You are on page 1of 83

TEST UNG THƯ

PHẦN 4
CÂU HỎI

BÀI 1: KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ BỆNH UNG THƯ

1. Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của u ác tính:
A. Có khả năng tái phát
B. Tôn trọng cấu trúc của mô lành.
C. Phát triển các mạch máu nuôi dưỡng u.
D. Có khả năng di căn xa.
H Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm của u ác tính:
Đ Tôn trọng cấu trúc của mô lành.
T1 Có khả năng tái phát
T2 Phát triển các mạch máu nuôi dưỡng u.
T3 Có khả năng di căn xa.
K 2

M 1

1. Chọn câu đúng trong các câu sau:


A. Bệnh ung thư có thể phát triển từ bất kỳ thành phần nào của cơ thể
B. Bệnh ung thư có thể phát triển từ bất kỳ thành phần nào của cơ thể trừ
da
C. Chỉ phát triển từ thành phần biểu mô.
D. Chỉ phát triển từ mô liên kết.
2. Ở giai đoạn sớm ung thư thường phát triển như thế nào (chọn câu đúng)
A. Rất chậm
B. Rất nhanh
C. Tùy từng loại có thể nhanh hoặc chậm
D. Phần lớn phát triển chậm
3. Ý nào là phương pháp chính điều trị đa số ung thư giai đoạn sớm
A. Phẫu thuật
1
B. Điều trị nội tiết
C. Hoá trị, miễn dịch, đích
D. Đông y
4. Chọn ý đúng về các con đường di căn của ung thư bao gồm
a. Đường máu
b. Đường bạch huyết
c. Kế cận
d. Cả ba con đường trên
5. Tế bào ung thư không có các đặc điểm nào sau đây
A. Chống lại sự chết tế bào
B. Gây ra sự tân tạo mạch máu mới
C. Trốn tránh được hệ thống miễn dịch của cơ thể
D. Luôn giữ ở mức hằng định
6. Quan điểm bệnh ung thư là bệnh không thể chữa khỏi:
A. Đúng
B. Sai
7. Hút thuốc là nguyên nhân chính trong các trường hợp ung thư tuyến tiền
liệt
A. Đúng
B. Sai
8. Bệnh ung thư nếu ở giai đoạn sớm có thể điều trị khỏi bằng các thuốc đông
y
A. Đúng
B. Sai
9. Có bao nhiêu loại ung thư trên cơ thể:
A. Khoảng dưới 100 loại
B. Khoảng 100-200 loại
C. Khoảng trên 200 loại.
D. Nhiều không xác định được
10.Nguyên nhân gây ung thư có thể là (chọn câu sai):
A. Nguyên nhân bên ngoài
B. Nguyên nhân bên trong

2
C. Phối hợp nguyên nhân bên ngoài và bên trong
D. Không xác định được nguyên nhân gây ung thư.
11.Chọn ý đúng về ung thư tiến triển nhanh nhất trong các loại dưới đây
A. Ung thư máu, ung thư hắc tố.
B. Ung thư máu, ung thư giáp trạng.
C. Ung thư máu, ung thư cổ tử cung.
D. Ung thư hắc tố, ung thư da tế bào đáy.
12.Tiên lượng bệnh ung thư phụ thuộc vào
A. Loại bệnh ung thư
B. Giai đoạn bệnh
C. Độ ác tính khối u
D. A-B-C đúng
13. Ý nào không phải các phương pháp chính điều trị ung thư
A. Phẫu thuật
B. Xạ trị
C. Hóa trị
D. Điều trị miễn dịch
14.Chọn câu sai
A. Ung thư biểu mô thường di căn sớm tới hạch
B. Ung thư liên kết thường di căn sớm theo đường máu
C. Ung thư biểu mô có thể di căn nhảy cóc tới các vị trí hạch ở xa
D. Ung thư phải di căn tuần tự theo các chặng hạch từ gần tới xa
15. Virus Epstein- Barr là loại virut được biết có thể gây ra
A. Ung thư vòm họng, ung thư gan
B. Ung thư da, ung thư vòm
C. U lympho ác tính, đa u tủy xương
D. Ung thư vòm họng, u lympho ác tính.
16.Bệnh ung thư chỉ có thể phát triển từ những mô có sự phân chia tế bào
nhanh:
A. Đúng
B. Sai
17.Đặc điểm không đúng của tế bào ung thư:

3
A. Nhân thường kích thước không đều.
B. Tỷ lệ nhân/bào tương giảm
C. Hay gặp nhân chia.
D. Nhân thường có nhiều múi, nhiều thùy

18. Tác nhân gây ung thư được chia ra làm 2 nhóm nào
A. Tác nhân bên trong và tác nhân bên ngoài.
B. Tác nhân virut và tác nhân hoá chất
C. Tác nhân tia xạ và gen
19.Các nguyên nhân gây ung thư đa số bắt nguồn từ các yếu tố bên trong
A. Đúng
B. Sai
20. Một trong những nguyên nhân gây ra ung thư tuyến giáp là
A. Virut
B. Hoá chất
C. Gen
D. Tia xạ
21. Virus Epstein Barr (EBV) có thể là nguyên nhân gây ung thư
A. Phổi

B. Đại tràng

C. Vòm họng

D. Cổ tử cung

22.Tế bào ung thư không có đặc điểm nào sau đây
A. Nhân lên vô hạn độ
B. Duy trì tín hiệu phân bào.
C. Chết tế bào theo chương trình.
23.Virut gây u nhú (HPV) gây ra (chọn câu trả lời sai):
A. Ung thư cổ tử cung
B. Âm hộ, âm đạo
C. Dương vật.

4
D. Ung thư tinh hoàn
24.Đặc điểm hình thái của ung thư trên đại thể có thể là … (Điền vào chỗ
trống) :
A. Thể sùi
B. Thể loét
C. Thể thâm nhiễm
25.Chọn câu trả lời sai về phòng bệnh ung thư
A. Có thể phòng được một số bệnh ung thư bằng tiêm vắc xin
B. Tiêm vac-xin viêm gan B có thể phòng được ung thư gan và ung thư
đường mật trong gan.
C. Sàng lọc phát hiện sớm có thể chữa khỏi được một số bệnh ung thư
D. Sàng lọc phát hiện sớm có thể chữa khỏi ung thư phổi.
26.Nguyên nhân gây ra ung thư gây ung thư cổ tử cung, âm đạo, âm hộ có thể
là… (điền vào chỗ trống):
A. Virus Epstein-Barr
B. Virus viêm gan B (HBV)
C. Virus gây u nhú ở người HPV
D. Virus HTLV
27.Tế bào ung thư khác với tế bào bình thường chủ yếu về
A. Cấu trúc nhân tế bào
B. Cấu trúc bào tương
C. Màng tế bào
D. Chỉ có a và b
28.Chọn câu trả lời đúng
A. Phẫu thuật chỉ nên áp dụng cho tất cả các trường hợp ung thư giai đoạn
sớm
B. Không nên phẫu thuật sinh thiết chẩn đoán vì có nguy cơ reo rắc u
C. Không nên phẫu thuật đối với ung thư vú thể viêm
D. Phẫu thuật lấy trọn hạch sinh thiết trong chẩn đoan u lympho là không
cần thiết
30. Tế bào ung thư có xu hướng ….. cơ thể đã sinh ra và nuôi dưỡng u (Điền
vào chỗ trống)

5
A. Phá huỷ
B. Lấn át
C. Huỷ diệt
D. Tàn phá

BÀI 2:QUÁ TRÌNH TIẾN TRIỂN TỰ NHIÊN VÀ DỰ PHÒNG BỆNH


UNG THƯ
1. Tất cả các tế bào ung thư khi trải qua quá trình khởi phát đều phát sinh
và hình thành tế bào ung thư
A. Đúng
B. Sai
2. Ở giai đoạn tiến triển được đặc trưng bởi (chọn câu trả lời đúng)
A. Tạm nghỉ phân chia của các tế bào
B. Sự tăng lên về kích thước u
C. Các tế bào u bị hoại tử do phát triển nhanh
D. Các tế bào u không cần mạch máu nuôi dưỡng
3. Điền vào chỗ trống: “Giai đoạn lâm sàng, trên lâm sàng chỉ phát hiện
khi khối u có kích thước trên …. (khoảng 1 tỷ tế bào), cần phải có ….
lần nhân đôi ”
A. 1cm3 và 32
B. 10cm3 và 30
C. 1 cm3 và 30
D. 10cm 3 và 32
4. Di căn đường bạch mạch hay gặp trong các loại ung thư
A. Ung thư biểu mô
B. Ung thư mô liên kết
C. A-B đều đúng
D. A-B đều sai
5. Di căn có thể gặp ở tất cả các vị trí trừ não
A. Đúng
B. Sai

6
6. Phục hồi chức năng cho bệnh nhân ung thư nhằm cải thiện kết quả
điều trị bệnh là.
A. Phòng bệnh bước 1
B. Phòng bệnh bước 2
C. Phòng bệnh bước 3
D. Phối hợp cả 3 phương pháp phòng bệnh
7. Sàng lọc ung thư gan nguyên phát dựa trên (chọn câu trả lời sai):
A. Không nên sàng lọc trên tất cả các đối tượng
B. Nên sàng lọc trên bệnh nhân viêm gan A
C. Nên sàng lọc trên bệnh nhân viêm gan B
D. Nên sàng lọc trên bệnh nhân viêm gan C
8. Các test sàng lọc ung thư gan nguyên phát không bao gồm:
A. Định lượng virut viêm gan B
B. Định lượng nồng độ Alpha FP trong huyết thanh
C. Siêu âm gan
D. Xét nghiệm HbSAg
9. Chiến lược sàng lọc ung thư đại trực tràng áp dụng cho đối tượng:
A. Các đối tượng trẻ tuổi
B. Đối tượng từ 50-70 tuổi
C. Đối tượng 60-70 tuổi
D. Đối tượng người béo phì
10.Ở giai đoạn lan tràn được đặc trưng bởi (chọn câu trả lời đúng nhất):
A. Sự tiến triển nhanh của một quần thể tế bào.
B. Sự ngừng phân chia vô hạn độ của các tế bào.
C. Sự tăng trưởng của một nhóm tế bào gây bành trướng một mô nào
đó.
D. Cả 3 câu trên đều đúng
11.Giai đoạn lan tràn thường diễn ra trong thời gian:
A. Chỉ vài tháng
B. Có thể vài năm
C. Có thể vài tháng hoặc vài năm
D. Vài giờ

7
12.Sau khi tế bào bị khởi phát thành tế bào ung thư, các tế bào sẽ: (chọn
câu trả lời sai):
A. Tăng sinh các dòng tế bào bị khởi phát
B. Xâm nhập vào mô
C. Hình thành các ổ nhỏ tế bào ung thư.
D. Tạm nghỉ sau đó sẽ phát triển lan tràn
13.Điền vào chỗ trống: “Quá trình di căn là việc một hay nhiều tế bào ung
thư di chuyển từ vị trí nguyên phát đến vị trí mới và tiếp tục….. tại đó
và cách vị trí nguyên phát một khoảng cách”
A. Thoái triển
B. Tăng trưởng
C. Tăng trưởng và thoái triển
D. Phát triển
14.Trong dự phòng bệnh ung thư
A. Bước 1, 2 quan trọng nhất
B. Bước 2, 3 quan trọng nhất
C. Bước 1, 3 quan trọng nhất
D. Không có bước nào là quan trọng
15.Dự phòng bước 1 được áp dụng với các bệnh ung thư hiếm gặp:
A. Đúng
B. Sai
16. Các bước trong dự phòng bước 1 bao gồm
A. Không hút thuốc lá, không uống rượu, bảo hộ lao động khi làm
công tác phóng xạ…
B. Chụp Xquang vú phát hiện sớm ung thư vú
C. Khám sàng lọc phát hiện sớm ung thư tuyến giáp
D. Soi cổ tử cung, làm PAP test phát hiện sớm ung thư cổ tử cung
17.Di căn đường máu hay gặp trong các loại ung thư:
A. Ung thư biểu mô
B. Ung thư mô liên kết
C. A-B đều đúng
D. A-B đều sai

8
18.Phòng bệnh bước 3 giúp điều trị khỏi bệnh ung thư :
A. Đúng
B. Sai
19.Các test sàng lọc ung thư đại trực tràng bao gồm:
A. FBOT (xét nghiệm tìm máu tiềm ẩn trong phân)
B. Nội soi đại trực tràng.
C. Cả A và B
D. Cả A và B kết hợp xét nghiệm chỉ điểm u CEA
20. Test sàng lọc ung thư cổ tử cung bao gồm:
A. Soi cổ tử cung
B. Test Pap
C. Khám cổ tử cung bằng mỏ vịt, test lugol
D. Tất cả các xét nghiệm trên.
21. Sàng lọc ung thư vú bao gồm.... (điền vào chỗ trống):
A. Tự khám vú
B. Khám lâm sàng tuyến vú
C. Chụp Xquang tuyến vú
22. Giai đoạn nào có thể phát hiện khối u trên lâm sàng:
A. Giai đoạn khởi phát
B. Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biến
C. Giai đoạn lan tràn
D. Giai đoạn lan tràn, xâm lấn và di căn
23. Siêu âm vú là một trong các test giúp sàng lọc ung thư vú:
A. Đúng
B. Sai
24. Sàng lọc ung thư phổi dựa vào:
A. Chụp Xquang phổi
B. Chụp CT Scan lồng ngực
C. Chưa có test sàng lọc ung thư phổi có hiệu quả cao.
D. Nội soi phế quản
25.Các giai đoạn triến triển của bệnh ung thư bao gồm: (điền vào chỗ
trống)

9
A. Giai đoạn khởi phát
B. Giai đoạn tăng trưởng, thúc đẩy, chuyển biến
C. Giai đoạn lan tràn
D. Giai đoạn tiến triển, xâm lấn, di căn
26.Các giai đoạn triến triển của bệnh ung thư bao gồm: (điền vào chỗ
trống)
A. Giai đoạn khởi phát
B. Giai đoạn tăng trưởng
C. Giai đoạn lan tràn
D. Giai đoạn tiến triển, xâm lấn, di căn

27.Giai đoạn khởi phát diễn ra trong thời gian (điền vào chỗ trống):
A. Nhiều tháng đến nhiều năm
B. Rất nhanh, trong thời gian vài giây
C. Vài ngày
D. Tuỳ từng bệnh mà thời gian này khác nhau
28.Đặc điểm xâm lấn của tế bào ung thư được đặc trưng bởi: (điền vào
chỗ trống):
A. Tính di động của tế bào ung thư
B. Mất sự ức chế tiếp xúc của các tế bào
C. Khả năng tiêu đạm ở các mô kế cận
29. Dự phòng ung thư nói chung gồm
A. Ba bước
B. Hai bước
C. Một bước
D. Mỗi loại ung thư có các bước dự phòng khác nhau
30. Tiêu chuẩn các test sàng lọc ung thư bao gồm: …(điền vào chỗ trống)
A. Các test sàng lọc đơn giản, áp dụng được ở cộng đồng
B. Giá thành rẻ
C. Độ nhạy, độ đặc hiệu, giá trị dự báo dương tính càng cao càng tốt.

Bài 3: Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh ung thư


10
1. Chọn câu không phải là các nguyên nhân bên ngoài gây ra ung thư
A. Bức xạ ion hóa
B. Thuốc lá
C. Nội tiết tố
D. Virus gây u nhú (HPV)
2. Ý nào không phải Virus sinh ung thư ở người
A. Virus HTLV1
B. Virus HIV
C. Virus viêm gan C
D. Virus Epstein-Barr
3. Số lượng tế bào mới trong cơ thể được tạo ra được giữ mức hằng định,
bằng:
A. 1011
B. 1010
C. 1012

D.1013

4. Hóa trị liệu có là nguyên nhân bên trong gây ra ung thư
A. Đúng
B. Sai
5. Điền vào chỗ trống: “Ung thư là bệnh lý ác tính của tế bào mà tế bào tăng
sinh vô hạn độ ngoài … của cơ thể”
A. Sự thúc đẩy
B. Sự kìm hãm
C. Sự phát triển
D. Sự kiểm soát
E. Chọn ý đúng nhất điền vào chỗ trống: “tế bào bình thường khi đang ở
quá trình phân chia, nếu tiếp xúc với tế bào bình thường cũng đang
phân bào thì quá trình phân bào …”.
6. Chọn ý đúng nhất điền vào chỗ trống: “tế bào bình thường khi đang ở quá
trình phân chia, nếu tiếp xúc với tế bào bình thường cũng đang phân bào
thì quá trình phân bào …”.
A. Chấm dứt
11
B. Tiếp diễn
C. Được thúc đẩy
D. Bị kìm hãm

7. Tìm ra đâu không phải là ngyên nhân bên trong gây ung thư
A. Di truyền
B. Nội tiết
C. Vi rút
8. Ý nào sau đây không phải là yếu tố nghề nghiệp gây ung thư
A. Vi rút
B. Hóa chất
C. Thuốc lá
9. Ung thư nào sau đây không liên quan đến yếu tố nội tiết
A. Ung thư vú
B. Ung thư gan
C. Ung thư nội mạc tử cung
D. Ung thư tuyến tiền liệt

10.Tác động của tia phóng xạ không phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây
A. Tuổi tiếp xúc càng nhỏ càng nguy hiểm
B. Mối liên hệ giữa liều – đáp ứng
C. Cơ quan bị chiếu xạ
11.Chọn ý đúng nhất về tác hại gây ung thư của thuốc lá
A. Thuốc lá là nguyên nhân của khoảng 50% ung thư phế quản
B. Hút thuốc là thụ động không làm tăng nguy cơ ung thư
C. Thuốc lá chỉ gây ra ung thư phế quản
12.Chế độ ăn nào sau đây làm tăng nguy cơ ung thư
A. Ăn nhiều thực phẩm ướp muối
B. Ăn nhiều rau xanh, hoa quả
C. Uống nhiều nước ngọt có gas
D. Ăn nhiều chất xơ
13.Người thợ nhuộm tiếp xúc nhiều với Analin có nguy cơ bị ung thư gì:

12
A. Ung thư tinh hoàn
B. Ung thư thận
C. Ung thư tuyến tiền liệt
D. Ung thư bàng quang
14.Virus viêm gan B, viêm gan C là nguyên nhân gây ra ung thư gì
A. Ung thư túi mật
B. Ung thư gan
C. Ung thư dạ dày
D. Ung thư đại trực tràng
15.Virus nào sau đây liên quan tới ung thư vòm mũi họng
A. Virus Epstein –Barr
B. Virus Ebola
C. Virus HPV
D. Virus HTLV1
16.Virus HPV thường lây truyền qua đường
A. Đường không khí
B. Đường máu
C. Tiếp xúc trực tiếp
D. Đường sinh dục
17.Ý nào sau đây là nguyên nhân bên trong gây ung thư là
A. Nội tiết tố
B. Dinh dưỡng
C. Thuốc lá
D. Virus
18.Ung thư nào sau đây không liên quan đến nội tiết
A. Ung thư vú
B. Ung thư phổi
C. Ung thư tuyến tiền liệt
D. Ung thư nội mạc tử cung
19.Tìm câu đúng nhất
A. Một tác nhân ung thư chỉ gây ra một loại ung thư
B. Một loại ung thư có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau

13
C. Mỗi loại ung thư chỉ do một nguyên nhân gây ra
D. Vẫn chưa tìm ra được các nguyên nhân gây ung thư
20.Đối tượng nào sau đây tăng nguy cơ ung thư do khói thuốc
A. Người hút trực tiếp
B. Người hút bị động
C. Cả A và B đều đúng
D. Cả A và B đều không đúng
21.Thuốc là là nguyên nhân chủ yếu gây ung thư nào sau đây
A. Ung thư xương
B. Ung thư phổi
C. Ung thư gan
D. Ung thư tuyến tiền liệt

22.Chọn ý đúng điền vào chỗ trống: “Bức xạ cực tím chủ yếu gây ra ung thư
da phụ thuộc vào thời gian làm việc ngoài trời, vùng da hở và ....”
A. Dân tộc
B. Chủng tộc
C. Màu da
D. Ngôn ngữ
23.Uống nhiều rượu sẽ tăng nguy cơ gây ung thư gì sau đây
A. Ung thư cổ tử cung
B. Ung thư thực quản
C. Ung thư xương
24.Vi khuẩn nào sau đây là tác nhân gây ung thư
A. Phế cầu
B. Tụ cầu
C. HP
D. Liên cầu

(6 câu):

25.Chọn ý đúng nhất về cơ chế gen sinh ung thư


A. Gen sinh ung thư bị đột biến làm gia tăng dẫn truyền tín hiệu làm tế
bào đi vào chu kì không hợp lý

14
B. Gen sinh ung thư bị đột biến làm sản sinh ra nhiều tế bào ung thư
C. Gen kháng ung thư có chức năng kìm hãm sự phát triển của tế bào ung
thư, khi gen này bị đột biến làm ung thư phát triển
D. Gen kháng ung thư được hoạt hóa làm biến đổi tế bào lành thành tế
bào ác
26.Chọn ý không phù hợp về cơ chế của sự tăng trưởng số lượng tế bào
A. Do giảm vận tốc chết tế bào
B. Do tế bào ở pha G1 trở lại chu trình
C. Do chu trình tế bào được rút ngắn
D. Do mất ức chế sự tiếp xúc
27.Điều trị thay thế estrogen làm tăng nguy cơ bị ung thư gì
A. Ung thư cổ tử cung
B. Ung thư buồng trứng
C. Ung thư nội mạc tử cung
D. Ung thư âm đạo
28.Gen nào khi bị đột biến làm gia tăng dẫn truyền tín hiệu làm tế bào đi vào
chu kỳ không hợp lý
A. Gen kháng ung thư
B. Gen sinh ung thư
C. Gen thúc đẩy ung thư
D. Gen khởi phát ung thư
29.Chọn ý đúng vì sao dinh dưỡng có liên quan đến tăng nguy cơ ung thư
A. Sự có mặt của chất gây ung thư trong thực phẩm
B. Ăn quá ít, cơ thể suy yếu dễ mắc ung thư
C. Ăn quá nhiều gây béo phì, dễ gây ung thư một số cơ quan
D. Sự có mặt của chất gây ung thư trong thực phẩm và mất cân đối trong
khẩu phần ăn
30.Thuốc lá gây ung thư là do trong khói thuốc có chứa chất nào sau đây
A. Kim loại nặng
B. Hydrocarbon
C. Aflatoxin
D. Nitrosamin

15
Bài 4. CHẨN ĐOÁN BỆNH UNG THƯ

Câu 1: Chẩn đoán được định nghĩa là:

A. Nhận định chính thức về nguyên nhân gây ra bệnh lý của bệnh nhân.
B. Nhận định chính thức về bản chất bệnh lý của bệnh nhân.
C. Nhận định về triệu chứng bệnh lý của bệnh nhân.
D. Kết luận về tình trạng bệnh và hướng điều trị.

Câu 2: Chẩn đoán ban đầu được đưa ra sau khi:

A. Ghi nhận bệnh sử và thăm khám lâm sàng.


B. Ghi nhận tiền sử, bệnh sử và thăm khám lâm sàng.
C. Ghi nhận tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng và chỉ định xét nghiệm.
D. Ghi nhận tiền sử, bệnh sử, thăm khám lâm sàng và nhận định kết quả xét
nghiệm.

Câu 3: Trong chẩn đoán bệnh ung thư yếu tố nào giữ vai trò quan trọng:

A. Thăm khám lâm sàng.


B. Khai thác tiền sử, bệnh sử.
C. Kết quả Chẩn đoán hình ảnh.
D. Kết quả giải phẫu bệnh.

Câu 4: Trong chẩn đoán bệnh ung thư yếu tố nào giữ vai trò quyết định:

A. Thăm khám lâm sàng.


B. Khai thác tiền sử, bệnh sử.
C. Kết quả Chẩn đoán hình ảnh.
D. Kết quả giải phẫu bệnh.

Câu 5: Điều nào sau đây không cần làm khi tiến hành chẩn đoán ung thư:

A. Khám bệnh tỷ mỉ.


B. Hỏi tiền sử bản thân và gia đình, nghề nghiệp,
C. Trao đổi về chi phí khám chữa bệnh.
D. Hỏi về các bệnh lý kèm theo, thói quen hút thuốc/ uống rượu.

Câu 6: Chẩn đoán nào sau đây là đặc thù trong chẩn đoán bệnh ung thư:

A. Chẩn đoán xác định.


B. Chẩn đoán phân biệt.
C. Chẩn đoán giai đoạn TNM.
D. Chẩn đoán sơ bộ.

Câu 7: Chọn đáp án đúng: Các dấu hiệu báo hiệu ung thư gồm có

A. 8 dấu hiệu
B. 9 dấu hiệu
C. 10 dấu hiệu
D. 11 dấu hiệu
16
Câu 8: Chẩn đoán giai đoạn TNM có ý nghĩa quan trọng :

A. Cho bác sỹ.


B. Cho bệnh nhân
C. Cho cộng đồng.
D. Cho cả bác sỹ, bệnh nhân và cộng đồng.

Câu 9: Sụt cân thường gặp ở ung thư giai đoạn nào?

A. Sớm
B. Muộn
C. Bất kỳ giai đoạn nào

Câu 10: Chọn câu trả lời đúng nhất:

A. Chẩn đoán bệnh ung thư cần phải tiến hành các bước: chẩn đoán ban đầu; chẩn
đoán xác định; chẩn đoán giai đoạn; chẩn đoán mô bệnh học.
B. Chẩn đoán bệnh ung thư cần phải tiến hành các bước: chẩn đoán phân biệt;
chẩn đoán xác định; chẩn đoán giai đoạn.
C. Chẩn đoán bệnh ung thư cần phải tiến hành các bước: chẩn đoán ban đầu; chẩn
đoán phân biệt; chẩn đoán xác định; chẩn đoán giai đoạn và chẩn đoán bệnh
phối hợp.
D. Chẩn đoán bệnh ung thư cần phải tiến hành các bước: Bước chẩn đoán ban đầu;
Bước chẩn đoán xác định; Bước chẩn đoán bệnh phối hợp.

Câu 11: Chẩn đoán ung thư cần tuân theo nguyên tắc nào sau đây, Ngoại trừ

A. Chẩn đoán xác định bệnh ung thư bắt buộc phải có chẩn đoán mô bệnh học.
B. Phải có chẩn đoán sơ bộ, phải thực hiện tốt bước chẩn đoán phân biệt trước khi
đi đến chẩn đoán xác định.
C. Không nhất thiết phải chẩn đoán giai đoạn bệnh trước khi điều trị.
D. Chẩn đoán xác định là đầy đủ và cần thiết duy nhất.

Câu 12: Tại sao chẩn đoán bệnh ung thư cần đúng và chính xác (chọn đáp án đúng
nhất)

A. Bệnh ung thư có thể bị nhầm lẫn với bệnh lý khác.


B. Bệnh ung thư là bệnh hiểm nghèo, các phương pháp điều trị nặng nề, phức tạp
và nhiều biến chứng.
C. Bệnh ung thư khó chẩn đoán.
D. Bệnh ung thư hay được phát hiện muộn.

Câu 13: Mục đích của chẩn đoán giai đoạn TNM (chọn đáp án đúng nhất):

A. Chỉ định xét nghiệm cận lâm sàng.


B. Tiên lượng bệnh.
C. Lập kế hoạch điều trị
D. B và C đúng

17
Câu 14: Bệnh ung thư nếu được... thì có thể được điều trị khỏi. Hãy chọn đáp án đúng
nhất để điền vào dấu “…”

A. Chẩn đoán chính xác.


B. Phẫu thuật sớm.
C. Chẩn đoán sớm.
D. Hóa trị phối hợp xạ trị.

Câu 15: Triệu chứng nào sau đây là dấu hiệu cảnh báo ung thư cổ tử cung:

A. Ra máu âm đạo ngoài chu kỳ kinh.


B. Ra máu âm đạo sau quan hệ tình dục.
C. Ra máu âm đạo ở phụ nữ đã mãn kinh.
D. Cả A, B, C

Câu 16: Dấu hiệu nào sau đây không phải là dấu hiệu cảnh báo ung thư:

A. Nổi hạch bất thường, cứng, ít đau.


B. Vết loét dai dẳng kéo dài.
C. Đại tiện phân nhầy máu
D. Đau đầu, sốt cao đột ngột.

Câu 17 : Câu nào sau đây đúng khi nói về phương pháp CTScanner ?
A. Độc hại với người bệnh.
B. Sử dụng tia X.
C. Có khả năng đánh giá tốt các tổn thương đặc biệt là ở tạng rỗng.
D. Kỹ thuật chụp khó.
Câu 18 : Phương pháp nào sau đây sử dụng nguyên lý dựa trên độ tập trung của ion
Hydro trong phân tử H2O có trong mô và tế bào ?
A. X Quang.
B. Siêu âm.
C. CTSanner
D. MRI
Câu 19 : Chất chỉ điểm khối u có những giá trị nào ?
A. Tiên lượng bệnh.
B. Theo dõi sau điều trị.
C. Đánh giá hiệu quả điều trị.
D. A, B và C
Câu 20: Triệu chứng nào sau đây là đặc điểm của triệu chứng báo hiệu ung thư:

A. Xuất hiện tương đối muộn.


B. Tương đối đặc hiệu.

18
C. Dễ nhầm lẫn với các triệu chứng bệnh lành tính khác.
D. Không giúp nhiều cho chẩn đoán.

Câu 21: Đặc điểm nào không phù hợp là triệu chứng báo hiệu ung thư:

A. Xuất hiện sớm và tồn tại thường xuyên


B. Nghèo nàn, ít đặc hiệu, ít ảnh hưởng tới người bệnh nên dễ bị bỏ qua.
C. Giúp chẩn đoán sớm một số bệnh ung thư
D. Xuất hiện sớm nhưng không liên tục.

Câu 22: Hội chứng cận u là nhóm triệu chứng và sinh học do cơ chế nào gây ra?

A. Các tế bào ung thư có khả năng di căn đến các cơ quan nội tiết.
B. Các tế bào ung thư có khả năng thúc đẩy các tuyến nội tiết tăng tiết Hormon.
C. Gia tăng nồng độ Hormon trong máu không rõ cơ chế.
D. Các tế bào ung thư có khả năng tiết ra các Hormon.

Câu 23: Hội chứng Cushing, Schwartz- Bartter, Thyroxin huyết cao, Canxi huyết
cao đều có thể gặp trong loại ung thư nào sau đây:

A. Ung thư tụy


B. Ung gan
C. Ung thư phổi
D. Ung thư thận

Câu 24: Phương pháp nội soi có vai trò quan trọng trong chẩn đoán bệnh nào sau đây?
TRỪ

A. Ung thư cổ tử cung


B. Ung thư dạ dày
C. Ung thư bàng quang
D. Ung thư buồng trứng

Câu 25: Đặc điểm của triệu chứng báo hiệu ung thư ( chọn đáp án đúng nhất):

A. Xuất hiện sớm nhưng không đặc hiệu


B. Thường gây khó chịu khiến cho người bệnh đi khám bệnh sớm.
C. Xuất hiện sớm và đặc hiệu cho từng bệnh.
D. Có thể gúp chẩn đoán sớm bệnh ung thư nếu được người bệnh lưu tâm đến.

Câu 26. Chụp xạ hình bằng ……………là kỹ thuật sử dụng những kháng thể đơn dòng
được gắn đồng vị phóng xạ có tác dụng như một đầu dò để phát hiện ra những khối u
đặc hiệu hoặc những ổ di căn nhỏ li ti trong cơ thể. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ
trống trong câu trên:

A. Iod 131.
B. Phóng xạ miễn dịch.
C. Tia X.

19
D. Chất cản quang.
Câu 27. Chọn ý không phù hợp về vai trò của kỹ thuật chụp điện quang có thuốc cản
quang
A. Đánh giá các khối u ở tạng rỗng : dạ dày, đại trực tràng…
B. Đánh giá tổn thương xương.
C. Đánh giá tổn thương là u đặc.
D. Đánh giá các tổn thương giàu mạch máu.
Câu 28. Chát chỉ điểm khối u không có giá trị nào sau đây
A. Tiên lượng bệnh.
B. Tiêu chuẩn quan trọng để chẩn đoán xác định bệnh.
C. Đánh giá hiệu quả điều trị và theo dõi sau điều trị.
Câu 29 : Xét nghiệm phiến đồ âm đạo thuộc phương pháp nào sau đây ?
A. Xét nghiệm mô bệnh học.
B. Xét nghiệm tế bào học
C. Xét nghiệm chất chỉ điểm tế bào.
D. Xét nghiệm chỉ điểm dịch thể.
Câu 30 : Điều nào sau đây là điểm khác biệt giữa chẩn đoán tế bào học và chẩn đoán
mô bệnh học :
A. Phát hiện bất thường về hình thái các tế bào.
B. Phát hiện bất thường về cấu trúc mô, tính chất xâm lấn của tổ chức ác tính.
C. Nhiều trường hợp phải nhờ sự hỗ trợ của các phương tiện chẩn đoán hình ảnh
như : Siêu âm, nội soi….
D. Phải tiến hành trong phòng xét nghiệm.

BÀI 5: NGUYÊN TẮC ĐIỀU TRỊ BỆNH UNG THƯ


Câu 1 : Phương pháp nào sau đây là phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng ?
A. Hóa chất.
B. Tia xạ.
C. Phẫu thuật
D. B và C
Câu 2 : Lựa chọn ý đúng nhất : Phương pháp nào sau đây là phương pháp điều trị toàn
thân ?
A. Hóa chất, miễn dịch, đích
B. Tia xạ, hóa chất.

20
C. Phẫu thuật, hóa chất
D. Nội tiết, miễn dịch
Câu 3 : Bệnh nhân có cùng chẩn đoán và cùng một giai đoạn sẽ có mức độ đáp ứng với
điều trị giống nhau ?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4 : Việc điều trị cho một bệnh nhân ung thư là công việc của…… ?
Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu trên :
A. Bác sỹ điều trị.
B. Bác sỹ và y tá điều trị
C. Bác sỹ lâm sàng và các bác sỹ cận lâm sàng
D. Tiểu ban bao gồm : bác sỹ phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, giải phẫu bệnh, dinh
dưỡng, phục hồi chức năng, chẩn đoán hình ảnh
Câu 5. Trong 2 năm đầu bệnh nhân thường được khám lại theo chu kỳ nào sau đây :
A. 3-4 tháng.
B. 6 tháng.
C. 1-2 tháng.
D. 2-3 tháng.
Câu 6 : Điều trị nội tiết được xếp vào nhóm nào sau đây ?
A. Điều trị tại chỗ.
B. Điều trị toàn thân.
C. Điều trị tại vùng.
Điều trị triệu chứng
Câu 7 : Ngày nay người ta thường áp dụng đơn vị tính liều nào sau đây trong điều trị
tia xạ ?

A. Roentgen
B. Rad
C. Radium
D. Gray
Câu 8 : Các phương pháp sau đây giúp giảm nhẹ các biến chứng trên da của tia xạ, trừ
1 phương pháp nào ?
A. Vệ sinh da sạch sẽ.
B. Mặc quần áo dầy để bảo vệ vùng da chiếu xa.

21
C. Thoa kem dưỡng ẩm.
D. Tránh tiếp xúc trực tiếp vùng da chịu tia xạ với ánh mặt trời.
Câu 9 : Xơ cứng da và tổ chức dưới da sau tia xạ được coi là biến chứng ….. của tia
xạ. Tìm đáp án đúng điền vào chỗ còn thiếu ?
A. Biến chứng cấp tính
B. Biến chứng mạn tính
C. Có thể nhanh chóng hồi phục.
D. Hiếm gặp.

