You are on page 1of 10

TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10

ÔN TẬP HỌC KỲ I – NĂM HỌC 2022 – 2023


CHƯƠNG I : MỞ ĐẦU
Câu 1. Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?
A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
Câu 2. Trong hệ đơn vị SI, các đại lượng có đơn vị tương ứng là
A. Chiều dài: km (kilômét) B. Khối lượng: g (gam)
C. Nhiệt độ: oC (độ C) D. Thời gian: s (giây)
Câu 3. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 0,0504. Số chữ số có nghĩa là
A. 1 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 4. Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là
A. 3 B. 2 C. 4 D. 1
Câu 5. Để đo lực kéo về cực đại của một lò xo dao động với biên độ A ta chỉ cần dùng dụng cụ đo là
A. Thước mét B. Lực kế C. Đồng hồ D. Cân
Câu 6. Một học sinh đo chiều dài của bàn học, kết quả thu được như sau d = 120  1 cm . Sai số tương
đối của phép đo là
A. 0,83%. B. 8,3%. C. 0,38%. D. 3,8%.
Câu 7. Để xác định tốc độ trung bình của một người đi xe đạp chuyển động trên đoạn đường từ A đến
B, ta cần dùng dụng cụ đo là
A. chỉ cần đồng hồ B. chỉ cần thước
C. Đồng hồ và thước mét D. Tốc kế
Câu 8. Để đảm bảo an toàn trong phòng thực hành cần thực hiện nguyên tắc nào dưới đây?
A. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của bàn bè trong lớp.
B. Có thể nhận biết hóa chất bằng cách ngửi hóa chất.
C. Mang đồ ăn vào phòng thực hành.
D. Đọc kĩ nội quy và thực hiện theo nội quy phòng thực hành.
Câu 9. Hoạt động nào sau đây không thực hiện đúng quy tắc an toàn trong phòng thực hành?
A. Đeo găng tay khi làm thí nghiệm.
B. Không ăn uống, đùa nghịch trong phòng thí nghiệm.
C. Để hóa chất không đúng nơi quy định sau khi làm xong thí nghiệm.
D. Làm thí nghiệm theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Câu 10. Biển báo hình bên có ý nghĩa gì?
A. Cấm thực hiện
B. Cảnh báo nguy cơ chất độc
C. Cảnh báo chỉ dẫn thực hiện
D. Cảnh bảo bắt buộc thực hiện
Câu 11. Sử dụng ampe kế để đo dòng điện vượt qua giới hạn đo thì có thể gây ra nguy cơ gì?
A. Có thể khiến ampe kế bị hư hỏng. B. Ampe kế tự cân bằng không hỏng.
C. Ampe kế hoạt động bình thường. D. Ampe không bị gì hư hỏng gì.
Câu 12. Hoạt động nào trong phòng thực hành, thí nghiệm là không an toàn?
A. Để chất dễ cháy cách xa thí nghiệm mạch điện.
B. Thổi trực tiếp để tắt ngọn lửa đèn cồn.
C. Đeo găng tay bảo hộ khi làm thí nghiệm với nhiệt độ cao.
D. Để nước, các dung dịch dễ cháy cách xa các thiết bị điện.
Câu 13. Cách làm nào sau đây an toàn khi sử dụng thiết bị chuyển đổi điện áp?
A. Để thiết bị gần nước, các hóa chất độc hại. B. Sử dụng dây cắm vào thiết bị lỏng lẻo.
C. Sử dụng quá công suất của thiết bị. D. Sử dụng các thiết bị đúng theo hướng dẫn.

