You are on page 1of 77

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đã thực hiện quá trình làm luận văn một cách khoa học, chính
xác và trung thực.
Các kết quả, số liệu trong luận văn là hoàn toàn có thật, thu thập được trong
quá trình nghiên cứu tại phòng Nội vụ UBND Thành phố Cao Bằng.

i
LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Cô Th.S Đào
Phương Hiền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình em viết khóa luận tốt nghiệp.
Em chân thành cảm ơn quý Thầy, Cô trong khoa Quản lý Lao động, Trường
Đại Học Lao Động Xã hội đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với
vốn kiến thức được tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình
nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách
vững chắc và tự tin.
Em chân thành cảm ơn UBND Thành phố Cao Bằng đã cho phép và tạo điều
kiện thuận lợi để em thực tập tại phòng Nội vụ. Em xin gởi lời cảm ơn đến Cô Bạch
Thị Uyên, phó phòng Nội vụ Thành phố đã giúp đỡ em trong quá trình thu thập số
liệu.
 Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công trong
sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong UBND Thành phố
Cao Bằng luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công viêc.

Trân trọng cảm ơn!


 SVTH: Triệu Hồng Luyến

ii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN...........................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN................................................................................................................ii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT......................................................................................v
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ.............................................................................vi
LỜI NÓI ĐẦU...............................................................................................................1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG.....................................................................4
1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã, phường, thị trấn............................4
1.1.1. Khái niệm về chính quyền cấp xã, phường, thị trấn....................................4
1.2. Vai trò và ý nghĩa của cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn..............7
1.3. Khái niệm chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn...................9
1.5. Những nhân tố ảnh hưởng nổi bật đến chất lượng của đội ngũ cán bộ chính
quyền cấp xã, phường, thị trấn.................................................................................13
1.6. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
..................................................................................................................................17
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ CHÍNH
QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG................................23
2.1. Giới thiệu chung về Thành Phố Cao Bằng........................................................23
2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý.............................................................................23
2.1.2. Lịch sử - địa giới hành chính.....................................................................23
2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội.....................................................................24
2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao
Bằng.........................................................................................................................25
2.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao
Bằng qua các tiêu chí đánh giá cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn....25
2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố
Cao Bằng theo chức danh....................................................................................29
2.2.3. Thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố
Cao Bằng đánh giá theo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.......................37
2.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố
Cao Bằng..................................................................................................................43
2.3.1. Ưu điểm......................................................................................................43
2.3.2. Những hạn chế...........................................................................................45
Nguyên nhân.........................................................................................................47
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG CAO CHẤT
LƯỢNG ĐỘ NGŨ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CAO
BẰNG..........................................................................................................................49
3.1. Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại
Thành phố Cao Bằng................................................................................................49
3.2. Cơ sở đưa ra những kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
chính quyền cấp xã, phường, thị trấn.......................................................................50

iii
3.1.1. Dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở.....50
3.1.2. Dựa trên cơ sở, mục tiêu, yêu cầu và tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ cán
bộ chính quyền cấp cơ sở.....................................................................................51
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành
phố Cao Bằng...........................................................................................................52
3.2.1. Theo các tiêu chí đánh giá............................................................................52
3.2.2. Theo chức danh..........................................................................................55
3.2.3. Theo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao.............................................59
KẾT LUẬN.................................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................63
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….64

iv
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

TÊN VIẾT TẮT DIỄN GIẢI

HĐND Hội đồng Nhân dân

UBND Ủy ban Nhân dân

QLNN Quản lý Nhà nước

VH - XH Văn hóa Xã hội

CCVC Công chức Viên chức

CBVC Cán bộ viên chức

v
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ

1. Bảng 2.1: Cơ cấu dân tộc của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường tại thành
phố Cao Bằng
2. Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường tại thành phố
Cao Bằng
3. Bảng 2.3: Trình độ văn hóa của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường tại thành
phố Cao Bằng
4. Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường tại
Thành phố Cao Bằng
5. Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường tại
thành phố Cao Bằng
6. Bảng 2.6: Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại
Thành phố Cao Bằng

vi
LỜI NÓI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng Xã hội Chủ
nghĩa, Đảng ta khẳng định cần phải đổi mới nâng cao hiệu quả quản lý kinh tế
của nhà nước trên cơ sở tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường, cơ chế quản lý
kinh tế thị trường, đổi mới các công cụ quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với
nền kinh tế; nhanh chóng xây dựng thể chế, cơ chế và tạo lập đồng bộ các yếu
tố thị trường, lực lượng chủ yếu là các chuyên gia trên lĩnh vực quản lý kinh tế
và lĩnh vực pháp luật, các cán bộ, công chức, viên chức lãnh đạo quản lý nhà
nước.
Đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhất là cán bộ, công chức lãnh
đạo quản lý là lực lượng tham mưu cho Đảng và Chính phủ trong việc hoạch
định chiến lược, kế hoạch, chủ trương, chính sách, bước đi, giải pháp thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, các lĩnh vực và các
địa phương. Đồng thời đội ngũ này cũng là những người lãnh đạo, chỉ đạo tổ
chức thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của các cơ quan, đơn vị công lập. Có
thể nói rằng không một lĩnh vực, một nội dung, nhiệm vụ nào lại không cần
đến đội ngũ cán bộ, công chức - lực lượng quan trọng, đi đầu trong việc tham
mưu, đề xuất và lãnh đạo tổ chức thực hiện các chế độ chính sách nhà nước.
Vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức ở đây là tham mưu đề xuất các chủ
trương, chính sách, pháp luật để thực hiện xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp
dịch vụ công, các vấn đề xã hội hóa sự nghiệp, dịch vụ công.
Sau thời gian thực tập tại UBND Thành phố Cao Bằng, em được tiếp
xúc, tìm hiểu về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức tại đây và em nhận thấy
rằng: Đội ngũ cán bộ, công chức nhất là đội ngũ cán bộ, công chức lãnh đạo
có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa nói chung và sự phát triển của thành phố
Cao Bằng nói riêng. Vì vậy, đề tài mà em lựa chọn làm báo cáo là: “Nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại thành phố Cao
Bằng, tỉnh Cao Bằng”.

1
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
- Làm rõ cơ sở khoa học của chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã; khái
niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã.
- Có sự luận giải về chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã ở Thành phố
Cao Bằng hiện nay.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao nhằm nâng cao chất lượng cán
bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao Bằng.
- Đề tài có ý nghĩa lý luận thực tiễn, giúp cho công tác quản lý Nhà
nước trong việc nâng cao về chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại Thành phố Cao Bằng được hoàn thiện hơn.
- Các giải pháp của đề tài sẽ làm cơ sở để xây dựng mô hình về chất
lượng cán bộ chính quyền cấp xã trên địa bàn thành phố Cao Bằng.
- Đề tài có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu nâng
cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã đối với các lĩnh vực khác.
3. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
Trong những năm qua, Cao Bằng đã có nhiều công trình koa học nghiên
cứu về các lĩnh vực như: Công tác đánh giá cán bộ, đào tạo cán bộ, tuyển dụng
cán bộ... Song chưa có công trình nghiên cứu nào thuộc các cấp trình độ: Đề
tài khoa học, luận văn tiến sĩ, thạc sĩ, khóa luận tốt nghiệp nào liên quan đến
nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường. Việc nghiên cứu đào
tạo nghề chỉ dừng lại ở các bài báo, các buổi hội thảo bàn về chất lượng cán
bộ công chức, viên chức.
4. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề chất lượng cán bộ chính quyền
cấp xã, phường.
- Đánh giá thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường
trong những năm qua tại Thành phố Cao Bằng.
- Đưa ra giải pháp để nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, -
phường trong những năm tiếp theo.

2
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất lượng, hiệu quả công việc của cán bộ
chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao Bằng.
- Phạm vi nghiên cứu: chất lượng Cán bộ chính quyền cấp xã, phường
tại Thành phố Cao Bằng năm 2011, 2012 và 2013.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu được sử dụng để viết khóa luận này gồm:
phương pháp thống kê, phân tích, tổng hợp để xử lý số liệu thu thập được.
7. Cấu trúc của khóa luận:
Bao gồm 4 chương:
Chương I: Cơ sở lý luận chung
Chương II: Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại Thành phố Cao Bằng
Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị giúp nâng cao chất lượng đội
ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao Bằng

3
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG

1.1. Khái niệm và đặc điểm chính quyền cấp xã, phường, thị trấn

1.1.1. Khái niệm về chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
Khác với chế độ tự quản địa phương của một số nước, chính quyền địa
phương của Việt Nam là một bộ phận hợp thành của chính quyền nhà nước
thống nhất, bao gồm các cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương do nhân
dân địa phương trực tiếp bầu ra và các cơ quan, tổ chức khác được thành lập
trên cơ sở các cơ quan quyền lực nhà nước này theo quy định của pháp luật
nhằm quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội ở địa phương, trên cơ sở
nguyên tắc tập trung dân chủ và kết hợp hài hoà giữa lợi ích nhân dân địa
phương với lợi ích chung của cả nước.
Trong lý luận và thực tiễn
Khái niệm chính quyền địa phương là khái niệm phát sinh từ khái niệm
hệ thống các cơ quan nhà nước ở địa phương. Khái niệm này được sử dụng
khá phổ biến trong nhiều văn bản pháp luật của nhà nước. Là một khái niệm
được sử dụng nhiều trong tổ chức và hoạt động của nhà nước vào đời sống
thực tế xã hội, tuy nhiên hiện nay vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào định
nghĩa khái niệm chính quyền địa phương bao gồm những thiết chế nào, mối
quan hệ và cơ chế hoạt động cụ thể của các bộ phận cấu thành. Xuất phát từ
góc độ nghiên cứu lý luận, từ góc độ thực tiễn hay cách thức tiếp cận vấn đề
nghiên cứu của các nhà khoa học, các nhà thực tiễn và quản lý tập trung vào 3
quan niệm như sau:
Chính quyền địa phương là khái niệm dùng chung để chỉ tất cả các cơ
quan nhà nước (mang quyền lực nhà nước) đóng trên địa bàn địa phương
Cấp Chính quyền địa phương gồm hai phân hệ cơ quan – cơ quan quyền
lực nhà nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân) và cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương (UBND) (Hiến pháp Việt Nam có hiệu lực từ ngày
01/01/2014).
Chính quyền địa phương bao gồm 4 phân hệ cơ quan tương ứng với 4
phân hệ cơ quan nhà nước tối cao ở trung ương (Quốc hội, Chính phủ, Toà án

4
Nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao) là cơ quan quyền lực nhà
nước ở địa phương (Hội đồng nhân dân các cấp), cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương (UBND các cấp), cơ quan tư pháp (Toà án nhân dân các
cấp) và cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân các cấp).
Trong các văn kiện
Trong nhiều văn bản của Đảng và Nhà nước Việt Nam, khái niệm chính
quyền địa phương được sử dụng để chỉ tổ chức và hoạt động của hai cơ quan
là Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Nghị quyết lần thứ ba Ban Chấp
hành Trung ương Đảng (khoá VIII) ngày 18 tháng 6 năm 1997 tại phần III,
mục 4 về tiếp tục cải cách hành chính nhà nước đối với chính quyền địa
phương chỉ đề cập tới việc kiện toàn củng cố Hội đồng nhân dân và Uỷ ban
nhân dân các cấp và hướng cải cách tổ chức và hoạt động của hai cơ quan này
mà không đề cập tới các cơ quan nhà nước khác trong hệ thống các cơ quan
nhà nước ở địa phương. Hiện nay, theo quy định của Hiến pháp 1992 và Luật
Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003 chính quyền địa
phương được tổ chức ở 3 cấp tương ứng đối với các đơn vị hành chính sau
đây:
1. Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là cấp tỉnh)
2. Huyện, Quận, Thị xã, Thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
3. Xã, phường, thị trấn (gọi chung là cấp xã)
Các cấp chính quyền địa phương:
Ủy ban Nhân dân cấp xã là cấp chính quyền địa phương cấp cơ sở, gần dân
nhất ở Việt Nam. Ủy ban Nhân dân cấp xã có từ 4 đến 5 thành viên, gồm Chủ
tịch, 2 Phó Chủ tịch, 1 ủy viên quân sự và 1 ủy viên công an. Người đứng đầu
Ủy ban Nhân dân cấp xã là Chủ tịch Ủy ban Nhân dân do do Hội đồng Nhân
dân của xã, thị trấn hay phường đó bầu ra bằng hình thức bỏ phiếu kín. Thông
thường, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn hay phường sẽ đồng thời là một
Phó Bí thư Đảng ủy của xã, thị trấn hay phường đó. Ủy ban Nhân dân cấp xã
hoạt động theo hình thức chuyên trách và không chuyên trách.
Bộ máy giúp việc của Ủy ban Nhân dân cấp xã có các công chức; Tư
pháp - Hộ tịch, Địa chính - Xây dựng, Tài chính - Kế toán, Văn phòng -
Thống kê, Văn hóa - Xã hội, Chỉ huy Trưởng quân sự, Trưởng công an.

5
Như vậy, có thể hiểu Chính quyền cấp xã bao gồm HĐND và UBND là
cấp chính quyền gần dân nhất, là nơi trực tiếp thực hiện các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực chính trị, an ninh quốc
phòng, kinh tế, văn hóa xã hội…đảm bảo cho đời sống nhân dân.
1.1.2. Đặc điểm chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
Chính quyền cấp xã có những đặc điểm sau:
Một là: Chính quyền cấp xã có HĐND là cơ quan quyền lực nhà nước
cấp địa phương và UBND do HĐND bầu ra, là cơ quan chấp hành của
HĐND, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương. Chính vì vậy mà chính
quyền cấp xã là cơ quan chính quyền trực tiếp thực hiện các nhiệm vụ cụ thể
về quản lý hành chính Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực như: Chính trị, kinh tế
- xã hội, an ninh quốc phòng ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa nhà nước và
nhân dân. Chính quyền cấp xã là nơi xử lý trực và kịp thời những yêu cầu
thường nhật của dân chúng.
Hai là: Chính quyền cấp xã khác với chính quyền cấp tỉnh, huyện: Tổ
chức bộ máy chính quyền cấp xã chỉ bao gồm cơ quan quyền lực nhà nước là
HĐND cơ quan đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân ở địa phương
và UBND là cơ quan chấp hành của HĐND và là cơ quan hành chính nhà
nước ở địa phương, không có cơ quan tư pháp như Viện kiểm sát nhân dân và
Tòa án nhân dân.
Ba là: Hoạt động của chính quyền cấp xã mang nhiều tính chất hành
chính địa phương. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp tiếp tiếp xúc với nhân
dân; cán bộ chính quyề cấp xã là người hàng ngày trực tiếp giải quyết những
vấn đề liên quan đến mọi quyền lợi và nghĩa vụ của nhân dân đảm bảo theo
đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, các văn bản
pháp quy của cấp trên trực tiếp. UBND còn có trách nhiệm rất nặng nề là phải
quản lý mọi mặt đời sống của nhân dân địa phương.
Bốn là: Hoạt động của UBND có ưu thế vượt trội, lấn át hoạt động của
HĐND tại cấp xã, giữa HĐND và UBND khó tách biệt nhau về các lĩnh vực
thẩm quyền. Chính quyền cấp xã được coi là một cấp chính quyền hoàn chỉnh.
Nội dung các nghị quyết của HĐND và quyết định của UBND nhìn chung là
giống nhau chỉ khác ở điểm: HĐND quyết định biện pháp, còn UBND tổ chức
thực hiện. Trong khi đó, tổ chức bộ máy của HĐND không đủ sức hoạt động
6
độc lập mà chủ yếu dựa vào bộ máy của UBND để soạn thảo các nghị quyết.
Đồng thời, do không có bộ máy giúp việc, đại biểu HĐND lại phải hoạt động
kiêm nhiệm, việc chuẩn bị các kỳ họp hoàn toàn dựa vào bộ máy của UBND
và mỗi năm chỉ họp từ 3 – 4 lần. Chính vì vậy mà hoạt động của các cơ quan
chính quyền cấp xã này dễ lâm vào tình trạng “vừa đá bóng, vừa thổi còi”.
Năm là: Các đơn vị hành chính cấp xã trong quá trình hoạt động, mọi vấn
đề xử lý đều phải được giải quyết trên cơ sở kết hợp hài hòa lợi ích giữa Nhà
nước với dân cư và giữa dân cư với nhau. Chính quyền ở đây không chỉ là cơ
quan quản lý mà còn là cơ quan thể hiện lợi ích chung của nhân dân địa
phương.
Trong khi tổ chức quyền lực nhà nước ở các cấp trung ương có việc phân
chia, hoặc phân công nhiệm vụ một cách rạch ròi giữa lập pháp, hành pháp và
tư pháp thì trong cơ cấu tổ chức chính quyền và UBND là cơ quan chấp hành
của cấp xã, phường, thị trấn trong nhiều trường hợp còn phải kiêm nhiệm luôn
cả chức năng tư pháp (xét xử và hòa giải).

1.2. Vai trò và ý nghĩa của cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin đã từng nêu cao vai trò của
người cán bộ. Lênin chỉ rõ: “Trong lịch sử chưa hề có một giai cấp nào giành
được quyền thống trị, những đại biểu tiền phong có đủ khả năng tổ chức và
lãnh đạo phong trào”.(2,473).
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến cán bộ, coi đây là vấn đề
then chốt. người khẳng định: “Cán bộ là những người đem chính sách của
Đảng, của Chính phủ giải thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành, đồng thời
đem tình hình của dân chúng báo cáo cho Đảng, Chính phủ hiểu rõ để đặt
chính sách cho đúng” (3, 269).
Cán bộ, công chức có vị trí, vai trò quan trọng đối với cơ quan, tổ chức.
Cán bộ, công chức là thành viên, phần tử cấu thành tổ chức bộ máy. Cán bộ,
công chức có quan hệ mật thiết với tổ chức và quyết định mọi sự hoạt động
của tổ chức. Hiệu quả hoạt động trong tổ chức, bộ máy phụ thuộc vào cán bộ.
Cán bộ công chức tốt sẽ làm cho bộ máy hoạt động nhịp nhàng, cán bộ, công
chức kém sẽ làm cho bộ máy tê liệt “Cán bộ là cái dây chuyền của bộ máy.

7
Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ
máy cũng tê liệt” (3, 54).
Để xây dựng Đất nước Việt Nam độc lập có chủ quyền với mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Hồ Chí Minh cũng đã
khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc và công việc thành công
hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém” (3,273).
Đảng ta luôn coi cán bộ có vai trò quyết định đối với sự nghiệp cách
mạng. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 3 (khóa VII) khẳng định trong công
cuộc đổi mới đất nước thì: “Cán bộ cũng có vai trò cực kỳ quan trọng, hoặc
thúc đẩy hoặc kìm hãm tiến trình đổi mới. Cán bộ nói chung có vai trò rất
quan trọng, cán bộ cơ sở nói riêng có vị trí nền tảng cơ sở. Cấp cơ sở là cấp
trực tiếp tổ chức thực hiện mọi chủ trương đường lối của Đảng và pháp luật
của Nhà nước trong thực tế. pháp luật của Nhà nước có được thực thi tốt hay
không, có hiệu quả hay không hiệu quả một phần quyết định là ở cơ sở. Cấp
cơ sở trực tiếp gắn với quần chúng; tạo dựng phong trào cách mạng quần
chúng. Cơ sở xã, phường, thị trấn mạnh hay yếu một phần quan trọng phụ
thuộc vào chất lượng đội ngũ cán bộ xã, phường, thị trấn” (1, 21).
Cán bộ chính quyền cấp xã là bộ phận lớn nhất và rất quan trọng trong
đội ngũ cán bộ của bộ máy chính quyền ở nước ta. Họ vừa là người đại diện
của nhân dân trong quản lý hành chính nhà nước ở địa phương, vừa là người
trực tiếp tổ chức thực hiện các nhiệm vụ quảm lý và phát triển kinh tế, văn hóa
– xã hội, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng ở địa phương. Cán bộ chính
quyền cấp xã có nhiều đóng góp, trưởng thành trong sự nghiệp bảo vệ và xây
dựng tổ quốc qua các thời kỳ cách mạng trước đây và hiện nay, họ vẫn phát
huy được những ưu điểm của mình.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong nhận thức và việc làm chúng ta vẫn còn
những ý niệm giản đơn về vị trí và vai trò của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp
xã, chưa thấy hết vai trò, tính phức tạp, tính quyết định của họ đối với hoạt
động quản lý hành chính ở cơ sở. Người cán bộ hàng ngày cọ sát với thực tiễn
rất phức tạp thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nên họ cần có bản lĩnh, nhiều
kinh nghiệm và hiểu biết để làm việc. Song họ lại ít được đào tạo, bồi dưỡng lí
luận, nghiệp vụ và thông tin về chính sách pháp luật; việc chăm lo đời sống
vật chất, tinh thần đối với họ cũng chưa tương xứng. Thực tế này là một trong

8
những nguyên nhân làm hạn chế năng lực trình độ quản lý điều hành của đội
ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
Tóm lại, cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người có vị trí, vai trò
quan trọng trong việc ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội ở cơ sở, tăng
cười khối đại đoàn kết toàn dân, tạo điều kiện phát huy tính tự quản trong
cộng đồng dân cư.

