You are on page 1of 9

TÊN BÀI DẠY: ÔN TẬP

Môn học/Hoạt động giáo dục: Ngữ văn; lớp: 10


Thời gian thực hiện:…

I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết được chủ đề và đặc điểm nghệ thuật của các văn bản thông tin đã học.
- Biết được các phương tiện phi ngôn ngữ được sử dụng trong các văn bản và tác dụng
của chúng.
- Hiểu được quy trình viết của văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và viết báo cáo
kết quả nghiên cứu về một vấn đề.
2. Năng lực
a. Năng lực chung
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực
hợp tác...
b. Năng lực đặc thù
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành tựu nội dung, nghệ thuật, ý
nghĩa của các văn bản.
- Năng lực nói và nghe.
3. Phẩm chất
- Ý thức tự giác, tích cực trong học tập.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Chuẩn bị của GV
- Kế hoạch bài dạy.
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi.
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp.
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà.
2. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng
dẫn học bài, vở ghi.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình. HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học.
b. Nội dung: Gv tổ chức trò chơi “Nhìn hình đoán tên di sản”.
c. Sản phẩm: Nhận thức và thái độ học tập của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- Gv chuyển giao nhiệm vụ.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- HS thảo luận, trao đổi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS trình bày câu trả lời
- GV gọi hs nhận xét, bổ sung câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, bổ sung, chốt lại kiến thức, dẫn dắt vô bài mới
HOẠT ĐỘNG 2: CỦNG CỐ KIẾN THỨC
a) Mục tiêu: Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong bài học để thực hiện các
nhiệm vụ ôn tập.
b) Nội dung: Hs sử dụng sgk, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi.
c) Sản phẩm: HS tiếp thu kiến thức và câu trả lời của HS.
d) Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV phân công nhiệm vụ, yêu cầu HS chia nhóm và thảo luận:
+ Nhóm 1: xác định mục đích viết và mục đích lồng ghép các yếu tố miêu tả, tự sự,
biểu cảm và nghị luận (nếu có) vào văn bản thông tin theo mẫu:
Yếu tố được
Văn bản Mục đích viết Mục đích lồng ghép
lồng ghép

Tranh Đông Hồ - nét


tinh hoa của văn hóa
dân gian Việt Nam
Chợ nổi - nét văn hoá
sông nước miền Tây

+ Nhóm 2: Xác định dạng thức thể loại, tác dụng của việc sử dụng phương tiện phi ngôn
ngữ trong các văn bản thuộc bài học theo mẫu:

Văn bản Thể loại, kiểu văn bản Phương tiện Tác dụng

Tranh Đông Hồ - nét


tinh hoa của văn hoá
dân gian Việt Nam

Nhà hát Cải lương


Trần Hữu Trang
khánh thành phòng
truyền thống

Thêm một bàn dịch


"Truyện Kiều" sang
tiếng Nhật

Lí ngựa ô ở hai
vùng đất

Chợ nổi - nét văn


hoá sông nước
miền Tây
+ Nhóm 3: Nêu một số nét tương đồng và khác biệt về cách đưa tin và sự bộc lộ quan điểm
của người viết trong một bản tin theo mẫu dưới đây:

Văn bản Cách đưa tin Quan điểm của người viết

Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang


khánh thành phòng truyền thống

Thêm một bản dịch "Truyện Kiều"


sang tiếng Nhật

+ Nhóm 4: Nêu một số nét tương đồng và khác biệt mà bạn cho là đáng chú ý trong quy
trình viết văn bản Nghị luận về một vấn đề xã hội và Viết báo cáo kết quả nghiên cứu một
vấn đề.
Kiểu bài Báo cáo kết quả Kiểu bài Nghị luận về một
Các bước
nghiên cứu một vấn đề vấn đề xã hội

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS đọc BT theo phân công nhóm, HS nghe yêu cầu và hướng dẫn của GV, sau đó kẻ
phiếu học tập và hoàn thành BT.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời đại diện các nhóm HS trình bày bài làm trước lớp, yêu cầu cả lớp nghe, nhận xét.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


BT1.
Yếu tố
Văn bản Mục đích viết Mục đích lồng ghép
được lồng ghép
Tranh Đông Hồ - nét Thuyết minh về Miêu tả, tự sự, Khẳng định giá trị văn hoá
tinh hoa của văn hóa giá trị văn hoá biểu cảm. độc đáo của tranh Đông
dân gian Việt Nam của tranh Đông Hồ, khuyến nghị vế việc
Hồ. bảo tồn tranh Đông Hồ.
Chợ nổi - nét văn Thuyết minh về Miêu tả, tự sự, Khẳng định giá trị văn hoá
hoá sông nước miền giá trị văn hoá biểu cảm độc đáo của chợ nổi miến
Tây của chợ nồi Tây.
miền Tây.
BT2.
Thể loại, kiểu
Văn bản Phương tiện Tác dụng
văn bản
Tranh Đông Hồ - Văn bản thông Ngôn ngữ, hình ảnh, các thuật Giúp văn bản
nét tinh hoa của tin tổng hợp. ngữ của nghệ thuật sản xuất thêm sinh động,
văn hóa dân gian tranh Đông Hồ (tay co). rõ ràng, hấp dẫn.
Việt Nam
Nhà hát Trần Bản tin Hình ảnh, ngôn ngữ. Giúp văn bản
Hữu Trang khánh thêm sinh động,
thành phòng rõ ràng, hấp dẫn.
truyền thống
Thêm một bản Bản tin Ngôn ngữ  
dịch ‘’Truyện
Kiều’’ sang
tiếng Nhật
Lí ngựa ô ở hai Thơ Từ địa phương (phá, truông) Giúp người đọc
vùng đất dễ tiếp nhận cái
hay, cái thú vị.
Chợ nổi- nét văn Văn bản thông Hình ảnh, từ ngữ địa phương Giúp văn bản
hoá của sông tin tổng hợp. (hôn, bẹo). thêm sinh động,
nước miền Tây rõ ràng, hấp dẫn.
BT3.
Văn bản Cách đưa tin Quan điểm của người viết
Nhà hát Trần Hữu Trang Khách quan. Đưa tin đầy đủ, Khẳng định giá trị của
khánh thành phòng cụ thể, nhanh chóng về thời sự kiện.
truyền thống gian, địa điểm, người tham
dự, các sự kiện khác diễn ra
hôm đó.
Thêm một bản dịch Khách quan. Tóm tắt những Khẳng định giá trị của
‘’Truyện Kiều’’ sang thông tin chính, quan trọng sự kiện.
tiếng Nhật nhất một cách ngắn gọn,
hàm súc.
BT4

