You are on page 1of 16

Tổng hợp các câu hỏi cho bài 4, 5, 6

Câu 1. Quá trình tâm lý nảy sinh khi xuất hiện hoàn cảnh có vấn đề, giúp con người nhận
thức và cải tạo hiện thực khách quan là:
A. Cảm giác.
B. Trí nhớ.
C. Tri giác.
D. Tư duy.
Câu 2. Tư duy là:
A Quá trình tâm lý
B Thuộc tính tâm lý
C Trạng thái tâm lý
D Phẩm chất tâm lý
Câu 3. Tư duy phản ánh những gì?
A thuộc tính bản chất của các sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan
B Những mối liên hệ, quan hệ có tính quy luật của các sự vật hiện tượng trong hiện thực
khách quan
C kinh nghiệm cũ của con người
D A và B
Câu 4. trong những tình huống sau, tình huống nào chứng tỏ tư duy xuất hiện?
A cô ấy đang nghĩ về cảm giác sung sướng ngày hôm qua khi lên nhận phần thưởng
B cứ đặt mình nằm xuống, Vân lại nghĩ về Sơn: những kỷ niệm từ thủa thiếu thời
C trống vào đã 15 phút, cô giáo chưa đến, Hoài nghĩ: chắc cô giáo hôm nay lại ốm
D cả A, B, C
Câu 5. muốn kích thích tư duy thì hoàn cảnh có vấn đề phải đảm bảo các điều kiện
1 cá nhân ý thức được vấn đề
2 dữ kiện nằm ngoài tầm hiểu biết
3 có nhu cầu giải quyết vấn đề
4 dữ kiện nằm trong tầm hiểu biết
5 dữ kiện quen thuộc
Phương án đúng là ?
A 1, 3, 5
B 1, 2, 4
C 1, 3, 4
D 2, 3, 5
Câu 6. Khi con người tự đặt cho mình câu hỏi, nhiệm vụ cần suy nghĩ và tìm tòi. Khi đó,
quá trình tâm lí nào được diễn ra?
A. Tri giác
B. Tư duy
C. Tưởng tượng
D. Cảm giác
Câu 7. Điền vào chỗ trống: “ …bắt đầu khi … bất lực.”
A. Tri giác/ cảm nhận
B. Tư duy/ nhận thức cảm tính
C. Tư duy/ cảm tính
D. Tư duy/ tưởng tượng
Câu 8. Đặc điểm nào của tư duy thể hiện rõ nhất trong tình huống sau: “Một bác sĩ có
kinh nghiệm chỉ cần nhìn vào vẻ bề ngoài của bệnh nhân là có thể đoán biết được
họ bị bệnh gì”
A. Tính có vấn đề của tư duy
B. Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ
C. Tính trừu tượng và khái quát của tư duy
D. Tính gián tiếp
Câu 9. Trong một lần đi tắm, Ác-si-mét nhìn thấy cái chậu bị nhấn chìm sau nổi lên,
ông đã xuất thần phát minh ra công thức FA = d.V, với FA là lực đẩy, d là
trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3), V là thể tích phần chất lỏng bị vật
chiếm chỗ (m3). Ác-si-mét đã sử dụng tư duy nào để phát minh ra công thức
đó ?
A. Tư duy trực quan hình ảnh
B. Tư duy trực quan hành động
C. Tư duy Thực hành
D. Tư duy sáng tạo
Câu 10. Trong số các nội dung của sự phản ánh được nêu ra dưới đây, nội dung nào là
đặc trưng cho tư duy?
A. Phản ánh kinh nghiệm đã qua dưới dạng các ý nghĩ, cảm xúc, hình tượng về sự
vật, hiện tượng đã tri giác dưới đây.
B. Phản ánh các sự vật, hiện tượng trong toàn bộ thuộc tính và bộ phận của chúng.
C. Phản ánh những dấu hiệu bản chất, những mối liên hệ mang tính quy luật
của sự vật và hiện tượng.
D. Cȧ A, B, C
Câu 11. Phát triển tư duy phải gắn liền với việc trau dồi ngôn ngữ. Biện pháp này
được rút ra từ đặc điểm nào dưới đây của tư duy?
A. Tính gián tiếp.
B. Tính trừu tượng và khái quát.
C. Tư duy có quan hệ mật thiết với ngôn ngữ.
D. Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Câu 12. Khi đến bến xe buýt không phải “giờ cao điểm” mà thấy quá đông người đợi,
ta nghĩ ngay rằng xe đã bỏ chuyến. Đặc điểm nào dưới đây của tư duy được
mô tả trong trường hợp trên?
A. Tính có vấn đề.
B. Tính gián tiếp.
C. Tính trừu tượng.
D. Tính khái quát
Câu 13. Tư duy có cả ở người và động vật nhưng tư duy của con người khác với tư
duy của động vật, vì ở con người có:
A. Ngôn ngữ.
B. Công cụ, phương tiện để tư duy.
C. Hình ảnh tâm lí trong kinh nghiệm cá nhân.
D. Cả A, B, C.
Câu 14. Sự tham gia của yếu tố nào trong tư duy đã làm cho tư duy có tính gián tiếp
và khái quát?
A. Ngôn ngữ.
B. Nhận thức cảm tính.
C. Các quá trình tâm lí khác.
D. Kinh nghiệm đã có về sự vật, hiện tượng.
Câu 15. Một tình huống muốn làm nảy sinh tư duy phải thỏa mãn một số điều kiện.
Điều kiện nào dưới đây là KHÔNG cần thiết?
A. Tình huống phải quen thuộc, không xa lạ với cá nhân.
B. Chứa vấn đề mà hiểu biết cũ, phương pháp hành động cũ không giải quyết
được.
C. Cá nhân nhận thức được tình huống và giải quyết.
D. Vấn đề trong tình huống có liên quan đến kinh nghiệm của cá nhân.
Câu 16. Luận điểm nào không đúng trong mối quan hệ giữa tư duy và ngôn ngữ?
A. Không có ngôn ngữ thì tư duy không thể tiến hành được.
B. Ngôn ngữ có thể tham gia từ đầu đến kết thúc tư duy.
C. Ngôn ngữ thống nhất với tư duy.
D. Ngôn ngữ giúp cho tư duy có khả năng phản ánh sự vật ngay cả khi sự vật
không trực tiếp tác động.
Câu 17. Năm được quy luật đàn hồi của kim loại dưới tác động của nhiệt, người kỹ sư đã
thiết kế những khoảng cách nhỏ giữa các đoạn đường ray để đảm bảo an toàn khi
tàu chạy. Đặc điểm nào dưới đây của phản ánh tư duy được thể hiện trong trường
hợp trên?

