You are on page 1of 4

ĐỀ ÔN TẬP XÁC SUẤT THỐNG KÊ

Câu 1. Cho hộp có 10 sản phẩm loại I và 5 sản phẩm loại II. Lấy ngẫu nhiên 4 sản phẩm.
Tìm xác suất để có:
a. Có đúng 2 sản phẩm loại I.
b. Có ít nhất 1 sản phẩm loại II.
Câu 2. Cho 2 hộp sản phẩm. Hộp 1 có 8 chính phẩm 2 phế phẩm.Hộp 2 có 7 chính phẩm
và 3 phế phẩm. Lấy từ mỗi hộp ra 1 sản phẩm.
a. Tìm xác suất để lấy được 2 chính phẩm.
b. Tìm xác suất lấy được ít nhất 1 chính phẩm.
c. Các sản phẩm còn lại đổ dồn vào hộp 3. Từ hộp 3 lấy ra 1 sản phẩm. Tìm xác suất
để sản phẩm này là chính phẩm. Biết sản phẩm lấy ra từ hộp 3 là chính phẩm, tìm
xác xuất để chính phẩm đó là sản phẩm của hộp 1.
Câu 3. Một người thực hiện hai dự án kinh doanh A và B. Khả năng thắng lợi của dự án A
là 0,7. Nếu thắng lợi dự án A thì khả năng thắng lợi ở dự án B là 0,8. Nếu A thất bại thì
khả năng B thất bại là 0,9.
a. Tìm khả năng thắng lợi ở dự án B.
b. Tìm xác suất để người đó thắng lợi ở duy nhất 1 dự án.
c. Biết rằng người đó thắng lợi ở ít nhất một dự án. Khả năng người đó thắng lợi ở dự
án A là bao nhiêu?
d. Lập bảng phân phối xác suất về số dự án thắng lợi.
Câu 4. Cho BNN rời rạc X có bảng phân phối xác suất:
X –2 –1 1 2 3
P 0,1 0,2 p 0,25 0,15
a. Tìm p. E(X). E(X2). Var(X).
b. Tìm 𝑃(𝑋 ≥ 1).
c. Tìm hàm phân phối F(x).
Câu 5. Cho hộp có 15 chính phẩm và 5 phế phẩm. Lấy lần lượt có hoàn lại ra từng sản
phẩm. Giả sử lấy 8 sản phẩm. Gọi X là số phế phẩm lấy ra trong 8 sản phẩm.
a. Tìm quy luật phân phối của X.
b. Tìm số phế phẩm trung bình E(X) lấy ra. Tìm Var(X).
c. Tìm xác suất để có ít nhất 1 chính phẩm. Tìm 𝑃(1 ≤ 𝑋 ≤ 3).
Câu 6. Hàm mật độ xác suất của biến ngẫu nhiên liên tục X có dạng:
kx 2 khi 0  x 1
f(x) = 
0 khi x [0;1]
a. Tìm hệ số k và E(X); E(X2)
b. Tính P( 0 < X < 1/2).
c. Tìm hàm phân phối F(x).
Câu 7. Cho BNN X có hàm mật độ xác suất như sau:
0 x  [0;2]
f ( x)  
k ( x  2) x  [0;2]
a. Tìm hệ số k và E(X); E(X2)
b. Tính P(1 < X < 2).
c. Tìm hàm phân phối F(x).
Câu 8. Thời gian hoàn thành bài thi môn LTXS &TKT của sinh viên là BNN phân phối
chuẩn với thời gian trung bình là 80 phút, độ lệch chuẩn 5 phút.
a. Tìm xác suất để sinh viên hoàn thành bài thi không quá 85 phút.
b. Gọi Y là số sinh viên hoàn thành bài thi không quá 85 phút trong số 10 sinh viên dự
thi. Tìm quy luật phân phối xác suất của Y và tìm xác suất để có ít nhất 8 sinh viên
hoàn thành bài thi không quá 85 phút?
Câu 9. Đường kính chi tiết máy do một máy tự động sản xuất là ĐLNN phân phối chuẩn
với độ lệch chuẩn là 5mm. Một chi tiết máy đạt tiêu chuẩn nếu có đường kính sai lệch so
với đường kính trung bình không quá 5mm.
a. Tìm tỷ lệ chi tiết máy đạt tiêu chuẩn.
b. Gọi X là số chi tiết đạt tiêu chuẩn trong 10 chi tiết được chọn. Tìm quy luật phân
phối xác suất X, tìm xác suất để trong 10 chi tiết có ít nhất 8 chi tiết đạt tiêu chuẩn.
Câu 10. Vốn điều lệ của các doanh nghiệp tư nhân là BNN có phân phối chuẩn. Theo dõi
100 doanh nghiệp tư nhân, thấy vốn điều lệ đăng ký trung bình là 1200 triệu đồng và độ
lệch tiêu chuẩn mẫu về vốn điều lệ đăng ký là 80 triệu đồng.
a. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng vốn điều lệ đăng ký trung bình của các DNTN.
a. Với mức ý nghĩa 5% liệu rằng vốn điều lệ trung bình của các DNTN có lớn hơn
1100 triệu đồng hay không?
Câu 11. Theo báo cáo của cơ quan vệ sinh dịch tễ thì 20% cơ sở sản xuất nước khoáng
không đảm bảo chất lượng sản phẩm.
a. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng tỷ lệ các cơ sở sản xuất nước khoáng không đảm
bảo chất lượng sản phẩm.
b. Có ý kiến cho rằng tỉ lệ trên thấp hơn so với thực tế. Kiểm tra ngẫu nhiên 100 cơ sở
sản xuất nước khoáng thì thấy có 30 cơ sở chưa đảm bảo chất lượng sản phẩm. Với
mức ý nghĩa 5% hãy kết luận xem ý kiến trên có đúng không?
Câu 12. Biết trong lượng của trẻ sơ sinh có phân phối chuẩn. Theo dõi trong lượng của
25 trẻ sơ sinh ở một địa phương được bảng phân phối mẫu:

