You are on page 1of 95

Contents

Câu 1: Xây dựng cơ bản đem lại lợi ích cho chính nơi xây dựng. Đặc điểm này đề ra yêu cầu gì
khi đầu tư xây dựng? Liên hệ Việt Nam..........................................................................................3
Câu 2: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, kết quả đầu tư kinh tế xã hội( trang 314)............................4
Câu 3: Vì sao marketing là hđ đầu tư của doanh nghiệp? Hđ đầu tư marketing và đtư nguồn nhân
lực có liên hệ gì với nhau.................................................................................................................5
Câu 4: Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ. Liên
hệ VN, tại sao phải quán triệt nguyên tắc này tại quản lý hoạt động ở VN....................................6
Câu 5: Tác động tiêu cực, tích cực của nguồn vốn ODA, liên hệ VN.............................................6
Câu 6: Đầu tư phát triển tác động đến KH_CN của mỗi quốc gia, liên hệ tình trạng hiệu quả,
điểm hạn chế tại VN........................................................................................................................9
Câu 7: Phân tích các tác động của hoạt động đầu tư đến môi trường. liên hệ việt nam................11
Câu 8. Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản cố định với khả năng cạnh tranh của doanh
nghiệp. Liên hệ việt nam...............................................................................................................11
Câu 9. Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu tính kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội...............................12
Câu 10. Tại sao nói" tình hình kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến mọi quyết định đầu tư" liên hệ .13
Câu 11 : Tại sao nói đầu tư phát triển mang tính rủi ro? Nó đòi hỏi phải có ngtắc nào khi quản lí.
Những rủi ro nào có thể xảy ra?(Trang 22-24)..............................................................................13
Câu 12: chứng minh nhận định: Vốn đầu tư đc sd càng hiệu quả thì càng tăng khả năng thú hút
nó. Liên hệ VN..............................................................................................................................14
Câu 13: Những nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư. Tại sao nó qtrọng? Lấy ví dụ một dự án
thực tế vi phạm nguyên tắc............................................................................................................15
Câu 14: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước đầu tư là gì? Tại sao nó quan trọng.
Liên hệ VN....................................................................................................................................15
Câu 15: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp...............................15
Câu 16: Hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút và sd nguồn vốn ODA tại VN? Nguyên nhân.. . .16
Câu 17: Tác động của FDI đến nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư. Liên hệ VN.......................17
Câu 18: Nâng cao thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam...........................................21
Câu 19: Điều gì tạo nên sức hút FDI vào Việt Nam:.....................................................................23
Câu 20: Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư và làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các nguyên
tắc này trong công tác quản lý đầu tư. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam.....................................25
Câu 21: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư. Liên hệ thực tế ở Việt
Nam................................................................................................................................................29
Câu 22. Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển. Những đặc điểm này đặt ra yêu cầu gì cho
công tác quản lý dự án.(trang 22)..................................................................................................33
Câu 24: Vì sao phải đầu tư trọng tâm,trọng điểm. Giải thích nội dung của yêu cầu này trong quản
lý hoạt động đầu tư của nước ta.....................................................................................................34
Câu 25: Giải thích luận điểm“trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng là ĐTPT?............35
Câu 26: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư.............................................................................35
Câu 27: Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và hữu hình.................................................................37
Câu 28.1: đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu..................................................................................38
Câu 28.2: Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp..........................................39
Câu 29: Tình hình đầu tư công tại Việt Nam từ năm 2010- 2019 : những thành tích và hạn chế. 41
Câu 30: Mối quan hệ giữa ODA và FDI. Liên hệ việt nam...........................................................44
Câu 31.1. ĐTPT tác động đến chuyển dịch cơ cấu nền  kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu ngành. .46
Câu 31.2: ĐTPT vừa làm hại vừa bào vệ môi trường. Vn đã làm gì để hạn chế tác động tiêu cực
.......................................................................................................................................................51
Câu 32: Hãy làm rõ nguyên nhân của tình trạng thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư tại
Việt Nam hiện nay? Theo anh ( chị), cần áp dụng những giải pháp nào để khắc phục tình trạng
tình trạng lãng phí thất thoát trong đầu tư?....................................................................................54
Câu 33. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp?....................56
Câu 34: đặc điểm của đầu tư phát triển. Cácđặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lí hđ đầu tư
ntn..................................................................................................................................................59
Câu 35. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu nhược điểm của mỗi phương pháp?. 65
Câu 36. Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và vai trò của mỗi công cụ đối với công
tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay?.........................................................................................68
Câu 37: Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ dự án đầu tư tại Việt Nam, giải pháp......................68
Câu 38: Tóm tắt quy trình lập kế hoạch đầu tư tại địa phương.....................................................73
Câu 39: các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ( trong và ngoài nước)................................75
Câu 40:  Các điều kiện huy động có hiệu quả vốn đầu tư là gì?....................................................77
Câu 41: Vốn trong nước giữ vai trò quyết định còn vốn nước ngoài bổ sung...............................79
Câu 42: thực trạng thu hút và sử dụng FDI...................................................................................81
Câu 43: giải pháp thu hút FDI.......................................................................................................82
Câu 44: Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?.......84
Câu 45: Phân tích đầu tư công tạiVN? Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế xã hội?
.......................................................................................................................................................86
Câu 46: Trình bày tóm tắt nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp...................................88
Câu 47: đặc trưng của đầu tư công. Sự khác nhau của đầu tư công và đầu tư trong doanh nghiệp
.......................................................................................................................................................90

2
Câu 48: Chu kỳ dự án đầu tư.........................................................................................................92
Câu 49: Một số chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hiện nay.. .93
Câu 50: Tác động đầu tư nước ngoài đến đầu tư trong nước........................................................94
Câu 51: Giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp KVTN từ kênh cung cấp vốn chủ đạo - vốn
tín dụng ngân hàng.........................................................................................................................95

Bài làm

Câu 1: Xây dựng cơ bản đem lại lợi ích cho chính nơi xây dựng. Đặc điểm này đề ra yêu
cầu gì khi đầu tư xây dựng? Liên hệ Việt Nam.
Xây dựng cơ bản là hoạt động có chức năng tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng
các TSCĐ có tổ chức sản xuất và không có tổ chức sản xuất các ngành kinh tế thông qua các
hoạt động xây dựng mới, xây dựng mở rộng, xây dựng lại, hiện đại hóa hay khôi phục các
TSCĐ.
Đầu tư xây dựng cơ bản là một bộ phận của hoạt động đầu tư, đó là việc bỏ vốn để tiến
hành các hoạt động xây dựng cơ bản nhằm tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các
TSCĐ nhằm phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền kinh tế quốc dân.
Đầu tư xây dựng cơ bản bao gồm các hoạt động chính như xây lắp và mua sắm máy móc
thiết bị. Hoạt động đầu tư này đòi hỏi vốn lớn và chiếm tỉ trọng cao trong tổng vốn đầu tư phát
triển của đơn vị.
Liên hệ:
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước ở Việt Nam những năm vừa qua đã góp
phần quan trọng trong phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, hỗ trợ phát triển sản
xuất, kinh doanh, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
-Thứ nhất, hoàn thiện thể chế quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB), siết chặt kỷ
luật đầu tư công nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư.
Chủ trương tái cơ cấu đầu tư công được đề cập tại Hội nghị Trung ương 3 khóa XI và được
thể chế hóa bằng một số Luật, Nghị định hướng dẫn trong thời gian từ năm 2014 đến nay (Luật
Đầu tư công và 07 Nghị định hướng dẫn; Luật Xây dựng và 04 Nghị định hướng dẫn; Luật Đấu
thầu và 02 Nghị định hướng dẫn…).
-Thứ hai, việc bố trí vốn đầu tư được bố trí tập trung, hiệu quả hơn trước, góp phần khẳng
định vai trò chủ đạo của vốn NSNN như nguồn vốn mồi thu hút các nguồn lực từ các thành phần
kinh tế khác. Nợ đọng XDCB đã được khống chế và có biện pháp giải quyết kịp thời. Việc lập kế
hoạch vốn đầu tư đã bám sát kế hoạch tài chính - ngân sách 3-5 năm, tính đến tổng thể các nguồn
lực đảm bảo an toàn tài chính và kiểm soát bội chi, nợ công. Vốn ODA, vay ưu đãi chỉ để đầu tư
phát triển không thực hiện các nhiệm vụ chi thường xuyên.
Kế hoạch phân bổ vốn đầu tư công được lập theo giai đoạn 5 năm, đồng thời chi tiết từng
năm góp phần quản lý chặt chẽ, công khai, minh bạch, theo đúng các tiêu chí, định mức của Ủy

3
ban Thường vụ Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư
(Báo cáo số 470,472 /BC-CP ngày 19/10/2016 của Chính phủ), tổng số dự án mới năm 2016
giảm 15,6% so với năm 2015, trong khi đó, quy mô vốn của dự án năm 2012 là 9,54 tỷ đồng/dự
án, năm 2013 là 10,68 tỷ đồng/dự án, năm 2014 là 11,04 tỷ đồng/dự án, năm 2015 tăng 86% so
với năm 2012.
-Thứ ba, tỷ trọng đầu tư của khu vực nhà nước đang giảm dần phù hợp với chủ trương,
định hướng của Đảng và Nhà nước về khuyến khích sự tham gia của khu vực ngoài nhà nước
cho đầu tư phát triển.
Đầu tư của khu vực nhà nước so với GDP giai đoạn 2011 - 2017 ở mức khoảng 12% nhưng
tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn có sự thay đổi. Tỷ trọng đầu tư từ NSNN giảm dần, từ mức
54,1% năm 2006 xuống còn 48,2% năm 2016, vốn của các DNNN và các nguồn vốn khác cũng
có xu hướng giảm từ mức 31,4% vào năm 2006 xuống mức 16,3% năm 2016. Bên cạnh đó, hiệu
quả đầu tư công cũng đang từng bước được cải thiện, chỉ số ICOR khu vực nhà nước giảm dần
từ mức bình quân 9,2 giai đoạn 2006-2010 xuống 8,94 giai đoạn 2011-2014.

Câu 2: các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, kết quả đầu tư kinh tế xã hội( trang 314)
Giá trị gia tăng thuần túy ký hiệu là NVA (Net value added):
Đây là chỉ tiêu cơ bản phản ánh hiệu quả kinh tế -xã hội của hoạt động đầu tư .NVA là mức
chêng lệch giữa giá trị đầu ra và giá trị đầu vào. Công thức tính toán như sau:
Trong đó
NVA lá giá trị gia tăng thuần túy do đầu tư mang lại .
O(Output) là giá trị đầu ra của dự án .
MI(Material input) là giá trị đầu vào vật chất thường xuyên và dịch vụ mua ngoài theo yêu
cầu để đạt được đầu ra trên .
Iv là vốn đầu tư bao gồm chi phí xây dựng nhà xưởng, mua máy móc, thiết bị …
NVA bao gồm 2 yếu tố:chi phí trực tiếp trả cho người lao động ký hiệu là Wg(wage) (tiền
lương, tiền thưởng kể cả phụ cấp ).Và thặng dư xã hội ký hiệu là SS (social surplus).Thặng dư xã
hội thể hiện thu nhập của xã hội từ dự án thông qua thuế gián thu, trả lời vay, lãi cổ phần, đóng
bảo hiểm, thuê đất, tiền mua phát minh sáng chế …
Đối với các dự án có liên quan đền các yếu tố nước ngoài (liên doanh, vay vốn từ bên
ngoài, thuê lao động nước ngoài ), thì gá trị gia tăng thuần túy quốc gia (tíng cho cả đời dự án
(NNVA) được tính như sau :
Trong đó:
RP là giá tri gia tăng thuần túy được chuyển ra nước ngoài.
Chỉ tiêu số lao động có việc làm do thực hiện dự án:
Ở đây bao gồm số lao động có việc làm trực tiếp cho dự án và số lao động có việc làm ở
các dự án khác được thực hiện do do đòi hỏi của sự án đang được xem xét. Trong khi tạo việc
làm cho một số lao động, thì sự hoạt động của dự án mới cũng có thể làm cho một số lao động ở

4
các cơ sở sản xuất kinh doanh khác bị mất việc do các cơ sở này không cạnh tranh nổi với sản
phẩm của dự án mà phải thu hẹp sản xuất. trong số những lao động của dự án, có thể có một số là
người nước ngoài .Do đó số lao động của đất nước có việc làm từ việc sẽ chỉ bao gồm lao động
trực tiếp và lao động gián tiếp phục vụ cho dự án, trừ đi số lao động mất việc ở các cơ sở có liên
quan và số người nước ngoài làm việc cho dự án.
Chỉ tiêu mức giá trị gia tăng của mỗi nhóm dân cư:
Chỉ tiêu này phản ánh tác động điều tiết thu nhập giữa các nhóm dân cư hoặc vùng lãnh
thổ. Để xác định chỉ tiêu này trước hết phải xác định nhóm dân cư hoặc vùng được phân phối giá
trị tăng thêm (NNVA) của dự án. Sau đó xác định phần giá trị tăng thêm do dự án tạo ra mà
nhóm dân cư hoặc vùng lãnh thổ thu được .Cuối cùng tính chỉ tiêu tỷ lệ giỏ trị gia tăng của mỗi
nhóm dân cư hoặc mỗi vùng lãnh thổ thu được trong tổng giá trị gia tăng ở năm hoạt đông bình
thường của dự án.
Chỉ tiêu ngoại hối ròng( tiết kiệm ngoại tệ)
Xác định chỉ tiêu mức tiết kiệm ngoại tệ của dự án , cho biết mức độ đóng góp của dự án
vào cán cân thanh toán của nền kinh tế đất nước.
Chỉ tiêu khả năng cạnh tranh quốc tế.
Chỉ tiêu này cho phép đánh giá khả năng cạnh tranh của sản phẩm do dự án sx ra trên thị
trường quốc tế

Câu 3: Vì sao marketing là hđ đầu tư của doanh nghiệp? Hđ đầu tư marketing và đtư
nguồn nhân lực có liên hệ gì với nhau.
trang 400.( có thể mở trang này ra rồi tự chém ý sau)
Hoạt động đầu tư marketing và đầu tư nguồn nhân lực có liên hệ mật thiết với nhau.
Sứ mệnh và chiến lược của tổ chức đặt ra các yêu cầu về nguồn nhân lực như các kỹ năng
cần thiết, thái độ làm việc của nhân viên và các yếu tố thuộc về văn hoá của tổ chức, và yêu cầu
nguồn nhân lực phải đáp ứng.Dùng marketing để điều chỉnh dựa trên những phân tích môi
trường kinh doanh so với nguồn nhân lực hiện tại và trong tương lai, doanh nghiệp sẽ tối ưu hoá
được các mục tiêu kinh doanh, tăng thị phần cụng như làm tăng mức độ hài lòng của nhân viên.
Một khi chiến lược marketing thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi về chiến lược nhân sự.
VD: Khi doanh nghiệp theo đuổi chiến lược đổi mới, đa dạng hoá sản phẩm, dịch vụ thì
nguồn  nhân  lực sẽ chú  trọng kích  thích  tính  sáng tạo, đổi mới trong nhân  viên => Tương
ứng, các chính  sách tuyển  dụng sẽ hướng tới ưu tiên tuyển  nhân  viên năng động, sáng tạo, ứng
viên hiểu biết rộng, đa ngành  nghề. Các chương trình đào tạo sẽ chú trọng huấn  luyện  các kĩ
năng sáng tạo, kỹ năng làm việc nhóm  v.vv  và các chính sách trả công lao động có hướng dài
hạn, khuyến  khích  cải tiến sáng tạo v.vv
Chính nhân tố con người tạo ra năng suất và hiệu quả làm việc khiến cho chất lượng hoạt
động kinh doanh của công ty được nâng cao.Nhân lực sẽ tạo ra sự văn hoá kinh doanh, cái có
thể làm bật lên vị thế và sự khác biệt của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Không giống
như những nguồn lực khác, nguồn nhân lực là cái tạo dựng nên doanh nghiệp và chỉ đạo hướng
phát triển của doanh nghiệp.Nếu được lựa chọn kĩ càng và quản lí tốt, nguồn nhân lực có thể là

5
chìa khoá cho thành công trong kinh doanh, nếu không đó lại là cái tiểm ẩn rủi ro lớn nhất. Khi
sự phát triển nguồn nhân lực tạo ra năng lực cốt lõi và điều này lại cung cấp các cơ sở đầu vào
cho các nhà quản trị chiến lược hoạch định ra các chiến lược mới theo đuổi các mục tiêu có tính
thách thức cao hơn

Câu 4: Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương, vùng lãnh thổ.
Liên hệ VN, tại sao phải quán triệt nguyên tắc này tại quản lý hoạt động ở VN.
Trang 119
Vì: Quản lý ngành, chức năng không thể tồn tại và phát triển độc lập mà nó cầ phải có sự
kết hợp với mỗi địa phương, sự kết hợp này chính là một yêu cầu tất yếu và là nguyên tắc trong
việc tiến hành hoạt động quản lý hành chính của mỗi quốc gia. Sự kết hợp nói ở đây là tất yếu dù
dưới chủ nghĩa tư bản hay chủ nghĩa xã hội và ở bất kỳ nước nào. Do đó, nguyên tắc này đóng
vai trò quan trọng trong việc đảm bảo và thúc đẩy sự phát triển đất nước một cách thống nhất,
đồng bộ và toàndiện.
Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, quản lý theo ngành và quản lý theo chức
năng luôn được kết hợp chặt chẽ với quản lý theo địa phương. Đó chính là sự phối hợp giữa quản
lý theo chiều dọc của các bộ với quản lý theo chiều ngang của chính quyền địa phương, theo sự
phân công trách nhiệm và phân cấp quản lý giữa các ngành, các cấp. Sự kết hợp này đã trở thành
nguyên tắc cơ bản trong quản lý hành chính nhà nước. Sự kết hợp này là cần thiết bởi lẽ:
- Mỗi đơn vị, tổ chức của một ngành đều nằm trên lãnh thổ của một địa phương nhất định.
Góp phần tăng cường hiệu quả cho hoạt động của các tổ chức, đơn vị này là những tiềm năng,
thế mạnh của địa phương về tài nguyên thiên nhiên, về nguồn nhân lực. Ví dụ: Ngành khai thác
khoáng sản chỉ phát triển được ở những tỉnh thành có tiềm năng về khoáng sản như Quảng Ninh,
Sơn La, Thái Nguyên, Bà Rịa - Vũng Tàu, Đà Nẵng…vv, tất nhiên ở các tỉnh khác vẫn có sự
hiện diện của ngành nhưng sự phát triển thành thế mạnh thì thật sự không thể khi mà ưu thế
ngành không phát triển. Do vậy, chỉ có quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương
mới có thể khai thác một cách triệt để những tiềm năng, thế mạnh của địa phương trong việc phát
triển ngành đó ở địa bàn lãnh thổ của địa phương.
- Ở mỗi một địa bàn lãnh thổ nhất định, do có sự khác nhau về các yếu tố tự nhiên, văn hóa
- xã hội cho nên yêu cầu đặt ra cho hoạt động của ngành, lĩnh vực chuyên môn trên địa bàn lãnh
thổ cũng mang nét đặc thù riêng biệt. Cho nên chỉ có kết hợp quản lý ngành, quản lý theo chức
năng với quản lý theo địa phương mới có thể nắm bắt những đặc thù đó, trên cơ sở đó đảm bảo
được sự phát triển của các ngành ở địa phương. Ví dụ. Tỉnh Quảng Ninh được thiên nhiên ưu đãi
với vịnh Hạ Long cho nên ngành du lịch biển ở đây rất phát triển. Chính vì những đặc thù riêng
này mà Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và tỉnh Quảng Ninh phải có những sự phối hợp để phát
triển du lịch phát triển và mang nét đặc thù riêng mà chỉ ở nơi đây mới có tạo thành điểm nhấn
để thu hút khách du lịch thăm quan
- Trên lãnh thổ một địa phương có hoạt động của các đơn vị, tổ chức của các ngành khác
nhau. Hoạt động của các đơn vị, tổ chức đó bị chi phối bởi yếu tố địa phương. Đồng thời, các
đơn vị, tổ chức thuộc các ngành lại có mối liên hệ móc xích xuyên suốt trong phạm vi toàn quốc.
Do đó, nếu tách rời việc quản lý theo ngành với quản lý theo địa phương đương nhiên sẽ dẫn đến
tình trạng cục bộ khép kín trong một ngành hay tình trạng cục bộ, bản vị, địa phương làm cho

6
hoạt động của các ngành không phát triển được một cách toàn diện, không đáp ứng được nhu cầu
của Nhà nước và xã hội.

Câu 5: Tác động tiêu cực, tích cực của nguồn vốn ODA, liên hệ VN.
Tác động tích cực của nguồn vốn ODA đến Việt Nam:
Với những ưu điểm của mình, ODA đã có rất nhiều tác động tích cực đến kinh tế, xã hội…
ở Việt Nam như :
- Giúp tiếp thu khoa học công nghệ hiện đại và phát triển nguồn nhân lực
• Thông qua các dự án ODA, nước ta có thể nâng cao trình độ KHCN và trình độ nhân lực
của mình bằng những hoạt động của các nhà tài trợ.
• Tăng cường cơ hội và đa dạng hoá phương thức đầu tư, cải thiện chất lượng nguồn nhân
lực và thu nhập của đông đảo người dân.
• Thông qua quá trình tham gia đầu tư gián tiếp này, các nhà đầu tư trong nước và người
dân sẽ được dịp “cọ xát”, rèn luyện và bồi dưỡng kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, giúp nâng cao
trình độ bản thân nói riêng, chất lượng nguồn nhân lực nói chung.
- Thúc  đẩy tăng trưởng , cải thiện đời sống, góp phần xóa đói giảm nghèo
• Bằng những khoản cho vay hay đầu tư không hoàn lại của mình, các nước đầu tư đã góp
phần vào việc bổ sung ngân sách nhà nước của nước ta. Tạo điều kiện cho việc đầu tư phát triển
kinh tế, xã hội….
• Nguồn vốn này đã đóng vai trò quan trọng trong chiến lược tăng trưởng, giảm nghèo,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cải cách thể chế, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của nước ta.
Nguồn vốn ODA đã đóng góp cho sự thành công của một số chương trình quốc gia có ý nghĩa
sâu rộng như Chương trình dân số và phát triển, tiêm chủng mở rộng, dinh dưỡng trẻ em...
Ví dụ:
ODA đầu tư các dự án về giáo dục như: dự án “Tăng cường khả năng sẵn sàng đi học cho
trẻ mầm non”- Dự án ODA đầu tiên dành cho sự phát triển mầm non…vv..
Việc đầu tư vào Công nghiệp hay dịch vụ sẽ sử dụng nhiều lao động nước ta, từ đó giúp
nguòn lao động dư thừa của nước ta có việc làm, mang lại thu nhập ổn định, từ đó đời sống nhân
dân được cải thiện, tổng thu nhập quốc dân tăng
=> thúc đẩy tăng trưởng
- Góp phần điều chỉnh cơ cấu kinh tế
• Các dự án ODA mà các nhà tài trợ đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các lĩnh vực cơ sở
hạ tầng, kinh tế kỹ thuật, phát triển nhân lực.. tạo điều kiên cho việc cân đối giữa các ngành
trong cả nước .
Ví dụ:
Rất nhiều dự án cơ sở hạ tầng, giao thông lớn trên cả nước đều xây dựng nhờ vào nguồn
ODA như: Cầu Bãi Cháy, Hầm Kim Liên, Cầu Thanh Trì

7
- Mở rộng đầu tư phát triển và thu hút đầu tư trực tiếp FDI
• Để thu hút đầu tư  của các nước phát triển, chắc chắn nước ta phải xem xét về các mặt
như sơ sở hạ tầng  của mình . Vấn đề là các nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định đầu tư vào một
nước, thì việc đầu tiên họ quan tâm sẽ là lợi nhuận. Vì vậy một nước có cơ sở hạ tầng, hệ thống
giao thông hay phương tiện liên lạc…vv… yếu kém sẽ khó có thể thu hút đc ODA
=> Nhà nước sẽ phải mở rộng đầu tư phát triển để cải thiện những vấn đề còn yếu kém.
• Khi vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài gia tăng sẽ làm phát sinh hệ quả tích cực gia tăng
dây chuyền đến dòng vốn đầu tư trực tiếp trong nước. Nói cách khác, các nhà đầu tư trong và
ngoài nước sẽ “nhìn gương” các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài và tăng động lực bỏ vốn đầu tư
của mình, kết quả tổng đầu tư trực tiếp xã hội sẽ tăng lên.
- Thiết lập và cải thiện các mối quan hệ quốc tế ….vv….
• Hiện nay nước ta nhận được ngồn vốn ODA từ nhiều quố gia khác nhau trên thế giới,
việc đầu tư của các nước bạn này đã giúp mối quan hệ ngoại giao của nước ta và nước đầu tư trở
nên thân mật, gắn bó hơn… từ đó, mở rộng mối quan hệ quốc tế.
Tuy nhiên, có thể thấy tác động tích cực rõ rệt nhất chính là: ODA là nguồn vốn bổ sung
quan trọng cho đầu tư và phát triển.
• Trong sự nghiệp công nghiện hóa - hiện đại hóa đất nước của các nước đang phát triển
nói chung và Việt Nam nói riêng, phải đòi hỏi một lượng vốn đầu tư vô cùng lớn, mà nếu chỉ huy
động vốn trong nước thì không thể đủ, vì thế việc nhận sự hỗ trợ từ ODA là vô cùng cần thiết.
Ví dụ:
Sau 20 năm. Cộng đồng các nhà tài trợ quốc tế đã cam kết hỗ trợ Việt Nam khoản vốn
ODA lên tới gần 80 tỉ USD. Khoản tiền này được ví như “chất xúc tác” góp phần làm thay đổi
bộ mặt đất nước .
Hoạt động sản xuất của công ty Mabuchi motor Việt Nam ( 100% vốn ODA Nhật Bản)
Mô hình dự án xây dựng đường cao tốc Bắc - Nam (đoạn Bến Lức - Long Thành (do Nhật
Bản đầu tư vốn ODA)
Cầu Cần Thơ được xây dựng từ vốn ODA của Nhật Bản
Tác động tiêu cực của ODA
Các tác động tiêu cực của ODA đến Việt Nam: Tăng khoảng cách giàu nghèo, tạo ra sự
phụ thuộc của các nước đi vay vào các nước cho vay và đặc biệt nhất  là ODA đã làm trầm trọng
cán cân thanh toán của nước ta .
- ODA đã làm gia tăng nợ quốc gia: Việc ODA không ngừng tăng cao giúp cải thiện tình
hình kinh tế , xã hội nhưng cũng góp phần làm tăng cao nguồn nợ quốc gia:
Năm 2005: Việt Nam nợ 19 tỷ USD
Từ 2006-2010: khoản nợ tăng them 17 tỷ USD
Dự tính sau 5 năm: khoản nợ sẽ tăng them 32 tỷ USD (34 đến 50% GDP)

8
- ODA làm gia tăng lạm phát :
+ Nợ =>vay nợ mới => tăng nợ => tăng vay ….vòng xoáy này sẽ dẫn con nợ đến sự vỡ nợ
hoặc vòng xoáy lạm phát: Nợ => tăng nghĩa vụ nợ => thâm hụt ngân sách => tăng lạm phát  .
Lúc này nợ sẽ ngốn hết các khoản chi ngân sách cho phát triển và ổn định xã hội , làm căng
thẳng them trạng thái khát vốn, hỗn loạn xã hội
Chuyên gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã dự báo lạm phát của Việt Nam năm
2013 lã 8,2% vượt xa dự định của chính phủ ( 6-7%)
+ Hơn nữa việc “thắt lưng buộc bụng” để trả nợ dẫn đến việc hạn chế nhập, tăng xuất,
trong đó có cả hàng tiêu dung mà trong nước còn thiếu hụt  làm mất cân đối hàng tiền, tăng giá,
tăng lạm phát

Câu 6: Đầu tư phát triển tác động đến KH_CN của mỗi quốc gia, liên hệ tình trạng hiệu
quả, điểm hạn chế tại VN.
Trang 49
Liên hệ:
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, lĩnh vực này cũng chịu những ảnh hưởng không nhỏ, nhất là
ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Đảng và Nhà nước ta cũng đã xác định khoa học và
công nghệ là quốc sách hàng đầu trong chính sách phát triển quốc gia.
Thực trạng đầu tư cho hoạt động khoa học công nghệ từ ngân sách nhà nước
Trên cơ sở các quan điểm của Đảng và Nhà nước, môi trường chính sách và pháp luật điều
chỉnh hoạt động khoa học và công nghệ trong những năm qua liên tục được cải tổ và đổi mới
mạnh mẽ. Luật Khoa học và công nghệ năm 2013 ra đời, thay thế cho Luật Khoa học và công
nghệ năm 2000.
Tiếp theo, là các nghị định, thông tư đã ra đời để cụ thể hóa Luật như: Thông tư liên tịch số
121/2014/TTLT-BTC- BKHCN ngày 25/8/2014 của  liên  bộ Tài  chính - Khoa học và Công
nghệ hướng dẫn xây dựng dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ
thường xuyên theo chức năng của tổ chức khoa học và công nghệ công lập; Thông tư liên tịch số
16/2015/TTLT-BKHCN-BTC ngày 01/9/2015 hướng dẫn việc quản lý, xử lý tài sản được hình
thành thông qua việc triển khai thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách
nhà nước; Thông tư liên tịch số 55/2015/TTLT-BTC-BKHCN ngày 22/4/2015 hướng dẫn định
mức xây dựng, phân bổ dự toán và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ
có sử dụng ngân sách nhà nước; Thông tư liên tịch số 27/2015/TTLT/BKHCN-BTC ngày
30/12/2015 quy định khoán chi thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng Ngân sách
nhà nước…
Hiện nay, hoạt động khoa học và công nghệ phần lớn được đầu tư từ ngân sách nhà nước.
Điều này đã được cụ thể hóa rõ nét ở Nghị định số 95/2014/NĐ-CP ngày 17/10/2014 của Chính
phủ quy định về đầu tư và cơ chế tài chính đối với hoạt động khoa học và công nghệ. Bình quân
hàng năm, đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ với mức kinh phí
vào khoảng 1,4 - 1,85% tổng chi ngân sách nhà nước, chiếm từ 0,4 đến 0,6 GDP.

9
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ từ năm 2006 đến năm 2015 đều
có xu hướng tăng: Năm 2006 là 5.429 tỷ đồng, đến năm 2015 đạt 17.390 tỷ đồng, qua đó cho
thấy sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với hoạt động khoa học và công nghệ.
Trong tổng đầu tư quốc gia cho nghiên cứu và phát triển khoa học và công nghệ là 13.390,6
tỷ đồng thì đầu tư từ ngân sách nhà nước chiếm hơn một nửa: 7.591,6 tỷ đồng (tương đương
56,7%), trong khi nguồn đầu tư từ doanh nghiệp là 5.597,3 tỷ đồng đạt 41,8%, còn lại chỉ có
201,7 tỷ đồng (tương đương 1,5%) là từ nguồn vốn nước ngoài.
Nhìn chung, đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đóng vai trò hết sức
quan trọng, và trong tổng đầu tư cho khoa học và công nghệ chủ yếu đầu tư tập trung vào: (i)
Đầu tư cho hoạt động nghiên cứu khoa học, ứng dụng kỹ thuật, các nhiệm vụ Nhà nước 50%; (ii)
Con người chiếm 25%; (iii) Đầu tư để hỗ trợ đề tài cấp Bộ, ngành 15%; Đầu tư để tăng cường cơ
sở vật chất chiếm 15%. Và đầu tư từ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học và công nghệ
được phân cấp: Ngân sách trung ương thường chiếm tỷ trọng từ 70-75% và ngân sách địa
phương chiếm tỷ trọng 25- 30% (theo báo cáo của Bộ Khoa học và công nghệ).
Hiệu quả đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ
Đầu tư từ ngân sách nhà nước cho hoạt động khoa học và công nghệ đã đạt được những kết
quả sau:
Thứ nhất, luôn là nguồn đầu tư chủ yếu, cơ bản cho hoạt động nghiên cứu khoa học; góp
phần quan trọng vào quá trình thúc đẩy phát triển đào đạo nguồn nhân lực, chuyển giao công
nghệ (bình quân hàng năm chi ngân sách nhà nước cho hoat động khoa học công nghệ chiếm
khoảng 2% tổng chi của ngân sách nhà nước, tương đương 0,6 GDP và tăng bình quân mỗi năm
là 19%).
Thứ hai, đã có sự thay đổi về cơ cấu, phân cấp để phù hợp với nhu cầu nguồn lực đầu tư
hiện tại, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động khoa học và công nghệ phát triển bền vững.
Thứ ba, cơ sở pháp lý về đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ ngày càng
hoàn thiện hơn, chi tiết và cụ thể hóa rõ nét hơn. Cụ thể, gồm 38 văn bản cấp Chính phủ, Thủ
tướng Chính phủ (Nghị định, Quyết định), 88 văn bản cấp Bộ (Thông tư, Thông tư liên tịch).
Tuy nguồn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho phát triển khoa học và công nghệ thời gian
qua đã có được những kết quả nhất định, nhưng bên cạnh đó vẫn còn nhiều bất cập, cụ thể:
Một là, hàng năm, mặc dù đầu tư ngân sách nhà nước cho khoa học và công nghệ đã có
tăng nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ với nhu cầu phát triển, đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, đổi
mới khoa học công nghệ như hiện nay. So với các nước, nguồn lực tài chính từ ngân sách nhà
nước để đầu tư cho khoa học và công nghệ ở Việt Nam còn hạn chế, ở Việt Nam ngân sách nhà
nước đầu tư cho khoa học và công nghệ chỉ chiếm 0,6% GDP, còn châu Âu năm 2013 là 2,01%,
Nhật Bản năm 2013 là 3,47%, Mỹ năm 2012 là 2,81%...
Hai là, việc phân bổ ngân sách nhà nước để phát triển khoa học và công nghệ còn phân tán,
dàn trải, thiếu tập trung, thiếu mục tiêu ưu tiên, chưa đảm bảo theo những tiêu chí rõ ràng, thiếu
cơ chế minh bạch (Chủ yếu tập trung chi cho bộ máy; Chi cho đào tạo cán bộ khoa học và công
nghệ còn ở mức thấp khoảng 1.000USD/người/năm, trong khi mức chi trung bình ở các nước
phát triển là 55.000USD/người/năm; Chi lương cho cán bộ nghiên cứu khoa học và công nghệ
cũng còn thấp)… do đó dẫn đến hiệu quả đầu tư còn thấp.

10
Ba là, hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu tư từ ngân sách nhà nước cho khoa học và công
nghệ còn thấp. Bởi hiện nay chưa xây dựng được một cơ chế thực sự phù hợp, từ đó để gắn kết
phân bổ ngân sách nhà nước cho các tổ chức khoa học và công nghệ với các yêu cầu và nhiệm vụ
cụ thể về các sản phẩm khoa học và công nghệ mà các đơn vị nghiên cứu cần thực hiện.

