You are on page 1of 11

Họ và tên: Lương Thị Ngọc Hiên

Mã SV: 2117420004
BÁO CÁO THU HOẠCH
1. Nguyên nhân ra đời của tiền tệ:
“Tại sao trong lịch sử, con người lại phát minh ra một thứ gọi là TIỀN ?”
Câu trả lời:
- Vì cần phải có một hình thái làm đơn vị đo lường giá trị của các hàng
hóa khi trao đổi trên thị trường.
- Trong lịch sử, nhân loại phát kiến các hình thái đo lường giá trị khác.
- nhau, đi từ hình thái giản đơn của giá trị đến hình thái tiến bộ nhất là
hình thái tiền tệ.
Một số hình ảnh minh họa:

Hình 1: Hình thức thanh toán trước khi tiền xuất hiện
Người dân từng trao đổi trực tiếp hàng hóa lấy hàng hóa để có được
thứ họ mong muốn. Trong thời cổ đại, người dân không mua hay bán
bằng tiền, họ trao đổi các đồ vật hoặc sản phẩm cho người khác để nhận
lại những gì họ muốn hoặc cần. Nhiều nền văn hóa trên thế giới cuối
cùng đã phát triển việc sử dụng tiền kim loại, loại tiền có giá trị phụ thuộc
vào giá trị của vật liệu làm ra nó.

Hình 2: Những đồng tiền đầu tiên

Những đồng tiền xu đầu tiên được sản xuất từ đồng và sau đó là sắt.
Tiền xu rất thuận tiện, người sử dụng có thể đếm chúng thay vì phải cân
khối lượng. Nó đã thúc đẩy đáng kể sự mua bán hàng hóa trong thế giới
cổ đại. Loại tiền xu đầu tiên được sử dụng tại vùng Lưỡng Hà vào khoảng
năm 3000 trước Công nguyên.

Tiền giấy hoặc giấy bạc lần đầu tiên xuất hiện tại Trung Quốc từ năm
600 đến năm 1455, lưu hành trong thời nhà Tống. Tại châu Âu, giấy bạc
ngân hàng đầu tiên được ngân hàng Stockholms Banco ở Thụy Điển phát
hành năm 1661. Trong thập niên 1690, Khu Thuộc Địa Vịnh
Massachusetts tại Mỹ in tiền giấy và ở đây việc sử dụng tiền giấy trở nên
phổ biến hơn. Sau một thời gian dài phát triển, tiền đã xuất hiện với hình
thức tiền đại diện, các thương gia và ngân hàng buôn bán vàng, bạc, bắt
đầu phát hành giấy biên nhận cho người gửi. Có thể quy đổi thành giá trị
tiền mặt. Những hóa đơn được chấp nhận rộng rãi như một phương tiện
thanh toán và bắt đầu được sử dụng như tiền.

Kết luận: Giá trị của hàng hóa là trừ tượng, chúng ta không nhìn thấy
giá trị như nhìn thấy hình dáng hiện vật của hàng hóa; giá trị của hàng
hóa chỉ được bộc lộ ra trong quá trình trao đổi thông qua các hình thái
biểu hiện của nó. Theo tiến trình lịch sử phát triển của sản xuất và trao
đổi hàng hóa, những hình thái của giá trị cũng trải qua quá trình phát triển
từ thấp tới cao. Quá trình này cũng chính là lịch sử hình thành tiền tệ. Vì
vậy trong tiến trình lịch sử, nhân loại phát kiến các hình thái đo lường giá
trị hàng hóa, trải qua 04 hình thái, cuối cùng xác định định tiền tệ là hình
thái tối ưu.