1.3. Khái niệm chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
“Chất lượng” là một phạm trù hức tạp và có nhiều định nghĩa khác
nhau. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng. hiện nay có một số
định nghĩa về chất lượng được các chuyên gia chất lượng đưa ra như sau:
“Chất lượng là sự phù hợp với nhu cầu” (Theo Juran – một giáo sư
người Mỹ).
“Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu hay đặc tính nhất định” (Theo
giáo sư Crosby).
“Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu thị trường với chi phí thấp nhất”
(Theo giáo sư người Nhật Ishikawa).
Khi đánh giá chất lượng đội ngũ chính quyền cấp xã, một vấn đề đặt ra
“thế nào là chất lượng đội ngũ cán bộ?”. Chất lượng đội ngũ cán bộ được xem
xét dưới nhiều góc độ khác nhau:
Chất lượng đội ngũ cán bộ được thể hiện thông qua hoạt động của bộ
máy chính quyền cấp xã, ở việc nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của
chính quyền cấp xã.
Chất lượng của đội ngũ cán bộ được đánh giá dưới góc độ phẩm chất
đạo đức, trình độ năng lực và khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao cũng
như hiệu quả công tác của họ.
Chất lượng đội ngũ cán bộ là chỉ tiêu tổng hợp chất lượng của từng cán
bộ. Đối với đội ngũ chính quyền cấp xã, muốn xác định chất lượng cao hay
thấp ngoài việc đánh giá phẩm chất đạo đức phải có hàng loạt tiêu chí đánh
giá trình độ năng lực và sự tín nhiệm của nhân dân địa phương. Chẳng hạn,
các lớp đào tạo đã qua, bằng cấp (kể cả tin học, ngoại ngữ) về chuyên môn, kỹ
thuật, quản lý nhà nước…; hay độ tuổi, thâm niên công tác…

9
Chất lượng cán bộ còn được đánh giá dưới góc độ thích ứng, xử lý tình
huống phát sinh của người cán bộ, công chức đối với công vụ được giao.
Từ những góc độ khác nhau như trên có thể đưa ra khái niệm chất lượng
đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã như sau: Chất lượng đội ngũ cán bộ chính
quyền cấp xã là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá phẩm chất đạo đức, trình độ, năng
lực và khả năng thích ứng, thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao của họ.
1.4. Những yêu cầu chung về năng lực cán bộ chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn
Theo quy định tiêu chuẩn cụ thể của cán bộ, công chức xã, phường, thị
trấn (gọi chung là cán bộ, công chức cấp xã) trên địa bàn tỉnh Cao Bằng được
ban hành theo quyết định số 234/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 01 năm 2014
của UBND tỉnh Cao Bằng:
Cán bộ, công chức cấp xã cần phải đáp ứng tiêu chuẩn chung sau đây:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội; có năng lực tổ chức vận động nhân dân thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước.
- Cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, công tâm thạo việc, tận tụy với
dân. Không tham nhũng và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng. Có ý thức
kỷ luật trong công tác. Trung thực, không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân
dân, được nhân dân tín nhiệm.
- Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ
trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có trình
độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm vụ, vị
trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Am hiểu và tôn trọng phong tục tập quán của cộng đồng dân cư trên
địa bàn công tác.
Tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ cấp xã, phường:
 Tiêu chuẩn của Bí thư Đảng ủy và Phó Bí thư Đảng ủy:
- Tuổi đời: Không quá 45 đối với nam, không quá 40 đối với nữ khi
tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp giữ chức vụ tương đương trở

10
lên) và chỉ giữ chức vụ đến đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Riêng BTĐU giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung
cấp lý luận chính trị - hành chính) trở lên.
- Chuyên môn nghiệp vụ: có trình độ trung cấp trở lên; đã qua bồi
dưỡng nghiệp vụ công tác Đảng, quản lý hành chính Nhà nước, quản lý kinh
tế.
 Tiêu chuẩn của Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND:
- Tuổi đời: Không quá 45 đối với nam, không quá 40 đối với nữ khi
tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp giữ chức vụ tương đương trở
lên) và chỉ giữ chức vụ đến đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ.
Riêng Chủ tịch HĐND giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ lên tục.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung
cấp lý luận chính trị - hành chính) trở lên.
- Chuyên môn nghiệp vụ: có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên phù
hợp với đặc điểm kinh tế - xã hội của loại hình đơn vị hành chính (xã,
phường,thị trấn). Đã qu lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, quản lý
kinh tế, kiến thức và kỹ năng hoạt động đại biểu HĐND cấp xã.
 Tiêu chuẩn của Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND:
- Tuổi đời: Không quá 45 đối với nam, không quá 40 đối với nữ khi
tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp giữ chức vụ tương đương trở
lên) và chỉ giữ chức vụ đến đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ. Chủ
tịch UBND giữ chức vụ không quá hai nhiệm kỳ liên tục.
- Trình độ văn hóa: Tốt nghiệp trung học phổ thông.
- Lý luận chính trị: Có trình độ trung cấp lý luận chính trị (hoặc trung
cấp lý luận chính trị - hành chính) trở lên.
- Chuyên môn nghiệp vụ: Có trình độ trung cấp chuyên môn trở lên. Đã
qua lớp bồi dưỡng quản lý hành chính Nhà nước, quản lý Kinh tế.

11
 Tiêu chuẩn của Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Bí thư
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt
Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt
Nam:
 Tuổi đời:
- Đối với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam không quá 50 tuổi đối với nam,
không quá 45 tuổi đối với nữ khi tham gia giữ chức vụ lần đầu (trừ trường hợp
đã giữ chức vụ tương đương trở lên) và chỉ giữ chức vụ đến đủ 60 tuổi đối với
nam và 55 tuổi đối với nữ;
- Đối với Chủ tịch Hội LHPN Việt Nam và Chủ tịch Hội Nông dân Việt
Nam không quá 45 đối với nam, không quá 40 đối với nữ khi tham gia giữ
chức vụ lần đầu (trừ trường hợp giữ chức vụ tương đương trở lên) và chỉ giữ
chức vụ đến đủ 60 tuổi đối với nam, đủ 55 tuổi đối với nữ;
- Đối với Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh giữ chức vụ
lần đầu không quá 30 tuổi và chỉ giữ chức vụ không quá 35 tuổi.
- Đối với Chủ tịch Hội CCB Việt Nam giữ chức vụ lần đầu không quá
60 tuổi và giữ chức vụ không quá 65 tuổi.
 Trình độ văn hóa:
- Đối với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt
Nam Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam tốt nghiệp trunh học phổ thông trở lên.
- Đối với chủ tịch Hội Cựu chiến binh tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên.
 Lý luận chính trị:
- Đối với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt
Nam Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam có trình độ chuyên môn nghiệp vụ trung cấp trở lên.
- Đối với chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam có trình độ sơ cấp và
tương đương trở lên.
 Chuyên môn nghiệp vụ:

12
- Đối với Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam, Chủ tịch Hội Nông dân Việt
Nam Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam có trình độ chuyên môn nghiệp vụ từ trung cấp trở lên.
- Đối với chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã được đào tạo, bồi
dưỡng chuyên môn nghiệp vụ lĩnh vực công tác được phân công tương đương
trình độ sơ cấp trở lên.

1.5. Những nhân tố ảnh hưởng nổi bật đến chất lượng của đội ngũ cán bộ
chính quyền cấp xã, phường, thị trấn
 Quá trình tuyển dụng, cơ chế hình thành đội ngũ CBCQ cấp xã,
phường.
Công tác tuyển dụng được làm tốt chúng ta sẽ lựa chọn được những
người có đủ phẩm chất chính trị, đạo đức, có trình độ năng lực và sắp xếp họ
đúng chỗ, đúng việc sẽ tạo điều kiện phát huy tinh thần hăng say làm việc,
khuyến khích tinh thần học tập và rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn.
Chính vì vậy, Công tác tuyển dụng, tuyển chọn, bổ nhiệm có ảnh hưởng lớn
đối với chất lượng của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã, phường.
Đối với cán bộ, công chức chính quyền cấp xã vẫn thực hiện cơ chế
Đảng cử, dân bầu; cơ quan hành chính cấp trên phê chuẩn kết quả bầu cử.
HĐND khoa mới sẽ tiến hành bầu ra các thành viên của UBND, Chủ tịch
HĐND, Phó Chủ tịch HĐND, Chủ tịch UBND, Phó Chủ tịch UBND. Từ cơ
chế này ta có thể thấy trình độ của đội ngũ cán bộ chủ chốt cán bộ cấp xã,
phường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như: mặt bằng dân trí của nhân dân địa
phương, chất lượng công tác lựa chọn ứng cử viên và hiệp thương vào danh
sách bầu cử của các tổ chức có trách nhiệm, phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng
suốt của cử tri, phụ thuộc vào sự lựa chọn sáng suốt của đại biểu HHĐND cho
các chức danh chủ chốt của cơ quan chính quyền.
 Quan điểm, chính sách và quá trình đào tạo, bồi dưỡng.
Đào tạo cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là làm cho đội ngũ này
có những năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định. Năng lực ở đây bao gồm
trình độ về kiến thức, năng lực về hiểu biết, nhận thức sự việc, năng lực điều
hành, tổ chức thực hiện, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm và đề xuất giải pháp
để thực hiện đạt mục tiêu…

13
Hiện nay, đất nước ta đang bước vào thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa, trong bối cảnh có những thời cơ, thuận lợi mới nhưng cũng
có nhiều khó khăn, thách thức mới. Nhiệm vụ chính trị rất nặng nề, phức tạp,
đặt ra nhiều vấn đề cho công tác cán bộ và đào tạo cán bộ. Đòi hỏi toàn Đảng,
toàn dân phải xây dựng được đội ngũ cán bộ, công chức cơ sở ngang tầm, có
bản lĩnh chính trị, phẩm chất cách mạng, có năng lực thực tiễn góp phần thực
hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ
nghĩa.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng đã đánh dấu sự đổi mới
toàn diện trên các lĩnh vực của đất nước. Đại hội VII, VIII đã tiếp tục khẳng
định: Phải chăm lo xây dựng thật tốt đội ngũ cán bộ các cấp, các nghành và
đổi mới quan niệm, phương pháp đánh giá, sử dụng cán bộ trong tình hình
mới. Trước hết, phải coi trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ cấp xã, phường,
thị trấn tại chỗ - đây là chiến lược mục tiêu lâu dài.
Đào tạo, bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ hiểu biết về mọi mặt cho
cán bộ, công chức cấp xã là cần thiết và cấp bách. Họ là những người trực tiếp
gần gũi nhân dân; vì trước hết phải hiểu sâu sắc đường lối, chỉ thị, nghị quyết
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để giải thích cho dân hiểu và
trả lời mọi thắc mắc của dân; đi sâu đi sát, tìm hiểu thực tế, gương mẫu, đi đầu
trong việc thực hiện những chủ trương như xóa đói giảm nghèo, chống quan
liêu, tham nhũng, phòng chống tệ nạn xã hội… và coi đó là nhiệm vụ của
chính mình mà Đảng, tổ chức đã giao cho.
Trên thực tế, việc đào tạo, bồi dưỡng còn nhiều hạn chế. Tình trạng
người cần đi học thì không đi học, không được cử đi học, không có chỗ để
học; người không cần đi học thì được cử đi học gây ra sự lãng phí không nhỏ.
Đôi khi việc đào tạo không phải để nâng cao trình độ mà là để tìm cách nhận
bằng, nhận giấy chứng nhận hợp thức hóa tiêu chuẩn cán bộ. Nội dung đào tạo
còn nặng về lý luận chính trị và trùng lặp chưa đi sâu vào khoa học hành
chính, kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhàn nước, quản lý kinh tế.
Bên cạnh đó, thái độ của các cán bộ được cử đi học cũng cần phải được
nhìn nhận cho đúng. Cũng chính vì quan niệm công tác ở cấp xã phụ thuộc
vào cơ chế Đảng cử, dân bầu không có tính ổn định lâu dài. Hầu hết các cán

14
bộ cấp xã đều từ chối đi đào tạo, bồi dưỡng vào các thời điểm diễn ra bầu cử,
hoặc diễn ra Đại hội Đảng bộ và đi đào tạo tập trung dài hạn.
Từ những phân tích trên cho thấy đào tạo bồi dưỡng ảnh hưởng lớn đến
việc hình thành và nâng cao chất lượng cán bộ, chính quyền cấp xã.
 Chế độ chính sách đối với cán bộ chính quyền cấp xã, phường
Chế độ chính sách là công cụ điều tiết cực kỳ quan trọng trong quản lý
xã hội, chế dộ chính sách tác động mạnh mẽ đến hoạt động của con người. Vì
vậy, chế độ chính sách là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cán bộ,
công chức.
Trong thời gian vừa qua, Đảng và Nhà nước đã có nhiều quyết sách
hướng về cán bộ, công chức cấp xã nhằm khắc phục tình trạng thiếu hụt cán
bộ, công chức nhằm nâng cao chất lượng cán bộ, công chức ở cơ sở để có thể
đảm đương được nhiệm vụ trong thời kỳ mới. Tuy nhiên, hệ thống chính sách
đối với cán bộ công chức cấp xã chung hiện nay vẫn còn một số bất cập.
Chế độ, chính sách và vị thế thấp làm cho cán bộ cấp xã không an tâm
trong công tác, không có lòng nhiệt tình đối với công việc mà mình được giao,
không có chí tiến thủ. Đồng thời địa bàn cấp xã không có sức hút đối với
những người có năng lực, trình độ học vấn.
 Quá trình và nội dung đánh giá chất lượng của đội ngũ cán bộ chính
quyền cấp cơ sở.
Đây là hoạt động nhằm nắm chắc thông tin, diễn biến về tư tưởng, hoạt
động của cán bộ, công chức giúp cho cấp ủy và thủ trưởng phát hiện vấn đề
nảy sinh, kịp thời điều chỉnh và tác động làm cho cán bộ, công chức luôn hoạt
động đúng hướng, đúng nguyên tắc.
Đánh giá chất lượng cán bộ là việc so sánh, phân tích mức độ đạt được
trong quá trình phấn đấu, rèn luyện và thực hiện công việc của người cán bộ
theo tiêu chuẩn và yêu cầu đặt ra. Công tác đánh giá hết sức quan trọng vì
những mục đích cũng như ảnh hưởng của nó đến chất lượng cán bộ và cả tổ
chức.
Công tác đánh giá cán bộ không chỉ làm một lần mà phải thường xuyên,
theo định kỳ hằng năm và trước khi đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ để
dưa vào hồ sơ cán bộ, giúp cơ quan quản lý cán bộ nắm và hiểu được cán bộ
15
của mình. Đồng thời giúp phát huy ưu điểm, sửa chữa khuyết điểm (nếu có),
góp phần xây dựng đội ngũ có chất lượng, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế thế giới của đất nước.
 Quy hoạch cán bộ
Quy hoạch cán bộ là quá trình thực hiện đồng bộ các chủ trương, biện
pháp nhằm tạo nguồn nhân sự, xây dựng đội ngũ cán bộ đủ tài, đủ đức. Có
quy hoạch rõ ràng tạo tâm lý yên tâm về lộ trình sự nghiệp của mình, có ý chí
phấn đấu rèn luyện bản thân.
Quy hoạch cán bộ giúp kiện toàn tổ chức và đổi mới cán bộ một cahs
thường xuyên, đảm bảo tính kế thừa liên tục của đội ngũ cán bộ. Tạo sự chủ
động, khắc phục được tình trạng thiếu hụt trong bố trí, sử dụng cán bộ, lãnh
đạo, quản lý; tạo sự vững vàng gữa các thế hệ cán bộ, giữ vững đoàn kết nội
bộ và sự ổn định chính trị cho cán bộ, công chức.
 Công cụ và phương tiện làm việc
Công cụ, phương tiện làm việc là một trong ngững yếu tố giúp nâng cao
năng suất làm việc của cán bộ có ảnh hưởng đến chất lượng cán bộ, công chứ.
Công nghệ thông tin đang phát triển mạnh mẽ hiện nay, việc trang bị
các phương tiện, công cụ làm việc hiện đại giúp cho công việc được hiện đại
hóa, do vậy cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng và cán bộ, công chức nói
chung cần được nâng cao trình độ để có thể sử dụng được nhưng công cụ,
phương tiện làm việc tiên tiến để công việc được tiến hành nhanh chóng,
chính xác.
 Sự sắp xếp, bố trí cán bộ trong tổ chức
Chất lượng cán bộ thể hiện ở kết quả công việc, đó là chất lượng hoạt
động, là sự phù hợp giữa khả năng và tính cách của con người với công việc
của họ đảm nhận do vậy mà sự sắp xếp, bố trí cán bộ trong tổ chức có ảnh
hưởng đến chất lượng cán bộ, công chức.
Một người không thể làm tốt công việc đó không phù hợp với lượng
kiến thức, kinh nghiệm, năng lực cũng như niềm đam mê của họ thì sự nhiệt
tình, đam mê công việc sẽ dần thui chột và công việc sẽ không tến triển,
không có sự sáng tạo. Khi công vệc được sắp xếp, bố trí đúng chuyên môn,

16
nghiệp vụ sẽ tự sinh là niềm đam mê, sáng tạo trong công việc kết quả công
việc đạt được có thể ngoài dự đoán của mọi người.
 Yếu tố nhận thức của cán bộ
Nhận thức là tiền đề, là kim chỉ nan cho những hành động, những công
việc đúng đắn, khoa học và ngược lại. Nếu người cán bộ nhận thức được vai
trò, tầm quan trọng của việc phải nâng cao trình độ để giải quyết công việc, để
tăng chất lượng và hiệu quả thực thi công vụ thì họ sẽ tự nguyện, tích cực
tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức còn thiếu.
Ngược lại, khi cán bộ coi thường những chuẩn mực đạo đức, nhân cách,
nên thiếu nghiêm khắc với bản thân, không thường xuyên rèn luyện, tu dưỡng,
dùi mài tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến mắc bệnh quan liêu, mệnh lệnh, chủ
quan, tư lợi, phai nhạt lý tưởng…..
Như vậy, có thể nhận thấy rằng nhận thức cũng ảnh hưởng đến việc
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ công chức chính quyền các cấp.

