You are on page 1of 15

I.

KHÁI QUÁT VỀ CTCP THIẾT BỊ Y TẾ VIỆT NHẬT


1. Giới thiệu chung về Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật
Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh cấp năm 2010 trên cơ sở CP hóa Công ty TNHH Thiết bị Y Tế Việt
Nhật. Công ty là đại diện của Tập đoàn Hitachi-Nhật Bản, chuyên phân phối, bảo
hành, sửa chữa các thiết bị chẩn đoán hình ảnh công nghệ hiện đại, chất lượng cao
của hãng. Hiện tại, Công ty hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Trải
qua 13 năm hoạt động, Công ty CP Thiết bị Y tế Việt Nhật (JVC) đã xây dựng
được những lợi thế nhất định như thiết lập được quan hệ truyền thống với mạng
lưới các bệnh viện trong cả nước và là đại lý phân phối chính thức của các hãng
thiết bị y tế hàng đầu thế giới. JVC đang ngày càng khẳng định vị thế là một trong
những doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành Thiết bị Y tế với việc liên tục huy động
vốn và đầu tư mở rộng quy mô doanh nghiệp, cả về vốn chủ sở hữu, tài sản và
doanh thu. Hiện, JVC đã cung cấp, lắp đặt hàng nghìn hệ thống máy móc thiết bị y
tế chuyên dùng hiện đại, đặc biệt là các hệ thống thiết bị dùng trong chẩn đoán
hình ảnh như: Hệ thống chụp cộng hưởng từ, Hệ thống chụp cắt lớp điện toán, Hệ
thống X-quang, Hệ thống X-quang số hóa, Hệ thống siêu âm… Đến nay, công ty
đã phát triển được một mạng lưới khách hàng rộng khắp, cung cấp sản phẩm và
dịch vụ tới hầu hết các tỉnh thành trong cả nước.
2. Lịch sử hình thành:
Công ty CP Thiết bị Y tế Việt nhật, được thành lập vào ngày 27/09/2001 với
ngành nghề kinh doanh chính là mua bán, cho thuê Thiết bị y tế, lắp đặt, sửa chữa,
bảo trì Thiết bị y tế. Trong những ngày đầu thành lập, vốn điều lệ của Công ty là 6
tỷ đồng, nhân sự công ty chỉ có 05 người bao gồm lãnh đạo công ty, kế toán, kinh
doanh, và kỹ thuật.
Năm 2002 Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật chính thức trở thành đại
lý độc quyền về thiết bị y tế của Công ty Hitachi Medical System tại Việt Nam,
chuyên cung cấp các dòng sản phẩm chính máy cộng hưởng từ (MRI), máy chụp
cắt lớp vi tính (CT –scanner system), máy Xquang (X-ray system), máy siêu âm
(Ultrasound-scanner system),
Năm 2003 Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật trở thành nhà phân phối
thiết bị cho một số hãng nổi tiếng trên thế giới như Nemoto (máy bơm thuốc cản
quang/cản từ tự động), ELK (máy in, máy đo huyết áp tự động…), KINKY
Roentgen (máy X - quang răng…).
Năm 2004-2005 Công ty TNHH Thiết Bị Y tế Việt Nhật được tập đoàn
Toray Medical lựa chọn là nhà phân phối thiết bị máy thận nhân tạo tại Việt Nam
Số nhân viên của công ty vào thời điểm này là 73 người theo nhu cầu sản xuất kinh
doanh mới.
Năm 2006 Căn cứ vào nhu cầu mở rộng hoạt động kinh doanh, Công ty Việt
Nhật mở thêm Văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2007 Tháng
05/2007, Công ty TNHH Thiết Bị Y Tế Việt Nhật đã nghiên cứu thành công và
cho ra mắt hệ thống xe khám bệnh lưu động đầu tiên tại Việt Nam. Trên xe có gắn
các thiết bị y tế hiện đại: Siêu âm, X-quang kỹ thuật số, máy xét nghiệm…
Tháng 07/2007, Công ty TNHH Thiết bị Y Tế Việt Nhật ký hợp đồng phân
phối với
Carestream Kodax trở thành nhà phân phối X-quang kỹ thuật số DR/CR, máy in và
vật tư đi kèm
Cũng trong năm này, Công ty trở thành nhà phân phối của hãng Fuji, chuyên
cung cấp các sản phẩm hệ thống đọc và xử lý. hình ảnh X-quang kỹ thuật số tại
Việt Nam.
Năm 2008 Công ty Việt Nhật hoàn thành xong Trung tâm kỹ thuật cao tại
22- Nguyễn Bỉnh Khiêm- Hà Nội liên kết với Bệnh viện hiện y học cổ truyền TW.
Tại trung tâm, công ty đã đầu tư máy thận nhân tạo, máy Cộng hưởng từ, máy xét
nghiệm lâm sàng, máy nội soi để phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
3. Ngành nghề kinh doanh:
- Đại lý buôn bán thiết bị và dụng cụ y tế
- Lắp đặt, sửa chữa, bảo trì thiết bị y tế
- Sản xuất, lắp ráp thiết bị y tế
- Cho thuê, khai thác thiết bị y tế
- Buôn bán hang điện, điện tử và thiết bị điện tử, thiết bị bưu chính viễn thông,
máy tính và thiết bị có liên quan, công nghệ tin học, phần mềm ứng dụng tin học
liên quan đến thiết bị y tế.
- Sản xuất, lắp ráp, gia công trong nước và xuất khẩu
- Kinh doanh phòng khám đa khoa.
II/ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CÔNG TY CP THIẾT BỊ Y TẾ
VIỆT NHẬT:
1/ Bảng cân đối kế toán: Đvt: 1.000.000đ
CHỈ TIÊU 2022 2021
A TÀI SẢN NGẮN HẠN 382.148 321.081
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 6.367 10.416
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 168.843 122.247
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 139.281 115.137
IV. Hàng tồn kho 64.849 70.793
V. Tài sản ngắn hạn khác 2.806 2.486
B TÀI SẢN DÀI HẠN 204.874 279.447
I. Các khoản phải thu dài hạn 997 45.853
II. Tài sản cố định 136.055 160.395
III. Tài sản dở dang dài hạn (378) 1.271
IV. Đầu tư tài chính dài hạn 56.028 62.028
V. Tài sản dài hạn khác 12.172 9.898
CỘNG TÀI SẢN 587.023 600.528
C NỢ PHẢI TRẢ 145.738 175.552
I. Nợ ngắn hạn 141.890 164.591
II. Nợ dài hạn 3.848 10.960
D VỐN CHỦ SỞ HỮU 441.284 424.976
I. Vốn chủ sở hữu 441.284 424.976
1. Vốn góp của CSH 1.125.001 1.125.001
2. Thăng dư vốn cổ phần 402.288 402.288
3. Quỹ đầu tư phát triển 19.211 19.211
4. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối (1.105.407) (1.121.752)
5. Lợi ích cổ đông không kiểm soát 190 227
CỘNG NGUỒN VỐN 587.023 600.528