1
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
Câu 14. Vật lí là môn “khoa học tự nhiên” có đối tượng nghiên cứu tập trung vào
A. các dạng vận động của vật chất (chất, trường), năng lượng.
B. các chất và sự biến đổi của chúng.
C. Các vật sống.
D. Cấu tạo của Trái Đất và bầu khí quyển bao quanh nó.
Câu 15. Các lĩnh vực vật lý mà em đã được học ở cấp trung học cơ sở là
A. Cơ học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học
B. Cơ học, điện học, nhiệt học, nhiệt động lực học
C. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt động lực học
D. Cơ học, điện học, quang học, nhiệt học, nhiệt động lực học
Câu 16. Việc phát minh ra máy hơi nước của James Watt dựa trên những lý thuyết nghiên cứu về
A. nhiệt. B. cơ học. C. điện học. D. điện từ học.
Câu 17. Sự tương tác giữa các thiên thể được giải thích dựa vào định luật vật lý nào của Newton?
A. Định luật 3 Newton B. Định luật 2 Newton
C. Định luật 1 Newton D. Định luật 4 Newton
Câu 18. Thí nghiệm của Galilei tại tháp nghiêng Pisa đã chứng tỏ điều gì?
A. Mọi vật dù có khối lượng khác nhau thì đều rơi nhanh như nhau.
B. Vật nặng rơi nhanh hơn vật nhẹ.
C. Vật nặng rơi chậm hơn vật nhẹ.
D. Vật có kích thước lớn rơi nhanh hơn vật có kích thước nhỏ hơn.
Câu 19. Những thiết bị nào dưới đây không có ứng dụng các kiến thức về nhiệt?
A. Đồng hồ đo nhiệt độ B. Cân nhiệt
C. Súng đo nhiệt độ từ xa D. Đồng hồ bấm giây.
Câu 20. Thành tựu nghiên cứu nào sau đây của Vật Lí được coi là có vai trò quan trọng trong việc mở
đầu cho cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất?
A. Nghiên cứu về lực vạn vật hấp dẫn. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học.
C. Nghiên cứu về cảm ứng điện từ. D. Nghiên cứu về thuyết tương đối.
Câu 21. Cách sắp xếp nào sau đây trong 5 bước của phương pháp thực nghiệm đúng?
A. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, thí nghiệm, kết luận.
B. Quan sát, xác định vấn đề cần nghiên cứu, thí nghiệm, dự đoán, kết luận.
C. Xác định vấn đề cần nghiên cứu, quan sát, dự đoán, thí nghiệm, kết luận.
D. Thí nghiệm, xác định vấn đề cần nghiên cứu, dự đoán, quan sát, kết luận.
Câu 22. Yếu tố nào sau đây là quan trọng nhất dẫn tới việc Aristotle mắc sai lầm khi xác định nguyên
nhân làm cho các vật rơi nhanh chậm khác nhau?
A. Khoa học chưa phát triển.
B. Ông quá tự tin vào suy luận của mình.
C. Không có nhà khoa học nào giúp đỡ ông.
D. Ông không làm thí nghiệm để kiểm tra quan điểm của mình
Câu 23. Thế nào là một dự đoán khoa học
A. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên các quan sát, các trải nghiệm thực tế, các kiến
thức đã có liên quan đến dự đoán của mình
B. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên ý thức chủ quan
C. Dự đoán khoa học là một dự đoán dựa trên các kiến thức trong tài liệu, không quan tâm đến thực
tế
D. Dự đoán khoa học là một dự đoán có cơ sở dựa trên nghe kể, các trải nghiệm thực tế, các kiến thức
đã có liên quan đến dự đoán của mình

