You are on page 1of 4

1

TỔNG HỢP BÀI TẬP HÌNH THI VÀO CHUYÊN TOÁN


Bài 1. Cho đường tròn (O; R) và đường thẳng (d) cố định không đi qua tâm O cắt
đường tròn (O) tại hai điểm C và D. Từ một điểm M trên đường thẳng (d) và năm
ngoài đường tròn (O), vẽ các tiếp tuyến MA, MB với đường tròn (O) (A, B là tiếp
điểm và MC<MD). Gọi I là trung điểm của CD, H là giao điểm của OM với AB
a). Chứng minh tứ giác CHOD nội tiếp
b) Giả sử tia MC nằm giữa hai tia MO và MB, chứng minh HB là tia phân giác của
góc CHD
1 1 2
c) Gọi N là giao điểm của AB với CD. Chứng minh  
MD ND CD
2

d) Khi tia MC nằm giữa hai tia MO và MB. Chứng minh 


HB  MC
 
 HD  MD
e) Qua C vẽ đường thẳng song song với MB cắt AB tại K. Chứng minh IK//BD
f) Tìm vị trí của M trên (d) để MAOB là hình vuông.
g) đường thẳng qua (O) vuông góc với MO cắt MA và MB lần lượt tại E và F, tìm vị
trí của M trên (d) để tam giá MEF có diện tích nhỏ nhất.
h). Tiếp tuyến tại C và D của (O) cắt nhau tại P. Chứng minh ba điểm A, B, P thẳng
hàng.
k). Chứng minh rằng khi M chuyển động trên (d) thì đường thẳng AB luôn đi qua một
điểm cố định.
Bài 2. Cho hai đường tròn O và O cắt nhau tại hai điểm A và B. Tiếp tuyến tại A
của đường tròn tâm O cắt đường tròn tâm O tại P  P A. Tiếp tuyến tại A của
đường tròn tâm O cắt đường tròn tâm O tại Q Q  A. Gọi I là điểm sao cho tứ giác
AOIO là hình bình hành và D đối xứng với A qua B.
a) Chứng minh rằng I là tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác APQ. Từ đó suy ra tứ
giác ADPQ nối tiếp.
b) Gọi M là trung điểm của đoạn PQ. Chứng minh ADB  QDM
c) Giả sử hai đường thẳng IB và PQ cắt nhau tại S.Gọi K là giao điểm của AD và PQ.
2 1 1
Chứng minh:  
SK SP SQ
2

Bài 3. Cho đường tròn O có dây cung BC cố định và không đi qua tâm O. Gọi A là
điểm di động trên đường tròn O sao cho tam giác ABC nhọn với AB <AC. Gọi M là
trung điểm của cạnh BC và H là trực tâm của tam giác ABC. Tia MH cắt đường tròn
O tại K, đường thẳng AH cắt cạnh BC tại D và đường thẳng AO cắt đường tròn O
tại E E khác A.
a) Chứng minh tứ giác BHCE là hình bình hành và HA. HD= HK. HM
b) Tia KD cắt đường tròn O tại I I khác K, đường thẳng đi qua I và vuông góc với
đường thẳng BC cắt AM tại J. Chứng minh các đường thẳng AK BC , và HJ cùng đi
qua một điểm.
c) Một trường tròn thay đổi luôn tiếp xúc với AK tại A và cắt các cạnh AB AC , lần
lượt tại P Q, phân biệt. Gọi N là trung điểm của PQ. Chứng minh rằng AN luôn đi
qua một điểm cố định.
Bài 4. Cho tam giác ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) có AB<AC. Gọi I là tâm
đường tròn nội tiếp tam giác ABC, đường thẳng AI cắt đường tròn (O) tại điểm thứ
hai là M (M khác A). Gọi D, E, F là hình chiếu của I trên BC, CA, AB.
a). Chứng minh tam giác MBI cân
b) Đường tròn ngoại tiếp tam giác AEF cắt đường tròn (O) tại P(P khác A). Chứng
minh ba điểm P, M, D thẳng hàng.
Gọi H là giao điểm của IP và EF, chứng minh HD//AM
Bài 5. Cho tam giác nhọn ABC có AB AC < và nội tiếp đường tròn ( O) . Gọi I là
tâm đường tròn nội tiếp tam giác ABC, tia AI cắt đường tròn ( O) tại điểm D (khác A
). Đường thẳng OD cắt đường tròn (O ) tại điểm E (khác D ) và cắt cạnh BC tại điểm
F.
a) Chứng minh rằng tam giác IBD cân. Xác định tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác
IBC.
b) Chứng minh ID. IE =IF. DE
c) Gọi các điểm M, N lần lượt là hình chiếu vuông góc của I trên các cạnh AB, AC .
Gọi H, K lần lượt là các điểm đối xứng với M, N qua I. Biết rằng AB + AC=3 BC
chứng minh KBI  HCI
3

