You are on page 1of 8

CÁC MẢNG LÍ LUẬN VĂN

HỌC
I. LÝ LUẬN VĂN HỌC LÀ GÌ?
a. Khái niệm
- Lý thuyết nghiên cứu về văn học, có nhiều mảng khác nhau. Diễn
trình văn học luôn gắn với diễn trình lịch sử của con người, và mỗi
thời đại biến đổi như thế nào, có động thái ra làm sao thì đều được văn
học ghi tạc và lưu danh
- Mỗi trang viết của nhà văn là nhật ký, hồi ký viết về thời đại mà họ
sống
b. Đặc trưng văn học (nội dung; nghệ thuật):
• Nội dung: Phản ánh thế giới khách quan và thế giới chủ
quan của con người. Thế giới khách quan là cái bên ngoài, cuộc
đời chung quanh, hiện thực cuộc sống. Thế giới chủ quan là tinh
thần, tâm lý con người, phạm trù ý thức của con người, nội tâm ở
bên trong. Văn học sẽ không phản ánh thế giới khách quan và thế
giới chủ quan theo cách mà cuộc sống hiện hình. Cái điều làm
nên sự khác biệt giữa các nhà văn là cách họ tái diễn cuộc sống
xung quanh bằng cách nhìn khác nhau
VD: Xuân Quỳnh đi vào cuộc đời với lăng kính tình yêu, là tình yêu
muốn được hòa tan, hòa nhập, giao hòa, giao cảm với cuộc đời; Còn
với Xuân Diệu, tình yêu lại là tình yêu muốn chiếm lĩnh, ghi tạc, tận
hưởng hết sắc xuân
🡪 Cùng 1 đề tài nhưng các nhà văn sẽ có những chủ đề khác nhau
VD: Cùng đề tài chiến tranh, Bảo Ninh viết về chấn thương tinh thần
sâu đậm của nhân vật Kiên – ám ảnh, gồng mình qua những cơn ác
mộng để bày tỏ tấm lòng mình; Còn trong “Người sót lại của rừng
cười” (Nguyễn Thị Hảo), nhà văn lại viết về một cô gái trải qua mưa
bom bão đạn, sống sót từ chiến tranh nhưng khi trở vềcuộc sống hiện
tại lại phải chịu đựng chấn thương tinh thần sau chiến tranh. Cô vẫn
cố gắng nhìn đời bằng con mắt lạc quan. Nhưng, những tưởng rằng
những điều tươi đẹp nhất lại khiến cô bị định danh là “kẻ phản bội”
🡪Văn học là hình thái biểu hiện thế giới đời sống (khách quan, chủ
quan) thông qua lăng kính nghệ thuật của nhà văn
•  Áp dụng: 
• “Nhà văn là người thư ký trung thành của thời đại”
(Ban-giắc): Hồi ký của nhà văn về năm tháng anh ta sống, cách
anh ta chiêm nghiệm, tự ngẫm về cuộc đời; 
• “Văn học và cuộc sống là hai đường tròn đồng tâm mà
tâm điểm là con người” (Nguyễn Minh Châu - Phỏng vấn đầu
xuân 1986 của báo Văn nghệ): Bao giờ cũng vậy, trang văn của
những nhà văn chân chính luôn khắc họa một cách toàn vẹn nhất
con người, hình thái của thế giới mà anh ta từng sống. Nổi bật lên
không chỉ là tư tưởng, nhân sinh quan sâu sắc của anh ta để lại
cho đời mà còn là những tiếng nói vô cùng cá thể. Và ta đã bắt
gặp điều đó trong tác phẩm […] của nhà văn […]
• Cuộc đời và văn học có mối liên hệ sâu sắc với nhau,
bởi vì văn học và cuộc đời giống như thần Athen (?) và Đất Mẹ.