Câu 10 : Câu nào sau đây không đúng trong điều trị ung thư ?
A. Mỗi bệnh ung thư chỉ cần điều trị bằng một phương pháp.
B. Bệnh ung thư có thể điều trị khỏi nếu được chẩn đoán sớm .
C. Điều trị bệnh ung thư là sự phối hợp nhiều phương pháp khác nhau.
D. Các phương pháp điều trị ung thư thường nặng nề và có nhiều biến chứng.
Câu 15 : Điền từ còn thiếu vào ô trống trong câu sau đây : Đặc tính của tổ chức và tế
bào ung thư là phát triển mạnh tại chỗ, …… , di căn vào hệ thống bạch huyết, di căn
vào các tạng khác.
A. Xâm lấn ra các vùng xung quanh.
B. Tăng sinh nhanh.
C. Tạo thành khối đặc
D. Nhiễm khuẩn.
Câu 11 : Nguyên tắc điều trị bệnh ung thư : Chọn ý không phù hợp
A. Phải chẩn đoán chính xác bệnh, đúng giai đoạn trước khi điều trị.
B. Phối hợp giữa các phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng với các phương pháp
điều trị toàn thân.
C. Không cần phải lập kế hoạch điều trị từ trước.
D. Phải bổ sung kế hoạch điều trị và theo dõi sau điều trị.
Câu 12 : Vì sao việc phối hợp nhiều phương pháp với nhau là rất cần thiết trong điều
trị ung thư ?
A. Vì việc chẩn đoán dễ nhầm lẫn về loại bệnh và giai đoạn bệnh.
B. Vì bệnh ung thư kém đáp ứng nếu chỉ điều trị bằng một phương pháp
C. Vì phương pháp điều trị tại chỗ, tại vùng bằng phẫu thuật là không đảm bảo.
D. Vì sự đáp ứng của mỗi loại ung thư với từng phương pháp điều trị (kể cả trong
một loại bệnh ung thư) cũng rất khác nhau
22
Câu 13 : Mục đích điều trị bệnh được dựa trên cơ sở nào sau đây (chọn ý đúng nhất) :
A. Tiên lượng sống thêm.
B. Điều kiện kinh tế.
C. Chẩn đoán đúng bệnh, đúng giai đoạn bệnh.
D. Mong muốn của người bệnh và gia đình.
Câu 14 : Mục tiêu điều trị triệu chứng được đặt ra khi…………
A. Bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn sớm.
B. Bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn lan tràn.
C. Người bệnh không đủ sức khỏe để điều trị triệt để.
D. Tổn thương khu trú nhưng có bệnh lý phối hợp nặng nề
Câu 15 : Chọn câu nào sau đây không phái là mục đích của việc khám lại sau điều trị :
A. Điều trị, chăm sóc các biến chứng gây ra do điều trị.
B. Phát hiện sớm các tái phát ung thư.
C. Phát hiện và điều trị các bệnh phối hợp.
D. Phát hiện sớm các di căn ung thư và có hướng xử trí thích hợp.
Câu 16 : Trong nguyên tắc phẫu thuật điều trị bệnh ung thư, điều nào sau đây là không
đúng ?
A. Không nhất thiết tuân theo nguyên tắc của phẫu thuật ngoại khoa thông thường.
B. Phẫu thuật ung thư phải tuân theo những nguyên tắc chung của điều trị bệnh
ung thư như nguyên tắc điều trị phối hợp, lập kế hoạch và bổ sung kế hoạch
điều trị, phải có theo dõi định kỳ sau điều trị.
C. Phải có chẩn đoán bệnh chính xác, đúng giai đoạn trước phẫu thuật.
D. Phẫu thuật ung thư phải đúng chỉ định.
Câu 17 : Phẫu thuật cắt bỏ chít hẹp bao quy đầu trước 10 tuổi được xếp vào nhóm
phẫu thuật nào sau đây :
A. Phẫu thuật điều trị triệu chứng.
B. Phẫu thuật điều trị triệt căn.
C. Phẫu thuật dự phòng.
D. Phẫu thuật sinh thiết chẩn đoán.
Câu 18 : Phẫu thuật Hartmann trong ung thư đại tràng được liệt vào loại phẫu thuật
nào sau đây ?
A. Phẫu thuật triệt căn.
B. Phẫu thuật triệu chứng.

23
C. Phẫu thuật dự phòng.
D. Phẫu thuật sinh thiết.
Câu 19 : Việc tính toán xạ trị thật tỷ mỉ chính xác nhằm mục đích ?
A. Giảm tác dụng không mong muốn trên mô lành.
B. Đạt liều tối đa tại mô u.
C. Tăng hiệu quả điều trị của hóa trị phối hợp.
D. A và B.
Câu 20 : Phương pháp chiếu xạ từ ngoài vào là nguồn xạ được đặt ở…….cơ thể. Máy
sẽ hướng các chùm tia một cách chính xác vào vùng thương tổn (vùng cần xạ trị).
A. Trong.
B. Ngoài.
C. A và B đều đúng.
D. A và B đều sai.
Câu 21 : Liều nào sau đây là liều xạ sinh học được đo tại một vị trí, một tổ chức nào
đó trong cơ thể ở vùng chiếu xạ ?
A. Liều hấp thụ.
B. Liều xuất.
C. A và B đều sai
D. A và B đều đúng
Câu 22 : Đặc điểm nào sau đây là ưu điểm của phương pháp xạ trị áp sát :
A. Giảm giá thành điều trị.
B. Đơn giản hóa việc điều trị, người bệnh được dễ chịu hơn.
C. Nâng liều tại chỗ lên cao trong khi các tổ chức lành xung quanh ít bị ảnh
hưởng.
D. Rút ngắn thời gian điều trị và có thể áp dụng trên hầu hết các bệnh ung thư.
Câu 23 : Liều lượng tia xạ trung bình thường được áp dụng trong điều trị triệt căn ung
thư là khoảng liều nào sau đây ?
A. 30 – 40Gy
B. 55 – 65 Gy
C. > 80 Gy
D. 40 – 50 Gy
Câu 24 : Khi có nhiều phương pháp điều trị mang lại kết quả như nhau. Việc lựa chọn
cần ưu tiên yếu tố nào nhất ?

24
A. Mức độ phổ biến của phác đồ trong thực hành của cơ sở lâm sàng.
B. Sự thuận tiện của phương pháp trong thực hành lâm sàng.
C. Mức độ ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng người bệnh.
D. Chi phí.

Câu 25 : Máy gia tốc ứng dụng trong xạ trị là máy có đặc điểm nào sau đây (chọn ý
đúng nhất):
A. Sử dụng các tia có tốc độ cao.
B. Sử dụng các tia có năng lượng cao, khả năng đâm xuyên lớn
C. Sử dụng các tia có khả năng đâm xuyên nhanh.
D. Các loại máy khác nhau nhưng sẽ phát các chùm tia có cường độ giống nhau.
Câu 26 : Bệnh nào sau đây có thể được điều trị triệt để bằng tia xạ đơn độc ?
A. Ung thư phổi giai đoạn sớm.
B. Ung thư trực tràng giai đoạn muộn.
C. Ung thư vòm họng giai đoạn sớm, chưa di căn hạch.
D. Ung thư tiền liệt tuyến giai đoạn sớm.
Câu 27 : Câu nào sau đây không đúng trong nguyên tắc phôi hợp thuốc hóa chất điều
trị ung thư ?
A. Dùng phối hợp các thuốc có cơ chế tác dụng khác nhau.
B. Không phối hợp nhiều thuốc có cùng độc tính trên một cơ quan.
C. Không dùng loại hoá chất mà bản thân nó ít hiệu quả khi dùng đơn độc.
D. Dùng liều cao, từng đợt ngắn, ngắt quãng có hiệu quả tương đương liều thấp
kéo dài.
Câu 28 : Chọn các đường dùng được áp dụng trong điều trị hóa chất bệnh ung thư :
A. Tĩnh mạch, động mạch.
B. Đường uống.
C. Bơm vào các khoang như màng bụng, màng phổi, khoang não tủy.
D. Cả A, B, C
Câu 29 : Độc tính suy tim (xuất hiện muộn) thường do nhóm thuốc nào gây ra ?
A. Adreamycin.
B. Taxane
C. Metrotrexate
D. Cisplatin

25
Câu 30 : hóa chất có thể điều trị triệt để cho loại bệnh ung thư nào sau đây :
A. Ung thư vú
B. Ung thư phổi
C. U lympho ác tính
D. Ung thư đại trực tràng.

BÀI 6 :ĐIỀU TRỊ GIẢM ĐAU TRONG UNG THƯ

Câu 1 : Chọn câu trả lời đúng và đầy đủ nhất về « Khái niệm đau »
A. Đau là cảm giác khó chịu ở một người do tổn thương mô hiện có hoặc tiềm
tàng, hoặc được mô tả giống như có tổn thương mô thực sự mà người đó đang
phải chịu đựng.
B. Đau là phản ứng của cơ thể do tổn thương mô hiện có hoặc tiềm tàng, hoặc
được mô tả giống như có tổn thương mô thực sự mà người đó đang phải chịu
đựng.
C. Đau là cảm giác khó chịu ở một người khi có tổn thương thực sự mà người đó
đang chịu đựng.
D. Đau là cảm giác mơ hồ được mô tả nhưng không có các tổn thương mô thực sự
mà người bệnh đang phải chịu đựng.
Câu 2 : Chọn câu trả lời chưa đúng trông mô tả đặc điểm đau trong bệnh ung thư :
A. Là triệu chứng thường gặp.
B. Chiếm khoảng 70% các trường hợp ung thư giai đoạn muộn.
C. Đau trong ung thư không thể được kiểm soát.
D. Có nhiều mức độ và cần được đánh giá theo thang điểm.
Câu 3 : Đau của bệnh nhân ung thư thường là kiểu đau?
A. Đau thụ cảm
B. Đau thần kinh
C. Đau hỗn hợp cả thụ cảm và thần kinh
Câu 4 : Bệnh nhân mắc các rối loạn tâm lý – xã hội cũng có thể có cảm giác đau mà
không kèm theo tổn thương thực thể. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai.
Câu 5 : Tác dụng không mong muốn nào hay gặp nhất trên lâm sàng khi sử dụng thuốc
giảm đau, chống viêm không Steroid liều cao, kéo dài ?

26
A. Suy gan
B. Suy thận
C. Chảy máu
D. Loét dạ dày, tá tràng.

Câu 6: Thuốc Biphosphonate giúp giảm đau trong bệnh cảnh nào sau đây ?

A. Đau do tổn thương thần kinh gây co giật.


B. Đau do tổn thương thần kinh ngoại vi.
C. Đau do tổn thương viêm, phù nề, chèn ép.
D. Đau do di căn xương.

Câu 7 : Nhóm thuốc corticosteroid thường được phối hợp cùng các thuốc giảm đau
khác để điều trị triệu chứng nào sau đây ?

A. Đau do tổn thương thần kinh gây co giật.


B. Đau do tổn thương thần kinh ngoại vi.
C. Đau do tổn thương viêm, phù nề, chèn ép.
D. Đau do di căn xương.

Câu 8: Hoạt chất Codein thường được phối hợp với ……… để làm tăng hiệu quả giảm
đau. Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống:

A. Morphin sulphate
B. Paracetamol
C. Fentanyl
D. Oxycodone

Câu 9: Morphine sulphate đường uống tác dụng nhanh có thể duy trì hiệu quả giảm
đau trong bao lâu? (lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. 1-2 tiếng
B. 2-3 tiếng
C. 3-4 tiếng
D. 5-6 tiếng

Câu 10: Thuốc giảm đau có thể được dùng trong thời gian người bênh đang điều trị
hóa chất và/hoặc xạ trị.

27
A. Đúng
B. Sai

Câu 11: Oxycodone là thuốc giảm đau thuộc nhóm nào sau đây?

A. Acetaminophen
B. Opioids
C. Non Steroid
D. Giảm đau thần kinh.

Câu 12 : Một bệnh nhân bị ung thư phổi di căn vào xương đùi trái gây cảm giác đau
kiểu nhức nhối, âm ỉ, liên tục tại vị trí di căn. Đây được liệt vào nhóm đau nào sau
đây ?
A. Đau tạng.
B. Đau hỗn hợp.
C. Đau thân thể.
D. Đau tổn thương thần kinh.
Câu 13 : Nguyên nhân nào sau đây gây ra đau trên bệnh bệnh nhân ung thư. TRỪ :
A. Đau do tổn thương ung thư xâm lấn, chèn ép, phá hủy tổ chức xung quanh.
B. Đau gây ra do chính các phương pháp điều trị
C. Sự lo lắng, căng thẳng của bệnh nhân
D. Trình độ của bác sỹ
Câu 14 : Yếu tố nào sau đây giữ vai trò quan trọng có tính chất quyết định trong kiểm
soát đau do ung thư ?
A. Lựa chọn thuốc giảm đau thích hợp
B. Đánh giá thể trạng bệnh nhân
C. Đánh giá đau toàn diện
D. Đánh giá giai đoạn bệnh.
Câu 15 : Câu nào sau đây chưa đúng :
A. Đánh giá đau cần thực hiện theo các bước : khai thác tiền sử đau, kiểu đau,
nguyên nhân, vị trí và mức độ đau.
B. Mức độ đau được đánh giá dựa trên nhận định lâm sàng và kinh nghiệm của bác
sỹ.

28
C. Thang điểm đau được đánh giá từ 0-10 điểm: 0 điểm (không đau), 1-3 điểm
(đau mức nhẹ), 4-6 điểm (đau mức vừa), 7-10 điểm (đau mức nặng) và 10 điểm
là mức đau khủng khiếp nhất.
D. Đánh giá đau ở trẻ em: sử dụng thang đánh giá đau theo nét mặt Wong- Baker.
Câu 16: Người bệnh đang có tình trạng giảm Tiểu cầu sau điều trị hóa trị, cần thận
trọng khi điều trị giảm đau với nhóm thuốc nào sau đây?

A. Paracetamol.
B. Morphine sulfate
C. NSAIDs
D. Biphosphonate

Câu 17: Chọn đáp án đúng điền vào chỗ trống trong câu sau đây:

“Theo thang điểm đau 3 bước của Tổ chức y tế thế giới:

……….. : Dùng các thuốc giảm đau opioid nhẹ, kết hợp thuốc giảm đau không
opioid, có thể dùng thêm thuốc hỗ trợ giảm đau.”

A. Đau nhẹ.
B. Đau vừa.
C. Đau nặng.
D. Đau rất nặng.

Câu 18: Với thang điểm đánh giá mức độ đau từ 0-10 điểm thì mức độ 7-10 tương ứng
với đau như thế nào?

A. Không đau.
B. Đau nhẹ.
C. Đau nặng.
D. Đau khủng khiếp.

Câu 19: Kiểm soát đau tốt đem lại lợi ích nào sau đây. Chọn đáp án đúng nhất:

A. Góp phần nâng cao hiệu quả điều trị.


B. Nâng cao chất lượng sống cho người bệnh.
C. A và B đều đúng.
D. A đúng, B sai.

29
Câu 20: Bệnh nhân bị đau do tình trạng ung thư di căn vào xương, lựa chọn nhóm
thuốc nào là hợp lý nhất?

A. Nhóm thuốc giảm đau Steroid


B. Nhóm thuốc giảm đau không Steroid
C. Nhóm opioids
D. Nhóm thuốc chống co giật

Câu 21: Trên cùng một bệnh nhân có thể dùng đồng thời nhiều nhóm thuốc giảm đau

A. Đúng
B. Sai

Câu 22 : Chọn đáp án đúng nhất trong nguyên tắc điều trị đau ?
A. Ưu tiên sử dụng đường uống trừ khi người bệnh không uống được, kể cả khi
đau quá mức cần được xử trí nhanh chóng và tích cực.
B. Mỗi người bệnh có liều thuốc giảm đau khác nhau, liều đúng là liều đủ để
khống chế đau, nhưng cần lưu ý không vượt ngưỡng liều tối đa của thuốc.
C. Theo dõi đáp ứng với điều trị của người bệnh để đảm bảo hiệu quả điều trị là
cao nhất dù cho tác dụng phụ không mong muốn cao.
D. Sử dụng thuốc giảm đau theo thang giảm đau ba bậc của WHO.
Câu 23 : Nhằm kiểm soát đau tốt nhất: (lựa chọn đáp án đúng nhất)

A. Bổ sung các liều đột xuất thêm vào liều thường xuyên để khống chế các cơn
đau đột xuất.
B. Dùng khi bệnh nhân mới có cảm nhận đau nhẹ.
C. Không khuyến khích bệnh nhân dùng thuốc giảm đau trừ khi đau không chịu
đựng được.
D. Chỉ nên dùng duy nhất 1 loại thuốc giảm đau trong 1 ngày.

Câu 24: Bệnh nhân ung thư cần được đánh giá đau và kiểm soát đau vào thời điểm nào
là tốt nhất?

A. Ngay từ khi được chẩn đoán bệnh.


B. Sau khi được điều trị bằng các biện pháp đặc hiệu.
C. Khi bệnh được chẩn đoán ở giai đoạn cuối.

30
Câu 25 : Hiện tượng khi dùng kéo dài một loại thuốc opioid với liều cố định thì tác
dụng của thuốc sẽ giảm dần, do đó phải tăng liều để duy trì được tác dụng giảm đau
được gọi là gì ?

A. Kháng opioid.
B. Phụ thuộc opioid.
C. Dung nạp opioid.
D. Nghiện opioid.

Câu 26 : Hành vi tìm cách để có thuốc do không được điều trị đau đúng mức và hành
vi này chấm dứt sau khi được điều trị đau thỏa đáng được định nghĩa là đáp án nào sau
đây ?

