You are on page 1of 8

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN

BỘ MÔN GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG AN NINH

HƯỚNG DẪN ÔN THI MÔN ĐIỀU LỆNH QUẢN LÝ- ĐIỀU LỆNH ĐỘI
NGŨ QĐND VIỆT NAM

I.Phần điều lệnh quản lý (4đ)

- Phong cách quân nhân, xưng hô, báo cáo cấp trên

- Làm việc trong ngày, tuần

II. Phần điều lệnh đội ngũ; Đội ngũ từng người không có súng, từng người có
súng, đội ngũ đơn vị (6đ)

- Đội ngũ từng người không có súng

+ Các cách quay tại chỗ

+ Động tác chào, báo cáo cấp trên (Trực tiếp tiếp xúc)

+ Động tác tiến lùi, qua phải, trái- ngồi xống, đứng dậy

+ Động tác đi đều – đứng lại,

+ Động tác giậm chân – đứng lại

ĐIỀU LỆNH QUẢN LÝ

Chức trách 1,2,3,4 trong chức trách quân nhân

1. Thực hiện đúng 10 lời thề danh dự và 12 điều kỉ luật khi quan hệ với nhân
dân. Luôn rèn luyện ý chí chiến đấu, khắc phục khó khăn, không sợ hi sinh,
quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
2. Tuyệt đối phục tùng lãnh đạo, chỉ huy chấp hành nghiêm mệnh lệnh, chỉ thị
cấp trên và điều lệnh, điều lệ, chế độ quy định của quân đội.

1
3. Tích cực học tập chính trị, quân sự, văn hóa, khoa học kĩ thuật và pháp luật
để không ngừng nâng cao phẩm chất và năng lực. Rèn luyện thể lực, tác phong
chiến đấu và công tác, sử dụng thành thạo vũ khí, khí tài và các phương tiện kĩ
thuật được trang bị.
4. Giữ gìn đoàn kết nội bộ, đề cao tự phê bình và phê bình; trung thực, bình
đẳng, yêu thương, tôn trọng, bảo vệ, giúp đỡ nhau lúc thường cũng như lúc
chiến đấu

Chức trách 5, 6, 7 trong chức trách quân nhân


5. Giữ gìn vũ khí trang bị, tài sản của quân đội; bảo vệ và tiết kiệm của công,
không tham ô, lãng phí.
6. Tuyệt đối giữ bí mật nhà nước và quân đội, đề cao cảnh giác cách mạng. Nếu
bị địch bắt, quyết một lòng trung thành với sự nghiệp cách mạng, không phản
bội xưng khai.
7. Đoàn kết, bảo vệ và giúp đỡ nhân dân; tôn trọng lợi ích chính đáng và phong
tục tập quán của nhân dân; tuyên truyền và vận động nhân dân chấp hành đường
lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.

Xưng hô trong lễ tiết tác phong quân nhân


1. Quân nhân gọi nhau bằng “Đồng chí” và xưng “Tôi” sau tiếng “Đồng chí”
có thể gọi tiếp cấp bậc, chức vụ, họ tên người mà mình định tiếp xúc. Đối với
cấp trên có thể gọi là “Thủ trưởng”.
2. Nghe gọi đến tên, quân nhân phải trả lời “Có”. Khi nhận lệnh hoặc trao đổi
công việc xong quân nhân pahỉ nói “Rõ”.
3. Trong lúc nghỉ ngơi, quân nhân có thể xưng hô với nhau theo tập quán thông
thường.

Nội dung báo cáo cấp trên trong lễ tiết tác phong quân nhân

1. Khi trực tiếp báo cáo, quân nhân phải chào và tự giới thiệu đầy đủ họ, tên,
chức vụ, đơn vị của mình trên một cấp và và báo cáo theo chức vụ của cấp trên,
khi không biết chức vụ, thì báo cáo theo cấp bậc, báo cáo xong nội dung thì
phải nói “Hết”.
2. Đối với cấp trên trực tiếp khi báo cáo, quân nhân không tự giới thiệu họ, tên,
chức vụ, đơn vị của mình.
2
3. Khi báo cáo qua các phương tiện thông tin, quân nhân phải giới thiệu đủ họ,
tên, cấp bậc, chức vụ, đơn vị của mình. Nghiêm cấm mạo danh, giả mạo cấp
bậc, chức vụ, đơn vị.

