You are on page 1of 3

CHUYÊN ĐỀ: SỐ CHÍNH PHƢƠNG- SỐ NGUYÊN TỐ- HỢP SỐ

A. LÝ THUYẾT
I. Số Chính phương:
1. Định nghĩa:
- Số chính phƣơng là số bằng bình phƣơng của một số nguyên. (tức là nếu n là số
chính phƣơng thì n  k 2 (k  Z )
2. Một số tính chất cần nhớ
1- Số chính phƣơng chỉ có thể có chữ số tận cùng bằng 0, 1, 4, 5, 6, 9; không thể có
chữ tận cùng bằng 2, 3, 7, 8.
2- Khi phân tích ra thừa số nguyên tố, số chính phƣơng chỉ chứa các thừa số nguyên
tố với số mũ chẵn.
3- Số chính phƣơng chỉ có thể có một trong hai dạng 4n hoặc 4n + 1. Không có số
chính phƣơng nào có dạng 4n + 2 hoặc 4n + 3 (n ∈ N).
4- Số chính phƣơng chỉ có thể có một trong hai dạng 3n hoặc 3n + 1. Không có số
chính phƣơng nào có dạng 3n + 2 ( n ∈ N ).
5- Số chính phƣơng tận cùng bằng 1, 4 hoặc 9 thì chữ số hàng chục là chữ số chẵn. Số
chính phƣơng tận cùng bằng 5 thì chữ số hàng chục là 2. Số chính phƣơng tận cùng
bằng 6 thì chữ số hàng chục là chữ số lẻ.
6- Số chính phƣơng chia hết cho 2 thì chia hết cho 4. Số chính phƣơng chia hết cho 3
thì chia hết cho 9 Số chính phƣơng chia hết cho 5 thì chia hết cho 25 Số chính phƣơng
chia hết cho 8 thì chia hết cho 16.
7. Mọi số chính phƣơng khi chia cho 5, cho 8 chỉ dƣ 1, 0, 4.
8. Giữa hai số chính phƣơng liên tiếp không có số chính phƣơng nào.
9. Nếu hai số nguyên liên tiếp có tích là một số chính phƣơng thì một trong hai số đó
là số 0.
10. Số các ƣớc của một số chính phƣơng là số lẻ. Ngƣợc lại, một số có số các ƣớc là
số lẻ thì số đó là số chính phƣơng.
11. Nếu n 2  k  (n  1) 2 ( n ∈ Z) thì k không là số chính phƣơng.
II. Số Nguyên tố:
1. Định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
1) Số nguyên tố là những số tự nhiên lớn hơn 1, chỉ có 2 ƣớc số là 1 và chính nó. Ví
dụ: 2, 3, 5, 7, 11, 13, 17, 19....
2) Hợp số là số tự nhiên lớn hơn 1 và có nhiều hơn 2 ƣớc.
Ví dụ: 4 có 3 ƣớc số: 1 ; 2 và 4 nên 4 là hợp số.
3) Các số 0 và 1 không phải là só nguyên tố cũng không phải là hợp số.
4) Bất kỳ số tự nhiên lớn hơn 1 nào cũng có ít nhất một ƣớc số nguyên tố.
2. Một số tính chất.
● Có vô hạn số nguyên tố.
• Nếu số nguyên tố p chia hết cho số nguyên tố q thì p=q .
• Nếu tích abc chia hết cho số nguyên tố p thì ít nhất một thừa số của tích abc chia hết
cho số nguyên tố p.
• Nếu a và b không chia hết cho số nguyên tố p thì tích ab không chia hết cho số
nguyên tố p .
● Nếu A là hợp số thì A có ít nhất một ƣớc nguyên tố không vƣợt quá A
3. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố:
• Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ra thừa số nguyên tố là viết số đó dƣới dạng một
tích các thừa số nguyên tố.
+ Dạng phân tích ra thừa số nguyên tố của mỗi số nguyên tố là chính số đó.
+ Mọi hợp số đều phân tích đƣợc ra thừa số nguyên tố, phân tích này là duy nhất nếu
không tính thứ tự các thừa số.
4. Số nguyên tố cùng nhau.
- Hai số a và b nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi (a,b) =1
- Các số a, b, c nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi (a,b,c ) =1.
- Các số a, b, c đôi một nguyên tố cùng nhau khi và chỉ khi (a,b )=(b,c)= (c,a)= 1
5. Cách nhận biết số nguyên tố.
Cách 1: Chia số đó lần lƣợt cho các số nguyên tố từ nhỏ đến lớn: 2; 3; 5; 7...
- Nếu có một phép chia hết thì số đó không là số nguyên tố.
- Nếu thực hiện phép chia cho đến lúc thƣơng số nhỏ hơn số chia mà các phép chia
vẫn có số dƣ thì số đó là số nguyên tố.
Cách 2
- Một số có hai ƣớc số lớn hơn 1 thì số đó không phải là số nguyên tố.
- Nếu A là hợp số thì A có ít nhất một ƣớc nguyên tố không vƣợt quá A.
- Với quy tắt trên trong một khoảng thời gian ngắn, với các dấu hiệu chia hết thì ta
nhanh chóng trả lời đƣợc một số có hai chữ số nào đó là nguyên tố hay không.
B. BÀI TẬP:
Bài tập 1. Cho các số tự nhiên m, n thỏa mãn 2m2  m  3n2  n . Chứng minh 2m+2n+1
là số chính phƣơng.
Bài 2. Cho a,b,c là các số nguyên đôi một khác nhau thỏa mãn a3  b3  c3  3abc  0 .
Chứng minh rằng P  2  a 4  b4  c 4  là một số chính phƣơng.
Bài 3. Cho hai số nguyên a, b thỏa mãn điều kiện a 2  b2  1  2  ab  a  b  . Chứng minh
rằng a, b là hai số chính phƣơng liên tiếp.
Bài 4. Tìm tất cả các số tự nhiên n để n+5 và n+30 đều là số chính phƣơng
Bài 5. Cho x, y là các số nguyên lớn hơn 1 thỏa mãn 4 x 2 y 2  7 x  7 y là số chính
phƣơng. Chứng minh x=y.
Bài 6.(1.20). Tìm tất cả các số tự nhiên n thỏa mãn 2n+1 và 3n+1 là các số chính
phƣơng và 2n+9 là số nguyên tố.
Bài 7. (2.1). Cho số nguyên dƣơng n là một lập phƣơng đúng. Chứng minh n2  3n  3
không là lập phƣơng đúng.
ab
Bài 8. (2. 2). Cho ba số nguyên dƣơng a, b, c thỏa mãn (a, b, c)= 1 và c.
a b
Chứng minh a-b là số chính phƣơng.
Bài 9. (2. 7). Tìm các số nguyên tố p sao cho 16p+1 là lập phƣơng đúng.
Bài 10. (2. 9). Tìm tất cả số nguyên tố p thỏa mãn 3 p3  3 p  1 là số chính phƣơng.

You might also like