A. Nghiện giả tạo.


B. Nghiện thuốc.
C. Phụ thuộc thuốc.
D. Dung nạp thuốc.

Câu 27: Morphine là thuốc giảm đau có các đặc điểm sau đây ngoại trừ 1 đáp án?

A. Tác dụng phụ gây táo bón.


B. Có tác dụng giảm đau và an thần.
C. Chỉ có hiệu quả giảm đau ngoại biên.
D. Cần phải dò liều để chọn được liều dùng thích hợp trên mỗi ca bệnh.

Câu 28: Trong trường hợp người bệnh đau ở mức không thể chịu đựng được, lựa chọn
nào là hợp lý nhất để giảm đau?

A. Durogesic ( miếng dán giải phóng chậm)


B. Morphine dạng viên uống
C. Morphine dạng tiêm
D. Thuốc an thần.

Câu 29: “Rối loạn có đặc tính bắt buộc phải sử dụng một loại thuốc dẫn đến tình trạng
người sử dụng bị mất mức năng thực thể, tinh thần và xã hội mà vẫn tiếp tục sử dụng
bất chấp các tác hại đó” là định nghĩa của tình trạng nào sau đây?

A. Nghiện thuốc.
B. Phụ thuộc thuốc.
C. Dung nạp thuốc.

31
D. Nghiện giả tạo.

Câu 30: Để hạn chế sai sót khi đánh giá mức độ đau cần phải làm gi?( chọn đáp án
đúng nhất)

A. Bệnh nhân tự đánh giá và bác sỹ cần phải tin tưởng vào người bệnh.
B. Bác sỹ là người đánh giá theo kinh nghiệm lâm sàng
C. Chỉ cần hướng dẫn cho người bệnh biết cách tự đánh giá và cho người bệnh
dùng thuốc.
D. Việc đánh giá đau phải dựa trên sự tin tưởng và hợp tác giữa người bệnh và
thầy thuốc và phải thực hiện nhiều lần trong quá trình điều trị.

Bài 7: Ung thư vòm họng

1. Ung thư vòm xuất phát từ


A. Mô liên kết của vòm mũi họng
B. Tế bào biểu mô phủ vòm mũi họng
C. Các tuyến của vòm mũi họng
D. Các xoang cạnh mũi
2. Đặc điểm nào phù hợp với triệu chứng của ung thư vòm mũi họng
A. Đau đầu liên tục, buồn nôn
B. Ù tai 2 bên kéo dài
C. Ngạt mũi một bên, ngạt từng lúc, kèm theo có chảy máu mũi
D. Đau vùng họng miệng, chảy mủ, dịch vùng họng miệng

3. Chọn ý thích hợp điền vào chỗ trống: “Các triệu chứng đau đầu, ù tai,
ngạt mũi của ung thư vòm mũi họng thường xảy ở .... ”
A. Hai bên, kéo dài
B. Một bên, kéo dài
C. Hai bên, thời gian ngắn
D. Một bên, thời gian ngắn
4. Hạch của ung thư vòm mũi họng thường là ở vị trí nào sau đây
A. Hạch góc hàm
B. Hạch thượng đòn
C. Hạch bẹn
32
D. Hạch nách
5. Bệnh ung thư vòm mũi họng gây tổn thương các dây thần kinh sọ não khi
A. U quá to, chèn ép
B. U lan vào các xoang cạnh mũi
C. U xâm lấn vào xương
D. U lan vào nền sọ

6. Điền ý thích hợp vào chỗ trống: “Ở giai đoạn muộn hơn, các triệu chứng
như đau đầu, ù tai, ngạt mũi của ung thư vòm mũi họng thường diễn ra
…”
A. Từng lúc
B. Đồng thời
C. Liên tục
D. Ồ ạt
7. Bệnh nhân có tổn thương tại vòm cần chẩn đoán phân biệt với các bệnh
sau đây, ngoại trừ ý nào
A. Ung thư phổi
B. Lao vòm
C. Viêm bạch huyết xung quanh vòm
D. Viêm VA quá phát
8. Câu nhận xét nào sau đây phù hợp với ung thư vòm mũi họng
A. Là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư đầu cổ
B. Tiên lượng xấu vì ít đáp ứng với điều trị
C. Tiên lượng tốt ở tất cả các giai đoạn vì bệnh rất nhạy cảm với xạ trị
D. Tiên lượng tốt ở những giai đoạn 1 và 2 nếu được điều trị bài bản
9. Ý nào sau đây là không đúng trong điều trị ung thư vòm mũi họng

A. Xạ trị là phương thức chủ yếu cho giai đoạn tại chỗ tại vùng.
B. Hóa trị đóng vai trò là điều trị phối hợp đối với giai đoạn tại vùng và là
điều trị căn bản cho giai đoạn di căn
C. Phẫu thuật là điều trị căn bản cho tất cả các giai đoạn bệnh
D. Phẫu thuật chỉ đóng vai trò điều trị vớt vát lấy hạch còn sót lại sau điều
trị, phẫu thuật triệu chứng, phẫu thuật cấp cứu chảy máu.
33
10.Khu vực có tỷ lệ mắc ung thư vòm mũi họng cao là
A. Châu Mỹ
B. Châu Âu
C. Miền Nam Trung Quốc, các nước vùng Đông Nam Á
D. Châu Phi
11.Yếu tố nào sau đây không phải bệnh sinh của ung thư vòm mũi họng
A. Virus EBV
B. Yếu tố di truyền
C. Yếu tố môi trường

D.Virus HTLV1

12.Chọn ý thích hợp điền vào chỗ trống trong câu sau: “Nội soi vòm họng ống
mềm giúp phát hiện, đánh giá tổn thương bấm sinh thiết chẩn đoán … ”
A. Tế bào học
B. Giải phẫu bệnh
C. Sơ bộ
D. Giai đoạn
13.Chọn ý đúng nhất về phương pháp có thể chẩn đoán giải phẫu bệnh ung thư
vòm mũi họng
A. Quệt vòm với u tại vòm
B. Chọc hút hạch cổ
C. Lấy dịch đờm xét nghiệm
D. Bấm sinh thiết tổn thương tại vòm
14. Ý nào sau đây không phải là phương pháp cận lâm sàng để chẩn đoán giai
đoạn ung thư vòm mũi họng
A. Siêu âm ổ bụng
B. Cắt lớp lồng ngực
C. MRI/CT đầu cổ
D. Xét nghiệm sinh hóa: dùng các phản ứng IgA/VCA, IgA, EBNA
15.Bệnh nhân có các triệu chứng nghi ngờ ung thư vòm mũi họng, anh/chị sẽ
cho làm tiếp theo xét nghiệm cận lâm sàng nào sau đây
A. Chụp Ctscan ngực
B. Xạ hình xương
34
C. PET/CT
D.Nội soi tai mũi họng

16.Bệnh nhân được chẩn đoán ung thư vòm họng có triệu chứng đau cột sống
thắt lưng, anh/chị sẽ làm tiếp theo xét nghiệm gì sau đây
A. Ctscan ổ bụng
B. Nội soi phế quản
C. Xạ hình xương
D. PET/Ct
17.Ý nào không phải là triệu chứng sớm của ung thư vòm mũi họng
A. Đau đầu âm ỉ, không thành cơn
B. Liệt một số dây thần kinh sọ não
C. Ngạt mũi 1 bên, từng lúc
D. Ù tai 1 bên
18.Câu nào sau đây phù hợp nhất với điều trị của ung thư vòm
A. Phẫu thuật là phương pháp điều trị triệt căn chủ yếu
B. Xạ trị triệt căn có thể chỉ định cho bệnh nhân đã có di căn xa
C. Bệnh nhân ở giai đoạn khu trú chỉ nên điều trị bằng hóa chất đơn thuần
D. Hóa trị là điều trị căn bản cho giai đoạn di căn
19. Vai trò của phẫu thuật trong ung thư vòm họng, chọn ý không phù hợp
A. Điều trị triệt căn, lấy bỏ u
B. Vét hạch còn lại sau điều trị
C. Phẫu thuật triệu chứng
D. Phẫu thuật thắt động mạch cảnh giúp cầm máu
20.Vai trò của hóa chất trong điều trị ung thư vòm họng
A. Kết hợp đòng thời với tia xạ ở tất cả các giai đoạn
B. Điều trị cầm máu khi có chảy máu cấp
C. Điều trị đơn thuần với vai trò triệt căn với giai đoạn khu trú
D. Điều trị căn bản cho giai đoạn di căn
21.Điền ý thích hợp vào chỗ trống: “Ung thư vòm là một trong những loại
bệnh … với điều trị tia xạ”
A. Rất kháng
B. Không phù hợp

35
C. Không có chỉ định
D. Rất nhạy cảm
22.Chẩn đoán ung thư vòm mũi họng thường bị chậm do
A. Giai đoạn sớm hầu như không có triệu chứng
B. Triệu chứng dễ nhầm với các viêm nhiễm đường hô hấp dưới
C. Triệu chứng dễ nhầm với các viêm nhiễm vùng tai mũi họng
D. Bệnh nhân không đi khám sớm
23.Sử dụng phương tiện chẩn đoán nào sau đây là phù hợp nhất để đánh giá
giai đoạn T và N của ung thư vòm mũi họng
A. Xquang ngực
B. Siêu âm ổ bụng
C. MRI sọ não
D. MRI vùng đầu cổ
24.Các Xét nghiệm sinh hóa: dùng các phản ứng IgA/VCA, IgA, EBNA có ý
nghĩa gì
A. Tiên lượng bệnh
B. Chẩn đoán xác định
C. Chẩn đoán giai đoạn
D. Theo dõi hiệu quả điều trị
25.Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vòm họng di căn gan. Lựa chọn 1
hướng điều trị thích hợp nhất
A. Tia xạ triệt căn
B. Phẫu thuật lấy tổn thương tại chỗ và di căn
C. Hóa trị và xạ trị đồng thời tổn thương vòm họng
D. Điều trị hóa chất nếu thể trạng cho phép
26.Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vòm họng giai đoạn II. Chọn ý
thích hợp nhất về phương pháp điều trị cho bệnh nhân này
A. Hóa xạ trị kết hợp
B. Phẫu thuật
C. Điều trị hóa chất đơn thuần
D. Điều trị thuốc nam

36
27.Bệnh nhân được chẩn đoán là ung thư vòm họng giai đoạn T1N0M0.
Chọn phương án điều trị thích hợp nhất
A. Phẫu thuật
B. Hóa xạ trị kết hợp
C. Xạ trị đơn thuần
D. Điều trị thuốc nam
28.Chỉ định xạ áp sát trong ung thư vòm mũi họng, chọn ý không phù hợp
A. U vòm loại biệt hóa cao
B. U vòm tồn tại dai dẳng sau điều trị
C. Tái phát tại chỗ sau xạ trị
D. U vòm xâm lấn rộng
29.Mục đích của hóa chất bổ trơ trước hóa xạ trị đồng thời trong ung thư
vòm mũi họng
A. Giảm thể tích khối u và hạch cổ
B. Tăng nhạy cảm của tia xạ sau đó
C. Đem lại hiệu quả về thời gian sống thêm rõ rệt
D. Giúp nâng liều xạ trị sau đó
30.Hóa trị bổ trợ thường được áp dụng cho ung thư vòm mũi họng trong
trường hợp
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn IIb-IV sau hóa xạ đồng thời
C. Giai đoạn IIB-IV sau phẫu thuật triệt căn
D. Với trường hợp bệnh tái phát sau điều trị triệt căn

Bài 8: Ung thư phổi

1. Ung thư phổi là ung thư xuất phát từ


A. Mô liên kết của phổi
B. Màng phổi
C. Niêm mạc phế quản và phế nang
D. Niêm mạc mạch máu trong phổi
2. Ung thư phổi là ung thư đứng thứ mấy về tỉ lệ tử vong ở nam giới
A. Thứ 4
37
B. Thứ 3
C. Thứ 2
D. Thứ nhất
3. Ung thư phổi hay gặp ở lứa tuổi nào
A. 20 – 30 tuổi
B. 30 – 40 tuổi
C. 40 – 50 tuổi
D. 50 – 60 tuổi
4. Ở những đối tượng này tỷ lệ mắc ung thư phổi tăng, trừ đối tượng nào sau
đây
A. Nam giới
B. Tuổi cao, trên 40
C. Nghiện hút thuốc lá
D. Uống nhiều rượu bia
5. Ý nào không phải là nguyên nhân gây khó thở trong ung thư phổi
A. U to, chèn ép, bít tắc đường hô hấp
B. Tràn dịch màng phổi
C. Xep phổi
D. Ho kéo dài
6. Triệu chứng đường hô hấp của ung thư phổi gồm có, chọn ý không phù
hợp
A. Ho kéo dài
B. Ho đờm lẫn máu
C. Khó thở
D. Khàn tiếng
7. Triệu chứng nào sau đây do ung thư phổi chèn ép, xâm lấn trong lồng
ngực
A. Hạch to vùng thượng đòn
B. Nuốt nghẹn
C. Ho đờm lẫn máu
D. Đau xương do di căn xương
8. Hội chứng 3 giảm gồm có các triệu chứng này, trừ

38
A. Rì rào phế nang giảm
B. Gõ đục
C. Gõ vang
D. Giảm rung thanh
9. Bệnh nhân ung thư phổi có nuốt nghẹn là do u hoặc hạch chèn ép vào
A. Thực quản
B. Cột sống
C. Tĩnh mạch chủ trên
D. Dây thần kinh quặt ngược
10.Triệu chứng phù áo khoác trong ung thư phổi là do
A. U chèn ép thực quản
B. U chèn ép, tổn thương dây thần kinh hoành
C. Tràn dịch màng phổi
D. U hoặc hạch trung thất chèn ép tĩnh mạch chủ trên
11.Ý nào sau đây không thuộc hội chứng cận u của ung thư phổi
A. Nốt di căn dưới da vùng ngực
B. Vú to 2 bên
C. Đau nhức xương khớp
D. Đái tháo nhạt
12.Phương pháp chẩn đoán hình ảnh nào giúp đánh giá tốt nhất giai đoạn T
và N của ung thư phổi
A. Siêu âm thành ngực
B. Xquang phổi
C. Chụp CT lồng ngực
D. Siêu âm qua nội soi phế quản
13.Phương pháp giúp chẩn đoán mô bệnh học của ung thư phổi, chọn ý
không phù hợp
A. Nội soi phế quản sinh thiết
B. Sinh thiết hạch cổ
C. Sinh thiết xuyên thành ngực
D. Lấy dịch đờm làm xét nghiệm
14.Ý nghĩa của các chất chỉ điểm u trong ung thư phổi

39
A. Chẩn đoán xác định
B. Chẩn đoán giai đoạn
C. Quyết định hướng điều trị
D. Đánh giá và theo dõi sau điều trị
15.Chọn ý không phù hợp về xét nghiệm cận lâm sàng thường làm để đánh
giá tình trạng di căn xa của ung thư phổi
A. MRI sọ não
B. Siêu âm ổ bụng
C. Xạ hình xương
D. Nội soi đường tiêu hóa
16.Tiên lượng của ung thư phổi phụ thuộc vào, chọn ý không phù hợp
A. Giai đoạn bệnh
B. Thể trạng bệnh nhân
C. Đặc điểm mô bệnh học
D. Tiền sử hút thuốc
17.Chọn ý thích hợp điền vào chỗ trống: “Phân loại mô bệnh học của UT
phổi gồm có 2 loại chính với ... khác nhau: UTP tế bào nhỏ và UTP không
tế bào nhỏ.”
A. Tuổi mắc bệnh
B. Tiên lượng
C. Triệu chứng
D. Phương pháp chẩn đoán
18.Khàn tiếng hoặc giọng đôi trong ung thư phổi là do
A. U hoặc hạch to chèn ép thần kinh quặt ngược
B. U chèn ép tĩnh mạch chủ trên
C. U xâm lấn đám rối thần kinh cánh tay
D. U xâm lấn thành ngực
19.Chọn ý đúng nhất điền vào chỗ trống: “soi phế quản trong ung thư phổi
thường áp dụng cho các trường hợp…”
A. U ở ngoại vi phổi
B. U ở đỉnh phổi
C. U ở trung tâm

40
D. U ở thùy dưới phổi
20.Chỉ điểm u NSE, Pro-GRP áp dụng cho ung thư nào
A. Ung thư dạ dày
B. Cho ung thư phổi không phải tế bào nhỏ
C. Cho ung thư phổi tế bào nhỏ
D. Chỉ dùng cho ung thư biểu mô vảy
21.Bệnh nhân ung thư phổi có tràn dịch màng phổi, có thể lấy dịch màng
phổi làm xét nghiệm giải phẫu bệnh
A. Đúng
B. Sai
22.Điều trị ung thư phổi không tế bào nhỏ: Phẫu thuật tiết kiệm nhu mô phổi
thường áp dụng khi
A. Khối u to nằm ở ngoại vi và chức năng hô hấp hạn chế
B. Khối u nhỏ nằm ở trung tâm và chức năng hô hấp hạn chế
C. Khối u nhỏ nằm ở ngoại vi và chức năng hô hấp hạn chế
D. Khối u nằm ở đỉnh phổi
23.Đặc điểm của ung thư phổi tế bào nhỏ khác so với ung thư phổi không tế
bào nhỏ là
A. Bệnh tiến triển chậm hơn nên tiên lượng xấu hơn
B. Bệnh nhạy cảm với điều trị hóa trị và xạ trị nên tiên lượng tốt hơn
C. Bệnh tiến triển nhanh hơn nên tiên lượng xấu hơn
D. Chỉ định phẫu thuật triệt căn được áp dụng nhiều hơn
24.Chỉ định điều trị của ung thư phổi phụ thuộc vào
A. Đặc điểm mô bệnh học
B. Giai đoạn bệnh
C. Chức năng hô hấp
D. Tất cả các ý trên

25.Chọn ý đúng nhất về phương pháp điều trị chủ yếu của ung thư phổi tế bào
nhỏ giai đoạn khư trú
A. Hóa chất đơn thuần
B. Xạ trị tổn thương u và hạch
41
C. Xạ trị kết hợp với hóa chất
D. Xạ trị dự phòng não
26.Các phương pháp phẫu thuật triệt căn trong ung thư phổi không tế bào nhỏ
gồm có, chọn ý không phù hợp
A. Cắt thùy phổi
B. Cắt toàn bộ một phổi
C. Cắt phân thùy phổi
D. Cắt u phổi
27.Xạ trị triệt căn ung thư phổi không tế bào nhỏ áp dụng cho trường hợp nào
A. Giai đoạn I, bệnh nhân thể trạng tốt
B. Giai đoạn IIIA không mổ được
C. Giai đoạn IIIB
D. Giai đoạn IV
28.Xạ trị triệu chứng trong điều trị ung thư phổi chỉ định cho các trường hợp,
chọn ý không phù hợp
A. Giảm đau xương do ung thư di căn xương
B. Xạ trị chống chèn ép khi u chén ép trung thất
C. Ung thư di căn não gây phù não, đè đẩy não thất
D. Giai đoạn II, bệnh nhân từ chối phẫu thuật
29.Biến chứng quan trọng khi thực hiện chọc hút xuyên thành ngực bằng kim
nhỏ để sinh thiết khối u phổi là
A. Tràn máu, tràn khí màng phổi
B. Bệnh nhân bị shock thuốc gây tê
C. Bệnh nhân khó thở do lo lắng, sợ hãi
D. Chọc không đúng vị trí u
30.Chọn ý đúng nhất trong điều trị ung thư phổi: “Điều trị hóa chất bổ trợ…”
A. Là điều trị cho giai đoạn di căn
B. Là điều trị hóa chất cho giai đoạn IA sau phẫu thuật triệt căn
C. Thường chỉ định cho giai đoạn II-III sau phẫu thuật triệt căn
D. Điều trị cùng xạ trị triệt căn

BÀI 9: UNG THƯ DẠ DÀY


Câu 1: Nước nào trên thế giới có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao nhất?