2
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
CHƯƠNG II : ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 24. Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m
nửa. Quãng đường đi được là
A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m.
Câu 25. Một học sinh đi xe đạp 400 m từ nhà đến ngã tư của một con đường và rẽ trái đi thêm 300 m
nửa. Độ dịch chuyển của học sinh là
A. 100 m. B. 700 m. C. 500 m. D. 250 m.
Câu 26. Một người đi xe máy từ nhà đến bến xe cách nhà 3 km về phía tây. Đến bến xe, người đó lên
xe đi tiếp 6 km về phía bắc. Quãng đường và độ dịch chuyển tổng hợp của người đó là
A. 9 km, 6 km. B. 9 km, 3 5 km.
C. 3 5 km, 3 km. D. 3 5 km, 6 km.
Câu 27. Chuyến bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đi Paris khởi hành lúc 20 giờ 30 phút giờ Hà Nội
ngày hôm trước, đến Paris lúc 4 giờ 30 phút sáng hôm sau theo giờ Paris. Biết giờ Paris chậm hơn giờ
Hà Nội là 6 giờ. Theo giờ Hà Nội, máy bay đến Paris lúc
A. 10 giờ 30 phút. B. 14 giờ. C. 12 giờ 30 phút. D. 10 giờ.
Câu 28. Kết luận nào sau đây đúng khi nói về độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một vật.
A. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vô hướng.
B. Độ dịch chuyển là đại lượng vectơ còn quãng đường đi được là đại lượng vô hướng.
C. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng vectơ.
D. Độ dịch chuyển và quãng đường đi được đều là đại lượng không âm.
Câu 29. Một người lái ô tô đi thẳng 4 km theo hướng Tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng Nam 2
km rồi quay sang hướng Đông đi 3 km. Quãng đường đi được và độ dịch chuyển của ô tô lần lượt là
A. 9 km; 5 km. B. 6 km; 3 km. C. 4 km; 7 km. D. 9 km; 3 km.
Câu 30. Một xe chạy liên tục trong 2,5 giờ, trong ∆t1 = 1 giờ đầu, tốc độ trung bình của xe là 50 km/h,
trong ∆t2 = 1,5 giờ sau, tốc độ trung bình của xe là v2 = 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trong toàn
bộ khoảng thời gian chuyển động là
A. 44 km/h. B. 45 km/h. C. 48 km/h. D. 49 km/h.
Câu 31. Một chiếc máy bay đang bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội với tốc độ 525
km/h. Trong hôm đó, gió thổi về hướng Nam với tốc độ 36 km/h. Xem như máy bay chuyển động
thẳng đều theo hướng Bắc và quãng đường bay từ Thành phố Hồ Chí Minh đến Thủ đô Hà Nội là 1160
km. Thời gian bay của máy bay trên quãng đường đó là
A. 2,37 h B. 2 h C. 2,38 h D. 2,4 h
Câu 32. Một xe tải chạy với tốc độ 40 km/h và vượt qua một xe gắn máy đang chạy với tốc độ 30
km/h. Vận tốc của xe máy so với xe tải bằng bao nhiêu?
A. 5 km/h. B. 10 km/h. C. - 5 km/h. D. - 10 km/h.

Câu 33. Một chiếc tàu chở hàng đang rời khỏi bến cảng để bắt đầu chuyến hải trình với tốc độ 15 hải
lí/h. Vậy khi tàu rời cảng, nước chảy cùng chiều chuyển động của tàu với tốc độ 3 hải lí/h. Tốc độ rời
bến cảng của tàu so với cảng là
A. 18 hải lí/h B. 13 hải lí/h C. 15 hải lí/h D. 19 hải lí/h
Câu 34. Từ A một chiếc xe chuyển động thẳng trên một quãng đường dài 10 km, rồi sau đó lập tức
quay về về A. Thời gian của hành trình là 20 phút. Tốc độ trung bình của xe trong thời gian này là
A. 20 km/h. B. 30 km/h. C. 60 km/h. D. 40 km/h.

Câu 35. Một chiếc xe chạy trên đoạn đường 45 km với tốc độ trung bình là 80 km/h, trên đoạn đường
55 km tiếp theo với tốc độ trung bình là 40 km/h. Tốc độ trung bình của xe trên đoạn đường 110 km
này là
3
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
A. 51,61 km/h. B. 56,77 km/h. C. 60 km/h. D. 50 km/h.
Câu 36. Một ô tô chạy trên đường thẳng. Trên 1/3 đoạn đầu của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 50
km/h, trên 2/3 đoạn sau của đường đi, ô tô chạy với tốc độ 60 km/h. Tốc độ trung bình của ô tô trên cả
đoạn đường là
A. 54,25 km/h. B. 56,25 km/h. C. 55 km/h. D. 50 km/h.

