ phận (nhóm làm việc) sẽ chịu trách nhiệm về
dự án áp dụng này và người phụ trách
- B2: Xác định mục tiêu và đối tượng cụ thể để áp dụng (chẳng hạn như áp dụng
để quản lý công nhân ở bộ phận sản xuất của doanh nghiệp).
- B3: Chọn phương án áp dụng mã vạch trên thẻ nhân sự dựa trên yêu cầu thực
tế về quản lý và kinh phí của doanh nghiệp.
- B4: Lập danh sách nhân sự sẽ cấp thẻ trong tương lai. Có thể tổng hợp cả một
số thông tin khác về nhân sự ( lý lịch, ảnh,...) nếu doanh nghiệp dự định đưa các
thông tin này vào thẻ nhân sự sẽ cấp hoặc vào dữ liệu quản lý.
- B5: Chọn công ty cung cấp phần mềm và thiết bị mã vạch để tiến hành công
việc.
- B6: Với sự tư vấn của công ty đã chọn, đặt làm thẻ mã vạch, mua máy vi tính
(nếu chưa có), mua thiết bị quét mã, mua phần mềm quản lý.
- B7: Đào tạo nhân viên sẽ điều khiển thiết bị và chạy phầm mềm quản lý.
- B8: Chạy thử hệ thống và điều chỉnh những vướng mắc còn lại. Lập sổ công
tác để theo dõi quá trình hoạt động của hệ thống và lập nên các hướng dẫn về cách
xử lí sai lỗi, người cần liên lạc khi có sai lỗi không xử lí được.
- B9: Đưa hệ thống vào hoạt động thực sự.
- B10: Tiếp tục phối hợp với các bên liên quan để phát triển, nâng cấp hệ thống
khi cần thiết.
KẾT LUẬN
Ngành công nghiệp chế biến thực phẩm đang ngày càng tăng trưởng mạnh,
cung ứng các sản phẩm có sự cạnh tranh cao, chiếm lĩnh thị trường nội địa và giá
trị xuất khẩu. Với sự ảnh hưởng của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, cách quản
lý – điều hành cũng như phát triển của doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần
thay đổi. Điều này, cũng tác động trực tiếp đến xu hướng phát triển trong quản trị
nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp.
Đặc thù của các công ty chế biến thực phẩm, thuỷ hải sản chính là phải quản lý
một số lượng công nhân viên từ vài trăm đến vài ngàn người. Việc đáp ứng nhu
cầu thực phẩm trong và ngoài nước khiến cho nhân sự ngành này ngày càng phải
mở rộng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm thường có rất nhiều
nhà máy, xí nghiệp,… Việc sự dụng mã số mã vạch trong quản lý nhân sự ngành
thực phẩm hết sức tiện lợi, giúp doanh nghiệp dễ dàng hon trong quản lý nhân sự.
Sử dụng máy quét, đọc mã vạch trên thẻ nhân sự giúp cho việc kiểm soát tự động
người ra vào cơ quan, tạo cảm giác thoải mái cho cán bộ công nhân viên, giải
phóng sức lao động ở bộ phận bảo vệ.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. https://emsc.vn/quan-ly-nhan-su-nganh-che-bien-thuc-pham-thuy-hai-san/
[2]. https://atpsoftware.vn/10-mo-hinh-quan-ly-nhan-su-hieu-qua-nhat-hien-
nay.html
[3]. https://smartrain.vn/5-nguyen-tac-quan-tri-nhan-su-hieu-qua-trong-moi-
doanh-nghiep.html
[4].https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbs=simg:CAQS5wEJrUdPSO
Oj-Koa2wELELCMpwgaOQo3CAQSE6Iv4w-
dCPk5yz7YCJAiLqMZnyYaGincnh3y1he1M5pWR7Ui5deEhFH4bjQjXCMRI
