You are on page 1of 39

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT


CỦA NAM CAO

TIỂU LUẬN

PHƯƠNG PHÁP LUẬN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH VĂN HỌC

ĐÀ NẴNG – NĂM 2023


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

NGUYỄN THỊ KIM YẾN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT


CỦA NAM CAO

Chuyên ngành: Văn học


Mã số: 31702

TIỂU LUẬN
Phương pháp luận nghiên cứu khoa học chuyên ngành văn học

Người hướng dẫn khoa học:


PGS.TS. NGÔ MINH HIỀN

ĐÀ NẴNG – 2023
LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các kết quả, số liệu
trong đề cương này chưa từng được công bố ở bất kì công trình nghiên cứu nào
khác.
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU.....................................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................................1
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu.....................................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu..............................................................................................................3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.........................................................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu.............................................................................................................3
5. Giá trị khoa học thực tiễn của công trình.............................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.......................................................................................................3
6.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp....................................................................................3
7. Bố cục đề cương......................................................................................................................4
NỘI DUNG.................................................................................................................................5
Chương 1.....................................................................................................................................5
TRUYỆN NGẮN NAM CAO....................................................................................................5
TRONG MẠCH TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC 1930 – 1945..............................................5
1.1. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1930 – 1945..........................5
1.1.2. Đa dạng về cảm hứng chủ đạo.........................................................................................7
1.1.3. Hiện thực đời sống được phản ánh một cách chân thật................................................9
1.2. Truyện ngắn Nam Cao – những con người bất hạnh......................................................10
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao............................................................................10
1.2.1.1. Văn chương phản ánh chân thực cuộc sống, con người................................................10
1.2.1.3. Nhà văn phải là người sáng tạo.....................................................................................12
1.2.1.5. Con người là những cá thể nhỏ bé, bị vùi dập, bị chi phối bởi hoàn cảnh xã hội..........13
1.2.2. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn Nam Cao...........................................................13
1.2.2.1. Nhân vật mang tính phức hợp và khả năng lưỡng phân................................................13
1.2.2.2. Đậm suy tư, triết lí.........................................................................................................14
1.2.2.3. Giọng điệu lạnh lùng đan xen cùng nỗi buồn thương....................................................17
1.2.3. Truyện ngắn Từ ngày mẹ chết – trẻ em đóng vai trò chủ đạo.....................................20
Chương 2...................................................................................................................................22
TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT.................................................................................22
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG................................................................................22
2.1. Hiện thực đời sống của người dân nông thôn trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết......22
2.1.1. Cuộc sống nghèo đói.......................................................................................................22
2.1.2. Cuộc sống bất hạnh........................................................................................................23
2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết.................................................................23
Chương 3...................................................................................................................................27
TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT.................................................................................27
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT..........................................................................27
3.1. Kết cấu...............................................................................................................................27
3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em.............................................................................28
3.3. Ngôn ngữ trần thuật..........................................................................................................29
3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật.................................................................................30
3.4.1. Không gian gia đình – nhiều ám ảnh............................................................................30
3.4.2. Thời gian đan xen quá khứ - hiện tại............................................................................31
KẾT LUẬN...............................................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................34
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Giai đoạn 1930 – 1945 là thời kì mà văn học hiện thực nổi lên như một trào lưu.
Những tác phẩm đi theo khuynh hướng này lên án xã hội đương thời một cách sâu
sắc, khi mà nhân dân Việt Nam bị đặt dưới hai ách đô hộ là Pháp và Nhật. Có thể
nói rằng, văn học hiện thực tái hiện đời sống một cách chân thật, dẹp bỏ những góc
nhìn “cuộc sống nên là” mà văn học lãng mạn vẫn luôn theo đuổi - bản án để tố cáo,
phê phán sự man rợ của tầng lớp thống trị, bày tỏ niềm thương cảm sâu sắc với tầng
lớp bị thống trị.

Thay vì tự tạo dựng một thế giới cho bản thân, Nam Cao chọn cách tìm về những
giá trị thật nhất nhưng cũng đau xót nhất tồn tại trong xã hội suy thoái đương thời.
Nhà văn nổi bật với tài năng sáng tác truyện ngắn, thông qua cách ông xây dựng
hình tượng, xây dựng cốt truyện, cách ông chọn những lát cắt của cuộc sống để thể
hiện thông qua một thể loại có hạn chế về dung lượng, và được xem là bậc thầy
trong khả năng miêu tả tâm lí nhân vật. Nam Cao không phải là nhà văn đi đầu
trong xu hướng văn học hiện thực, nhưng lại là mảnh ghép không thể thiếu trong sự
thành công rực rỡ của khuynh hướng này.

Truyện ngắn Nam Cao không chỉ hàm súc về nội dung, mà cấu tứ nghệ thuật
cũng được thể hiện một cách sinh động. Tuy thể lọa có giới hạn về mặt dung lượng
nhưng khi qua ngòi bút Nam Cao lại thể hiện rất nhiều những vấn đề trong cuộc
sống, từng mảnh đời của các nhân vật kể đến ít nhiều đều sẽ có những câu chuyện
riêng, mang lại cho người đọc cảm giác rộng mở về nhiều phương diện. Bên cạnh
đó, không ít những nhân vật được ông tạo dựng đã trở thành hình tượng trong văn
đàn nước nhà: Chí Phèo, Lão Hạc,...

Số lượng truyện ngắn mà Nam Cao để lại không ít, chưa kể còn trải qua nhiều
giai đoạn biến động, làm phong cách tác giả biến chuyển rõ rệt. Có lẽ đây cũng là lý
do dẫn đến vấn đề một số tác phẩm thuộc thể loại này không được đem ra mổ xẻ tỉ
mỉ mà chỉ được nhắc đến để góp phần củng cố những đối tượng cần nghiên cứu
khác (tài năng, phong cách, quan niệm, sự thành công của tác giả,...). Tác phẩm Từ
ngày mẹ chết chính là một trong số đó. Không được nhắc đến quá nhiều, không phải
minh chứng tiêu biểu, song Từ ngày mẹ chết vẫn mang chất rất “riêng” của cây bút

1
hiện thực kiệt xuất mang tên Nam Cao. Đây cũng là lý do mà chúng tôi chọn đề tài
“Đặc điểm truyện ngắn Từ ngày mẹ chết của Nam Cao” để tiến hành nghiên cứu.

Bên cạnh đó, để có thể nắm vững kiến thức của học phần Phương pháp luận
nghiên cứu khoa học chuyên ngành văn học, đồng thời áp dụng những hiểu biết ấy
vào đề mục nghiên cứu thực tiễn, thì việc chọn đề tài trên để nghiên cứu là hoàn
toàn hợp lí.

2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu


Có một số tiểu thuyết không được in nhờ Tô Hoài giữ lại, 5 năm sau khi Nam
Cao mất mới công bố (1956). Truyện ngắn Nam Cao được nhiều nhà nghiên cứu
quan tâm:

Tô Hoài trong Người và tác phẩm Nam Cao in trong Báo Văn nghệ số 145
(1956), đã nhắc đến thái độ về ngòi bút của Nam Cao rằng: “Mỗi sáng tác của anh
đều là tiếng nói một thái độ của ngòi bút. Không ngủ gật hoặc ừ hữ che màn với
cuộc sống bấy giờ, mà anh đã quăng vấn đề ra cho bạn đọc suy nghĩ. Những cái bất
công ngạo ngược mà anh cảm, anh đã viết nó lên. Những cái bạo ngược, hèn yếu,
vẩn vơ, bệnh thời đại, bệnh của chính Nam Cao, mà anh đã viết, nghĩa là vạch trần,
chống lại nó, trước nhất ở ngay trong con người mình.” [ dẫn theo 4; tr.22 – tr.23]

Hà Minh Đức viết Nam Cao đăng trên Báo Văn nghệ số 47 (19/11/1977) nói về
vấn đề nhân trong các tác phẩm của Nam Cao: “...nhưng nạn nhân của xã hội, họ
dần trở thành những kẻ gây tội tình cho mọi người, cho dân làng và trước hết cho
gia đình mình. [...] Đó là những kẻ say từ cơn này tràn sang cơn khác, những kẻ
thâu đêm chầu bên canh bạc để rồi tan cửa nát nhà... Chưa bao giờ trong nông thôn
lại nhiều tệ nạn xã hội lan tràn đến thế. Nam Cao có những truyện ngắn nói về nạn
cờ bạc (Thôi, đi về, Từ ngày mẹ chết, Mua nhà). [...] Những cảnh bán nhà, dỡ nhà
với những tiếng vồ, tiếng đục gõ vang chát chúa cũng giống như tiếng gõ, tiếng đục
quan tài qua tâm hồn liên tưởng đau xót của trẻ thơ trong ngày mẹ mất (Từ ngày mẹ
chết)”. [dẫn theo 4; tr.36 – tr.37]. Cũng trong bài báo trên, khi bàn luận về các nhân
vật trẻ em do Nam Cao xây dựng, ông cho rằng: “Các nhân vật trẻ em trong các tác
phẩm của Nam Cao rất dễ thương và cũng thật đáng thương. Chúng thường ngoan
ngoãn, biết nhường nhịn, biết giúp việc gia đình trong cảnh nhà nghèo khó. Chúng
quây quần tíu tít trong tổ ấm như một bầy chim nhỏ, nhưng rồi cái tổ ấm ấy cũng
bao phen tan tác và bầy trẻ nhỏ sớm chịu cảnh chia lìa đau đớn. Đó là kể Từ ngày

2
mẹ chết, những đứa trẻ trở thành mồ côi và thiếu tình thương đùm bọc.” [ dẫn theo
4; tr.45]

Nguyễn Đăng Mạnh khi đề cập đến nghệ thuật kể truyện của Nam Cao trong bài
báo Nhớ Nam Cao và những bài học của ông, đã viết rằng: “Chính vì rất thông
thuộc tâm lý con người nên Nam Cao có một lối kể truyện rất biến hóa, nhập thẳng
vào đời sống bên trong của nhân vật mà dắt dẫn mạch tự sự theo dòng độc thoại nội
tâm. Lối kể chuyện theo quan điểm như thế tạo ra ở nhiều tác phẩm của Nam Cao,
một thứ kết cấu bề ngoài có vẻ rất phóng túng, tùy tiện mà thực ra thì hết sức chặt
chẽ như không thể nào phá vỡ nổi (Một đám cưới, Từ ngày mẹ chết,...).” [ dẫn theo
4; tr.94]

3. Mục đích nghiên cứu


Làm rõ những đặc điểm nội dung và nghệ thuật trong tác phẩm Từ ngày mẹ chết
của Nam Cao. Qua đó, khẳng định giá trị của tác phẩm, tài năng của tác giả.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


4.1. Đối tượng nghiên cứu
Tác phẩm Từ ngày mẹ chết của Nam Cao in trong Tuyển tập Nam Cao, do Nhà
xuất bản Văn học Hà Nội xuất bản năm 1993.

4.2. Phạm vi nghiên cứu


Những đặc điểm truyện ngắn Từ ngày mẹ chết của Nam Cao ở hai phương diện
nội dung và nghệ thuật.

5. Giá trị khoa học thực tiễn của công trình


Nhận diện những đặc điểm nội dung và nghệ thuật của tác phẩm Từ ngày mẹ
chết.

6. Phương pháp nghiên cứu


Trong đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:

6.1. Phương pháp phân tích – tổng hợp


Phân tích là chia tách tác phẩm ra làm nhiều khía cạnh, làm rõ từng vấn đề cần
tìm hiểu (đặc điểm về nội dung và nghệ thuật). Sau đó dùng phương pháp tổng hợp
để sắp xếp, kết hợp, tạo một chỉnh thể từ những yếu tố riêng lẻ.
6.2. Phương pháp quy nạp – diễn dịch

3
Sử dụng phương pháp quy nạp để tìm hiểu những đặc điểm riêng lẻ, sau đó hình
thành nên đặc điểm về nội dung và nghệ thuật. Phương pháp diễn dịch ngược lại với
quy nạp.

7. Bố cục đề cương
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung đề cương gồm có
3 chương:

Chương 1 Truyện ngắn Nam Cao trong mạch truyện ngắn hiện thực 1930 – 1945

Chương 2 Truyện ngắn Từ ngày mẹ chết nhìn từ phương diện nội dung

Chương 3 Truyện ngắn Từ ngày mẹ chết nhìn từ phương diện nghệ thuật

4
NỘI DUNG
Chương 1
TRUYỆN NGẮN NAM CAO
TRONG MẠCH TRUYỆN NGẮN HIỆN THỰC 1930 – 1945

1.1. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1930 – 1945
Truyện ngắn hiện thực Việt Nam 1930 – 1945 vận động trên dòng phát triển của
thời cuộc văn học. Nhưng dù xã hội có biến chuyển như thế nào thì những trang viết
về cuộc đời vẫn sống mãi bởi nó có tiếng nói riêng, có những đặc điểm nổi bật được
đúc kết trong suốt cả quá trình:

1.1.1. Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình

Điển hình là những nét mang bản chất, tính quy luật, những đặc tính phổ biến
nhất, nổi bật nhất trong đời sống con người được thể hiện qua ngòi bút sáng tạo của
người nghệ sĩ. Về bản chất, điển hình không phải là cá thể riêng biệt nhưng lại là cái
cá tính xác định, độc đáo khác nhau có ở nhân vật này mà không có ở nhân vật
khác. Thế nhưng, không thể đề cao cá tính riêng biệt để thoát ly đặc tính khái quát
hình thù chung mà cần phải có sự thống nhất cao độ, hoàn mĩ giữa “tính cá thể” và
“tính khái quát”. Chung quy, tính điển hình là kết quả của sự xuyên thấm nhuần
nhuyễn giữa cá thể hóa và khái quát hóa ở mức độ cao. Như vậy vấn đề điển hình
trong mọi phương diện đều được xem xét trên cái nhìn “cá thể” – “khái quát”, điều
này phản ánh qua hai thành tố nổi bật trong văn học: nhân vật điển hình và hoàn
cảnh điển hình.