Thần chỉ có thể đứng vững khi đặt chân lên Đất Mẹ, giống như
văn học chỉ có thể cường tráng khi khởi sinh từ hiện thực. Hiện
thực là thánh địa để văn chương bước chân, cho cái đẹp lên ngôn,
cho triết lý sâu sắc của nhà văn được thêm trù phú, để dẫn nhập
vào trong tâm bạn đọc, để làm sáng lên những tâm hồn u tối,
những góc khuất nào đấy của cuộc đời.
• Đặc trưng nghệ thuật: 
• VH sử dụng ngôn ngữ để tái hiện. Ngôn ngữ là một thứ
phi vật thể, không thể nắm bắt được nhưng lại có một quyền năng
to lớn, có thể tái diễn được hầu hết tất cả những chất liệu của
nghệ thuật 
🡪 Làm nên cái hay ho trên văn đàn. 
c. Đặc trưng thơ:
• Thơ hàm súc, đa nghĩa
• Thơ là một hình thức sử dụng ngôn từ khúc chiết nhất.
Thơ là sự hàm súc, cô đúc, đa nghĩa. Tại sao thơ phải hàm súc, đa
nghĩa? Vì dung lượng thơ là có giới hạn. Lớp chữ cực hạn, lớp
nghĩa cực đa. Nhà thơ là những người có tài thao lược trên bàn
cờ ngôn từ, và bàn cờ ấy cực kỳ hóc búa, yêu cầu nhà văn chỉ cần
1 nước đi duy nhất là có thể chiếu tướng được bạn đọc, thắng
luôn cả bàn cờ.
• Trên thi đàn văn chương những năm 32 – 45, thời đại
của Thơ Mới, ta thấy rất nhiều nhà thơ khác nhau. Có người về
với đồng ruộng, chân quê như Nguyễn Bính, có người đến bờ
Tây phương để thu nhặt cái đẹp như Xuân Diệu, có người đi về
với trăng, với máu, với hồn như Hàn Mặc Tử 
🡪 Sự thức tỉnh trong ý thức người nghệ sĩ
• Mỗi bài thơ có một nhãn tự, nhãn tự là mắt thơ. Đó là
những cái chỉ cần soi chiếu vào có thể thấy được cái hay, cái đẹp
của nhà thơ. Nó giống 1 giọt nước mắt, hơn hết là 1 giọt máu
người nghệ sĩ đánh rơi trên trang giấy. 
🡪 Sự đa nghĩa
• Sự đa nghĩa và hàm súc được cấu tạo từ nhiều khoảng
trống, khoảng trắng. Khoảng trống, khoảng trắng ấy lại được cấu
tạo từ thù pháp nhảy cóc, vắt dòng.
🡪 Cân xứng, cân đối 🡪 Dụng ý nhà văn: SD cấu trúc ngôn từ làm bài
thơ có nhiều tầng ý hơn
VD: 
“Mưa chuông chùa lặn”
(Mưa Thuận Thành – Hoàng Cầm)
“Mưa”: hiện tượng tự nhiên bình thường; “chuông chùa”: chốn xa trần
lánh đục; “lặn”: hành động, trạng thái của mặt trời khi hoàng hôn xuất
hiện
🡪Ví von: “Mưa chuông chùa”: Âm thanh của hạt mưa được gợi dẫm
bằng âm thanh thiền định, xa xăm để tiến vào cõi Niết Bàn để thoát
khỏi hồng trần, “Mưa chuông chùa lặn”: Chuông chùa rơi xuống là
hiện hình của mặt trời, của buổi chiều sắp tàn, như những mặt trời tí
hon đang lặn xuống 🡪 Tầng nghĩa va đập, giao thoa tạo nên sự đa
nghĩa
• Thơ có nhạc tính:
• Chu Văn Sơn: “Mỗi bài thơ là một cấu trúc âm vang
đầy nhạc tính” 🡪 cảm thụ. Có nhiều nhạc sĩ đã được phân tích bài
hát như thơ (Trịnh Công Sơn). Tính nhạc là một yếu tố của thơ
ca, làm cho ngôn từ có vần, làm cho chúng ăn khớp với nhau, tạo
thành một chỉnh thể. Nhạc tính tác động tới tư duy cảm nhận của
người đọc vì nó đã xuất hiện từ rất lâu trong đời sống con người.