Câu 7: Phân tích các tác động của hoạt động đầu tư đến môi trường. liên hệ việt nam
(Trang 51,52)
Liên hệ Việt Nam:
Ngòai vấn đề đem lại việc làm, phát triển kinh tế xã hôi, nâng cao đời sống thì hoạt động
đầu tư có những tác động đến moi trường. Với sự phát triển ,đầu tư của khoa học kĩ thuật và
những nghiên cứu mới giúp chúng ta tìm ra được các giải pháp nhằm hạn chế sự thay đổi của
môi trường. Chúng ta đã biết cách đầu tư vào các công trình xây dựng, tận dụng các dạng năng
lượng tự nhiên mới thay thế cho các năng lượng truyền thống như: năng lượng gió, mặt trời, thủy
triều, điều này góp phần hạn chế việc khai thác sử dụng các năng lượng cũ, giảm sự phát thải các
chất khí gây hiệu ứng nhà kính.
Có các chính sách đầu tư cho hoạt động bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.
Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm. Một diện tích rừng bị mất
trước kia nay đang được phục hồi dần dần,tuy các diện tích rừng trồng lại không có nhiều giá trị
như rừng nguyên sinh, song nó cũng góp một phần vào việc phục hồi dần dần chất lượng của
môi trường hiện nay.
Tiêu cực: một số doanh nghiệp FDI đã gây ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm biến đổi
hệ sinh thái, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội trên địa bàn và gây bức xúc trong
dư luận nhân dân. Người ta đã đề cập rất nhiều về FDI “chưa sạch” tại Việt Nam liên quan đến
vấn đề xử lý nước thải, các khu công nghiệp mở rộng làm diện tích rừng bị thu hẹp, cuộc sống,
nơi cư trú của các động vật hoang dã, thực vật đã bị xáo trộn, phá hủy, ảnh hưởng xấu đến đa
dạng sinh học, tài nguyên nước, thuỷ sản, biến đổi khí hậu và gia tăng ô nhiễm các lưu vực
sông… Điểm lại hoạt động của nguồn vốn FDI trong thời gian qua cho thấy một số điểm đen
như sự việc Công ty Vedan phá hoại môi trường Việt Nam suốt 14 năm được lấy làm ví dụ điển
hình để phân tích về trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp. Việc xả thải không qua xử lý
xuống sông Thị Vải, việc trốn nộp phí môi trường suốt nhiều năm của Vedan được cho là một
cách tiết kiệm để tăng lợi nhuận của doanh nghiệp mà bỏ qua những quy chuẩn về môi trường.
Tiếp sau vụ Vedan, cơ quan chức năng của Việt Nam lại phát hiện thêm một Vedan thứ 2 đó là
Miwon – sản xuất bột ngọt tại Việt Trì (Phú Thọ), mỗi ngày xả tới 900 m3 nước thải chưa xử lý
ra sông Hồng. Và gần đây nhất, đường ống xả thải của Công ty Formosa Hà Tĩnh thuộc Tập
đoàn Formosa (Đài Loan) với công suất xả thải 12.000m3/1 ngày đêm chứa độc tố phê-non, xy-
a-nua,… kết hợp hy-đrô-xít sắt, tạo thành một dạng phức hỗn hợp (mixel) quá tiêu chuẩn cho
phép đã làm khoảng 80 tấn hải sản chết hàng loạt dọc bờ biển 4 tỉnh Bắc miền Trung từ Hà Tĩnh
đến Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, thiệt hại
to lớn về kinh tế – xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, đời sống, tư tưởng của nhân dân

Câu 8. Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư vào tài sản cố định với khả năng cạnh tranh của
doanh nghiệp. Liên hệ việt nam
(Trang 425)

11
TSCĐ trong doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu có giá trị lớn tham gia vào
nhiều chu kỳ sản xuất, còn giá trị của nó thì được chuyển dịch từng phần vào giá trị sản phẩm
trong các chu kỳ sản xuất. Các loại TSCĐ đều có giá trị lớn, thời gian sử dụng lâu dài, tham gia
nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, ảnh hưởng trực tiếp tới việc định giá thành sản phẩm và xác
định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, TSCĐ chiếm một vị trí cơ bản trong
tổng năng lực sản xuất của doanh nghiệp, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng lao động, đến yêu
cầu của tổ chức quá trình sản xuất phải cân đối, nhịp nhàng và liên tục.
TSCĐ là cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp, phản ánh năng lực sản xuất hiện có và
trình độ khoa học kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. TSCĐ trong đó bao gồm máy móc thiết
bị sản xuất là điều kiện quan trọng và cần thiết để tăng sản lượng, tăng năng suất lao động, giảm
chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tạo điều kiện quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh
tranh cho các sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường
TSCĐ còn là chỉ tiêu quan trọng để đánh giá mức độ hiện đại hóa và sự chuyên môn hóa
công nghệ mà căn cứ trên cơ sở đó người ta phần nào đánh giá được chất lượng sản phẩm và tính
chuyên nghiệp của doanh nghiệp. Mức độ hiện đại hóa TSCĐ thể hiện thế mạnh, tiềm lực của
doanh nghiệp trong sự cạnh tranh của thị trường
Sức cạnh tranh của doanh nghiệp phụ thuộc vào lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong
đó có lợi thế về chi phí và tính khác biệt của sản phẩm. TSCĐ được sử dụng có hiệu quả làm cho
khối lượng sản phẩm tạo ra tăng lên, chất lượng sản phẩm cũng tăng do MMTB( máy móc thiết
bị) có công nghệ hiện đại, sản phẩm nhiều chủng loại đa dạng, phong phú đồng thời chi phí của
doanh nghiệp cũng giảm và như vậy tạo nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.

Câu 9. Trình bày tóm tắt các chỉ tiêu tính kết quả và hiệu quả kinh tế xã hội
Hiệu quả kinh tế - xã hội:
- Mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp so với vốn
đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
+ Xác định bằng cách so sánh tổng mức đóng góp cho ngân sách tăng thêm trong kỳ nghiên
cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh
nghiệp.
+ Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã
đóng góp cho ngân sách với mức tăng thêm là bao nhiêu.
- Mức tiết kiện ngoại lệ tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu
của doanh nghiệp.
+ Xác định bằng cách so sánh tổng số ngoại tệ tiết kiệm tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của
doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
+ Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã
đem lại mức tiết kiệm ngoại tệ tăng thêm bao nhiêu.
- Mức thu nhập (hay tiền lương tăng thêm của người lao động) tăng thêm so với vốn đầu tư
phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp

12
+ Xác định bằng cách so sánh tổng thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm
trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư trong kỳ hạn nghiên cứu của
doanh nghiệp.
+ Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã
đem lại mức thu nhập (hay tiền lương của người lao động) tăng thêm là bao nhiêu.
- Số chỗ làm việc tăng thêm so với vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của
doanh nghiệp.
+ Xác định bằng cách so sánh tổng số chỗ làm việc tăng thêm trong kỳ nghiên cứu của
doanh nghiệp với tổng mức vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp.
+ Cho biết 1 đơn vị vốn đầu tư phát huy tác dụng trong kỳ nghiên cứu của doanh nghiệp đã
tạo ra số chỗ làm việc tăng thêm là bao nhiêu.

Câu 10. Tại sao nói" tình hình kinh tế vĩ mô có ảnh hưởng đến mọi quyết định đầu tư" liên
hệ .
(Trang 106)
+Giữ ổn định giá trị tiền tệ với việc kiềm chế lạm phát,kiểm soát mức thâm hụt ngân sách
+Đảm bảo sự ổn định ,phù hợp của lãi suất và tỉ giá hối đoái
+Coi trọng các hoạt động kế toán,kiểm toán,tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành
mạnh,chống tham nhũng
Liên hệ
Ổn định và tăng trưởng kinh tế vĩ mô năm 2018 đem lại những mặt tích cực: tăng trưởng
GDP ở mức cao kỷ lục (7,08%); lạm phát được kiểm soát trong ngưỡng mục tiêu (3,54%) trong
bối cảnh CSTT có xu hướng thắt chặt dần (tín dụng tăng ~14%); tỷ giá hối đoái được giữ vững
(USD/VND tăng ~2,8%); lãi suất có giảm phù hợp với diễn biến lạm phát và cán cân ngân sách
ghi nhận thặng dư sau nhiều năm thâm hụt ,tổng thu NSNN vượt dự toán 5,9%, góp phần làm
giảm bội chi NSNN xuống còn 3,48% GDP, nợ công còn 61,2% GDP tạo điều kiện môi trường
kinh doanh được cải thiện, tình hình chính trị ổn định, tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đối cao,
trong khi lạm phát được duy trì ở mức ổn định so với các nền kinh tế mới nổi khác, qua đó thu
hút dòng vốn đầu tư nước ngoài mạnh mẽ…
Cùng với ổn định kinh tế vĩ mô, môi trường đầu tư kinh doanh được cải thiện với kết quả
xếp hạng môi trường kinh doanh tăng 14 bậc, từ thứ 82 lên thứ 68/190; năng lực cạnh tranh tăng
5 bậc, từ thứ 60 lên thứ 55/137 quốc gia, vùng lãnh thổ; đánh giá triển vọng của hệ thống ngân
hàng Việt Nam được nâng lên, từ “ổn định” lên “tích cực”. Quyết tâm đổi mới của Việt Nam và
những kết quả quan trọng đạt được đã tạo không khí phấn khởi trong đầu tư kinh doanh và toàn
xã hội, củng cố niềm tin nhà đầu tư và cộng đồng doanh nghiệp. Việc tổ chức thành công Năm
APEC 2017 cũng đã góp phần quan trọng nâng cao uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc
tế.                                                                                     ,

13
Câu 11 : Tại sao nói đầu tư phát triển mang tính rủi ro? Nó đòi hỏi phải có ngtắc nào khi
quản lí. Những rủi ro nào có thể xảy ra?(Trang 22-24)
Nguyên tắc quản lí _ câu 20 đề cương
Rủi ro đầu tư tại viêt nam
Theo đó, mặc dù Tổ chức xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings (Mỹ) hồi tháng 5 vừa qua đã
thông báo nâng xếp hạng nhà phát hành nợ dài hạn bằng ngoại tệ (IDR) của Việt Nam từ mức
“BB-” lên “”BB” với triển vọng “ôn định”. Tuy nhiên, điều này vẫn có nghĩa Việt Nam đang ở
dưới mức an toàn để nhà đầu tư có thể yên tâm “rót vốn”. Nghĩa là thị trường đầu tư đang bị
“cắm cờ đỏ” cảnh báo về khả năng không trả được nợ của Việt Nam là có. Mặc dù nhìn ở góc độ
trong nước, Việt Nam có lịch sử trả nợ tín dụng rất tốt. Khi nhìn ở góc độ nhà đầu tư, đây vẫn là
một chỉ báo về rủi ro.
Thêm nữa, theo các nhà đầu tư, nền kinh tế Việt Nam “trẻ”, quy mô nhỏ, trong quá khứ đã
ghi nhận điều hành kinh tế đã tạo ra những vấn đề nhất định, và trong tương lai Việt Nam vẫn
phải chịu sự định hàng tín dụng thấp từ Quốc tế.
Ngoài ra, phân tích ở góc độ pháp lý, , Luật pháp Việt Nam cực kỳ phức tạp. Điều này
được thể hiện trong việc, khi nhà đầu tư muốn đầu tư vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng, nhà đầu tư gặp
nhiều khó khăn về dịch vụ được bán, giấy phép đầu tư có được cấp hay không, và các rủi ro khác
mà đáng nhẽ doanh nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh. Ví dụ như hợp
đồng mua bán điện trực tiếp giữa nhà đầu tư, doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất điện và Tập đoàn
điện lực Việt Nam (EVN). Theo đó, EVN có quyền không mua điện từ các dự án này. Như vậy,
trong trường hợp EVN không thu mua điện từ dự án điện mà nhà đầu tư, doanh nghiệp đã bỏ một
nguồn vốn lớn để đầu tư như vậy rõ ràng cũng sẽ là rủi ro lớn.
Ngoài ra, việc người nước ngoài không được sở hữu, không được thế chấp đất đai, bất động
sản cũng được coi là một trong những rủi ro mà nhà đầu tư có thể gặp phải khi đầu tư vào Việt
Nam.
Bên cạnh đó còn là những rủi ro về mặt pháp lý khi mà luật pháp thay đổi một cách đột
ngột, không có độ trễ của chính sách, khiến các nhà đầu tư “không kịp trở tay”.

Câu 12: chứng minh nhận định: Vốn đầu tư đc sd càng hiệu quả thì càng tăng khả năng
thú hút nó. Liên hệ VN
Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn : Thực chất của
mối quan hệ này nằm trong mối quan hệ nhân quả của các sự vật. Thứ nhất, với năng lực tăng
trưởng đảm bảo, năng lực tích lũy của nền kinh tế sẽ có khả năng gia tăng. Khi đó quy mô các
nguồn vốn trong nước có thể huy động sẽ được cải thiện. Thứ hai, triển vọng tăng trưởng và phát
triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài.
Đối với các nhà đầu tư trong nước, họ hiểu rất rõ về môi trường đầu tư, tình hình kinh tế,
xã hội của đất nước mình, và họ sẽ có quyết định đúng đắn khi tiến hành đầu tư. Khi tạo được
cho các nhà đầu tư trong nước cảm thấy an toàn khi đầu tư thông qua việc cải thiện môi trường
đầu tư thì sẽ góp phần thúc đẩy các nhà đầu tư trong nước đầu tư tích cực, việc thu hút vốn đầu
tư trong nước sẽ gia tăng. Một quốc gia muốn phát triển bền vững thì phải dựa vào nguồn vốn
trong nước, xem đây là nguồn vốn quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế.

14
Dấu hiệu để các nhà đầu tư nước ngoài chú ý đến một nước đó là hiệu quả sử dụng vốn của
nước đó như thế nào. Họ sẽ xét đến rất nhiều yếu tố vĩ mô của nền kinh tế mà tổng quát nhất là
tốc độ phát triển của nền kinh tế đó, tình hình kinh tế xã hội. Thường các nhà đầu tư sẽ chú ý tới
những nước mà có những điều kiện thuận lợi cho đầu tư như cơ sở hạ tầng, trình độ khoa học kỹ
thuật, năng suất lao động xã hội. Khi nguồn vốn đầu tư được sử dụng một cách có hiệu quả thì
trước tiên là cơ sở hạ tầng của xã hội sẽ ngày càng hiện đại, trình độ khoa học kỹ thuật nâng cao,
trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được đảm bảo. trình độ quản lý ngày càng được
hoàn thiện, thông thoáng và hợp lý. Và các nhà đầu tư trực tiếp họ có thể yên tâm đầu tư khi mà
cơ sở hạ tầng nguồn nhân lực đáp ứng được. Họ có thể đầu tư và thu lợi nhuận, họ sẽ có niềm tin
sẽ kinh hoanh đầu tư thành công khi các điều kiện vĩ mô và vi mô đều thuận lợi.
Đối với nguồn vốn vay ưu đãi, các nước chỉ cho nước nào vay khi nước đó sử dụng đồng
vốn đạt hiệu quả, bởi vì nhu cầu về vốn hiện nay ở  các nước đang phát triển là rất lớn. Không
một nước nào cho vay không hay là cho vay mà khả năng trả nợ của nền kinh tế không được đảm
bảo. Bởi thế khi đồng vốn được sử dụng hiệu quả, đồng nghĩa với việc nền kinh tế đó đang tăng
trưởng và hoàn toàn sẽ hoàn trả vốn cho nước đã vay, nước cho vay cũng thu được nhiều ưu đãi
của nước đi vat, khi niềm tin vào khả năng sử dụng vốn thì các nước sẵn sàng đầu tư hoặc cho
nước đó vay tiền, do vậy chúng ta sẽ thu hút được nhiều hơn các nguồn vốn từ bên ngoài.
Liên hệ VN
Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất
khu vực và trên thế giới, trở thành địa điểm đầu tư tin cậy, hiệu quả trong mắt các nhà đầu tư
nước ngoài. Báo cáo 2017 của Tổ chức Thương mại và phát triển Liên Hợp quốc đánh giá, Việt
Nam nằm trong Top 12 quốc gia thành công nhất về thu hút FDI.
Theo thống kê chính thức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến tháng 8/2018 Việt Nam, đã
có hơn 26.500 dự án FDI, với tổng vốn đăng ký hơn 334 tỷ USD, vốn thực hiện khoảng 184 tỷ
USD. Đầu tư nước ngoài đã đóng góp gần 20% GDP và là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho
đầu tư phát triển với tỷ trọng khoảng 23,7% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Câu 13: Những nguyên tắc đánh giá hiệu quả đầu tư. Tại sao nó qtrọng? Lấy ví dụ một dự
án thực tế vi phạm nguyên tắc.
 Trang 290

Câu 14: Nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lí nhà nước đầu tư là gì? Tại sao nó
quan trọng. Liên hệ VN
 ( câu 20)

Câu 15: Mối quan hệ giữa đầu tư và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp
xuất phát từ khái niệm, ta biết đầu tư là sự hi sinh nguồn lực hiện tại để tiến hành hoạt động
nào đó nhằm thu hút về kết quả có lợi cho nhà đầu tư trong tương lai. xét về mặt tài chính, kết
quả có lợi ở đây chính là lợi nhuận. còn khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng giành
được và duy trì thị phần trên thị trường với lợi nhuận nhất định. như vậy, hoạt động đầu tư hay
nâng cao khả năng cạnh tranh thì đều phải đáp ứng yêu cầu nhiệm lợi nhuận.

15
Song để đứng vững và tiếp tục thu lợi nhuận, doanh nghiệp phải làm gì? tất nhiên họ phải
sử dụng các nguồn lực vật chất, tài chính hay nói cách khác là phải bỏ tiền ra để nâng cấp máy
móc thiết bị, đổi mới công nghệ, đào tạo, bổ sung kiến thức cho cán bộ quản lý và công nhân,
hay để mua thông tin về thị trường và các đối thủ cạnh tranh… nghĩa là doanh nghiệp tiến hành
“đầu tư”. như vậy, đầu tư và gắn liền với nó là hiệu quả đầu tư là điều kiện tiên quyết của việc
tăng cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Cũng có quan điểm cho rằng, khi vốn chi ra nhiều sẽ tăng giá thành sản phẩm và do đó sản
phẩm sẽ kém cạnh tranh hơn. quan điểm này đặc biệt chi phối các chủ doanh nghiệp trong việc
ra quyết định đầu tư hiện đại hoá công nghệ, dây truyền sản xuất bởi bộ phận này chiếm khối
lượng vốn rất lớn. song ngày nay, khi người tiêu dùng không bận tâm nhiều lắm đến giá cả thì
biện pháp cạnh tranh về giá lại trở nên nghèo nàn, họ muốn hưởng lợi ích cao hơn mà do đó sẵn
sàng mua hàng ở mức giá cao. vì thế, đổi mới thiết bị là để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải
tiến mẫu mã bao bì nhằm thoả mãn khách hàng, đồng thời giảm được mức tiêu hao nguyên vật
liệu, tỷ lệ phế phẩm, giảm các chi phí kiểm tra, tiết kiệm đáng kể chi phí sản xuất cho doanh
nghiệp. mặt khác, tăng năng suất lao động- biện pháp cơ bản để hạ giá thành- chỉ có thể có được
nhờ hiện đại hoá máy móc thiết bị kết hợp với cách tổ chức sản xuất khoa học và đội ngũ công
nhân lành nghề.
mặc dù vậy, các hoạt động đầu tư nêu trên phải mất một thời gian dài mới phát huy tác
dụng của nó. trong ngắn hạn, khi bị chèn ép bởi quá nhiều đối thủ cạnh tranh với mức độ gay gắt,
các doanh nghiệp không thể ngay lập tức rót vốn để mua máy móc hay đào tạo lao động. khi đó,
họ sử dụng các công cụ nhạy cảm hơn với thị trường như: hạ giá bán, khuyến mãi, tặng quà cho
đại lý và các nhà phân phối, chấp nhận thanh toán chậm, tài trợ hay quảng cáo rầm rộ để người
tiêu dùng biết đến và ưa thích sản phẩm của mình… trong trường hợp giá bán không đổi thì tăng
chi phí cho các chiến dịch xúc tiến bán hàng này đã làm doanh nghiệp thiệt đi một phần lợi
nhuận. tuy nhiên, nếu xét từ góc độ hiệu quả của việc tiêu tốn các chi phí này ngoài việc đẩy
mạnh tiêu thụ hàng hoá, chúng còn có tác dụng giao tiếp khuyếch trương- tạo hình ảnh đẹp về
doanh nghiệp trong xã hội cộng với niềm tin từ khách hàng vào chất lượng sản phẩm, lực hút từ
giá bán hợp lý…sẽ làm nổi danh thương hiệu, gia tăng uy tín của doanh nghiệp, đẩy doanh
nghiệp tới vị trí cao hơn trên thương trường. rõ ràng, lúc đó doanh nghiệp có thể nhờ vào uy tín
và vị thế của mình mà thu lợi nhuận nhiều hơn mức trung bình của ngành. nói khác đi, việc chi
dùng vốn hợp lý vào các hoạt động trên là hình thức đầu tư một cách “gián tiếp”, đầu tư vào tài
sản “vô hình” mang tầm chiến lược mà để cạnh tranh – bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng muốn
có.

Câu 16: Hạn chế còn tồn tại trong việc thu hút và sd nguồn vốn ODA tại VN? Nguyên
nhân.
Sau 20 năm tiếp cận dòng vốn ODA lớn và tương đối ổn định từ cộng đồng các nhà tài trợ
quốc tế, tỷ trọng vốn ODA trong tổng thu nhập quốc dân của Việt Nam đang giảm dần và hiện
chiếm chưa đến 2% GDP. Tuy nhiên, các cơ quan hoạch định chính sách bắt đầu cảnh báo: Bên
cạnh những mặt tích cực, ODA và vốn vay ưu đãi cũng đang bộc lộ những hạn chế nhất định,
nếu không cân nhắc kỹ có thể rơi vào bẫy “ODA và vay ưu đãi”.
 Luôn tiềm ẩn nguy cơ làm gia tăng nợ nước ngoài và gia tăng sự phụ thuộc nước ngoài
ODA mang yếu tố chính trị, viện trợ thường gắn với điều kiện kinh tế. Xét về lâu dài
các nhà viện trợ sẽ có lợi về mặt an ninh kinh tế, chính trị khi các nước nghèo phát

16
triển. ODA còn là công cụ để thiết lập và duy trì lợi ích kinh tế và vị thế chính trị cho
các nước tài trợ.
Ví dụ: Năm 2005: Việt Nam nợ 19 tỉ USD
Từ 2006-2010: khoản nợ tăng thêm 17 tỉ USD
Sau 5 năm: khoản nợ sẽ tăng thêm 32 tỉ USD( 34-50% GDP)
 ODA là nguồn vốn có khả năng gây nợ: khi tiếp nhận và sử dụng nguồn vốn ODA do
tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần thường chưa xh, nếu sử dụng không có hiệu quả
nguồn vốn ODA có thể tạo nên sự tăng trưởng nhất thời nhưng sau một thời gian dài
gian lại lâm vào tình trạng nợ nần do không có khả năng trả nợ vì vốn ODA không
được đầu tư trực tiếp cho sản xuất, nhất là cho xuất khẩu, trong khi việc trả nợ lại phải
dựa vào việc xuất khẩu để thu ngoại tệ do đó khi hoạch định chính sách sử dụng vốn
ODA phải phối hợp với các loại nguồn vốn khác để tăng cường sức mạnh kinh tế và
khả năng xuất khẩu.
 ODA làm gia tăng lạm phát: Nợ dẫn đến vay nợ mới nên dẫn đến việc tăng nợ vì tăng
vay. Vòng xoáy này sẽ dẫn đến sự vỡ nợ hoặc vòng xoáy lạm phát
Nợ => tăng nghĩa vụ nợ  => thâm hụt ngân sách => tăng lạm phát . Lúc này nợ  sẽ ngốn hết
các khoản chi ngân sách cho phát triển vàổn định xã hội , làm căng thẳng them trạng thái khát
vốn, hỗn loạn xã hội Chuyên gia của Ngân hàng thế giới tại Việt Nam đã dự báo lạm phát của
Việt Nam năm 2013 lã 8,2% vượt xa dự định của chính phủ ( 6-7%)
 Nguyên nhân: - Vì lãi suất của vốn ODA thấp hoặc bằng 0 nên không thúc đẩy hiệu quả
việc sử dụng nguồn vốn này. Thường mang tính chất trông chờ, ỷ lại. Hiệu quả đầu tư
không cao.
 Việc sử dụng nguồn vốn ODA chịu sự giám sát, những điều kiện kiện nhất định của nhà
tài trợ. Ví dụ như nguồn vốn đầu tư này chỉ được đầu tư vào dự án này, hoặc khoản
mục này mà không được đầu tư vào dự án khác theo quy định, sự kiểm định của nước
tài trợ.

Câu 17: Tác động của FDI đến nước đi đầu tư và nước nhận đầu tư. Liên hệ VN.
 Nước đầu tư:

+ Tích cực:
 Chủ động và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn: Theo MacDougall-Kemp: chênh lệch năng
suất cận biên của vốn Thừa vốn Năng suất cận biên vốn thấp Thiếu vốn Năng suất cận
biên vốn cao Vốn Thông qua FDI TÍCH CỰC
 Thực hiện chính sách chuyển giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận
 Chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, cạnh tranh với các doanh nghiệp nội địa
 Khai thác nguồn tài nguyên nhân công giá rẻ và những lợi thế khác.
 Tranh thủ những ưu đãi từ các nước nhận đầu tư.
+ Tác động tiêu cực
 Khó khăn trong quản lý vốn và công nghệ
 Thâm hụt tạm thời cán cân thanh toán quốc tế
 Việc làm và lao động trong nước

17
 Nguy cơ bắt chước, ăn cắp công nghệ, sản phẩm 2. Tác động của FDI đối với nước đầu

 Nước nhận đầu tư:

+ Tác động tích cực:


 Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
 Bổ sung nguồn vốn cho phát triển kinh tế
 Góp phần phát triển công nghệ
 Nâng cao chất lượng lao động
 Góp phần giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
 Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư
+ Tác động tiêu cực:
 Chuyển giao công nghệ
 Phụ thuộc kinh tế vào nước chủ đầu tư
 Sự xuất hiện doanh nghiệp có vốn FDI có thể gây cạnh tranh khốc liệt
 Tác động đến cán cân thanh toán
 Nhiều doanh nghiệp FDI trốn thế tại nước nhận đầu tư, chủ yếu qua chuyển giá.
 Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên
 Gia tăng khoảng cách giàu nghèo giữa các cá nhân, giữa các vùng nhận được FDI

 Liên hệ Việt Nam:

18
Việt nam có thể thực hiện đầu tư FDI ra nước ngoài
Theo Cục Ðầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Ðầu tư), sau hơn 30 năm hội nhập và phát
triển, đến nay, Việt Nam không chỉ là một quốc gia tiếp nhận đầu tư hàng đầu trong khu vực mà
còn vươn lên, trở thành quốc gia có nhiều doanh nghiệp (DN), dự án đầu tư ra nước ngoài. Hoạt
động đầu tư ra nước ngoài của Việt Nam ngày càng đa dạng, thể hiện rõ nét qua thị trường,
ngành nghề đầu tư, quy mô, hình thức đầu tư, các loại hình kinh tế và DN tham gia đầu tư.

19
Thống kê cho thấy, lũy kế từ năm 1989 đến nay, Việt Nam đã đầu tư ra nước ngoài hơn 22
tỷ USD với các lĩnh vực thế mạnh của Việt Nam là nông nghiệp, lâm nghiệp, năng lượng và viễn
thông. Trong đó, tập trung tại các nước như Lào, Campuchia và Myanmar với vốn đầu tư chiếm
gần 40% tổng vốn đầu tư ra nước ngoài của DN Việt Nam. Riêng trong 11 tháng đầu năm 2019,
đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài, có 148 dự án được cấp mới giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn của phía Việt Nam là 353,8 triệu USD; có 29 lượt dự án điều chỉnh vốn với số vốn tăng
thêm là 105 triệu USD. Tính chung tổng vốn đầu tư của Việt Nam ra nước ngoài (vốn cấp mới và
tăng thêm) 11 tháng năm 2019 đạt 458,8 triệu USD, trong đó lĩnh vực bán buôn bán lẻ, sửa chữa
ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác đạt 118,2 triệu USD, chiếm 25,8% tổng vốn đầu tư;
nông, lâm nghiệp và thủy sản đạt 65,6 triệu USD, chiếm 14,3%; hoạt động chuyên môn, khoa
học và công nghệ đạt 60 triệu USD, chiếm 13,1%; hoạt động kinh doanh bất động sản 59,3 triệu
USD, chiếm 12,9%.

Xét theo địa bàn đầu tư, trong 11 tháng năm 2019, đã có 31 quốc gia, vùng lãnh thổ nhận
đầu tư của Việt Nam, trong đó Australia là nước dẫn đầu với 141,3 triệu USD, chiếm 30,8%;
Hoa Kỳ 93,4 triệu USD, chiếm 20,4%; Tây Ban Nha 59,8 triệu USD, chiếm 13%; Campuchia
50,7 triệu USD, chiếm 11,1%; Singapore 48 triệu USD, chiếm 10,5%. Trong số các quốc gia tiếp
nhận đầu tư từ các DN của Việt Nam, Lào và Campuchia là những nước có số lượng dự án và
tổng số vốn cam kết đầu tư lớn nhất.

Không bó hẹp khu vực châu Á, DN Việt Nam còn mở rộng địa bàn sang Australia, New
Zealand, Mỹ, Canada, Haiti, Cameroon… Để đón đầu cho dòng vốn đầu tư này, hàng loạt ngân
hàng Việt Nam đã “theo chân” DN Việt ra nước ngoài như: BIDV, VietinBank, Sacombank,
MB, SHB… Trong quá trình đầu tư đó, các DN Việt Nam gặp nhiều thuận lợi về sự gần gũi giữa
các quốc gia, quan hệ ngoại giao hữu nghị tốt đẹp, được sự ủng hộ của chính quyền nước sở
tại… nên hoạt động đầu tư đã mang lại nhiều kết quả khả quan, đóng góp tích cực vào sự phát
triển kinh tế - xã hội.

Vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài của DN Việt Nam trải qua các giai đoạn thăng trầm, bắt
đầu manh nha những dự án đầu tiên từ những năm 1989, sau đó tăng trưởng mạnh về số dự án và
vốn đăng ký từ khi Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 quy định
về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài. Tuy nhiên, sự khởi sắc của hoạt động đầu tư ra nước ngoài của
DN Việt Nam thực sự bắt đầu nhờ nỗ lực chuẩn hóa thủ tục đầu tư gắn với hoàn thiện hành lang
pháp lý phù hợp với bối cảnh mới.

Thực tế cho thấy, kể từ khi Nghị định số 83/2015/NĐ-CP hướng dẫn về đầu tư ra nước
ngoài được Chính phủ ban hành, việc mở rộng phạm vi đầu tư, kinh doanh ở nước ngoài của DN
trong nước đã được tạo điều kiện thuận lợi hơn. Ngoài ra, bên cạnh việc tham mưu, ban hành
luật và các nghị định, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã ban hành Thông tư số 03/2018/TT-BKHĐT
ngày 17/10/2018 hướng dẫn và ban hành mẫu văn bản thực hiện thủ tục đầu tư ra nước ngoài,
góp phần chuẩn hóa thủ tục pháp lý cho hoạt động đầu tư ra nước ngoài, vừa tạo môi trường
thông thoáng, vừa giúp cơ quan quản lý nhà nước tăng cường hiệu lực quản lý với các dự án
ngoài lãnh thổ Việt Nam...

20
Nhờ đó, đến nay, hoạt động đầu tư ra nước ngoài đã tạo được những dấu ấn nhất định.
Nhiều tập đoàn, tổng công ty, DN có vốn đăng ký đầu tư ra nước ngoài đã vượt ngưỡng 1 tỷ
USD như: Tập đoàn Dầu khí Việt Nam, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ
phần Hoàng Anh - Gia Lai...

Câu 18: Nâng cao thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam.
Tình hình thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam
Kể từ khi nguồn vốn ODA bắt đầu đổ vào Việt Nam (năm 1993) đến nay, công tác vận
động, thu hút và sử dụng ODA của Việt Nam đã thu được nhiều kết quả tích cực, thể hiện ở 3 chỉ
tiêu chủ yếu: Vốn ODA cam kết, vốn ODA ký kết và vốn ODA giải ngân. Số liệu của Bộ Kế
hoạch và Đầu tư cho thấy, hơn 20 năm qua, các nhà tài trợ đã cam kết dành cho Việt Nam trên
78,195 tỷ USD vốn ODA, trong đó đã ký kết hiệp định chính thức 58,463 tỷ USD. Với 37,597 tỷ
USD vốn giải ngân, rất nhiều chương trình, dự án sử dụng vốn ODA đã được đưa vào sử dụng,
tạo nền tảng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam, góp phần vào xóa đói, giảm
nghèo.
Theo thống kê của Bộ Tài chính, nguồn vốn đầu tư nước ngoài ODA trong những năm qua
được đầu tư chủ yếu vào lĩnh vực hạ tầng giao thông, phát triển nông nghiệp, nông thôn và xóa
đói giảm nghèo. Cùng với kế hoạch sử dụng hiệu quả nguồn vốn ODA thì Việt Nam cũng đã
thực hiện có hiệu quả chương trình tái cơ cấu lại các khoản nợ nước ngoài, giảm nghĩa vụ trả nợ
cho Chính phủ trên 12 tỷ USD, góp phần quan trọng vào việc tái cơ cấu nguồn ngân sách nhà
nước và tập trung vốn cho việc thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Các dự án của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) tại Việt Nam đạt tỷ lệ thành công
82,1%, cao hơn tỷ lệ của một số nước như Ấn Độ (65,2%), Indonesia (63,2%), Philippines
(45,5%)… Những công trình trọng điểm đã hoàn thành và đang triển khai như: Quốc lộ 1A,
Quốc lộ 3, 5, 10; Đường cao tốc TP. Hồ Chí Minh - Long Thành - Dầu Giây; Đường xuyên Á
TP. Hồ Chí Minh - Mộc Bài kết nối với hệ thống đường bộ Campuchia và Thái Lan; Dự án xây
dựng nhà ga hành khách T2- Cảng hàng không Nội Bài; Dự án nước sạch và vệ sinh môi trường
khu vực nông thôn Đồng bằng Sông Cửu Long, Đồng bằng sông Hồng; Dự án hạ tầng giao thông
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, Nhà máy nhiệt điện Ô Môn 2… đã thể hiện rõ tính hiệu quả
của việc sử dụng nguồn vốn ODA.
Báo cáo của Văn phòng Ban Chỉ đạo quốc gia về ODA cho thấy, chỉ riêng năm 2014, công
tác vận động và thu hút vốn ODA, tổng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết đạt 4.362,13 triệu
USD (4.160,08 triệu USD vốn ODA và vay ưu đãi, 202,05 triệu USD viện trợ không hoàn lại),
bằng khoảng 68% của năm 2013. Mặc dù lượng vốn ODA và vốn vay ưu đãi ký kết năm 2014
giảm song tình hình giải ngân lại có những cải thiện đáng ghi nhận. Giải ngân vốn ODA và vốn
vay ưu đãi năm 2014 đạt khoảng 5,6 tỷ USD (vốn vay là 5,25 tỷ USD, viện trợ không hoàn lại là
350 triệu USD), cao hơn 9% so với năm 2013.
Trong tổng số vốn giải ngân có khoảng 2,45 tỷ USD thuộc nguồn vốn xây dựng cơ bản,
khoảng 2,1 tỷ USD thuộc nguồn vốn cho vay lại, khoảng 318 triệu USD thuộc nguồn vốn hành
chính sự nghiệp và khoảng 732 triệu USD từ các khoản hỗ trợ ngân sách. Các nhà tài trợ quy mô
lớn vẫn tiếp tục duy trì mức giải ngân cao như Cơ quan hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) 1,773
tỷ USD, Ngân hàng thế giới (WB) 1,386 tỷ USD, ADB là 1,058 tỷ USD.

21
Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi huy động vẫn tiếp tục được ưu tiên sử dụng để hỗ trợ
phát triển hạ tầng kinh tế - xã hội; trong đó, các ngành giao thông vận tải, năng lượng và công
nghiệp, môi trường và phát triển đô thị chiếm tỷ trọng khá lớn (trên 70%). Các ngành nông
nghiệp, y tế, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ… chiếm tỷ trọng khiêm tốn (trên 20%)

Nâng cao hiệu quả thu hút và sử dụng vốn ODA
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tình hình thực hiện và giải ngân các chương trình, dự án
ODA và vốn vay ưu đãi tuy có những chuyển biến tích cực song vẫn còn chậm hơn so với tiến
độ đã cam kết. Bên cạnh đó, mức giải ngân giữa các ngành, lĩnh vực và giữa các địa phương còn
chưa đồng đều. Xét theo địa phương, giải ngân của các thành phố lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí
Minh cao hơn nhiều so với các địa phương khác.
Công tác quản lý, sử dụng vốn ODA cũng còn một số hạn chế. Hạn chế và yếu kém mang
tính tổng hợp nhất có thể kể tới, đó là năng lực hấp thụ nguồn vốn ODA quốc gia cũng như ở cấp
ngành và địa phương chưa đáp ứng được yêu cầu. Bên cạnh đó, thời gian xem xét và phê duyệt
danh mục tài trợ của các cơ quan trước khi trình Thủ tướng Chính phủ còn kéo dài; Vẫn còn
nhiều vướng mắc liên quan đến quy định quản lý rút vốn hay liên quan đến việc sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi đối với các hạng mục chi tiêu thường xuyên vì sự nghiệp phát triển; liên
quan đến cơ chế tài chính trong nước đối với các khoản vay ODA và vốn vay ưu đãi; khác biệt
về quy trình, thủ tục giữa Việt Nam và nhà tài trợ…
Hơn nữa, trong bối cảnh hội nhập sâu vào nền kinh tế khu vực và trên thế giới, Việt Nam
cần chứng tỏ được thế mạnh và tiềm năng phát triển của mình, khi đó mới có thể thu hút tốt hơn
nữa nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. Do đó, để nâng cao hiệu quả tiến độ giải ngân và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn ODA, các bộ, ngành, địa phương cần tích cực hơn nữa trong việc tháo gỡ
khó khăn, vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị dự
án, vốn đối ứng.
Về phía các cơ quan quản lý nhà nước nguồn vốn ODA, cơ quan chủ quản, chủ dự án và
các nhà tài trợ cần tổ chức thường xuyên các cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện, xác định
và kịp thời xử lý các vướng mắc nảy sinh; thúc đẩy tiến độ thực hiện và nâng cao tỷ lệ giải ngân
các chương trình, dự án ODA. Đặc biệt, để nâng cao hiệu quả trong việc thu hút nguồn vốn ODA
và vốn đầu tư nước ngoài, Việt Nam cần phải giải quyết tốt những vấn đề sau:
Thứ nhất, chuẩn bị đầy đủ, kịp thời nguồn vốn đối ứng cho các chương trình và dự án ODA
để các dự án này đạt tỷ lệ giải ngân cao và nhanh nhất.
Thứ hai, đồng nghĩa với việc Việt Nam trở thành nước có thu nhập trung bình thấp, nguồn
vốn vay ODA không hoàn lại và nguồn vốn vay có ưu đãi thấp cho Việt Nam sẽ giảm. Tình hình
này đòi hỏi Việt Nam cần tăng cường năng lực và cải tiến mạnh mẽ trong thực hiện dự án ODA,
sử dụng tập trung hơn để đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội quy mô lớn và tạo ra tác động
lan tỏa đối với sự phát triển chung của cả nước.
Thứ ba, hoàn thiện các văn bản pháp lý, đổi mới trong quy trình và thủ tục quản lý dự án
ODA trên cơ sở kết hợp tham khảo những quy chuẩn của các nhà tài trợ, nhất là đối với các thủ
tục: Đấu thầu mua sắm; đền bù, di dân và tái định cư; quản lý tài chính của các chương trình, dự
án…

22
Thứ tư, cần có những chính sách và thể chế phù hợp để tạo môi trường cho các mô hình
viện trợ mới. Trong đó, khuyến khích sự tham gia của tư nhân và các tổ chức phi chính phủ.
Ngoài ra, cần hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ tiếp cận mô hình viện trợ mới, để nâng cao hiệu
quả sử dụng, giảm bớt các thủ tục và góp phần cải thiện các hệ thống quản lý theo chuẩn mực
quốc tế.
Thứ năm, cần xác định các ưu tiên đầu tư khi sử dụng vốn ODA và nâng cao công tác giám
sát, theo dõi và đánh giá dự án; đồng thời, nâng cao năng lực và nhận thức cho đội ngũ tham gia
quản lý, sử dụng nguồn vốn ODA. Bản chất ODA vẫn là khoản vay và có nghĩa vụ phải trả nợ,
cho nên cần loại bỏ tư tưởng “xin” ODA trong một bộ phận cán bộ ở các cấp, đã dẫn đến chưa
quan tâm đầy đủ đến việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn này.
Thứ sáu, cần nghiên cứu kế hoạch và chiến lược giảm dần nguồn vốn ODA, đặc biệt là vốn
ODA có điều kiện, đồng thời, tăng cường thu hút các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác như
FDI. Với cách làm này, Việt Nam không chỉ duy trì được sự gia tăng của tổng vốn đầu tư mà còn
cải thiện được hiệu quả của tất cả các nguồn vốn, bao gồm cả vốn ODA.