Câu 37. Biết vận tốc của ca nô so với mặt nước đứng yên là 36 km/h. vận tốc của dòng nước là 7,2
km/h. Vận tốc của ca nô so với bờ khi đi xuôi dòng là
A. 14 m/s. B. 12 m/s. C. 6 m/s. D. 5 m/s.
Câu 38. Một thuyền đi từ bến A đến bến B cách nhau 6 km rồi trở về A. Biết rằng vận tốc thuyền
trong nước yên lặng là 6 km/h, vận tốc nước chảy là 2 km/h. Thời gian chuyển động của thuyền là
A. 2,25 h. B. 2 h. C. 3,25 h. D. 5 h.
Câu 39. Một ca nô chạy trong hồ nước yên lặng có vận tốc tối đa 18 km/h. Nếu ca nô chạy ngang một
con sông có dòng chảy theo hướng Bắc – Nam với vận tốc lên tới 5 m/s thì vận tốc tối đa nó có thể đạt
được so với bờ sông là bao nhiêu và theo hướng nào?
A. 5 2 m/s, hướng 450 Đông -nam. B. 5 2 m/s hướng 450 Đông -bắc.
C. 2 5 m/s, hướng 450 Đông -nam. D. 2 5 m/s, hướng 450 Đông -bắc.
Câu 40. Hình vẽ bên mô tả độ dịch chuyển của 3 vật, nhận định đúng

A. Vật 1 đi 200 m theo hướng Nam.
B. Vật 2 đi 200 m theo hướng 450 Đông – Bắc.
C. Vật 3 đi 30 m theo hướng Đông.
D. Vật 4 đi 100 m theo hướng Đông.

4
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
CHƯƠNG III : ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
Câu 41: Phân tích lực là phép

A. tổng hợp hai lực song song, cùng chiều.

B. phân tích một lực thành hai lực song song, ngược chiều.

C. thay thế một lực thành hai lực thành phần có tác dụng giống hệt lực ấy.

D. phân tích một lực thành nhiều lực bất kì.

Câu 42. Một chất điểm chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1→ và F2→ thì hợp lực F⃗ của chúng
luôn có độ lớn thoả mãn hệ thức

A. F = F1 – F2. B. F = F1 + F2.

C. | F1 – F2 | ≤ F ≤ F1 + F2. D. F2 = F12 + F22.

Câu 43: Lực tổng hợp của hai lực đồng quy có độ lớn lớn nhất khi hai lực thành phần

A. Cùng phương, cùng chiều. B. Cùng phương, ngược chiều.

C. Vuông góc với nhau. D. Hợp với nhau một góc khác không.

Câu 44. Hợp lực của hai lực F1→ và F2→ hợp với nhau một góc α có độ lớn thoả mãn hệ thức

A. F = F1 + F2. B. F = F1 – F2.

C. F2 = F12 + F22 – 2F1F2cosα. D. F2 = F12 + F22 + 2F1F2cosα.

Câu 45. Nếu một chất điểm chuyển động dưới tác dụng của hai lực F1→ và F2→ khác phương, F⃗ là
hợp lực của hai lực đó thì vectơ gia tốc của chất điểm

A. cùng phương, cùng chiều với lực F1 B, cùng phương, cùng chiều với lực F2→

C. cùng phương, cùng chiều với lực F⃗ D. cùng phương, ngược chiều với lực F⃗

46. Một chất điểm chịu tác dụng của một lực F⃗ có độ lớn là 20 N. Nếu hai lực thành phần của lực đó
vuông góc với nhau có độ lớn lần lượt là F1 = 12 N và F2 thì F2 bằng

A. 8N. B. 16 N. C. 32 N D. 20 N.

47. Hai lực có giá đồng quy có độ lớn là 6 N và 8 N và có phương vuông góc với nhau. Hợp lực của
hai lực này có độ lớn là

A. 4N. B. 10 N. C. 2 N. D. 48 N

48. Hai lực khác phương F1→ và F2→ có độ lớn F1 = F2 = 20 N, góc tạo bởi hai lực này là 60o. Hợp
lực của hai lực này có độ lớn là

A. 14,1 N. B. 203–√3 N. C. 17,3 N. D. 20 N.

5
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
49. Hai lực khác phương có độ lớn bằng 9 N và 12 N. Hợp lực của hai lực này không thể có độ lớn nào
sau đây?