1.6. Các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn
Để đánh giá đúng thực trạng và xác định các giải pháp nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã cần phải xác định rõ
những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã.
 Tiêu chí về phẩm chất Chính trị.
Phẩm chất chính trị là tiêu chí quan trọng nhất, quyết định đến năng lực
quản lý nhà nước của cán bộ, công chức. Phẩm chất chính trị là động lực tinh
thần thúc đẩy cán bộ, công chức vươn lên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được
giao hay nói cách khác là hoàn thành nhiệm vụ với hiệu quả cao nhất. Phẩm
chất chính trị cũng chính là yêu cầu cơ bản nhất đối với người cán bộ, công
chức.
Người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có phẩm chất chính trị tốt
là người tích cực tuyên truyền, vận động gia đình, bà con nhân dân thực hiện
tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. Là
người luôn trăn trở băn khoăn tìm cách tháo gỡ những khó khăn ở cơ sở, từng
bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Người có phẩm
chất chính trị tốt là người một lòng phục vụ Nhà nước, phục vụ nhân dân.
17
Phẩm chất chính trị của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã được biểu
hiện trước hết là sự tin tưởng tuyệt đối với lý tưởng cách mạng, kiên định với
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, đó là con đường mà Bác Hồ và
Đảng ta đã lựa chọn, kiên quyết đấu tranh bảo vệ quan điểm của Đảng, chính
sách và pháp luật của Nhà nước, không giao động trước những khó khăn, thử
thách. Đồng thời phải có biện pháp để đường lối đó đi vào thực tiễn cuộc sống
của nhân dân địa phương.
Phẩm chất chính trị của người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn
biểu hiện thông qua thái độ phục vụ nhân dân, tinh thần gương mẫu trong
công tác, tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của đồng bào nhân dân tại địa
phương. Người cán bộ có phẩm chất chính trị tốt phải là người luôn trăn trở
trước khó khăn của địa phương; phải có quyết tâm đưa địa phương cơ sở nơi
mình công tác ngày càng phát triển về mọi mặt, thực hiện công bằng, dân chủ,
văn minh.
 Tiêu chí về phẩm chất đạo đức, lập trường tư tưởng
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là người trực tiếp và sinh hoạt
cùng với người dân. Cho nên đạo đức của người cán bộ, công chức sẽ có tác
động rất lớn đối với hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền cấp xã. Nếu
người cán bộ, công chức có đầy đủ các phẩm chất: cần, kiệm, liêm, chính, chí
công vô tư thì nhân dân sẽ tin tưởng họ, tin tưởng vào sự nghiệp cách mạng
của Đảng, từ đó nhân dân tự giác thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và
pháp luật của Nhà nước. Ngược lại, nếu người cán bộ, công chức không có đủ
các phẩm chất trên thì họ sẽ bị mất niềm tin của nhân dân, ảnh hưởng đến uy
tin của Đảng, nhiệm vụ của cách mạng, họ trở thành sâu mọt của dân.
Người cán bộ, công chức chính quyền cấp xã chỉ tuyên truyền, phổ biến
đường lối, chính sách thôi chưa đủ mà họ phải là người tiên phong gương mẫu
trong việc chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách đó. Họ phải nói đi đôi
với làm, họ phải là tấm gương sáng cho nhân dân noi theo như Bác Hồ đã dạy:
một tấm gương sáng còn giá trị hơn một triệu bài diễn văn tuyên truyền.
Người cán bộ công chức chính quyền cấp xã muốn được dân tin yêu (nói
dân nghe, làm dân tin) thì phải thường xuyên rèn luyện tu dưỡng đạo đức
trong mọi lúc, mọi nơi.

18
Đây là phẩm chất quan trọng đối với chính quyền công chức cấp xã, nó là
cái gốc của người cán bộ. người cán bộ, công chức phải có đầy đủ đạo đức
cách mạng thì mới đủ điều kiện phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, phục vụ
Đảng. nếu thiếu hoặc yếu kém đạo đức cách mạng sẽ không làm tốt công việc
được giao và nó là nguyên nhân của tệ quan liêu, tham nhũng, tạo nên nguy cơ
đe dọa đến sự tồn vong của Đảng, sự sống còn củ chế độ.
Người cán bộ phải luôn có ý thức tổ chức kỷ luật và tinh thần tập thể,
khiêm tốn, giản dị, trung thực, không cơ hội, có nếp sống văn minh, nêu
gương cho quần chúng. Như vậy mới tạo được lòng tin từ phía dân, thuyết
phục được nhân dân tin vào sự lãnh đạo của Đảng, trung thành với sự nghiệp
cách mạng.
 Tiêu chí về tuổi
Đánh giá chất lượng cán bộ thì tiêu chí về tuổi cần được quan tâm. Theo
quy định của pháp luật hiện hành thì một người là cán bộ trong độ tuổi từ 18
đến 55 đối với nữ và từ 18 đến 60 đối với nam. Trừ một số trường hợp người
lao động được xem xét và kéo dài thời gian công tác theo quy định.
Thường thì đội ngũ cán bộ ngoài 40 tuổi thì có nhiều kinh nghiệm trong
công tác cũng như kỹ năng làm việc, song đây không phải là tất cả. Có rất
nhiều cán bộ tuổi đời còn trẻ nhưng nhờ ợc đào tạo cơ bản, có trình độ chuên
môn vững vàng nên có kỹ năng làm việc tốt… Chính vì vậy mà để có một đội
ngũ cán bộ chính quyền có chất lượng thì cần xem xét độ tuổi trong tổ chức.
 Tiêu chí về văn bằng chứng chỉ.
Tiêu chí về văn bằng, chứng chỉ của cán bộ là chỉ tiêu thể hiện rõ nét
nhất về chất lượng cán bộ. Nó thể hiện qua quá trình đào tạo, học tập của
người cán bộ. Cán bộ chính quyền cấp xã cầ có trình độ văn hóa và trình độ
chuyên môn:
- Trình độ văn hóa không phải là yếu tố duy nhất quyết định hiệu quả
hoạt động của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã nhưng đây là yếu tố quan
trọng ảnh hưởng đến hoạt động của đội ngũ này. Nó là nền tảng cho nhận
thức, tiếp thu đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước và tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng chủ trương, chính sách trong
thực tiễn.

19
- Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Được hiểu là trình độ được đào tạo ở
các lĩnh vực khác nhau theo cấp độ: sơ cấp, trung cấp, cao đẳng, đại học. Đó
là những kiến theo các chuyên nghành nhất định được thể hiện qua hệ thống
bằng cấp. Chính quyền cấp xã là nơi trực tiếp thực hiện mọi hoạt động quản
lý, giải quyết mọi tình huống phát sinh trên thực tế. Nếu cán bộ, công chức
không có chuyên môn nghiệp vụ, chỉ làm theo kinh nghiệm hoặc giải quyết
mang tính tình cảm, tùy tiện chắc chắn sẽ không cao thậm chí còn mắc sai
phạm nghiêm trọng.
Ngoài ra, cán bộ chính quyền cũng cần phải có chứng chỉ về tin học và
ngoại ngữ. Hiện nay, trình độ tin học và ngoại ngữ là rất cần thiết bở lẽ trong
thời đại công nghệ thông tin, xu thế hội nhập và toàn cầu hóa nền kinh tế, việc
trang bị kiến thức tin học, ngoại ngữ là để hỗ trợ cho quá trình thực thi công
vụ phù hợp với yêu cầu trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước.
 Tiêu chí về trình độ chính trị, quản lý nhà nước.
- Tình độ lý luận chính trị: lý luận chính trị là cơ sở xác định lập trường
quan điểm của cán bộ, công chức nhà nước nói chung và cán bộ, công chưc
chính quyền cấp xã nói riêng. Có trình độ lý luận chính trị giúp xây dựng được
lập trường, quan điểm đúng đắn trong quá trình giải quyết công việc của tổ
chức, của nhân dân theo đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước.
- Trình độ quản lý hành chính nhà nước: quản lý hành chính nhà nước
là sự tác động mang tính tổ chức lên các quan hệ xã hội. Người cán bộ chính
quyền cấp xã cần phải được đào tao, bồi dưỡng những kiến thức cơ bản về
QLNN thì mới có được kỹ năng, phương pháp quản lý.
1.7. Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao của cán bộ chính quyền cấp
xã, phường, thị trấn
Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ là tiêu chí đánh giá đầu ra của quá trình
thực thi hoạt động quảm lý Nhà nước, là tiêu chí cơ bản phản ánh năng lực
thực thi hoạt động quản lý Nhà nước của cán bộ.
Theo quy định chung, việc đánh giá cán bộ công chức của UBND Thành
phố Cao Bằng sử dụng phương pháp đánh giá theo chủ thể tham gia đánh giá.
- Cá nhân tự đánh giá

20
Cán bộ, công chức, viên chức tự nhận xét, đánh giá, xếp loại theo mẫu
của cơ quan quy định. Cán bộ công chức tự đưa ra những nhận xét về bản thân
theo những tiêu chí của phiếu đánh giá .
- Tập thể đánh giá
Sau khi cá nhân các cán bộ công chức tự đánh giá thì tập thể sẽ đánh giá
lại dựa trên những tiêu chí và dựa trên cơ sở tự nhận xét của cá nhân đó. Có
thể là tập thể lãnh đạo cơ quan tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá, xếp loại, bỏ
phiếu kín hoặc tập thể các cán bộ, công chức trong phòng tham gia đánh giá.
- Thủ trưởng trực tiếp đánh giá
Đánh giá của thủ trưởng đơn vị là đánh giá cuối cùng là được xem như là
đánh giá quan trọng nhất.
Nội dung đánh giá cán bộ công chức
Khi đánh giá cán bộ cần căn cứ vào các nội dung sau :
- Kết quả hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao: Khối lượng hoặc
số lượng, chất lượng, thời gian hoàn thành công việc.
- Phẩm chất đạo đức, lối sống, ý thức chấp hành kỷ luật.
- Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài hai nội
dung trên còn phải đánh về kết quả hoạt động của đơn vị, khả năng tổ chức
quản lý đơn vị, tinh thần phối hợp trong công tác và mức độ tín nhiệm trong
cơ quan.
Cán bộ, công chức đánh giá theo mẫu có sẵn (kèm theo)
Xếp loại cán bộ, công chức thực hiện chức trách, nhiệm vụ theo 4 loại:
- Loại 1: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: đảm bảo hoàn thành và hoàn
thành vượt mức một số chỉ têu về số lượng, chất lượng và thời gian, có sáng
kiến trong thực hiện nhiệm vụ; có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ
luật.
- Loại 2: Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Loại 3: Hoàn thành nhiệm vụ: hoàn thành các chỉ tiêu về số lượng,
chất lượng và thời gian, có phẩm chất đạo đức tốt, không vi phạm kỷ luật.

21
- Loại 4: Không hoàn thành nhiệm vụ: không hoàn thành các chỉ tiêu về
số lượng, chất lượng và thời gian.
Đối với cán bộ giữ chức vụ lãnh đạo còn phải xét thêm kết quả hoạt động
của đơn vị, khả năng tổ chức quản lý đơn vị, tinh thần phối hợp trong công tác
và mức độ tín nhiệm để xếp loại.
Việc xếp loại cán bộ thông qua hình thức bỏ phiếu kín (theo từng loại) có
giá trị tham khảo đạt 50 % số phiếu trở lên tán thành và sau khi được thủ
trưởng cơ quan chủ quan kết luận thì việc xếp loại cán bộ mới có giá trị.
Quy trình đánh giá cán bộ, công chức
Quy trình đánh giá cần được xây dựng một cách khoa học, dễ hiểu,
những người tham gia công tác đánh giá có thể nhận biết về trình tự đánh giá.
Vì quy trình đánh giá có ý nghĩa quan trong để công tác đánh giá đạt hiệu quả
cao.
Tóm lại: Một đội ngũ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có chất
lượng là đội ngũ có phẩm chất chính trị, đạo đức cách mạng, có trình độ
năng lực và có khả năng vận dụng đường lối, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước một cách có hiệu quả nhất nhằm nâng cao đời sống kinh
tế, văn hóa, xã hội của nhân dân tại địa phương góp phần xây dựng một xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh. Một đất nước ngày càng giàu đẹp.

22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ
CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG

2.1. Giới thiệu chung về Thành Phố Cao Bằng

2.1.1. Đặc điểm về vị trí địa lý


Thành phố Cao Bằng là trung tâm Chính trị, Kinh tế, Văn hóa - Xã hội của
tỉnh Cao Bằng
Ngày 1/11/2010 Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở
rộng địa giới hành chính Thành phố Cao Bằng.
Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính, thành phố Cao Bằng có:
Tổng diện tích đất tự nhiên: 107,6281 km²
Dân số: 84.421 người (2012)
Mật độ: 784 người/km²
Thành phần dân tộc: người Tày, người Nùng và người Kinh chiếm đa số.

2.1.2. Lịch sử - địa giới hành chính


Thành phố Cao Bằng từng chịu thiệt hai nặng nề trong chiến tranh biên giới
Việt - Trung năm 1979
Ngày 10 tháng 9 năm 1981, giải thể 4 tiểu khu cũ (Sông Bằng, Sông Hiến, Nội
Thị, Nà Phía) để thành lập 4 phường: Sông Bằng, Sông Hiến, Tân Giang, Hợp
Giang và 3 xã: Ngọc Xuân, Hòa Chung, Duyệt Chung. Ngày 4 tháng 10 năm
2002, chuyển xã Đề Thám thuộc huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng quản lý.
Từ đó đến năm 2010, thị xã Cao Bằng có 4 phường và 4 xã. Ngày 1 tháng 11
năm 2010, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc điều chỉnh mở
rộng địa giới hành chính thị xã Cao Bằng. Sau khi điều chỉnh địa giới hành
chính, thị xã Cao Bằng có 10.760,93 ha diện tích tự nhiên và 67.415 nhân
khẩu; bao gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc 8 phường: Hợp Giang, Sông
Bằng, Tân Giang, Sông Hiến, Đề Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa
Chung, 3 xã: Chu Trinh, Hưng Đạo, Vĩnh Quang.Trong đó các phường Đề
Thám, Ngọc Xuân, Duyệt Trung, Hòa Chung được thành lập lần lượt vào các
năm 2010 và 2012 trên cơ sở các xã có tên tương ứng; 3 xã: Chu Trinh, Hưng
Đạo và Vinh Quang được chuyển từ huyện Hòa An về thị xã Cao Bằng.

23
Ngày 26 tháng 9 năm 2012, Chính phủ Việt Nam đã quyết định chuyển thị xã
Cao Bằng thành thành phố Cao Bằng
Trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, ngày 13/8/2012,
cán bộ và nhân dân thành phố Cao Bằng đã vinh dự được Đảng và Nhà nước
tặng thưởng Huân chương lao động hạng Nhất cho nhân dân và cán bộ thị xã
Cao Bằng (nay là thành phố Cao Bằng), tỉnh Cao Bằng (tại Quyết định số
1188/QĐ-CTN của Chủ tịch Nước) và tặng thưởng nhiều danh hiệu cao quý
khác.

2.1.3. Đặc điểm về điều kiện xã hội


Tính đến hết nhiệm kỳ 2005-2010, Thị xã đã có 10/16 mục tiêu đạt và vượt kế
hoạch. Trong đó, giá trị sản lượng công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp năm
2006 đạt 33,049 tỷ đồng, năm 2007 đạt 36,03 tỷ đồng. Tổng mức lưu chuyển
hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 560 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 1.200 tỷ
đồng. Sản xuất nông, lâm nghiệp đạt 39,4 triệu đồng/ha/năm. Tổng mức đầu
tư ước đạt trên 1.000 tỷ đồng; Thu ngân sách địa phương năm 2006, đạt
43,329 tỷ đồng, năm 2010 ước đạt 76,874 tỷ đồng, bình quân tăng 15,5%/năm.
9 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt 46% so với mục tiêu Đại hội XV đề ra; 8/8
trạm y tế xã, phường có bác sĩ; 89% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa, 63%
tổ, xóm và 92% cơ quan, đơn vị đạt tiêu chuẩn văn hóa. Thị xã hoàn thành xóa
nhà tranh tre, dột nát; Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 899 hộ năm 2006 xuống còn
290 hộ năm 2009, chiếm 1,74%, năm 2010, ước giảm còn 1,25%, đời sống
dân cư được cải thiện rõ rệt, tăng số hộ khá, giàu. Đảng bộ tập trung chỉ đạo
triển khai thực hiện tốt Cuộc vận động “Học tập và làm theo lấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh”. Toàn Đảng bộ kết nạp được 534 đảng viên mới, đạt
106,8% KH. Thị xã cơ bản đạt tiêu chí đô thị loại III (đạt 33 tiêu chí với tổng
điểm 82,01 điểm)...
Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, Đảng bộ thị xã (nay là Thành phố) tập trung thực hiện 16
mục tiêu chủ yếu: Tiếp tục đẩy nhanh tỷ trọng CN - TTCN (chiếm trên 50% tỷ trọng CN -
TTCN trên địa bàn); tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân đạt 17%/năm trở lên; giá tri sản
xuất CN – TTCN tăng bình quân 20%/năm; thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tăng từ
16% trở lên/năm; phấn đấu giảm nghèo bền vững, chống tái nghèo, giảm tỷ lệ hộ nghèo
xuống dưới 1,2%, tăng hộ khá, giàu; hàng năm có trên 80% chi, đảng bộ cơ sở được công

24
nhận trong sạch vững mạnh, không có chi, đảng bộ yếu kém; trên 70% đảng viên hoàn
thành tốt nhiệm vụ, phấn đấu kết nạp 600 đảng viên mới trở lên.

2.2. Thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành
phố Cao Bằng

2.2.1 Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành
phố Cao Bằng qua các tiêu chí đánh giá cán bộ chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn
Đội ngũ CBCQ cấp xã, phường trên địa bàn Thành phố Cao Bằng có
bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa
Xã hội; Đoàn kết, gắn bó, và có ý thức trách nhiệm, nhiệt tình trong công tác,
tổ chức vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của nhà nước ở cơ sở. Đa số CBCQ cấp xã có phẩm chất đạo đức
tốt, trung thành với lý tưởng, tin tưởng vào sự nghiệp đổi mới của Đảng, thực
sự có tâm huyết với cơ sở.
 Cơ cấu dân tộc
Bảng 2.1: Cơ cấu dân tộc của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường
tại thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
Dân tộc Người % Người % Người %
Tày 74 60.16 81 65.85 78 65.00
Nùng 37 30.08 26 21.14 23 19.20
Mông, Dao,
Sán chỉ, Lô lô 0 0 0 0 0 0
Dân tộc khác 12 9.76 16 13.01 19 15.8
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)
Nhận xét: Đa số cán bộ chính quyền cấp xã, phường là người dân tộc
Tày, Nùng. Tỷ lệ các dân tộc này cũng tăng dần qua các năm. Năm 2011 dân
tộc Tày là 60,16%, năm 2012 là 65,85%, năm 2013 là 65%. Vì đặc điểm của
Cao Bằng nói chung và trên địa bàn Thành phố Cao Bằng nói riêng là một tỉnh
miền núi, chủ yếu là người dân tộc thiểu số do vậy mà việc duy trì tỷ lệ cán
bộ, công chức cấp xã, phường là người dân tộc thiểu số sẽ tạo điều kiện thuận

25
lợi cho hệ thống chính trị cơ sở của thành phố thực hiện tốt chức năng, nhiệm
vụ của mình. Vì cán bộ chính quyền là người dân tộc thiểu số sé am hiểu
phong tục tập quán, ngôn ngữ, văn hóa do vậy mà khi truyền đạt sẽ dễ dàng
hơn.
 Cơ cấu về tuổi
Bảng 2.2: Cơ cấu độ tuổi của đội ngũ chính quyền cấp xã, phường
tại thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
Độ tuổi Người % Người % Người %
Dưới 30 13 10.57 17 13.82 12 10.00
Từ 30 – 40 26 21.14 33 26.83 31 25.83
Từ 41 – 50 51 41.46 42 34.15 39 32.50
Trên 50 – đến 60 33 26.83 31 25.20 37 30.83
Trên 60 tuổi 0 0 0 0 1 0.83
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)
Nhận xét: Đa số cán bộ chính quyền cấp xã, phường có độ tuổi từ 41 – 60
tuổi. Theo thống kê đọ tuổi từ 41 – 50 giảm qua các năm. Năm 2011 là
41,46%, năm 2012 giảm xuống còn 34,15%, năm 2011 giảm xuống còn
32,5%. Độ tuổi trên 50 – 60 tăng lên, năm 2013 là 37% tăng lên 5,63% so với
năm 2012, và tăng 4% so với năm 2011. Với cơ cấu tuổi như vậy, cán bộ
chính quyền tại đây có kinh nghiệm giải quyết công việc, tuy nhiên số lượng
cán bộ trẻ ít không tạo được sự sáng tạo trong công việc.
 Trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn.

