You are on page 1of 23

TKN

60 TIẾT
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU:
 Kích thích sự nhạy bén và phát huy tư duy sáng tạo của sinh viên trong việc đề
xuất và phác thảo ý tưởng kiến trúc - thông qua đó cũng rèn luyện kỹ năng biểu
đạt tư duy một cách chính xác và hiệu quả
 Vận dụng các giải pháp bố cục và tạo hình cơ bản để tổ hợp không gian công
trình kiến trúc thoả mãn các yêu cầu về sử dụng và thẩm mỹ.
 Nắm vững nguyên tắc và quy trình thực hành thiết kế, tuân thủ các quy định và
tiêu chuẩn thiết kế.
II. PHẠM VI & NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
1. Đối tượng nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của học phần Thiết kế nhanh là mối liên hệ giữa các yếu tố
/ các khía cạnh / các thành phần kiến trúc với nhau cũng như với môi trường & cảnh
quan của địa điểm xây dựng. Những mối liên hệ đó được làm rõ trong quá trình nghiên
cứu phân tích sự tương tác / cách thức ứng xử với những hoàn cảnh & điều kiện mà
kiến trúc được đặt vào - rồi trên cơ sở đó tổng hợp lại thành giải pháp về hình khối,
cấu trúc, lớp vỏ, không gian,.., nhằm bổ khuyết / hỗ trợ cho giải pháp về chức năng
(mà thông thường vẫn được hình thành một cách máy móc theo nguyên tắc về tính hợp
lý / tiện dụng).
Sự liên hệ & ràng buộc lẫn nhau giữa các yếu tố / khía cạnh và giải pháp nói trên
được phản ánh thông qua một số loại hình công trình mà hình thái kiến trúc có nét đặc
trưng (về ý nghĩa / về nội dung / về cấu trúc / về hình thể) biểu đạt những giá trị tinh
thần và gắn liền với những trạng thái cảm xúc nhất định, thể hiện vai trò định hướng /
dẫn dắt và phản ánh dấu ấn rõ nét của ý tưởng kiến trúc độc đáo. Các công trình này
lại được đặt trong những hoàn cảnh / địa điểm đặc thù nhằm tạo ra những tình huống
“có vấn đề” để có thể vận dụng được những phương thức tiếp cận thích hợp, tạo điều
kiện cho sự phát hiện / nảy sinh ý tưởng và phát triển tư duy sáng tạo của SV.
2. Phạm vi và nội dung nghiên cứu.
Học phần TKN gồm 4 bài phác thảo (T1->T4) với yêu cầu về mức độ tư duy
sáng tạo và tính tổng hợp trong cách tiếp cận được nâng cao dần. SV được giao nhiệm
vụ tìm hiểu và vận dụng những phương thức tiếp cận mới / khác / ngược chiều so với
cách tiếp cận thông thường (thường là đi từ nội dung công năng -> hình thức, từ tổng
thể -> chi tiết). Về bản chất, phương pháp nghien cứu vẫn bao gồm các bước phân tích
& tổng hợp, nhưng việc thay đổi tình huống & xuất phát điểm sẽ giúp mở rộng tầm
nhìn, đa dạng hóa quan điểm và thúc đẩy tinh thần tư duy sáng tạo của SV.
Nội dung nghiên cứu và yêu cầu về phương thức tiếp cận đối với các bài TKN
(từ T1 đến T4) như sau:
● T1: Sử dụng hướng tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach) để phác thảo
công trình mang tính biểu trưng, có mục đích biểu đạt một nội dung tinh thần
hoặc phản ánh một trạng thái tình cảm nhất định (VD: Bia lưu niệm, Tượng
đài, Đài liệt sĩ / Tổ quốc ghi công, Khu tưởng niệm, Nhà nguyện, Cổng đô thị /
Cửa ô,..).
● T2: Sử dụng hướng tiếp cận bối cảnh luận (Contextual Approach) để phác
thảo ý đồ kiến trúc một công trình được xây dựng tại những địa điểm có yếu tố
đặc trưng / hoạt động trong những hoàn cảnh có tính đặc thù / phục vụ những
đối tượng có cá tính đặc sắc. Tập trung vào các công trình phục vụ công cộng
có quy mô nhỏ, chức năng đơn giản & điển hình hóa (VD: Nhà WC công
cộng,..).
● T3: Sử dụng hướng tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach) để phác
thảo ý đồ công trình với cấu trúc không gian tương đối đơn giản - nhưng cho