Chế độ trong ngày, tuần

+ Chế độ trong ngày: gồm 11 chế độ

- Treo Quốc kì
- Thức dậy
- Thể dục sáng
- Kiểm tra sáng
- Học tập
- Ăn uống
- Bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị
- Thể thao, tăng gia sản xuất
- Đọc báo, nghe tin
- Điểm danh, điểm quân số
- Ngủ nghỉ

+ Chế độ trong tuần:

- Chào cờ duyệt đội ngũ


- Thông báo chính trị
- Tổng vệ sinh doanh trại

Chế độ trong ngày, phân tích chế độ học tập trong giảng đường

- Có: 11 chế độ trong ngày


- Chế độ học tập trong giảng đường
1. Học tập trong hội trường (giảng đường)
a) Người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải kiểm tra quân số, trang phục, chỉ
huy bộ đội vào vị trí. Hô “Nghiêm” và báo cáo giảng viên;

Nếu đơn vị có mang theo vũ khíphải tổ chức khám súng trướcvà quy định nơi
giá (đặt) súng;

3
b) Quân nhân ngồi trong hội trường phải đúng vị trí quy định, tập trung tư tưởng
theo dõi nội dung học tập;

Khi ra hoặc vào lớp phải đứng nghiêm báo cáo xin phép giảng viên. Được
phép mới ra hoặc vào lớp;

c) Sau mỗi tiết hoặc giờ học tập được nghỉ 5 đến 10 phút. Hết giờ nghỉ phải
nhanh chóng vào lớp, tiếp tục nghe giảng. Giảng viên phải chấp hành đúng thời
gian. Nếu giảng quá giờ quy định, phải báo cho người phụ trách lớp học và người
học biết;
d) Hết giờ học, người phụ trách hoặc trực ban lớp hô “Đứng dậy” và hô
“Nghiêm”, báo cáo giáo viên cho xuống lớp, sau đó chỉ huy bộ đội ra về

Chế độ trong ngày, phân tích chế độ học tập ngoài thao trường

- Có: 11 chế độ trong ngày


- Chế độ học tập ngoài thao trường
a) Đi và về phải thành đội ngũ. Thời gian đi và về không tính vào thời gian học
tập. Nếu một lần đi (về) trên một giờ được tính một nửa vào thời gian học tập;
b) Trước khi học tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp học phải tập hợp bộ đội,
kiểm tra quân số, trang phục, vũ khí, học cụ, khám súng, sau đó báo cáo với
giáo viên;
c) Phải chấp hành nghiêm kỉ luật thao trường, tập luyên nơi gần địch phải có kế
hoạch sẵn sang chiến đấu. Súng, đạn, trang bị chưa dung trong luyện tập phải
có người canh gác. Hết giờ luyện tập, người phụ trách hoặc trực ban lớp phải
tập hơp bộ đội, khám súng, kiểm tra quân số, vũ khí, học cụ và các thiết bị
khác, chỉnh đốn hang ngũ, báo cáo giáo viên cho bộ đội nghỉ, sau đó chỉ huy bộ
đội về doanh trại hoặc nghỉ tại thao trường.
Trường hợp có cấp trên của giáo viên ở đó thì giáo viên phải báo cáo cấp trên
trước khi lên, xuống lớp.