A. Tính cụ thể.

B. Tính khái quát.

C. Tính trực quan của tư duy.

D. Tính gián tiếp.

Câu 18. Loại thao tác nào của tư duy có quá trình gạt bỏ đi những thuộc tính không cần
thiết và giữ lại một số thuộc tính cần thiết để tư duy?

A. Tổng hợp

B. Khái quát hóa

C. Trừu tượng hóa

D. Phân tích

Câu 19. Các loài động vật như rắn, thằn lằn, cá xấu, rùa, tuatara chúng có đặc điểm là
trứng của chúng được bao quanh bởi lớp màng ối, da khô, vảy sừng khô, hô hấp
bằng phổi, di chuyển sát mặt đất (bằng cách trườn hoặc bò) nên người ta sắp
chúng vào lớp bò sát. Tư duy trên thuộc kiểu thao tác nào?

A. Phân tích
B. Tổng hợp

C. Khái quát hóa

D. Cụ thể hóa

Câu 20. Trừu tượng hóa là gì?

A. Là hoạt động trí tuệ nhằm gom các đối tượng có cùng thuộc tính chung và bản chất
vào một nhóm.

B. Là hoạt  động trí tuệ nhằm lựa chọn và rút ra được cái gì chung và bản chất của một số
đối tượng.

C. Là nhờ vào sự phản ánh những dấu hiệu bản chất khác biệt riêng biệt của sự vật, hiện
tượng và được diễn đạt bằng ngôn ngữ dưới dạng một từ hay một cụm từ.

D. Được xây dựng trên cơ sở của những thao tác tư duy, nó là điểm tựa cho tư duy phân
tích và là cơ sở để đào sâu kiến thức tiến tới xây dựng khái niệm mới.