Hình thái tiền tệ

Hình thái chung


của giá trị

Hình thái giá trị


đầy đủ (mở rộng)

Hình thái giá trị


đơn giản (ngẫu
nhiên)

Thời gian

2. Bốn hình thái của tiền tệ:


a. Hình thái giá trị đơn giản (ngẫu nhiên):
Đây là hình thái ban đầu của giá trị xuất hiện trong thời kỳ sơ khai
của trai đổi hàng hóa. Khi đó, việc trao đổi giữa các hàng hóa với nhau
mang tính ngẫu nhiên. Người ta trao đổi trực tiếp hàng hóa này lấy hàng
hóa khác.
- Khái niệm: Là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi đơn nhất
01 hàng hóa này lấy 01 hàng hóa khác.
=> Như vậy, tự thân mỗi hàng hóa không thể nói lên giá trị của mình.
=> Cần phải có 01 hàng hóa khác đóng vai trò làm vật ngang giá.
Ví dụ 1: có phương trình trao đổi như sau: 1A = 2B
Ở đấy, giá trị ẩn chứa trong hàng hóa A được biểu hiện ra ngoài ở
hàng hóa B. Với thuộc tính tự nhiên của mình, hàng hóa B trở
thành hiện thân của giá trị của hàng hóa A. Sở dĩ như vậy là vì
hàng hóa B cũng có giá trị. Hàng hóa A mà giá trị sử dụng của nó
được dùng để biểu hiện giá trị của hàng hóa B được gọi là hình thái
vật ngang giá.
Ví dụ 2: 1 cái rìu 20kg thóc
 Thóc là vật ngang giá để đo lường giá trị cái rìu.

- Đặc điểm của hình thái:


 Dựa trên trao đổi trực tiếp Hàng đổi Hàng.
 Tỷ lệ trao đổi và hành vi trao đổi diễn ra ngẫu nhiên.
b. Hình thái giá trị đầy đủ (mở rộng):
Khi trình độ phát triển của sản xuất hàng hóa được nâng lên, trao đổi
trở nên thường xuyên hơn, một hàng hóa có thể được đặt trong mối quan
hệ với nhiều hàng hóa khác. Thì hình thái giá trị đầy đủ hay mở rộng xuất
hiện.
- Khái niệm: Là hình thái đo lường giá trị dựa trên sự trao đổi thường
xuyên 01 loại hàng hóa này lấy nhiều loại hàng hóa khác.
Ví dụ 1: 1A = 2B = 3C = 5D…
Đây là sự mở rộng hình thái giá trị giản đơn. Trong đó, giá trị của 1
dơn vị hàng hóa A được biểu hiện ở 2 đơn vị hàng hóa B hoặc 3
đơn vị hàng hóa C, hoặc 5D,….
Ví dụ 2: 1 cái rìu 20kg thóc
05 con gà
03 mét vải
0,1 chỉ vàng ...
 Vật ngang giá của rìu được mở rộng ra nhiều thứ khác nhau.
- Đặc điểm:
 Dựa trên trao đổi trực tiếp Hàng đổi Hàng nhưng chưa có tỷ lệ
cố định: H – H’
 Mỗi hàng hóa lại có quá nhiều vật ngang giá khác nhau.
c. Hình thái chung của giá trị:
Việc trao đổi trực tiếp sẽ trở nên không còn thích hợp khi trình độ sản
xuất hàng hóa phát triển cao hơn, chủng loại hàng hóa càng đa dạng phong
phú hơn. Trình độ sản xuất này thúc đẩy sự hình thành hình thái chung của
giá trị.
- Khái niệm: Là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc cộng đồng đã
chọn 01 hàng hóa làm vật ngang giá chung cho mọi hàng hóa khác.
Ví dụ 1: 2B hoặc 3C; hoặc 5D; hoặc… = 1A
Ở đây, giá trị các hàng hóa B, hàng hóa C, hàng hóa D hoặc nhiều
hàng hóa khác đều biểu thị giá trị của chúng ở một loại hnagf hóa làm
vật ngang giá chung là hàng hóa A. Tuy vậy, giữa các vùng lãnh thổ
khác nhau trong cùng một quốc gia có thể có những quy ước khác
nhau về loại hàng hóa làm vật ngang giá chung. Khắc phục hạn chế
này, hình thái giá trị phát triển xuất hiện.
Ví dụ 2:

10 cái rìu 01 chỉ vàng


200kg thóc
50 con gà
30 mét vải
 Chỉ có 1 vật ngang giá chung đó là chỉ vàng
- Đặc điểm:
 Dựa trên trao đổi qua trung gian là vật ngang giá chung
H – vật ngang giá chung – H’
 Mỗi cộng đồng lại có vật ngang giá chung khác nhau.
d. Hình thái tiền tệ:
Khi lực lượng sản xuất và phân công lao động xã hội phát triển hơn
nữa, sản xuất hàng hóa và thị trường ngày càng mở rộng, thì tình hình có
nhiều vật làm ngang giá chung sẽ gây trở ngại cho trai đổi giữa các địa
phương tròn một quốc gia. Do đó, đòi hỏi khách quan là cần có một loại
hàng hóa làm vật ngang giá chung thống nhất.
- Khái niệm: Là hình thái đo lường giá trị dựa trên việc toàn xã hội
thống nhất chọn 01 hàng hóa đặc biệt làm vật ngang giá duy nhất cho
mọi hàng hóa khác.
Ví dụ 1: 2B, 3C, 5D,… = 0,1 gr vàng
Vàng trong trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế
giới hàng hóa. Vàng trở thành hình thái tiền của giá trị. Tiền vàng trong
trường hợp này trở thành vật ngang giá chung cho thế giới hàng hóa vì
tiền có giá trị. Lượng lao động xã hội đã hao phí trong đơn vị tiền được
ngầm hiểu đúng bằng lượng lao động đã hao phí đẻ sản xuất ra các đơn
vị hàng hóa tương ứng khi đem đặt trong quan hệ với tiền.
Ví dụ 2:
10 kg thóc 0,1 chỉ vàng
2 con gà
1m vải
 Vật ngang giá chung được thống nhất ở vàng (vàng trở thành
tiền tệ)

Hình 3: Lịch sử phát tiển của tiền tệ


Lúc đầu có nhiều kim loại đóng vai trò tiền tệ, nhưng về sau được cố
định lại ở kim loại quý: vàng, bạc và cuối cùng là vàng. Sở dĩ bạc và vàng
đóng vai trò tiền tệ là do những ưu điểm của nó như: thuần nhất về chất,
dễ chia nhỏ, không hư hỏng, với một lượng và thể tích nhỏ nhưng chứa
đựng một lượng giá trị lớn. Tiền tệ xuất hiện là kết quả phát triển lâu dài
của sản xuất và trao đổi hàng hoá, khi tiền tệ ra đời thì thế giới hàng hoá
được phân thành hai cực: một bên là các hàng hoá thông thường; một bên
là hàng hoá (vàng) đóng vai trò tiền tệ. Đến đây giá trị các hàng hoá đã có
một phương tiện biểu hiện thống nhất. Tỷ lệ trao đổi được cố định lại.
- Đặc điểm:
 Là hàng hóa đặc biệt
 Được xã hội chọn làm vật ngang giá duy nhất
 Dùng để đo lường giá trị của mọi hàng hóa khác & phương tiện
trao đổi