Câu 19: Điều gì tạo nên sức hút FDI vào Việt Nam:
Tăng trưởng nhanh và ổn định
Việt Nam nằm ở khu vực Đông Nam Á, một trong những khu vực tế phát triển và năng
động nhất thế giới hiện nay. Đặc biệt, với hơn 3.000 km bờ biển và nằm ngay cửa ngõ của khu
vực, Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển các cảng nước sâu và như
giao thương toàn cầu.
Khí hậu nhiệt đới với hai miền khí hậu khác nhau và các mùa rõ rệt cũng cho Việt Nam
nhiều lợi thế trong việc phát triển nông nghiệp, và trở thành một nguồn cung cấp nông-lâm-thủy
hải sản tương đối trọng điểm cho khu vực và thế giới.
Mặc dù liên tục phải đối mặt với những bất ổn và thách thức khi kinh tế thế giới trải qua
giai đoạn suy thoái khoảng 10 năm gần đây, Việt Nam vẫn duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP
trung bình trên 6%/năm. Chính phủ Việt Nam tự tin đặt ra mục tiêu trở thành nước có thu nhập
trung bình cao vào năm 2035, và tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn sắp tới là 7%.
Tốc độ tăng trưởng cao và ổn định qua nhiều năm luôn là một điểm hấp dẫn các nhà đầu tư,
đồng thời giúp Việt Nam nâng cao vị thế cạnh tranh trong cuộc đua thu hút vốn đầu tư so với các
nước khác trong khu vực.
Bên cạnh các thành tựu về kinh tế, Việt Nam cũng rất thành công trong việc duy trì sự ổn
định các chỉ số kinh tế vĩ mô khác. Tỷ lệ lạm phát những năm gần đây được kiểm soát tốt ở mức
dưới 5%. Tỷ giá ngoại hối luôn được duy trì ở mức ổn định, không có những biến động bất
thường ảnh hưởng đến kinh tế. Tăng trưởng tín dụng cũng được kiểm soát chặt chẽ.
Sự gia tăng nhanh của tầng lớp trung lưu trong những năm qua cũng là một điểm quan
trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đặc biệt là ngành tiêu dùng và bán lẻ, vì họ là lực
lượng tiêu dùng hùng hậu có trình độ và nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống. Đây cũng là
động lực chính trong việc biến thị trường tiêu dùng nội địa Việt Nam thành một trong những thị
trường hấp dẫn nhất hiện nay.

23
Dân số Việt Nam đến nay đã gần tới cột mốc 100 triệu dân, đứng thứ 14 trên thế giới, với
khoảng 60% trong độ tuổi dưới 35. Đây là nguồn lao động trẻ, khỏe, năng động, có tiềm năng và
khả năng tiếp thu kiến thức tiên tiến để đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế tri thức, đặc biệt
khi cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang bùng nổ.
Việt Nam đã ký kết rất nhiều hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa
phương, như Hiệp định Thương mại song phương với Mỹ, Hàn Quốc, Liên minh châu Âu (hiệu
lực vào năm 2018), trở thành thành viên đầy đủ của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), tham
gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC),... và đang tiếp tục tham gia đàm phán trong nhiều thỏa
thuận thương mại khác.
Điều này khẳng định vai trò và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong kinh tế
toàn cầu, cũng như thể hiện quyết tâm hội nhập và tuân thủ luật chơi trong thương trường quốc
tế.
Thị trường có tính cạnh tranh cao
Để đạt được những thành quả về kinh tế và chính trị như đã nêu ở trên, Việt Nam đã và
đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như: tính minh bạch trong kinh doanh vẫn còn
ở mức thấp, thủ tục hành chính vẫn còn gây mất nhiều thời gian và khó khăn cho các nhà đầu tư,
… Vai trò của Chính phủ trong việc phát huy các lợi thế của Việt Nam và vượt qua các thách
thức là vô cùng quan trọng. Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Chính phủ nhiệm kỳ hiện
tại đã thể hiện quyết tâm trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp được kinh
doanh trong một môi trường bình đẳng, và cạnh tranh lành mạnh.  Chính phủ đã có chủ trương
và triển khai hành động quyết liệt thông qua các nghị quyết về cải thiện môi trường kinh doanh,
hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Bên cạnh đó, Chính phủ Việt Nam đang thực hiện nhiều chính sách nhằm nâng cao năng
lực cạnh tranh quốc gia, đồng thời thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế và chuyển đổi mô hình tăng
trưởng, trong đó tập trung vào tái cơ cấu đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống tài
chính - ngân hàng.
Ngoài việc tiếp tục triển khai các chính sách ưu đãi thu hút đầu tư nước ngoài như miễn
giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, miễn thuế nhập khẩu một số ngành hàng, miễn giảm tiền thuê
và sử dụng đất,… Chính phủ cũng cam kết tiếp tục cải cách thủ tục hành chính tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư.
Các báo cáo của Ngân hàng Thế giới đã ghi nhận nỗ lực của Việt Nam trong việc cải cách
thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến thực hiện nghĩa vụ thuế. Cụ thể, Bộ
Công Thương gần đây đã cắt giảm và đơn giản hóa 675 điều kiện kinh doanh thuộc lĩnh vực
quản lý của Bộ này.
Tóm lại, mặc dù còn nhiều thách thức và khó khăn, Việt Nam vẫn được đánh giá là một thị
trường có tính cạnh tranh cao, với sự ổn định về an ninh xã hội và sự tăng trưởng hấp dẫn.
Tình hình thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam trong hai năm vừa qua
cũng hết sức ấn tượng, mặc dù thế giới có nhiều diễn biến không thuận lợi.
Năm 2016, vốn FDI đăng ký đạt khoảng 27 tỷ USD và vốn đầu tư thực hiện đạt 15,8 tỷ
USD, đều tăng khoảng 11% so với năm trước. 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã thu hút được

24
hơn 25 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp. Những con số ấn tượng này minh chứng cho sức thu hút của
Việt Nam đối với giới đầu tư trong quá khứ, hiện tại, cũng như tương lai.
Bên cạnh đó, sự có mặt của những đơn vị kiểm toán - tư vấn có độ tin cậy cao, kinh nghiệm
hoạt động trên toàn cầu, và am hiểu thị trường nội địa sẽ giúp các nhà đầu tư tự tin khi quyết
định đầu tư và hoạt động ở Việt Nam, vì họ có khả năng trợ giúp các nhà đầu tư nước ngoài tuân
thủ đúng các yêu cầu, quy định tại Việt Nam, tiến tới tận dụng được tối đa những lợi ích mà các
ưu đãi của Chính phủ đem lại.

Câu 20: Trình bày các nguyên tắc quản lý đầu tư và làm rõ sự cần thiết phải tuân thủ các
nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư. Liên hệ với thực tiễn ở Việt Nam
Trong công tác quản lý đầu tư phải quán triệt các nguyên tắc sau:
1. Sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài hòa giữa mặt kinh tế và mặt xã hội.
Đảm bảo sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế Kết hợp hài hòa giữa kinh tế và xã hội:thể
hiện trong việc xác định cơ chế pháp lý đầu tư, đặc biệt là cơ cấu đầu tư theo các địa phương,
vùng lãnh thổ, thành phần kinh tế đều nhằm mục đích phục vụ cho việc thực hiện các mục tiêu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ.
- Cơ chế quản lý đầu tư: là sản phẩm chủ quan của chủ thể quản lý trên cơ sở nhận thức và
vận dụng các quy luật khách quan vào phù hợp với điều kiện, đặc điểm của hoạt động đầu tư. Nó
là công cụ để chủ thể quản lý điều chỉnh hoạt động đầu tư, thể hiện ở các hình thức tổ chức quản
lý và phương pháp quản lý.
- Cơ cấu đầu tư: CCĐT là một phạm trù phản ánh mối quan hệ về chất lượng và số lượng
giữa các yếu tố cấu thành bên trong của hoạt động đầu tư cũng như giữa các yếu tố tổng thể các
mối quan hệ hoạt động kinh tế khác trong quá trình tái sản xuất xã hội.
- Cơ cấu đầu tư hợp lý: CCĐT hợp lý là CCĐT phù hợp với các quy luật khách quan, các
điều kiện kinh tế - xã hội, lịch sử cụ thể trong từng giai đoạn, phù hợp và phục vụ chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội của từng cơ sở, ngành, vùng và toàn nền kinh tế, có tác động tích cực
đến việc đổi mới cơ cấu kinh tế theo hướng ngày càng hợp lý hơn, khai thác và sử dụng hợp,
khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn lực trong nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập, phù hợp với xu
thế kinh tế, chính trị của thế giới và khu vực.
-Chuyển dịch cơ cấu đầu tư: Sự thay đổi của CCĐT từ mức độ này sang mức độ khác, phù
hợp với môi trường và mục tiêu phát triển gọi là chuyển dịch CCĐT. Sự thay đổi CCĐT không
chỉ bao gồm thay đổi về vị trí ưu tiên mà còn là sự thay đổi về chất trong nội bộ cơ cấu và các
chính sách áp dụng. Về thực chất chuyển dịch CCĐT là sự điều chỉnh về cơ cấu vốn, nguồn vốn
đầu tư, điều chỉnh cơ cấu huy động và sử dụng các loại vốn và nguồn vốn... phù hợp với mục
tiêu đã xác định của toàn bộ nền kinh tế, ngành, địa phương và các cơ sở trong từng thời kỳ phát
triển.
*Nguyên tắc  được thể hiện:
- Thể hiện ở vai trò quản lý của Nhà nước trong đầy tư. Nhà nước xác định chiến lược, quy
hoạch, kế hoạch và sử dụng hệ thống các cơ chế chính sách để hướng dẫn thực hiện các mục tiêu
pt KTXH trong từng thời kỳ, phát huy được tính chủ động sang rạo của các cơ sở.

25
-Thể hiện ở chính sách đối với người lao động trong đầu tư, chính sách bảo vệ môi trường,
chính sách bảo vệ quyền lợi của người tiêu dung.
-Thể hiện ở việc giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và cân bằng xã hội, giữa
phát triển kinh tế và an ninh quốc phòng, giữa yêu cầu phát huy nội lực và tăng cường hợp tác
quốc tế trong đầu tư.
* Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư:
Khi áp dụng nguyên tắc này hoạt động đầu tư sẽ thực hiện được đúng các mục tiêu cả về vi
mô và vĩ mô vì nó xuất phát từ đòi hỏi khách quan: kinh tế quyết định chính trị, chính trị là sự
biểu hiện tập trung của kinh tế. Nó tác động tích cực hay tiêu cực đến sự phát triển kịnh tế. Ngoài
ra sự kết hợp hài hòa mới tạo động lực cho sự phát triển kinh tế và đồng thời nó thể hiện một mặt
giữa sự thống nhất giữa kinh tế và chính trị
* Thực tiễn ở Việt Nam:
- Ở Việt Nam, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì chính sách của Đảng là cơ sỏ
của mọi biện pháp lãnh đạo và hướng dẫn sự phát triển không ngừng của nền KT.
- Đảng vạch ra đường lối, chủ trương phát triển KTXH. Đảng chỉ rõ con đường, biện pháp,
phương tiện để thực hiện đường lối, phương tiện, chủ trương đã vạch ra.
- Đảng phải động viên được đông đảo quần chúng đoàn kết, nhất trí thực hiện đường lối,
chủ trương đã đặt ra.
- Nhà nước phải biến chủ trương, đường lối của Đảng thành KH và triển khai, giám sát việc
thực hiện KH
-Nước ta đổi mới kinh tế đi trước một bước, từng bước đổi mới hệ thống chính trị, ổn định
chính trị. Vấn đề đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị cho phù hợp với nhau và phù hợp với định
hướng phát triển kinh tế là vấn đề trọng tâm của nước ta trong 20 năm đổi mới, và hiện nay nền
kinh tế và tình hình chính trị của chúng ta được đảm bảo thống nhất và là một trong những thuận
lợi của nước ta so với nhiều cường quốc trên thế giới.
2.Nguyên tắc tập trung dân chủ
* Quản lý hoạt động đầu tư vừa phải đảm bảo nguyên tắc tập trung lại vừa phải đảm bảo
nguyên tắc dân chủ. Nguyên tắc này đòi hỏi công tác quản lý đầu tư cần phải theo sự lãnh đạo
thống nhất từ một trung tâm đồng thời phát huy được tính chủ động sáng tạo của các đơn vị thực
hiện đầu tư.
*Biểu hiện của nguyên tắc tập trung:
- Xây dựng và thực hiện các kế hoạch đầu tư, thực thi các chính sách và hệ thống luật pháp
có liên quan đến đầu tư đều nhằm đáp ứng mục tiêu pt KTXH của đất nước trong từng thời kỳ.
- Thực hiện chế độ một thủ trưởng và quy định rõ trách nhiệm của từng cấp trong quá trình
thực hiện quản lý hoạt động đâug tư
- Biểu hiện của nguyên tắc dân chủ:

26
- Phân cấp trong thực hiện đầu tư, xác định rõ vị trí , trách nhiệm, quyền hạn các cấp của
chủ thếtham gia quá trình đầu tư.
-Chấp thuận cạnh tranh trong đầu tư
-Thực hiện hạch toán kinh tế đối với các công cuộc đầu tư
- Trong hoạt động đầu tư, nguyên tắc tập trung dân chủ được vận dụng ở hầu hết các khâu
công việc
*Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý hoạt động đầu tư
Tuân thủ nguyên tắc này giúp cho việc quản lý mới thực hiện được trong đầu tư (đặc biệt là
trong vĩ mô). Mọi hoạt động, mục tiêu đều nằm trong mục đích phát triển của chiến lược pt
KTXH.Nguyên tắc này được áp dụng khắc phục được tình trạng đầu tư vô trách nhiệm, hiệu quả
đầu tư cao. Nguyên tắc này đảm bảo tập trung nhưng vẫn dân chủ nên phát huy được tính sang
tạo
*Thực tiễn ở Việt Nam:Nguyên tắc này ở Việt Nam đã được áp dụng,nó được quy định
thành văn bản luật, cụ thể là tại nghị định 12 số 12/2009/ND/CP và thông tư 03/2009/TT/BXD
quy định chi tiết 1 số nội dung của nghị định 12, trong đó có thể hiện rát rõ ràng nguyên tắc tập
trung dân chủ.
3. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp với quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ.
* Đây là một trong các nguyên tắc trong công tác quản lý kinh tế. Nguyên tắc này xuất phát
từ sự kết hợp khách quan trong xu hướng của sự phát triển kt, đó là chuyên môn hóa theo ngành
và phân bố sản xuất theo vùng, lãnh thổ.
*Chức năng quản lý theo địa phương và vùng lãnh thổ
-Chịu trách nhiệm quản lý về hành chính và xã hội đối với mọi đối tượng đóng tại địa
phương ko phân biệt kinh tế TƯ hay địa phương.
-Nhiệm vụ cụ thể: Các cơ quan địa phương có nhiệm vụ xây dựng chiến lược quy hoạch kế
hoạch và chính sách phát triển kinh tế trên địa bàn, quản lý co sở hạ tầng, tài nguyên, môi
trường, đời sống an ninh trật tự xã hội
*Chức năng các cơ quan quản lý ngành
-Các bộ ngành, tổng cục của TƯ chịu trách nhiệm quản lý chủ yếu những vấn đề kinh tế kỹ
thuật của ngành mình đối với tất cả các đơn vị không phân biệt kinh tế TƯ hay ggiaj phương hay
các thành phần kinh tế
-Nhiệm vụ cụ thể:Xác định chiến lược quy hoạch, kế hoạch, các chính sách phát triển kinh
tế toàn ngành. Ban hành những quy định quản lý ngành như các định mức, các chuẩn mực, các
quy phạm kỹ thuật, đồng thời các cơ quan này cũng thực hiện chức năng quản lý NN về kt đối
với hoạt động đầu tư thuộc ngành.
*Các hình thức phối hợp giữa các bộ, ngành và địa phương như sau:
+Tham quản: là một vấn đó do một chủ thể ngành hoặc lãnh thổ có thẩm quyền quyết
nhưng tham khảo ý kiến của bên kia để quyết định của bên mình thêm sáng suốt.

27
+Hiệp quản: giống như tham quản nhưng ý kiến của bên kia là điều kiện cần phải có để tạo
nên tính hợp pháp cho một quyết định quản lý nào đó.
+Đồng quản; là khi 2 cơ quan theo ngành hoặc theo lãnh thổ liên tịch ra văn bản và ra
quyết định quản lý.
*Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này trong công tác quản lý đầu tư:
Kết quả trực tiếp của đầu tư là các công trình, tài sản cố định huy động. Nó hình thành nên
các doanh nghiệp hoạt động theo công trình đầu tư. Các doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau, và cùng chịu sự quản lý của các Bộ ngành, tạo ra cơ cấu đầu tư nhất định . Các doanh
nghiệp đóng trên địa phương chịu sự quản lý của UBND các cấp nên chúng có mối quan hệ về
mặt đời sống xã hội. Chúng cấn phải kết hợp với nhau, kết hợp giữa các Bộ ngành và UBND địa
phương để khai thác lợi thế của địa phương, vùng lãnh thổ và tạo cơ cấu đầu tư hợp lý.
* Thực tiễn tại Việt Nam: Trong 20 năm đổi mới vừa qua Việt Nam chúng ta đã đạt được
nhiều thành tựu trong việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, tuy
nhiên vẫn còn nhiều hạn chế do nguồn lực yếu kém, việc kết hợp giữa các Bộ, ngành, địa
phương chưa thực sự có hiệu quả, do vậy chưa khai thác được tối đa lợi thế của các địa phương,
vùng lãnh thổ. còn nhiều quy hoạch không hợp lý ...
4. Nguyên tắc kết hợp hài hòa giữa các lợi ich trong đầu tư
*Đầu tư tạo ra lợi ích, có rất nhiều loại lợi ích như lợi ích kinh tế và xã hội, lợi ích Nhà
nước, lợi ích tập thể và cá nhân, lợi ích trực tiếp, lợi ích gián tiếp....
*Biểu hiện của nguyên tắc này :
Là kết hợp hài hòa giữa các lợi ích trên và giữa các cá nhân, tập thể, người lao động, chủ
đầu tưm chủ thầu.... Sự kết hợp này được đảm bảo bằng các chính sách của Nhà nước, bằng hoạt
động thỏa thuận giữa các đối tượng tham gia quá trình đầu tư bằng việc thực hiện luật đấu thầu.
*Sự cần thiết phải tuân thủ nguyên tắc này:
-Trong công tác quản lý đầu tư phải có sự kết hợp hài hòa mới có thể thực hiện được và đạt
hiệu quả kt.Thực tiễn trong hoạt động đầu tư và hoạt động kt cho thấy lợi ích là yếu tố chi phối.
Những lợi ích đó có thể thống nhất có thể mâu thuẫn với nhau, do đó cần phải có sự kết hợp hài
hòa
Tuy nhiên với một số hoạt động đầu tư và trong môi trường đầu tư nhất định, lợi ích của
NN và XH bị xâm phạm, do vậy cần có những chính sách, quy chế và biện pháp để ngăn chặn
mặt tiêu cực.
5. Nguyên tắc tiết kiệm và hiệu quả
*Nguyên tắc này nói lên tiết kiệm để nâng cao hiệu quả hoạt động đầu tư:
-Tiết kiệm được hiểu là tiết kiệm chi phí đầu vào, tiết kiệm trong việc sử dụng tài nguyên
thiên nhiên, tiết kiệm thời gian, TK lao động và đảm bảo đầu tư có trọng tâm trọng điểm, đầu tư
đồng bộ.
-Hiệu quả: Với một số vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế xã hội lớn nhất
hay đạt được hiệu quả đã dự kiến.'

28
-Biểu hiện của nguyên tắc này: Đối với chủ đầu tư thì lợi nhuận là lớn nhất, đối với NN thì
mức đóng góp cho NS là lớn nhất, mức tăng thu nhập cho lao động, tạo việc làm cho người lao
động, bảo vệ môi trường, tăng trưởng phát triển văn hóa giáo dục và sự nghiệp phúc lợi công
cộng.
*Sự cần thiết phải áp dụng nguyên tắc này: Trong điều kiện nguồn lực khan hiếm, nhu cầu
vốn đầu tư lớn hơn nguồn lực thì cần áp dụng nguyên tắc này để tăng quy mô vốn.
*Thực tiến tại VN:
-Nước ta còn tình trạng thất thoát và lãng phí xảy ra trầm trọng, đầu tư không trọng tâm
trọng điểm, tài nguyên khai thác không hiệu quả...
-Nguyên nhân thất thoát vốn ĐT cơ bản ở VN:
+ Qui hoạch sai. ĐT không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp.
+ Thất thoát lãng phí trong khâu xác định chủ trương ĐT.
+ Thất thoát lãng phí trong khâu thẩm định, phê duyệt, thiết kế.
+ Thất thoát lãng phí trong khâu kĩ thuật, tổng dự toán.
+ Thất thoát lãng phí trong khâu KHH ĐT.
+ Thất thoát lãng phí trong khâu đấu thầu, XD.
+ Thất thoát lãng phí do công tác chuẩn bị XD.
+ Thất thoát lãng phí do khâu tổ chức thực hiện ĐT.
+ Thất thoát lãng phí do cơ chế quản lý giá trong XD, do khâu thanh toán, quyết toán vốn
ĐT DA hoàn thành.
6. Nguyên tắc tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý NN về ĐT.
Nguyên tắc này đòi hỏi:
-Các cơ quan NN thực hiện quản lý ĐT phải nghiêm chỉnh chấp hành hệ thống luật pháp
mà không được quản lý một cách chủ quan, tùy tiện.
-Phải XD và hoàn chỉnh hệ thống luật pháp.
-Phải GD PL cho người dân.
- Xử lý một cách nghiêm minh mọi hành vi vi phạm PL.

Câu 21: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi lập kế hoạch đầu tư. Liên hệ thực tế ở
Việt Nam.
T159 GT
(1) Kế hoạch đầu tư phải dựa vào quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quốc
gia, ngành, địa phương và cơ sở:

29
-Nó hướng các đến mục tiêu chung và đảm bảo các ngành, vùng lãnh thổ khai thác, huy
động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, phát huy được lợi thế so sánh.
- Hướng kế hoạch đầu tư đó đạt được các mục tiêu phát triển lâu dài và hướng đến sự phát
triển bền vững, tránh được tình trạng đầu tư tự phát, manh mún, tạo ra sự đồng bộ cũng như hiệu
quả tổng thể trong đầu tư.
- Dựa trên từ tình hình cung cầu của thị trường, do đó nếu kế hoạch đầu tư xây dựng căn cứ
vào đó=> đảm bảo đáp ứng đúng và đầy đủ đòi hỏi thực tế của thị trường, từ đó sẽ đem lại tính
khả thi cao của dự án đầu tư.
(2) Kế hoạch đầu tư phải xuất phát từ tình hình cung cầu của thị trường:
- Căn cứ vào tín hiệu thị trường cho biết
+nên đầu tư cái gì sẽ có lợi nhất, phù hợp với thị trường nhất
+ đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển của sản phẩm cũng như dự án.
+đầu tư bao nhiêu vốn, từ đó có kế hoạch cụ thể để xây dựng phương án nguồn vốn cũng
như các nguồn lực khác để đảm bảo và có hiệu quả nhất cho dự án.
+nên đầu tư khi nào, thời điểm đầu tư cũng có quyết định rất quan trọng đến việc phát huy
dự án sau này cũng như cơ hội đầu tư của dự án, sự thành công hay thất bại của dự án.
-Ngoài ra tuổi đời sản phẩm của dự án phụ thuộc rất nhiều vào thị trường, do đó việc quyết
định đầu tư để đưa sản phẩm ra kịp thời cũng là yếu tố rất quan trọng trong đầu tư.
Từ các nhân tố trên việc dựa trên cơ sở nghiên cứu thị trường => quyết định phương hướng
đầu tư là hoàn toàn cần thiết và đúng đắn để đạt được hiệu quả của hoạt động đầu tư.
Tuy nhiên cũng cần thấy rõ và phân tích kỹ để tránh vấp phải mặt trái của thị trường khi lập
kế hoạch đầu tư.
(3) Coi trọng công tác dự báo khi lập kế hoạch đầu tư trong cơ chế thị trường:
-Bản chất của công tác kế hoạch là đưa ra các giải pháp cụ thể để thực hiện, do đó phải xây
dựng được các mục tiêu thực hiện cụ thể rõ rang đòi hỏi phải làm công tác dự báo, công tác dự
báo có chính xác, có được coi trọng thì mục tiêu và thực hiện mới đảm bảo đúng đắn, phù hợp và
hiệu quả giúp cho việc kiểm tra việc sử dụng vốn đầu tư có đúng mục đích hay không.
- Hiện nay, nhu cầu về vốn lớn, nguồn lực thì hạn chế vì vậy qua kế hoạch đầu tư có mục
tiêu rõ rang  phân bổ vốn sẽ hợp lý và đảm bảo đúng theo quy hoạch, định hướng của từng cơ sở,
ngành, lĩnh vực kinh tế và nền kinh tế nói chung.
(4) Đẩy mạnh công tác kế hoạch hoá đầu tư theo các chương trình, dự án:
-Dự án đầu tư là một tập hợp những đề xuất có liên quan đến việc bỏ vốn để tạo mới, mở
rộng hoặc cải tạo cơ sở vật chất nhất định, nhằm đạt được sự tăng trưởng về số lượng hoặc duy
trì, cải tiến, nâng cao chất lượng của sản phẩm hoặc đơn vị trong khoảng thời gian xác định.
- Để dự án đầu tư khi đi vào hoạt động đạt được hiệu quả cao nhất về tổng hợp các mặt lợi
ích việc xây dựng dự án phải đảm bảo theo các nguyên tắc nhất định. Trong đó phải đảm bảo

30
nguyên tắc phù hợp với định hướng phát triển kinh tế xã hội của ngành, vùng, địa phương và cả
nước.
-Từ cơ sở đó thực chất của công tác kế hoạch hoá đầu tư theo chương trình và dự án là lập
kế hoạch đầu tư phát triển trên cơ sở các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch, lựa chọn các vấn đề
vào chương trình phát triển và xây dựng các dự án đầu tư để thể hiện chương trình đó.
Thực hiện tốt các chương trình phát triển và dự án là cơ sở thực hiện thành công kế hoạch
đầu tư.
(5) Kế hoạch đầu tư của nhà nước trong cơ chế thị trường cần coi trọng cả kế hoạch định
hướng và kế hoạch trực tiếp:
-Một số công trình đầu tư quan trọng, then chốt có ảnh hưởng quan trọng đến đời sống kinh
tế, văn hoá, an ninh quốc phòng và nguồn vốn đầu tư của nhà nước,.. cần được nhà nước lập kế
hoạch đầu tư trực tiếp.
- Tuy nhiên, Nhà nước quản lý quá trình đầu tư chủ yếu bằng pháp luật bằng các biện pháp
khuyền khích hay hạn chế, bằng cơ chế chính sách, bằng các đòn bẩy kinh tế, sử dụng triệt để
quan hệ thị trường và lợi ích vật chất.
(6) Phải đảm bảo tính khoa học, đồng bộ, kịp thời và linh hoạt của kế hoạch:
- Kế hoạch đầu tư phải dựa trên những căn cứ khoa học về khả năng và thực trạng vốn đầu
tư, tình hình cung, cầu sản phẩm thị trường, chiến lược phương hướng phát triển kinh tế xã hội,
chiến lược đầu tư chung của nền kinh tế, ngành, địa phương và đơn vị,..
-Kế hoạch đầu tư phải đồng bộ giữa các nội dung đầu tư, giữa mục tiêu và biện pháp =>
đảm bảo tạo ra một cơ cấu đầu tư hợp lý, đồng thời có tính linh hoạt cao. Kế hoạch sẽ được điều
chỉnh khi thay đổi nhu cầu và nguồn lực thực hiện, dựa trên cơ sở khoa học để đảm bảo tính
chính xác, đảm bảo khả năng thực hiện kế hoạch đầu tư và đảm bảo hiệu quả của kế hoạch đầu
tư.
(7) Kế hoạch đầu tư của nhà nước phải đảm bảo những mặt cân đối lớn của nền kinh tế,
kết hợp tốt giữa nội lực và ngoại lực, kết hợp hài hoà giũa lợi ích hiện tại và lợi ích lâu dài, lợi
ích tổng thể với lợi ích cục bộ, lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm tiêu chuẩn để xem xét đánh giá:
-Kế hoạch đầu tư của nhà nước là bộ phận rất quan trọng của kế hoạch đầu tư nói chung.
Với quy mô vốn lớn tập trung trong tay thành phần kinh tế nhà nước, nhà nước xây dựng và thực
hiện các kế hoạch đầu tư có vị trí chiến lược quan trọng  ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế quốc
dân, đảm bảo những cân đối lớn của nền kinh tế, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng
đầu tư của các thành phần kinh tế khác và thu hút đầu tư nước ngoài.
(8) Kế hoạch đầu tư trực tiếp của nhà nước phải được xây dựng theo nguyên tắc từ dưới
lên:
-Dự án đầu tư là công cụ thực hiện kế hoạch đầu tư của các tổ chức cơ sở. Cơ sở lập dự án
đầu tư trình lên Bộ, ngành, địa phương. Nhà nước xem xét trên cơ sở đảm bảo sự cân đối chung
của toàn bộ nền kinh tế giữa các ngành, các địa phương và cơ sở. Tổng hợp kế hoạch đầu tư theo
các dự án của cơ sở sẽ là kế hoạch đầu tư của đơn vị và tư đó tổng hợp theo từng ngành, từng địa
phương và cho cả nước.

31
Liên hệ VN
Liên hệ thực tế tại Việt Nam: ”Giải pháp thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai
đoạn 2016 – 2020”
Kết quả tích cực trong việc thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn
Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016–2020 được khẩn trương triển khai ở tất cả
các cấp với việc chuyển từ lập kế hoạch ngắn hạn, hàng năm sang kế hoạch trung hạn, phù hợp
với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm, khả năng cân đối nguồn vốn, thu hút vốn từ các
thành phần kinh tế khác, đảm bảo cân đối vĩ mô và an toàn nợ công. Việc phân bổ vốn đầu tư
công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức và thực hiện theo mục tiêu ưu tiên (ngành, lĩnh vực,
vùng, lãnh thổ) trong từng thời kỳ. Điều này góp phần đảm bảo các dự án được bố trí đủ vốn để
hoàn thành theo đúng quyết định phê duyệt, khắc phục tình trạng không cân đối được nguồn vốn,
bị động, đầu tư cắt khúc ra từng năm như trước đây. Đồng thời, kế hoạch đầu tư công cũng đã
được phân loại một cách rõ ràng theo từng tiêu chí: Cấp quản lý, nguồn vốn và thời hạn kế
hoạch. Nhờ vậy, các kế hoạch đầu tư công đảm bảo tính toàn diện, thống nhất, là điều kiện quan
trọng để các nguồn lực đầu tư được huy động và phân bổ một cách có hiệu quả.
Nhìn chung, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016–2020 đã mang
lại nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể:
Một là, việc lập kế hoạch đầu tư công trung hạn phần nào khắc phục các tồn tại của việc lập
ngân sách kép, tức là tình trạng tách biệt giữa chức năng quản lý ngân sách chi tiêu thường
xuyên (thuộc Bộ Tài chính) và chức năng quản lý chi tiêu đầu tư (thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư)
Hai là, khắc phục tình trạng chuẩn bị đầu tư kém chất lượng bằng quy định pháp lý như:
yêu cầu các dự án phải được thẩm định, phê duyệt chủ trương và hiện đại hóa công tác thẩm
định, lựa chọn các dự án
Ba là, công tác thẩm định kế hoạch đầu tư công được quy định khá chặt chẽ tại Luật Đầu tư
công và Nghị định 77/2015/NĐ-CP. Theo đó, kế hoạch đầu tư công được thẩm định nội bộ tại cơ
quan, đơn vị sử dụng vốn và được thẩm định chính thức bởi cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư
các cấp
Bốn là, việc thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn bước đầu góp phần nâng cao hiệu
quả đầu tư, được thể hiện quả chỉ số Đầu tư tăng trưởng ICOR.
Hạn chế, vướng mắc trong quá trình thực hiện Kế hoạch đầu tư công giai đoạn 2016 –
2020
Một là, khó khăn trong ước lượng các nguồn vốn đầu tư công trung hạn và vốn hàng năm.
Việc đảm bảo nguồn vốn để triển khai kế hoạch đầu tư công trung hạn thực tế mới chỉ “dừng lại
trên giấy”, đặc biệt là trong điều kiện khó khăn hiện nay. Khả năng dự báo về tăng trưởng kinh tế
trong trung hạn còn hạn chế, trong khi, nguồn thu chịu ảnh hưởng từ nhiều lý do khách quan, dẫn
đến khó chủ động được nguồn lực. Mặc dù đã có hướng dẫn, tuy nhiên việc ước lượng nguồn
vốn rất khó khăn. Ví dụ: Nguồn thu từ cấp quyền sử dụng đất không ổn định, phụ thuộc thị
trường; Nguồn trái phiếu chính phủ (TPCP) chưa rõ ràng, chưa có chủ trương phát hành TPCP
giai đoạn 2016-2020; Nguồn TDĐTPT phụ thuộc khả năng tiếp cận của từng địa phương; Nguồn
ODA phụ thuộc vào cam kết và hiệp định với nhà tài trợ…

32
Hai là, khó khăn trong việc thẩm định và phê duyệt nguồn vốn đầu tư dự án. Khâu thẩm
định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn chưa được quy định rõ ràng, trong một số trường hợp
đã tạo ra “vòng luẩn quẩn” trong lập kế hoạch đầu tư công trung hạn. Theo quy định của pháp
luật, dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí vốn, trong khi việc thẩm định
nguồn vốn và khả năng cân đối vốn lại là điều kiện bắt buộc để ra quyết định chủ trương đầu tư.
Vốn có trước hay dự án có trước là một vấn đề còn đang vướng mắc và chưa rõ ràng. Hệ quả của
vấn đề này là mất thời gian để thống nhất cách tiếp cận và hoàn thiện thủ tục của các dự án đầu
tư công.
Ba là, khó khăn trong phân bổ, bố trí vốn đầu tư cho các dự án. Ở hầu hết các cấp đều gặp
phải tình trạng: “Nhu cầu đầu tư lớn, song nguồn vốn đầu tư công hạn chế”. Theo quy định, thứ
tự ưu tiên bố trí vốn cho các dự án được sắp xếp như sau: (1) Thanh toán nợ đọng xây dựng cơ
bản và hoàn vốn ứng trước; (2) Các dự án hoàn thành chưa bố trí đủ vốn; (3) Vốn đối ứng ODA
và vốn nhà nước tham gia dự án PPP; (4) Các dự án chuyển tiếp; (5) Các dự án khởi công mới.
Với ưu tiên này, nhiều địa phương không có dự án khởi công mới trong giai đoạn 2016-2020, do
không cân đối được vốn qua đó ảnh hưởng đến mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Bốn là, vướng mắc trong việc giao kế hoạch vốn đầu tư công chậm. Việc giao chi tiết kế
hoạch đầu tư công (5 năm và hàng năm) cho các bộ, ngành và địa phương đôi khi còn bị chậm và
được thực hiện nhiều lần. Điều này dẫn đến việc bị động trong việc dự kiến tiến độ thực hiện để
giải ngân vốn. Ở nhiều địa phương, các công trình, dự án lớn cũng phải chờ các dự án nhỏ, nên
tiến độ chung bị chậm. Có địa phương phải ít nhất 3 lần chờ phê duyệt từ Trung ương mới được
triển khai.
Năm là, vướng mắc liên quan công tác giải ngân và điều chuyển vốn kế hoạch. Các bộ,
ngành, địa phương muốn điều chuyển kế hoạch giữa các dự án, nhưng theo quy định, muốn điều
chỉnh vốn từ dự án chậm tiến độ sang dự án giải ngân tốt, đặc biệt là dự án ODA, phải báo cáo
Thủ tướng Chính phủ. Việc này vừa mất thời gian, vừa làm giảm tính chủ động của các bộ,
ngành và địa phương…
Sáu là, khó khăn, vướng mắc liên quan đến biểu mẫu kế hoạch. Hệ thống biểu mẫu kế
hoạch mặc dù rất đầy đủ, chi tiết, tuy nhiên còn khá phức tạp, khiến cho việc điền biểu gặp nhiều
khó khăn, dễ bị nhầm lẫn, sai sót, mất nhiều thời gian chỉnh sửa, hoàn chỉnh và cập nhật các hoạt
động, kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước

Câu 22. Phân tích đặc điểm của đầu tư phát triển. Những đặc điểm này đặt ra yêu cầu gì
cho công tác quản lý dự án.(trang 22)
* Yêu cầu đối với công tác quản lý dự án: (trang 23,24,25)
Để trả lời câu hỏi này, trước tiên ta phải trả lời các câu hỏi: đầu tư là gì?; đầu tư phát triển
là gì?. Sau đó mới tiến hành nghiên cứu các đặc điểm và sự quán triệt các đặc điểm đó trong
quản lý hoạt động đầu tư.
Có rất nhiều định nghĩa về đầu tư, trong đó, ở tầm vĩ mô, định nghĩa phù hợp nhất thường
được sử dụng là: Đầu tư là việc sử dụng các nguồn lực của nền kinh tế để tạo ra những lợi ích
cho nhà đầu tư và cho nền kinh tế quốc dân. Nguồn lực ở đây bao gồm cả: nhân lực, vật lực & tài
lực.