- Tỷ số về khả năng thanh toán nợ:


1) Tài sản ngắn hạn/ Nợ ngắn hạn: 382:141 = 2.7>1
2) ( Tài Sản Ngắn hạn – Hàng tồn kho) : Nợ Ngắn hạn = (382-64):141 = 2.2>1
Chỉ tiêu này thể hiện được năng lực thanh toán của doanh nghiệp. Đây là chỉ
tiêu đươc nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, người cung
cấp nguyên vật liệu…..họ luôn đặt ra câu hỏi liệu rằng doanh nghiệp có đủ khả
năng trả các món nợ tới hạn không.
Khả năng thanh toán của doanh nghiệp phản ảnh mối quan hệ tài chính giữa
các khoản có khả năng thanh toán trong kì với các khoản phải thanh toán trong kì,
đồng thời thể hiện rõ chất lượng công tác tài chính. Tại thời điểm doanh nghiệp
không đủ khả năng thanh toán đó sẽ là dấu hiệu đầu tiên của khó khăn tài chính,
quan trọng hơn có thể dẫn tới phá sản.
Qua tỷ số về khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp ta nhận thấy hiện tại khả
năng thanh toán nợ vẫn đang được duy trì tốt.
- Hệ số cơ cấu Nguồn Vốn:
1) Hệ số nợ:
Nợ Phải Trả / Tổng Nguồn Vốn = 145:587 = 24%
Hệ số nợ của công ty cho thấy công ty có thể chưa quản lý sử dụng tốt nợ vay
2) Hệ số VCSH
Tổng VCSH/Tổng Tài sản = 441/587 = 75%
Doanh nghiệp sử dụng VCSH nhiều, ít sử dụng vốn vay nên khả năng thanh
toán tương đối ổn định. Doanh nghiệp vẫn hoạt đông doanh thu tương đối ổn định
và phát triển. Nếu cty giải quyết được món nợ khó đòi hiện tại thì khả năng cty sẽ
phát triển trong tương lai.
Doanh nghiệp này là một doanh nghiệp thương mại thuần túy chủ yếu nhập
hàng về và phân phối lại. Theo báo cáo tài chính chúng ta thấy doanh nghiệp có 1
KPT khó đòi rất lớn (110 tỷ)
Vậy chúng ta có thể hình dung doanh mục KH của công ty đang có vấn đề bán
hàng nhưng không thu tiền được dẫn đến khả năng mất vốn cao. Ảnh hưởng rất lớn
đến lợi nhuận của cty
Quan điểm cá nhân: thời điểm cty bán hàng là thời điểm dịch covid 19 diễn ra ,
cty cung ứng vật tư cho các bệnh viện và các đối tác. Nhưng sau covid 19 lắng
xuống một số chính sách mới của nhà nước liên quan đến việc đấu thầu và cơ chế
đấu thầu ở một số bệnh viện. Dẫn đến có quy trình của các bệnh viện sai và trái với
QĐ pháp luật dẫn đến vướng pháp lý các lô hàng dẫn đến tranh chấp kéo dài.8
Tình hình kinh doanh của công ty cũng gặp nhiều khó khăn, các khoản phải thu,
các khoản trả trước đa số đều trích lập dự phòng gần bằng số phải thu, chứng tỏ
100% các khoản đó sẽ không thu được.
II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH:
CHỈ TIÊU 2022 2021
1. DT thuần bán hàng& cung cấp dịch vụ 396.208 302.462
2. Giá vốn hàng bán 306.671 262.391
3. Lợi nhuận gộp về BH và cung cấp DV 89.537 40.070
4. Chi phí bán hang 50.383 37.031
5. Chi phí quản lý doanh nghiệp 39.226 18.358
6. Lợi nhuận thuần từ HĐ kinh doanh 8.532 (5.916)
7. Lợi nhuận khác 8.676 3.043
8. Lợi nhuận kế toán trước thuế 17.208 (2.873)
9. Lợi nhuận kế toán sau thuế 16.472 (2.918)
10.Lợi nhuận sau thuế cty mẹ 16.509 (2.918)
11.LN sau thuế của cổ đông không ksoat (36) 0
12. Lãi cơ bản trên cổ phiếu 146 (24)

Công tác bán hang tốn nhiều chi phí hơn các năm trước, đồng thời chi phí lãi vay
tăng, doanh nghiệp vay vốn từ bên thứ 3 để đầu tư kinh doanh nhưng không hiệu
quả, cho thấy sự yếu kém trong việc quản lý chi phí của doanh nghiệp.