phép sử dụng hỗn hợp / đa chức năng (VD: Hội chợ / Triển lãm / Hội hoa
xuân, Khu vui chơi), có khả năng xây dựng / vận hành cơ động, linh hoạt (VD:
Kiến trúc động, Kiến trúc lắp ghép,..).
● T4: Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp (Integrated Approach) để phác thảo ý
đồ kiến trúc phù hợp với bối cảnh của địa điểm và tinh thần của thời đại (VD:
công trình phỏng sinh học / kiến trúc sinh thái / tiết kiệm năng lượng / kiến
trúc vì cộng đồng,..), hoặc biểu hiện một quan niệm / tư tưởng xác định (VD:
giải tỏa cấu trúc / chuyển hóa luận / cộng sinh,..).
III. Thời gian và phương thức thực hiện.
- Học phần TKN được tiến hành tại xưởng - mỗi bài phác thảo được thực hiện
trong 15 tiết, trong đó:
+ Nghiên cứu phân tích: 05 tiết (= 1 buổi).
+ Tổng hợp & phác thảo ý đồ: 05 tiết (= 1 buổi).
+ Thuyết trình và đánh giá: 05 tiết (= 1 buổi).
- Để thực hiện hiệu quả 1 buổi (= 5 tiết) làm việc tại xưởng, SV phải tự học / tự
nghiên cứu & chuẩn bị trước trong tối thiểu 10 tiết.
IV. Yêu cầu về thể hiện:
- Sử dụng chất liệu và kỹ thuật tự chọn (sơ đồ hóa / diagraming, đồ họa, cắt dán /
collage, chụp ảnh, làm mô hình, chồng lớp / hòa trộn - mapping / overlapping /
juxtaposition,..) tùy theo năng lực và sở trường của mỗi sinh viên.
- Bài thuyết trình: mỗi bài TKN tập hợp khối lượng trên 2 khổ giấy 59,4 x 59,4
cm để thuyết trình (1 tờ nghiên cứu + 1 tờ phác thảo ý đồ).
- Portfolio: tập hợp các thông tin / hình ảnh, các hình vẽ sơ phác tìm ý / vẽ nháp
trong quá trình nghiên cứu phân tích + 4 bài phác thảo (T1->T4, thu về khổ
30x30 cm) + các chỉnh sửa theo nhận xét (nếu có). Đóng quyển khổ 30 x 30
cm để lưu trữ.
V. Phương pháp đánh giá học phần:
- Kết quả học phần TKN được đánh giá trên cơ sở tổng hợp 30% điểm quá trình
và 70% điểm chuyên môn.
- Điều kiện tiên quyết để được đánh giá học phần: sinh viên phải làm việc tại
xưởng trong tối thiểu 80% thời gian (= 50 tiết), hoàn thành đầy đủ các bài
phác thảo và nộp lại Portfolio đúng thời hạn, đúng quy định.
1. Tiêu chuẩn đánh giá kết quả học phần:
a. Điểm quá trình: 03/10 (30%)
Đánh giá việc thực hiện đúng quy trình - với các tiêu chí:
+ Đi học đầy đủ, đúng giờ, có ý thức làm việc nghiêm túc
+ Hoàn thành đủ 4 bài phác thảo đúng thời hạn
+ Thuyết trình & nộp Portfoliotheo yêu cầu
b. Điểm chuyên môn: 07/10 (70%)
Đánh giá chất lượng các bài phác thảo của SV - với các tiêu chí:
+ Ý tưởng sáng tạo đặc sắc / độc đáo / mới mẻ
+ Là kết quả logic theo hướng tiếp cận đã được xác định
+ Thể hiện rõ quá trình nghiên cứu (phân tích & tổng hợp)
+ Chất lượng thuyết trình tốt / trình bày hiệu quả
Điểm chuyên môn là trung bình cộng điểm của 4 bài phác thảo (T1->T4).
Ghi chú:
- Sinh viên thiếu 1 trong số 4 bài phác thảo (tương ứng với 25% thời lượng)
sẽ phải nhận điểm F và học lại học phần.
- Những trường hợp nộp bài không đúng quy định/ không thuyết trình sẽ
phải nhận điểm 0 cho bài đó để tính vào kết quả chung.
VI. SÁCH THAM KHẢO:
- Bài giảng lý thuyết / chuyên đề về nhiệm vụ nghiên cứu và các chỉ dẫn cơ bản
(do Bộ môn LL&BT / Bộ môn CTCC biên soạn).
- Các tài liệu về tư duy sáng tạo và ý tưởng kiến trúc.
+ Nguyễn Luận (2003). Hình và ý trong sáng tác kiến trúc. Tạp chí Kiến
trúc (No 3-4/2003).
+ Hoàng VănTrinh (1997). Xây dựng ý tưởng trong sáng tác kiến trúc -
phục vụ đào tạo KTS ở Việt Nam (Luận án TS).
+ Trần Đức Khuê (2008). Phát triển tư duy sáng tạo kiến trúc ở SV trong
quá trình đào tạo KTS (Luận án TS).
+ Bộ môn LL&BT (2014). Phương pháp luận thiết kế kiến trúc (Bài giảng)
- Các tài liệu khác theo nội dung và yêu cầu của mỗi đề tài (do các Xưởng cập