Câu 21. Tư duy trực quan hình ảnh xuất hiện ở trẻ độ tuổi nào?
A 3-6
B 4-6
C 5-6
D 6-7
Câu 22. Đâu không phải là đặc điểm của tư duy trừu tượng?
A Suy nghĩ dựa vào khái niệm
B Tính gián tiếp
C Tính trực tiếp
D Tính trừu tượng và khái quát
Câu 23. Ý nào sau đây là đúng khi nói về tư duy trực quan hành động
A.Xuất hiện ở trẻ từ 1 - 3 tuổi, được biểu hiện là trẻ pải dựa vào hành động thực tế
với sự vật mới tìm ra cách giải quyết vấn đề
B.Là loại tư duy mà trẻ dùng để giải quyết vấn đề bằng cách dựa vào hình ảnh ở trong óc
C.Tư duy trực quan hành động chỉ có ở con người
D.Tư duy trực quan hành động không cần phải rèn luyện
Câu 24. “Không thầy đố mày làm nên” là sản phẩm tư duy nào dưới đây
A. Phán đoán
B. Khái niệm
C. Suy lí
D. Qui nạp
Câu 25. Tư duy có vai trò gì trong quá trình giải quyết vấn đề?
A. Giúp phân tích vấn đề, xác định rõ ràng cái gì đã biết, cái gì chưa biết, cần đi tìm.
B. Vận dụng các kiến thức, hiểu biết đã có để giải quyết vấn đề
C. Giúp tạo ra các giải pháp mới và sáng tạo.
D. Tất cả đều đúng.
Câu 26. Tư duy có tác dụng gì trong quá trình học tập và nghiên cứu?
A. Giúp phân tích và hiểu các khái niệm, thông tin và kiến thức mới một cách chính xác
và hiệu quả.
B. Tạo ra sự kết nối giữa các kiến thức khác nhau để hiểu được toàn bộ hệ thống kiến
thức.
C. Áp dụng các kiến thức đã học được vào giải quyết các bài tập
D. Tất cả đều đúng.
Câu 27. Luận điểm nào đúng với tưởng tượng của con người?
a, Phản ánh cái mới không liên quan gì đến thực tiễn
b, Kết quả của tưởng tượng không thể kiểm tra được trong thực tiễn
c, Hoạt động đặc thù của con người, xây dựng hình ảnh mới dựa trên việc xây dựng lại
các hình ảnh đã có trong trí nhớ
d, Không có ý nghĩa phục vụ hoạt động sống (vì có thể tạo nên hình ảnh không có thực
trong cuộc sống)
Câu 28. Vai trò của tư duy:
1. Nhận thức được quy luật khách quan.
2. Dự kiến và có kế hoạch biện pháp cải tạo hiện thực khách quan.
3. Thu thập, phân tích và sử dụng thông tin
4. Có sự nỗ lực khắc phục khó khăn.
5. Tư duy không giúp con người phát triển về xúc cảm
Phương án đúng:
A: 1, 2, 3
B: 2, 3, 5
C: 3, 4, 5
D: 2, 3, 4
Câu 29. Nhận định nào sau dây là SAI
A. Tư duy không chỉ giải quyết những tình huống trước mắt mà còn sử dụng những tri
thức trước đó để đưa ra hướng giải quyết cho các tình huống trong tương lai
B. Tư duy là bẩm sinh không phải do luyện tập
C. Kết quả của quá trình tư duy là sự phản ánh khái quát về thuộc tính của sự vật, hiện
tượng
D. Thông qua tư duy, con người tiếp nhận, sàng lọc những thông tin phục vụ quá trình
giải quyết vấn đề
Câu 30. Trong các trường hợp dưới đây, trường hợp nào xuất hiện biểu tượng đặc trưng
cho tưởng tượng của con người?
a, Ông tôi mất từ khi tôi chưa ra đời, vậy mà qua câu chuyện của bà, hình ảnh người ông
thân thương cứ hiện về trước mắt tôi
b, Trong lúc khó khăn nhất tưởng chừng không trụ nổi, hình ảnh đứa con ở quê nhà đã
thôi thúc cô đứng vững
c, Cô gái đã đi 1 đoạn, anh tần ngần quay lại con đường cũ mà như thấy hơi ấm từ bàn
tay nàng còn vương mãi trên bàn tay anh
d, Cả a b c
Câu 31. Một quá trình tâm lý phản ánh những cái chưa từng có trong kinh nghiệm cá nhân
bằng cách xây dựng những hình ảnh mới trên cơ sở những biểu tượng đã có, được
gọi là:
a. Quá trình cảm giác
b. Quá trình tư duy
c. Quá trình tri giác
d. Quá trình tưởng tượng
Câu 32. Phát biểu nào dưới đây KHÔNG là đặc trưng của tưởng tượng
a. Không có mối liên hệ với nhận thức cảm tính (cảm giác và tri giác)
b. Tưởng tượng tạo ra những hình ảnh mới được xây dựng từ những biểu tượng trong trí
nhớ
c. Nảy sinh trước tình huống có vấn đề mang tính bất định cao