42
A. Mỹ
B. Nhật Bản
C. Hàn Quốc
D. Việt Nam
Câu 2 : Tỷ lệ mắc ung thư dạ dày chuẩn theo tuổi ở giới nào cao hơn ?
A. Nam cao hơn nữ
B. Nữ cao hơn nam
C. Nam và nữ bằng nhau
Câu 3 : Tại nước ta, ung thư dạ dày là một bệnh có tỷ lệ mắc và tử vong cao ở cả hai
giới. Đúng hay sai ?
A. Đúng
B. Sai
Câu 4 : Nói về nguyên nhân gây bệnh ung thư dạ dày, yếu tố nào sau đây giữ vai trò
quan trọng nhất ?
A. Yếu tố gia đình.
B. Yếu tố dinh dưỡng
C. Nhiễm Helicobacter Pylori
D. Cả B và C
Câu 5 : Đại thể ung thư dạ dày có mấy thể :
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 6 : Về mặt vi thể của ung thư dạ dày, loại nào sau đây chiếm tỷ lệ cao nhất :
A. Ung thư biểu mô tuyến (Adenocarcinoma)
B. U mô đệm đường tiêu hóa
C. Sarcoma cơ vân
D. U lympho ác tính
Câu 7 : Bệnh nhân ung thư dạ dày đã điều trị triệt căn, sau khi ra viện thường được
khám định kỳ mấy tháng 1 lần trong 2 năm đầu và mấy tháng 1 lần trong những năm
tiếp theo : 
A. 1 tháng và 3 tháng
B. 3 tháng và 6 tháng

43
C. 2 tháng và 6 tháng
D. 3 tháng và 1 năm
Câu 8 : Trường hợp ung thư dạ dày được chẩn đoán sớm, phẫu thuật triệt để cho tỷ lệ
bệnh nhân sống trên 5 năm đạt …… Chọn đáp án đúng nhất điền vào chỗ trống trong
câu trên :
A. 100%
B. > 95%
C. > 80%
D. > 90%
Câu 9 : Trong ung thư dạ dày, triệu chứng……. thường mờ nhạt, mơ hồ như : chán ăn,
đầy bụng - khó tiêu, đau vùng thượng vị ở các mức độ khác nhau, nôn - buồn nôn, nôn
ra máu hoặc đi ngoài phân đen. Tìm đáp án đúng để điền vào chỗ trống:
A. …tiền ung thư …..
B. …. cơ năng…..
C. …. thực thể…..
D. ….. toàn thân….
Câu 10 : Câu nào sau đây sai khi nói về ung thư dạ dày :
A. Nam giới có tỷ lệ mắc cao hơn nữ giới.
B. Nhiễm Helicobacter Pylori là một yéu tố nguy cơ gây bệnh
C. Châu Á là vùng có tỷ lệ mắc cao nhất thế giới.
D. Tuổi càng trẻ nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Câu 11 : Vị trí nào sau đây hay gặp nhất trong ung thư dạ dày :
A. Tâm vị
B. Hang vị và môn vị
C. Phình vị
D. Thân vị
Câu 12 : Phương pháp cận lâm sàng nào sau đây có thể cho biết vị trí, tính chất, hình
thái khối u và giúp lấy được tổn thương để chẩn đoán xác định ung thư dạ dày :
A. Siêu âm
B. Chụp PetCT
C. Chụng CT ổ bụng có thuốc cản quang
D. Nội soi dạ dày

44
Câu 13 : Bộ 3 chất chỉ điểm khối u nào sau đây thường được đánh giá trong ung thư dạ
dày ?
A. CEA, CA15.3, CA19.9
B. CEA, CA12.5, CA72.4
C. CEA, CA19.9, CA72.4
D. CEA, CA15.3, CA12.5
Câu 14 : Phương pháp nào sau đây cho phép chẩn đoán xác định ung thư dạ dày :
A. Tế bào học
B. Mô bệnh học
C. PetCT
D. Nội soi dạ dày
Câu 15 : Trong thực hành lâm sàng, hệ thống xếp giai đoạn ung thư dạ dày nào được
nhiều nước áp dụng nhất hiện nay :
A. Tổ chức phòng chống ung thư thế giới (UICC)
B. Tổ chức y tế thế giới (WHO)
C. Phân giai đoạn theo Dukes
D. Ủy ban Ung thư liên bang Hoa Kỳ (AJCC)
Câu 16 : Khối u (Tumor) được đánh giá là To có nghĩa là gì ?
A. Không có u nguyên phát.
B. Không đánh giá được u nguyên phát.
C. Không tìm được u nguyên phát bằng khám lâm sàng.
D. Ung thư tại chỗ
Câu 17 : Phương pháp điều trị nào sau đây được coi là phương pháp cơ bản và quan
trọng nhất trong điều trị ung thư dạ dày :
A. Tia xạ
B. Phẫu thuật
C. Hóa trị
D. Miễn dịch, điều trị đích
Câu 18 : Hóa trị trong ung thư dạ dày có thể được áp dụng trong những trường hợp
nào sau đây ?
A. Tân bổ trợ.
B. Bổ trợ.
C. Giảm nhẹ triệu chứng

45
D. Cả A, B và C
Câu 19 : Phẫu thuật ……………. được gọi là phẫu thuật triệt căn trong ung thư dạ
dày. Chọn đáp án đúng để điền vào chỗ trống :
A. Cắt bán phần dạ dày
B. Cắt dạ dày chuẩn, lấy hạch chọn lọc.
C. Cắt dạ dày chuẩn, vét hạch vùng triệt căn.
D. Cắt toàn bộ dạ dày.
Câu 20 : Khi bệnh nhân ung thư dạ dày đã điều trị triệt căn đến khám lại sau khi ra
viện, các xét nghiệm thường được chỉ định là gì ? Chọn đáp án đúng và đầy đủ nhất :
A. X.quang phổi, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (CEA, CA15.3, CA19.9), nội
soi dạ dày nếu có triệu chứng nghi ngờ tái phát.
B. X.quang phổi, siêu âm ổ bụng, nội soi dạ dày
C. X.quang phổi, siêu âm bụng, nội soi dạ dày, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u
(CEA, CA72.4, CA19.9).
D. X.quang phổi, siêu âm ổ bụng, xét nghiệm chất chỉ điểm khối u (CEA, CA72.4,
CA19.9), nội soi dạ dày nếu có triệu chứng nghi ngờ tái phát.
Câu 21 : Xạ trị là phương pháp điều trị phù hợp trong điều trị ung thư dạ dày.
A. Giai đoạn sớm
B. Giai đoạn muộn có di căn tạng
C. Giai đoạn muộn có di căn xương
D. Có biến chứng chảy máu
Câu 22 : Điều trị đích với Trastuzumab trong ung thư dạ dày được chỉ định trong
trường hợp nào ?
A. Her2/neu dương tính
B. Her2/neu âm tính
C. Tất cả các bệnh nhân giai đoạn muộn
D. Tất cả các bệnh nhân đã phẫu thuật
Câu 23 : Các yếu tố nào sau đây giúp tiên lượng ung thư dạ dày. Chọn đáp án đúng
nhất :
A. Giai đoạn bệnh, type mô bệnh học, độ biệt hóa, tuổi, giới.
B. Giai đoạn bệnh, type mô bệnh học, độ biệt hóa, tuổi, điều kiện kinh tế.
C. Giai đoạn bệnh, type mô bệnh học, các bệnh lý phối hợp, độ biệt hóa tế bào.
D. Giai đoạn bệnh, type mô bệnh học, độ biệt hóa, điều kiện kinh tế, vùng dịch tễ.

46
Câu 24 : Câu nào sau đây chưa đúng trong điều trị ung thư dạ dày bằng phương pháp
hóa trị :
A. Hóa trị triệu chứng giai đoạn muộn: Phối hợp đa hóa chất cho hiệu quả cao hơn
đơn chất về đáp ứng và sống còn toàn bộ cũng như chất lượng sống của người
bệnh.
B. Phối hợp đa hóa trị đem lại nhiều độc tính và tác dụng không mong muốn hơn
phác đồ đơn hóa trị.
C. Việc lựa chọn phác đồ cần dựa vào mức độ bệnh cũng như tình trạng sức khỏe
chung và mong muốn của người bệnh.
D. Có thể phối hợp điều trị đích với hóa chất trong ung thư dạ dày có thụ thể
Her2/neu dương tính.

Câu 25 : Bệnh nhân sau mổ được chẩn đoán là ung thư dạ dày T3N2M0 có nghĩa là
gì ?
A. U xâm lấn thanh mạc, di căn 3-6 hạch vùng, chưa có di căn xa.
B. U xấm lấn lớp cơ, di căn trên 7 hạch vùng, chưa có di căn xa.
C. U xâm lấn sát thanh mạc, di căn 3-6 hạch vùng, chưa có di căn xa.
D. U xâm lấn tổ chức lân cận, di căn 1-2 hạch vùng, chưa có di căn xa.
Câu 26 : Ung thư dạ dày T…., N…., M…. được xếp vào giai đoạn IV theo UICC 2010
Chọn tổ hợp đúng nhất để điền vào chỗ trống theo thứ tự từ trái sang phải :
A. T4, N4,M 0
B. T4, N2, M0
C. T3, N3b, M0
D. T bất kỳ, N bất ký, M 1
Câu 27 : Một bệnh nhân được chẩn đoán thủng dạ dày, hình thức phẫu thuật nào dưới
đây không phù hợp ?
A. Cắt toàn bộ dạ dày, vét hạch vùng.
B. Cắt dạ dày palliative.
C. Nối vị tràng.
D. Mở thông hỗng tràng
Câu 28 : Loại hóa chất nào được xem là nền tảng trong điều trị hóa chất ung thư dạ
dày :
A. Taxan

47
B. 5PU
C. Cisplatin
D. Irinotecan
Câu 29 : Một bệnh nhân được chẩn đoán ung thư dạ dày đã có di căn phổi hai bên kèm
theo bệnh lý tim mạch. Chỉ định điều trị nào thích hợp nhất trong trường hợp này ?
A. Hóa trị tân bổ trợ xét phẫu thuật palliative.
B. Phẫu thuật cắt dạ dày và tổn thương phổi.
C. Hóa trị triệu chứng.
D. Hóa xạ trị đồng thời.
Câu 30 : Ung thư dạ dày giai đoạn muộn, có xuất huyết và không có khả năng phẫu
thuật. Phương pháp nào sau đây có thể được cân nhắc sử dụng để cầm máu :
A. Phẫu thuật nội soi.
B. Tia xạ.
C. Hóa chất màng bụng
D. Hóa xạ trị đồng thời.

Bài 10 :UNG THƯ ĐẠI TRỰC TRÀNG


1. Đặc điểm dịch tễ học của ung thư đại trực tràng, chọn ý đúng nhất
A. Là một trong năm bệnh ung thư thường gặp nhất trên thế giới
B. Thường gặp ở tuổi trẻ hơn 50 tuổi
C. Tỉ lệ mắc cao hơn ở Châu Á so với Mỹ, Châu Âu và một số nước phát
triển khác
D. Đa số trường hợp ung thư đại trực tràng chỉ gặp ở nam giới
2. Người mắc đa polyp gia đình, do đột biến gen có nguy cơ như thế nào?
A. 100% nguy cơ bị ung thư đại trực tràng trong toàn bộ đời sống
B. 95 % nguy cơ bị ung thư đại trực tràng trong toàn bộ đời sống
C. 70 % nguy cơ bị ung thư đại trực tràng trong toàn bộ đời sống
D. 50% nguy cơ bị ung thư đại trực tràng trong toàn bộ đời sống
3. Triệu chứng cơ năng thường gặp của ung thư đại trực tràng bao gồm
(chọn phương án sai)
A. Thay đổi thói quen đại tiện: ỉa lỏng, táo bón..
B. Iả phân nhày máu
C. Khám trực tràng bằng tay sờ thấy khối u trực tràng
D. Đau bụng
48
4. Triệu chứng toàn thân có thể gặp ở ung thư đại trực tràng bao gồm
A. Hạch thượng đòn trái
B. Thiếu máu
C. Gầy sút cân, suy nhược
D. Tất cả các phương án trên
5. Thăm trực tràng trong ung thư đại trực tràng có ý nghĩa
A. Phát hiện các khối u ở vị trí trực tràng, hậu môn, mức độ di động của
khối u, tính chất của khối u sờ thấy
B. Đã có nội soi trực tràng nên không cần thăm trực tràng
C. Thăm trực tràng chỉ có ý nghĩa với các khối u ở ngay sát hậu môn
D. Phát hiện hạch vùng chậu
6. Ý nghĩa của xét nghiệm nội soi đại trực tràng (chọn phương án sai)
A. Bệnh nhân đã sờ thấy u trực tràng chỉ cần nội soi trực tràng, không cần
thiết nội soi cả khung đại tràng
B. Xác định khối u trong đại trực tràng
C. Sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh nếu có
D. Xác định vị trí khối u để có phương án điều trị thích hợp
7. Yếu tố quan trọng nhất để chẩn đoán xác định ung thư đại trực tràng là
A. Siêu âm ổ bụng
B. Nội soi đại trực tràng, sinh thiết chẩn đoán
C. Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung
D. Thăm trực tràng sờ thấy u trực tràng
8. Xét nghiệm để chẩn đoán tình trạng di căn xa của bệnh nhân ung thư đại
trực tràng gồm (chọn phương án sai)
A. Nội soi đại trực tràng
B. Chụp cắt lớp vi tính ổ bụng, tiểu khung
C. Siêu âm ổ bụng
D. Chụp x quang phổi

9. Các yếu tố nguy cơ của ung thư đại trực tràng (chọn đáp án sai)
A. Nếu bố hoặc mẹ bị ung thư đại trực tràng thì con có nguy cơ 50% bị
ung thư đại tràng

49
B. Yếu tố dinh dưỡng và môi trường
C. Yếu tố di truyền
D. Các tổn thương tiền ung thư

10.Các tổn thương tiền ung thư trong ung thư đại trực tràng bao gồm (chọn
phương án sai)
A. Bệnh viêm đại tràng co thắt
B. Viêm đại trực tràng chảy máu
C. Bệnh Crohn
D. Bệnh polyp đại trực tràng (không phải đa polyp gia đình).
11.Đặc điểm mô bệnh học của ung thư đại trực tràng
A. Đa số là ung thư biểu mô tuyến
B. Đa số là ung thư biểu mô vảy
C. Đa số là ung thư thể ống
D. Đa số là ung thư không biệt hóa
12.Chẩn đoán giai đoạn khối u (giai đoạn T) trong ung thư đại trực tràng dựa
vào
A. Kích thước của khối u
B. Vào vị trí của khối u ở đại tràng hay trực tràng
C. Vào mức độ xâm lấn của khối u tới các lớp của thành đại trực tràng và
cơ quan xung quanh
D. Mức độ xâm lấn và độ mô học của khối u
13.Trong chẩn đoán giai đoạn T, khối u xâm lấn tới lớp cơ của đại tràng
được chẩn đoán là
A. Tis
B. T1
C. T2
D. T3
14.Bệnh nhân sau mổ ung thư đại tràng, số hạch vét được là 12 hạch, trong
đó có 3 hạch đã di căn, xếp loại giai đoạn N là
A. N0
B. N1