33
Đầu tư phát triển là một bộ phận trong Đầu tư nói chung. Thật vậy, có rất nhiều cách thức
phân loại Đầu tư, một trong những cách đó là phân Đầu tư ra làm 3 loại: Đầu tư phát triển, Đầu
tư tài chính & Đầu tư thương mại. Trong phạm vi của môn Kinh tế Đầu tư, ta thường chỉ xem xét
đến hoạt động Đầu tư phát triển. (Các bạn quan tâm, có thể xem thêm tài liệu “Đầu tư phát triển
và các loại đầu tư khác trong nền kinh tế” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Mai – Trường ĐH Kinh tế
Quốc dân Hà Nội đã có trên mạng Internet, nếu không xem được bản download, hãy ấn vào mũi
tên trên đường link để xem Bản Lưu).
Đầu tư phát triển là hoạt động sử dụng vốn trong hiện tại, nhằm tạo ra những tài sản vật
chất và trí tuệ mới, năng lực sản xuất mới & duy trì những tài sản hiện có, nhằm tạo thêm việc
làm & vì mục tiêu phát triển. Đầu tư phát triển cũng là một phương thức đầu tư trực tiếp, quá
trình đầu tư làm gia tăng giá trị & năng lực sản xuất, năng lực phục vụ của tài sản.
Đầu tư phát triển có nhiều đặc điểm đặc thù, rất khác so với Đầu tư tài chính & Đầu tư
thương mại. Tựu chung lại, hoạt động đầu tư này có 5 đặc điểm cơ bản. Việc hiểu rõ mỗi đặc
điểm cơ bản này giúp ta vận dụng nó, quán triệt nó vào trong quản lý hoạt động đầu tư. Vì đây là
kiến thức mạng tính lý thuyết rất cao nên mình xin nêu hết sức ngắn gọn, như sau.
Thứ nhất, quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển
thường rất lớn. Điều này đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn & huy động vốn hợp lý; xây dựng các
chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn; quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn
theo tiến độ đầu tư; thực hiện đầu tư có trọng tâm, trọng điểm. Ngoài ra, công tác tuyển dụng,
đào tạo, sử dụng & đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng
loại nhân lực theo tiến độ đầu tư; hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn
đề “hậu dự án” như: bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư…
Thứ hai, thời kỳ đầu tư kéo dài. Điều này đòi hỏi nhà quản lý phải tiến hành phân kỳ đầu
tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trung hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý
chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dựng
cơ bản.
Thứ ba, thời gian vận hành các kết quả đầu tư kéo dài. Nhà quản lý cần xây dựng cơ chế &
dự báo khoa học ở cả cấp vĩ mô & vi mô về nhu cầu thị trường sản phẩm đầu tư tương lai, dự
kiến khả năng cung ứng từng năm & toàn bộ vòng đời dự án. Đồng thời, quản lý tốt quá trình
vận hành, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để
nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình. Ngoài ra, cần chú ý đúng mức đến yếu tố độ
trễ thời gian trong đầu tư.
Thứ tư, các thành quả của hoạt động đầu tư phát triển mà là các công trình đầu tư xây dựng
thì thường phát huy tác dụng ở ngay tại nơi nó được tạo dựng lên, do đó, quá trình thực hiện đầu
tư cũng như thời kỳ vận hành các kết quả đầu tư chịu ảnh hưởng lớn của các nhân tố về tự nhiên,
kinh tế, xã hội vung… Để thành quả đầu tư phát huy hiệu quả, cần có các chủ trương đầu tư và
quyết định đầu tư đúng đắn; lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý…
Thứ năm, đầu tư phát triển có độ rủi ro cao. Vì vậy, nhà quản lý cũng cần chú ý đến các
vấn đề rủi ro trong dự án, phải tiến hành Nhận diện rủi ro, Đánh giá mức độ rủi ro & Xây dựng
các biện pháp phòng – chống rủi ro

34
Câu 24: Vì sao phải đầu tư trọng tâm,trọng điểm. Giải thích nội dung của yêu cầu này
trong quản lý hoạt động đầu tư của nước ta
Khái niệm: Trong quĩ vốn đầu tư có nhiều hạng mục lựa chọn, người ta lấy một dự án làm
trọng điểm tập trung vốn, sức lực thì gọi là đầu tư trọng tâm trọng điểm.
Nước ta cần phải đầu tư trọng tâm, trọng điểm, bởi những lí do sau:
Thứ nhất,Nước ta là một nước đang phát triển nên những nguồn lực cho phát triển kinh tế
xã hội còn thiếu hụt rất nhiều,đặc biệt là nguồn vốn đầu tư.Trong khi đó hoạt động ĐTPT đòi hỏi
qui mố vốn,vật tư là rất lớn nên với một nguồn vốn hạn hẹp như vậy thì việc đầu tư cào bằng,dàn
trải ở tất cả các ngành,các lĩnh vực,các địa phương là không khả khi,như thế sẽ vừa lãng phí vốn
mà hiệu quả đầu tư không cao.
Thứ hai, trong đầu tư, tiết kiệm và hiệu quả là 1 trong những nguyên tắc của quản lý hoạt
động đầu tư, thể hiện ở chỗ: với một lượng vốn đầu tư nhất định phải đem lại hiệu quả kinh tế -
xã hội đã dự kiến với chi phí đầu tư thấp nhất. Chính vì thế, việc đầu tư theo kiểu dàn trải, tức là
triển khai quá nhiều dự án trong cùng một thời kỳ, qúa nhiều mũi nhọn, không có trọng tâm
trọng điểm, không phù hợp với năng lực quản lý và khả năng tài chính của các chủ thể, hoặc việc
nghiên cứu triển khai các dự án thường sơ sài, không tính toán kỹ hiệu quả đầu tư,…sẽ làm cho
việc đầu tư trở nên kém hiệu quả, gây thất thoát, lãng phí nguồn lực, trở thành lực cản cho sự
phát triển đất nước.
Nội dung của yêu cầu này trong quản lý hoạt động đầu tư ở nước ta:Đổi mới cơ cấu
đầu tư gắn liền nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhà nước và đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế
nhà nước,đồng thời động viên mọi nguồn lực cho ĐTPT.Đối với vốn đầu tư của nhà nước chỉ
nên tập trung vào những ngành then chốt của nền kinh tế,những ngành có tính chất đột phá tạo
đà cho các ngành khác phát triển.Mục tiêu là kinh tế nhà nước phải thực sự trở thành đòn bẩy để
đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế,đồng thời phải giải quyết các vấn đề xã hội,mở đường,hỗ trợ
và hướng dẫn hoạt động đầu tư sản xuất kinh doanh của các thành phần phi kinh tế nhà nước.Có
như vậy mới quán triệt được quan điểm trọng tâm trọng điểm trong hoạt động ĐTPT của nước ta
hiện nay.

Câu 25: Giải thích luận điểm“trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng là ĐTPT?
Trả lương đúng và đủ cho người lao động cũng được xem là ĐTPT bởi vì lao động là yếu
tố đặc biệt hơn so với các yếu tố khác dành cho ĐT. Lao động sử dụng kỹ năng của mình tham
gia vào đầu tư,nhưng lại có một yếu tố khác thường xuyên chi phối chất lượng kỹ năng này của
người lao động là tâm lý và đời sống của người lao động,do vậy để giải thích cho luận điểm
trên,chúng ta có thể xem xét trên vài luận cứ như sau:
Thứ nhất,Người lao động khi nhận lương đúng và đủ sẽ có được tâm trạng thoải mái khi
mà thành quả lao động của họ được ghi nhận,từ đó , người lao động sẽ tiếp tục duy trì và phấn
đấu năng suất , chất lượng công việc tốt trong quá trình sản xuất mà họ tham gia.  Thực tiễn cho
thấy,các vụ đình công của công nhân thời gian qua có rất nhiều vụ việc liên quan tới vấn đề trả
lương chậm của giới chủ,công nhân chán nản khi họ thường xuyên bị trả chậm lương dẫn đến
tâm lý bi quan và xa rời công việc của họ,họ thường tổ chức các cuộc đình công tự phát,điều này
trên tổng thể có ảnh hưởng khá xấu tới vận hành các kết quả đầu tư của giới chủ do sản xuất bị
đình trệ.
Thứ 2,người lao động trong phạm vi nền kinh tế quốc dân còn được xem xét như là những
người tiêu dùng,họ luôn có xu hướng duy trì và nâng cao đời sống của họ thông qua việc mua

35
các hàng hóa,việc trả lương đúng và đủ sẽ là điều kiện tốt để người lao động mua hàng,qua đó
tăng sức mua của nền kinh tế,hàng hóa tiêu thụ nhiều lại đòi hỏi cung hàng hóa ,từ đó lại tạo
thêm công ăn việc làm cho người lao động,vấn đề này xét trên tổng thể nền kinh tế là có lợi.
Vì vậy trong hoạt động ĐTPT cần chú trọng đến vấn đề trả lương đúng,đủ cho người công
nhân một cách đúng mức:
+Tiền lương phù hợp khuyến khích nhân viên làm việc , duy trì nhân viên giỏi và thu hút
nhân tài cho doanh nghiệp. Nhận thức rõ vai trò của tiền lương tới cung cách, thái độ và hiệu quả
làm việc của người lao động các doanh nghiệp đều đưa ra những chiến lược phù hợp trong việc
trả lương cho lao động. Tùy vào điều kiện cụ thể vào chiến lược phát triển và điều kiện làm việc
của lao động để từng DN đề đưa ra mức lương cụ thể phù hợp với cả người lao động và doanh
nghiệp.
+Bên cạnh việc xác định mức lương phù hợp cho lao động thì điều quan trọng là phải trả
lương đúng và đủ cho người lao động. Tăng lương hợp lý có thể coi là biện pháp kích cầu lành
mạnh để thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế. Tiền
lương và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nền kinh tế có tăng trưởng thì
tiền lương mới tăng và ngược lại thu nhập tăng kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

Câu 26: Các nhân tố ảnh hưởng đến chi đầu tư.
Chúng ta đầu tư để làm gì? Tựu chung lại là để thu lại một lợi ích nào đó. Mà điều kiện để
thu lại là gì? Là ta phải chi ra. Như vậy, chi đầu tư là nguyên nhân cơ bản tạo ra kết quả đầu tư.
Nó có tầm quan trọng rất lớn trong mọi hoạt động đầu tư. Nó là nhân tố quan trọng quyết định
hiệu quả đầu tư.
Chi đầu tư, hiểu theo nghĩa rộng, là hành vi chủ sở hữu vốn ứng vốn ra trước nhằm thực
hiện mục tiêu đầu tư. Trong đó, vốn bao gồm: nhân lực, vật lực & tài lực; hành vi ứng vốn ra
trước còn gọi là hành vi bỏ vốn, hay là hi sinh tiêu dùng hiện tại.
Có 6 nhân tố chính ảnh hưởng đến chi đầu tư.
Nhân tố đầu tiên là lợi nhuận kỳ vọng. Lợi nhuận kỳ vọng càng cao thì nhà đầu tư càng có
nhiều hứng thú đầu tư. Tuy nhiên, nói rằng là cao thì phải biết là cao so với cái gì. Cao ở đây là
cao so với lãi suất tiền vay (lãi suất cho vay). Tức là, nếu lợi nhuận kỳ vọng càng lớn hơn lãi suất
tiền vay bao nhiêu thì hứng thú đầu tư của nhà đầu tư càng nhiều bấy nhiêu, từ đó chi đầu tư
càng tăng bấy nhiêu & ngược lại. Nhưng lợi nhuận kỳ vọng không tăng tỷ lệ với mức chi đầu tư.
Khi mức chi đầu tư càng ngày càng tăng thì hiệu quả biên của vốn sẽ giảm, dẫn đến lợi nhuận kỳ
vọng tăng chậm lại, kéo theo chi đầu tư lại tăng chậm lại & cứ thế. Có thể lý giải điều này bằng 2
nguyên nhân chính. Thứ nhất, cầu về vốn tăng lên khiến cho lãi suất huy động tăng lên để đáp
ứng lượng cầu tăng, do đó lãi suất cho vay tăng, chi phí lãi vay tăng bào mòn lợi nhuận của
doanh nghiệp. Thứ hai, chi đầu tư càng nhiều thì càng có nhiều hàng hóa, khi cung hàng hóa tăng
vượt cầu hàng hóa thì giá hàng hóa sẽ giảm, điều này cũng khiến lợi nhuận giảm.
Nhân tố thứ hai là lãi suất tiền vay. Sự ảnh hưởng của lãi suất tiền vay ngược lại so với lợi
nhuận kỳ vọng. Lãi suất tiền vay càng cao tương đối so với lợi nhuận kỳ vọng thì chi đầu tư càng
giảm do chi phí lãi vay tăng khiến mức lợi không còn hấp dẫn nữa.
Nhân tố thứ ba là tốc độ phát triển sản lượng. Về mặt lý thuyết, tốc độ phát triển sản lượng
trực tiếp ảnh hưởng đến tích lũy, từ đó ảnh hưởng đến chi đầu tư. Sự phụ thuộc của chi đầu tư

36
vào tốc độ phát triển sản lượng cũng được thể hiện rất rõ ở lý thuyết gia tốc đầu tư. Theo đó, Kt
= x. Yt trong đó Kt là vốn đầu tư tại thời điểm nghiên cứu, Y là sản lượng tại thời điểm nghiên
cứu, x là hệ số gia tốc đầu tư. Quan sát công thức này, có thể dễ dàng nhận thấy, nếu gia tốc đầu
tư không đổi thì việc gia tăng sản lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi trong chi đầu tư. Với một góc
nhìn khác, chi tiêu đầu tư cũng phụ thuộc vào sản lượng, nhưng là phụ thuộc vào sản lượng cầu
về sản phẩm, hay lượng cầu về sản phẩm. Lượng cầu hàng hóa tăng sẽ khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư sản xuất thêm để đáp ứng nhu cầu đó & ngược lại.
Nhân tố thứ tư là đầu tư nhà nước. Các dự án đầu tư của nhà nước, thường là các dự án xây
dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật, một mặt tạo điều kiện cho các nhà thầu là khu vực tư nhân tham gia,
qua đó kích thích đầu tư tư nhân; mặt khác giúp cải thiện môi trường đầu tư, từ đó khuyến khích
đầu tư. Hơn nữa, nếu đầu tư nhà nước hiệu quả sẽ làm gia tăng trực tiếp tích lũy của nền kinh tế,
làm giảm gánh nặng thuế cho các khu vực khác. Tuy nhiên, nếu đầu tư nhà nước kém hiệu quả
thì sẽ là gánh nặng cho toàn xã hội, khiến đầu tư ở các khu vực khác ngày càng bị hạn chế.
Nhân tố thứ năm là chu kỳ kinh doanh. Ở thời kỳ kinh tế đi lên, đa số các khoản đầu tư đều
trở lên hấp dẫn hơn, cơ hội kinh doanh ngày càng sáng sủa hơn, quy mô nền kinh tế cũng theo đó
mà mở rộng. Thời kỳ này thường là thời kỳ các doanh nghiệp tiến hành đầu tư theo chiều rộng.
Ở thời kỳ kinh tế đi xuống, các khoản đầu tư có tỷ lệ sinh lời tốt ngày càng bị thu hẹp, hứng thú
đầu tư giảm nhanh, đặc biệt là đầu tư tài chính, khiến nguồn vốn cho đầu tư phát triển cũng bị tắc
nghẽn theo. Thời kỳ này, các doanh nghiệp thường tiến hành đầu tư theo chiều sâu, ví dụ như:
phát triển sản phẩm mới, phát triển thị trường, tiến hành marketing mạnh mẽ, đầu tư ra nước
ngoài…
Nhân tố cơ bản cuối cùng là môi trường đầu tư và hoạt động xúc tiến đầu tư. Việc tạo dựng
môi trường đầu tư tốt sẽ tạo điều kiện tốt để thu hút vốn đầu tư. Xúc tiến đầu tư tốt, nghĩa là giới
thiệu và quảng bá cơ hội đầu tư tốt, hỗ trợ đầu tư phù hợp cũng sẽ khiến vốn đầu tư vào nền kinh
tế gia tăng.

Câu 27: Mối quan hệ giữa tài sản vô hình và hữu hình
Tài sản hữu hình là những tài sản phát huy tác dụng trong doanh nghiệp, mang thuộc tính
vật chất như: nhà xưởng, máy móc, dụng vụ, thiết bị, nguyên vật liệu hay những tài sản trong
xây dựng & phát triển, có khả năng mang lại lợi nhuận cho chủ sở hữu một cách trực tiếp hoặc
gián tiếp thông qua sản phẩm được sản xuất ra. Tài sản hữu hình có ý nghĩa quyết định đối với
nhà máy & xí nghiệp, vì nó vừa là nơi sản xuất, vừa là yếu tố tạo ra sản phẩm, là cơ sở quyết
định đến chất lượng sản phẩm, số lượng sản phẩm & giá thành sản phẩm. Tài sản hữu hình
thường được phân thành: tài sản cố định hữu hình (nhà cửa, vật kiến trúc, máy móc thiết bị,
phương tiện vận tải, thiết bị & dụng cụ quản lý, cây lâu năm, súc vật làm việc và súc vật cho sản
phẩm, tài sản cố định phúc lợi…) & tài sản lưu động hữu hình (hàng tồn kho, nguyên vật liệu
mua về tích trữ, sản phẩm gửi bán…).
Đầu tư vào tài sản hữu hình là việc sử dụng vốn đầu tư để phục hồi năng lực sản xuất cũ &
tạo thêm năng lực sản xuất mới. Đó là quá trình thực hiện tái sản xuất các loại tài sản sản xuất.
Hoạt động này cần thiết vì 3 lý do. Thứ nhất, do tài sản hữu hình tham gia nhiều lần vào quá
trình sản xuất, giá trị bị giảm dần & chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm. Thứ hai, do nhu
cầu sản xuất xã hội ngày càng mở rộng đòi hỏi phải đầu tư thêm tài sản hữu hình mới. Thứ ba,
trong điều kiện tiến bộ KHCN thay đổi mạnh mẽ, nhiều máy móc thiết bị nhanh chóng bị lạc hậu
& hao mòn vô hình, cần phải tiến hành đầu tư thay thế.

37
Tài sản vô hình là tài sản không có hình thái vật chất cụ thể, thể hiện một lượng giá trị đã
được đầu tư thỏa mãn các tiêu chuẩn của tài sản cố định vô hình, tham gia vào chu kỳ kinh
doanh. Tài sản vô hình có đặc điểm: không có cấu tạo vật chất, thể hiện ra những lợi ích kinh tế,
tạo ra những quyền & ưu thế cho người sở h ữu, thường sinh ra thu nhập cho người sở hữu. Giá
trị của tài sản vô hình khác với giá trị sử dụng thông thường, nó liên hệ mật thiết với tính năng
mới của dòng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất. Có thể phân tài sản vô hình ra làm 6 loại: các
sáng chế, phát minh, công thức tính, quy trình, mô hình, kỹ năng; bản quyền & các tác phẩm văn
học, âm nhạc, nghệ thuật; thương hiệu, tên thương mại, nhãn hiệu hàng hóa; thương quyền, giấy
phép, hợp đồng; phương pháp, công trình, hệ thống, thủ tục, nghiên cứu, dự báo, dự toán, danh
sách khách hàng, các số liệu kỹ thuật; tài sản vô hình tương tự khác.
Đầu tư vào tài sản vô hình là hành động bỏ vốn để nâng cao năng lực, giá trị, vai trò của tài
sản vô hình đối với công ty như: thương hiệu, các mối quan hệ, những công nghệ, bí quyết mới
bằng cách quảng cáo, mở rộng phạm vi ảnh hưởng, mua lại bản quyền hoặc tự nghiên cứu, sáng
chế. Đầu tư vào tài sản vô hình bao gồm: đầu tư hướng nội & đầu tư hướng ngoại. Đầu tư hướng
nội là đầu tư vào phần mềm, bí quyết, công nghệ, bản quyền… để trực tiếp làm tăng năng suất
lao động, hiệu suất máy móc. Đầu tư hướng nội trực tiếp đẩy mạnh quá trình tái tạo tài sản hữu
hình, gián tiếp làm gia tăng tài sản vô hình. Đầu tư hướng ngoại là hoạt động đầu tư tập trung
vào các yếu tố bên ngoài như: thương hiệu, uy tín, các mối quan hệ kinh doanh… Điều này làm
gia tăng lượng hàng tiêu thụ cũng như lợi nhuận cho doanh nghiệp.
Đầu tư vào tài sản hữu hình & tài sản vô hình có mối quan hệ mật thiết với nhau. Nếu
doanh nghiệp xác định được một cơ cấu đầu tư hợp lý, hướng đầu tư đúng đắn thì hai bộ phận
đầu tư này có tác dụng hỗ trợ, thúc đẩy lẫn nhau, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh nói chung & hoạt động đầu tư nói riêng trong doanh nghiệp. Cụ thể:
Đầu tư vào tài sản hữu hình là cơ sở & động lực đầu tư vào tài sản vô hình. Tài sản vật chất
là nguồn gốc của tài sản vô hình, giá trị vô hình ẩn chứa trong phần hữu hình của sản phẩm chứa
nó.
Đầu tư vào tài sản vô hình là điều kiện tất yếu để đảm bảo đầu tư tài sản hữu hình, góp
phần nâng cao giá trị cho tài sản hữu hình. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực quyết định đến khả
năng vận hành hiệu quả hệ thống tài sản vật chất, tăng năng suất lao động, tăng lợi nhuận, tăng
tích lũy, tạo điều kiện tăng đầu tư tài sản hữu hình.  Đầu tư quảng bá & xây dựng thương hiệu
làm tăng vị thế cạnh tranh, giúp tăng lợi nhuận để tái đầu tư phát triển tài sản hữu hình. Tuy
nhiên, nếu đầu tư không hợp lý sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực & ảnh hưởng tiêu cực đến đầu tư
tài sản hữu hình

Câu 28.1: đầu tư theo chiều rộng, chiều sâu


Đầu tư theo chiều rộng là hình thức đầu tư trên cơ sở cải tạo & mở rộng cơ sở vật chất kỹ
thuật hiện có, xây mới nhưng với kỹ thuật & công nghệ dưới mức trung bình tiên tiến của ngành.
Đầu tư theo chiều rộng gắn với việc xây thêm các cơ sở sản xuất kinh doanh nhằm mở rộng quy
mô sản xuất của doanh nghiệp, từ đó khai thác hiệu quả kinh tế nhờ quy mô. Đầu tư theo chiều
rộng cũng góp phần giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở các địa phương. Đầu tư
theo chiều rộng càng có hiệu quả thì doanh nghiệp càng có điều kiện thuận lợi về vốn, về lao
động để phát triển sản xuất.
Đầu tư theo chiều rộng là đầu tư cho cả 4 nhân tố đầu vào là: lao động, vốn, công nghệ &
tài nguyên theo một tỷ lệ như cũ để sản xuất theo công nghệ hiện đại. Đầu tư theo chiều rộng
38
cũng là hoạt động mua sắm máy móc thiết bị để đổi mới thay thế những thiết bị cũ theo dây
chuyền công nghệ đã có từ trước. Đó cũng là đầu tư xây dựng mới nhà cửa, cấu trúc hạ tầng theo
thiết kế được phê duyệt lần đầu làm tăng thêm lượng tài sản vật chất tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh. Đầu tư theo chiều rộng giúp tăng thêm số lao động, nhưng không làm tăng
thêm trình độ tay nghề, kỹ năng, kinh nghiệm lao động.
Ưu điểm của hình thức đầu tư này là giảm chi phí về thời gian, tiền bạc nghiên cứu vì dựa
trên cơ sở công nghệ hiện có, tốc độ tăng trưởng của lao động lớn hơn tốc độ tăng trưởng vốn
giúp huy động thêm lao động.
Nhược điểm của đầu tư theo chiều rộng là thời gian đầu tư kéo dài do phải thi công nhiều
hạng mục công trình, không làm tăng năng suất lao động, không tiết kiệm được nhiên liệu, vốn
lớn nằm khê đọng trong quá trình đầu tư, hạn chế trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân
lực.
Đầu tư theo chiều sâu là đầu tư nhằm nâng cao năng suất lao động & hiệu quả sử dụng
nguồn lực. Đầu tư theo chiều sâu cũng là hoạt động đầu tư được thực hiện trên cơ sở cải tạo,
nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, đầu tư mới một dây chuyền
công nghệ, xây dựng một nhà máy mới nhưng với công nghệ kỹ thuật phải hiện đại hơn mức
trung bình tiên tiến của ngành, vùng. Đầu tư theo chiều sâu là điều kiện không thể thiếu trong
chiến lược công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, từ đó nâng cao chất lượng tăng trưởng,
tăng năng suất lao động trên cơ sở nâng cao trình độ người lao động, sử dụng hiệu quả các nguồn
lực, gia tăng hàm lượng công nghệ trong sản phẩm. Đầu tư theo chiều sâu thường tiến hành sau
khi đầu tư theo chiều rộng.
Nội dung của đầu tư theo chiều sâu bao gồm: đầu tư phát triển nguồn nhân lực; đầu tư hiện
đại hóa bộ máy quản lý, phương pháp quản lý của các doanh nghiệp; xây dựng mới hoặc mua
sắm thêm những tài sản mới; đầu tư bố trí lại toàn bộ hoặc một bộ phận các dây chuyền sản xuất
cho phù hợp với dây chuyền sản xuất mới.
Ưu điểm của hình thức đầu tư này là giảm chi phí sản xuất, tăng năng suất lao động & nâng
cao hiệu quả đầu tư; không đòi hỏi vốn lớn nếu như thực hiện có trọng tâm, trọng điểm; thời gian
thực hiện tương đối ngắn so với đầu tư chiều rộng do khối lượng công việc ít đa dạng; trong quá
trình thực hiện đầu tư vẫn có thể tiến hành sản xuất, giúp thu hồi vốn nhanh.
Nhược điểm là tốc độ tăng trưởng vốn lớn hơn tốc độ tăng trưởng lao động, tạo sức ép về
lao động trong khi đây đang là vấn đề cấp bách.
Mối quan hệ giữa đầu tư theo chiều rộng & đầu tư theo chiều sâu thể hiện qua 3 khía
cạnh.
Thứ nhất, đầu tư chiều rộng là nền tảng, là bước đi ban đầu để đầu tư theo chiều sâu. Đầu
tư theo chiều rộng tạo điều kiện tích lũy vốn & kinh nghiệm trong việc lựa chọn chiến lược &
phương thức đầu tư theo chiều sâu có hiệu quả; hiểu được trình độ công nghệ của ngành &
doanh nghiệp khác, từ đó lựa chọn trình độ công nghệ đầu tư. Doanh nghiệp dựa trên kết quả đầu
tư theo chiều rộng như: xây dựng nhà xưởng, máy móc thiết bị, đào tạo & tuyển dụng nguồn
nhân lực… để tiến hành đầu tư theo chiều sâu: đổi mới máy móc thiết bị hiện đại hơn, đầu tư
nghiên cứu sản phẩm mới, đào tạo nâng cao trình độ công nghệ. Ban đầu, doanh nghiệp có quy
mô vừa & nhỏ, sau đó tích lũy vốn bằng cách mở rộng sản xuất (đầu tư theo chiều rộng), tạo điều
kiện tích lũy vốn để nghiên cứu, đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý & lực lượng

39
lao động (đầu tư theo chiều sâu). Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp đầu tư chiều rộng không phù hợp
sẽ gây lãng phí nguồn lực & giảm hiệu quả đầu tư theo chiều sâu.
Thứ hai, đầu tư theo chiều sâu tạo điều kiện đầu tư theo chiều rộng ở cả khía cạnh cũ &
mới. Đầu tư chiều sâu tạo ra hệ thống máy móc thiết bị tiên tiến, khiến chất lượng sản xuất tăng,
nâng cao năng lực cạnh tranh, thương hiệu tốt, là động lực để doanh nghiệp tiếp tục mở rộng sản
xuất những sản phẩm đó để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Đầu tư chiều sâu làm tăng năng suất
lao động, tăng chất lượng & giảm giá thành sản phẩm, tăng lợi nhuận, tăng tích lũy, tạo điều kiện
mở rộng sản xuất. Đầu tư chiều sâu vào khoa học công nghệ giúp tạo ra sản phẩm mới, chiếm
lĩnh được thị trường tiềm năng khác, tiếp tục đầu tư theo chiều rộng ở lĩnh vực đó. Tuy nhiên,
đầu tư chiều rộng không hiệu quả làm giảm vốn đầu tư chiều rộng, khiến đầu tư chiều rộng
không có điều kiện & động lực phát triển.
Thứ ba, đầu tư theo chiều rộng & đầu tư theo chiều sâu là hai hình thức đầu tư đan xen
nhau, bổ sung cho nhau, trong đó, đầu tư chiều sâu là chiến lược lâu dài

Câu 28.2: Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp.
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm có 5 nội dung đầu tư cơ bản là: đầu tư vào
tài sản cố định, đầu tư hàng tồn trữ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu & ứng
dụng KHCN, đầu tư cho hoạt động marketing.
Đầu tư vào tài sản cố định là một trong những hoạt động đầu tư căn bản nhất, quan trọng
nhất, có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi nhuận & năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư vào tài sản cố định là đầu tư vào những tài sản có giá trị
lớn, thời gian sử dụng trên 1 năm, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ hao
mòn. Đầu tư TSCĐ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, do
đó đòi hỏi vốn lớn & chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Đầu tư TSCĐ là cơ sở để đầu tư
vào hàng tồn trữ, nghiên cứu & phát triển, nguồn nhân lực, marketing, từ đó tạo điều kiện đầu tư
trở lại để tái tạo lại TSCĐ. Nếu phân theo nội dung, đầu tư TSCĐ bao gồm: đầu tư xây dựng nhà
xưởng, công trình kiến trúc, kho tang, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn; đầu tư mua sắm,
lắp đặt máy móc thiết bị; đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo tài sản hư hỏng, lỗi thời; đầu tư vào
TSCĐ khác. Nếu phân theo khoản mục, đầu tư TSCĐ bao gồm: đầu tư liên quan đến đất đai; đầu
tư xây dựng; đầu tư mua sắm máy móc tư thiết bị, phương tiện vận tải; đầu tư lắp đặt máy móc
thiết bị; đầu tư sửa chữa TSCĐ.
Đầu tư hàng tồn trữ là loại hình đầu tư vào toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi
tiết, phụ tùng, sản phẩm hoàn thành để tồn trữ trong doanh nghiệp. Đầu tư vào hàng tồn trữ giúp
đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả, cho phép sản xuất & mua nguyên vật liệu
một cách hợp lý & kinh tế; giảm chi phí đặt hàng, vận chuyển hàng hóa. Hàng tồn trữ có thể
phân thành: nguyên vật liệu thô, sản phẩm đang chế biến, dự trữ thành phẩm; hoặc tồn trữ những
khoản mục cần độc lâp & tồn trữ những khoản mục cần phụ thuộc; hoặc dự trữ theo chu kỳ, dự
trữ bảo hiểm & dự trữ thời kỳ vận chuyển. Đầu tư vào hàng tồn trữ theo đó có thể được phân
thành: đầu tư vào các khoản mục tồn trữ, đầu tư dự trữ & đầu tư đặt hàng. Một trong những nội
dung quan trọng trong đầu tư hàng tồn trữ là xác định quy mô đặt hàng tối ưu.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nội dung tối quan trọng trong doanh nghiệp. Khi đầu tư
vào hàng tồn trữ, ta cần quan tâm đến số lượng & chất lượng nhân lực. Số lượng nhân lực là tổng
số người tham gia hoạt động kinh tế của doanh nghiệp & được trả công. Nó được đo lường thông
qua các chỉ tiêu về quy mô & tốc độ phát triển dân số, cơ cấu nhân lực… Chất lượng nhân lực
40
thể hiện ở trình độ chuyên môn ngành nghê, sức khỏe, trình độ văn hóa. Nó được đặc trưng
thông qua các chỉ tiêu như: số lượng lao động được đào tạo, cơ cấu đào tạo; chiều cao, cân nặng,
giác quan; trạng thái, hiểu biết. Mô hình đi học & Lý thuyết nguồn vốn con người là lý thuyết
căn bản trong phát triển nguồn nhân lực.
Đầu tư nghiên cứu & ứng dụng khoa học công nghệ là hình thức đầu tư nhằm hiện đại hóa
công nghệ & trang thiết bị, cải tiến đối mới sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, góp phần chuyển biến
rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những
công nghệ mới cho các ngành & doanh nghiệp. Đầu tư vào KHCN có thể được phân chia thành:
đầu tư phần cứng (CSHT, máy móc thiết bị…) & đầu tư phần mềm (phát triển nguồn nhaan lực
KHCN, xây dựng thương hiệu, bí quyết kinh doanh, uy tín…); hoặc được phân chia thành: đầu
tư nghiên cứu KHCN, đầu tư cho máy móc thiết bị & chuyển giao công nghệ để phát triển sản
phẩm & đầu tư đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ mới.
Đầu tư cho hoạt động marketing là nhân tố cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm 3 loại hình chính. Thứ nhất là đầu tư cho hoạt động
quảng cáo như: cung cấp thông tin, củng cố hoặc đảm bảo uy tín sản phẩm, khuyến khích hoạt
động mua ngay lập tức, tạo luồng lưu thông cho bán lẻ. Thứ hai là đầu tư xúc tiến thương mại
như: thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội bán hàng, khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
triển lãm thương mại. Thứ ba là đầu tư phát triển thương hiệu như: thương hiệu sản phẩm,
thương hiệu doanh nghiệp.