Theo đó, trong năm 2022 (niên độ kế toán 1/4/2022 - 31/3/2023), JVC đặt kế
hoạch doanh thu 500 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 25 tỷ đồng. Được biết, năm
2021, Công ty ghi nhận lợi nhuận sau thuế lỗ 29,97 tỷ đồng, đây là năm lỗ thứ 2
liên tiếp.
Theo tìm hiểu, JVC nhiều năm không hoàn thành kế hoạch kinh doanh. Trong đó,
đặc biệt lỗ 2 năm liên tiếp 2020 (lỗ 76,7 tỷ đồng) và năm 2021 (lỗ 29,97 tỷ đồng).
Tính tới 31/3/2022, tổng lỗ luỹ kế lên tới 1.121,8 tỷ đồng, bằng 99,7% vốn điều lệ.
Công ty định hướng chuyển dịch dần thành Công ty thương mại - dịch vụ bằng
việc cung cấp các dịch vụ về y tế, chăm sóc sức khoẻ toàn diện; xử lý dứt điểm các
tồn đọng về tài chính, công nợ, pháp lý.
Thêm nữa, Thiết bị Y tế Việt Nhật vừa cho biết, sẽ dừng triển khai việc chào bán
riêng lẻ cổ phiếu được thông qua ngày 10/12/2021 tại Đại hội cổ đông thường niên
năm 2021 với lý do thay đổi kế hoạch và nhu cầu sử dụng vốn của Công ty tại thời
điểm hiện nay, nên HĐQT nhận thấy việc thực hiện phương án chào bán cổ phiếu
riêng lẻ chưa cần thiết.
Trước đó, tại Đại hội cổ đông thường niên năm 2021, Công ty dự kiến phát hành
20 triệu cổ phiếu riêng lẻ với giá 10.000 đồng/cổ phiếu để huy động 200 tỷ đồng.
Trong đó, Công ty dự kiến dùng 100 tỷ đồng bổ sung vốn lưu động, 50 tỷ đồng trả
nợ vay ngân hàng và 50 tỷ đồng góp vốn vào CTCP Đầu tư Công nghệ Y tế Việt
Nhật.
Hồi cuối tháng 6, JVC mới công bố BCTC kiểm toán 2021. Lỗ sau thuế công ty
mẹ cáo cáo ở mức gần 30 tỷ đồng, gấp 5,4 lần so với mức báo cáo tự lập. Theo giải
trình của công ty, lợi nhuận gộp sau kiểm toán giảm 22,8% phần lớn do giá vốn
hàng bán đã tăng 12 tỷ đồng (3,6%). Kiểm toán đề nghị không hoàn nhập chi phí
dự phòng giảm giá hàng tồn kho 10,5 tỷ đồng.
Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 5,9%, do BCTC kiểm toán năm trước ghi nhận
bổ sung chi phí trích lập dự phòng khoản phải thu khác, dự phòng trả trước cho
người bán tăng tỷ lệ trích lập theo tuổi nợ.
Lỗ thuần tăng thêm 12,9 tỷ đồng lên mức 25,7 tỷ đồng. Khoản lợi nhuận khác
chuyển từ lãi gần 7 tỷ đồng thành lỗ 3,7 tỷ đồng do chi phí khác tăng đến 785,5% -
tương ứng 10,3 tỷ đồng. Nguyên nhân là công ty mẹ ghi nhận bổ sung chi phí tổn
thất từ hợp đồng hợp tác kinh doanh với CTCP Khám chữa bệnh Tâm An để đầu tư
xây dựng và vận hành phòng khám đa khoa quốc tế tại phố Nam Cao, phường
Giảng Võ, quận Ba Đình, Hà Nội. Dự án này đầu tư chưa được 1 năm nhưng do
vướng mắc giữa ban quản lý dự án và cư dân nên để hạn chế tổn thất, các bên