Nhân vật thời kì này không thể hiện giống riêng một ai, nó có thể đại diện cho
một kiểu người, cho một tập thể người, hoặc một tầng lớp,... Tức là, nhân vật được
xây dựng bằng cách kết hợp nhiều nét từ nhiều người/hình ảnh, sẽ dễ dàng bắt gặp
những nét ấy ở ngoài đời thực nhưng không bao giờ tìm được người trùng khớp với
nhân vật hoàn toàn – gọi là nhân vật điển hình. Tiên quyết, nhân vật điển hình phải
có cá tính riêng, cá thể hóa cao độ, tạo nên sự nhận diện nhân vật vừa lạ nhưng cũng
khá đỗi quen thuộc. Cá thể hóa có thể được thể hiện ở nhiều phương cách, tùy thuộc
vào khả năng sáng tạo của người nghệ sĩ. Một số nhân vật điển hình được tạo dựng
trực tiếp từ hình dáng, lời nói, khuôn mặt… vẻ bề ngoài độc nhất kì lạ, gây ấn tượng
với độc giả đều có dụng ý của người nghệ sĩ. Hơn thế nữa, cá thể hóa nhân vật

5
không phải là để nhân vật có tạo hình độc đáo kì lạ mà đôi khi cái riêng từ bản chất,
tính cách đặc trưng của nhân vật vẫn được bộc lộ thông qua cách làm độc đáo đối
với những sự việc bình thường. Khi tìm hiểu sâu tác phẩm, ở Chí Phèo rất cá biệt,
cá biệt từ tính cách đến hành động… Thế nhưng, sở hữu một tính cách lẫn bề ngoài
của “con quỷ dữ”, sâu trong tiềm thức Chí lại là người có ý thức rất rõ về bi kịch
của đời mình. Bởi lẽ đó, Chí Phèo trở thành điển hình cho con người bị bần cùng
không có lối thoát, gây nên nỗi ám ảnh trong lòng độc giả về cuộc đời nông dân giai
đoạn văn học hiện thực. Rõ ràng hơn điển hình chính là khái quát. Khái quát đến
mức có thể làm ta liên tưởng đến những con người có cá tính chung có thể nhìn thấy
ở đời thực, có cảm giác quen thuộc. Cùng sống trong giai đoạn đó, đứng trước hiện
thực như nhau, nghiên cứu về một đề tài nhưng mỗi nhà văn lại có nhãn quan khác
nhau để từ đó lại bày tỏ quan điểm khác nhau. Sự việc, hiện tượng mặc nhiên trước
mắt có thể ai cũng thấu đạt nhưng khi bước vào tác phẩm, qua lăng kính chủ quan
của nhà văn, nó trở thành một tấm ảnh mở ra nhiều góc độ, nhiều gam màu độc đáo,
khác biệt nhưng cũng không hề xa lạ, phóng đại. Cùng xuất hiện với vai trò đại diện
nông dân nghèo, nhưng chị Dậu khác Chí Phèo. Ở Chí Phèo có hành động phản
kháng lại xã hội bằng con đường lưu manh hoá, còn Chị Dậu thì âm thầm chịu
đựng, chạy đôn chạy đáo kiếm từng đồng từng hào từng xu để đóng thuế cho chồng
và người em chồng đã khuất. Nếu Nam Cao xây dựng một nhân vật điển hình của
người nông dân bế tắc buộc phải đi đến con đường gần như mất hẳn nhân tính, thì
ngược lai, Ngô Tất Tố lại xây dựng một chị Dậu sáng ngời phẩm chất cao đẹp của
người phụ nữ Việt Nam làm tròn trách nhiệm cùng với những lỗi lo toan, suốt đời
vất vả.

Hoàn cảnh điển hình của chủ nghĩa hiện thực phê phán chủ yếu là hoàn cảnh xấu,
hoàn cảnh phá tan hạnh phúc con người, đánh mất nhân cách, biến dạng phần
người. Khung cảnh xã hội của nền văn học hiện thực 1930 – 1945 đã phác hoạ thật
ảm đạm, nhiều tang thương, xảy ra nhiều tệ nạn xã hội, làng quê xơ xác, đổ nát,
người nông dân bị đẩy xuống đáy, rồi trở nên vô lương tâm, truỵ lạc, trở thành nan
nhân của xã hội. Ở thành thị, các phong trào do thực dân khởi xướng như: “Âu
hoá”, “Vui vẻ trẻ trung”, thi đấu thể thao, cải cách y phục… càng lộ rõ chân tướng
và tạo ra nhiều nghịch cảnh. Có thể nói, dòng văn học hiện thực phê phán đã phơi
bày, bóc trần bộ mặt xã hội. Thời đại đầy tăm tối như vậy đã trở thành miền đất cho
các nhà văn hiện thực khai thác đề tài. Sáng tác Nam Cao trước cách mạng tập trung
chủ yếu vào hai đề tài chính: Người tri thức nghèo và người nông dân nghèo. Viết

6
về đề tài trí thức, Nam Cao đã thể hiện khả năng miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tác
động đến tinh thần của dân tri thức nghèo trong xã hội cũ. Xoay quanh các truyện
ngắn Giăng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình,
Quên điều độ, Cười, Nước mắt,…và tiểu thuyết Sống mòn… đều có nét tương đồng
về hoàn cảnh, từ đó hình thành tính cách, suy nghĩ, hành động của nhân vật. Họ là
những trí thức có ý thức sâu sắc về giá trị sống và nhân phẩm, có hoài bão, có tâm
huyết và tài năng, mong muốn xây dựng sự nghiệp trên tinh thần cao quý nhưng lại
bị gánh nặng cơm áo gạo tiền và chính hoàn cảnh xã hội ngột ngạt “bóp nghẹn”,
làm cho “chết mòn”. Những lo toan về miếng ăn hằng ngày tưởng chừng vặt vãnh,
không đáng kể, song trong thời buổi của bấy giờ nó lại có sức bào mòn, huỷ diệt
nhân cách con người, không cho họ ngẩng mặt với đời, sống cuộc sống tự do sáng
tạo, tức cuộc sống có ý nghĩa đích thực. Ngoài thành công trong sáng tác về tri thức,
Nam Cao còn là cây bút xuất sắc khi viết về người nông dân. Khi viết về đề tài này,
Nam Cao đã dựng lên một bức tranh chân thực về nông thôn Việt Nam nghèo xơ
xác trên con đường bị chiếm đoạt tài sản, bần cùng, viễn cảnh hết sức thê thảm của
năm 1940 – 1945. Đặc biệt, ông chú ý đến những con người thấp cổ bé họng, những
số phận bi thảm, cuộc đời đau thương. Họ càng hiền lành nhẫn nhục thì càng bị chà
đạp tàn nhẫn, phũ phàng, không có chút tình người. Ông đi sâu vào tình cảnh, số
phận của những con người bị đoạ đầy vào cảnh nghèo đói, túng quẫn, cùng đường
bị hắt hủi… Viết về đề tài người nông dân bị đẩy vào tình trạng tha hoá lưu manh,
Nam Cao đã kết án đanh thép xã hội tàn bạo huỷ hoại nhân tính con người vốn có
bản tính hiền lành. Như vậy, từ hoàn cảnh xã hội đã mở ra một giai đoạn văn học
hiện thực với vô số đề tài để nghệ sĩ đào sâu nhân vật cũng như các vấn đề xã hội
đang diễn biến.

Bên cạnh đó, nhân vật điển hình được đặt trong hoàn cảnh điển hình sẽ bộc lộ rõ
các yếu tố bên trong như hành động, cảm xúc và rõ ràng nhất là tính cách. Tính cách
của các nhân vật trong chủ nghĩa hiện thực phê phán là tính cách chống đối lại hoàn
cảnh đó hoặc vùng vẫy chống lại hoàn cảnh nhưng đều bị hoàn cảnh làm cho thất
bại, chưa ai có thể thành công trong việc cải tạo hoàn cảnh mà thường bị hoàn cảnh
chi phối, lấn át. Các tác phẩm Tắt đèn, Bước đường cùng, Bỉ vỏ, Giông tố, Chí
Phèo, Sống mòn là một minh chứng điển hình bởi đã tạo được các hoàn cảnh điển
hình nổi bật, tạo điều kiện cho các tính cách phát triển.

7
1.1.2. Đa dạng về cảm hứng chủ đạo
Cảm hứng trào phúng được xem là chủ đạo trong nhiều tác phẩm của Nguyễn
Công Hoan và Vũ Trọng Phụng. Tuy nhiên, cảm hứng chủ đạo trong các sáng tác
hai nhà văn này cũng có nét khác nhau. Với Nguyễn Công Hoan, cảm hứng ấy là sự
phê phán kịch liệt xã hội thực dân phong kiến đường thời với những sản phẩm thối
nát của nó, đồng thời thể hiện thái độ bênh vực những người nghèo khổ. Qua những
truyện ngắn trào phúng của mình tác giả làm nổi bật thực trạng xã hội Việt Nam
trước cách mạng xây dựng trên sự bóc lột của người giàu đối với người nghèo, phơi
bày tất cả sự giả dối, những mâu thuẫn trớ trêu, nghịch cảnh phi đạo lí. Nổi bật một
số truyện ngắn trào phúng có tính đả kích sâu cay của Nguyễn Công Hoan như
Đồng hào có ma, Tinh thần thể dục. Ở góc cạnh khác, dưới con mắt của nhà văn
trào phúng bậc thầy Vũ Trọng Phụng, cuộc đời như một tấn bi hài kịch. Trong tiểu
thuyết Số đỏ, cảm hứng ấy chính là lòng căm thù mãnh liệt đối với bọn thực dân,
quan lại, địa chủ, tư sản,… những loại người đểu giả và lố lăng. Mặt khác, ông có
niềm say mê độc lạ khi thích khám phá các thói tật, các mặt xấu, những cái vô nghĩa
lý đáng cười của con người. Với tài nghệ bậc thầy Vũ Trọng Phụng đã làm bùng lên
trên sân khấu đại hài kịch Số đỏ tiếng cười mỉa mai, hài hước, khi châm biếm, đả
kích, khi căm phẫn hằn hộc cái xã hội bẩn thỉu, giả dối, vô luân.

Cảm hứng phê phán là cảm hứng chủ đạo của trào lưu hiện thực phê phán trong
văn học Việt Nam với những cây bút tên tuổi Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan,
Nguyên Hồng, Tô Hoài, Nam Cao… vào việc khắc hoạ những nhân vật điển hình
phản diện có ý nghĩa phê phán quyết liệt. Thời kì này dưới chế độ thực dân nửa
phong kiến, cũ mới, Âu, Á lẫn lộn. Chính tình hình xã hội “vô tình” tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của văn học hiện thực, các cây bút chủ nghĩa liên tiếp
cho ra đời những tác phẩm xuất sắc. Vũ Trọng Phụng đã phê phán một cách sắc sảo
xã hội kim tiền độc ác, xảo trá và dâm loạn đã góp phần quan trọng vào nghệ thuật
điển hình hoá những bộ mặt khác nhau của giai cấp tư sản. Nguyễn Công Hoan đã
kích mãnh liệt vào xã hôi quan trường và lễ giáo phong kiến. Ngòi bút của Nam
Cao, Nguyên Hồng, Tô Hoài… đã dám nhìn thẳng vào sự thât, thấy được cái không
khí oi bức, giông bão của một xã hôi đang ngột thở, đang quằn quại lột xác để
chuyển mình, để đổi thay.

Văn học hiện thực giai đoạn 1930 – 1945 cùng với cảm hứng trào phúng và cảm
hứng phê phán, còn có cảm hứng bi kịch cũng được xem là cảm hứng chủ đạo. Cảm
hứng ấy thấm nhuần trong các sáng tác của Ngô Tất Tố, Nguyên Hồng, Nam Cao.

8
Trong Tắt đèn, nhà văn không chỉ quan tâm tới nỗi khổ lớn của người nông dân về
mặt vật chất mà còn đặc biệt quan tâm tới nỗi khổ về tinh thần của họ. Cảm hứng bi
kịch thấm đẫm trong từng trang viết của nhà văn. Cảm hứng bi kịch diễn ra xuyên
suốt khi đề cập đến hoàn cảnh của nhà chị Dậu đặc biệt phân cảnh khiến Ngô Tất
Tố đã xoáy sâu vào cảnh bán con… Ở Nguyên Hồng, vốn là một nhà văn đa sầu đa
cảm, có một tình cảm vừa nồng nàn, sôi nổi, vừa mãnh liệt thống thiết đối với người
cùng khổ, trước hết là người phụ nữ và trẻ em bất hạnh, qua đó thể hiện niềm tin
của mình vào phẩm chất tốt đẹp ở người lao động.