26
Bảng 2.3: Trình độ văn hóa của đội ngũ chính quyền cấp xã,
phường tại thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
Trình độ văn hóa Người % Người % Người %
Tiểu học 6 4.88 2 1.63 0 0
Trung học cơ sở 30 24.39 15 12.2 18 15.00
Trung học phổ thông 87 70.73 106 86.18 102 85.00
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)
Nhận xét: Nhìn chung trình độ văn hóa cán bộ chính quyền cấp xã năm
2013 tăng lên so với năm 2011 và 2012. Năm 2013 tỷ lệ cán bộ có trình độ
văn hóa bậc tiểu học không còn giảm 4,88% so với 2011 và giảm 1,63% so
với năm 2012. Tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hóa bậc trung học phổ thông tăng
lên, năm 2012 là 86,18% tăng lên 15,45% so với năm 2011, năm 2013 là 85%
tăng lên 14,27% so với năm 2011. Điều này cho thấy nhận thức, học vấn của
đội ngũ cán bộ chính quyền được tăng lên rõ rệt, tạo tiền đề để công việc được
hoàn thành hiệu quả. Tuy vậy, trình độ văn hóa chưa cao của một số cán bộ
chính quyền cấp xã làm hạn chế khả năng nhận thức và và năng lực tổ chức
thực hiện các văn bản của Nhà nước, cản trở việc thực hiện nhiệm vụ, quyền
hạn, trách nhiệm của một số cán bộ.
Bảng 2.4: Trình độ chuyên môn của đội ngũ chính quyền cấp xã,
phường tại Thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
Trình độ chuyên môn Người % Người % Người %
Chưa qua đào tạo 16 13.01 21 17.07 18 15.00
Sơ cấp 21 17.07 14 11.38 15 12.50
Trung cấp 46 37.4 51 41.46 49 40.83
Cao đẳng 29 23.58 9 7.317 12 10.00
Đại học 11 8.94 28 22.76 26 21.67
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)

27
Nhận xét: Cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây nhìn chung trình
độ chuyên môn đã được nâng cao. Tỷ lệ chưa qua đào tạo đã giảm năm 2013
là 15%, giảm 2,07% so với năm 2012. Tỷ lệ cán bộ có trình độ Đại học tăng
lên năm 2013 là 26% trong khi năm 2011 chỉ là 8,94%. Tuy vậy, tỷ lệ cán bộ
chính quyền chưa qua đào tạo (15% năm 2013) vẫn còn nhiều, đây là rào cản
lớn ảnh hưởng đến chất lượng nói chung của cán bộ chính quyền cấp xã,
phường.
 Trình độ chính trị, quản lý Nhà nước
Bảng 2.5: Trình độ lý luận chính trị của đội ngũ chính quyền cấp
xã, phường tại thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
Lý luận chính trị Người % Người % Người %
Chưa qua đào tạo 12 9.76 33 26.83 17 14.17
Sơ cấp 32 26 11 8.94 12 10
Trung cấp 74 60.2 76 61.79 87 72.50
Cao cấp 5 4.07 3 2.44 4 3.33
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)
Nhận xét: Trình độ lý luận chính trị văn hóa nhìn chung là đã giảm tỷ
lệ chưa qua đào tạo và tăng tỷ lệ có trình độ lý luận cao cấp. Năm 2013 chưa
qua đào tạo là 14,17% giảm so với năm 2012 là 12,66%. Tỷ lệ cán bộ có trình
độ Cao cấp là 5% năm 2011 giảm xuống còn 2,44%. Đối với cán bộ chủ chốt
mà chưa qua đào tạo cao như vậy là điều đáng phải lưu ý bởi họ phải là những
người có lập trường chính trị vững vàng, có khả năng lĩnh hội chủ trương,
chính sách, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Đội ngũ cán bộ này
tham gia công tác chủ yếu là ở lòng nhiệt tình cách mạng, một lòng một dạ đi
theo Đảng chứ chưa hoàn toàn dựa vào niềm tin có cơ sở khoa học vào chủ
nghĩa xã hội, vào sự lãnh đạo của Đảng.
Nhận xét về chất lượng đội ngũ cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã
tại Thành phố Cao Bằng hiện nay:
Đa số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở đây là những người ưu
tú ở chính quyền cơ sở. Hầu hết họ là những người có bản lĩnh chính trị vững

28
vàng, có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, gần gũi nhân dân, am hiểu và gắn bó
mật thiết với cơ sở.
Tuy nhiên vẫn còn một số nhược điểm còn tồn tại:
Về cơ cấu: tỷ lệ cán bộ trẻ 30 – 40 ít: Bí thư Đảng ủy 2 người chiếm tỷ
lệ 18,18%, chủ tịch HĐND 1 người, tỷ lệ cán bộ trẻ ít sẽ làm giảm sự nhanh
nhẹn của bộ máy chính quyền, khả năng sáng tạo, nhiệt tình trong công việc…
Cán bộ còn phải kiêm nhiệm thêm chức danh. Chủ tịch HĐND chỉ có 4
người không phải kiêm nhiệm, còn 7 người là kiêm nhiệm thêm chức vụ khác
chiếm tỷ lệ 63.64% (phụ lục 3).
Hạn chế lớn nhất của cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố
Cao Bằng là trình độ:
Trình độ văn hóa chưa cao ảnh hưởng đến khả năng nhận thức của cán
bộ chính quyền nơi đây. Khi nhận thức không đúng sẽ không thực hiện được
đúng chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước
Trình độ chuyên môn thấp ảnh hưởng đến khả năng giải quyết công
việc. Hiệu quả công việc đạt được sẽ không cao, không có khoa học và chất
lượng. Không phát huy được tối đa chức năng, nhiệm vụ của chức danh lãnh
đạo chính quyền cấp xã, phường tại đây.
Trình độ lý luận chính trị sẽ tạo cho cán bộ có chính trị vững vàng, tiếp thu
tưởng, học và làm theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Không có trình độ chính trị sẽ
khiến cán bộ sẽ dễ có biểu hiện mất đoàn kết nội bộ, tham nhũng… ảnh hưởng
đến hoạt động của đơn vị, chất lượng công việc.

2.2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành
phố Cao Bằng theo chức danh
Thành phố Cao Bằng có 8 phường và 3 xã.Theo thống kê vào thời điểm
31 tháng 10 năm 2013, toàn thành phố có 337 cán bộ chuyên trách, công chức
và cán bộ không chuyên trách cấp xã. Trong đó, cán bộ chuyên trách là 120
người.
Theo quy định tại khoản 2 và 3, điều 61 trong luật cán bộ, công chức:
Cán bộ cấp xã (cán bộ chuyên trách cấp xã) bao gồm 11 chức vụ. trong đó:
Có 6 chức danh lãnh đạo chủ chốt là:

29
 Bí thư Đảng ủy
 Phó bí thư Đảng ủy
 Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
 Phó chủ tịch Hội đồng Nhân dân
 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
 Phó chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Còn lại 5 chức danh lãnh đạo khác là:
 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam
 Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam
 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam
 Bí thư đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thực trạng chất lượng ở 6 chức danh lãnh đạo chủ chốt
 Bí thư Đảng ủy
Tính đến thời điểm 30 tháng 10 năm 2013, toàn Thành phố Cao Bằng có
8 phường và 3 xã. Hiện tại có 11 Bí thư Đảng Ủy (BTĐU).
Về độ tuổi: độ tuổi chủ yếu là trên 50 tuổi là 6 người chiếm 54,55% số bí
thư đang đương nhiệm. số người có độ tuổi từ 30 – 40 là 2 người chiếm
18,18%, số người có độ tuổi từ 41 – 50 là 3 người chiếm 27,27%.
Trình độ văn hóa: Đa số có trình độ giáo dục phổ thông tốt nghiệp cấp III
với số lượng 9 người chiếm tỷ lệ 81,81% trong tổng số Bí thư đang đương
nhiệm, còn lại là tốt nghiệp Cấp II chiếm tỷ lệ 18,18% tương ứng số lượng là
2 người.
Trình độ lý luận chính trị: Đa số được đào tạo qua trình độ Trung cấp là 8
người chiếm tỷ lệ 27,73% , trình độ lý luận chính trị cao cấp là 2 người chiếm
tỷ lệ 18,18%, còn lại 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 9,09%.
Trình độ chuyên môn: có 2 người chưa được qua đào tạo chiếm tỷ lệ
18,18%, 2 người được đào tạo qua trình độ sơ cấp, 3 người được đào tạo qua
trình độ trung cấp, không có người nào được đào tạo qua trình độ Cao đẳng.
30
Trình độ Đại học có 4 người chiếm tỷ lệ 36,36% trong tổng số Bí thư đang
đương nhiệm.
Ngoài ra, có 9 người trong tổng số BTĐU đang kiêm nhiệm được bồi
dưỡng QLNN, chiếm tỷ lệ 81,81%.
 Phó Bí thư Đảng ủy
Năm 2013, toàn Thành phố có 12 Phó BTĐU, năm 2012 tổng số Phó
BTĐU là 11 người. Trong số đó:
Về độ tuổi: Độ tuổi tuổi các Phó BTĐU đang đương nhiệm có độ tuổi
tương đối đồng đều. Có 5 người có độ tuổi từ 30 – 40, chiếm tỷ lệ 41,67%. Độ
tuổi từ 41 – 50 là 4 người, chiếm tỷ lệ 33,33%. Cò 3 người trong độ tuổi trên
50 (cả 3 người đều là nam) chiếm tỷ lệ 25,00%.
Trình độ văn hóa: có 11 người tốt nghiệp cấp III, chiếm tỷ lệ 91,67%
trong tổng số Phó BTĐU đang đương nhiệm. Có 1 người tốt nghiệp cấp 2
chiếm tỷ lệ 16,67%.
Trình độ lý luận chính trị: Chủ yếu là trình độ trung cấp 11 người, chiếm
tỷ lệ 91,67%. Trình độ sơ cấp là 1 người chiếm tỷ lệ 16,67%. Không có người
nào có trình độ cao cấp về lý luận chính trị.
Trình độ chuyên môn: Trong số 12 phó BTĐU đang đương nhiệm, số
người có trình độ chuyên môn nhiều nhất là Đại học, 5 người chiếm tỷ lệ
41,67%, có 1 người có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 16,67% , trình độ Trung
cấp là 4 người chiếm tỷ lệ 33,33%, 1 người có trình độ sơ cấp và 1 người chưa
qua đào tạo chiếm tỷ lệ 16,67%.
Ngoài ra, có 9 người trong tổng số Phó BTĐU đang kiêm nhiệm được
bồi dưỡng QLNN, chiếm tỷ lệ 75,00%.
 Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
Toàn Thành phố Cao Bằng năm 2012 có 11 người giữ chức vụ Chủ tịch
Hội đồng Nhân dân có 3 người kiêm nhiệm thêm chức vụ khác, đến thời điểm
thống kê 31/10/2013 số người giữ chức vụ Chủ tịch Hội đồng Nhân dân là 11
người, trong đó có 7 người kiêm nhiệm thêm chức vụ khác. Do vậy, chúng ta
chỉ xem xét đến 4 người không kiêm nhiệm thêm chức vụ khác.

31
Về độ tuổi: Không có ai có độ tuổi dưới 30 tuổi. Dộ tuổi từ 30 – 40 tuổi
có 1 người chiếm tỷ lệ 25,00%. Không có ai trong độ tuổi từ41 – 50 tuổi. Độ
tuổi trên 50 – 60 có 3 người chiếm tỷ lệ 75,00%.
Trình độ văn hóa: Có 2 người có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp II chiếm
tỷ lệ 50,00%. Còn 2 người có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ
50,00%.
Trình độ lý luận chính trị: Cả 4 người đều có trình độ lý luận chính trị
trung cấp chiếm tỷ lệ 100%.
Trình độ chuyên môn: Có 1 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 25,00%.
Có 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 25,00%. Có 2 người có trình độ
trung cấp chiếm tỷ lệ 50,00%. Không có ai có trình độ Cao đẳng và Đại học.
Có 3 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 75,00%.
 Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Phó Chủ tịch
HĐND đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: Không có người nào có độ tuổi dưới 30. Từ 30 – 40 tuổi có 3
người chiếm tỷ lệ 27,27%. Có 7 người trong độ tuổi từ 41 – 50 tuổi chiếm tỷ
lệ 63,64%. Có 1 người có độ tuổi trên 50 (nữ) chiếm tỷ lệ 9,09%.
Trình độ văn hóa: Có 10 người tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ 90,91%. Có
1 người tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ 9,09%.
Trình độ lý luận chính trị: Đa số có trình độ lý luận chính trị trung cấp
chiếm tỷ lệ 90,91% tương ứng với 10 người. có 1 người có trình độ lý luận
chính trị sơ cấp chiếm tỷ lệ 9,09%. Không có người nào có trình độ lý luận
chính trị cao cấp.
Trình độ chuyên môn: Có 1 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 9,09%,
có 6 người có trình độ Trung cấp chiếm tỷ lệ 54,55%, có 4 người có trình độ
Đại học chiếm tỷ lệ 36,36%. Không có người nào có trình độ sơ cấp và cao
đẳng.
Có 6 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 54,55%.
 Chủ tịch Ủy ban Nhân dân

32
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Chủ tịch UBND
đang đương nhiệm. Trong đó: có 3 người kiêm nhiệm thêm chức vụ khác, do
vậy chúng ta chỉ xem xét 9 người không kiêm nhiệm.
Về độ tuổi: Không có ai có độ tuổi dưới 40 tuổi. Có 6 người trong độ tuổi
từ 41 – 50 tuổi chiếm tỷ lệ 66,67%. Trong độ tuổi trên 50 – 60 có 3 người (tất
cả đều là Nam) chiếm tỷ lệ 33,33%.
Trình độ văn hóa: Có 7 người tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ 77,78%. Có 2
người có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ 22,22%.
Trình độ lý luận chính trị: Không có người nào có trình độ sơ cấp và cao
cấp. Có 8 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp chiếm tỷ lệ 88,89%.
Trình độ chuyên môn: Có 1 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 11,11%.
Có 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 11,11%. Có 3 người có trình độ
trung cấp chiếm tỷ lệ 33,33%. Không có người nào có trình độ Cao đẳng. Có 4
người có trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 44,44%..
Có 7 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 77,78%.
 Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân
Với 11 xã, phường, toàn Thành phố Cao Bằng hiện có 18 Phó chủ tịch
UBND đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: có 2 người có độ tuổi dưới 30 chiếm tỷ lệ 11,11% trong tổng
số 18 Phó chủ tịch UBND đang đương nhiệm. Độ tuổi từ 30 – 40 tuổi là 8
người chiếm tỷ lệ 44,44%. Độ tuổi từ 41 – 50 là 6 người chiếm tỷ lệ 33,33%.
Độ tuổi trên 50 tuổi có 2 người chiếm tỷ lệ 11,11% (tất cả đều là nam).
Trình độ văn hóa: Có 17 người tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ 94,44%
trong tổng số các Phó chủ tịch UBND Thành phố đang đương nhiệm. Có 1
người tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ 5,56%.
Trình độ lý luận chính trị: Có 15 người có trình độ lý luận chính trị trung
cấp trong tổng số 18 Phó chủ tịch UBND xã, phường đang đương nhiệm
chiếm tỷ lệ 83,33%. Có 3 người có trình độ lý luận chính trị sơ cấp chiếm tỷ lệ
16,67%.
Trình độ chuyên môn: Có 9 người có trình độ chuyên môn trung cấp
chiếm tỷ lệ 50,00% trong tổng số 18 Phó chủ tịch UBND đang đương nhiệm.

33
Có 2 người có trình độ Cao đảng chiếm tỷ lệ 11,11%. Có 6 người có trình độ
Đại học chiếm tỷ lệ 33,33%. Có 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 5,56%.
Không có người nào chưa qua đào tạo.
Trình độ tin học, ngoại ngữ: Có 4 người có trình độ tin học từ trung cấp
trở lên chiếm tỷ lệ 22,22%. Có 1 người có chứng chỉ tin học chiếm tỷ lệ
5,56%. Không có người nào có trình độ ngoại ngữ.
Có 8 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 44,44% trong tổng số 18
Phó chủ tịch UBND đang đương nhiệm.
Thực trạng chất lượng 5 chức danh cán bộ chuyên trách còn lại
 Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Toàn thành phố Cao Bằng tính đến thời điểm 31/10/2013 có 11 Chủ
tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: Không có người nào có độ tuổi dưới 30 tuổi. Có 3 người có
độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 27,27%. Độ tuổi từ 41 – 50 tuổi có 3 người
chiếm tỷ lệ 27,27%. Độ tuổi trên 50 – 60 tuổi có 4 người (cả 4 người đều là
nam) chiếm tỷ lệ 36,36%. Có 1 người trên 60 tuổi chiếm tỷ lệ 9,09%. Trình độ
văn hóa: Có 3 người tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ 27,27%. Có 8 người tốt
nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ 27,73%.
Trình độ lý luận chính trị: Có 2 người có trình độ lý luận chính trị Sơ cấp
chiếm tỷ lệ 18,18%. Có 9 người có trình độ lý luận chính trị Trung cấp chiếm
tỷ lệ 81,82%. Không có ai có trình độ Cao cấp.
Trình độ chuyên môn: Có 4 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 36,36%.
Có 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 9,09%. Có 4 người có trình độ trung
cấp chiếm tỷ lệ 36,36%. Có 1 người có trình độ Cao đẳng và 1 người có trình
độ Đại học trong tổng số Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc.
Có 7 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 63,64% trong tổng số
Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc đang đương nhiệm.
 Chủ tịch Hội Cựu chiến binh
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Chủ tịch Hội Cựu
chiến binh (CCB) đang đương nhiệm. Trong đó:

34
Về độ tuổi: Đa số là ở độ tuổi trên 50 – 60, độ tuổi này có 9 người chiếm
tỷ lệ 81,82%. Có 2 người trong dộ tuổi từ 41 – 50 chiếm tỷ lệ 18,18%.
Trình độ văn hóa: Có 3 người có trình độ tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ
27,27%. Có 8 người tốt nghiệp câp III chiếm tỷ lệ 72,73%
Trình độ lý luận chính trị: Có 5 người có trình độ lý luận chính trị trung
cấp chiếm tỷ lệ 45,45%. Có 2 người có trình độ lý luận Cao cấp chiếm tỷ lệ
18,18%.
Có 4 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 36,36%.
 Chủ tịch Hội Nông dân
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Chủ tịch Hội Nông
dân đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: Không có người nào có độ tuổi dưới 30 tuổi. Có 4 người
trong độ tuổi từ 30 – 40 chiếm tỷ lệ 36,36%. Có 1 người trong độ tuổi từ 41 –
50 chiếm tỷ lệ 9,09%. Có 5 người trong độ trên 50 – 60 tuổi (trong đó có 3
nam, 2 nữ) chiếm tỷ lệ 45,45%.
Trình độ văn hóa: Có 3 người tốt nghiệp cấp II chiếm tỷ lệ 27,27%. Có 8
người tốt nghiệp cấp III chiếm tỷ lệ 72,73%.
Trình độ lý luận chính trị: Có 1 người có trình độ lý luận chính trị sơ cấp
chiếm tỷ lệ 9,09%. Có 7 người có trình độ lý luận chính trị trung cấp chiếm tỷ
lệ 63,64%.
Trình độ chuyên môn: Chưa qua đào tạo có 3 người chiếm tỷ lệ 27,27%.
Có 5 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 45,45%.
Có 7 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 63,64%.
 Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Chủ tịch Hội Liên
hiệp Phụ nữ (LHPN) đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: Có 2 người có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 18,18%. Có 2
người trong độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 18,18%. Có 6 người trong độ
tuổi từ 41 – 50 chiếm tỷ lệ 54,55%. Có 1 người trong độ tuổi trên 50 – 60 tuổi
chiếm tỷ lệ 9,09% (nữ).