A. 2 N. B. 15 N. C. 11,1 N. D. 21 N.

50. Một chất điểm chịu tác dụng của hai lực có độ lớn 18 N và 24 N. Biết hợp lực của hai lực này có
giá trị 30 N, góc tạo bởi hai lực này là

A. 90°. B. 30°. C. 45°. D. 60°.

51. Một chất điểm chịu tác dụng của ba lực F1→,F2→,F3→có cùng độ lớn 12 N. Biết góc tạo bởi các
lực (F1→,F2→) = (F2→,F3→) = 60o (Hình 13.1). Hợp lực của ba lực này có độ lớn là

A. 6 N. B. 24 N. C. 10,4 N. D. 20,8 N.

Câu 52. Một chất điểm đứng yên dưới tác dụng của ba lực 6N, 8N và 10N. Hỏi góc giữa hai lực 6N và
8N bằng bao nhiêu?
A. 300 . B. 450. C. 600. D. 900.
Câu 53: Cho hai lực đồng quy có cùng độ lớn 10N. Góc giữa hai lực bằng bao nhiêu thì hợp lực cũng
có độ lớn bằng 10N?
A. 900. B. 1200. C. 600. D. 00.
Câu 54: Nếu một vật đang chuyển động có gia tốc mà lực tác dụng lên nó giảm đi thì vật sẽ thu được
gia tốc như thế nào?
A. Lớn hơn. B. Nhỏ hơn. C. Không thay đổi. D. Bằng 0.
Câu 55: Một người thực hiện động tác nằm sấp, chống tay xuống sàn nhà để nâng người lên. Hỏi sàn
nhà đẩy người đó như thế nào?
A. Không đẩy gì cả. B. Đẩy xuống. C. Đẩy lên. D. Đẩy sang bên.
Câu 56: Câu nào đúng?
Cặp “lực và phản lực” trong định luật III Niutơn
A. tác dụng vào cùng một vật.
B. tác dụng vào hai vật khác nhau.
C. không cần phải bằng nhau về độ lớn.
D. phải bằng nhau về độ lớn nhưng không cần phải cùng giá.
Câu 57 Vật nào sau đây chuyền động theo quán tính?

A. Vật chuyển động tròn đều. B. Vật chuyển động trên quỹ đạo thẳng.

C. Vật chuyển động thẳng đều. D. Vật chuyển động rơi tự do.

6
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
Câu 58: Hai lực trực đối cân bằng là:
A. tác dụng vào cùng một vật B. không bằng nhau về độ lớn
C. bằng nhau về độ lớn nhưng không nhất thiết phải cùng giá
D. có cùng độ lớn, cùng phương, ngược chiều tác dụng vào hai vật khác nhau
Câu 59: Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng vào nó bỗng nhiên ngừng tác dụng
thì vật:
A. chuyển động chậm dần rồi dừng lại.
B. lập tức dừng lại.
C. vật chuyển ngay sang trạng thái chuyển động thẳng đều.
D. vật chuyển động chậm dần trong một thời gian, sau đó sẽ chuyển động thẳng đều.
Câu 60: Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi
Câu 61: Đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của một vật là:
A. trọng lương. B. khối lượng. C. vận tốc. D. lực.
Câu 62: Trong các cách viết công thức của định luật II Niu - tơn sau đây, cách viết nào đúng?

A. − F = ma B. F = ma C. F = −ma D. F = ma
Câu 63: Câu nào đúng?
Khi một con ngựa kéo xe, lực tác dụng vào con ngựa làm nó chuyển động về phía trước là
A. lực mà ngựa tác dụng vào xe. B. lực mà xe tác dụng vào ngựa.
C. lực mà ngựa tác dụng vào mặt đất. D. lực mà mặt đất tác dụng vào ngựa.
Câu 64: Hành khách ngồi trên xe ô tô đang chuyển động, xe bất ngờ rẽ sang phải. Theo quán tính, hành
khách sẽ:
A. nghiêng sang phải. B. nghiêng sang trái.
C. ngả người về phía sau. D. chúi người về phía trước.
Câu 65: Câu nào đúng? Khi một xe buýt tăng tốc đột ngột thì các hành khách.
A. dừng lại ngay. B. ngả người về phía sau.
C. chúi người về phía trước. D. ngả người sang bên cạnh.
Câu 66: Khi đang đi xe đạp trên đường nằm ngang, nếu ta ngừng đạp, xe vẫn tự di chuyển. Đó là nhờ:
A. trọng lượng của xe B. lực ma sát nhỏ.
C. quán tính của xe. D. phản lực của mặt đường
Câu 67: Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính:
7
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
Câu 68: Câu nào đúng?
Một người có trọng lượng 500n đứng trên mặt đất. Lực mà mặt đất tác dụng lên người đó có độ lớn
A. bằng 500N. B. bé hơn 500N.
C. lớn hơn 500N. D. phụ thuộc vào nơi mà người đó đứng trên Trái Đất.
Câu 69: Hãy giải thích sự cần thiết của dây an toàn và cái tựa ở ghế ngồi trong xe taxi?