Cảm hứng chủ đạo trong sáng tác của Nam Cao là niềm khát khao đến cháy bỏng
làm sao để con người được sống xứng đáng với hai chữ con người. Đó là cuộc sống
lương thiện, được phát huy khả năng của loài người chứa đựng trong mỗi con
người. Từ khát vọng về một cuộc sống có ý nghĩa mà dưới cái nhìn của Nam Cao
nhân loại đang lâm vào tình trạng huỷ hoại về nhân tính, chết ngay cả khi đang
sống. Cảm hứng chủ đạo này đã chi phối cả thế giới nhân vật sáng tác của nhà văn.

Dễ thấy, cảm hứng chủ đạo thời kì này rất đa dạng, nhưng tất cả đều hướng đến
tập trung thể hiện bản chất thối nát, tính chất vô nhân đạo của xã hội Việt Nam
trước cách mạng, thái độ phê phán xã hội dẫn tới yêu cầu khách quan phải thay đổi.

1.1.3. Hiện thực đời sống được phản ánh một cách chân thật
Tác phẩm văn học nghệ thuật phản ánh khách quan những vấn đề cốt lõi của sự
sống dưới nhãn quan của người nghệ sĩ. Hiện thực là một dạng mô phỏng, kiến tạo
thực tại trong văn học, sao cho nó vừa khít với thực tại khách quan. Thế nhưng, tác
phẩm văn học không phải là bản sao của cuộc sống, không phải là sự sao chép
nguyên si, vô hồn của cuộc sống. Tác phẩm văn học chính là cuộc sống được thể
hiện qua lăng kính chủ quan của nhà văn tuân thủ theo quy luật sáng tạo nghệ thuật.
Hiện thực cuộc sống, qua sự quan sát, nghiền ngẫm, suy tư, trăn trở của nhà văn,
qua viêc nhà văn mở rộng tấm lòng để đón nhận những cung bậc cảm xúc, niềm
vui, nỗi buồn và cả ước mơ, đã trở thành một hiện thực thứ hai trong trí tưởng tượng
của nhà văn. Hiện thực thứ hai này chính là hiện thực cuộc sống ở ngoài kia được
tái hiện, mang những dấu ấn chủ quan của nhà văn. Nó mang đậm những nét đặc
trưng về nhân sinh quan, về thế giới quan, về nhân cách, về tấm lòng của nhà văn.

Chẳng hạn, văn học dân gian khám phá ra sự bất công của xã hội: Cô Tấm hiền
lành, xinh đẹp, chịu khó nhưng lại chịu sự bất công, bóc lột sức lao động từ mẹ con
mụ dì ghẻ. Họ thậm chí dồn Tấm vào con đường chết. Văn học trung đại khám phá

9
ra số phận người phụ nữ chịu áp bức bất công: họ là nạn nhân của chiến tranh phi
nghĩa (Chinh phụ ngâm), nạn nhân của chế độ đa thê, cung tần mĩ nữ (Cung oán
ngâm), người phụ nữ chịu số mệnh “tài hoa bạc mệnh” (Độc tiểu thanh kí). Đó là
những số phận đáng thương, cần được cảm thông. Thạch Lam trong Hai đứa trẻ đã
khám phá ra hiện thực cuộc sống tù túng, quẩn quanh, tẻ nhạt, không tương lai; con
người sống âm thầm không ước mơ. Hay Nam Cao trong Đời thừa đã phản ánh hiện
thực xã hội bóp nghẹt ước mơ của người nghệ sĩ, ghì đôi cánh cảm xúc của họ bởi
thực tại “cơm áo gạo tiền ghì sát đất” khiến họ rơi vào bế tắc, bi kịch. Đó là bi kịch
của vi phạm lẽ sống tình thương và đạo đức nghề nghiệp. Như vậy, các nhà văn đã
tập trung vào việc phản ánh hiện thực làm nhiệm vụ.

Chi tiết từ trong đời sống khi đưa vào văn học đều được chọn lọc kĩ càng. Có thể
hiểu, hiện thực của văn học là thế giới ý nghĩa mà con người sống trong đó. Vũ trụ,
thiên nhiên, con người, xã hội, văn hoá, đồ vật…chỉ khi có ý nghĩa đối với con
người mới là hiện thực. Tất cả những gì mà con người tìm thấy có ý nghĩa đối với
cuộc sống và từ đó khám phá những con đường để đi tới cuộc sống có ý nghĩa tốt
đẹp hơn, thú vị hơn trong nghệ thuật đều là hiện thực. Thực tiễn cho phép người ta
càng ngày càng phát hiện ra nhiều ý nghĩa của thế giới đối với đời sống và thực tiễn
đối với nghệ thuật. Ý nghĩa của sự vật thay đổi theo quá trình thực tiễn. Không có
hiện thực bất biến, muôn thuở. Văn học phản ánh hiện thực đó trong tính đa diện,
toàn vẹn và tính thời đại.

1.2. Truyện ngắn Nam Cao – những con người bất hạnh
1.2.1. Quan niệm nghệ thuật của Nam Cao
1.2.1.1. Văn chương phản ánh chân thực cuộc sống, con người
Khởi nguồn cho sáng tạo nghệ thuật chính là vạn vật của sự sống xung quanh và
vai trò của của nhà văn chính kiến tạo “cuộc sống” bao gồm cả những lăng kính,
suy tư và cảm nhận rồi đưa nó đến với người đọc. Trong truyện ngắn Đời thừa,
Nam Cao mượn nhân vật Hộ để đưa ra yêu cầu khắt khe và nghiêm túc trong sáng
tạo nghệ thuật: “Một tác phẩm thật giá trị, phải vượt lên bên trên tất cả bờ cõi và
giới hạn, phải là một tác phẩm chung cho cả loài người. Nó phải chứa đựng một cái
gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn lại vừa phấn khởi. Nó ca tụng lòng thương, tình
bác ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn.” [2; tr.158]

Là một nhà văn hiện thực, Nam Cao có một cái nhìn vô cùng sắc cạnh và “soi
mói”, bởi phải nhìn thực kĩ thì mới thấy rõ được từng lớp bị che giấu trong hiện

10
thực cuộc sống. Ông cho rằng thứ văn chương “tô hồng” cuộc đời, không dám nhìn
thẳng vào sự thật như dòng văn học lãng mạn đương thời là thứ văn chương ru ngủ,
làm người ta quên đi không dám đấu tranh tự giải phóng mình. Sự thật, hiển nhiên
bao giờ cũng là “tàn nhẫn”, nhưng người ta cần phải nhìn thẳng vào đấy để mà vượt
thoát ra, tìm cho mình con đường sống khác tốt đẹp hơn.

Những lời nói cuối cùng đòi lại lương thiện của Chí Phèo như vạch trần xã hội
thối nát lúc bấy giờ. Đó là một tia sáng vụt dậy qua suốt cả cuộc đời cực nhọc tăm
tối và đó cũng là giây phút tỉnh táo, có ý thức nhất, vượt lên khỏi trạng thái bản
năng tự nhiên. Chí muốn trở về là chính mình, trở về bản chất vốn có của người
nông dân sau những năm tháng dài bị tha hóa đi. Trong những tâm hồn chất phác, bị
nghèo khổ làm cho mụ mị, cằn cỗi, ngay trong một con người u mê cục súc như Chí
Phèo, Nam Cao cũng tìm ra những rung động trong ánh sáng tình yêu, của niềm
khát khao được sống cho ra người. Nam Cao không chấp nhận sự sống của con
người chỉ là sự tồn tại sinh học, chính vì thế mà hầu hết tác phẩm của ông đều “vượt
lên trên bờ cõi và giới hạn”.

1.2.1.2. Văn chương thể hiện tinh thần nhân đạo

Thời gian đầu lúc mới cầm bút, Nam Cao chịu ảnh hưởng của văn học lãng mạn
đương thời. Dần dần, ông nhận ra thứ văn chương đó xa lạ với đời sống lầm than
của người lao động nên đoạn tuyệt với nó và tìm đến con đường nghệ thuật hiện
thực chủ nghĩa. Trong truyện Trăng sáng (1943), thông qua lời thoại nhân vật Điền,
Nam Cao viết: “Chao ôi! Nghệ thuật không cần là ánh trăng lừa dối, không nên là
ánh trăng lừa dối, nghệ thuật phải là tiếng đau khổ kia thoát ra từ kiếp lầm than...”
[2; tr.319]

Cũng vẫn mượn tâm trạng của Điền, Nam Cao phê phán mục đích vụ lợi, ích kỉ
của một số nhà văn muốn dùng thứ văn chương lừa dối, điêu trá ấy làm cây cầu,
làm bậc thang đưa họ đến với danh vọng, với thế giới thượng lưu trong xã hội, đến
với những người đàn bà mặc áo lụa xanh, ngả tấm thân mềm trên ghế xích đu và
đưa đẩy đôi chân thưỡn thẹo… hoặc những cuộc tình tay ba, tay tư cùng các tiểu
thư khuê các. Rõ ràng, những người muốn trở thành nhà văn chân chính không chấp
nhận thứ văn chương quấy loãng. Con đường duy nhất mà Điền có thể chọn cho
mình là quay về với hiện thực, dùng ngòi bút phản ánh thực trạng cuộc sống, phơi
bày nỗi đau khổ triền miên của kiếp người trên giấy trắng mực đen, giúp mọi người
nhận thức được nguyên nhân sâu xa của mọi bất công xã hội. Nói rộng hơn, nhà văn

11
chân chính không thể thoát li, quay lưng nhắm mắt làm ngơ trước hiện thực cuộc
sống. Tiếng nói nhà văn phải là tiếng nói của hàng triệu con người đang sống lầm
than.

Đây có thể coi là tuyên ngôn nghệ thuật của trường phái hiện thực, dứt khoát từ
bỏ chủ nghĩa lãng mạn. Bằng phát biểu này, Nam Cao muốn khẳng định nghệ thuật
chân chính phải bắt rễ trong đời sống hiện thực, phản ánh chân thực đời sống của
con người, đấu tranh với bất công xã hội.

1.2.1.3. Nhà văn phải là người sáng tạo


Người nghệ sĩ chân chính không phải là người bắt chước giỏi nhất mà phải là
người biết rung động thực sự, không chỉ phản ánh hiện thực như chính sự tồn tại
của nó mà sự phản ánh ấy còn phải mang cả dấu ấn cá nhân của mình. Đề cao giá tri
của sự sáng tạo từ người nghệ sĩ, Nam Cao từng cho rằng: “Văn chương không cần
những người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa cho. Văn chương chỉ
dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi, khơi những nguồn chưa ai khơi, và
sáng tạo những cái gì chưa có...” [2; tr.150]. Ngụ ý này được thể hiện trong truyện
Đời thừa, nhân vật Hộ đã trách móc, dằn vặt bản thân vì hắn muốn mamg lại điều gì
lớn lao, mới lạ cho văn chương nhưng hắn chưa thể làm được. Vì thế mà hắn thấy
mình là kẻ vô ích, là người thừa.

1.2.1.4. Nhà văn phải là người có lương tâm và trách nhiệm

Nhà văn cho rằng nghệ thuật chân chính phải chứa đựng sự thực, vì vậy, nó có
thể chỉ là những tiếng đau khổ kia thoát ra từ những kiếp lầm than. Muốn trở thành
nhà văn cần phải có hai yếu tố: cái tâm và cái tài. Cái tâm là cội nguồn của mọi giá
trị trên đời. Tác phẩm văn chương là đứa con tinh thần, là tâm huyết nhà văn nên
nhà văn phải hết sức, hết lòng với nó. Văn chương không chấp nhận những nhà văn
có trái tim lạnh lùng, vô cảm trước đời sống, không biết rung động trước niềm vui,
nỗi đau của con người, dù anh ta có khéo tay đến mức nào. Bởi lẽ văn chương
không đơn thuần là trò chơi chữ nghĩa. Đối với Nam Cao, một nhà văn phải có
lương tâm, có nhân cách xứng với nghề và “Sự cẩu thả trong bất cứ nghề gì cũng là
một sự bất lương rồi. Nhưng sự cẩu thả trong văn chương thì thật là đê tiện.” [2;
tr.150]

Nhà văn là người đưa ra tư tưởng, tình cảm của mình thông qua con chữ đến
độc giả, những gì được thể hiện trên tác phẩm đều có ảnh hưởng rất lớn vì vậy điều

12
này phụ thuộc rất lớn vào trách nhiệm của người nghệ sĩ. Mỗi tác phẩm đều là một
thành quả nghệ thuật chứa đầy tâm huyết của nhà văn. Bởi đó là nơi để nhà văn gửi
gắm những tình cảm sâu lắng nhất, những cảm xúc, khát vọng chân thành nhất,
mãnh liệt nhất về con người và cuộc đời. Dưới mỗi con chữ sáng tạo của nhà văn là
biết bao xúc động, biết bao tình yêu cũng như là nỗi đau đời trong tâm hồn nhạy
cảm của người cầm bút. Bởi suy cho cùng, dù viết về đề tài gì, nói về vấn đề gì, thì
tác phẩm luôn thể hiện rõ quan điểm, thái độ của nhà văn trước cuộc sống.

