You are on page 1of 105

Dược học

cổ truyền
DS. Lê Kim Phụng

DƯỢC HỌC
CỔ TRUYỀN

NHÀ XUẤT BẢN THANH HOÁ


MỤC LỤC

Lời nói đầu . ................................................................................................ 7

DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN


Mục tiêu học tập ........................................................................................... 10
Sách giáo khoa và tài liệu tham khảo .......................................................... 10
Nội dung.......................................................................................................... 11
yy Bài 1 Dược học cổ truyền và cách phân loại.................................13
yy Bài 2 Tính năng của thuốc............................................................. 23
yy Bài 3 Học thuyết Âm Dương.......................................................... 27
yy Bài 4 Học thuyết ngũ hành............................................................ 34
yy Bài 5 Học thuyết tạng phủ............................................................. 39
yy Bài 6 Tương tác thuốc trong y học cổ truyền............................... 44
yy Bài 7 Khái quát về bệnh chứng và trị liệu.....................................46
yy Bài 8 Kỹ thuật bào chế đông dược................................................ 58
yy Bài 9 Thuốc phiến...........................................................................66
yy Bài 10 Thuốc giải biểu ..................................................................... 72
yy Bài 11 Thuốc khu phong trừ thấp....................................................82
yy Bài 12 Thuốc thanh nhiệt.................................................................90
yy Bài 13 Thuốc lý huyết.................................................................... 103
yy Bài 14 Thuốc hóa đờm-chỉ khái-bình suyễn.................................113
yy Bài 15 Thuốc bổ...............................................................................121
yy Bài 16 Thuốc bình can tức phong, an thần, khai khiếu................ 138
yy Bài 17 Thuốc lý khí......................................................................... 149
yy Bài 18 Thuốc lợi thủy thẩm thấp....................................................157
yy Bài 19 Thuốc khử hàn..................................................................... 164
yy Bài 20 Thuốc tả hạ...........................................................................171
yy Bài 21 Thuốc tiêu đạo - cố sáp...................................................... 178
yy Bài 22 Thu hái, phơi sấy, bảo quản dược liệu............................... 186

Những bài thuốc cổ phương........................................................................ 190


Danh mục các vị thuốc................................................................................205

5
Lời nói đầu

G iáo trình này được biên soạn cho sinh viên Dược Đại học, nhằm giúp các em có nhận
thức đúng đắn về việc sử dụng cây cỏ trong thiên nhiên.
Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta là “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”. Vì vậy việc
khuyến khích người dân sử dụng cây cỏ thiên nhiên để phòng và chữa bệnh đang dần dần
từng bước được nâng cao. Sự phát triển của nền Y học cổ truyền Việt Nam cũng tạo ra
được nét đặc thù của dân tộc Việt Nam và nhất quán với câu nói của tiền nhân Tuệ Tĩnh:
“Nam dược trị Nam nhân.”
Chính nhờ vào nền Y dược học cổ truyền đặc thù của Việt Nam có nhiều loại cây thuốc
quý, nhiều bài thuốc hay và nhiều kinh nghiệm chữa bệnh trong dân gian trải qua thực tiễn
hàng ngàn năm đến nay vẫn còn nguyên giá trị chữa bệnh, cứu người. Tuy nhiên, dù là cây cỏ
từ thiên nhiên nhưng đã gọi là thuốc thì khi dùng cần phải tuân thủ 5 điều “ĐÚNG” sau đây:
yy Đúng thầy, người bệnh cần chọn đúng thầy thuốc chuyên khoa để được cho toa thuốc
hợp lý, tránh tự ý đi mua và sử dụng. Ngoài ra trong thành phần hoạt chất của cây cỏ
có những nhóm chất có tác dụng rất mạnh mà người dùng không đúng cách sẽ dẫn đến
những tai hại khó lường.
yy Đúng bệnh, do bệnh lý của mỗi người mỗi khác vì vậy không nên nghe truyền miệng
từ người khác mà đem thuốc đó áp dụng lên bản thân mình. Đôi khi bị những phản ứng
phụ xảy ra do sự tương tác thuốc.
yy Đúng thuốc để tránh việc mua nhầm các vị thuốc khác, vì hiện nay chưa ai có thể kiểm
tra được tất cả các mặt hàng thuốc Đông Nam dược trôi nổi trên thị trường. Nên mua ở
những nơi đảm bảo uy tín chất lượng để tránh thuốc giả mạo.
yy Đúng cách bào chế vì thuốc Nam khác với thuốc tây nhờ các quy trình sao tẩm chế biến
để thuốc phát huy hết công năng chủ trị và giảm bớt các tác dụng phụ độc hại. Cần hướng
dẫn rõ để người bệnh sắc thuốc sao cho đúng để lấy được hết hoạt chất trong bài thuốc.
yy Đúng liều, chỉ dùng thuốc khi cần thiết, hết bệnh thì ngưng, không nên kéo dài hoặc tự
ý tăng liều vì có những cây cỏ tuy không độc nhưng việc lạm dụng thuốc hoặc dùng sai
liều có thể dẫn đến những tác hại khôn lường.
Mong sao các Dược sĩ tương lai của chúng ta sau này sẽ là những người nắm vững các
nguyên lý trên và giỏi chuyên môn để góp phần xây dựng một nền y học cổ truyền Việt
Nam tiên tiến và hiện đại.
Dược sỹ LÊ KIM PHỤNG

7
Dược học
cổ truyền
MỤC TIÊU HỌC TẬP SÁCH GIÁO KHOA
VÀ TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sau khi học xong, người sinh viên phải
1. Trình bày được những lý luận, ý nghĩa của các học thuyết trong YHCT và có thể 1. GS. Hoàng Bảo Châu Lý luận cơ bản Y học cổ truyền, NXB Y học, 1995.
ứng dụng vào cách chế biến và sử dụng thuốc trong điều trị. 2. GS. Bùi Chí Hiếu Dược lý trị liệu thuốc Nam, NXB Đồng Tháp, 1994.
2. Trình bày được mục đích, ý nghĩa và các phương pháp chế biến thuốc Y học 3. GS. Trần Văn Kỳ Dược học cổ truyền, NXB Tp HCM, 1995.
cổ truyền.
4. GS. Trần Văn Kỳ Những bài thuốc cổ phương, NXB Tp HCM, 1997.
3. Trình bày được nội dung cơ bản của 120 vị thuốc trong các nhóm thuốc được phân
5. GS. Đỗ Tất Lợi Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, NXB Khoa học Kỹ
loại theo YHCT.
thuật, 1977.
6. Bài giảng Đông y, Trường Đại học Y khoa Hà Nội, NXB Y học, 1978.

7. Bài giảng Dược học cổ truyền, Đại học Dược Hà Nội.

8. Hải Thượng Y Tôn Tâm Lĩnh, NXB Y học, 1995.

9. Tuệ Tĩnh Toàn tập, Hội YHCT Tp HCM, 1995.

10. Bài giảng Y học cổ truyền, Đại học Y Hà Nội, 1995.

11. Lê Kim Phụng, Giáo trình dược liệu Chuyên khoa YHCT, 1996, Khoa YHCT,
ĐHYD, Tp HCM.
12. Đặng Thị Hồng Vân - Kỹ thuật bào chế các dạng thuốc. Tập III. Nxb Y học, Hà
Nội, 1978.
13. Đặng Đức Đoàn - Hướng dẫn chế biến và bào chế thuốc Nam. Nxb Y học, Tp.HCM,
1979.

10 11
Bài 1

DƯỢC HỌC CỔ TRUYỀN


VÀ CÁCH PHÂN LOẠI

T huốc cổ truyền là những vị thuốc sống hoặc chín, hoặc là chế phẩm thuốc được phối
ngũ lập phương và bào chế theo phương pháp của YHCT từ một hay nhiều vị thuốc
có nguồn gốc thực vật, động vật, khoáng vật, có tác dụng trị bệnh hoặc có lợi cho sức
khỏe con người.
Một số khái niệm có liên quan đến thuốc cổ truyền:
yy Cổ phương: là bài thuốc được sử dụng đúng như sách cổ (cũ) về số vị thuốc trong
bài, khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng và chỉ định của thuốc.
yy Cổ phương gia giảm: là bài thuốc có cấu trúc khác với cổ phương về số vị thuốc,
khối lượng từng vị, cách chế biến, cách dùng, liều dùng theo biện chứng của thầy
thuốc, trong đó cổ phương vẫn là cơ bản (hạch tâm).
yy Thuốc gia truyền: là những môn thuốc, bài thuốc dùng trị một chứng bệnh nhất định
có hiệu quả và nổi tiếng trong một vùng, một địa phương, được sản xuất lưu truyền
lâu đời trong gia đình.
yy Tân phương (thuốc cổ truyền mới): là thuốc có cấu trúc khác hoàn toàn với cổ
phương về số vị thuốc, khối lượng từng vị, dạng thuốc, cách dùng, chỉ định. Các bài
thuốc tân phương thay đổi tùy theo thế bệnh và tùy theo từng lương y.
Việc sử dụng dược liệu trong thiên nhiên đã có nhiều kinh nghiệm tích lũy từ đời này
sang đời khác, tuy nhiên việc phân loại thì thường được dựa vào những quy luật chung, và
ngày nay đang dần dần được chứng minh bằng những thực tiễn có tính khoa học. Điểm qua
các cách phân loại đó, ta có thể thấy có mấy cách sau đây:
1. Phân theo học thuyết Âm Dương

2. Phân theo học thuyết Ngũ hành.

3. Phân theo Bát cương.

4. Phân theo nhóm hoạt chất thiên nhiên.

13
Dược
học
5. Phân theo Dược lý trị liệu. III. PHÂN LOẠI THEO BÁT PHÁP cổ
truyền
6. Một số cách phân loại khác.
Thuốc được sử dụng theo 8 cách trị bệnh gọi là Bát pháp.

I. PHÂN THEO HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG 1. Thuốc hàn có tác dụng giải biểu gồm có

yy Thuốc tân ôn giải biểu để trị chứng phong hàn như Quế chi, Sinh khương, Tía tô,
Theo thuyết âm dương, thuốc được chia thành
Kinh giới, Ma hoàng, Bạch chỉ.
Âm dược: có tính trầm, giáng, mát, lạnh, chua, đắng để trị dương chứng.
yy Thuốc tân lương giải biểu để trị chứng phong nhiệt như Cát căn, Bạc hà, Lá dâu,
Dương dược: có tính phù, thăng, nóng, ấm, nhạt, cay, ngọt, phát tán để trị âm chứng. Cúc hoa, Bèo cái, Cối xay, Sài hồ.
2. Thuốc thanh có tác dụng làm mát cơ thể mỗi khi có chứng sốt do viêm nhiễm,
II. PHÂN THEO HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
gồm có:
yy Thanh nhiệt tả hỏa trị các chứng sốt cao đột ngột, viêm cấp tính như Thạch cao,
Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy
Chi tử, Lá tre.
Màu sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Mùi vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn yy Thanh nhiệt giải độc trị các chứng sốt lâu ngày như Kim ngân, Bồ công anh, Sài
Tác dụng lên ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận đất, Nhân trần, Hoàng bá, Hoàng liên.
Tác dụng lên lục phủ Đởm Tiểu trường- Vị Đại trường Bàng quang yy Thanh nhiệt lương huyết dùng trong các chứng sốt khô môi, miệng, mất nước như
tam tiêu
Sinh địa, Huyền sâm, Rau má, Mạch môn.

Theo bảng trên đây, sự phân loại các vị thuốc được giải thích như sau: 3. Thuốc ôn được dùng trong các chứng lạnh như

a. Về màu sắc của cây thuốc, người ta cho rằng, những vị thuốc có màu xanh đi vào yy Lạnh ở tỳ, vị làm cho buồn nôn, đầy hơi, dùng thuốc ôn trung như Can khương,
can, màu đỏ trị huyết, màu vàng trị tiêu hóa, màu trắng trị phổi, màu đen trị thận… Ngải cứu, Riềng…
Tuy nhiên có khi đúng và cũng có khi không đúng. yy Lạnh do suy sụp tuần hoàn, choáng, dùng thuốc hồi dương cứu nghịch như Phụ tử,
b. Về mùi vị của cây thuốc, gồm có Nhục quế.
yy Vị cay (tân) có tác dụng chữa các bệnh phần biểu, làm ra mồ hôi, chữa khí huyết 4. Thuốc tiêu được sử dụng trong các chứng có cục hòn nổi lên khác thường. Đó là
ngưng trệ, làm tán phong hàn (Kinh giới, Tía tô), làm giảm đau, chống co thắt, làm những loại thuốc tiêu viêm, tiêu ứ, hoạt huyết như Đan sâm, Tô mộc, Uất kim,
họat huyết, tiêu ứ (Xuyên khung, Bạch chỉ). Hồng hoa, Nga truật. Thuốc tiêu đạo hóa tích như Sơn tra, Mạch nha, Thần khúc để
yy Vị ngọt (cam) có tác dụng bổ dưỡng để chữa các chứng hư (Thục địa, Mạch môn), chữa các chứng rối loạn tiêu hóa gây đầy hơi, lên men ở ruột non, ruột già.
làm giảm độc tính của thuốc hay giải độc cơ thể (Cam thảo), hòa hoãn cơn đau như 5. Thuốc thổ là những thuốc làm cho nôn mửa để tống tháo các chất trong dạ dày và
đau dạ dày (Mạch nha, Mật ong). còn có tác dụng trục đờm ứ đọng trong phế quản như muối, Phèn xanh…
yy Vị đắng (khổ) có tác dụng chỉ tả và táo thấp (làm giảm tiết xuất) dùng trong các chứng
6. Thuốc hạ được sử dụng trong các chứng táo, bón để tẩy xổ như Đại hoàng, Mang
thấp nhiệt (nhiễm trùng đường tiêu hóa) như Hoàng đằng, Vàng đắng, Hoàng liên.
tiêu, Lô hội, Chút chít, Muồng trâu, Vỏ đại.
yy Vị chua (toan) có tác dụng thu liễm, cố sáp để chữa các chứng ra mồ hôi, di tinh,
tiêu chảy (Phèn chua, Kim anh), làm liễm mồ hôi, cố tinh, sáp niệu (Kha tử). Ngũ 7. Thuốc hòa được sử dụng để điều hòa nóng rét, thường gặp trong sốt rét lâu ngày

bội tử chữa tiêu chảy lâu ngày, sa trực tràng, Ô mai chữa đau họng, ho. hoặc viêm các đường gan mật dai dẳng, gồm các vị như Sài hồ, Lá chanh, Trần bì,
Đại táo.
yy Vị mặn (hàm) làm mềm các chất ứ đọng, táo kết ở ruột như Mang tiêu, muối làm
tẩy xổ. 8. Thuốc bổ được sử dụng để bồi bổ cơ thể suy yếu. Có 2 loại thuốc bổ
yy Vị đạm (không vị) như Ý dĩ, Hoạt thạch có tác dụng lợi niệu. yy Bổ khí dùng những lọai thuốc như Nhân sâm, Đảng sâm, Bố chính sâm, Hoài

14 15
Dược Dược
học học
cổ sơn, Cam thảo chữa các chứng suy yếu về mặt hoạt động của cơ thể để tạo ra 10. Những cây có chứa vitamin thường được sử dụng làm thuốc bồi bổ cơ thể như Mật cổ
truyền năng lượng. ong, Long nhãn, Mơ.
truyền
yy Bổ huyết dùng những loại như Thục địa, Đương qui, Hà thủ ô, Tử hà sa, Tang thầm,
V. PHÂN THEO DƯỢC LÝ TRỊ LIỆU
Long nhãn là những thuốc mang lại khả năng dinh dưỡng và hấp thu cho cơ thể bị
suy yếu. Do GS. Bùi Chí Hiếu chủ biên. Đây là cách phân chia căn cứ theo tính dược, theo kinh
nghiệm y học cổ truyền đã được phần nào xác minh trên cơ sở khoa học về dược lý, hóa
học, sắp xếp theo yêu cầu điều trị hiện nay làm thành từng nhóm gần giống như thuốc Tây
IV. PHÂN LOẠI THEO CÁC HỢP CHẤT THIÊN NHIÊN CÓ HOẠT y: thuốc hạ nhiệt, hạ p, thuốc tẩy xổ, thuốc nhuận gan mật, thuốc ho, thuốc long đờm… từ
TÍNH SINH HỌC đó cấu tạo ra một số bài thuốc cơ bản, để thầy thuốc gia giảm tùy theo chứng trạng và tùy
theo cây cỏ ở địa phương.
1. Những cây cỏ có alkaloid, thường rất đắng, có tác dụng phần lớn lên thần kinh thực
vật và thần kinh trung ương: có loại kích thích mạnh như Mã tiền, hoặc ức chế như Ví dụ bài thuốc hạ huyết áp gồm có:
Bình vôi; có loại làm liệt cơ; có loại hạn chế sự bài tiết của niêm mạc, có loại làm yy Bình can hạ áp - Rễ nhàu
tăng tiết, có loại làm hạ áp, có loại làm tăng áp, và sử dụng liều cần chú ý vì thường
yy An thần - Táo nhân
là cây có độc tính.
yy Dãn mạch - Hoa hòe sao vàng
2. Những cây cỏ có glycosid trợ tim như Sừng trâu, Thông thiên, Trúc đào, Sừng dê,
để trị bệnh tim theo quy luật 3 R: làm chậm nhịp tim, làm điều hòa nhịp tim và làm yy Lợi tiểu - Mã đề, Trạch tả
tăng sức co bóp của cơ tim. yy Bổ - Hà thủ ô, Sinh địa.
3. Những cây cỏ có flavonoid có tác dụng giảm tính thấm qua thành mạch, làm bền
thành mạch, được nghiên cứu điều trị trong các chứng viêm, dị ứng, cholesterol VI. MỘT SỐ CÁCH PHÂN LOẠI KHÁC
cao, như Hoa hòe, lá Móng tay, Sài đất.
vv Phân theo tác dụng và độc tính
4. Những cây cỏ có coumarin và acid nhân thơm có tác dụng chống viêm, kháng sinh
Dựa vào tác dụng và độc tính thuốc để phân thành 3 loại: thượng phẩm, trung phẩm,
như Xà xàng, Cam quít, Ngải cứu, Ích mẫu nhờ tính chất hoạt huyết, tiêu ứ làm tiêu
hạ phẩm:
sưng, giảm đau.
yy Thượng phẩm: thuốc có tác dụng bổ dưỡng là chính và không có độc tính.
5. Những cây cỏ có chứa anthraglycosid thường được dùng làm thuốc nhuận tràng và
các bệnh ngoài da, làm bong tróc các lớp sừng ngòai da như bệnh hắc lào, vẩy nến yy Trung phẩm: thuốc có tác dụng tăng lực, tác dụng trị bệnh và ít độc.
khi đắp thuốc vào. Thường dùng Muồng trâu, Chút chít, Đại hoàng, Lô hội. yy Hạ phẩm: thuốc có tác dụng trị bệnh nặng, nhưng độc tính cao.
6. Các cây cỏ có chứa tanin có tác dụng làm săn niêm mạc, trị tiêu chảy như Củ nâu,
vv Phân theo tính vị
Ổi, Chè, Măng cụt, Chiêu liêu.
7. Những cây cỏ có saponin tác dụng kháng sinh, chống nấm, chống viêm và tác Dựa vào tính vị của thuốc để phân loại:
dụng kích thích thượng thận, bổ dưỡng như Tam thất, Ngũ gia bì, Nhân sâm, Bồ yy Thuốc tân ôn giải biểu (thuốc giải biểu có vị cay, tính ấm)
kết, Củ mài. yy Thuốc tân lương giải biểu (thuốc giải biểu có vị cay, tính mát)
8. Những cây cỏ có tinh dầu tác dụng sát trùng, giảm đau, chống viêm như Thiên niên
yy Thuốc ôn trung (thuốc làm ấm trung tiêu)
kiện, Ngãi cứu, Long não, Xương bồ.
yy Thuốc ôn bổ (thuốc bổ ấm)
9. Những cây có dầu béo, được dùng để chữa vết thương, kích thích tổ chức hạt làm
lên da non như Vừng, Đậu phọng… yy Thuốc phát tán phong thấp

16 17
Dược Dược
học học
cổ yy Thuốc phát tán phong nhiệt vv Các thành phần cấu tạo nên phương thuốc cổ
truyền truyền
yy Thuốc thanh nhiệt
Các phương thuốc YHCT được hình thành trong giai đoạn phong kiến. Do đó, cách
yy Thuốc hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn gọi các thành phần trong phương cũng tuân thủ theo quy ước về vị trí ngôi thứ của chế độ
yy Thuốc trấn kinh, an thần phong kiến. Đó là Quân, Thần, Tá, Sứ.
yy Quân: Vị thuốc có tác dụng chính trong phương, có công năng chính, giải quyết
PHƯƠNG THUỐC YHCT triệu chứng chính của bệnh.
yy Thần: Một vị hay nhiều vị thuốc có tác dụng hỗ trợ vị Quân để giải quyết triệu
vv Nội dung phương thuốc YHCT
chứng chính, đồng thời vị Thần cũng có tác dụng giải quyết một khía cạnh nào đó
Một phương thuốc có thể gồm 1 hoặc nhiều vị thuốc: của bệnh. Có thể có nhiều khía cạnh khác nhau.
1. Phương thuốc có 1 vị: Độc Sâm Thang chỉ dùng một vị Nhân sâm cũng phát huy yy Tá: Một hay nhiều vị thuốc có tác dụng giải quyết một triệu chứng nào đó của bệnh.
được tác dụng chữa bệnh, đó là tác dụng bổ khí, bổ huyết của Nhân sâm. Có thể có nhiều nhóm Tá, mỗi nhóm giải quyết một triệu chứng của bệnh. Chính
2. Phương thuốc có 2 vị: Thủy Lục Nhị Tiên Đơn (Kim anh, Khiếm thực) có công những vị Tá đã làm phong phú thêm cho tác dụng của phương thuốc. Sự đa dạng
năng thu liễm cố sáp (cố tinh, sáp niệu). của phương thuốc thường phụ thuộc vào nhóm Tá.
yy Sứ: Vị thuốc có tác dụng dẫn thuốc vào kinh, hoặc giải quyết một triệu chứng phụ
3. Phương thuốc có 3 vị: Tứ Nghịch Thang (Phụ tử, Can phương, Cam thảo) có công
của bệnh, cũng có khi mang tính chất hòa hoãn sự mãnh liệt của phương thuốc.
năng ôn lý trừ hàn, hồi dương cứu nghịch; hoặc Tam Hoàng Thang (Hoàng liên,
Hoàng bá, Hoàng cầm) có công năng thanh nhiệt giáng hỏa, thanh can nhiệt. Có thể nhận dạng các thành phần trong phương thuốc bằng cách sau:

4. Phương thuốc có 4 vị: Tứ Vật Thang (Xuyên khung, Đương quy, Thục địa, Bạch yy Vị Quân
thược). Hoặc Tứ Quân Tử Thang (Nhân sâm hoặc Đảng sâm, Bạch linh, Bạch truật, -- Thường mang tên bài thuốc. Ví dụ: Ngân Kiều Tán, Kim ngân là Quân. Tang
Cam thảo). Cúc Âm, Tang diệp là Quân. Chỉ Thực Tiêu Bĩ Hoàn, Chỉ thực là Quân. Hoắc
5. Phương thuốc có 5 vị: Ngũ Bì Ẩm gồm có Sinh khương bì, Tanh bạch bì, Trần bì, Hương Chính Khí Tán, Hoắc hương là Quân.
Phục linh bì, Đại phúc bì. -- Thường có liều lượng lớn trong phương.

6. Phương thuốc có 6 vị: Lục Vị Hoàn bao gồm Mẫu đơn bì, Thục địa, Hoài sơn, Sơn -- Đôi khi liều lượng nhỏ, nhưng tác dụng mạnh, thì cũng đóng vai trò Quân.
thù du, Trạch tả, Bạch linh. Thông thường một phương thuốc chỉ có một vị Quân (cơ phương). Tuy nhiên
với những phương lớn có nhiều vị thuốc, dùng để giải quyết những bệnh nan
7. Phương thuốc có 7 vị: Tiểu Sài Hồ Thang gồm Sài hồ, Đảng sâm, Hoàng cầm, Cam
giải, người ta phải dùng phương có 2 vị Quân (ngẫu phương).
thảo, Bán hạ, Đại táo, Sinh khương.
yy Vị Thần
8. Phương thuốc có 8 vị: Bát Trân Thang (Đảng sâm hoặc Nhân sâm, Xuyên khung,
Bạch linh, Đương quy, Bạch truật, Bạch thược, Cam thảo, Thục địa). Hoặc phương -- Thường nằm trong dãy phân loại của vị Quân song có tác dụng kém hơn.
Bát Vị Thang gồm có Mẫu đơn bì, Thục địa, Hoài sơn, Sơn thù du, Trạch tả, Bạch -- Ở khác dãy phân loại, song có tác dụng tương tự như vị Quân (tác dụng kém hơn).
linh, Phụ tử, Quế nhục. yy Vị Tá
9. Phương thuốc có 9 vị: Thanh Dinh Thang có Tê giác, Kim ngân hoa, Mạnh môn -- Thường nằm ở dãy phân loại khác nhau.
đông, Sinh địa, Liên kiều, Huyền sâm, Hoàng liên, Trúc diệp, Đan sâm. -- Cũng có thể có một hoặc vài vị trong cùng một dãy, có tác dụng giải quyết một
10. Phương thuốc có 10 vị: Thập Toàn Đại Bổ (Bát Trân Thang gia Quế nhục, Hoàng triệu chứng nào đó của bệnh.
kỳ). Hoặc Thập khôi tán chứa 10 thứ tro của Đại kế, Đại hoàng, Tiểu kế, Sơn chi tử, -- Khi trong phương có nhiều vị Tá, nên gộp các vị có công năng giống nhau hoặc
Trắc bách diệp, Tông lử, Bạch mao căn, Thiên thảo căn, Ngải diệp, Mẫu đơn bì. gần giống nhau thành một nhóm.

18 19
Dược Dược
học học
cổ yy Vị Sứ đương 3,78g, nay có thể lấy chẵn là 4g để tiện cân đong. Tuy nhiên với thuốc có độc tính, cổ
truyền nếu trong phương ghi đồng cân, thì cũng nên cân theo số lượng thực của đồng cân.
truyền
-- Cam thảo thường đóng vai trò Sứ trong phương.
-- Nếu không có Cam thảo trong phương, cần tìm một vị nào đó, mang ý nghĩa dẫn Một lạng theo đơn vị cũ 37,8g, nay thường làm tròn 40g. Song nếu với thuốc có độc,
thuốc vào kinh. Ví dụ trong phương Lục Vị bổ thận âm, Trạch tả đóng vai trò Sứ thuốc quý hiếm (Xạ hương…) cũng nên theo trọng lượng thực của lạng. Ví dụ: Nhân sâm
vì Trạch tả thẩm thấp lợi niệu. bán trên thị trường vẫn được cân đong theo lạng đông y.
Như vậy, cần nhớ rằng nếu tính theo lạng đông y thì không phải là lạng 100g như ta
vv Công năng của phương thuốc
vẫn thường hiểu.
Mỗi vị thuốc trong phương đều có công năng riêng của nó. Tuy vậy, khi xét công năng
vv Sắc thuốc
của phương là công năng tổng hợp của các thành phần.
Thường dựa vào công năng của vị Quân và Thần để tìm ra công năng của phương thuốc. yy Dụng cụ sắc thuốc
Cần lưu ý, không nên coi công năng của phương là tổng các công năng của các thành phần. Tốt nhất là dùng siêu (ấm) đất, vì trải qua quá trình nung ở nhiệt độ cao, các nguyên tố
Ví dụ: vô cơ và các chất hữu cơ đã bị phân hủy, tránh được các chất xúc tác có trong đất sẽ ảnh
hưởng đến hoạt chất có trong phương thuốc. Siêu đất giữ nhiệt tốt hơn, nhưng có nhược
-- Phương Sâm Phụ Thang, gồm Nhân sâm 8g, Phụ tử 4g, có công năng hồi dương,
điểm là dễ bị nứt vỡ.
ích khí.
Ấm nhôm, nồi nhôm cũng là dụng cụ sắc thuốc tốt. Tuy nhiên, nhôm cũng ảnh hưởng
-- Phương Chân Vũ Thang, gồm Phụ tử 4g, Phục linh 12g, Bạch thược 10g, Bạch
đến một số hợp chất có trong thuốc, như flavonoid và tanin có tương tác với nhôm.
truật 12g, Sinh khương 6g, có công năng ôn dương, lợi thủy.
Không nên dùng các dụng cụ sắc thuốc bằng đồng, gang và sắt. Vì nhiều hợp chất có
vv Chủ trị của phương thuốc trong thuốc sẽ bị phá hủy. Ví dụ: hợp chất tanin kết hợp với Fe thành tanat sắt, các hợp chất
acid hữu cơ tạo phức với chất đồng.
Dựa vào công năng của phương mà đưa ra hướng điều trị của phương thuốc.
Ví dụ: phương Sâm Phụ Thang có công năng hồi dương, ích khí, cho nên sẽ dùng trong yy Thời gian sắc thuốc
các trường hợp chân khí hư thoát, người chân tay quyết lạnh, đoản khí, đoản hơi, yếu mệt. Các thuốc có khí hậu vị đạm không nên sắc lâu, lửa to. Tuy vậy có thể dùng lửa to (vũ
Hoặc phương Chân Vũ Thang có công năng ôn dương, lợi thủy, được dùng các trường hợp hỏa) ngay từ đầu, tới khi sôi thì hạ xuống lửa nhỏ (văn hỏa) vì chúng có chứa các hợp chất
thận dương hư yếu, phần nước bị đình lưu, tiểu tiện ít, gây phù nề. tinh dầu, các este thơm và các chất bay hơi khác (coumarin, sterol). Với các vị thuốc thuộc
loại giải biểu, ôn trung, thời gian sắc từ 10-15 phút kể từ lúc sôi.
vv Liều lượng các vị thuốc trong phương
Các vị thuốc có khí đạm vị hậu có thể tiến hành sắc với thời gian lâu hơn, từ 40 phút
Vấn đề liều lượng có ý nghĩa quan trọng trong phương thuốc. Liều trung bình của từng đến 1 giờ kể từ lúc sôi và dùng lửa to (vũ hỏa) cũng không ảnh hưởng nhiều tới tác dụng
vị trong phương là 6, 8, 12g (đối với thuốc không độc), đối với vị thuốc có độc như Phụ của phương thuốc. Tuy nhiên, người ta thường dùng lửa văn khi sắc thuốc lấy vị.
tử chế, liều lượng thấp hơn, thường là 4-8g, khi dùng phải thận trọng. Những vị độc mạnh
Đôi khi, trong một phương thuốc, những vị thuốc lấy khí thường được tiến hành sắc ở
như Cà độc dược, Mã tiền chế… cần dùng liều chính xác, và tuân thủ triệt để về liều lượng
giai đoạn cuối để đảm bảo được hoạt chất của thuốc.
theo quy định của Dược điển Việt Nam. Ví dụ: lá Cà độc dược dùng liều 0,3-0,4g, Ngô
công, Toàn yết dùng liều 1-4g. Để thu được tối đa các hoạt chất trong các phương thuốc, nên sắc thuốc theo nguyên
tắc sắc nhiều lần, lần đầu nên sắc nhanh, khoảng 20 phút kể từ lúc sôi, để tiếp tục thu được
Đối với các vị thuốc là lá, rễ tươi, đôi khi dùng liều lượng lớn tới vài chục gam. Ví dụ:
các thành phần bay hơi trong thuốc. Lần 2, lần 3 có thể kéo dài hơn, để thu tiếp thành phần
Bạc hà, Kinh giới tươi có thể dùng đến 40g.
bay hơi và các thành phần tan trong nước (flavonoid, alkaloid, glycosid…). Dịch sắc của
Đơn vị đo lường trong các phương thuốc YHCT lần cuối, có thể dùng làm dung môi sắc lần đầu cho thang thuốc sau.
Thầy thuốc YHCT thường dùng đơn vị cân đong là đồng cân, một đồng cân tương

20 21
Dược
học
cổ vv Cách uống thuốc và kiêng kỵ
truyền
yy Cách uống thuốc
Bệnh cảm hàn, trúng phong hàn thấp, cần uống thuốc nóng, bệnh nhiệt dùng thuốc
thanh nhiệt, cần uống lúc nguội. Các thuốc lý khí, ký huyết, nhuận hạ cần uống lúc ấm… BÀI 2
Thường lấy bữa ăn làm thời điểm để tính thời gian uống thuốc.
Không nên uống thuốc lúc quá no hoặc quá đói. Uống thuốc khi quá no sẽ làm giảm hiệu
TÍNH NĂNG CỦA THUỐC
quả của thuốc, nếu uống vào lúc quá đói, thuốc kích thích niêm mạc đường tiêu hóa, gây cồn
cào khó chịu. Tốt nhất uống thuốc sau bữa ăn 1 giờ 30 đến 2 giờ. Nếu phải uống thuốc lúc
đói, cần ăn một chút gì đó để tránh xót ruột. Tuy nhiên, một số loại thuốc cần uống lúc đói để

V
phát huy tác dụng, đó là trường hợp của thuốc tả hạ, thuốc tiêu đạo, thuốc trừ giun sán… ị thuốc rất nhiều, mỗi vị có một tính riêng, công hiệu khác nhau rất xa khó mà nhớ
yy Kiêng kỵ hết, dùng thuốc nếu không biết được cái cốt lõi thì khó mà tránh khỏi sai lầm (Hải
Thượng Lãn Ông). Vì vậy, muốn dùng thuốc có hiệu quả, ngoài việc chẩn đoán chính xác,
Để phát huy hiệu quả của thuốc, trong thời gian điều trị, cần kiêng kỵ các thức ăn mang
xác định phép chữa thích hợp, phải chọn thuốc sao cho đúng bệnh, mà muốn chọn thuốc
tính độc lập với chiều hướng của thuốc.
đúng, cần phải biết tính năng của vị thuốc, sự quy kinh của thuốc và sự phối hợp các vị
Ví dụ: trong bài thuốc.
-- Uống thuốc thanh nhiệt, không nên sử dụng các thức ăn có tính kích thích, vị cay Tính năng của thuốc gồm có: tứ khí, ngũ vị, thăng, giáng, phù, trầm, bổ, tả.
nóng như rượu, ớt, hạt tiêu, thịt chó…
-- Uống thuốc ôn lý trừ hàn, thuốc tân lương giải biểu, không nên ăn thực phẩm I. TỨ KHÍ
sống lạnh: rau sống, thịt trâu, ba ba, rau dền, cua, ốc… Tứ khí của thuốc là hàn, nhiệt, ôn, lương. Nhận thức tứ khí bằng cách nào? Bằng cảm
-- Uống thuốc dị ứng (thuốc thanh nhiệt giải độc) không nên ăn cua cá biển, nhộng, giác của thày thuốc, của người bệnh và kết quả điều trị. Cụ thể: uống vào thấy ấm nóng
lòng trắng trứng… hay mát lạnh. Nếu uống vào thấy nóng ấm và chữa bệnh thuộc hàn thì đó là thuốc ôn nhiệt.
Nếu uống vào thấy mát và chữa được bệnh thuộc nhiệt thì đó là thuốc hàn lương. Theo
-- Uống thuốc có Kinh giới kiêng ăn thịt gà.
nguyên tắc này:
-- Uống thuốc có Mật ong kiêng ăn Hành. yy Hàn lương thuộc âm được dùng để thanh nhiệt, tả hỏa, giải độc, vì có tác dụng trầm,
-- Uống thuốc có Thương nhĩ tử kiêng ăn thịt ngựa, thịt heo giáng trị được dương chứng.
-- Uống thuốc thanh phế trừ đờm kiêng ăn chuối tiêu. yy Ôn nhiệt thuộc tính dương thực, dùng để ôn trung, tán hàn, có tính thăng, phù, để
chữa âm chứng.
-- Uống thuốc thanh nhiệt kiêng ăn trứng.
yy Ngoài ra còn một số thuốc mà khí vị không rõ rệt, có tính hòa hoãn gọi là tính bình.
-- Uống phương thuốc bổ không nên ăn các loại rau mang tính lợi tiểu như rau Do đó thầy thuốc phải xác định được dược chất của loại thuốc uống vào thuộc âm
cải bẹ. hay dương. Nếu cây thuốc bẩm thụ được khí dương do ánh nắng mặt trời là trội thì tính
Nói chung, khi uống thuốc YHCT, hai loại thực phẩm cần phải kiêng là đậu xanh và cải dược thuộc dương, cảm giác thăng và phù, tương ứng với khí dược là nhiệt và ôn là hợp
bẹ, vì kinh nghiệm cho rằng chúng gây giã thuốc. Tuy nhiên, không nên kiêng khem quá lý. Ngược lại nếu bẩm thụ khí âm là trội (độ màu mỡ của đất và của nước) thì sẽ mang
khắt khe mà ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. tính dược thuộc âm, cảm giác giáng và trầm, tương ứng với khí dược là hàn và lương là
hợp lý.
Tứ khí từ đâu ra? Từ thiên nhiên. Khí ôn của mùa xuân, khí nhiệt của mùa hạ, khí lương
của mùa thu, khí hàn của mùa đông.

22 23
Dược Dược
học học
cổ Tóm lại, nếu dùng nhầm thuốc, chứng nhiệt dương lại dùng thuốc nhiệt, sẽ gây cuồng, -- Thuốc thăng phù (đi lên và tán ra ngoài) thuộc dương, có tác dụng thăng dương cổ
truyền chứng hàn âm lại dùng thuốc hàn có thể gây chết người. (nâng dương lên), phát biểu giải biểu, khu phong tán hàn ôn lý. Như Ma hoàng,
truyền
“Hàn ngộ hàn tắc tử, nhiệt ngộ nhiệt tắc cuồng.” Quế chi để giải biểu, Thăng ma, Sài hồ để thăng đề. Thuốc thăng phù thường có
khí ôn nhiệt, vị cay, ngọt thuộc dương.
II. NGŨ VỊ -- Thuốc giáng trầm (đi xuống vào trong) thuộc âm, có tác dụng tiềm dương, giáng
nghịch, thu liễm, thẩm thấp, thanh nhiệt, tả hạ như Mẫu lệ để tiềm dương, Long
Gồm có tân (cay), khổ (đắng), toan (chua), cam (ngọt), hàm (mặn). Người bệnh nhận
đởm thảo để thanh nhiệt đi xuống. Thuốc giáng trầm thường có khí hàn, lương,
biết thuốc qua lưỡi, mỗi vị có một tính năng được chỉ định như sau:
vị đắng, chua, mặn thuộc âm.
-- Vị cay (tân) có tính năng phát tán, chỉ định trong các chứng– bệnh ở biểu làm
ra mồ hôi như Tía tô, - ăn uống không tiêu, đầy bụng như Gừng, Mộc hương, - Có khi người ta còn dựa vào trọng lượng nặng nhẹ của thuốc, nói chung là các loại
xung huyết, ứ huyết do viêm nhiễm như Xuyên khung, Nghệ vàng. như hoa, lá nổi nhẹ thường là thuốc thăng phù như Tế tân, Lá sen, Thăng ma, Cát cánh.
-- Vị ngọt (cam) có tính bổ dưỡng, điều hòa, để trị hư chứng, làm hòa hoãn cơn Còn các loại thuốc hạt quả, thứ nặng đục thường là thuốc giáng trầm như Từ thạch, Chỉ
đau, làm giảm độc tính, làm hòa vị như Hoàng kỳ, Cam thảo. thực, Thục địa.

-- Vị đắng (khổ) có tính tả hỏa, làm khô thấp (táo thấp), như Thương truật táo thấp
IV. TÁC DỤNG BỔ TẢ
kiện tỳ, Đại hoàng tả thực nhiệt thông đại tiện.
-- Vị chua (toan), có tác dụng thu liễm, chữa các chứng ra mồ hôi như Sơn thù, Nguyên tắc chính trong điều trị hư thực là: “Hư thì bổ, thực thì tả” (Nội kinh). Vì vậy,
Kim anh, làm cố tinh, sáp niệu như Kha tử, Ngũ bội tử. thuốc cũng có tác dụng bổ tả, bổ để trợ chính khí, cải thiện hiện tượng suy yếu, tả để loại
-- Vị mặn (hàm), hay đi xuống làm mềm chất bị ứ đọng, như Hải tảo chữa đờm kết trừ bệnh tà, nhằm làm âm dương trở lại cân bằng. Nói chung, nếu dương hư thì dùng thuốc
lao hạch, Mang tiêu thông đại tiện táo kết nhuận tràng tả hạ. bổ dương, âm hư thì bổ âm, dương thịnh thì dùng thuốc thanh nhiệt, âm thịnh thì dùng
Ngoài ra, còn một lọai thuốc có vị nhạt có tác dụng thẩm thấp, lơi tiểu như Phục linh, thuốc trừ hàn là chính.
Thông thảo, Hoạt thạch, Ý dĩ. Cơ sở của thuốc bổ tả, dựa vào khí vị của thuốc. Ví dụ
Ngũ vị từ ngũ hành ra, Mộc – chua, Hỏa – đắng, Thổ – ngọt, Kim – cay, Thủy – mặn, -- Thuốc trừ hàn (chữa âm thịnh), thường là thuốc ôn nhiệt, vị cay ngọt như Ma
vì vậy có quan hệ trực tiếp với ngũ tạng, ví dụ: thuốc cay để tán khí uất ở phế, thuốc ngọt hoàng, Kinh giới, Sinh khương, Quế, Phụ tử.
để bổ tỳ hư, thuốc chua tẩm giấm để vào can, thuốc tẩm muối mặn để vào thận, thuốc đắng -- Thuốc dưỡng âm (chữa âm hư) thường là thuốc hàn lương, vị ngọt, đắng, mặn
vào tâm. như Thục địa, Mạch môn, Đương qui, Qui bản.
yy Quan hệ giữa khí và vị -- Thuốc thanh nhiệt (chữa dương thịnh) thường là thuốc hàn, vị cay, đắng, mặn
-- Mỗi vị thuốc đều có khí và vị, không tách rời nhau trong từng vị thuốc. như Chi tử, Thạch cao, Hoàng cầm, Nhân trần, Hạ khô thảo, Hoàng liên.
-- Có thể cùng khí khác vị, như khí ôn nhiệt, vị cay có Sinh khương, Bán hạ, vị -- Thuốc trợ dương (chữa dương hư) thường là thuốc ôn, vị cay, ngọt, mặn như
đắng có Viễn chí, Hậu phác, vị ngọt có Hoàng kỳ, vị chua có Ô mai, vị mặn có Nhục thung dung, Thỏ ty tử, Đỗ trọng, Ba kích, Phá cố chỉ.
Tắc kè; hoặc cùng vị khác khí như vị cay khí hàn lương có Bạc hà, khí ôn nhiệt
có Can khương, Phụ tử. V. SỰ QUI KINH CỦA THUỐC
-- Một vị thuốc có một khí, một vị, như Thục địa tính ôn, vị ngọt, Bán hạ tính ôn Mỗi một loại thuốc, khi vào cơ thể đều theo máu tập trung về một tế bào hay một cơ
vị cay; nhưng đôi khi cũng có nhiều vị như Bạch thược khí hàn vị đắng, chua, quan nhạy cảm nhất định, nghĩa là thuốc cần đến nơi có bệnh. Mỗi tạng phủ đều có quan
Đương quy khí ôn, vị ngọt, cay. hệ trực tiếp với một đường kinh, thuốc muốn đến đúng nơi bị bệnh phải đi theo đường
kinh đó. Như vậy, qui kinh là sự kết hợp chặt chẽ giữa tác dụng của thuốc và quan hệ giữa
III. THĂNG, GIÁNG, PHÙ, TRẦM kinh lạc và tạng phủ, nói lên vị thuốc nào có tác dụng chính với đường kinh nào và tạng
Dùng để chỉ hướng tác dụng của thuốc, thăng là đi lên, giáng là đi xuống, phù là phát phủ nào.
tán ra ngoài, trầm là tả hạ. Cơ sở của quy kinh là: hệ kinh lạc, âm dương, ngũ hành.

24 25
Dược
học
cổ yy Hệ kinh lạc: mỗi kinh lạc có quan hệ trực tiếp với một tạng phủ. Ví dụ kinh thái âm
truyền ở tay vào phế, bệnh ho, suyễn ở phế dùng Cát cánh, Hạnh nhân, Tiền hồ chữa có
kết quả, thuốc được qui vào kinh phế. Kinh thiếu dương ở chân vào túi mật đởm,
bệnh đởm có triệu chứng miệng đắng, hay thở dài, vùng sườn ngực đau, dùng Sài
BàI 3
hồ, Thanh hao chữa có kết quả, thuốc được qui vào kinh đởm.
yy Âm dương, ngũ hành: màu sắc, vị của thuốc được qui loại vào ngũ hành và có quan
hệ mật thiết với kinh lạc tạng phủ. Cụ thể: HỌC THUYẾT ÂM DƯƠNG
-- màu xanh, vị chua vào kinh quyết âm can, thiếu dương đởm thuộc mộc;
-- màu đỏ, vị đắng vào kinh thiếu âm tâm, thái dương tiểu trường thuộc hỏa;
-- màu vàng, vị ngọt, vào kinh thái âm tỳ, dương minh vị, thuộc thổ; 1. Định nghĩa
-- màu trắng, vị cay, vào kinh thái âm phế, dương minh đại trường thuộc kim;
Là vũ trụ quan của triết học Trung Quốc cổ đại về cách thức vận động của mọi sự vật,
-- màu đen, vị mặn vào kinh thiếu âm thận, thái dương bàng quang thuộc thủy. mọi hiện tượng; dùng để giải thích sự xuất hiện, sự tồn tại, sự chuyển hóa lặp đi lặp lại có
yy Qui tắc phối ngũ: để chữa bệnh có hiệu quả, thầy thuốc phải dùng một vị hoặc nhiều tính chu kỳ của sự vật, hiện tượng ấy trong tự nhiên.
vị thuốc. Khi dùng nhiều vị, phải biết cách phối hợp tính năng của mỗi vị thuốc
trong việc giải quyết các triệu chứng của người bệnh. Sự phối hợp các vị thuốc đó
gọi là phối ngũ. Qui tắc phối ngũ là: Quân-Thần-Tá-Sứ.
-- Quân là vị thuốc chính để chữa chứng chính của bệnh.
-- Thần là vị hỗ trợ cho quân để quân phát huy hết tính năng.
-- Tá là vị thuốc giúp chữa kiêm chứng, hoặc giảm tác dụng phụ của thuốc chính,
hoặc hỗ trợ thuốc quân thần phát huy tốt tính năng.
-- Sứ là vị thuốc dẫn thuốc và điều hòa các vị thuốc trong bài thuốc.
Ví dụ, bài thuốc Tứ vật thang dùng bổ huyết, điều huyết, có Thục địa là Quân để tư
âm bổ huyết nuôi dạ con, Đương qui là Thần để bổ huyết dưỡng can, hòa huyết điều kinh, Âm Dương
Bạch thược là Tá để dưỡng huyết hòa âm, Xuyên khung là sứ để hoạt huyết hành khí, làm
lưu thông khí huyết. 2. Nội dung

Học thuyết Âm Dương cho rằng


Mọi sự vật, mọi hiện tượng trong tự nhiên luôn cùng có hai mặt, hai tính chất khác
nhau. Hai tính chất này đối lập nhau nhưng luôn tồn tại bên nhau không thể tách rời được
(Âm Dương đối lập mà hỗ căn). Hai tính chất này luôn vận động theo cách cái này lớn dần
và biến mất để cho cái kia xuất hiện và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định (Âm
Dương bình hành mà tiêu trưởng) khiến cho mọi sự vật, mọi hiện tượng luôn ở trong trạng
thái vận động. 
Nói tóm lại - Đối lập với nhau là sự mâu thuẫn, chế ước và đấu tranh giữa hai mặt
Âm Dương. 
Thí dụ: Ngày và đêm; nước và lửa; ức chế và hưng phấn … 

26 27
Dược Dược
học học
cổ Hỗ căn là nương tựa lẫn nhau. Hai mặt Âm Dương tuy đối lập với nhau nhưng phải vv Tính quy luật của học thuyết Âm - Dương  cổ
truyền nương tựa vào nhau mới tồn tại được, mới có ý nghĩa. Cả hai mặt đều là quá trình tích cực
truyền
yy Trong tự nhiên
của sự vật, không thể đơn độc phát sinh, phát triển được.
 Thời gian:
Thí dụ: Có đồng hóa mới có dị hóa, hay ngược lại nếu không có dị hóa thì quá trình
đồng hóa không tiếp tục được. Hưng phấn và ức chế đều là quá trình tích cực của hoạt Một ngày gồm có buổi sáng và buổi tối. Nếu chỉ có buổi sáng hoặc buổi tối thì không
động vỏ não.  có ý niệm ngày (Âm Dương đối lập mà hỗ căn).
Một ngày bắt đầu bằng buổi bình minh (Dương trưởng ), lúc đó ban đêm đã biến mất
vv Những phạm trù mang thuộc tính Âm Dương
và buổi sáng xuất hiện để khởi đầu cho một ngày. Ngày kéo dài đến hết buổi trưa (Dương
yy Âm: Phía mặt trời lặn, u ám, bị che phủ, để từ đó suy ra những thuộc tính của Âm tiêu ) thì ban ngày biến mất và hoàng hôn xuất hiện để khởi đầu cho đêm (Âm trưởng ). 
là bên trong, hít vào, co lại, đục, tối, nghỉ ngơi, tỉnh, hấp thu, tàng trữ, lạnh lẽo,
Đêm kéo dài đến khuya thì đêm biến mất (Âm tiêu) để bình minh (Dương trưởng ) khởi
tổng hợp …
đầu cho một ngày kế tiếp theo một chu kỳ nhất định (Âm Dương bình hành tiêu trưởng)
yy Dương: Phía mặt trời mọc, rực rỡ, cờ bay phất phới, để từ đó suy ra những thuộc khiến cho ngày đêm cứ thế luân chuyển. 
tính của Dương (là bên ngoài, thở ra, dãn ra, trong, sáng, làm việc, động, bài tiết,
Khí hậu:
vận chuyển, nóng nực, phân giải…
Khí hậu luôn luôn có hai tính chất khác nhau cơ bản: Nóng và lạnh. Nếu chỉ có nóng
Các thầy thuốc YHCT đã sắp xếp những thuộc tính theo Âm Dương như sau:
hoặc chỉ có lạnh thì không có ý niệm về khí hậu (Âm Dương đối lập mà hỗ căn). 
- Trong cơ thể Khí hậu nóng khởi đầu bằng mùa xuân kéo dài đến mùa hạ (Dương trưởng) rồi biến
Âm Dương mất (dương tiêu) để cho khí hậu lạnh xuất hiện.
Tạng Phủ Khí hậu lạnh khởi đầu bằng mùa thu tiếp diễn bằng mùa đông (Âm tiêu ) và kết thúc
Tinh Thần để cho mùa xuân xuất hiện (Dương trưởng ) và cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định
Huyết Khí (Âm Dương bình hành tiêu trưởng) khiến cho thời tiết trong một năm cứ thế luân chuyển.
Dịch Tân yy Trong cơ thể người
Mặt trong Mặt ngoài
Hệ tuần hoàn
Phía dưới Phía trên
Quan sát một chu kỳ tim ta nhận thấy
Ngực, bụng Lưng
Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Một chu kỳ tim gồm có hai thì: Thì tống máu (Dương),
- Khí hậu
thì nạp máu (Âm). Nếu không có thì tống máu thì sẽ không có thì nạp máu và ngược lại.  
Hàn, Thấp, Lương Phong, Nhiệt, Thử, Táo, Hỏa, Ôn 
Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Thì tống máu được nối tiếp bằng thì nạp máu và
- Trạng thái lâm sàng
ngược lại khiến cho chu kỳ tim tiếp diễn không ngừng.  
Âm  Dương
Hệ hô hấp 
Lý Biểu
Quan sát một nhịp hô hấp ta nhận thấy
Hư Thực
Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Mỗi nhịp hô hấp gồm có hai thì: Hít vào (Âm) và thở ra
Hàn Nhiệt
(Dương). Nếu không có hít vào sẽ không có thở ra và ngược lại.
- Tính chất dược liệu
Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Thì hít vào được nối tiếp bằng thì thở ra và
Hàn, Lương Ôn, Nhiệt
ngược lại, cứ thế tiếp tục theo một chu kỳ nhất định.  
Giáng Thăng
Hệ tiêu hóa 
Trầm Phù
Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Hiện tượng tiêu hóa gồm hai giai đoạn bài tiết (Dương)
Mặn, đắng Cay, chua, ngọt
và hấp thu (Âm). Không có bài tiết thì không có hấp thu và ngược lại.