50
C. N2
D. N3
15.Bệnh nhân ung thư đại tràng chỉ có di căn hạch tại vùng và di căn hạch
thượng đòn trái, không di căn tạng khác được xếp giai đoạn
A. Giai đoạn IIIA
B. Giai đoạn IIIB
C. Giai đoạn IIIC
D. Giai đoạn IV
16. Chất chỉ điểm u quan trọng trong ung thư đại trực tràng là
A. CEA
B. CA 12.5
C. SCC
D. CA 15.3
17. Chọn ý đúng nhất về điều trị ung thư đại tràng giai đoạn sớm
A. Phẫu thuật hiện nay ít có vai trò
B. Phẫu thuật có vai trò căn bản
C. Hoá trị đóng vai trò căn bản
D. Xạ trị đóng vai trò căn bản
18.Hóa chất trong điều trị ung thư đại trực tràng
A. Chỉ định từ giai đoạn II có yếu tố nguy cơ cao và giai đoạn muộn
hơn
B. Chỉ định từ giai đoạn I có yếu tố nguy cơ cao và giai đoạn muộn
hơn
C. Chỉ định từ giai đoạn III, tất cả các bệnh nhân giai đoạn I,II không
có chỉ định điều trị hóa chất bổ trợ.
D. Không có chỉ định khi bệnh nhân không có di căn hạch vùng hoặc
di căn xa
19. Phác đồ hóa chất được sử dụng trong điều trị bổ trợ trong ung thư đại
trực tràng
A. Capecitabin đơn thuần
B. FOLFOX
C. XELOX

51
D. Tất cả các ý trên
20. Điều trị ung thư đại trực tràng giai đoạn muộn đã di căn xa (chọn phương
án sai)
A. Phẫu thuật tạm thời làm hậu môn nhân tạo hoặc nối tắt trong trường
hợp bệnh nhân có nguy cơ tắc ruột
B. Không có chỉ định điều trị các thuốc nhắm trúng đích (bevacizumab,
cetuximab..) cho tất cả các bệnh nhân ung thư đại trực tràng đã di căn.
C. Chỉ định xạ trị triệu chứng vào vị trí di căn trong một số trường hợp (di
căn xương gây đau nhiều, di căn não..).
D. Hóa trị toàn thân đóng vai trò quan trọng.
21. Theo dõi sau điều trị ung thư đại trực tràng bao gồm
A. Khám lâm sàng
B. Xét nghiệm chất chỉ điểm u CEA
C. Siêu âm ổ bụng, chụp x quang phổi
D. Tất cả các ý trên
22. Theo dõi sau điều trị ung thư đại trực tràng
A. Khám lại mỗi tháng một lần với tất cả các bệnh nhân
B. Cần soi đại tràng 3 tháng một lần với tất cả các bệnh nhân
C. Chỉ định soi đại trực tràng sau 1 năm điều trị
D. Không nên soi lại đại trực tràng với tất cả các bệnh nhân đã điều trị
ung thư đại trực tràng vì có nguy cơ bục miệng nối
23.Thời gian sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư đại trực tràng giai
đoạn I là
A. > 90%
B. 60%
C. 70%
D. 80%
24.Thể mô bệnh học nào không phải của ung thư đại trực tràng
A. Ung thư biểu mô vảy
B. Ung thư biểu mô tuyến
C. U thần kinh nội tiết
D. Ung thư thể ống xâm nhập

52
25.Đặc điểm yếu tố nguy cơ di truyền trong ung thư đại trực tràng bao gồm:
(điền vào chỗ trống)
A. Hội chứng ung thư đại trực tràng di truyền không polyp
B. Bệnh đa polyp đại trực tràng gia đình, do đột biến gen
26.Chẩn đoán phân biệt ung thư đại trực tràng với (chọn ý đúng nhất)
A. Viêm loét đại trực tràng
B. Lao đại tràng, đặc biệt ở manh tràng
C. U lympho ở đại tràng
D. Tất cả các ý trên
27.Nguyên tắc phẫu thuật trong ung thư đại tràng
A. Cắt hết khối u, không cần vét hạch nếu thấy u chưa xâm lấn xung
quanh
B. Diện cắt phải cách xa khối u ít nhất 5cm mới đảm bảo an toàn và phải
nạo vét hạch theo cuống mạch.
C. Diện cắt phải cách xa khối u ít nhất 4cm mới đảm bảo an toàn và phải
nạo vét hạch theo cuống mạch.
D. Diện cắt phải cách xa khối u ít nhất 5cm mới đảm bảo an toàn và phải
lấy hết các hạch quan sát thấy khi mổ.
28. Phẫu thuật trong ung thư trực tràng (chọn đáp án đúng)
A. Cần cắt cụt trực tràng, vét hạch và làm hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
trong tất cả các trường hợp để đảm bảo điều trị triệt căn
B. Cần xem xét điều trị hóa xạ trị trước mổ trong để tăng tỉ lệ có thể
bảo tồn trực tràng.
C. Với trường hợp ung thư trực tràng giai đoạn I,II có thể cắt u đơn
thuần đường hậu môn và theo dõi sát
29. Xạ trị trong ung thư đại trực tràng (chọn phương án sai)
A. Chỉ định cho tất cả cho các bệnh nhân ung thư trực tràng tất cả các giai
đoạn
B. Xạ trị tiền phẫu với mục đích làm nhỏ bớt khối u để thuận lợi cho phẫu
thuật và làm hạ thấp tỉ lệ tái phát tại chỗ.

53
C. Xạ trị trong trường hợp các khối u không mổ được với mục đích điều
trị triệu chứng.
D. Có thể xạ trị trước mổ hay sau mổ tùy trung tâm, tổng liều 45-50Gy.
30. Hóa chất trong ung thư đại trực tràng (chọn phương án sai)
A. Mục đích điều trị bổ trợ sau phẫu thuật hoặc điều trị bệnh tái phát di
căn
B. Chỉ định cho tất cả các bệnh nhân ung thư đại trực tràng sau phẫu thuật
triệt căn
C. Liệu trình điều trị bổ trợ là 6 tháng với các bệnh nhân có chỉ định điều
trị bổ trợ
D. Thời điểm bắt đầu điều trị hóa chất không nên muộn quá 12 tuần

BÀI 11: UNG THƯ VÚ


31.Đặc điểm dịch tễ của ung thư vú, chọn đáp án đúng nhất
A. Tỉ lệ mắc ung thư vú ở nam giới chiếm khoảng 2% tổng số bệnh nhân
ung thư vú
B. Tỉ lệ mắc ung thư vú ở nam giới chiếm khoảng 1% tổng số bệnh nhân
ung thư vú
C. Chưa ghi nhận bệnh nhân ung thư vú ở nam giới
D. Bệnh nhân ung thư vú ở nam thường có mẹ hoặc chị em ruột bị ung
thư vú
32.Yếu tố tăng nguy cơ của ung thư vú bao gồm (chọn phương án sai)
C. Phụ nữ có kinh nguyệt trước 13 tuổi
D. Phụ nữ mãn kinh trước 55 tuổi
E. Phụ nữ không có con hoặc chưa có thai lần đầu sau 30 tuổi
F. Phụ nữ dùng nội tiết thay thế
33.Triệu chứng thực thể thường gặp của ung thư vú, chọn ý đúng nhất
E. Khối u tròn, di động, ranh giới rõ với xung quanh
F. Khối u rắn, chắc, ranh giới không rõ với xung quanh
G. Khối u mềm, di động, thường xẹp sau khi chọc hút dịch
H. Hạch nách thường sờ thấy trong đa số trường hợp
34.Triệu chứng của ung thư vú, chọn ý đúng nhất

54
E. Tụt núm vú hoặc thay đổi bất thường một vùng da vú (sần da cam)
F. Có thể sờ thấy hạch nách hoặc hạch thượng đòn
G. Có thể thấy khối u vỡ loét, hoại tử
H. Tất cả các ý trên
35.Đặc điểm dịch tễ của ung thư vú, chọn ý đúng nhất
A. Tỉ lệ mắc tương đương ở các lứa tuổi
B. Thường gặp ở tuổi trẻ hơn 40 tuổi.
C. Tỉ lệ mắc tăng nhanh ở bệnh nhân trên 40 tuổi.
D. Tỉ lệ mắc tăng nhanh ở bệnh nhân trên 50 tuổi
36.Lý do đến viện thường gặp nhất của ung thư vú là:(điền vào chỗ trống)
E. Đau vú
F. Sờ thấy u vú
G. Chảy dịch đầu vú
H. U vú vỡ loét, hoại tử
37.Triệu chứng cơ năng thường gặp của ung thư vú giai đoạn muộn, chọn ý
đúng nhất
E. Chảy máu đầu vú
F. Sờ thấy u vú
G. Đau nhấm nhứt vú
H. Triệu chứng đau xương, ho, khó thở
38.Xét về mặt kích thước, ung thư vú có khối u kích thước 3 cm xếp loại
theo TMN
E. T2
F. T3
G. T4a
H. T4b
39. Ung thư vú có biểu hiện sần da cam tại vú, chưa xâm lấn thành ngực xếp
giai đoạn theo TNM
E. T3
F. T4a
G. T4b
H. T4

55
40.Bệnh nhân nữ đến khám bệnh vì cảm giác đau vú, cần làm thêm điều gì
(chọn đáp án sai)
E. Khám lâm sàng hai vú, hạch nách
F. Chụp x quang tuyến vú hai bên
G. Hỏi tiền sử bản thân và gia đình về ung thư vú và ung thư buồng trứng
H. Chụp cộng hưởng từ tuyến vú 2 bên
41.Mô bệnh học thường gặp của ung thư vú, ngoại trừ đáp án nào sau đây
E. Ung thư biểu mô thể ống
F. Ung thư biểu mô thể tiểu thùy
G. Ung thư biểu mô tế bào nhẫn
H. Ung thư biểu mô thể ống xâm nhập trội nội ống
42. Chẩn đoán phân biệt ung thư vú với.... (điền vào chỗ trống)
E. U xơ tuyến vú
F. Áp xe vú
G. U lympho biểu hiện ở tuyến vú
H. Lao tuyến vú
43. Phân loại hạch theo TNM trong ung thư vú, chọn đáp án đúng nhất
E. Bao gồm giai đoạn hạch theo lâm sàng và giai đoạn hạch theo giải
phẫu bệnh
F. N2 theo lâm sàng khi di căn hạch thượng đòn
G. N2 theo giải phẫu bệnh khi di căn trên 10 hạch nách
H. Tất cả các câu trên đều đúng
44.Điều trị ung thư vú giai đoạn sớm (chọn phương án sai)
E. Phẫu thuật đóng vai trò cơ bản
F. Hóa trị chỉ định chỉ khi có hạch nách di căn
G. Xạ trị áp dụng cho tất cả trường hợp phẫu thuật bảo tồn
H. Điều trị nội tiết cho các bệnh nhân có thụ thể nội tiết dương tính
45. Điều trị phẫu thuật trong ung thư vú (chọn đáp án đúng):
E. Phẫu thuật không có chỉ định cho tất cả các bệnh nhân từ giai đoạn III
trở đi
F. Vét hạch nách hệ thống hiện nay ít được áp dụng trong đa số trường
hợp do nguy cơ gây phù tay

56
G. Điều trị phẫu thuật được chỉ định trên bệnh nhân giai đoạn I,II hoặc
giai đoạn III còn mổ được qua đánh giá lâm sàng
H. Phẫu thuật bảo tồn tuyến vú áp dụng được trong tất cả các trường hợp
ung thư vú khi khối u < 5cm
46.Hóa chất trong ung thư vú (chọn đáp án đúng)
E. Mục đích điều trị bổ trợ, bổ trợ trước hoặc bệnh giai đoạn tái phát di
căn
F. Chỉ định cho tất cả các bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật
G. Liệu trình điều trị bổ trợ là 6 tháng với tất cả các bệnh nhân
H. Chỉ định cho các bệnh nhân sau tia xạ
47. Hóa chất không thường được sử dụng trong điều trị bổ trợ ung thư vú
E. Anthracyclin
F. Taxanes
G. Cyclophosphamide
H. Cisplatin
48. Chỉ định điều trị nội tiết bổ trợ cho bệnh nhân ung thư vú, chọn đáp án
đúng nhất
E. Tất cả bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật vì độc tính thấp và dễ sử
dụng
F. Tất cả bệnh nhân ung thư vú có thụ thể nội tiết ER và/hoặc PR dương
tính
G. Chỉ điều trị cho bệnh nhân có thụ thể ER dương tính, không có hiệu
quả ở bệnh nhân chỉ có PR dương tính
H. Chỉ điều trị cho bệnh nhân có thụ thể PR dương tính, không có hiệu
quả ở bệnh nhân chỉ có ER dương tính
49. Điều trị đích với thuốc trastuzumab được áp dụng cho bệnh nhân ung thư
vú có kết quả hóa mô miễn dịch là (chọn đáp án đúng nhất)
E. Her 2 âm tính
F. Her 2 neu 1+
G. Her 2 neu 2+
H. Her 2 neu 3+
50.Các yếu tố tiên lượng ung thư vú bao gồm, chọn đáp án đúng nhất

57
E. Kích thước u
F. Tình trạng di căn hạch nách
G. Tình trạng thụ thể nội tiết ER, PR, Her 2 neu
H. Tất cả các ý trên
51. Các yếu tố tiên lượng trong ung thư vú (chọn câu sai)
E. Kích thước u
F. Độ mô học của khối u
G. Loại mô bệnh học của khối u
H. Không phụ thuộc vào tình trạng thụ thể nội tiết ER, PR

52.Các xét nghiệm có thể làm để chẩn đoán xác định ung thư vú, chọn đáp án
đúng nhất
E. Chụp tuyến vú hai bên
F. Chọc hút tế bào u vú
G. Sinh thiết u vú
H. Tất cả các xét nghiệm trên
53.Tỷ lệ sống thêm 5 năm của bệnh nhân ung thư vú giai đoạn IV là
E. 20%
F. 30%
G. 40%
H. 10%
54.Xét nghiệm được sử dụng trong sàng lọc ung thư vú, chọn đáp án đúng
nhất
E. Khám lâm sàng tuyến vú
F. Chụp tuyến vú hai bên
G. Siêu âm tuyến vú hai bên
H. Chụp cộng hưởng từ tuyến vú hai bên

55.Yếu tố nguy cơ tăng của ung thư vú bao gồm: (điền vào chỗ trống)
E. Tiền sử mẹ, chị em gái bị ung thư vú
F. Có mang gen ung thư vú BRCA 1, BRCA2
G. Tiền sử xạ trị vùng ngực trước 30 tuổi

58
H. Tiền sử mẹ, chị em gái mắc ung thư buồng trứng
56.Bệnh nhân ung thư vú xếp di căn xa theo TNM, ngoại trừ
E. Di căn hạch thượng đòn cùng bên
F. Di căn hạch thượng đòn đối bên
G. Di căn hạch nách đối bên
H. Di căn xương
57.Bệnh nhân ung thư vú có khối u kích thước 3 cm chưa xâm lấn da hay
thành ngực, di căn 2 hạch nách sau mổ và chưa có di căn xa được xếp
giai đoạn lâm sàng theo TNM
E. Giai đoạn I
F. Giai đoạn II
G. Giai đoạn III
H. Giai đoạn IV
58. Lựa chọn phương pháp điều trị ung thư vú chủ yếu dựa vào, chọn đáp án
đúng nhất
E. Kích thước của khối u
F. Tình trạng hạch nách
G. Giai đoạn bệnh và đặc điểm mô học của khối u
H. Kích thước khối u và tình trạng hạch nách
59. Điều trị ung thư vú giai đoạn IV, chọn đáp án đúng nhất
D. Phẫu thuật cắt tuyến vú là điều trị cơ bản phòng khối u tiếp tục phát
tán
E. Điều trị toàn thân là chỉ định duy nhất bao gồm hóa chất, nội tiết,
điều trị sinh học
F. Xạ trị đóng vai trò cơ bản
G. Điều trị toàn thân là chủ yếu, xạ trị và phẫu thuật là các biện pháp
hỗ trợ khi có chỉ định
60. Xạ trị bổ trợ trong ung thư vú áp dụng cho (chọn phương án sai):
E. Tất cả cho các bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật với mục đích giảm
tỉ lệ tái phát tại chỗ
F. Các khối u T3,T4
G. Di căn hạch nách

59
H. Bệnh nhân ung thư vú sau phẫu thuật bảo tồn
Bài 12: U Lympho ác tính không Hodgkin
1. Ý nào sau đây không đúng về U lympho ác tính không Hodgkin
A. Là nhóm bệnh tăng sinh ác tính dòng tế bào lympho
B. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ ràng
C. Là bệnh lý ung thư khá thường gặp
D. Là bệnh lý ác tính biểu hiện ở hệ thống hạch ngoại vi
2. Triệu chứng của u lympho không Hodgkin, chọn ý không phù hợp
A. Nổi hạch ngoại vi
B. Triệu chứng gây ra do chèn ép của hạch vào các cơ quan
C. Triệu chứng cận u
D. Triệu chứng gây ra do các tổn thương ngoài hạch của bệnh
3. Triệu chứng nào sau đây không phải là triệu chứng B của u lympho không
Hodgkin
A. Sốt kéo dài không rõ nguyên nhân
B. Chán ăn
C. Sút cân (> 10% trọng lượng cơ thể trong 6 tháng)
D. Vã mồ hôi về đêm
4. 1 bệnh nhân được chẩn đoán U lympho không Hodgkin giai đoạn IIAE,
chữ A có ý nghĩa gì
A. u lympho non Hodgkin dạng tương bào
B. u lympho non Hodgkin vùng rìa ở lách
C. Không có triệu chứng B
D. Bệnh biểu hiện ở Amydal
5. Vai trò của phẫu thuật trong bệnh u lympho không Hodgkin, chọn ý
không phù hợp
A. Sinh thiết chẩn đoán
B. Cắt bỏ khối u lympho ở dạ dày gây xuất huyết tiêu hóa
C. Nạo vét toàn bộ các hệ thống hạch bệnh lý
D. Cắt bỏ khối u lympho ở đại tràng gây tắc ruột
6. Chọn ý không đúng trong các yếu tố quyết định lựa chọn phác đồ hóa trị
trong bệnh U lympho không Hodgkin