Câu 29: Tình hình đầu tư công tại Việt Nam từ năm 2010- 2019 : những thành tích và hạn
chế
Đầu tư công có ý nghĩa rất quan trọng đối với nhiều nền kinh tế, nhất là những nước đang
phát triển, đặc biệt là nhìn từ góc độ đảm bảo cơ sở cho phát triển bền vững. Ở Việt Nam, số liệu
Tổng cục Thống kê cho thấy, tỷ trọng vốn đầu tư công đang có xu hướng giảm, nhất là giai đoạn
2005-2010, từ mức 47,1% năm 2005 xuống còn 38,1% năm 2010; sau đó nhích lên chút ít trong
các năm 2012 đến 2014, giảm còn 38% năm 2015 và dừng ở mức 37,6% năm 2016.
Đáng chú ý, mức tăng đầu tư công hàng năm khá cao, giai đoạn 2005-2016 chỉ có 3 năm
giảm nhẹ, còn lại đều tăng, có năm tăng tới 22,6% (2009); Giá trị tuyệt đối cũng tăng đều qua
các năm, từ mức 161,6 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 316,3 nghìn tỷ đồng năm 2010 và 557,5
nghìn tỷ đồng năm 2016.
Sáng 29-10, Quốc hội thảo luận về Kết quả thực hiện dự toán ngân sách nhà nước năm
2018; dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2019 và kế
hoạch tài chính - ngân sách nhà nước quốc gia 3 năm 2019 - 2021; phân bổ nguồn kinh phí còn
lại và chi thường xuyên chưa sử dụng hết năm 2017; Đánh giá giữa kỳ thực hiện kế hoạch đầu tư
công trung hạn, tài chính quốc gia 5 năm giai đoạn 2016-2020
Phát biểu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc về thúc đẩy phân bổ và giải ngân vốn đầu tư
công năm 2019, được tổ chức sáng 26/9, tại Hà Nội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn
Chí Dũng cho biết, tình hình kinh tế - xã hội ước 9 tháng cơ bản tích cực, kinh tế vĩ mô ổn định,
sản xuất kinh doanh và các mặt xã hội đều có bước tiến bộ, tăng trưởng khá, hướng tới hoàn
thành toàn diện các nhiệm vụ, mục tiêu của kế hoạch năm 2019 đã đề ra.
“Tuy nhiên, vấn đề phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công vẫn là một “điểm mờ” trong bức
tranh sáng của tổng thể nền kinh tế. Việc phân tích, làm rõ các nguyên nhân khách quan, chủ

41
quan, trách nhiệm của từng cấp, từng ngành, từng cá nhân để rút ra bài học kinh nghiệm, đề ra
các giải pháp hiệu quả là rất cần thiết.”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng năm 2019 ước đạt trên
192 nghìn tỷ đồng, bằng 45,17% so với kế hoạch Quốc hội giao và bằng 49,14% so với kế hoạch
Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn cùng kỳ năm 2018; trong đó, giải ngân vốn trái phiếu Chính
phủ và ODA đều đạt thấp . Nhìn chung, thực trạng giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công 9 tháng
năm 2019 cơ bản tương tự như các năm trước, tỷ lệ giải ngân những tháng đầu năm thấp, xu
hướng tăng mạnh trong những tháng cuối năm.
Về cơ cấu nguồn vốn đầu tư công, khoảng 50% là trực tiếp từ ngân sách nhà nước, trên
30% là vốn vay, còn lại 20% là vốn của các doanh nghiệp nhà nước và nguồn vốn khác. Vốn đầu
tư từ Trung ương có xu hướng giảm dần, trong khi từ ngân sách địa phương (tỉnh/thành phố trực
thuộc Trung ương) có xu hướng tăng lên và bình quân thời kỳ 2005-2016, vốn đầu của Trung
ương là 51,4%, địa phương là 48,6%, chênh lệch không đáng kể, phản ánh sự phân cấp mạnh mẽ
của cơ chế đầu tư công thời gian qua.
Vốn đầu tư công phần lớn được dành cho lĩnh vực phát triển kết cấu hạ tầng, gồm cả hạ
tầng cứng (đường giao thông, sân bay, bến cảng, cấp thoát nước, điện, viễn thông…), lẫn hạ tầng
mềm (y tế, giáo dục…). Tổng cộng các lĩnh vực này năm 2016 chiếm khoảng 53,6% tổng đầu tư
công; trong đó, lĩnh vực vận tải, kho bãi lớn nhất (21,3%) và lĩnh vực điện, nước xếp thứ hai
(14,4%).
Thành tích
Nhiều công trình, dự án đầu tư kết cấu hạ tầng (nhất là trong giao thông, cấp điện…) được
triển khai, năng lực hệ thống kết cấu hạ tầng nâng lên đáng kể.
- Hạ tầng giao thông: Một số công trình giao thông quan trọng, quy mô lớn như các tuyến
đường cao tốc, cảng hàng không, cảng biển… được đầu tư, nâng cấp, nâng cao năng lực kết nối
giữa các vùng miền trong nước và giao thương quốc tế. Đến nay, đã hoàn thành nâng cấp, mở
rộng Quốc lộ 1 từ Thanh Hóa đến Cần Thơ; Nối thông tuyến đường Hồ Chí Minh đoạn qua Tây
Nguyên; Hoàn thành và đưa vào khai thác, sử dụng 746 km đường cao tốc, đang tiếp tục đầu tư
xây dựng 513 km; Hoàn thành các công trình cảng hàng không quan trọng như Nội Bài (nhà ga
T2, nhà khách VIP), Tân Sơn Nhất, Đà Nẵng, Cần Thơ, Vinh, Phú Quốc (xây mới), Liên
Khương, Pleiku, Thọ Xuân; Hoàn thành đầu tư cảng cửa ngõ quốc tế Cái Mép - Thị Vải (Bà Rịa
- Vũng Tàu) và nhiều cảng khác, đưa tổng công suất các cảng lên khoảng 470 triệu tấn năm
2015. Đồng thời, hàng loạt công trình hạ tầng giao thông trọng điểm khác có quy mô lớn đang
được đẩy nhanh tiến độ thi công, nhất là hạ tầng giao thông ở các vùng kinh tế trọng điểm, các
đô thị lớn.
- Hạ tầng năng lượng: Được đầu tư tăng thêm năng lực, cơ bản đáp ứng được yêu cầu phát
triển và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Nhiều công trình lớn đã hoàn thành và đang được
xây dựng như: Thủy điện Sơn La, Lai Châu; Nhiệt điện Duyên Hải, Vũng Áng I, Vĩnh Tân II;
Đưa điện lưới ra các đảo Phú Quốc, Lý Sơn, Cô Tô, Vân Đồn... đã tăng thêm 18,5 nghìn MW
công suất nguồn; Khoảng 7,6 nghìn km truyền tải các loại 500 kV, 220 kV và 37,4 nghìn MVA
công suất các trạm biến áp.
- Hạ tầng thủy lợi: Được tập trung đầu tư xây dựng và nâng cấp theo hướng đa mục tiêu.
Nhiều dự án trọng điểm, quy mô lớn ở miền Trung, Tây Nguyên, Trung du miền núi phía Bắc,

42
Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông Cửu Long, các công trình được hoàn thành góp phần
quan trọng thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn.
- Hạ tầng đô thị: Hạ tầng đô thị, nhất là ở các thành phố lớn được đầu tư nhiều công trình
hạ tầng kỹ thuật đô thị như các trục giao thông hướng tâm, các đường vành đai, các nút giao lập
thể tại các giao lộ lớn, tuyến tránh đô thị, đặc biệt ưu tiên là các vành đai, các tuyến đường sắt đô
thị tại Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh… các công trình cấp nước, thoát nước, thu gom và xử lý chất
thải rắn cũng được cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới.
- Hạ tầng các khu công nghiệp, khu kinh tế được các địa phương tập trung đầu tư hoàn
thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, giải quyết tình trạng thiếu nhà ở và các hạ tầng xã hội thiết yếu
(nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, dịch vụ khám chữa bệnh...) cho lao động trong các khu công
nghiệp; Hệ thống hạ tầng thương mại phát triển nhanh; Hạ tầng thông tin và truyền thông phát
triển mạnh, đảm bảo hiện đại, rộng khắp, kết nối với quốc tế và từng bước hình thành siêu xa lộ
thông tin.
- Hạ tầng giáo dục, đào tạo và khoa học công nghệ, y tế, văn hóa, thể thao, du lịch... được
quan tâm đầu tư: (i) Nhiều dự án đầu tư xây dựng cơ sở vật chất ngành Giáo dục được thực hiện,
kể cả tại các vùng dân tộc thiểu số và vùng khó khăn, đến nay một số tỉnh, thành phố đã quy
hoạch các khu đô thị đại học và triển khai thực hiện như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hà Nam,
Hưng Yên... (ii) Các công trình hạ tầng y tế đang thi công được đẩy nhanh tiến độ và hoàn thành,
sớm đưa vào hoạt động. Đang triển khai đầu tư xây dựng 05 bệnh viện hiện đại, kỹ thuật cao,
ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực, góp phần giảm quá tải các bệnh viện tuyến trung
ương và bệnh viện tuyến cuối; (iii) Các thiết chế văn hóa, thể thao từ Trung ương đến địa
phương được quan tâm đầu tư và tăng cường, một số công trình văn hóa, thể thao quy mô lớn
kiến trúc đẹp được đầu tư xây dựng (nhà văn hóa, sân vận động...).
- Các công trình kết cấu hạ tầng để xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh, đã thực sự
phát huy tác dụng, bộ mặt nông thôn được đổi mới, đời sống nhân dân được nâng lên.
Một số tồn tại, hạn chế
Thực tế cho thấy, lĩnh vực đầu tư công của nước ta hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế, yếu
kém cần được khắc phục, đặc biệt là nhìn từ góc độ yêu cầu của phát triển bền vững.
Thứ nhất, cơ cấu đầu tư công chưa hợp lý: Trong cơ cấu đầu tư chung toàn xã hội, vốn đầu
tư khu vực nhà nước còn chiếm tỷ lệ cao (trung bình giai đoạn 2011-2015 khoảng 39%) và chưa
có xu hướng giảm. Trong một số ngành, vốn đầu tư nhà nước vẫn chiếm tỷ lệ quá lớn trong tổng
vốn đầu tư toàn xã hội, như ngành Giáo dục Đào tạo, ngành Y tế.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, năm 2015, tỷ trọng vốn đầu tư công trên tổng đầu tư
cho lĩnh vực giáo dục đào tạo là 78,7%; y tế: 67,2%; sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước
nóng, hơi nước, điều hòa không khí: 74%; thông tin và truyền thông: 63,5%; hoạt động chuyên
môn và khoa học công nghệ: 61,2%; nghệ thuật vui chơi và giải trí: 71,7%. Cơ cấu đầu tư nội bộ
ngành, lĩnh vực còn chưa hợp lý (chi nông nghiệp chủ yếu vào hệ thống thủy lợi, chi giao thông
vận tải chủ yếu vào đường bộ...) và chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa chi đầu tư và chi thường
xuyên (đảm bảo trang thiết bị, vận hành, duy tu, bảo dưỡng...).
Đầu tư vốn ngân sách nhà nước vẫn dựa chủ yếu vào nguồn bội chi ngân sách (vay nợ
trong nước và nước ngoài) do cân đối ngân sách gặp khó khăn. Tỷ trọng chi đầu tư phát triển trên

43
tổng chi ngân sách nhà nước giảm dần theo mức giảm bội chi ngân sách nhà nước, năm 2015
khoảng 17,4% (so với năm 2011 là 26,4%).
Thứ hai, tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư công còn diễn biến phức tạp: Tình trạng
lãng phí, thất thoát, chi chưa đúng chế độ, chính sách, không bố trí đủ nguồn vốn, chất lượng
công trình thấp trong đầu tư xây dựng vẫn chưa được giải quyết triệt để. Một số bộ, ngành trung
ương và địa phương vẫn đề xuất khởi công mới các dự án, trong khi chưa cân đối đủ nguồn vốn
để thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản hoặc mức vốn bố trí quá thấp, không bảo đảm hoàn
thành dự án theo đúng thời gian và tiến độ đã phê duyệt.
Nợ đọng xây dựng cơ bản chưa được xử lý triệt để và chủ yếu tập trung ở khối địa phương.
Tình trạng nợ xây dựng cơ bản và ứng trước đầu tư lớn, thể hiện kỷ luật đầu tư công còn chưa
chặt chẽ, dẫn đến áp lực đối với điều hành và cân đối ngân sách nhà nước. Tình trạng đầu tư
phân tán, dàn trải, hiệu quả thấp vẫn chưa được khắc phục. Dự án dở dang nhiều, thời gian thi
công kéo dài, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, gây lãng phí thất thoát nguồn lực tài chính nhà
nước chưa được xử lý triệt để.
Thứ ba, chất lượng thể chế quản lý đầu tư công còn hạn chế, hiệu quả đầu tư công chậm cải
thiện. Nhiều vấn đề của thể chế quản lý đầu tư công (gồm việc quy hoạch, lựa chọn dự án, thực
hiện dự án, quản lý xây dựng, đánh giá, giám sát dự án) còn yếu kém, chưa được thực hiện theo
thông lệ quốc tế. Thể chế pháp luật về đầu tư công hiện nay chưa thực sự hoàn thiện; Chưa khắc
phục triệt để tình trạng chồng chéo giữa các văn bản pháp luật có liên quan đến đầu tư công. Một
số quy định về đầu tư công còn chưa thống nhất, mâu thuẫn với các quy định tại các luật khác,
các quy định của Quốc hội, Chính phủ… hoặc quy định chưa phù hợp gây khó khăn trong việc
thực hiện, làm ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của dự án.
Các dự án đầu theo hình thức công tư (PPP) gần đây được chú ý nhiều để huy động đầu tư
của tư nhân vào phát triển kết cấu hạ tầng nhưng mới chỉ tập trung vào lĩnh vực giao thông, năng
lượng và chất lượng dự án còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra. Tỷ lệ thu hút vốn nước ngoài
trong các dự án PPP còn hạn chế, chủ yếu tập trung trong lĩnh vực điện. Việc quản lý các dự án
BOT, BT... còn nhiều hạn chế, yếu kém, gây ra nhiều hệ lụy cả về kinh tế lẫn xã hội.

Câu 30: Mối quan hệ giữa ODA và FDI. Liên hệ việt nam
Mối quan hệ

44
Lực, trình độ và sức khỏe tốt phcuj vụ cho nền kinh tế một cách bền vững và là một trong
yếu tố vô cùng quan trongh cho khu vực FDI với các dự án đòi hỏi lap động có rình độ cao.

1.3. Nguồn vốn ODA đóng vai trò định hướng cho FDI đầu tư vào những ngành, vùng
cần thiết

45
Không đảm bào lợi nhuận cho các nhà đầu tư. Dó đó nguồn ODA cần được ưu tiên vào
những vùng miền này để cải thiện môi trường đầu tư, tạo thuận lợi thu hút FDI, giảm chênh lệch
pt giwuax các vùng.

46
Câu 31.1. ĐTPT tác động đến chuyển dịch cơ cấu nền  kinh tế làm chuyển dịch cơ cấu
ngành
Vai trò này của đầu tư được thể hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ 1: Đầu tư tác động làm thay đổi tỷ trọng đóng góp vào GDP của các ngành: Đây là 1
hệ quả tất yếu của đầu tư. Đầu tư vào ngành nào càng nhiều thì ngành đó càng có khả năng đóng
góp lớn hơn vào GDP. Việc tập trung đầu tư vào ngành nào phụ thuộc vào chính sách và chiến
lược phát triển của mỗi quốc gia. Thông qua các chính sách và chiến lược, nhà nước có thể tăng
cường khuyến khích hoặc hạn chế đầu tư đối với các ngành cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển. Dẫn đến sự tăng đầu tư vào 1 ngành sẽ kéo theo sự tanưg trưởng kinh tế của ngành đó và
thúc đẩy sự phát triển của các ngành, các khu vực có liên quan. Vì vậy sẽ tạo ra sự tăng trưởng
kinh tế chung của đất nước. Việc xác định nên tập trung đầu tư vào ngành nào có tính chất quyết
định sự phát triển của quốc gia. Nhưng kinh nghiệm của các nước trên thế giới đã cho thấy con
đường tất yếu có thể tăng trưởng nhanh với tốc độ mong muốn là tăng cường đầu tư nhằm tạo ra
sự phát triển ở khu vực công nghiệp và dịch vụ. Do đó, để thực hiện được các mục tiêu đã định,
Việt Nam cũng không thể nằm ngoài sự phát triển.
Thứ 2: Như đã nói ở trên, đầu tư đã làm thay đổi tỷ trọng của các ngành trong cả nền kinh
tế. Sự thay đổi này lại đi liền với sự thay đổi cơ cấu sản xuất trong từng ngành hay nói cách
khác, sự phân hoá cơ cấu sản xuất trong mỗi ngành kinh tế là do có tác động của đầu tư. Sự phân
hoá này cũng là một tất yếu để phù hợp với sự phát triển của ngành. Trong từng ngành, đầu tư lại
hướng vào các ngành có điều kiện thuận lợi để phát triển, phát huy được lợi thế của ngành đó và
làm điểm tựa cho các ngành khác cùng phát triển.
Thứ 3: Nhờ có đầu tư mà quy mô, năng lực sản xuất của các ngành cũng được tăng cường.
Mọi việc như mở rộng sản xuất, đổi mới sản phẩm, mua sắm máy móc ….Suy cho cùng đều cần
đến vốn, 1 ngành muốn tiêu thụ rộng rãi sản phẩm của mình thì phải luôn đầu tư nâng cao chất
lượng sản phẩm đa dạng hoá mẫu mã, kiểu dáng, nghiên cứu chế tạo các chức năng, công dụng
mới cho sản phẩm. Do đó việc đầu tư để nâng cao hàm lượng khoa học công nghệ trong sản
phẩm là 1 điều kiện không thể thiếu được nếu muốn sản phẩm đứng vững trên thị trường, nhờ
vậy mà nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá và dịch vụ trên thị trường
Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng – lãnh thổ
Đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế của một số vùng- lãnh thổ
Một số vùng – lãnh thổ khi có nguồn vốn đầu tư vào sẽ có thể có nhiều cơ hội để sản xuất
kinh doanh, tạo đà cho sự tăng trưởng kinh tế của mình. Tác động này của đầu tư có thể xem xét
trên 2 khía cạnh như sau:
Thứ nhất là: Đầu tư giúp các vùng – lãnh thổ phát huy được tiềm năng, thế mạnh kinh tế
của vùng.
Với nhưng vị trí địa lý, đặc thù tự nhiên khác nhau mỗi vùng – lãnh thổ sẽ có những thế
mạnh kinh tế khác nhau, nhưng để phát triển kinh tế thì không chỉ dựa vào những tài nguyên vị
trí địa lý sẵn có đó, mà phải có đủ điều kiện để khai thác và sự dụng nó có hiệu quả. Điều này đòi
hỏi phải có nguồn vốn đầu tư. Vì khi được dầu tư thích đáng các vùng sẽ có điều kiện để xây
dựng cơ sở hạ tầng, máy móc công nghệ hiện đại, xác định các phương hướng phát triển đúng
đắn để tận dụng, phát huy sức mạnh của vùng. Như một số vùng miền núi có địa hình đồii núi
cao ( Sơn La – Hoà Bình ) trước khi được đầu tư vùng không có công trình nào lớn mạnh thực

47
sự, nhưng nhờ đầu tư khai thác thế mạnh sông núi của vùng nhà máy thuỷ điện đã được xây
dựng, góp phần làm phát triển nền kinh tế của vùng.
Thứ hai là: Đầu tư góp phần nâng cao tỷ trọng đóng góp vào GDP của các vùng – lãnh thổ
được đầu tư.
Như phân tích trên đầu tư giúp các vùng tận dụng được thế mạnh của mình, tạo đà cho sự
phát triển kinh tế của vùng. Khi nền kinh tế phát triển hơn thì khả năng đóng góp vào GDP cũng
sẽ cao hơn so với trước kia.
Như vậy đầu tư tác động làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng, vùng nào có sự đầu tư nhiều
hơn sẽ có cơ hội phát triển kinh tế nhiều hơn, khả năng đóng góp vào GDP của vùng tăng cao
hơn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của vùng cao hơn các vùng – lãnh thổ ít được đầu tư khác
Đầu tư tác động nâng cao đời sống của dân cư
Nguồn vốn đầu tư được sử dụng vào các hoạt động sản xuất và dịch vụ góp phần tạo công
ăn việc làm cho người lao động. Nhờ có nguồn vốn đầu tư mà các vùng mới có điều kiện để xây
dựng các nhà máy, cơ sở hạ tầng trên lãnh thổ của vùng. Ngay khi những công trình của dự án
đầu tư mới đang được xây dựng thì đã là cơ hội tạo việc làm cho nhiều người dân của vùng, thu
hút lao động nhàn rỗi của vùng. Cho đến khi các cơ sở đó đi vào hoạt động cũng đã thu hút được
nhiều lao động trong vùng. Như hàng loạt các nhà máy đường, xi măng được đầu tư xây dựng đã
thu hút công nhân lao động trong vùng vào làm, giải quyết nhiều công ăn việc làm cho khu vực
đó.
Đầu tư giúp nâng cao thu nhập của dân cư, giúp xoá đói giảm nghèo, người dân từ chỗ bế
tắc, thất nghiệp, sau khi có nguồn vốn đầu tư thu hút lao động, tạo việc làm, người dân có thể có
thu nhập cao hơn, ổn định cuộc sống, phát huy năng lực của mình.
Có thể phân tích qua ví dụ cụ thể sau: ở huyện Thạch Thành – Thanh Hoá Trước khi có nhà
máy đường liên doanh Đài Loan – Việt Nam, người dân trồng mía chỉ để bán lẻ hoặc bán với giá
quá rẻ, nhiều người dân không có việc làm. Nhưng sau khi có nhà máy đường ở tại đó, người dân
trồng mía có nơi tiêu thụ lại với giá cao hơn, nên người dân đã có thu nhập cao hơn, nhiều người
dân đã có việc làm, góp phần nâng cao đời sống của mình.
Đầu tư góp phần giải quyết những mất cân đối về phát triển kinh tế giữa các vùng
Nguồn vốn đầu tư thường được tập trung ở những vùng kinh tế trọng điểm của đất nước,
thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế của những khu vực đó, và đến lượt mình những vùng phát
triển này lại làm bàn đạp thúc đẩy những vùng khác cùng phát triển. Các vùng kinh tế trọng điểm
được đầu tư phát huy thế mạnh của mình, góp phần lớn vào sự phát triển chung của cả đất nước,
kéo con tàu kinh tế chung của đất nước đi lên, khi đó các vùng kinh tế khác mới có điều kiện để
phát triển.
Đầu tư cũng đã thúc đẩy các vùng kinh tế khó khăn có khả năng phát triển, giảm bớt sự
chênh lệch kinh tế với các vùng khác. Các vùng kinh tế khó khăn khi nhận được sự đầu tư, giúp
họ có thể có đủ điều kiện để khai thác, phát huy tiềm năng của họ, giải quyết những vướng mắc
về tài chính, cơ sở hạ tầng cũng như phương hướng phát triển,tạo đà cho nền kinh tế vùng , làm
giảm bớt về sự chênh lệch với nền kinh tế các vùng khác.

48
Qua những phân tích trên cho thấy , đầu tư có sự tác động quan trọng đến sự chuyển dịch
cơ cấu kinh tế vùng _lãnh thổ, từng vùng có khả năng phát triển kinh tế cao hơn, phát huy được
thế mạnh của vùng, đời sống nhân dân trong vùng có nhiều thay đổi, tuy nhiên trên thực tế mức
độ đầu tư vào từng vùng là khác nhau, điều đó làm cho nền kinh tế giưa các vùng vẫn luôn có sự
khác nhau, chênh lệch nhau.
Vai trò của đầu tư đối với chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế
Đầu tư đã có tác động tạo ra những chuyển biến về tỷ trọng đóng góp vào GDP của các
thành phần kinh tế
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và nhà nước, trong những năm qua cơ cấu thành
phần kinh tế ở nước ta đã có sự chuyển dịch theo hướng tiến bộ và bước đầu đã đạt được nhiều
kết quả đáng khích lệ. Bên cạnh khu vực kinh tế trong nước, khu vực kinh tế có vốn đầu tư trực
tiếp của nước ngoài FDI cũng ngày càng có những đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng kinh tế
của cả nước. Đáng chú ý là trong khu vực kinh tế trong nước (bao gồm các thành phần kinh tế
nhà nước, tập thể, tư nhân, cá thể và kinh tế hồn hợp ). Cơ cấu của các thành phần đã có sự
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng các thành phần kinh tế ngoài nhà nước và giảm tỷ trọng
của kinh tế nhà nước phù hợp với chủ trương đa dạng hoá các thành phần kinh tế nhưng vẫn đảm
bảo vai trò quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN.
Tạo ra sự phong phú đa dạng về nguồn vốn đầu tư
Nền kinh tế bao cấp đã chỉ rõ những nhược điểm của mình với 2 thành phần kinh tế và
nguồn vốn chỉ do ngân sách cấp, do đó không mang lại hiệu quả cao. Nhưng từ khi nước ta
chuyển sang kinh tế thị trường thì nền kinh tế không chỉ tồn tại 2 thành phần như trước đây là
kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể mà đã xuất hiện thêm các thành phần kinh tế khác như kinh tế
tư nhân, kinh tế cá thể, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Cùng với sự xuất hiện này là sự đa
dạng về nguồn vốn đầu tư do các thành phần kinh tế mới mang lại. Các thành phần kinh tế mới
đã bổ sung một lượng vốn không nhỏ vào tổng vốn đầu tư của toàn xã hội, tạo nên một nguồn
lực mạnh mẽ hơn trước để phát triển kinh tế. Việc có thêm các thành phần kinh tế đã huy động
và tận dụng được các nguồn lực trong xã hội một cách hiệu quả hơn, khuyến khích được mọi cá
nhân tham gia đầu tư làm kinh tế.
Vốn đầu tư của họ có thể đến được những nơi, những lĩnh vực mà nhà nước chưa đầu tư
đến hoặc không có đủ vốn để đầu tư. Chính vì vậy, việc đa dạng hoá nguồn vốn là một yếu tố
không thể thiếu được trong đầu tư phát triển

49
50
Đến ngành dịch vụ

51
Câu 31.2: ĐTPT vừa làm hại vừa bào vệ môi trường. Vn đã làm gì để hạn chế tác động tiêu
cực
a) Các nhiệm vụ cụ thể trước mắt:
(1) Khẩn trương xây dựng Quy hoạch BVMT quốc gia làm căn cứ thẩm định, phê duyệt
các dự án đầu tư của từng vùng phù hợp yêu cầu BVMT, định hướng ưu tiên lĩnh vực, công nghệ
đầu tư phù hợp với quy hoạch môi trường. Xây dựng và ban hành quy chế ứng phó sự cố môi
trường, trong đó có các quy định về cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các Bộ, ngành,
Trung ương và địa phương bảo đảm nguyên tắc Trung ương chỉ đạo thống nhất và địa phương

52
xây dựng năng lực tự ứng phó theo phương châm 3 tại chỗ đã được xây dựng trong phòng chống
thiên tai.
(2) Ban hành hệ thống các tiêu chí đánh giá, sàng lọc, lựa chọn ưu tiên các dự án công nghệ
cao, công nghệ thân thiện với môi trường, bảo đảm theo đúng định hướng tăng trưởng xanh, phát
triển bền vững; các quy định về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường, trong đó
có các quy định về cơ chế chỉ đạo, điều hành, phối hợp giữa các cơ quan Trung ương và địa
phương trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục sự cố môi trường.
Xây dựng hệ thống các chỉ tiêu thống kê hàng năm về môi trường trong hệ thống các chỉ
tiêu thống kê phát triển kinh tế - xã hội quốc dân, bảo đảm phản ánh đầy đủ các nội dung quản lý
môi trường, phát triển bền vững, trong đó có các chỉ tiêu theo dõi về nguồn vốn đầu tư của Nhà
nước và xã hội cho BVMT.
(3) Thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp môi trường; cụ thể hóa các cơ chế chính sách
thu hút đầu tư vào lĩnh vực xử lý chất thải, phát triển công nghệ xử lý nước thải, tái chế chất thải.
(4) Sửa đổi, bổ sung các quy định về đánh giá môi trường chiến lược và đánh giá tác động
môi trường, cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước; về kiểm tra công tác thẩm định, phê
duyệt, chấp thuận điều chỉnh báo cáo ĐTM, cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước, bảo
đảm kiểm soát chặt chẽ công tác BVMT. Xây dựng hệ thống phòng ngừa, cảnh báo sớm sự cố
môi trường.
(5) Thực hiện tổng điều tra các nguồn thải, nguồn gây ô nhiễm trên phạm vi cả nước, xây
dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về môi trường của các Bộ, ngành, địa phương và các cơ sở sản xuất,
kinh doanh để quản lý thống nhất, có cơ chế chia sẻ thông tin và cảnh báo đồng bộ từ Trung
ương đến địa phương.
(6) Rà soát, sửa đổi, ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường bảo đảm kiểm soát
chặt chẽ, nghiêm ngặt đối với các ngành, lĩnh vực có khả năng gây ô nhiễm môi trường cao, quy
chuẩn kỹ thuật về môi trường ngành phải nghiêm ngặt hơn các quy chuẩn kỹ thuật về môi trường
nói chung, đặc biệt chú trọng các ngành nhuộm, thuộc da, sản xuất giấy, luyện thép từ quặng...,
tiếp cận với quy chuẩn kỹ thuật về môi trường của các nước tiên tiến.
(7) Rà soát quy hoạch, xây dựng các khu xử lý, chôn lấp rác thải sinh hoạt, rác thải công
nghiệp, chất thải nguy hại đáp ứng nhu cầu theo quy mô phát sinh các loại chất thải này tại các
địa phương, các khu vực kinh tế trọng điểm, nơi có các dự án lớn. Kiểm soát, giám sát chặt chẽ
hoạt động phát sinh, thu gom, vận chuyển, xử lý, thải bỏ, chôn lấp các loại chất thải, nhất là chất
thải nguy hại. Đầu tư và có các chính sách thu hút đầu tư của khối tư nhân, các nhà đầu tư nước
ngoài vào hoạt động xử lý chất thải, cung cấp các dịch vụ BVMT; phát triển ngành công nghiệp,
dịch vụ BVMT.
(8) Tiếp tục tăng cường đầu tư xây dựng mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường trên
phạm vi cả nước. Xây dựng cơ chế chia sẻ thông tin, số liệu quan trắc, đánh giá về chất lượng
môi trường làm cơ sở phục vụ công tác thẩm định, xét duyệt các dự án đầu tư, đồng thời, để các
cơ quan, Bộ, ngành, địa phương và người dân thực hiện kiểm soát, giám sát về môi trường.
(9) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và kiểm soát đảm bảo việc tuân thủ quy định
về BVMT đối với những dự án đã đi vào hoạt động, trước hết là các dự án có nguồn thải ra sông,
ra biển. Tăng cường các biện pháp kiểm soát chặt chẽ việc thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế

53
chất thải, hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý chất thải thông thường, trong đó có nội dung
quy định về sử dụng chất thải làm nguyên liệu, nhiên liệu, coi chất thải là tài nguyên.
(10) Tăng cường hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc quản lý, sử dụng nguồn chi sự nghiệp
môi trường tại các Bộ, ngành, địa phương bảo đảm tiết kiệm, hỗ trợ và thực hiện có hiệu quả các
hoạt động quản lý môi trường tại địa phương. Trước mắt, điều chỉnh tái cơ cấu đầu tư cho công
tác BVMT ngay trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016 - 2020, tập trung ưu tiên
cho các dự án tiết kiệm năng lượng, xử lý các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, các
dự án theo hướng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.
b) Các giải pháp lâu dài:
(1) Tiếp tục nghiên cứu bổ sung, hoàn thiện hệ thống chủ trương, chính sách, pháp luật về
BVMT, đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với hệ thống pháp luật nói chung, bám sát thực tế và
theo kịp tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế của đất nước, diễn biến nhanh và mức độ phức
tạp của các vấn đề môi trường. Thể chế hóa kịp thời và tổ chức thực hiện nghiêm các quan điểm,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về BVMT; chú trọng nâng cao nhận
thức và đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành; tăng cường sự phối hợp, chặt chẽ, đồng bộ
giữa các ngành, giữa Trung ương và địa phương. Có các giải pháp phát huy hiệu quả hoạt động
của lực lượng cảnh sát môi trường. Bộ TN&MT chịu trách nhiệm tổng thể về kiểm tra, giám sát,
bảo đảm thực hiện đúng trách nhiệm của các cơ quan có liên quan.
(2) Tăng cường năng lực của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT từ Trung ương đến địa
phương đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ BVMT ngày càng lớn, phức tạp. Rà soát, phân định rõ chức
năng, nhiệm vụ quản lý, sắp xếp tổ chức bộ máy, tăng cường năng lực quản lý của đội ngũ cán
bộ quản lý môi trường các cấp, nhất là ở các địa phương, ưu tiên cấp huyện, xã, bảo đảm tính
thống nhất, đồng bộ, xuyên suốt từ Trung ương đến cơ sở. Xây dựng cơ chế tham vấn, phối hợp
trong công tác bổ nhiệm, đề bạt, đào tạo, bồi dưỡng lãnh đạo cơ quan chuyên môn về tài nguyên
và môi trường ở địa phương.
(3) Tăng cường và đa dạng hóa nguồn vốn đầu tư cho BVMT, nhất là đầu tư xử lý chất
thải; xử lý ô nhiễm và phục hồi môi trường các khu vực đã bị ô nhiễm, suy thoái do trước đây để
lại. Tăng chi ngân sách cho sự nghiệp BVMT, tập trung giải quyết vấn đề môi trường bức xúc,
tồn đọng kéo dài. Tăng cường vai trò điều phối, phân bổ nguồn lực đầu tư, chi ngân sách cho
hoạt động BVMT của cơ quan quản lý nhà nước về BVMT. Các nguồn thu từ thuế, phí BVMT
phải được đầu tư trở lại cho các hoạt động BVMT. Có cơ chế thực hiện ký quỹ BVMT trước khi
dự án đi vào vận hành thử nghiệm đối với các dự án đầu tư lớn, có nguy cơ gây ô nhiễm môi
trường; thu hút mạnh đầu tư tư nhân, đầu tư nước ngoài vào phát triển ngành công nghiệp, dịch
vụ BVMT trên nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”, “người hưởng lợi từ môi trường
phải chi trả”.
(4) Rà soát, chấn chỉnh, tăng cường chất lượng, hiệu lực, hiệu quả các công cụ, biện pháp
quản lý nhà nước về BVMT; sớm đưa các chế tài hình sự về môi trường vào áp dụng; hoàn thành
kế hoạch xử lý triệt để cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trước năm 2020. Tổ chức
đánh giá, xếp hạng công tác BVMT của các địa phương từ năm 2017.
(5) Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, phát triển khoa học công nghệ về BVMT. Tiếp tục quan tâm
xây dựng các dự án ưu tiên về BVMT nhằm kêu gọi hỗ trợ từ nguồn vốn ODA. Nghiên cứu, kiến

54
nghị cơ chế cử cán bộ đại diện ngoại giao về môi trường tại các nước nhằm tăng cường cơ hội
học hỏi, trao đổi kinh nghiệm, hợp tác quốc tế về BVMT.
(6) Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về BVMT, tăng trưởng
xanh, phát triển kinh tế xanh theo hướng đổi mới nội dung, đa dạng hóa hình thức tuyên truyền
phù hợp với từng đối tượng, các vùng miền; đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động đào tạo, truyền
thông về môi trường.

Câu 32: Hãy làm rõ nguyên nhân của tình trạng thất thoát lãng phí trong hoạt động đầu tư
tại Việt Nam hiện nay? Theo anh ( chị), cần áp dụng những giải pháp nào để khắc phục
tình trạng tình trạng lãng phí thất thoát trong đầu tư?
Tình trạng thất thoát lãng phí xảy ra trên diện rộng và ở tất cả các khâu bởi nhiều nguyên
nhân: nguyên nhân từ chất lượng quy hoạch chưa tốt; nguyên nhân từ sự thiếu chặt chẽ của các
văn bản pháp luật và việc thực thi chưa nghiêm túc; từ quy hoạch, kế hoạch, chủ trương đầu tư
sai lầm; từ việc phê duyệt dự án, bố trí vốn, thực hiện dự án còn nhiều bất cập
Nguyên nhân từ quy hoạch chậm và một số quy hoạch chất lượng chưa tốt
Quy hoạch là khâu đầu tiên rất quan trọng nhưng trong một số trường hợp lại buông lỏng
nên không theo kịp những định hướng phát triển và tốc độ đầu tư. Sản phẩm quy hoạch sơ sài,
mâu thuẫn giữa quy hoạch tổng thể với quy hoạch kinh tế - xã hội, quy hoạch vùng và lãnh thổ,
quy hoạch ngành và khu vực; sản phẩm quy hoạch không thường xuyên được cập nhật nhưng lại
được dùng để định hướng cho các chủ trương đầu tư nên đã dẫn đến chủ trương đầu tư sai gây
lãng phí lớn.
Nguyên nhân từ sự thiếu chặt chẽ của các văn bản pháp luật và việc thực thi chưa
nghiêm túc
Hệ thống pháp luật liên quan đến đầu tư công rất lớn với 12 luật, hơn 100 nghị định, hàng
trăm thông tư hướng dẫn. Sự chồng chéo trong quản lý và các văn bản pháp lý liên quan được
coi là rào cản lớn nhất trong công tác đầu tư xây dựng nói chung và đầu tư công nói riêng. Thực
tế cho thấy Luật Đầu tư, Luật Đầu tư công, Luật Quản lý sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản
xuất kinh doanh tại doanh nghiệp, Luật Đất đai, Luật Xây dựng, Luật Kinh doanh bất động sản,
Luật Nhà ở, Luật Bảo vệ môi trường và một số luật chuyên ngành khác... cũng điều chỉnh hoạt
động đầu tư công với phạm vi và mức độ khác nhau, nhưng chưa có sự phân định rõ ràng về
phạm vi điều chỉnh. Cùng một vấn đề, giữa các luật này và luật kia còn có sự khác biệt.  Kế
hoạch đầu tư công trung hạn chưa thống nhất, chưa kế thừa lẫn nhau với kế hoạch tài chính 5
năm và kế hoạch tài chính ngân sách nhà nước 3 năm. Quy định Chủ tịch UBND cấp tỉnh ủy
quyền quyết định đầu tư đối với các dự án nhóm B, nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương
cho cơ quan cấp dưới không phù hợp với Luật Tổ chức chính quyền địa phương... Hơn nữa,
trong Luật Đầu tư công quy định dự án phải có quyết định chủ trương đầu tư mới được bố trí
vốn, trong khi đó thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn là điều kiện bắt buộc để quyết
định chủ trương đầu tư dự án đã tạo ra vòng luẩn quẩn. Liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường,
trong Luật Bảo vệ môi trường yêu cầu phải có Báo cáo đánh giá tác động môi trường tại giai
đoạn đề xuất chấp thuận chủ trương đầu tư hiện cũng đang gây khó khăn cho người thực hiện do
các dữ liệu liên quan đến dự án tại giai đoạn này không đủ chi tiết, chỉ mang tính chất sơ bộ,
chưa đủ điều kiện để lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường.