d. Một quá trình nhận thức bắt đầu và thực hiện chủ yếu bằng hình ảnh/ biểu tượng
Câu 33. Tư duy và tưởng tượng có liên quan gì với nhau ?
a. Tư duy và tưởng tượng không có liên quan đến nhau
b. Tư duy và tưởng tượng có mối liên kết bổ sung cho nhau
c. Tư duy và tưởng tượng có liên hệ chặt chẽ với nhau
d. Tư duy và tưởng tượng có mối tương quan với nha
Câu 34. Đâu là đặc điểm của tưởng tượng ?
a. Tưởng tượng là quá trình phân tích
b. Tưởng tượng là quá trình tổng hợp
c. Tưởng tượng là quá trình thu thập dữ kiện
d. Tưởng tượng là quá trình phân tích và tổng hợp.
Câu 35. Có thể thay thế khái niệm “tư duy”, “ tưởng tượng” bằng khái niệm nào có nội
hàm rộng hơn ?
A. quá trình nhận thức
B. nhận thức lý tính
C. các quá trình tâm lý
D. quá trình nhận thức
Câu 36. Một hình ảnh mới được tạo ra bằng cách ghép các bộ phận khác nhau, trong đó
các bộ phận hình thành hình ảnh mới không bị thay đổi, đó là bản chất của cách
tưởng tượng nào ?
A. Liên hợp
B. Nhấn mạnh
C. Chắp ghép
D. Loại suy
Câu 37. Một hình ảnh mới được tạo ra bằng cách mô phỏng, bắt chước những chi tiết/ bộ
phận của sự vật có thật, đó là bản chất của cách tưởng tượng nào ?
A. Điển hình hóa
B. Nhấn mạnh
C. Loại suy
D. Liên hợp
Câu 38. Phát biểu nào không đúng về những điểm giống nhau giữa tưởng tượng và tư
duy ?
A. Đều tạo ra những hình ảnh mới trên cơ sở các biểu tượng đã có của trí nhớ.
B. Đều lấy ngôn ngữ và vật liệu cảm tính làm cơ sở để giải quyết vấn đề.
C. Đều nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề.
D. Đều phản ánh hiện thực khách quan mang tính gián tiếp.
Câu 39. Rô bốt bay mô phỏng chuyển động của chim/ bướm là nhấn mạnh nhiều hơn đến
các tưởng tượng nào dưới đây
A. Chắp ghép
B. Điển hình hóa
C. Liên hợp
D. Loại suy
Câu 40. Trẻ em làm toán bằng cách dùng tay di chuyển các vật cụ thể tương ứng với
các dữ kiện của bài toán. Đây là loại tư duy nào?
A.Tư duy trực quan hình ảnh
B.Tư duy trực quan hành động
C.Tư duy trừu tượng
D.Tư duy sáng tạo
Câu 41. Các bản thảo thiết kế, thi công chế tạo xe đạp điện dựa trên sự tưởng tượng và cải
tổ từ xe đạp và thiết bị điện là bản chất của cách tưởng tượng nào ?
A. Loại Suy
B. Chắp Ghép
C. Nhấn Mạnh
D. Liên Hợp
Câu 42. Các hình ảnh người tí hon, người khổng lồ là những hình tượng được tưởng tượng
thông qua hoạt động nào?
A. Nhấn mạnh
B. Thay đổi kích thước, số lượng, thành phần của sự vật
C. Chắp ghép
D. Liên hợp
Câu 43. Tạo ra hình ảnh mới bằng cách nhấn mạnh đặc biệt một phẩm chất hay mối quan
hệ nào đó của sự vật hiện tượng, biến dạng của phương pháp này là sự cường điệu.
Đây là đặc điểm của cách sáng tạo nảo trong tưởng tượng?
A. Nhấn mạnh
B. Điển hình hóa
C. Thay đổi kích thước, số lượng
D. Loại suy
Câu 44. Loại tưởng tượng tạo ra những hình ảnh đáp ứng nhu cầu, kích thích tính tích cực
thức tế của con người là tưởng tượng...
A. tiêu cực
B. tái tạo
C. tích cực
D. sáng tạo
Câu 45. Đâu là các hình ảnh tưởng tượng?
A. Rồng
B. Kỳ lân, nàng tiên cá
C. Dòng nước trước mắt
D. Cả A và B
Câu 46. Các nhà phê bình đã sử dụng phương pháp nào dưới đây để vẽ tranh biếm hoạ:
A. Nhấn mạnh chi tiết sự vật.
B. Chắp ghép.
C. Liên hợp.
D. Điển hình hoá.
Câu 47. Các nhà văn, nhà soạn kịch… đã xây dựng nên tính cách cho các nhân vật trong
tác phẩm của mình bằng phương pháp:
A. Chắp ghép.
B. Liên hợp.
C. Điển hình hoá.
D. Loại suy.
Câu 48. Cla-nhe (một kĩ sư người Mĩ) đã dựa vào cấu tạo đặc biệt của lớp da cá heo mà
chế tạo thành công tàu cá heo giảm được 60% sức cản của nước. Phương pháp
sáng chế này là:
A. Điển hình hoá.
B. Liên hợp.
C. Chắp ghép.
D. Loại suy.
Câu 49. “Cầu Rồng” tại Đà Nẵng nhấn mạnh nhiều hơn đến một cách tưởng tượng nào
dưới đây ?