60
A. Giai đoạn bệnh
B. Mức độ sút cân
C. Bệnh phối hợp
D. Độ mô học
7. Ý nào không phải vai trò của chẩn đoán hình ảnh trong chẩn đoán U
lympho không Hodgkin
A. Góp phẩn đoán xác định bệnh
B. Phát hiện tổn thương hạch
C. Phát hiện tổn thương cơ quan
D. Phát hiện xâm nhiễm tủy xương
8. Điền vào chỗ trống: « Sinh thiết hạch chẩn đoán … là xét nghiệm quyết
định chẩn đoán u lympho không Hodgkin ».
A. Tế bào học
B. Mô bệnh học
C. Xét nghiệm gen
D. PET-CT
9. Chọn ý đúng : U lympho không Hodgkin là bệnh lý
A. Có nguyên nhân chủ yếu là thuốc lá
B. Ung thư của hệ tạo huyết
C. Hay gặp ở phụ nữ
D. Hiếm gặp
10.Ý nghĩa của triệu chứng B trong bệnh U lympho không Hodgkin, chọn ý
phù hợp nhất
A. Tiên lượng bệnh
B. Chẩn đoán phân biệt
C. Một tiêu chuẩn để chẩn đoán xác định bệnh
D. Chẩn đoán giai đoạn bệnh
11.Chọn ý đúng nhất về đặc điểm của hạch trong bệnh u lympho non
Hodgkin,
A. Hạch sưng, đỏ, nóng, đau
B. Hạch tạo thành chuỗi, có tổ chức bã đậu bên trong
C. Hạch mới xuất hiện, mềm, di động

61
D. Hạch cứng chắc, không đau, có thể di động hoặc không
12.Chọn ý đúng nhất về ý nghĩa của xét nghiệm tủy đồ trong u lympho
không Hodgkin
A. Đánh giá tình trạng thiếu máu
B. Đánh giá tình trạng suy tủy do điều trị hóa chất
C. Đánh giá tình trạng phát triển của tủy xương, sự xâm lấn của tế bào ác
tính trong tủy
D. Đánh giá tình trạng di căn não
13.Chỉ điểm ung thư có giá trị trong u lympho không Hodgkin
A. β2-microglobulin, LDH
B. CEA
C. SCC
D. NSE, Pro-GRP
14.Phương pháp nào thường dùng để chẩn đoán xác định u lympho không
Hodgkin
A. Sinh thiết hạch chẩn đoán
B. Tế bào hạch chẩn đoán
C. Sinh thiết tủy xương
15.Tì bệnh nhân được chẩn đoán U lympho không Hodgkin giai đoạn IIAE,
chữ E có ý nghĩa gì
A. u lympho non Hodgkin thể nang
B. u lympho non Hodgkin bất thục sản tế bào lớn nguyên phát ở da
C. Có tổn thương ngoài hạch
D. U lympho non Hodgkin biểu hiện ở lách
16. Chẩn đoán giai đoạn u lympho không Hodgkin theo hệ thống nào sau đây
A. Giai đoạn TNM
B. Hệ thống Ann Arbor
C. Chỉ phân làm 2 giai đoạn : giai đoạn khu trú và giai đoạn lan tràn
D. Theo FIGO
17. Bệnh nhân được chẩn đoán u lympho không Hodgkin, có tổn thương
nhiều hạch ở hạch cổ và hạch bẹn, không có tổn thương cơ quan ngoài
hạch, giai đoạn bệnh của bệnh nhân là

62
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn III
D. Giai đoạn IV
18.Bệnh nhân được chẩn đoán u lympho không Hodgkin, có tổn thương hạch
vùng bẹn, tổn thương gan đa ổ, giai đoạn bệnh của bệnh nhân là
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn III
D. Giai đoạn IV
19.Bệnh nhân được chẩn đoán u lympho không Hodgkin có tổn thương duy
nhất 1 hạch cổ, giai đoạn bệnh là
A. Giai đoạn I
B. Giai đoạn II
C. Giai đoạn III
D. Giai đoạn khư trú
20. Chọn ý không phù hợp về các yếu tố giúp xác định chiến lược điều trị
cho u lympho không Hodgkin
A. Mô bệnh học
B. Giai đoạn bệnh
C. Bệnh lý phối hợp
D. Giới tính
21.Hóa trị liều cao kết hợp với ghép tế bào gốc thường áp dụng cho trường
hợp nào với bệnh u lympho không Hodgkin
A. Bệnh giai đoạn sớm
B. Bệnh giai đoạn muộn
C. Bệnh kháng với hóa trị hoặc tái phát
D. Bệnh di căn não
22. Điền vào chỗ trống trong câu sau : Giai đoạn II trong bệnh u lympho
không Hodgkin là tổn thương hai vùng hạch trở lên ở … cơ hoành.
A. Hai phía
B. Hai bên

63
C. Khác phía
D. Cùng phía
23. Sút cân bao nhiêu % trọng lượng cơ thể trong vòng 6 tháng là triệu chứng
B trong bệnh U lympho không Hodgkin
A. 5%
B. 10%
C. 20%
D. 30%
24. Điền ý thích hợp vào chỗ trống : « Điều trị u lympho không Hodgkin là
sự kết hợp đa phương thức mà chủ yếu là kết hợp … ».
A. Hóa – xạ trị
B. Hóa trị với phẫu thuật
C. Xạ trị với phẫu thuật
D. Hóa trị với điều trị đích
25.Xạ trị bổ sung sau hóa trị được chỉ định trong trường hợp
A. Bệnh nhân không dung nạp được với hóa trị
B. Vùng hạch lớn ban đầu hoặc những vùng hạch còn lại sau hóa trị
C. Tia xạ vào não sau hóa trị trong mọi trường hợp
D. Tất cả các bệnh nhân u lympho non Hodgkin đều cần xạ trị bổ sung
sau hóa trị
26. Chỉ định của xạ trị trong u lympho không Hodgkin, chọn ý không phù
hợp
A. Kết hợp với hóa trị để điều trị triệt căn với mọi giai đoạn
B. Phối hợp với hóa trị để điều trị triệt căn với u lympho non Hodgkin
giai đoạn sớm
C. Xạ trị bổ sung sau hóa trị vào vùng hạch còn lại sau hóa trị
D. Xạ trị đơn thuần cho các trường hợp chống chỉ định với hóa trị
27. Lựa chọn phương pháp điều trị chủ yếu cho Bệnh nhân U lympho không
Hodgkin giai đoạn III
A. Xạ trị
B. Hóa trị
C. Phẫu thuật

64
D. Điều trị nội tiết
28. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp điều trị chính cho
bệnh nhân u lympho không Hodgkin
A. Hóa trị
B. Hóa trị kết hợp với kháng thể đơn dòng
C. Hóa trị liều cao kết hợp ghép tế bào gốc
D. Hóa trị kết hợp với điều trị nội tiết
29.Với bệnh u lympho không Hodgkin, kết hợp với ghép tế bào gốc giúp cho
điều trị hóa trị thay đổi như thế nào để tăng cường hiệu quả điều trị
A. Hóa trị với phác đồ theo tuần
B. Hóa trị với liều cao hơn
C. Hóa trị kết hợp với xạ và liều xạ được nâng cao hơn
D. Kết hợp đươc nhiều loại hóa chất hơn
30. Hóa trị trong u lympho không Hodgkin, phác đồ với hóa chất nào sau đây
đem lại hiệu quả cao nhất
A. Có Anthracyclin
B. Có Taxane
C. Có Gemcitabine
D. Có Cisplatin

Bài 13 : Ung thư gan nguyên phát


1. Chọn ý đúng về Ung thư gan
A. Là bệnh ung thư hiếm gặp
B. Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là hút thuốc
C. Viêm gan B, C là một trong những nguyên nhân gay bệnh
D. Bệnh có tiên lượng rất tốt
2. Tại Việt Nam, ung thư gan đứng hàng thứ mấy về tỉ lệ mắc
A. Thứ nhất
B. Thứ hai
C. Thứ ba
D. Thứ tư
3. Nguyên nhân gây ra ung thư gan, chọn ý không phù hợp
65
A. Viêm gan B
B. Viêm gan C
C. Aflatoxin
D. Thuốc lá
4. Khi ung thư gan phát triển, bệnh nhân có cảm giác nặng, đau hoặc tự sờ
thấy khối ở vùng
A. Hạ sườn phải
B. Hạ sườn trái
C. Mạng sườn phải
D. Hố chậu phải
5. Ung thư gan thường hay di căn nhất đến cơ quan nào
A. Xương
B. Não
C. Phổi
D. Phúc mạc
6. Triệu chứng nào sau đây không phải dấu hiệu thường gặp của ung thư gan
A. Mệt mỏi, mất cảm giác ngon miệng, gày sút cân.
B. Đau tức hạ sườn phải
C. Vàng da, vàng mắt, phân nhạt màu, nước tiểu đậm màu.
D. Ù tai, ngạt mũi
7. Chất chỉ điểm u trong ung thư gan là
A. CEA
B. αFP
C. PSA
D. NSE
8. “Với giá trị αFP tăng cao hơn bình thường, có thể chẩn đoán chắc chắn
bệnh nhân bị ung thư gan”, câu nhận xét này đúng hay sai
A. Đúng
B. Sai
9. Vai trò của CT, MRI ổ bụng trong chẩn đoán ung thư gan, chọn ý không
phù hợp
A. Cung cấp thông tin về kích thước, số lượng khối u

66
B. Đánh giá sự xâm lấn của khối u
C. Đánh giá tình trạng huyết khối tĩnh mạch cửa
D. Đánh giá tình trạng huyết khối động mạch thận
10.Sinh thiết gan nguy cơ hay gặp là
A. Chảy máu do khối u giàu mạch máu
B. Tắc mạch
C. Huyết khối
D. Tràn khí khoang màng phổi
11. Ý nào chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư gan
A. Bằng chứng giải phẫu bệnh lý là ung thư tế bào gan nguyên phát
B. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP trên 400ng/ml
C. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP trên 200 ng/ml
D. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP tăng cao hơn
bình thường nhưng chưa đến 400 ng/ml + nhiễm virus viêm gan B
hoặc C
12. Một trong ba tiêu chuẩn chẩn đoán ung thư gan là
A. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP trên 300 ng/ml
B. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP trên 400 ng/ml
C. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + αFP trên 200 ng/ml
D. Hình ảnh điển hình trên CT hoặc MRI ổ bụng + viêm gan B hoặc
viêm gan C
13. Bệnh nhân không viêm gan, có hình ảnh ung thư gan điển hình trên CT ổ
bụng, αFP như thế nào thì chẩn đoán xác định ung thư gan
A. >200 ng/ml
B. >300 ng/ml
C. >400 ng/ml
D. >500 ng/ml
14. Xét nghiệm cận lâm sàng nào không có vai trò trong chẩn đoán xác định
ung thư gan
A. CT/MRI ổ bụng
B. αFP
C. Xạ hình xương

67
D. Giải phẫu bệnh lý u gan
15. Bệnh nhân bị viêm gan virus B, có hình ảnh ung thư gan điển hình trên
CT ổ bụng, αFP như thế nào thì chẩn đoán xác định ung thư gan
A. >100 ng/ml
B. >200 ng/ml
C. >300 ng/ml
D. Tăng cao hơn bình thường
16. Bệnh nhân có αFP 100 ng/ml, không có hình ảnh ung thư gan điển hình
trên CT scan, cần thêm ý nào sau đây để có thể chẩn đoán ung thư gan
A. Xét nghiệm tế bào học là carcinoma
B. Xét nghiệm máu có tăng men gan
C. Mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào gan
D. Viêm gan B hoặc C
17. Người bệnh có hình ảnh ung thư gan điển hình trên phim MRI, αFP
500ng/ml, cần thêm tiêu chuẩn nào sau đây để chẩn đoán ung thư gan
A. Viêm gan B hoặc C
B. Không cần thêm tiêu chuẩn gì
C. Mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào gan
D. Tăng men gan
18. Bệnh nhân có viêm gan B, có hình ảnh ung thư gan điển hình trên CT
scan, cần thêm tiêu chuẩn nào sau đây để chẩn đoán xác định ung thư gan
A. Men gan tăng cao
B. Tế bào học là ung thư biểu mô
C. Tăng Bilirubin toàn phần
D. Tăng αFP
19.Chức năng gan như thế nào có thể áp dụng phương pháp phẫu thuật cắt
gan
A. Chỉ với Child-Pugh A
B. Child-Pugh A hoặc Child-Pugh B
C. Child-Pugh C
D. Child-Pugh B hoặc C

68
20. Bệnh nhân có u gan trên CT scan, giải phẫu bệnh lý khối u là ung thư
biểu mô tế bào gan, cần thêm tiêu chuẩn nào sau đây để chẩn đoán ung
thư gan
A. αFP trên 400ng/ml
B. Không cần thêm tiêu chuẩn nào
C. Men gan tăng cao trên 400
D. Viêm gan B
21.Chọn ý phù hợp trong vai trò của xét nghiệm định lượng αFP trong ung
thư gan
A. Đánh giá giai đoạn bệnh
B. Đánh giá mức độ xơ gan
C. Đánh giá di căn một số cơ quan
D. Góp phần chẩn đoán xác định bệnh
22.Chọn ý đúng nhất về vai trò của chẩn đoán mô bệnh học trong ung thư
gan
A. Đánh giá giai đoạn bệnh
B. Nếu mô bệnh học là ung thư biểu mô tế bào gan có thể chẩn đoán xác
định mà không cần một tiêu chuẩn nào khác
C. Đánh giá mức độ xơ gan
D. Đánh giá khả năng phẫu thuật
23.Điền ý thích hợp vào chỗ trống: “Tiêm cồn qua da, đông đặc khối u bằng
vi sóng, đốt nhiệt cao tần là các phương pháp … ung thư gan, ít xâm lấn
và có thể điều trị lặp lại tương đối dễ dàng nếu u tái phát”
A. Điều trị tạm thời
B. Điều trị triệu chứng
C. Chẩn đoán giai đoạn
D. Điều trị triệt căn
24. Ý nào sau đây là phương pháp điều trị triệt căn ung thư gan
A. Phẫu thuật cắt gan
B. Sorafenib
C. TACE
D. Xạ trị tổn thương xương di căn

69
25.Ưu điểm của phương pháp ghép gan trong điều trị ung thư gan, chọn ý
không phù hợp
A. Loại bỏ hết tổn thương trong gan
B. Điều trị tình trạng xơ gan kèm theo
C. Có thể điều trị triệt căn ngay cả với giai đoạn muộn
D. Tránh được các biến chứng liên quan đến thể tích gan nhỏ còn lại sau
phẫu thuật
26.Phương pháp điều trị triệt căn tại chỗ ung thư gan nguyên phát, chọn ý
không phù hợp
A. Hóa tắc động mạch gan
B. Tiêm cồn qua da
C. Đông đặc khối u bằng vi sóng
D. Đốt nhiệt cao tần
27.Chọn ý đúng điền vào chỗ trống: “Cắt gan là phương pháp điều trị …cho
khối u gan chưa có xâm lấn mạch máu lớn”
A. Triệu chứng
B. Giảm đau
C. Triệt căn
D. Vớt vát
28.TACE chỉ định cho trường hợp nào của ung thư gan
A. Áp dụng được cho mọi giai đoạn
B. Chỉ với giai đoạn A
C. Với giai đoạn A hoặc B
D. Với giai đoạn B
29. Chọn ý không phù hợp về chỉ định của Sorafenib trong ung thư gan
A. Ung thư gan giai đoạn muộn di căn ngoài gan
B. Chil Pugh C
C. Bệnh giai đoạn trung gian có tiến triển sau điều trị TACE
D. Ung thư xâm lấn tĩnh mạch cửa
30. Chọn ý phù hợp điền vào chỗ trống: “Ghép gan là phương pháp điều trị
triệt căn cho ung thư gan giai đoạn sớm, có ưu điểm loại bỏ hết tổn

70
thương trong gan, điều trị tình trạng xơ gan kèm theo và tránh được các
biến chứng liên quan đến … sau phẫu thuật”
A. Nguy cơ chảy máu
B. Nguy cơ nhiễm trùng
C. Thể tích gan nhỏ còn lại
D. Tình trạng suy hô hấp

BÀI 14 :UNG THƯ BUỒNG TRỨNG

1. Thể mô bệnh học thường gặp nhất của ung thư buồng trứng
A. Ung thư biểu mô
B. Ung thư tế bào mầm
C. Ung thư mô đệm sinh dục
D. Tỉ lệ gặp các thể mô bệnh học là tương đương nhau
2. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp của ung thư biểu mô buồng trứng
ngoại trừ:
A. Cảm giác đầy tức bụng, bụng to lên
B. Thăm âm đạo thấy khối u vùng chậu
C. Triệu chứng rậm lông do cường nội tiết
D. Ra máu âm đạo bất thường
3. UT biểu mô buồng trứng hay gặp ở lứa tuổi nào? Chọn đáp án đúng nhất
A. Trên 65 tuổi
B. Dưới 50 tuổi
C. Tất cả các lứa tuổi
D. Độ tuổi 20
4. U tế bào mầm của buồng trứng thường gặp ở lứa tuổi nào, chọn đáp án
đúng nhất
A. Trên 65 tuổi
B. Trên 50 tuổi
C. Tất cả các lứa tuổi
D. Độ tuổi 20

71
5. Chất chỉ điểm u CA125 thường tăng cao trong ung thư buồng trứng có thể
mô bệnh học là
A. U tế bào mầm buồng trứng
B. Ung thư biểu mô buồng trứng
C. U mô đệm - dây sinh dục buồng trứng
D. Tất cả các thể trên
6. Khi khám lâm sàng bệnh nhân hướng nhiều tới UTBT tế bào mầm, có các
dấu hiệu nào sau đây?
A. U lớn ở ổ bụng, có thể có dịch cổ chướng kèm theo.
B.Bệnh nhân có thể đau bụng do u chèn ép hoặc u xoắn.
C.Bệnh nhân trẻ tuổi
D. Có thể có tất cả các dấu hiệu trên.