1.2.1.5. Con người là những cá thể nhỏ bé, bị vùi dập, bị chi phối bởi hoàn cảnh xã
hội
Con người là nạn nhân của xã hội. Sinh ra không ai hoàn toàn là thiện hay ác.
Thiện hay ác là do hoàn cảnh tạo nên. Trước xã hội đầy biến động, ngòi bút của
Nam Cao không muốn trốn tránh sự thực đời sống, cũng không muốn tìm lối giải
thoát có tính chủ quan lãng mạn. Tác giả chưa dắt được nhân vật vượt qua được
cảnh ngộ hiểm nghèo, tác giả để lại đấy tấm lòng của mình cùng với nỗi đau của
nhân vật. Nam Cao xây dựng hoàn cảnh khá điển hình, nhân vật muốn đổi thay và
thoát ra khỏi cảnh ngộ, xong thực chất vẫn nằm trong sự vây hãm. Không khỏi có
lúc Nam Cao tô đậm đến tác động của hoàn cảnh. Hoàn cảnh trở nên nặng nề, ám
ảnh như một định mệnh đè nặng lên đầu các nhân vật. Nam Cao từng cho rằng:
“Sống tức là cảm giác và tư tưởng. Sống cũng là hành động nữa, nhưng hành động
chỉ là phần phụ, có cảm giác, có tư tưởng mới sinh ra hành động. Bản tính cốt yếu
của sự sống chính là cảm giác và tư tưởng.” [3; tr.172].

1.2.1.6. Con người là những chủ thể mang tư tưởng

Nam Cao là một con người không bao giờ ngừng suy tư. Ông nhìn ra, viết nên
những biến cố, những bi kịch, những đường mòn không lối thoát, nhưng cái quan
trọng nhất vẫn là con người khi đứng trước biến cố, đứng trước bi kịch, đứng trước
con đường chết ấy. Cũng hính vì lẽ ấy, mà những tình tiết không được Nam Cao thể
hiện quá chi tiết dài dòng, thay vào đó là tập trung vào khắc họa tâm lý nhân vật khi
phải trải qua tình tiết ấy.

Tác giả luôn đề cao con người tư tưởng, coi trọng đời sống bên trong của con
người, coi đó là nguyên nhân của những hành động bên ngoài. Ông luôn đi sâu vào
nội tâm, đi sâu vào đời sống con người, nhìn rõ hai phần “con” và “người” riêng
biệt, khám phá “con người trong con người”. Nam Cao luôn suy ngẫm xung quanh
vấn đề về sự sống và cái chết về tinh thần của con người. Từ những điều bình dị đời

13
thường, tác phẩm chạm đến các vấn đề có tính nhân bản, đặt ra cái nhìn sâu sắc về
cuộc sống, về thân phận con người, về tương lai dân tộc và nhân loại.

1.2.2. Một số điểm nổi bật của truyện ngắn Nam Cao
1.2.2.1. Nhân vật mang tính phức hợp và khả năng lưỡng phân
Nam Cao khám phá ra nhiều mặt khác nhau, thậm chí là tương phản nhau trong
cùng một tính cách, nhiều chiều hướng có khả năng phát triển trái ngược nhau trong
cùng một con người. Các nhân vật Nam Cao chính là những “con người thực” trong
cuộc sống, không xấu hẳn nhưng cũng chẳng tốt lắm. Bên trong bóng tối luôn loé
lên một ánh sáng hi vọng, bên trong một con người đã “thối nát” vẫn còn đâu đó
niềm tin vào cuộc đời.

Từ số phận nhân vật Chí Phèo, Nam Cao muốn khái quát một hiện tượng phổ
biến ở nông thôn nước ta trước Cách mạng: một bộ phận nông dân lao động lương
thiện bị đẩy vào con đường tha hoá, lưu manh hoá. Sáng tạo ra nhân vật Chí phèo
với gương mặt không tuổi, chằng chịt đầy vết sẹo và với tâm hồn mang nỗi đau
quằn quại của một con người bị cự tuyệt quyền làm người, Nam Cao đã mang lại
cho người đọc một cái nhìn hoàn toàn mới, ở một góc độ mới về nông dân: cái nhìn
vào cõi tinh thần, vào chiều sâu bi kịch. Viết những trang văn đau đớn thấm đẫm
nước mắt về bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của Chí, Nam Cao đã cắm cho
mình một cái mốc vinh quang trên con đường trở thành nhà văn lớn của văn học
hiện thực và văn xuôi Việt Nam thế kỉ XX.

1.2.2.2. Đậm suy tư, triết lí


Nam Cao không đồng tình với thứ văn chương xa rời, lãnh đạm với đời sống đen
tối, bất công mà con người chịu đựng. Với cách viết như thế, nhà văn cho rằng dù
có đẹp, có hay nhưng đó chỉ là cái đẹp, cái hay của “ánh trăng lừa dối”. Ta nhận
thấy quan điểm nghệ thuật của Nam Cao là đứng về phía đối lập với quan điểm
“nghệ thuật vị nghệ thuật” để tỏ rõ mong muốn rằng nghệ thuật rất cần đồng hành
cùng với những đau đớn, lầm than của con người. Do đó, trong các tác phẩm của
mình, Nam Cao không hề né tránh mà luôn nhìn thẳng vào sự thật dù cho nó có “tàn
nhẫn” thông qua cách phản ánh bộ mặt của đời sống xã hội. Ông không ngại vạch
trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn thống trị như Bá Kiến đã khiến cho cuộc sống
con người trở nên bi thảm, đau thương. Bên cạnh đó, Nam Cao còn tái hiện rất chân
thực đời sống cơ cực, khổ sở của những người bị áp bức, bóc lột đến mức trở nên
tuyệt vọng và tha hóa, chẳng hạn như Lão Hạc. 

14
Cuộc đời Lão Hạc thật bi thảm, nghèo đói nhưng trong lão ánh lên những phẩm
chất tốt đẹp. Lão là một người cha tốt và có trách nhiệm. Với con, lão luôn dành hết
tình yêu của mình cho hắn, dẫu đó là một đứa trẻ bồng bột, có phần nông cạn. Lão
luôn lo lắng cho tương lai của con, nghĩ cho cuộc đời con. Lão buồn vì con không
có tiền cưới vợ, lão đau đớn biết bao khi còn từ bỏ gia đình đi đồn điền cao su. Bao
nhiêu tiền bán được cây trái trong mảnh vườn nhỏ lão đều để dành cho con, chắt
chiu từng hào cũng là lo cho con. Tiền bán cậu Vàng lão cũng để cho con. Dù trong
cái đói quay quắt, cái nghèo nàn bao trùm lấy bản thân thì lão cũng nhất quyết
không bán đi bất cứ một sào vườn nào mà phải để trọn vẹn cho con. Cuộc đời lão
luôn nghĩ về con, mọi việc lão làm đều là vì con, lo lắng cho con. Cái chết thầm
lặng cũng là một hi sinh lớn lao của lão cho con. Trong xã hội, ta vẫn thấy đầy rẫy
những người khi lâm vào đường cùng trở nên tha hoá, xấu xí nhân cách. Nhưng với
Lão Hạc thì khác, càng trong túng quẫn ông lại càng rạng ngời lên những phẩm chất
tốt đẹp, càng trong đói khổ lại càng ánh lên sự thanh cao, trong sạch, lòng tự trọng
của lão Hạc rực sáng nhất ngay khi thân xác lão đau đớn nhất. Lão Hạc đã chọn cái
chết, một cái chết khốc liệt để tâm hồn mình được trong sạch, được trọn vẹn tình
nghĩa với tất thảy mọi người - kể cả với con chó Vàng tội nghiệp, từ giã mạng sống
để giữ lại nhân phẩm con người. Bởi vậy cái chết dữ dội ấy chưa hẳn đã đáng buồn
hay ít ra là đáng buồn theo một nghĩa khác. Suy nghĩ và hành động của lão Hạc
chính là những triết lí của Nam Cao về cuộc đời: Cuộc đời chưa hẳn đã đáng buồn.
Nam Cao đã tạo dựng niềm tin cho mọi người về một cuộc đời sẽ có thể tốt đẹp lên
nếu ai cũng biết sống đẹp như lão Hạc. Lão Hạc như một hình ảnh đẹp tuyệt vời
trong những trang văn của Nam Cao giúp thanh lọc tâm hồn con người khỏi những
toan tính, nhỏ nhen, ích kỉ của đời sống, nhà văn Nam Cao bằng nghệ thuật xây
dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình với những chi tiết giàu sức gợi
đã tạo nên một tượng đài văn học bất hủ. Qua đó thể hiện được tấm lòng cảm
thương sâu sắc của nhà văn với lão Hạc nói riêng và những người nông dân Việt
Nam xưa nói chung. Trong truyện ngắn Lão Hạc, triết lí nhân sinh của Nam Cao
được biểu hiện ở hai phương diện: trực tiếp và gián tiếp, qua những ý nghĩ được
phát ra thành lời của nhân vật ông giáo và qua suy nghĩ hành vi, việc làm của nhân
vật lão Hạc. Nam Cao không chỉ đã tạo niềm tin cho mọi người về cuộc đời, ông
còn tạo niềm tin cho mọi người về con người. Con người không thể buông xuôi đầu
hàng hoàn cảnh để đánh mất lương tri và nhân phẩm. Triết lí của lão Hạc là sống
nghèo còn hơn sống hèn, sống nhơ bẩn, thà chết trong còn hơn sống đục, thà chấp

15
nhận một cuộc đời ngắn ngủi còn hơn sống mà để phiền luỵ đến mọi người, sống
mà vô trách nhiệm với bản thân, với cuộc đời, và cả với thế hệ sau. Đó là những
triết lí sống đẹp.Bên cạnh cách thể hiện triết lí qua việc xây dựng tính cách nhân
vật, Nam Cao còn trực tiếp phát biểu ra những quan điểm, suy nghĩ của mình. Và
nhà văn đã mượn lời ông giáo để nói hộ quan điểm của mình: “Chao ôi! Đối với
những người ở quanh ta, nếu ta không cố tìm mà hiểu họ thì ta chỉ thấy họ gàn dở,
ngu ngốc, bần tiện, xấu xa, bỉ ổi… toàn những cớ để ta tàn nhẫn, không bao giờ ta
thương… Cái bàn tính tốt của người ta bị những nỗi lo lắng, buồn đau, ích kỉ che
lấp mất.” Đây là một triết lí khá sâu sắc về con người, về cách nhìn nhận đánh giá
về con người. Nam Cao đã có một phát hiện mới mẻ về con người. Theo Nam Cao
không có con người hoàn toàn thánh thiện, cũng như không có con người hoàn toàn
xâu; con người là tổng hoà của nhiều mặt đối lập: vừa đẹp đẽ, vừa xâu xa; vừa cao
thượng, vừa tầm thường; vừa vị tha, vừa ích kỉ; vừa đáng thương, vừa đáng giận;
vừa đáng yêu, vừa đáng ghét. Cũng theo quan điểm của Nam Cao, trong những con
người tưởng chừng như chỉ là toàn những thói xấu như gàn dở, ngu ngốc, bần tiện,
xấu xa, bỉ ổi, nếu ta có sự cảm thông, chia sẻ ta vẫn tìm thấy ở họ ánh sáng của
lương tri, ý thức của nhân phẩm, một nét đẹp nào đây của tâm hồn mà ta cần trân
trọng. Triết lí này đã được Nam Cao khăng định qua rất nhiều nhân vật và sáng tác
của ông đó là Chí Phèo, Thị Nở… Triết lí nhân sinh cao đẹp này của Nam Cao xuất
phát từ lòng yêu thương và trân trọng con người. Với Nam Cao, mục đích nghệ
thuật luôn có mối quan hệ mật thiết với đời sống của con người. Ông thẳng thắn lên
tiếng tố cáo cái xấu, cái ác và thể hiện tình yêu thương sâu sắc đến những người
khốn khổ, cùng quẫn trong xã hội lúc bấy giờ. 

Nam Cao có cái nhìn cực kì sâu sắc về con người, đặc biệt là con người bị dồn
đến bi kịch. Đồng thời, tác giả lại là người luôn muốn mở ra một con đường mới
cho những con người ấy, thế nhưng ngay bản thân Nam Cao cũng bế tắc trong chính
mong muốn của mình. Nam Cao luôn tôn trọng, đề cao giá trị nhân đạo trong tác
phẩm của mình. Ông xem đó chính là linh hồn, là cái làm nên giá trị của một tác
phẩm. Đó là thái độ phê phán mạnh mẽ của ông với xã hội thực dân phong kiến độc
ác, bất nhân có thể chà đạp lên nhân phẩm và quyền sống của con người, ông cho
rằng dù trong bất kì hoàn cảnh nào, chất người cũng không dễ bị mất đi và nó luôn
có sẵn trong bản thân của mỗi người, dù có khi bị nghịch cảnh vùi dập không
thương tiếc. Nhà văn tin chắc chỉ cần có cơ hội, chất người ấy lại trỗi dậy vô cùng
mạnh mẽ.