Bao giờ thơ cũng gần gụi, đồng cảm với con người, và bao giờ
âm vang nhạc tính của bài thơ cũng là âm vang nhạc tính của con
người
🡪 Đặc tính của thơ: Nhạc tính (yếu tính)
VD:
“Em ơi Ba Lan mùa tuyết tan
Đường bạch dương sương trắng nắng tràn”
(Em ơi Ba Lan – Tố Hữu)
🡪 Men theo khung cảnh Ba Lan, ấm áp, dịu dàng, men theo tâm hồn
bạn đọc, khắc ghi vào lòng bạn đọc khung cảnh tuyệt đẹp của câu thơ
• Tố Hữu: “Thơ là cái đó, sự im lặng giữa các từ” 
🡪 thơ hàm súc đa nghĩa
• Một sự mở đầu – kết thúc cho bài thơ: Việc nhà thơ
sáng tạo ra tác phẩm A giống như một người nghệ sĩ dương cầm
đang chơi những nốt thăng hoa của cuộc đời sáng tạo vì nghệ
thuật của mình. Trong đó, có cả những nốt trầm tư, nốt buồn sâu
lắng nhưng cũng có ồn ào, náo nhiệt riêng của tâm tư người viết.
Bản hùng ca/tình ca/bi tráng ca giống như một sự khắc tạc của
nhà thơ về âm vang tư tưởng và từ đó bắt gặp một tâm hồn cũng
được thanh lọc lại trong bản nhạc đa thanh đa điệu như vậy.
d. Nhà văn và quá trình sáng tạo
- Nhiều nhà phê bình đi tìm gốc gác nhà văn. Họ phát hiện ra việc anh
có làm văn hay không là một thiên chức, một thiên mệnh. Đó là một
phước phần cũng là một nhiệm vụ: được lựa chọn để viết, để sáng tác,
để khắc tạc những gì xung quanh bằng con mắt thực sự nhân văn và
sâu sắc
- Thiên chức của nhà văn: Cần có cái tâm và cái tài. 
+ “Tâm”: cách nhà văn đối nhân xử thế, rộng lượng, dù là 1 người
mang vết thương của mình vẫn sầu bi, cứu chữa cho vết thương của
người khác. Nhà văn như một nhà hát rong đạt đạo đi tìm trong cuộc
đời những số phận đau thương, những niềm đau, nỗi hạnh phúc để
phác họa trên trang văn của mình 
🡪tác phẩm có hồn, lay động bạn đọc.
+ ”Tài”: nhiều phương diện như quan sát đời sống, tưởng tượng,
mường tượng cuộc sống xung quanh, sử dụng ngôn ngữ,… Và “Tài”
sẽ bổ trợ cho “Tâm” để nhà văn viết ra những bản hòa ca, tự truyện,
cách ngôn độc đáo, gây ấn tượng, làm sống mãi vị thế của anh ta. Hơn
hết là truyền đạt cái đẹp về nhân hình, nhân tính tới bạn đọc
- Quá trình sáng tạo của nhà văn: Trải nghiệm và chiêm nghiệm, giác
ngộ về cuộc đời. Nguyễn Minh Châu từng nói “Cuộc đời thì đa diện,
con người thì đa đoan”. Cuộc sống nhiều màu sắc và thanh âm khác
nhau và khi nhà văn đi vào và cảm nhận thì cần thực sự cố gắng đi tìm
những góc khuất trong cuộc sống thì mới có thể phát hiện được tinh
túy để sáng tạo trong trang văn của mình. Một nhà văn chân chính
phải là nhà văn biết trải nghiệm. Đã sống là phải cảm nhận, trải lòng,
đau cho nỗi đau người khác, vui nỗi vui của người khác.