7. Thể mô bệnh học hay gặp nhất của ung thư biểu mô buồng trứng là, chọn
đáp án đúng nhất
A. U thanh dịch ác tính
B. Ung thư biểu mô vảy
C. Ung thư tế bào sáng
D. Ung thư hỗn hợp
8. Thể mô bệnh học không phải tế bào mầm là, chọn đáp án đúng nhất
A. U túi noãn hoàng
B. U nghịch mầm
C. U tế bào hạt buồng trứng
D. U quái ác tính

9. Các yếu tố tiên lượng u đệm-dây sinh dục buồng trứng, chọn đáp án đúng
nhất
A. Giai đoạn bệnh
B. Thể mô bệnh học
C. U còn nguyên hay đã vỡ vỏ
D. Tất cả các yếu tố trên

72
10. Về mô bệnh học, ung thư buồng trứng có 3 loại chính, trừ đáp án nào sau
đây
A. Ung thư biểu mô
B. Ung thư tế bào mầm ác tính
C. U đệm – dây sinh dục
D. U lympho không Hodgkin
11. Các yếu tố nguy cơ mắc ung thư biểu mô buồng trứng ngoại trừ
A. Có tiền sử gia đình mắc ung thư buồng trứng
B. Có mang đột biến gen BRCA1, BRCA2
C. Bản thân mắc bệnh ung thư đại trực tràng, ung thư nội mạc tử cung
D. Lạc nội mạc tử cung vào buồng trứng

12. Đặc điểm của ung thư biểu mô buồng trứng là (chọn đáp án sai)
A. Triệu chứng lâm sàng âm thầm
B. Không đặc hiệu nên đa số bệnh nhân được chẩn đoán ở giai đoạn
muộn.
C. Thường bắt đầu bằng triệu chứng rối loạn kinh nguyệt
D. Đôi khi có triệu chứng của đường tiết niệu, tiêu hóa do khối u xâm
lấn xung quanh.
13. Chỉ điểm ung thư trong ung thư buồng trứng tế bào mầm (chọn đáp án
đúng)
A. CA 125 tăng cao.
B. β HCG tăng cao
C. β HCG và Alpha FP thường cao
D. CA 125, Alpha FP thường cao
14. Giai đoạn IA theo FIGO của ung thư buồng trứng bao gồm các tiêu chuẩn
(điền vào chỗ trống):
A. U giới hạn ở một buồng trứng
B. Vỏ nguyên vẹn
C. Không có u trên bề mặt buồng trứng
D. Tế bào dịch cổ chướng, dịch rửa ổ bụng âm tính
15. Giai đoạn II theo FIGO của ung thư buồng trứng là
A. Khối u còn khu trú ở tiểu khung

73
B. Khối u khu trú ở một hay hai bên buồng trứng có phá vỡ vỏ
C. Khối u đã reo rắc ra ổ bụng nhưng di căn vi thể
D. Khối u di căn mạc nối lớn nhưng kích thước nhỏ dưới 2 cm
16. Giai đoạn III theo FIGO của ung thư buồng trứng là
A. Khối u còn khu trú ở tiểu khung
B. Khối u di căn đến gan, phổi
C. Khối u đã reo rắc ra ổ bụng ngoài khung chậu hoặc di căn hạch
vùng
D. Khối u di căn hạch thượng đòn
17. Giai đoạn IV theo FIGO của ung thư buồng trứng là
A. Khối u đã di căn phúc mạc bao gan
B. Khối u di căn hạch vùng
C. Khối u đã reo rắc ra ổ bụng ngoài khung chậu hoặc di căn hạch
vùng
D. Khối u đã di căn xa (hạch thượng đòn, gan, phổi, não…)
18. Chẩn đoán phân biệt ung thư buồng trứng với… (điền thêm vào chỗ
trống)
A. Viêm phần phụ, áp xe phần phụ
B. U lành tính buồng trứng
C. Ung thư nơi khác di căn đến buồng trứng
D. Ung thư tử cung, đại trực tràng xâm lấn buồng trứng

19. Phác đồ hóa chất được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bổ trợ ung thư biểu
mô buồng trứng
A. Paclitaxel + carboplatin
B. Gemcitabine + carboplatin
C. Lipodoxorubicin + carboplatin
D. Topotecan + cisplatin
20. Phác đồ hóa chất được ưu tiên lựa chọn trong điều trị bổ trợ ung thư tế
bào mầm buồng trứng
A. Paclitaxel + carboplatin
B. BEP
C. Gemcitabin + carboplatin
74
D. Cisplatin đơn thuần
21. Thời gian sống thêm 5 năm UTBM buồng trứng ước lượng theo giai đoạn
III là (Điền vào chỗ trống)
A. 70%
B. 45%
C. 20%
D. 5%
22. Điều trị ung thư buồng trứng tái phát, chọn đáp án đúng nhất
A. Chủ yếu là phẫu thuật
B. Vai trò quan trọng của phẫu thuật và hoá chất
C. Vai trò quan trọng của tia xạ
D. Vai trò quan trọng của điều trị nội tiết
23. Khi nghi ngờ một bệnh nhân bị ung thư buồng trứng qua khám lâm
sàng, các xét nghiệm cần chỉ định gồm (chọn đáp án sai)
A. Siêu âm ổ bụng hoặc siêu âm đầu do âm đạo
B.Chụp cắt lớp ổ bụng
C.Chụp PET/CT
D. Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư trong máu (CA125, betacHCG,
AFP..)
E. Chọc hút dịch ổ bụng làm tế bào (nếu có dịch ổ bụng)
24. Điều trị ung thư buồng trứng có đặc điểm (chọn đáp án sai)
A. Phẫu thuật đóng vai trò quan trọng nhất
B. Phẫu thuật cho giai đoạn sớm là đủ
C. Hoá chất được chỉ định cho tất cả các bệnh nhân giai đoạn II
D. Xạ trị ít có vai trò trong điều trị

25. U mô đệm sinh dục thường gặp ở lứa tuổi............... (điền vào chỗ
trống)
A. Trên 65 tuổi
B. Dưới 50 tuổi
C. (Tất cả các lứa tuổi)
D. Độ tuổi 20
26. Phương pháp chẩn đoán ban đầu trong ung thư buồng trứng là (chọn
phương án sai)
75
A. Siêu âm ổ bụng
B. Xét nghiệm chất chỉ điểm ung thư trong máu
C. Chụp cắt lớp vi tính tiểu khung
D. Phẫu thuật thăm dò ổ bụng và sinh thiết
27. Khi nghi ngờ một bệnh nhân bị ung thư buồng trứng qua hỏi bệnh
cần................................................................: (Điền vào chỗ trống)
A. Khám bụng xác định khối u, dịch ổ bụng
B.Thăm âm đạo, trực tràng kết hợp khám bụng
C.Khám toàn trạng xác định tình trạng toàn thân, hạch ngoại vi
D. Khám hệ thần kinh
28. Khi nghi ngờ một bệnh nhân bị ung thư buồng trứng (chọn đáp án sai)
A. Có thể mổ nội soi lấy u để làm giải phẫu bệnh thường quy
B.Có thể mở bụng thăm dò, lấy u sinh thiết tức thì
C.Xét nghiệm các chất chỉ điểm ung thư trong máu giúp cho chẩn đoán
D. Chụp cắt lớp hoặc cộng hưởng từ tiểu khung giúp cho chẩn đoán
29. Phẫu thuật ung thư buồng trứng đạt tối ưu khi, chọn đáp án đúng nhất
A. Để lại u có thể tích ≤ 3 cm
B. Để lại u có thể tích ≤ 2 cm
C. Để lại u có thể tích ≤ 1 cm
D. Không còn u trên đại thể
30. Hóa chất bổ trợ trong ung thư biểu mô được áp dụng cho (chọn đáp án
đúng nhất)
A. Tất cả các bệnh nhân
B. Bệnh nhân giai đoạn muộn III, IV
C. Bệnh nhân giai đoạn II trở đi và bệnh nhân giai đoạn I có nguy cơ
cao
D. Bệnh nhân giai đoạn IC trở đi và bệnh nhân giai đoạn I khác có yếu
tố nguy cơ cao

BÀI 15 :BÀI UNG THƯ CỔ TỬ CUNG


1. Các biện pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung bao gồm (chọn
ý sai)
A. Khám phụ khoa

76
B. Sinh thiết u cổ tử cung
C. Xét nghiệm tế bào âm đạo cổ tử cung
D. Soi cổ tử cung
2. Ung thư cổ tử cung giai đoạn sớm có đặc điểm, chọn đáp án đúng nhất
A. Thường không có dấu hiệu lâm sàng, đôi khi chỉ có hình ảnh loét
nông qua soi cổ tử cung
B. Ra khí hư mùi hôi thối lẫn chất hoại tử
C. Đau tiểu khung
D. Phù chân
3. Các triệu chứng hay gặp của ung thư cổ tử cung bao gồm, chọn đáp án
đúng nhất:
A. Ra máu âm đạo bất thường
B. Ra dịch hôi âm đạo
C. Đau tiểu khung
D. Tất cả các ý trên
4. Các triệu chứng hay gặp của ung thư cổ tử cung bao gồm, chọn đáp án
đúng nhất:
A. Ra máu âm đạo bất thường
B. Ra dịch hôi âm đạo
C. Đau tiểu khung
D. Tất cả các ý trên
5. Các xét nghiệm giúp chẩn đoán giai đoạn ung thư cổ tử cung bao gồm
(chọn phương án sai)
A. Sinh thiết khối u làm giải phẫu bệnh
B. Chụp MRI tiểu khung
C. Siêu âm ổ bụng
D. Chụp x – quang phổi
6. Xét nghiệm quan trọng thường được chỉ định xác định mức độ xâm lấn
của khối u cổ tử cung tới tổ chức xung quanh
A. Thăm trực tràng, âm đạo
B. Nội soi đại trực tràng
C. Chụp MRI tiểu khung

77
D. Chụp x quang phổi
7. Chẩn đoán phân biệt ung thư cổ tử cung với (chọn phương án sai)
A. U cơ trơn tử cung
B. Viêm loét lành tính cổ tử cung
C. Ung thư thân tử cung,buồng trứng xâm lấn cổ tử cung
D. Ung thư đại trực tràng xâm lấn cổ tử cung
8. Phương pháp lâm sàng xác định mức độ xâm lấn của khối u cổ tử cung
với tổ chức xung quanh, chọn đáp án đúng nhất
A. Soi cổ tử cung
B. Khám cổ tử cung bằng mỏ vịt
C. Khám bụng tìm dịch ổ bụng
D. Thăm âm đạo, trực tràng kết hợp với khám bụng
9. Gía trị của phương pháp soi cổ tử cung (chọn phương án sai)
A. Là một phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư CTC
B. Chẩn đoán xác định ung thư cổ tử cung
C. Phóng đại 10-20 lần cho phép xác định tổn thương chuyển đổi bất
thường
D. Dễ áp dụng ở cộng đồng

10. Khi thăm khám cổ tử cung phát hiện ra khối u cổ tử cung, phương pháp
chẩn đoán xác định quan trọng nhất là
A. Làm tế bào học vị trí khối u
B. Bấm sinh thiết tổn thương làm giải phẫu bệnh
C. Chụp MRI tiểu khung xác định mức độ xâm lấn của khối u
D. Siêu âm đầu dò âm đạo
11. Gía trị của phương pháp làm tế bào âm đạo cổ tử cung (chọn phương án
sai)
A. Là một phương pháp sàng lọc phát hiện sớm ung thư CTC
B. Giúp định hướng chẩn đoán ung thư cổ tử cung
C. Khi kết quả đã dương tính không cần thiết làm mô bệnh học chẩn
đoán xác định
D. Dễ áp dụng ở cộng đồng

78
12. Tổn thương thường quan sát được qua thăm khám mỏ vịt ở ung thư cổ tử
cung giai đoạn tiến triển, chọn đáp án đúng nhất
A. Không đặc hiệu
B. Tổn thương u sùi, loét, dễ chảy máu
C. Tổn thương xâm lấn dây chằng xung quanh
D. Tổn thương xâm lấn trực tràng
13. Thể mô bệnh học nào không phải của ung thư cổ tử cung
A. Ung thư biểu mô vảy
B. Ung thư biểu mô tuyến
C. U thần kinh nội tiết
D. Ung thư thể ống xâm nhập
14. Trong chẩn đoán phân biệt ung thư cổ tử cung với khối u xung quanh xâm
lấn cổ tử cung, các xét nghiệm có thể cần thiết phải chỉ định khi lâm sàng có
nghi ngờ (chọn phương án sai)
A. Siêu âm ổ bụng
B. Soi đại trực tràng
C. Soi bàng quang
D. Sinh thiết tổn thương u
15. Bệnh nhân ung thư ở tử cung có khối u 2 cm chưa xâm lấn túi cùng, chưa
có di căn hạch, chưa di căn xa được xếp giai đoạn FIGO (điền vào chỗ trống)
A. Giai đoạn IA
B. Giai đoạn ....(IB)
C. Giai đoạn IIA
D. Giai đoạn IIB
16. Bệnh nhân ung thư ở tử cung có di căn hạch chủ bụng, chưa di căn các
tạng khác được xếp giai đoạn FIGO......................... (điền vào chỗ trống)
A. Giai đoạn IIIA
B. Giai đoạn IIIB
C. Giai đoạn.....(IVA)
D. Giai đoạn IVB

79
17. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung không quan sát được khối u trên đại thể
nhưng sinh thiết có ung thư biểu mô xâm nhập trên vi thể xếp giai đoạn
FIGO.................................... (điền vào chỗ trống)
A. Ung thư tại chỗ
B. .....(Ung thư giai đoạn IA)
C. Ung thư giai đoạn IB
D. Ung thư giai đoạn II
18. Phương pháp điều trị chính trong ung thư CTC giai đoạn IIB đến IIIB
A. Phẫu thuật Wertheim
B. Tia xạ đơn thuần
C. Hóa chất đơn thuần
D. Hóa xạ đồng thời
19. Hoá chất được sử dụng rộng rãi trong hoá xạ trị đồng thời ung thư cổ tử
cung là, Chọn đáp án đúng nhất
A. Paclitaxel
B. Cisplatin
C. Vinorelbin
D. Topotecan
20. Liều hoá chất được sử dụng trong hoá xạ đồng thời ung thư cổ tử cung,
chọn đáp án đúng nhất
A. 40mg/m2 trong 5 tuần
B. 40 mg/m2 trong 7 tuần
C. 50 mg/m2 trong 5 tuần
D. 50 mg/m2 trong 7 tuần
21. Hóa chất điều trị trong ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn (chọn phương
án sai)
A. Doxorubicin
B. 5FU
C. Paclitaxel
D. Irinotecan
22. Tiên lượng ung thư cổ tử cung (chọn phương án sai)
A. Bệnh tiến triển chậm tại chỗ tại vùng là chính

80
B. Tiến triển rất nhanh, đa số bệnh nhân tử vong trong 5 năm đầu
C. Tỉ lệ sống 5 năm tất cả các giai đoạn khoảng 72%
D. Tỉ lệ sống 5 năm giai đoạn sớm khoảng 92%
23. Thời gian sống thêm 5 năm của ung thư cổ tử cung giai đoạn II, Chọn
đáp án đúng nhất
A. 80-90%
B. 50-60%
C. 25-35
D. 15%
24. Khi nghi ngờ một bệnh nhân ung thư cổ tử cung qua hỏi bệnh, cần thiết
phải làm gì tiếp theo (chọn đáp án sai)
A. Soi cổ tử cung
B. Làm tế bào âm đạo- cổ tử cung
C. Kết hợp soi cổ tử cung và sinh thiết tổn thương
D. Khoét chóp cổ tử cung để chẩn đoán mô bệnh học

25. Ung thư cổ tử cung giai đoạn muộn có đặc


điểm......................................................................... (điền vào chỗ trống)
A. Đau tiểu khung
B. Phù chân
C. Triệu chứng của đường tiêu hoá tiết niệu do u xâm lấn xung quanh
D. Ra máu âm đạo bất thường
26. Điều trị ung thư cổ tử cung (chọn đáp án đúng nhất)
A. Phẫu thuật hiện nay ít có vai trò
B. Tia xạ hiện nay ít có vai trò
C. Hoá trị đóng vai trò chính
D. Có thể phẫu thuật triệt căn, xạ triệt căn hoặc hoá xạ trị triệt căn tùy
giai đoạn
27. Điều trị ung thư tử cung giai đoạn 0, chọn đáp án đúng nhất
A. Buộc phải cắt tử cung trong tất cả các trường hợp
B. Buộc phải cắt cổ tử cung trong tất cá các trường hợp

81
C. Có thể khoét chóp cổ tử cung và theo dõi sát nếu bệnh nhân còn
nhu cầu sinh sản
D. Khoét chóp cổ tử cung cho tất cả các trường hợp
28. Bệnh nhân giai đoạn 0, còn trẻ, nhu cầu có con, phương pháp điều trị
nào là chuẩn, chọn đáp án đúng nhất
A. Khoét chóp CTC và theo dõi sát
B. Tia xạ
C. Hóa chất đơn thuần
D. Hóa xạ đồng thời
29. Bệnh nhân ung thư cổ tử cung giai đoạn I có thể cân nhắc bảo tồn cổ tử
cung trong trường hợp nào sau đây
A. Không có chỉ định bảo tồn
B. Giai đoạn IA1 và bệnh nhân còn nhu cầu sinh sản
C. Tất cả các bệnh nhân giai đoạn I còn nhu cầu sinh sản
D. Khối u cổ tử cung ≤ 4cm
30. Điều trị ung thư cổ tử cung giai đoạn IB, chọn đáp án đúng nhất
A. Phẫu thuật cho tất cả các trường hợp
B. Có thể phẫu thuật triệt căn, hoá xạ trị triệt căn hoặc hoá xạ trị rồi
phẫu thuật
C. Tia xạ triệt căn tất cả các trường hợp
D. Điều trị hoá chất là chủ yếu

82

You might also like