You are on page 1of 4

ĐỊNH NGHĨA

Trích ly là dùng những dung môi hữu cơ hòa tan các chất khác, sau khi hòa tan, ta được
hỗn hợp gồm dung môi và chất cần tách, đem hỗn hợp này tách dung môi ta sẽ thu được
chất cần thiết
Ý NGHĨA CỦA PHƯƠNG PHÁP TRÍCH LY
Trích ly là một quá trình quan trọng ngành công nghiệp hoá học, cũng là một bước quan
trọng trong dây chuyền sản xuất trực tiếp ra sản phẩm có giá trị trong công nghiệp và đời
sống.
PHƯƠNG PHÁP NGẤM KIỆT
Vật liệu được ngâm ngập trong dung môi. Khi sự chênh lệch nồng độ chất tan trong vật
liệu và ngoài dung môi gần đạt trạng thái cân bằng, dung môi chứa chất tan sẽ được chiết
nhỏ giọt ra khỏi bình chiết. Đồng thời với quá trình này, dung môi mới sẽ được đưa vào
để chiết kiệt chất cần lấy trong nguyên liệu.
Ngấm kiệt là dìm lâu trong chất lỏng để cho thấm, thẩm thấu tiếp xúc với nguyên liệu đến
khi dung môi bão hòa hoạt chất và chảy ra thực hiện quá trình chiết liên tục cho đến khi
nguyên liệu không còn hoạt chất.
NGUYÊN LIỆU ĐỂ LÀM PHƯƠNG PHÁP NGẤM KIỆT
Nguyên liệu:
- Được làm nhỏ thành dạng bột
- Có thể tươi hoặc khô (thường nguyên liệu khô sẽ được dùng nhiều hơn)
- Hợp chất trong nguyên liệu phải bền, không bị biến tính khi tác động vật lý, nhiệt
độ, áp suất,…
- Nguyên liệu dùng để chiết xuất cần phải đạt tiêu chuẩn quy định như độ ẩm, giới
hạn tạp chất, hàm lượng hoạt chất.
Những nhóm chất thường được lấy ở phương pháp này là: Polyphenol, alkaloid,
flavanoid vì các nhóm chất này không bị biến tính dưới tác dộng vật lỳ, nhiệt độ và áp
suất khi trích ly
ĐIỀU KIỆN DUNG MÔI
- Phải dễ thấm vào nguyên liệu
- Phải có tác dụng hòa tan chọn lọc (lấy những chất cần lấy)
- Phải trơ về mặt hóa học
- Không làm thành phẩm có mùi vị lạ
- Rẻ tiền, dễ kiếm
- Không gây cháy, nổ
Các dung môi thường được sử dụng nhiều là nước, ethanol, hỗn hợp ethanol – nước,…
Các dung môi ít được sử dụng là chloroform, benzen, ether,…
NGUYÊN TẮC CỦA PHƯƠNG PHÁP NGẤM KIỆT:
Nguyên liệu được tiếp xúc với dung môi dựa vào cơ chế thẩm thấu và hòa tan bên trong
thành phần.
Dung môi phải đổ ngập nguyên liệu phía trên và cho dịch chiết chảy nhỏ giọt và chảy
chậm
Song song với quá trình rút dịch chiết, dung môi mới cũng được bổ sung vào, dung môi
mới hòa tan các hoạt chất còn lại của nguyên liệu và đẩy dung môi cũ ra khỏi bình chiết.
Nhờ quá trình này mà nguyên liệu được chiết kiệt.

ƯU NHƯỢC ĐIỂM

Phương pháp ngấm kiệt


Ưu điểm Nhược điểm

- Đơn giản, phổ biến, dễ áp dụng. - Thời gian chiết dài


- Chiết kiệt được hoạt chất - Lượng dung môi sử dụng lớn
- Dịch chiết lần đầu đậm đặc - Dịch chiết các lần sau loãng
- Bình ngấm kiệt nếu không được
thiết kế tốt có thể tạo ra những
điểm chết làm dung môi không
thể tiếp xúc với nguyên liệu
- Thao tác vẫn còn thủ công,
chưa tự động hóa, năng suất
thấp.

SO SÁNH VỚI PHƯƠNG PHÁP NGÂM DẦM:


Ngấm kiệt Ngâm dầm
- Tốn dung môi - Ít tốn dung môi
- Nguyên liệu luôn tiếp xúc với - Dung môi không di chuyển
dung môi mới. thường xuyên qua dược liệu.
- Không khuấy trộn. - Lâu lâu có khuấy trộn.
- Chiết kiệt hợp chất trong nguyên - Chiết không hết hợp chất.
liệu. - Thời gian chiết lâu hơn
- Thời gian chiết nhanh hơn - Thường dùng để chiết các hoạt
- Thường lấy các hoạt chất bền chất kém bền, hoặc dùng để chiết
nhiệt, hay các dược liệu thông các dược liệu quý
thường - Thiết bị đơn giản, tốn công
- Phức tạp, tốn công

QUY TRÌNH TRÍCH LY NGẤM KIỆT

Khổ qua

Xay, nghiền

Sấy Nhiệt độ: 60oC

Ethanol
Nồng độ:70o
Nhiệt độ: 70 oC
Trích ly

Không đạt

Kiểm tra
dịch chiết

Đạt

Sản phẩm
Mô tả quy trình: Khổ qua sau khi rửa sạch và làm khô, sẽ được xay và nghiền nhỏ. Lúc
này nguyên liệu sẽ còn ướt, đem đi sấy ở khoảng 60 độ để tạo thành dạng bột. Sau đó
đem nguyên liệu đi trích ly ngấm kiệt. Dung môi sẽ được cho vào, đồng thời gia nhiệt lên
khoảng 70 độ để quá trình thẩm thấu và hòa tan diễn ra nhanh hơn, sau khi dung môi tiếp
xúc với nguyên liệu đã bão hòa ta cho dịch chiết chảy ra từ từ và tiếp tục cho dung môi
mới vào. Quá trình này sẽ lặp đi lặp lại nhiều lần đến khi chiết kiệt được các hoạt chất có
trong nguyên liệu.

You might also like