35
Trình độ văn hóa: Tất cả 11 người đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp
III, chiếm tỷ lệ 100%.
Trình độ lý luận chính trị: Có 1 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ
9,09%. Có 5 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 45,45%. Còn lại là không
có trình độ lý luận chính trị chiếm tỷ lệ 45,45%.
Trình độ chuyên môn: không có ai chưa qua đào tạo. Có 1 người có trình
độ sơ cấp chiếm tỷ lệ 9,09%. Có 7 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ
63,64%. Có 2 người có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 18,18%. Có 1 người có
trình độ Đại học chiếm tỷ lệ 9,09%.
Có 3 người được bồi dưỡng QLNN chiếm tỷ lệ 27,27%.
 Bí thư Đoàn Thanh niên
Trong 11 xã, phường tại Thành phố Cao Bằng có 11 Bí thư Đoàn Thanh
niên đang đương nhiệm. Trong đó:
Về độ tuổi: Có 8 người có độ tuổi dưới 30 tuổi chiếm tỷ lệ 72,73%. Có 3
người có độ tuổi từ 30 – 40 tuổi chiếm tỷ lệ 27,27%. Không có ai có độ tuổi từ
41 tuổi trở lên.
Trình độ văn hóa: Tất cả 11 người đều có trình độ văn hóa tốt nghiệp cấp
III, chiếm tỷ lệ 100%.
Trình độ lý luận chính trị: Có 2 người có trình độ sơ cấp chiếm tỷ lệ
18,18%. Có 5 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 45,45%.
Trình độ chuyên môn: Có 2 người chưa qua đào tạo chiếm tỷ lệ 18,18%.
Không có ai có trình độ sơ cấp. Có 6 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ
45,55%. Có 3 người có trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 27,27%. Không có ai có
trình độ Đại học.
Không có ai được bồi dưỡng QLNN.
Nhận xét:
Nhìn chung đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố
Cao Bằng đã đáp ứng được những yêu cầu về chung về năng lực cán bộ cấp
xã, phường, thị trấn theo nghị quyết của UBND Thành phố Cao Bằng.

36
Đa số cán bộ chuyên trách chính quyền cấp xã ở Thành phố Cao Bằng là
những người ưu tú nhất của Đảng ở chính quyền cơ sở. Hầu hết họ là những
người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, có lối sống giản dị, gần
gũi nhân dân, am hiểu và gắn bó mật thiết với cơ sở.
Tuy nhiên bên cạnh đó vẫn còn một số nhược điểm: như cơ cấu tỷ lệ cán
bộ trẻ còn ít, hạn chế lớn nhất là về trình độ, số người chưa qua đào tạo vẫn
chiếm tỷ lệ lớn. Trình độ của người cán bộ, công chức quyết định năng lực
quản lý nhà nước người cán bộ. Với trình độ của người cán bộ chuyên trách
chính quyền cơ sở ở Thành phố Cao Bằng như trên là yếu tố cản trở không
nhỏ đến năng lực quản lý Nhà nước củ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã.
Ảnh hưởng nhất định đến hiệu quả công việc của cán bộ chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn.

2.2.3. Thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành
phố Cao Bằng đánh giá theo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Việc đánh giá được tiến hành cho các đối tượng khác nhau và cho những
vị trí khác nhau. Trong cơ quan hành chính nhà nước, công tác đánh giá cán
bộ công chức dựa trên các tiêu chuẩn về năng lực, phẩm chất đạo đức, ý thức
chấp hành kỷ luật…
Đối với cán bộ giữ chức danh lãnh đạo chủ chốt cấp xã và 5 chức danh
lãnh đạo khác thì trình tự đánh giá như sau:
 Tự nhận xét, đánh giá, xếp loại bằng văn bản theo mẫu phiếu đánh giá
 Tập thể cán bộ, công chức trong phòng tham gia ý kiến nhận xét, đánh
giá, xếp loại, bỏ phiếu kín
 Tập thể lãnh đạo cơ quan đánh giá, thường là Thường trực UBND thị
xã tham gia ý kiến nhận xét, đánh giá, xép loại, bỏ phiếu kín
Để thấy được thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường
tại Thành phố Cao Bằng chúng ta đi phân tích thực trạng đánh giá theo hiệu
quả công việc theo trình tự trên:
Cá nhân tự đánh giá:

37
Cán bộ, công chức sẽ tự nhận xét, đánh giá theo mẫu của cơ quan quy
định (phụ lục 6). Cán bộ, công chức tự đưa ra nhận xét của bản thân theo tiêu
chí của phiếu đánh giá như sau:
- Tiêu chí 1: Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của
Nhà nước. Tiêu chí này cá nhân thương nhận xét bản thân chấp hành đúng chủ
trương đường lối của Đảng và Nhà nước đề ra.
- Tiêu chí 2: phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối
làm việc
- Tiêu chí 3: năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ. tiêu chí này đánh
giá mức độ học hỏi, trau dồi kiến thức, năng lực công tác như thế nào, nghiệp
vụ chuyên môn có môn có tiến bộ hay không.
- Tiêu chí 4: tiến độ, kết quả công việc được giao. Đánh giá theo bao
tiêu chí: nội dung, chất lượng, thời gian. Cụ thể như sau: về nội dung hoàn
thành nhiệm vụ tuyên truyền vận động nhân dân thực hiện đường lối chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước không. Chất lượng: có đảm bảo đúng,
đầy đủ nội dung cần truyền đạt không, về thời gian có thực hiện đúng, đủ thời
gian cấp trên giao không.
- Tiêu chí 5: tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm
vụ. Nội dung đánh giá có nêu cao tinh thần trách nhiệm cá nhân không, phối
kết hợp với các đoàn thể, ban nghành như thế nào…
- Tiêu chí 6: Năng lực lãnh đạo, tổ chức thực thi công việc. Nôi dung
đánh giá là cách phân công, chỉ đạo công việc có tốt không…
- Tiêu chí 7: Thái độ phục vụ nhân dân. Tiêu chí đánh giá thái độ có
niềm nở, hòa nhã hay không.
Khi đánh giá xong các tiêu chí trên, cán bộ chính quyền cấp xã sẽ tự tóm
tắt ưu, nhược điểm của bản thân từ đó tự xếp loại thực hiện chức trách, nhiệm
vụ theo 4 loại: hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn
thành nhiệm vụ, không hoàn thành nhiệm vụ.
Tập thể đánh giá:
Sau khi cá nhân tự đánh giá thì tập thể sẽ đánh giá dựa trên những tiêu
chí và cơ sở tự nhận xét của cá nhân đó. Cụ thể được đánh giá như sau:

38
Đối với Bí thư và phó Bí thư Đảng ủy, tập thể đánh giá bao gồm Ban
thường vụ Đảng ủy (bao gồm 1 Bí thư, 1 phó Bí thư và 1 chủ tịch UBND) và
tập thể Đảng ủy viên thông qua Đảng ủy. Nội dung được đánh giá dựa trên
việc đánh giá mục tiêu Kinh tế Xã hội của xã, phường, chấp hành đường lối
của Đảng, và căn cứ kế hoạch của Đảng ủy xã, phường đặt ra đầu năm.
Đối với Chủ tịch HĐND và Phó Chủ tịch HĐND, tập thể đánh giá bao
gồm các thành viên cuả HĐND 1 xã, phường đưa ra nghị quyết để UBND
thông qua. Nội dung đánh giá dựa trên việc đánh giá mục tiêu Kinh tế Xã hội
của xã, phường. Những nghị quyết mà HĐND trong năm đưa ra đã hợp lý,
triển khai sâu rộng đến các thôn xóm hay chưa.
Đối với Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND, tập thể đánh giá bao
gồm thành viên UBND xã, phường và các trưởng thôn, xóm tại các xã,
phường. Nội dung đánh giá dựa trên việc đánh giá mục tiêu Kinh tế Xã hội
của xã, phường. Mức độ triển khai nghị quyết, chủ trương của Đảng, Nhà
nước đến các thôn xóm. Kết quả việc thực hiện điện, đường, trường, trạm tại
những vùng thôn, xóm còn gặp khó khăn.
Đối với Chủ tịch Uỷ ban MTTQ, tập thể mặt trận đánh giá bao gồm các
thành viên: Ban thường trực MTTQ xã, phường (bao gồm: chủ tịch, phó chủ
tịch và 1 thư ký). Thành viên của mặt trận tổ quốc. Tập thể đánh giá dưới sự
lãnh đạo của Đảng ủy và các thành viên. Nội dung đánh giá dựa trên nhiệm vụ
tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, tăng cường sự nhất trí về chính
trị và tinh thần trong nhân dân; tuyên truyền, động viên nhân dân phát huy
quyền làm chủ, thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, nghiêm
chỉnh thi hành Hiến pháp và pháp luật, giám sát hoạt động của cơ quan Nhà
nước, đại biểu dân cử và cán bộ công chức nhà nước; tập hợp ý kiến, kiến nghị
của nhân dân để phản ánh, kiến nghị với Đảng và Nhà nước; tham gia xây
dựng và củng cố chính quyền nhân dân; cùng Nhà nước chăm lo, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân.
Đối với Bí thư Đoàn thanh niên, tập thể đánh giá là các thành viên của
ban chấp hành thanh niên xã và các bí đoàn tại thôn xóm. Nội dung đánh giá
dựa trên mức độ hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao, lập trường kiên định
vững vàng, các thanh niên trong xã có nghiện ngập hay mắc tệ nạn xã hội hay
không.

39
Đối với Chủ tịch Hội LHPN và Chủ tịch Hội nông dân, tập thể đánh giá
là các thành viên trong ban lãnh đạo hội và các hội viên. Nội dung đánh giá
dựa trên sự phát triển thành viên trong hội, giúp các thành viên trong hội phát
triên kinh tế, cho vay tiền không tính lãi. Giúp nhau ngày công, thăm hỏi lúc
ốm đau, ma chay.
Đối với Chủ tịch hội cựu chiến binh, tập thể đánh giá bao gồm: Ban
thường vụ (bao gồm Chủ tịch UBND và Phó Chủ tịch UBND) và các ủy viên
ban chấp hành. Nội dung đánh giá dựa trên số hội viên tăng lên trong năm của
hội, vay vốn làm kinh tế, giải quyết việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát huy
phẩm chất anh hùng bộ đội Cụ Hồ trong thời kỳ đổi mới.
Kết quả sau khi tập thể đánh giá các cá nhân sẽ được ghi lại vào phiếu
đánh giá cán bộ công chức đó (phụ lục 6). Sau khi tập thể đánh giá, thủ trưởng
trực tiếp sẽ đánh giá, đây được xem như là đánh giá quan trọng nhất.
Thủ trưởng trực tiếp lãnh đạo
Thủ trưởng trực tiếp lãnh đạo 11 UBND cấp xã, phường tại đây là
UBND Thành phố. Sau khi tập thể đánh giá xong thì sẽ trình lên cho các thủ
trưởng trực tiếp đánh giá. Nội dung đánh giá của lãnh đạo dựa trên sự tự đánh
giá, nhận xét của các cá nhân và tập thể. Đối với Bí thư và Phó Bí thư sẽ do
lãnh đạo Thành ủy đánh giá. Chủ tịch và phó Chủ tịch HĐND sẽ do lãnh đạo
HĐND Thành phố đánh giá. Chủ tịch và Phó Chủ tịch UBND sẽ do Lãnh đạo
UBND đánh giá. Tương tự đối với 5 chức danh lãnh đạo khác sẽ do lãnh đạo
của Thành phố tương ứng với 5 chức danh trên đánh giá
Kết quả đánh giá, xếp loại sẽ được ghi lại vào phiếu đánh giá cán bộ
công chức (phụ lục 6) sau đó sẽ chuyển qua phòng Nội vụ vào sổ và ra quyết
định khen thưởng cho các cá nhân, đơn vị.
 Ưu điểm của công tác đánh giá cán bộ, công chức.
Công tác đánh giá cán bộ, công chức tại phòng nội vụ - UBND thành phố
Cao Bằng đã được thực hiện theo đúng quy định của Đảng và Nhà nước.
Đồng thời ở UBND cũng quan tâm chú trọng hơn đến công tác này, đổi mới
và phát huy tính minh bạch, công khai.

40
Người lãnh đạo khi đánh giá cán bộ công chức của mình cũng đã có tinh
thần trách nhiệm cao về nội dung nhận xét và ý kiến nhận xét của mình, làm
việc nghiêm túc hơn.
Trong những năm qua, công tác đánh giá cán bộ, công chức tại UBND
thành phố cũng đã có những tiến bộ về chất lượng. Việc đánh giá cán bộ được
theo dõi sát hơn cùng với quá trình cán bộ tham gia làm việc và công tác,
tránh được tình trạng đánh giá không đúng với bản thân người cán bộ.
 Hạn chế của công tác đánh giá cán bộ, công chức
Những năm gần đây, công tác đánh giá cán bộ công chức đã có nhiều đổi
chuyển biến, có những mặt tiến bộ. Nhìn chung, công tác đánh giá cán bộ,
công chức của UBND thành phố đã thực hiện đúng quy trình và thủ tục do nhà
nước quy định, tuy nhiên đánh giá cán bộ vẫn còn nhiều mặt hạn chế:
- Tiêu chí đánh giá là chưa cụ thể, vẫn còn mang tính chung chung về
phẩm chất, về năng lực, chưa đi sâu vào chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng
người cán bộ.
- Khi đánh giá về tiến độ, kết quả thực hiện công việc rất khó vì không có
con số quy định bao nhiêu thì là hoàn thành nhiệm vụ.
- Khi cá nhân tự đánh giá mang tính chủ quan nhiều, đôi khi cán bộ tự
cho bản thân mình tốt lên, hoặc e dè không dám nhận mình đã làm hoàn thành
nhiệm vụ.
- Thủ trưởng cơ quan, đơn vị đánh giá lại chủ yếu dựa theo ý kiến tập thể,
hay ý kiến của tập thể thường theo ý kiến của người lãnh đạo nên đôi khi
không khách quan.
- Tình trạng thiên vị trong đánh giá đối với một số cá nhân trong cơ quan.
- Thời gian tiến hành đánh giá lâu (6 tháng một lần), nên khi đánh giá
thường mắc lỗi xét những sự kiện diễn ra gần đây nhất của cán bộ, công chức.
- Nhiều cán bộ, công chức còn xem nhẹ công tác đánh giá, cho rằng công
tác này không ảnh hưởng nhiều đến quá trình làm việc của họ.
Những hạn chế đã ảnh hưởng rất nhiều đến công tác đánh giá cán bộ của
UBND thành phố, làm giảm đi tầm quan trọng thực sự của công tác này.
Khiến cho việc hòan thiện đội ngũ cán bộ gặp nhiều khó khăn.

41
Kết quả đánh giá cán bộ giai đoạn 2011 – 2013
Bảng 2.6: Kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại Thành phố Cao Bằng
Năm 2011 2012 2013
ngườ ngườ Ngườ
Xếp loại i % i % i %
Hoàn thành xuất sắc 49.5 42.2 49.1
nhiệm vụ 61 9 52 8 59 7
29.2 34.9 31.6
Hoàn thành tốt nhiệm vụ 36 7 43 6 38 7
18.6 17.0
Hoàn thành nhiệm vụ 23 9 21 7 21 17.5
Không hoàn thành nhiệm
vụ 3 2.44 7 5.69 2 1.67
Tổng 123 100 123 100 120 100
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu thống kê của phòng nội vụ TP. Cao Bằng)
Nhận xét:
Từ bảng kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ chính quyền cấp xã, phường
tại Thành phố Cao Bằng ta có thể thấy được chất lượng cán bộ chính quyền
cấp xã tại đây thông qua đánh giá hiệu quả công việc hàng năm.
Ta có thể nhận thấy tỷ lệ cán bộ chính quyền hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ không cao, năm 2011 tỷ lệ này là 49,59%, năm 2012 là 42,58%, năm 2013
là 49,17%. Các cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là những cán bộ có trình
độ chuyên môn, trình độ văn hóa thì mới có thể đảm bảo hoàn thành vượt mức
chỉ tiêu, có sáng kiến trong thực hiện nhiệm vụ. Có trình độ lý luận chính trị
vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt sẽ không vi phạm kỷ luật.
Tỷ lệ hoàn thành tốt nhiệm vụ có sự biến động qua các năm, năm 2011
tỷ lệ này là 29,27%, năm 2012 là 34,96%, năm 2013 là 31,67%. Các cán bộ
hoàn thành tốt nhiệm vụ là những cán bộ có khả năng, có trình độ văn hóa, có
trình độ chuyên môn nhưng tư tưởng, lập trường chính trị chưa vững vàng do
đó chưa có sự nhiệt huyết với công việc, thiếu sự sáng tạo, đổi mới cách thức
làm việc cho phù hợp với xu thế.
Tỷ lệ hoàn thành nhiệm vụ có xu hướng giảm, năm 2011 là 18,69%,
năm 2012 là 17,07%, năm 2013 là 17,5%. Các cán bộ được được đánh giá là
hoàn thành nhiệm vụ là những cán bộ hoàn thành các chỉ tiêu về số lượng,

42
chất lượng và thời gian. Các cán bộ này thường là những người có trình độ
văn hóa, trình độ chuyên môn không cao vì vậy mà ảnh hưởng đến kết quả
làm việc. có trình độ lý luận chính trị, có phẩm chất đạo đức, không vi phạm
kỷ luật.
Tỷ lệ không hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn, đây là một yếu điểm cấn
khắc phục trong thời gian tới. Năm 2011 tỷ lệ này là 2,44%, năm 2012 là
5,69%, năm 2013 là 1,67%. Cán bộ không hoàn thành nhiệm vụ chủ yếu là
những cán bộ không có trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn do vậy mà hạn
chế về nhận thức các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước do vậy mà
không thể hoàn thành được nhiệm vụ.
Công tác đánh giá cán bộ chính quyền cấp xã nói riêng và cán bộ,
công chức nói chung có ý nghĩa rất quan trọng, đó là việc làm khó, phức tạp
và rất nhạy cảm. Đánh giá đúng cán bộ thì toàn bộ quy trình công tác cán bộ
sẽ chính xác, hiệu quả trong chọn người xếp việc được chính xác, giúp cán bộ
phát huy tốt sở trường, đồng thời không bỏ sót người tốt, chọn nhầm người
xấu... Vì vậy sẽ đổi mới và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, sẽ tốt cho
công việc chung.

2.3. Đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại
Thành phố Cao Bằng

2.3.1. Ưu điểm
Công tác đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng: cán bộ có bước
chuyển biến trong nhận thức của các cấp uỷ đảng. Bước đầu khắc phục được
tình trạng chủ quan, bị động, chắp vá trong công tác cán bộ đối với đội ngũ
cán bộ này.
Công tác tạo nguồn quy hoạch cán bộ: được tập trung chỉ đạo và thực
hiện có hiệu quả, đa dạng hoá các loại hình đào tạo theo từng loại đối tượng
cán bộ, chú trọng cả đào tạo lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ; quan
tâm đào tạo cán bộ chủ chốt các cấp trong diện quy hoạch, từng bước đáp ứng
được yêu cầu trước khi đề bạt, bổ nhiệm và chuẩn hoá cán bộ.
Về số lượng cán bộ chính quyền xã: Nhìn chung cán bộ chính quyền trên
địa bàn Thành phố Cao Bằng đáp ứng được yêu cầu về số lượng.