Cân nặng (kg) 2,8 – 2,9 2,9 – 3,0 3,0 – 3,1 3,1 – 3,2 3,2 – 3,3
Số trẻ 3 6 9 5 2
a. Với độ tin cậy 95% hãy ước lượng cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh ở địa
phương.
b. Với mức ý nghĩa 5% có thể nói cân nặng của trẻ sơ sinh ở địa phương nói trên
thấp hơn cân nặng trung bình của trẻ sơ sinh trong toàn quốc là 3,2kg hay
không?
c. Với độ tin cậy 99% hãy ước lượng tỷ lệ các trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 3kg.
Câu 13. Cân nặng của trẻ sơ sinh ở nông thôn và thành phố là BNN có phân phối chuẩn.
Ta bảng số liệu thống kê sau về cân nặng của trẻ sơ sinh:
Số trẻ được cân Cân nặng Phương sai mẫu (kg)2
trung bình (kg)
Nông thôn 50 3,1 0,2
Thành phố 70 3,2 0,5
a. Với mức ý nghĩa 0,01 hãy cho kết luận cho rằng cân nặng trung bình của trẻ sơ
sinh ở nông thôn thấp hơn ở thành phố.
b. Với mức ý nghĩa 0,05 hãy cho kết luận cho rằng cân nặng trung bình của trẻ sơ
sinh ở nông thôn và thành phố là như nhau.
Câu 14. Thu nhập bình quân đầu người giữa hai thành phố A và B là BNN có phân
phối chuẩn với cùng phương sai. So sánh mức thu nhập bình quân đầu người giữa
hai thành phố A và B người ta dùng phương pháp điều tra chọn mẫu và được kết quả
như sau (đơn vị triệu đồng/năm):
Thành phố A Thành phố B
Số người điều tra 80 60
x 100 106
S2 9 10
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói rằng mức thu nhập bình quân đầu người của hai
thành phố là như nhau hay không?
Câu 15. Bệnh béo phì hiện nay là một bệnh khá phổ biến, đặc biệt là ở các nước kinh
tế phát triển. Người ta làm mộtt cuộc điều tra ở hai nước Anh và My được kết quả:
Anh My
So người được điều tra 1000 1500
Số người mắc bệnh béo phì 210 375

Với mức ý nghĩa 5% có thể kết luận ràng lệ người mắc bệ nh béo phì ở Anh
thấp hơn ở My hay không?
Câu 16. Theo dõi hai công nhân cùng sản xuất một loại sản phẩm được số liệu thống kê:
Công nhân A Công nhân B
Số sản phẩm điều tra 200 160
Số phế phẩm 12 8
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói tỉ lệ phế phẩm của công nhân A lớn hơn của
công nhân B hay không?
Câu 17. Theo dõi doanh số của hai cửa hàng cùng kinh doanh một mặt hàng được bảng số
liệu (đơn vị triệu đồng):
Số ngày theo dõi Doanh số trung bình Phương sai mẫu
Cửa hàng I 10 26 5
Cửa hàng II 12 23 4
Với mức ý nghĩa 0,05 có thể nói doanh số trung bình của hai của hàng là khác nhau
hay không? Biết doanh số của cả hai cửa hàng đều tuân theo quy luật phân phối chuẩn và
có cùng phương sai.
Câu 19. Vào tháng hai năm 2009 trường đại hoc Marist New York làm một cuộc điều
tra thăm dò ý kiến và được kết quả:
Độ tuổi <45 tuổi >45 tuổi
Số người được phỏng vấn 500 700
Số người tin tưởng vào tương lai tươi sáng 320 364
của năm 2009
Với mức ý nghĩa 0,01 có thể nói rằng nhóm người dưới 45 tuổi có cái nhìn lạc
quan hơn nhóm người trên 45 tuổi vào tương lai của năm 2009 hay không?
Câu 20. Điều tra 110 sinh viên về tình hình đi học muộn được kết quả
Thường xuyên đi Thỉnh thoảng đi Rất ít khi đi
học muộn học muộn học muộn
Nội trú 0 3 7
Ở cùng gia đình 5 20 15
Thuê trọ 8 22 30
Với mức ý nghĩa 0,01 có thể nói tình hình đi học muộn phụ thuộc vào nơi ở của sinh
viên hay không?

You might also like