CHỦ ĐỀ 5

You might also like

You are on page 1of 5

CHỦ ĐỀ 5: TTHCM VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA

VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

 Văn hóa là gì?  


- Văn hóa là một khái niệm rất rộng và có nhiều cách hiểu khác nhau, nó liên quan
đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người. Thế nhưng vào tháng
8/1943, khi ở trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, Hồ Chí Minh đã định nghĩa “văn
hóa” lần đầu tiên như sau: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về mặc,
ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là
văn hoá. Văn hoá là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện
của nó mà loài người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi
hỏi của sự sinh tồn”.
- Văn hóa bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần mà con người đã sáng tạo ra
trong suốt bề dày lịch sử của mình. 

 Quan điểm của HCM về vai trò của văn hóa


1. Văn hóa là mục tiêu, là động lực của cách mạng:

- Văn hóa là mục tiêu: 


+ Cách mạng Việt Nam lấy độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội làm
mục tiêu. Bởi vậy bên cạnh những yếu tố như kinh tế, chính trị, xã hội, thì văn
hóa cũng là một trong những mục tiêu chung của tiến trình cách mạng.
+ Văn hóa nhìn một cách tổng quát theo quan điểm Hồ Chí Minh bao gồm
quyền sống, quyền sung sướng, tự do và hạnh phúc. Chính quan điểm này đã
định hình từ sớm một xã hội dân chủ - là dân và do dân làm chủ - một xã hội
bình đẳng, bác ái, công bằng, ai cũng có cơm ăn, áo mặc, ai cũng được học
hành, nơi mà những nhu cầu về vật chất lẫn tinh thần của nhân dân không
ngừng được chú trọng và nâng cao.
- Văn hóa là động lực: Di sản Hồ Chí Minh cho ta nhìn nhận động lực phát triển đất
nước bao gồm: vật chất - tinh thần, cộng đồng - cá nhân, nội lực - ngoại lực… tất cả
đều có thể được soi chiếu trên bình diện văn hóa, có thể được nhận thức qua các
phương diện chủ yếu: 
+ Văn hóa chính trị: giúp soi đường mở lối cho nhân dân tiến đến độc lập, tự
chủ, tự lực, tự cường.
+ Văn hóa văn nghệ: nâng cao lòng yêu nước, tạo niềm tự hào về dân tộc và
niềm tin thắng lợi cuối cùng của cách mạng.
+ Văn hóa giáo dục: nâng cao hiểu biết của người dân, đào tạo ra những cán bộ,
những người tài, nguồn nhân lực lớn mạnh chất lượng cao cho cách mạng.
+ Văn hóa đạo đức: hướng con người tới “chân, thiện, mỹ” (chân thực, cái thật –
điều lành, điều tốt – cái đẹp). Được coi là cái gốc của cách mạng.
+ Văn hóa pháp luật: đảm bảo dân chủ, kỷ cương phép nước, trật tự xã hội.

1
2. Văn hóa là một mặt trận: Văn hóa là một trong 4 nội dung chính của đời sống,
quan trọng ngang với các vấn đề như là kinh tế - chính trị - xã hội. Bởi vậy cuộc đầu
tranh của dân tộc không thể thiếu mặt trận văn hóa, không thể thiếu làm cách mạng
trên bình diện văn hóa - tư tưởng. 
- Nội dung mặt trận văn hóa phong phú, đa dạng trên các lĩnh vực như tư tưởng, đạo
đức, lối sống…qua nhiều hình thức như báo chí, văn nghệ, công tác lý luận.
- Trong “Thư gửi anh chị em họa sĩ” (1951), Bác viết: “Văn hóa nghệ thuật cũng là
một mặt trận. Anh chị em là chiến sĩ trên mặt trận ấy”. Bởi vậy văn nghệ thời này
mang đậm chất thép hùng ca, mang tinh thần của một thời đại máu lửa, là “kháng
chiến hóa văn hóa, văn hóa hóa kháng chiến”, là dùng văn nghệ mà đánh thực dân,
mà đập nát cường quyền. 
- “Ở đâu u ám quân thù/Nhìn lên Việt Bắc: Cụ Hồ sáng soi/Ở đâu đau đớn giống
nòi/Trông về Việt Bắc mà nuôi chí bền./Mười lăm năm ấy, ai quên/Quê hương Cách
mạng dựng nên Cộng hoà/Mình về mình lại nhớ ta/Mái đình Hồng Thái, cây đa Tân
Trào”- (Việt Bắc -Tố Hữu).
3. Văn hóa phục vụ quần chúng nhân dân: Vì nhân dân, phục vụ nhân dân là những
gì Tư tưởng văn hóa Hồ Chí Minh hướng đến. Bởi vậy điều này định hướng cho các
chiến sĩ văn hóa thời đại hiểu rằng mọi hoạt động văn hóa đều bắt nguồn và quay trở
về phục vụ cho đời sống nhân dân, nơi phản ánh được tư tưởng và khát vọng quần
chúng. 