thống nhất ngưng triển khai và ghi nhận chi phí tổn thất theo tỷ lệ tương ứng.
Thiết bị Y tế Việt Nhật đánh giá các thay đổi trên làm khoản lỗ ròng sau kiểm toán
tăng thêm 24,4 tỷ đồng lên mức 29,9 tỷ đồng. Chính vì lý do trên, công ty sẽ không
trả cổ tức trong năm 2021.
lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tính đến ngày 31/3/2022 là âm 1.091,8 tỷ đồng
và kiểm toán tiếp tục đưa ra ý kiến ngoại trừ tại Báo cáo tài chính kiểm toán năm
2020.
Ngoài ra, HOSE thông báo giữ nguyên diện kiểm soát đối với cổ phiếu JVC do tổ
chức kiểm toán có ý kiến ngoại trừ đối với báo cáo tài chính hợp nhất năm đã được
kiểm toán trong 2 năm liên tiếp (năm 2019 và năm 2020).
Về tình hình kinh doanh, theo BCTC hợp nhất quý 4 (niên độ từ 1/1/2022 -
31/3/2022) đã công bố, JVC ghi nhận doanh thu thuần 88 tỷ đồng, giảm 5% so với
cùng kỳ. Nhờ giá vốn giảm mạnh nên lợi nhuận gộp cuối quý tăng lên 12,4 tỷ
đồng.
Tuy nhiên, gánh nặng chi phí khiến JVC tiếp tục báo lỗ 2,6 tỷ đồng, giảm mạnh so
với con số lỗ gần 23 tỷ đồng cùng kỳ.
Kết quả kinh doanh không có nhiều điểm khởi sắc, tình hình thu hồi công nợ vẫn
trì trệ, nhưng cổ phiếu JVC lại luôn là "hàng nóng" trên thị trường với khối lượng
giao dịch trung bình mỗi phiên hơn 1 triệu đơn vị.
IV.Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ
Hai trong số các báo cáo tài chính mà mọi công ty cần phải chuẩn bị là Báo cáo kết
quả hoạt động kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền mặt. Báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh cho thấy lợi nhuận hoặc thu nhập ròng của công ty. Báo cáo lưu
chuyển tiền mặt cho thấy tình hình tiền mặt của công ty.
Một chủ doanh nghiệp cần phải nhìn vào hai năm cuối cùng của bảng cân đối kế
toán của công ty và so sánh sự khác biệt giữa hai bảng đó để phát triển các báo cáo
lưu chuyển tiền mặt. Với thông tin từ báo cáo kết quả kinh doanh, chẳng hạn như
lợi nhuận, lỗ và khấu hao, cũng như thông tin từ bảng cân đối kế toán, đặc biệt là
việc tài sản và nợ hiện tại đã thay đổi như thế nào, bạn có thể phát triển các báo cáo
lưu chuyển tiền mặt của mình.
PHÂN TÍCH BÁO CÁO LƯU CHUYỂN TIỀN TỆ
Đơn vị: VNĐ
M
S CHỈ TIÊU CÁC NĂM
LŨY KẾ LŨY KẾ
    NĂM 2022 NĂM 2021 2022 2021
I. Lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động
  kinh doanh
1. Lợi nhuận
01 trước thuế: 2.216.123.946 201.592.561 17.171.230.973 548.690.727
2. Điều chỉnh cho
  các khoản:        
- Khấu hao tài sản
cố định và bất
02 động sản đầu tư: 12.175.516.981 20.169.926.497 38.865.940.967 62.885.826.035