43
Về lập trường chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng: phần lớn đội
ngũ cán bộ cấp xã, phường đều là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, tham
gia hoạt động cách mạng và trưởng thành từ phong trào cách mạng của quần
chúng nhân dân; là những người có uy tín, được nhân dân tín nhiệm, luôn hết
lòng phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân; đội ngũ cán bộ xã phần lớn vững
vàng về chính trị, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện và trưởng thành từ cơ sở;
một số được đào tạo cơ bản về trình độ chuyên môn và lý luận chính trị. Về
năng lực lãnh đạo, quản lý và công tác không ngừng được nâng lên, góp phần
thực hiện hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ chính trị của địa phương, cơ sở.
Về cơ cấu dân tộc: đa số cán bộ là người dân tộc thiểu số (dân tộc Tày và
Nùng chiếm tỷ lệ 90,24% năm 2011, năm 2012 là 86,99%, năm 2013 là 84,2
%) do vậy mà dễ dàng truyền đạt những chủ trương, chính sách của Đảng,
pháp luật Nhà nước đến nhân dân do hiểu được ngôn ngữ, phong tục tập quán
tại địa phương. Bên cạnh đó số lượng dân tộc khác (đa số dân tộc Kinh) có xu
hướng tăng nhẹ (năm 2011 là 9,76%, năm 2012 là 13,01%, năm 2013 là
15,8%) số cán bộ này do thông thạo tiếng phổ thông nên có trình độ chuyên
môn tốt hơn do vậy chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền sẽ được nâng cao.
Cơ cấu về tuổi: phần lớn cán bộ trong độ tuổi từ 41 – đến 60 tuổi (năm
2013 là 63,33%, năm 2012 là 59,35%, năm 2011 là 68,29%), số cán bộ này có
thâm niên công tác lâu năm, nhiều kinh nghiệm trong công việc, do vậy mà
công việc hoàn thành tốt và đúng thời hạn.
Về trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn ngày càng được cải thiện, nâng
cao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao. Năm 2013 không còn cán bộ có
trình độ văn hóa bậc tiểu học. Trong khi đó tỷ lệ cán bộ có trình độ văn hóa
bậc trung học phổ thông tăng lên đáng kể (năm 2011 là 70,73%, năm 2012 là
86,18%, năm 2013 là 85%). Tỷ lệ cán bộ có trình độ chuyên môn được đào
tạo bậc Đại học tăng lên qua các năm (năm 2011 là 8,94%, năm 2012 là
22,76%, năm 2013 là 21,67%).
Về trình độ lý luận chính trị: cán bộ có trình độ lý luận chính trị được đào
tạo ở bậc trung cấp và cao cấp từng bước được nâng lên qua các năm (năm
2011 là 64,27%, năm 2012 là 64,23%, năm 2013 là 75,83%).
Về trình độ tin học, ngoại ngữ tuy chưa nhiều nhưng đã từng bước được
quan tâm và được nâng cao. Năm 2013 (phụ lục 3) đã thống kê được có 13

44
cán bộ có trình độ tin học được đào tạo trung cấp trở lên chiếm tỷ lệ 1,08%.
Số cán bộ có chứng chỉ tiếng anh 15 người chiếm tỷ lệ 1,25%. Số cán bộ có
trình độ ngoại ngữ là 2 người.
Hiệu quả công việc được giao được cải thiện qua các năm, chất lượng
công việc cũng được nâng cao. Số cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và
hoàn thành tốt nhiệm vụ chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2011 là 78,86%, năm 2012 là
77,24%, năm 2013 là 80,84%.

2.3.2. Những hạn chế


Bên cạnh những ưu điểm đạt được, chất lượng đội ngũ chính quyền cấp
xã tại 11 xã phường thuộc thành phố Cao Bằng vẫn còn tồ tại một số hạn chế:
2.3.2.1.Theo các tiêu chí đánh giá
Thứ tư, cơ cấu dân tộc và cơ cấu tuổi chưa hợp lý.
Đa số cán bộ tại đây là người dân tộc thiểu số, sử dụng tiếng phổ thông
có hạn chế nhất định do vậy khi tiếp cận các chính sách, chủ trương của Đảng,
pháp luật của Nhà nước sẽ gặp hạn chế nhất định.
Tỷ lệ cán bộ trên 50 – đến 60 tuổi cao, năm 2011 tỷ lệ này là 26,83%,
năm 2012 tỷ lệ này là 25,2%, năm 2013 tỷ lệ này là 30,83%. Đa số cán bộ này
đã sắp đến tuổi nghỉ hưu, không còn nhiệt huyết, thực hiện công việc không
hiệu quả, làm giảm chất lượng cán bộ công chức cấp xã, phường tại đây.
Thứ năm, trình độ văn hóa, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính
trị của cán bộ chính quyền tại đây vẫn còn thấp, chưa đáp ứng được tiêu chuẩn
chất lượng công chức cấp xã, phường, thị trấn.
Trình độ văn hóa còn thấp (trung học phổ thông: 85%, trung học cơ sở:
15%) là rào cản lớn đối với cán bộ, công chức cấp xã trong việc tiếp thu
truyền đạt, vận dụng đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước
vào thực tiễn ở địa phương, khó khăn trong việc học tập nâng cao trình độ.
Trình độ chuyên môn: Phần lớn cán bộ, công chức cấp xã tại Thành phố
Cao Bằng có trình độ chuyên môn chưa cao. Cụ thể năm 2013 chưa qua đào
tạo chiếm tỷ lệ 15%, trình độ sơ cấp có tỷ lệ 12,5%, trình độ trung cấp chiếm
tỷ lệ 40,83%, trình độ Cao đẳng chiếm tỷ lệ 10%, trình độ Đại học chiếm tỷ lệ
21,67%. Chuyên môn nghiệp vụ không được đào tạo, bồi dưỡng hoặc chưa có

45
kinh nghiệm công tác gây nên bất cập rất lớn với yêu cầu thực hiện chức năn,
nhiệm vụ, quyền hạn ở cơ sở.
Trình độ lý luận chính trị: Tỷ lệ cán bộ, công chức cấp xã chưa qua đào
tạo lý luận chính trị còn 14,17% vẫn còn cao. Năm 2013 tỷ lệ này chiếm
14,17%. Trong điều kiện là một tỉnh miền núi, biên giới luôn tiềm ẩn những
nhân tố gây mất ổn định chính trị, các thế lực thù địch ra sức chống phá,
nhưng trình độ lý luận chính trị của cán bộ, công chức còn yếu kém.
2.3.2.2.Theo chức danh
Thứ nhất, cán bộ nguồn không chính quy. Cán bộ nguồn tại đây không có
bằng cấp chứng chỉ, không có trình độ chuyên môn, không phải là Đảng viên.
Thứ hai, phụ cấp cho cán bộ chính quyền cấp xã còn thấp do vậy mà
chưa thúc đẩy được tinh thần làm việc của cán bộ tại đây.
Thực tế, cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại Thành phố Cao Bằng
hiện đang được chi trả phụ cấp theo nghị định của Chính Phủ số 92/2009/NĐ-
CP ngày 22 tháng 10 năm 2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính
sách đối với cán bộ công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt
động không chuyên trách ở cấp xã. Theo nghị định này thì cán bộ chính chính
quyền cấp xã, phường được hưởng các loại phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp
thâm niên vượt khung, phụ cấp theo các loại xã, phụ cấp kiêm nhiệm chức
danh và một số chế độ khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ đào
tạo bồi dưỡng…
Thứ ba, vẫn còn tình trạng cán bộ không phải là Đảng viên mà vẫn giữ
chức vụ lãnh đạo (trừ các lãnh đạo Đảng Ủy) do vậy mà dẫn đến tình trạng
không có sự tín nhiệm của cấp dưới, hiệu quả làm việc không cao.
Năm 2012 (phụ lục 4) ta có thể thấy có 6 xã, phường tất cả các cán bộ
dều là Đảng viên. Còn 5 xã phường vẫn còn tình trạng không phải là Đảng
viên nhưng vẫn được giữ chức vụ lãnh đạo. Cụ thể: Phường Hợp Giang 8/10
cán bộ chính quyền là Đảng viên, phường Tân Giang là 8/11 cán bộ là Đảng
viên, phường Sông Bằng là 10/11 cán bộ là Đảng viên, phường Duyệt Trung
là 9/10 cán bộ là Đảng viên, Xã Vĩnh Quang là 8/10 cán bộ là Đảng viên.
Năm 2013 (phụ lục 5) ta có thể thấy có 6 xã phường vẫn còn tình trạng
không phải là Đảng viên nhưng vẫn được giữ chức vụ lãnh đạo. Cụ thể

46
Phường Hợp Giang là 9/11 cán bộ chính quyền là Đảng viên, phương Sông
bằng 10/11 cán bộ là Đảng viên, phường Duyệt Trung 9/10 cán bộ là Đảng
viên, Phường Tân Giang là 8/11 cán bộ là Đảng viên, phường Ngọc Xuân là
10/11 cán bộ là Đảng viên, xã Vĩnh Quang là 9/10 cán bộ là Đảng viên.
2.3.2.3. Theo hiệu quả nhiệm vụ được giao
Hiệu quả công việc chưa cao. Tỷ lệ cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại đây chưa hoàn thành nhiệm vụ vẫn còn cao. Năm 2011 là 2,44%,
năm 2012 là 5,69%, năm 2013 là 1,67%. Điều này thể hiện chất lượng cán bộ
chính quyền caaos xã tại đây còn chưa cao, do vậy mà nâng cao chất lượng
cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây là cấn thiết.

Nguyên nhân
Thực trạng chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tại Thành phố Cao
Bằng hiện nay do rất nhiều nguyên nhân, khách quan có, chủ qua có. Dưới
đây là những nguyên nhân chủ yếu, tác động lớn đến chất lượng cán bộ chính
quyền cấp xã tại đây:
Thứ nhất: Cán bộ nguồn không chính quy là do Cao Bằng còn là một tỉnh
miền núi còn gặp nhiều khó khăn về kết cấu hạ tầng, vùng sâu, vùng biên giới
còn lạc hậu. Các điều kiện cho phát triển giáo dục thiếu thốn, khó khăn. Trong
khi đó đa phần cán bộ là người dân tộc thiểu số, không có nhiều điều kiện để
tham gia học tập ngay từ khi còn ở độ tuổi phổ thông. Trình độ mặt bằng dân
trí thấp. bên cạnh đó chưa xây dựng được quy hoạch cán bộ, tạo nguồn cán bộ
chính quyền cấp xã, phường.
Thứ hai: phụ cấp chi trả cho cán bộ chính quyền cấp xã tại đây còn ít là
do đặc điểm Cao Bằng là một tỉnh miền núi còn gặp nhiều khó khăn, kinh tế
còn chậm phát triển do vậy mà mức phụ cấp cho cán bộ chính quyền cấp xã,
phường hiện nay chưa đáp ứng được cuộc sống của cán bộ chính quyền tại
đây.
Thứ ba: tình trạng không phải Đảng viên mà vẫn giữ chức vụ lãnh đạo là
do chính sách bố trí cán bộ, sử dụng cán bộ tại đây chưa hợp lý, chưa khoa
học.
Thứ tư: tình trạng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây chủ yếu là
dân tộc Tày, Nùng và độ tuổi cán bộ chính quyền có độ tuổi từ 50 đến 60 tuổi
47
còn chiếm tỷ lệ lớn là do cơ cấu cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn
chưa hợp lý, không đả bảo yêu cầu chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại đây.
Thứ năm: tình trạng cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây có trình
độ văn hóa, chuyên môn, lý luận chính trị còn thấp là do cán bộ nguồn không
chính quy. Ngoài ra, do chưa triển khai hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ chính quyền tại đây.
Thứ sáu: hiệu quả công việc được đánh giá qua các năm chưa cao là do
một phần sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ công chức chính quyền cấp xã
chưa sát sao. Ngoài ra, công tác quản lý, kiểm tra, giám sát hiệu quả của cán
bộ chính quyền cấp xã chưa tốt, khoa học.

48
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ GIÚP NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘ NGŨ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG
TẠI THÀNH PHỐ CAO BẰNG

3.1. Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã,
phường tại Thành phố Cao Bằng
Định hướng về nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường
tại Thành phố Cao Bằng dựa trên cơ sở, mục tiêu, yêu cầu và tiêu chuẩn để
xây dựng đội ngũ chính quyền cấp cơ sở.
Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã
xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới như sau:
Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương đến cơ sở, đặc biệt là
cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực, có bản lĩnh chính trị vững vàng
trên cơ sở lập trường giai cấp công nhân, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu,
đảm bảo sự chuyển biến liên tục và vững vàng giữa các thế hệ cán bộ nhằm
thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giữ vững độc lập
tự chủ, đi lên Chủ nghĩa Xã hội.
Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng
30% - 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh
đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ Đại học,
Cao Đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước.
Riêng đối với cán bộ hệ thống chính trị cơ sở nói chung và chính quyền
cơ sở nói riêng, trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ V Ban chấp hành Trung
ương Đảng khóa IX về đổi mới và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị ở cơ
sở xã, phường, thị trấn đã đề ra mục tiêu và yêu cầu như sau: “Xây dựng đội
ngũ cán bộ cơ sở có năng lực và vận động nhân dân thực hiện đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước, công tâm, thạo việc, tận tụy với nhân dân,
không tham nhũng, không ức hiếp dân; trẻ hóa đội ngũ, chăm lo công tác đào
tạo, bồi dưỡng, giải quyết hợp lý và đồng bộ chính sách đối với cán bộ cơ sở”.
Đồng thời Nghị quyết cũng đã đề ra tiêu chuẩn của cán bộ nói chung và
cán bộ chính quyền nói riêng trong thời kỳ đổi mới là:

49
Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định mục
tiêu độc lập dân tộc và Chủ nghĩa Xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước.
Cần, kiệm, liêm, chính, Chí công – vô tư – không tham nhũng và kiên
quyết đấu;tranh chống tham nhũng. Có ý thức tổ chức kỷ luật, trung thực,
không cơ hội, gắn bó mật thiết với nhân dân.
Có trình độ hiểu biết về lý luận Chính trị, quan điểm đường lối của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn đủ
năng lực và sức khỏe để làm việc có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ
được giao.

3.2. Cơ sở đưa ra những kiến nghị giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ chính quyền cấp xã, phường, thị trấn

3.1.1. Dựa trên quan điểm của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ cấp cơ sở
Trong văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
đã xác định quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đổi mới như
sau:
- Phải xuất phát từ yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp
hóa, hiện đại hóa nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã
hội công bằng, dân chủ, văn minh, vững bước đi lên Chủ nghĩa Xã hội.
- Quán triệt quan điểm giai cấp công nhân của Đảng, phát huy truyền
thống yêu nước và đoàn kết dân tộc. thường xuyên giáo dục, bồi dưỡng lập
trường, quan điểm, ý thức tổ chức của giai cấp công nhân cho đội ngũ cán bộ.
- Phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết tập hợp rộng rãi các loại cán
bộ, trọng dụng nhân tài, không phân biệt Đảng viên hay người ngoài Đảng,
dân tộc, tôn giáo, người trong nước hay người Việt Nam định cư ở Nước
ngoài.
- Gắn việc xây dựng đội ngũ cán bộ với xây dựng tổ chức và đổi mới cơ
chế, chính sách, phương thức, lề lối làm việc có quan hệ chặt chẽ, tác động lẫn
nhau.
- Thông qua hoạt động thực tiễn và phong trào cách mạng của nhân dân,
nâng cao trình độ dân trí để tuyển chọn, giáo dục, rèn luyện bồi dưỡng cán bộ.

50
- Đảng trực tiếp chăm lo xây dựng đội ngũ cán bộ cho cả hệ thống chính
trị trên mọi lĩnh vực.
Phân công, phân cấp quản lý cán bộ cho các cấp ủy và các tổ chức
Đảng; đồng thời thường xuyên kiểm tra việc thực hiện cán bộ của các nghành,
các cấp, coi đây là một trong những công việc quan trọng bậc nhất của lãnh
đạo.
Nghiêm túc chấp hành các nghị quyết của cấp ủy về Cán bộ và công tác
cán bộ của các ngành, các cấp, coi đây là một trong những việc quan trọng bậc
nhất của lãnh đạo.

3.1.2. Dựa trên cơ sở, mục tiêu, yêu cầu và tiêu chuẩn để xây dựng đội ngũ
cán bộ chính quyền cấp cơ sở
Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khóa VIII đã
xác định mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ mới như sau:
- Xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp từ Trung ương tới cơ sở, đặc biệt là
cán bộ đứng đầu có phẩm chất và năng lực có bản lĩnh chính trị vững vàng
giữa các thế hệ cán bộ nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa Đất nước.
- Bảo đảm có đủ nguồn cán bộ để mỗi nhiệm kỳ có thể đổi mới khoảng
30- 40% số cán bộ lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Đoàn thể các cấp, cán bộ lãnh
đạo lực lượng vũ trang. Phấn đấu đến năm 2020 số người có trình độ Đại học,
cao đẳng trở lên bằng khoảng 4% dân số cả nước.
Đồng thời Nghị quyết cũng đã đề ra tiêu chuẩn của cán bộ trong thời kỳ
đổi mới là:
- Có tinh thần yêu nước sâu sắc, tận tụy phục vụ nhân dân, kiên định
mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu thực hiện có kết quả
đường lối của Đảng pháp luật của Nhà nước
- Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư – không tham nhũng.
Có trình độ hiểu biết về lý luận chính trị, quan điểm đường lối của
Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước, có trình độ văn hóa, chuyên môn
đủ năng lực và sức khỏe dể làm việc hiệu quả, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
được giao.

51
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã, phường
tại Thành phố Cao Bằng
Chính quyền cấp xã là nơi gần dân nhất, là nơi Đường lối của Đảng có
thể đến với người dân nhanh nhất, hiệu quả nhất, là nơi trực tiếp giải đáp mọi
khiếu nại, thắc mắc của dân. Vì vậy, nâng cao chất lượng cán bộ chính quyền
cấp xã là vấn đề quan trọng, cần được quan tâm. Để nâng cao chất lượng của
cán bộ công chức chính quyền cấp xã tại thành phố Cao Bằng, báo cáo xin
đóng góp một số giải pháp để phần nào giúp cho đội ngũ tại đây nâng cao chất
lượng, hiệu quả công việc.

