You are on page 1of 20

LỊCH SỬ NHÀ NƯỚC

VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM


Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt

11
v1.0015104206
BÀI 4
NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT NGÔ, ĐINH,
TIỀN LÊ – GIAI ĐOẠN CỦNG CỐ
NỀN ĐỘC LẬP VÀ BƯỚC ĐẦU XÁC LẬP
NHÀ NƯỚC TRUNG ƯƠNG TẬP QUYỀN
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Nguyệt

v1.0015104206 2
MỤC TIÊU BÀI HỌC

• Phân tích để thấy được cách thức tổ chức chính


quyền ở trung ương và địa phương trong các giai
đoạn: Ngô – Đinh – Tiền Lê.
• Khái quát được thành tựu pháp luật thời Ngô – Đinh –
Tiền Lê.
• Chỉ ra được kỹ thuật lập pháp và các hình thức pháp
luật thời kỳ này.
• Chỉ ra một số nội dung cơ bản và nét đặc sắc trong kỹ
thuật lập pháp trong một số lĩnh vực pháp luật thời kỳ.

v1.0015104206 3
CÁC KIẾN THỨC CẦN CÓ

Để học được tốt môn học này, người học phải học xong
môn Lý luận Nhà nước và pháp luật Việt Nam.

v1.0015104206 4
HƯỚNG DẪN HỌC

• Đọc tài liệu tham khảo.


• Thảo luận với giảng viên và các sinh viên khác
về những vấn đề chưa nắm rõ.

v1.0015104206 5
CẤU TRÚC NỘI DUNG

4.1. Tổ chức bộ máy nhà nước

4.2. Tình hình pháp luật

v1.0015104206 6
4.1. TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC

4.1.1. Chính quyền 4.1.2. Chính quyền


trung ương địa phương

4.1.3. Quân đội

v1.0015104206 7
4.1.1. CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG

• Chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô Quyền

Sở hữu ruộng đất tập thể chiếm đa số,


sở hữu tư nhân có tồn tại nhưng chỉ
chiếm một số ít.

Các điều kiện


về kinh tế

Về quan hệ bóc lột, Công xã phải nộp


tô thuế cho nhà nước.

v1.0015104206 8
4.1.1. CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG (tiếp theo)

• Chính quyền độc lập tự chủ từ họ Khúc đến Ngô Quyền

Hệ quả từ các quan hệ kinh tế trên


đây nên xã hội hình thành 3 tầng
lớp: Quý tộc, quan lại, thổ hào giàu
có đứng đầu những vùng khác nhau.
Các điều kiện
về xã hội

Nông dân công xã và nô tỳ tồn tại.

v1.0015104206 9
4.1.1. CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG (tiếp theo)
• Chính quyền nhà Ngô:
 Sau chiến thắng Bạch Đằng năm 938, Ngô Quyền xây dựng chính quyền nhà
Ngô đóng đô ở Cổ Loa.
 Về tổ chức nhà nước: Ngô Quyền đặt ra các chức quan văn – võ, quy định lễ
nghi trong triều và màu sắc trang phục. Sử sách còn ghi chép rất ít về bộ máy
chính quyền họ Ngô, nhưng các sử gia nhìn nhận là bộ máy còn giản đơn, hoạt
động chưa được thể chế hóa.
• Chính quyền nhà Đinh:
 Sau khi dẹp loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi, xây dựng chính quyền nhà
Đinh, đổi tên nước là Đại Cồ Việt.
 Đứng đầu là vua, giúp việc cho vua có các quan chia hai ngạch quan văn và võ,
có sự phân công rõ ràng ở các lĩnh vực: Chính trị, quân sự, luật pháp, tôn giáo…
 Đinh Bộ Lĩnh chia đất nước thành 10 đạo, không có tài liệu nào cho thấy tên các
đạo và cấp chính quyền dưới đạo.

v1.0015104206 10
4.1.1. CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG (tiếp theo)

• Chính quyền Tiền Lê:


 Năm 979, Đinh Tiên Hoàng và Đinh Liễn bị ám sát, Lê Hoàn lên ngôi vua và bắt
đầu xây dựng chính quyền Tiền Lê.
 Bộ máy chính quyền trung ương nhà Lê mô phỏng cách bố trí quan lại của nhà
Tống Trung Quốc. So với triều Đinh, triều Lê có thêm nhiều chức quan mới và
bắt đầu tiến hành việc phong tước, coi trọng hơn trật tự lễ nghi.

v1.0015104206 11
4.1.2. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG

• Chính quyền địa phương triều Ngô:


 Vẫn phỏng theo bộ máy của chính quyền Trung Hoa trước đây (do thời gian nắm
quyền ngắn ngủi).
 Những người đứng đầu các châu là Thứ sử.
 Các đơn vị bên dưới kế thừa từ thời Tự chủ gồm có giáp, xã. Đứng đầu giáp là
Quản giáp và Phó tư giáp, đứng đầu xã là hai người lệnh trưởng, Chính và Tá.
• Chính quyền địa phương triều nhà Đinh:
 Cấp đạo: Trong các bộ sử cũ, chỉ có Khâm định Việt sử thông giám cương mục
chép rằng Đinh Tiên Hoàng chia nước làm 10 đạo, nhưng không ghi chép rõ tên
và vị trí các đơn vị hành chính. Các bộ sử khác không ghi chép điều này.
Tuy nhiên, Đại Việt sử ký toàn thư lại ghi sự kiện: Đổi 10 đạo làm lộ, phủ, châu
thời Tiền Lê. Như vậy có thể thừa nhận nước Đại Cồ Việt chia làm 10 đạo trong
thời Đinh.
 Dưới đạo là cấp giáp và xã: Đứng đầu giáp là Quản giáp, Phó tri giáp; đứng đầu
xã là Chánh lệnh trưởng và Tá lệnh trưởng.