- Các khoản dự (23.602.103.050


03 phòng 3.037.600.591 (3.541.199.168) (5.423.577.781) )
04 - Lãi, lổ chênh
lệch, tỷ giá hối
đoái do đánh giá
lại các khoản mục
tiền tệ có gốc
ngoại tệ 183.308.261 241.463.827 - 191.728.134

- Lãi, lỗ từ hoạt (12.591.357.867


'04 động đầu tư 2.774.111.449 (9.955.864.084) (6.581.127.013) )

'05 - Chi phí lãi vay 625.820.070 958.053.577 2.327.960.015 3.266.272.798


3. Lợi nhuận từ
hoạt động kd
trước thay đổi vốn
'08 lưu động 21.012.481.298 8.073.973.210 46.423.427.161 30.699.056.777

- Tăng giảm các (16.571.301.234 (10.439.990.057


'09 khoản thu ) ) 21.140.110.446 (495.414.625)

- Tăng/ giảm hàng (16.307.146.562


'10 tồn kho ) 2.732.398.623 12.588.549.712 (7.350.412.053)
- Tăng/ giảm các
khoản phải trả
không kể các
khoản vay phải
trả, thuế TNDN
'11 phải nộp 11.072.724.146 27.746.437.704 (12.121.170.916) 23.700.446.529
- Tăng/ giảm chi
'12 phí trả trước (718.626.444) (2.176.170.465) (1.745.903.014) (1.808.507.230)
- Tiền lãi vay đã
'14 trả (628.349.440) (883.652.272) (2.511.374.348) (3.114.255.228)
4. Lưu chuyển
tiền thuần từ HD
20 kd (2.140.218.236) 25.052.996.743 63.773.639.041 41.630.914.170