 Mối quan hệ giữa văn hóa và các lĩnh vực khác:


1. Trong quan hệ với chính trị: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội - bốn bình diện
quan trọng ngang nhau trong công cuộc xây dựng một quốc gia. Nhưng trong bối
cảnh nước Việt Nam nô lệ, chính trị phải đặt lên hàng đầu, phải giải phóng để hướng
đến một nhà nước của dân, do dân và vì dân. Xét đến cùng, ấy là làm chính trị để
dọn đường cho văn hóa. Nhưng văn hóa và chính trị không tách rời, văn hóa ở trong
chính trị, phục vụ cho chính trị, đồng thời trong tất cả các hoạt động chính trị đều
phải mang dấu ấn văn hóa. 
2. Trong quan hệ với kinh tế: xây dựng kinh tế là giúp tạo nền tảng cho việc xây
dựng văn hóa. “Văn hóa trong kinh tế” tức là văn hóa phục vụ, thúc đẩy việc xây
dựng và phát triển kinh tế. Ngược lại trong mỗi bước phát triển của kinh tế, chính
trị, xã hội đều có sự khai sáng của văn hóa.
3. Trong quan hệ với xã hội: xã hội thế nào thì văn hóa thế ấy, khi một xã hội bị nô lệ
thì văn hóa cũng bị nô dịch đến mức không phát triển được. Giải phóng chính trị =>
giải phóng xã hội => văn hóa tự do phát triển => thúc đẩy xã hội phát triển.

 Sự phát triển của chính trị, kinh tế, xã hội sẽ thúc đẩy văn hóa phát triển và mỗi
bước phát triển của các lĩnh vực trên thì đều có sự khai sáng của văn hóa. Đây là
mối quan hệ hai chiều, không lệ thuộc.

 Quan điểm của HCM về xây dựng nền văn hóa mới. 
1. Trước cách mạng tháng 8:
- Xây dựng tâm lý: Tinh thần độc lập tự cường. 
2
- Xây dựng luân lý: Biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng. 
- Xây dựng xã hội: Mọi sự nghiệp liên quan đến phúc lợi của nhân dân. 
- Xây dựng chính trị: dân quyền. 
- Xây dựng kinh tế.
2. Trong kháng chiến chống Pháp: Xây dựng nền văn hóa có tính chất dân tộc, khoa
học và đại chúng.
3. Trong xây dựng xã hội chủ nghĩa: Xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ
nghĩa và tính chất dân tộc.

=> Quan điểm Hồ Chí Minh trong việc xây dựng nền văn hóa mới có nhiều linh hoạt
trong từng giai đoạn, nhưng chung quy là một nền văn hóa toàn diện, giữ gìn được cốt
cách văn hóa dân tộc, bảo đảm tính khoa học, tiến bộ và nhân văn. 
 
 Vấn đề giữ gìn bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa nhân loại trong bối cảnh hiện nay
- Bản sắc văn hoá được nhìn nhận qua hai khía cạnh:
+ Nội dung: lòng yêu nước, thương nòi, tự cường, tự tôn dân tộc…
+ Hình thức: ngôn ngữ, phong tục tập quán…
- Trách nhiệm công dân:
+ Trân trọng, gìn giữ, phát huy, phát triển những giá trị văn hóa cha ông, để làm
sao phù hợp và đáp ứng được nhu cầu của từng giai đoạn lịch sử trong công
cuộc bảo vệ và xây dựng đất nước.
+ Tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại một cách chắt lọc, sáng tạo để xây dựng
một nhà nước mang tinh thần dân chủ. Nội dung tiếp thu toàn diện, đa khía
cạnh. Tiêu chí tiếp thu là gạn lọc cái hay, cái tốt. Mối quan hệ giữa gìn giữ văn
hóa dân tộc và học hỏi văn hóa nhân loại là xem cốt cách dân tộc làm gốc, là
cơ sở để đón nhận và tiếp cận cái mới trên thế giới. 

3
Phụ lục
 
 
Môn
Tư Tưởng Hồ Chí Minh

Chủ đề

CHỦ ĐỀ 5: TTHCM VỀ VAI TRÒ CỦA VĂN HÓA VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA
VĂN HÓA VÀ CÁC LĨNH VỰC KHÁC

Khóa
K48

Lớp
Quản trị kinh doanh - ADC02

Nhóm 5
Đinh Gia Khiêm
Nông Hải Lâm
Hà Nhật Mai
Phạm Khả My
Nguyễn Gia Khánh

Thông tin tham khảo từ

Wikipedia (18/9/2022), Văn hóa. Truy cập ngày 18/11/2022 tại


https://vi.wikipedia.org/wiki/V%C4%83n_h%C3%B3a

4
Đỗ Mạnh Cường (14/12/2021), Quan điểm Hồ Chí Minh về vai trò của văn hóa và
phát huy sức mạnh của văn hóa trong xây dựng, phát triển đất nước hiện nay. (Kỳ thi
kết thúc học phần, Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Hà Nội) 

You might also like