Báo cáo kết quả nghiên Nghị luận về một vấn đề xã


Các bước
cứu một vấn đề hội
Bước 1: Chuẩn bị viết Chuẩn bị chu đáo, công Chủ yếu chuẩn bị ý kiến, lí lẽ,
phu nhiều khâu. bằng chứng.
Bước 2: Tìm ý, lập dàn ý Theo quỵ cách báo cáo Thể hiện được kết quả
kết quả nghiên cứu. nghiên cứu; coi trọng tính khoa
học.
Bước 3: Viết bài Chỉnh sửa, rút kinh Theo quy cách một bài
nghiệm nội dung, cách nghị luận.
trình bày kết quả
nghiên cứu.
Bước 4: Xem lại chỉnh sửa Thể hiện được ý kiến; Chỉnh sửa, rút kinh nghiệm
coi trọng tính thuyết nội dung, cách trình bày ý kiến.
phục.

C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP


a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo bạn, có thể gìn giữ, phát huy các di sản văn hóa dân tộc bằng
cách nào? Nêu một vài đề xuất cụ thể của bạn đối với di sản văn hóa ở địa phương
mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận theo cặp, nhắc lại những kiến thức đã học được ở Bài 4.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trình bày trước lớp.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, tổng kết bài học.
- GV gợi ý:
+ Phát huy qua hình thức các tour du lịch.
+ Có những chương trình quảng bá như các cuộc thi, quay video, hội chợ, lễ hội
văn hóa.
+ Tổ chức các chuyến tham quan, ngoại khóa.
+ Đưa vào giáo dục trong nhà trường.
+ Thành lập ban bảo vệ các di sản văn hóa địa phương.
+ Xử lí nghiêm minh những trường hợp có hành vi phá hoại di sản văn hóa địa
phương.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức đã học.
b. Nội dung: GV cho HS tự nhắc lại về những kiến thức đã học được.
c. Sản phẩm: Kết quả của HS.
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV chuyển giao nhiệm vụ
1. Trong những hành vi dưới đây, hành vi nào là góp phần giữ gìn, bảo vệ, hoặc phá
hoại di sản văn hoá?
(1) Đập phá các di sản văn hoá.
(2) Di chuyển cổ vật, bảo vật quốc gia bất hợp pháp.
(3) Phát hiện cổ vật đem nộp cho cơ quan có trách nhiệm.
(4) Lấy cắp cổ vật về nhà.
(5) Buôn bán cổ vật không có giấy phép.
(6) Vứt rác bừa bãi xung quanh di tích.
(7) Giữ gìn sạch đẹp di tích, danh lam thắng cảnh.
(8) Nhắc nhở mọi người giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá.
(9) Tổ chức tham quan, tìm hiểu di tích lịch sử.
(10) Cất giấu cổ vật cho bọn buôn lậu.
(11) Giúp các cơ quan chuyên môn sưu tầm cổ vật.
(12) Giúp các cơ quan có trách nhiệm ngăn chặn những người phá hoại di sản văn hoá.
(13) Lấn chiếm, xây dựng trái phép trên đất của các di tích đã được xếp hạng.
Trả lời:
Hành vi góp phần giữ gìn, bảo vệ di sản văn hoá: 3, 7, 8, 9, 11, 12.
Hành vi phá hoại di sản văn hoá: 1, 2, 4, 5, 6, 10, 13.
2. Từ ý 1, em hãy thiết kế một infographic/ video thể hiện nội dung: những việc nên
làm và không nên làm để bảo vệ các di sản văn hóa.
- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS trao đổi thảo luận, thực hiện nhiệm vụ
- Gv quan sát, lắng nghe gợi mở.
- HS thực hiện nhiệm vụ.
Bước 3: Báo cáo kết quả và thảo luận
- Gv tổ chức hoạt động, gọi 4-5 hs trình bày sản phẩm.
- Hs khác nhận xét, bổ sung, phản biện câu trả lời của bạn.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- GV nhận xét, đánh giá, bổ sung, chốt lại kiến thức.

* Dặn dò
+ Hoàn thành bài tập trong Sách bài tập.
+ Soạn bài: Thị màu lên chùa

You might also like