  II. Lưu chuyển tiền từ hoạt động      


đầu tư

1. Tiền chi mua


sắm, XD TSCĐ (10.724.092.932 (21.084.908.606
và các tài sản dài ) )
21 hạn khác: (3.904.139.032) (18.687.694.591)
2. Tiền thu từ
thanh lý, nhượng
bán TSCĐ và các
tài sản dài hạn
22 khác 5.666.687.490 1.301.108.898 5.995.613.854 1.301.108.898
3. Tiền chi cho
vay, mua các (50.300.000.000 (40.500.000.000 (200.800.000.000 (64.560.000.000
công cụ nợ của ) ) ) )
23 đơn vị khác
4. Tiền thu hồi
cho vay, mua các
công cụ nợ của
24 đơn vị khác 55.780.009.623   161.203.144.507 36.364.602.740
5. Tiền chi đầu tư
góp vốn vào đơn
25 vị khác - (3.100.000.000) (11.076.258.657) (310.000.000)
6. Tiền thu lãi cho
vay, cổ tức và lợi
27 nhuận được chia (3.246.614.910) 3.011.650.092 6.327.059.464 5.992.037.325
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt (43.191.380.042 (45.087.159.643
30 động đầu tư (2.824.010.729) ) (57.038.135.423) )
III. Lưu chuyển tiền từ hđ tài
  chính      
1. Tiền thu từ đi
33 vay 8.180.340.167 31.544.965.603 71.068.166.462 95.658.563.550
34 2. Tiền trả nợ gốc
vay (6.629.414.784) (15.976.340.888 (96.290.487.204
) (83.005.047.091) )
Lưu chuyển tiền
thuần từ hoạt
40 động tài chính 1.550.925.383 15.568.624.715 (11.936.880.629) (631.923.654)
Lưu chuyển tiền
50 thuần trong kỳ (3.413.303.582) (2.569.758.584) (5.201.377.011) (4.088.169.127)
Tiền và tương
60 đương tiền đầu kỳ 7.929.370.109 4.994.958.193 9.717.443.538 6.513.368.736
Tiền và tương
đương tiền cuối
70 kỳ 4.516.066.527 2.425.199.609 4.516.066.527 2.425.199.609