55
Liên quan đến vấn đề giải phóng mặt bằng, tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng của các dự
án đầu tư công thường bị kéo dài. Thời gian hoàn thành công tác đền bù, giải phóng mặt bằng
bình quân mất khoảng 20 tháng, đặc biệt nhiều dự án bị kéo dài từ 5 đến 10 năm do đơn giá đền
bù đất, công trình trên đất chưa theo cơ chế thị trường; công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất chưa theo quy hoạch được duyệt làm tăng chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng.
Trong khi đó, quy định về thời hạn chậm triển khai thực hiện dự án bị thu hồi đất giữa Luật Đầu
tư và Luật Đất đai chưa thống nhất gây khó khăn cho cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư.
Bản chất của đầu tư công là khó quản lý và dễ thất thoát, vì một dự án đầu tư công luôn có
sự tách biệt giữa người hưởng lợi và người chi trả. Nhóm người hưởng lợi thường nhỏ, tập trung
nhưng người chi trả có thể là toàn bộ xã hội do lấy từ ngân sách. Hơn nữa cách thức thực hiện
của các dự án đầu tư công thường không có người có quyền quyết toàn bộ mà liên quan tới nhiều
bộ phận, nhiều ban ngành, thậm chí nhiều Bộ. Do đó để quản lý hoạt động đầu tư công không
đơn giản là chỉ cần bộ luật đã đủ vì nó là vấn đề đa ngành nên rất cần đội ngũ cán bộ giỏi và tận
tâm, vừa hồng vừa chuyên. Tuy nhiên thực tế vừa trình bày trên đây cho thấy thất thoát lãng phí
không chỉ do nguyên nhân khách quan như bởi cơ chế chính sách về quản lý đầu tư mà còn có
nguyên nhân quan trọng, thậm chí chủ yếu dẫn đến thất thoát lãng phí là từ con người và bắt đầu
từ người giữ vai trò giám sát trong bộ máy nhà nước. Sự buông lỏng quản lý, sự yếu kém không
đủ tầm của một số người có trách nhiệm quản lý đầu tư đã dẫn đến tình trạng thất thoát lãng phí
Nguyên nhân từ xác định chủ trương đầu tư sai lầm trong một số trường hợp
Nhiều ý kiến của các nhà khoa học, các nhà quản lý cho rằng "phần lớn các lãng phí hiện
nay đều bắt đầu từ chủ trương đầu tư, lãng phí từ xây dựng công trình cũng có nhưng không gây
bức xúc trong dư luận và gây ảnh hưởng trực tiếp tới giảm hiệu quả của nền kinh tế như chủ
trương đầu tư". Lãng phí khi quyết định chủ trương đầu tư không phù hợp với mục tiêu và yêu
cầu phát triển ngành, lĩnh vực, địa phương; không tính đến khả năng cân đối vốn.
Điều này dẫn tới các công trình hoặc dở dang do không đủ vốn để hoàn thành, hoặc nếu có
hoàn thành thì cũng không hiệu quả, "đắp chiếu để đấy", không phát huy tác dụng dẫn đến lãng
phí phần vốn đã được đầu tư. Theo đánh giá của các chuyên gia quyết định chủ trương đầu tư sai
ước chiếm khoảng 60% - 70% tổng số lãng phí, còn lại 30% - 40% là do yếu tố thiết kế và tổ
chức thi công công trình. Những nhân  tố cực kỳ quan trọng khi quyết định chủ trương đầu tư đã
không được nghiên cứu kỹ như: dự án có cần thiết đầu tư hay không? đầu tư vào lúc nào và ở
đâu? đã phải là ưu tiên số 1 chưa? triển khai với quy mô dự án thế nào là thích hợp cho trước mắt
cũng như quá trình khai thác sử dụng về sau? đầu tư có đồng bộ hay không? Thực tế đã xảy ra
trường hợp có những dự án bỏ ra hàng mấy trăm tỷ đồng nhưng vì chỉ tập trung đầu tư cho việc
xây dựng nhà máy nên khi hoàn thành công trình lại không có vùng nguyên liệu hoặc vùng
nguyên liệu không đáp ứng được quy mô, công suất của nhà máy nên đã phải đập bỏ công trình,
di dời xa hàng ngàn km đến nơi có vùng nguyên liệu.
Nhiều quyết định chủ trương đầu tư không tính đến khả năng cân đối vốn.
Mâu thuẫn giữa một bên là nhu cầu đầu tư phát triển là rất lớn, trong khi khả năng tăng vốn
ngân sách nhà nước cho đầu tư phát triển lại có hạn xảy ra ở tất cả các Bộ, ngành, địa phương.
Tuy nhiên, các địa phương, các Bộ, ngành đã không kiên quyết trong việc thực hiện các nguyên
tắc, tiêu chí, thứ tự ưu tiên dẫn tới tình trạng dàn trải, số lượng dự án nhiều, tỷ lệ bố trí bình quân
trên một dự án thấp, kéo dài thời gian thực hiện dự án dẫn đến lãng phí vốn đầu tư. Thậm chí có
những dự án hàng nghìn tỷ đồng quyết định chủ trương đầu tư nhưng không cân đối đủ vốn, đến

56
lúc không có tiền mà vẫn cứ phải lao theo. Những công trình này nếu dừng lại thì lãng phí phần
vốn đã được đầu tư, nếu tiếp tục đầu tư thì không biết lấy vốn ở đâu. Nhiều dự án treo từ 10 đến
15 năm không làm nổi, làm lãng phí chi phí chuẩn bị đầu tư, lãng phi đất đai để không từng đấy
năm chờ xây dựng công trình.
Nguyên nhân do khâu tổ chức thực hiện dự án đầu tư còn nhiều bất cập
- Thứ nhất: Do trình độ quản lý, do buông lỏng quản lý, do trình độ kỹ thuật non kém, tinh
thần trách nhiệm chưa cao.
- Thứ hai: Do những tiêu cực như tham nhũng, hối lộ trong quá trình thực hiện đầu tư ở tất
cả các khâu: khảo sát, thiết kế, đấu thầu, thi công, giám sát, nghiệm thu...
Tăng cường quản lý các dự án đầu tư công
Thời gian qua, nhiều đề xuất, giải pháp nhằm hạn chế, ngăn ngừa dàn trải, lãng phí trong
quản lý đầu tư xây dựng đã được các cấp, bộ, ngành triển khai, thực hiện. Trong đó, với Đề án
Hoàn thành hệ thống định mức, giá xây dựng, Bộ Xây dựng đã chủ trì phối hợp với các bộ, cơ
quan có liên quan soạn thảo và trình Chính phủ ban hành 2 Nghị định thay thế: Nghị định số
32/2015/NĐ-CP về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 37/2015/NĐ-CP
quy định chi tiết về hợp đồng xây dựng, đang trình Thủ tưởng Chính phủ. Sau khi được thông
qua, Bộ Xây dựng sẽ ban hành 15 thông tư hướng dẫn.
Hiện, các bộ, ngành, địa phương đã tập trung rà soát định mức xây dựng đã công bố. Riêng
Bộ Xây dựng đã rà soát loại bỏ 1.005 mức, sửa đổi 3.289 mức, bổ sung 1.120 mức; ở phần định
mức hạ tầng kỹ thuật đô thị, đã rà soát 349/349 định mức, sửa 168 mức; ở phần suất vốn đầu tư,
giá bộ phận kết cấu, đã rà soát, kiểm tra, đánh giá 596 tổng số suất vốn đầu tư, giá bộ phận kết
cấu.
Đồng thời, xây dựng 13 phương pháp lập định mức, giá xây dựng và dịch vụ đô thị theo cơ
chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng cơ sở dữ liệu
giá thị trường. Giai đoạn 2 (từ năm 2019 đến năm 2021), triển khai xây dựng toàn bộ hệ thống
định mức và giá xây dựng theo các phương pháp mới; Phổ biến, truyên truyền, hướng dẫn các
chủ thể liên quan, bao gồm cả cơ quan quản lý Nhà nước về các nội dung của Đề án để Đề án đi
vào thực tiễn. Theo đánh giá của các chuyên gia kinh tế, Đề án đưa vào thực hiện là cuộc cách
mạng trong quản lý đầu tư xây dựng, sẽ góp phần nâng cao quản lý các dự án công, hạn chế đội
vốn, nâng cao năng suất ngành xây dựng, tạo được thị trường xây dựng minh bạch, cạnh tranh,
chống thất thoát lãng phí trong đầu tư xây dựng…
Bên cạnh đó, để không xảy ra những dự án nghìn tỷ bỏ hoang, các dự án kém chất lượng,
hạn chế, ngăn ngừa tình trạng lãng phí, thất thoát trong đầu tư xây dựng, nhiều ý kiến cho rằng,
Chính phủ phải sớm chỉ đạo xây dựng và công bố công khai bộ tiêu chí đánh giá và xếp thứ tự
ưu tiên lựa chọn các dự án đầu tư đưa vào danh mục đầu tư công và phân bổ vốn đầu tư.
Đồng thời, nâng cao năng lực quản lý, năng lực chuyên môn của những chủ thể tham gia
hoạt động đầu tư xây dựng; cần làm rõ chế độ trách nhiệm trong đầu tư công đối với từng loại
chủ thể trong từng giai đoạn từ khâu thẩm định, phê duyệt, triển khai dự án thì sẽ hạn chế và
không còn xảy ra đầu tư dàn trải, lãng phí…

57
Câu 33. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới quyết định đầu tư của doanh nghiệp?
- Chính sách quản lí kinh tế vĩ mô của Nhà nước
Nhà nước là người hướng dẫn, kiểm soát và điều tiết hoạt động của DN trong các thành
phần kinh tế. Điều đó được thể hiện thông qua các hiến pháp, chính sách kinh tế, trong các luật lệ
và biện pháp kinh tế nhằm tạo hành lang, môi trường kinh tế lành mạnh, định hướng cho DN
phát tiển
Trên cơ sở pháp luật về kinh tế và các chính sách kinh tế, nhà nước tạo môi trường và hành
lang cho các DN phát triển sản xuất – kinh doanh và hướng các hoạt động của doanh nghiệp
phục vụ chiến lược phát triển kinh tế xã hội mỗi thời kì
Chính sách kinh tế của NHà nước đối với DN có vai trò rất quan trọng trong định hướng
đầu tư phát triển kinh doanh, với các đòn bẩy kinh tế. Nhà nước khuyển khích các DN đầu tư,
kinh doanh vào các ngành nghề, lĩnh vực có lợi cho đất nước.
Do vậy, để đi đến quyết định đầu tư, DN trước hết cần phải nghiên cứu, xem xét đến các
chính sách kinh tế của Nhà nước như chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách thuế, chính
sách thuê đất,... neenxem xét đầu tư vào những ngành nghề phù hợp với chính sách kih tế của
Nhà nước để được hưởng những ưu đãi đặc biệt đó.
- Thị trường và canh tranh
Trong nền kinh tế hàng hóa, thị trường tiêu thụ sản phẩm là một căn cứ hết sức quan trọng
để doanh nghiệp quyết định đầu tư. Bời vì trong nền kinh tế thị trường DN sản xuất một loại sản
phẩm nào đó phải phù hợp với yêu cầu của thị trường đồng thời khi đầu tư phải chú ý khai thác
lợi thế riêng của DN mới đứng vững tđược trong cạnh tranh
Vấn đề đặt ra cho các DN là phải đầu tư để sản xuất ra những sản phẩm mà người tiêu
dùng, tức là để xem xét vấn đề đầu tư, doanh nghiệp cần căn cứ vào nhu cầu sản phẩm trên thị
trường hiện tại và tương lai.
Việc nghiên cứu và phân tích thị trường nhằm xác định mức cầu về sản phẩm, phục vụ cho
quyết định đầu tư đòi hỏi phải được xem xét hết sức khoa học và bằng tự nhạy cảm trong kinh
doanh của các nhà quản trị.
Tuy nhiên khi xem xét thị trường thì không thể bỏ qua yếu tố cạnh tranh. Yếu tố này đòi
hỏi doanh nghiệp trong đầu tư phải căn cứ vào tình hình hiện tại của doanh nghiệp, khả năng về
các đối thủ cạnh tranh, của những sản phẩm thay thế cho các sản phẩm DN. Từ đó dự đoán tình
hình trong tương lai để lựa chọn phương thức đầu tư phù hợp và tạo được lợi thế riêng cho DN
trên thị trường.
- Chi phí tài chính
Sự thay đổi của lãi suất và chính sách thuế sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến chi phí đầu tư của
DN
Để thực hiện đầu tư, ngoài vốn tự có, DN còn phải sử dụng vốn vay và trả lãi suất. Việc trả
lãi suất sẽ làm tăng thêm chi phí cho mỗi đồng vốn vay. Dó đó, DN không thể khong tính đến
yếu tố lãi suất trong quyết định đầu tư.

58
Bên cạnh yếu tố vay lãi, thuế cũng là yếu tố tác động quan trọng. Thuế là công cụ điều tiết
nền kinh tế vĩ mô của Nhà nước. Đối với DN, thuế ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận và lợi nhuận
ròng của DN
- Sự tiến bộ của khoa học và công nghệ
Nó có thể là cơ hội hoặc cũng có thể là nguy cơ đe dọa đối với sự đầu tư của mỗi DN. Tính
toán được mức độ phát triển của khoa học công nghệ giúp doanh nghiệp đưa ra quyết định đầu tư
vào loại máy móc thiết bị nào nhằm nâng cao năng suất lao động, tránh sự lạc hậu về kỹ thuật
trong tương lai, hạn chế tình trạng sản phẩm đưa ra không phù hợp với nhu cầu thị trường dẫn
đến thua lỗ trong kinh doanh
Yếu tố này ảnh hưởng đến việc lựa chọn các trang thiết bị, phương pháp khấu hao tài sản
cố định, chất lượng và giá cả của sản phẩm. Ngoài ra nó còn tác động đến tính khả thi và hiệu
quả của dự án đầu tư
- Mức độ rủi ro của dự án
Trong nền kinh tế thị trường, mỗi quyết định đầu tư đều có thể gắn với những rủi ro nhất
định do sự biến động của thị trường trong tương lai. Vì vậy, nếu đầu tư có khả năng đảm bảo
vững chắc sẽ kích thích nhà đầu tư tham gia
Còn một quyết định đầu tư đặt trong tương lai không chắc chắn sẽ làm cho các nhà đầu tư
lo ngại, thiếu tin tưởng vào sự phát triển của DN.
- Khả năng tài chính của DN
Khả năng tài chính của doanh nghiệp sẽ giuos DN xác định độ lớn của dự án đầu tư. Để đi
đến quyết định đầu tư phải xem xét trong giới hạn về khả năng tài chính của doanh nghiệp ( gồm
nguồn vốn tự có và nguồn có thể huy động thêm) và dự báo nhu cầu đầu tư trong tương lai.
DN không thể quyết định thực hiện các dự án đầu tư vượt quá khả năng tài chính của mình.
Đây là yếu tố nội tại chi phối đến một quyết định đầu tư của DN. Ngoài ra DN cần tính đến mức
độ rủi ro do các yếu tố khách quan của nền kinh tế thị trường đem lại như lạm phát, khủng
hoảng,...

59
Câu 34: đặc điểm của đầu tư phát triển. Cácđặc điểm ảnh hưởng đến công tác quản lí hđ
đầu tư ntn

60
61
62
63
64
Câu 35. Các phương pháp quản lý hoạt động đầu tư và ưu nhược điểm của mỗi phương
pháp?
Nhóm phương pháp kinh tế
Nhóm phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua
các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá
cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả
nhất trong phạm vi hoạt động của họ.
Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế trong
quản lý.
Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác quản
lý vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi
người và tập thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong
mỗi con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi
ích của tập thể và xã hội.
Ưu điểm:
– Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp
hiệu quả công việc đạt được cao nhất.
– Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo ra
bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.
– Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình.
– Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu
quả rất cao.

65
– Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh
và trong nhiều lĩnh vực.
Nhược điểm:
– Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền
thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…
– Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc.
– Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động
khác.
Vận dụng:
Tại cơ quan , các phương pháp quản lý kinh tế được vận dụng như: Có chế độ đãi ngộ đối
với giáo viên, nhân viên (được hưởng thêm 50% lương); thưởng các tổ chuyên môn và cá nhân
bồi dưỡng học sinh giỏi có giải quốc gia; thưởng các tổ chuyên môn có học sinh đỗ thủ khoa tốt
nghiệp, đại học…
Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức
Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức là các phương pháp tác động dựa vào các mối
quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công
tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản
lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống.
Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống
quản lý.Về phương diện quản lý nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng.
Người quản lý dử dụng quyền lực của mình để buộc đối tượng quản lý phải thực hiện nhiêm vụ.
Nhóm phương pháp hành chính – tổ chức trong quản lý là cách thức tác động trực tiếp của
chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính
chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời,
thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy
của tổ chức.
Ưu điểm:
– Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp duy trì
kỷ cương trật tự cho môi trường tổ chức.
– Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả.
Nhược điểm:
– Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo.
– Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.
– Nhà quản lý phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để
có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.
Vận dụng:

66
Việc ban hành các quy chế chuyên môn, nội quy cơ quan, các quy định về giờ giấc, hồ sơ
sổ sách … chính là việc vận dụng phương pháp hành chính – tổ chức. Phương pháp này được
vận dụng thường xuyên trong suốt quá trình hoạt động của đơn vị.
Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (tâm lý – giáo dục)
Nhóm phương pháp tâm lý – xã hội (hay còn gọi là nhóm phương pháp “tâm lý- giáo dục”,
“giáo dục”) là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng
cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.
Các phương pháp tâm lý – xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng
của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần. Tính thuyết phục làm cho nhân
viên phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp. Khơi
dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí
tuệ và khả năng cao nhất.
Ưu điểm:
– Bền vững.
– Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ
tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả
vượt xa sự mong đợi.
Nhược điểm:
– Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần
phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.
– Phương pháp này yêu cầu cho người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện và
có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.
Vận dụng
Tuyên truyền, phân tích để mọi người cùng biết những khó khăn thách thức, cơ hội của
công việc hiện tại để cùng giúp nhau vượt qua khó khăn.
Bằng cách xây dựng niềm tự hào về chất lượng giảng dạy, học tập và những nề nếp sinh
hoạt văn hóa cho giáo viên, học sinh nhà trường đã hun đúc tinh thần tự học, tự rèn của cả thầy
và trò làm cho chất lượng giáo dục được ngày một nâng cao và bền vững.
Thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của giáo viên và học sinh để khen thưởng,
tôn vinh kịp thời cũng là biện pháp được áp dụng thành công và có tác dụng lớn tại đơn vị. Kịp
thời chấn chỉnh những cá nhân có tư tưởng chưa đúng đắn để tránh hiện tượng tâm lý lây lan bất
lợi.
Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể
Các phương pháp và kỹ thuật quản lý cụ thể là những phương pháp, kỹ thuật thực hiện
chức năng cụ thể như kỹ năng lập kế hoạch, kỹ năng quản lý sự thay đổi, giao việc- ủy quyền,
quản lý thời gian…

67
Những phương pháp và kỹ thuật cụ thể cần được người quản lý trang bị và vận dụng linh
hoạt trong những tình huống cụ thể để đạt kết quả cao nhất trong công tác quản lý của mình.
Tóm lại, trong thực tiễn quản lý không thể tuyệt đối hoá một phương pháp nào đó mà phải
có quan điểm tổng hợp, phải biết kết hợp nhịp nhàng và linh hoạt các phương pháp quản lý với
nhau để nâng cao hiệu quả quản lý bởi lẽ:
- Đối tượng quản lý là những hệ thống phức tạp bao gồm nhiều yếu tố và nhiều mối quan
hệ tồn tại và phát triển trong môi trường luôn biến động;
- Tất cả các phương pháp quản lý đều hướng về con người mà bản chất con người là tổng
hó các mối quan hệ xã hội, con người hoạt động vì nhiều động cơ nên phải vận dụng tổng hợp
các phương pháp;
- Mỗi phương pháp quản lý đều có ưu nhược điểm riêng cần kết hợp lại để bổ sung cho
nhau. Tuy nhiên, nhà quản lý cần nghiên cứu và chọn một phương pháp quản lý chủ đạo làm từ
tưởng quản lý sao cho phù hợp với đối tượng quản lý, phát huy tốt nhất nội lực của từng cá nhân
để tạo thành công cho đơn vị.

Câu 36. Trình bày các công cụ quản lý hoạt động đầu tư và vai trò của mỗi công cụ đối với
công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay?
Các công cụ quản lý dự án đầu tư:
- Hệ thống luật có liên quan đến hoạt động đầu tư như luật đầu tư, luật công ty, luật xây
dựng, luật đất đai, luật bảo vệ môi trường, luật lao động, luật bảo hiểm, luật thuế, luật phá sản và
một loạt các văn bản dưới luật kèm theo về quản lý hoạt động đầu tư như các quy chế quản lý tài
chính, vật tư, thiết bị, lao động, tiền lương, sử dụng đất đai và tài nguyên thiên nhiên khác,...
- Các chính sách và đòn bẩy kinh tế như chính sách, giá cả, tiền lương, xuất khẩu, thuế, tài
chính tín dụng, tỷ giá hối đoái, thưởng phạt kinh tế, chính sách khuyến khích đầu tư, những quy
định về chế độ hạch toán kế toán, phân phối thu nhập...
- Các định mức và tiêu chuẩn quan trọng có liên quan đến lợi ích của toàn xã hội.
- Quy hoạch tổng thể và chi tiết của ngành và địa phương về đầu tư và xây dựng.
- Các kế hoạch định hướng và kế hoạch trực tiếp về đầu tư.
- Danh mục các dự án đầu tư.
- Các hợp đồng ký kết với các cá nhân và đơn vị hoàn thành các công việc của quá trình
thực hiện dự án.
- Tài liệu phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư.
- Các thông tin về tình hình cung cầu, kinh nghiệm quản lý, giá cả, luật pháp của Nhà nước
và các vấn đề có liên quan đến đầu tư.

Câu 37: Nguyên nhân dẫn đến chậm tiến độ dự án đầu tư tại Việt Nam, giải pháp
Nguyên nhân

68
Kết quả tổng hợp giám sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư từ 105 bộ, ngành, địa phương, các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước chưa cho thấy có nhiều chuyển biến tích cực về hiệu quả đầu tư
công. Đây cũng là năm thứ 4 các bộ, ngành, địa phương thực hiện quy định gửi báo cáo giám sát,
đánh giá đầu tư về Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công.
Theo báo cáo, năm 2018, tổng số vốn được bố trí theo kế hoạch Nhà nước để thực hiện dự
án đầu tư công là 631.695 tỷ đồng, đạt 79,78% so với kế hoạch năm, tuy nhiên chỉ giải ngân
được 463.717 tỷ đồng (đạt 73,41% so với kế hoạch).
Một số cơ quan có tỷ lệ giải ngân thấp so với kế hoạch vốn đã được bố trí như Hà Giang,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Kạn; Đài truyền hình Việt Nam, Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam, Tập đoàn Dầu khí, Tổng công ty Hàng hải, Tổng công ty Hàng không (Vietnam Airlines),
Tổng công ty Thuốc lá Việt Nam…
Trong tổng số 56.567 dự án thực hiện đầu tư năm 2018 có tới 23.618 dự án chuyển tiếp từ
các năm trước, chiếm 41,8%; 32.949 dự án khởi công mới, chiếm 58,2%. Trong số các dự án
khởi công mới có 16 dự án nhóm A (vốn đầu tư từ 10.000 tỉ đồng trở lên), 601 dự án nhóm B, dự
án nhóm C là 32.332 dự án.
Năm 2018 có 30.521 dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng, chiếm 54% số dự án
thực hiện đầu tư trong kỳ (trong đó có 15 dự án nhóm A, 553 dự án nhóm B, 29.953 dự án
nghóm C). Tuy nhiên, theo báo cáo, trong số các dự án kết thúc đầu tư đưa vào khai thác sử dụng
có 245 dự án không hiệu quả.
Kết quả tổng hợp cho biết, một số cơ quan có số dự án khởi công lớn là Lào Cai có 1.219
dự án khởi công mới, Phú Thọ 830 dự án mới, Bắc Giang 1.244 dự án, Hà Nội 1.430 dự án,
Thanh Hóa 1.495 dự án, Khánh Hòa 1.114 dự án, Tp.HCM 1.605 dự án, Long An 1.065 dự án
khởi công mới… Cùng đó là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (3.281 dự án khởi công mới, chiếm
67,3% so với số dự án thực hiện), Tập đoàn Bưu chính Viễn thông VIệt Nam (VNPT) là 3.577
dự án khởi công mới, chiếm 84,3% so với số dự án thực hiện).
Đáng chú ý, báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, năm 2018 có 1.778 dự án chậm
tiến độ, trong đó dự án nhóm A là 32 dự án, nhóm B là 382 dự án và nhóm C là 1.364 dự án.
Nguyên nhân chậm tiến độ chủ yếu là do công tác giải phóng mặt bằng, vướng thủ tục đầu tư, do
bố trí vốn không kịp thời; do năng lực của chủ đầu tư, ban quản lý dự án và các nhà thầu và các
nguyên nhân khác.
Trong năm 2018 có tới 2.434 dự án thực hiện đầu tư trong năm phải điều chỉnh, trong đó
điều chỉnh mục tiêu, quy mô đầu tư (1.147 dự án), điều chỉnh tiến độ đầu tư (881 dự án), điều
chỉnh vốn (798 dự án) và điều chỉnh do các nguyên nhân khác (790 dự án). Có 43.344 dự án trên
tổng số 56.567 dự án đầu tư sử dụng vốn nhà nước thực hiện đầu tư trong kỳ là thực hiện báo cáo
giám sát, đánh giá đầu tư.
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết, năm 2018 khi tiến hành kiểm tra 15.620
dự án (chiếm 27,8% tổng số dự án thực hiện đầu tư trong kỳ) cơ quan thanh kiểm tra đã phát
hiện 25 dự án vi phạm quy định về thủ tục đầu tư, 54 dự án vi phạm về quản lý chất lượng, 422
dự án thất thoát, lãng phí và 450 dự án phải ngừng thực hiện.

69
Trong đó, các địa phương có thất thoát, lãng phí nhiều nhất là Bắc Giang với 196 dự án,
Phú Thọ có 111 dự án, Quảng Ngãi có 58 dự án. Các dự án có thất thoát lãng phí chủ yếu là các
chi phí không hợp lý, được phát hiện trong giai đoạn thanh, quyết toán, kiểm toán.
Vấn đề nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ bản cũng được đưa ra trong báo cáo. Theo đó,
tổng số vốn thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản trong năm 2018 là 12.050 tỷ đồng, số nợ đọng
xây dựng cơ bản còn lại là 12.554 tỷ đồng. Một số đơn vị còn nợ đọng vốn đầu tư xây dựng cơ
bản lớn gồm Hà Giang (709 tỷ đồng), Thái Nguyên (2.035 tỷ đồng), Phú Thọ (1.463 tỷ đồng),
Ninh Bình (4.480 tỷ đồng), Bình Định (825 tỷ đồng)…
Đánh giá về những hạn chế, tồn tại về các dự án đầu tư, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết,
thời gian thực hiện các thủ tục chuẩn bị đầu tư còn dài, một số quy định còn bất cập; công tác
giải phóng mặt bằng một số dự án còn chậm, nhiều dự án còn chậm tiến độ, phải điều chỉnh; tình
hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công còn chậm; việc thực hiện quyết toán các dự án hoàn
thành ở một số cơ quan còn thấp.
Cơ quan này kiến nghị Chính phủ, các cơ quan các cấp bố trí đủ vốn theo kế hoạch cho các
chương trình, dự án đầu tư, xem xét việc phân cấp cho các cơ quan cấp dưới được điều chỉnh kế
hoạch vốn đầu tư trong cơ cấu ngành, lĩnh vực, địa bàn được phân cấp quản lý; xem xét phân cấp
trong việc thực hiện các thủ tục thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư, thẩm định, phê duyệt
thiết kế, dự toán
Giải pháp
thứ nhất, tiếp tục rà soát, hoàn thiện khung khổ pháp lý, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ
của hệ thống pháp luật về quản lý đầu tư, tháo gỡ kịp thời các rào cản khó khăn, vướng mắc và
tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh tiến độ thực hiện giải ngân và nâng cao hiệu quả các dự án đầu
tư công.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương và
địa phương liên quan khẩn trương rà soát, đánh giá toàn diện các quy định về quản lý đầu tư
công tại các Nghị định của Chính phủ. Trên cơ sở đó, khẩn trương trình Chính phủ ban hành các
Nghị định và văn bản hướng dẫn Luật Đầu tư công số 39/2019/QH14 của Quốc hội; đồng thời, tổ
chức tập huấn kỹ để thống nhất triển khai khi Luật có hiệu lực thi hành.
Bộ Tài chính tiếp tục rà soát thủ tục giải ngân nhằm tạo thuận lợi cho chủ đầu tư thanh,
quyết toán vốn đầu tư công năm 2019; tăng cường công tác quản lý, theo dõi, giám sát, cập nhật
thông tin giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2019 đối với các chương trình, dự án của các bộ,
cơ quan trung ương và địa phương, đảm bảo thông tin, số liệu giải ngân đầy đủ, kịp thời, chính
xác; báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong Quý IV năm 2019 tình hình thực hiện Luật Quản lý nợ
công và các nghị định hướng dẫn thi hành Luật; trên cơ sở đó kiến nghị sửa đổi Nghị định số
97/2018/NĐ-CP về cho vay lại vốn vay ODA và vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ, bảo đảm
phù hợp với quy định pháp luật liên quan.
Bộ Xây dựng tiếp tục rà soát các quy định của pháp luật liên quan đến xây dựng, các thủ
tục về thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán xây dựng công trình, thẩm tra, cấp giấy phép... theo
hướng đẩy mạnh phân cấp, rút ngắn thời gian, thủ tục, lồng ghép các thủ tục thẩm định thiết kế
cơ sở và thẩm định thiết kế kỹ thuật, thẩm định cấp phép xây dựng.

70
Thứ hai, khẩn trương hoàn thành việc giao chi tiết kế hoạch vốn đầu tư công giao, điều
chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trung hạn.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan trung ương,
địa phương khẩn trương trình Thủ tướng Chính phủ giao kế hoạch đầu tư trung hạn giai đoạn
2016-2020 vốn ngân sách trung ương và năm 2019 còn lại; điều chỉnh kế hoạch đầu tư công
trung hạn từ nguồn dự phòng 10% vốn ngân sách trung ương tại bộ, cơ quan trung ương và địa
phương theo đúng quy định tại các Nghị quyết, kết luận của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội; đồng thời, đề xuất phương án xử lý đối với số vốn không có khả năng giao trong năm 2019
theo quy định trước ngày 15/11/2019.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính khẩn trương điều chỉnh theo
thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung ương
năm 2019 từ dự án không có khả năng giải ngân hoặc giải ngân không hết số vốn được giao sang
cho các dự án có nhu cầu bổ sung vốn và có khả năng giải ngân tốt, bảo đảm hiệu quả đầu tư trên
cơ sở đề xuất của bộ, cơ quan trung ương và địa phương trong vòng 07 ngày làm việc kể từ ngày
nhận được văn bản đề xuất của bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Thủ tướng Chính phủ đồng ý ủy quyền cho Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư quyết định
điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 đối với chương trình, dự án sử dụng vốn
ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài trong nội bộ bộ, cơ quan trung ương và
địa phương, đảm bảo không vượt tổng mức kế hoạch vốn nước ngoài nguồn ngân sách trung
ương cấp phát năm 2019 đã giao cho bộ, cơ quan trung ương và địa phương, không điều chỉnh kế
hoạch vốn nước ngoài  năm 2019 của dự án có cơ chế giải ngân theo phương thức dự án (ghi thu
– ghi chi) sang dự án có cơ chế giải ngân theo cơ chế tài chính trong nước. Trước ngày
31/3/2020, tổng hợp kết quả điều chỉnh kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài năm 2019 quy định tại
điểm này, báo cáo Thủ tướng Chính phủ. Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm
trước Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan thanh tra, kiểm tra và các cơ quan liên quan về nội
dung được ủy quyền.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án
dự kiến sử dụng vốn ngân sách trung ương năm 2019; tập trung hoàn thành việc thông báo và
giao chi tiết kế hoạch đầu tư công năm 2019 đã được cấp thẩm quyền quyết định cho các chủ đầu
tư theo đúng quy định tại các Quyết định giao kế hoạch đầu tư năm 2019 của Thủ tướng Chính
phủ.
Không áp dụng quy định tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư dự án đã được quy định tại Nghị
quyết số 89/NQ-CP ngày 10 tháng 10 năm 2016 của Chính phủ đối với các dự án sử dụng vốn
trái phiếu Chính phủ trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020.
Thứ ba, tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn đầu tư
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương lập danh mục dự án trọng điểm; phân công lãnh
đạo chịu trách nhiệm theo dõi tiến độ, đôn đốc, kịp thời tháo gỡ khó khăn cho từng dự án. Kết
quả giải ngân của từng dự án được phân công theo dõi là một trong những căn cứ để đánh giá
mức độ hoàn thành nhiệm vụ năm 2019 của lãnh đạo bộ, cơ quan trung ương và địa phương; rà
soát tình hình thực hiện từng dự án, từ đó phân nhóm các dự án gặp vướng mắc về thủ tục đầu tư,

71
xây dựng, đấu thầu, nhóm các dự án vướng mắc về thủ tục đất đai, giải phóng mặt bằng, nhóm
các dự án gặp vướng mắc về kế hoạch vốn và thủ tục giải ngân để kịp thời giải quyết và tháo gỡ.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chỉ đạo chủ đầu tư khẩn trương triển khai thực
hiện dự án sau khi nhận được thông báo chi tiết kế hoạch đầu tư vốn năm 2019; chủ động có giải
pháp cụ thể tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong việc đền bù, giải phóng mặt bằng, đấu thầu...,
đẩy nhanh tiến độ thi công công trình, dự án. Lựa chọn nhà thầu có đầy đủ năng lực (kỹ thuật và
tài chính), kinh nghiệm để triển khai đúng tiến độ, bảo đảm chất lượng công trình, hàng hóa, dịch
vụ.
Đồng thời khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trong thời hạn 04 ngày kể từ ngày có khối lượng
được nghiệm thu, làm thủ tục thanh toán ngay với Kho bạc Nhà nước, không dồn vốn vào cuối
năm mới thanh toán. Đối với các dự án đã hoàn thành đưa vào sử dụng, phải khẩn trương hoàn
thiện thủ tục phê duyệt quyết toán, giải ngân vốn cho các nhà thầu theo hợp đồng; trong tháng
11/2019, hoàn thành các thủ tục để thu hồi vốn ứng trước, thanh toán nợ đọng xây dựng cơ bản
của các dự án được giao kế hoạch trong năm 2019; kịp thời gửi hồ sơ các dự án sử dụng vốn
ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài để Kho bạc Nhà nước thực hiện ghi thu, ghi
chi theo quy định.
Đối với vốn ODA, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài, vốn viện trợ không hoàn
lại, trường hợp bộ, cơ quan trung ương, địa phương có nhu cầu vốn để đẩy nhanh tiến độ thực
hiện dự án đầu tư, có nhu cầu giải ngân vượt kế hoạch đầu tư vốn nước ngoài được giao hoặc
phát sinh khoản vay mới chưa được dự toán, các bộ, cơ quan trung ương và các địa phương gửi
báo cáo về Bộ Kế hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, Chính phủ, trình
Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư phối hợp với Bộ Tài chính theo dõi tình hình, tiến độ giải ngân kế
hoạch vốn đầu tư công hằng tháng của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương.
Bộ Tài chính chỉ đạo Kho bạc Nhà nước thanh toán cho các dự án khi có đủ điều kiện giải
ngân trong thời hạn 04 ngày làm việc; phối hợp chặt chẽ với chủ đầu tư xử lý các vướng mắc
phát sinh, rút ngắn thời gian kiểm soát chi, cho phép giải ngân kế hoạch vốn nước ngoài từ ngân
sách trung ương và kế hoạch vốn nước ngoài cho vay lại một cách độc lập, không để ảnh hưởng,
làm chậm tiến độ giải ngân các dự án.
Thứ tư, đổi mới công tác lập, theo dõi, đánh giá và thực hiện kế hoạch đầu tư công nhằm
nâng cao hiệu quả công tác quản lý đầu tư công trung hạn và hằng năm.
Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục hoàn thiện, nâng cấp Hệ thống thông tin về
đầu tư sử dụng vốn nhà nước để cập nhật, lưu trữ các thông tin, dữ liệu liên quan đến việc lập,
theo dõi và đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm; lập, thẩm định, phê
duyệt Quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công của bộ,
cơ quan trung ương và địa phương.
Các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chịu trách nhiệm rà soát, cập nhật thông tin của
từng dự án lên Hệ thống thông tin về đầu tư sử dụng vốn nhà nước đảm bảo đúng với quy định
pháp luật về đầu tư công và các văn bản hướng dẫn hiện hành.
Thứ năm, tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch đầu tư công năm 2020 và kế hoạch đầu tư
công trung hạn giai đoạn 2021-2025. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ

72
quan khác ở Trung ương, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức
năng, nhiệm vụ được giao tập trung chỉ đạo các đơn vị trực thuộc chuẩn bị các điều kiện, tổ chức
triển khai lập kế hoạch đầu tư công năm 2020 và kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-
2025 hiệu quả, theo đúng quy định tại các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ số 16/CT-TTg ngày
25/6/2019 về xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm
2020 và số 20/CT-TTg ngày 29/7/2019 về lập kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021-
2025. Hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ, danh mục dự án dự kiến bố trí kế hoạch đầu tư công năm
2020 để kịp thời giao kế hoạch đầu tư công năm 2020 theo đúng thời gian quy định.
Thứ sáu, tăng cường kỷ luật, kỷ cương; nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu, của
công chức và đạo đức công vụ; tăng cường công tác phối hợp theo dõi, kiểm tra, thanh tra và
thực hiện kế hoạch.
Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động tổ chức kiểm tra,
giám sát việc triển khai thực hiện kế hoạch. Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời các tổ chức, cá
nhân, lãnh đạo, cán bộ, công chức vi phạm quy định của pháp luật và cố tình cản trở, gây khó
khăn, làm chậm tiến độ giao, thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công. Thay thế kịp thời
những cán bộ, công chức yếu kém về năng lực, trình độ hoặc suy thoái về đạo đức nghề nghiệp,
gây nhũng nhiễu, tiêu cực hoặc thao túng, chi phối trong quản lý vốn đầu tư công, đấu thầu.
Kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực trong quản lý đầu tư công như thông thầu, gian lận,
cản trở, hối lộ, can thiệp bất hợp pháp...; định kỳ trước ngày 20 hằng tháng báo cáo tình hình
thực hiện và giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công năm 2019 và phần vốn đã được phép kéo dài
thời gian thực hiện và giải ngân sang năm 2019, đánh giá cụ thể về tình hình giải ngân, tổng hợp
các khó khăn vướng mắc và đề xuất biện pháp tháo gỡ, gửi các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài
chính.
Bộ Tài chính định kỳ trước ngày 25 hằng tháng báo cáo Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ
Kế hoạch và Đầu tư tình hình giải ngân vốn đầu tư nguồn ngân sách nhà nước (bao gồm trái
phiếu Chính phủ) của các bộ, cơ quan trung ương và địa phương; công khai tình hình thực hiện
và tỷ lệ giải ngân của các bộ, cơ quan trung ương, địa phương trên các phương tiện thông tin đại
chúng. Đối với vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi nước ngoài, Bộ Tài chính công khai số liệu giải
ngân chi tiết đến từng bộ, cơ quan trung ương, địa phương theo định kỳ 15 ngày vào ngày 20 và
ngày 5 hằng tháng, bắt đầu từ tháng 10/2019, công khai tên của 3 bộ và 10 địa phương có tỷ lệ
giải ngân thấp nhất trong kỳ.
Các cơ quan thanh tra, kiểm tra tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc triển khai thực
hiện kế hoạch đầu tư công, bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí và tuân
thủ đúng quy định của pháp luật; công khai và làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân của các bộ,
cơ quan trung ương và địa phương gây chậm trễ trong việc giao vốn, chậm giải ngân; kịp thời
kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân gây cản trở, trì trệ

Câu 38: Tóm tắt quy trình lập kế hoạch đầu tư tại địa phương
Căn cứ lập kế hoạch đầu tư: Các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các
quy hoạch có liên quan và đề án xây dựng nông thôn mới cấp xã được cấp có thẩm quyền phê
duyệt; Mục tiêu, đối tượng và tiêu chí của các chương trình mục tiêu quốc gia. Ưu tiên các dự án
gắn với phát triển sản xuất và nâng cao thu nhập của người dân; Tình hình thực hiện kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn trước; Nhu

73
cầu và dự báo khả năng cân đối vốn (ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, dân góp
và các nguồn vốn hợp pháp khác) thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Nguyên tắc lập kế hoạch đầu tư: Có sự tham gia của các tổ chức và cộng đồng dân cư trên
địa bàn thôn, xã; Thực hiện dân chủ, công khai và minh bạch;  Đảm bảo khả năng cân đối nguồn
lực của các cấp, khả năng đóng góp nguồn lực của cộng đồng.
Thông tư quy định, kế hoạch đầu tư cấp xã phải đảm bảo 04 nội dung: Tình hình thực hiện
kế hoạch đầu tư cấp xã giai đoạn trước; Mục tiêu, định hướng đầu tư trong kế hoạch trung
hạn/hàng năm; Giải pháp và kiến nghị; Danh mục dự án đầu tư.
Quy trình lập kế hoạch đầu tư cấp xã được thực hiện qua 07 bước sau:
- Bước 1: Thành lập đơn vị lập kế hoạch;
- Bước 2: Chuẩn bị lập kế hoạch;
- Bước 3: Họp kế hoạch cấp thôn;
- Bước 4: Dự thảo kế hoạch đầu tư cấp xã;
- Bước 5: Họp kế hoạch cấp xã;
- Bước 6: Tổ chức lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng;
- Bước 7: Lấy ý kiến cấp trên và tổng hợp kế hoạch đầu tư cấp xã.
Ngoài ra, Thông tư quy định việc lập kế hoạch đầu tư cấp xã phải căn cứ vào: Các kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, các quy hoạch có liên quan và đề án xây dựng nông
thôn mới cấp xã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; Mục tiêu, đối tượng, tiêu chí của các
chương trình mục tiêu quốc gia, trong đó, ưu tiên các dự án gắn với phát triển sản xuất và nâng
cao thu nhập của người dân; Tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện
các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn trước; Nhu cầu và dự báo khả năng cân đối vốn
(ngân sách trung ương, ngân sách tỉnh, huyện, xã, dân góp và các nguồn vốn hợp pháp khác)
thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia.
Câu 38: giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư tại vn
Về giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư công, Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng,
trong thời gian tới phải nâng cao chất lượng thể chế quản lý đầu tư công; nghiêm túc triển khai
thực hiện các quy định pháp luật về đầu tư công; khẩn trương rà soát, sửa đổi những quy định
của pháp luật về đầu tư công hiện còn vướng mắc trong quá trình thực hiện tại Luật Đầu tư công
và các nghị định hướng dẫn thi hành.
Đồng thời, tăng cường quản lý đầu tư công, chú trọng nâng cao hiệu quả công tác chuẩn bị
đầu tư; tăng cường công tác rà soát để bảo đảm các chương trình, dự án bố trí trong kế hoạch đầu
tư công trung hạn và hằng năm phải có đầy đủ các thủ tục đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư
công; quản lý chặt chẽ việc sử dụng nguồn vốn dự phòng trong kế hoạch đầu tư công trung hạn.
Trong đó, khoản vốn dự phòng chỉ được sử dụng cho các mục tiêu thật sự cần thiết, cấp bách
theo quy định của Luật Đầu tư công, Nghị quyết của Quốc hội và các nghị định hướng dẫn thi
hành Luật Đầu tư công, không được sử dụng vốn dự phòng cho các dự án không đúng quy định.