nhật & bổ sung trong quá trình thực hiện)
- Một số VD tham khảo / bài mẫu (của các trường nước ngoài / của Chương trình
tiên tiến).
TIẾP CẬN Ý NIỆM
CONCEPTUAL APPROACH T1
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng hướng tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach) để phác thảo công
trình mang tính biểu trưng, có mục đích biểu đạt một nội dung tinh thần hoặc phản
ánh một trạng thái tình cảm nhất định (VD: Bia lưu niệm, Tượng đài, Đài liệt sĩ / Tổ
quốc ghi công, Khu tưởng niệm, Nhà nguyện, Công trình biểu tượng / điểm nhấn,
Cổng đô thị / Cửa ô,..).
Tiếp cận ý niệm (Conceptual Approach): xuất phát từ mục đích & tính chất
của công trình để xác định một thông điệp tinh thần, rồi dùng cơ chế liên hệ / liên
tưởng để tìm đến những hình thức biểu đạt thông điệp đó. Vận dụng quy luật về tính
thống nhất trong sự đa dạng (nét khái quát chi phối các biểu hiện cụ thể - các chi tiết
phản ánh thống nhất một tinh thần chung). Giảm thiểu yếu tố chức năng sử dụng,
tập trung khai thác các yếu tố về ngữ nghĩa / ký hiệu học (các dấu hiệu / tín hiệu /
ký hiệu / biểu hiệu / biểu tượng / hình tượng, các loại mã lịch sử / mã VH / mã hình
học,..) để truyền đạt ý tưởng.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ
2.1. Đề tài: Không gian tưởng niệm “Nhà tù Hỏa Lò”
Nhà tù Hỏa Lò nằm trên khu đất giữa các phố Hỏa Lò, Hai Bà Trưng, Quán
Sứ, Thợ Nhuộm. Đây vốn là đất của làng Phụ Khánh (tổng Vĩnh Xương, huyện Thọ
Xương, Hà Nội). Làng có tên Nôm là Hỏa Lò vì là nơi duy nhất ở Thăng Long
chuyên làm các loại đồ gia dụng bằng đất nung (siêu, ấm, bếp lò,..), được ưa chuộng
không chỉ ở kinh thành mà cả nhiều địa phương khác.
Năm 1896, để phục vụ cho việc cai trị và đàn áp phong trào yêu nước của
người Việt, thực dân Pháp đã lấy toàn bộ đất làng Phụ Khánh để xây dựng nhà tù và
tòa án. Các đình, chùa bị phá hủy hoặc phải chuyển đi nơi khác, nghề thủ công
truyền thống lâu đời bị xóa sổ - chỉ còn địa danh Hỏa Lò đặt cho đoạn phố nhỏ giữa
Tòa án và nhà tù, từ đó mà thành tên nhà tù Hỏa Lò.
Nhà tù Hỏa Lò là một trong những nhà tù lớn và kiên cố bậc nhất Đông
Dương thời bấy giờ. Tổng diện tích 12.908m2, 4 phía có tường bao bằng đá dày
0,5m cao 5m, bên trong bố trí các trại giam tù chính trị và tù thường phạm. Trong
hơn 50 năm dưới chế độ thực dân Pháp, nhiều nhà yêu nước và chiến sĩ cách mạng
Việt Nam đã bị giam cầm, tra tấn và sát hại tại đây.
Sau năm 1954, nhà tù Hoả Lò được tiếp tục sử dụng để giam giữ phạm nhân.
Những năm 1964-1973 là nơi giam giữ phi công Mỹ bị bắn rơi trong các đợt ném
bom bắn phá miền Bắc Việt Nam (và họ đã hài hước gọi nó là “Khách sạn Hilton
Hà Nội”). Đến năm 1993, nhà tù được chuyển ra ngoại thành để lấy đất xây dựng
Trung tâm thương mại Hà Nội Tower.
Một phần nhà tù giáp phố Hỏa Lò được giữ lại như một di tích, được tôn tạo
để kết hợp trưng bày và thông tin về một giai đoạn lịch sử bi hùng. Khu xà lim tử tù
từng giam giữ các lãnh tụ cách mạng như Hoàng Văn Thụ, Nguyễn Đức Cảnh, Trần
Đăng Ninh, Trường Chinh,.. đã được tái hiện trong không gian trưng bày. Trong
phần sân ở phía phố Thợ Nhuộm đã xây dựng Khu tưởng niệm các chiến sỹ yêu
nước đã hy sinh tại đây vì độc lập, tự do của dân tộc.
Tuy nhiên, do hình dạng khu đất không vuông vức, lựa chọn vị trí và giải pháp
không phù hợp - nên mặc dù đã được ngăn cách với bên Hà Nội Tower bằng bức
tường cao 6m có phù điêu hoành tráng, nhưng tòa nhà cao tầng phía sau vẫn ảnh
hưởng đến không khí trang trọng và tôn nghiêm của không gian tưởng niệm.