16
Nam Cao nhìn đời, nhìn người bằng một đôi mắt khác. Ông dùng ngòi bút để
thực hiện sứ mệnh mới của văn học, tập trung nhiều vào lối sống con người hơn là
đi sâu tới những bế tắc, bi kịch, tỏ ra tàn nhẫn với cái nhìn lý trí, tỉnh táo thì bên
trong, ông lại cảm thông và xót thương cho hoàn cảnh nhân vật. Mỗi phân đoạn
trong truyện lại chuyển hóa một giọng điệu khác nhau, tạo nên sự đa dạng và hấp
dẫn của tác phẩm. Triết lý ở truyện ngắn Nam Cao tồn tại dưới nhiều dạng: Triết lý
của nhân vật; triết lý của tác giả; triết lý trong từng câu, từng đoạn; có khi xuất phát
từ một quan niệm có sẵn rồi tác giả dùng nhân vật, cảnh ngộ và câu chuyện để
chứng minh cho luận điểm của mình. Nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao, đặc
biệt là nhân vật tiểu tư sản trí thức, thường hay suy tưởng triết lý. Trên mỗi cảnh,
mỗi người, mỗi tâm trạng đều có đời sống cụ thể và rất cá thể, những ảnh chiếu của
chúng lên những tầng triết lý và cảm xúc phía sau khiến chúng mang nhiều kích
thước và luôn có tầm vóc phổ quát của những trạng thái nhân thế. Chính vì vậy,
truyện ngắn của Nam Cao đáng được gọi là những “đoản thiên tiểu thuyết”. Nam
Cao thường viết về những cái nhỏ nhặt nhưng lại đặt ra những vấn đề có ý nghĩa xã
hội lớn lao, thể hiện những triết lí sâu sắc về con người, về cuộc sống, về nghệ
thuật, Nam Cao đã phác họa cho ta thấy một hình ảnh người nông dân bị thống trị
bóc lột, có lúc đã thay đổi được số phận mình nhưng đó chỉ là những hành động tự
phát riêng lẻ, xuất phát từ sự liều lĩnh. Chưa bao giờ có ý thức cải tạo xã hội, thay
đổi kiếp người, chưa được hướng dẫn bởi ánh sáng của bất cứ lí tưởng xã hội nào.

Qua các tác phẩm, Nam Cao đã chứng tỏ là một nhà văn từng trải và có kinh
nghiệm sống rất phong phú. Nam Cao đi tìm những chân lí, triết lý về cuộc đời
ngay trong cuộc sống bộn bề của thực tế. Vấn đề triết lý dường như xuyên suốt
trong hầu hết tất cả các sáng tác của Nam Cao. Có thể nói, cảm hứng triết lý đã trở
thành cảm hứng nghệ thuật trong phong cách nghệ thuật của Nam Cao. Nam Cao đã
đặt ra những vấn đề xã hội rộng lớn đòi hỏi một cuộc cách mạng xã hội tiến bộ mới
mong giải quyết được. Cũng vậy, vấn đề dấu tranh chống lại cái ác, cái xấu, vấn đề
bảo vệ nhân cách trước áp lực tha hóa của hoàn cảnh, vấn đề cái xấu của người lớn
trước mặt trẻ con, bi kịch “sống thừa” của người trí thức, những cái chết ngay trong
lúc còn đang sống, chết cả trong lúc nó, chết trong đau khổ của sự nhẫn nhục, cam
chịu theo triết lý tôn giáo, triết lý tình thương, sự công bằng… Tất cả những vấn đề
ấy, mặt nổi là vấn đề triết lý vẫn còn đòi hỏi buộc người đọc tiếp tục suy ngẫm.

17
1.2.2.3. Giọng điệu lạnh lùng đan xen cùng nỗi buồn thương
Ngôn từ được sử dụng xuyên suốt các tác phẩm mang vẻ đời thường dung dị, khó
nhìn ra chất hư cấu vốn có của văn học thông qua cách Nam Cao miêu tả, cách Nam
Cao cho nhân vật “nói” và “nghĩ”. Trong tác phẩm của Nam Cao ngôn ngữ không
chỉ là công cụ, là phương tiện miêu tả mà còn là đối tượng miêu tả. Ngôn ngữ trong
sáng tác của Nam Cao là ngôn ngữ đa âm, phức điệu, hiện đại. Ông không chỉ sử
dụng đắc địa đại từ nhân xưng: nó, hắn, y, thị, gã,... mà còn có khả năng hóa thân,
nhập vai vào tất cả các nhân vật, suy nghĩ và nói năng bằng tiếng nói của nhân vật.
Ở mỗi tác phẩm Nam Cao lại thể hiện một sắc thái giọng điệu riêng. Một đám cưới
là giọng buồn thương, chua xót ngậm ngùi, gợi lên nỗi niềm day dứt khôn nguôi về
những kiếp sống mòn mỏi, dật dờ trong bóng tối, trong Điếu văn là giọng điệu buồn
thương ai oán khi kể về cuộc đời nhục nhằn và cái chết tội nghiệp của một người
bạn. Ở Lão Hạc là giọng buồn thương chua chát xen lẫn nỗi xót xa, tội nghiệp trước
cuộc đời bất hạnh, đáng thương như lão Hạc. Trong cái giọng điệu buồn thương da
diết ấy luôn chứa đựng những suy ngẫm triết lý sâu xa về cuộc đời, về con người.
Ông không chỉ xót thương những kiếp người nhỏ bé, những con người dưới đáy của
xã hội mà luôn day dứt, trăn trở, ráo riết truy tìm nguyên nhân của những tấn bi kịch
không lối thoát của con người. Trong truyện của Nam Cao ta thường bắt gặp một
giọng điệu có sắc thái tưởng chừng đối lập nhau. Ấy là giọng khách quan lạnh lùng,
tàn nhẫn bên ngoài mà cảm thông, thương xót bên trong. Bề ngoài Nam Cao tỏ ra
lạnh lùng, tàn nhẫn với cái nhìn tỉnh táo, sắc sảo, nhà văn luôn giữ khoảng cách,
tách sự đồng cảm của mình ra khỏi đối tượng được miêu tả. Sử dụng giọng điệu này
Nam Cao không tạo ra một giọng điệu chủ đạo, thống lĩnh. Ông đã có đóng góp lớn
trong việc đa thanh hóa giọng điệu tự sự. Trong một tác phẩm cụ thể, mỗi đoạn, mỗi
tứ vẫn có sự chuyển hóa giọng điệu tạo nên sức hấp dẫn trong tác phẩm của Nam
Cao. Trong mỗi tác phẩm của ông có sự pha trộn tài tình các kiểu giọng điệu. Người
đọc có thể nhận ra trên những trang viết của nam Cao giọng khách quan lạnh lùng,
giọng cảm thông thương xót, giọng buồn thương da diết, giọng triết lý. Trước hết là
cách gọi tên nhân vật Chí là “hắn”, cách miêu tả về cuộc đời khi từ từ trở về bắt đầu
bằng tiếng chửi: “Hắn vừa đi vừa chửi. Hắn chửi đời…chửi cả làng Vũ Đại”.Giọng
lạnh lùng khách quan, tỉnh táo ,sắc lạnh là đặc trưng của Nam Cao. Ở đây Nam Cao
tách mình ra khỏi nhân vật, ông đứng bên ngoài sự thất trần trụi, vẫn tự nhiên khách
quan kể về quá trình tha hóa của Chí Phèo như thiếu thiện cảm với nhân vật: “Hắn
về lớp này trông khác hẳn. Trông đặc như thằng săng đá…”. Ta thấy giọng của Nam

18
Cao dường như khắc nghiệt tàn nhẫn lạ lùng, sau khi miêu tả quá trình tha hóa của
Chí Phèo, ta thấy ông đã dành những trang văn riêng để nói lên những biến thái tinh
vi trong tâm trạng của một con quỉ làng vũ Đại muốn trở thành người lương thiện.
Tả cảm giác của Chí Phèo khi tỉnh dậy sau một cơn say dài, nghe những âm thanh
của cuộc sống thường nhật: “Tiếng chim hót ngoài kia vui vẻ quá. Có tiếng cười nói
của những người đi chợ…”. Đoạn tả Chí Phèo với cảm giác lần đâu tiên nếm hương
vị cháo hành, hương vị của tình yêu: “ Trời ơi cháo mới thơm làm sao! Chỉ khói
xông vào mũi cũng đủ làm người nhẹ nhõm. Hắn húp một húp và nhận ra rằng:
Những người suốt đời không ăn cháo hành không biết rằng cháo hành ăn rất ngon.
Nhưng tại sao mãi đến tận bây giờ hắn mới nếm mùi vị cháo?”. Nam Cao trân trọng
khát khao muốn làm người lương thiện của Chí. Những lời ấy thống thiết xúc động
biết bao: “Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết
bao! Thị Nở sẽ mở đường cho hắn. Họ sẽ nhận hắn vào cái xã hội bằng phẳng, thân
thiện của người lương thiện”. Cái cảm thông đau đớn của ông khi biết Chí Phèo bị
cự tuyệt quyền làm người: “Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoang thoảng thấy hơi
cháo hành”.Giọng của Nam Cao vừa tỉnh táo sắc lạnh, vừa trữ tình đằm thắm tin
yêu. Từ đó cho thấy một tấm lòng nhân đạo cao cả của Nam Cao đối với con người,
đó là lòng yêu thương, sự tin tưởng lớn lao dành cho các nhân vật. Nam Cao như
đang muốn tâm tình, thỏ thẻ đằng sau giọng lạnh lùng ấy. Hai giọng điệu này tuy
đối lập nhưng có sự chuyển hóa qua lại giúp giải quyết vấn đề. Giọng điệu của Nam
Cao là giọng khách quan đến lạnh lùng, tác giả như đứng ngoài dùng con mắt tỉnh
táo để kể chuyện thế nhưng trong giọng kể của tác giả người ta lại bắt gặp Nam Cao
trong nhân vật, như để thấu hiểu cảm thông cho chính nhân vật trữ tình. Nhà văn
vẫn gọi nhân vật đằng sau những chữ “hắn”, “thị”, “y” như không hề có chút thiện
cảm nào với nhân vật của mình. Thế nhưng nếu không tin yêu thì làm sao giọng văn
lại như bùng nổ, như tha thiết khát khao cháy bỏng đến vậy: “Trời ơi! Hắn thèm
lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao!”. Gọi “hắn” nhưng trong
cái tiếng ấy ta thấy tác giả đã khéo léo gọi ra trong lòng độc giả cả phần lí trí lẫn
phần tình cảm. Mọi diễn biến xoay quanh trục, một giọng điệu thản nhiên nhưng lại
luôn tin tưởng vào những giá trị thực sự của những sự việc nhỏ nhất và ý nghĩa của
nó đối với cuộc sống.

Nam Cao đã viết bằng một chất giọng đối nghịch, bề ngoài lạnh lùng, bên trong
trữ tình, xuất phát từ lối văn kể chuyện “nghiêm nghị và hài hước, trân trọng năng
niu, và nhạo, đay mỉa”. Qua đó cho thấy một tấm lòng nhân đạo cao cả luôn suy tư

19
về cuộc đời và trân trọng tin yêu nhân vật của mình. Giọng điệu Nam Cao lạnh lùng
và tỉnh táo một cách đáng sợ. Như một kẻ ngoài cuộc, ông dồn nhân vật vào đường
cùng mà lại chẳng cho họ lối thoát. Nhưng thực chất, ẩn sâu trong vẻ bất cần ấy là
niềm thương cảm sâu sắc cho số phận của con người nói chung và nhân vật nói
riêng.

Trong truyện ngắn của Nam Cao, ta còn bắt gặp giọng văn lạnh lùng ở giọng của
chính nhân vật. Giọng văn lạnh lùng trong lời nói của nhân vật có khi thể hiện đúng
vẻ lạnh lùng, tàn nhẫn, độc ác từ trong bản chất như lời của bà Huyên: "Đi vắng! Đi
vắng mãi! Mày về mày bảo con mẹ mày nội ngày mai không trả tiền cho tao thì tao
đào mả lên đấy. Cái giống chỉ biết ăn không." (Nghèo), có khi bắt gặp ở kiểu lời văn
bề ngoài tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn nhưng ẩn chứa bên trong là biết bao sự đau đớn,
thương yêu. Trong lời mắng chửi khá lạnh lùng của Hộ với vợ con ta cũng nhận ra
biết bao nhiêu uất ức, tủi hờn và đau đớn: " Mấy đứa kia đều kia đều đáng đánh vật
một nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn với hét! Cả con mẹ nữa, con mẹ là mình
ấy...cũng đáng đánh vật cho một vật nhát cho chết cả! Chúng nó chỉ biết ăn rồi ngồi
ôm con như nhện ôm khư khư bọc trứng, không chịu làm thêm việc gì cho có tiền.
Chỉ khổ thằng này thôi" (Đời thừa).