Mục đích – Yêu cầu của khen thưởng, xử phạt

Khen thưởng, xử phạt là những quy định có tác dụng rất lớn trong việc duy trì
đơn vị chấp hành nghiêm điều lệnh quân đội và chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên

4
Khen thưởng, xử phạt, nhằm động viên, phát huy mặt tốt, ngăn ngừa sai phạm,
nâng cao tính tổ chức, tính kỉ luật, bảo đảm cho mọi quân nhân, mọi cơ quan, đơn
vị hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, giữ nghiêm kỉ luật quân đội

Nó thúc đẩy phong trào thi đua trong đơn vị; biểu dương người tốt, việc tốt, chỉ
ra những biểu hiện, hành động vi phạm kỉ luật, để kịp thời rút kinh nghiệm và ngăn
ngừa

Thông qua tiến hành công tác khen thưởng, xử phạt, mọi cán bộ, chiến sĩ trong
đơn vị càng tin tưởng vào lãnh đạo, chỉ huy đơn vị. Từ đó tạo ra mối đoàn kết, gắn
bó, giúp đỡ lẫn nhau cùng hoàn thành nhiệm vụ chung của đơn vị

- Yêu cầu; Phải nghiêm minh, chính xác, kịp thời, công bằng dân chủ công khai,
đúng quyền hạn, đúng thủ tục

ĐIỀU LỆNH ĐỘI NGŨ

Động tác bên phải, bên trái quay

Ý nghĩa: Để đổi hướng nhanh chóng, chính xác, giữ được vị trí đứng; là động tác
cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự, thống nhất
đội hình
Khẩu lệnh: “Bên phải (trái); nửa bên phải (trái); …QUAY”.
Quay bên phải, bên trái
Động tác: Làm 2 cử động
Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gối thẳng tự nhiên, lấy gót chân
phải (trái) và mũi bàn chân trái (phải) làm trụ, phối hợp với đà xoay của người
quay toàn thân sang phải (trái) 90 độ, lúc này sức nặng toàn thân dồn vào chân phải
(trái)
Cử động 2: Đưa chân trái (phải) lên thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý:

5
+ Khi nghe dự lệnh, người không chuẩn bị lấy đà trước.
+ Khi đưa chân phải (trái) lên không đưa ngang để dập gót.
+ Tư thế phải vững vàng, không xiêu vẹo, hai tay không vung sang hai bên. Khi
quay hai tay ở tư thế đứng nghiêm.

Động tác ngồi xuống, đứng dậy

Ý nghĩa: Để vận dụng trong khi học tập, nghe nói chuyện ở ngoài trời hoặc
trong hội trường (không có ghế) được trật tự, thống nhất
Động tác:
 Ngồi xuống. Khẩu lệnh: “NGỒI XUỐNG”
Nghe động lệnh “Ngồi xuống”, làm 2 cử động:
- Cử động 1: Chân phải bước chéo qua chân trái, gót chân phải đặt ngang ½ bàn
chân
- Cử động 2: Ngồi xuống hai chân chéo nhau hoặc để rộng bằng vai; hai tay
cong tự nhiên, hai khủy tay đặt trên hai đầu gối, bàn tay trái nắm cổ tay phải,
khi mỏi thì đổi tay
 Đứng dậy. Khẩu lệnh: “ĐỨNG DẬY”. Nghe dứt động lệnh “Đứng dậy”,
làm 2 cử động:
- Cử động 1: Hai chân bắt chéo nhau như khi ngồi xuống, hai tay nắm lại
chống xuống đất (mu bàn tay hướng về trước), cổ tay thẳng, phối hợp hai chân
đẩy người đứng dậy
- Cử động 2: chân phải đưa về thành tư thế đứng nghiêm
Chú ý:
Ngồi ngay ngắn, không di chuyển vị trí
Đứng dậy, không cúi người

Động tác đi đều, đứng lại

- Động tác đi đều

Ý nghĩa: Dùng khi di chuyển đội hình, di chuyển vị trí có trật tự biểu hiện sự
thống nhất, hùng mạnh, trang nghiêm của quân đội
6
Khẩu lệnh: “Đi đều…BƯỚC”.