Hiện vật gốm sản phẩm của


Toàn cảnh Nhà tù Hỏa Lò trước khi bị phá hủy
làng nghề Phụ Khánh

2.2. Địa điểm xây dựng


- Địa điểm nghiên cứu là khu vực phía sau nhà trưng bày - bao gồm cả khu tưởng
niệm hiện có và khoảng sân chung bên ngoài. Sinh viên có thể đề xuất một vị trí
mới cho đài tưởng niệm và mở rộng phạm vi ra toàn bộ khu vực.
- Hình ảnh hiện trạng:
Cổng chính khu di tích trên phố Hỏa Lò
Hình ảnh hiện trạng khu tưởng niệm

2.3. Nội dung & yêu cầu:


+ Khu vực đệm / không gian tiếp cận ban đầu
+ Khu vực hành lễ / không gian tưởng niệm chính
+ Đài tưởng niệm
Sinh viên quyết định phạm vi, diện tích và giải pháp tổ chức các khu vực theo
ý đồ của mình. Có thể bổ sung các nội dung phù hợp, các thành phần cần thiết để
phục vụ cho các hoạt động nghi lễ và tưởng niệm. Lưu ý:
- Không gian tưởng niệm là một thành phần của khu di tích, có vai trò như đoạn
kết của quá trình tham quan - nên cần có sự tiếp nối phù hợp với nội dung của khu
vực trưng bày trong nhà.
- Giải pháp kiến trúc và chiều cao xây dựng phù hợp với độ lớn của không gian và
công trình di tích, đạt được hiệu quả thị giác cần thiết và khắc phục được các ảnh
hưởng bất lợi của khối nhà cao tầng phía sau.
- Đối tượng tưởng niệm không phải là một nhân vật / sự kiện cụ thể, nên cần sử
dụng ngôn ngữ tạo hình kiến trúc (không phải bằng điêu khắc hoành tráng), không
làm công trình trở thành tượng đài.
- Kiến trúc thể hiện cảm nhận về tính bi tráng & anh hùng của những người đã hy
sinh trong môi trường tàn khốc của nhà tù. Không hình tượng hóa theo những hình
ảnh chung chung (thông thường / được ấn định trước).
3. MỘT SỐ ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG
- Biểu tượng ghi dấu cửa ô Thăng Long - Đông Đô - Hà Nội tại khu vực nút giao
thông Ô Chợ Dừa / Cầu Giấy
- Khu tưởng niệm sự kiện Khâm Thiên 1972
- Biểu tượng Cột mốc số không (Km 0) tại khu vực Hồ Gươm
THAM KHẢO CHO T1
Sử dụng keyword là công cụ đầu tiên để tiếp cận ý tưởng. Các keyword được
sinh viên đưa ra sau khi tìm hiểu đề tài. Các phương pháp để phát triển keyword
bằng việc tìm hiểu:
- Nguồn gốc của Từ ngữ (Etymology)
- Sự biểu hiện của các kí hiệu
Chú ý: Giảm thiểu yếu tố chức năng sử dụng, tập trung khai thác các yếu tố về ngữ
nghĩa / ký hiệu học (các dấu hiệu / tín hiệu / ký hiệu / biểu hiệu / biểu tượng / hình
tượng, các loại mã lịch sử / mã VH / mã hình học,..) để truyền đạt ý tưởng.

Ví dụ 1: Tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm NESTING


Ví dụ 2: Tìm hiểu ý nghĩa của khái niệm PALIMPSEST
TIẾP CẬN BỐI CẢNH LUẬN
CONTEXTUAL APPROACH T2
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng hướng tiếp cận bối cảnh luận (Contextual Approach) để phác thảo
ý đồ kiến trúc một công trình được xây dựng tại những địa điểm có yếu tố đặc trưng
/ hoạt động trong nhữnghoàn cảnh có tính đặc thù / phục vụ những đối tượng có cá
tính đặc sắc. Đối tượng nghiên cứu tập trung vào các công trình phục vụ công cộng
có quy mô nhỏ, chức năng đơn giản & điển hình hóa.
Tiếp cận bối cảnh luận (Contextual Approach): bắt đầu từ việc nghiên cứu
phân tích để tìm ra những yếu tố đặc trưng của môi trường & cảnh quan (bao gồm
cả các yếu tố văn hóa & lịch sử) xung quanh địa điểm xây dựng, từ đó dẫn đến giải
pháp phù hợp về hình khối - không gian và các chi tiết kiến trúc đặc thù. Những yếu
tố đặc trưng của môi cảnh địa điểm có thể được chiết xuất từ các khía cạnh Vật chất
/ Physical aspects (điều kiện tự nhiên, môi trường, hạ tầng, vật liệu, kết cấu,..) &
Chức năng / Functional aspects (đặc điểm của các hoạt động sống, thương mại, dịch
vụ, giải trí,..), cũng như các khía cạnh Thị giác / Visual aspects (hình thái không
gian, diện mạo kiến trúc, cảnh quan đô thị,..) & Phi thị giác / Non-visual aspects
(những giá trị tinh thần về đạo lý / tâm linh, những cảm nhận về văn hóa, xã hội,
truyền thống, lịch sử,..).
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ
2.1. Đề tài: Nhà vệ sinh công cộng
Nhà vệ sinh là không gian phục vụ một trong những nhu cầu sinh học rất riêng
tư và thiết yếu của con người. Nhà vệ sinh công cộng là công trình dịch vụ đáp ứng
nhu cầu này của số đông người, không thể thiếu tại những địa điểm công cộng trong
đô thị. Bài T2 đặt ra yêu cầu xen cấy loại công trình “nhạy cảm” này một cách thích
hợp và tinh tế vào bối cảnh của một địa điểm có nhiều ý nghĩa về văn hóa & lịch sử
- nơi hàng ngày vẫn thu hút rất đông đảo người dân & du khách.
2.2. Địa điểm xây dựng
Khu vực quảng trường Đông Kinh nghĩa thục (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội)
Quảng trường Đông Kinh nghĩa thục nằm ở góc bờ phía Tây Bắc hồ Gươm, là
cửa ngõ quan trọng để đi / đến khu phố cổ (qua các tuyến phố Hàng Bông - Hàng
Gai, Hàng Ngang - Hàng Đào, Hàng Cân - Lương Văn Can, Cầu Gỗ - Hàng Thùng,
Đinh Liệt - Tạ Hiện) và chuyển tiếp xuống khu phố cũ ở phía Nam (qua các phố Lê
Thái Tổ & Đinh Tiên Hoàng dọc 2 bên hồ).
Trước kia khu vực này là một vườn cây thuộc thôn Thăng Bình, giáp thôn Tả
Khánh, đệm giữa khu thị dân (khu phố cổ) và hồ Lục Thủy; vào thế kỷ XIX còn
được chính quyền phong kiến & thực dân dùng làm bãi hành quyết phạm nhân để
răn đe dân chúng. Sang tk.XX, với sự hình thành các tuyến đường bao quanh hồ thì
địa điểm này được tôn tạo chỉnh trang thành quảng trường và gọi là Place Négrier
(theo tên một viên tướng Pháp), ở giữa có đài phun nước hình tròn (hiện nay vẫn
còn). Mở đầu cuộc kháng chiến chống Pháp, nơi đây là cửa ngõ phía Nam của Liên
khu I anh hùng trong suốt 60 ngày đêm toàn quốc kháng chiến (12/1946-2/1947).
Thời Pháp thuộc, giáp quảng trường có trụ sở công ty tàu điện (tại vị trí tòa
nhà “Hàm cá mập”) và bến tàu điện trung tâm với 5 tuyến từ Bờ Hồ tỏa đi các
hướng Bưởi, Chợ Mơ, Hà Đông, Cầu Giấy và bệnh viện Bạch Mai. Các tuyến này
đã dừng hoạt động từ lâu (đến năm 1992 thì dỡ bỏ đường tàu, còn bến tàu thì trở
thành bến xe bus & bãi đỗ xe công cộng ở đầu phố Đinh Tiên Hoàng), nhưng nơi
đây vẫn tiếp tục là một đầu mối giao thông quan trọng, là điểm tập kết chủ đạo của
người dân từ các nơi khi đến khu vực Hồ Gươm & trung tâm Hà Nội.