AUwBAwLEI6u_1ggaCgoICAESBDbZmhQMCxCd7cEJGn0KHwoLaGFpciB
kZXNpZ27apYj2AwwKCi9tLzBiYjExM3MKGwoIbGFuZ3VhZ2XapYj2Aws
KCS9qLzJzaF95NAoiCg5mZWF0aGVyZWQgaGFpctqliPYDDAoKL20vMDI
3cXcxcAoZCgdiYXJjb2Rl2qWI9gMKCggvbS8wZ2dieAw&sxsrf=ALeKk02O
BUJqkIuwAFzseY4twH4_mp3xdw:1618322913233&q=m%C3%A3+v%E1%B
A%A1ch+th%E1%BA%BB+nh%C3%A2n+s%E1%BB%B1&tbm=isch&sa=X
&ved=2ahUKEwiPvP_SsvvvAhWvF6YKHVHpAcUQwg4oAHoECAEQMA&
biw=1536&bih=754
[5].https://www.google.com.vn/search?hl=vi&tbs=simg:CAQS9gEJy7GIfvG
HKvIa6gELELCMpwgaOQo3CAQSE_1A9sxndG_1YE1jnVFUrmG_1QJwAE
aGnDhBGfv4AeX-P1V-
uYB40nk5iBNMuUGGXr0IAUwBAwLEI6u_1ggaCgoICAESBJoajXEMCxCd
7cEJGosBCh0KCmhvcml6b250YWzapYj2AwsKCS9hLzJtcXZ6YwobCgh2ZX
J0aWNhbNqliPYDCwoJL2EvNGhoM3AwChYKA2RvdNqliPYDCwoJL20vM
DI3Y3RnChgKBXNvbGlk2qWI9gMLCgkvYS8zbWcxY20KGwoIbGFuZ3Vh
Z2XapYj2AwsKCS9qLzJzaF95NAw&sxsrf=ALeKk029SbW4ycDq3lx2fPWJE
ylD24bnHQ:1618323059819&q=M%C3%A3+v%E1%BA%A1ch&tbm=isch&
sa=X&ved=2ahUKEwjc1fKYs_vvAhWQwosBHV98CpkQwg4oAHoECAEQ
MA&biw=1536&bih=754
[6].https://www.google.com.vn/search?tbs=sbi:AMhZZit38jdxHC_15FKo9Q
1DzMi_10HbZDn06-
4pu7s1FlqG5sdTNOoutIWGqdYSfAkqNkp4mDfuS9MXFuFfI1GQEC7m8wW
3OfDhYkKiqztggNdR2X6kzOp9cgwR4B2kiqss4z6ECrNXuR_1Hp7LdeCkGn
UPCr6XN1QaZlWGRLEg7nY_1ylNMcco-
Kg8O76a9LLnXAjhsjqSnPfW40MjqAl5LEnE2Ml2OGl6K95n-
YQ0HVnOLPf0pK6Onb4ArHul_1weAuTWTnwfpkZIIXjE2c8E35FGO7FopG
OYmEDf98WL3knYqB1up75MP3LW9HJTBGxh1qoFOZiISp1Fv&hl=vi
[7]. https://vanbanphapluat.co/tcvn-11128-2015-ma-so-ma-vach-vat-pham-vi-
tri-dat-ma-
vach?fbclid=IwAR11ElRp6gAVWVxOvQpBJI6ZfdJyxs56LqlwLZVMAukqLj
KohbBgUrdi-pg
[8]. TCVN 6382:1998 mã số mã vạch vật phẩm – mã vạch tiêu chuẩn 13 chứ
số (EAN-VN13) – yêu cầu kỹ thuật
[9]https://www.google.com.vn/search?tbs=sbi:AMhZZit9aQ_1NxFuDZOwtp
ZRIHzxWoNBuaPifFOpU7uRFGoGHYgFoLqWkVIrpKIV8W59DHBxjAW8F
OHg2MNSvdbrARel85PXFZVYV1EZyKEOVrriB3DrTJ5xVp2Zzxr5uzlw4JX
epkXebGME8WJH9CUr30D8oWLsD4VA0y0KefnMwHGspblEBJ4T-M-
e79itPLEye41WayXKMs9_19tX0QxPx1deHlaGLcfbymMhCs54kCCUBXdnw
3LoPJNBVIHYgsxXbY5WDW97e6ciQCXinGcRr1OKHCDIxuPB6JZIIpMojG
hAYxd0vtZP2ryTr2er6aOi1oiOWRqFg1&hl=vi
[10]
https://www.google.com.vn/search?tbs=sbi:AMhZZivLY9L0XCco67hwAJVL-
Rql0BgF6kD1eyA1TdNee3_1v1vaIr239pjsWYPInbg_1pxebbScSuvhAaWLrM
6GojPoqYSqtVcsZtC6TOEAYIg_1jr6AHKT9CfJl0mA5AW1MeY_1yS2crBH
6E-
NwGtYzmU8UTgUH8lf_10FkmTEovNVqA9tbc128zL04M1aH4DE5awqHiN8
8GInt4g089bbFajiszVDDL91elOCDvM8tW0LBEiUXqLPMsS1b5H7u7ibnf70
Ai3ejE1O0p1ThuqNHIUnybpVa8AWm7UbegDXKfyN0tvd67HrVjgqgypn80zi
MWdhk4pkHnkZh&hl=vi
[11] https://www.google.com.vn/search?tbs=sbi:AMhZZiuPP-
7l7pwoE5WAO0I7tKRg5vMgAaH2_14CRE9hlO0lnOMv1-
cElaMZcPXOzUoBoBARVI2A_14R77F_1xvXpl7fU9k18yQieV_1UpZCWcd
Vy5F-
Z6qdwQ0DnnAqrZ3c04x6NH5psBoZgw9e3_1vkIpYtZpBHCpT6Sp3VSfKZt8
uxtTUuh1x3JeBYp5piDKZP73Qicgb5unlavXv8th6htIsPCyIVvfsSP0erpP0a3W
KZ_1wKF9IkaMQgzBhpJmCf2mqxnop3nG33EIqOHJz_1SCQhQ9nBKCnQ52
mPYOffoE_1oVk2y6p2Rfo5rajAps953Ud4VnpV88B0uP&hl=vi

You might also like