- Hành trình sáng tạo độc đạo: "Viết là hoạt động cô đơn lạ kỳ." - 
Patrick Modiano đã phát biểu như vậy trong diễn từ nhận giải Nobel
Văn chương năm 2014. Con đường nhà văn đi là con đường hầu như
không có dấu chân của sự ngoại lai nào cả. Anh ta là người khách
đang tìm đường về xóm trọ thân quen, thánh địa của mình. Anh ta đi
từ túp lều, không phải từ tháp nha fnene rất hiểu nhân tình thế thái và
muốn truyền tải nó bằng giọng nói riêng
🡪 Quá trình độc hành, hoài nghi về con đường mình đang đi. Nhưng
chỉ khi đến cuối con đường, chấp nhận cô đơn như sự đánh đổi để
thành công thì tác phẩm của anh ta sẽ đứng vững trên thi đàn. Có khi
anh phải xóa đi dấu chân của mình để tiếp tục phát triển để ngày càng
tân tiến, tân kỳ và vẫn mang lại giá trị cho con người
VD: Áp dụng mở rộng: Sử dụng 2 trong 4 yếu tố trên
- Phong cách nghệ thuật: 
+ Khác với cá tính sáng tạo – bất kì người nghệ sĩ nào cũng có. Còn
PCNT thì không, nó là tác động của thời đại. Thời trung đại không có
PCNT, chỉ có cá tính sáng tạo vì có cái “ta”, có tính phi ngã, tính sùng
cổ, bị gò bó niêm luật. Ở đó, họ chưa coi việc sáng tác là một công
việc mà chỉ là một sự chia sẻ, một sở thích làm giàu cho đời sống tinh
thần của mình. Nhưng ở thời hiện đại đã có khái niệm “nhà văn
chuyên nghiệp”, họ coi viết là một nghề chuyên nghiệp. 
+ Không phải nhà văn nào cũng có phong cách mà phải là nhà văn lớn
có nhiều tác phẩm.
+ PNCT là nét riêng, độc đáo, có tính thẩm mỹ, ổn định theo thời gian
nhưng cũng phải có sự vận động tiến lên. VD: Nguyễn Tuân, Huy Cận
trước CM và sau CM
e. Tiếp nhận văn học
- Là quá trình đọc của bạn đọc, biến văn bản văn học thành tác phẩm
nghệ thuật
+ Văn bản văn học là con đẻ của quá trình sáng tạo
+ Tác phẩm văn học là hệ quả của quá trình đọc
🡪 Người đọc cung cấp thêm sự sống cho tác phẩm
- Mỗi người có một tầm tiếp nhận khác nhau, dựa trên yếu tố:
+ Giới tính
+ Trình độ văn hóa
+ Tín ngưỡng
+ Trải nghiệm sống
+ Tuổi tác

🡪 Quá trình tiếp nhận theo kiểu đa thanh (nhiều giọng nói), góp phần
tạo nên nhiều ý nghĩa cho tác phẩm 🡪 sự sống còn của tác phẩm
- Quá trình tiếp nhận là một quá trình xuyên không - thời gian, không
hề có khoảng cách giữa bạn đọc và nhà văn.