Một số hoạt động trên quảng trường

Mặt bằng tổng thể phạm vi nghiên cứu Một số hoạt động trên quảng trường

Quảng trường có liên hệ với nhiều công trình văn hóa, di tích lịch sử & danh
lam thắng cảnh của khu vực Hồ Gươm, là một địa điểm thường xuyên tổ chức nhiều
hoạt động văn hóa / văn nghệ và sinh hoạt cộng đồng trong các dịp lễ hội. Từ khu
vực quảng trường mở ra tầm nhìn đẹp về phía Hồ Gươm với quần thể đài Nghiên -
tháp Bút - cầu Thê Húc - đền Ngọc Sơn. Gần đây (2015) ở góc quảng trường đã xây
dựng thêm Nhà triển lãm / thông tin (gần đối diện với nhà Thủy Tạ).
Ngày nay, quảng trường được mang tên Đông Kinh nghĩa thục để kỷ niệm và
tôn vinh phong trào cải cách XH & canh tân giáo dục đầu tk.XX, gắn liền với tên
tuổi những sĩ phu yêu nước nổi tiếng như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Lương
Văn Can, Nguyễn Quyền,.. Trường Đông Kinh nghĩa thục Hà Nội được mở tại ngôi
nhà số 10 phố Hàng Đào.
Như vậy, khu vực quảng trường này là địa điểm chứa đựng nhiều yếu tố đặc
trưng về lịch sử, văn hóa & xã hội cần được làm rõ để đề xuất ý tưởng phù hợp cho
một nhà vệ sinh công cộng.
2.3. Nội dung:
+ Các lối tiếp cận & không gian đệm
+ Các khu vệ sinh (nam & nữ)
+ Bộ phận phụ trợ (phục vụ, quản lý, kỹ thuật,..)
Nhà vệ sinh công cộng có thể được xây dựng độc lập hoặc kết hợp trong thành
phần một công trình khác đang có tại địa điểm - tuy nhiên phải đảm bảo khả
năng tiếp cận sử dụng thuận tiện và không ảnh hưởng bất lợi tới cảnh quan
chung của khu vực.
Sinh viên nghiên cứu phân tích hiện trạng của địa điểm để đánh giá khả năng
xây dựng & lựa chọn vị trí phù hợp, xác định thành phần & quy mô / diện tích
các bộ phận (có thể bổ sung các chức năng khác nếu cần thiết & hiệu quả).
3. CÁC ĐỀ TÀI & ĐỊA ĐIỂM TƯƠNG ĐƯƠNG
- Nhà WC công cộng tại:
+ Các địa điểm quan trọng khác trong khu vực Hồ Gươm.
+ Vườn hoa Vạn Xuân (Hàng Đậu)
+ Khu vực di tích lịch sử Văn miếu - Quốc tử giám
+ Khu vực vườn hoa Lê Nin - Cột cờ Hà Nội
- Điểm chuyển tiếp phương tiện giao thông công cộng (giữa bến xe bus & ga tàu
điện ngầm / tàu điện trên cao) tại Cát Linh / Cầu Giấy / đầu cầu Long Biên / Ga
Hà Nội / Hồ Hoàn Kiếm,..
- Cầu vượt qua đường / qua sông cho người đi bộ
THAM KHẢO CHO T2
Những yếu tố đặc trưng của môi cảnh địa điểm có thể được chiết xuất từ các khía cạnh Vật chất /
Physical aspects (điều kiện tự nhiên, môi trường, hạ tầng, vật liệu, kết cấu,..) & Chức năng /
Functional aspects (đặc điểm của các hoạt động sống, thương mại, dịch vụ, giải trí,..), cũng như các
khía cạnh Thị giác / Visual aspects (hình thái không gian, diện mạo kiến trúc, cảnh quan đô thị,..) &
Phi thị giác / Non-visual aspects (những giá trị tinh thần về đạo lý / tâm linh, những cảm nhận về văn
hóa, xã hội, truyền thống, lịch sử,..).