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được trình bày theo 3 hoạt động, sau đây:
1.Hoạt động kinh doanh: bao gồm các khoản lợi nhuận, khấu hao, biến động
hàng tồn kho, biến động khoản phải thu…, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh yêu
cầu phải dương trong hoạt động của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tiền thu từ bán hàng hóa dịch vụ – Tiền chi từ bán hàng hóa dịch vụ = Lưu chuyển
tiền thuần từ hoạt động kinh doanh:
Năm 2021: 15.568.624.715; Năm 2022: 1.550.925.383 giảm 0.9% ta thấy Khi
dòng tiền hoạt động kinh doanh âm từ 1-2 năm thì chúng ta cũng tạm chấp nhận
được vì thời điểm này trong năm dịch bệnh Covid 19 đang diễn biến phức tạp.
- Lợi nhuận trước thuế:
o Năm 2021: 201.592.561
o Năm 2022: 2.216.123.946 tăng nhanh so với năm trước, lý do, dòng
tiền vào từ hoạt động kinh doanh tăng lên và chí phí cũng giảm một
cách đáng kể, đặc biệt là chi phí quản lý Doanh nghiệp năm 2021:
9.822.131.594 ; năm 2022: 16.717.593.497 tăng 6.2 tỷ
- Khấu hao TSCĐ và BĐS đầu tư: năm 2021: 20.169.926.497, năm
12.175.516.981 giảm khoảng 7.9 tỷ, giảm khoảng 0.4%.
Nếu kết quả âm tức là doanh nghiệp không tạo ra tiền. Khi dòng tiền hoạt động
kinh doanh âm từ 1-2 năm thì chúng ta cũng tạm chấp nhận được nếu hiểu rõ
nguyên nhân, như Bệnh dịch hay Thiên tai bảo lụt phải ngừng hdkd
2. Hoạt động đầu tư: bao gồm các hoạt động mua sắm, xây dựng, thanh lý,
nhượng bán các tài sản dài hạn và các khoản đầu tư khác không thuộc các khoản
tương đương tiền.
Công thức tính:
Tiền thu từ bán các khoản đầu tư & tài sản dài hạn – Tiền chi mua các khoản đầu
tư & tài sản dài hạn = Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư
Nếu chúng ta tìm thấy trong dòng tiền này có mục chi trả cổ tức, hoặc mua lại (thu
hồi cổ phiếu) thì là dấu hiệu tốt, xong 2021: chia trả cổ tức khoảng hơn 3 tỷ nhưng
2022: lại âm 3.2 tỷ, nếu như công ty biết chia sẻ lợi nhuận cho cổ đông, các mục
này càng liên tục qua nhiều năm thì càng là tốt.
3. Hoạt động tài chính: bao gồm các hoạt động tạo ra các thay đổi về quy mô và
kết cấu của vốn chủ sở hữu và vốn vay của doanh nghiệp.
Công thức tính:
Tiền thu từ các khoản vay & thu Vốn Chủ SH – Tiền trả nợ vay & hoàn VCSH =
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính
Năm 2012: 15.568.624.715 - năm, 2022: 1.550.925.383 giảm mạnh
IV.CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH ĐẤU THẦU VẬT TƯ Y TẾ:
Điều 44, 45 Nghị định 98/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định các trang thiết bị y tế
phải được kê khai giá trước khi lưu hành và mua bán. Tuy nhiên, đến nay chưa có cơ
quan, đơn vị chức năng thẩm tra lại giá kê khai thiết bị y tế thời điểm công bố có chính
xác không, cũng chưa có bên nào chịu trách nhiệm kiểm soát kê khai giá. Bộ Y tế chỉ hậu
kiểm, tức là chủ sở hữu và nhà phân phối thiết bị y tế được toàn quyền kê khai giá.
Lỗ hổng này rất dễ rơi vào ‘bẫy’ pháp lý. Nếu mua thấp hơn giá được công khai trên
Cổng Thông tin của Bộ Y tế, sau đó cơ quan chức năng thẩm tra phát hiện giá này không
chính xác, cao hơn so với giá cho phép, thì trách nhiệm sẽ thuộc về ai? Và khi đó, BV có
thể bị phạt vì mua sắm sai giá, thậm chí còn liên quan đến hình sự, ông Đào Xuân Cơ
chia sẻ.
Bên cạnh đó, theo Thông tư 14/2020/TT-BYT của Bộ Y tế quy định về giá thiết bị y tế
thì giá muốn mua của thiết bị không được cao hơn giá trúng thầu trong vòng 12 tháng trở
lại. Nếu giá cao hơn thì phải giải trình nguyên nhân. Tuy nhiên, trong thực tế, cùng một
loại thiết bị có rất nhiều mặt hàng, nhiều nhà phân phối với giá khác nhau. BV không biết
lấy giá nào cho phù hợp, nếu lấy giá thấp thì không bên nào tham gia đấu thầu.
Quy định này cũng dẫn đến nhiều bất cập. Nếu cứ lấy bằng hoặc thấp hơn giá trúng thầu
trong vòng 12 tháng trở lại thì đương nhiên giá năm sau phải thấp hơn giá năm trước.
Đến một thời điểm nào đó, giá của hàng hóa sẽ về số 0, ngược với quy luật thị trường là
giá năm sau thường sẽ cao hơn năm trước và doanh nghiệp kinh doanh phải có lợi nhuận.
Điều này dẫn đến các doanh nghiệp không muốn tham gia thầu
Một vướng mắc nữa tại Quyết định 5086/QĐ-BYT năm 2021 của Bộ Y tế có quy định
vật tư y tế đấu thầu phải được cấp mã, nhưng hiện nay mới có khoảng 180.000 vật tư
được cấp mã trong khoảng 2 triệu vật tư khác cũng cần cấp mã. Các vật tư này nếu không
có mã thì không được phê duyệt, từ đó không thanh toán được bảo hiểm y tế.

You might also like