74
Tăng cường công tác phối hợp giữa các cấp, các ngành và các địa phương trong triển khai
thực hiện. Chú trọng công tác theo dõi, đánh giá thực hiện kế hoạch đầu tư công và thực hiện các
chương trình, dự án đầu tư cụ thể.
Thực hiện nghiêm chế độ báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công định kỳ hoặc
đột xuất theo chế độ báo cáo quy định; trong đó, phải đánh giá kết quả thực hiện, những tồn tại,
hạn chế và đề xuất kiến nghị các cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc.
Theo dõi, đôn đốc (chủ đầu tư, Ban quản lý dự án, nhà thầu) đẩy nhanh tiến độ thực hiện,
giải ngân dự án. Kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong
triển khai kế hoạch đầu tư công, thực hiện dự án. Chủ động báo cáo cấp có thẩm quyền điều
chỉnh kế hoạch đầu tư trung hạn, hằng năm để thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả đầu tư.
Huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của nền kinh tế theo cơ chế
thị trường.
Trong đó, đối với vốn đầu tư công, cần tập trung đầu tư cho các chương trình mục tiêu
quốc gia, các dự án quan trọng quốc gia, các chương trình mục tiêu và dự án trọng điểm, có ý
nghĩa lớn, lan tỏa đến phát triển kinh tế - xã hội của cả nước và liên vùng, liên địa phương.
Đối với các nguồn vốn vay để đầu tư kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (ODA, vốn tín dụng
đầu tư phát triển của Nhà nước...), cần tập trung ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ
tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất
lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức.
Về đầu tư khu vực tư nhân và dân cư, khuyến khích đầu tư tăng cường trang thiết bị có
công nghệ tiên tiến, ứng dụng công nghệ cao, đầu tư phát triển những sản phẩm có giá trị cao;
đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, công nghiệp phụ trợ,... Khuyến khích khu
vực tư nhân đầu tư có chiều sâu vào các cơ sở nghiên cứu khoa học trong nông nghiệp và phát
triển nông thôn, trong đó đặc biệt chú trọng đầu tư chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ cho
sản xuất nông nghiệp.
Đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), cần thu hút có chọn lọc các dự án có chất lượng,
công nghệ cao, thân thiện môi trường, sản phẩm có sức cạnh tranh và phù hợp với định hướng cơ
cấu lại nền kinh tế của từng ngành, từng vùng. Đặc biệt thu hút các dự án quy mô lớn, sản phẩm
cạnh tranh cao tham gia chuỗi giá trị toàn cầu của các tập đoàn xuyên quốc gia hàng đầu thế giới.
Đồng thời chuyển dần thu hút vốn FDI với lợi thế nhân công giá rẻ sang cạnh tranh bằng nguồn
nhân lực chất lượng cao.
Mở rộng các hình thức đầu tư, tiếp tục rà soát để đơn giản hóa thủ tục hành chính, tạo môi
trường kinh doanh thuận lợi, thông thoáng, thu hút các nhà đầu tư tham gia đầu tư nhằm tạo đột
phá thu hút vốn đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP). Đồng thời huy động nguồn lực đất
đai, tài nguyên cho đầu tư phát triển và đẩy mạnh thực hiện chủ trương xã hội hóa đối với các
dịch vụ công cộng, đặc biệt trong các lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, giáo dục đào
tạo, văn hóa, thể thao, các công trình dự án cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và sinh hoạt của
người dân ở nông thôn.

Câu 39: các nguồn vốn đầu tư cho phát triển kinh tế ( trong và ngoài nước)
- Nguồn vốn trong nước

75
+ Nguồn vốn ngân sách nhà nước:
• Giữ vai trò quan trọng trong đầu tư chochiến lược phát triển kinh tế xã hội quốc gia
• Hình thành: Thuế và các khoản thu khác củangân sách trung ương và địa phương
• Hạn chế về số lượng
• Đầu tư: Xây dựng CSHT, y tế, giáo dục, giảmnghèo… và chi thường xuyên cho các tổ
chức của nhà nước
+Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:
• Góp phần giảm bao cấp vốn trực tiếp của nhà nước (Chuyển từ cấp phát ngân sách sang
tín dụng)
• Hình thành: Vốn điều lệcủa Quỹ hỗ̃ trợ phát triển, ngân sách nhà nước cấp hàng năm,
phát hành trái phiếu chính phủ, vay nợ, viện trợ nước ngoài của chính phủ dùng để cho vay lại,
quỹ hỗ trợ phát triển huy động…
• Lãi suất ưu đãi, có hoàn vốn
• Đầu tư vào những lĩnh vực, vùng được nhà nước khuyến khích
+Nguồn vốn từ các doanh nghiệp nhà nước:
• Phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng
• Hình thành: Vốn điều lệ, khấu hao TSCĐ và phần thu nhập giữ lại của doanh nghiệp nhà
nước
• Đầu tư cho phát triển SXKD của doanh nghiệp và những lĩnh vực khác
+Nguồn vốn từ tư nhân:
• Phát huy được vai trò đầu tàu trong nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế quan trọng
• Hình thành: Tiết kiệm của dân cư và tích lũy của các doanh nghiệp tư nhân…
• Tiềm năng lớn (phụ thuộc vào thu nhập, chi tiêu, tiết kiệm, chính sách thuế thu nhập, các
khoản đóng góp…)
• Đầu tư cho phát triển nông nghiệp, CN-TTCN, TMDV… tại các địa phương
Nguồn vốn nước ngoài
+Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA
• Là do các tổ chức quốc tế (WB, ADB, IMF…), các tổ chức phi chính phủ (NGOs), các
chính phủ nước ngoài cấp với mục tiêu trợ giúp các nước đang phát triển.
• ODA bao gồm: ODA song phương, ODA đa phương
• Ưu đãi: Lãi suất, thời hạn dài, lượng vay lớn, tài trợ ít nhất 25% giá trị.
• Hạn chế: Phải đầu tư theo đúng cam kết, ràng buộc về kinh tế - chính trị, dễ gây nợ (thay
đổi tỷ giá, quản lý yếu kém…)
76
+Nguồn vốn tín dụng từ ngân hàng thương mại quốc tế:
•Đi vay tín dụng từ các ngân hàng thương mại quốc tế.
• Ưu điểm: Không bị ràng buộc về chính trị - xã hội .
•Hạn chế: Lãi suất cao, thủ tục khắt khe, trả nợ nghiêm ngặt
• Thường phục vụ cho xuất nhập khẩu và đầu tư ngắn hạn
+Nguồn vốn từ thị trường vốn quốc tế:
• Phát hành trái phiếu chính phủ và trái phiếu doanh nghiệp ra nước ngoài.
• Ưu điểm: Huy động lượng vốn lớn, thời gian dài mà không bị ràng buộc tín dụng, tăng
tiếp cận thị trường vốn…
•Hạn chế: Hệ số tín nhiệm quốc gia ảnh hưởng tới sự thành công khi tham gia thị trường
vốn quốc tế…
+Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI (Foreign Direct Investment):
• Được thực hiện chủ yếu thông qua việc mở rộng sản xuất kinh doanh của một công ty ở
một quốc gia này sang những quốc gia khác:
• TNCs-Transnational companies (công ty xuyên quốc gia)
• MNCs-Multinational companies (công ty đa quốc gia)
• FDI vào ngành, lĩnh vực lợi nhuận cao
• Ưu điểm:
• Không bị nợ, không bị ràng buộc
• Thúc đẩy nhanh CNH, chuyển dịch và tăng trưởng
• Bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai
• Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế…
• Hạn chế:
• Cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…

Câu 40:  Các điều kiện huy động có hiệu quả vốn đầu tư là gì?
Thu hút vốn ĐTNN luôn được Đảng và Nhà nước trú trọng đẩy mạnh, đặc biệt là trong
điều kiện các đối thủ cạnh tranh trong khu vực có nhiều điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài
như Trung Quốc, Ấn Độ, …. Tuy nhiên, để các nhà ĐTNN biết đến Việt Nam, thấy được cơ hội
kinh doanh tại Việt Nam, và có được lòng tin đối với đất nước, Đảng va Nhà nước ta phải xác
định những điều kiện cơ bản, tiên quyết để tăng khả năng cạnh tranh với nước bạn về việc thu
hút vốn ĐTNN. Dưới đây là một số điều kiện cần thiết để huy động vốn ĐTNN
- Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh, bền vững cho nền kinh tế.

77
Đặt trong bối cảnh tổng quát và dài hạn, năng lực tăng trưởng của nền kinh tế là yếu tố
quan trọng xác định triển vọng huy động các nguồn vốn đầu tư một cách hiệu quả. Vấn đề tăng
trưởng ở đây được nhìn nhận như một yếu tố tạo sức hấp dẫn ngày càng lớn đối với vốn đầu tư
cả trong nước và nước ngoài. Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong
việc thu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng
lớn. Với năng lực tăng trưởng được đảm bảo, năng lực tích luỹ của nền kinh tế sẽ có khả năng
gia tăng, đồng thời triển vọng tăng trưởng và phát triển càng cao cũng sẽ là tín hiệu tốt thu hút
các nguồn vốn đầu tư nước ngoài của nước sở tại
- Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô
+ Ổn định giá trị tiền tệ bao gồm kiềm chế lạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng
giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế; ổn định lãi suất và tỷ giá hối đoái
+ Thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của nhà nước
trong mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư. Cần phải nâng cao chất
lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động đồng bộ các nguồn vốn, phù hợp với quy
hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư gắn liền
với việc hoàn thiện bộ máy tổ chức, đơn giản hoá các thủ tục hành chính về đầu tư và xây dựng.
Các cơ chế chính sách đầu tư phải thống nhất, đồng bộ, dễ hiểu, dễ thực hiện
+ Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khai
thác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế. Coi trọng các hoạt động kế
toán, kiểm toán, tư pháp hỗ trợ và đảm bảo kinh doanh lành mạnh, chống tham nhũng. Tiếp tục
xây dựng và hoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm đảm bảo môi
trường kinh tế vĩ mô ổn định, minh bạch, nhất quán và phù hợp với thông lệ quốc tế
- Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả:
• Các chính sách và giải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược phát
triển kih tế - xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chính sách tài
chính quốc gia.
• Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu
tư nước ngoài
• Đa dạng hoá và hiện đại hoá các hình thức và phương tiện huy động vốn
• Chính sách huy động vốn phải được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện pháp thực
hiện
- Duy trì được ổn định chính trị xã hội, an ninh được đảm bảo, được đánh giá là địa bàn đầu
tư an toàn, đồng thời kiên trì thực hiện đường lối đổi mới, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ
kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tạo hình ảnh tích cực đối với các nhà đầu
tư. Nền kinh tế tăng trưởng cao, thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư quốc tế, nhất là về khả
năng mở rộng dung lượng thị trường trong nước của trên 80 triệu dân
- Công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ, của các Bộ, ngành và chính quyền địa phương
tích cực, chủ động hơn (đẩy nhanh lộ trình áp dụng cơ chế một giá, hỗ trợ nhà đầu tư giảm chi
phí sản xuất, tiếp tục thực hiện việc cải cách hành chính, quan tâm hơn tới việc tháo gỡ khó khăn
cho việc triển khai dự án).

78
- Công tác vận động xúc tiến đầu tư phải được cải tiến, tiến hành ở nhiều ngành, nhiều cấp,
ở trong nước và nước ngoài dưới hình thức đa dạng, kết hợp với các chuyến thăm, làm việc cấp
cao của lãnh đạo Đảng, Nhà nước, gắn với việc quảng bá rộng rãi hình ảnh Việt Nam và vận
động đầu tư - xúc tiến thương mại và du lịch
- Xây dựng cơ chế thị trường, môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng để khuyến
khích nhà ĐTNN tiếp tục đầu tư.
- Hệ thống luật pháp, chính sách về đầu tư cần được sửa đổi, bổ sung cho đồng bộ, nhất
quán, ổn định, nhằm tạo sự yên tâm cho các nhà ĐTNN.
- Kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội và các ngành công nghiệp bổ trợ phải phát triển. Trình độ
công nghệ và năng suất lao động, chi phí sản xuất,… cũng là một trong những yếu tố cạnh tranh
trong việc thu hút vốn ĐTNN

Câu 41: Vốn trong nước giữ vai trò quyết định còn vốn nước ngoài bổ sung
Vai trò của vốn trong nước
Theo kinh nghiệm phát triển thì đây là nguồn vốn cơ bản, có vai trò quyết định chi phối
mọi hoạt động đầu tư phát triển trong nước . Trong lịch sử phát triển các nước và trênphương
diện lý luận chung, bất kỳ nước nào cũng phải sử dụng lực lượng nội bộ là chính . Sự chi viện bổ
sung từ bên ngoài chỉ là tạm thời, chỉ bằng cách sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước có hiệu
quả mới nâng cao được vai trò của nó và thực hiện được các mục tiêu quan trọng đề ra của quốc
gia.
Vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (NSNN)
Đầu tư từ NSNN là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ khối lượng đầu tư
Nó có vị trí rất quan trọng trong việc tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi nhằm đẩy mạnh
đầu tư của mội thành phần kinh tế theo định hướng chung của kế hoạch, chính sách và pháp luật
đồng thời trực tiếp tạo ra năng lực sản xuất của một số lĩnh vực quan trọng nhất của nền kinh tế,
đảm bảo theo đúng định hướng của chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã hội .
Với vai trò là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định điều điều tiết vĩ mô, vốn tư NSNN đã
được nhận thức và vận dụng khác nhau tuỳ thuộc quan niệm của mỗi quốc gia. Trong thực tế
điều hành chính sách tài khoá, Nhà nước có thể quyết định tăng, giảm thuế, quy mô thu chi ngân
sách nhắm tác động vào nền kinh tế. Tất cả những điều đó thể hiện vai trò quan trọng của NSNN
với tư cách là công cụ tài chính vĩ mô sắc bén nhất hữu hiệu nhất, là công cụ bù đắp những
khiếm khuyết của thị trường, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái …
Vốn đầu tư từ các doanh nghiệp
Đây là nguồn vốn có sự phát triển và đổi thay khá mạnh khi nền kinh tế có sự chuyển biến.
Các doanh nghiệp luôn là lực lượng đi đầu trong việc ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, nêu
gương về năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế xã hội và chấp hành pháp luật. Nên nguồn vốn
xuất phát từ nó có vai trò hữu hiệu hỗ trợ cho sự định hướng điều tiết vĩ mô nền kinh tế
Vốn đầu tư của nhân dân
Nguồn vốn tiết kiệm của dân cư phụ thuộc rất lớn vào thu nhập và chi tiêu của các hộ gia
đình. Đây là một lượng vốn lớn. Nhờ có lượng vốn này mà đã góp phần giải quyết tình trạng
79
thiếu vốn trong các doanh nghiệp, nó cũng giải quyết được một phần lớn công ăn việc làm cho
lao dộng nhàn rỗi trong khu vực nông thôn từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế, nâng cao
đời sống nhân dân.
 Như vậy vốn đầu tư trong nước là nguồn cơ bản đảm bảo cho sự tăng trưởng kinh tế một
cách liên tục, đưa đất nước đến sự phồn vinh một cách chắc chắn và lâu bền. Tuy nhiên
trong bối cảnh nền kinh tế còn kém phát triển, khả năng tích luỹ thấp thì việc tăng cường
huy động các nguồn vốn nước ngoài để bổ sung có ý nghĩa rất quan trọng.
Nếu như vốn trong nước là nguồn có tính chất quyết định, có vai trò chủ yếu thì vốn nước
ngoài là nguồn bổ sung quan trọng trong những bước đi ban đầu tạo ra “cú hích” cho sự phát
triển. Điều này được thể nghiệm trên các vai trò cơ bản sau:
Một là: Bổ sung nguồn vốn cho đàu tư khi mà tích luỹ nội bộ nền kinh tế còn thấp. Đối với
các nước nghèo và kém phát triển, nguồn vốn trong nước huy động được chỉ đáp ứng hơn 50%
tổng số vốn yêu cầu. Vì thế gần 50% số vốn còn lại phải được huy động từ bên ngoài. Đó là lý
do chúng ta phải tích cực thu hút vốn đầu tư từ nước ngoài ( bao gồm vốn hỗ trợ phát triển chính
thức - ODA, đầu tư trực tiếp nước ngoài - FDI…)
Hai là: Đảm bảo trình độ công nghệ cao phù hợp với xu thế phát triển chung trên toàn thế
giới. Điều này giúp đẩy nhanh sự phát triển của các dịch vụ cung cấp có chất lượng và cho phép
sản xuất các sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế - là cơ sở tạo nên sự bứt phá trong khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trên thị trương quốc tế.
Ba là: Con đường ngắn nhất đưa nền kinh tế nước ta hội nhập vào nền kinh tế thế giới và
khu vực, cũng như bảo đảm các nghĩa vụ vay và trả nợ nhờ vào việc tăng cường được năng lực
xuất khẩu.
Bốn là: Có vai trò tích cực trong việc nâng caô chất lượng nguồn nhân lực và chuyển giao
công nghệ

80
Câu 42: thực trạng thu hút và sử dụng FDI

81
Câu 43: giải pháp thu hút FDI
Trong hơn 30 năm qua, vốn FDI đã có nhiều đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế -xã
hội Việt Nam. Tuy nhiên, việc quản lý và sử dụng chưa chặt chẽ, hiệu quả nguồn vốn này cũng
gây ra không ít tác động tiêu cực đến kinh tế - xã hội và môi trường. Trong  thời gian tới, Việt
Nam cần tập trung vào các giải pháp thu hút thêm nguồn vốn FDI (nhất là trong bối cảnh vốn
ODA đã có xu hướng giảm); tăng cường quản lý, sử dụng hiệu quả hơn nguồn vốn này.
Một là, hoàn thiện hệ thống pháp luật và cơ chế, chính sách phù hợp với yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế. Cùng với việc giữ vững môi trường kinh tế - xã hội ổn định nhằm  tạo môi
trường an ninh, an toàn cho các hoạt động FDI thông qua việc tăng cường công tác quốc phòng
và an ninh là cần thiết nhằm tránh rơi vào tình trạng khủng hoảng, mất lòng tin của các nhà đầu
tư nước ngoài, Việt Nam cần tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư, bao gồm chính sách đầu tư
và cơ sở hạ tầng, nhằm đáp ứng yêu cầu thu hút vốn FDI trong giai đoạn mới. Theo đó, các chính
sách về FDI; minh bạch hóa chính sách đầu tư; hoàn thiện hệ thống pháp luật về FDI cần được

82
hoàn thiện phù hợp với yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế, góp phần tạo môi trường kinh doanh
thuận lợi, để thu hút nguồn lực của các thành phần kinh tế, cả trong và ngoài nước, cho đầu tư
phát triển. Các loại thị trường (bất động sản, vốn, dịch vụ, lao động, khoa học - công nghệ) phải
được phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả... Cải cách hành chính cần được đẩy mạnh hơn
nữa theo cơ chế một cửa trong giải quyết thủ tục đầu tư; xử lí kịp thời vướng mắc trong vấn đề
cấp phép điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư.
Các bộ, ngành và chính quyền cấp tỉnh, thành phố tiếp tục rà soát, cập nhật bổ sung danh
mục kêu gọi đầu tư phù hợp với nhu cầu đầu tư và quy hoạch phát triển địa phương, ngành, lĩnh
vực, sản phẩm, nghiên cứu việc xây dựng văn bản pháp quy về công tác xúc tiến đầu tư nhằm tạo
cơ sở pháp lý thống nhất cho công tác quản lý nhà nước, cơ chế phối hợp và tổ chức thực hiện.
Hai là, nâng cao chất lượng đào tạo và chú trọng vào đào tạo nguồn nhân lực. Việt Nam
cần có giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng và thay thế lao động nước
ngoài cũng như bảo đảm giá nhân công thấp hơn so với các nước trong khu vực; khuyến khích,
hỗ trợ nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào hoạt động hợp tác giáo dục đào tạo nhằm trang bị
những kiến thức, trình độ khoa học - kĩ thuật cho người lao động. Nhà nước cần đầu tư phát triển
nguồn nhân lực, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của các doanh nghiệp, giữ vững mối quan hệ thân thiện
với các nước đầu tư, đặc biệt là cần tạo được một hành lang pháp lý thống nhất, đảm bảo việc
quản lý có hiệu quả đối với mọi thành phần doanh nghiệp... Công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
làm công tác xúc tiến đầu tư nói riêng và quản lý đầu tư nói chung cần được tăng cường qua hình
thức như vận động và phối hợp với các tổ chức quốc tế mở các lớp đào tạo về xúc tiến và quản lý
đầu tư nước ngoài, tiếp tục quảng bá môi trường đầu tư Việt Nam; khẩn trương triển khai việc
thành lập các bộ phận xúc tiến đầu tư tại các địa bàn trọng điểm.
Ba là, tiếp tục đẩy mạnh hợp tác triển khai đầu tư. Định hướng thu hút FDI cần bám sát kế
hoạch hành động thực hiện Chiến lược Công nghiệp hóa đến năm 2020 tầm nhìn 2030 trong
khuôn khổ hợp tác với Nhật Bản, Hàn Quốc; tập trung vào 6 ngành: điện tử, máy nông nghiệp,
chế biến nông, thủy sản, đóng tàu, môi trường và tiết kiệm năng lượng, sản xuất ô tô và phụ tùng
ô tô. Hình thức xúc tiến đầu tư tại chỗ cần được đẩy mạnh như hỗ trợ, tạo điều kiện cho các
doanh nghiệp đã được cấp phép đầu tư triển khai việc kinh doanh thuận lợi và có hiệu quả, theo
tinh thần của Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013.
Cơ quan chức năng cần tăng cường hơn nữa các hoạt động xúc tiến đầu tư với Nhật Bản,
Hàn Quốc dưới nhiều hình thức như thành lập các bộ phận hỗ trợ chuyên biệt cho các nhà đầu tư
Nhật Bản, Hàn Quốc và nhà đầu tư của một số tỉnh của Nhật Bản, Hàn Quốc nói riêng; xây dựng
trang web xúc tiến đầu tư bằng tiếng Nhật, tiếng Hàn, chú trọng xúc tiến đầu tư đối với các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhất là các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và nông
nghiệp.
Bốn là, xử lý các doanh nghiệp FDI “vốn mỏng” nhằm hạn chế tình trạng thất thu thuế
thông qua chuyển giá. Hiện nay, Việt Nam chưa có quy định về “vốn mỏng” trong khi ở một số
quốc gia đã có quy định cụ thể. Tại New Zealand, Australia, Nhật Bản, Hà Lan... doanh nghiệp
có tỉ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu vượt quá 3/1 thì được coi là “vốn mỏng”. Các quốc gia này cũng
đưa ra những quy định cụ thể về việc kiểm soát lãi phải trả đối với phần vốn vay, nếu vượt quá tỉ
lệ 3/1 sẽ không được coi là chi phí được trừ tính thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Trong
thời gian tới, vốn mỏng cần được quy định cụ thể, thậm chí là đưa vào luật tại Việt Nam. Như
vậy, có nghĩa là các doanh nghiệp có tỉ lệ vốn vay/vốn chủ sở hữu là 3/1 trở lên sẽ được coi là

83
“vốn mỏng”, phần chi phí lãi vay vượt quá tỉ lệ này sẽ không được coi là khoản chi phí được
khấu trừ thuế TNDN. Điều này sẽ hạn chế được tình trạng chuyển giá.
Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 50-NQ/TW ngày 20/8/2019 về định hướng hoàn
thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030
trong đó nhấn mạnh đến việc lựa chọn các dự án FDI không chỉ số lượng, mà chất lượng và hiệu
quả của dòng vốn FDI. Việc ban hành và thực hiện Nghị quyết sẽ hạn chế chuyển giá, gây ô
nhiễm môi trường, đầu tư “núp bóng”, “vốn mỏng”, các dự án sử dụng công nghệ lạc hậu, tiềm
ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên...

Bên cạnh đó, Việt Nam cần có cơ chế kiểm soát doanh nghiệp FDI nâng tỉ lệ vốn chủ sở
hữu trong cơ cấu vốn đầu tư, khuyến khích các doanh nghiệp tăng vốn chủ, giảm vốn vay, khắc
phục tình trạng “vốn mỏng”, cũng như cơ chế kiểm soát tài sản hình thành sau đầu tư để khắc
phục tình trạng chuyển giá. Cần chú trọng xây dựng hệ thống chuyên biệt trong thanh tra thuế để
xử lý tình trạng chuyển giá hiệu quả hơn, xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin quốc gia chia sẻ
thông tin FDI từ đăng kí, đầu tư mở rộng, doanh thu, lợi nhuận, chi phí.
Hệ thống hành lang pháp lý cần được tạo lập đầy đủ để kiểm soát hoạt động tự vay, tự trả
của doanh nghiệp, tập trung giám sát tổng nợ, cơ cấu nợ của các khu vực và có tính tới rủi ro đối
với từng doanh nghiệp, phù hợp với thông lệ quốc tế.
Cơ quan chức năng cần rà soát, đánh giá tổng thể FDI, nhất là dự án lớn trên tổng nguồn
vốn đầu tư; các tác động có điều kiện vay nước ngoài tới mục tiêu và thu hút vốn FDI; đề xuất
khắc phục tình trạng “vốn mỏng” trong các dự án luật sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh
nghiệp và Luật Thuế TNDN trước khi tiến hành cấp phép đầu tư.

Câu 44: Phân tích mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công? Liên hệ thực tiễn Việt Nam?
Mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công
- Đầu tư công ảnh hưởng đến xu hướng nợ công: Do đầu tư công là một bộ phận của chi
tiêu ngân sách, nên đầu tư công tăng sẽ làm tăng bội chi ngân sách, dẫn đến nợ công tăng.
- Đầu tư công kém hiệu quả làm tăng gánh nặng nợ công: Các khoản nợ của quốc gia chịu
tác động tiêu cực do hiệu quả đầu tư công thấp, dẫn đến việc chính phủ phải gia tăng nợ. Do đó,
để có thể giảm nợ công thì ngoài việc cắt giảm đầu tư công thì còn phải gia tăng hiệu quả của
đầu tư công.
- Ảnh hưởng của nợ công đến đầu tư công: Nếu nợ công vượt mức an toàn thì chính phủ
các quốc gia sẽ buộc phải xem xét và thực hiện việc cắt giảm đầu tư công.
Đánh giá tác động của đầu tư công đến an toàn nợ công tại Việt Nam, ảnh hưởng của
đầu tư công đến nợ công giai đoạn 2000-2017
Xuất phát từ mối quan hệ giữa đầu tư công và nợ công, thông qua mức độ bền vững của
ngân sách, tác giả nghiên cứu ảnh hưởng của đầu tư công đến an toàn nợ công tại Việt Nam giai
đoạn từ năm 2000 đến nay. Với đặc trưng nguồn đầu tư công tại Việt Nam chủ yếu từ ngân sách
nhà nước, đầu tư công gia tăng sẽ khiến mức độ thâm hụt ngân sách gia tăng và kết quả nợ công
tăng nhanh cả quy mô và tốc độ. Bên cạnh đó, đầu tư công không hiệu quả, không có nguồn để
trả nợ, gánh nặng nợ sẽ tạo sức ép lớn lên ngân sách nhà nước, nguy cơ mất an toàn nợ công xảy

84
ra và ảnh hưởng đến bền vững ngân sách. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất một số
giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm ảnh hưởng của đầu tư công đến an toàn nợ
công.
Trước năm 2010, khi Luật Quản lý nợ công chưa ban hành, nợ công được hiểu là nợ chính
phủ. Lúc này, các khoản nợ chính phủ có xu hướng được kiểm soát ở dưới 50% GDP, thâm hụt
ngân sách dưới 5% GDP (trừ năm 2009 với mức 6,9% GDP do ảnh hưởng cuộc khủng hoảng tài
chính 2008, chính phủ sử dụng các gói kích cầu để kích thích tăng trưởng kinh tế, đảm bảo an
sinh xã hội). Trong giai đoạn này, đầu tư công trung bình mức dưới 20% GDP.
Đầu tư công phần lớn vẫn là đầu tư từ ngân sách, đã góp phần lớn vào tăng trưởng kinh tế
và định hướng đối với những lĩnh vực ưu tiên. Các chỉ số về an toàn nợ mặc dù vẫn trong giới
hạn nhưng cũng đã tiệm cận đến mức cao, trong bối cảnh chi tiêu công gia tăng (gồm chi đầu tư
và chi tiêu thường xuyên), nguồn thu sụt giảm khiến cho thâm hụt ngân sách nhà nước (NSNN)
cũng có xu hướng gia tăng, cùng với việc duy trì mức đầu tư công cao khiến cho ngân sách càng
thâm hụt trầm trọng. Hệ quả tất yếu đẩy nợ công tiếp tục gia tăng, nguy cơ mất an toàn nợ công
những năm tiếp theo.
Sau năm 2010, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và Luật quản lý nợ công số
20/2017/QH14 được ban hành (Luật Quản lý nợ công số 20/2017/QH14 có hiệu lực từ 1/7/2018
thay thế Luật Quản lý nợ công số 29/2009/QH12), đã xác định rõ ràng phạm vi đầu tư công cũng
như nợ công. Theo đó, đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự
án xây dựng kết cấu hạ tầng và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội thực hiện theo hình thức đối tác công tư. Nợ công bao gồm nợ Chính phủ, nợ được Chính
phủ bảo lãnh và nợ chính quyền địa phương.
Trong báo cáo kết quả đánh giá tại hội thảo tổng kết Quản lý nợ đã chỉ rõ nguy cơ mất an
toàn nợ công hiện nay luôn tiềm ẩn không chỉ bắt nguồn từ nội tại cấu trúc nợ công mà còn do
nguyên nhân từ việc quản lý và sử dụng vốn đầu tư công không hiệu quả như: (i) Đầu tư công
vào những lĩnh vực không có khả năng thu hồi vốn, không có khả năng trả nợ; (ii) Cấu trúc đầu
tư công phụ thuộc lớn vào nguồn từ ngân sách; (iii) Vấn đề tham nhũng, tiêu cực trong phân bổ
vốn đầu tư công… Đây là những nguyên nhân chủ yếu gây mất an toàn nợ công được bắt nguồn
từ đầu tư công tại Việt Nam. Chính vì vậy, việc xem xét mức độ ảnh hưởng của đầu tư công đến
thâm hụt ngân sách và nợ công là cần thiết.
Thứ nhất, cơ cấu đầu tư công bất hợp lý gây áp lực lên nợ công. Trên thực tế, đầu tư công
phần lớn bắt nguồn từ NSNN nên khi gia tăng khoản đầu tư công sẽ gây áp lực lên thâm hụt
ngân sách, cùng với đó những khoản nợ vay để thực hiện các chương trình đầu tư công là nguyên
nhân gia tăng nợ công. Nợ công gia tăng một cách nhanh chóng nếu như năm 2010 chỉ chiếm
51,7% GDP đã tăng lên tới 58,0% GDP năm 2014 đến 61,4% GDP năm 2017, gần chạm ngưỡng
mà Quốc hội cho phép (là 65% GDP),  trong đó nợ chính phủ chiếm khoảng 40-50% GDP, nợ
chính phủ bảo lãnh chỉ chiếm xấp xỉ khoảng 10% GDP, còn lại nợ của chính quyền địa phương ở
mức chưa đầy 1% GDP (Xem bảng 2).
Áp lực đẩy mức nợ công tăng cao bởi vì hầu hết các khoản vay nợ được sử dụng để thực
hiện đầu tư cho các chương trình của nhà nước, mà chủ yếu vốn đầu tư công được lấy từ vốn
NSNN (tính cả khoản vay thông qua phát hành trái phiếu chính phủ và nguồn từ NSNN chiếm
gần 70% vốn đầu tư công). Bên cạnh đó, đầu tư công không mang lại hiệu quả, sẽ không có

