You are on page 1of 3

1.

Năm 2022, nhiều dự án đầu tư vào Việt Nam được tăng vốn [1]
- Samsung Electro-mechains VietNam (Thái Nguyên) tăng vốn 2 lần, lần thứ nhất 920 triệu
USD và 257 triệu USD trong lần thứ hai.
- Công ty TNHH điện tử Samsung HCMC CE Complex tăng vốn lên trên 841 triệu USD.
- Dự án Samsung tại Thành phố Hồ Chí Minh -SEHC được cấp chứng nhận 9/2021 với số
vốn là 1,4 tỷ USD lúc đầu và tăng thêm 841 triệu USD

Năm 2022, nhiều tập đoàn công nghệ đã lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc để tránh bị tổn thương từ
cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung trong đó có Samsung. Samsung đã đầu tư dây chuyền sản xuất mới tại
Việt Nam.

Tính đến cuối năm 2022, dòng vốn FDI mà Samsung đổ vào Việt Nam đã vượt ngưỡng 20 tỷ USD. Việt
Nam đã trở thành tâm điểm của nghành bán dẫn khi Samsung tuyên bố vốn đầu tư vào kế hoạch sản
xuất linh kiện bán dẫn.

2. Năm 2023

“Việt Nam khởi đầu năm 2023 với dòng vốn FDI mới khả quan là 1,5 tỷ USD từ Samsung”[2].Tuy nhiên so
với tình hình chính trị thế giới, cuộc xung đột giữa Nga- Ukraine đã tác động gián tiếp lên ngành sản xuất
điện thoại và kinh kiện điện tử tại Việt Nam qua Samsung. Bởi Việt Nam chính là cứ điểm sản xuất lớn
nhất trên thế giới về lắp ráp điện thoại thông minh của Samsung với tỷ trọng khoảng 80% tổng số điện
thoại thông minh của Samsung phát hành trên toàn thế giới. Trong khi đó, theo chính trị, Hàn Quốc là
đồng minh của Mỹ nên phỉa tuân thủ chặt chẽ Quy định về Sản phẩm trực tiếp nước ngoài (FDPR) là biện
pháp hạn chế xuất khẩu toàn diện đối với Nga do Mỹ áp đặt có nghĩa là nếu Samsung muốn xuất khẩu
điện thoại qua Nga thì phỉa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ cho phép.

Năm 2021, Samsung đã bán ra 30 triệu Smartphone tại Nga, gồm 30% thị phần và đứng đầu thị trường,
do đó nếu bị hạn chế FDPR, Samsung sẽ mất lợi thế ở thị trường này kéo theo đó là sự ảnh hưởng đến
chuỗi sản xuất tại Việt Nam.

Ảnh hưởng của tập đoàn Samsung đến nền kinh tế Việt Nam

Qua phân tích và số liệu 4 năm 2021-2023, ta đã thấy được tầm ảnh hưởng của tập đoàn Samsung đến
nền kinh tế Việt Nam.

Đến hiện tại, Samsung là nhà đầu tư nước ngoài lớn nhất vào Việt Nam. Qua đó, Samsung tiếp tục đóng
góp nhiều hơn nữa cho kinh tế - xã hội Việt Nam, đặc biệt trong thúc đẩy xuất khẩu, tái cơ cấu sản xuất,
giải quyết việc làm… Không chỉ tác động rõ nét trên bình diện cả nước, sự xuất hiện của Samsung cũng
đã làm thay đổi cục diện trong cơ cấu hoạt động xuất nhập khẩu của các địa phương nước ta. Theo bà
Nguyễn Thị Thanh Hảo-Trưởng Phòng quản lý xuất nhập khẩu và Hội nhập kinh tế quốc tế (Sở Công
Thương Thái Nguyên), sự lên ngôi ngoạn mục trong hoạt động xuất khẩu của Thái Nguyên những năm
gần đây chính là nhờ hiệu quả trong hoạt động đầu tư của Tập đoàn Samsung.

Quan trọng nhất, Samsung còn là đầu tàu xuất khẩu của Việt Nam. Thực tế, chỉ cần nhìn vào hoạt động
xuất nhập khẩu của Tập đoàn Samsung liên quan đến 2 lĩnh vực chủ đạo là điện thoại và máy vi tính (máy
tính bảng-PV) cũng có thể thấy được cơ bản vai trò chủ đạo của DN này đối với hoạt động xuất khẩu của
nước ta.
Hệ lụy nếu Samsung rút khỏi Việt Nam.

Có thể thấy được, Samsung là tập đoàn có sự ảnh hưởng sâu sắt đến nền kinh tế Việt Nam, vậy nếu như
Samsung rút khỏi Việt Nam thì nền kinh tế Việt Nam sẽ ra sao?

Đầu tiên đó chính là vấn đề thất nghiệp. Nếu hàng loạt nhà máy Samsung rút khỏi Việt Nam, tương
đương với việc sẽ có hàng nghìn công nhân đang có việc bỗng trở nên thất nghiệp. Hàng nghìn công
nhân thất nghiệp như vậy, họ không có công ăn việc làm thì bất ổn xã hội là điều không xa.

Thứ 2 chính là kinh tế của Việt Nam. Theo bộ công bộ Công Thương Việt Nam, Samsung chiến đến 20%
tổng GDP Việt Nam và có dấu hiệu tiếp tục tăng, điều đó có nghĩa là giá trị sản phẩm làm ra ở lãnh thổ
Việt Nam rất nhỏ trong tổng GDP được tính toán. Vậy nếu tập đoàn này hoàn toàn rút khỏi Việt Nam thì
không những GDP bị giảm xuống đáng kể mà cả nên kinh tế Việt Nam cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Một
ví dụ điển hình cho thấy, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam phụ thuộc vào DN FDI thể hiện ở vụ việc
Samsung thu hồi sản phẩm Galaxy Note 7 do sự cố pin bị cháy nổ vào năm 2017. Chỉ một sự cố với sản
phẩm vừa ra mắt của Samsung đã khiến ngành công nghiệp - xây dựng tụt giảm.

“Việc Samsung thu hồi sản phẩm, không chỉ ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu của Việt Nam mà còn khiến
GDP giảm. Điều này phơi bày thực tế là nền kinh tế Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào DN FDI. Khi
Samsung hắt hơi, nền kinh tế Việt Nam cảm sụt sùi”, chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn đánh giá.[3]

 Thực tế, xuất khẩu của Việt Nam vẫn còn đang phụ thuộc nhiều vào khu vực doanh nghiệp đầu
tư trực tiếp nước ngoài, đặc biệt là ‘ông lớn’ Samsung. Ta có thể nói, Samsung đang gián tiếp chi
phối nền kinh tế Việt Nam

[1] PGS.TS. Phạm Thị Thanh Bình – 15/03/2023: https://tapchinganhang.gov.vn/thu-hut-


fdi-cua-viet-nam-nam-2022-va-trien-vong.htm
[2] Đỗ Thị Thúy Hương, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – 04/03/2023:
https://www.baogiaothong.vn/xung-dot-nga-ukraine-lo-tac-dong-tu-ong-lon-samsung-
d544456.html
[3] Chuyên gia kinh tế Đỗ Thiên Anh Tuấn– 05/09/2019: https://vietnambiz.vn/gdp-viet-nam-
phu-thuoc-nhieu-vao-doanh-nghiep-fdi-20190905070727429.htm

You might also like