- 3 cấp độ tiếp nhận:
+ Đồng cảm: Thương cảm cho số phận con người trong tác phẩm,
những tình cảm nhà văn nói tới
+ Tri âm: Khơi gợi hết tất cả các mã nghệ thuật trong câu chuyện 🡪
khai thác được hết/hầu hết các khía cạnh của tác phẩm và có thể hiểu
được tác phẩm dưới nhiều góc độ khác nhau
+ Đồng sáng tạo: Bạn đọc có thể có vị thế ngang bằng với nhà văn, có
quyền thêm một/một vài nét nghĩa mới hợp lý với tác phẩm (hcst, nội
dung, tư tưởng)
🡪 Áp dụng: Mở rộng về vai trò của bạn đọc: cần gia tăng, cải tiến tầm
tiếp nhận để hiểu được tác phẩm, cao hơn là đồng sáng tạo với nhà
văn
II. CÁC CÂU HỎI LIÊN QUAN
1. Học các tác phẩm ngoài sách như thế nào?
Tự cảm nhận 🡪 Dựa vào tài liệu/Hỏi thầy cô để xem hướng đi 
(Ấn tượng đầu tiên chi phối cảm nhận về tác phẩm – Bố chị Thảo đã
nói)
2. Làm thế nào để đẩy nhanh tốc độ làm bài mà vẫn chất lượng?
- Đẩy nhanh tốc độ dựa vào 3 bước:
+ Tư duy: Lập dàn ý sát với đề
+ Chuẩn bị trước ở nhà: dẫn chứng, diễn đạt (mường tượng mình viết
thế nào 🡪 sưu tầm diễn đạt để tái chế, sáng tạo)
+ Viết nhanh: Viết nhiều + trong khung giờ cố định
3. Cách chị Thảo viết bài LLVH? (Sơ lược)
- Giải thích (cụm từ, từ khóa) 🡪 Chốt vấn đề 🡪 Cơ sở lí luận (Vì sao
tồn tại vấn đề đó?) 🡪 Cơ sở thực tiễn (Dùng tối đa 2 tác phẩm để
chứng minh) 🡪 Mở rộng, nâng cao (Bổ sung thêm cho đề)
4. Ôn HSG nên ôn phần nào trước?
🡪 LLVH trước 
5. Phân tích nhân vật văn học 
- Chú ý nói qua về xuất thân, diễn biến nhân vật
6. Ứng dụng nhạc Trịnh vào văn học
- Trịnh Công Sơn được ví như một thi sĩ và nhạc của ông cũng được
xem như tác phẩm thơ. Về cơ bản thì văn học và âm nhạc tiệm cận với
nhau. Nhạc Trịnh mang âm hưởng tôn giáo, khát vọng thái hòa, cách
sử dụng từ ngữ đặc biệt
7. Cảm thụ tác phẩm một cách trọn vẹn nhất như thế nào?
B1: Cảm thụ bằng sự cảm thụ của riêng mình 🡪 cái nhìn chủ quan của
mình
B2: Đi tìm tài liệu: góc độ thi pháp, văn hóa, xã hội, phê bình
B3: Viết bài & hiệu chỉnh
8. Chứng minh nhận định thế nào để bám sát yêu cầu?
- Giải thích rõ ràng
- Lấy được chi tiết đắt giá, phù hợp với tác phẩm
- Diễn đạt tùy theo thời đại của tác phẩm
9. Tips thi hsg văn?
- Tìm được dẫn chứng cho mỗi mảng lí luận văn học
- Tìm 2 dẫn chứng toàn năng (sử dụng chung)
10. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn là gì?
- Cơ sở lí luận: Là dùng LLVH để giải thích, lí giải tại sao có sự tồn
tại của nhận định
- Cơ sở thực tiễn: Dùng tác phẩm chứng minh
11. Chuyển đoạn không bị khô?
“Đồng vọng với…”
“Nếu… thì”
“Lẽ chăng…”
12. Bàn luận nhận định nên đưa ra mấy luyện điểm?
🡪 3 luận điểm
13. Học nhận định và áp dụng vào bài?
🡪 Chia nhận định vào các mảng LLVH
14. Nhớ được dẫn chứng NLXH
🡪 Lựa chọn chi tiết quan trọng, sử dụng các dấu gạch ngang “-“ để
phân cách, ghi chép vào sổ tay

You might also like