85
nguồn để chi trả nợ công, gánh nặng nợ lại được chồng lên vai ngân sách, mất an toàn nợ công là
điều không thể tránh khỏi.
Thứ hai, đầu tư công có tác động gián tiếp với nợ công khi thâm hụt ngân sách được tài trợ
bởi khoản vay không có khả năng sinh lời. Chủ yếu khoản vay để đầu tư trực tiếp của chính phủ,
chính quyền địa phương hay chuyển cho các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thường không
đem lại khả năng sinh lời khiến nợ công gia tăng nhưng không có nguồn để trả nợ, nợ trong nước
và nước ngoài đang rơi vào vòng xoáy nợ nần với quy mô ngày càng lớn.
Nếu nghĩa vụ trả nợ chỉ trông chờ vào nguồn thu NSNN, không xuất phát từ nguồn thu của
các dự án đầu tư công, hoặc các dự án đầu tư công không hiệu quả không đem lại nguồn thu để
trả nợ, chắc chắn quy mô nợ công ngày càng lớn và thiếu bền vững. Rủi ro thanh toán nợ đến
hạn cùng với quy mô, tốc độ gia tăng nợ công tăng cao là dấu hiệu mất an toàn ngân sách và
khủng hoảng nợ công xảy ra. Do vậy, đầu tư công cần phải giảm bớt nguồn từ NSNN và các
khoản đầu tư công phải được đầu tư cho những dự án có khả năng sinh lời đảm bảo khả năng thu
hồi vốn.
Thứ ba, đầu tư công với xu hướng giảm, trong khi nợ công có xu hướng tăng, phản ánh xu
hướng dịch chuyển trong cơ cấu sử dụng nợ từ đầu tư sang tiêu dùng. Điều này cho thấy, nghịch
lý tại Việt Nam đó là nợ công ngày càng có xu hướng tăng lên một cách nhanh chóng kể cả quy
mô và tốc độ, trong khi đó, đầu tư công có xu hướng cắt giảm từ 18,3% GDP năm 2015 xuống
chỉ còn khoảng 13% GDP năm 2017. Tuy nhiên, chi đầu tư phát triển có xu hướng giảm xuống
chỉ còn khoảng 22,5% tổng chi NSNN, tương đương khoảng 6,5% GDP, còn chi tiêu thường
xuyên có xu hướng gia tăng lên tới khoảng hơn 70% tổng chi NSNN.
Do đó, nợ công tăng lên không phải dành cho đầu tư phát triển mà dùng để trả nợ và tăng
chi tiêu thường xuyên cho thấy xu hướng dịch chuyển cơ cấu sử dụng nợ, từ hoạt động đầu tư
công sang phục vụ chi cho tiêu dùng. Vì vậy, nếu các khoản vay không được đầu tư một cách
hiệu quả, không sử dụng vào những dự án có khả năng tạo ra nguồn trả nợ trong tương lai, chắc
chắn gây ảnh hưởng đến khả năng thanh toán các khoản nợ và đe dọa an toàn nợ công

Câu 45: Phân tích đầu tư công tạiVN? Vai trò của đầu tư công đối với phát triển kinh tế xã
hội?
Đầu tư công ở Việt Nam giai đoạn 1995 đến nay
Ở Việt Nam đầu tư công chiếm một tỷ trọng lớn trong tổng đầu tư và đóng góp đáng kể vào
tăng trưởng tổng mức đầu tư cũng như tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, định hướng mục tiêu của
loại đầu tư này thường là chủ đề gây tranh cãi. Từ năm 1995 đến nay, đầu tư công có một số đặc
điểm nổi bật như sau:
Việt Nam được coi là một trong những nước có tỷ lệ đầu tư/GDP cao nhất trên thế giới và
đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng đầu tư, cao hơn hẳn FDI và đầu tư tư nhân. Thật
vậy, từ năm 1995 đến nay, tỷ trọng đầu tư công trong tổng vốn đầu tư luôn luôn ở mức trên 39%.
Do đầu tư công chiếm tỷ trọng lớn nên bất kỳ sự thay đổi về tốc độ tăng trưởng đầu tư công đều
ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng tổng mức đầu tư. Tuy vậy, từ mức đỉnh điểm 59,8% năm
2001, tỷ trọng đầu tư công đã đi theo xu hướng giảm dần cho đến năm 2008 và đứng ở mức
39,9% trong năm 2014. Xu hướng sụt giảm này bắt đầu từ năm 2001 là do sự gia tăng mạnh mẽ
của đầu tư ngoài nhà nước. Hơn nữa, chính phủ có chủ trương giảm tỷ trọng đầu tư công nhằm

86
khuyến khích và đa dạng hóa các nguồn vốn trong nền kinh tế. Năm 2014, tỷ trọng đầu tư tư
nhân đã gần như đạt mức tương đương với đầu tư công.
Tỷ trọng đầu tư công giảm xuống một phần là do tốc độ tăng trưởng đầu tư công chậm lại.
Có thể thấy trong hình là tốc độ tăng trưởng dầu tư công đạt mức đỉnh 22,6% vào năm 2009, với
tổng vốn đầu tư tăng 9,6% trong năm đó, trước khi tăng chậm lại trong năm sau và ở mức
khoảng 8,2% năm 2014, thấp hơn tốc độ tăng trưởng tổng đầu tư. Hơn nữa trong giai đoạn
nghiên cứu, đầu tư công tăng chậm hơn trong khi tổng đầu tư tăng trưởng nhanh hơn. Điều đáng
chú ý là sự biến động cao của FDI trong giai đoạn này.
Đầu tư công phần lớn được tài trợ thông qua ngân sách nhà nước (từ thu ngân sách thường
xuyên), chiếm hơn 40% trên tổng vốn đầu tư công. Đáng chú ý là đầu tư công đã tăng lên trong
giai đoạn đến 2006-2010, đạt mức đỉnh 55,8%, và giảm xuống còn 47,9% trong giai đoạn 2011-
2014. Đến năm 2014, đầu tư công được tài trợ bằng vốn vay xấp xỉ nguồn vốn tài trợ trực tiếp từ
ngân sách nhà nước. Xu hướng này là do sự nỗ lực nhằm giảm sự phụ thuộc của đầu tư công vào
ngân sách nhà nước của Chính phủ và cũng làm giảm áp lực về chi tiêu Chính phủ nhưng lại dẫn
đến hệ quả là tích lũy nợ theo thời gian.
Đầu tư công có thể được chia thành ba nhóm hoạt động chính, cụ thể là các hoạt động kinh
tế, xã hội và hành chính. Các hoạt động kinh tế bao gồm các hoạt động liên quan đến kinh tế như
các hoạt động sản xuất, xây dựng, giao thông vận tải, các dịch vụ lưu trú và ăn uống, bất động
sản, tài chính, ngân hàng và bảo hiểm. Các hoạt động xã hội bao gồm các hoạt động liên quan
đến con người như các hoạt động chuyên môn, khoa học và kỹ thuật, giáo dục và đào tạo, sức
khỏe con người và công tác xã hội, nghệ thuật và giải trí. Các hoạt động hành chính là các hoạt
động của Chính phủ như quản trị công, quốc phòng, an ninh bắt buộc. Trong gần hai thập kỷ, các
hoạt động kinh tế chiếm khoảng 80% tổng đầu tư công, gấp tám lần so với các hoạt động xã hội
(xem Bảng 1). Hơn nữa, tỷ trọng của các hoạt động xã hội đã giảm từ 16,4% trong giai đoạn
2001-2005 xuống 12,2% trong thời kỳ 2011-2013. Xu hướng đi xuống này cho thấy chính sách
chi tiêu của Chính phủ đang tập trung chủ yếu vào các hoạt động kinh tế, trong khi đó lại giới
hạn chi tiêu cho các hoạt động xã hội.
Ngoài ra, cũng có những khác biệt lớn trong phân bổ đầu tư công theo ngành Ngành có tỷ
trọng đầu tư công cao nhất là vận tải, kho bãi và thông tin liên lạc, trong khi ngành có tỷ trọng
đầu tư công thấp nhất là ngành hoạt động dịch vụ hỗ trợ và hành chính. Trong khi tỷ trọng đầu tư
công được duy trì tương đối ổn định trong ngành điện, khí, nước, giao thông vận tải, kho bãi và
thông tin truyền thông và các lĩnh vực nghệ thuật và vui chơi giải trí thì tỷ trọng cho các ngành
nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản, khai thác khoảng sản và khai thác đá, chế tác, y tế và công
tác xã hội lại giảm đáng kể. Đây là những ngành có tốc độ tăng trưởng khá ổn định, không chịu
ảnh hưởng nhiều từ tác động khủng hoảng tài chính trên thế giới và là ngành đảm bảo an ninh
lương thực quan trọng đối với một nước đông dân như Việt Nam nhưng chưa được quan tâm đầu
tư đúng mức. Những ngành khác mang tính xã hội và dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục cũng
chiếm tỷ trọng đầu tư khá khiêm tốn và gần như không thay đổi trong suốt thời gian qua.
Hầu hết đầu tư công được phân bổ cho ngành điện, vận tải và kho bãi, thông tin và truyền
thông mà có thể huy động được đầu tư từ các nguồn khác  Điều này sẽ hạn chế khả năng đầu tư
từ xã hội và khiến các ngành này không có năng lực cạnh tranh, phụ thuộc nhiều vào đầu tư nhà
nước. Tỷ trọng đầu tư công cho các ngành này là khá cao, ví dụ, đầu tư công chiếm 67% tổng
vốn đầu tư cấp điện, 60% tổng đầu tư trong ngành giao thông vận tải.

87
Như vậy, có thể thấy rằng kể từ năm 1995, chính sách đầu tư công ở Việt Nam đã thay đổi
một cách đáng kể. Trong giai đoạn 1995-2000, phạm vi đầu tư công được mở rộng và mức độ
đầu tư tăng lên nhanh chóng. Ngoài ra nhiều chính sách liên quan đã được ban hành và triển khai
thực hiện. Các chính sách đó bảo gồm Luật Đầu tư nước ngoài (ban hành và sửa đổi vào năm
1996-2000) và Luật Doanh nghiệp năm 1999, thay thế cho Luật Doanh nghiệp tư nhân năm
1994. Tốc độ tăng trưởng trung bình năm của nhà đầu tư nhà nước đạt 19,4% và tốc độ tăng
trưởng GDP ở mức cao nhất (trung bình ở mức 7% mỗi năm). Hiệu quả đầu tư cao nhất trong
thời kỳ từ năm 1996 đến năm 1998.
Trong giai đoạn 2001-2005, chính sách “mở rộng” đầu tư vẫn tiếp tục và khung pháp lý
cho đầu tư tiếp tục được cải thiện. Có một số luật mới được ban hành như Luật Doanh nghiệp
Nhà nước (2003); Luật Công ty và Luật Đầu tư (2005). Tuy nhiên, đầu tư nhà nước trong giai
đoạn này tăng trưởng chậm lại trong khi tốc độ tăng trưởng GDP vẫn ở mức cao, khoảng 6,9%
mỗi năm. Trong giai đoạn này, hiệu quả đầu tư công bắt đầu giảm.
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 cũng như lạm phát cao, chính sách
đầu tư công có đặc trưng là thắt chặt và có định hướng. Không có luật mới được ban hành trong
giai đoạn này. Hiệu quả đầu tư tiếp tục giảm nhanh và giai đoạn này chứng kiến tính hiệu quả
kém nhất.
Từ năm 2011 đến nay, chính sách đầu tư công thực hiện theo chủ trương mở rộng và tăng
cường quản lý. Nhiều luật và các văn đã được ban hành và sửa đổi như Luật Doanh nghiệp
(2013) và Luật Đầu tư công (2014). Từ năm 2011 Việt Nam đã nỗ lực để tái cơ cấu nền kinh tế
bao gồm đầu tư công. Chỉ thị số 1792/CT-TTg ngày 15/10/2011 về tăng cường quản lý ngân
sách chính phủ là một trong những mốc quan trọng trong tái cơ cấu đầu tư công. Tuy nhiên, đầu
tư của khu vực Nhà nước không thể có hiệu quả kinh tế thuần túy cao như đầu tư của khu vực tư
nhân, bởi vì trong nhiều trường hợp mục đích của đầu tư công không phải nhằm vào lợi nhuận và
hiệu quả kinh tế. Ngay cả phần lớn doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tuy có mục tiêu chính là
sản xuất kinh doanh có lãi, nhưng vẫn còn phải thực hiện một số mục tiêu “phi lợi nhuận” như
tạo điều kiện phát triển cho các vùng nghèo, có điều kiện khó khăn, sản xuất và cung ứng các
hàng hóa công cộng, các sản phẩm và dịch vụ ít lãi… Nhưng không phải vì vậy mà có thể biện
minh cho việc đầu tư kém hiệu quả kéo dài của khu vực nhà nước do những nguyên nhân chủ
quan như chiến lược kinh doanh và đầu tư sai lầm, quản lý kém, thiếu trách nhiệm, lãng phí,
tham nhũng.
Bên cạnh đó, Chính phủ chưa có cơ chế giám sát chặt chẽ đối với hoạt động của các
DNNN, nhất là đối với việc đầu tư. Vốn đầu tư của các DNNN được coi là “tự chủ” của doanh
nghiệp, nên quá trình kiểm tra, kiểm soát chưa cao. Các Bộ cũng không thể can thiệp vào quá
trình sản xuất kinh doanh của các DNNN. Quá trình cổ phần hóa cũng tiến triển chậm, nên sự
giám sát các DNNN cũng chưa chặt chẽ. Nhiều DNNN vay nợ lớn để mở rộng quy mô, đầu tư
dàn trải vào nhiều lĩnh vực, nhiều ngành nghề, phát triển các hoạt động ngoài ngành nghề chính,
độc quyền và có khả năng lũng đoạn thị trường, quản lý kém gây thất thoát vốn, kinh doanh thua
lỗ, sử dụng chưa hiệu quả vốn đầu tư.
Một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị Trung ương 3, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI và kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII đề cập tới là vấn đề táo cơ cấu nền kinh
tế gắn với mô hình tăng trưởng. Trong đó, tái cấu trúc đầu tư với trọng tâm là đầu tư công luôn
thu hút được sự quan tâm của nhiều tầng lớp trong xã hội. Vấn đề tái cấu trúc đầu tư công luôn
gắn với việc nâng cao hiệu quả đầu tư là việc làm cần thiết không chỉ nhằm kiềm chế lạm phát
88
mà vấn đề quan trọng hơn là góp phần nâng cao chất lượng tăng trưởng và khả năng cạnh tranh
của nền kinh tế quốc dân.
Để tận dụng hiệu quả lan tỏa của đầu tư công đối với việc nuôi dưỡng kích thích sự phát
triển của doanh nghiệp tư nhân nói chung, cần tiến hành cải cách DNNN một cách triệt để nhằm
bảo đảm một môi trường cạnh tranh tự do bình đẳng thực chất. Cải cách không chỉ vì sức ép hội
nhập mà phải thay đổi vì sự phát triển của quốc gia.

Câu 46: Trình bày tóm tắt nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Nội dung đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
Đầu tư phát triển trong doanh nghiệp bao gồm có 5 nội dung đầu tư cơ bản là: đầu tư vào
tài sản cố định, đầu tư hàng tồn trữ, đầu tư phát triển nguồn nhân lực, đầu tư nghiên cứu & ứng
dụng KHCN, đầu tư cho hoạt động marketing.
Đầu tư vào tài sản cố định là một trong những hoạt động đầu tư căn bản nhất, quan trọng
nhất, có ý nghĩa quyết định đến năng suất, chất lượng sản phẩm, giá thành, lợi nhuận & năng lực
cạnh tranh của doanh nghiệp. Đầu tư vào tài sản cố định là đầu tư vào những tài sản có giá trị
lớn, thời gian sử dụng trên 1 năm, giá trị của nó được chuyển dần vào sản phẩm theo mức độ hao
mòn. Đầu tư TSCĐ là điều kiện tiên quyết để doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, do
đó đòi hỏi vốn lớn & chiếm tỷ trọng cao trong tổng vốn đầu tư. Đầu tư TSCĐ là cơ sở để đầu tư
vào hàng tồn trữ, nghiên cứu & phát triển, nguồn nhân lực, marketing, từ đó tạo điều kiện đầu tư
trở lại để tái tạo lại TSCĐ. Nếu phân theo nội dung, đầu tư TSCĐ bao gồm: đầu tư xây dựng nhà
xưởng, công trình kiến trúc, kho tang, bến bãi, phương tiện vận tải, truyền dẫn; đầu tư mua sắm,
lắp đặt máy móc thiết bị; đầu tư sửa chữa, nâng cấp, cải tạo tài sản hư hỏng, lỗi thời; đầu tư vào
TSCĐ khác. Nếu phân theo khoản mục, đầu tư TSCĐ bao gồm: đầu tư liên quan đến đất đai; đầu
tư xây dựng; đầu tư mua sắm máy móc tư thiết bị, phương tiện vận tải; đầu tư lắp đặt máy móc
thiết bị; đầu tư sửa chữa TSCĐ.
Đầu tư hàng tồn trữ là loại hình đầu tư vào toàn bộ nguyên vật liệu, bán thành phẩm, chi
tiết, phụ tùng, sản phẩm hoàn thành để tồn trữ trong doanh nghiệp. Đầu tư vào hàng tồn trữ giúp
đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra liên tục, hiệu quả, cho phép sản xuất & mua nguyên vật liệu
một cách hợp lý & kinh tế; giảm chi phí đặt hàng, vận chuyển hàng hóa. Hàng tồn trữ có thể
phân thành: nguyên vật liệu thô, sản phẩm đang chế biến, dự trữ thành phẩm; hoặc tồn trữ những
khoản mục cần độc lâp & tồn trữ những khoản mục cần phụ thuộc; hoặc dự trữ theo chu kỳ, dự
trữ bảo hiểm & dự trữ thời kỳ vận chuyển. Đầu tư vào hàng tồn trữ theo đó có thể được phân
thành: đầu tư vào các khoản mục tồn trữ, đầu tư dự trữ & đầu tư đặt hàng. Một trong những nội
dung quan trọng trong đầu tư hàng tồn trữ là xác định quy mô đặt hàng tối ưu.
Đầu tư phát triển nguồn nhân lực là nội dung tối quan trọng trong doanh nghiệp. Khi đầu tư
vào hàng tồn trữ, ta cần quan tâm đến số lượng & chất lượng nhân lực. Số lượng nhân lực là tổng
số người tham gia hoạt động kinh tế của doanh nghiệp & được trả công. Nó được đo lường thông
qua các chỉ tiêu về quy mô & tốc độ phát triển dân số, cơ cấu nhân lực… Chất lượng nhân lực
thể hiện ở trình độ chuyên môn ngành nghê, sức khỏe, trình độ văn hóa. Nó được đặc trưng
thông qua các chỉ tiêu như: số lượng lao động được đào tạo, cơ cấu đào tạo; chiều cao, cân nặng,
giác quan; trạng thái, hiểu biết. Mô hình đi học & Lý thuyết nguồn vốn con người là lý thuyết
căn bản trong phát triển nguồn nhân lực.

89
Đầu tư nghiên cứu & ứng dụng khoa học công nghệ là hình thức đầu tư nhằm hiện đại hóa
công nghệ & trang thiết bị, cải tiến đối mới sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, góp phần chuyển biến
rõ rệt về năng suất, chất lượng, hiệu quả sản xuất; nâng cao năng lực cạnh tranh, tạo ra những
công nghệ mới cho các ngành & doanh nghiệp. Đầu tư vào KHCN có thể được phân chia thành:
đầu tư phần cứng (CSHT, máy móc thiết bị…) & đầu tư phần mềm (phát triển nguồn nhaan lực
KHCN, xây dựng thương hiệu, bí quyết kinh doanh, uy tín…); hoặc được phân chia thành: đầu
tư nghiên cứu KHCN, đầu tư cho máy móc thiết bị & chuyển giao công nghệ để phát triển sản
phẩm & đầu tư đào tạo nhân lực sử dụng công nghệ mới.
Đầu tư cho hoạt động marketing là nhân tố cần thiết cho sự thành công của doanh nghiệp.
Đầu tư cho hoạt động marketing bao gồm 3 loại hình chính. Thứ nhất là đầu tư cho hoạt động
quảng cáo như: cung cấp thông tin, củng cố hoặc đảm bảo uy tín sản phẩm, khuyến khích hoạt
động mua ngay lập tức, tạo luồng lưu thông cho bán lẻ. Thứ hai là đầu tư xúc tiến thương mại
như: thúc đẩy, tìm kiếm cơ hội bán hàng, khuyến mãi, quảng cáo, trưng bày, giới thiệu hàng hóa,
triển lãm thương mại. Thứ ba là đầu tư phát triển thương hiệu như: thương hiệu sản phẩm,
thương hiệu doanh nghiệp.

Câu 47: đặc trưng của đầu tư công. Sự khác nhau của đầu tư công và đầu tư trong doanh
nghiệp

90
So sánh
Đầu tư công là hoạt động đầu tư của Nhà nước vào các chương trình, dự án xây dựng kết
cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đầu tư vào các chương trình, dự án phục vụ phát triển kinh tế - xã
hội."
Doanh nghiệp với tư cách là một nhà đầu tư trong nền kinh tế, tuỳ thuộc vào chức năng sản
xuất kinh doanh của mình mà tiến hành các hoạt động đầu tư khác nhau:
- đầu tư phát triển.
- đầu tư thương mại.
- đầu tư tài chính.
đối với một doanh nghiệp, việc nâng cao khả năng cạnh tranh được tiến hành thông qua
hình thức đầu tư phát triển. đầu tư phát triển trong các doanh nghiệp có thể hiểu là việc sử dụng
các nguồn lực tài chính, nguồn lực vật chất, nguồn lao động và trí tuệ để xây dựng, sửa chữa nhà
cửa và cấu trúc hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ, bồi dưỡng đào tạo

91
nguồn nhân lực thực hiện chi phí thường xuyên gắn liền với hoạt động của các tài sản này nhằm
duy trì, tăng cường, mở rộng năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Câu 48: Chu kỳ dự án đầu tư


Chu kỳ của một dự án đầu tư là các bước hoặc các giai đoạn mà một dự án phải trải qua bắt
đầu từ khi dự án mới chỉ là ý đồ cho đến khi dự án được hoàn thành chấm dứt hợp đồng.
Các giai đoạn của chu kỳ dự án đầu tư gồm: chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư và vận hành
các kết quả đầu tư (còn gọi là giai đoạn vận hành, khai thác của dự án)
Nội dung các bước công việc trong mỗi giai đoạn của chu kỳ các dự án đầu tư không giống
nhau, tùy thuộc vào lĩnh vực đầu tư (sản xuất kinh doanh hay kết cấu hạ tầng, sản xuất công
nghiệp hay nông nghiệp), vào tính chất tái sản xuất (đầu tư chiều rộng hay chiều sâu), đầu tư dài
hạn hay ngắn hạn… Trong tất cả các loại hình hoạt động đầu tư, dự án đầu tư chiều rộng phát
triển sản xuất công nghiệp nói chung có nội dung phức tạp hơn, khối lượng tính toán nhiều hơn,
mức độ chính xác của các kết quả nghiên cứu có ảnh hưởng lớn đến sự thành bại trong các hoạt
động sau này của dự án. Các nội dung và các bước công việc trong chu kỳ dự án đầu tư được
trình bày trong chương này thược loại dự án đầu tư chiều rộng phát triển sản xuất công nghiệp.
Từ những vấn đề về phương pháp luận ở đây, khi vận dụng cho các dự án thuộc các ngành, các
lĩnh vực khác có thể lược bớt hoặc bổ sung một số nội dung.
Trong các giai đoạn, chuẩn bị đầu tư tạo tiền đề và quyết định sự thành công hay thất bại ở
hai giai đoạn sau, đặc biệt là đối với giai đoạn vận hành kết quả đầu tư. Chẳng hạn, đối với các
dự án có thể gây ô nhiễm môi trường (sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu…) khi chọn địa điểm nếu
đặt ở gần khu dân cư đông đúc, đến lúc đưa dự án vào hoạt động mới phát hiện và phải xử lý ô
nhiễm quá tốn kém, đưa chi phí đầu tư vượt quá dự kiến ban đầu có khi rất lớn. Nếu không có
vốn bổ sung, buộc phải đình chỉ hoạt động.
Ví dụ khác, khi nghiên cứu thị trường do dự đoán không sát tình hình cung cầu sản phẩm
của dự án trong  đời dự án nên đã xác định sai giá cả và xu hướng biến động giá cả. Đến khi đưa
dự án vào hoạt động, giá cả sản phẩm trên thị trường thấp hơn so với dự đoán.
Doanh nghiệp có dự án buộc phải bán sản phẩm với giá thấp (có khi thấp hơn cả giá thành)
và có khi phải ngừng sản xuất (trong khi chưa thu hồi đủ vốn) hoặc đầu tư bổ sung để thay đổi
mặt hàng…
Do đó đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư, vấn đề chất lượng, vấn đề chính xác của các kết
quả nghiên cứu, tính toàn và dự đoán là quan trọng nhất. Trong quá trình soạn thảo dự án phải
dành đủ thời gian và chi phí theo đòi hỏi của các nghiên cứu.
Tổng chi phí cho giai đoạn chuẩn bị đầu tư chiếm từ 0,5 – 10% vốn đầu tư của dự án. Làm
tốt công tác chuẩn bị đầu tư sẽ tạo tiền đề cho việc sử dụng tốt 90 -99,5% vốn đầu tư của dự án ở
giai đoạn thực hiện đầu tư (đúng tiến độ, không phải phá đi làm lại, tránh được những chi phí
không cần thiết khác…). Điều này cũng tạo cơ sở cho quá trình hoạt động của dự án được thuận
lợi, nhanh chóng thu hồi vốn đầu tư và có lãi (đối với các dự án sản xuất kinh doanh), nhanh
chóng phát huy hết năng lực phục vụ dự kiến (đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng và dịch
vụ xã hội).
Trong giai đoạn thứ hai, vấn đề thời gian là quan trọng hơn cả. Ở giai đoạn này, 90-99,5%
vốn đầu tư của dự án được chi ra và nằm khê động trong suốt những năm thực hiện đầu tư. Đây   

92
là những năm vốn không sinh lời. Thời gian thực hiện đầu tư càng kéo dài, vốn ứ động càng
nhiều, tổn thất càng lớn. Lại thêm những tổn thất do thời tiết gây ra đối với các vật tư thiết bị
chưa hoặc đang được thi công, đối với các công trình đang được xây dựng dở dang. Đến lượt
mình, thời gian thực hiện đầu tư lại phụ thuộc nhiều vào chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư, vào
việc quản lý quá trình thực hiện đầu tư, quản lý việc thực hiện những hoạt động khác có liên
quan trực tiếp đến các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư đã được xem xét trong dự án đầu tư.
Giai đoạn ba: vận hành các kết quả của giai đoạn thực hiện đầu tư (giai đoạn sản xuất kinh
doanh dịch vụ hay giai đoạn vận hành khai thác của dự án, đời của dự án) nhằm đạt được các
mục tiêu của dự án. Nếu các kết quả do giai đoạn thực hiện đầu tư tạo ra đảm bảo tính đồng bộ,
giá thành thấp, chất lượng tốt, đúng tiến độ, tại địa điểm thích hợp, với quy mô tối ưu thì hiệu
quả hoạt động của các kết quả này và mục tiêu của dự án chỉ còn phụ thuộc trực tiếp vào quá
trình tổ chức quản lý hoạt động các kết quả đầu tư. Làm tốt công việc của giai đoạn chuẩn bị đầu
tư và thực hiện đầu tư tạo thuận lợi cho quá trình tổ chức quản lý phát huy tác dụng của các kết
quả đầu tư. Thời gian phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư còn được gọi là đời của dự án hay
tuổi thọ kinh tế của công trình, nó gắn với đời sống của sản phẩm (do dự án tạo ra) trên thị
trường.

Câu 49: Một số chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại trong bối cảnh hiện
nay
Chính sách huy động vốn của ngân hàng là những công cụ, cách thức, phương pháp và
chương trình cụ thể nhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào
ngân hàng. Mỗi ngân hàng đều có chính sách huy động vốn riêng của mình tuỳ thuộc vào nhu
cầu và mục đích hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, không phải lúc nào ngân hàng cũng có thể
thực hiện được theo đúng như yêu cầu đặt ra, bởi lẽ hoạt động ngân hàng còn phải phụ thuộc vào
“sức khoẻ” của nền kinh tế, mọi sự biến động của tình hình kinh tế - xã hội… Do đó, chính sách
huy động vốn cũng thường xuyên được các NHTM điều chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn.
Để thực hiện tốt công tác huy động vốn trong bối cảnh cạnh tranh khốc liệt hiện nay, NHTM cần
tập trung một số giải pháp sau:
Một là, triển khai chính sách thu hút khách hàng.
Với xu thế mở cửa hội nhập quốc tế trong lĩnh vực tài chính, các NHTM không chỉ cạnh
tranh với các ngân hàng trong nước mà cả đối thủ nước ngoài. Tuy nhiên, với việc am hiểu thị
trường và tâm lý khách hàng trong nước, các ngân hàng trong nước thường có nhiều lợi thế hơn.
Các chính sách thu hút khách hàng mà NHTM áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốn
bao gồm: Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ và các chính sách khác liên quan đến mối quan
hệ giữa ngân hàng và khách hàng. Trên thực tế, chính sách huy động vốn của NHTM ở mỗi thời
điểm có sự thay đổi khác nhau, phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội, nguồn vốn và nhu cầu
thực tế của ngân hàng như thời điểm đầu năm, giữa năm, cuối năm, hay tính chất mùa vụ của các
lĩnh vực cho vay. Cùng với đó, các NHTM cần hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề
liên quan đến lĩnh vực tài chính - tiền tệ - ngân hàng, quan trọng hơn là giúp khách hàng có được
danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, qua đó giúp cho ngân
hàng củng cố thêm mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng.
Hai là, có chính sách lãi suất hợp lý.
Trong hoạt động ngân hàng, công cụ lãi suất luôn được coi là một yếu tố góp phần tạo lập
nguồn vốn cho ngân hàng thông qua huy động từ nền kinh tế. Mặc dù, tại mỗi thời kỳ khác nhau,
93
mức lãi suất của ngân hàng đưa ra khác nhau nhưng phải đảm bảo yếu tố hấp dẫn khách hàng,
giữ chân khách hàng truyền thống, tìm kiếm thêm khách hàng mới. Ở nước ta, chính sách lãi suất
luôn là công cụ mà các NHTM sử dụng để thu hút vốn. Nhiều ngân hàng quy mô nhỏ thiếu vốn
thường đưa ra các mức lãi suất cao để cạnh tranh được với ngân hàng lớn. Tuy nhiên, cuộc đua
lãi suất thường gây ra nhiều rủi ro cho các ngân hàng do vậy, công cụ lãi suất về tương lai sẽ
không còn hiệu quả (một mặt cũng bắt nguồn từ yêu cầu của cạnh tranh và quy định của luật
pháp), thay vào đó cần nâng cao chất lượng phục vụ, dịch vụ ngân hàng cung cấp...
Ba là, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Việc phát triển hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể thông qua việc mở rộng mạng
lưới và quan hệ đối tác. Theo đó, mở rộng mạng lưới không chỉ giúp ngân hàng nâng cao khả
năng huy động vốn mà còn đáp ứng nhiều mục tiêu mà ngân hàng đề ra. Trong quá trình đó, các
NHTM cần chú ý đến các yếu tố vị trí địa lý, phục vụ công tác đặt chi nhánh, phòng giao dịch
cho ngân hàng của mình. Việc mở rộng mối quan hệ với các tổ chức TCTD, các NHTM, các cá
nhân, các tổ chức xã hội... sẽ giúp cho các NHTM trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh
hợp lý. Đặc biệt, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp sẽ giúp NHTM
trong việc dự báo các luồng tiền sẽ thay đổi.
Bốn là, đẩy mạnh chính sách marketing.
Về mặt lý thuyết, hoạt động marketing bao hàm gần như tất cả các nội dung liên quan tới
hoạt động của NHTM, trong đó có hoạt động huy động vốn. Chính sách marketing có sự tác
động của nhiều nhân tố như: Phương pháp địng giá (xác định lãi suất), chính sách sản phẩm
(cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách phân phối, chính sách khuyếch
trương- giao tiếp... Trong thời gian qua, các NHTM ngày càng quan tâm đến công tác marketing
nhằm thu hút khách hàng, nâng cao sức cạnh tranh. Thời gian tới, các ngân hàng cần tiếp tục đẩy
mạnh công tác này với chiến lược triển khai khoa học, lộ trình chặt chẽ để đạt được hiệu quả cao
nhất.

Câu 50: Tác động đầu tư nước ngoài đến đầu tư trong nước
Tác động của GDP lên DI, DI lên GDP, FDI lên GDP và FDI lên DI theo phân tích hàm
phản ứng xung: Cho thấy, cú sốc GDP tạo nên một phản ứng biến động của DI. DI tăng lên trong
kỳ đầu tiên sau đó giảm ở kỳ thứ 2, DI tăng lên lại ở kỳ thứ 3 và giảm dần sau đó. Trong kỳ đầu
tiên, cú sốc của FDI làm GDP giảm sau đó tăng đều trong kỳ thứ 2 đến kỳ thứ 4; Các kỳ tiếp
theo GDP giảm nhẹ nhưng sau đó GDP đã tăng trở lại và ổn định. Nhìn chung, cú sốc của FDI có
tác động đến biến động của GDP nhưng rất nhỏ và tạo ra một sự thay đổi nhẹ đến DI. DI giảm
trong kỳ đầu tiên và ổn định trong kỳ thứ 2, sau đó tăng ở kỳ thứ 3, giảm trong kỳ thứ 4. Kể từ
kỳ thứ 4, DI tăng trở lại và có xu hướng ổn định. Điều này khẳng định rằng FDI không lấn át DI
ở Việt Nam.
Như vậy, từ kết quả nghiên cứu có thể thấy rằng, thông qua việc bổ sung cho DI, FDI phần
nào khắc phục tình trạng thiếu vốn, kích thích tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tăng trưởng kinh
tế cũng tác động trở lại và kích thích DI. Những phát hiện của nghiên cứu này có một số ý nghĩa
quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam. Đó là, nguồn vốn FDI có vai trò bổ
sung và thúc đẩy DI. Chính vì vậy, cần cải thiện pháp lý và môi trường đầu tư cũng như có
những chính sách quản lý việc sử dụng nguồn vốn FDI có hiệu quả, hợp lý; nguồn vốn FDI vào
các ngành như nông nghiệp, dịch vụ nhiều hơn và khuyến khích FDI vào những khu vực DI còn
hạn chế. Các chính sách ưu đãi, kêu gọi đầu tư cần có định hướng, có mục đích cụ thể theo
94
hướng khuyến khích đầu tư vào các ngành công nghệ cao; Tốn ít năng lượng, và bảo đảm môi
trường; Có năng suất và sức cạnh tranh; Bảo đảm lợi ích quốc gia và từng địa phương.
Nhờ vào nguồn vốn FDI, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong tăng trưởng
kinh tế và phát triển xã hội trong 25 năm qua. Có thể thấy rằng, nguồn vốn trong nước là chủ
yếu, nguồn vốn nước ngoài là quan trọng, tuy nhiên giữa hai nguồn vốn có tỷ lệ khác nhau tùy
thuộc vào điều kiện kinh tế trong từng thời kỳ mà điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn đầu tư hợp lý.
Bên cạnh khuyến khích nguồn vốn FDI thì Chính phủ Việt Nam cũng cần nhìn nhận và có những
biện khắc phục những hạn chế mà nguồn vốn này gây ra; Khuyến khích và thúc đẩy tiết kiệm
trong nước nhằm đảm bảo cho tăng trưởng kinh tế một cách bền vững.

Câu 51: Giải pháp tạo nguồn vốn cho doanh nghiệp KVTN từ kênh cung cấp vốn chủ đạo -
vốn tín dụng ngân hàng
Về phía doanh nghiệp, vấn đề nổi cộm hiện nay là thiếu một hệ thống thông tin tài chính
mang tính trung thực, minh bạch trong các doanh nghiệp tư nhân, làm cho các ngân hàng khó
đánh giá được thực trạng, tình hình tài chính, khả năng sinh lời và thanh toán các khoản nợ vay
của doanh nghiệp, do đó, cản trở việc ra các quyết định cho vay. Điều này làm tăng tính rủi ro
của các khoản vay, vì vậy, các ngân hàng có xu hướng dựa vào điều kiện về tài sản bảo đảm để
giảm thiểu rủi ro hoặc phải dựa trên sự tin cậy và các mối quan hệ cá nhân với chủ doanh nghiệp
để đánh giá mức độ rủi ro hợp lý. Tuy nhiên, đây cũng là điểm yếu của các doanh nghiệp tư
nhân, vì các tài sản bảo đảm chủ yếu có nguồn gốc từ tài sản cá nhân của chủ doanh nghiệp và
giá trị của các tài sản cá nhân thường thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu các khoản vay để phát
triển doanh nghiệp. Vì vậy, việc tuân thủ nghiêm túc chế độ lập tài chính vừa giúp cho doanh
nghiệp kiểm soát được thông tin vừa lấy lại uy tín của doanh nghiệp đối với ngân hàng.
Ngoài ra, vấn đề mấu chốt hiện nay là quy mô các doanh nghiệp tư nhân của ta còn nhỏ,
hoạt động manh mún, mạnh ai nấy làm. Một số lượng lớn các doanh nghiệp siêu nhỏ tập trung
khai thác thị trường nội địa với các mặt hàng truyền thống, kém đa dạng về mẫu mã và đặc biệt
chất lượng không ổn định; vì vậy, chưa tạo độ tin cậy đối với người dân trong nước và chưa tận
dụng được lợi thế so sánh có được từ nguồn nguyên liệu và nhân công giá rẻ trong nước trước
hàng hóa của các nước lân cận như Trung Quốc, Thái Lan, Malaixia… Đối với các doanh nghiệp
quy mô vừa hoặc lớn có thực hiện hoạt động xuất khẩu, nhìn chung, tiềm lực kinh tế cũng chưa
đủ mạnh, công tác quảng bá thương hiệu sản phẩm còn yếu nên rất dễ bị xáo trộn trước các biến
động của kinh tế thế giới cũng như trong nước. Vì vậy, để nâng cao năng lực cạnh tranh các
doanh nghiệp, cần chú trọng các liên kết kinh tế, tận dụng lợi thế từ liên kết trong kinh doanh,
đồng thời cũng cần tạo cơ chế chính sách sáp nhập, mua bán DN một cách thuận lợi. Qua đó,
tăng cường được số lượng DN có quy mô vừa, các tập đoàn kinh tế tư nhân có năng lực về quản
trị, năng lực tài chính và công nghệ được thành lập, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, tạo vị thế khách hàng mục tiêu, là đối tác quan trọng trong mắt các ngân hàng

95

You might also like