28 29
Dược Dược
học học
cổ Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Giai đoạn bài tiết sẽ được nối tiếp bởi giai đoạn Trong quá trình phát triển của bệnh, tính chất của bệnh còn chuyển hóa lẫn nhau giữa cổ
truyền hấp thu và ngược lại, cứ thế tiếp diễn theo một chu kỳ nhất định. hai mặt Âm Dương. Như bệnh ở phần Dương ảnh hưởng đến phần Âm (Dương thắng tắc
truyền
Hệ tiết niệu Âm bệnh) như sốt cao kéo dài sẽ gây mất nước; bệnh ở phần Âm ảnh hưởng đến phần
Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Chức năng làm ra nước tiểu của thận gồm hai hiện Dương (Âm thắng tắc Dương bệnh) như ỉa lỏng, nôn mửa kéo dài, mất nước điện giải làm
tượng: Bài tiết (dương) và hấp thu (Âm). Hiện tượng hấp thu đan xen với hiện tượng bài nhiễm độc thần kinh gây sốt, co giật thậm chí gây trụy mạch (thoát Dương)
tiết, nếu không có bài tiết sẽ không có hấp thu.   Sự mất thăng bằng của Âm Dương gây ra các chứng bệnh ở những vị trí khác nhau của
Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Sau giai đoạn bài tiết (lọc) ở nang Bowman sẽ cơ thể tùy theo vị trí đó ở phần Âm hay Dương, như: 
là giai đoạn hấp thu ở ống lượn gần. Sau đó dịch lọc đến nhánh xuống của quai Henlé lại -- Dương thịnh sinh ngoại nhiệt: sốt, người và tay chân nóng, vì phần Dương của
được tiếp tục hấp thu để đến nhánh lên của quai Henlé thì bắt đầu giai đoạn bài tiết và được cơ thể thuộc biểu, thuộc nhiệt.
tiếp tục cho hết đoạn trước của ống lượn xa. Sau đó dịch lọc lại được hấp thu đến mức cực -- Âm thịnh sinh nội hàn: tiêu chảy, người sợ lạnh, nước tiểu trong dài vì phần Âm
đại ở ống góp để trở thành nước tiểu và được bài tiết ra ngoài. thuộc lý, thuộc hàn.
Hệ thần kinh -- Âm hư sinh nội nhiệt: Mất nước, tân dịch giảm gây chứng khát nước, họng khô,
Quan sát hoạt động của vỏ não trong quá trình tập trung suy nghĩ ta nhận thấy: táo, nước tiểu đỏ … 
Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Trong giai đoạn này vỏ não có hai vùng: vùng hoạt động -- Dương hư sinh ngoại hàn: Sợ lạnh, tay chân lạnh vì phần Dương khí ở ngoài bị
(Dương) và vùng nghỉ ngơi (Âm). Hai vùng này cùng đan xen với nhau. giảm sút. 
Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Khi sự họat động đạt đến mức cực đại thì vỏ não -- Âm Dương tiêu trưởng: Trong chứng Tiết tả nặng (ỉa chảy nhiễm độc) trạng thái
chuyển sang giai đoạn nghỉ ngơi. lâm sàng có thể chuyển từ sợ lạnh, tay chân lạnh (Âm cực) sang sốt, co giật (Âm
Quan sát hoạt động của vỏ não trong giai đoạn nghỉ ngơi ta nhận thấy: cực sinh Dương).

-- Âm Dương đối lập mà hỗ căn: Trong giai đoạn này vỏ não có hai vùng: Vùng nghỉ Về chẩn đoán bệnh tật
ngơi (Âm) và vùng hoạt động (Dương). Hai vùng này cùng đan xen với nhau.   Dựa vào bốn phương pháp khám bệnh: Nhìn hoặc trông (Vọng), nghe (Văn), hỏi (Vấn),
-- Âm Dương bình hành mà tiêu trưởng: Khi nghỉ ngơi (Âm) đạt đến mức cực đại xem mạch (Thiết) để khai thác các triệu chứng thuộc Hàn hay Nhiệt, Hư hay Thực của các
thì vỏ não chuyển sang trạng thái hoạt động (Dương) (thức giấc). Tạng, Phủ và Kinh lạc. 
Dựa vào tám cương lĩnh để đánh giá vị trí nông sâu của bệnh tật, tính chất của bệnh,
yy Ứng dụng học thuyết Âm - Dương trong y học cổ truyền
trạng thái người bệnh và xu thế chung nhất của bệnh (Biểu - Lý, Hư - Thực, Hàn - Nhiệt và
Về cấu tạo cơ thể và sinh lý Âm - Dương). Trong đó Âm và Dương là hai cương lĩnh tổng quát nhất gọi là tổng cương.
Âm: Tạng, kinh Âm, huyết, bụng, trong, dưới … Dựa vào tứ chẩn để khai thác triệu chứng và căn cứ vào Bát cương, bệnh tật được quy
Dương: Phủ, kinh dương, khí, lưng, ngoài …. thành hội chứng thiên thắng hay thiên suy về Âm Dương của các Tạng, Phủ, Kinh lạc … 
Vật chất dinh dưỡng thuộc Âm, cơ năng hoạt động thuộc Dương. 
yy Ứng dụng học thuyết Âm - Dương trong điều trị 
Về quá trình phát sinh ra bệnh tật
Bệnh tật phát sinh do mất thăng bằng về Âm Dương trong cơ thể được biểu hiện bằng Phương hướng điều trị áp dụng quy luật Âm Dương đối lập (còn gọi là phép Phản trị ,
sự thiên thắng hay thiên suy: Chính trị)

- Thiên thắng: -- Chứng Hàn (lạnh) thì dùng phép Ôn (ấm).

Dương thắng gây chứng Nhiệt: Sốt, mạch nhanh, khát nước, táo, nước tiểu đỏ. -- Chứng Nhiệt (nóng) thì dùng phép Thanh (làm mát).

Âm thắng gây chứng Hàn: Người lạnh, chân tay lạnh, mạch trầm, tiêu lỏng, nước -- Chứng Hư (yếu) thì dùng phép Bổ. 
tiểu trong… -- Chứng Trướng, Thũng, ứ huyết thì dùng phép Tiêu (Khai thông).
- Thiên suy: Dương hư như trong các trường hợp lão suy, hội chứng hưng phấn thần Áp dụng quy luật Âm Dương tiêu trưởng (làm cho hiện tượng, sự vật trở nên cực đại,
kinh giảm.  quá mức thì nó sẽ biến mất, còn gọi là phép Tòng trị , Phản trị).

30 31
Dược Dược
học học
cổ Chứng Nhiệt cực sinh Hàn: Ôn bệnh (Nhiệt thuộc Dương) diễn tiến tới mức nặng sẽ Trong lao động cổ
truyền gây tình trạng tay chân lạnh, sợ lạnh, rét run, mạch không bắt được (bệnh cảnh Hàn thuộc Khi làm việc thì trước hết phải khởi động từ từ (Dương sinh), sau đó mới tăng dần
truyền
Âm) nhưng ta lại dùng phép Thanh (cũng thuộc Âm) thay vì dùng phép ôn. cường độ lên (Dương trưởng ), đến khi nghỉ ngơi thì giảm dần cường độ lao động (Dương
Chứng Hàn cực sinh Nhiệt: Chứng Tiết tả (Hàn thuộc Âm) diễn tiến tới mức nặng sẽ tiêu ) và chuyển sang nghỉ ngơi hoàn toàn (Âm trưởng).
có biểu hiện lâm sàng của mất nước trong cơ thể như khát, da nóng, miệng lưỡi khô ráo, Trong nghỉ ngơi
bứt rứt, vật vã (bệnh cảnh Nhiệt thuộc Dương) nhưng ta lại dùng phép Ôn Lý (cũng thuộc Nếu công việc là lao động trí óc (tĩnh tại thuộc Âm) thì lúc nghỉ ngơi nên chọn các hoạt
Dương) thay vì dùng phép Thanh.  động thể lực (năng động thuộc Dương).
yy Phương pháp dùng thuốc   Nếu công việc là lao động chân tay (năng động thuộc Dương) thì lúc nghỉ ngơi nên
Bệnh Hàn thì dùng thuốc Nhiệt để trị. chọn các hoạt động trí óc (tĩnh tại thuộc Âm).
Bệnh Nhiệt thì dùng thuốc Hàn để trị. 
yy Phương pháp dùng huyệt
Bệnh ở Tạng (thuộc Âm) thì dùng huyệt Bối du ở vùng lưng (thuộc Dương).
Bệnh ở Phủ (thuộc Dương) thì dùng huyệt Mộ ở vùng ngực bụng (thuộc Âm).

yy Trong điều trị


1. Sử dụng Âm Dương đối lập 
- Hư chứng: Dùng phép trị là Bổ.
- Thuốc: Dược liệu cung cấp các chất dinh dưỡng, các nguyên tố vi lượng, hoặc gây
hưng phấn thần kinh, tim mạch hoặc thúc đẩy chuyển hoá cơ bản.
- Thực chứng: Dùng phép trị là Tả            
- Thuốc: Dược liệu có tính công phạt mạnh: Ra mồ hôi, hạ sốt, long đờm, lợi tiểu mạnh,
tẩy xổ, tiêu viêm.
- Hàn chứng: Dùng phép trị là Ôn  - Thuốc: Mang tính ấm, nóng.
- Nhiệt chứng: Dùng phép trị là Thanh - Thuốc: Mang tính mát hoặc lạnh.
2. Sử dụng Âm Dương hỗ căn
-Huyết hư thì dùng thuốc bổ huyết phải kèm theo thuốc bổ khí và phép bổ huyết ngoài
dược liệu dưỡng huyết phải kèm dược liệu hoạt huyết.
-Thận Dương hư thì dùng dược liệu bổ Thận Dương trên nền tảng thuốc bổ Thận Âm
(Bài Bát vị chữa chứng Thận Dương hư khi thêm hai vị Nhục quế và Phụ tử chế trên cơ sở
bài Lục vị chữa chứng Thận Âm hư).

yy Ứng dụng học thuyết Âm - Dương trong phòng bệnh


Trong sinh hoạt
Mùa Đông phải mặc ấm.
Mùa Hạ thì phải mặc thoáng mát.

32 33
Dược
học
II. Nội dung cổ
truyền
1. Ngũ hành là gì 
Người xưa thấy có 5 loại vật chất chính: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ và đem các hiện
BÀI 4 tượng trong thiên nhiên vào trong cơ thể con người và xếp theo 5 loại vật chất trên gọi là
ngũ hành. Ngũ hành còn có ý nghĩa nữa là sự vận động, chuyển hóa các vật chất trong thiên
nhiên và của tạng phủ trong cơ thể.
HỌC THUYẾT NGŨ HÀNH
2. Sự quy nạp của ngũ hành trong thiên nhiên và trong cơ thể con người

Ngũ hành
STT
Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy

thuỷ 1 Ngũ tạng Can Tâm Tỳ Phế Thận

2 Ngũ phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang

KIm mộc
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy

4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai

5 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

6 Ngũ chất Gỗ Lửa Đất Kim loại Nước

thổ hoả 7 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen


tương sinh
8 Ngũ vị Chua Đắng Ngọt Cay Mặn
tương khắc
9 Ngũ thời (mùa) Xuân Hạ Cuối hạ Thu Đông

10 Ngũ phương Đông Nam Trung ương Tây Bắc

Trong điều kiện bình thường


Vật chất trong thiên nhiên và các loại hoạt động của cơ thể liên quan mật thiết với nhau,
thúc đẩy nhau để vận động không ngừng bằng cách tương sinh (hành nọ sinh hành kia, tạng
nọ sinh tạng kia) hoặc chế ước lẫn nhau để giữ được thế quân bình bằng cách tương khắc
(hành này hoặc tạng này chế ước hành hoặc tạng kia).

3. Các quy luật hoạt động của ngũ hành


I. Định nghĩa
a. Quy luật tương sinh:
Học thuyết ngũ hành là học thuyết âm dương, liên hệ cụ thể hơn trong việc quan sát,
yy Ngũ hành tương sinh là chỉ mối quan hệ sinh ra nhau một cách thứ tự, thúc đẩy
quy nạp và sự liên quan của các sự vật trong thiên nhiên. Trong y học, học thuyết ngũ hành
nhau phát triển của thủy, hỏa, mộc, kim, thổ. Thứ tự tương sinh là: mộc sinh hỏa,
được ứng dụng để quan sát quy nạp và nêu lên sự tương quan trong hoạt động sinh lý, bệnh
hỏa sinh thổ, thổ sinh kim, kim sinh thủy, thủy sinh mộc. Sự tương sinh này cứ lặp
lý các tạng phủ:
lại không ngừng. Nếu đứng từ một hành mà nói thì sinh ra nó được gọi là “mẹ”, do
yy để chẩn đoán bệnh tật
nó sinh ra được gọi là “con”.
yy để tìm tính năng và tác dụng của thuốc yy Trong cơ thể con người: can mộc sinh tâm hỏa, tâm hỏa sinh tỳ thổ, tỳ thổ sinh phế
yy để tiến hành công tác bào chế thuốc men kim, phế kim sinh thận thủy, thận thủy sinh can mộc.

34 35
Dược Dược
học học
cổ b. Quy luật tương khắc: yy Hư thì bổ mẹ, thực thì tả con cổ
truyền yy Ngũ hành tương khắc là chỉ mối quan hệ lần lượt ức chế lẫn nhau của thủy, hỏa, mộc, Ví dụ: Trong bệnh phế khí hư, phế lao… trong điều trị phải kiện tỳ, vì tỳ thổ sinh phế
truyền
kim, thổ. Thứ tự của tương khắc là: mộc khắc thổ, thổ khắc thủy, thủy khắc hỏa, hỏa kim đây chính là con hư bổ mẹ. Trong bệnh cao huyết áp, nguyên nhân do can dương thịnh,
khắc kim, kim khắc mộc. Quá trình tương khắc này cũng tuần hoàn không ngừng. phải chữa vào tâm (an thần), vì can mộc sinh tâm hoả đây chính là mẹ thực tả con.
yy Trong cơ thể con người: can mộc khắc tỳ thổ; tỳ thổ khắc thận thủy; thận thủy khắc yy Về quan hệ bệnh lý:
tâm hỏa; tâm hỏa khắc phế kim; phế kim khắc can mộc. Căn cứ vào ngũ hành tìm vị trí phát sinh một chứng bệnh của một tạng hay một phủ
Trong điều kiện bất thường hay bệnh lý:  nào, để đề ra phương pháp chữa bệnh thích hợp.
Có hiện tượng hành nọ hay tạng nọ khắc hành kia tạng kia quá mạnh mà sinh ra bệnh gọi Sự phát sinh ra một chứng bệnh ở 1 tạng phủ nào đó có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau:
là tương thừa; hoặc hành nọ tạng nọ không khắc được hành kia tạng kia gọi là tương vũ. -- Chính tà: do bản thân tạng phủ ấy có bệnh.
yy Tương thừa: bình thường can mộc khắc tỳ thổ, nếu can khắc tỳ quá mạnh gây các -- Hư tà: do tạng trước nó gây ra bệnh cho tạng đó, còn gọi là bệnh từ con truyền
hiện tượng như đau vùng thượng vị (dạ dầy), đi ngoài nhiều lần khi chữa phải chữa sang mẹ.
bình can (hạ hưng phấn của can) và kiện tỳ (tăng chức năng kiện vận của tỳ). -- Vi tà: do tạng khắc tạng đó mà gây ra bệnh (tương thừa).
yy Tương vũ: bình thường tỳ thổ khắc thận thủy, nếu tỳ hư không khắc được thận thủy -- Tặc tà: do tạng đó không khắc được tạng khác mà gây ra bệnh (tương vũ).
sẽ gây ứ nước (bệnh tiêu chảy kéo dài) hoặc gây phù dinh dưỡng, khi chữa phải kiện Thí dụ: mất ngủ là một chứng bệnh của tâm có thể xảy ra ở 5 vị trí khác nhau và cách
tỳ và lợi niệu (để làm mất phù thũng). chữa cũng khác nhau.
-- Chính tà: bản thân tạng tâm gây ra mất ngủ: như thiếu máu không nuôi dưỡng
III. Ứng dụng trong y học
tâm thần. Khi chữa bệnh phải bổ huyết an thần.
-- Hư tà: do tạng can gây bệnh cho tâm như cao huyết áp gây mất ngủ. Khi chữa
Ngũ tạng
STT Hiện tượng
phải bình can (hạ huyết áp) an thần.
Can Tâm Tỳ Phế Thận -- Thực tà: do tạng bị hư, không nuôi dưỡng được tâm thần. Khi chữa phải kiện tỳ
1 Ngũ hành Mộc Hỏa Thổ Kim Thủy an thần

2 Phủ Đởm Tiểu trường Vị Đại trường Bàng quang


-- Vi tà:  do thận âm hư không khắc được tâm hoả gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ
âm an thần.
3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy
-- Tặc tà: do phế âm hư ảnh hưởng đến tâm huyết gây mất ngủ. Khi chữa phải bổ
4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai phế âm an thần.
5 Tình chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ yy Về sử dụng thuốc
a. Người ta xét tác dụng của vị thuốc đối với bệnh tật tại các tạng phủ trên cơ sở liên
Căn cứ vào các triệu chứng dấu hiệu của ngũ sắc, ngũ thể, ngũ vị, ngũ quan, ngũ chí để quan giữa vị thuốc, màu sắc thuốc với tạng phủ
tìm bệnh thuộc tạng phủ có liên quan.
Vị thuốc Màu thuốc Tác dụng vào tạng/ phủ
STT Bệnh thuộc tạng
Hiện tượng Vị chua Màu xanh Tạng can – đởm
Can Tâm Tỳ Phế Thận
Vị đắng Màu đỏ Tạng tâm / tiểu trường
1 Ngũ sắc Xanh Đỏ Vàng Trắng Đen
Vị ngọt Màu vàng Tạng tỳ / vị
2 Ngũ chí Giận Mừng Lo Buồn Sợ

3 Ngũ thể Cân Mạch Thịt (nhục) Da lông Xương tủy Vị cay Màu trắng Tạng phế/ đại trường

4 Ngũ quan Mắt Lưỡi Miệng Mũi Tai  Vị mặn Màu đen Tạng thận / bàng quang

36 37
Dược
học
cổ b. Người ta còn dùng ngũ vị này để bào chế làm thay đổi tính dược của các vị thuốc,
truyền đưa thuốc vào các tạng theo yêu cầu điều trị:

Thuốc sao với Tác dụng vào tạng


BÀI 5
Sao với dấm Thuốc đi vào tạng can

Sao với muối Thuốc đi vào thận HỌC THUYẾT TẠNG PHủ
Sao với mật ong Thuốc đi vào tỳ

Sao với gừng Thuốc đi vào phế

I. ĐẠI CƯƠNG

Học thuyết tạng phủ còn gọi là học thuyết tạng tượng
Tạng: Các tổ chức cơ quan trong cơ thể.
Tượng: Biểu tượng bên ngoài, các hiện tượng biểu hiện ra bên ngoài.
Quan sát cơ thể sống để nghiên cứu quy luật hoạt động, sự biểu hiện của các nội tạng
gọi là Tạng tượng bao gồm mọi tổ chức cơ quan và quy luật hoạt động của chúng: Ngũ
tạng, Lục phủ, Phủ kỳ hằng...
Tạng phủ của Đông y không phải là môn học giải phẫu, hình thái học mà có thể tạm coi là
môn Cơ thể Sinh lý học. Mọi hoạt động sinh lý của con người đều từ tạng phủ, mọi thứ biến
hóa bệnh lý cũng đều có liên quan đến tạng phủ. Dựa vào những hoạt động được thể hiện ra
bên ngoài, người xưa sắp xếp những nhóm chức năng vào thành Tạng Phủ. Chẳng hạn như:
Thận của Đông y không phải là 2 quả thận đơn thuần mà là những chức năng một phần của
Thần kinh trung ương của Sinh dục, Tiết niệu, có liên quan đến cả Hô hấp (Thận nạp khí)...
Trong cơ thể có 5 tạng (Ngũ tạng), 6 phủ (Lục phủ) và những thể chất khác như Não, Tử
cung, Khí huyết, Tinh thần và Tân dịch.
yy Các tạng:
Tạng có chức năng chung là tàng giữ tinh khí. Có 5 tạng chính và 1 phụ là Tâm bào,
Tâm - Can - Tỳ - Phế - Thận. Quan hệ giữa các Tạng là quan hệ Ngũ hành sinh, khắc.
Tương sinh: Can sinh Tâm, Tâm sinh Tỳ, Tỳ sinh Phế, Phế sinh Thận, Thận sinh Can.
Tương khắc: Can khắc Tỳ, Tỳ khắc Thận, Thận khắc Tâm, Tâm khắc Phế, Phế khắc Can.
yy Các phủ:
Chức năng chung của các Phủ là truyền tống, hấp thu, bài tiết (Phủ có nghĩa là nơi trú
ngụ) trên đầy thì dưới vơi và dưới vơi thì trên phải đầy, phải luôn thay đổi. Ví như khi Vị
rỗng thì Đại trường và Bàng quang phải đầy, khi ta ăn vào, Vị đầy thì Đại trường và Bàng
quang phải tháo rỗng.
Có 6 phủ là: Đởm - Tiểu trường - Đại trường - Vị - Bàng quang và Tam tiêu. Ngoài ra
còn một số Phủ đặc biệt gọi là Phủ kỳ hằng như Não, Tử cung.

38 39
Dược Dược
học học
cổ yy Quan hệ giữa Tạng và Phủ: tiêu, quan hệ Tâm - Phế là quan hệ Khí - Huyết. Phế khai khiếu ra mũi, vinh nhuận cổ
truyền Là quan hệ Âm Dương, Biểu Lý. Biểu là ở phía bên ngoài, Lý là ở phía bên trong, Biểu ra tiếng nói, có những chức năng:
truyền
thuộc dương, Lý thuộc âm. Mỗi Tạng đều quan hệ biểu lý với một Phủ. Tâm biểu lý với -- Phế chủ khí, chủ hô hấp: Phế tiếp thu thanh khí và đào thải trọc khí, tiếp nhận tinh
Tiểu trường. Can biểu lý với Đởm. Tỳ biểu lý với Vị. Phế biểu lý với Đại trường. Thận biểu chất từ Tỳ chuyển lên, phối hợp khí trời thành Tông khí. Sự thở và tiếng nói trực
lý với Bàng quang. Tâm bào biểu lý với Tam tiêu. tiếp do Phế đảm nhiệm. Chứng ho, khó thở, khản tiếng đều liên quan tạng Phế.
-- Phế chủ tuyên phát, túc giáng: Tuyên phát là đưa khí ra kinh mạch, đặc biệt đưa
II. CHỨC NĂNG CÁC TẠNG Vệ khí ra phần biểu để bảo vệ cơ thể chống lại ngoại tà. Túc giáng là điều hành
yy Tạng Tâm (phụ Tâm bào): Tâm thuộc hành Hoả, là tạng đứng đầu các tạng phủ (Quân và phân bố thuỷ dịch trong cơ thể. Nếu trắc trở, nước sẽ ứ đọng cục bộ gây phù
chủ chi quan). Tâm khai khiến ra lưỡi, vinh nhuận ra mặt, có những chức năng: nề, thường ở phần trên cơ thể (Phù dị ứng).

-- Tâm chủ thần minh: Hay còn nói là Tâm tàng Thần. Tâm làm chủ những hoạt -- Phế chủ bì mao: Phế đảm nhiệm phần biểu của cơ thể gồm da, lông. Hiểu rộng
động tâm thần như nhận thức, tư duy, trí nhớ, thông minh, tương ứng những ra là hệ thống bảo vệ cơ thể, hệ thống miễn dịch.Hay bị cảm mạo, mụn nhọt, dị
chức năng của vỏ đại não. ứng đều liên quan chức năng của Phế.

-- Tâm chủ huyết mạch: Tâm phụ trách về tuần hoàn và máu. Huyết liên quan yy Tạng Thận: Thận thuộc hành Thuỷ, là gốc của tiêu thiên (di truyền, huyết thống),
nhiều tạng khác như Can, Tỳ, Thận, nhưng Tâm là chính. Còn Tâm bào là bộ quan hệ với Tâm là quan hệ Thuỷ - Hoả, Thận khai khiếu ra Tai và nhị âm (Hậu
phận bên ngoài như tấm áo ngoài của Tâm, có chức năng bảo vệ Tâm. môn và lỗ tiểu), vinh nhuận ra Răng, Tóc.

yy Tạng Can: Can thuộc hành Mộc, tính ưa vận động và vươn toả, phò tá cho Tâm; Tạng Thận có 2 phần gọi là: Thận âm hay Thận thuỷ bao gồm thận tinh. Thận
cùng với Đởm là cơ sở cho tính quyết đoán, dũng cảm. dương hay Thận hoả bao gồm thận khí.

-- Can khai khiếu ra mắt, vinh nhuận ra móng tay, chân. Thận có những chức năng:

-- Can tàng huyết nghĩa là Can chứa huyết và điều tiết lượng huyết trong cơ thể. -- Thận chủ thuỷ: Thận cai quản và phân bố các thuỷ dịch trong cơ thể. Tuy
Khi ngủ, máu về Can, khi hoạt động Can đưa máu tới các bộ phận. Xuất huyết nhiên mỗi tạng lại liên quan trực tiếp đến một loại dịch: Mồ hôi là Tâm dịch,
có quan hệ tới chức năng của Can. Nước mắt là Can dịch, Nước mũi là Phế dịch, Nước bọt là Tỳ dịch, Nước tiểu
là Thận dịch.
-- Can chủ sơ tiết: Sơ là xua đẩy, tiết là ngọn ngành. Can thúc đẩy khí huyết đến
mọi bộ phận trong cơ thể. Khí huyết lưu thông, tinh thần thoải mái, thư thái. -- Thận khí hoá nước, tham gia vào việc chuyển hoá nước trong cơ thể, cùng với
Tỳ vận hoá thuỷ thấp, Phế thông điều thuỷ đạo Tam tiêu là đường thuỷ dịch của
-- Can chủ cân: Cân được hiểu là các giây chằng quanh khớp, cũng là những thần
cơ thể.Thận thanh lọc nước để đưa lên Phế và dồn phần trọc xuống Bàng quang
kinh ngoại biên. Chứng teo cơ cứng khớp, chân tay co quắp hoặc co giật là
để bài tiết ra ngoài.
chứng bệnh thuộc Can.
-- Thận tàng Tinh: Thận tàng giữ tinh túy của cơ thể: Tinh hậu thiên do nguồn ăn
yy Tạng Tỳ: Tỳ thuộc hành Thổ, tính ôn hoà, nhu nhuận, đảm nhiệm công việc hậu cần
uống, là chất nuôi dưỡng cơ thể, còn gọi là tinh tạng phủ. Tinh tiên thiên còn gọi
cho cơ thể, chức năng hậu thiên. Tỳ khai khiếu ra miệng, vinh nhuận ra môi.
là tinh sinh dục; là hệ thống gien di truyền trong các tế bào sinh dục. Quá trình
-- Tỳ chủ vận hoá: Tỳ cùng Vị đảm nhiệm việc tiêu hoá thức ăn, chuyển thành Tinh sinh dục và phát dục do tinh tiên thiên và hậu thiên quyết định, liên quan trực
chất. Tỳ vận hoá tốt cơ thể hoạt động và phát triển tốt. tiếp đến thận khí.
-- Tỳ thông huyết, nhiếp huyết: Tỳ sinh tinh (hậu thiên), tinh chuyển thành huyết.
vv Quá trình phát dục ở nữ tính theo số 7:
Tỳ đồng thời giúp huyết vận hành đúng đường. Chứng xuất huyết kéo dài có liên
quan đến chức năng của Tỳ. yy 7 tuổi: thận khí thịnh, răng thay, tóc mọc dài.
-- Tỳ chủ cơ nhục, chủ tứ chi: Tỳ trực tiếp nuôi dưỡng các cơ bắp, chân tay. Tỳ tốt yy 14 tuổi: thiên quý đến, có kinh, có thể mang thai.
thì cơ bắp chắc, chân tay vững mạnh. Chứng sa nội tạng có liên quan đến Tỳ. yy 21 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể lớn mạnh.
yy Tạng Phế: Phế thuộc hành Kim, có liên quan đặc biệt với Tâm vì cùng ở thượng yy 28 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt.

40 41
Dược Dược
học học
cổ yy 35 tuổi: bắt đầu suy yếu. của Đại trường ảnh hưởng đến Phế. Phế nhiệt gây táo bón và ngược Đại trường bón cổ
truyền yy 42 tuổi: suy rõ. sẽ gây ho.
truyền
yy 49 tuổi: thiên quý cạn. Mãn kinh. 5. Bàng quang: Bảng quang chứa đựng và bài tiết nước tiểu. Thận hư sẽ gây rối loạn
tiểu tiện. Các chứng tiểu đục, tiểu buốt, tiểu rắt liên quan đến Bàng quang.
vv Quá trình phát dục ở nam tính theo số 8:
6. Tam tiêu: Tam tiêu là 3 phần của thân mình: Thượng tiêu là phần từ miệng đến tâm
yy 8 tuổi: thận khí thực, răng tóc thay. vị; trung tiêu là phần từ tâm vị đến môn vị; hạ tiêu là phần từ môn vị đến hậu môn.
yy 16 tuổi: thận khí thịnh, thiên quý đến, có thể sinh con. Tam tiêu là đường phân bố thuỷ dịch trong cơ thể: nước ở thượng tiêu toả như mây
yy 24 tuổi: thận khí đầy đủ, thân thể cường tráng. mù, ở trung tiêu đọng lại như ao hồ, ở hạ tiêu chảy như nước trong suối lạch. Lực
yy 32 tuổi: phát triển cực mạnh mọi mặt. điều hành thuỷ dịch do Phế khí (Phế thông điều thuỷ đạo).
yy 40 tuổi: bắt đầu suy.
yy 48 tuổi: suy rõ, phải dùng kính, tóc bạc. IV. CÁC THỂ CHẤT KHÁC
yy 56 tuổi: can khí suy yếu, gân mạch kém. 1. Khí - Huyết: Khí và Huyết quan hệ âm dương. Khí là dương, Huyết là âm. Huyết là
yy 64 tuổi: thiên quý cạn, râu tóc bạc, răng long không sinh sản được. mẹ của Khí, Khí là thống soái của Huyết. Khí hành, Huyết hành; Khí trệ, Huyết ứ.
- Thận chủ mệnh môn hoả: Mệnh môn hoả là quá trình sinh nhiệt lượng, năng lượng yy Khí là động lực cho mọi hoạt động của cơ thể. Mỗi tạng cần một dạng khí riêng gọi
cần thiết cho những hoạt động tối thiểu của cơ thể. Hoả của Thận được coi là “Tướng hỏa” theo tên tạng đó như Tâm khí, Thận khí, Can khí, Tỳ khí, Phế khí.
ví tựa như sức nóng trong lòng đất so với sức nóng mặt trời là quân hoả. Hoả của Thận suy yy Huyết là chất dịch màu đỏ được Thận tạo ra từ Tinh, Huyết do Tâm chủ quản, do
sẽ ảnh hưởng ngay đến chức năng của Tâm và Tỳ. Thận nạp khí: Trong hô hấp, thận phụ Tỳ khống nhiếp và được tàng chứa tại Can.
trách động tác “hấp” là hít vào còn Phế phụ trách động tác “hô” là thở ra. Bệnh hen phế 2. Tinh - Thần: Tinh và Thần quan hệ âm dương, Tinh là âm, Thần là dương. Tinh dồi
quản có liên quan đến tạng Thận. dào đày đủ thì Thần minh mẫn, vững vàng.
- Thận chủ xương tuỷ, liên quan Não: Tinh sinh ra tủy, tủy sinh cốt. Chứng còi xương, yy Tinh là cơ sở vật chất, Khí và thần đều do Tinh. Tinh, Khí, Thần là yếu tố cơ bản của
chậm đi ở trẻ, rụng răng ở người lớn có liên quan tạng Thận. Thận cũng luôn bổ sung tinh sự sống. Tinh bao gồm Tinh tiên thiên và Tinh hậu thiên có quan hệ hỗ tương. Tinh
tuỷ cho não. Thận tinh hư, trí tuệ chậm phát triển, đần độn nên phải bổ Thận. Tinh sinh tiên thiên là bẩm tố từ bố mẹ, là hệ gien trong các nhiễm sắc thể của tế bào sinh dục,
huyết, huyết nuôi dưỡng tóc nên sự thịnh suy của Thận ảnh hưởng đến tóc. tinh trực thuộc Thận, mang tính huyết thống, đặc điểm giống nòi. Tinh hậu thiên do
Tỳ vận hoá thức ăn. Tinh hậu thiên là nguồn động lực cho các Tạng Phủ. Muốn cải
III. CHỨC NĂNG CÁC PHỦ tạo giống nòi cần quan tâm bồi dưỡng, cải tạo cả hai loại tinh: tinh tiên thiên (giống,
gene) và tinh hậu thiên (thức ăn, môi trường).
1. Đởm: Đởm chứa mật, giúp cho Tỳ tiêu hoá, Đởm còn có chức năng về tinh thần,
yy Thần bao gồm những hoạt động tâm thần, tư duy, ý thức đồng thời chỉ huy, điều hoà
chủ quyết đoán. Chứng hoàng đản có liên quan trực tiếp tới Đởm.
chức năng của các tạng phủ. Tinh, Khí đầy đủ thì Thần sáng suốt, vững vàng, có thể
2. Vị: Vị chứa đựng và làm nhừ đồ ăn, giúp cho Tỳ vận hoá thức ăn. Vị và Tỳ được coi
coi Thần là biểu hiện của Tâm qua ánh mắt, vẻ mặt và ứng xử.
là gốc của hậu thiên. Dựa vào Vị khí người ta tiên lượng tốt xấu của bệnh và đánh
3. Tân - Dịch: là hai loại chất lỏng, thuộc âm, do Thận chủ quản, nguồn gốc từ Tỳ
giá kết quả điều trị. “Còn vị khí sẽ sống, hết vị khí sẽ chết”. Bảo vệ Vị khí là một
tạo ra.
nguyên tắc điều trị của Đông y.
yy Tân: Là chất dịch trong, dịch gian bào.Tác dụng làm nhu nhuận da thịt. Tiêu chảy,
3. Tiểu trường: Tiểu trường phân lọc tinh chất do Tỳ vận hoá từ thức ăn. Phần thanh
ra mồ hôi nhiều sẽ làm Tân khô kiệt (Hội chứng mất nước và điện giải).
được hấp thu tại Tiểu trường rồi đưa lên Phế; phần trọc chuyển xuống Bàng quang
yy Dịch: Là chất dịch đục thường ở trong bao khớp. Tác dụng làm trơn nhờn khớp xương.
và Đại trường để bài tiết ra ngoài. Tiểu trường biểu lý với Tâm nên Nhiệt ở tạng
Sốt cao, tiêu chảy, nôn, ra mồ hôi nhiều là nguyên nhân làm khô cạn Dịch. Rối loạn
Tâm có thể đi xuống Tiểu trường gây chứng tiểu máu.
chức năng của Phế, Tỳ, Thận làm ứ đọng Tân dịch gây chứng phù thũng.
4. Đại trường: Đại trường chứa đựng và bài tiết phân. Các chứng lòi dom (thoát
giang), trĩ, lỵ là bệnh của Đại trường. Đại trường quan hệ biểu lý với Phế nên bệnh

42 43
Dược
học
II. NHỮNG ĐIỀU CẤM KỴ KHI DÙNG THUỐC Y HỌC cổ
CỔ TRUYỀN
truyền
Có một số vấn đề cần cấm kỵ khi dùng thuốc và bào chế thuốc YHCT, gồm có

BÀI 6 1. Tương kỵ về bào chế: những vị thuốc có kim loại thường kỵ sắt, đồng, chì…như Hà
thủ ô không dùng dao sắt, Nhân sâm kỵ các vị thuốc có nhiều chất chát. Tinh dầu kỵ
ánh nắng mặt trời hoặc lửa trực tiếp, khi phơi thì phơi trong mát, hoặc sấy ở 60oC.
TƯƠNG TÁC THUỐC
2. Tương kỵ về mặt dược lý: theo kinh nghiệm ghi trong một số sách cổ và nhân dân
TRONG Y HỌC CỔ TRUYỀN lưu truyền lại thì trong thời gian uống thuốc phải tránh dùng một số thứ như Bạc
hà kỵ thịt Ba ba, Phục linh kỵ dấm, Miết giáp kỵ Rau dền, Thịt gà kỵ sáp ong, kinh
giới, mật ong kỵ hành…

I. THẤT TÌNH HÒA HỢP yy Chú ý: YHCT có qui định 19 vị thuốc phản nhau, khi kê đơn không được kê chung
một đơn, nếu dùng chung sẽ có phản ứng không tốt là:
Ở đây, chỉ những trạng thái của thuốc nhằm hướng dẫn người thầy thuốc sử dụng một -- Cam thảo phản Cam toại, Đại kích, Nguyên hoa, Hải tảo.
cách linh hoạt trong lâm sàng để nâng cao, hỗ trợ tác dụng của thuốc khi người ta phối hợp
-- Ô đầu phản Bối mẫu, Qua lâu, Bán hạ, Bạch liễm, Bạch cập.
với nhau thành bài thuốc để đáp ứng nhu cầu điều trị và phép tắc dùng thuốc. Có 7 tác dụng
-- Lê lô phản Nhân sâm, Đan sâm, Huyền sâm, Khổ sâm, Sa sâm, Đảng sâm, Tế
có thể xảy ra khi phối hợp thuốc, đó là
tân, Thược dược.
1. Đơn hành: một mình vị thuốc cũng phát huy tác dụng như Nhân sâm. Và 18 vị sợ nhau nếu dùng chung tác dụng sẽ mất đi là:
2. Tương tu: hai loại có công dụng giống nhau, giúp thêm tác dụng của nhau như Tri
Lưu huỳnh – Phác tiêu, Thủy ngân - Thạch tín, Đinh hương – Uất kim, Ba đậu –
mẫu với Hoàng bá, Đảng sâm với Nhân sâm hoặc Hoàng kỳ. Khiên ngưu, Lang độc – Mật đà tăng, Nha tiêu – Tam lăng, Thảo ô – Tê giác, Nhân
3. Tương sứ: hai thứ thuốc công hiệu khác nhau khi dùng chung với nhau sẽ tăng hiệu sâm - Ngũ linh chi, Quế quan – Xích thạch chi.
quả của nhau như Hoàng kỳ với Phục linh.
3. Kiêng kỵ khi dùng thuốc:
4. Tương úy: thứ thuốc này ức chế được thứ kia làm giảm bớt độ độc và hiệu lực của
nó như Bán hạ sợ Sinh khương. yy Người có bệnh nên kiêng thịt gà, thịt cá chép, ba ba, các chất nóng, kích thích,
lạ bụng.
5. Tương ố: thứ này ghét thứ thuốc kia nếu như dùng cùng với nhau loại này sẽ bị loại
kia làm giảm tác dụng như Sinh khương ghét Hoàng cầm. yy Khi uống thuốc ôn trung khử hàn thì không ăn thức ăn sống, lạnh.

6. Tương sát: loại thuốc này có thể tiêu trừ phản ứng trúng độc của thuốc khác như yy Uống thuốc kiện tỳ giúp tiêu hóa thì không ăn thứ béo, nhờn, tanh hôi và khó tiêu.
Phòng phong trừ độc Phê sương (= Thạch tín thăng hoa). yy Uống thuốc an thần thì tránh thuốc kích thích.
7. Tương phản: hai vị thuốc sau khi dùng với nhau có phản ứng kịch liệt như Ô đầu yy Khi uống thuốc thang thì nên tránh dùng nước chè, nước rau muống, nước đậu
phản Bán hạ. xanh, đậu đen vì các hợp chất có thể gây tủa mất tác dụng của thuốc.

Đó là thất tình hòa hợp, song không phải nhất thiết như vậy, dựa trên lâm sàng, người yy Đối với phụ nữ có thai không dùng thuốc quá mạnh như Ba đậu, Tam lăng, Nga
ta có thể ứng dụng linh hoạt như Cam toại phản Bán hạ nhưng vẫn dùng cùng nhau trong truật, Đào nhân, Hồng hoa, Phụ tử, Đại hoàng, Ích mẫu, Nhục quế, có thể gây xẩy
bài “Cam toại Bán hạ thang” của Trương Trọng Cảnh, không những không xảy ra sự cố thai, có hại cho người mẹ và cả thai nhi nữa. Cần theo chỉ dẫn của y bác sĩ và dùng
mà còn tốt hơn. đúng liều và cẩn thận.

