You are on page 1of 7

HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN

Học kỳ 3, năm học 2022 - 2023

Mã học phần: DTL….


Tên học phần: Tâm lý học quản lý và lãnh đạo
Mã nhóm lớp học phần:
Thời gian làm bài (phút/ngày): 10 ngày
Hình thức thi: Tiểu luận (nhóm)
Cách thức nộp bài: Sinh viên Upload file bài làm (pdf) lên hệ thống thi của trường trong
thời gian theo quy định: Trong vòng 03 ngày kể từ …………..
I. Yêu cầu về chủ đề tiểu luận
Nhóm sinh viên (3-5 sinh viên/nhóm) chọn một trong số các chủ đề/nội dung trong
phạm vi môn học theo gợi ý dưới đây để nghiên cứu và viết báo cáo:
- Mối quan hệ giữa phong cách lãnh đạo và hiệu quả làm việc của người lao động
- Căng thẳng trong công việc và động lực làm việc của người lao động
- Sự hài lòng công việc và động lực làm việc của người lao động
- Sự hài lòng về thu nhập và ý định chuyển việc của người lao động
- Mối quan hệ giữa sự hài lòng công việc và sự tham gia công việc của người lao
động
- Quan hệ nơi làm việc (hoặc quan hệ với cấp trên hay với đồng nghiệp) và động lực
làm việc của người lao động
- Nhận được sự hỗ trợ của tổ chức và sự cam kết hoặc sự gắn bó với tổ chức của
người lao động
- Xung đột trong công việc/tổ chức và căng thẳng trong công việc của người lao
động
- Bầu không khí làm việc/tổ chức và hạnh phúc nơi làm việc của người lao động
- Sự cân bằng công việc – cuộc sống và hạnh phúc nơi làm việc của người lao động
II. Yêu cầu cụ thể
1.1. Về cấu trúc tiểu luận
Trang bìa
Mục lục
Trang đánh giá mức độ tham gia của các thành viên
I. Đặt vấn đề/Giới thiệu
1. Lí do chọn vấn đề/đề tài
Ví dụ: Nhóm cần giải thích/trình bày các lí do tại sao lại cần phải nghiên cứu về
“Xung đột trong công việc/tổ chức, về Căng thẳng trong công việc, mối quan hệ giữa Xung
đột trong công việc/tổ chức và căng thẳng trong công việc của người lao động”. Cần dẫn
nguồn để thuyết phục các lí do mà nhóm nêu ra.
Lưu ý: cần đặt trong bối cảnh hoạt động quản lý và lãnh đạo của một tổ chức/doanh
nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phương pháp nghiên cứu
II. Kết quả nghiên cứu/Nội dung (cần có/trình bày lí luận và thực tiễn của vấn đề
nghiên cứu)
2.1. …………..
2.1.1. ……….
2.2. ……………
…………..
Ví dụ: Chủ đề: Xung đột trong công việc và căng thẳng trong công việc của
người lao động
2.1. Xung đột trong công việc
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Nhóm review về các nghiên cứu. chỉ ra: tên tác giả của nghiên cứu, năm thực hiện
nghiên cứu, tên nghiên cứu, khách thể và địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
các kết quả nghiên cứu chính. Đưa ra nhận định chung của nhóm về các nghiên cứu này.
2.2. Căng thẳng trong công việc
2.1.1. Khái niệm
2.1.2. Các nghiên cứu ở Việt Nam và trên thế giới
Nhóm review về các nghiên cứu. chỉ ra: tên tác giả của nghiên cứu, năm thực hiện
nghiên cứu, tên nghiên cứu, khách thể và địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
các kết quả nghiên cứu chính. Đưa ra nhận định chung của nhóm về các nghiên cứu này.
2.3. Mối quan hệ giữa xung đột và căng thẳng trong công việc
Nhóm review về các nghiên cứu. chỉ ra: tên tác giả của nghiên cứu, năm thực hiện
nghiên cứu, tên nghiên cứu, khách thể và địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và
các kết quả nghiên cứu chính. Đưa ra nhận định chung của nhóm về các nghiên cứu này.
III. Kết luận và khuyến nghị
Tài liệu tham khảo
1.2. Về hình thức trình bày
- Độ dài của tiểu luận: Tối thiểu 15 trang, tối đa 20 trang A4. Trong đó phần “I. Đặt
vấn đề” từ 2-3 trang; phần “II. Nội dung” từ 10-15 trang; phần “III. Kết luận và khuyến
nghị”: 2-3 trang.
- Font chữ: Time New Roman
- Size chữ: 13
- Cách dòng: 1.5 lines
- Căn đều văn bản
- Căn lề: Lề trên, lề dưới, lề phải 2cm, lề trái 3cm
- Đánh số trang: ở giữa cuối trang (bắt đầu đánh số trang từ phần I. Đặt vấn đề)
- Lưu ý: Không chạy nội dung trên Header và Footer
1.3. Lưu ý chung
- Không được Copy – Paste, nếu phát hiện sẽ đánh giá 0 điểm;
- Tỉ lệ trùng lặp cho phép: tối đa 30%.
- Nội dung tiểu luận cần được hệ thống hóa, khái quát hóa từ các tài liệu tham khảo
khác nhau và các phân tích, nhận định của nhóm. Nội dung/ý nào được trích dẫn từ tài liệu
nào cần trích nguồn cụ thể, chính xác và phải được liệt kê đầy đủ ở phần “Tài liệu tham
khảo”.

………….. Hết ………..


TRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

(Logo trường)

TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN


TÂM LÝ HỌC QUẢN LÝ VÀ LÃNH ĐẠO
(Học kỳ 3, năm học 2022 - 2023)

………………Tên chủ đề (in hoa, đậm, size 16 – 20)…


………………………………………………………..
………………………………………………………………….

GVHD:
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Tên 1 – Mã số SV
2. Tên 2 – Mã số SV
3. ………………
Tp. Hồ Chí Minh, tháng ….. năm 2023

Mục lục

Nội dung Trang

I. Đặt vấn đề
1.1. …………….. 1
II. Nội dung
2.1. …………….
…………
III. Kết luận
Phiếu đánh giá mức độ tham gia của các thành viên
Stt Họ và tên Mã số SV Mức độ Chữ kí
tham gia
1
2
3
4
5

Trưởng nhóm
Tài liệu tham khảo

Lưu ý: Tối thiểu 30 tài liệu, trong đó không quá 30% tài liệu tiếng Việt
70% tài liệu được xuất bản trong 5 năm gần đây
Tham khảo thêm cách trích dẫn tài liệu tham khảo theo APA

[1]. Hoàng Văn A, Hoàng Văn B và Hoàng Văn C. (2006). Kỹ năng


thuyết trình. NXB Giáo dục: 15-17. (Tài liệu tham khảo là sách)
[2]. Nguyễn Văn B. (2016). Khía cạnh văn hóa trong tuyển dụng nhân sự.
Tạp chí Nhân lực, 17(3), 15-20.
[3]. Adams G.A., King L.A., & King D.W. (1996). Relationships of Job
and Family Involvement, Family Social Support, and Work–Family
Conflict with Job and Life Satisfaction. Journal of Applied
Psychology, 81(4), 411–20. (Tài liệu là bài báo khoa học)

You might also like