3.2.1. Theo các tiêu chí đánh giá


Thứ nhất: Để không còn tình trạng dân tộc Tày, Nùng chiếm đa số và cơ
cấu tuổi già cần thực hiện giải pháp đảm bảo cơ cấu hợp lý của cán bộ chính
quyền cấp xã, phường tại đây.
Qua số liệu thống kê về chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã,
phường cho thấy về cơ cấu tuổi đời chưa hợp lý chủ yếu là lực lượng 45 – 55
(năm 2013 độ tuổi từ 41 – 60 chiếm 63.33%). Tỷ lệ cán bộ có trình độ văn
hóa, trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị chưa cao (năm 2013 vẫn
còn 15% cấn bộ có trình độ văn hóa bậc trung học cơ sở, 15% có trình độ
chuyên môn chưa qua đào tạo, 14,17% cán bộ chưa qua đào tạo lý luận chính
trị).
Tiêu chuẩn của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã còn phải được xây
dựng trên cơ sở một cơ cấu cán bộ hợp lý. Xuất phát từ yêu cầu khách quan
của nhiệm vụ chính trị của chính quyền cấp xã Thành phố Cao Bằng cần phải
nhấn mạnh các yếu tố tuổi đời, trình độ, thành phần dân tộc, giới tính, nguồn
xuất phát, trong đó quan trọng nhất là yếu tố trình độ.
- Về tuổi đời: tuổi đời bình quân nên không quá 40 tuổi, trong đó 20%
dưới 35 tuổi; 70% từ 35-40 tuổi, 10% trên 45 tuổi. Đặc biệt những người trên
50 tuổi phải là những người vẫn còn phát huy tác dụng tốt, khả năng làm việc
tốt.
- Nguồn xuất phát: Nên có ít nhất 2/3 cán bộ, công chức trưởng thành từ
các phong trào ở cơ sở. Đặc biệt những chức danh chủ chốt chính quyền cấp
xã nên chú trọng đến những cán bộ, công chức trưởng thành từ cơ sở; cần tăng

52
cường luân chuyển cán bộ, công chức trừ cấp huyện, thị xuống khoảng 5%-
10%.
- Về trình độ học vấn: Cần đảm bảo 100% tốt nghiệp trung học cơ sở
- Về trình độ chuyên môn: Phấn đấu 10% trình độ đaị học, 20% trình độ
cao đẳng, không có ai chưa qua đào tạo.
- Về trình độ lý luận và quản lý nhà nước: Phấn đấu 100% cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã được đào tạo qua trung cấp lí luận chính trị và được
bồi dưỡng quản lí nhà nước.
Thứ hai: Để nâng cao trình độ học vấn, trình độ chuyên môn, trình độ
chính trị cho cán bộ chính quyền cấp xã, phường cần đổi mới công tác đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ chính quyền cấp xã phường tại đây.
Trước thực trạng cán bộ, công chức cơ sở ít được đào tạo, bồi dưỡng, cần
phải tiến hành ngay công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cơ sở để nâng cao
năng lực quản lý nhà nước cho họ. Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cơ
sở cần quán triệt phương châm "đào tạo cơ bản, bồi dưỡng theo chức danh,
bảo đảm tính thiết thực".
Với mục tiêu: "Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã theo tiêu
chuẩn chức danh, trang bị, bổ sung những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ
và kỹ năng quản lý điều hành, tạo điều kiện cho cán bộ, công chức cấp xã
hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao" . Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở
thành phố Cao Bằng hiện nay, cần làm tốt những nội dung sau đây:
- Đối với cán bộ, công chức dưới 45 tuổi đủ tiêu chuẩn về văn hoá
nhưng thiếu các kiến thức khác, thì đào tạo, đào tạo bổ sung những kiến thức
còn thiếu.
- Đối với cán bộ, công chức gần đến tuổi nghỉ hưu thiếu tiêu chuẩn kiến
thức chuyên môn, cần bồi dưỡng cập nhật kiến thức chuyên môn cho họ.
- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức còn thiếu cho nguồn cán
bộ, công chức dự bị theo các chức danh chuẩn bị cho việc bổ sung, thay thế
khi cần thiết.
- Chú trọng bồi dưỡng, rèn luyện kỹ năng thực hành, kỹ năng giải quyết
các tình huống quản lý nhà nước cho các chức danh.

53
- Hình thức đào tạo: Đối với cán bộ, công chức trẻ đào tạo tập trung, đối
với cán bộ, công chức cao tuổi bồi dưỡng ngắn ngày.
Về nội dung, chương trình đào tạo:
- Thực trạng nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức chính quyền cấp xã hiện nay là: Nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng còn thiên về lý luận chung, chưa đi sâu vào kỹ năng thực hành nghiệp
vụ quản lý nhà nước ở cơ sở. Trong khi xuất phát điểm về trình độ học vấn
của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã là thấp, yêu cầu công việc của cán
bộ, công chức chính quyền cấp xã là cụ thể, phát sinh hàng ngày, hàng giờ cần
phải giải quyết nhanh chóng. Đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi
dưỡng, trước hết phải quán triệt tinh thần của Nghị quyết Trung ương 3 khoá
VIII: Lấy việc chuẩn cán bộ làm căn cứ xây dựng chương trình đào tạo, bồi
dưỡng thống nhất trong hệ thống các trường.
- Nội dung đào tạo phải thiết thực, phù hợp với yêu cầu đổi mới từng
loại cán bộ, chú trọng cả phẩm chất đạo đức và kiến thức, cả lý luận và thực
tiễn, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và hướng dẫn kỹ năng thực hành. Chú trọng
bồi dưỡng chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối
của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, các kiến thức về lịch sử, địa lý,
văn hoá... Bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước, quản lý xã hội, quản lý
kinh tế, khoa học, công nghệ chuyên môn nghiệp vụ, phong cách lãnh đạo.
- Tiến hành đổi mới nội dung, chương trình đào tạo, bồi dưỡng, cán bộ,
công chức chính quyền cấp xã theo phương châm: Đào tạo bồi dưỡng những
kiến thức, kỹ năng mà công việc của cán bộ, công chức chính quyền cấp xã
đòi hỏi.
- Chương trình, giáo trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã phải xây dựng theo tinh thần đổi mới phù hợp với những quan điểm
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, yêu cầu cải cách hành chính và
đặc điểm địa lý, trình độ dân trí, phù hợp với trình độ quản lý điều hành của
chính quyền cấp xã ở từng vùng.
- Nội dung đào tạo, bồi dưỡng phải sát thực tế, cụ thể với vị trí, chức
năng, nhiệm vụ của từng chức danh, chú trọng kết hợp giữa đào tạo lý luận
theo mục tiêu chương trình với đào tạo theo tình huống và phương pháp xử lý

54
giải quyết các tình huống cụ thể trong quản lý điều hành của cán bộ chuyên
trách và trong chuyên môn nghiệp vụ của công tác.
- Đổi mới phương pháp giảng dạy cán bộ, công chức chính quyền cấp
xã phải theo phương châm: Lấy người học làm trung tâm, người học đóng vai
trò chủ động, giảng viên đóng vai trò là người hướng dẫn, người chủ trì.
3.2.2. Theo chức danh
Thứ nhất: Để nâng cao chất lượng cán bộ nguồn đổi mới công tác quy
hoạch cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây.
Trong quy hoạch cán bộ, việc lựa chọn cán bộ đưa vào diện quy hoạch là
khâu rất quan trọng. Muốn lựa chọn đúng cán bộ đưa vào diện quy hoạch, cần
phải rà soát, đánh giá toàn bộ cán bộ, công chức chính quyền cấp xã , phát
hiện những mặt mạnh, mặt yếu của từng cán bộ, công chức.
Cần phải đánh giá cán bộ một cách khách quan, công tâm và thực sự có
hiệu quả, cần hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn cụ thể đánh giá cán bộ, phải lấy
chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị làm thước đo phẩm chất,
năng lực của cán bộ và phải đặt cán bộ trong môi trường làm việc cụ thể. Nếu
làm tốt việc đánh giá cán bộ chắc chắn sẽ lựa chọn đúng cán bộ có năng lực
tốt. Việc lựa chọn cán bộ ở nhiều phạm vi và mức độ nhất định, có thể dựa
vào sự giới thiệu của cán bộ, Đảng viên và quần chúng nhân dân. Khi đã lựa
chọn được cán bộ đưa vào diện quy hoạch thì vấn đề đào tạo, bồi dưỡng, rèn
luyện, kiểm tra, quản lý cán bộ lại là khâu quyết định.
Công tác quy hoạch phải gắn chặt với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ. Căn cứ vào mặt mạnh, mặt yếu của cán bộ, công chức, căn cứ vào yêu cầu
công việc mà tiến hành đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho phù hợp. Cán bộ trẻ
trong diện quy hoạch cần được đào tạo tập trung cơ bản, phải trải qua thời
gian rèn luyện, thử thách trong thực tiễn gần sát với công việc dự kiến được
giao. Cấp uỷ, thủ trưởng và cơ quan tổ chức cán bộ phải trực tiếp và thường
xuyên theo dõi, giúp đỡ, đánh giá mức độ trưởng thành của cán bộ quản lý và
kiểm tra chặt chẽ mọi hoạt động của cán bộ. Thông báo kịp thời cho cán bộ đó
biết về những mặt tốt để phát huy và mặt hạn chế để khắc phục.

55
Việc quản lý, kiểm tra cán bộ quy hoạch cũng cần dựa vào nhân dân và
các đoàn thể quần chúng. Để đảm bảo quy hoạch có tính khả thi, cần phải làm
tốt các nội dung sau:
- Khi có sự biến động về cán bộ trong diện quy hoạch thì cần phải kịp
thời điều chỉnh, bổ sung quy hoạch.
- Khi quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt thì cần phải
nghiêm túc thực hiện, cần phải tiến hành các bước tiếp theo: Đào tạo, bồi
dưỡng, bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ theo đúng quy hoạch.
- Quy hoạch phải đảm bảo thực hiện hết thời hạn, tránh trường hợp thủ
trưởng mới lên thay lại làm quy hoạch mới, trong khi quy hoạch cũ chưa hết
thời hạn.
- Những người đang đương chức cần phải có thái độ cởi mở và có trách
nhiệm dìu dắt, rèn luyện những người trong diện quy hoạch.
- Cần hoàn thiện hệ thống văn bản quy định về quy hoạch đảm bảo tính
khoa học, cụ thể và thiết thực.
Thứ hai: Chế độ lương, phụ cấp, sinh hoạt phí và Bảo hiểm Xã hội đối
với cán bộ nói chung và cán bộ chính quyền cấp cấp cơ sở nói riêng có ý
nghĩa quyết định đến tinh thần và chất lượng công tác của cán bộ, đồng thời là
động lực quan trọng để cán bộ chính quyền cấp xã, phường tham gia các lớp
học để nâng cao trình độ. Vì vậy, cần đổi mới chế độ, chính sách cho cán bộ
chính quyền cấp xã, phường tại đây.
Về vật chất: Ngoài các chính sách hỗ trợ cho cán bộ trong khi tham gia
đào tạo, bồi dưỡng thì mỗi xã, phường nên căn cứ vào tình hình ngân sách của
mình để có tiền thưởng nhằm động viên, khích lệ cho những người đạt thêm
bằng cấp, chứng chỉ. Mức thưởng sẽ tùy thuộc vào các bằng cấp, chứng chỉ
mà người đó đạt được. Đặc biệt nên có chế độ ưu tiên cho những bằng cấp,
chứng chỉ mà cán bộ tự học.
Về tinh thần: cần có sự động viên, khen thưởng kịp thời đối với những
cán bộ tự học để nâng cao trình độ. Ngoài ra, trong các công sở cấp xã cũng
cần dấy lên một phong trào học tập để từ đó tác động vào ý thức tự học của
người cán bộ.

56
Tiến hành đúng và kịp thời các chính sách đối với đội ngũ chính quyền
cấp xã, phường như: chính sách thu hút, đãi ngộ nhân tài; chính sách khuyến
khích đào tạo, bồi dưỡng; chính sách thu hút, bố trí, sử dụng sinh viên tốt
nghiệp cao đẳng đại học về công tác tại các xã, phường… Qua đây, động viên
sự nhiệt tình, hăng hái, củng cố sự đoàn kết, thống nhất trong đội ngũ công
chức cấp xã, ngăn chặn những tiêu cực của cán bộ và thực hiện nghiêm minh,
có hiệu quả công bằng xã hội.
Chế độ, chính sách phải phù hợp với từng cấp bậc làm việc, phù hợp với
những năng lực làm việc, kinh nghiệm… mà cán bộ ở vị trí làm việc đó phải
bỏ ra trong quá trình làm việc. đồng thời ở các vị trí đòi hỏi cao hơn thì đãi
ngộ phải lớn hơn. Đây cũng chính là một động lực thúc đẩy cán bộ tăng cường
nâng cao trình độ, kỹ năng làm việc để có được mức đãi ngộ cao hơn trong
quá trình công tác tại tổ chức.
Thứ ba: Để không còn tình trạng không phải Đảng viên mà vẫn làm lãnh
đạo trong bộ máy chính quyền cấp xã, phường tại đây cần đổi mới chính sách
bố trí, sử dụng, luân chuyển cán bộ công chức cấp xã, phường tại đây.
Về bố trí, sử dụng cán bộ, công chức:
- Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức có vai trò rất quan trọng trong quản
lý nhà nước. Nếu bố trí, sử dụng cán bộ phù hợp với công việc được giao thì
kỷ cương được đảm bảo, hiệu quả quản lý nhà nước cao, cán bộ trưởng thành
lên nhanh; ngược lại nếu bố trí, sử dụng cán bộ không phù hợp với công việc
(công việc yêu cầu cao mà bố trí cán bộ năng lực không đáp ứng được) thì sẽ
dẫn tới kỷ cương không đảm bảo, hiệu lực quản lý nhà nước thấp, hoặc công
việc yêu cầu không cao mà bố trí cán bộ năng lực có thừa thì sẽ lãng phí năng
lực quản lý của cán bộ.
- Bố trí, sử dụng cán bộ phải xuất phát từ yêu cầu công việc, trên cơ sở
công việc mới tiến hành chọn người có đủ tiêu chuẩn, năng lực, làm việc có
hiệu quả, có uy tín với nhân dân.
- Mạnh dạn bố trí, sử dụng cán bộ trẻ có đủ tiêu chuẩn, đã được rèn
luyện trong thực tiễn và có chiều hướng phát triển tốt vào các cương vị lãnh
đạo.

57
- Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phải đảm bảo tính ổn định, tính
đồng bộ, tính liên tục, bố trí, sử dụng cán bộ phải kết hợp hài hoà giữa cán bộ
giàu kinh nghiệm am hiểu địa bàn với cán bộ năng động, có tư duy mới, cách
làm mới, cán bộ cũ, cán bộ mới, cán bộ nam, cán bộ nữ để họ bổ sung cho
nhau tạo thành sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính quyền.
- Cần phải thay đổi quan niệm là ưu tiên người được quy hoạch trước:
Người nào quy hoạch trước thì bố trí sử dụng trước, người nào quy hoạch sau
thì bố trí sử dụng sau; mà cần có quan niệm với mọi cán bộ trong diện quy
hoạch đều có điều kiện và cơ hội phấn đấu như nhau, người nào có đủ tiêu
chuẩn, năng lực và chiều hướng phát triển tốt hơn thì bố trí, sử dụng người đó.
- Kiên quyết loại bỏ những cán bộ, công chức bản lĩnh chính trị không
vững vàng, dao động cơ hội, những cán bộ kém về phẩm chất đạo đức, tư cách
lối sống; những cán bộ yếu về năng lực (không có khả năng hoàn thành nhiệm
vụ trong hai năm liên tục) ra khỏi bộ máy nhằm làm trong sạch bộ máy.
- Khi tiến hành lựa chọn cán bộ, công chức để bố trí vào chức danh thì
cần phải tiến hành một cách khách quan, tập thể, dân chủ, có sự tham khảo ý
kiến của cán bộ đảng viên, quần chúng nhân dân.
Về luân chuyển cán bộ:
- Luân chuyển cán bộ về cơ sở là nhằm bồi dưỡng kiến thức thực tiễn,
rèn luyện kỹ năng quản lý nhà nước cho cán bộ về cơ sở và tăng cường cán bộ
cho cơ sở, nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho chính quyền cơ sở.
- Thực tế ở Thành phố Cao Bằng hiện nay, việc luân chuyển cán bộ về
cơ sở còn ít, nếu có luân chuyển thì chủ yếu luân chuyển cán bộ, công chức
đến các phường, chỉ chú ý đến bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, công chức được
luân chuyển, chứ chưa chú trọng đến nâng cao năng lực quản lý nhà nước cho
chính quyền cơ sở.
Để nâng cao hiệu quả công tác luân chuyển cán bộ về cơ sở Tỉnh cần
thực hiện tốt các nội dung chủ yếu sau:
 Chỉ nên luân chuyển đối với cán bộ lãnh đạo ở cơ sở, không nên luân
chuyển
công chức cơ sở vì đây là các chức danh chuyên môn cần sự chuyên sâu và ổn
định.

58
 Chỉ nên luân chuyển cán bộ theo chiều dọc: giữa tỉnh, huyện xuống xã
không nên luân chuyển cán bộ theo chiều ngang giữa xã với xã.
 Nên luân chuyển những cán bộ về cơ sở có nhiệt tình cách mạng, có
năng lực tốt, tránh tình trạng bị đẩy xuống cơ sở, coi cơ sở là điểm dừng chân
cuối cùng. Nên ưu tiên các cán bộ trẻ có năng lực tốt luân chuyển về cơ sở, tạo
bước đột phá về tác phong, cách thức làm việc ở chính quyền cơ sở.
 Phải có kế hoạch cụ thể, chặt chẽ về luân chuyển cán bộ. Tiến hành
luân chuyển một cách thận trọng, kỹ lưỡng, có bước đi thích hợp, tránh tình
trạng gây xáo trộn bộ máy quá lớn, làm ảnh hưởng đến hoạt động của bộ máy
ở cơ sở.
 Cần làm tốt công tác tư tưởng cho cán bộ đi cơ sở, tạo sự đoàn kết,
thống nhất cao giữa cán bộ đi và nơi cán bộ luân chuyển đến. Cần đảm bảo
chế độ chính sách hợp lý, tạo điều kiện để cán bộ luân chuyển yên tâm công
tác.
3.2.3. Theo hiệu quả thực hiện nhiệm vụ được giao
Để nâng cao hiệu quả công việc được giao, cần tăng cường sự lãnh của
Đảng đối với cán bộ chính quyền cấp xã, phường tại đây.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cán bộ chính quyền cấp xã,
phường:
- Đảng ta là Đảng duy nhất cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước và xã
hội một cách toàn diện và trực tiếp. Cán bộ có vai trò rất quan trọng, nó là
nhân tố quyết định sự thành công hay thất bại của chế độ xã hội chủ nghĩa. Để
đảm bảo xây dựng thành công xã hội chủ nghĩa, Đảng ta phải lãnh đạo công
tác cán bộ. Trong thời gian qua Đảng đã đề ra nhiều chính sách, nghị quyết về
công tác cán bộ. Trong giai đoạn hiện nay cần phải tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác cán bộ.
Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cán bộ, công chức
chính quyền cấp xã ở Thành phố Cao Bằng hiện nay cần phải chú trọng các
nội dung sau đây:
- Quán triệt tinh thần của Đại hội XI (nhiệm kỳ 2005-2010) Đảng bộ
tỉnh Cao Bằng: Thực hiện đồng bộ các khâu trong công tác cán bộ, trước mắt
cần tập trung làm tốt khâu đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
59
nhất là đào tạo lý luận chính trị, chuyên môn ngh iệp vụ đối với cán bộ cơ sở;
luân chuyển cán bộ theo quy hoạch. Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng
đào tạo, bồi dưỡng ở các trường chuyên nghiệp, dạy nghề, trung tâm bồi
dưỡng chính trị, giáo dục thường xuyên cấp tỉnh và huyện, từng bước nâng
cao chất lượng, cơ cấu hợp lý, thực hiện chuẩn hóa cán bộ, công chức…. Thực
hiện tốt các chính sách đối với cán bộ, nghiên cứu chính sách khuyến khích,
thu hút cán bộ đến công tác ở vùng khó khăn; chính sách đối với cán bộ được
luân chuyển, thu hút cán bộ vào các lĩnh vực đang thiếu và yếu.
- Trên cơ sở đánh giá khách quan về tình hình thực trạng của cán bộ,
công chức chính quyền cấp xã tiến hành xây dựng quy hoạch cán bộ, nhất là
xây dựng cán bộ, công chức kế cận có triển vọng, đảm bảo tính kế thừa và liên
tục.
- Chỉ đạo các cấp thực hiện tốt chính sách khuyến khích đào tạo, bồi
dưỡng và thu hút nhân tài về làm việc ở cơ sở.
- Quan tâm đúng mức đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức
nhằm chuẩn hoá cán bộ, công chức, chính quyền cấp xã.
- Bố trí, sử dụng cán bộ, công chức phù hợp với năng lực, trình độ, sở
trường đảm bảo cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ.
- Thực hiện luân chuyển cán bộ, công chức có năng lực, có chiều hướng
phát triển ở tỉnh, huyện về xã để dẫn dắt cán bộ cở sở, phát triển phong trào ở
cơ sở.
- Kiên quyết thay thế những cán bộ, công chức sa sút về phẩm chất
chính trị, yếu về năng lực, không bố trí lại những cán bộ vào vị trí lãnh đạo,
quản lý chủ chốt ở những nơi phong trào kém, kinh tế phát triển chậm, chính
trị không ổn định, mất đoàn kết, tín nhiệm thấp.
- Thường xuyên kiểm tra, giám sát cán bộ, quản lý cán bộ theo đúng quy
chế, quy định.
- Xây dựng quy chế, quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp uỷ, trách
nhiệm của cấp uỷ cấp trên trực tiếp khi để xảy ra mất đoàn kết trong nội bộ
cấp uỷ hoặc tổ chức Đảng ở cơ sở yếu kém.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng cơ quan tham mưu công tác cán bộ
các cấp, đáp ứng được yêu cầu của công tác cán bộ trong lĩnh vực mới.
60
3.3. Một số khuyến nghị
Việc cải cách, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp xã,
phường, thị trấn cũng là một việc cấp thiết cho sự nghiệp đổi mới hiện nay. Để
góp phần xây dựng một đội ngũ chính quyền cấp xã, phường thị trấn có phẩm
chất tốt, có năng lực, trình độ cao để hoạt động của chính quyền cơ sở được
thông suốt, hiệu quả cần chú trọng một số vấn đề sau đây:
Thứ nhất, năng lực quản lý điều hành, thực thi công vụ của cán bộ xã,
phường, thị trấn không thể được nâng cao nếu họ không được trang bị những
kiến thức cơ bản về pháp luật, về chính trị, nếu thiếu kinh nghiệm thực tiễn.
Thứ hai, với đặc thù củ chính quyền cấp cơ sở nên khi tuyển dụng cán
bộ chính quyền cấp xã cần tuyển dụng những người có năng lực, có phẩm chất
đạo đức, khả năng tổ chức và vận động nhân dân thực hiện đúng đường lối của
Đảng, pháp luật của Nhà nước công tâm, thạo việc, tận tụy với dân, biết phát
huy sức dân, không tham nhũng, không ức hiếp nhân dân.
Thứ ba, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cần chú ý
việc xây dựng và trẻ hóa cùng chuẩn hóa đội ngũ cán bộ, chăm lo cho công tác
đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt là xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách nhằm
đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của chính quyền cơ sở.
Thứ tư, tổ chức tổng kết việc triển khai thực hiện các quyết định số:
03/2004/QĐ-TTg và 40/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về kế hoạch
đào tạo, bồi dưỡng các cán bộ công chức và các cán bộ công chức xã, phường,
thị trấn qua đó tìm ra những nguyên nhân, khó khăn hạn chế ảnh hưởng đến
việc thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao chất lượng cán bộ
chinha quyền cấp xã.
Thứ năm trong công tác quản lý cán bộ, việc đánh giá chất lượng cán bộ
chính quyền cần được tiến hành thường xuyên, một cách khách quan, công
bằng. cần có quy hoạch, khen thưởng cán bộ tích cực trong công việc.
Thứ sáu, Cần nâng cao ý thức pháp luật và phẩm chất đạo đức củ cán bộ
chính quyền cấp xã. Là người gần dân nhất, sát với dân nhất nên tư tưởng cần
phải vững vàng nếu không sẽ rất khó để vận động nhân dân thực hiện chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