44 45
Dược
học
A. BỆNH CHỨNG ÂM DƯƠNG VÀ PHÉP TRỊ cổ
truyền
Bệnh lý và phản ứng của cơ thể đối với tác nhân gây bệnh. Phản ứng đó diễn biến qua
nhiều giai đoạn, mang nhiều chứng trạng khác nhau:
BÀI 7 yy Loại dương chứng.
yy Loại âm chứng.
Loại dương chứng dùng Âm dược, bao gồm các thuốc có tình hàn lương, thường được
KHÁI QUÁT VỀ BỆNH CHỨNG dùng để chữa các chứng sốt cao, gây tăng nhiệt, hay làm ôn ấm.
VÀ TRỊ LIỆU Loại âm chứng dùng Dương dược, bao gồm các loại thuốc có tính cay ấm, để chữa các
chứng hư hàn, gây lạnh, co rút, đau.
yy Dương chứng
Đông y cho rằng các kinh Dương đi xuống, kinh Thái Dương và Thiếu Dương chứa ít

Q uan niệm về Y học cổ truyền Đông phương không phải dựa trên cơ sở cơ thể học, mà
dựa vào các lý thuyết về triết học đã dùng để giải thích về vũ trụ thời bấy giờ.
huyết mà nhiều khí cho nên có phản ứng thuộc khí nhiều hơn huyết (2 chứng chính là đau
và sốt).
Với quan niệm “Nhân thân chi tiểu vũ trụ” y học coi sự cấu tạo của con người như sự Ở ngoài phần biểu (da lông) thuộc Dương, lưng thuộc Dương, các phủ thuộc Dương,
cấu tạo của vũ trụ, nhưng thu hẹp. các bệnh phát ra mùa xuân và mùa hạ thường thuộc Dương.
Y học giải thích những hiện tượng xảy ra trong con người khỏe mạnh hay bệnh lý là a. Thái Dương chứng, bao gồm các phản ứng của phần da, lông : sợ gió, đổ mồ hôi,
dựa trên cách nhìn về sự cấu tạo của vũ trụ thiên nhiên, vận dụng theo qui luật nhìn được, đau đầu, cứng gáy…Thuốc trị thường là thuốc giải biểu làm cho ra mồ hôi, hạ nhiệt
thấy được và hiểu được đối với thời bấy giờ. độ như Ma Hoàng, Quế chi, Sinh khương, Cát căn, Bạc hà, Tía tô…
Ví dụ: Trên trời có “mặt trời” là thuộc Dương, đất có “Địa” thuộc Âm, ngày thuộc b. Thiếu Dương chứng bao gồm các phản ứng của ngực, sườn gáy đau, khi nóng, khi
Dương, đêm thuộc Âm. Vậy trong con người phải có phần thuộc Dương, và phần thuộc rét. Thuốc trị thường là thuốc giải biểu gia thêm lợi tiểu tiện, thông đại tiện, thông
Âm như từ thắt lưng trở lên thuộc (Thiên) Dương, từ thắt lưng trở xuống thuộc (Địa) Âm, gan mật như Phục linh, Sài hồ, Chỉ xác, Đại hoàng…
phía trước thuộc Âm, phía lưng thuộc Dương. 10 ngón tay ứng với 10 ngày, cho nên các c. Dương Minh chứng, thể hiện sốt cao, bao gồm các phản ứng của dạ dày, ruột, nóng
ngón bên trên thuộc Thủ thuộc Dương. Các ngón bàn chân thuộc Túc thuộc Âm. sốt tột bực, đại tiện táo bón, bụng đè đau, rắn chắc. Thuốc trị tả hạ (tẩy xổ) như Đại
Âm dương được thể hiện trong cách cấu trúc đại thể và cũng đi vào cấu trúc vi thể, đủ hoàng, Cam thảo, Mang tiêu, Chỉ thực.
để xác định phần nào thuộc Âm và phần nào thuộc Dương để làm cơ sở cho việc biện luận yy Âm chứng
về sinh lý, bệnh lý khi và mà Âm Dương điều hòa hay thất điều vì sức khỏe, theo YHCT Các kinh âm đi từ chân lên, nếu bị bệnh sẽ biểu hiện bằng các chứng ở vùng bụng, ở
là sự tự điều hòa của Âm Dương để giữ một thế cân bằng sinh học luôn luôn thay đổi để thắt lưng trở xuống, ở các tạng.
thích nghi với mọi loại môi trường bên ngoài, và những hoạt động quá ngưỡng bên trong Âm chứng được chia làm 3 nhóm lớn
mà Đông Y gọi là “bất cập” hay “thái quá”, còn gọi là hư hay thực …
a. Thái âm chứng: là những triệu chứng của phản ứng tiêu hóa, hấp thụ, dinh dưỡng:
Từ khái quát đại thể dần dần đi vào cụ thể, và khi mà khoa học càng phát triển thì càng Bụng từng cơn quặn đau. Đi tiêu càng ngày càng nhiều lần. Nôn mữa, bụng tức,
đi vào cụ thể hơn. Theo qui luật đó, chúng ta thấy phân loại bệnh chứng và thuốc trị theo đầy, sình, sôi bụng. Thuốc trị thái âm chứng là thuốc ôn trung, khu hàn như Phụ tử,
cách như sau: Can khương, Quế, Gừng, Sâm, Sa nhân, Hậu phác.
yy Bệnh chứng âm dương và thuốc trị. b. Thiếu âm chứng: là những triệu chứng của phản ứng ở hệ tuần hoàn suy sụp, người
yy Bệnh chứng ngũ hành và thuốc trị. mê man li bì, sợ rét, nằm co, tay chân giá lạnh. Chứng thiếu âm chuyển biến ra 2
yy Bệnh chứng lục dâm và thuốc trị. thể lâm sàng ngược nhau. Thiếu âm chứng hàn thể hiện bằng chứng lạnh mà lại
thêm tiêu chảy (hạ lợi). Thuốc trị phải là hồi dương, ôn lý như Phụ tử , Nhân sâm,
yy Bệnh chứng bát cương và thuốc trị.
Phục linh, Bạch truật… Thiếu âm chứng hóa nhiệt thể hiện bằng các chứng nằm

46 47
Dược Dược
học học
cổ ngồi không yên, bứt rứt vì thủy không đủ để chế hỏa. Thuốc trị phải là tư âm lương 2. Bệnh chứng về tâm cổ
truyền huyết, thanh tâm như Hoàng liên, Hoàng cầm, Bạch thược, A giao.
truyền
Để rõ sự quan trọng của tâm, YHCT gọi đó là “vua”, là chủ của 5 tạng, 6 phủ, tâm chính
c. Quyết âm chứng: là những triệu chứng của một trạng thái nhiễm độc thần kinh. thì các tạng phủ yên, tâm tà thì các tạng phủ nguy.
Nhiễm độc thần kinh ở thể sốt cao. Đông y gọi là nhiệt thắng, vật vã tay chân.
“Tâm là nơi biến hóa của thần” (Tố vấn).
Thuốc dùng phải thanh nhiệt, lương huyết, bình can như Hoàng bá, Hoàng liên,
a. Tâm nhiệt: Để chỉ các trạng thái mê sảng, hoảng loạn do viêm nhiễm nặng, làm cho
Hoàng cầm (thanh nhiệt, lương huyết), Đơn bì (bình can). Nhiễm độc thần kinh ở
mặt đỏ, lưỡi khô, đầu lưỡi đỏ, mạch sác, muốn uống nước, chảy máu miệng, mũi,
thể lạnh tay chân, mạch nhỏ sắc mặt nhợt nhạt, hôn mê dần, gọi là hàn thắng. Thuốc
lồng ngực đau nhức, tiểu tiện vàng đỏ, hay ra huyết, thấy ở giai đoạn nhiễm độc
trị phải bổ huyết, ôn kinh, thông mạch như Đương qui, Bạch thược (bổ huyết), Ngô
thần kinh. Thuốc dùng trị chứng tâm nhiệt gọi là thuốc thanh tâm như Câu đằng,
thù du, Gừng (ôn kinh), Quế, Tế tân (thông mạch).
Hoàng liên, Sinh địa, Đương quy, chích Cam thảo.
B. BỆNH CHỨNG THEO NGŨ HÀNH VÀ THUỐC TRỊ b. Tâm hư: Để chỉ trạng thái thần kinh suy nhược, lo âu, hồi hộp, hay quên, hay sợ,
mạch yếu, nhanh, chất lưỡi nhợt nhạt, hay đỗ mồ hôi, mất ngủ, thường thấy trong
1. Bệnh chứng về can các trường hợp thiếu máu mất sức do nhiều nguyên nhân. Thuốc chữa tâm hư gọi
Theo YHCT, Can có 2 nhiệm vụ chính là: là thuốc bổ tâm, còn gọi là thuốc bổ huyết như Bạch thược, Hà thủ ô, Thục địa,
yy Biến đổi chất tinh thức ăn (energie alimentaire) thành dinh khí (energie nutritive) Nhân sâm, Cát cánh, Thiên môn, Bá tử nhân, Huyền sâm, Viễn chí, Đương qui,
yy Bảo đảm sự cân bằng của Thần (mental). Thục địa.
Đến thế kỷ thứ 16, Lý Thời Trân có viết : “Can tàng huyết, chứa máu và sinh ra máu”. Nói chung các thuốc trị tâm thường có màu đỏ, vị đắng (chu sa).
Theo YHCT, Can bệnh thường biểu hiện bằng các chứng co giật, hoa mắt, đau đầu, 3. Bệnh chứng về tỳ
nóng giận, đau vùng hông sườn, nói chung là tình trạng co thắt (état spasmodique) qui nạp
YHCT xác định các chứng của tỳ là vận hóa, nghĩa là tạo ra nhiệt lượng của cơ thể, trên
thành 3 chứng lớn:
cơ sở tiêu hóa tốt thì vận hóa mới tốt.
a. Can thực: người hay tức giận, ngực sườn đầy, đau, đau ran xuống bụng dưới, nôn
mữa ra nước chua, thở kém, ho suyễn, tay chân co rút, hoa mắt, đầu choáng, tai Đông y cho rằng “Tỳ chủ cân nhục”, do đó khi thấy tay chân yếu mềm, thân thể gầy
điếc vì trạng thái co thắt gây huyết áp tăng, ruột và dạ dày thắt bóp, tuần hoàn ngoại còm, người ta nghĩ đến bệnh của tỳ (vì hấp thụ kém, dinh dưỡng kém).
vi ứ trệ. Thuốc dùng trị can thực gọi là thuốc bình can, như Hoàng liên, Hoàng bá, a. Tỳ hàn: Để chỉ rối loạn tiêu hóa (tiêu chảy chất trong, ăn uống không tiêu, tay chân
Hoàng cầm, Long đởm thảo, Nhân trần, Sài hồ, Bạch truật, Phục linh, Bạch thược, lạnh, mình mẩy nặng nề). Thuốc trị tỳ hàn gọi là thuốc ôn trung kiện tỳ như Kha tử,
Bạc hà, Đơn bì, Chi tử. Nhục đậu khấu, Mộc hương, Nhân sâm, Bạch truật, Đương qui, Thược dược.
b. Can hư: ù tai, hoa mắt, thân thể tê dại, đầu choáng váng muốn ngã, móng tay móng b. Tỳ nhiệt: Để chỉ trạng thái viêm nhiễm đường gan, mật, ruột, có hoàng đản, tiểu
chân xanh khô. Triệu chứng này có thể thấy trong trạng thái huyết áp hạ, máu không tiện vàng, đau bụng, tiểu tiện ít, môi đỏ. Thuốc trị tỳ nhiệt gọi là thuốc thanh
đủ cung cấp cho các cơ quan. Thuốc trị can hư gọi là thuốc dưỡng can như: Địa cốt giải tỳ nhiệt như Thanh bì, Hậu phác, Bạch truật, Thảo quả, Bán hạ, Đương qui,
bì, Thổ phục linh, Trúc nhự. Ngưu tất.
c. Can nhiệt: thể hiện các triệu chứng như can thực nhưng thêm chứng can hỏa bốc lên c. Tỳ hư: Để chỉ trạng thái gầy mòn (cachexia), sắc mặt vàng héo, hơi phù do suy dinh
làm cho mắt đỏ, lưỡi đỏ, miệng đắng, môi khô, ngủ hay sợ hãi, nằm mê. Các chứng dưỡng, tay chân lạnh, ăn không tiêu, tiêu chảy, hay nằm, ít hoạt động. Thuốc trị tỳ
này có thể thấy trong các chứng viêm nhiễm đường gan, mật, ruột trường diễn làm hư gọi là thuốc ôn bổ tỳ hư như Thương truật, Hậu phác, Trần bì, Mạch nha, Sơn
cho tiêu tiểu ít, đường dẫn thoát càng kém nhiệt chứng càng tăng và nhiễm độc thần tra, Thần khúc.
kinh co giật càng sớm xuất hiện. Thuốc trị can nhiệt gọi là thuốc thanh can nhiệt d. Tỳ thực: Để chỉ trạng thái có nước trong ổ bụng gây tình trạng thủy thấp tràn lan,
như Long đởm thảo, Sơn chi tử, Mộc thông, Hoàng cầm, Bồ công anh, Liên kiều, bụng to khó thở, ngực nặng, tay chân gầy, nặng nề vì có nước. Thuốc trị tỳ thực là
Kim ngân hoa, Kê huyết đằng, Trạch tả, Xa tiền tử, Sài hồ, Sinh địa. thuốc thẩm hay ráo tỳ thấp như Hoàng liên, Hậu phác, Can khương, Phục linh, Bán
Những vị thuốc trị can thường có màu xanh, vị chua. hạ, Mạch nha.

48 49
Dược Dược
học học
cổ 4. Bệnh chứng về phế giáp trạng, thượng thận …để duy trì hoạt động ở cát mức độ khác nhau, tạo ra năng cổ
truyền lượng của cơ thể.
truyền
Phế có chức năng “thượng thư nội trị”.
Phế chủ khí, khí hành thì huyết hành. Nói thận tàng tinh là nói đến chức năng các tuyến nội tiết trong hệ tuyến yên, thượng
thận, giáp trạng, bảo đảm tính phát dục và tính sinh dục như tinh hoàn, buồng trứng
Đông y phân biệt 4 chứng trạng bệnh lý của phế
thuốc trị thận dương hư như Thục địa, Quế tâm, Phụ tử, Đan bì, Phục linh, Trạch tả,
a. Phế hàn: Để chỉ trạng thái có thắt phế quản do lạnh, do dị ứng, miệng không khát,
Hoài sơn, Đỗ trọng, Đương qui, Ngũ vị, Trần bì, Hoàng kỳ.
lưỡi trắng trơn, ngực sườn đau tức, không thể nằm ngửa được, có khi nặng mi mắt.
Bệnh trạng của thận thể hiện ra hai chứng lớn
Thuốc trị phế hàn là thuốc ôn phế, tán hàn: Quế chi, Bạc hà, Tía tô, Hậu phác,
Hương phụ, Can khương, Nhân sâm, Bạch truật, Thạch xương bồ. a. Thận âm hư : Với các triệu chứng di tinh, tai ù, răng lung lay, lưng đau, lưng đùi ê
ẩm, liệt dương, ho lâu ngày, nóng về đêm, đổ mồ hôi trộm, người gầy còm vì âm hư
b. Phế nhiệt: Để chỉ các tình trạng sốt cao, mặt đỏ, 2 gò má đỏ, rất khát nước, họng
hỏa vượng. Các triệu chứng trên đây có thể thấy ở các thể suy yếu sau viêm nhiễm
đỏ đau, đại tiểu tiện táo, đờm đặc có khi lẫn máu, khi ho thì đau ran ra ngực, ra
lâu ngày, miệng khô, đau họng, táo bón, tiểu tiện ít, trạng thái thần kinh dễ bị kích
lưng (trường hợp viêm nhiễm đường hô hấp có xung huyết). Thuốc trị phế nhiệt gọi
thích, huyết áp tăng.
là thuốc thanh phế trừ đờm, hoặc thanh phế nhuận táo: Tang diệp, Cúc hoa, Hạnh
nhân, Liên kiều, Mạch môn, Tỳ bà diệp, Hồ ma nhân, rau Sam, rễ Tranh, Húng b. Thận dương hư: Đặc điểm của chứng này là hai chân lạnh, mồ hôi tự đổ ra nhiều,
chanh, Sắn dây, rau Má. đi tả gần sáng, bụng đầy, khí nghịch, suyễn thở, sắc mặt đen sạm, gầy yếu. Thuốc
trị dùng cho thận thủy thường do vị đắng, bởi vì vị đắng có tính làm ráo, chắc. Còn
c. Phế hư : Để chỉ tình trạng hơi thở khẽ, nhẹ, tiếng nói thấp yếu, thường thì bị ra mồ
như muốn tả thuốc có vị mặn, vì vị mặn làm mềm.
hôi, cổ khô, mặt trắng nhợt, da khô nhăn. Chứng này thường gặp trong các bệnh
thiểu năng hô hấp.
Thuốc trị chứng phế hư gọi là thuốc bổ phế hư: Sa sâm, Củ sả, Gừng, Bạch biển C. BỆNH CHỨNG THEO BÁT CƯƠNG VÀ THUỐC TRỊ
đậu, Bạch truật, Trần bì, Cát cánh, Bạch phục linh, Hoài sơn, Hạt sen, Ý dĩ, Sa Y học cổ truyền qui nạp các triệu chứng lâm sàng thường gặp làm 8 hội chứng lớn, gọi
nhân, Đại táo. là “bát cương” (hàn, nhiệt, hư thực, biểu, lý, âm, dương) và 8 cách chữa gọi là “bát pháp”
d. Phế thực: Để chỉ tình trạng đang thở suyễn, ngực đầy phải ngẩng lên mới thở được, (hãn, hạ, hòa, tiêu, thanh, thổ, ôn, bổ). “Bát cương” và “bát pháp” là cơ sở để biện chứng
ngực sườn đầy đau, thường thấy trong các cơn hen đang lên. Thuốc dùng trị chứng và đề ra phép trị chung là “Biện chứng luận trị” (Bát pháp) là Hãn, Hạ, Hòa, Tiêu, Thanh,
phế thực là thuốc truyền thông phế khí: Địa cốt bì, Tang bạch bì, Sinh cam thảo, Ma Thổ, Ôn, Bổ.
hoàng, Hạnh nhân, Thạch cao, Cam thảo, Mộc hương, Hoàng liên.
Thuốc dùng chữa bệnh Phế thường có sắc trắng, vị ngọt nhạt, tính bình. Trong trường 1. Phép hãn:
hợp cần phải bổ phế, dùng thuốc có vị chua, còn trong trường hợp tả nên dùng thuốc có vị Thường dùng để chữa ngoại cảm còn ở biểu bằng những thuốc giải biểu, có tác dụng
cay để tán. làm ra mồ hôi, hạ nhiệt độ. Chứng giải biểu còn được sử dụng trong các chứng phù thủng,
các chứng u gai nhọt ngoài da, các chứng ban sởi chưa mọc.
5. Bệnh chứng về thận
Thuốc giải biểu chia làm 2 loại
Là chức năng điều hòa và tiết các chất nhằm mục đích giữ lại cái gì cần thiết cho cơ thể
như các chất nuôi dưỡng (nuớc điện giải, đường, đạm, mỡ … ) và thải các chất độc, cặn bã -- Loại tân ôn giải biểu: Để chữa các chứng biểu hàn hay còn gọi là biểu thực : sợ
như urê, muối quá mức cần thiết … Vì thế chức năng thận âm là bảo đảm các chất dự trữ, rét, phát nóng, miệng không khát, rêu lưỡi trắng, đầu nhức, mình đau, mạch phù
bảo đảm mọi thăng bằng thần kinh thể dịch phục vụ cho cơ thể hoạt động tốt: Thục địa, khẩn, không có mồ hôi thường dùng các vị Ma hoàng, Quế chi, Sinh khương,
Sơn thù du, Đơn bì, Hoài sơn, Ngưu tất, Trạch tả, Lộc giác giao, Thỏ ty tử. bài thuốc là “Ma hoàng thang”.
yy Thận hỏa -- Loại tân lương giải biểu: Để chữa chứng biểu nhiệt phát nóng, sợ rét nhẹ hơn,
Để tạo ra nhiệt lượng cho cơ thể. miệng khát, chất lưỡi hồng, rêu lưỡi mỏng, vàng, mạch phù sắc, thường dùng
Chức năng này do hệ thống thần kinh và nội tiết đảm nhiệm từ tuyến tuyến yên, các vị Bạc hà, Kinh giới, Tía tô.

50 51
Dược Dược
học học
cổ 2. Phép thổ: Dùng để chữa nhiệt chứng, sốt cao, thường do viêm nhiễm bằng những thuốc hàn cổ
truyền lương làm cho lui cơn sốt, giữ được tân dịch, trừ được khát nước, bứt rứt.
truyền
Để chữa thực chứng.
Dùng để chữa chứng đầy tức ở ngực hoặc dạ dày, đưa xuống không được, bệnh nhân Thuốc thanh nhiệt gồm có 3 loại:
bứt rứt khó chịu, phải làm cho nôn ra đường họng thường dùng các vị muối ăn, phèn xanh. -- Thuốc tân lương thanh nhiệt để trị các chứng sốt mới phát, khi phản ứng của cơ
thể còn mạnh: sốt cao, không sợ lạnh, sợ nóng, đổ mồ hôi (đó là Dương minh
3. Phép hạ
chứng), khát nước, muốn uống nước, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại. Dùng
Dùng để chữa chứng táo bón, tích trệ ở ruột, dạ dày. Nước ứ đọng ở ruột, dạ dày cũng các vị thuốc như Lá tre, Thạch cao, Tri mẫu, Cam thảo.
có thể dùng phép hạ để chữa.
-- Thuốc khổ hàn tả hỏa để trị các chứng sốt cao, miệng khát, đại tiện bí, rêu lưỡi
Trong tường hợp bệnh nhiệt phải dùng thuốc hàn hạ như Đại hoàng, Chỉ thực, Mang vàng dày. Dùng các vị thuốc như: Hoàng Liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử,
tiêu. Bài thuốc thường dùng “Đại Thừa Khí Thang”. Đại hoàng, Khổ qua.
Trong trường hợp bệnh hàn thì dùng thuốc ôn hạ từ từ bằng các loại dầu như dầu Mè,
dầu Phộng, dầu Dừa. 7. Phép bổ
Để chữa hư chứng. Trị các chứng khí huyết kém.
4. Phép hòa
yy Bổ khí:
Để chữa bán biểu bán lý chứng
Tăng cường hoạt động của một chức năng bị suy giảm như tiêu hóa kém, tuần hoàn,
Dùng để chữa những chứng lúc nóng, lúc rét, phát hãn không dược mà công hạ cũng
sinh dục kém, cơ nhục bị sa trệ như lòi con trê, sa tử cung, sa dạ dày.
không được, chỉ có thể điều hòa hàn nhiệt mà thôi (trong các chứng nhức đầu chóng mặt,
trong người không thư thái khó chịu, buồn bực, bị cảm lâu ngày mà chưa khỏi hẳn). Trạng Những thuốc bổ khí thường dùng như Bạch truật, Sinh khương, Đại táo, Trần bì, Sài
thái bệnh lý là chứng thực chứng tỏ sự chống trả còn mạnh hơn cơ thể, hai bên chưa phân hồ, Thăng ma.
biệt thắng bại. yy Bổ huyết:
Những loại thuốc có tính hòa như: Tăng cường sự dinh dưỡng của cơ thể, khi thấy có triệu chứng thiếu máu, sắc mặt vàng
-- Lá chanh để thư can, khai uất. héo, móng tay chân lợt lạt, môi tím tái, váng đầu, ù tai, tim hồi hộp, kinh nguyệt không
-- Bạch truật, Chích thảo, Trần bì, Đại táo để kiện tỳ. đều. Những thuốc bổ huyết thường dùng: Thục địa, Hoài sơn, Qui bản, Thỏ ty tử, Ý dĩ, lá
-- Bạc hà, Gừng sống để giải cảm. Dâu, Hà thủ ô …

5. Phép ôn 8. Phép tiêu

Để chữa hàn chứng, âm chứng. Trị dương chứng, thực chứng, sách “Tố vấn” nói: “Tiêu cái cứng rắn, và làm tiêu cái
Khi cơ thể bị lạnh thì dùng các thuốc ôn, thuốc nhiệt để làm ấm bóng cơ thể. Những tập trung”.
thuốc ôn gồm có Phụ tử, Can khương, Ngô thù du, Đậu khấu… Để trị các chứng tích tụ, ngưng trệ, ứ đọng do sang chấn, viêm tấy, nổi u nhọt. Tiêu
Có 2 loại thuốc ôn: viêm tiêu ứ thường dùng các loại thuốc hoạt huyết như Tam lăng, Nga truật, Tô mộc, Đào
-- Thuốc ôn dùng trong trường hợp vong dương với những triệu chứng: sợ lạnh, nhân, Hồng hoa, Nghệ vàng.
nằm co, tiêu chảy, tay chân lạnh, mạch nhỏ dùng Phụ tử, Can khương.
D. BỆNH CHỨNG THEO LỤC DÂM VÀ CÁCH TRỊ
-- Thuốc ôn dùng trong trường hợp dương hư, mỏi mệt, kém ăn, tiêu chảy. Dùng
thuốc ôn trung khu hàn như Can khương, Bạch truật, Sâm, Phá cố chỉ, Ngũ vị Đây cũng là một cách qui nạp các bệnh cảnh lâm sàng của YHCT. Những bệnh cảnh
tử, Mộc hương, Hương phụ. này thường là do các loại khí hậu bên ngoài ảnh hưởng vào cơ thể, hay nói đúng hơn là cơ
thể lâm vào các bệnh chứng mà người thầy thuốc giải thích bằng các hình tượng của các
6. Phép thanh
loại khí hậu bên ngoài.
Để chữa nhiệt chứng, dương chứng.

52 53
Dược Dược
học học
cổ Do lục khí gây ra đó là: rằng tà đã xâm nhập vào được thì chính khí đã hư cho nên cần có sự phối hợp giữa thuốc cổ
truyền -- Phong – Hàn – Thử – Thấp – Táo – Hỏa, do thời tiết bất thường, thái quá hay khu phong giải biểu và thuốc bổ dưỡng.
truyền
bất cập gây ra. Thuốc giải biểu gia thêm Sâm bố chính, Hoài sơn.
-- Mùa xuân nhiều phong khí. Nội phong: gọi là bệnh trúng (tự nhiên hôn mê, ngã bán thân bất toại, miệng mặt méo
-- Mùa hạ nhiều thử khí. lệch, Đông y còn gọi là “trúng kinh lạc” - tai biến mạch máu não). Cơ thể tê dại, sờ vào ít
cảm giác hoặc không cảm giác, tay chân mình mẩy nặng nề, hôn mê, đờm dãi kéo lên, nói
-- Mùa trưởng hạ nhiều thấp khí.
năng ngượng nghịu.
-- Mùa thu nhiều táo khí.
Phép chữa là dưỡng huyết hư phong trừ đờm, sơ thông kinh lạc, lý khí hóa đờm (nuôi
-- Mùa đông nhiều hàn khí.
huyết đuổi phong, làm cho kinh lạc lưu thông, giáng khí, trừ đờm).
Riêng hỏa khí không xếp vào khí dâm được vì hỏa khí là một triệu chứng sốt cao do
Dưỡng huyết: Thục địa, Đương qui.
nhiệt gây ra, hơn nữa chứng sốt vào mùa nào cũng có thể biểu hiện trên cơ thể.
Khu phong: Bạc hà, Thạch xương bồ.
Nhưng khí hậu biến hóa phức tạp theo từng năm, tháng nếu con người không thích nghi
Sơ thông kinh lạc: Thạch hộc, Phụ tử, Sinh khương, Kinh giới.
kịp sẽ mắc bệnh.
Lý khí hóa đờm: Mộc hương, Bán hạ hoặc là Ngải cứu, Gừng tươi, Nhục quế.
Bệnh chứng trị liệu theo lục dâm gồm có 6 chứng:
-- Hàn chứng -Phong chứng- Thấp chứng- Thử chứng-Táo chứng- Hỏa chứng 3. Thấp chứng và cách trị

-- Phong chứng, Hỏa chứng, Thử chứng thuộc dương bệnh. Đông y quan niệm thấp là ứ nước. Ứ ở đâu thì gây thành bệnh lý ở đấy và cho những
triệu chứng lâm sàng khác nhau, đòi hỏi cách trị cũng khác nhau.
-- Hàn chứng, Thấp chứng, Táo chứng thuộc âm bệnh.
Đông y chia thấp chứng làm 2 thể: ngoại thấp và nội thấp.
Mỗi chứng còn chia ra nhiều thể, dưới đây là sơ lược các thể chứng và cách trị:
Ngoại thấp:
1. Hàn chứng và cách trị
Do lạnh gây ra (có thể là mồ hôi ra nhiều mà không lau, nằm chỗ ẩm ướt, trúng mưa
Khi hàn tà, nếu không phạm vào biểu mà đi ngay vào âm kinh, gọi là trúng hàn, với các
lạnh). Triệu chứng chủ yếu l sợ rét, phát nóng, mình nặng, đau ê ẩm. Đông y chú ý đến 2
triệu chứng: sợ lạnh, hôi ở miệng và mũi thấy lạnh vì suy mạch.
thể thấp từ bên ngoài vào đó là: trường hợp thể thấp phát nhiều ở phần trên với các triệu
Phép trị chứng đầu nặng, mũi nghẹt, mắt hơi vàng, nặng nề, đau nhức cơ xương, nên phải dùng các
Làm cho ấm áp để trị chứng hàn khi cơ thể đã toát lạnh vì suy mạch, hạ áp, suy sụp loại thuốc giải biểu (Quế, Gừng) cùng thuốc lợi thủy như Trạch tả, Thổ phục linh.
tuần hoàn do nhiễm trùng nhiễm độc, choáng phản vệ, liệt các thần kinh vận mạch, trúng Trong trường hợp ứ nước ở màng phổi, ngực sườn đầy tức, mắt hoa, tâm động, hơi thở
hành tủy. ngắn mà ho, rêu lưỡi trơn, không khát phải kiện tỳ, trừ thấp, hóa khí, lợi thủy.
Nếu hư mà hàn: dùng ôn + bổ.
Kiện tỳ: Bạch truật, Hương phụ.
Nếu hàn ở trung tiêu: dùng tứ nghịch để ôn hàn.
Hóa khí: Quế chi, Cam thảo.
2. Phong chứng và cách trị Lợi thủy: Phục linh, Mã đề.
Theo quan niệm Đông y, chứng phong gồm có Ngoại phong, Nội phong.
Nội thấp: Là hiện tượng ứ đọng nước ở bên trong làm phù chân tay, mặt, bụng. Cách
Ngoại phong: là do ngoại tà lấn vào cơ thể người ta trong lúc sức đề kháng của cơ thể điều trị nói chung là trục thủy. Nhưng còn phải phân biệt nhiệt chứng, hàn chứng
yếu. Khi mới bắt đầu, thấy những biểu chứng xuất hiện như đau đầu, phát sốt, ớn lạnh…
- Nếu nhiệt chứng: người khỏe mạnh, mạch phù, phát nóng, muốn uống nước thì
lúc đó nên dùng thuốc giải biểu để phát tán.
dùng phép trục thủy (Phục linh, Trạch tả, Mã đề), thanh nhiệt (Hoạt thạch, A giao).
Thuốc giải biểu chia làm 2 loại:
- Nếu hàn chứng hay hư chứng (âm thủy): thân thể hư yếu, mạch trầm trù, đại tiện
-- Loại để phát tán phong hàn.
không thông thì nên kiện tỳ, lợi khí, lợi thủy, trợ dương.
-- Loại để phát tán phong nhiệt.
Kiện tỳ: Thảo quả, Mộc qua - Lợi khí: Mộc hương, Hậu phác - Lợi thủy: Đại phúc bì
Giải biểu bổ chính: chữa ngoại phong tà là phải phát tán, đồng thời phải bổ chính, vì

54 55
Dược Dược
học học
cổ 4. Thử chứng và cách trị -- Phần khí cổ
truyền Nếu cảm nắng đơn thuần -- Phần huyết
truyền
Dương chứng là trội, bệnh nhân nhức đầu, bứt rứt, sốt cao, sợ nóng, da thịt nóng như Cho nên phép thanh cũng khác nhau.
lửa. Phép trị là thanh thử ích khí.
yy Nếu nhiệt ở phần khí thì hiện ra ở các chứng phát nóng, không sợ lạnh mà sợ nóng,
-- Thanh thử: Hương nhu, Thạch cao mồ hôi ra, miệng nhạt, đòi uống nước, rêu lưỡi vàng khô, mạch hồng đại thì phải
-- Ích khí: Nhâm sâm, Hoài sơn, Mạch môn. dùng phương pháp tân lương, thanh nhiệt, sinh tân dịch: Rau má, Hương nhu, Lá
- Âm chứng là trội bệnh nhân nhức đầu, sốt cao, sợ lạnh, chân tay đau nhức, da nóng tre, Củ sắn dây, Hoàng liên, Hoàng bá, Hoàng cầm, Chi tử.
mà không ra mồ hôi, bị cảm nắng tuy không phải ra khỏi nhà. Phép trị là tân ôn, giải biểu, yy Nếu nhiệt ở phần huyết hiện ra bằng các sắc lưỡi đỏ sậm, vật vã, nói sảng, phát
dùng các vị thuốc nóng, cay như Quế, Gừng, Tía Tô, Bạc hà, Hoắc hương. cuồng, thổ huyết, chảy máu mũi thì phải dùng phép thanh nhiệt lương huyết.
Thử kiêm thấp chứng: thấp chứng ở tì là do ăn thức ăn lạnh mát trong lúc khí trời quá Dùng Sinh địa, Huyền sâm, Trúc diệp, Liên kiều, Kim ngân hoa, Hoàng liên, Đan sâm,
oi bức. Phép trị phải là thanh thử, trừ thấp, ôn trung. Mạch môn.
Thanh thử dùng Thạch cao, Hoạt thạch.
Trừ thấp dùng Phục linh, Trạch tả, Trư linh.
Ôn trung dùng Quế chi, Bạch truật, Cam thảo
5. Táo chứng và cách trị
Táo chứng là chứng trạng khô ráo. Táo ở trên thì mũi ráo, họng khô, táo ở giữa thì
phiền khát, táo ở dưới thì đại tiện khó. Phép chữa nói chung là nhuận táo.
Chứng táo chia làm 2 loại: ngoại táo và nội táo
Ngoại táo: là khí hậu khô lạnh làm ảnh hưởng đến cơ thể gây cảm mạo
Nếu ở trên thì gây ho, nghẹt mũi, nhức đầu, sợ rét, mủi khô, ho khan, ít đờm. Phép chữa
là thanh phế nhuận táo. Dùng những vị cay, mát, ngọt, nhuận.
Thanh phế: Hạnh nhân, lá Tiá tô, Mạch môn, Phục linh.
Nhuận táo ở phế: Chỉ xác, Cát cánh, Tiền hồ.
- Nếu táo ở trung tiêu do sau khi tẩy xổ nhiều lần hay sốt lâu ngày, lượng nước mất đi
khá nhiều mà miệng ráo nứt, lưỡi khô phải sinh tân, nhuận táo.
Sinh tân: Sinh địa, Tri mẫu, Binh lang, Bạch thược, Đương qui, Ô dược, Me, Mật ong.
Nhuận táo: Trần bì, lá Muồng, Cam thảo, Chỉ thực, Vú bò, Rau sam, Bìm bìm.
- Nếu táo ở huyết dịch do sốt lâu ngày, khí huyết suy yếu làm cho tân dịch khô, đại tiện
bí thì phải dưỡng huyết, nhuận trường.
Dưỡng huyết: Đương qui, Thục địa, Cam thảo.
Nhuận trường: Mè đen, lá Dâu, Muồng trâu.
6. Hòa chứng và cách trị
Quan niệm: hỏa chứng là sốt cao mà phép chữa trị là thanh nhiệt. Phép thanh nhiệt là
một phương pháp dùng vị thuốc hàn lương để đạt mục đích làm cho cơn sốt lui. Đây là
phép chủ yếu để trị các loại nhiệt chứng. Thường chia ra hỏa chứng ở

56 57
Dược
học
a. Dao cầu: cổ
Thường dùng để thái các dược liệu to, cứng, như Cam thảo, rễ Cỏ xước, Hoàng cầm,
truyền
Hậu phác,v.v...
b. Dao bào:
BÀI 8
Thường dùng để bào các dược liệu mềm hoặc đã được ủ mềm thành từng phiến mỏng
cho đều và không nát vụn, tựa như vỏ bào: Đương qui, Xuyên khung, Sinh địa, Hà Thủ Ô,
KỸ THUẬT BÀO CHẾ Bạch chỉ, Hoài sơn, Bạch thược, Bạch truật.
c. Dao thái
ĐÔNG DƯỢC
(Có thể bằng sắt, đồng, hoặc bằng tre) dùng để thái, cắt các dược liệu nhỏ mềm và quí
như các loại lá, Thục địa, Hoàng tinh, Nhân sâm, Nhục quế. Dao bằng đồng hoặc tre dùng
thái các dược liệu có tanin như Hà thủ ô.
I. Mục đích yêu cầu 2. Tán
Mục đích của bào chế thuốc trong Y học cổ truyền có thể qui lại mấy điểm sau: Là phân chia dược liệu thành bột nhỏ mịn. Tuỳ theo từng loại dược liệu và tùy theo yêu
yy Loại trừ hoặc giảm bớt chất độc của vị thuốc: cầu điều trị mà dược liệu đem tán phải sấy nhẹ, hoặc phơi trong râm hay ngoài nắng, hoặc
Thí dụ: Bán hạ dùng sống thì gây kích thích niêm mạc cổ họng làm ngứa cổ, cần phải đem sao qua lửa cho thật khô giòn. Có thể tán bằng mấy cách sau:
bào chế với gừng để giảm bớt tác dụng phụ. Ba đậu có độc tính mạnh gây tiêu chảy nhiều a. Tán bằng chày và cối
nên phải bào chế loại bỏ bớt chất dầu để giảm bớt độc tính. -- Đối với các dược liệu rắn chắc thì phải giã. Cầm chày nện thẳng xuống dược liệu
yy Làm thay đổi tính năng tác dụng của vị thuốc: từng nhát một. Dược liệu cho vào cối vừa đủ, ít quá chày có thể đập vào lòng cối
Thí dụ: Sinh địa dùng sống thì tính hàn, có tác dụng làm mát huyết. Chế thành Thục làm vỡ cối (sứ, thủy tinh).
địa, tính hơi ấm và có tác dụng bổ huyết. Bồ hoàng dùng sống thì hành huyết và phá ứ, sao -- Đối với các dược liệu mềm, nếu đem giã sẽ dính lại thành tảng, phải dùng cách
thành than có tác dụng cầm máu. nghiền, tức là không nhấc cao chày ra khỏi cối mà đưa đầu chày thành vòng tròn
yy Bỏ hết tạp chất làm cho vị thuốc sạch và tinh khiết hơn: ép mạnh dược liệu vào thành cối. Khi nghiền, nên cho dược liệu từng ít một và
Thí dụ: quả Kim anh phải loại bỏ gai và hạt vì chứa chất độc. Mạch môn phải loại bỏ dùng cối rộng thành nông.
tim vì tim chứa chất độc. b. Tán bằng thuyền tán
yy Thuận tiện cho việc bảo quản, vận chuyển và bào chế các dạng thuốc phiến, cao, Để tán các dược liệu với số lượng nhiều. Dùng thuyền tán nhanh hơn và đỡ tốn sức hơn
đơn, hoàn, tán, tễ dùng cối. Cải tiến : máy tán.
Thí dụ: các dược liệu phải bào thái, sấy khô, tán mịn hoặc sao tẩm để bảo quản hoặc Rây: Sau khi tán dược liệu thành bột thì phải rây để bột có độ mịn như nhau. Bột đem
gia công chế biến. rây phải khô và cho ít một lên rây để bột di động, xáo trộn được đều. Khi rây phải lắc rây
từ từ, không nên vội vã đập mạnh hoặc chà xát lên mặt rây làm cho bột to cũng rơi xuống
II. Các thủ thuật bào chế theo. Dụng cụ dùng là rây, máy rây.

vv B. CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẾ HÓA LÝ HÓA


vv A. PHƯƠNG PHÁP CHẾ HÓA CƠ HỌC
1. Sao
1. Thái, bào
Là cách cho dược liệu trực tiếp hoăc gián tiếp với lửa để thuốc khô ráo, sém vàng
Là phân chia dược liệu thành từng phiến mỏng, từng đoạn ngắn. Độ dày của từng phiến hoăc cháy đen. Dược liệu đem sao phải được phân loại to, nhỏ, dày, mỏng riêng biệt để
khoảng 1 - 2 mm, dài 4 - 5 mm. khi sao được đều, tránh thứ to, dày thì chưa khô mà thứ nhỏ mỏng đã bị cháy. Sao có
Dụng cụ thường dùng là dao cầu, dao bào, dao thái. nhiều cách:

58 59
Dược Dược
học học
cổ a. Sao thường Sao văn cáp, hoạt thạch: thường để sao với các dược liệu dẻo, có chất keo, chất nhựa cổ
truyền * Sao vàng: hoặc chất dầu để khỏi dính vào nhau như A giao, Nhũ hương, Một dược...
truyền
Kỹ thuật sao phải đảm bảo mặt ngoài dược liệu có màu vàng, còn phần trong vẫn c. Sao với chất bột:
nguyên màu dược liệu, có mùi thơm đặc biệt do tác dụng của lửa. Khi sao lửa phải nhỏ, Thường dùng cám gạo đã được rây kỹ, loại bỏ tấm và trấu. Sao với chất bột nhằm mục
thời gian sao lâu. Sao vàng nhằm mục đích làm giảm bớt tính hàn, tăng thêm tính ấm của đích làm cho tinh dầu thấm vào bột rồi lấy bột đó dùng, còn bã thuốc bỏ đi, hoặc làm cho
vị thuốc. Sao vàng áp dụng cho các dược liệu như: Hoài sơn, Sâm bố chính, Hoa hòe, Củ chất bột bao quanh các phiến thuốc để ngăn tinh dầu bay trong khi sao.
sả, Ý dĩ, Mạch nha. Sao với bột (cám) dùng cho các dược liệu như Bạch truật, Thương truật, Trần bì, Chỉ
* Sao vàng hạ thổ: xác, Chỉ thực, Thanh bì,...
Là dược liệu sau khi đã được sao vàng đổ úp xuống đất, đậy kín, để khoảng 10 - 15’
2. Tẩm sao
cho nguội. Trước khi đổ úp dược liệu xuống đất phải quét sạch, trải miếng vải hay giấy
Là cách trộn (nhào) vào dược liệu đã thái, bào thành phiến mỏng và khô một chất lỏng
bản, cũng có trường hợp phải đào một cái hố sâu 10 -30cm, rộng 10 -20cm để đổ dược liệu
như: rượu, giấm, nước muối, nước gừng, nước đậu đen, nước mật, nước tiểu trẻ em ... cho
đã sao vàng xuống. Sao vàng hạ thổ nhằm mục đích lấy lại thăng bằng âm dương cho vị
đủ ướt và để cho ngấm từ 2 - 4 giờ rồi đem sao lại cho vàng khô.
thuốc vì vị thuốc khi sao lửa nóng thì phần dương tăng lên. Sao vàng hạ thổ áp dụng cho
các dược liệu như: Ngưu tất, Lá tre, Sài hồ, Muồng trâu... Mục đích của tẩm sao là để ổn định dược liệu cho dễ bảo quản và làm thay đổi tác dụng,
tính năng của vị thuốc theo yêu cầu điều trị.
* Sao vàng sém cạnh:
Ngày nay kết quả thí nghiệm đã chứng minh sao và tẩm sao:
Kỹ thuật sao phải đảm bảo mặt ngoài dược liệu cháy xém, còn trong ruột vẫn nguyên
-- làm cho hoạt chất dễ thoát ra,
màu cũ. Cách sao này áp dụng cho các dược liệu chua, chát hoặc tanh lợm quá như hạt Cau,
Chỉ thực, Kim anh, Trần bì, Thanh bì, Chỉ xác... -- làm chết men ở những loại thuốc chứa glycosid,
-- làm chết các vi khuẩn, nấm mốc, sâu bọ,
* Sao đen (sao cháy):
-- làm thay đổi tính năng, tác dụng, hoạt chất của thuốc.
Kỹ thuật sao là dùng lửa to, chảo thật nóng, cho dược liệu vào, đảo đều cho tới khi mặt
ngoài dược liệu cháy đen, mức độ cháy 50%, bẻ ra bên trong màu vàng là được. Sao đen Số lượng chất lỏng tẩm thường dùng từ 50 - 200 ml cho 1 kg dược liệu khô.
nhằm mục đích làm tăng tác dụng tiêu thực hay cầm máu của vị thuốc. Sao đen áp dụng a. Tẩm rượu (Tửu chế)
cho các dược liệu như Hương phụ, Kinh giới, Táo nhân... Lấy rượu trắng (35 - 40o) trộn kỹ với dược liệu đã được thái thành phiến mỏng (50 –
* Sao tồn tính: 200 ml/ kg) để 2 - 3giờ rồi đem sao vàng. Tẩm rượu sao nhằm mục đích làm bớt tính hàn,
Kỹ thuật sao cũng như sao đen, mức độ cháy hơn, nhưng chưa cháy thành than hoàn thêm tính ấm, tăng tác dụng của vị thuốc và để dẫn thuốc đi lên các phần trên của cơ thể
toàn, mức độ cháy # 70%, (khi dược liệu bốc khói lên nhiều thì nhấc chảo ra khỏi bếp lửa, (thăng) hoặc để dẫn thuốc tản ra ngoài (đề). Thường được áp dụng cho các dược liệu như:
úp vung lại, để yên, cho đến khi nguội là được). Sao tồn tính nhằm mục đích làm tăng tác Xuyên khung, Đương quy, Hoàng cầm, Hoàng bá, Thường sơn, Bạch thược, vỏ Núc nác.
dụng cầm máu và tăng tác dụng thấm của vị thuốc. Sao tồn tính áp dụng cho các dược liệu b. Tẩm muối (Diêm)
như: Trắc bá diệp, Bá tử nhân, Gương sen, Gừng cháy (Thán khương)... Dùng nước muối 5-10% trộn với dược liệu theo tỷ lệ 200ml/ 1kg, để 2 - 3giờ rồi đem
b. Sao có thêm chất trung gian truyền nhiệt: sao vàng. Tẩm muối sao nhằm làm cho vị thuốc có vị mặn để hướng thuốc đi vào thận
Các chất thường dùng: nhiều hơn, do đó làm tăng tác dụng của thuốc. Thường áp dụng cho các dược liệu như: Đỗ
- Cát: giữ nhiệt độ vào khoảng 300oC. trọng, rễ Cỏ xước, Trạch tả, Đơn bì, Hoàng bá...
- Bột vỏ hến (Văn cáp): giữ nhiệt độ khoảng 250oC. c. Tẩm gừng (Sinh khương)
- Bột hoạt thạch: giữ nhiệt độ khoảng 200 - 220oC. Dùng 100-500g gừng tươi, giã dập trộn với 200ml nước, đem trộn vào 1kg dược liệu đã
Sao cát: Chọn thứ cát nhỏ, đãi sạch, rang thật nóng và bay hết hơi nước rồi mới cho thái thành phiến, để ngâm 1 - 2 giờ rồi sao vàng. Tẩm gừng sao nhằm mục đích làm giảm
dược liệu vào, đảo thật đều tay. Sao cát nhằm mục đích làm cho dược liệu vàng, phồng đều, tính hàn, tăng tác dụng kích thích tiêu hóa, làm ấm tỳ vị và để dẫn thuốc vào phế, tỳ, vị.
không cháy. Dược liệu sao với cát như Mã tiền, Xuyên sơn giáp, Ý dĩ.. Thường áp dụng cho các dược liệu như: Phòng đảng sâm, Bán hạ, Hoàng liên.

60 61
Dược Dược
học học
cổ d. Tẩm giấm (Thố) 3. Thủy phi cổ
truyền Dùng 100-200ml giấm ăn hoặc dung dịch acid acetic 5% trộn với 1kg dược liệu đã thái
truyền
Là phương pháp tán nghiền dược liệu trong nước nhằm mục đích:
bào thành phiến mỏng, để 1 - 2 giờ rồi đem sao vàng xém cạnh. Tẩm giấm sao nhằm mục -- Lấy bột thật mịn (có kích thước tiểu phân).
đích hướng thuốc đi vào gan nhiều, để tăng thêm tác dụng hoặc giảm tính kích thích của
-- Tránh bị sức nóng phân hủy các thành phần của thuốc.
một số vị thuốc. Thường áp dụng cho các dược liẹu như: Cù túc xác, Sài hồ, Hương phụ,
-- Loại bớt một số hợp chất.
Nga truật, Miết giáp.
Cách làm: Cho dược liệu vào cối sứ rồi đổ nước nghiền thành bột nhỏ, thêm nước ngập
e. Tẩm mật
thuốc khoảng 2 - 5 cm, khuấy đều, vớt bỏ váng, bụi bẩn nổi trên mặt nước. Sau đó vừa
Dùng 150g nước mật (tỷ lệ 1:1) trộn kỹ với 1 kg dược liệu đã bào thái thành phiến
khuấy nhẹ, vừa gạn nước sang 1 bình khác. Để lắng, gạn bỏ nước lấy bột đem phơi hay
mỏng, ủ 4 - 6 giờ rồi sao vàng cạnh (sao nhỏ lửa, chậm). Thường dùng mật mía, mật ong,
sấy khô. Những cặn trong cối lại thêm nước tiếp tục tán, gạn như trên, làm 2 - 3 lần. Thủy
nếu mật mía đặc quá phải pha loãng với nước 1:1 (nước sôi để nguội).
phi áp dụng cho những dược liệu như: Long cốt, Cửu khổng, Ngũ linh chi, Thạch quyết
Không có mật có thể dùng sirô pha loãng (1: 0,5) thay thế. Tẩm mật sao nhằm mục đích
minh. Riêng Chu sa, Thần sa kỵ nhiệt chuyển thành thủy ngân kim loại tự do, nhất thiết
làm giảm tính đắng, chát, tăng thêm tính ôn, bổ của một số vị thuốc. Thường dùng cho các
phải dùng phương pháp này.
vị thuốc như: Vỏ rễ Dâu (Tang bạch bì), Cam thảo, Đảng sâm, Bách bộ, Hoàng kỳ, Mạch
môn, Ngũ vị tử, Tỳ bà diệp, Bách hợp, Đinh lăng... 4. Thủy bào
f. Tẩm nước tiểu trẻ con (Đồng tiện) Là dùng nước đun sôi còn để nóng già (60 -70oC) rồi cho dược liệu vào, quấy nhẹ liên
Lấy 200 ml nước tiểu trẻ em dưới 5 tuổi (không có bệnh tật, khi lấy hứng giữa dòng tục cho tới khi nước nguội (25 - 30oC) lại thay nước nóng già (60 - 70oC) vào, tiếp tục quấy
đang tiểu bỏ phần đầu và cuối), trộn với 1 kg dược liệu đã thái bào thành phiến mỏng để 2 nhẹ như trên. Làm 2 - 3 lần.
giờ rồi sao vàng. Tẩm nước tiểu sao nhằm mục đích hướng thuốc đi vào máu nhiều và làm Thủy bào nhằm mục đích làm giảm bớt tính mạnh của vị thuốc hoặc làm cho vị thuốc
hạ hỏa (nhiệt). Thường áp dụng cho các dược liệu như: Hương phụ, Nga truật. mềm, trương lên cho dễ bóc vỏ, dễ thái, bào. Thường áp dụng cho những dược liệu như
g. Tẩm nước Đậu đen hay nước Cam thảo Ngô thù du, Hạnh nhân, Đào nhân, Mã tiền.
Lấy 150g Đậu đen hay 100g Cam thảo, cho 1000ml nước đun sôi 1 giờ, gạn lấy nước 5. Hơ, nướng, lùi, đốt, nung
tẩm với dược liệu đã bào thành phiến mỏng theo tỷ lệ 200ml/ 1kg. Tẩm nước Đậu đen hay
nước Cam thảo sao nhằm mục đích làm giảm độc tính của thuốc, làm cho tính thuốc êm a. Hơ: Là dùng lửa nhỏ để làm cho dược liệu khô ráo, để loại lông, loại rễ con không
dịu, đỡ chát, đỡ kích ứng. Thường áp dụng cho các dược liệu như: Hà thủ ô đỏ, Hà thủ ô cần thiết. Thường hơ tới khi dược liệu vàng dòn, hơ áp dụng cho những dược liệu như
trắng, Trâu cổ. Còn tẩm nước Cam thảo cho các dược liệu như: Viễn chí, Phụ tử chế... Nhung hươu nai, Hương phụ.

h. Tẩm nước gạo (Mễ) b. Nướng (chích): Là đem dược liệu đã được tẩm mật, nướng cho tới khi khô thơm.
Nướng áp dụng cho những dược liệu như Cam thảo, Hoàng kỳ...
Dùng 100 - 150ml nước gạo đặc mới vo trộn với 1kg dược liệu đã thái thành phiến
mỏng, ủ một đêm rồi đem sao vàng. Tẩm nước gạo nhằm mục đích giảm bớt tính ráo, nóng c. Lùi: Là đem dược liệu bọc vào giấy bản ướt, hay một lượt cám ướt, vùi vào tro nóng,
hoặc độc của thuốc. Thường áp dụng cho các dược liệu chứa nhiều tinh dầu như: Thương khi giấy bản hay cám khô là được. Lùi áp dụng cho những dược liệu như Cam thảo, Mộc
truật, hoặc độc như Hoàng nàn, Mã tiền. hương, Gừng tươi.
i. Tẩm đất sét vàng (Hoàng thổ) d. Đốt: Là đem dược liệu đốt trực tiếp trên ngọn lửa, đưa đi, đưa lại trên ngọn lửa để
Dùng đất sét vàng phơi khô, tán nhỏ, lấy 100g bột đất sét vàng cho vào 1000ml nước khỏi cháy dược liệu. Đốt áp dụng cho những dược liệu không chịu được sức nóng cao như
đun sôi, khuấy đều, chắt bỏ nước trên gạn lấy nước giữa, bỏ nước cuối và cặn, đem tẩm với Nhung hươu nai. Thường dùng rượu đốt rồi đem nhung hơ lên ngọn lửa để đốt cháy hết
dược liệu đã thái mỏng theo tỷ lệ 200ml/ 1kg. Để 2 - 3 giờ rồi đem sao vàng. Tẩm hoàng lông. Hơi rượu bốc lên thấm vào nhung, làm nhung thơm hơn, hết mùi tanh và bảo quản
thổ sao nhằm mục đích dẫn thuốc vào tỳ, vị, làm tăng thêm tính ôn, bổ của thuốc, đồng được lâu.
thời làm giảm bớt tinh dầu trong những dược liệu chứa nhiều tinh dầu. Thường dùng cho e. Nung: Là đem dược liệu đốt trực tiếp ở nhiệt độ cao 200 - 700oC. Nung nhằm mục
những dược liệu như: Bạch truật, Xuyên tiêu. đích cho dược liệu bở, tơi, xốp, dễ tán mịn hoặc làm tinh khiết dược liệu.