(1) Khi xe chạy nhanh mà phanh gấp thì dây an toàn giữ cho người không bị lao ra khỏi ghế về phía
trước và khi xe đột ngột tăng tốc cái tựa đầu giữ cho đầu khỏi giật mạnh về phía sau, tránh bị đau cổ.

(2) Để trang trí xe cho đẹp.

Chọn phương án đúng

A. (1) đúng, (2) sai. B. (1) đúng, (2) đúng. C. (1) sai, (2) sai. D. (1) sai, (2)
đúng.

Câu 70 Một vật có khối lượng 8,0 kg trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2.
Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu? So sánh lực này với trọng lượng của vật. Lấy g = 10 m/s2.
A. 1,6 N, nhỏ hơn. B. 16N, nhỏ hơn. C. 160N, lớn hơn. D. 4N, lớn hơn.
Câu 71 Một quả bóng có khối lượng 500g đang nằm trên mặt đất thì bị đá bằng một lực 250N. Nếu thời
gian quả bóng tiếp xúc với bàn chân là 0,02s thì bóng sẽ bay đi với vận tốc bằng bao nhiêu?
A. 0,01 m/s. B. 2,5 m/s. C. 0,1 m/s. D. 10 m/s.
Câu 72: Một hợp lực 1,0N tác dụng vào một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên, trong khoảng
thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là
A. 0,5m. B.2,0m. C. 1,0m. D. 4,0m
Câu 73: Một lực không đổi tác dụng vào một vật có khối lượng 5,0kg làm vận tốc của nó tăng từ 2,0m/s
đến 8,0m/s trong thời gian 3,0 giây. Hỏi lực tác dụng vào vật là bao nhiêu?
A. 15N. B. 10N. C. 1,0N. D. 5,0N.
Câu 74. Ở gần Trái Đất trọng lực không có đặc điểm nào sau đây?

A. Phương thẳng đứng. B. Chiều từ trên xuống dưới.

C. Điểm đặt tại trọng tâm của vật. D. Độ lớn không đổi.

Câu 75. Chọn đáp án không đúng về trọng lực:

A. là lực hấp dẫn do Trái Đất tác dụng lên vật. B. là lực gây ra gia tốc rơi tự do cho vật.

C. được kí hiệu là 𝑃⃗⃗ D. Công thức là P=mg

8
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
Câu 76. Công thức tính trọng lượng là:

A. P = m.g. B. 𝑃⃗⃗ = 𝑚. 𝑔⃗ C. P = 𝑚. 𝑔⃗ D. P =m/g.


Câu 77. Công thức tính trọng lực là:

A. P = m.g. B. 𝑃⃗⃗ = 𝑚. 𝑔⃗ C. P = 𝑚. 𝑔⃗ D. 𝑃⃗⃗ = 𝑚. 𝑔


Câu 78. Nhận xét nào sau đây sai?

A. Khối lượng của một vật chỉ lượng chất tạo nên vật đó.

B. Khối lượng của một vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

C. Vì P = mg nên khối lượng và trọng lượng của vật không thay đổi theo vị trí đặt vật.

D. Biết khối lượng của một vật ta có thể suy ra trọng lượng của vật đó.

Câu 79. Lực căng dây có đặc điểm nào sau đây?