Ví dụ 3: Tìm hiểu Bối cảnh địa điểm phố Khâm Thiên


Ví dụ 4. Tiếp cận Bối cảnh luận (địa điểm phố Hàng Bài)
TIẾP CẬN CẤU TRÚC LUẬN
STRUCTURAL APPROACH T3
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng hướng tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach) để phác thảo
ý đồ một công trình với cấu trúc không gian tương đối đơn giản - nhưng cho phép
sử dụng đa dạng / đa chức năng (VD: Hội chợ / Triển lãm / Hội hoa xuân, Khu vui
chơi), có khả năng xây dựng / vận hành cơ động, linh hoạt (VD: Kiến trúc động,
Kiến trúc lắp ghép,..).
Tiếp cận cấu trúc luận (Structural Approach): trên cơ sở các phân tích về
cấu trúc (làm rõ các thành phần sơ cấp & thứ cấp, các yếu tố cố định & có thể thay
đổi, phân khu chức năng, phân tuyến giao thông, cấu trúc không gian) -> Xác định
quan hệ / xây dựng liên hệ giữa các thành phần chức năng / các hoạt động khác
nhau về mục đích, tính chất, quy mô, phạm vi, thời điểm (vật chất & tinh thần,
chung & riêng, đóng & mở, sáng & tối, ban ngày & ban đêm,..) -> Khai thác các
phương thức tổ chức sử dụng hỗn hợp (không gian đa năng / nén chức năng / đồng
địa điểm / vận hành song song / cộng tác / cộng sinh,..) và các mức độ biểu hiện
tính động trong kiến trúc (cơ động / biến đổi không gian / biến đổi hình thức / hình
thái động / linh hoạt,..).
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ:
2.1. Đề tài: Không gian phố đi bộ
2.2. Địa điểm xây dựng
Các tuyến phố đi bộ trong khu vực Hồ Gươm và / hoặc trong khu vực phố cổ
(quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).
Khu vực Hồ Gươm là di tích quốc gia đặc biệt, với giá trị độc đáo về cảnh
quan, với vai trò là trung tâm lịch sử của đô thị Hà Nội, là trái tim của Thủ đô với
nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội & các sinh hoạt công cộng của người dân, là điểm
đến du lịch hấp dẫn đối với du khách trong nước & quốc tế. Khu vực này cũng tiếp
giáp với khu phố cổ - là di sản VH đặc sắc cấp quốc gia, đồng thời là trung tâm hoạt
động dịch vụ, du lịch & thương mại nổi tiếng từ lâu đời của Hà Nội.
Để phát huy các giá trị & tiềm năng của các khu vực này, từ năm 2005 chính
quyền Tp Hà Nội đã tổ chức nhiều hoạt động đường phố nhìn chung đạt hiệu quả
khá tốt, tăng thêm sức hấp dẫn mới, tạo thêm những không gian VH mới kèm theo
nhiều cơ hội kinh doanh DV và hoạt động thương mại cho khu phố cổ - như: Chợ
đêm cuối tuần (tuyến phố Hàng Ngang - Hàng Đào - Hàng Đường - Đồng Xuân),
Phố ẩm thực (Đinh Liệt - Tạ Hiện), đến 2014 có Phố đi bộ buổi tối trong khu vực
bảo tồn cấp I (Hàng Buồm - Mã Mây - Tạ Hiện - Lương Ngọc Quyến - Đào Duy
Từ). Gần đây nhất, từ tháng 9/2016, Tp.Hà Nội đã tổ chức thí điểm việc chuyển các
đường phố xung quanh Hồ Gươm thành tuyến phố đi bộ trong những ngày cuối
tuần (từ chiều Thứ sáu đến hết Chủ nhật). Tuy vậy, trong quá trình vận hành vừa
qua đã phát sinh nhiều bất cập nhưng chưa được giải quyết - trong đó những vấn đề
nổi bật là: ùn tắc giao thông bên ngoài khu vực (do xe không được tiếp cận vào
sâu); bất tiện cho các hoạt động DVCC (không ổn định, khó tiếp tế & phục vụ hậu
cần); ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân sống trong khu vực (bị cấm đường);
thiếu các tiện ích / tiện nghi tối thiểu cho du khách (khu WC, chỗ nghỉ chân, lệ
thuộc vào thời tiết,..); kết cấu & vật liệu tạm / không bền vững, hình thức lộn xộn /
thiếu nhất quán; vấn đề về vệ sinh môi trường,..
Trên cơ sở phân tích bối cảnh & cấu trúc của địa điểm, sinh viên đề xuất ý
tưởng và giải pháp tổ chức một hệ thống kết cấu phù hợp để khắc phục những bất
cập nói trên cho một trong các tuyến phố đi bộ quanh Hồ Gươm (và / hoặc trong
khu vực phố cổ Hà Nội).