Như vậy, kiểu giọng văn lạnh lùng, dửng dưng trong truyện ngắn Nam Cao một
mặt được thể hiện thông qua ngôn ngữ của người kể chuyện như trong tác phẩm
Chí Phèo. Mặt khác, được hiện trong chính ngôn ngữ, lời nói của nhân vật. Giọng
điệu ấy được Nam Cao lựa chọn như một giọng văn chủ đạo trong các tác phẩm
truyện ngắn trước năm 1945 của ông. Nhưng thực ra, cái mà được người đọc bắt
gặp giọng điệu ẩn ngầm bên trong những lời văn tỏ ra lạnh lùng, tàn nhẫn đó là
giọng văn ngậm ngùi, chan chứa yêu thương. Và chính giọng văn này đã góp phần
làm cho tiếng nói nhân đạo trong truyện ngắn Nam Cao trở nên sâu sắc hơn, giàu
cảm xúc hơn.

1.2.3. Truyện ngắn Từ ngày mẹ chết – trẻ em đóng vai trò chủ đạo
Tác phẩm Từ ngày mẹ chết được in trong báo Tiểu Thuyết Thứ Bảy, số 452 ngày
13/03/1943.

Từ ngày mẹ chết là tác phẩm không chiếm nhiều luồng chú ý. Nhưng nói lên
vấn nạn cờ bạc ở nông thôn bấy giờ. Khiến cho nhân vật cha của Ninh và Đật từ
một người chồng, người cha tốt, lại quên đi trách nhiệm làm cha của mình khi

20
người vợ không may mất sớm. Khiến cho hai chị em Ninh và Đật mất đi mái ấm gia
đình.

Nhân vật trẻ em trong các tác phẩm của Nam Cao rất dễ thương nhưng cũng
thật đáng thương. Chúng ngoan ngoãn, biết nhường nhịn, biết vâng lời, cũng vô
cùng yêu thương gia đình. Nhưng hiện thực cuộc sống lại quá tàn khốc. Không chỉ
chịu đựng nổi đau to lớn khi mất mẹ, mà sự tha hóa bởi sự đau khổ của người cha
còn khiến cho hai chị em Ninh và Đật mất đi mái ấm gia đình. Trẻ em chính là nạn
nhân thật sự của bất kì tai họa nào. Nạn cờ bạc và cảnh bán nhà đã đẩy hai chị em
Ninh và Đật vào chốn bơ vơ, để chúng chịu những nỗi đau mà lẽ ra không một đứa
trẻ nào đáng phải nhận lấy.

Tuy Nam Cao không đề cập đến tương lai sau này của hai chị em, nhưng hai đứa
trẻ đã mất đi ngôi nhà của chính mình thì liệu con đường phía trước sẽ gập ghềnh
đến mức nào?

Tiểu kết
Giá trị Nam Cao được khẳng định trước hết qua những truyện ngắn viết về làng
quê Việt Nam những năm tiền cách mạng qua một nghệ thuật viết không hề lặp lại.
Ông viết về nỗi khổ nghèo đói của người nông dân đương thời đồng thời cũng phản
ánh sự thối nát của xã hội phong kiến. Tâm lý nhân vật trở thành trung tâm của sự
chú ý, là đối tượng trực tiếp của ngòi bút Nam Cao. Tác phẩm của Nam Cao làm
nổi bật vấn đề xã hội có ý nghĩa to lớn triết lý sâu sắc về con người, cuộc sống và
nghệ thuật. Giọng điệu buồn thương, chua chát, nghệ thuật triết lý trữ tình sắc lạnh
tạo nên phong cách truyện ngắn riêng biệt của Nam Cao.

Sáng tác của Nam Cao giàu sức khám phá sáng tạo. Với phong cách nghệ thuật
độc đáo Nam Cao đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc thể hiện tâm lý nhân vật.
Hướng ngòi bút vào thế giới bên trong của con người, miêu tả tâm lý trong chiều
sâu của sự vận động và phát triển của nhân vật là đóng góp nổi bật của Nam Cao về
phương diện nghệ thuật.

21
Chương 2
TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

2.1. Hiện thực đời sống của người dân nông thôn trong truyện ngắn Từ ngày
mẹ chết
2.1.1. Cuộc sống nghèo đói
Đời sống của các nhân vật trong Từ ngày mẹ chết lấy bối cảnh chốn làng xóm
nông thôn chủ yếu nói về cái nghèo, sự lầm lũi bởi những khó khăn của cơm áo gạo
tiền.

Mở đầu tác phầm theo dòng hồi tưởng của Ninh, lúc mẹ Ninh còn sống, lúc
“không ra vườn hái trầu, bóc mía hay làm cỏ” thì sẽ “mang cái bị giẻ và một ôm
quần áo rách vào ổ rơm ngồi vá”. Dễ thấy được rằng, công việc mà hằng ngày mà
người mẹ làm chỉ quanh quẩn phục vụ cho sinh hoạt chứ không đóng góp đáng kể
vào nguồn thu nhập gia đình. Cả gia đình Ninh phải sống một cách túng thiếu và
khó khăn: “Những cái quần trắng, áo cánh trắng của thầy, đầy nhựa chuối. Những
cái váy bạc phếch của bu. [...] Nhưng nhiều nhất là những quần áo của Ninh, của
Đật. Cái nhuộm nâu, cái giãi nâu, cái để trắng. Nhưng chẳng cái nào còn giữ trọn
vẹn được cái mầu của nó.”

Sự nghèo đói bủa vây con người, tình làng nghĩa xóm đùm bọc lẫn nhau nhưng
vì thiếu thốn cái ăn, cái mặc mà bác Vụ - người phụ nữ góa chồng, lủi thủi nuôi bốn
đứa con - không thể gánh thêm hai miệng ăn Ninh và Đật: "Cháu về mà đi tìm thầy,
nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi cho
chúng mày? Các anh cũng đói...".

Hai đứa trẻ con Ninh và Đật không thể ăn nhờ ở nhà bác Vụ thêm vì gạo thầy gửi
đã hết từ đời nào. Đật đi ăn trộm nắm cơm tối của Chúc, Ninh phải đi đào củ dong
rồi ráy nước để hai chị em ăn chống đói. Người bà từ xa ra mạn lấy thuốc, tiện
đường ghé vào thăm cháu những chỉ có quà đùm xôi lạc giữa lúc cơn đói của hai chị
em.

Hình ảnh những nhân vật bác Vụ, người bà xa của Ninh và Đật là những hoàn
cảnh nổi bật của những con người lầm lũi, lo từng miếng ăn, cái mặt, là sự bất lực
trước hoàn cảnh trớ trêu. Hai đưa trẻ Ninh và Đật là đại diện cho số phận, cuộc sống

22
của trẻ em vùng đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn trước cách mạng – sống cuộc sống
thiếu thôn, bị bủa vây bởi cái nghèo cái khổ, tương lai tăm tối.

2.1.2. Cuộc sống bất hạnh

Trong hoàn cảnh nghèo đói ấy, cái bất hạnh lại chẳng thương tình mà buông tha.
Sự bất hạnh của gia đình bác Vụ cũng như những người nông dân trước cách mạng
là cái nghèo khó, nhưng với người bà xa của hai chị em Ninh và Đật, với người cha
khốn khổ của hai chị em là sự mất mát lớn lao về tinh thần, mẹ mất con, chồng mất
vợ, là sự bất lực trước hoàn cảnh khi không thể chăm sóc cháu mình, với người con
rể đáng trách.

Còn đối với hai chị em, sự bất hạnh Ninh và Đật là sự vô trách nhiệm của người
lớn. Kể từ sau khi u Đật và Ninh mất, hai đứa trẻ vẫn luôn có tình yêu thương của
thầy, thầy thương hai chị em lắm nhưng dần dần vì sự cám dỗ của cuộc sống mà
thầy đã bỏ mặc hai chị em. Đúng như lời mà u Ninh đã từng nói: “Cha chết thì ăn
cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc đàng.”

2.2. Nhân vật trong truyện ngắn Từ ngày mẹ chết


2.2.1. Đương đầu với những khó khăn trong cuộc sống
2.2.1.1. Nhân vật người lớn
Cha Ninh và Đật là một người cha tốt, yêu vợ thương con. Lúc vợ bị bệnh, ông
chăm sóc cho cả vợ lẫn hai đứa con. Đi ăn cổ, ông cũng lo lắng cho vợ mình nên đã
để Ninh ở nhà đễ chăm sóc mẹ. Ông còn là một người mạnh mẽ và trách nhiệm khi
đối diện với nỗi đau mất vợ, giấu đi sự yếu đuối và thay vào đó là hình ảnh một
người bố yêu thương chăm sóc con cái, là một người cha tốt cõng Đật ra chợ mua
bánh để dỗ dành nỗi nhớ u của nó. Những ngày trời rét, thầy kéo chăn, để hai chị
em nằm sát nhau để khỏi rét, ngày trời nóng thầy quạt cho hai chị em cả đêm đến
khi hai chị em đã ngủ sâu.

Đằng sau sự mạnh mẽ kiên cường đó là sự yếu đuối của một con người: “Có
những đêm thầy khóc sụt sịt vì nhớ u”. Một người trụ cột gia đình, chỉ có thể nhớ
vợ sụt sịt vào đêm khuya khi các con đã ngủ, ông mạnh mẽ để làm chỗ dựa cho các
con, nếu ông cũng ngã quỵ thì hai đứa trẻ sẽ đi về đâu.

Nhân vật khác – Bác Vụ, là một người phụ nữ góa chống sống gần nhà hai chị
em, một mình bà đã đứng vững nuôi bốn người con trước cái nghèo của vùng nông

23
thôn. Bà là nhân vật tượng trưng cho những người phụ nữ Việt Nam luôn đứng
vững, kiên cường vượt qua mọi khó khăn. Nhân vật người mẹ khi đứng trước cơn
bạo bệnh vẫn luôn lo nghĩ về những đứa con của mình – là minh chứng cho tình
mẫu tử thiêng liêng.

2.2.1.2. Nhân vật trẻ em

Ninh và Đật là những đứa trẻ con nông thôn vùng Đồng bằng Bắc Bộ trước cách
mạng, tuy không sống trong gia cảnh khá giả nhưng hai đứa trẻ luôn vui tươi, nhận
đầy đủ tình yêu thương của gia đình. Cuộc sống của hai chị em Ninh và Đật quay
quanh mẹ, những hôm trời mưa, mẹ Ninh không đi làm mà ở nhà vá ôm đồ rách, hai
chị em mỗi đứa một bên mẹ, cãi nhau chí chóe, tiếng cười vang khắp, “Chao ôi!
những ngày mưa rét hồi ấy vui quá nhỉ?”

Nhưng rồi mẹ bệnh nặng, những đứa trẻ chưa kịp lớn đã buộc phải hiểu chuyện
hơn, đặc biệt là Ninh. Vào ngày giỗ ông, khi thầy bảo Ninh ở nhà với mẹ, Ninh đã
liên tục khẳng định rằng bản thân không muốn đi: “Ninh có đòi đi đâu?”, “Ninh
thích ở nhà với Bu.”, “Chẳng lẽ Ninh to đầu rồi mà cũng bắt chước em? Có mà đồ
hư? Không, Ninh không đi đâu, thầy ạ. Ninh không muốn đi đâu, thầy ạ! [...] Ninh ở
nhà thích lắm. Thầy đừng thương Ninh.” – Ninh dường như đang tự thuyết phục
mình tin vào điều này, rằng Ninh không muốn đi. Ngay cả khi mẹ hỏi Ninh vẫn giữ
câu nói đó, nhưng “có lẽ bu cũng hiểu” rằng thật tâm Ninh muốn đi, lại vì thương
mẹ bệnh nên mới phải ở nhà.

Đang sống trong niềm hạnh phúc tuổi thơ, thế nhưng bất hạnh lại ập đến với hai
chị em, mẹ mất, những khó khăn trong cuộc đời hai đứa trẻ bắt đầu từ đây. “Hồi mẹ
Ninh mới chết, cứ nghĩ đến mẹ là Ninh khóc. Ninh khóc ằng ặc như người nuốt phải
ngụm gì đắng quá, nó quánh vào cổ họng. Khóc đến lặng hẳn người đi, không còn
ra tiếng nữa. Chẳng ngày nào không thế. Mỗi ngày hai, ba lần”. Còn thằng Đật,
“Hồi bu mới chết, thằng Đật khóc suốt ngày. Nó gào bu”, thầy phải cõng Đật ra chợ
mua bánh, bày cỗ chơi với nó để dỗ nỗi nhớ mẹ của nó.