Động tác: Làm 2 cử động

Cử động 1: Chân trái bước lên cách chân phải 75cm (tính từ gót chân này đến
gót chân kia), đặt gót chân rồi đến cả bàn chân xuống đất, sức nặng toàn thân dồn
vào chân trái, đồng thời giơ tay phải đánh ra phía trước, khuỷu tay gập lại và nâng
lên, cánh tay trên tạp với thân người một góc 60 độ, cánh tay dưới thành đường
thăng bằng, song song với mặt đất, cách thân người 20cm có độ dừng, nắm tay úp
xuống. khớp xương thứ ba ngón tay trở cao ngang mép dưới và thẳng với cúc túi
áo ngực bên trái, (đối với sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ: khi mặc áo quân
phục thường dùng mùa hè, mép trên cánh tay dưới cao ngang với mép dưới cúc áo
thứ hai từ trên xuống; khi mặc áo quân phục thường mùa đông, mép dưới của cánh
tay dưới cao ngang với mép trên cúc áo thứ hai từ trên xuống. Cánh tay cách thân
người 20cm, khớp xương thứ ba ngón tay trỏ thẳng đường triết ly ngực áo bên trái.
Đối với hạ sĩ quan, sĩ quan nữ, cơ bản như sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nữ,
chỉ khác mép trên của cánh tay dưới cao ngang mép dưới cúc áo thứ ba tính từ trên
xuống). Tay trái đánh về phía sau cánh tay thẳng, sát thân người, hợp với thân
người một góc 45 độ có độ dừng, long bàn tay quay vào trong. Mắt nhìn thẳng

Cử động 2: Chân phải bước lên cách chân trái 75cm, tay trái đánh ra phía trước
như tay phải ở cử động 1 (chỉ khác khớp xương thứ ba ngón tay trỏ cao ngang mép
dưới và thẳng với cúc túi áo ngực bên phải, đối với quân nhân nữ, khớp xương thứ
ba ngón tay trỏ thẳng đường chiết li với ngực áo bên phải), tay phải đánh ra phía
sau như tay phải ở cử động 1. Cứ như vậy, chân nọ tay kia tiếp tục bước với tốc độ
106 bước trong 1 phút.
Chú ý:
+ Khi đánh tay ra phía trước phải giữ đúng độ cao
+ Đánh tay ra phía sau, không đánh tay sang hai bên, thẳng tự nhiên
+ Giữ đúng độ dài mỗi bước và tốc độ đi
+ Người ngay ngắn, không nghiêng ngả, gật gù, liếc mắt nhìn xung quanh, không
nói chuyện
+ Mắt nhìn thẳng, nét mặt tươi vui, phấn khởi
- Đứng lại
Ý nghĩa: Để dừng lại được nghiêm chỉnh, trật tự, thống nhất vẫn giữ được đội
hình

7
Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI – ĐỨNG”
Khẩu lệnh hô rơi vào chân phải, làm 2 cử động
Cử động 1: Chân trái bước lên 1 bước
Cử động 2: Chân phải đưa lên ngang với chân trái, hai tay đưa về thành tư thế
nghiêm
Chú ý: Chân phải đưa lên không đập ngang

Động tác giậm chân, đứng lại


Ý nghĩa: Để điều chỉnh đội hình trong khi đi được nhanh chóng và trật tự
a) Giậm chân
Khẩu lệnh: “GIẬM CHÂN – GIẬM”
Động tác:
Chân trái nhấc lên, đầu bàn chân cách mặt đất 30cm; Tay phải đánh ra trước, tay
trái đánh về sau như đi đều. Cứ như vậy chân nọ tay kia phối hợp nhịp nhàng giậm
chân tại chỗ
b) Đứng lại
Khẩu lệnh: “ĐỨNG LẠI – ĐỨNG”
Đang đi đều nghe động lệnh hô rơi vào chân phải
Cử động 1: chân trái bước lên một bước rồi dừng lại
Cử động 2: Chân phải đặt xuống hai gót chân sát nhau, đồng thời tay đưa về thành
tư thế đứng nghiêm
Chú ý: Không nghiêng người, không lắc vai

You might also like