62 63
Dược Dược
học học
cổ Có 3 cách nung: d. Hầm: cổ
truyền * Nung gián tiếp: Cho dược liệu vào trong nồi đất hoặc chảo gang, đậy kín (cũng có Là đun cách thủy để dược liệu tiếp xúc với dung môi ở nhiệt độ thấp hơn nhiệt độ sôi
truyền
khi không đậy kín). Đốt lửa, nhiệt độ và thời gian tùy thuộc vào dược liệu đem nung. Khi trong thời gian cần thiết, nhằm rút được nhiều hoạt chất. Dung môi để hầm có thể là nước
đã được, lấy ra để nguội hoặc nhúng vào một chất lỏng (thường là giấm, nước Hoàng liên). hoặc cồn (hầm trong bình kín có lắp ống sinh hàn ngược).
Thí dụ Vỏ Hến nung xong đem ngâm vào giấm, đá kẽm (Thạch cam lồ) nung xong đem đ. Sắc:
nhúng vào nước Hoàng liên. Nung gián tiếp áp dụng cho những dược liệu như Vỏ hến, đá Là cho từng thang thuốc (gồm dược liệu đã bào chế, chế biến và chia liều) vào một cái
kẽm, phèn chua... ấm có dung tích 1,5 - 2 lít, đổ nước vào ty lượng theo thang thuốc (nước máy, nước giếng,
* Nung trực tiếp: Đưa dược liệu vào lò than nung âm ỉ cho tới khi chín (cháy đỏ). Số nước mưa, nước cất) đun sôi nhẹ và đều cho tới khi lấy đủ nước sắc theo yêu cầu điều trị.
lượng ít thì bỏ thẳng vào lò than. Số lượng nhiều thì xếp vào lò theo thứ tự: 1 lớp trấu (hoặc e. Nấu:
than) lót lò, 1 lớp dược liệu, lại 1 lớp trấu 1 lớp dược liệu... trên cùng phủ 1 lớp trấu. Đốt Là đun sôi dược liệu với chất lỏng thích hợp như nước, dầu, nước gừng, nước đậu đen,
cho lửa cháy âm ỉ tới khi xem thấy dược liệu dễ bẻ tơi thì lấy dược liệu ra để nguội hoặc nhằm làm cho dược liệu mềm nhừ để bào chế, làm giảm bớt độc tính (Mã tiền), giảm bớt
nhúng vào giấm hoặc 1 chất nước khác. Thường áp dụng cho các dược liệu như: Mẫu lệ, kích thích (Nga truật, Hoàng tinh), tăng tác dụng (Hà thủ ô, Thục địa) hoặc để rút hoạt chất
Thạch quyết minh, Thạch cao, Sừng hươu nai. của dược liệu như nấu cao.
Các dược liệu nung rồi đem tán thành bột đựng trong lọ khô, nút kín, tránh ẩm. g. Đồ:
* Thăng hoa: Là phương pháp nung kín nhằm làm tinh khiết dược liệu. Thăng hoa áp Là dùng hơi nước nóng làm mềm dược liệu để dễ thái, bào thành phiến mỏng. Thường
dụng cho những dược liệu như: Thạch tín, Long não, Mai hoa băng phiến, Đá kẽm (Thạch được áp dụng cho các dược liệu không dùng được phương pháp ngâm (mất hoạt chất, dễ
cam lồ), Đại hoàng. hỏng như: Thổ phục linh, Hoài sơn, Đương quy).

6. Ủ, ngâm, hãm, hầm, sắc, nấu, đồ, chưng Dụng cụ đồ thường dùng là chõ, khi đồ xếp dược liệu to xuống dưới, nhỏ lên trên.
Không nên lèn chặt quá làm cho hơi nước sôi không tỏa được đều.
a. Ủ:
Thời gian đồ tùy theo khối lượng và tính chất của thuốc:
Là dùng nước với số lượng ít đem thấm ướt dược liệu rồi lấy bao tải hay vải ướt đậy kín -- Loại có tinh dầu, mềm, xốp: 15 – 20ph.
trong 4 - 5 giờ đến vài ba ngày cho dược liẹu mềm, lấy ra để bào, thái và sao tẩm (như: Thổ
-- Loại gỗ cứng rắn: 2 - 3 giờ.
phục linh, Tỳ giải, Ô dược) hoặc để làm cho dược liệu lên men (như: Đậu sị, Sinh địa).
Đồ xong phải thái bào ngay khi còn đang nóng vì để nguội dược liệu sẽ rắn lại như cũ.
b. Ngâm:
h. Chưng:
Là để dược liệu tiếp xúc với dung môi ở nhiệt độ thường trong một thời gian
Là phương pháp chế biến dược liệu bằng cách đun sôi cách thủy với rượu hoặc nước
nhất định.
sa nhân, nước gừng.
Ngâm có 3 mục đích:
Chưng nhằm mục đích thay đổi tính vị của thuốc, vị ngọt và thơm hơn, thêm sức ôn, bổ,
-- Làm mềm dược liệu cho dễ thái, bào (Hà thủ ô).
dễ hấp thu, dễ đồng hóa. Chưng áp dụng cho các dược liệu như: Hà thủ ô đỏ, Thục địa.
-- Làm giảm độc tính của dược liệu về một mặt nào đó như ngâm Hoàng nàn, Mã
Cách chưng: dược liệu đã được chọn lựa đem xếp vào thùng (to để dưới, nhỏ để trên,
tiền.
không đè chặt quá). Đổ nước Đậu đen (nếu chưng Hà thủ ô đỏ), nước Gừng, Sa nhân và
-- Để chiết lấy các hoạt chất có tác dụng chữa bệnh trong các dược liệu.
Rượu (nếu chưng Thục địa) cho ngập dược liệu. Thùng này được đặt vào một thùng khác
c. Hãm: to hơn (đã chứa nước sẵn) đậy nắp. Đun sôi liên tục trong 24 giờ, nước cạn thì thêm nước
Là để nước đang sôi vào dược liệu và ngâm từ 15ph- 1 giờ trong bình có nắp (như pha sôi vào. Xong lấy dược liệu ra đem phơi cho tới khi khô se lại thì cho vào chưng tiếp,
trà). Khi nước sôi rót vào dược liệu, nhiệt độ thường giảm xuống tới 70 - 80oC. Ở nhiệt độ nhưng chỉ cần đun sôi độ 2 - 3 giờ lại lấy dược liệu ra phơi và cứ làm như vậy cho đến khi
này, men và vi khuẩn đa số bị diệt, hoạt chất không bị biến chất, hư hỏng mà lại hòa tan nước đậu đen hoặc nước gừng, sa nhân và rượu cạn thì thôi. Ít nhất là phải làm được 3 lần,
được nhiều. Hãm áp dụng cho các dược liệu mềm như: hoa, lá non, rễ nhỏ và các dược liệu nếu làm được 9 lần chưng và 9 lần phơi thì tốt (cửu chưng cửu sái).
quý như: Nhân sâm, Tam thất, Nhục quế. Còn áp dụng để điều chế chè thuốc, cao thuốc.

64 65
Dược
học
Tuy nhiên, do sản xuất hàng loạt, nhiều lúc lại bảo quản quá lâu, nên thuốc phiến khó cổ
đảm bảo vệ sinh vô trùng dễ giảm bớt mùi vị, chất lượng do các yéu tố bên ngoài: độ ẩm,
truyền
ánh sáng, sâu mọt.

2. Yêu cầu
BÀI 9
Yêu cầu chất lượng của thuốc phiến là phải mềm, nhuận và vừa chừng. Vừa chừng có
nghĩa là không “sống” quá mà cũng không “chín” quá. Trong sách cổ có ghi: ”Bào chế cốt
THUỐC PHIẾN ở chỗ vừa chừng, non quá thì khó kiến hiệu, già quá thì mất khí vị của thuốc”. Muốn đạt
được mức độ “vừa chừng” đòi hỏi phải có kinh nghiệm riêng với từng dược liệu như đã
giới thiệu ở phần chế biến.

I. KHÁI NIỆM III. KỸ THUẬT BÀO CHẾ

Thuốc phiến được điều chế bằng cách thái, bào dược liệu thành từng phiến có kích 1. Dụng cụ
thước xác định. Thuốc phiến chưa phải là một thành phẩm điều trị, mà là một chế phẩm
Dụng cụ để bào chế thuốc phiến trong đông y hay dùng dao cầu. Do cấu tạo theo
trung gian để bào chế các dạng thuốc khác. Thuốc phiến chủ yếu dùng để điều chế thang
nguyên tắc đòn bẩy, nên dao cầu lợi dụng được lực tương đối lớn, thái được nhiều loại
thuốc, phục vụ cho thuốc sắc, rượu thuốc. Ngoài ra, để nghiền bột, nấu cao, làm viên.
dược liệu, kể cả những dược liệu có cấu tạo tương đối rắn chắc. Ngoài ra còn có dao tay,
Muốn bào chế thuốc phiến, dược liệu phải qua giai đoạn chế biến: lựa chọn, làm mềm,
bào tay,... Hiện nay, một số cơ sở bào chế nhiều dược liệu thường dùng máy bào, máy thái.
sau khi phân chia thành phiến lại sao tẩm theo yêu cầu cụ thể từng đơn. Cho nên, thuốc
Khi dùng máy, do chưa điều khiển được tiết điện mặt cắt ngang dược liệu nên phiến thuốc
phiến thường là thuốc chín, và nhiều tài liệu xếp các kỹ thuật chế biến như sao tẩm, chưng
thái ra có kích thước không đồng đều, làm mặt hàng chưa được đẹp.
đồ vào phần bào chế thuốc phiến.
2. Phương pháp tiến hành
II. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU CỦA BÀO CHẾ THUỐC PHIẾN Bào chế thuốc phiến tiến hành qua các giai đoạn

1. Mục đích a. Lựa chọn dược liệu


Như đã giới thiệu ở phần chế sơ bộ. Để phiến thái ra được đẹp, nên chọn riêng những
Bào chế thuốc phiến là quá trình phân chia dược liệu, chuyển dược liệu qua một dạng
loại dược liệu có kích thước tương đối đồng đều. Phân riêng những loại dược liệu có cấu
trung gian làm giảm nhỏ khối lượng và tăng diện tiếp xúc của dược liệu nhằm làm cho việc
tạo, thể chất khác nhau để tiện phân chia.
chế biến và bào chế các dạng thuốc được thuận lợi hơn, tăng cường tác dụng của thuốc.
Trong chế biến, dược liệu dễ làm khô, dễ sao tẩm, do diện tiếp xúc tăng lên, nên khi b. Làm mềm dược liệu
tẩm chất lỏng dễ ngấm đều dược liệu, khi phơi sấy, khi sao dễ thao tác, dược liệu tiếp xúc Với những dược liệu có cấu tạo rắn chắc, khó phân chia chọn các phương pháp làm
được với nguồn nhiệt nhiều hơn sẽ được làm khô đều hơn, triệt để hơn, và do đó dược liệu mềm đã giới thiệu trong phần chế biến như ngâm, ủ, chưng, lùi,... Tùy yêu cầu và bản chất
cũng được bảo quản tốt hơn. từng dược liệu để chọn phương pháp thích hợp, tránh làm mất hoạt chất, ảnh hưởng đến
Trong bào chế, thuốc phiến phục vụ cho nhiều dạng thuốc khác, trước hết, do thuốc tác dụng của thuốc. Dược liệu mềm quá cũng sẽ khó thái, dễ gây hao hụt.
phiến được bào chế sẵn làm cho việc bào chế các dạng thuốc đó thuận lợi, nhanh chóng. c. Phân chia dược liệu:
Với thuốc thang, chè thuốc, rượu thuốc, cao thuốc, do giảm nhỏ khối lượng dược liệu nên Chủ yếu áp dụng 2 phương pháp phân chia cơ học: thái và bào. Thái áp dụng với đa số
giúp cho việc phân liều, phối hợp với các chất thuốc khác và sử dụng được dễ dàng. Hơn dược liệu. Nếu dược liệu có thể chất mềm, dẻo (như Thục địa, Hoàng tinh...) thì dùng dao
nữa, do diện tiếp xúc tăng lên nên khi chiết xuất (ngâm, hãm, sắc,...) hoạt chất trong dược tay với lưỡi dao mỏng, nhát cắt gọn để dược liệu không bị dập nát, phiến đẹp. Nếu dược
liệu được lấy ra triệt để hơn. Với thuốc bột, qua dạng thuốc phiến làm cho việc nghiền tán liệu rắn, dai, có nhiều xơ (như Cam thảo, Thiên niên kiện...) thì dùng dao cầu. Dược liệu
được dễ dàng hơn vì dược liệu khô đều và đã qua một giai đoạn phân chia trung gian. không cứng quá, không có xơ có thể thái bằng máy (Hoài sơn, Sinh khương...)

66 67
Dược Dược
học học
cổ Phương pháp bào áp dụng cho những dược liệu là rễ, thân rễ hay thân gỗ dài, có cấu vào các vị thuốc bên trên. Cứ 2 giờ, ta phải mở nắp thùng một lần, nhưng nhớ để cách xa cổ
truyền tạo tương đối rắn chắc, không có xơ như Bạch thược, Hoàng kỳ... mũi, nếu không hít phải sẽ bị nám phổi và bị ngộ độc. Nếu cần sấy qua đêm, thì đốt 2-3
truyền
Với những dược liệu có hình trụ nên cắt phiến theo tiết diện xiên. Do dược liệu có lần một đêm.
nhiều sợi gỗ dọc nên khi cắt xiên sẽ kết hợp được giữa lực cắt ngang và lực chẻ, làm cho
thao tác được nhẹ nhàng hơn, tế bào dược liệu ít bị dập nát. Mặt khác khi cắt ngang sẽ V. BàO CHẾ MỘT SỐ THUỐC PHIẾN
làm tăng bề mặt tiếp xúc của dược liệu, làm phiến to tạo điều kiện cho phơi sấy, chiết xuất
được tốt hơn. Mặt cắt có thể tạo với tiết diện ngang một góc từ 30 đến 60oC tùy theo kích vv Bạch truật
thước của dược liệu. Dược liệu nhỏ, lát cắt phải nghiêng hơn để phiến được đẹp. Phiến bào Có 5 cách bào chế tùy theo tác dụng chữa bệnh.
thường mỏng và dài hơn phiến thái. Không nên thái phiến dày hay mỏng quá. Độ dầy của -- Dùng sống: ủ mềm, thái mỏng.
phiến đảm bảo từ 1 - 2mm là vừa phải. -- Sao cháy: ngâm nước, thái mỏng, sao cháy đen, lấy ra.
Theo kinh nghiệm cổ truyền, trong quá trình phân chia, có một số dược liệu không -- Tẩm mật ong loãng: sao đến vàng và thơm.
dùng dao bằng kim loại mà phải dùng dao tre. Có thể do sắt kết tủa tanin dưới dạng tanat yy Tẩm hoàng thổ sao: đất hoàng thổ tán bột, sao nóng, rồi cho Bạch truật vào, đảo cho
sắt làm đen dược liệu. Hoàng thổ dính đều, sàng bỏ Hoàng thổ thừa.
Sau khi phân chia xong đưa phơi sấy đến độ ẩm dưới 10% hay tiếp tục sao tẩm chế biến yy Sao với cám: rửa sạch dược liệu, tẩm đều với cám gạo, sao vàng cho đến có mùi
theo yêu cầu từng dược liệu. thơm, tất cả đều phải đựng trong lọ kín, tránh ẩm.
Bạch truật kích thích tiêu hóa, bổ tỳ vị, liều 8-12g / ngày.
IV. CÁCH DÙNG, BẢO QUẢN
vv Bán hạ
Là thành phẩm trung gian (bán thành phẩm) bào chế sẵn để phục vụ cho việc điều chế
yy Nhằm mục đích loại bỏ chất độc gây ngứa và làm tê đầu lưỡi.
các dạng thuốc khác, chủ yếu là bốc thang thuốc theo đơn.
yy Đào lấy củ, cắt bỏ rễ con, rửa sạch, đồ chín, sấy khô. Khi dùng phải đem ngâm nước
Thang thuốc (Species) là hỗn hợp của nhiều dược liệu (trong đó chủ yếu là thuốc
phèn chua và gừng (1kg Bán hạ dùng 500g gừng tươi và 50g phèn chua), đổ ngập
phiến) đã được sao tẩm, chế biến và phân liều dùng, được tập hợp lại theo các công thức cổ
ngâm trong 24 giờ. Rửa sạch đem đồ cho mềm (khi đồ lúc có hơi nước sôi bốc lên
điển hay theo đơn của thầy thuốc và được sử dụng rộng rãi dưới nhiều hình thức như sắc,
thì không nên đậy kín), bào hay thái lát mỏng, phơi khô đem tẩm nước gừng một
hãm, ngâm rượu, tán bột, làm viên...
đêm sao vàng.
yy Bảo quản
Bán hạ chế dùng làm thuốc chữa ho, hen, chống nôn mửa, liều dùng 6-8g / ngày.
-- Trong thùng kín, chống ẩm, để nơi mát, không nên bảo quản quá 15 ngày.
Thỉnh thoảng phơi sấy lại để tránh mốc mọt. Có thể để thêm gạo rang để làm vv Hương phụ
chất hút ẩm. yy 1kg Củ gấu, sao cháy lông giã cho tróc vỏ, sảy sạch, giã dập chia làm 4 phần.
-- Sấy diêm sinh: thường dùng cho tất cả các loại dược liệu, nhất là những loại củ, -- Phần 1: tẩm với 200ml giấm.
thân, rễ dễ bị hút ẩm. Nhưng đặc biệt trừ Cam thảo bắc, không sấy bằng phương -- Phần 2: tẩm với 200ml nước tiểu trẻ em.
pháp này vì sẽ làm mất màu của Cam thảo.
-- Phần 3: tẩmvới 200ml nước muối 15%.
yy Thủ thuật sấy Lưu huỳnh
yy Ba phần này tẩm riêng từng thứ, để ủ một đêm, sáng vớt ra, đem sao đến khi có mùi
Dùng một bát nhỏ cho vào một tí lửa củi hoặc than cháy, sau đó bỏ vào một tí bột hoặc thơm là được.
tinh thể Lưu huỳnh, khi cháy lưu huỳnh sẽ cho ra ngọn lửa màu xanh, hãy để cháy một lúc
-- Phần 4: sao thơm rồi tẩm với 200ml rượu 40o.
cho bớt hơi lưu huỳnh, sau đó đặt chén lưu huỳnh vào trong một cái lu sành hay nhựa, hay
yy Trộn lẫn 4 phần lại rồi cho vào lọ kín hoặc để riêng từng phần.
thùng giấy dày, không dùng nhôm sắt vì sẽ bị lưu huỳnh làm hỏng. Xếp dược liệu cần sấy
lên một cái giá đặt cách chén lưu huỳnh 20-30cm, sau đó đậy kín bằng một bao bố dày, yy Nếu áp dụng phương pháp thất chế thì tẩm thêm: nước vo gạo đặc, nước gừng 20%,
khi đó ngọn lửa sẽ tắt nhưng lưu huỳnh vẫn còn cháy âm ỉ và cho ra hơi lưu huỳnh xông và nước Cam thảo 10%, cách bào chế cũng giống như trên.

68 69
Dược Dược
học học
cổ Hương phụ tứ chế hoặc thất chế được dùng làm thuốc điều kinh, bổ khí. Chữa đau bụng nước mà uống. Có người dùng đến 50g một ngày, đôi khi cũng phải chế sinh phụ cổ
truyền kinh, đau dạ dày, rối loạn kinh nguyệt, liều 8-12g / ngày. nhiều lần với đậu đen để loại bớt chất độc.
truyền
yy Hắc phụ: Cũng ngâm với dung dịch như trên, sau đó đem đun sôi 2-3 phút, lấy ra
vv Hà thủ ô đỏ
rửa sạch, thái mỏng rồi lại ngâm vào nước clorua magiê nữa, sau cùng thêm đường
yy Củ Hà thủ ô đào về rửa sạch phơi hay sấy khô, khi dùng lấy 1kg rửa sạch, ngâm đỏ và dầu cải mà tẩm vào rồi sao vàng cho đến khi có màu nước chè đặc, rồi đem
nước vo gạo đặc 24 giờ (thay nước vài lần), vớt ra, rửa sạch, cho vào thùng đổ nước rửa sạch cho đến khi hết vị cay tê là được. Đem ra phơi hoặc sấy khô.
đậu đen cho ngập (cứ 100gr - 200gr đậu đen nấu với 500ml nước cho nhừ nát) dùng
yy Bạch phụ: chọn những củ con nhỏ, cũng ngâm với nước có clorua magiê vài ngày,
cho 1kg Hà thủ ô đỏ. Nấu cho đến khi củ mềm (đúng ra là chưng cách thủy), lấy ra,
sau đó đem đun cho tới khi chín tới giữa củ, lấy ra bóc vỏ đen, thái thành từng
nếu còn nước đậu đen thì đem tẩm phơi cho rút vào đến khi cạn hết.
miếng mỏng dày 3mm, rồi đem rửa cho tới khi hết vị tê cay, hấp chín, phơi khô, sau
yy Bảo quản trong lọ kín. đó đem xông hơi diêm sinh, cuối cùng phơi thật khô.
Hà thủ ô được dùng làm thuốc bổ huyết, kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon, chữa kinh Đông y coi Phụ tử như là một vị thuốc hồi dương, khử phong hàn, chữa trụy tim mạch,
nguyệt không đều, người thiếu máu, suy yếu gan thận, đau lưng mỏi gối, di tinh liệt dương, ra nhiều mồ hôi, chân tay tê bại, dùng ngoài làm thuốc xoa bóp trị nhức mỏi, tê bại, bán
giúp làm đen râu tóc, 8- 16g / ngày. thân bất toại. Liều 4- 12g / ngày.
vv Thục địa 2. Mã tiền
yy Lấy 10kg củ Sinh địa, rửa sạch đem ủ 2 ngày đêm. Lấy 5 lít nước Sa nhân (Sa nhân Đông y không dùng sống mà thường chỉ sử dụng sau khi đã được chế biến theo một
bột 100g + 5 lít rượu 40o ngâm 1 tuần). Tẩm vào Sinh địa cho thấm đều. Cho vào trong các cách sau đây:
thùng men nấu cách thủy 3 ngày đêm đến sáng ngày thứ 4 bỏ ra tải mỏng phơi trong
yy Ngâm hạt trong nước vo gạo một ngày đêm cho tới khi mềm, lấy ra bóc vỏ, thái
nong thưa có che vải màn tránh ruồi nhặng. Chiều đến lấy 1/ 2 nước Thục và 1/ 2
mỏng, sấy khô tán nhỏ.
phần rượu 40o tẩm thêm vào. Để một đêm, hôm sau mang đồ trong 3 giờ rồi đem
yy Ngâm hạt trong nước vo gạo đặc 24 giờ, lấy ra bóc vỏ, sấy khô, thả hạt vào dầu
phơi. Công việc tẩm, đồ, phơi làm 9 lần cho đến khi hết nước Thục thì thôi. Gọi là
vừng đang sôi chiên cho tới khi hạt nổi lên trên thì vớt ra để khô, tán bột hoặc thái
cửu chưng cửu sái.
nhỏ để dùng.
yy Khi dùng, bẻ ra thấy mặt cắt bên trong màu đen nhánh và có nhựa mật chảy rịn ra
yy Ngâm hạt trong nước thường hay nước vo gạo cho tới mềm, lấy ra bóc vỏ và lông
là tốt. Sờ bên ngoài dính tay.
để riêng, nhân để riêng. Sao vỏ và lông riêng, nhân riêng, rồi tán nhỏ riêng từng thứ.
yy Bảo quản trong thùng kín.
Phương pháp này thường dùng chữa bệnh chó dại.
Thục địa được dùng làm thuốc bổ huyết, chữa suy nhược cơ thể, làm hạ đường huyết.
Đông y thường dùng Mã tiền chế làm thuốc kích thích thần kinh trung ương, tăng
8 – 16 g/ ngày.
cường phản xạ của cơ, chữa bệnh tê liệt, tim bị dãn, cơ tim mệt, suy yếu sinh dục, dùng
ngoài, trộn bột Mã tiền với dầu vừng, bôi chữa ghẻ, hủi. Liều dùng 0,1 – 0,3g / ngày.
VI. CHẾ BIẾN THUỐC ĐỘC

1. Phụ tử
Thường có 3 loại: Diêm phụ, Hắc phụ và Bạch phụ.
yy Diêm phụ: phụ tử sống, sinh phụ tử, phụ tử muối. Chọn những củ to, cắt bỏ rễ con,
rửa sạch cho vào vại, thêm vào muối ăn Clorua magiê và nước. Cứ 100kg Phụ tử
thì dùng 40kg magiê clorua, 30kg muối và 60 lít nước. Ngâm 10 ngày, lấy ra phơi,
phơi xong lại đem cho vào dung dịch trên ngâm tiếp, rồi hôm sau lại phơi, và thỉnh
thoảng cho thêm muối vào ngâm để cho đủ nồng độ ban đầu. Sau cùng đem phơi
nắng cho muối thấm vào tới giữa củ, mặt ngoài có muối kết tinh là được. Khi dùng,
chỉ rửa sạch, thái mỏng, phối hợp thêm Cam thảo và Gừng sống, sắc kỹ gạn lấy

70 71
Dược
học
Những điểm cần chú ý khi sử dụng thuốc giải biểu cổ
-- Chỉ sử dụng thuốc loại này khi bệnh còn ở biểu, nếu tà khí đã vào bên trong mà
truyền
biểu chứng hãy còn thì phải phối hợp với các thuốc chữa phần lý gọi là biểu lý
cùng giải.
BÀI 10
-- Mùa hè nóng dùng lượng ít, mùa đông lạnh dùng lượng cao hơn.
-- Phụ nữ sau khi sanh, người già, trẻ em dùng lượng ít và phối ngũ với các thuốc
THUỐC GIẢI BIỂU dưỡng âm, bổ huyết, ích khí.
-- Các vị thuốc phát hãn gây ra mồ hôi, không nên dùng kéo dài, đạt kết quả chữa
bệnh thì ngưng dùng thuốc ngay.

Định nghĩa: -- Khi uống thuốc cho ra mồ hôi, nên uống nóng, ăn cháo nóng, đắp chăn mặc quần
áo ấm để giúp cho việc ra mồ hôi tốt hơn.
Thuốc giải biểu là những thuốc dùng để đưa ngoại tà (phong, hàn, thấp, nhiệt) ra Cấm kỵ
ngoài bằng đường mồ hôi: chữa những bệnh còn ở biểu làm cho bệnh không xâm nhập
-- Tự ra mồ hôi (tự hãn), do khí hư, ra mồ hôi trộm (đạo hãn)
vào trong (lý).
-- Thiếu máu, đái ra máu, nôn ra máu.
Các vị thuốc này đa số vị cay, có tác dụng phát tán, gây ra mồ hôi và qua đường này đưa
-- Mụn nhọt đã vỡ, các nốt ban đã mọc hết, bay hết.
tà khí ra ngoài. Vì vậy còn gọi là thuốc giải biểu phát hãn hay phát tán giải biểu.
-- Sốt do âm hư (mất nước, điện giải); thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm
Phân loại: tùy theo nguyên nhân, phong hàn, phong nhiệt và phong thấp, người ta chia
(giai đoan âm hư).
làm 3 loại:
yy Phát tán phong hàn: đa số vị cay (tân), tính ấm (ôn) nên còn gọi là thuốc tân ôn
giải biểu.
yy Phát tán phong nhiệt: đa số vị cay (tân), tính mát (lương) nên còn gọi là thuốc tân
lương giải biểu.

Tác dụng và chỉ định

yy Phát tán giải biểu do ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt, phong thấp gây các bệnh
cảm mạo. truyền nhiễm …
yy Các chứng đau dây thần kinh, co cứng các cơ (sơ phong giải kinh) do cảm phải
hàn tà, nhiệt tà như đau vai gáy, đau lưng, liệt dây VII, đau thần kinh liên sườn
do lạnh.
yy Chữa ho, hen suyễn, khó thở, tức ngực do các nguyên nhân hàn nhiệt làm phế khí
không tuyên giáng hay gặp ở các bệnh viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản…
yy Giải độc, chữa mụn nhọt lúc mới bắt đầu, viêm màng tiếp hợp, làm mọc các nốt ban
chẩn do sởi và thủy đậu, giải dị ứng.
yy Lợi niệu trừ phù thủng dùng trong viêm cầu thận cấp do lạnh, phù, dị ứng.
yy Chữa đau các khớp xương do phong, hàn, thấp, Đông y gọi là chứng tý gồm các
bệnh thoái khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm khớp cấp.

72 73
Dược Dược
học học
cổ I. THUỐC PHÁT TÁN PHONG HÀN GỪNG cổ
truyền truyền
HAY TÂN ÔN GIẢI BIỂU
Teân khoa hoïc Zingiber officinale L.
Hoï Zingiberaceae
Thuốc phát tán phong hàn dùng để chữa:
Boä phaän duøng Thaân reã
yy Cảm mạo do lạnh: sợ lạnh, sốt ít đau đầu mình, ngạt mũi, chảy nước mũi, rêu lưỡi
trắng, mạch phù. Thaønh phaàn Tinh daàu zingiberen, chaát nhöïa, chaát cay, tinh boät.
yy Ho, hen do lạnh Tính vò qui kinh Cay, hôi aám vaøo kinh pheá, tyø, vò.
yy Đau các cơ, đau dây thần kinh do lạnh Taùc duïng Giaûi bieåu phaùt haõn, taân oân giaûi bieåu.
yy Một số bệnh dị ứng do lạnh: viêm mũi dị ứng, ban chẩn, viêm cầu thận cấp do lạnh. Chuû trò Chöõa caûm maïo do laïnh.
Bệnh cảm mạo do lạnh có 2 loại: biểu thực không có mồ hôi, mạch phù khẩn dùng các Chöõa noân möûa do laïnh.
loại thuốc như Ma hoàng, Tế tân; biểu hư có ra mồ hôi, mạch phù nhược dùng các loại Chöõa ho do laïnh.
thuốc như Quế chi, Gừng.
Chöõa ñaày hôi, ôï hôi.
Chú ý: Ma hoàng có tác dụng gây ra mồ hôi mạnh cần chú ý cấm kỵ đối với các người
Giaûi ñoäc vaø laøm giaûm ñoäc tính cuûa Baùn haï, Phuï töû.
âm hư, thiếu máu.
Lieàu duøng 4-12g / ngaøy.
Các vị thuốc thường dùng: Quế chi, Gừng sống, Tử tô, Kinh giới, Bạch chỉ, Ma hoàng,
Tế tân, Phòng phong.
TÍA TÔ

QUẾ CHI
Teân khoa hoïc Perilla ocymoides L.
Hoï Lamiaceae
Teân khoa hoïc Cinnamomum zeylanicum L.
Boä phaän duøng Laù, haït vaø caønh phôi khoâ cuûa caây Tía toâ (Toâ dieäp, Toâ töû, Toâ ngaïnh).
Hoï Lauraceae
Thaønh phaàn Tinh daàu
Boä phaän duøng Laø caønh nhoû phôi khoâ cuûa nhieàu loaïi queá Trung Quoác, queá Thanh
Hoaù. Tính vò qui kinh Cay, aám vaøo kinh pheá, tyø.

Thaønh phaàn Tinh daàu andehyd cinnamic, tanin. Taùc duïng Phaùt taùn phong haøn, lyù khí.

Tính vò qui kinh Cay, ngoït, aám, vaøo kinh taâm, pheá, baøng quang. Chuû trò Chöõa caûm maïo do laïnh.
Chöõa ho vaø long ñôøm.
Taùc duïng Phaùt haõn, oân kinh, thoâng döông, giaõn cô.
Chöõa noân möûa.
Chuû trò Chöõa caûm maïo phong haøn nhöng coù moà hoâi (bieåu hö). Chöõa thai yeáu do khí khoâng ñieàu hoøa.
Chöõa chöùng thoáng kinh, beá kinh do haøn thaáp, chöùng ñau buïng do laïnh. Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, khoù thô.û
Chöõa ñau khôùp, ñau caùc daây thaàn kinh, co cöùng caùc cô do laïnh. Chöõa vieâm tuyeán vuù.
Giaûi ñoäc thöùc aên do cua, caù.
Lieàu duøng 4-12g / ngaøy.
Lieàu duøng 6-12g / ngaøy.

74 75
Dược Dược
học học
cổ KINH GIỚI TẾ TÂN cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Elsholzia cristata. L. Teân khoa hoïc Asarum sieboldii L.

Hoï Lamiaceae Hoï Aristolochiaceae

Boä phaän duøng Toaøn thaân boû reã Boä phaän duøng Toaøn thaân

Thaønh phaàn Tinh daàu Thaønh phaàn Tinh daàu asarin

Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh pheá, can. Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh pheá, taâm, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong haøn, khu phong, thanh nhieät. Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong haøn, thoâng kinh hoaït laïc.

Chuû trò Chöõa caûm laïnh, truùng phong, ñau nhöùc mình maåy. Chuû trò Caûm laïnh, truùng phong, ñau nhöùc mình maåy, ñau ñaàu.
Chöõa ho vaø ñôøm nhieàu.
Chöõa ñau daây thaàn kinh do laïnh.
Chöõa ñau khôùp vaø ñau daây thaàn kinh do laïnh.
Lieàu duøng 10 - 12g / ngaøy.
Lieàu duøng 2- 8g / ngaøy.

MA HOÀNG
PHÒNG PHONG
Teân khoa hoïc Ephedra sinica L.
Teân khoa hoïc Ligusticum brachylobum L. Apiaceae
Hoï Ephedraceae
Boä phaän duøng Reã daøi 20-30cm nhieàu loâng maøu vaøng nhaït treân reã coù nhieàu neáp nhaên.
Boä phaän duøng Toaøn thaân treân maët ñaát, nhöõng ñoát daøi 2-3cm.
Thaønh phaàn Manit, glycosid ñaéng, tinh daàu, ñöôøng.
Thaønh phaàn Tinh daàu, alkaloid ephedrin
Tính vò qui kinh Cay, ngoït hôi aám vaøo kinh can, pheá, tyø, vò, thaän.
Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh pheá, baøng quang.
Taùc duïng Giaûi bieåu taùn phong, tröø thaáp.
Taùc duïng döôïc lyù Laøm ra moà hoâi, bình suyeãn, lôïi nieäu.
Chuû trò Caûm maïo do laïnh, coù soát reùt, ñau ñaàu, ho.
Chuû trò Chöõa caûm maïo do laïnh, hen suyeãn do laïnh.
Chöõa ñau nhöùc khôùp xöông, ñau nhöùc mình maåy, ñau cô.
Chöõa vieâm muõi dò öùng, ho, phuø thuõng, hoaøng ñaûn.
Giaûi ñoäc vaø giaûi kinh, chöõa co quaép tay chaân.
Lieàu duøng 2- 3g / ngaøy, chöõa hen suyeãn.
Lieàu duøng 4-12g / ngaøy.
4-12g / ngaøy, laøm ra moà hoâi.

76 77
Dược Dược
học học
cổ II. THUỐC PHÁT TÁN PHONG NHIỆT LÁ DÂU cổ
truyền truyền
HAY TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU Teân khoa hoïc Morus alba L.

Hoï Moraceae
Thuốc dùng để chữa:
Boä phaän duøng Laù baùnh teû
yy Cảm mạo phong nhiệt và thời kỳ viêm long, khởi phát của các bệnh truyền nhiễm
như sợ nóng, phát sốt nhiều, nhức đầu, mắt đỏ, họng đỏ, miệng khô, rêu lưỡi vàng Thaønh phaàn hh Tinh daàu, caroten
hay trắng dày, chất lưỡi đỏ, mạch phù sác.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, tính maùt vaøo kinh pheá, can.
yy Làm mọc các nốt ban chẩn.
Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong nhieät, löông huyeát, nhuaän pheá.
yy Ho, viêm phế quản thể hen.
Chuû trò Chöõa caûm maïo coù soát, ho, vieâm hoïng, nhöùc ñaàu, ban sôûi, aên nguû keùm,
yy Một số ít có tác dụng giải dị ứng, lợi niệu.
khoù nguû.
yy Hạ sốt.
Lieàu duøng 8 – 12g / ngaøy.
Các vị thuốc thường dùng: Cát căn, Bạc hà, Tang diệp, Cúc hoa, Thăng ma, Sài hồ.

BẠC HÀ
CÁT CĂN
Teân khoa hoïc Mentha arvesis L.
Teân khoa hoïc Pueraria thomsonii Gagnep. Hoï Lamiaceae
Hoï Fabaceae Boä phaän duøng Toaøn thaân treân maët ñaát vaø tinh daàu mentol.
Boä phaän duøng Reã cuû nhieàu xô boät maøu traéng Thaønh phaàn hh Tinh daàu: mentol, tinh theå mentone.
Thaønh phaàn hh Flavonosid, tinh boät Tính vò qui kinh Vò cay, tính maùt vaøo kinh pheá, can, thaän.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính maùt vaøo kinh pheá, tyø, thaän. Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong nhieät.

Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong nhieät, sinh taân chæ khaùt. Chuû trò Chöõa caûm maïo coù soát, ho coù soát, vieâm hoïng, ñau hoïng.
Chuû trò Chöõa caûm maïo coù soát, mieäng khoâ, khaùt. Chöõa ñau buïng vaø noân möûa.
Chöõa tieâu chaûy nhieãm truøng, kieát lî. Chöõa aên uoáng khoâng tieâu.
Chöõa co cöùng caùc cô do caûm phong nhieät gaây ñau gaùy, nhöùc ñaàu. Lieàu duøng 4 - 12g / ngaøy.
Chöõa ban sôûi. Khoâng duøng tinh daàu baïc haø cho treû döôùi 1 tuoåi vì gaây teâ lieät hoâ haáp
coù theå töû vong.
Lieàu duøng 4 –8g / ngaøy.

78 79
Dược
học
cổ CÚC HOA THĂNG MA
truyền
Teân khoa hoïc Chrysanthemum indicum L. Teân khoa hoïc Cimicifuga foetida L.

Hoï Asteraceae Hoï Ranunculaceae

Boä phaän duøng Hoa Boä phaän duøng Thaân reã

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, acid amin, caroten, flavonoid, saéc toá. Thaønh phaàn hh Chaát ñaéng, alkaloid

Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính maùt, vaøo kinh pheá, can, thaän. Tính vò qui kinh Vò cay ñaéng, tính haøn vaøo kinh pheá, tyø, vò, ñaïi tröôøng.

Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong nhieät, giaûi ñoäc, giaùng hoûa. Taùc duïng döôïc lyù Giaûi bieåu, thaêng döông.

Chuû trò Chöõa nhöùc ñaàu, hoa maét, choùng maët, soát. Chuû trò Chöõa caûm nhieät, sôûi ôû giai ñoaïn ñaàu khoù moïc.
Chöõa caûm phong nhieät, muïn nhoït, ngöôøi giaø keùm maét. Chöõa muïn nhoït trong mieäng, löôõi.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. Chöõa chöùng ôï noùng ñau raùt daï daøy.

Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy.

SÀI HỒ

Teân khoa hoïc Bupleurum palcatum Benth.

Hoï Apiaceae

Boä phaän duøng Thaân reã

Thaønh phaàn hh Tinh daàu

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính bình vaøo kinh can, ñôûm.

Taùc duïng döôïc lyù Giaûi bieåu, sô can giaûi uaát, thaêng döông.

Chuû trò Chöõa caûm maïo ôû baùn bieåu baùn lyù, luùc noùng luùc laïnh, ngöïc söôøn ñau
töùc, mieäng ñaéng, lôïm gioïng, buoàn noân.
Chöõa soát reùt.
Chöõa caùc roái loaïn chöùc phaän do can khí uaát keát nhö suy nhöôïc,
roái loaïn kinh nguyeät.

Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy.

80 81
Dược
học
TANG KÝ SINH cổ
truyền
Teân khoa hoïc Loranthus parasiticus L.
BÀI 11 Hoï Loranthaceae

Boä phaän duøng Caây moïc kyù sinh treân caây daâu.
THUỐC KHU PHONG Thaønh phaàn hh Alkaloid
TRỪ THẤP
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính bình vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Thoâng kinh, boå can thaän, maïnh gaân xöông, an thai.

L à thuốc chữa các bệnh do phong thấp xâm phạm vào da, kinh lạc, gân xương mà Đông Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, ñau daây thaàn kinh ngoïai bieân, ngöôøi giaø
y gọi là chứng tý. Trên lâm sàng thường dùng để chữa: bệnh về khớp đặc biệt là viêm ñau löng, treû con chaäm bieát ñi, moïc raêng chaäm,
khớp dạng thấp, thoái khớp, đau dây thần kinh ngoại biên, bệnh dị ứng nổi ban. An thai, phoøng saåy thai, coù thai ra maùu.

Khi sử dụng thuốc này cần chú ý mấy điểm sau: Lieàu duøng 12 - 24g / ngaøy.
yy Cần phân biệt tính chất hàn, nhiệt của vị thuốc để chữa các chứng bệnh do phong
thấp hàn (viêm đa khớp tiến triển mạn tính, thoái khớp), do phong thấp nhiệt (viêm
khớp có sưng nóng đỏ đau, viêm khớp cấp). THIÊN NIÊN KIỆN
yy Muốn thuốc có tác dụng nhanh và mạnh cần phới ngũ với thuốc hoạt huyết, để
chống sưng đau, đưa thuốc nhanh chóng đến nơi tác dụng (trị phong tiên trị huyết, Teân khoa hoïc Homalonema aromatica L.
huyết hành phong tất diệt), thuốc lợi niệu để trừ thấp ra ngoài, làm giảm bớt sưng Hoï Araceae
phù tại chỗ.
Boä phaän duøng Thaân reã coù nhieàu xô, muøi thôm.
yy Theo lý luận trung y:
Thaønh phaàn hh Tinh daàu linalol
-- Phải phối hợp với thuốc kiện tỳ vì tỳ ghét thấp và chủ việc vận hóa thủy thấp ra
ngoài như Bạch truật, Hoàng kỳ. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính noùng vaøo kinh can, thaän.
-- Các trường hợp teo cơ, cứng khớp phải thêm thuốc chữa về can, huyết vì can chủ Taùc duïng döôïc lyù Tröø phong thaáp, boå thaän.
cân, nuôi dưỡng cân như Hà thủ ô, Đương qui…
Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, ñau daây thaàn kinh ngoaïi bieân.
-- Vì thận chủ về cốt tủy nên các bệnh xương khớp mãn hay thêm thuốc bổ thận
Đỗ trọng, Cẩu tích, Tục đoạn… Chöõa tay chaân teâ moûi, gaân coát ñau nhöùc.

-- Vì chứng tý là do phong hàn thấp gây ứ đọng ở kinh lạc gân xương, nên cần phối Duøng khoùi xoâng chöõa chaøm vaø vieâm da.
hợp các thuốc thông kinh hoạt lạc như Quế chi, Tế tân, Đan sâm… Lieàu duøng 10 – 12g / ngaøy.
Các vị thuốc thường dùng: Tang ký sinh, Thiên niên kiện, Thổ phục linh, Ké đầu
ngựa, Ngũ gia bì, Khương hoạt, Độc hoạt, Tần giao, Thương truật, Mộc qua, Uy linh tiên,
Ô đầu, Bạch tật lê.

82 83
Dược Dược
học học
cổ THỔ PHỤC LINH NGŨ GIA BÌ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Smilax glabra Roxb. Teân khoa hoïc Shefflera octophylla L.
Hoï Liliaceae (Smilaceae) Hoï Araliaceae
Boä phaän duøng Thaân reã maøu hôi hoàng thaùi moûng phôi khoâ Boä phaän duøng Voû thaân (cortex)

Thaønh phaàn hh Saponin, tanin, chaát nhöïa. Thaønh phaàn hh Saponosid, tinh daàu
Tính vò qui kinh Vò ngoït nhaït, tính bình quy kinh can, vò. Tính vò qui kinh Vò cay, tính oân vaøo kinh can, thaän.
Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thaåm thaáp, thanh nhieät, giaûi ñoäc, lôïi gaân coát. Taùc duïng döôïc lyù Maïnh gaân coát, tröø phong thaáp, lôïi nieäu.
Chuû trò Chöõa phuø thuõng, tieåu ít. Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, ñau daây thaàn kinh ngoaïi bieân.
Chöõa ñau nhöùc khôùp xöông. Chöõa phuø do thieáu vitamin B.
Chöõa truùng ñoäc thuûy ngaân gaây tay chaân co ruùt, gaân xöông ñau nhöùc. Chöõa chaäm bieát ñi, ngöôøi giaø gaày yeáu.
Chöõa muïn nhoït, lôû ngöùa, giang mai, baïch ñôùi. Lieàu duøng 8 –16g / ngaøy.

Lieàu duøng 10 – 20g / ngaøy.

KHƯƠNG HOẠT
KÉ ĐẦU NGỰA
Teân khoa hoïc Notopterygium incisium L.
Teân khoa hoïc Xanthium strumarium L. Hoï Apiaceae
Hoï Asteraceae Boä phaän duøng Thaân reã
Boä phaän duøng Quaû khoâ coù nhieàu gai nhoïn. Thaønh phaàn hh Tinh daàu
Thaønh phaàn hh Muoái Iot, Kali, sesquiterpen, xanthostrumarin. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính oân vaøo kinh baøng quang.
Tính vò qui kinh Vò cay ñaéng, maën, tính aám vaøo kinh pheá. Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong haøn, phong thaáp, giaûm ñau.
Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong haøn, phaùt taùn phong thaáp, lôïi nieäu, Chuû trò Chöõa vieâm khôùp maõn, ñau daây thaàn kinh, ñau cô do laïnh.
giaûi ñoäc, giaûi dò öùng. Caûm laïnh gaây ñau nhöùc caùc khôùp.
Chuû trò Chöõa ñau khôùp vaø ñau daây thaàn kinh. Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.
Chöõa muïn nhoït, dò öùng, vieâm muõi dò öùng.
Chöõa phuø thuõng.
Chöõa böôùu coå do thieáu Iod.
Lieàu duøng 8 -12g / ngaøy, sao vaøng ñaäp boû gai.

84 85
Dược Dược
học học
cổ ĐỘC HOẠT MỘC QUA cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Angelica laxiflora L. Teân khoa hoïc Chaenomeles sinensis Kochne.
Hoï Apiaceae Hoï Rosaceae
Boä phaän duøng Thaân reã Boä phaän duøng Quaû khoâ boå ñoâi
Thaønh phaàn hh Tinh daàu Thaønh phaàn hh Axit höõu cô, vit C
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính oân vaøo kinh thaän, baøng quang. Tính vò qui kinh Vò chua aám vaøo kinh can, thaän.
Taùc duïng döôïc lyù Tröø phong thaáp, phong haøn.
Taùc duïng döôïc lyù Tröø thaáp
Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, ñau daây thaàn kinh hay duøng cho ñau löng
Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, ñau daây thaàn kinh.
trôû xuoáng.
Chöõa phuø do thieáu sinh toá B1.
Chöõa caûm maïo do laïnh.
Lieàu duøng 6 - 12g / ngaøy.
Lieàu duøng 12 - 24g / ngaøy.

BẠCH CHỈ
THƯƠNG TRUẬT
Teân khoa hoïc Angelica dahurica Benth.
Teân khoa hoïc Atractylodes lancea Benth. Hoï Apiaceae
Hoï Asteraceae Boä phaän duøng Reã cuû maøu traéng ngaø, muøi thôm ñaëc tröng.

Boä phaän duøng Thaân reã Thaønh phaàn hh Tinh daàu, coumarin
Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh pheá, vò, ñaïi tröôøng.
Thaønh phaàn hh Tinh daàu
Taùc duïng döôïc lyù Taùn phong haøn, tröø thaáp, chæ thoáng.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, aám vaøo kinh tyø, vò. Chuû trò Chöõa caûm haøn, ñau nhöùc mình maåy, ñau daây thaàn kinh, ñau khôùp.
Taùc duïng döôïc lyù Taùn haøn giaûi bieåu, kieän tyø, tröø thaáp, giaûi ñoäc, tröø ñaøm. Chöõa ñau raêng, vieâm muõi maõn tính.
Chuû trò Chöõa caûm maïo do laïnh. Giaûi ñoäc vaø ñieàu kinh. Laøm maïnh gaân cô.

Chöõa ñau khôùp vaø ñau caùc daây thaàn kinh. Lieàu duøng 4 - 12g / ngaøy.

Chöõa ñaày hôi, kích thích tieâu hoùa, chaäm tieâu.


Chöõa tieâu chaûy maõn tính do tyø hö.
Chöõa hen vaø ñôøm nhieàu.
Lieàu duøng 4 - 6g / ngaøy.

86 87
Dược
học
UY LINH TIÊN Ô ĐẦU cổ
truyền
Teân khoa hoïc Clematis sinensis Osbeckm. Teân khoa hoïc Aconitum fortunei Hemsl.

Hoï Ranunculaceae Hoï Ranunculaceae

Boä phaän duøng Reã moïc thaønh chuøm coïng nhoû. Boä phaän duøng Reã cuû (cuû aáu taøu)

Thaønh phaàn hh Anemonine, anemonal Thaønh phaàn hh Alkaloid aconitin

Tính vò qui kinh Vò cay, maën, tính oân vaøo kinh baøng quang. Tính vò qui kinh Vò cay ñaéng, tính noùng, coù ñoäc vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Khu phong tröø thaáp, thoâng kinh laïc. Taùc duïng döôïc lyù Khu phong tröø thaáp, oân kinh thoâng maïch, giaûm ñau.

Chuû trò Chöõa teâ nhöùc caùc khôùp, ñau löng moûi goái, baùn thaân baát toaïi, meùo maët, Chuû trò Chöõa ñau khôùp, ñau xöông, trò nhöùc moûi chaân tay, teâ baïi, sai khôùp.
ñôù löôõi.
Chöõa tay chaân laïnh, maïch tuyeät. Thuoác hoài döông cöùu nghòch.
Chöõa nhöùc ñaàu, vaøng da, phuø thuõng.
Chuù yù: OÂ ñaàu laø caây thuoác coù ñoäc, taát caû caùc phaàn cuûa caây ñeàu chöùa
Lieàu duøng 6 - 12g / ngaøy. chaát gaây ñoäc, nhieàu nhaát laø ôû cuû, löôïng ñoäc cuûa cuû coù theå laøm cho
ngöôøi teâ cöùng chaân tay, taéc ngheõn maïch maùu, ñoâng maùu vaø cheát.

Lieàu duøng Sau khi cheá 4g/ ngaøy.


BẠCH TẬT LÊ OÂ ñaàu chöa cheá thöôøng ñöôïc duøng daïng coàn xoa boùp beân ngoaøi,
khoâng duøng uoáng vì deã ngoä ñoäc.
Teân khoa hoïc Tribulus terrestris Benth.