Nỗi đau mất mẹ chưa nguôi, hai chị em phải đối mặt với nỗi lo cái ăn khi thầy
Ninh đổi tính, thầy vắng nhà nhiều, không còn chăm lo cho hai chị em như trước.
Thầy gửi gạo nhà bác Vụ thổi cơm cho hai chị em nhưng rồi gạo cũng hết mà thầy
vẫn đi mãi chưa về, hai chị em phải sống trong cảnh nhịn đói chờ thầy về. Dù đối
diện với cái nghèo đói đó, Ninh đã thể hiện vai trò người chị và sự trưởng thành

24
trước tuổi của mình. Ninh hiểu chuyện, hiểu lời bác Vụ nói: "Cháu về mà đi tìm
thầy, nhà bác cũng hết gạo rồi, nếu thầy không đưa thêm cho bác thì bác lấy gì thổi
cho chúng mày? Các anh cũng đói...", dặn Đật không qua ăn nhà bác Vụ, đói quá
Ninh tìm củ dong, củ ráy nước về ăn chống đói, Ninh thương em khi bị thằng Chúc
đánh vì tội ăn trộm nắm cơm tối của nó. Ninh hiểu chuyện, chững chạc làm chỗ dựa
cho em trai mình, còn Đật thì còn thì khóc lóc, ăn trộm nắm cơm của thằng Chúc,
ngộm ngoạm ăn nắm xôi của bà cho vì quá đói, những biết sao được, nó còn nhỏ
quá mà.

Ninh và Đật từ những đứa trẻ hồn nhiên hạnh phúc trở thành những con người
phải đi dành giật từng miếng ăn, nhìn sắc mặt người khác mà sống, trở nên hiểu
chuyện của người lớn, buộc phải trưởng thành trước lứa tuổi của mình.

2.2.2. Bị vùi dập bởi những khó khăn trong cuộc sống

2.2.2.1. Nhân vật người lớn

Có lẽ là vì nỗi đau mất vợ quá lớn, thầy Ninh đã lao vào những cám dỗ của cuộc
sống, vốn là một người cha tốt lại dần dần bỏ bê hai chị em. Thầy thương xuyên
vắng nhà, gửi hai chị em cho nhà hàng xóm. Có lần thầy đi mấy ngày liên tiếp
không về, nhưng khi thầy trở về, có một đám người đến dỡ nhà, vì thầy Ninh thua
xóc dĩa. Thầy Ninh đã sa đọa vào những thú vui dung tục, có thể vì nhớ người vợ đã
khuất mà không thể vượt qua, cũng có thể thầy đã tha hóa biến chất nên mới quên đi
bổn phận làm cha của mình.

Nhân vật người cha là đại diện cho những người nông dân trước cách mạng bị
lầm đường lạc lối trước cám dỗ, cụ thể ở đây là bài bạc. Trở thành gánh nặng cho xã
hội, trở thành nguyên nhân cho những đổ vỡ không thể hàn gắn.

Lòng tốt vẫn luôn hiện hữu ở bác Vụ, nhưng cơm áo gạo tiền lại là một vấn đề
ngang trái không thể gỡ bỏ. Bác Vụ vẫn cố giúp hai chị em vài bữa ăn dù rằng gia
đình không đủ ăn đủ mặc, nhưng rồi sự túng thiếu làm bác Vụ không thể nào tiếp
tục làm điều ấy được nữa, bởi những đứa con của bác cũng cần đồ ăn. Dù vậy, khi
thấy Đật khốn đốn, Bác Vụ vẫn lén lấy một nắm cơm của đứa con trai Chúc cho
Đật, dù rằng sau đó vẫn bị Chúc cướp lại.

Một nhân vật khác, người bà ở xa – đối diện với nỗi đau mất con gái và nỗi bất
lực với hoàn cảnh của hai đứa cháu bà thương yêu. Dẫu biết hoàn cảnh éo le ấy,

25
nhưng điều duy nhất bà có thể làm là gói xôi cứu đói khi hai chị em sắp không cầm
cự được. Tình thân đứng trước cơm áo gạo tiền thì cũng chẳng thể nào làm trọn vẹn.

2.2.2.2. Nhân vật trẻ em

Từ những đứa trẻ nhận đủ tình yêu thương, Ninh và Đật đã bị cuộc sống liên tiếp
vùi dập kể từ khi mồ côi mẹ. Mẹ mất là một tổn thất tinh thần vô cùng lớn với hai
chị em, nhưng sự bất hạnh, đau khổ của hai chị em mới thật sự bắt đầu kể từ khi
thầy đổi tính. Thầy đã quên đi trách nhiệm mà lao vào cờ bạc rượu chè, khiến gia
đình tan nát, Ninh và Đật đã mất đi tình thương của cha, mẹ từ đây. Hai chị em sống
trong cảnh nghèo đói, đi ăn nhờ nhà bác Vụ, tự lo nghĩ đến cái ăn trước độ tuổi, đi
đào củ dong, củ ráy nước ăn chống đói để chờ thầy về. Những khi thầy về lại cùng
theo đám người đến dở nhà, nhà hai chị em đã mất vì thầy thua bạc.

Sự bất hạnh của Ninh và Đật cứ liên tiếp nối đuôi nhau ập đến. Đó là hệ quả của
sự vô trách nhiệm, tha hóa về nhân cách của người lớn đối với những đứa trẻ. Đúng
như lời mà u Ninh đã từng nói: “Cha chết thì ăn cơm với cá, mẹ chết liếm lá dọc
đàng.”

Ngoài Ninh và Đật, Từ ngày mẹ chết còn có sự xuất hiện của một nhân vật trẻ em
khác - thằng Chúc con nhà bác Vụ. Sống trong cảnh nhà mồ côi cha, một mình mẹ
phải nuôi bốn miệng ăn, có lẽ vì vậy mà Chúc đã thể nghiệm rõ cái nghèo khó, cơn
đói. Khi bị biết Đật ăn trộm nắm cơm tối của mình “nó chạy theo, giằng lại”. Những
đứa trẻ lớn lên trong cái nghèo đói của làng quê Bắc Bộ trước cách mạng khó mà
giữ lấy sự trong sáng vốn nên có, thay vào đó là ý thức mạnh mẽ về cơm áo gạo tiền
đến mức ích kỉ.

Tiểu kết
Từ ngày mẹ chết là một tác phẩm văn học hiện thực mà Nam Cao đã khắc họa hình
ảnh những người nông dân trước cách mạng sống trong cảnh nghèo khó, quanh
quẩn trong cái đói rách của làng quê, lầm than trong nỗi bất hạnh của cuộc sống và
trẻ em hiện lên là nạn nhân chụi ảnh hưởng lớn nhất. Những con người trong đó
phải vật lộn với những khó khăn của cuộc sống, từ nỗi đau mất đi người thân đến
việc bị ruồng bỏ bởi chính số ít người thân còn sót lại. Từ những đứa trẻ hạnh phúc
trở thành những đứa trẻ đáng thương sống trong cảnh nghèo nàn về vật chất lẫn tình

26
thương, những bất hạnh ấy đã đẩy con người vào đến hoàn cảnh éo le và tồi tàn
nhất. Dù vậy, trong hoàn cảnh éo le ấu lại hiện lên những tia sáng khát vọng của
những đứa trẻ, buộc phải trưởng thành, chống chọi lại cuộc sống.

Chương 3
TRUYỆN NGẮN TỪ NGÀY MẸ CHẾT
NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

3.1. Kết cấu


Từ ngày mẹ chết được xây dựng theo kết cấu tâm lý, theo dòng kí ức của bé
Ninh. Việc xây dựng kết cấu này giúp làm nổi bật vai trò chủ đạo của nhân vật trẻ
em, tạo nên tư tưởng của tác phẩm.

Trẻ em luôn là những nhân vật với tâm hồn trong sáng, ngây thơ, nhưng qua ngòi
bút của Nam Cao, trong nhiều tác phẩm truyện ngắn của ông như Nghèo, Một bữa
no, và cả trong Từ ngày mẹ chết,...hình ảnh những tâm hồn trong sáng thuần khiết
ấy bị vùi dập, đày đọa. Nam cao đã khắc họa nên hình ảnh những đứa trẻ đầy bất
hạnh, đau đớn, là số phận điển hình của những đứa trẻ con nông thôn Việt Nam
trước cách mạng vì những khó khăn, vấp ngã trong cuộc sống, đây cũng là tư tưởng
của Từ ngày mẹ chết.

Đồng thời còn làm nổi bật lên sự suy thoái về đạo đức, trách nhiệm của con
người trước hoàn cảnh. Trẻ em vốn là những thiên thần nhỏ cần được bao bọc, chở
che của người lớn cả về vật chất lẫn tình thương, thế nhưng đứng trước những khó
khăn của cuộc sống, vì chăm lo cái ăn cái mặc và người ta đã quên đi trách nhiệm
này. Để nuôi dưỡng những đứa trẻ, người lớn không chỉ cho chúng ăn những bữa
no, mặc ấm mà còn là tình thương ấm áp của gia đình.

Việc xây dựng cốt truyện tâm lý dựa trên nhân vật trẻ em bé Ninh đã khẳng định
vai trò, sức hấp dẫn của hình bóng trẻ thơ trong các tác phẩm của Nam Cao, luôn
chiếm một vị trí nhất định trong các tác phẩm của ông. Trong các tác phẩm như Đời
thừa, Nghèo,...vẫn có sự xuất hiện của những đứa trẻ trong vị trí là nhân vật phụ
nhưng trong Từ ngày mẹ chết, nhân vật trẻ em đã trở thành nhân vật chính, nổi bật,
đóng vai trò chủ đạo cho việc hình thành tư tưởng của tác phẩm.

Ngoài ra, Nam Cao còn sử dụng kiểu kết cấu đi thẳng vào vấn đề trung tâm của
tác phẩm. Ngay từ những dòng đầu tiên đã nói tới chi tiết, sự kiện thể hiện bản chất,

27
vấn đề cốt lõi của câu chuyện và sau đó nhà văn mới quay lại phía sau, miêu tả
quãng đời quá khứ của nhân vật.

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật

3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em


Trong một số tác phẩm của Nam Cao thường xuất hiện bóng dáng của trẻ thơ, đó
là những nhân vật đặc biệt tạo nên sức sống, sự gợi cảm và ám ảnh trong văn
chương của ông như hình ảnh của bé chị em bé chuột rách rưới, đói khổ trong Ngèo
nhưng hình tượng những đứa trẻ ấy chỉ xuất hiện với tư cách là nhân vật phụ, làm
tăng thêm sức hút, nỗi ám, truyền tải tư tưởng trong tác phẩm của ông.
Tuy nhiên, khác với các tác phẩm trước đó, Từ ngày mẹ chết của Nam Cao đã
đưa nhân vật trẻ em không chỉ xuất hiện với vai trò phụ mà là yếu tố chính tạo nên
sức sống, bi kịch, phản ánh hiện thực đầy chua xót. Vốn là những đứa trẻ được bao
bọc bởi tình yêu thương của gia đình, nhưng hiện thực lại dần trở nên chua xót khi
những đứa trẻ mất mẹ. Ninh và Đật phải sống trong đói khát, rách rưới và còn phải
chịu sự bỏ bê từ chính người cha của mình. Đứng trước thực tại oái oăm ấy, Nam
Cao lại tạo nên nhân vật Đật - một đứa trẻ chưa hiểu chuyện, thường xuyên khóc
lóc (khóc đòi mẹ, khóc vì đói), hay cãi nhau chí chóe với chị, là một đứa trẻ không
vâng lời. Đối lập với Đật là hình tượng bé Ninh chín chắn, trưởng thành trước tuổi,
có suy nghĩ, lòng tự trọng của một người lớn khi không cho Đật sang ăn nhà bác
Vụ, sẵn sàng nhịn đói chờ cha, là một người chị tốt làm chỗ dựa vững chắc cho em
mình. Từ sự đau thương bất hạnh ấy lại ánh lên cái nhìn đầy lạc quan của hai đứa
trẻ nghèo sống trong cảnh thiếu thốn tình thương.
Những đứa trẻ hồn nhiên đặt trong hoàn cảnh thiếu thốn từ tình cảm đến cảnh
nghèo nàn vật chất đã cho thấy sự bần cùng, xám xịt của tương lai trẻ thơ trước cách
mạng.
Bằng nghệ thuật xây dựng nhân vật trẻ em dựa trên tuyến tính tâm lý, kết hợp với
những bị kịch mà Nam Cao đã lồng ghép vào từng chi tiết, sự kiện đã cho người
đọc những suy nghĩ sâu xa về cuộc đời, về con người, về mối quan hệ và trách
nhiệm giữa con người với con người nói chung và giữa trẻ em với người lớn nói
riêng.
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật người lớn
Tác phẩm đã xây dựng những nhân vật xung quanh là người lớn - người đáng lẽ
ra sẽ phải yêu thương, chăm sóc cho thế hệ trẻ, nhưng giờ đây chính họ lại là người
gây ra những bất hạnh tạo nên những bi kịch nối tiếp nhau.