Phố Đinh Tiên Hoàng

Một số hoạt động trên phố

Mặt bằng tổng thể phạm vi nghiên cứu Một số hoạt động trên phố

2.3. Nội dung:


Hệ cấu trúc được nghiên cứu về hình thức & chất liệu để có thể phục vụ được
nhiều mục đích sử dụng khác nhau, trong những thời điểm khác nhau:
+ Phân tách các luồng / tuyến giao thông (đi bộ / cơ giới, công cộng / phục vụ
/ cá nhân, chỗ đỗ / gửi xe,..)
+ Phân định các khu vực có mức độ tiếp cận & nội dung sử dụng khác nhau
+ Cải thiện điều kiện môi trường (che nắng / mưa, bố trí cây xanh / hoa,..)
+ Tạo những điểm nhấn thị giác trong không gian
+ Kết hợp để trưng bày / triển lãm ngoài trời, thông tin / quảng cáo / trang trí,
đèn chiếu sáng,..
+ Định hình các đơn vị không gian chuẩn có thể sử dụng cho những hoạt
động khác nhau (biểu diễn nhỏ, trò chơi trẻ em, chỗ nghỉ chân, bán sách báo
/ lưu niệm & các DVCC khác)
+ Có thể cố định (toàn bộ / một phần), dễ dàng tháo lắp & vận chuyển; có khả
năng tổ hợp đa dạng và linh hoạt
+ Có thể sử dụng trong các dịp lễ hội / sự kiện đại chúng khác (tổ chức Hội
hoa xuân, biểu diễn văn nghệ, diễu hành, thể thao,..)
3. CÁC ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG
- Chợ đêm / Chợ hoa Tết / Hội hoa xuân / Sân khấu ngoài trời (có thể lắp dựng
nhanh chóng)
- Nhà hát / Rạp chiếu phim / Phòng trưng bày cơ động (có thể xếp gọn lại trên toa
tàu / container để di chuyển)
- Mái che khán đài Sân vận động (bằng kết cấu nhẹ / có thể đóng mở)
THAM KHẢO CHO T3
Làm rõ các thành phần sơ cấp & thứ cấp, các yếu tố cố định & có thể thay đổi, phân
khu chức năng, phân tuyến giao thông, cấu trúc không gian -> Xác định quan hệ / xây
dựng liên hệ giữa các thành phần chức năng / các hoạt động khác nhau về mục đích, tính
chất, quy mô, phạm vi, thời điểm (vật chất & tinh thần, chung & riêng, đóng & mở, sáng &
tối, ban ngày & ban đêm,..) -> Khai thác các phương thức tổ chức sử dụng hỗn hợp
(không gian đa năng / nén chức năng / đồng địa điểm / vận hành song song / cộng tác /
cộng sinh,..) và các mức độ biểu hiện tính động trong kiến trúc (cơ động / biến đổi không
gian / biến đổi hình thức / hình thái động / linh hoạt,..).

Ví dụ 5: Phân tích cấu trúc (cây bắp cải)