61
KẾT LUẬN
Chính quyền cấp xã, phường, thị trấn là cầu nối trực tiếp giữa Đảng, Nhà
nước với nhân dân, là nơi tổ chức thực hiện trên thực tế mọi chủ trơng, đường
lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, biến chúng thành hoạt động
thực tế của nhân dân địa phương. Phẩm chất chính trị, trình độ năng lực, trí
tuệ của đội ngũ cán bộ Đảng và chính quyền là yếu tố làm nên sức mạnh ưu
việt của chế độ xã hội chủ nghĩa. Vì thế không ngừng nâng cao năng lực, trình
độ cho đội ngũ cán bộ cơ sở là một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay.
Cán bộ, công chức chính quyền cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng
trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn trong tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà
nước, trong sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong giữ gìn bản sắc
văn hoá dân tộc Việt Nam, trong phát huy tính tự quản của cộng đồng dân cư;
trong đảm bảo kỷ cương, và nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước.
Sau thời gian thực tập tại Phòng Nội vụ Thành phố Cao Bằng, có điều
kiện nghiên cứu, đánh giá về thực trạng, những mặt làm được và còn tồn tại
của chất lượng cán bộ chính quyền cấp xã tại đây. Trên đây là bài báo cáo của
em với chuyên đề: “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp
xã, phường tại thành phố Cao Bằng, tỉnh Cao Bằng” nhằm đưa ra một số
giải pháp nâng chất lượng đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cấp xã, khắc phục
những tồn tại khó khăn, tận dụng tối đa những lợi thế của Thành phố.
Do kiến thức và thời gian có hạn, nên bài viết chắc chắn không tránh
khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô
giáo và bạn đọc để bài viết được hoàn thiện hơn.

62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách tham khảo:
1. Bộ luật Lao động, 2012, NXB Lao động – Xã hội, Hà Nội.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (), Nghị quyết Trung ương 3 (khóa VII), Nxb
Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
3. V.I.Lênin (1974), toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva.
4. Hồ Chí Minh (2000), toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
5. TS.Lê Thanh Hà (2011), Giáo trình quản trị nhân lực 1, Nhà xuất bản
Lao động Xã hội, Hà Nội.
6. Phòng Nội vụ (2013), Phân công nhiệm vụ cán bộ, công chức
7. UBND Thành phố Cao Bằng (2013), Sổ tay chất lượng
8. UBND Tỉnh Cao Bằng(2014), nghị quyết số 234/2014/QĐ-UBND

Tài liệu từ Internet:

1. http://inrad.vn/index.php?
option=com_content&view=article&id=71:nghien-cu-phat-trin-i-
ng-can-b-cong-chc-lanh-o-qun-ly-nha-nc-trong-s-nghip-cong-
nghip-hoa-hin-i-hoa-va-hi-nhp-quc-t&catid=31:nghien-cuu-trao-
doi&Itemid=32&lang=vi
2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ,
công chức hiện nay TS. Hà Quang Trường - Trung tâm Thông
tin, Bộ Nội vụ
http://caicachhanhchinh.gov.vn/Plus.aspx/vi/News/71/0/1010046/
0/4875/
MOT_SO_GIAI_PHAP_NANG_CAO_CHAT_LUONG_DAO_
TAO_BOI_DUONG_CAN_BO_CONG_CHUC_HIEN_NAY
3. Làm rõ chất lượng đội ngũ công chức, viên chức, Cập nhật lúc
07:56, Thứ Năm, 21/11/2013 (GMT+7)
http://www.baomoi.com/Can-lam-ro-chat-luong-doi-ngu-can-bo-
cong-chuc/144/11986488.epi

63
Phụ lục 1
BiÓu thèng kª chÊt lîng c¸n bé, c«ng chøc x·, phêng, thÞ trÊn
(Thời điểm 30 tháng 9 năm 2011)

Giíi Tr×nh ®é Tr×nh ®é


D©n téc §é tuæi Tr×nh ®é CM
tÝnh GDPT LLCT
Trên 50 đến

đào

Båi dìng QLNN


T 60

D©n téc kh¸c


Chức danh Trong

qua
T

Trung cÊp

Trung cÊp
Cao ®¼ng
Tõ 41 - 50
đó

§¶ng viªn

Tõ 30-40

Cao cÊp
Tæng sè

S¸n chØ

Tổng số

Trên 60

Ghi chó
CÊp III

S¬ cÊp

S¬ cÊp
CÊp II

§¹i häc
Tái cử
L« L«

CÊp I
Díi 30
M«ng

Chưa
Nam
Nïng
Nam

Tµy

Dao

Nữ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34
1 BÝ th §U 11 9 2 7 3         1 10 2   1 5 5 3 2   1 2 8 5 1 3 1   4 6 1 9  
2 Phã BT§U 11 7 4 9 2           11 3   4 5 2 1 1   1 4 7 2 1 3 3 2 5 6   7  
Chủ tịch
3
HĐND 11 8 3 6 4         1 11 4 1 3 5 2 2       2 9 1 2 3 3 2 3 8   7  
Phã Chñ
4
tÞch H§ND 11 4 7 5 4         2 11 3   4 6 1   1   2 1 8 1 2 5 3   4 7   9  
Chñ tÞch
5
UBND 11 9 2 6 3         2 11 2   2 6 3 2 1   1 3 7 1 2 3 4 1 4 5 1 10  
Phã Chñ
6
tÞch UBND 14 8 6 5 6         3 14 3 1 5 4 4 2 2     2 12 1 1 4 5 3 3 9 1 12  
Chñ tÞch
7
UBMTTQ 11 7 4 8 2         1 9     1 8 2 2       6 5 4 3 1 3   2 7 1 6  
Chñ tÞch
8
Héi CCB 10 10   8 2           10 4     1 9 9     2 5 3 2 5 3     2 7   4  
Chñ tÞch
9
HND 11 6 5 6 4         1 7 2   3 5 3 3       3 8 2 2 6 1   2 8   5  
Chñ tÞch
10
Héi phô n÷ 11   11 7 4           9 2 2 1 6 2   2     2 9 1 1 5 4   2 8 1 2  
BÝ th ®oµn
11
TN 11 7 4 7 3         1 7 2 9 2               11 1 1 9     1 5   3  

1
Phụ lục 2
BiÓu thèng kª chÊt lîng c¸n bé, c«ng chøc x·, phêng, thÞ trÊn
(Thời điểm 30 tháng 9 năm 2012)

Giíi Tr×nh ®é Tr
D©n téc §é tuæi Tr×nh ®é CM
tÝnh GDPT LL
Trên 50 đến
60

Chưa qua đào tạo


TT Chức danh Trong

D©n téc kh¸c


đó

Trung cÊp

Cao ®¼ng
Tõ 41 - 50
§¶ng viªn

Tõ 30-40
Tæng sè

S¸n chØ

CÊp III
Tổng số

Trên 60

S¬ cÊp
CÊp II

§¹i häc
Tái cử

CÊp I
L« L«

Díi 30
M«ng
Nam

Nam
Nïng
Tµy

Dao

Nữ

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30
1 BÝ th §U
11 10 1 9 1         1 10 1   2 3 6 6         11 3 1 3   4 1
2 Phã BT§U
11 7 4 8 2         1 11 2 1 4 4 2 2       3 8 1 2 3 1 4 1
3 Chủ tịch HĐND
9 6 3 5 3         1 8 1 1 3 3 2 2       1 8 1 2 3 1 2 2
Phã Chñ tÞch
4
H§ND 11 5 6 5 3         3 10 2   2 8 1   1     1 10 1 2 4   4 1
5 Chñ tÞch UBND 11 8 3 8 2         1 11 2   3 5 3 3       1 10 2 2 3   3 1
Phã Chñ tÞch
6
UBND 16 8 8 10 4         2 14 3 4 6 4 2 2       1 15 1 1 6 3 5 1
Chñ tÞch
7
UBMTTQ 10 6 4 8 2           9     2 6 2 1 1       10 3 2 4 1 1 1
Chñ tÞch Héi
8
CCB 11 11   7 1         3 10 2   1 2 8 8       4 6 4   4 3   1
9 Chñ tÞch HND 11 5 6 7 2         2 7 2   6 2 3 3       3 8 2   6   3 1
Chñ tÞch Héi
10
phô n÷ 11 1 10 7 4           9 2 3 1 5 2 2         10 1 2 6   2 1
11 BÝ th ®oµn TN
11 5 6 7 2         2 7 2 8 3             1 10 2   9      
2
Phụ lục 3
BIỂU THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN CẤP XÃ, PHƯỜNG
(Thời điểm 31 tháng 10 năm 2013)
Giới Trình độ Trình độ
Dân tộc Độ tuổi Trình độ CM Tin học Ngoại ngữ
tính GDPT LLCT
Tiếng Ngoại
anh ngữ
T Chức Trên 50-60 khác

Chưa qua đào tạo

Trung cấp trở lên

chỉ

chỉ
T danh Trong

Đại học tở lên

Đại học tở lên


Dân tộc khác
đó

Trung cấp

Trung cấp

Chứng chỉ
Từ 30 - 40

Từ 41 - 50
Đảng viên

Cao đẳng
Tổng số

Cao cấp
Dưới 30

Tổng số

Trên 60

Đại học
Cấp III
Sán chỉ

Chứng

Chứng
Sơ cấp

Sơ cấp
Cấp II
Tái cử
Lô Lô
Mông

Cấp I
Nùng
Nam

Nam
Dao
Tày
Nữ

Nữ
Bí thư
1 11 10 1 9 1         1 11 3   2 3 6 6       2 9 2 2 3   4 1 8 2 2 1         9
ĐU
Phó Bí
thư
2 12 10 2 9 1         2 12 2   5 4 3 3       1 11 1 1 4 1 5 1 11     1         9
Đảng
ủy
Chủ
3 tịch 4 4   2 2           4     1   3 3       2 2 1 1 2       4   1           3
HĐND
Phó
Chủ
4 11 5 6 5 3         3 11     3 7 1   1     1 10 1   6   4 1 10   1 2         6
tịch
HĐND
Chủ
5 tịch 9 6 3 6 2         1 9 2     6 3 3       2 7 1 1 3   4   8   2 1   1     7
UBND
Phó
chủ
6 18 12 6 9 5         4 18 3 2 8 6 2 2       1 17   1 9 2 6 3 15   4 1         8
tịch
UBND
Chủ
7 tịch 11 7 4 9 2           11     3 3 4 4   1   3 8 4 1 3 1 1 2 9     2   1     7
MTTQ
Chủ
8 tịch 11 11   8           3 11 2     2 9 9       3 8 3   1 3 1   5 2 1 1         4
CCB
Chủ
tịch
9 11 4 7 7 2         2 8 2   4 1 5 3 2     3 8 3   5     1 7   2 2         7
Hội
ND

3
Chủ
1 tịch
11   11 8 3           10 1 2 2 6 1   1       11   1 7 2 1 1 5     2         3
0 Hội
Phụ nữ
Bí thư
1
Đoàn 11 5 6 6 2         3 8   8 3               11 2   6 3   2 5     2          
1
TN

Phụ lục 4
BiÓu thèng kª chÊt lîng c¸n bé, CÔNG CHỨC x·, PHƯỜNG
(Thời điểm 30 tháng 9 năm 2012)
Tæng sè theo chØ tiªu ®Þnh

Giíi Tr×nh ®é
D©n téc §é tuæi Tr×nh ®é CM
tÝnh GDPT
Trên 50 đến
60

Chưa qua đào tạo


Họ và tên
Tæng sè cã mÆt

Trong
đó

D©n téc kh¸c

Trung cÊp

Cao ®¼ng
Tõ 41 - 50
§¶ng viªn

Tõ 30-40
S¸n chØ

Tổng số

Trên 60

CÊp III

S¬ cÊp
CÊp II

§¹i häc
L« L«

CÊp I
Díi 30
M«ng
Nam

Nam
Nïng
Tµy

Dao
biªn

Nữ

TT
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 # # 23 24 25 26 27 28 29
I CÁN BỘ                                                      

1 Phường Đề Thám
11 11 8 3 8 2         1 11 1 3 3 4 4       2 9 4 1 3 1 2
Phường Hợp
2
Giang 12 10 5 5 4 2         4 8 2 3 3 2 2         10     4 1 5

3 Phường Sông Hiến


11 11 5 6 4 2         5 11 3 3 3 2 2         11     7 2 2
Phường Tân
4
Giang 11 11 5 6 8 1         2 8 4 3 1 2 1         11   3 5   3
Phường Sông
5 11 11 8 3 7 2         2 10 1 3 3 4 3 1     1 10   1 6 2 2
Bằng
Phường Ngọc
6
Xuân 11 11 6 5 8 2         1 11 1 2 4 4 4       4 7 1 1 6 1 2
Phường Hòa
7
Chung 10 10 7 3 6 3         1 10 1 3 3 3 3       1 9 3   3 2 2

4
Phường Duyệt
8
Trung 10 10 6 4 4 5         1 9 2 1 4 3 3       1 9 3   4 1 2

9 Xã Hưng Đạo
11 11 6 5 10           1 11 3 3 4 1 1       1 10 3 1 5 1 1

10 Xã Chu Trinh
10 10 9 1 7 3           10 1 1 3 5 5       5 5 8 1 1    

11 Xã Vĩnh Quang
10 10 6 4 7 2         1   1 1 7 1 1       1 9 3 4 2   1

Phụ lục 5
BIỂU THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC XÃ, PHƯỜNG, THỊ TRẤN
(Thời điểm 31 tháng 10 năm 2013)

Trình độ Trình độ
Giới tính Dân tộc Độ tuổi Trình độ CM Tin
Tổng số theo chỉ tiêu định biên

GDPT LLCT

Trên 50 đến
60
Xã, phường,
TT

Chưa qua đào tạo

Trung cấp trở lên


thị trấn Trong
Tổng số có mặt

đó

Dân tộc khác

Trung cấp

Trung cấp
Từ 41 - 50
Đảng viên

Cao đẳng
Từ 30-40

Cao cấp
Dưới 30

Tổng số

Trên 60

Đại học
Cấp III
Sán chỉ

Sơ cấp

Sơ cấp
Cấp II
Lô Lô
Mông

Cấp I
Nùng
Nam

Nam
Dao
Tày
Nữ

Nữ
1 2 3 4 5 6 7 8 9 # ## ## 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 ## 33
I Cán bộ                                                              

1 Phường Sông Hiến 11 11 5 6 4 2         5 11 2 3 4 2 2       1 10     7 2 2 1 9 1  

2 Phường Hợp Giang 11 11 6 5 5 2         4 9 2 3 3 3 3         11     5 1 5 2 6 1  

3 Phường Sông Bằng 11 11 8 3 7 2         2 10 1 3 2 5 3 2     1 10   1 6 2 2 1 7 1  

4 Phường Hòa Chung 10 10 7 3 6 3         1 10 1 2 3 4 4       1 9 2   3 2 3   9    

Phường Duyệt
5 10 10 6 4 4 5         1 9 2 1 4 3 3       1 9 3   4 1 2   10   8
Trung

6 Phường Tân Giang 11 11 5 6 8 1         2 8   7 1 3 2 1       11   3 5   3   7   6

5
7 Phường Ngọc Xuân 11 11 5 6 9 1         1 10 1 2 4 4 4       4 7 1 1 6 1 2 2 7   9

8 Phường Đề Thám 11 11 8 3 8 2         1 11 1 3 3 4 4       2 9 3 1 4 1 2 1 9    

9 Xã Chu Trinh 10 10 9 1 7 3           10   2 3 5 5       5 5 8 1 1     1 9   0

10 Xã Hưng Đạo 11 11 6 5 10           1 11 1 4 4 2 1 1     2 9 1 1 5 1 3 2 8    

11 Xã Vĩnh Quang 10 10 6 4 7 2         1 9 1 1 5 3 3       1 9   2 3   2 1 5    

6
Phụ lục 6

UBND Thành phố CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Cao Bằng Độc Lập – Tự do – Hạnh phúc

PHIẾU ĐÁNH GIÁ CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC

Họ và tên :
Chức vụ :
Đơn vị công tác :

1, Chấp hành đường lối chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………………
2, Phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống, tác phong và lề lối làm việc
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
3, Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
4, Tiến độ, kết quả công việc được giao:
 Những công việc chính được giao
 Chất lượng hiệu quả thực hiện các công việc nêu trên
 Thời gian hoàn thành công việc
5, Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
6, Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực thi công việc (dành cho đối
tượng công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý)
7
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
7, Thái độ phục vụ nhân dân
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
………………
8, Tóm tắt ưu điểm, nhược điểm
+ Ưu tiđiểm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
+ Nhược điểm
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
…………
9, Tự xếp loại ( hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn
thành nhiệm vụ , không hoàn thành nhiệm vụ )
10, Tóm tắt ý kiến đánh giá của tập thể , đơn vị
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………

Trưởng phòng
( ký, họ và tên)
11, Thủ trưởng cơ quan đơn vị nhận xét, đánh giá
…………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………
Tập thể xếp loại:
Công chức đạt loại :
Thủ trưởng đơn vị
( ký, họ và tên )

You might also like