Hoï Zygophyllaceae

Boä phaän duøng Quaû (Gai ma vöông) nhieàu gai nhoïn.

Thaønh phaàn hh Alkaloid, flavonoid, saponin, phylloerythrin, daàu beùo, tinh daàu.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính oân vaøo kinh can, pheá.

Taùc duïng döôïc lyù Taùn phong haøn, tröø thaáp, bình can, hoaït huyeát.

Chuû trò Chöõa nhöùc ñaàu, choùng maët, ngöïc söôøn ñau tröôùng, taéc söõa, vieâm
(nhoït) vuù, ñau maét ñoû keùo maøng maét, phong chaån, ngöùa.
Hoã trôï sinh lyù nam giôùi.
Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu.
Chöõa ñau maét ñoû.

Lieàu duøng 4 - 12g / ngaøy.

88 89
Dược
học
Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc thanh nhiệt
cổ
truyền
yy Bệnh còn ở biểu, không nên dùng các loại thuốc này quá sớm, nếu ở biểu, bệnh vẫn
còn mà đã xuất hiện lý chứng, thì phải kết hợp “Biểu lý cùng chữa”.
BàI 12
yy Các vị thuốc thanh nhiệt vị ngọt, tính lạnh, hay gây trệ ảnh hưởng tới tỳ, vị thì phải
kết hợp với thuốc kiện tỳ, hòa vị như Cam thảo, Bạch truật, các vị thuốc đắng lạnh,
THUỐC THANH NHIỆT tính hay gây táo, làm tổn thương tân dịch, vì vậy nên phối hợp thuốc dưỡng âm.
yy Một số thuốc thanh nhiệt uống dễ nôn nên thêm nước gừng hoặc uống nóng.
yy Cường độ các loại thuốc thanh nhiệt khác nhau: nhiệt nhiều dùng thuốc mạnh, nhiệt
ĐẠI CƯƠNG ít dùng thuốc nhẹ.

Định nghĩa: Cấm kỵ chung

Thuốc thanh nhiệt là những thuốc có tính chất hàn lương để chữa bệnh gây chứng nhiệt yy Không dùng khi bệnh còn ở biểu
trong người. Chứng nhiệt có 2 loại yy Tỳ vị hư nhược, ăn không ngon, ỉa chảy, dùng cẩn thận.
1. Thực nhiệt
yy Mất máu nhiều sau khi sinh, chảy máu có hiện tượng hư dương, hiện tượng giả
-- do hỏa độc, nhiệt độc hay gây các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm. nhiệt, không được dùng.
-- do thấp nhiệt gây các bệnh nhiễm trùng đường tiết niệu, sinh dục và tiêu hóa.
-- do thử nhiệt, hay sốt về mùa hè, say nắng.
2. Huyết nhiệt
-- do tạng nhiệt trong cơ thể (hay tình trạng dị ứng, nhiễm trùng).
-- do ôn nhiệt xâm phạm vào phần dinh, huyết, gây mất tân dịch, nhiễm độc thần
kinh, rối loạn thành mạch thường là những biến chứng trong giai đoạn toàn phát
các bệnh truyền nhiễm.

Tác dụng chung


yy Hạ sốt.
yy Giải độc: chữa các bệnh nhiễm trùng, truyền nhiễm.
yy Dưỡng âm sinh tân: làm giảm các hiện tượng bệnh do mất nước: sốt kéo dài, khát
nước, họng khô, táo bón.
yy An thần, do sốt gây vật vã, phiền muộn, mê sảng…
yy Chống co giật do sốt cao.
yy Cầm máu do sốt cao nhiễm độc gây rối loạn thành mạch làm chảy máu.
Phân loại các thuốc thanh nhiệt theo nguyên nhân
-- Thanh nhiệt tả hỏa
-- Thanh nhiệt lương huyết
-- Thanh nhiệt giải độc
-- Thanh nhiệt trừ thấp

90 91
Dược Dược
học học
cổ I. THUỐC THANH NHIỆT TẢ HỎA HẠ KHÔ THẢO cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Brunella vulgaris L.
Thuốc thanh nhiệt tả hỏa dùng chữa các chứng do hỏa độc, nhiệt độc phạm vào phần
khí hay kinh dương minh: sốt cao, khát nặng thì mê sảng phát cuồng, mạch hồng đại, lưỡi Hoï Lamiaceae
vàng khô. Các loại thuốc này có tính chất hạ sốt, trong đơn thuốc nên phối hợp với các Boä phaän duøng Hoa moïc ôû ñaàu coù truïc hoa daøi.
thuốc thanh nhiệt giải độc, thanh nhiệt trừ thấp để chữa nguyên nhân.
Thaønh phaàn hh Muoái voâ cô, acid ursolic
Các vị thuốc thường dùng: Chi tử, Hạ khô thảo, Thảo quyết minh, Tri mẫu.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính haøn vaøo kinh can, ñôûm.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, thanh huyeát nhieät, lôïi nieäu.
CHI TỬ
Chuû trò Chöõa soát cao.
Teân khoa hoïc Gardenia florida L. Chöõa bí tieåu, tieåu ra maùu.

Hoï Rubiaceae Chöõa hoaøng ñaûn, vieâm gan sieâu vi.


Chöõa tieâu hoùa keùm do maät khoâng tieát ra ñöôïc.
Boä phaän duøng Quaû chín giaø (quaû daønh daønh)
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Thaønh phaàn hh Glycosid ñaéng: gardenin, crocin, tinh daàu, ñöôøng, saéc toá.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, laïnh vaøo kinh taâm, can, pheá, vò.
THIÊN HOA PHẤN
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, thanh huyeát nhieät, lôïi nieäu.
Teân khoa hoïc Trichosanthes kirilowii Maxim.
Chuû trò Chöõa soát cao, vaät vaõ, böùt röùt.
Hoï Cucurbitaceae
Chöõa bí tieåu, tieåu ra maùu.
Chöõa hoaøng ñaûn, nhieãm truøng, vieâm gan sieâu vi, vieâm ñöôøng Boä phaän duøng Reã cuû cuûa caây Qua laâu, thaùi phieán maøu traéng hoàng nhieàu boät.
daãn maät. Thaønh phaàn hh Saponin, tinh boät, ñöôøng, chaát nhaøy trichosanthin, karasurin.
Chöõa chaûy maùu cam, thoå huyeát, lî ra maùu.
Tính vò qui kinh Vò ngoït ñaéng, tính bình vaøo kinh pheá, vò.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, chæ khaùt sinh taân.

Chuû trò Chöõa soát cao, mieäng khoâ khaùt, vaøng da, chöõa soát reùt,
muïn nhoït laâu ngaøy.
Chöõa quai bò.
Chöõa phuï nöõ taéc söõa.

Lieàu duøng : 6 – 12g / ngaøy.

92 93
Dược Dược
học học
cổ TRI MẪU II. THUỐC THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Arhemarrhena asphodelodes Bunge.
Là thuốc dùng để chữa các chứng bệnh gây ra do huyết nhiệt, thường gây ra các bệnh:
Hoï Liliaceae
yy Mặt đỏ, mắt đỏ, nước tiểu đỏ, phiền táo không ngủ, mê sảng hoặc hôn mê co giật,
Boä phaän duøng Thaân reã vaøng saãm mang nhieàu maét coù loâng nhoû. khát, chảy máu cam, thổ huyết, ban chẩn.

Thaønh phaàn hh Saponin, chaát beùo, tinh daàu. yy Mụn nhọt lở ngứa, đau các khớp.
yy Sốt kéo dài do mất tân dịch, hoặc thời kỳ hồi phục của các bệnh truyền nhiễm
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, laïnh vaøo kinh tyø, vò, thaän.
Chỉ định: các bệnh sốt nhiễm trùng, truyền nhiễm, có sốt cao mất nước, nhiễm độc thần
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, nhuaän tröôøng.
kinh và rối loạn thành mạch gây chảy máu, sốt kéo dài, táo bón do dùng thuốc kháng sinh,
Chuû trò Chöõa soát cao, vaät vaõ, böùt röùt, ñoå moà hoâi troäm. tránh tái phát các bệnh thấp khớp cấp, mụn nhọt, chống lại tình trạng dị ứng nhiễm trùng.
Chöõa ho khan, khaùt nöôùc. Muốn phát huy tốt tác dụng của thuốc thanh nhiệt lương huyết phải phối hợp với các
Chöõa taùo boùn trong tröôøng hôïp soát cao, maát nöôùc. thuốc bổ âm để tăng tân dịch trong các trường hợp sốt cao mất nước, với thuốc thanh nhiệt
giải độc trong các bệnh nhiễm trùng, với thuốc khu phong trong bệnh đau khớp, dị ứng.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Các vị thuốc thường dùng: Sinh địa, Huyền sâm, Rễ tranh, Đơn bì

SINH ĐỊA

Teân khoa hoïc Rehmannia glutinosa L.

Hoï Scrophulariaceae

Boä phaän duøng Reã cuû meàm deûo maøu xaùm maët ngoaøi, trong ñen.

Thaønh phaàn hh Irridoid rehmanin, catalpol, ñöôøng, nhöïa

Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, laïnh vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät löông huyeát, nhuaän tröôøng.

Chuû trò Chöõa soát cao, ngöôøi vaät vaõ, böùt röùt, ñoå moà hoâi troäm.
Chöõa ho khan, khaùt nöôùc, thieáu taân dòch.
Chöõa taùo boùn trong tröôøng hôïp soát cao, maát nöôùc.
Chöõa ñöôøng huyeát cao.

Lieàu duøng : 6 – 12g / ngaøy.

94 95
Dược Dược
học học
cổ HUYỀN SÂM ĐƠN BÌ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Scrophularia buergeriana L. Teân khoa hoïc Paeonia suffruticosa Andr.

Hoï Scrophulariaceae Hoï Ranunculaceae

Boä phaän duøng Reã cuû maøu ñen sau khi uû meàm. Boä phaän duøng Voû reã caïo boû voû ngoaøi, boû loõi beân trong.

Thaønh phaàn hh Irridoid scrophularin, ñöôøng, chaát beùo. Thaønh phaàn hh Glycosid paenolin, acid benzoic, saponin.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, maën hôi laïnh vaøo kinh pheá, thaän. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay tính haøn quy vaøo kinh taâm, can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, löông huyeát, nhuaän tröôøng. Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät löông huyeát, hoaït huyeát thoâng kinh.

Chuû trò Chöõa soát cao gaây maát taân dòch, vaät vaõ, khaùt nöôùc trong beänh nhieãm truøng. Chuû trò Chöõa thoå huyeát, huyeát nhieät gaây soát cao, noåi ban chaån.
Giaûi ñoäc, chöõa muïn nhoït, soát phaùt ban, vieâm hoïng söng ñau. Chöõa cao huyeát aùp, ñau ñaàu hoa maét, ngöïc söôøn ñau töùc.
Chöõa taùo boùn. Chöõa roái loaïn kinh nguyeät.
Chöõa vieâm haïch, lao haïch. Chöõa muïn nhoït, nhieãm truøng söng taáy.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

BẠCH MAO CĂN

Teân khoa hoïc Imperata cylindrica L.

Hoï Poaceae

Boä phaän duøng Thaân reã caây coû tranh, maøu traéng ngaø, nhieàu ñoát reã.

Thaønh phaàn hh Ñöôøng, axit höõu cô, muoái khoaùng.

Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính maùt vaøo kinh pheá, vò.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaùng hoûa, giaûi ñoäc, löông huyeát, lôïi nieäu.

Chuû trò Chöõa soát, tieåu ra maùu, tieåu buoát.


Chöõa ho suyeãn do vieâm pheá quaûn theå hen.
Chöõa chaûy maùu cam, tieåu tieän ra maùu.
Chöõa hoaøng ñaûn nhieãm truøng, vieâm ñöôøng daãn maät.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

96 97
Dược Dược
học học
cổ III. THUỐC THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC BỒ CÔNG ANH cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Taraxacum officinale L.
Là những thuốc có tác dụng kháng sinh và chống viêm nhiễm, có tính hàn lương. Dùng
chữa các bệnh viêm cơ, viêm đường hô hấp, giải dị ứng, hạ sốt, chữa các vết thương, viêm Hoï Asteraceae
màng tiếp hợp… Muốn kết quả tốt, thường phối hợp với thuốc hoạt huyết như Xuyên Boä phaän duøng Thaân laù
khung, Đan sâm, thuốc lợi niệu, nhuận tràng để hạ sốt, thuốc thanh nhiệt lương huyết để
tránh tái phát, giảm tình trạng thiếu tân dịch. Thaønh phaàn hh Glycosid ñaéng taraxacin, saponin.

Các vị thuốc thường dùng: Kim ngân, Bồ công anh, Sài đất, Liên kiều. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït, laïnh vaøo kinh can, vò.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaûi ñoäc, tieâu vieâm.

KIM NGÂN HOA Chuû trò Chöõa vieâm tuyeán vuù, chöõa muïn nhoït, vieâm maøng tieáp hôïp caáp.
Chöõa vieâm haïch, lao haïch.
Teân khoa hoïc Lonicera japonica L. Chöõa vieâm ñöôøng tieát nieäu, tieåu buoát, tieåu gaét.

Hoï Caprifoliaceae Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

Boä phaän duøng Hoa saáy khoâ

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, flavonoid, irridoid glycosid lonicerin, saponin. SÀI ĐẤT
Tính vò qui kinh Vò ngoït, laïnh vaøo kinh pheá, vò, taâm.
Teân khoa hoïc Wedelia calendulacea L. – (Wedelia chinensis L.)
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaûi ñoäc.
Hoï Asteraceae
Chuû trò Haï soát cao, caùc beänh truyeàn nhieãm, khoâng coù moà hoâi, sôï reùt.
Boä phaän duøng Thaân laù
Chöõa muïn nhoït, vieâm tuyeán vuù, vieâm hoïng.
Chöõa dò öùng, noåi ban, ngöùa, ñau khôùp. Thaønh phaàn hh Tinh daàu, flavonoid, coumarin: wedelolacton, muoái voâ cô.

Chöõa lî nhieãm truøng, ñaïi tieän ra maùu. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, maùt vaøo kinh pheá, can, thaän.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaûi ñoäc, khaùng sinh, giaûm ñau.

Chuû trò Chöõa vieâm cô, muïn nhoït, lôû loeùt, choác ñaàu.
Choáng nhieãm truøng, chöõa vieâm khôùp caáp coù söng noùng, ñoû, ñau.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

98 99
Dược
học
cổ LIÊN KIỀU IV. THUỐC THANH NHIỆT TÁO THẤP
truyền
Teân khoa hoïc Forsythia suspensa L.
Là những thuốc có vị đắng, lạnh dùng để chữa các chứng bệnh do thấp nhiệt gây
Hoï Oleaceae ra như:

Boä phaän duøng Quaû khoâ yy Nhiễm trùng đường tiết niệu sinh dục: viêm bàng quang, viêm thận, viêm niệu đạo,
viêm loét cổ tử cung, viêm tinh hoàn.
Thaønh phaàn hh Saponin, glycosid, tinh daàu, vit P.
yy Nhiễm trùng đường tiêu hóa: viêm gan siêu vi, viêm túi mật, đường dẫn mật, tiêu
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, laïnh vaøo kinh ñôûm, ñaïi tröôøng. chảy nhiễm trùng, lỵ amib…

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaûi ñoäc, tieâu vieâm, lôïi nieäu.
yy Bệnh ngoài da bội nhiễm, chàm, ghẻ lở nhiễm trùng.
yy Viêm tuyến mang tai.
Chuû trò Chöõa muïn nhoït.
Khi dùng thuốc thanh nhiệt táo thấp cần chú ý:
Chöõa soát cao vaät vaõ, meâ saûng.
yy Không dùng liều cao khi tân dịch đã mất
Chöõa vieâm haïch, lao haïch.
yy Muốn hiệu lực hơn cần phối hợp các thuốc thanh nhiệt tả hỏa khi có sốt cao, có xuất
Chöõa tieåu buoát, tieåu gaét.
huyết thêm thuốc hoạt huyết, chỉ huyết, nếu co thắt mót rặn, tiểu buốt thêm thuốc
Chöõa vieâm baøng quang, vieâm nieäu ñaïo. hành khí.
Lieàu duøng 8 –12g / ngaøy. Các vị thuốc thường dùng: Hoàng liên, Hoàng cầm, Hoàng bá.

HOÀNG LIÊN

Teân khoa hoïc Coptis teeta L.

Hoï Ranunculaceae

Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng saäm

Thaønh phaàn hh Alkaloid berberin

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính laïnh vaøo kinh can, ñôûm, taâm, tieåu tröôøng.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät giaûi ñoäc, taùo thaáp.

Chuû trò Chöõa lî, tieâu chaûy do nhieãm truøng, chöõa noân möûa do soát cao.
Chöõa muïn nhoït, vieâm maøng tieáp hôïp caáp, vieâm tai, loeùt mieäng, löôõi.
Chöõa soát cao gaây meâ saûng, maát taân dòch, chaûy maùu cam, rong huyeát,
tieåu tieän ra maùu.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

100 101
HOÀNG CẦM

Teân khoa hoïc Scutellaria baicalensis L.

Hoï Lamiaceae bàI 13

Boä phaän duøng Thaân reã

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, flavon


THUỐC LÝ HUYẾT

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính laïnh vaøo kinh taâm, pheá, ñôûm, ñaïi tröôøng.
Định nghĩa
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät, giaûi ñoäc, taùo thaáp, caàm maùu, an thai.
Thuốc lý huyết là những vị thuốc dùng để chữa những chứng bệnh gây ra do huyết ứ.
Chuû trò Chöõa lî, tieâu chaûy do nhieãm truøng, chöõa soát cao, soát reùt, caûm maïo.
Nguyên nhân có thể do sang chấn, do viêm nhiễm, do co mạch, dãn mạch, đều dùng thuốc
Chöõa vieâm phoåi, vieâm pheá quaûn coù ho, chöõa muïn nhoït. hành huyết để chữa.
Chöõa ñoäng thai, thai nhieät.
Tác dụng chung
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
yy Chữa các cơn đau ở tạng phủ hay tại chỗ, do xung huyết phù nề gây chèn ép vào các
mặt đoạn thần kinh cảm giác như cơn đau dạ dày, cơn đau do viêm nhiễm, thống
HOÀNG BÁ kinh cơ năng, sang chấn do ngã…
yy Chống viêm nhiễm gây sưng, nóng, đỏ, đau và có tác dụng thúc đẩy hiệu lực các
Teân khoa hoïc Phellodendron amurense L. thuốc kháng sinh giải độc: mụn nhọt, viêm tuyến vú, viêm khớp cấp…
Hoï Rutaceae yy Chữa một số trường hợp gây xuất huyết do xung huyết gây thoát quản như rong
kinh, rong huyết, trĩ chảy máu, chảy máu dạ dày, đái ra máu do sỏi.
Boä phaän duøng Voû thaân
yy Viêm tắc động mạch, viêm khớp.
Thaønh phaàn hh Alkaloid berberin yy Chữa đau bụng kinh, bế kinh.
yy Chữa cao huyết áp do giãn mạch ở thận và ngoại biên.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, laïnh vaøo kinh thaän, baøng quang, ñaïi tröôøng.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät, giaûi ñoäc, taùo thaáp. Phân loại

Chuû trò Chöõa hoaøng ñaûn nhieãm truøng, chöõa lî, tieâu chaûy do nhieãm truøng, Căn cứ vào cường độ mạnh yếu của thuốc, người ta chia thuốc hành huyết ra làm 2 loại:
vieâm baøng quang, vieâm loeùt coå töû cung, vieâm aâm ñaïo, vieâm khôùp caáp a. Thuốc hoạt huyết: tác dụng nhẹ như Đan sâm, Xuyên khung, Ích mẫu, Ngưu tất,
coù soát. Đào nhân.
Chöõa muïn nhoït, vieâm tuyeán vuù, giaûi dò öùng, chöõa ñoå moà hoâi troäm, di b. Thuốc phá huyết: tác dụng mạnh như Uất kim, Khương hoàng, Nga truật, Tô mộc.
tinh, ñau nhöùc trong xöông.
Chú ý:
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. yy Nên phối hợp thuốc chữa nguyên nhân, nếu do nhiễm trùng thì phối hợp thuốc thanh
nhiệt giải độc và thanh nhiệt táo thấp, nếu xuất huyết thì phối hợp thuốc cầm máu…
yy Nên dùng thêm thuốc hành khí theo nguyên tắc: “khí hành thì huyết hành”.
Kiêng kỵ phụ nữ có thai không được dùng.

102 103
Dược Dược
học học
cổ A. THUỐC HÀNH HUYẾT ÍCH MẪU cổ
truyền truyền
Đan sâm, Xuyên khung, Ích mẫu, Ngưu tất, Đào nhân. Teân khoa hoïc Leonurus heterophyllus Sw.

Hoï Lamiaceae
ĐAN SÂM
Boä phaän duøng Thaân laù

Teân khoa hoïc Salvia miltiorhiza Bunge. Thaønh phaàn hh Alkaloid leonurin, flavonoid rutin, chaát ñaéng, tinh daàu.
Hoï Lamiaceae Tính vò qui kinh Vò cay, hôi ñaéng, tính laïnh vaøo kinh can, taâm.
Boä phaän duøng Thaân reã maøu ñoû naâu Taùc duïng döôïc lyù Hoaït huyeát, ñieàu kinh chæ thoáng.
Thaønh phaàn hh Tansinon, cryptotansinon
Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, thoáng kinh.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng hôi laïnh vaøo kinh can, taâm.
Choáng ñau do xung huyeát, do ngaõ chaán thöông öù huyeát.
Taùc duïng döôïc lyù Hoaït huyeát, khöû öù, ñieàu kinh, thanh nhieät. Chöõa ñeû khoù, thai khoâng xuoáng.
Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, ñau buïng kinh, thai bò cheát löu Chöõa muïn nhoït, vieâm tuyeán vuù.
Chöõa ñau khôùp vaø ñau caùc daây thaàn kinh do laïnh.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Chöõa ñau daï daøy.
Chöõa soát cao gaây vaät vaõ.
Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy. NGƯU TẤT

Teân khoa hoïc Achyranthes bidentata Blume.


XUYÊN KHUNG Hoï Amaranthaceae

Teân khoa hoïc Ligusticum wallichii Franch. Boä phaän duøng Reã cuû daøi 10 - 20cm, maøu naâu nhaït, hôi meàm deûo, khi khoâ coù nhieàu
neáp nhaên doïc.
Hoï Apiaceae
Thaønh phaàn hh Saponin
Boä phaän duøng Reã cuû muøi ñaëc tröng
Thaønh phaàn hhh Tinh daàu, coumarin Tính vò qui kinh Vò ñaéng chua, tính bình vaøo kinh can, thaän.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, aám vaøo kinh can, ñôûm, taâm baøo. Taùc duïng döôïc lyù Hoaït huyeát ñieàu kinh, giaûm ñau.

Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí, hoaït huyeát, khu phong, chæ thoáng. Chuû trò Chöõa beá kinh, thoáng kinh.
Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, beá kinh, thoáng kinh, rau thai khoâng xuoáng. Chöõa ñau khôùp.
Chöõa nhöùc ñaàu, ñau mình ñau caùc khôùp do phong thaáp. Chöõa hoïng söng ñau, loeùt mieäng, ñau raêng, ñau lôïi.
Chöõa chaân tay co quaép, baùn thaân baát toaïi, tình chí uaát keát, ngöïc buïng Chöõa tieåu ra maùu do soûi, tieåu buoát.
ñaày tröôùng.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy, taåm röôïu sao vaøng.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

104 105
Dược Dược
học học
cổ ĐÀO NHÂN B. THUỐC PHÁ HUYẾT cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Prunus persica Stokes.
Uất kim, Khương hoàng, Nga truật, Tô mộc.
Hoï Rosaceae

Boä phaän duøng Nhaân haït ñaàu hôi nhoïn, voû moûng, nhieàu neáp nhaên ôû maët ngoaøi voû.

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, amygdalin, men emulsin, protid, chaát beùo. UẤT KIM
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït, tính bình vaøo kinh taâm, can.
Teân khoa hoïc Curcuma longa L. (Curcuma aromatica L.)
Taùc duïng döôïc lyù Hoaït huyeát thoâng kinh, saùt truøng, nhuaän tröôøng.
Hoï Zingiberaceae
Chuû trò Chöõa ho.
Boä phaän duøng Reã cuû
Chöõa sau khi sinh bò xuaát huyeát, ñau buïng döôùi.
Chöõa taùo boùn. Thaønh phaàn hh Tinh daàu

Chöõa tuï maùu do sang chaán. Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng tính laïnh vaøo kinh taâm, pheá, can.

Lieàu duøng 8 – 12g / ngaøy. Taùc duïng döôïc lyù Haønh huyeát phaù öù, haønh khí giaûi uaát.

Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, beá kinh, thoáng kinh.
Chöõa ho ra maùu, chaûy maùu cam, ñaùi ra maùu, soát cao gaây chaûy maùu.
Chöõa ñau do khí treä nhö ñau daï daøy.
Chöõa soát cao gaây meâ saûng, vaät vaõ.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. Phuï nöõ coù thai khoâng duøng.

106 107
Dược Dược
học học
cổ KHƯƠNG HOÀNG TÔ MỘC cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Curcuma longa L. Teân khoa hoïc Ceasalpinia sappan L.

Hoï Zingiberaceae Hoï Fabaceae

Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng saäm Boä phaän duøng Goã thaân, caønh maøu ñoû cam.

Thaønh phaàn hh Tinh daàu paratolylmetylcarbinol, curcumin, chaát maøu curcumen, tinh Thaønh phaàn hh Chaát maøu: sappanin, brasilin, tanin.
boät, chaát beùo.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình, vaøo kinh taâm, can, tyø.
Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng tính oân vaøo kinh taâm, can tyø.
Taùc duïng döôïc lyù Thoâng kinh hoaït huyeát.
Taùc duïng döôïc lyù Haønh huyeát khöû öù, thoâng kinh hoaït laïc.
Chuû trò Chöõa ñau buïng kinh, beá kinh.
Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu. Chöõa söng daäp, öù huyeát
Chöõa caùc chöùng xung huyeát, beá kinh. Chöõa ñau daây thaàn kinh.
Chöõa caùc côn ñau do khí treä, ñau daï daøy. Chöõa dò öùng.
Chöõa ñau khôùp vaø daây thaàn kinh. Chöõa tieâu chaûy do nhieãm truøng, lî tröïc truøng.
Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy. Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.

NGA TRUẬT

Teân khoa hoïc Curcuma zedoaria L.

Hoï Zingiberaceae

Boä phaän duøng Reã cuû maøu xanh tím.

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, alkaloid, chaát beùo.

Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng tính aám vaøo kinh tyø.

Taùc duïng döôïc lyù Phaù huyeát, haønh khí, tieâu tích, giaûm ñau.

Chuû trò Chöõa beá kinh.


Chöõa côn ñau daï daøy, ñau buïng kinh.
Chöõa tích treä, ñaày buïng, aên khoâng tieâu, ôï chua.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

108 109
Dược Dược
học học
cổ C. THUỐC CHỈ HUYẾT BẠCH CẬP cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Bletilla striata Reichb.
Định nghĩa và phân loại
Hoï Orchidaceae
Thuốc cầm máu được dùng để chữa chứng chảy máu do nhiều nguyên nhân khác nhau,
Boä phaän duøng Gioø coù saéc traéng hình daïng nhö nhöõng raêng haøm, moïc lieân tieáp neân
có thể chia làm 3 loại:
ñöôïc goïi laø baïch caäp.
yy Thuốc cầm máu do nguyên nhân xung huyết gây máu thoát quản làm chảy máu gọi
là thuốc khử ứ chỉ huyết. Thaønh phaàn hh Chaát nhaøy, tinh daàu.
yy Thuốc cầm máu do nguyên nhân sốt, nhiễm trùng, nhiễm độc gây rối loạn thành Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït hôi laïnh vaøo kinh pheá, vò.
mạch gây chảy máu gọi là thuốc thanh nhiệt chỉ huyết.
yy Thuốc chữa chảy máu do nguyên nhân tỳ hư không thống huyết gọi là thuốc kiện Taùc duïng döôïc lyù Boå pheá, sinh cô, caàm maùu.

tỳ nhiếp huyết. Chuû trò Chöõa ho ra maùu do lao.


Chú ý: Chöõa noân ra maùu do loeùt daï daøy.
yy Nên phối hợp thêm thuốc hoạt huyết như Đan sâm, Nga truật. Chöõa chaûy maùu cam.
yy Phối hợp thuốc thanh nhiệt và thuốc hoạt huyết để chống viêm. Chöõa vieâm taáy, muïn nhoït.
yy Nếu chảy máu nhiều quá gây choáng, trụy mạch thì thêm thuồc bổ khí mạnh như Chöõa vieâm tuyeán vuù, caùc veát boûng do löûa, raéc boät baïch caäp.
Sâm.
Các vị thuốc thường dùng: Tam thất, Bạch cập, Trắc bá, Hoa hòe, Cỏ mực. Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.

TAM THẤT TRẮC BÁ DIỆP

Teân khoa hoïc Thuya orientalis L.


Teân khoa hoïc Panax motoginseng Wall.
Hoï Cupressaceae
Hoï Araliaceae

Boä phaän duøng Reã cuû Boä phaän duøng Caønh laù phôi khoâ, laù hình vaûy nhoû eùp saùt nhau.

Thaønh phaàn hh Protid, saponin arasaponin, ñöôøng. Thaønh phaàn hh Tinh daàu, nhöïa, chaát ñaéng, vit C.

Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, tính aám vaøo kinh can, vò. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính laïnh vaøo kinh pheá, can, ñaïi tröôøng.

Taùc duïng döôïc lyù Khöù öù chæ huyeát, tieâu vieâm chæ thoáng. Taùc duïng döôïc lyù Löông huyeát, chæ huyeát.

Chuû trò Chöõa chaûy maùu do huyeát öù, ho ra maùu, noân ra maùu, lî, rong kinh, Chuû trò Chöõa ho ra maùu, chaûy maùu cam, tieåu tieän ra maùu.
rong huyeát sau khi sanh. Chöõa lî ra maùu.
Chöõa teù ngaõ söng ñau, muïn nhoït söng ñau, ñau daï daøy, ñau khôùp. Chöõa töû cung chaûy maùu.
Caàm maùu taïi choã.
Lieàu duøng 4 – 16g / ngaøy, sao ñen.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

110 111
Dược
học
cổ HOA HÒE
truyền
Teân khoa hoïc Sophora japonica L.
Hoï Fabaceae BÀI 14
Boä phaän duøng Nuï hoa, hoa buùp, maøu vaøng töôi, daøi 4 - 6mm, ñaøi hình chuoâng chieám
heát ½ chieàu daøi cuûa nuï hoa, phía döôùi coù cuoáng ngaén.
THUỐC HÓA ĐỜM -
Thaønh phaàn hh Flavonoid rutin
CHỈ KHÁI - BÌNH SUYỄN
Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính laïnh vaøo kinh can, ñaïi tröôøng.
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät löông huyeát, chæ huyeát.

Chuû trò Chöõa tró, lî, ñaïi tieän ra maùu.


A. THUỐC HÓA ĐỜM
Chöõa baêng huyeát.
Chöõa huyeát aùp cao, ñeà phoøng xuaát huyeát mao maïch, xuaát huyeát caáp
vv Định nghĩa Là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do đàm trọc.
tính do vieâm thaän, xuaát huyeát phoåi.
Chöõa ho, vieâm hoïng, muïn nhoït. vv Tác dụng chung:
Lieàu duøng 6 - 12g / ngaøy, sao vaøng. yy Trừ đàm chữa ho
yy Chữa các chứng hôn mê trong trường hợp say nắng, xuất huyết não, viêm não.
yy Chữa các hạch lao ở cổ, nách, bẹn.
CỎ MỰC
vv Phân loại:
Teân khoa hoïc Eclipta alba Hassk. Do tính chất hàn nhiệt của bệnh, thuốc trừ đàm được chia ra làm 2 loại:
Hoï Asteraceae yy Thuốc thanh nhiệt hóa đàm gồm các vị thuốc mát lạnh chữa chứng đàm nhiệt như
Boä phaän duøng Thaân laù, hôi nhaùm, laù voø ra coù maøu ñen nhö möïc. Bối mẫu.
yy Thuốc ôn hóa hàn đàm gồm các thuốc nóng ấm chữa chứng hàn đàm như Bán hạ,
Thaønh phaàn hh Tanin, tinh daàu, alkaloid ecliptin, flavonoid, coumarin wedelolacton.
Bạch giới tử.
Tính vò qui kinh Vò chua, tính maùt vaøo kinh can, thaän.
vv Cấm kỵ:
Taùc duïng döôïc lyù Boå can thaän, chæ huyeát.
yy Người dương hư không được dùng
Chuû trò Laøm khoûe gaân xöông nhöõng ngöôøi giaø ñau löng, chaân goái yeáu, choùng
yy Người âm hư không nên dùng Bán hạ, Nam tinh dễ gây mất tân dịch.
maët, hoa maét.
Chöõa chaûy maùu cam, ñi caàu ra maùu, rong kinh.
Chöõa muïn nhoït, ñeïn, töa löôõi.
Chöõa xuaát huyeát daï daøy.
Duøng cheá thuoác nhuoäm toùc vôùi Haø thuû oâ ñoû.
Lieàu duøng 6 - 12g / ngaøy, sao ñen.

112 113
Dược Dược
học học
cổ BỐI MẪU BẠCH GIỚI TỬ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Fritillaria cirrhosae Don. Teân khoa hoïc Brassica campestris L.

Hoï Liliaceae Hoï Brassicaceae

Boä phaän duøng Gioø nhö cuû toûi, traéng, naëng, nhieàu buùi nhoû. Boä phaän duøng Haït nhö haït keâ nhoû maøu vaøng.

Thaønh phaàn hh Alkaloid: peiminin, peimin Thaønh phaàn hh Daàu beùo, ñaïm, men tieâu hoùa.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, laïnh vaøo kinh taâm, pheá Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng, tính aám vaøo kinh pheá.

Taùc duïng döôïc lyù Thanh pheá, nhuaän taùo, hoùa ñôøm, taùn keát. Taùc duïng döôïc lyù OÂn pheá tröø ñaøm, tieâu vieâm, chæ thoáng.

Chuû trò Chöõa vieâm pheá quaûn, vieâm phoåi, ñaøm nhieàu, dính, khoù khaïc Chuû trò Chöõa chöùng aâm trôû do ñaøm ôû beân trong da gaây ñau vuøng löng, chaân
Chöõa ho, lao haïch. tay, coå gaùy, gaân coát, ñau khoâng nhaát ñònh choã naøo.

Giaûi ñoäc muïn nhoït, vieâm tuyeán vuù. Chöõa ho, töùc ngöïc khoù thôû, hen coù ñôøm nhieàu.
Chöõa vieâm, nhoït, aùp xe.
Lieàu duøng 3 – 6g/ ngaøy.
Lieàu duøng 0,6 – 4g / ngaøy.

BÁN HẠ

Teân khoa hoïc Typhonium trilobatum Breit.

Hoï Araceae

Boä phaän duøng Reã cuû ñaõ cheá bieán baèng caùch taåm göøng sao vaøng goïi laø baùn haï cheá.

Thaønh phaàn hh Chaát ngöùa vaø ancol beùo, chaát cay, tinh daàu.

Tính vò qui kinh Vò cay hôi noùng coù ñoäc, vaøo kinh tyø, vò, pheá.

Taùc duïng döôïc lyù Taùo thaáp hoùa ñôøm, hoøa vò, tieâu vieâm, taùn keát

Chuû trò Chöõa ho nhieàu töùc ngöïc, gaày, hoa maét.


Chöõa noân möûa do laïnh, phuï nöõ coù thai .
Chöõa ñau hoïng, lao haïch.
Chöõa taùo boùn.
Chöõa ung nhoït vieâm taáy coù muû.

Lieàu duøng 6 – 8g / ngaøy.

114 115
Dược Dược
học học
cổ B. THUỐC CHỈ HO, BÌNH SUYỄN 1. THUỐC ÔN PHẾ CHỈ KHÁI cổ
truyền truyền
vv Định nghĩa: là những thuốc làm hết hay giảm cơn ho, nguyên nhân gây ho có nhiều Để chữa các chứng ho mà đờm lỏng dễ khạc, mặt hơi nề, sợ gió, rêu lưỡi trắng trơn, tự
nhưng đều thuộc phế, vì vậy khi chữa ho, lấy phế làm chính. ra mồ hôi.

vv Tác dụng chung: Nguyên nhân gây ra do ngoại cảm phong hàn hay kèm thêm ngạt mũi, khản tiếng, do
nội thương hay gặp ở người già dương khí suy kém thấy chứng ho ngày nặng đêm nhẹ, trời
yy Chữa ho.
ẩm thì đỡ, trời lạnh lại phát.
yy Chữa hen suyễn.
Các vị thuốc thường dùng: Hạnh nhân, Bách bộ, Cát cánh
yy Trừ đờm.

vv Phân loại:
yy Ôn phế chỉ khái. HẠNH NHÂN
yy Thanh phế chỉ khái.

vv Chú ý: Teân khoa hoïc Prunus armeniaca L.


yy Các loại thuốc ho hay làm giảm ăn, chỉ dùng khi thật cần thiết.
Hoï Rosaceae
yy Nên có sự phối hợp thuốc, ho do ngoại cảm phong hàn nên dùng chung thuốc phát
tán phong hàn, ho do âm hư gây phế táo thì dùng thêm thuốc bổ âm, đàm thấp dùng Boä phaän duøng Haït khoâ, hình nhö quaû tim, ñaàu nhoïn, hôi deïp, coù lôùp voû luïa moûng,
thêm thuốc kiện tỳ. vaøng, nhieàu neáp nhaên treân voû.

vv Cấm kỵ : Thaønh phaàn hh Daàu beùo amygdalin, coù HCN, ñoäc ñoái vôùi heä thaàn kinh.
Bệnh sởi lúc bắt đầu mọc ban, không được dùng thuốc chữa ho, dễ gây biến chứng. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, aám vaøo kinh pheá, ñaïi tröôøng.
Người đi tiêu lỏng không được dùng vị Hạnh nhân.
Taùc duïng döôïc lyù Chöõa ho, long ñôøm, nhuaän tröôøng.

Chuû trò Chöõa ho vaø hen do laïnh.


Chöõa taùo boùn do thieáu taân dòch, hay gaëp ôû ngöôøi giaø vaø phuï nöõ sau
khi sanh.

Lieàu duøng 6 – 8g / ngaøy.

116 117
Dược Dược
học học
cổ BÁCH BỘ II. THUỐC THANH PHẾ CHỈ KHÁI cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Stemona tuberosa L.
Do táo nhiệt làm tổn thương phế khí gây ra ho, đàm dính, ho khan, mặt đỏ, miệng khát,
Hoï Stemonaceae đại tiện táo, người sốt, khó thở, lưỡi vàng dầy, mạch phù sác, hay gặp ở bệnh viêm họng,
viêm phế quản cấp, viêm phổi. Các vị thuốc thường dùng Tiền hồ, Tang bạch bì.
Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng naâu nhieàu neáp nhaên.

Thaønh phaàn hh Saponin: stemonin

Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, tính aám vaøo kinh pheá. TIỀN HỒ
Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän pheá chæ khaùi, saùt truøng.
Teân khoa hoïc Peucedanum decursivum L.
Chuû trò Chöõa ho nhaát laø caùc tröôøng hôïp ho laâu ngaøy do lao,
Hoï Apiaceae
vieâm pheá quaûn maõn, ngöôøi giaø bò ho, ho gaø.
Chöõa gheû lôû ngoaøi da. Boä phaän duøng Thaân reã

Chöõa giun ñuõa, giun kim. Thaønh phaàn hh Tinh daàu, coumarin

Lieàu duøng 6 – 8g / ngaøy. Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng hôi laïnh vaøo kinh tyø, pheá.

Taùc duïng döôïc lyù Phaùt taùn phong nhieät, tröø ñôøm, haï khí

CÁT CÁNH Chuû trò Chöõa caûm maïo phong nhieät.


Chöõa ho, tröø ñaøm.
Teân khoa hoïc Platycodon grandiflorum A.Do. Chöõa vieâm pheá quaûn, vieâm phoåi.
Hoï Campanulaceae Lieàu duøng 6 – 8g / ngaøy.
Boä phaän duøng Thaân reã meàm deûo maøu traéng ngaø.

Thaønh phaàn hh Saponin: kikiosapogenin

Tính vò qui kinh Vò ñaéng cay hôi aám vaøo kinh pheá

Taùc duïng döôïc lyù OÂn pheá, taùn haøn, chæ khaùi, tröø ñaøm, tröø muû, khaùng vieâm.

Chuû trò Chöõa caûm maïo phong haøn.


Chöõa caùc chöùng ho, ngaït muõi, khaûn tieáng, ñau hoïng, töùc ngöïc.
Chöõa veát thöông coù muû, veát thöông ngoaøi da nhieãm truøng.

Lieàu duøng 6 – 8g / ngaøy.

118 119
Dược
học
cổ TANG BẠCH BÌ
truyền
Teân khoa hoïc Morus alba L.

Hoï Moraceae BàI 15

Boä phaän duøng Voû reã caïo boû lôùp baàn.

Thaønh phaàn hh Alkaloid


THUỐC BỔ

Tính vò qui kinh Vò ngoït, maùt vaøo kinh pheá

Taùc duïng döôïc lyù Chöõa ho, lôïi nieäu, caàm maùu.
Định nghĩa
Chuû trò Chöõa ho, hen, nhieàu ñôøm do vieâm pheá quaûn, vieâm hoïng, vieâm phoåi. Thuốc bổ là các vị thuốc dùng để chữa các chứng trạng hư nhược của chính khí cơ thể
Chöõa soaùt cao gaây vôõ maïch maùu xuaát huyeát ngoaïi vi, noân ra maùu, ho do nguyên nhân bẩm sinh hay do hậu quả bệnh tật gây ra.
ra maùu, chaûy maùu cam.
Phân loại
Chöõa sau khi sinh bò chaûy maùu, saûn dòch ra nhieàu.
Chöõa phuø thuõng, choáng xung huyeát. Chính khí của cơ thể gồm 4 mặt chính là âm, dương, khí, huyết nên thuốc bổ cũng được
chia làm 4 loại bổ âm, bổ dương, bổ khí và bổ huyết.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Những điểm cần chú ý khi dùng thuốc bổ

yy Khi dùng thuốc bổ, trước hết phải chú ý đến tỳ vị, nếu tỳ vị hồi phục thì mới phát
huy được tác dụng của thuốc bổ.
yy Đối với người có chứng hư lâu ngày phải dùng thuốc bổ từ từ; nếu âm dương khí
mất đột ngột thì phải dùng liều mạnh.
yy Thuốc bổ khí hay được dùng kèm thuốc hành khí, thuốc bổ huyết hay được dùng
kèm thuốc hành huyết để phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn.
yy Thuốc bổ phải sắc lâu.

Cấm kỵ

yy Những người dương hư, tỳ vị hư không nên dùng các thuốc bổ âm tính nê trệ, cần
phải phối hợp thuốc kiện tỳ.
yy Những người âm hư không dùng thuốc bổ dương sẽ làm mất thêm tân dịch.

120 121
Dược Dược
học học
cổ THUỐC BỔ ÂM SA SÂM cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Glehnia littoralis F. Schmidt.
Là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do phần âm của cơ thể bị giảm sút, do tân
dịch bị hao tổn, hư hỏa bốc lên gây miệng khô, đau họng, đi xuống dưới làm nước tiểu đỏ, Hoï Apiaceae
táo bón.
Boä phaän duøng Thaân reã
Phần âm của cơ thể gồm phế âm, thận âm, vị âm và tân dịch, khi bị suy kém có những
Thaønh phaàn hhh Ñöôøng, chaát ñaéng.
triệu chứng sau
yy Phế âm hư: ho lâu ngày, ho ra máu, gò má đỏ, triều nhiệt, ra mồ hôi trộm. Tính vò qui kinh Vò ngoït hôi ñaéng hôi laïnh vaøo kinh pheá.

yy Thận âm hư: nhức trong xương, lòng bàn tay, bàn chân nóng, di tinh, đau lưng, ù .Taùc duïng döôïc lyù Thanh pheá, döôõng aâm.
tai, đái dầm.
Chuû trò Chöõa caùc chöùng soát cao laøm toån thöông pheá aâm vaø vò aâm.
yy Vị âm hư: miệng khát, môi khô, lưỡi khô, loét miệng, chảy máu chân răng.
Chöõa chöùng aâm hö hoûa vöôïng, gaây soát keùo daøi mieäng khoâ, maù ñoû.
yy Do tân dịch giảm: lưỡi đỏ, rêu ít, mạch tế sát.
Chöõa ho coù ñôøm vaøng, ho coù soát, ho laâu ngaøy.
Các thuốc bổ âm đều làm tăng tân dịch, căn cứ vào sự quy kinh của các vị thuốc mà
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
lựa chọn để điều trị theo từng triệu chứng.

Chỉ định
MẠCH MÔN
yy Các bệnh do rối loạn hoạt động ức chế thần kinh: mất ngủ, cao huyết áp, suy nhược
thần kinh thể ức chế giảm.
Teân khoa hoïc Ophiobogon japonicum L.
yy Các chứng bệnh rối loạn thực vật do lao: triều nhiệt, gò má đỏ, ho ra máu, ra mồ
hôi trộm. Hoï Liliaceae

yy Viêm khớp dạng thấp và rối loạn thực vật do bệnh các chất tạo keo: nhức trong Boä phaän duøng Reã cuû maøu traéng ngaø, meàm deûo.
xương, hâm hấp sốt, khát nước.
Thaønh phaàn hh Ñöôøng, chaát nhaøy.
yy Trẻ em ra mồ hôi trộm, đái dầm, tình trạng dị ứng nhiễm trùng.
Tính vò qui kinh Vò ngoït hôi ñaéng hôi laïnh vaøo kinh pheá, vò.
yy Các trường hợp sốt cao kéo dài không rõ nguyên nhân, đông y cho rằng do thiếu
tân dịch gây ra. Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän pheá, sinh taân, haï soát.

Không nên dùng cho những người tỳ vị hư: loét dạ dày, tiêu chảy do viêm đại tràng Chuû trò Chöõa ho do nhieät taùo laøm toån thöông pheá aâm, ho ra maùu.
mãn, ăn chậm tiêu.
Chöõa taùo boùn, soát cao, khaùt nöôùc.
Các vị thuốc: Sa sâm, Mạch môn, Câu kỷ, Qui bản, Bạch thược.
Chöõa chaûy maùu cam, chaûy maùu chaân raêng.
Chöõa phuø thuõng, tieåu buoát, gaét.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

122 123
Dược Dược
học học
cổ CÂU KỶ TỬ BẠCH THƯỢC cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Lycium sinense Mill. Teân khoa hoïc Paeonia lactiflora Pall.
Hoï Solanaceae
Hoï Ranunculaceae
Boä phaän duøng Quaû chín ñoû
Boä phaän duøng Thaân reã hình truï, maøu traéng, nhieàu tinh boät, daøi 8-10cm, hay ñöôïc baøo
Thaønh phaàn hh Caroten, muoái khoaùng Ca, P, Fe, Vit C, acid amin, protein. thaønh laùt moûng.
Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh pheá, can, thaän. Thaønh phaàn hh Tinh boät, chaát nhaøy, chaát beùo, tinh daàu, acid benzoic.
Taùc duïng döôïc lyù Boå can thaän, laøm saùng maét, nhuaän pheá taùo, maïnh gaân coát.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, chua, tính haøn vaøo kinh can, tyø, pheá.
Chuû trò Chöõa di tinh, tieåu ñöôøng.
Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, döôõng aâm.
Chöõa quaùng gaø, thò löïc giaûm.
Chöõa ho do aâm hö. Chuû trò Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, thoáng kinh.

Chöõa aâm hö gaây mieäng khaùt, nhöùc trong xöông. Caàm maùu chöõa ho ra maùu, tró, ñi caàu ra maùu, rong kinh.

Chöõa ñau löng, moûi goái do thaän hö. Chöõa caùc chöùng ñau do can khí uaát gaây ñau vuøng maïn söôøn, ñau buïng
tieâu chaûy.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Chöõa caùc côn ñau noäi taïng

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.


ĐƯƠNG QUY

Teân khoa hoïc Angelica sinensis (Oliv.) Diels.


Hoï Apiaceae
Boä phaän duøng Reã cuû (phaân loaïi Quy ñaàu, Quy thaân vaø Quy vó)
Thaønh phaàn hh Reã chöùa tinh daàu ligustilide, bergapten, sesquiterpen, safrol, carvac-
rol, cadinen, vitamin B12, acid folinic, boitin.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, cay, tính ôn vaøo kinh taâm, tyø, can.
Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, hoaït huyeát, ñieàu huyeát, thoâng kinh, nhuaän tröôøng.

Chuû trò Chöõa thieáu maùu xanh xao, ngöôøi gaày yeáu, meät moûi, ñau löng.
Chöõa vieâm khôùp, tay chaân teâ nhöùc.
Chöõa toån thöông öù huyeát.
Chöõa ñau buïng kinh, kinh khoâng ñeàu, beá kinh,
Quy thaân chuû yeáu ñeå boài döôõng, quy vó truïc öù, quy ñaàu coù tính ñi leân
treân chöõa nhöõng chöùng tieän huyeát, nieäu huyeát (tieåu tieän ra huyeát).
Lieàu duøng 12 – 20g / ngaøy.