v1.0015104206 12
4.1.2. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo)

• Chính quyền địa phương nhà Tiền Lê:


 Có xu hướng trở lại hệ thống tổ chức hành chính địa phương thời Khúc Hạo. Sử
sách không ghi chép một cách cụ thể, nhưng nhìn chung vẫn tồn tại các cấp: Lộ,
Phủ, Châu, Giáp (hương) và Xã.
 Qua sự phản ánh của sử sách cũng cho thấy, các triều đại đều rất chú trọng
đến cấp hành chính cơ sở, vì các công xã nông thôn là cơ sở kinh tế – xã hội của
cả nước.

v1.0015104206 13
4.1.2. CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG (tiếp theo)

An Nam
Khúc – Ngô Khúc – Ngô Khúc – Ngô
đô hộ phủ

Châu Lộ Đạo Lộ

Huyện Phủ Phủ

Hương Châu Châu

Giáp –
Xã Giáp Giáp Hương

Châu Xã Xã

v1.0015104206 14
4.1.3. TỔ CHỨC QUÂN ĐỘI

• Tổ chức quân đội được đặc biệt chú trọng.


• Năm 980, Lê Đại Hành cho điểm dân làm binh lính, chia ngạch quân 10 đạo và điểm
dân đinh làm lính.
• Thiết lập Thập đạo quân thể hiện lực lượng vũ trang toàn dân, gồm lực lượng dân
binh rộng rãi với đội quân thường trực. Đây là nét độc đáo trong quân đội thời này.
• Tổ chức quân sự gắn liền với tổ chức hành chính trong chế độ Thập đạo quân, lực
lượng vũ trang được chia làm 5 cấp “đạo, quân, lữ, tốt, ngũ”.
• Ở trung ương có quân đội thường trực, có nhiệm vụ canh phòng bảo vệ kinh đô.

v1.0015104206 15
4.2. TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT

4.2.2. Hình thức


4.2.1. Khái quát chung
và nội dung
về tình hình pháp luật
của pháp luật

v1.0015104206 16
4.2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH PHÁP LUẬT

• Pháp luật thời Ngô, Đinh, Tiền Lê được phản ánh rất ít
trong Đại Việt sử kí toàn thư và một số tài liệu.
• Pháp luật thời kì này còn tương đối sơ khai, đơn giản,
sơ sài và phiến diện. Pháp luật chưa được phát triển
nhiều, bởi giai đoạn này đang tập trung cho việc bình
định chống cát cứ và chống ngoại xâm.

v1.0015104206 17
4.2.2. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT

Tuy với nguồn sử liệu ít ỏi, nhưng qua đó cũng hình dung một số nét về pháp luật thời
kỳ này như sau:
• Pháp luật tồn tại với những hình thức:
 Luật thành văn: Theo Đại Việt sử ký toàn thư, năm 1002, Lê Hoàn bắt đầu định
luật lệ, và cho rằng thời đó đã có luật thành văn. Có ý kiến cho rằng, Lê Hoàn có
ý định ban hành một bộ luật nhưng chưa thực hiện được.
 Tập quán chính trị.
 Luật tục: Lệ làng xã cổ truyền.

v1.0015104206 18
4.2.2. HÌNH THỨC VÀ NỘI DUNG PHÁP LUẬT (tiếp theo)

• Nội dung pháp luật:


 Những pháp luật thành văn và tập quán chính trị chủ yếu xác lập và điều chỉnh
một số lĩnh vực về quan chế, quân sự để trấn áp những kẻ chống đối, nhà Đinh
dùng những hình phạt khốc liệt như đặt vạc lớn ở sân triều, nuôi hổ dữ trong cũi
và quy định: ai có tội sẽ bỏ vào vạc nấu hay cho hổ ăn.
 Đến thời Lê, theo lời của Tống Cảo (sứ giả nhà Tống), quan lại tả hữu có lỗi nhỏ
cũng bị giết, hoặc đánh từ 100 đến 200 roi. Quan lại giúp việc, ai hỏi có điều gì
làm phật ý quan trên cũng đánh từ 30 đến 50 roi, truất xuống làm gác cổng.
 Đến thời Lê Long Đĩnh, nhà vua áp dụng những hình phạt giết người dã man tàn
bạo như thiêu người, xẻo thịt cho chết dần (lăng trì), giam người vào nhà tù dưới
nước (thủy lạo), bắt trèo cây rồi đẩn cho cây đổ…
 Trong khi những lệ làng cổ truyền có hiệu lực không gian rộng khắp điều chỉnh
quan hệ trong lĩnh vực ruộng đất, hôn nhân, gia đình.
 Nhìn chung pháp luật thời kì này khá hà khắc đối với các thế lực cát cứ, chống đối.
Những hình phạt tàn bạo không phải đặt ra để trừng trị toàn thể nhân dân.

v1.0015104206 19
TÓM LƯỢC CUỐI BÀI

Trong bài học này, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu các nội
dung: Tổ chức bộ máy nhà nước và tình hình pháp luật Ngô,
Đinh, Tiền Lê giai đoạn củng cố nền độc lập và bước đầu xác
lập nhà nước trung ương tập quyền.

v1.0015104206 20

You might also like