A. Chắp ghép
B. Liên hợp
C. Điển hình hóa
D. Nhấn mạnh

Câu 50. Uyên đang thuyết trình về 1 bài học thì cô ấy đã sử dụng loại ngôn ngữ nào ?
A độc thoại
B đối thoại
C viết
D sáng tạo
Câu 51. Loại ngôn ngữ nào hướng vào chính mình giúp con người suy nghĩ, tự điều chỉnh
và giáo dục bản thân ?
A viết
B bên trong
C bên ngoài
D Nói
Câu 52. Ngôn ngữ viết gồm
A thư từ, sách báo
B sách giấy, sách điện tử
C đối thoại, độc thoại
DA&B
Câu 53. Vai trò của ngôn ngữ đối với hoạt động tâm lí:
A. Ảnh hưởng đến ngưỡng cảm giác, giúp có cảm giác rõ ràng.
B. Nhận biết, phân biệt các sự vật hiện tượng dễ dàng.
C. Phương tiện của trí nhớ, công cụ của tư duy.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 54. Ngôn ngữ là gì?
A. Quá trình tâm lí, nắm được bản chất của sự vật hiện tượng và hành động hợp lí theo
thế giới khách quan.
B. Quá trình phân tích và tổng hợp dưới tác động của cảm xúc, nhu cầu, ý nghĩ, nhiệm vụ
của hoạt động sáng tạo.
C. Quá trình con người sử dụng tiếng nói để giao tiếp.
D. Hệ thống các quan điểm, các tri thức chung của nhân cách về tự nhiên, xã hội, con
người.
Câu 55. Vai trò của ngôn ngữ đối với ý chí:
A. Kim chỉ nam chỉ đạo hoạt động nhận thức vào thực tiễn mỗi người.
B. lĩnh hội các hành vi, chuẩn mực đạo đức.
C. Thúc đẩy thường xuyên nhận thức, nắm vững tri thức, vượt khó khăn.
D. Giúp cho đề ra mục đích của hành động, xây dựng mục tiêu rõ ràng, tự khiển khiển
bản thân.
Câu 56. Chức năng thuyết phục của ngôn ngữ được sử dụng để thuyết phục người
nghe làm gì?
a. Thay đổi quan điểm của họ
b. Thể hiện cảm xúc, tình cảm hoặc ý chí
c. Mô tả sự thật hoặc hiện tượng
d. HIểu biết lẫn nhau
Câu 57. Đâu là chức năng cơ bản của ngôn ngữ?
A. Chức năng chỉ nghĩa
B. Chức năng thông báo
C. Chức năng điều khiển, điều chỉnh
D. Tất cả đều đúng.
Câu 58. Ngôn ngữ giúp dễ dàng đề ra mục đích hoạt động, nêu vấn đề và có lời giải đáp là
vai trò của ngôn ngữ với
A. Trí nhớ
B. Tư duy
C. Tri giác
D. Cảm giác gì
Câu 59. Từ góc độ tâm lí học, nhân cách là gì?
A. Một con người với những thuộc tính tâm lý tạo nên hoạt động và hành vi có ý
nghĩa xã hội của cá nhân
B. Tổ hợp các đặc điểm tâm lý ổn định của con người quy định giá trị xã hội và
hành vi xã hội của họ.
C. Một cá nhân có ý thức đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định
D. Một con người, với đầy đủ các thuộc tính tâm lý của xã hội với đặc trưng chung
của nhóm người đại diện
Câu 60. Truyền đạt thông tin, tác động tới người khác, chia sẻ tình cảm, hiểu biết nhau...
là thuộc chức năng nào của ngôn ngữ?
A.Chức năng chỉ nghĩa
B.chức năng khái quát hóa
C.chức năng giao tiếp
D.A và B đúng.
Câu 61. Cơ chế tiếp nhận lời nói (hiểu biểu đạt) gồm:
A. Nghe chính xác các âm, từ, lời nói
B. Lồng nội dung thông báo vào kinh nghiệm
C. Hiểu ý nghĩa nội dung thông báo với hoạt động
D. Tất cả các ý trên
Câu 62. Cơ chế sản sinh lời nói ( biểu đạt ) gồm:
A. Lựa chọn ý
B. Chọn từ, cấu trúc ngữ pháp câu
C. Nói lên thành câu
D. Tất cả các ý trên
Câu 63. Những từ, ngữ chỉ một một loại (phạm trù) các sự vật, hiện tượng có chung thuộc
tính bản chất. Là chức năng nào của ngôn ngữ
A. Chức năng giao tiếp
B. Chức năng chỉ ngữ
C. Chức năng khái quát hoá
D. Không phải chức năng nào cả
Câu 64. Nhân cách nói lên
A. Bộ mặt tâm lý xã hội, giá trị và cốt cách làm người của mỗi cá nhân
B.Trí thông minh của 1 cá nhân
C. Hành vi của 1 cá nhân
D. Đạo đức của mỗi cá nhân
Câu 65. Ý nào sau đây là đúng khi nói đến Nhân cách
A. Nhân cách là 1 phẩm chất tâm lý riêng lẻ
B. Nhân cách là tất cả những đặc điểm cá thể của con người
C. Nhân cách biểu thị bản sắc riêng của cá nhân vừa biểu thị những đặc trưng chung của
1 nhóm người mà người ấy là đại diện
D. Con người sinh ra đã có nhân cách
Câu 66. Nhân cách của con người được hình thành....
A. Nhờ việc lĩnh hội các quy tắc hành vi, chuẩn mực đạo đức
B. Chịu ảnh hưởng của các phong tục, tập quán
C. Chịu tác động một cách căn bản bởi địa vị củ cá nhân
D. Tất cả các đáp án trên
Câu 67. Yếu tố giữ vai trò quyết định trực tiếp đối với sự hình thành, phát triển nhân
cách là:

A. Giáo dục

B. Hoạt động cá nhân

C. Tác động của môi trường sống

D. Sự gương mẫu của người lớn

Câu 68. Những đặc điểm cơ bản của nhân cách là:

A. Tính thống nhất và tính ổn định của nhân cách.

B. Tính ổn định của nhân cách.

C. Tính tích cực và tính giao tiếp của nhân cách.


D. Cả A, B và C.

Câu 69. Xu hướng được thể hiện trong trường hợp sau đây?
A, Trân dễ làm quen với mọi người, nhiệt tình với công việc nhưng mau chán.
B, Hưng thích bóng đá, thích xem phim hài và sưu tầm tranh ảnh về Địa lý.
C, Hồng có sức khỏe dẻo dai và chơi bóng chuyền hay nhất lớp.
D, Liên dễ xúc động trước nỗi buồn của người khác và hay giúp đỡ họ
Câu 70. Thành phần tạo nên hệ thống động cơ của nhân cách:
a. Xu hướng
b. Khí chất
c. Tính cách
d. Năng lực
Câu 71. Biểu hiện đặc trưng cho xu hướng của nhân cách:
a. Cẩn thận
b. Có niềm tin
c. Khiêm tốn
d. Tính yêu cầu cao
Câu 72. Hệ thống nhưng quan điểm chung của nhân cách về tự nhiên, xã hội và bản thân
xác định phương châm hoạt động của con người được gọi là
a. Hứng thú
b. Lý tưởng
c. Niềm tin
d. Thế giới quan

You might also like