124 125
Dược Dược
học học
cổ THUỐC BỔ DƯƠNG CẨU TÍCH cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Cibotium barometz L.
Là những thuốc dùng để chữa các chứng dương hư. Phần dương trong cơ thể gồm: tâm
dương, tỳ dương, và thận dương. Khi tâm tỳ dương hư có các chứng: tay chân mệt mỏi, Hoï Dicksoniaceae
da lạnh, ăn uống không tiêu, tiêu chảy, mạch vô lực, thường dùng các vị thuốc trừ hàn Boä phaän duøng Thaân reã hình daïng nhö con choù treân mang nhieàu loâng mòn maøu vaøng,
như Quế, Can khương, Phụ tử chế, khi thận dương hư gây các triệu chứng: liệt dương, di thaùi moûng beân trong coù vaân ñaäm.
tinh, tiểu tiện nhiều lần, lưng gối mỏi yếu, lạnh đau, mạch trầm tế thì dùng các thuốc bổ
Khi duøng uoáng trong caàn ñoát saïch loâng.
thận dương.
Loâng vaøng duøng caàm maùu goïi laø loâng culi.
Chỉ định: Thaønh phaàn hh Tinh boät, tanin
yy Chữa các bệnh do hưng phấn thần kinh giảm Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït, tính aám vaøo kinh can, thaän.
-- Bệnh suy nhược thần kinh do ức chế và hưng phấn đều giảm, với các triệu
Taùc duïng döôïc lyù OÂn döôõng can thaän, tröø phong thaáp.
chứng: di tinh, liệt dương, đau lưng, ù tai, tay chân lạnh, mạch trầm nhược.
Chuû trò Chöõa ñau löng, laøm maïnh gaân xöông.
-- Những người lão suy gây đau lưng, tiểu tiện nhiều lần.
Chöõa di tinh, di nieäu.
-- Những người đái dầm thể hư hàn.
Chöõa ñau khôùp, ñau daây thaàn kinh.
yy Trẻ em chậm phát dục: chậm biết đi, chậm mọc răng, thóp lâu liền, trí tuệ phát
triển kém. Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

yy Bệnh hen phế quản mãn tính.


yy Một số người mắc bệnh đau khớp, thoái khớp lâu ngày. BA KÍCH
Không được dùng cho những người âm hư sinh nội nhiệt, tân dịch giảm sút.
Các vị thuốc thường dùng: Cẩu tích, Ba kích, Cốt toái bổ, Phá cố chỉ, Tục đoạn, Thỏ Teân khoa hoïc Morinda officinalis L.
ty tử, Đỗ trọng. Hoï Rubiaceae

Boä phaän duøng Thaân reã hình truï, maøu traéng, nhaên nheo, beân trong coù loõi.

Thaønh phaàn hh Tinh boät, saponin.

Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng, tính aám vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù OÂn thaän döông, maïnh gaân xöông.

Chuû trò Chöõa di tinh, lieät döông.


Chöõa ñau löng, gaân coát yeáu.
Chöõa hen pheá quaûn maõn tính.
Chöõa ñaùi daàm, tieåu tieän nhieàu laàn.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

126 127
Dược Dược
học học
cổ CỐT TOÁI BỔ PHÁ CỐ CHỈ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Drynaria fortunei L. Teân khoa hoïc Psoralea corylifolia L.

Hoï Polypodiaceae Hoï Fabaceae

Boä phaän duøng Thaân reã beân ngoaøi coù nhieàu Boä phaän duøng Haït nhoû maøu ñen, hình nhö quaû thaän, 0.2-0.5mm.
loâng mòn, maøu ñoû naâu, xoáp nheï. Thaønh phaàn hh Chaát nhöïa, alkaloid, tinh daàu coù taùc duïng kích thích söï taïo saéc toá treân
da, chöõa beänh baïch taïng.
Thöôøng moïc kyù sinh treân nhöõng caây ñaïi moäc, laâu naêm.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh tyø, thaän, taâm baøo.
Thaønh phaàn hh Tinh boät, flavonoid, hesperidin.
Taùc duïng döôïc lyù Boå thaän döông, kieän tyø.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính aám, vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Hoaït huyeát, boå thaän, maïnh gaân coát.
Chuû trò Chöõa di tinh, lieät döông.
Chöõa tieâu chaûy maõn tính.
Chuû trò Chöõa gaân xöông yeáu, laøm xöông mau lieàn.
Chöõa tieåu tieän nhieàu laàn.
Chöõa ñau raêng, lung lay saép ruïng.
Chöõa ñau löng, laøm maïnh gaân xöông hay gaëp ôû ngöôøi giaø.
Chöõa chöùng hay chaûy maùu, rong huyeát, ñi caàu ra maùu.
Chöõa phuï nöõ khí huyeát xaáu, kinh nguyeät khoâng ñeàu.
Chöõa ñau khôùp ñau daây thaàn kinh.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy

THỎ TY TỬ
TỤC ĐOẠN
Teân khoa hoïc Cuscuta sinensis Lamk.
Teân khoa hoïc Dipsacus japonicus Miq.
Hoï Convolvulaceae
Hoï Dipsacaceae Boä phaän duøng Haït nhoû maøu traéng vaøng, hình tröùng ñænh deït, chöøng 2mm
Boä phaän duøng Thaân reã ñöôïc caét boû ñaàu vaø reã con, voû ngoaøi maøu vaøng hay xaùm Thaønh phaàn hh Chaát nhöïa, glycosid cuscutin.

Thaønh phaàn hh Saponin Tính vò qui kinh Vò cay, ngoït, tính bình vaøo kinh can, thaän.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính hôi oân vaøo 2 kinh can, thaän. Taùc duïng döôïc lyù Boå can thaän, laøm saùng maét, coá tinh.

Chuû trò Chöõa di tinh, lieät döông, hoaït tinh do thaän döông hö.
Taùc duïng döôïc lyù Boå can thaän, laøm lieàn gaân xöông.
Laøm maïnh gaân xöông, chöõa löng goái laïnh ñau.
Chuû trò Chöõa ñau löng, goái moûi, löng vai suy yeáu.
Chöõa tieåu tieän nhieàu laàn, ñaùi daàm, tieâu chaûy maõn tính.
Chöõa lieàn caùc veát gaõy xöông, gaân bò ñöùt.
Chöõa chöùng ñeû non, saåy thai.
Chöõa ñau khôùp, ñau daây thaàn kinh ngoaïi bieân, rong huyeát, di tinh.
Chöõa quaùng gaø, thò löïc giaûm.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

128 129
Dược Dược
học học
cổ ĐỖ TRỌNG THUỐC BỔ KHÍ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Eucommia ulmoides Oliv.
vv Ñònh nghóa: thuốc bổ khí là những thuốc chữa các chứng bệnh gây ra do khí hư.
Hoï Eucommiaceae
Khí hư thường thấy ở các tạng phế và tỳ.
Boä phaän duøng Voû thaân maøu ñen, veát beû hoaëc caét coù nhieàu sôïi tô khoâng ñöùt.
yy Phế khí hư: nói tiếng nhỏ, ngại nói, hơi thở ngắn gấp, khi lao động, làm việc nặng
Thaønh phaàn hh Chaát nhöïa, nhaøy, tinh daàu, muoái voâ cô. hay khó thở.

Tính vò qui kinh Vò cay, ngoït, tính aám vaøo kinh can, thaän. yy Tỳ khí hư: mệt mỏi toàn thân, ăn kém, ngực bụng đầy trướng, tiêu lỏng.
Bổ khí lấy bổ tỳ làm chính, tỳ khí vượng thì phế khí sẽ đầy đủ, vì vậy các thuốc bổ khí
Taùc duïng döôïc lyù OÂn boå can thaän, maïnh gaân xöông, an thai, giaûm ñau.
đều có tác dụng kiện tỳ.
Chuû trò Chöõa di tinh, hoaït tinh, lieät döông.
vv Chỉ định:
Chöõa ñau löng do thaän döông hö, laøm maïnh gaân xöông.
Chöõa thai yeáu, hay saåy thai. a. Toàn thân

Chöõa cao huyeát aùp, beänh laõo suy. yy Nâng cao thể trạng, chữa chứng suy nhược cơ thể, ăn kém ngủ kém, sút cân, mệt
nhọc sau khi ốm, lao động quá sức.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
yy Thúc đẩy quá trình lợi niệu, chữa chứng phù thũng do viêm thận mãn, phù dinh dưỡng.
yy An thần chữa mất ngủ, hồi hộp vì tỳ không nuôi dưỡng được tâm huyết.
yy Một số trường hợp xuất huyết cơ năng lâu ngày như rong huyết, rong kinh, chảy
máu do huyết tán… do tỳ khí không thống huyết.
yy Một số thuốc có tác dụng cấp cứu choáng và trụy mạch do mất nước, mất máu
nghiêm trọng như Nhân sâm.
b. Bệnh về bộ máy tiêu hóa: ăn kém, ngại ăn, chậm tiêu hay đầy bụng, tiêu chảy kéo
dài, viêm đại trường mãn, viêm loét dạ dày tá tràng, viêm gan mãn tính.
c. Bệnh về tuần hoàn: suy tim, thiếu máu, tâm phế mãn.

d. Bệnh về hô hấp: giãn phế quản, hen suyễn, viêm phế quản mãn.

e. Bệnh về trương lực cơ bị giảm: táo bón người già, phụ nữ sinh đẻ nhiều lần, sa sinh
dục, giãn tĩnh mạch.
Các vị thuốc: Đảng sâm, Hoài sơn, Bạch truật, Nhân sâm, Hoàng kỳ, Cam thảo, Đại táo.

130 131
Dược Dược
học học
cổ ĐẢNG SÂM BẠCH TRUẬT cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Codonopsis javanica Oliv. Teân khoa hoïc Atractylodes macrocephala K.

Hoï Campanulaceae Hoï Asteraceae

Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng saäm,meàm deûo, nhieàu neáp nhaên ngang. Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng naâu, phaân nhaùnh loài loõm.

Thaønh phaàn hh Saponin, ñöôøng, tinh boät, acid amin


Thaønh phaàn hh Tinh daàu, vitamin A
Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, tính hôi oân, vaøo kinh tyø, vò.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình vaøo kinh pheá, tyø.
Taùc duïng döôïc lyù Kieän tyø, taùo thaáp, caàm moà hoâi, an thai.
Taùc duïng döôïc lyù Boå trung ích khí, sinh taân, chæ khaùt, kieän tyø.
Chuû trò Kích thích tieâu hoùa, chöõa keùm aên, ñaày buïng.
Chuû trò Chöõa aên uoáng keùm, bieáng aên, chöõa ñaày buïng, tieâu chaûy.
Chöõa tieâu chaûy maõn do tyø hö.
Chöõa ho coù ñôøm, pheá hö sinh ho, thieáu maùu, vaøng da, vieâm thöôïng
thaän, nöôùc tieåu coù anbumin. Chöõa chöùng ñôøm nhieàu trong vieâm pheá quaûn maõn.

Chöõa ñöôøng huyeát thaáp. Chöõa moà hoâi troäm.

Chöõa ngöôøi taêng huyeát aùp. Chöõa ñoäng thai, hay saûy.
Chöõa phuø thuõng, vieâm thaän maõn.
Lieàu duøng 8 – 20g / ngaøy.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

HOÀI SƠN
NHÂN SÂM
Teân khoa hoïc Dioscorea persimilis Prain.

Hoï Dioscoreaceae Teân khoa hoïc Panax ginseng L.

Boä phaän duøng Reã cuû daøi 10cm trôû leân, d = 2 - 5cm, ngoaøi maøu vaøng hay traéng ngaø, Hoï Araliaceae

voû moûng, veát beû coù nhieàu boät, chaát chaéc, khoâng xô. Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng saäm, meàm deûo, phaân nhieàu reã phuï gioáng nhö hình
ngöôøi, tuøy theo caùch cheá coù Hoàng saâm vaø Baïch saâm.
Thaønh phaàn hh Saponin, ñöôøng, tinh boät, chaát nhaøy mucin, allantoin, men tieâu hoùa.
Thaønh phaàn hh Saponin: panaxdiol, panaxtriol.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình vaøo kinh pheá, tyø, vò, thaän.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, hôi ñaéng tính bình vaøo kinh pheá, tyø
Taùc duïng döôïc lyù Boå tyø vò, boå pheá aâm, sinh taân.
Taùc duïng döôïc lyù Ñaïi boå nguyeân khí, ích huyeát, sinh taân dòch.
Chuû trò Laøm thuoác kích thích tieâu hoaù, giuùp aên ngon mieäng.
Chuû trò Chöõa suy nhöôïc cô theå, meät moûi, hôi thôû ngaén, noùi nhoû.
Chöõa di tinh, tieåu tieän nhieàu laàn, khí hö, caàm tieâu chaûy maõn tính
Chöõa choaùng, truïy tim maïch.
do tyø hö.
Chöõa soát keùo daøi, taân dòch giaûm.
Chöõa ho, hen pheá quaûn, sinh taân chæ khaùt do aâm hö.
Chöõa hen suyeãn, vaät vaõ, meâ saûng, tieâu chaûy, muïn nhoït.
Coù taùc duïng haï ñöôøng huyeát.
Lieàu duøng 2 – 12g / ngaøy, khoâng duøng cho ngöôøi cao huyeát aùp.
Lieàu duøng 8 – 20g / ngaøy.

132 133
Dược Dược
học học
cổ HOÀNG KỲ ĐẠI TÁO cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Astragalus membranaceus B. Teân khoa hoïc Ziziphus sativa L.
Hoï Fabaceae Hoï Rhamnaceae
Boä phaän duøng Thaân reã maøu traéng hay hôi vaøng saäm, nhieàu xô, d = 1 - 1.5cm, daøi 10 Boä phaän duøng Quaû khoâ, maøu naâu ñen, nhaên nheo, trong coù haït nhoïn vaø cöùng.
- 20cm, thaùi thaønh laùt moûng.
Thaønh phaàn hh Saponin, ñöôøng, vitamin B, C.
Thaønh phaàn hh Ñöôøng, tinh boät, acid amin, chaát nhaøy, goâm.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình vaøo kinh tyø, vò.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính aám vaøo kinh pheá, ty.ø
Taùc duïng döôïc lyù Boå tyø vò, hoøa hoaõn côn ñau, ñieàu hoøa tính naêng thuoác.
Taùc duïng döôïc lyù Boå khí, caàm moà hoâi, lôïi nieäu, tieâu vieâm, boå tyø vò.
Chuû trò Chöõa bieáng aên, ngöôøi meät moûi, yeáu söùc.
Chuû trò Chöõa meät moûi, keùm aên.
Chöõa ñau daï daøy, ñau ngöïc söôøn, tieâu chaûy do tyø hö.
Chöõa noân ra maùu, chaûy maùu cam, rong huyeát, tieâu chaûy, sa tröïc traøng,
caàm moà hoâi. Chöõa taân dòch keùm, hoïng khoâ, mieäng khoâ.
Chöõa hen suyeãn, phuø thuõng, ñau khôùp, sinh cô, laøm laønh muïn nhoït. Laøm söù giaû ñieàu vò trong caùc baøi thuoác thang.

Lieàu duøng 6 – 16g / ngaøy. Lieàu duøng 8 – 12g / ngaøy.

CAM THẢO

Teân khoa hoïc Glycirrhiza uralensis Fish.


Hoï Fabaceae
Boä phaän duøng Thaân reã maøu vaøng saäm, nhieàu xô,
d=1-2cm, daøi 30-50cm, thaùi laùt xeùo, moûng.
Thaønh phaàn hh Saponin, ñöôøng, tinh boät, flavonoid.
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình vaøo 12 ñöôøng kinh,
sau khi chích maät sao vaøng thì tính hôi oân
Taùc duïng döôïc lyù Boå trung khí, hoøa hoaõn côn ñau, giaûi ñoäc.

Chuû trò Chöõa ñau daï daøy, co thaét ñaïi tröôøng, ñau hoïng, ho, tieâu chaûy,
muïn nhoït.
Chöõa taùo boùn.
Coù taùc duïng giaûi ñoäc thuoác trong tröôøng hôïp ngoä ñoäc.
Lieàu duøng 2 – 12g / ngaøy.

134 135
Dược Dược
học học
cổ THUỐC BỔ HUYẾT THỤC ĐỊA cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Rehmannia glutinosa Gaertn.
vv Định nghĩa: là những thuốc chữa những chứng bệnh do huyết hư sinh ra. Hoï Scrophulariaceae
Trong cơ thể, huyết là vật chất dinh dưỡng các bộ phận cơ thể, là cơ sở vật chất cho Boä phaän duøng Reã cuû töôi coù maøu vaøng, ñöôïc cheá bieán thaønh Sinh ñòa, sau ñoù cöûu
tinh, khí, thần. Huyết thuộc phần âm của cơ thể nên có tác dụng bổ âm, là cơ sở của hoạt chöng cöûu saùi ñeå cheá thaønh Thuïc ñòa.
động sinh dục nữ (kinh nguyệt, thai nghén). Vì vậy huyết hư gây ra nhiều chứng bệnh trên
Thaønh phaàn hh Glycosid ñaéng rehmanin, caroten, ñöôøng, alkaloid.
lâm sàng và thuốc bổ huyết có nhiều tác dụng chung và tác dụng riêng biệt đối với từng
bộ phận của cơ thể. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït, tính oân vaøo kinh taâm, can, thaän.

Khí và huyết có liên quan chặt chẽ, khí là nguồn gốc của huyết, huyết là nơi để khí tàng Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, döôõng aâm, boå thaän
trú, vì vậy, thuốc bổ huyết cần được phối hợp thêm thuốc bổ khí để gia tăng tác dụng. Chuû trò Chöõa di tinh, löng goái meàm yeáu, nguû ít, tieåu ñeâm, ñaùi daàm.

vv Chỉ định: Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu.


Chöõa hen suyeãn, chöõa quaùng gaø, chöõa ñaùi thaùo ñöôøng,
yy Các chứng thiếu máu, mất máu, sau khi mắc bệnh lâu ngày cơ thể suy nhược: sắc
mặt xanh vàng, da khô sáp, hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hồi hộp, kinh nguyệt không ngöôøi khoâ, khaùt nöôùc.
đều, ít, mạch tế sác vô lực. Lieàu duøng 8 – 16g / ngaøy.
yy Các bệnh đau khớp và đau dây thần kinh có teo cơ, cứng khớp gọi là chứng huyết
hư không nuôi dưỡng được cân.
HÀ THỦ Ô ĐỎ
yy Suy nhược thần kinh, suy nhược cơ thể vì huyết hư không nuôi dưỡng được tâm.
yy Các bệnh phụ khoa do can, thận, tỳ, huyết hư gây rối loạn kinh nguyệt, rong huyết, Teân khoa hoïc Polygonum multiflorum Thunb.
rong kinh, thống kinh, dọa xẩy, đẻ non. Hoï Polygonaceae
Các vị thuốc: Thục địa, Hà thủ ô đỏ, Long nhãn (xem An thần), Đương qui, Bạch thược Boä phaän duøng Reã cuû maøu ñoû naâu, hôi loài loõm, vò hôi chaùt, ngang 3 - 4cm,
(xem Bổ âm)
daøi 4 - 6cm, nhieàu boät.
Thaønh phaàn hh Anthraglycosid: chrysophanol, emodin, rein, chaát beùo,
lecitin, tinh boät, muoái voâ cô.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït, tính aám vaøo kinh can, thaän.
Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, coá tinh, boå thaän.

Chuû trò Chöõa di tinh, lieät döông, löng goái meàm yeáu, toùc baïc sôùm.
Chöõa chöùng teâ lieät nöûa ngöôøi do xô cöùng ñoäng maïch
gaây thieáu maùu, nhuõn naõo hay gaëp ôû ngöôøi giaø.
Chöõa maát nguû, aên keùm, soát reùt, taùo boùn.
Chöõa roái loaïn kinh nguyeät ôû phuï nöõ.
Lieàu duøng 8 – 16g/ ngaøy.

136 137
Dược
học
không tàng thần, hoặc âm hư không nuôi dưỡng được can âm, can dương vượng lên, khiến cổ
thần chí không ổn định.
truyền
Thuốc an thần dùng thích hợp với những bệnh tim loạn nhịp, mất ngủ, cuồng phiền,
BÀI 16 bệnh thường do chức năng thần kinh, chức năng tạng tâm mất thăng bằng. Trong khi dùng
thuốc, tuỳ theo tình hình cụ thể mà phối hợp với các thuốc khác cho thích hợp. Ví dụ:
nếu tâm hỏa cường thịnh thì phối hợp với thuốc tả hỏa, nếu đờm nhiều thì phối hợp với
THUỐC BÌNH CAN TỨC PHONG, thuốc hóa đờm, âm hư huyết thiếu thì phối hợp thuốc bổ huyết. Các vị thuốc an thần có

AN THẦN, KHAI KHIẾU khuynh hướng trầm giáng, trấn nghịch nên còn gọi là thuốc trấn kinh hay thuốc trọng trấn
an thần.
Tuỳ theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc an thần thành 2 loại:
yy Dưỡng tâm an thần: thường là những thảo mộc có thể chất nhẹ, tác dụng dưỡng tâm,
1. Định nghĩa bổ can huyết, tạo giấc ngủ sinh lý, dùng cho chứng hư. Các thuốc thuộc nhóm này là
Toan táo nhân, Bá tử nhân, Vông nem, Viễn chí, Lạc tiên, Liên tâm, Bình vôi…
Thuốc bình can tức phong an thần có tác dụng trấn tâm, bình can, tiềm dương, chỉ kinh.
Dùng trị các chứng sốt cao, kinh giật, trúng phong bất tỉnh, mê sảng, buồn phiền, vật vã, yy Trọng trấn an thần: thường là các loại khoáng vật hoặc thực vật có tỷ trọng nặng,
chóng mặt, ù tai… tác dụng tiết giáng, trấn tĩnh, dùng cho chứng thực. Các vị thuốc thuộc nhóm này
là Chu sa, Thần sa, Long cốt…
2. Phân loại
vv Thuốc phương hương khai khiếu
Theo Đông y, thuốc này được chia ra làm 3 loại: thuốc bình can tức phong, thuốc an
thần, thuốc phương hương khai khiếu. Khi sử dụng, tùy theo chứng trạng cụ thể mà phối Thuốc phương hương khai khiếu có tác dụng tỉnh thần. Thuốc thường có mùi thơm, vị
hợp với nhau hoặc phối hợp với thuốc khác để phát huy tác dụng điều trị. cay, tác dụng phát tán, trừ đờm, làm thông các giác quan, khai các khiếu trên cơ thể, dùng
vv Thuốc bình can tức phong thích hợp với các chứng trúng phong, điên giản dẫn đến hôn mê, thần chí cấm khẩu, toàn
thân bất tỉnh. Thuốc tác dụng theo các cơ chế trừ đờm thanh phế để khai thông hô hấp,
Nguyên nhân gây chứng can phong khá nhiều: nếu nhiệt cực sinh phong, sẽ gây sốt cao
đồng thời trấn tâm (điều hòa nhịp tim) để khôi phục lại tuần hoàn khí huyết
co giật, nếu thận âm hư không nuôi dưỡng được can âm, làm can dương vượng, gây nhức
đầu, hoa mắt, chóng mặt, nếu huyết hư dẫn đến can huyết hư, không nuôi dưỡng được cân Các thuốc phương hương khai khiếu thường sử dụng là: Xương bồ, Băng phiến, Xạ
mạch, làm tay chân run, co giật, … hương, An tức hương...
Nhóm thuốc có tác dụng bình can, tiềm dương, tức phong (làm hết phong), chỉ kinh
(ngừng kinh giản), dùng thích hợp với can dương cường thịnh, can phong nội động. 3. Tác dụng chung

Các vị thuốc bình can tức phong thường sử dụng là: Mẫu lệ, Câu đằng, Bạch cương
Thuốc bình can tức phong dùng điều trị các chứng:
tằm, Toàn yết, Ngô công…
yy Nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, hỏa bốc do can dương vượng, âm hư không nuôi
Trong điều trị, cần chú ý phân biệt với chứng ngoại phong, kết hợp với hàn và nhiệt
dưỡng được can âm sinh ra, hay gặp trong các bệnh cao huyết áp, suy nhược thần
thành phong hàn, phong nhiệt. Trong trường hợp này phải dùng các thuốc phát tán phong
kinh, rối loạn tiền mãn kinh.
hàn và phát tán phong nhiệt.
yy Co giật do sốt cao, sản giật, động kinh, vì tân dịch giảm sút, huyết hư.
vv Thuốc an thần
yy Đau nhức khớp, đau dây thần kinh.
Thuốc an thần là những thuốc có tác dụng dưỡng tâm, an thần, bình can, tiềm dương.
Dùng trong các trường hợp âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng được tâm, nên tâm

138 139
Dược Dược
học học
cổ Thuốc dưỡng tâm an thần có tác dụng dưỡng tâm huyết và can huyết, hồi phục chức 5. Cấm kị cổ
truyền năng tâm tàng thần, can định chí, dùng trị các chứng mất ngủ, hồi hợp, vật vã, hoảng sợ,
truyền
ra mồ hôi trộm. yy Những người âm hư, huyết hư cần thận trọng khi dùng thuốc bình can tức phong có
tính ôn, nhiệt, vì thuốc hay gây táo, làm mất thêm tân dịch.
4. Chú ý khi sử dụng yy Thuốc phương hương khai khiếu có tính ấm, phát tán, dễ tổn thương đến nguyên
khí, do đó không nên dùng lâu.
yy Tuỳ theo nguyên nhân gây nên chứng can phong mà phối hợp thuốc: nếu sốt cao
Các vị thuốc thường dùng:
co giật, phối hợp với thuốc bổ huyết như Thục địa, Bạch thược, Đương qui, nếu
do âm hư khiến can dương xung thịnh, thêm các thuốc bổ âm như Thục địa, Kỷ tử, yy Thuốc bình can tức phong: Câu đằng, mẫu lệ, toan táo nhân, viễn chí, bạch cương
Miết giáp. tàm, quyết minh tử, liên diệp, lá vong, lạc tiên.
yy Các thuốc bình can tức phong có tính vị khác nhau, tuỳ theo tính chất hàn nhiệt của yy Thuốc an thần khai khiếu: Thạch xương bồ, băng phiến.
nguyên nhân gây can phong, triệu chứng của bệnh, mà sử dụng thuốc cho phù hợp:
Câu đằng có tác dụng thanh tiết nhiệt, sử dụng khi có sốt cao, co giật. Trong trường
hợp động kinh, hồi hộp, mất ngủ, co giật, cần phối hợp các thuốc an thần có tỷ trọng TOAN TÁO NHÂN
cao như Mẫu lệ, Long cốt, Trân châu để trấn kinh. Trong trường hợp can phong đi
vào kinh lạc gây đau nhức khớp, dây thần kinh, nên phối hợp với các thuốc thông Teân khoa hoïc Zyzyphus jujuba L.
kinh hoạt lạc như Tế tân, Tang chi, Uy linh tiên, Tần giao.
Hoï Rhamnaceae
yy Trong trường hợp mất ngủ, tuỳ theo nguyên nhân mà cần phối hợp với các thuốc trị
nguyên nhân: nếu có sốt cao, cần phối hợp thuốc thanh nhiệt tả hỏa, lương huyết; Boä phaän duøng Nhaân haït taùo ta
nếu do can phong nội động, phong vượt lên gây nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, thì Haït nhoû, voû maøu naâu, deïp, ñaàu hôi nhoïn nhö hình quaû tim.
thêm thuốc bình can tức phong; nếu do âm hư, huyết hư, tỳ hư không nuôi dưỡng
Khi duøng thöôøng sao ñen.
được tâm huyết thì thêm thuốc tư âm, bổ huyết, kiện tỳ.
yy Các thuốc có nguồn gốc khoáng vật không nên dùng lâu, khi dùng cần giã nhỏ và Thaønh phaàn hh Saponin, alcol beùo
sắc lâu. Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh can, tyø, thaän, ñôûm.
yy Thần chí hôn mê có thể gặp trong bế chứng (thực) và trong cả thoát chứng (hư),
Taùc duïng döôïc lyù Döôõng taâm an thaàn, sinh taân chæ khaùt.
cần chú ý phân biệt khi sử dụng thuốc để điều trị. Thuốc phương hương khai khiếu
không dùng với thoát chứng, hư chứng, biểu hiện của hôn mê do thoát chứng là: Chuû trò Chöõa maát nguû, sôï haõi, hoài hoäp, boác hoûa.
đột quỵ, miệng há, tay xoè, khí sắc thất thần, hơi thở yếu, mạch vô lực, đại tiểu tiện Chöõa nhöõng chöùng ñoå moà hoâi nhieàu.
không tự chủ, mồ hôi ra nhiều.
Chöõa ñau caùc khôùp, laøm maïnh gaân xöông.
yy Cần phân biệt bế chứng theo hàn nhiệt: nếu là nhiệt bế, cần phối hợp thuốc phương
Chöõa khaùt nöôùc, ngöôøi khoâ thieáu taân dòch.
hương khai khiếu với thuốc thanh nhiệt; nếu là hàn bế, cần thêm thuốc khu hàn.
yy Thuốc phương hương khai khiếu hầu hết có mùi thơm, hoạt chất dễ bay hơi ở nhiệt
Lieàu duøng: 3 – 6g / ngaøy.
độ cao, nên thường sử dụng dạng thuốc hoàn, tán, không sắc chung với các thuốc
khác (trừ Thạch xương bồ).

140 141
Dược Dược
học học
cổ VIỄN CHÍ QUYẾT MINH TỬ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Polygala sibirica L. Teân khoa hoïc Cassia tora L.

Hoï Polygalaceae Hoï Fabaceae

Boä phaän duøng Reã nhoû, nhaên nheo coù loõi ôû giöõa, ñöôøng kính 1-2mm, maøu vaøng naâu. Boä phaän duøng Haït nhoû vaùt cheùo maøu naâu saãm, daøi 1mm cuûa caây thaûo quyeát minh,
coøn goïi laø caây muoàng nguû.
Khi duøng boû loõi taåm Cam thaûo
Thaønh phaàn hh Anthraglycosid
Thaønh phaàn hh Saponin, tinh daàu
Tính vò qui kinh Vò ngoït, ñaéng, maën, tính haøn quy kinh can, ñaïi tröôøng.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng aám vaøo kinh taâm, thaän, pheá
Taùc duïng döôïc lyù Thanh can hoûa, ích thaän, tröø phong nhieät, an thaàn.
Taùc duïng döôïc lyù Boå taâm, thaän, an thaàn, hoùa ñaøm.
Chuû trò Chöõa ñau maét ñoû, sôï aùnh saùng, chaûy nöôùc maét.
Chuû trò Chöõa maát nguû, sôï haõi, hoài hoäp, hay naèm meâ.
Chöõa chöùng cao huyeát aùp, caêng thaúng thaàn kinh.
Chöõa ho, long ñôøm.
Chöõa maát nguû (sao ñen), taùo boùn (duøng soáng).
Chöõa di tinh do thaän döông hö.
Coøn laøm thuoác lôïi maät, nhuaän gan, tieâu hoùa toát.
Chöõa muïn nhoït, söng ñau.
Lieàu duøng 8 – 12g / ngaøy.
Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy.

CÂU ĐẰNG
BẠCH CƯƠNG TẰM
Teân khoa hoïc Uncaria rhynchophylla L.
Teân khoa hoïc Bombyx mori L.
Hoï Rubiaceae
Hoï Bombycidae
Boä phaän duøng Ñoaïn thaân ngaén 2-3cm mang nhöõng ñoaïn gai moùc caâu.
Boä phaän duøng Con taèm nhaû tô bò cheát cöùng maøu traéng nhö voâi.
Thaønh phaàn hh Alkaloid rhinchophylin, isorhinchophylin.
Thaønh phaàn hh Muoái khoaùng, acid amin
Tính vò qui kinh Vò ngoït tính haøn, vaøo kinh can, taâm baøo.
Tính vò qui kinh Vò maën cay, tính bình quy kinh pheá, can, vò.
Taùc duïng döôïc lyù Bình can, traán kinh, thanh nhieät.
Taùc duïng döôïc lyù Khöû phong, hoùa ñôøm, tieâu ñoäc, chæ kinh.
Chuû trò Chöõa can phong noäi ñoäng, kinh phong, ñieân giaûn, co giaät do phong nhieät.
Chuû trò Chöõa can phong noäi ñoäng, ñau ñaàu, choùng maët, soát cao, co giaät.
Chöõa ñau ñaàu hoa maét, cao huyeát aùp, hoa maét, maát nguû.
Chöõa chöùng thieân ñaàu thoáng.
Lieàu duøng 12 – 24g / ngaøy.
Chöõa truùng phong maát tieáng, treû em khoùc ñeâm.
Duøng ngoaøi trò sang lôû, muïn nhoït, saïm da.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

142 143
Dược Dược
học học
cổ BÁ TỬ NHÂN LÁ VÔNG cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Thuja orientalis L. Teân khoa hoïc Erythrina indica L.

Hoï Cupressaceae Hoï Fabaceae

Boä phaän duøng Nhaân haït, maøu vaøng naâu, nhö haït gaïo, coù daàu nhieàu. Boä phaän duøng Laù baùnh teû, phôi maùt, daøi 7 - 10cm, ngang 5 - 7cm, hôi nhaùm.

Thaønh phaàn hh Saponin, alcol beùo, daàu beùo Thaønh phaàn hh Alkaloid erythrin, saponin

Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh taâm, tyø. Tính vò qui kinh Vò nhaït tính bình vaøo kinh can, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, kieän tyø, an thaàn. Taùc duïng döôïc lyù An thaàn, haï soát.

Chuû trò Chöõa maát nguû, sôï haõi, hoài hoäp, hay hoaûng hoát. Chuû trò Chöõa maát nguû, nhöùc ñaàu trong caùc trieäu chöùng cao huyeát aùp.
Chöõa ra nhieàu moà hoâi, ñau löng, phong thaáp. Chöõa soát cao khaùt nöôùc.
Chöõa suy nhöôïc cô theå, suy nhöôïc thaàn kinh aên keùm, suùt caân. Lieàu duøng 6 – 10g / ngaøy.
Lieàu duøng 6 – 16g / ngaøy.

LONG NHÃN
LẠC TIÊN
Teân khoa hoïc Euphoria longan L.
Teân khoa hoïc Passiflora foetida L. Hoï Sapindaceae
Hoï Passifloraceae Boä phaän duøng Côm quaû nhaõn phôi khoâ, meàm deûo coù ñöôøng, sôø dính tay, maøu vaøng
naâu.
Boä phaän duøng Thaân laù coù caønh nhoû, mang nhieàu tua cuoán, laù hôi xeû thuøy, coù loâng,
maøu xanh muøi thôm. Thaønh phaàn hh Vit A, B, đöôøng.
Thaønh phaàn hh Alkaloid passiflorin, flavonoid Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh taâm, tyø.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, ngoït tính bình vaøo kinh taâm, pheá. Taùc duïng döôïc lyù Boå huyeát, kieän tyø, boå thaän, an thaàn.

Taùc duïng döôïc lyù Döôõng taâm an thaàn. Chuû trò Chöõa maát nguû, keùm aên, hay queân.
Chuû trò Chöõa maát nguû, tim hoài hoäp. Chöõa thieáu maùu, suy nhöôïc cô theå.
Chöõa di tinh. Chöõa tim hoài hoäp.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy. Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy.

144 145
Dược Dược
học học
cổ LIÊN DIỆP THUỐC TRỌNG TRẤN AN THẦN cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Nelumbo nucifera L.

Hoï Nelumbonaceae CHU SA, THẦN SA

Boä phaän duøng Laù coøn maøu xanh, maët laù raát to, coù hình khieân, ngang 20-30cm, maët Teân khoa hoïc Cinnabaris
treân xanh coù moác traéng, maët döôùi hôi vaøng.
Boä phaän duøng Chu laø ñoû, sa laø ñaù, chu sa laø khoái ñaù oùng aùnh to nhoû khoâng nhaát ñònh,
Thaønh phaàn hh Alkaloid nuciferin chaát naëng, khi duøng ñöôïc nghieàn ra thaønh boät.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính bình vaøo kinh can, tyø, vò. Thaønh phaàn hh Muoái selenur thuûy ngaân, ñöôïc baøo cheá baèng phöông phaùp

Taùc duïng döôïc lyù An thaàn, döôõng taâm. thuûy phi töø Chu sa hay Thaàn sa.

Chuû trò Chöõa maát nguû, suy nhöôïc cô theå. Tính vò qui kinh Vò ngoït, hôi haøn vaøo kinh taâm.

Chöõa tim hoài hoäp. Taùc duïng döôïc lyù Yeân hoàn phaùch, ñònh taâm chí, saùng maét, giaûi ñoäc.

Chöõa di tinh. Chuû trò Chöõa ñoäng kinh, co giaät, hay giaät mình, treû con khoùc ñeâm.
Chöõa ñoå moà hoâi. Chöõa gheû lôû.
Lieàu duøng 10 – 16g / ngaøy. Chöõa beänh giang mai môùi phaùt.

Lieàu duøng 0,04 –1g / ngaøy, khoâng ñöôïc duøng löûa ñeå cheá bieán vì seõ sinh ra muoái
Hg tan nhieàu, gaây cheát ngöôøi. Khoâng duøng laâu daøi seõ laøm cho meâ
muoäi, ngu si.

BĂNG PHIẾN

Teân khoa hoïc Blumea balsamifera L.


Hoï Asteraceae
Boä phaän duøng Boät keát tinh traéng chieát töø caây ñaïi bi.
Tinh theå d-borneol
Thaønh phaàn hh Tinh daàu d-borneol
Tính vò qui kinh Vò cay ñaéng, tính haøn quy kinh pheá, taâm, tyø.
Taùc duïng döôïc lyù Khai khieáu tænh thaàn, tieâu maøng moäng.

Chuû trò Chöõa haàu hoïng söng ñau, ñau raêng, chöõa ñau maét ñoû, maét coù maøng
moäng.
Lieàu duøng 0,2 – 0,4g / ngaøy.

146 147
Dược
học
cổ THẠCH XƯƠNG BỒ
truyền
Teân khoa hoïc Acorus gramineus L.
Hoï Araceae
BÀI 17
Boä phaän duøng Thaân reã nhieàu maét vaø reã con, loaïi coù 9 ñoát goïi laø “cöûu tieát xöông boà”.
Thaønh phaàn hh Tinh daàu, chaát ñaéng acorin
Tính vò qui kinh Vò cay tính aám quy kinh can, taâm, tyø. THUỐC LÝ KHÍ
Taùc duïng döôïc lyù Khai khieáu tænh thaàn, haønh khí, kieän vò.
Chuû trò Chöõa tình chí hoân meâ, truùng phong caám khaåu, say naéng, ñôøm daõi
trong coå hoïng. I. Đại cương
Chöõa ho hen, vieâm pheá quaûn maõn tính.
Thuốc lý khí là những thuốc có tác dụng điều hòa phần khí trong cơ thể, dùng để điều
Chöõa caûm laïnh, buïng ñaày tröôùng.
trị các chứng bệnh thuộc về khí, như can khí uất kết, tỳ vị khí trệ, phế khí trướng nghịch,
Laøm thuoác khai vò, kích thích aên uoáng.
sán khí, thống khí, có biểu hiện: kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, đau dạ dày, ho
Chöõa maát nguû, buoàn phieàn.
đờm, thoát vị, mệt mỏi, vô lực.
Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.
Tuỳ theo công năng chủ trị, thuốc lý khí chia làm hai loại: thuốc hành khí và thuốc
bổ khí.

1. Thuốc hành khí

Thuốc hành khí là những thuốc có tác dụng thuận khí, giúp khí và huyết lưu thông,
dùng trị các chứng khí trệ, khí uất, khí nghịch, bế chứng. Đa số các vị thuốc hành khí
thường có tinh dầu
Tác dụng chủ yếu của thuốc hành khí là điều hòa sự vận hành của khí huyết, làm khoan
khoái lồng ngực, giải uất, giảm đau, kiện vị.
Tuỳ theo cường độ tác dụng, có thể chia thuốc hành khí làm 3 phân nhóm: hành khí giải
uất, phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu.

Thuốc hành khí giải uất

Là những thuốc dùng khi khí hành khó khăn, khiến huyết ứ gây đau đớn (vì khí hành
huyết hành, khí tắc huyết trệ, huyết trệ gây đau).
Tác dụng chính của nhóm này là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, giảm đau, giải
uất kết. Sử dụng khi tỳ vị yếu, khí trệ, gây đầy bụng, khó tiêu, ợ chua, buồn nôn, đại tiện
khó; can khí, đởm khí uất kết, khiến tinh thần uất ức, hay cáu gắt, thở dài, đau tức hạ sườn;
hoặc kinh nguyệt không đều, thống kinh, bế kinh.
Nhóm này bao gồm: Hương phụ, Trần bì, Hậu phác, Mộc hương, Sa nhân.

148 149
Dược Dược
học học
cổ Thuốc phá khí giáng nghịch THANH BÌ cổ
truyền Loại thuốc này dùng khi khí trệ với mức độ lớn hơn. Khí huyết lưu thông khó khăn,
truyền
thường bị tích lại thành khối cục. Thuốc có tính chất mạnh hơn loại hành khí giải uất, đồng Teân khoa hoïc Citrus reticulata Blanco.
thời có tác dụng hạ khí giáng nghịch.
Hoï Rutaceae
Dùng trong trường hợp phế khí không thông, gây ho suyễn, khó thở, tức ngực; hoặc can
khí phạm vị gây nôn nấc, đau vùng thượng vị, đầy chướng, ợ hơi; hoặc khí kết không tan Boä phaän duøng Voû quaû coøn xanh phôi khoâ ñöôïc xeû doïc thaønh 3-4 maûnh.
lâu ngày gây đầy trướng bụng ngực, co cứng thành bụng, đau nóng vùng bụng,…
Thaønh phaàn hh Tinh daàu
Nhóm này bao gồm: Chỉ thực, Chỉ xác, Thanh bì, Trầm hương, Thị đế.
Khi sử dụng thuốc hành khí, nên chú ý một số điểm sau: Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh can, đñôûm, vò.
yy Cần phân tích cụ thể hàn nhiệt, hư thực để phối hợp cho đúng. Chẳng hạn, nếu khí Taùc duïng dl Haønh khí giaûm ñau, sô can, chæ thoáng, kieän vò.
hư kiêm khí trệ, cần dùng thêm thuốc bổ khí.
yy Thuốc hành khí thường có vị cay, tính ôn, mùi thơm, khô táo, làm hao tổn tân dịch, Chuû trò Chöõa can khí uaát keát daãn ñeán ñau söôøn, ñau daây thaàn kinh lieân söôøn.
vì thế không nên dùng liều cao, kéo dài. Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, khí trong buïng, ôï chua.
yy Những người khí hư, chân âm kém, dùng phải thận trọng. Những người âm hư hỏa Chöõa vieâm tinh hoaøn, thoaùt vò beïn
vượng không nên dùng thuốc hành khí.
Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.
yy Phụ nữ có thai không nên dùng các thuốc phá khí giáng nghịch, thông khí khai khiếu.

2. Thuốc bổ khí
Thuốc bổ khí sẽ được giới thiệu trong bài thuốc Bổ dưỡng. Trong bài này chỉ đề cập HƯƠNG PHỤ
đến các vị thuốc hành khí.
Các vị thuốc thường dùng: Trần bì, Thanh bì, Chỉ xác, Chỉ thực, Mộc hương, Ô dược, Teân khoa hoïc Cyperus rotundus L.
Hương phụ, Hậu phác, Sa nhân, Thảo quả, Trầm hương, Thị đế…
Hoï Cyperaceae

Boä phaän duøng Thaân reã (höông phuï töù cheá: giaám, muoái, ñoàng tieän, röôïu)
TRẦN BÌ
Thaønh phaàn hh Tinh daàu, phenolic
Teân khoa hoïc Citrus reticulata Blanco.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, hôi ngoït, tính bình vaøo kinh can, tam tieâu.
Hoï Rutaceae
Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí giaûi uaát, sô can, chæ thoáng ñieàu kinh.
Boä phaän duøng Voû quaû quyùt chín phôi khoâ maøu vaøng ñöôïc thaùi thaønh sôïi daøi 5cm.
Thaønh phaàn hh Tinh daàu, hesperidin, vitamin A, B. Chuû trò Chöõa ñau buïng ñau lieân söôøn, soâi buïng, tieâu loûng.
Chöõa ñau buïng kinh, buïng caêng töùc, ñau vuù.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh pheá, tyø.
Chöõa aên uoáng khoâng tieâu, ôï hôi, tröôùng buïng.
Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí kieän tyø, taùo thaáp hoùa ñôøm, oân vò chæ aåu, lyù khí ñieàu trung.
Lieàu duøng 8 – 12g / ngaøy.
Chuû trò Chöõa ñau buïng do haøn.
Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, ôï hôi, buoàn noân, thoå taû.
Chöõa vieâm khí quaûn maõn tính.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

150 151
Dược Dược
học học
cổ HẬU PHÁC Ô DƯỚC cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Magnolia officinalis Rehd. Teân khoa hoïc Lindera myrrha Merr.

Hoï Magnoliaceae Hoï Lauraceae

Boä phaän duøng Voû thaân caïo saïch lôùp baàn. Boä phaän duøng Reã caây

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, magnolola Thaønh phaàn hh Tinh daàu, alkaloid

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh pheá, tyø, vò, ñaïi tröôøng. Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh pheá, tyø, thaän, baøng quang.

Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí, giaùng khí, taùo thaáp, tieâu ñôøm. Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí kieän tyø, oân thaän.

Chuû trò Chöõa ñaày buïng khoù tieâu, noân möûa, tieâu loûng. Chuû trò Chöõa ñau do khí treä, ñau daï daøy, co thaét ñaïi tröôøng.

Chöõa ñôøm ñaëc trong coå, pheá khí khoâng thoâng, khoù thôû, töùc ngöïc, Chöõa kinh nguyeät khoâng ñeàu, ñau buïng kinh.
hen suyeãn. Chöõa aên uoáng khoâng tieâu, ñaày buïng, noân möûa, ôï chua.
Chöõa caûm cuùm, soát reùt. Chöõa ho hen, khoù thôû, töùc ngöïc.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy. Lieàu duøng 4 – 6g / ngaøy.

MỘC HƯƠNG CHỈ XÁC

Teân khoa hoïc Saussurea lappa Clark. Teân khoa hoïc Citrus aurantium L.

Hoï Asteraceae Hoï Rutaceae

Boä phaän duøng Reã caïo boû voû ngoaøi, muøi thôm ñaëc tröng. Boä phaän duøng Quaû khoâng non khoâng giaø cuûa caây Cam chua.

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, alkaloid Thaønh phaàn hh Alkaloid, glycosid, saponin

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh tyø, vò, ñaïi tröôøng. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính maùt vaøo kinh tyø, vò.

Taùc duïng döôïc lyù Haønh khí ñieàu trung, kieän tyø hoøa vò, khai uaát chæ thoáng. Taùc duïng döôïc lyù Phaù khí giaùng nghòch, hoùa ñôøm, kieän vò, giaûi ñoäc.

Chuû trò Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, ñau buïng tieâu chaûy. Chuû trò Chöõa ñôøm öù gaây töùc ngöïc, khoù thôû.
Chöõa cao huyeát aùp do can döông thònh. Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, buoàn noân, khoù ñi caàu.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy. Chöõa phong ngöùa ngoaøi da (duøng ngoaøi).

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

152 153
Dược Dược
học học
cổ CHỈ THỰC THẢO QUẢ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Citrus aurantium L. Teân khoa hoïc Amomum aromaticum Robx.

Hoï Rutaceae Hoï Zingiberaceae

Boä phaän duøng Quaû non Boä phaän duøng Quaû voû ngoaøi cöùng nhieàu khía doïc coù cuoáng.

Thaønh phaàn hh Alkaloid, glycosid, saponin Thaønh phaàn hh Tinh daàu

Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, chua tính haøn vaøo kinh tyø, vò. Tính vò qui kinh Vò cay, tính oân quy kinh tyø, vò.

Taùc duïng döôïc lyù Phaù khí tieâu tích, hoùa ñôøm, chæ thoáng. Taùc duïng döôïc lyù OÂn trung taùo thaáp, tröø haøn, khöû ñôøm, tieâu thöïc hoùa tích.

Chuû trò Chöõa ñôøm öù gaây töùc ngöïc, khoù thôû. Chuû trò Chöõa ñau buïng ñaày buïng, noân möûa, aên uoáng khoâng tieâu, ñi caàu ra
Chöõa ngöïc buïng ñaày tröôùng, aên uoáng khoâng tieâu, kieát lî laâu ngaøy. maùu, tyø vò hö nhöôïc.

Chöõa ñau nhöùc hoâng söôøn trong beänh thöông haøn laâu khoûi. Chöõa soát reùt do tyø vò hö haøn.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy. Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.

SA NHÂN TRẦM HƯƠNG

Teân khoa hoïc Amomum xanthioides Wall. Teân khoa hoïc Aquilaria agallocha Roxb.

Hoï Zingiberaceae Hoï Thymelacaceae

Boä phaän duøng Quaû coù voû hôi nhaùm nhö caùt trong laø moät khoái. Boä phaän duøng Goã caây ñaøn höông phôi khoâ

Thaønh phaàn hh Tinh daàu Thaønh phaàn hh Tinh daàu

Tính vò qui kinh Vò cay, tính aám vaøo kinh tyø, vò, thaän. Tính vò qui kinh Vò ñaéng, cay, tính aám vaøo kinh tyø, vò, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Giaùng khí, bình suyeãn, oân trung, chæ thoáng.
Taùc duïng döôïc lyù OÂn tyø, chæ taû, lyù khí, an thai, tröø thaáp, tieâu thöïc.

Chuû trò Chöõa ñau buïng ñaày buïng, noân möûa, aên uoáng khoâng tieâu, ñi caàu ra maùu. Chuû trò Chöõa suyeãn, ho coù ñôøm.

Chöõa ñau nhöùc mình maåy, ñau cô, ñau thaàn kinh lieân söôøn, ñau gaùy. Chöõa tyø vò hö haøn, khí treä, gaây noân möûa, ngöïc buïng ñaày tröôùng, ñau
töùc hoâng söôøn.
Chöõa ñau raêng, vieâm lôïi.
Chöõa ngöôøi taùo boùn do thieáu taân dòch.
Chöõa ñoäng thai ra maùu.
Lieàu duøng 1 – 4g / ngaøy.
Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.