3. Bản chất của tiền tệ:


Như vậy, tiền, về bản chất, là một loại hàng hóa đặc biệt, là kết quả
của quá trình phát triển của sản xuất và trao dổi hàng hóa, tiền xuất hiện
là yếu tố ngang giá chung cho thế giới hàng hóa. Tiền là hình thái biểu
hiện giá trị của hàng hóa. Tiền phản ánh lao động xã hội và mối quan hệ
giữa những người sản xuất và trao đổi hàng hóa. Hình thái giản đơn là
mầm mống sơ khai của tiền.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện rõ hơn qua hai thuộc tính sau của
nó:
 Giá trị sử dụng của tiền tệ là khả năng thoả mãn nhu cầu
trao đổi của xã hội, nhu cầu sử dụng làm vật trung gian trong trao
đổi. Như vậy người ta sẽ chỉ cần nắm giữ tiền khi có nhu cầu trao
đổi. Giá trị sử dụng của một loại tiền tệ là do xã hội qui định:
chừng nào xã hội còn thừa nhận nó thực hiện tốt vai trò tiền tệ (tức
là vai trò vật trung gian môi giới trong trao đổi) thì chừng đó giá trị
sử dụng của nó với tư cách là tiền tệ còn tồn tại8. Đây chính là lời
giải thích cho sự xuất hiện cũng như biến mất của các dạng tiền tệ
trong lịch sử.
 Giá trị của tiền được thể hiện qua khái niệm "sức mua tiền
tệ", đó là khả năng đổi được nhiều hay ít hàng hoá khác trong trao
đổi. Tuy nhiên khái niệm sức mua tiền tệ không được xem xét dưới
góc độ sức mua đối với từng hàng hoá nhất định mà xét trên
phương diện toàn thể các hàng hoá trên thị trường.
4. Chức năng của tiền tệ:
Tiền là bất cứ một phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh
toán cho việc giao hàng hoặc để thanh toán nợ nần. nó là phương tiện trao
đổi. những chiếc răng chó ở quần đảo Admiralty, các vỏ sứ ở một số
vùng châu Phi, vàng thế kỷ 19 đều là các ví dụ về tiền. Điều cần nói
không phải hàng hóa vật chất phải sử dụng mà là quy ước xã hội cho rằng
nó sẽ được thừa nhạn không bàn cãi với tư cách là một phượng tiện thanh
toán.
Bản chất của tiền tệ được thể hiện qua các chức năng của nó. Theo
C. Mác tiền tệ có 5 chức năng:
 Chức năng thước đo giá trị
 Chức năng phương tiện cất trữ
 Chức năng phương tiện lưu thông
 Chức năng phương tiện thanh toán
 Chức năng tiền tệ thế giới
Tiền tệ
thế giới

Phượng Thước đo Phương


tiện thanh giá trị tiện lưu
toán thông

Phương
tiện cất
trữ

a. Thước đo giá trị:


Tiền tệ dùng để biểu hiện và đo lường giá trị của các hàng hoá. Muốn
đo lường giá trị của các hàng hoá, bản thân tiền tệ cũng phải có giá trị. Vì
vậy, tiền tệ làm chức nâng thước đo giá trị phải là tiền vàng.
Để đo lường giá trị hàng hoá không cần thiết phải là điển mặt mà chỉ
cần so sánh với lượng vàng nào đó trong ý tưởng. Sở dĩ có thể làm được
như vậy, vì giữa giá trị của vàng và giá trị của hàng hoá trong thực tế đã
có một tỷ lệ nhất định. Cơ sở của tỷ lệ đó là thời gian lao động xã hội cần
thiết hao phí để sản xuất ra hàng hoá đó.
Giá trị hàng hoá đưọc biểu hiện bằng tiền gọi là giá cả hàng hoá.
Hay nói cách khác, giá cả là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng
hoá.
Giá cả hàng hóa như vậy, là hinhg thức biểu hiện bằng tiền của giá trị
hàng hóa. Giá trị là cơ sở của giá cả. Trong các điều kiện khác không thay
đổi, nếu giá trị của hàng hóa càng lớn thì giá cả của hàng hóa càng cao và
ngược lại. Giá cả của hàng hóa có thể lên xuống do tác động bởi nhiều
yếu tố như:
 Giá trị của hàng hóa
 Giá trị của tiền
 Ảnh hưởng của quan hệ cung – cầu.
Nhưng vì giá trị hàng hóa là nội dung của giá cả, nên trong ba nhân tố
nêu trên thì giá trị vẫn là nhân tố quyết định giá cả.
Để tiền làm được chức năng thước đo giá trị thì bản thân tiền tệ cũng
phải được quy định một đơn vị tiền tệ nhất định làm tiêu chuẩn đo lường
giá cả của hàng hoá. Đơn vị đó là một trọng lượng nhất định của kim loại
dùng làm tiền tệ. Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau.
Đơn vị tiền tệ và các phần chia nhỏ của nó là tiêu chuẩn giá cả. Tác dụng
của tiền khi dùng làm tiêu chuẩn giá cả không giống với tác dụng của nó
khi dùng làm thước đo giá trị. Là thưốc đo giá trị, tiền tệ đo lường giá trị
của các hàng hoá khác; là tiêu chuẩn giá cả, tiền tệ đo lường bản thân kim
loại dùng làm tiền tệ.
Ví dụ: Ở mỗi nước, đơn vị tiền tệ này có tên gọi khác nhau. Chẳng
hạn ở Mỹ, tiêu chuẩn giá cả của 1 đồng đôla có hàm lượng vàng là
0.736662gr, ở Pháp 1 đồng frăng hàm lượng vàng là 0,160000gr, ở Anh 1
đồng Fun St'zelinh có hàm lượng vàng là 2,13281 gr…
b. Phương tiện lưu thông:
Tiền làm môi giới trong quá trình trao đổi hàng hoá. Để làm chức
năng lưu thông hàng hoá đòi hỏi phải có tiền mặt. Trao đổi hàng hoá lấy
tiền làm môi giới gọi là lưu thông hàng hoá.
Công thức lưu thông hàng hoá là: H - T - H, khi tiền làm môi giới
trong trao đổi hàng hoá đã làm cho hành vi bán và hành vi mua có thể
tách rời nhau cả về thời gian và không gian. Sự không nhất trí giữa mua
và bán chứa đựng mầm mống của khủng hoảng kinh tế.
Ở mỗi thời kỳ nhất định, lưu thông hàng hoá bao giờ cũng đòi hỏi một
lượng tiền cần thiết cho sự lưu thông, số lượng tiền này được xác định bởi
quy luật chung của lưu thông tiền tệ.
Theo C. Mác, nếu xem xét trong cùng một thời gian và trên cùng một
không gian thì khối lượng tiền tệ cần thiết cho lưu thông được xác định
qua công thức:

Gh × H G
T= =
N N
Trong đó: T là số lượng tiền tệ cần cho lưu thông
H là số lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường
Gh là giá cả trung bình của 1 hàng hóa
G là tổng số giá cả của hàng hóa
N là số vòng lưu thông của các đồng tiền cùng loại.
Quá trình hình thành tiền giấy: lúc đầu tiền tệ xuất hiện dưới hình
thức vàng thoi, bạc nén. Dần dần nó được thay thế bằng tiền đúc. Trong
quá trình lưu thông, tiền đúc bị hao mòn dần và mất một phần giá trị của
nó. Nhưng nó vẫn được xã hội chấp nhận như tiền đúc đủ giá trị.
Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ
có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong
chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình
cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.
Lợi dụng tình hình đó, khi đúc tiền nhà nước tìm cách giảm bớt hàm
lượng kim loại của đơn vị tiền tệ. Giá trị thực của tiền đúc ngày càng thấp
so với giá trị danh nghĩa của nó. Thực tiễn đó dẫn đến sự ra đời của tiền
giấy. Bản thân tiền giấy không có giá trị mà chỉ là ký hiệu của giá trị, do
đó việc in tiền giấy phải tuân theo quy luật lưu thông tiền giấy.
Ví dụ: Ngày xưa Việt Nam lưu hành những đồng tiền làm bằng nhôm.
Để thuận tiện người ta đã đục lỗ ở giữa đồng tiền để tiện lưu trữ và đếm.
Những đồng tiền bị đục lỗ đó vẫn có giá trị lưu thông trong xã hội ngày
đó.