A. Điểm đặt ở hai đầu dây, chỗ tiếp xúc với vật. B. Phương trùng với phương sợi dây.

C. Chiều luôn hướng vào giữa sợi dây. D. Cả A, B và C.

Câu 80. Một vật khối lượng 10 kg được treo thẳng đứng bởi một sợi dây, vật ở trạng thái cân bằng.
Tính độ lớn lực căng tác dụng vào vật. Lấy g =10 m/s2.
A. 100 N. B. 10 N. C. 150 N. D. 200 N.

Câu 81. Một dây treo chỉ chịu được lực căng giới hạn là 10 N, người ta treo một vật khối lượng 2 kg
vào một đầu dây. Hỏi dây có bị đứt không? Lấy g =10 m/s2g =10 m/s2 .
A. dây không bị đứt. B. dây bị đứt.

C. còn phụ thuộc vào kích thước của vật. D. không xác định được.

Câu 82. Đơn vị của trọng lực là gì?

A. Niuton (N) B. Kilogam (Kg) C. Lít (l) D. Mét (m)

Câu 83. Trường hợp nào thì trọng lượng của vật bằng trọng lực của vật?
A. bất kỳ lúc nào.
B. khi vật đứng yên so với Trái đất.
C. khi vât đứng yên hoặc chuyển động đều so với Trái Đất.
D. không bao giờ.
Câu 84 Một vật khối lượng 20 kg thì có trọng lượng bằng giá trị nào sau đây? Lấy g=10m/𝑠 2

A. P = 2 N. B. P = 200 N. C. P = 2000 N. D. P = 20 N.

Câu 85. Câu nào đúng?


Một vật lúc đầu nằm trên một mặt phẳng nhám nằm ngang. Sau khi được truyền một vận tốc đầu, vật
chuyển động chậm dần vì có

9
TRẮC NGHIỆM VẬT LÍ 10
A. lực tác dụng ban đầu. B. phản lực. C. lực ma sát. D. quán tính.
Câu 86. Trong cách viết công thức của lực ma sát trượt dưới đây, cách viết nào đúng?
   
A. Fmst = t N . B. Fmst = t N . C. Fmst = t N .D. Fmst = t N

Mức độ hiểu:
Câu 87. Một vật đang trượt trên một mặt phẳng, khi tốc độ của vật giảm thì hệ số ma sát giữa vật và
mặt phẳng

A. giảm xuống. B. không đổi.

C. tăng tỉ lệ với tốc độ của vật D. tăng tỉ lệ với bình phương tốc độ của vật.

Câu 88. Điều gì sẽ xảy ra đôi với hệ số ma sát giữa hai mặt tiếp xúc nếu lực ép hai mặt đó tăng lên?
A. Tăng lên. B. Giảm đi. C. Không thay đổi. D. Không biết được
Câu 89. Quần áo đã là lại lâu bẩn hơn không là vì
A. sạch hơn nên bụi bẩn khó bám vào. B. mới hơn nên bụi bẩn khó bám vào.
C. bề mặt vải phẳng, nhẵn bụi bẩn khó bám vào. D.bề mặt vải sần sùi hơn nên bụi bẩn khó bám
vào.
Câu 90. Độ lớn của lực ma sát trượt ở mặt tiếp xúc giữa hai vật phụ thuộc vào
A.vận tốc của vật ,diện tích mặt tiếp xúc và độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc
B. độ lớn của áp lực ở mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
C. diện tích mặt tiếp xúc ,vật liệu làm nên hai vật và vận tốc của vật
D. Vật liệu làm nên hai vật,vận tốc của vật và tình trạng của hai mặt tiếp xúc
Câu 91. Một vật trượt trên mặt bàn .Biết diện tích tiếp xúc giữa vật và mặt bàn là S. Hệ số ma sát là 
.Nếu diện tích trượt là 2S thì hệ số ma sát là
A.  B .2  C. 4  D.1/2 

Câu 92. Trường hợp nào xuất hiện lực ma sát nghỉ:
A. vật đứng yên trên mặt phẳng nghiêng B. vật đứng yên trên mặt phẳng nằm ngang
C. vật được treo vào đầu một sợi dây không co giản D. vật được treo vào đầu một lò xo

10

You might also like