Ví dụ 6: Phân tích cấu trúc thông qua hiệu quả ánh sáng
Ví dụ 7. Phân tích cấu trúc của chuyển động
Nghiên cứu cấu trúc
TIẾP CẬN TỔNG HỢP
INTERGRATED APPROACH T4
1. ĐỊNH HƯỚNG
Sử dụng cách tiếp cận tổng hợp (Integrated Approach) để phác thảo ý đồ
kiến trúc phù hợp với bối cảnh của địa điểm và tinh thần của thời đại (VD: công
trình phỏng sinh học / kiến trúc sinh thái / tiết kiệm năng lượng/ kiến trúc vì cộng
đồng,..), hoặc biểu hiện một quan niệm / tư tưởng xác định (VD: giải tỏa cấu trúc /
chuyển hóa luận / cộng sinh,..).
- Tiếp cận tổng hợp & đa chiều (Integrated Approach): vận dụng kết hợp
những yếu tố của các hướng tiếp cận khác nhau (về kỹ thuật & công nghệ, văn
hóa & lịch sử) để đa dạng hóa nguồn thông tin từ những xuất phát điểm nghiên cứu
khác nhau - từ cả cái chi tiết / cụ thể & cái khái quát /toàn thể; từ cả nội dung bên
trong (nội hàm) & hình thức bên ngoài (ngoại diện); kể cả những tiếp cận ngược
chiều - từ sự cảm nhận (cái vô hình) -> biểu hiện cảm xúc (bằng cái hữu hình); từ
một vài thời điểm / hiện tượng -> tái hiện cả quá trình;..
Mục đích của tiếp cận tổng hợp & đa chiều nhằm chuyển hóa tư duy sáng tạo,
từ trực quan sinh động (quan sát sự vật / hiện tượng cụ thể trong thực tiễn) đến tư
duy trừu tượng (qua cách thức mà sự vật hiện / tượng được phản ánh thông qua cảm
nhận của người nghệ sĩ - trong các tác phẩm nghệ thuật khác như âm nhạc, thơ văn,
hội họa,..) để XD thành ý tưởng kiến trúc.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU THIẾT KẾ:
2.1. Đề tài:
Tổ chức không gian sử dụng hỗn hợp cho các hoạt động công cộng tại một địa
điểm có ý nghĩa về văn hóa & lịch sử.
2.2. Địa điểm xây dựng
Vườn hoa Vạn Xuân (phường Quán Thánh, quận Ba Đình, Hà Nội).
Vườn hoa này thường gọi là vườn hoa Hàng Đậu (do vị trí ở đầu đường Hàng
Đậu dẫn ra cửa ô Phúc Lâm cổ), hiện nay nằm kẹp giữa phố Quán Thánh và đường
Phan Đình Phùng (theo chiều dài), với các phố nhỏ nối vào (theo chiều ngang) là
Hòe Nhai, Hàng Than, Đồng Xuân, Hàng Lược, Phùng Hưng, Lý Nam Đế,.. Đây là
một địa điểm tích hợp nhiều ý nghĩa về văn hóa - lịch sử và đan xen nhiều hoạt
động rất đa dạng.
Trong lịch sử, nơi đây vốn là dải đất hoang xen lẫn ao hồ, nằm bên ngoài góc
Đông - Bắc của thành Thăng Long / thành Hà Nội, giáp bờ sông Tô Lịch (và liên
quan với các địa danh cổ Hòe Nhai, Hàng Đậu, Hàng Than,.. bên kia sông). Đến
thời Pháp thuộc (cuối tk.XIX), sông Tô Lịch bị lấp tạo thành tuyến phố Quán Thánh
- Hàng Lược - Hàng Cá - Ngõ Gạch - Nguyễn Siêu - Chợ Gạo, các hồ ao / hào nước
hộ thành cũng bị lấp để xây nhà cửa, tường thành bị phá để mở đường Phan Đình
Phùng và làm đường dẫn cho tàu hỏa lên cầu Long Biên (dọc phố Phùng Hưng).
Chỗ góc tường thành Hà Nội thời Nguyễn (làm nhọn theo kiểu Vauban) nhô ra gần
sát bờ sông không thích hợp để xây dựng thì trở thành vườn cây (gọi là vườn
Carnot). Cũng tại khu vực này người Pháp đã bố trí một trong những công trình kỹ
thuật đô thị đầu tiên của Hà Nội là tháp nước Hàng Đậu.
Ngày nay, vườn hoa Vạn Xuân là một không gian cây xanh lâu năm hiếm hoi
xen giữa các khu vực dân cư đông đúc và lân cận với khu phố cổ - nên hàng ngày từ
sáng sớm cho đến đêm khuya luôn có nhiều người dân thuộc mọi lứa tuổi đến đây
để tập thể dục, ngắm cảnh, dạo mát, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí,...
Năm 2004, nhân dịp kỷ niệm 60 năm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam
(1944-2004) và chuẩn bị cho đại lễ “1000 năm Thăng Long - Hà Nội” (1010-
2010), tượng đài “Quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” được chuyển từ Hồ Gươm về
đặt tại đây, hình thành một chuỗi không gian tưởng niệm liên quan đến giai đoạn
lịch sử 60 ngày đêm Toàn quốc kháng chiến tại Hà Nội (12/1946 - 02/1947).

Mặt bằng tổng thể phạm vi nghiên cứu Mặt bằng khu đất

Góc nhìn 1 Góc nhìn 2

Một số hoạt động trong vườn hoa Góc nhìn 3


Ở vị trí tiếp nối với vườn hoa, tháp nước Hàng Đậu tuy đã không còn hoạt
động nhưng vẫn được giữ lại như là chứng tích của một giai đoạn phát triển - tuy
nhiên đang bị tách biệt khỏi không gian chung do cách tổ chức giao thông xung
quanh và cũng cần được khai thác với chức năng sử dụng mới để tham gia vào đời
sống đô thị đương đại.

2.3. Nội dung


Sinh viên nghiên cứu và đề xuất ý đồ tổ chức không gian kiến trúc - cảnh
quan để liên kết các khu vực hoạt động khác nhau về tính chất (động & tĩnh, riêng
tư & công cộng, dịch vụ & phụ trợ,..) trong một tổng thể hợp lý và đáp ứng những
nhu cầu sử dụng đa dạng tại vườn hoa Vạn Xuân. Việc liên kết được thực hiện bằng
các hệ thống cấu trúc trên bề mặt (sân, lối đi, bậc cấp, cây xanh, mặt nước,..) và
trong không gian (tường / vách, kết cấu thoáng / mái nhẹ, kiến trúc nhỏ,..).
3. CÁC ĐỀ TÀI TƯƠNG ĐƯƠNG
- Không gian hồi tưởng / thiền định trên đảo ở hồ Thiền Quang / hồ Bảy Mẫu
(trong công viên Thống Nhất) / hồ sen bán đảo Quảng An (Hồ Tây).
- Cấu trúc không gian mang tính biểu tượng (để nhận diện một địa điểm quan
trọng có vai trò là trung tâm đô thị / cửa ngõ đô thị)

You might also like