Bài 6. Cho hình vuông ABCD tâm O cạnh a. Lấy M là điểm bất kì trên cạnh AB (M
≠A,M ≠ B ), qua A kẻ đường thẳng vuông góc với CM tại H, DH cắt AC tại K.
1. Chứng minh rằng MK song song với BD.
ON 2
2. Gọi N là trung điểm của BC, trên tia đối của tia NO lấy điểm E sao cho  ,
OE 2
FO
DE cắt OC tại F. Tính .
FC
3. Gọi P là giao điểm của MC và BD, Q là giao điểm của MD và AC. Tìm giá trị nhỏ
nhất của diện tích tứ giác CPQD khi M thay đổi trên cạnh AB.
Bài 7. Cho tam giác nhọn ABC ( AB < AC) nội tiếp đường tròn (O) . Gọi E là điểm
nằm chính giữa của cung nhỏ BC . Trên cạnh AC lấy điểm M sao cho EM= EC,
đường thẳng BM cắt đường tròn (O) tại N ( N khác B ). Các đường thẳng EA và EN
cắt cạnh BC lần lượt tại D và F .
a) Chứng minh tam giác AEN đồng dạng với tam giác FED .
b) Chứng minh M là trực tâm của tam giác AEN .
c) Gọi I là trung điểm của AN , tia IM cắt đường tròn (O) tại K . Chứng minh đường
thẳng CM là tiếp tuyến của đường tròn ngoại tiếp tam giác BMK .
Bài 8. Cho tam giâc ABC nhọn nội tiếp đường tròn (O) với AB < AC. Gọi M là
trung điểm của BC, AM cắt (O) tại D khác A. Đường tròn ngoại tiếp tam giác MDC
cắt đường thẳng AC tại E khác C. Đường tròn ngoại tiếp tam giác MDB cắt đường
thẳng AB tại F khác B.
1/ Chứng minh hai tam giác BDF, CDE đồng dạng.
2/ Chứng minh rằng ba điểm E, M, F thẳng hàng và OA EF ⊥ .
3/ Đường phân giác của góc BAC cắt EF tại điểm N. Đường phân giác của góc CEN
cắt CN tại P, đường phân giác của góc BFN cắt BN tại Q. Chứng minh rằng PQ // BC
Bài 9. Cho tam giác ABC vuông tại B, đường cao BH (H∈ AC). Gọi (ω) là đường
tròn tâm C bán kính CB. Gọi F là một điểm bất kì trên đoạn thẳng BH ( F khác B và
H ). AF cắt (ω) tại hai điểm D E, ( D nằm giữa A và E ). Gọi K là trung điểm DE.
a) Chứng minh rằng FKCH là tứ giác nội tiếp.
b) Chứng minh rằng AD.AE=AH.AC=AF.AK
c) Chứng minh rằng đường tròn ngoại tiếp tam giác BFK tiếp xúc với (ω) tại B
4

Bài 10. Cho tam giác nhọn ABC không cân có AB < AC, trực tâm H và đường trung
tuyến AM. Gọi K là hình chiếu vuông góc của H lên AM, D là điểm đối xứng của A
qua M và L là điểm đối xứng của K qua BC.
a) Chứng minh các tứ giác BCKH và ABLC nội tiếp.
b) Chứng minh LAM  MAC
c) Gọi I là hình chiếu vuông góc của H lên AL, X là giao điểm của AL và BC. Chứng
minh đường tròn ngoại tiếp tam giác IXM và đường tròn ngoại tiếp tam giác BHC
tiếp xúc với nhau.
Bài 11. Cho tam giác nhọn ABC ( AB<AC) nội tiếp đường tròn (O), có đường cao
AH . Gọi I là tâm đường tròn nội tiếp của tam giác ABC. Đường thẳng AI cắt đường
tròn (O) tại điểm thứ hai M . Gọi A' là điểm đối xứng với A qua O . Đường thẳng
MA' cắt các đường thẳng AH và BC , theo thứ tự tại N và K . Gọi L là giao điểm của
MA và BC . Đường thẳng A’I' cắt đường tròn (O) tại điểm thứ hai D . Hai đường
thẳng AD và BC cắt nhau tại điểm S .
1. Chứng minh tam giác ANA' là tam giác cân và MA’. MK= ML.MA
2. Chứng minh MI 2  ML.MA . và tứ giác NHIK là tứ giác nội tiếp.
3. Gọi T là trung điểm của cạnh SA , chứng minh ba điểm T, I, K thẳng hàng.
4. Chứng minh nếu AB+AC = 2BC thì I là trọng tâm của tam giác AKS .
Bài 12. Cho tam giác ABC vuông tại A (AB < AC), M là trung điểm cạnh BC. P là
một điểm di động trên đoạn AM (P khác A và M). Đường tròn đi qua P, tiếp xúc với
đường thẳng AB tại A, cắt đường thẳng BP tại K (K khác P). Đường tròn đi qua P,
tiếp xúc với đường thẳng AC tại A, cắt đường thẳng CP tại L (L khác P).
a) Chứng minh BP.BK  CP.CL  BC 2
b) Chứng minh đường tròn ngoại tiếp tam giác PKC luôn đi qua hai điểm cố định.
c) Gọi J là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác PKC và E là giao điểm thứ hai của
đường tròn này với đường thẳng AC. Gọi I là tâm của đường tròn ngoại tiếp tam giác
PLB và F là giao điểm thứ hai của đường tròn này với đường thẳng AB. Chứng minh
EF // IJ.

You might also like