154 155
Dược Dược
học học
cổ THỊ ĐẾ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Diosperos kaki L.f.

Hoï Ebenaceae BÀI 18


Boä phaän duøng Ñaøi quaû hoàng phôi khoâ.

Thaønh phaàn hh Tanin THUỐC LỢI THỦY THẨM THẤP


Tính vò qui kinh Vò ñaéng, tính bình vaøo kinh vò.

Taùc duïng döôïc lyù OÂn trung haï khí.


I. Đại cương
Chuû trò Chöõa noân oùi do thai ngheùn, khoù trung tieän.
1. Định nghĩa:
Chöõa noân naác do khí nghòch (phoái hôïp nuï Ñinh höông).
Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng bài trừ thủy thấp ứ đọng trong cơ thể ra ngoài
Lieàu duøng 1 – 4g / ngaøy. qua đường nước tiểu.
Phân biệt thuốc lợi thủy với thuốc trục thủy, là những vị thuốc có tác dụng rất mạnh,
đưa nước ra ngoài bằng cả 2 đường đại tiện và tiểu tiện.
Thuốc lợi thủy thẩm thấp có tác dụng đưa phần nước thừa bị ứ đọng trong cơ thể ra
ngoài, đồng thời những thuốc này thường có tác dụng thanh nhiệt. Đa số các vị thuốc lợi
thủy thẩm thấp có tính bình, vị đạm, nên gọi là đạm thủy thấp.

2. Tác dụng chung:


yy Lợi niệu tiêu phù: dùng trong các bệnh viêm thận cấp, viêm thận mạn, thận nhiễm
mỡ, phù dị ứng, có sưng nóng đỏ đau, viêm nhiễm
yy Lợi niệu trị vàng da do viêm gan siêu vi, viêm đường dẫn mật, ứ tắc mật
yy Lợi niệu để bào mòn sỏi đường tiết niệu.
yy Điều trị thấp khớp: dùng khi phong thấp ứ đọng ở gân xương kinh lạc, khiến cử
động khó khăn, sưng đau các khớp, thuốc lợi thấp sẽ đưa tác nhân gây bệnh ra
ngoài
yy Kiện tỳ, cầm tiêu chảy: dùng khi tỳ hư không vận hóa được thủy thấp xuống đại
trường, dẫn đến thấp trệ, tiêu chảy mạn. Thuốc lợi thủy sẽ tăng cường bài tiết thủy
thấp bằng đường tiểu tiện, nhờ thế mà cầm tiêu chảy
yy Ngoài ra, lợi thủy cũng là một biện pháp tốt để hạ sốt, hạ huyết áp, giải dị ứng

3. Chú ý khi sử dụng:


Các thuốc lợi thủy thẩm thấp là thuốc điều trị triệu chứng, cần phải phối hợp với các
thuốc trị nguyên nhân:

156 157
Dược Dược
học học
cổ yy Khi tiểu tiện có cảm giác đau nhức, bàng quang thấp nhiệt, hạ tiêu thấp nhiệt thì cần BẠCH PHỤC LINH cổ
truyền phối hợp với thuốc thanh nhiệt tả hỏa.
truyền
yy Nếu có viêm nhiễm, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt tiêu độc. Teân khoa hoïc Poria cocos Wolf.
yy Nếu có vàng da, cần phối hợp với thuốc thanh nhiệt táo thấp. Hoï Polyporaceae
yy Nếu phần âm bị tổn thương, tiểu tiện ra máu thì phối hợp với thuốc dưỡng âm, chỉ Boä phaän duøng Naám kyù sinh treân caây thoâng (baïch phuïc linh). Röûa saïch, ngaâm meàm,
huyết. ñem ñoà, goït voû, ñem thaùi phieán, phôi khoâ. EÙp thaønh baùnh.
yy Nếu thủy thấp đình trệ, dẫn đến tỳ thận dương suy, nên lấy bổ tỳ thận làm phương Phuïc linh bì (voû ngoaøi) (lôïi tieåu tieâu phuø)
pháp chính.
Xích phuïc linh laø lôùp voû lieàn keà voû ngoaøi maøu hôi hoàng (lôïi thaáp nhieät)
Đông y cho rằng cơ chế lợi niệu bài trừ thủy thấp dựa trên nguyên lý: tỳ chủ vận hóa,
Phuïc thaàn laø phuïc linh coù loõi goã reã thoâng xuyeân qua (an thaàn).
phế thông điều thủy đạo, thận khí hóa ở bàng quang, trong điều trị, cần phải căn cứ cơ
chế phát sinh bệnh theo thuyết Ngũ hành, Tam tiêu để dùng thuốc, tùy theo vị trí mà phối Thaønh phaàn hh Ñöôøng pachymose, glucose, fructose, chaát khoaùng.
hợp thuốc. Tính vò qui kinh Vò ngoït nhaït, tính bình quy kinh taâm, pheá, thaän, tyø, vò.
Nếu phế khí bị ủng trệ gây chứng phong thủy, phù nửa người trên, mắt kém, sợ lạnh, Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thaåm thaáp, kieän tyø, ninh taâm.
viêm cầu thận dị ứng do hàn, thì phải dùng thuốc tuyên phế như Ma hoàng để phối hợp.
Chuû trò Chöõa phuø thuõng, tieåu bí, tieåu buoát, tieåu ñuïc, tieåu ít.
Gọi là phương pháp tuyên phế lợi niệu.
Trong trường hợp vận hóa của tỳ giảm sút gây phù thũng, thì phối hợp với thuốc kiện Chöõa keùm aên tieâu chaûy do tyø hö.
tỳ như Bạch truật, Hoàng kỳ. Gọi là phương pháp ích khí lợi niệu hoặc kiện tỳ lợi niệu. Chöõa taâm thaàn baát an, tim loaïn nhòp, hoài hoäp, maát nguû, hay queân.
Những trường hợp tiểu ít do khí hóa bàng quang kém, cần kết hợp với Quế chi để thông Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.
khí lợi niệu.
Thận chủ về thủy hỏa, trong trường hợp thận dương hư, tướng hỏa suy yếu, gây ảnh
hưởng đến tỳ dương, cần phải bổ thận dương (ôn thận lợi niệu). PHÒNG KỶ
4. Kiêng kị:
Teân khoa hoïc Stephania tetrandra S. Moore.
Không dùng thuốc lợi thủy trong các trường hợp sau:
Hoï Menispermaceae
yy Bí tiểu do thiếu tân dịch.
yy Di tinh, hoạt tinh không thấp nhiệt. Boä phaän duøng Reã caïo boû voû ngoaøi
yy Trong trường hợp phù suy dinh dữơng, không nên dùng thuốc lợi niệu loại mạnh Thaønh phaàn hh Alkaloid tetrandrin
mà cần phối hợp với thuốc bổ dưỡng.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn quy kinh pheá, baøng quang.
yy Không dùng thuốc lợi niệu kéo dài, có thể gây tổn thương tân dịch.
Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, tieâu thuõng, khu phong, chæ thoáng.
Các dược liệu thường dùng: Phục linh, Kim tiền thảo, Trạch tả, Thông thảo, Tỳ
giải, Mộc thông, Xa tiền, Phòng kỷ. Chuû trò Chöõa phuø thuõng do thieáu vitamin B, vieâm caàu thaän caáp, cao huyeát aùp,
nhoït ñoäc.
Chöõa vieâm khôùp coù söng, noùng, ñoû, ñau.
Chöõa ho, nhieàu ñôøm.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy, duøng soáng hoaëc sao vôùi röôïu.

158 159
Dược Dược
học học
cổ KIM TIỀN THẢO MỘC THÔNG cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Desmodium styracifolium Merr. Teân khoa hoïc Clematis armandii Franch. (Tuù caàu ñaèng)
(Vaåy roàng, Maét traâu, Ñoàng tieàn loâng) Hoï Ranunculaceae
Hoï Fabaceae
Boä phaän duøng Thaân daây
Boä phaän duøng Thaân laù phôi khoâ, caét ngaén. Laù hình nhö ñoàng tieàn, nhieàu loâng mòn.
Thaønh phaàn hh Glycosid ñaéng.
Thaønh phaàn hh Alkaloid, flavonoid, phenol, tanin.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn quy kinh taâm, pheá, tieåu tröôøng, baøng quang.
Tính vò qui kinh Vò ngoït ñaéng, tính bình quy kinh can, thaän, baøng quang.
Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thanh nhieät, thoâng kinh, taêng söõa.
Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thanh nhieät, tröø thaáp, lôïi maät.
Chuû trò Chöõa bí tieåu, tieåu ngaén, tieåu ñoû, tieåu gaét.
Chuû trò Chöõa phuø thuõng, vieâm thaän, bí tieåu, soûi nieäu ñaïo, soûi baøng quang, phuø
Chöõa phuï nöõ beá kinh, huyeát maïch öù treä, ñau nhöùc mình maåy.
sau sinh.
Chöõa phuï nöõ sau sinh ít söõa
Chöõa soûi maät, vaøng da.
Chöõa muïn nhoït, ung thuõng. Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy.

Reã caây coøn chöõa cam tích treû em vaø vieâm tuyeán vuù.

Lieàu duøng 10 – 30g / ngaøy. THÔNG THẢO

Teân khoa hoïc Tetrapanax papyrifera Hook.


THỔ PHỤC LINH
Hoï Araliaceae
Teân khoa hoïc Smilax glabra Roxb.
Boä phaän duøng Loõi thaân maøu traéng troøn nheï xoáp
Hoï Liliaceae (Smilaceae)
Thaønh phaàn hh Ñöôøng pachymose, polysaccharid, acid höõu cô.
Boä phaän duøng Thaân reã maøu hôi hoàng thaùi moûng phôi khoâ
Tính vò qui kinh Vò ngoït nhaït, tính haøn quy kinh pheá, vò.
Thaønh phaàn hh Saponin, tanin, chaát nhöïa.
Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät lôïi thuûy, haønh khí thoâng nhuõ, taêng tieát söõa.
Tính vò qui kinh Vò ngoït nhaït, tính bình quy kinh can, vò.
Chuû trò Chöõa phuø thuõng do thaáp nhieät, soát cao, khaùt nöôùc, tieåu ít, tieåu ñoû.
Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thaåm thaáp, thanh nhieät, giaûi ñoäc, lôïi gaân coát.
Chöõa phuï nöõ sau sanh ít söõa nhôø kích thích tuyeán söõa gaây tieát
Chuû trò Chöõa phuø thuõng, tieåu ít. nhieàu hôn.
Chöõa ñau nhöùc khôùp xöông. Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.
Chöõa truùng ñoäc thuûy ngaân gaây tay chaân co ruùt, gaân xöông ñau nhöùc.
Chöõa muïn nhoït, lôû ngöùa, giang mai, baïch ñôùi.

Lieàu duøng 10 – 20g / ngaøy.

160 161
Dược Dược
học học
cổ TỲ GIẢI XA TIỀN cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Dioscorea tokoro L. Teân khoa hoïc Plantago major L.

Hoï Dioscoreaceae Hoï Plantaginaceae

Boä phaän duøng Thaân reã Boä phaän duøng Thaân laù vaø haït cuûa caây Maõ ñeà

Thaønh phaàn hh Saponin steroid: dioscorin, dioscin. Thaønh phaàn hh Haït coù chaát nhaøy, acid plantenolic, adenin, cholin

Tính vò qui kinh Vò đñaéng, tính bình quy kinh tyø, thaän, baøng quang. Thaân laù coù saponin, iridoid aucubin, chaát ñaéng, caroten, vitamin C, K.

Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thaåm thaáp, khöû phong, haønh huyeát, giaûi ñoäc. Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính maùt quy kinh can, thaän, tieåu tröôøng, baøng quang.

Chuû trò Chöõa phuø thuõng, tieåu ñuïc, tieåu ra döôõng traáp, tieåu khoù. Taùc duïng döôïc lyù Xa tieàn thaûo: thanh nhieät, lôïi pheá, tieâu thuõng.

Chöõa söng ñau khôùp, löng ñau, goái teâ moûi. Xa tieàn töû: lôïi thuûy thoâng laâm, thanh can minh muïc, khaùng vieâm,
thanh pheá.
Chöõa muïn nhoït, tró, soát cao do nhieãm truøng.
Chuû trò Xa tieàn thaûo: Chöõa muïn nhoït, hen suyeãn, ho, vieâm khí quaûn.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy, khi duøng coù theå taåm muoái sao.
Chöõa vieâm ñöôøng tieát nieäu, tieåu ra maùu, soûi tieát nieäu, phuø thuõng.
Xa tieàn töû: Chöõa chöùng thaáp nhieät gaây tieåu tieän khoù khaên, tieåu ñau
TRẠCH TẢ buoát, tieåu gaét, nöôùc tieåu ñoû ñuïc, tieåu ra maùu.
Chöõa vieâm thaän caáp, vieâm baøng quang caáp.
Teân khoa hoïc Alisma plantago aquatica L. Chöõa maét ñoû, söng ñau, hoa maét, cao huyeát aùp.

Hoï Alismataceae Chöõa pheá nhieät ho coù ñaøm.

Boä phaän duøng Thaân reã coù nhieàu reã con beân ngoaøi. Lieàu duøng 8 – 20g / ngaøy, khi duøng haït coù theå sao khoâ cho phoàng roài taùn boät.

Thaønh phaàn hh Tinh daàu, protid, chaát nhöïa, chaát boät.

Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính haøn quy kinh thaän, baøng quang.

Taùc duïng döôïc lyù Lôïi thuûy, thaåm thaáp, thanh nhieät.

Chuû trò Chöõa phuø thuõng, tieåu ñuïc, tieåu khoù.


Chöõa tieâu chaûy do thaáp nhieät ôû ñaïi traøng.
Chöõa ñau ñaàu, naëng ñaàu, choaùng vaùng, hoa maét.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy, khi duøng coù theå taåm muoái sao.
Tröôøng hôïp thaän hö hoaït tinh maø khoâng phaûi do thaáp nhieät thì khoâng
neân duøng.

162 163
Dược Dược
học học
cổ Không được dùng thuốc hồi dương cứu nghịch trong các chứng trụy mạch do nhiễm cổ
truyền khuẩn, người âm hư, tân dịch hao tổn.
truyền
3. Tính chất chung:
BÀI 19 Thường có tính ôn, nhiệt, vị cay, quy kinh tyø, thận. Hoạt chất chủ yếu là tinh dầu.

4. Tác dụng chung:


THUỐC KHỬ HÀN yy Ôn trung tán hàn, chỉ phúc thống: dùng trị các chứng đau bụng do hàn như đau dạ
dày, viêm đại tràng co thắt, rối loạn tiêu hóa, tỳ vị hư hàn (đầy bụng, khó tiêu, nôn
ói, tiêu chảy).

I. Đại cương yy Hồi dương cứu nghịch: dùng khi thoát dương, vong dương.

1. Định nghĩa: 5. Chú ý khi sử dụng:

Thuốc khử hàn là những thuốc ấm, nóng, có tác dụng ôn trung (làm ấm bên trong), yy Cần phân biệt với các chứng bệnh do ngoại hàn xâm nhập phần biểu, kết hợp với
thông kinh hoạt lạc, ấm kinh, giảm đau và hồi dương cứu nghịch. phong thành chứng phong hàn, trong trường hợp này dùng thuốc tân ôn giải biểu
để tán phong hàn.
Thường dùng thuốc khử hàn trong các trường hợp chân dương hư (tâm thận dương hư),
dương khí bị giảm sút, tỳ thận dương hư gây rối loạn tiêu hóa, hàn tà nhập lý, nhập tạng yy Để phát huy hết hiệu quả điều trị, tùy theo trường hợp, thường phối hợp với các
phủ, các chứng thoát dương do mất máu, mất nước, mất nhiều mồ hôi gây (choáng, trụy nhóm thuốc khác, như:
tim mạch). -- Thuốc hành khí, nếu có hàn ngưng khí trệ
-- Thuốc hóa thấp, lợi thấp, khi hàn thấp làm tổn thương chức năng vận hóa của tỳ.
2. Phân loại:
-- Thuốc kiện tỳ, khi có dấu hiệu tỳ vị hư nhược
Căn cứ tính chất và tác dụng, có thể chia thuốc khử hàn ra làm hai loại: ôn trung và hồi
yy Thuốc có tính ấm, nóng, nên không dùng trong các trường hợp: trụy tim mạch
dương cứu nghịch.
ngoại biên do nhiễm khuẩn, nhiễm độc (chân nhiệt giả hàn); âm hư sinh nội nhiệt;
Thuốc ôn trung (ôn lý trừ hàn) có tác dụng làm ấm cơ thể, giảm đau, kiện tỳ, hành khí,
can dương cường thịnh, người thiếu máu, ốm bệnh lâu ngày, tân dịch giảm sút.
tiêu ứ tích.
Người có thai không dùng thuốc hồi dương cứu nghịch, thận trọng khi sử dụng
Dùng thuốc ôn trung khi nội hàn quá thịnh, tỳ vị thăng giáng thất thường, công năng thuốc ôn lý khử hàn.
vận hóa bị giảm sút gây chứng hư hàn, biểu hiện sắc mặt xanh, rêu lưỡi trắng, mạch trầm
Thuốc ôn trung tán hàn: Can khương, Riềng, Ngô thù du, Nhục đậu khấu, Tiểu hồi,
trì, nôn mửa, người rét run, chân tay lạnh, tiêu chảy, phân sống, đau bụng quằn quại… Đa
Đại hồi.
số các thuốc có cay, mùi thơm, nên còn được dùng làm gia vị, kích thích tiêu hóa (Thảo
Thuốc hồi dương cứu nghịch: Phụ tử, Nhục quế.
quả, Đại hồi…)
Nhóm này gồm có các vị thuốc làm khí cơ thông sướng, kích thích tiêu hóa, như: Đinh
hương, Sa nhân, Cao lương khương, Can khương…
Thuốc hồi dương cứu nghịch có tác dụng lấy lại phần dương khí đã bị suy giảm hoặc
khi trụy mạch, thoát dương do hàn tà nhập lý, gây triệu chứng sắc mặt xanh nhợt, tay chân
lạnh, mạch nhỏ yếu.
Nhóm này bao gồm Phụ tử, Nhục quế.
Ngoài tác dụng hồi dương cứu nghịch, các vị thuốc trên còn có tác dụng giảm các cơn
đau nội tạng, nôn mửa do trúng hàn.

164 165
Dược Dược
học học
cổ CAN KHƯƠNG ĐẠI HỒI cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Zingiber officinale L. Teân khoa hoïc Illicium verum Hook. F.
Zingiberaceae Illiciaceae

Boä phaän duøng Thaân reã phôi khoâ khoâ. Boä phaän duøng Quaû chín (hay hoa hoài) thöôøng coù 8 caùnh, trong moãi caùnh coù 1 haït nhoû
boùng (baùt giaùc hoài höông).
Thaønh phaàn Tinh daàu zingiberen, chaát nhöïa, chaát cay, tinh boät.
Thaønh phaàn Tinh daàu anethol
Tính vò qui kinh Cay, hôi aám vaøo kinh pheá, tyø, vò.
Tính vò qui kinh Vò cay ngoït, thôm, tính oân vaøo kinh can, thaän, tyø, vò.
Taùc duïng Giaûi bieåu phaùt haõn, chöõa noân do laïnh, chöõa ho, giaûi ñoäc.
Taùc duïng OÂn döông tröø haøn, chæ thoáng, lyù khí, khai vò, tieâu ñôøm, chæ aåu.
Chuû trò Chöõa caûm maïo do laïnh, ho, noân möûa do laïnh.
Chöõa ñaày buïng, ñau buïng, tieâu chaûy, ôï hôi, aên khoâng tieâu. Chuû trò Chöõa soâi buïng, ñau buïng, noân möûa, tieâu chaûy.
Giaûi ñoäc vaø laøm giaûm ñoäc tính cuûa Baùn haï, Phuï töû. Chöõa aên uoáng keùm ngon.
Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy. Chöõa ñau daï daøy, vieâm ruoät, sa ruoät, ñau khôùp.
Chöõa ngoä ñoäc thöïc phaåm laïnh nhö cua, caù.

RIỀNG Lieàu duøng 4 – 6g / ngaøy.

Teân khoa hoïc Alpinia officinarum Hance.


Zingiberaceae
TIỂU HỒI

Boä phaän duøng Thaân reã phôi khoâ cuûa caây rieàng coù nhieàu ñoát ngang. Teân khoa hoïc Foeniculum vulgare Mill.
Thaønh phaàn Tinh daàu, tinh boät. Apiaceae

Tính vò qui kinh Cay, tính oân vaøo kinh tyø, vò. Boä phaän duøng Quaû chín phôi khoâ

Taùc duïng OÂn trung chæ thoáng, tröø haøn, tieâu ñoäc giaûi nhieät. Thaønh phaàn Tinh daàu anethol

Chuû trò Chöõa ñau buïng do haøn, ñaày tröôùng, buoàn noân. Tính vò qui kinh Vò cay, tính oân vaøo kinh can, thaän, tyø, vò.
Chöõa tieâu chaûy, ñau daï daøy, co thaét ñaïi traøng. Taùc duïng Taùn haøn, aám can thaän, chæ thoáng, lyù khí, hoøa vò, kieän tyø.
Chöõa soát, soát reùt.
Chuû trò Chöõa ñau buïng aên khoâng tieâu, noân möûa do haøn.
Duøng ngoaøi chöõa lang ben.
Chöõa ngoä ñoäc cua caù.
Lieàu duøng 3 – 6g / ngaøy. Chöõa aên uoáng khoâng ngon mieäng
Chöõa khí hö baïch ñôùi, vieâm tinh hoaøn, thoaùt vò beïn.

Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy.

166 167
Dược Dược
học học
cổ NHỤC ĐẬU KHẤU PHỤ TỬ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Myristica fragrans Houtt. Teân khoa hoïc Aconitum fortunei L.
Myristicaceae Ranunculaceae

Boä phaän duøng Nhaân haït phôi khoâ. Boä phaän duøng Cuû con hay cuû nhaùnh cuûa caây OÂ ñaàu, ñöôïc cheá bieán thaønh

Thaønh phaàn Tinh daàu, tinh boät, chaát beùo acid myristic. Dieâm phuï, Baïch phuï, Haéc phuï
Cheá Haéc phuï baèng caùch ngaâm trong muoái MgCl2 trong vaøi ngaøy, sau
Tính vò qui kinh Vò cay, tính oân vaøo kinh tyø, vò, ñaïi tröôøng.
ñoù vôùt ra ñem ñun chín, thaùi moûng roài taåm laïi trong MgCl2, taåm daàu
Taùc duïng OÂn tyø tieâu thöïc, hoùa thaáp. caûi vaø ñöôøng ñoû cho ñeán khi ñen, ñem röûa cho heát vò teâ cay, phôi khoâ.

Chuû trò Chöõa tyø vò hö haøn, tieâu chaûy laâu ngaøy khoâng caàm, buïng ñaày tröôùng, Thaønh phaàn Alkaloid: aconitin (soáng 0,147%, cheá 0,058%)

aên ít, noân möûa, ñau nhöùc gaân xöông, teâ thaáp. Tính vò qui kinh Vò cay, ngoït, ñaïi nhieät vaø coù ñoäc, vaøo kinh taâm, thaän, tyø.

Lieàu duøng 2 – 4g / ngaøy. Taùc duïng Hoài döông cöùu nghòch, boå hoûa trôï döông, tröø phong haøn thaáp.

Chuû trò Chöõa ngöôøi laïnh toaùt, noân nhieàu, tay chaân co quaép, maïch tuyeät

NGÔ THÙ DU Chöõa ñau nhöùc xöông khôùp, ñau daây thaàn kinh.
Chöõa thaän döông hö, döông khí thieàu, löng goái laïnh ñau.
Teân khoa hoïc Evodia rutaecarpa Hemsl. Caàm tieâu chaûy do tyø hö.
Rutaceae Phuï töû laø thuoác ñoäc B, neáu ngoä ñoäc seõ bò chaûy nöôùc boït, noân möûa,

Boä phaän duøng Quaû chín phôi khoâ. hoa maét, choùng maët, teâ mình maåy, khoù thôû, huyeát aùp tuït, loaïn nhòp
tim, giaûi ñoäc ngay baèng Kim ngaân, ñaäu xanh, cam thaûo, göøng töôi
Thaønh phaàn Tinh daàu, alkaloid.
vaø ñöôøng, uoáng ngay.
Tính vò qui kinh Vò cay, ñaéng, tính nhieät hôi coù ñoäc vaøo kinh can, thaän, tyø, vò.
Khoâng duøng chung Phuï töû vôùi Baùn haï, Qua laâu, Boái maãu, Baïch caäp.
Taùc duïng OÂn trung giaùng nghòch, khai uaát, thu lieãm, taùn haøn, taùo thaáp, chæ
Lieàu duøng 2 – 6g / ngaøy.
thoáng, saùt truøng, chæ taû.

Chuû trò Chöõa ñau buïng aên khoâng tieâu, buïng quaën ñau.
Chöõa haøn thaáp gaây tieát taû kieát lî.
Chöõa noân do vò haøn khí nghòch.
Chöõa vieâm daï daøy, vieâm tinh hoaøn.

Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy, ngoâ thuø gaây taùo khoâng neân duøng laâu.

168 169
Dược
học
cổ NHỤC QUẾ
truyền
Teân khoa hoïc Cinnamomum lourerii Presl.

Hoï Lauraceae BÀI 20

Boä phaän duøng Voû thaân caây Queá thanh, khi duøng caïo boû lôùp baàn

Thaønh phaàn hh Tinh daàu aldehyd cinnamic, tinh boät, tanin, chaát nhaøy,
THUỐC TẢ HẠ
ñöôøng, chaát maøu

Tính vò qui kinh Vò cay nngoït, tính ñaïi nhieät, coù ñoäc vaøo kinh taâm, can, tyø, thaän.
I. Định nghĩa:
Taùc duïng döôïc lyù Boå hoûa trôï döông, hoài döông cöùu nghòch, hoaït huyeát thoâng kinh, taùn
haøn, chæ thoáng, chæ huyeát, tieâu ñoäc. Thuốc tả hạ là những thuốc làm thông lợi đại tiện, dùng khi bệnh tà ở lý, gây chứng
đại tiện bí táo.
Chuû trò Chöõa thaän döông hö, meänh moân hoûa suy, tay chaân laïnh, truïy tim
maïch.
II. Công năng chủ trị chung:
Chöõa ñau buïng döõ doäi do haøn taø nhaäp lyù, tieát taû, noân möûa, vieâm ñaïi
traøng, löng goái laïnh. Thuốc làm tăng nhu động vị tràng, đặc biệt là đại tràng, nên gây đại tiện lỏng. Mặt khác,
Chöõa phuø thuõng, tieåu tieän khoù, vieâm thaän maïn tính. do bản chất giữ nước, nên thuốc có khả năng hoạt tràng. Thường được dùng trong trường
hợp đại tiện bí, táo kết, cũng được dùng để loại trừ chất độc lưu tích trong vị tràng.
Chöõa tieâu chaûy do tyø vò hö haøn.
Thông qua tác dụng tả hạ, các tạng phủ trong cơ thể cũng được hoãn giải. Khi bị xung
Chöõa noân oùi ra maùu.
huyết hay bị xuất huyết vị tràng kèm theo bí đại tiện sẽ gây triệu chứng đau bụng. Do đó,
Lieàu duøng 1 – 4g / ngaøy, maøi ra hoaëc taùn boät hoøa nöôùc aám uoáng. đối với các chứng đau bụng, đầy bụng có táo kết, dùng phương pháp tả hạ sẽ có kết quả tốt.
Khoâng duøng lieàu cao vaø keùo daøi deã bò nhöùc ñaàu taùo boùn Ngoài ra, đối với các chứng phù nề, đại tiểu tiện bí, dùng thuốc tẩy xổ để trục thủy, nếu có
trùng tích mà dẫn đến bí đại tiện thì phải khử trùng, tiêu tích trệ.
vaø vôõ mao maïch.

III. Lưu ý chung khi dùng thuốc tả hạ:

Khi dùng thuốc tả hạ cần phải chú ý:


yy Nên sử dụng thuốc tả hạ khi biểu tà đã hết, bắt đầu có các biểu hiện lý thực. Nếu
biểu chứng vẫn còn thì phải giái biểu trước, công lý sau. Trong trường hợp biểu lý
cùng cấp, phải dùng phép biểu lý song giải.
yy Cường độ tác dụng của thuốc tả hạ có quan hệ đến liều lượng: liều thấp có tác dụng
nhuận hạ, liều cao sức tả mạnh hơn. Khi cần hoãn hạ mà sử dụng liều cao, gây xổ
mạnh, sẽ gây mất nước và điện giải, làm hại chính khí. Nếu khi cần xổ mạnh, mà
lại dùng liều thấp thì sẽ không đạt được hiệu quả điều trị.
yy Việc phối hợp thuốc cũng rất quan trọng, có thể làm tăng hoặc giảm tác dụng. Ví
dụ: Đại hoàng phối hợp với Hậu phác, Chỉ thực (phá khí giáng nghịch) thì sức tả sẽ

170 171
Dược Dược
học học
cổ tăng lên gấp nhiều lần. Nhưng khi kết hợp Đại hoàng với Cam thảo thì sức tả giảm Các thuốc thuộc nhóm này thường là vị cay, tính nóng, bao gồm: Ba đậu, Lưu hoàng, cổ
truyền đi nhiều, công năng hòa hoãn vừa phải. Khiên ngưu…
truyền
yy Vị khí của thuốc cũng ảnh hưởng nhiều đến phối ngũ và tác dụng điều trị. Đại 2. Loại nhuận hạ:
hoàng là thuốc hàn hạ, nếu phối hợp với Can khương hoặc Phụ tử có tính ôn nhiệt,
có thể dùng để trị táo bón do hàn thực. Phần lớn thuốc nhuận hạ là các loại hạt có dầu, có khả năng hoạt tràng, thúc đẩy việc
truyền tống phân ra ngoài.
yy Trong trường hợp cấp tính, dùng thuốc thang, bệnh mạn tính dùng thuốc hoàn.
Loại thuốc này thường có vị ngọt, tính nhu nhuận, dùng cho những người táo bón mới
yy Khi có sốt cao, hoặc sốt kéo dài, tân dịnh tổn thương, đại tiện khó, thì nên dùng
ốm dậy, phụ nữ sau khi sinh đẻ bị táo bón, người già hư nhược, mệt nhọc, tân dịch không
thuốc nhuận hạ phối hợp với thuốc dưỡng âm, sinh tân, như Huyền sâm, Sinh địa,
đủ gây đại tiện bí táo. Đồng thời, thuốc còn dùng cho những người bí đại tiện thường
Mạch môn để tăng tân dịch và nhuận tràng.
xuyên mang tính chất tập quán.
yy Nếu bị đại tiện bí, bụng đầy trướng, khí cơ không thông suốt, có thể phối hợp với
Thuốc nhuận hạ tính hòa hoãn hơn, nên khi dùng cần phối hợp để phát huy tác dụng
thuốc lý khí.
yy Nếu do nóng quá mà hao tổn tân dịch, dẫn đến đại tiện bí, có thể dùng kèm thuốc
yy Khi sử dụng, cần chú ý vấn đề liều lượng, thời gian, cơ địa từng bệnh nhân cụ thể.
dưỡng âm.
Nếu dùng quá liều sẽ gây nôn mửa, đau bụng, dùng liên tục gây ảnh hưởng đến tiêu
hóa của vị tràng. yy Nếu có kèm chứng huyết hư thiếu máu thì dùng thuốc bổ huyết.
yy Nếu bí đại tiện mà kèm theo khí trệ thì phối hợp thuốc hành khí.
yy Thuốc tả hạ không nên dùng cho người già dương khí suy nhược, phụ nữ có thai,
hoặc đang có kinh, phụ nữ sau khi đẻ, người bị loét dạ dày, xuất huyết ruột, trĩ. Nhóm nhuận hạ bao gồm các vị thuốc: Mật ong, Ma nhân, lá Me, Mồng tơi…
Thuốc tả hạ: Lô hội, Đại hoàng, Phan tả diệp, Bìm bìm, Đại kích.
IV. Phân loại:

Dựa vào tính chất và cường độ tác dụng, có thể chia thuốc tả hạ làm ba nhóm: Công MẬT ONG
hạ, nhuận hạ, trục thủy.

1. Thuốc công hạ: Teân khoa hoïc Apis mellifera L.

a. Thuốc tả hạ có tính hàn Hoï Apidae

Các loại thuốc này phần lớn vị đắng, tính hàn, có khả năng thông đại tiện, tả hỏa. Dùng Boä phaän duøng Maät laáy töø toå ong
trong các trường hợp thực nhiệt bí kết, đại tiện bí táo do nhiệt tà ở khí gây táo kết vị tràng. Thaønh phaàn hh Ñöôøng fructose, maltose, vitamin B, muoái khoaùng.
Bệnh nhân đau bụng, sốt cao, mê sảng, chân tay ra mồ hôi, mặt đỏ, môi hồng đỏ, khát
Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình vaøo kinh pheá, tyø, ñaïi tröôøng.
nước, rêu lưỡi vàng khô, mạch trầm thực, hoạt sác, phân tích thành cục, rắn…
Taùc duïng döôïc lyù Boå trung nhuaän taùo, chæ thoáng, giaûi ñoäc, nhuaän pheá.
Sử dụng thuốc tả hạ có tính hàn khi chính khí chưa suy, bao gồm: Đại hoàng, Mang
tiêu, Lô hội, Muồng trâu… Chuû trò Chöõa ho khan do pheá taùo, ho khoâng coù ñôøm.
b. Thuốc tả hạ có tính nhiệt Chöõa taùo boùn.

Thuốc tả hạ có tính nhiệt được sử dụng khi bí đại tiện do thực hàn kết tụ trong tràng Chöõa ñau daï daøy, ñau buïng.
vị. Hàn ngưng tích trệ khiến cho nhu động ruột giảm, phân khó thải ra ngoài. Triệu chứng Chöõa töa löôõi treû em.
thường gặp của loại bệnh này là: ăn uống không tiêu, đau vùng bụng dưới, chân tay lạnh, Chöõa boûng, veát thöông ngoaøi da.
miệng không khát, thích ấm, sợ lạnh, nước tiểu nhiều và trong.
Lieàu duøng 12 – 30g / ngaøy, maät töôi hoaëc maät luyeän.

172 173
Dược Dược
học học
cổ MA NHÂN ĐẠI HOÀNG cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Sesamum indicum DC. Teân khoa hoïc Rheum officinale Bailon.

Hoï Pedaliaceae Hoï Polygonaceae

Boä phaän duøng Haït cuûa caây meø ñen (Vöøng ñen, Hoà ma, Chi ma, Du töû mieâu) Boä phaän duøng Thaân reã coù maøu vaøng saäm, muøi haêng haéc.

Thaønh phaàn hh Daàu beùo Thaønh phaàn hh Anthraglycosid rhein, emodin, tanin.

Tính vò qui kinh Vò ngoït, tính bình, vaøo kinh pheá, tyø, thaän, taâm, can. Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn, vaøo kinh tyø, vò, ñaïi tröôøng, taâm, can.

Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän taùo, ích gan, boå thaän, döôõng huyeát. Taùc duïng döôïc lyù Taû nhieät, thoâng tröôøng, löông huyeát, taû hoûa giaûi ñoäc,

Chuû trò Chöõa ngöôøi thieáu maùu, huyeát hö, can thaän yeáu, toùc baïc sôùm. truïc öù thoâng kinh.

Chöõa taùo boùn ôû ngöôøi môùi oám daäy hoaëc phuï nöõ sau sinh. Chuû trò Chöõa buïng ñaïi tieän bí taùo daãn ñeán soát cao, meâ saûng.
Chöõa saûn phuï thieáu söõa. Chöõa hoûa ñoäc daãn ñeán noân ra maùu, chaûy maùu cam.

Lieàu duøng 12 – 20g / ngaøy. Chöõa beá kinh hoaëc öù huyeát do teù ngaõ chaán thöông.
Chöõa nhoït ñoäc söng ñau.

Lieàu duøng 0,1 – 0,5g / ngaøy – chöõa keùm aên.


LÔ HỘI
0,5 – 5g / ngaøy – duøng ñeå xoå.

Teân khoa hoïc Aloe vera L. Khoâng duøng cho phuï nöõ coù thai hoaëc ñang cho con buù

Hoï Asphodelaceae

Boä phaän duøng Laù vaø nhöïa cuûa caây loâ hoäi. PHAN TẢ DIỆP

Thaønh phaàn hh Daàu maøu vaøng, nhöïa, anthraglycosid laø aloin.


Teân khoa hoïc Senna angustifolia L.
Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn, vaøo kinh can, tyø, vò, ñaïi tröôøng.
Hoï Fabaceae
Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän traøng thoâng tieän, thanh can nhieät.
Boä phaän duøng Laù phôi nheï cho khoâ, laù nhoû nhö laù me, ñaàu nhoïn.
Chuû trò Chöõa buïng ñaày tröôùng, ñaïi tieän bí taùo.
Thaønh phaàn hh Anthraglycosid rhein, emodin.
Chöõa maét ñoû söng ñau, choùng maët, ñau ñaàu, uø tai do can ñôûm thöïc
nhieät laøm thaàn chí baát an. Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn, vaøo kinh pheá, ñaïi tröôøng.

Chöõa giun ôû treû em. Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän traøng thoâng tieän.
Chöõa beänh ngoaøi da nhö muïn nhoït, traøng nhaït, lôû loeùt. Chuû trò Chöõa buïng ñaày tröôùng, phuø neà, ñaïi tieän bí taùo.
Lieàu duøng 0,5 – 1g / ngaøy. Lieàu duøng 2 – 4g / ngaøy.
Khoâng duøng cho phuï nöõ coù thai hoaëc ñang cho con buù.

174 175
Dược Dược
học học
cổ BÌM BÌM CAM TOẠI cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Ipomoea hederacea Jacq. Teân khoa hoïc Euphorbia kansui Liou.

Hoï Convolvulaceae Hoï Euphorbiaceae

Boä phaän duøng Haït cuûa caây Bìm bìm (Haéc söûu, Khieân ngöu) Boä phaän duøng Reã cuûa caây Cam toaïi, vaãn coøn nhaäp cuûa Trung Quoác.

Thaønh phaàn hh Nhöïa taåy, resin, glycosid pharbitin. Thaønh phaàn hh Euphorbol, euphadienol.

Tính vò qui kinh Vò cay, tính noùng, hôi coù ñoäc, vaøo kinh pheá, thaän, ñaïi tröôøng. Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn, coù ñoäc, vaøo kinh pheá, tyø, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Nhuaän traøng taåy xoå, truïc thuûy, saùt truøng. Taùc duïng döôïc lyù Truïc thuûy taû haï.

Chuû trò Chöõa buïng ñaày tröôùng, ñaïi tieän bí taùo. Chuû trò Chöõa buïng phuø ñaày tröôùng, öù nöôùc trong loàng ngöïc daãn ñeán khoù thôû.
Chöõa vieâm thaän maõn tính, vieâm gan maõn tính. Lieàu duøng Khoâng duøng cho phuï nöõ coù thai.
Chöõa giun saùn gaây ñau buïng, phoái hôïp haït Cau, Ñaïi hoaøng ñeå xoå. Duøng soáng maïnh vaø ñoäc (0,3 - 1g).
Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy. Khoâng duøng cho phuï nöõ coù thai. Nöôùng hoaëc xaøo giaám laøm xoå chaäm hôn (1,5 - 3g).

ĐẠI KÍCH

Teân khoa hoïc Euphorbia pekinensis Rupr.

Hoï Euphorbiaceae

Boä phaän duøng Reã cuûa caây Hoàng nha ñaïi kích.

Thaønh phaàn hh Nhöïa taåy, resin.

Tính vò qui kinh Vò ñaéng tính haøn, hôi coù ñoäc, vaøo kinh pheá, tyø, thaän.

Taùc duïng döôïc lyù Truïc thuûy taû haï, giaûi ñoäc.

Chuû trò Chöõa buïng ñaày tröôùng, phuø neà, ñaïi tieän bí taùo.
Chöõa muïn nhoït söng ñau, lao haïch.

Lieàu duøng 2 – 8g / ngaøy.

176 177
Dược Dược
học học
cổ yy Thực biểu cố sáp: dùng trị các chứng biểu hư ra mồ hôi, tự hãn, đạo hãn, ho do phế cổ
truyền hư khí suyễn.
truyền
yy Cố tinh sáp niệu: dùng khi thận hư gây di tinh, hoạt tinh, tiểu nhiều, băng lậu kéo dài.
BÀI 21 yy Sáp trường chỉ tả: dùng khi tỳ hư gây tiêu chảy
yy Còn dùng trong các trường hợp bệnh lý lâu ngày, gây sa giáng tử cung, trực tràng.
THUỐC TIÊU ĐẠO - CỐ SÁP yy Sinh cơ chỉ huyết: dùng với các vết thương khó lành miệng, chảy nước lâu ngày,
thổ huyết, băng huyết do tỳ hư.
Có thể chia thuốc cố sáp ra làm 3 loại: thuốc liễm hãn, thuốc cố tinh cầm niệu và thuốc
sáp trường chỉ tả.
THUỐC TIÊU ĐẠO
1. Thuốc cố biểu liễm hãn:
Đại cương
Dùng trong các trường hợp đạo hãn, tự hãn, dương hư không bảo vệ được bên ngoài,
âm hư không định đoạt được bên trong, nên khiến mồ hôi ra nhiều, nếu nặng có thể gây
vv Định nghĩa:
chứng vong dương, hư thoát.
Thuốc tiêu đạo là những thuốc có tác dụng tiêu trừ thực tích ở trung tiêu, giúp tiêu hóa Khi dùng thuốc liễm hãn có thể phối hợp với thuốc trấn tâm an thần, thuốc bổ dương
thức ăn bị ứ trệ. hoặc thuốc thanh nhiệt…
vv Công năng chủ trị chung: Gồm có các vị: Ngũ vị tử, Mẫu lệ, Long cốt,…

Thuốc tiêu đạo dùng trong những trường hợp tiêu hóa không tốt, thức ăn bị đình trệ 2. Thuốc sáp trường chỉ tả:
trong dạ dày, ruột, gây đầy chướng, buồn nôn, lợm giọng, đau bụng.
Thuốc này dùng trong các trường hợp tỳ vị hư nhược lâu ngày, công năng tiêu hóa kém,
Thuốc có công năng hòa hoãn, giúp tiêu hóa tốt. Khi dùng, tùy theo triệu chứng, tình
hấp thụ giảm sút, hoặc bị ngộ độc thức ăn… dẫn đến tiêu chảy lâu ngày không khỏi.
trạng bệnh mà phối hợp với các thuốc khác: nếu có khí trệ cần phối hợp với thuốc lý khí,
nếu tích trệ, đầy chướng thì phối hợp với thuốc tả hạ, nếu tỳ vị hư nhược thì phối hợp với Gồm các vị: Ổi, Sim, Măng cụt, Cò sữa, Mơ lông…
các thuốc bổ khí kiện tỳ. Không dùng thuốc tiêu đạo trong các trường hợp khí hư, tỳ hư Khi dùng thuốc cố sáp cần chú ý:
không tích trệ.
yy Thuốc cố sáp được dùng trong các trường hợp hư chứng lâu ngày, không dùng
Các thuốc tiêu đạo thường dùng là: Sơn tra, Mạch nha, La bạc tử, Kê nội kim. thuốc quá sớm khi ngoại tà chưa giải hết. Do tính chất thu liễm của thuốc, có thể
khiến cho tà độc bị lưu giữ trong cơ thể.

THUỐC CỐ SÁP yy Thuốc cố sáp chủ yếu dùng trị tiêu, trên lâm sàng cần biện chứng luận trị, kết hợp
với các thuốc trị bản để đạt kết quả tốt:
Đại cương -- Trong trường hợp mồ hôi tuy ra nhiều, nhưng biểu tà chưa hết hoặc nhiệt tà chưa
thanh trừ hết, nên dùng thuốc dưỡng âm thanh nhiệt là chính, gia thêm thuốc
Thuốc cố sáp là những thuốc có tác dụng thu liễm mồ hôi, máu, tân dịch bị bài tiết quá liễm hãn để bổ trợ.
nhiều trong trường hợp khí hư không cầm giữ được.
-- Nếu mồ hôi ra nhiều, gây khí suyễn, chân tay lạnh, mạch nhỏ, yếu, muốn thoát
Thuốc cố sáp thường có vị chát, chua, công năng thu liễm. dương, phải dùng kèm thuốc liễm hãn với Nhân sâm, Phụ tử, Hoàng kỳ, để bổ
Tác dụng chủ yếu của thuốc cố sáp là: khí, hồi dương cứu nghịch.

178 179
Dược Dược
học học
cổ -- Nếu tiêu chảy lâu ngày, thấp nhiệt chưa hết, thì phải kết hợp các thuốc chỉ tả với MẠCH NHA cổ
truyền các thuốc thanh trường.
truyền
yy Không dùng thuốc cố sáp trong các trường hợp sau: Teân khoa hoïc Hordeum sativum Jess.

-- Biểu hư do nhiệt thịnh: không dùng thuốc liễm hãn Hoï Poaceae

-- Thận hư do dương thịnh, thấp nhiệt: không dùng thuốc cố tinh sáp niệu Boä phaän duøng Laáy haït ñaïi maïch ngaâm nöôùc cho thaám 70%, vôùt ra ñeå vaøo roã, ñaäy
kín, moãi ngaøy raåy theâm nöôùc cho aåm ñeàu, trong vaøi ngaøy ñeán khi haït
-- Tiểu tiện nhiều lần, nhưng không do bàng quang và thận khí hư mà do nhiệt
naûy maàm daøi khoaûng 0,5cm, laáy ra phôi khoâ, goïi laø sinh maïch nha,
chứng: không dùng thuốc cố tinh sáp niệu. khi duøng sao vaøng.
-- Tiêu chảy, kiết lỵ do thực nhiệt: không dùng thuốc sáp trường chỉ tả Thaønh phaàn hh Tinh boät, chaát beùo, protid, ñöôøng, men (amylase, maltase, saccarose),
-- Không dùng thuốc cố sáp trong trường hợp thấp nhiệt vitamin nhoùm B vaø C.

Thuốc cố sáp: Ngũ vị tử, Sơn thù, Kim anh, Khiếm thực Tính vò qui kinh Vò maën, tính bình vaøo kinh tyø, vò.
Taùc duïng döôïc lyù Tieâu thöïc hoùa tích, hoøa trung, haï khí, hoài nhuõ.
Maïch nha soáng kieän tyø döôõng vò.
SƠN TRA
Chuû trò Chöõa tieâu hoùa khoâng toát, ñaày buïng, aên keùm.
Teân khoa hoïc Malus doumeri Bois. (Quaû chua chaùt) Chöõa saûn phuï maát söõa, söõa bò tích keát gaây söng vuù, ñau töùc.

Hoï Rosaceae Lieàu duøng 8 – 16g / ngaøy.

Boä phaän duøng Quaû chín phôi khoâ caét ngang boû phaàn ñaàu coù veát ñaøi soùt laïi
Taùo meøo (Docynia indica Mall. Rosaceae) KÊ NỘI KIM
Baéc Sôn tra (Crataegus cuneara Sied. et Zucc. Rosaceae)
Teân khoa hoïc Gallus domesticus Brisson.
Thaønh phaàn hh Ñöôøng, tanin, nhieàu acid höõu cô.
Hoï Phasianidae
Tính vò qui kinh Vò chua, ngoït, tính oân vaøo kinh can, vò.
Boä phaän duøng Boùc maøng meà gaø röûa saïch, phôi khoâ, khi duøng sao caùt cho phoàng.
Taùc duïng döôïc lyù Tieâu thöïc hoùa tích, kieän vò chæ taû.
Thaønh phaàn hh Protid, moät chaát taùc duïng nhö vò kích toá.
Chuû trò Chöõa ñaày tröôùng do aên nhieàu môõ, treû buù söõa khoâng tieâu deã bò noân trôù. Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh tyø, pheá.
Chöõa tieâu chaûy do aên uoáng khoâng tieâu.
Taùc duïng döôïc lyù Kieän tyø, tieâu thöïc, hoùa tích, ñieàu hoøa tyø vò, coá tinh.
Giuùp giaûi ñoäc cua caù.
Chuû trò Chöõa caùc chöùng aên khoâng tieâu, ñaày tröôùng buïng, buoàn böïc do bí tích,
Lieàu duøng 4 – 16g / ngaøy. buoàn noân.
Chöõa treû em bò cam tích.
Chöõa tieâu chaûy laâu ngaøy.
Chöõa di tinh, ñaùi daàm, soûi baøng quang.
Lieàu duøng 6 – 10g / ngaøy, daïng taùn boät.

180 181
Dược Dược
học học
cổ LA BẠC TỬ SƠN THÙ cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Raphanus sativus L. Teân khoa hoïc Cornus officinalis Sieb.

Hoï Brassicaceae Hoï Cornaceae

Boä phaän duøng Haït giaø cuûa caây cuû caûi maøu hôi naâu. Boä phaän duøng Duøng quaû chín phôi hay saáy khoâ cuûa caây Sôn thuø du, côm quaû maøu
hôi hoàng saäm, boû haït cöùng.
Thaønh phaàn hh Protid, glucid, cellulose.
Thaønh phaàn hh Glycosid ñaéng, acid höõu cô.
Tính vò qui kinh Vò cay, ngoït tính bình vaøo kinh tyø, vò, pheá.
Tính vò qui kinh Vò chua, tính aám vaøo kinh can, thaän.
Taùc duïng döôïc lyù Tieâu tích, lôïi tieåu, taùn phong, chæ lî.
Taùc duïng döôïc lyù Boå thaän, coá tinh, saùp nieäu.
Chuû trò Chöõa caùc chöùng aên khoâng tieâu, cam tích, ñaày tröôùng buïng vaø vuøng
thöôïng vò, ôï chua, ñau buïng, tieâu chaûy vaø kieát lî. Chuû trò Chöõa hoa maét, choùng maët, ñau löng, laïnh löng.