28
Nhân vật người lớn mà Nam Cao xây dựng trong Từ ngày mẹ chết vốn là những
người nông dân trước cách mạng phải sống trong cảnh nghèo khổ rách rưới. Trong
hoàn cảnh nghèo khổ ấy lại là những con người với phẩm chất trong sạch, đáng quý
của mẹ Ninh – một người phụ nữ của gia đình, người mẹ hết lòng chăm lo cho con
cái, thầy Ninh – một người đàn ông yêu thương vợ con, chăm sóc cho người vợ đau
ốm và thấu hiểu nổi đau mất mẹ của các con, hay của bác Vụ - một người phụ nữ
góa chồng một mình gồng gánh lo toan nuôi bốn đứa con, với tình làng nghĩa xóm
khi dù trong hoàn cảnh nghèo khó túng quẫn vẫn giúp đỡ chị em Ninh những bữa
cơm khi bố đi vắng. Nhưng đối lập với những con người đó, Nam Cao đã xây dựng
nên nhân vật đối lập bị tha hóa về đạo đức vì không thể vượt lên số phận, hoàn
cảnh. Bố Ninh từ một người cha hết lòng yêu thương con cái, mang trên vai trách
nhiệm to lớn nuôi dạy các con đã bị tiêu mòn đi nhân cách của một người làm bố,
lao vào rượu chè, bài bạc, những thú vui tầm thường, bỏ đi biền biệt đến khi trở về
đã thân tàn ma dại, khiến gia đình táng gia bại sản chỉ ít lâu sau khi vợ mất. Có lẽ vì
không vượt qua được nỗi đau mất vợ, hoàn cảnh trớ trêu của cuộc sống mà ông đã
tha hóa, tiêu mòn đi trách nhiệm, nhân cách của một người làm cha, hay đó cũng chỉ
là một lý do ngụy biện cho những tội lỗi ông vì dường như ông đã quên rằng, ông
mất vợ những hai đứa trẻ đã mất mẹ, ông đau khổ những những đứa trẻ non nớt ấy
còn đau đớn hơn cả ông.
Bằng việc xây dựng nhân vật người lớn xoay quanh nhân vật trẻ em với hình
tượng đối lập nhau, giữa con người giàu tình yêu thương, đem đến hạnh phúc cho
những đứa trẻ và đối lập chính với họ - con người bị tha hóa, tiêu mòn đi trách
nhiệm tình thương đã khiến độc giả cảm nhận sâu sắc những bị kịch, tổn thương của
những đứa trẻ buộc phải sống và tự trưởng thành khi thiếu vắng đi tình thương.
Người đọc phải suy nghĩ, vật lộn dai dẳng và khốc liệt trong hành vi, hành động,
tình cảm và trách nhiệm bậc cha mẹ đối với con cái.
3.3. Ngôn ngữ trần thuật
Ngôn ngữ trần thuật lạnh lùng, phơi bày rõ rệt hoàn cảnh bất hạnh, đáng thương.
Nam Cao luôn mang một thái độ tưởng chừng như vô cảm khi đối diện với những
mảnh đời bất hạnh do anh tự tạo dựng nên. Đấy là cách tác giả không để cái tư
chung đụng với nhân vật, khiến nhân vật buộc mình phải tự đương đầu, rồi bị vùi
dập. Là cha đẻ của những bi kịch ấy, nhưng Nam Cao không hề trực tiếp bày tỏ lòng
thương cảm của mình, khiến cho cái nhìn của độc giả về cuộc đời trần trụi hơn bao
giờ hết. Bởi lẽ đứng trước hoàn cảnh éo le ấy, cả Nam Cao, cả những người ngoài
cuộc – chẳng ai có thể đưa tay cứu giúp, toàn bộ đều chỉ có thể nhờ vào chính bản
thân nhân vật.

Linh hoạt trong việc thay đổi ngôn ngữ trần thuật để miêu tả, bộc lộ tình cảm,
thái độ với nhân vật, giữa đoạn hạnh phúc và đoạn đau khổ. Khi Ninh và Đật còn

29
gia đình, còn người thân, câu văn Nam Cao hoàn toàn khác so với thời điểm hai chị
em tan cửa nát nhà. Nếu trước đây là khoảng thời gian hạnh phúc bên cha mẹ, dù
túng thiếu nhưng sâu trong lòng vẫn là sự thơ ngây trong sáng của trẻ thơ; thì sau
này, là sự hiểu chuyện quá tuổi của Ninh, là sự quấy đòi không thể chấp thuận của
Đật, là những bi kịch nối tiếp bi kịch, là sự bất lực trước cảnh ngộ muốn giúp mà
chẳng thể giúp của bác Vụ và người bà xa, là sự mất nhân tính, vô trách nhiệm của
người cha,... Nếu khi nói đến hai chị em, thông qua lời của người bà xa có bao
nhiêu thương yêu và không đành, thì khi nhắc đến người cha lại có bấy nhiêu chì
chiết và trách móc, thậm chí thái độ hoàn toàn trái ngược nhau. Có thể nói, Nam
Cao hòa mình vào từng nhân vật – Nhân vật lên tiếng nói, nhưng đấy cũng là nơi
mà thái độ của Nam Cao đang ẩn mình.

Nam Cao thường không xây dựng quá nhiều đối thoại, thay vào đó là hàng loạt
những độc thoại trong suy tư. Xuyên suốt tác phẩm quả thật không có quá nhiều
cuộc hội thoại có quá hai người tham gia vào, thay vào đó là những lần độc thoại
của chính bản thân nhân vật (Ninh đóng vai trò chủ đạo). Để có thể thấy được rằng,
Ninh trưởng thành và hiểu chuyện đến mức nào; những mâu thuẫn đầy sâu sắc trong
hình hài một đứa trẻ chưa lớn về tuổi đời; những suy nghĩ quên mình vì người trong
vô thức;...

3.4. Không gian và thời gian nghệ thuật


3.4.1. Không gian gia đình – nhiều ám ảnh
Gia đình vốn là nơi chan chứa yêu thương, hạnh phúc nuôi dưỡng mỗi đứa trẻ.
Đối với hai chị em Ninh và Đật cũng vậy, đây là nơi có cha mẹ, có chị em ngập tràn
tiếng cười, tiếng cãi nhau chí chóe lúc vây quanh mẹ vào những ngày trời mưa mẹ
không đi làm mà ở nhà vá quần áo. Là những ngày có cha yêu thương, thấu hiểu nỗi
đau mất mẹ, bày đồ hàng chơi dỗ dành nỗi nhớ mẹ của Đật, là những ngày trời đông
thầy kéo chăn đắp cho hai chị em hay những ngày hè thầy phẩy phẩy quạt đến tận
khuya cho chị em ngủ. Nhưng không gian tràn ngập yêu thương đó lại là nơi liên
tiếp xảy ra những chuỗi bi kịch khi mà bu mất, thầy hai chị em đã sa đọa vào bài
bạc mà bỏ bê hai chị em, thậm chí ngôi nhà có gia đình hạnh phúc ấy cũng đã
không còn khi mà thầy hai chị em đã thua bạc mà bán nó đi. Nơi đó đã từng là
những điều hạnh phúc lớn lao, giờ đây chỉ còn là quá khứ, và hiện tại nghiệt ngã.

Nam Cao đã sử dụng không gian gia đình để xây dựng nên quá khứ tràn ngập yêu
thương và cũng là nơi xảy ra những chuỗi bi kịch đã tạo ra những cảm xúc đối lập

30
nhau trong cùng một không gian, đưa tấn bị kịch ấy lên cao trào, đặt hai đứa trẻ vào
những nỗi đau dằn vặt nhất. Không gian nghệ thuật này đã hỗ trợ Nam Cao trong
quá trình truyền tải tư tưởng của tác phẩm đến với người đọc, đồng thời khiến người
đọc phải suy nghĩ mối quan hệ giữa gia đình – trách nhiệm – nhu cầu được yêu
thương của mỗi đứa trẻ.

3.4.2. Thời gian đan xen quá khứ - hiện tại


Trong các sáng tác của Nam Cao, ông đã dùng cách kể chuyện rất đặc biệt, ngoài
đi theo trình tự thời gian, các chuỗi sự kiện nối tiếp, Nam Cao còn thường đan xen
các khoảng thời gian giữa quá khứ, hiện tại, tương lai lại với nhau theo tuyến tính
tâm lý của nhân vật. Cách kể chuyện này tạo nên sức hút, lôi cuốn độc giả vào mạch
truyện độc lạ, ngoài ra nó còn thể hiện một cách chi tiết các sự kiện, dễ dàng đi sâu
vào tâm lý nhân vật. Trong Từ ngày mẹ chết, ông đã sử dụng cách kể chuyện đặc
sắc này.

Tuyến thời gian trong tác phẩm Từ ngày mẹ chết không đi theo trình tự liền
mạch, mà đan xen giữa quá khứ và hiện tại phụ thuộc vào mạch suy nghĩ của nhân
vật Ninh. Mở đầu tác phẩm là thực trạng buồn bả, nỗi nhớ u cùng dòng hồi ức về
những thàng ngày hạnh phúc khi có u của nhân vật Ninh, những dòng hồi ức này đã
đưa người đọc trở về những thàng ngày hạnh phúc cùng nhân vật, giúp người đọc
hiểu rõ tâm lý, hoàn cảnh của Ninh và Đật. Sau những dòng hồi ức, quay trở lại với
thực tại là những tháng ngày mồ côi mẹ, hai chị em vẫn nhận được đầy đủ tình yêu
thương chứ cha, nhưng những tình yêu thương đó đã dần biến mất khi các sự kiện
liên tiếp nối đuôi nhau xảy ra, cha lao vào cờ bạc, bỏ bê hai chị em trơ trụi đến khi
trở về đã thân tàn ma dại, tan nhà nát cửa. Đan xen cùng với những sự kiện đó là
hình ảnh, tâm lý và hành động của hai chị em từ những đứa trẻ đến dần trưởng
thành.

Bằng cách kể chuyện này đã tạo nên sự cuốn hút, lôi cuốn của câu truyện. Người
đọc đã tự mình dõi theo được hai chị em Ninh và Đật từ những tháng ngày hạnh
phúc đến bất hạnh, chứng kiến sự thay đổi trưởng thành trong tâm lý, hành động
của hai chị em.

Tiểu kết

31
Dựa trên kết cấu tâm lý, theo dòng kí ức của bé Ninh, Nam Cao đã khắc họa thành
công tâm lý, cảm xúc của những nhân vật trẻ em. Dẫn dắt người đọc đi sâu vào cảm
nhận những bất hạnh của các nhân vật trẻ em. Xoay quanh đó là cách hành động, sự
thoái hóa của nhân vật người lớn, cho người đọc suy nghĩ về mối quan hệ giữa tình
thương và trách nhiệm của người lớn đối với trẻ em.

Nam Cao tạo nên các nhân vật với những hình tượng đối lập nhau, tạo nên chuỗi bi
kịch đưa sự bất hạnh lên cao trào nhất. Từ những con người với nhân cách tốt đẹp
nhưng sau đó bị bào mòn bởi những khó khăn của cuộc sống, từ những đứa trẻ hạnh
phúc trở nên đáng thương vì sự thiếu thốn tình thương tạo ra nỗi ám ảnh về số phận
con người.

Kết hợp với việc sử dụng ngôn ngữ nghệ thuật lạnh lùng, linh hoạt thay đổi ngôn
ngữ trần thuật, miêu tả đã phơi bày rõ rệt hoàn cảnh, tình cảm, thái độ của các nhân
vật. Không gian gia đình, thời gian đan xen giữa quá khứ và hiện tại, giữa quá khứ
hạnh phúc và hiện tại trớ trêu khiến người đọc phải suy nghĩ về mối quan hệ giữa
gia đình và tình thương.

32
KẾT LUẬN

Không tạo được tiếng vang lớn trong văn đàn nước nhà, nhưng nếu đã gắn liền
với cái tên Nam Cao, thì Từ ngày mẹ chết ắt hẳn phải mang giá trị không thể phủ
nhận. Tác phẩm lấy nhân vật trẻ em làm chủ đạo, đặt trong mối quan hệ với nhân
vật người lớn, thay vì được bảo bọc nuôi dưỡng lớn lên, lại bị vùi dập bởi chính bàn
tay của người thân (người lớn nói chung). Bên cạnh đó, còn là sự bất lực trước
những cám dỗ của cuộc đời, là khởi nguyên của mọi tan vỡ, mọi bi kịch kéo theo
mà không chỉ một người phải chịu – sự ngã xuống của một cá nhân hoàn toàn có thể
làm ảnh hưởng triệt để đến rất nhiều người liên đới. Bằng những thủ pháp nghệ
thuật tinh tường, cách sắp xếp và chọn lựa tình tiết, kết cấu,...đặc biệt phù hợp, Từ
ngày mẹ chết xứng đáng được biết đến nhiều hơn, được hiểu một cách sâu sắc và có
quy mô, có đầu tư hơn.

Qua đây, một lần nữa tô điểm nên nhà văn kiệt xuất Nam Cao – một dấu chấm
vàng son cho nền văn học hiện thực nói riêng và văn học nước nhà nói chung. Một
tác giả đại tài, có tầm cỡ, có tư tưởng riêng, có “văn” cách tuyệt đại, xứng đáng với
thân phận là cha đẻ cho những tuyệt tác không tuổi.

33
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nam Cao (1993), Tuyển tập Nam Cao, NXB Văn học, Hà Nội.

[2] Nam Cao (1985), Nam Cao truyện ngắn, NXB Đà Nẵng.

[3] Hà Minh Đức (1999), Nam Cao toàn tập (tập 3), NXB Văn học, Hà Nội.

[4] Phương Ngân (2000), Nam Cao – Nhà văn hiện thực xuất sắc, NXB Văn hóa
Thông tin, Hà Nội.

34

You might also like