Như vậy, giá trị thực của tiền tách rời giá trị danh nghĩa của nó. sở dĩ
có tình trạng này vì tiền làm phương tiện lưu thông chỉ đóng vai trò trong
chốc lát. Người ta đổi hàng lấy tiền rồi lại dùng nó để mua hàng mà mình
cần. Làm phương tiện lưu thông, tiền không nhất thiết phải có đủ giá trị.

c. Phương tiện cất trữ:


Làm phương tiện cất trữ, tức là tiền được rút khỏi lưu thông đi vào cất
trữ.
Sở dĩ tiền làm được chức năng này là vì: tiền là đại biểu cho của cải
xã hội dưới hình thái giá trị, nên cất trữ tiền là một hình thức cất trữ của
cải.
Để làm chức năng phương tiện cất trữ, tiền phải có đủ giá trị, tức là
tiền vàng, bạc. Chức năng cất trữ làm cho tiền trong lưu thông thích ứng
một cách tự phát với nhu cầu tiền cần thiết cho lưu thông. Nếu sản xuât
tăng, lượng hàng hoá nhiều thì tiền cất trữ được đưa vào lưu thông.
Ngược lại, nếu sản xuất giảm lượng hàng hoá lại ít thì một phần tiền rút
khỏi lưu thông đi vào cất trữ.
Ví dụ: Người giàu ngày xưa hay có thói quen cất trữ vàng, bạc trong
hũ, trong rương. Bạn dễ dàng nhìn thấy trong các phim truyện xưa, cổ
tích. Ngày nay cũng có nhiều người có thói quen cất trữ tiền trong ngân
hàng. Việc làm này không đúng vì tiền cất giữ phải là tiền có giá trị như
tiền vàng, bạc.
d. Phương tiện thanh toán:
Làm phương tiện thanh toán, tiền được dùng để trả nợ, nộp thuế, trả
tiền mua chịu hàng...
Làm phương tiện thanh toán có thể bằng tiền mặt, séc, chuyển khoản,
thẻ tín dụng... Khi sản xuất và trao đổi hàng hoá phát triển đến một trình
độ nào đó tất yếu nảy sinh việc mua bán chịu. Trong việc mua bán chịu
người mua trở thành con nợ, ngươi bán trở thành chủ nợ. Khi hệ thống
chủ nợ và con nợ phát triển rộng rãi, đến kỳ thanh toán, nếu một khâu nào
đó không thanh toán được sẽ gây khó khăn cho các khâu khác, phá vỡ hệ
thống, khả năng khủng hoảng kinh tế tăng lên.
Ví dụ: Hiện nay ngân hàng đều cho vay tín dụng. Bạn dễ dàng trở
thành con nợ của ngân hàng nếu tiêu xài không đúng cách.
e. Tiền tệ thế giới:
Khi quan hệ buôn bán giữa các quốc gia với nhau xuất hiện, thì tiền tệ
làm chức năng tiền tệ thế giới, nghĩa là thanh toán quốc tế. Làm chức
năng tiền tệ thế giới phải là tiền vàng hoặc tiền tín dụng được thừa nhận
thnanh toán quốc tế. Việc đổi tiền của một quốc gia này thành tiền của
một quốc gia khác được tiến hành theo tỷ giá hối đoái - đó là giá cả đồng
tiền của một quốc gia này so với đồng tiền của quốc gia khác.
Ví dụ: Hiện nay ngành du lịch phát triển, mọi người dễ dàng du lịch
nước ngoài. Khi đi du lịch bạn cần đổi tiền tệ của mình sang tiền tệ nước
bạn. Tý giá hối đoái dự vào nền kinh tế của các nước nên có giá trị khác
nhau. Hiện tại 1usd = 23.000 VNĐ…

You might also like