Chöõa ho nhieàu ñôøm, hen suyeãn. Chöõa uø tai, hoaït tinh, di tinh, lieät döông.
Chöõa tieåu tieän nhieàu laàn.
Lieàu duøng 6-10g / ngaøy.
Chöõa ñoå moà hoâi troäm.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy, saéc uoáng.


NGŨ VỊ TỬ

Teân khoa hoïc Schisandra chinensis Bail.


KIM ANH
Hoï Magnoliaceae
Teân khoa hoïc Rosa laevigata Michx.
Boä phaän duøng Quaû coù ñuû 5 vò (ngoït chua cay ñaéng maën) neân goïi laø nguõ vò töû
Quaû nhoû nhö haït tieâu, vò chua laø chính. Hoï Rosaceae

Thaønh phaàn hh Tinh daàu muøi chanh, caùc acid höõu cô, ñöôøng, vit C, saéc toá. Boä phaän duøng Quaû chín boå ñoâi, naïo boû haït phôi khoâ, ngoaøi coù nhieàu gai nhoïn, khi
duøng sao vaøng ñaäp troùc gai.
Tính vò qui kinh Vò chua, maën tính aám vaøo kinh pheá, thaän.
Thaønh phaàn hh Saponin, acid höõu cô citric, malic, ñöôøng, vitamin C, tanin.
Taùc duïng döôïc lyù Coá bieåu, lieãm haõn, boå thaän, coá tinh, lieãm pheá, chæ khaùi, sinh taân.
Tính vò qui kinh Vò hôi ngoït, chua, chaùt, tính bình vaøo kinh thaän, tyø, pheá.
Chuû trò Chöõa pheá khí hö ñoå nhieàu moà hoâi troäm.
Taùc duïng döôïc lyù Saùp tinh coá thaän, chæ taû.
Chöõa hen suyeãn, ho ñôøm nhieàu.
Chöõa thaän hö gaây hoaït tinh, tieåu ñuïc, taân dòch hö hao ngöôøi khoâ khaùt, Chuû trò Chöõa di tinh, hoaït tinh, tieåu tieän nhieàu laàn.
moâi nöùt neû. Chöõa phuï nöõ huyeát traéng nhieàu, khí hö baïch ñôùi.

Lieàu duøng 4 – 8g / ngaøy. Chöõa tieâu chaûy do tyø thaän döông hö.

Lieàu duøng 6 – 12g / ngaøy, saéc hoaëc taùn boät.

182 183
Dược Dược
học học
cổ KHIẾM THỰC MƠ LÔNG cổ
truyền truyền
Teân khoa hoïc Euryale ferox Sabisb. Teân khoa hoïc Paederia tomentosa L.
Hoï Nympheaceae Hoï Rubiaceae
Boä phaän duøng Haït laáy töø quaû chín maøu traéng phía treân hôi hoàng, nhieàu boät. Boä phaän duøng Laù baùnh teû
Thaønh phaàn hh Protid, lipid, carbohydrat, vitamin, muoái khoaùng. Thaønh phaàn hh Tinh daàu coù sulfur, alkaloid paederin
Tính vò qui kinh Vò ngoït saùp tính bình vaøo kinh tyø, thaän. Tính vò qui kinh Vò nhaït, ñaéng, maën, tính maùt quy kinh vò, ñaïi tröôøng.
Taùc duïng döôïc lyù Ích thaän coá tinh, boå tyø, tröø thaáp, saùp tröôøng chæ taû. Taùc duïng döôïc lyù Thanh nhieät, chæ lî, saùt truøng.
Chuû trò Chöõa tieâu chaûy do tyø hö. Chuû trò Chöõa kieát lî, lî tröïc truøng ñi caàu coù maùu, coù soát.
Chöõa di tinh baïch ñôùi. Chöõa soâi buïng, aên khoâng tieâu, vieâm daï daøy ruoät.
Chöõa tieåu tieän khoâng caàm, tieåu tieän nhieàu laàn. Chöõa giun ñuõa giun kim.
Duøng khi thaän hö, tyø yeáu.
Lieàu duøng 50g laù töôi / ngaøy.
Lieàu duøng 4 – 12g / ngaøy.

LIÊN TỬ KHA TỬ

Teân khoa hoïc Nelumbo nucifera Willd. Teân khoa hoïc Terminalia chebula Retz.

Hoï Nelumbonaceae Hoï Combretaceae

Boä phaän duøng Haït coøn maøng ñoû cuûa haït sen phôi khoâ Boä phaän duøng Quaû phôi khoâ

Thaønh phaàn hh Protid, lipid, carbohydrat, tanin. Thaønh phaàn hh Tanin

Tính vò qui kinh Vò ngoït tính bình vaøo kinh taâm, tyø, thaän. Tính vò qui kinh Vò ñaéng chua tính aám, vaøo kinh pheá, ñaïi tröôøng.

Taùc duïng döôïc lyù Ích thaän coá tinh, boå tyø, chæ taû. Taùc duïng döôïc lyù Lieãm pheá, coá thaän, saùp tröôøng, chæ taû, tieâu thöïc.

Chuû trò Chöõa thaän hö, di tinh, hoaït tinh. Chuû trò Chöõa ho vieâm hoïng, suyeãn, ñôøm nhieàu, khan tieáng.

Chöõa hoài hoäp, maát nguû. Chöõa ñaày buïng, tieâu chaûy, ñi caàu ra maùu.

Chöõa tieâu chaûy laâu ngaøy. Chöõa di tinh, sa tröïc traøng.

Lieàu duøng 6 – 18g / ngaøy. Lieàu duøng 4 – 6g / ngaøy.

184 185
Dược
học
6. Búp cây (apex) cổ
truyền
Thu hái búp cây vào mùa xuân, khi búp cây đã nảy chồi kèm theo 1-2 lá non chưa
xòe ra.
BÀI 22 7. Hoa (flos)
Thu hái khi hoa sắp nở hoặc vừa chớm nở, nếu để khi đã nở thì cánh hoa dễ rụng. Hái
THU HÁI, PHƠI SẤY, hoa bằng tay, động tác hái nhẹ nhàng, xếp hoa vào rỗ cứng, không xếp nhiều, không nén
chặt, tránh phơi nắng hoa sẽ thâm đen.
BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
8. Quả (fructus)
Đối với quả mọng, thu hái lúc quả bắt đầu chín hoặc sắp chín, có khi thu hái lúc còn xanh
(sa nhân). Hái quả lúc trời mát, để nguyên cuống, xếp nhẹ nhàng, tránh chèn ép vào nhau
I. THU HÁI DƯỢC LIỆU quả sẽ nhanh hư, các quả bẩn phải rửa nước thì nên thấm khô, xếp riêng để xuất ngay vì mất
Tỷ lệ hoạt chất chứa trong dược liệu phụ thuộc vào thời kỳ phát triển và trưởng thành bóng vỏ nên dễ thối. Dụng cụ đựng quả cần cứng, thoáng, có lót êm, để chỗ thoáng mát.
của cây nên cần thu hái đúng thời vụ để có thể thu được bộ phận dùng chứa nhiều hoạt 9. Hạt (semen)
chất nhất.
Thu lấy hạt khi quả đã chín già, riêng quả khô tự mở nên thu hái trước lúc khô hẳn, vì
1. Rễ (radix), thân rễ (rhizoma), rễ củ (tuber) nếu để khô quá quả sẽ tự mở làm rơi hạt hoặc gặp mưa hạt sẽ nảy mầm.
Nếu là cây sống hàng năm thì thu hái lúc lá ngả màu vàng, quả đã chín già. Nếu là cây Dược liệu chứa chất độc
sống nhiều năm thì thu hái vào cuối thu sang đông, lúc đó chất dinh dưỡng tập trung nhiều Khi thu hái các dược liệu có chứa chất độc phải trang bị đầy đủ dụng cụ bảo hộ lao
ở rễ, rễ củ. Riêng rễ củ phải cắt bỏ phần nổi trên mặt đất. động (kính bảo hộ, găng tay…) để đảm bảo an toàn cho người thu hái.
Tuy nhiên, lịch thu hái dược liệu chỉ có tính hướng dẫn chung, nó cần được thay đổi tùy
2. Thân gỗ (lignum)
theo từng vùng, từng thời tiết, từng cây thuốc cho thích hợp. Ví dụ như cây bạc hà trồng ở
Thu hái thân cây vào mùa đông, khi lá cây đã rụng, khi đó thân cây chứa nhiều hoạt Quảng Đông (Trung Quốc) có khí hậu ấm áp có thể thu hoạch 3 lần/ năm, còn trồng ở Liên
chất, gỗ chắc, phơi sấy nhanh khô, bảo quản được lâu. Xô có thể thu hoạch khi hoa nở đều, thậm chí khi hoa đã tàn hết, riêng ở nước ta, do chưa
3. Toàn cây (herba) có sự thâm canh, phân bón còn thiếu nên thu hoạch mỗi năm chỉ được 2 lần.

Thu hái khi cây bắt đầu ra hoa, cắt những đoạn thân hoặc cành còn lá tươi và hoa, bỏ II. PHƠI SẤY DƯỢC LIỆU
phần thân, cành không còn lá và bỏ gốc rễ.
Phơi sấy dược liệu là làm cho dược liệu khô dần đến độ ẩm an toàn, nhằm giữ chất
4. Vỏ cây (cortex) lượng và bảo quản dược liệu được lâu. Việc phơi sấy dược liệu phụ thuộc vào nhiều yếu tố
Thu hái vỏ cây vào mùa xuân, lúc đó vỏ chứa nhiều nhựa để nuôi cây nên dễ bóc. Đối như: loại dược liệu, số lượng, yêu cầu về độ ẩm an toàn, điều kiện, phương tiện của từng
với vỏ cành, phải bóc những đoạn cành còn bánh tẻ vì các cành già ít hoạt chất và chứa cơ sở. Tuy nhiên, kỹ thuật phơi sấy dược liệu có một số điểm chung sau đây:
nhiều tế bào chết.
1. Phơi dược liệu
5. Lá cây (folium) Phơi là phương pháp làm khô dược liệu bằng không khí nóng tự nhiên. Có 4 cách phơi
Thu hái khi cây sắp ra hoa hoặc vừa ra hoa, khi đó lá phát triển nhất và thường chứa yy Phơi nắng trên sân: Yêu cầu sân phơi phải sạch, khi phơi phải trãi mỏng dược liệu
nhiều hoạt chất nhất. Với cây hai năm, thu hái vào năm thứ hai, để lại các lá non. Lá thu và thường xuyên đảo đều để dược liệu nhanh khô và khô đều.
hái được phải đựng trong sọt có mắt thưa, tránh ép mạnh làm lá dập nát, hấp hơi nước và yy Phơi trong bóng râm: Áp dụng cho những dược liệu dễ biến màu, dược liệu chứa
thâm đen. hoạt chất dễ bị hư bởi nhiệt, dược liệu chứa tinh dầu. Tùy từng dược liệu có thể

186 187
Dược Dược
học học
cổ dựng trong bóng râm hay bó thành bó và treo trong nhà nơi cao ráo, thoáng gió để liệu; bảo quản đúng kỹ thuật; đảo kho theo định kỳ, phơi, sấy. Các dược liệu quý (nhân cổ
truyền khô dần. sâm) cần bọc giấy chống ẩm, bảo quản trong thùng kín, có chất hút ẩm.
truyền
yy Phơi trên giá: Áp dụng cho những dược liệu quý hiếm, dược liệu mỏng và với
2. Nhiệt độ
số lượng ít. Khi phơi phải trãi mỏng dược liệu trên sàng hoặc khay rồi đặt lên
giá để phơi. Nhiệt độ thích hợp để bảo quản dược liệu là 25°C. Nhiệt độ cao sẽ làm cho tinh dầu
trong dược liệu bay hơi, chất béo dễ bị biến chất, dược liệu có đường bị lên men, kết hợp
yy Phơi tránh bụi, rùi nhặng: Dược liệu thường được phơi trên giàn cao và phải dùng
với độ ẩm trong dược liệu sẽ làm cho hoạt chất trong dược liệu bị thủy phân, sâu bọ phát
vải màn thưa để che đậy tránh ruồi nhặng. Áp dụng cho những dược liệu có chứa
triển nhanh. Để giảm nhiệt độ thì cần xây dựng kho đúng quy cách, đặt nơi thoáng mát,
chất đường hay có mùi vị hấp dẫn đối với côn trùng (long nhãn, thục địa).
thông hơi thoáng gió định kỳ.
2. Sấy dược liệu
3. Nấm mốc, sâu bọ
Sấy là phương pháp làm khô dược liệu chủ động bằng không khí nóng trong các thiết
Nấm mốc dễ phát sinh trên dược liệu khi có điều kiện nóng ẩm. Dược liệu bị nấm mốc
bị như lò sấy, tủ sấy.
sẽ sinh ra acid hữu cơ và độc tố làm giảm chất lượng nên cần thường xuyên đảo kho để
Trước khi sấy cần tiến hành làm sạch, phân loại và sấy riêng từng dược liệu. Tùy từng
phát hiện mốc, nếu chớm mốc phải tách riêng, xử lý ngay và có kế hoạch sử dụng sớm.
dược liệu, nhiệt độ sấy từ 40-70oC thường chia làm 3 giai đoạn:
Tất cả các loài sâu bọ đều có thể ăn hại dược liệu, làm giảm số lượng và chất lượng nên
yy Giai đoạn đầu sấy ở 40-50oC
phải tiến hành kiểm tra thường xuyên, phơi sấy định kỳ, nếu có sâu mọt phải xử lý ngay
yy Giai đoạn giữa sấy ở 50-60oC
(phơi sấy, xông thuốc cloropicrin, 666, DDT…), phân loại và bảo quản lại. Các hóa chất
yy Giai đoạn giữa sấy ở 60-70oC xử lý thường độc nên khi sử dụng phải thận trọng theo đúng quy chế.
Riêng các dược liệu có chứa tinh dầu, hoạt chất dễ bị hư bởi nhiệt, dễ bay hơi, dễ thăng Ngoài ra, chuột và mối là những sinh vật gây tác hại cho dược liệu rất nhanh, làm cho
hoa thì nhiệt độ sấy không quá 40oC. dược liệu hao hụt, giảm phẩm chất, đồng thời có thể gây bệnh tật cho người. Đề phòng
bằng cách kê cao, xếp dược liệu xa tường và trần nhà, nếu phát hiện có mối phải tiêu diệt
III. BẢO QUẢN DƯỢC LIỆU
bằng thuốc chống mối triệt để và kịp thời.
Bảo quản dược liệu là một trong những khâu quan trọng nhằm giữ gìn dược phẩm chất
4. Bao bì đóng gói
của dược liệu. Đó là công tác phức tạp đòi hỏi có kiến thức khoa học, khả năng tổ chức
Đồ bao gói phải đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của ngành dược. Bao bì không sạch hoặc
quản lý, nhiều người tham gia.
ẩm sẽ là điều kiện cho nấm mốc, sâu mọt phát triển; đóng gói sơ sài thì dược liệu dễ bị vụn
Nếu bảo quản không tốt, dược liệu biểu hiện ra bên ngoài là: có nhiều nấm mốc; có
nát, giảm phẩm chất trong quá trình vận chuyển, đảo kho. Do đó, phải chọn bao bì phù hợp
nhiều sâu bọ; biến đổi màu sắc, mùi vị, từ đó chất lượng dược liệu sẽ giảm dần.
với từng dược liệu, đóng gói đúng quy cách vào ngày nắng ấm, khô ráo.
Các yếu tố chính tác động đến chất lượng dược liệu bao gồm:
5. Thời gian lưu kho
1. Độ ẩm
Chất lượng dược liệu tùy thuộc vào nhiều yếu tố đã nêu trên, trong đó có thời gian bảo
Độ ẩm có liên quan đến chất lượng dược liệu bao gồm độ ẩm của không khí và độ ẩm
quản. Mỗi dược liệu có thời hạn dùng nhất định, nếu để quá lâu dược liệu sẽ bị giảm phẩm
của dược liệu. Trong đó độ ẩm của không khí là tác nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng
chất, do đó tốt nhất nên dùng dược liệu theo thời vụ, không nên lưu kho quá 6 tháng và
dược liệu.
tuân thủ theo nguyên tắc “FIFO”.
Độ ẩm tương đối của không khí thích hợp cho bảo quản dược liệu là 60-65%, nhưng độ
ẩm trung bình ở nước ta trên 85% sẽ là điều kiện thuận lợi cho sâu bọ, nấm mốc phát triển.
Mỗi dược liệu có độ ẩm an toàn thích hợp: 10% đối với hạt; 10-12% đối với lá, vỏ, hoa;
10-14% với dược liệu chứa tinh dầu; 15% với rễ; 15-20% với dược liệu chứa đường.
Để khắc phục độ ẩm cao phải xây dựng nhà kho đúng quy cách, thông hơi, thoáng gió
để hạ thấp độ ẩm; dược liệu trước khi nhập kho phải đạt độ ẩm an toàn cho từng loại dược

188 189
Dược
học
QUẾ CHI THANG cổ
truyền
Thành phần:
-- Quế chi 12g
-- Bạch thược 12g
-- Chích cam thảo 6g
-- Sinh khương 12g
NHỮNG BÀI THUỐC -- Đại táo 4 quả
CỔ PHƯƠNG Cách dùng: Uống lúc thuốc còn nóng hoặc là sau khi uống thuốc ăn cháo nóng về mùa
đông, uống thuốc xong trùm chăn cho ra mồ hôi vừa phải.
Tác dụng: Giải cơ, phát biểu, điều hòa vinh vệ.

TÂN ÔN GIẢI BIỂU Giải thích bài thuốc:


Trong bài thuốc vị Quế chi là chủ dược có tác dụng giải cơ biểu và thông dương khí,
Bạch thược liễm âm hòa vinh giúp cho Quế chi không làm tổn thương chân âm. Hai vị
MA HOÀNG THANG thuốc cùng dùng một tán, một thu điều hòa vinh vệ, những vị thuốc khác như Sinh khương,
Đại táo, Chích cam thảo đều có tác dụng điều hòa.
Thành phần:
Chú ý lúc sử dụng: Không dùng bài thuốc trong những trường hợp sau: Ngoại cảm
-- Ma hoàng 12g
phong hàn biểu thực chứng.
-- Quế chi 8g
Trường hợp bệnh nhiễm thời kỳ đầu sốt rét ra mồ hôi mà khát nước, lưỡi đỏ rêu vàng,
-- Hạnh nhân 12g
mạch sác, không dùng.
-- Chích thảo 4g
Cách dùng: Sắc uống ngày 3 lần, uống lúc thuốc nóng khi ra mồ hôi là được, không
cần uống tiếp. TÂN LƯƠNG GIẢI BIỂU
Tác dụng: Phát hãn, giải biểu, tuyên phế, bình suyễn.
Giải thích bài thuốc:
TANG CÚC ẨM
Trong bài thuốc vị Ma hoàng là chủ dược có tác dụng phát hãn, giải biểu, tán phong
hàn, tuyên phế, định suyễn. Quế chi phát hãn giải cơ, ôn thông kinh lạc làm tang thêm tác Thành phần:
dụng phát hãn của Ma hoàng và chứng đau nhức mình mẩy. Hạnh nhân tuyên phế, giáng -- Tang diệp 12g
khí giúp Ma hoàng tăng thêm tác dụng định suyễn. Chích thảo tác dụng điều hòa các vị -- Hạnh nhân 8-12g
thuốc làm giảm tính cay táo của Quế chi, và làm giảm tác dụng phát tán của Ma hoàng. -- Cam thảo 2-4g
Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp -- Liên kiều 6-12g
ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng không ra mồ hôi, đối với biểu hư ra mồ hôi nhiều -- Cúc hoa 12g
ngoại cảm phong nhiệt cơ thể hư nhược, bệnh sản phụ mới sanh, người bị bệnh mất nước
-- Cát cánh 8-12g
mất máu nhiều đều không nên dùng.
-- Bạc hà 2-4g
-- Lô căn 8-12g

190 191
Dược Dược
học học
cổ Cách dùng: Sắc uống mỗi ngày 1 – 2 thang. THANH NHIỆT LƯƠNG HUYẾT cổ
truyền truyền
Tác dụng: Sơ phong, thanh nhiệt, tuyên phế, chỉ khái.
TÊ GIÁC ĐỊA HOÀNG THANG
Giải thích bài thuốc:
Thành phần:
Trong bài thuốc vị Tang diệp, Cúc hoa là chủ dược có tác dụng sơ tán phong nhiệt ở
-- Tê giác 2-4g
thượng tiêu; Bạc hà phụ vào và gia tăng tác dụng của 2 vị trên; Hạnh nhân, Cát cánh, tuyên
-- Bạch thược 16-20g
phế chỉ khái; Liên kiều tính đắng, hàn, thanh nhiệt, giải độc; Lô căn tính ngọt, hàn, thanh
nhiệt, sinh tân, chỉ khái; Cam thảo có tác dụng điều hòa các vị thuốc hợp với Cát cánh -- Sinh địa hoàng 20-40g
thành bài Cát căn thang có tác dụng tuyên phế, chỉ khái, lợi yết hầu. -- Đơn bì 12-20g

Chú ý lúc sử dụng: Bài thuốc có tác dụng phát hãn mạnh nên chỉ dùng trong trường hợp Cách dùng: Tê giác có thể thay Quảng tê giác tán bột mịn, uống với thuốc sắc hoặc cắt
ngoại cảm phong hàn biểu thực chứng không ra mồ hôi, đối với biểu hư ra mồ hôi nhiều thành phiến mỏng sắc trước, sắc nước uống chia làm 3 lần trong ngày.
ngoại cảm phong nhiệt cơ thể hư nhược, bệnh sản phụ mới sanh, người bị bệnh mất nước Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, lương huyết, tán ứ, dùng trong trường hợp bệnh nhiễm
mất máu nhiều đều không nên dùng. giai đoạn toàn phát, nhiệt nhập huyết phận gây nên thổ huyết, nục huyết (chảy máu cam),
niệu huyết hoặc nhiệt nhập tâm bào gây hôn mê nói sảng, chất lưỡi đỏ thẫm, có gai, mạch
tế, sác.
Giải thích bài thuốc:
THANH NHIỆT
Trong bài thuốc vị Tê giác là chủ dược có tác dụng thanh tâm hỏa, giải nhiệt độc, Sinh
địa lương huyết tư âm hỗ trợ với Tê giác giải nhiệt độc, Bạch thược hòa vinh tả nhiệt, Đơn
TRÚC DIỆP THẠCH CAO THANG
bì lương huyết, tán ứ.
Thành phần:
-- Trúc diệp 12g
THANH NHIỆT GIẢI ĐỘC
-- Nhân sâm 6g
-- Gạo tẻ 20-30kg HOÀNG LIÊN GIẢI ĐỘC THANG
-- Bán hạ chế 6g
Thành phần:
-- Cam thảo 4g
-- Hoàng liên 8-12g
-- Thạch cao 20-40g
-- Hoàng bá 8-12g
-- Mạch đông 20g
-- Hoàng cầm 8-12g
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 3 lần.
-- Chi tử 8-12g
Bài thuốc này là bài Bạch hồ thang bỏ Tri mẫu gia Trúc diệp, Bán hạ chế, Nhân sâm, Cách dùng: Sắc nước uống chia làm 2 lần trong ngày.
Mạch môn, để tăng cường ích khí, dưỡng âm, giáng nghịch chỉ ẩu dùng trị những bệnh thời
kỳ hồi phục, khí âm hư, nhiệt tà còn lưu lại có tác dụng tốt. Trường hợp trẻ em sốt kéo dài Tác dụng: Tả hóa, giải độc.
chưa rõ nguyên nhân dùng bài thuốc có hiệu quả cao. Giải thích bài thuốc:
Trong bài thuốc vị Hoàng liên là chủ dược có tác dụng tả hỏa ở tâm và trung tiêu,
Hoàng cầm tả hỏa ở thượng tiêu, Hoàng bá tả hỏa ở hạ tiêu, Chi tử hỗ trợ thông tả hỏa ở
tam tiêu. 4 vị hợp lại tác dụng tả hỏa, giải độc thêm mạnh, thích hợp dùng cho các chứng
hỏa nhiệt thịnh ở tam tiêu.

192 193
Dược Dược
học học
cổ ÔN TRUNG TÁN HÀN ĐƯƠNG QUI TỨ NGHỊCH THANG cổ
truyền truyền
Thành phần:
LÝ TRUNG HOÀN
-- Đương qui 8-12g
(Nhân sâm thang) -- Bạch thược 8-12g
Thành phần: -- Chích cam thảo 4-8g

Đảng sâm, Can khương, Chích thảo, Bạch truật, lượng bằng nhau. -- Đại táo 3-5 quả
-- Quế chi 8-12g
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn dùng mật luyện thành hoàn mỗi lần uống 8-16g, ngày
-- Tế tân 4-8g
uống 3 lần. Có thể sắc thuốc thang uống.
-- Mộc thông 6-8g
Tác dụng: Ôn trung khư hàn, bổ ích tỳ vị.
Cách dùng: Sắc nước uống ngày 3 lần.
Giải thích bài thuốc:
Tác dụng: Ôn kinh, tán hàn, dưỡng huyết, thông mạch.
Trong bài thuốc vị Can khương ôn trung khu hàn hồi phục tỳ dương là chủ dược, Đảng
Giải thích bài thuốc:
sâm bổ khí kiện tỳ, Bạch truật kiện kỳ táo thấp và Chích thảo bổ tỳ hòa trung và điều hòa
các vị thuốc. Trong bài thuốc các vị Đương qui, Thược dược có tác dụng điều dưỡng can huyết là
chủ dược, Quế chi, Tế tân ôn kinh tán hàn, Chích thảo, Đại táo có tác dụng bổ trung kiện
tỳ ích khí sinh huyết, Mộc thông hợp với các vị thuốc để thông huyết mạch.
HỒI DƯƠNG CỨU NGHỊCH
HÀN HẠ
TỨ NGHỊCH THANG
ĐẠI THỪA KHÍ THANG
Thành phần:
Thành phần:
-- Thục phụ tử 10-20g
-- Đại hoàng 8-16g
-- Chích thảo 4-8g
-- Hậu phác 8-16g
-- Can khương 8-12g
-- Mang tiêu 8-16g
Cách dùng: Sắc nước uống.
-- Chỉ thực 8-16g
Tác dụng: Hồi dương cứu nghịch.
Cách dùng: Ngày dùng 1 thang sắc nước uống. Cho Hậu phác và Chỉ thực nấu sôi 5-10
Giải thích bài thuốc: phút, cho Đại hoàng vào sắc tiếp rồi đổ ra lọc bỏ bã, cho Mang tiêu (là chất tinh chế Mang
Trong bài thuốc vị Thục phụ tử tính đại vị cay, đại nhiệt, ôn phát dương khí, khu tán hàn tiêu) trộn cho tan đem dùng. Sau khi uống 2-3 giờ vẫn chưa thấy “tả hạ” thì uống nước thứ
tà, là chủ dược, Can khương ôn trung tán hàn hợp với Phụ tử gia tăng tác dụng hồi dương, hai, nếu không đại tiện thì ngưng thuốc.
chích Thảo ôn dưỡng dương khí làm giảm bớt tính cay nóng của Khương, Phụ. Tác dụng: Công hạ nhiệt tích ở đại tràng, tả hỏa giải độc tiết nhiệt lợi đàm.
Giải thích bài thuốc:
Trong bài thuốc Đại hoàng tính đắng hàn tả nhiệt thông tiện ở đại tràng là chủ dược,
Mang tiêu tính mặn hàn tả nhiệt nhuyễn kiên nhuận táo, trừ tích, Chỉ thực, Hậu phác hành
khí tán kết, các vị thuốc hợp lại có tác dụng chung là tẩy mạnh.

194 195
Dược Dược
học học
cổ MA TỬ NHÂN HOÀN Tác dụng: Giải biểu, hòa trung, lý khí hóa thấp. cổ
truyền truyền
Thành phần: Giải thích bài thuốc:
-- Ma tử nhân 8-12g Trong bài vị Hoắc hương tác dụng phương hương hóa thấp, lý khí hòa trung kiêm giải
-- Hạnh nhân 4-8g biểu là chủ dược, Tô diệp, Bạch chỉ giải biểu tán hàn hóa thấp, Hậu phác, Đại phúc bì trừ
-- Hậu phác 6-8g thấp tiêu trệ, Bán hạ khúc, Trần bì lý khí hòa vị, giáng nghịch chỉ ẩu, Cát cánh tuyên phế
-- Đại hoàng 4-8g thông lợi thấp trệ, Linh Truật Thảo, Táo ích khí biện tỳ giúp vận hóa lợi thấp.
-- Chỉ thục 6-8g
-- Thược dược 8-12g
BÌNH VỊ TÁN
Cách dùng: Tất cả tán bột mịn luyện mật làm hoàn nhỏ, mỗi lần 4-8 ngày 2 lần, hoặc 1
lần trước khi đi ngủ, trường hợp chưa đại tiện thì tăng liều lượng. Thành phần:
-- Thương truật 6-12g
Tác dụng: Nhuận trường, thông tiện.
-- Cam thảo 4g (sao)
Giải thích bài thuốc: -- Hậu phác 4-12g
Bài thuốc này là do bài Tiểu thừa khí thang gia Ma tử nhân, Hạnh nhân và Thược dược. -- Trần bì 4-12g
Trong bài vị Ma tử nhân nhuận tràng thông tiện là chủ dược, Hạnh nhân giáng khí nhuận Cách chế và dùng: Các thuốc tán bột mịn mỗi lần uống 6-12g với nước sắc gừng 2 lát,
tràng, Thược dược dưỡng âm hòa can, thêm vào bài Thừa khí thang, có chỉ thực tán kết, Táo 2 quả. Có thể dùng làm thuốc thang sắc uống, theo nguyên phương, lượng gia giảm.
Hậu phác tiêu thực, Đại hoàng thông hạ.
Tác dụng: Kiện tỳ táo thấp, hành khí đạo trệ.
Giải thích bài thuốc:
TRỪ THẤP Trong bài, vị Thương truật kiện tỳ táo thấp là chủ dược, Hậu phác trừ thấp giảm đầy
hơi, Trần bì lý khí hóa trệ, Khương, Táo, Cam thảo điều hòa tỳ vị.
HOẮC HƯƠNG CHÍNH KHÍ TÁN
Thành phần:
-- Hoắc dương 12g
NHÂN TRẦN CAO THANG
-- Cát cánh 8-12g Thành phần:
-- Phục linh 8-12g -- Nhân trần cao 12-24g
-- Hậu phác 6-10g (Khương chế) -- Chi tử 8-16g
-- Tô diệp 8-12g -- Đại hoàng 4-8g
-- Bạch truật 8-12g Cách dùng: Sắc nước uống chia 3 lần/ ngày.
-- Bán hạ khúc 8-12g
Tác dụng: Thanh nhiệt lợi thấp.
-- Bạch chỉ 8-12g
Giải thích bài thuốc:
-- Đại phúc bì 8-12g
-- Trần bì 6-12g Trong bài thuốc, vị Nhân trần thanh can đởm uất nhiệt, lợi thấp thoái hoàng, thuốc
chuyên trị hoàng đản là chủ dược, Chi tử thanh lợi thấp nhiệt ở tam tiêu, Đại hoàng tả uất
-- Chích thảo 4g
nhiệt, Nhân trần phối hợp với Chi tử cho thấp nhiệt ra bằng đường tiểu, Nhân trần hợp với
Cách chế và dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 6-12g với nước sắc gừng và Đại táo. Có Đại hoàng làm cho thấp nhiệt ra bằng đường đại tiện, vì thế mà bài thuốc chữa Hoàng đản
thể dùng thuốc thang. rất tốt.

196 197
Dược Dược
học học
cổ LỢI THỦY THẨM THẤP TÁO THẤP HÓA ĐÀM cổ
truyền truyền
NGŨ LINH TÁN NHỊ TRẦN THANG
Thành phần:
Thành phần:
-- Trư linh 12-18g
-- Bán hạ 8-12g
-- Trạch tả 12-20g
-- Cam thảo 4g
-- Bạch linh 12-18g -- Trần bì 8-12g
-- Quế chi 4-8g -- Phục linh 1g
-- Bạch truật 12-18g Cách dùng: Sắc nước uống.
Cách dùng: Các vị tán bột mịn, mỗi lần uống 6-12g, ngày 2 lần với nước sôi để ấm. Có Tác dụng: Táo thấp hóa đàm, lý khí hòa trung.
thể sắc thuốc thang uống có gia giảm tủy chứng. Giải thích bài thuốc:
Tác dụng: Thông dương lợi thủy, kiện tỳ trừ thấp. Bài thuốc dùng trong các trường hợp ăn phải chất sống lạnh, chức năng tỳ vị bị rối loạn,
thấp sinh đàm, trong bài vị Bán hạ cay táo ôn có tác dụng táo thấp hóa đàm, giáng nghịch
Giải thích bài thuốc:
cầm nôn, tiêu tán tích kết là chủ dược, Trần bì lý khí hóa đàm, Bạch linh kiện tỳ lợi thấp.
Trong bài thuốc, các vị Bạch linh, Trư linh, Trạch tả tính vị ngọt nhạt, hơi hàn, có tác Cam thảo hóa trung kiện tỳ. Các vị thuốc cùng dùng có tác dụng táo thấp hóa đàm, lý khí
dụng thẩm thấp lợi tiểu là chủ dược. Quế chi cay ôn, giúp bàng quang khí hóa, giúp cho hòa trung. Trong bài các vị Trần bì, Bán hạ đều phải dùng loại lâu năm để bớt tính cay táo,
các vị thuốc tăng tác dụng lợi tiểu; Bạch truật kiện tỳ táo thấp. nên gọi là bài Nhị trần thang.

NGŨ BÌ ẨM THUỐC HÀNH KHÍ


Thành phần:
BÁN HẠ HẬU PHÁC THANG
Tang bạch bì, Trần quất bì, Sinh khương bì, Đại phúc bì, Bạch linh bì, lượng bằng
nhau. Thành phần:

Cách dùng: Chế thành bột mịn mỗi lần uống 8-12g với nước sôi để nguội. Có thể sắc -- Bán hạ chế 8-16g
thuốc thang uống, liều lượng tùy chứng gia giảm. -- Phục linh 12-16g
-- Tô diệp 6-12g
Tác dụng: Kiện tỳ hóa thấp lý khí tiêu phù.
-- Hậu phác 8-12g
Giải thích bài thuốc:
-- Gừng tươi 8-12g
Bài thuốc còn có tên gọi NGŨ BÌ TÁN có tác dụng chữa các chứng tỳ hư thấp trệ Cách dùng: Sắc nước uống với nước sôi ấm, ngày chia 4 lần.
thủy ứ. Trong bài, Trần bì lý khí kiện tỳ, Bạch linh bì thẩm thấp kiện tỳ đều là chủ dược, Tác dụng: Hành khí khai uất giáng nghịch hóa đàm.
Tang bạch bì thông giáng phế khí làm cho thủy đạo được thông điều, Đại phúc bì hành Giải thích bài thuốc:
khí tiêu đầy hóa thấp, vỏ gừng tiêu tán thủy khí. Cả năm vị thuốc đều dùng vỏ nên gọi là
Trong bài vị Bán hạ có tác dụng hóa đàm tán kết, hòa vị giáng nghịch, Hậu phác
NGŨ BÌ ẨM.
hành khí khai uất, trừ mãn đều là chủ dược. Bán hạ giáng nghịch hóa đàm giúp Hậu phác
tuyên phế tán kết, Phục linh thẩm thấp kiện tỳ giúp Bán hạ hóa đàm, Sinh khương ôn tỳ
giáng nghịch hòa trung, các vị thuốc hợp lại có tác dụng hành khí khai uất, giáng nghịch
hoá đàm.

198 199
Dược Dược
học học
cổ THUỐC HOẠT HUYẾT THUỐC BỔ HUYẾT cổ
truyền truyền
ĐÀO NHÂN THỪA KHÍ THANG TỨ VẬT THANG
Thành phần: Thành phần:
-- Đào nhân 12-16g -- Thục địa hoàng 12-24g
-- Quế chi 4-8g -- Bạch thược 12-16g
-- Mang tiêu 4-8g -- Đương qui 12-16g
-- Đại hoàng 6-12g -- Xuyên khung 6-8g
-- Chích Thảo 4-8g
Cách dùng: Ngày 1 thang sắc nước uống.
Cách dùng: Sắc nước uống, 1 thang chia 3 lần trong ngày.
Tác dụng: Bổ huyết điều huyết, hoạt huyết điều kinh.
Tác dụng: Hoạt huyết trục ứ.
Giải thích bài thuốc: Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ yếu trị chứng huyết ứ súc kết ở hạ tiêu, triệu chứng thường thấy là bụng Theo sách cổ, đây là bài thuốc chuyên về điều huyết can kinh trị chứng huyết hư huyết
dưới đầy đau, đại tiện phân sắc đen mà tiểu tiện bình thường. Trong bài vị Đào nhân hoạt ứ sinh ra đau kinh, kinh nguyệt không đều. Trong bài, vị Thục địa tư thận bổ huyết dưỡng
huyết phá ứ là chủ dược, Đại hoàng thanh nhiệt tiêu ích qua đường đại tiện (công hạ), Quế bào cung là chủ dược, Đương qui bổ dưỡng can huyết, hoạt huyết điều kinh, Bạch thược
chi thông huyết mạch, Mang tiêu nhuyễn kiên tán kết phối hợp với Đào nhân, Đại hoàng dưỡng huyết hòa can, Xuyên khung hoạt huyết hành khí sơ thông kinh mạch. Các vị thuốc
có tác dụng công hạ, chích Thảo điều hòa các vị thuốc. dùng dùng thành một bài thuốc có tác dụng bổ huyết điều huyết, trị các chứng huyết hư
huyết trệ.

THUỐC BỔ KHÍ
THUỐC BỔ ÂM
TỨ QUÂN TỬ THANG
Thành phần:
LỤC VỊ ĐỊA HOÀNG HOÀN
-- Nhân sâm hoặc Đảng sâm 8-12g Thành phần:
-- Phục linh 12g -- Thục địa 20-32g
-- Chích thảo 4-6g -- Sơn thù 10-16g
-- Bạch truật 8-12g -- Trạch tả 8-12g
Cách dùng: Tán bột mịn, mỗi lần uống 8-12g, sắc nước uống. Có thể dùng làm thuốc thang. -- Hoài sơn 10-16g
Tác dụng: Ích khí kiện tỳ dưỡng vị. -- Phục linh 8-12g
Giải thích bài thuốc: -- Đơn bì 8-12g
Bài thuốc này còn có tên là “Tứ vị thang”, “Kiện tỳ ích khí thang”. Đây là bài thuốc
Cách dùng: Tất cả tán bột luyện mật làm hoàn, mỗi lần uống 8-12g ngày 2-3 lần với
thường dùng chữa chứng tỳ vị khí hư trong bài vị Nhân sâm hoặc Đảng sâm tính ngọt ôn
nước sôi nguội hoặc cho tí muối. Có thể làm thang sắc uống.
kiện tỳ, ích khí dưỡng vị là chủ dược, Bạch truật đắng ôn kiện tỳ táo thấp, Phục linh ngọt
nhạt hợp với Bạch truật để kiện tỳ thẩm thấp, tăng cường chức năng vận hóa của tỳ vị, Tác dụng: Từ bổ can thận.
Cam thảo ngọt ôn bổ trung hòa vị, các vị thuốc hợp lại tính dược ngọt ôn có tác dụng ích
khí kiện tỳ dưỡng vị.

200 201
Dược Dược
học học
cổ Giải thích bài thuốc: -- Hùng hoàng 40g cổ
truyền -- Băng phiến 10g
truyền
Là bài thuốc chủ yếu tư bổ thận âm. Trong bài, vị Thục địa tư thận dưỡng tinh là chủ
dược, Sơn thù, dưỡng can sáp tinh, Sơn dược bổ tỳ cố tinh, Trạch tả thanh tả thận hỏa, giảm -- Trân châu 20g
bớt nê trệ của Thục địa, Đơn bì thanh can hỏa giảm bớt tính ôn của Sơn thù, Bạch linh kiện -- Chu sa 40g
tỳ trừ thấp, giúp Hoài sơn kiện tỳ. Sáu vị thuốc hợp lại vừa bổ vừa tả giúp cho tác dụng bổ -- Tê giác 40g
tốt hơn là một bài thuốc chủ yếu tư bổ can thận. -- Hoàng liên 40g
-- Sơn chi 40g
-- Xạ hương 10g
THUỐC AN THẦN Cách dùng: Tất cả các vị tán bột thật mịn, luyện mật làm hoàn, mỗi viên 4g, mỗi lần
uống 1 viên, ngày 2 lần. Trẻ em tùy tuổi giảm liều.
CHU SA AN THẦN HOÀN Tác dụng: Thanh nhiệt, giải độc, khu đàm, khai khiếu.
Thành phần: Giải thích bài thuốc:
-- Hoàng liên 6g Bài thuốc chủ yếu trị chứng sốt cao hôn mê co giật (Nhiệt nhập tâm bào), nói sảng, lưỡi
-- Chu sa 4g đỏ thẫm, mạch sác hoặc trẻ em sốt cao, co giật, trong bài, vị Ngưu hoàng thanh tâm giải
-- Sinh địa, Qui thân, Chích thảo, đều 2g độc, hóa đàm, khai khiếu, Tê giác thanh tâm lương huyết giải độc, Xạ hương khai khiếu,
Cách dùng: Chu sa thủy phi, tất cả tán bột mịn làm hoàn, mỗi lần uống 4-12g trước khi an thần là chủ dược, Hoàng cầm, Hoàng liên, Chi tử tả tâm hỏa, thanh nhiệt độc, Hùng
đi ngủ, với nước nóng hoặc kết hợp uống với thang thuốc theo tình hình bệnh lý. hoàng cùng với Ngưu hoàng khu đàm giải độc, Uất kim, Băng phiến phương hướng hóa
trọc, thông khiếu khai bế. Chu sa, Trân châu trấn kinh an thần, các vị thuốc hợp lại thành
Tác dụng: Thanh nhiệt, dưỡng huyết an thần.
bài thuốc có tác dụng thanh nhiệt giải độc, khu đàm khai khiếu, trấn kinh an thần.
Giải thích bài thuốc:
Bài này chủ trị chứng tâm hỏa vượng làm tổn thương đến tâm âm huyết, lâm sàng
biểu hiện tinh thần bứt rứt, khó ngủ, đêm hay nằm mê, đầu lưỡi đỏ, mạch tế sác. Trong
bài, vị Chu sa có tác dụng an tâm thần, thanh tâm hỏa là chủ dược, Hoàng liên tính đắng
hàn tác dụng thanh nhiệt, tả tâm hỏa, Sinh địa, Đương qui dưỡng huyết tư âm, Chích thảo
dưỡng vị hòa trung, các vị hợp lại thành một bài thuốc có tác dụng thanh tâm an thần,
dưỡng âm huyết.

THUỐC KHAI KHIẾU

AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN


Thành phần:
-- Ngưu hoàng 40g
-- Uất kim 40g
-- Hoàng cầm 40g

202 203
Dược
học
cổ
truyền

DANH MỤC CÁC VỊ THUỐC

1. Thuốc giải biểu yy Độc hoạt.............................86


Tân ôn giải biểu yy Thương truật......................86
yy Quế chi...............................74 yy Mộc qua.............................87
yy Gừng. .................................75 yy Bạch chỉ.............................87
yy Tía tô .................................75 yy Uy linh tiên........................88
yy Kinh giới............................76 yy Bạch tật lê..........................88
yy Ma hoàng...........................76 yy Ô đầu..................................89
yy Tế tân. ................................77
3. Thuốc thanh nhiệt
yy Phòng phong.....................77
yy Chi tử. ................................92
Tân lương giải biểu
yy Hạ khô thảo........................93
yy Cát căn. ..............................78
yy Thiên hoa phấn. .................93
yy Lá dâu. ...............................79
yy Tri mẫu...............................94
yy Bạc hà. ...............................79
yy Sinh địa..............................95
yy Cúc hoa..............................80
yy Huyền sâm.........................96
yy Sài hồ. ................................80
yy Bạch mao căn.....................96
yy Thăng ma...........................81
yy Đơn bì................................97
2. Thuốc khu phong trừ thấp yy Kim ngân hoa.....................98
yy Tang ký sinh.......................83 yy Bồ công anh.......................99
yy Thiên niên kiện..................83 yy Sài đất. ...............................99
yy Thổ phục linh.....................84 yy Liên kiều..........................100
yy Ké đầu ngựa.......................84 yy Hoàng liên........................101
yy Ngũ gia bì. .........................85 yy Hoàng cầm.......................102
yy Khương hoạt......................85 yy Hoàng bá..........................102

205
Dược Dược
học học
cổ 4. Thuốc lý huyết yy Cẩu tích............................127 8. Thuốc lý khí yy Tiểu hồi............................167 cổ
truyền yy Ba kích.............................127
truyền
yy Đan sâm...........................104 yy Trần bì..............................150 yy Nhục đậu khấu.................168

yy Xuyên khung....................104 yy Cốt toái bổ.......................128 yy Ngô thù du. ......................168


yy Thanh bì...........................151
yy Ích mẫu. ...........................105 yy Tục đoạn. .........................128 yy Phụ tử...............................169
yy Hương phụ.......................151
yy Ngưu tất. ..........................105 yy Phá cố chỉ........................129 yy Nhục quế..........................170
yy Hậu phác..........................152
yy Đào nhân..........................106 yy Thỏ ty tử. .........................129
yy Mộc hương......................152
11. Thuốc tả hạ
yy Uất kim. ...........................107 yy Đỗ trọng...........................130
yy Ô dước. ............................153
yy Khương hoàng. ................108 yy Đảng sâm.........................132 yy Mật ong............................173
yy Chỉ xác.............................153
yy Nga truật. .........................108 yy Hoài sơn...........................132 yy Ma nhân...........................174
yy Chỉ thực. ..........................154
yy Tô mộc.............................109 yy Bạch truật.........................133 yy Lô hội...............................174
yy Sa nhân............................. 154
yy Tam thất. .......................... 110 yy Nhân sâm.........................133 yy Đại hoàng.........................175
yy Thảo quả. .........................155
yy Bạch cập........................... 111 yy Hoàng kỳ..........................134 yy Phan tả diệp......................175
yy Trầm hương. ....................155
yy Trắc bá diệp. .................... 111 yy Cam thảo..........................134 yy Bìm bìm...........................176
yy Thị đế...............................156
yy Hoa hòe............................ 112 yy Đại táo..............................135 yy Đại kích............................176
9. Thuốc lợi thủy
yy Cỏ mực............................. 112 yy Thục địa...........................137 yy Cam toại...........................177
yy Hà thủ ô đỏ.......................137 yy Bạch phục linh.................159
5. Thuốc hóa đờm, chỉ khái, bình suyễn yy Phòng kỷ..........................159 12. Thuốc cố sáp, tiêu đạo
7. Thuốc bình can, tức phong,
yy Bối mẫu............................ 114 an thần, khai khiếu yy Kim tiền thảo. ..................160 yy Sơn tra..............................180
yy Bán hạ.............................. 114 yy Thổ phục linh...................160 yy Mạch nha. ........................181
yy Toan táo nhân...................141
yy Bạch giới tử. .................... 115 yy Mộc thông........................161 yy Kê nội kim. ......................181
yy Viễn chí............................142
yy Hạnh nhân........................ 117 yy Thông thảo.......................161 yy La bạc tử. .........................182
yy Bạch cương tằm...............142
yy Bách bộ............................ 118 yy Tỳ giải..............................162 yy Ngũ vị tử..........................182
yy Quyết minh tử..................143
yy Cát cánh........................... 118 yy Trạch tả. ...........................162 yy Sơn thù.............................183
yy Câu đằng..........................143
yy Tiền hồ............................. 119 yy Xa tiền..............................163
yy Bá tử nhân........................144 yy Kim anh. ..........................183
yy Tang bạch bì.....................120
yy Lạc tiên. ..........................144 10. Thuốc khử hàn yy Khiếm thực. .....................184
6. Thuốc bổ yy Lá vông............................145 yy Can khương......................166 yy Liên tử..............................184

yy Sa sâm..............................123 yy Long nhãn........................145 yy Riềng................................166 yy Mơ lông............................185


yy Mạch môn.......................123 yy Liên diệp..........................146 yy Đại hồi. ............................167 yy Kha tử. .............................185
yy Câu kỷ tử..........................124 yy Chu sa, thần sa.................147
yy Đương quy......................124 yy Băng phiến.......................147
yy Bạch thược.......................125 yy Thạch xương bồ...............148

206 207
'ѬӦ&+Ӑ&&Ә758<ӄ1
'V/r.LP3KөQJ

1+¬;8Ҩ7%Ҧ17+$1++Ï$
7UҫQ3K~%DĈuQK737KDQK+yD
Ĉ7   
)D[  

&KӏXWUiFKQKLӋP[XҩWEҧQ7K6+2¬1*9Ă17Ò
&KӏXWUiFKQKLӋPQӝLGXQJ1*8<ӈ1+Ӳ81*Ð1
%LrQWұS  3KҥP;XkQ.KDQJ
7UuQKEj\ %uD  3KҥP7Ut7KjQK
6ӱDEҧQLQ  'V/r.LP3KөQJ

,QFXӕQNKә[FPWҥL;ѭӣQJLQ&W\&39ăQKyD9ăQ/DQJ
1JX\ӉQ7UXQJ7UӵF34%uQK7KҥQK7S+&0
;iFQKұQĈ.;%Vӕ&;%,3+7KD+QJj\
4Ĉ;%Vӕ4Ĉ1;%7KD+QJj\
,6%1
,Q[RQJYjQӝSOѭXFKLӇXTXêQăP

You might also like