You are on page 1of 105

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------------------------------------

NGUYỄN THỊ THU HUYỀN

PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ĐỒNG


TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC


NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

PGS.TS. NGUYỄN VĂN THANH

HÀ NỘI – 2013
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ðỒ VÀ HÌNH

Danh mục Bảng:


TÊN BẢNG Tr.g
Bảng 2.1: Dự kiến cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống ñiện 39
Bảng 2.2: Quy hoạch xây dựng các tuyến mương xã Bằng Cả 39
Bảng 3.1: Tóm tắt lợi ích các giải pháp 77

Danh mục hình:


TÊN HÌNH Tr.g
Hình 2.1: Thi giã gạo trong hội làng Bằng Cả 30
Hình 2.2: Lễ cấp sắc của dân tộc Dao Thanh Y, xã Bằng Cả 32
Hình 2.3: ðường liên thôn của xã Bằng Cả 37
Hình 2.4: Nhà sàn ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y 44
(xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ)
Hình 3.1: Mô hình phát triển du lịch cộng ñồng tại bản Sín Chải - Lào Cai 52
Hình 3.2: Mô hình phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả 57

Danh mục sơ ñồ:


TÊN SƠ ðỒ Tr.g
Sơ ñồ 1.1: Sơ ñồ quan hệ tam vị nhất thể 13
Sơ ñồ 2.1: Sơ ñồ vị trí các thôn trong xã Bằng Cả 22

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ðẦU ........................................................................................................ 1


1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ðỀ TÀI............................................. 1
2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI. ..................................... 3
3. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU. ............................. 3
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. .......................................................................... 3
5. NHỮNG ðÓNG GÓP CỦA ðỀ TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ðỀ XUẤT. ................ 4
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN ................................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ðỒNG
TRONG XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ ......................... 5
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.......................................................................... 5
1.1.1. Khái niệm du lịch ......................................................................................... 5
1.1.2 Phát triển du lịch bền vững ........................................................................... 6
1.1.3. Du lịch cộng ñồng ......................................................................................... 7
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. ...................................................................................... 12
1.2.1. Khái niệm về mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng phát triển bền vững ........ 12
1.2.2. Những vấn ñề về phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững .............. 14
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CỘNG ðỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG. ................................... 15
1.3.1. Cơ sở hạ tầng .............................................................................................. 15
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch .................................................... 16
1.3.3. Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch .......................................................................... 17
1.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2 ...................................... 19
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU
LỊCH Ở XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH THEO
XU HƯỚNG HỘI NHẬP ........................................................................................ 20
2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẰNG CẢ - HOÀNH BỒ ........................................................ 20

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.2 PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ NHỮNG ðIỀU KIỆN HIỆN TẠI VỀ HOẠT
ðỘNG DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH. ............................................................................................. 23
2.2.1 ðiều kiện về tài nguyên phát triển du lịch cộng ñồng ................................ 23
2.2.2. ðiều kiện về yếu tố cộng ñồng dân cư........................................................ 33
2.2.3. ðiều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế ñến thăm quan du
lịch, nghiên cứu, tương sẽ thu hút ñược nhiều khách. ........................................ 33
2.2.4. ðiều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc
phát triển du lịch và sự tham gia của cộng ñồng. ............................................... 34
2.2.5. Sự hỗ trợ, giúp ñỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ ....................... 36
2.3. PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO VIỆC
PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ,
TỈNH QUẢNG NINH. .............................................................................................. 37
2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả.......... 37
2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả. ......... 40
2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ ñối với môi trường ............................................................. 41
2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng ñồng khác tại xã Bằng Cả............................. 42
2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3 ...................................... 45
CHƯƠNG 3: PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG
CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH ................................................ 46
3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG Ở QUỐC TẾ VÀ VIỆT
NAM TRONG THỜI GIAN QUA. ............................................................................ 46
3.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 46
3.1.2. Việt Nam ..................................................................................................... 47
3.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ðỊA PHƯƠNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM. ....... 48
3.2.1. Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình ................................................. 48
3.2.2. Mô hình du lịch cộng ñồng tại bản Sín Chải, Sa Pa - Lào Cai ................. 51
3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH. ........................................................................ 54
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh. ............................................................................... 54
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.3.2. ðề xuất mô hình.......................................................................................... 56


3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ,
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH. .......................................................... 60
3.3.1. Nhóm giải pháp tới Cộng ñồng ñịa phương .............................................. 60
3.3.2. Nhóm giải pháp tới Chính quyền ñịa phương ........................................... 63
3.3.3. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Bằng Cả ........................ 66
3.3.4. Nhóm giải pháp tới công ty du lịch:........................................................... 68
3.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch: ............................................................ 69
3.3.6. Các hoạt ñộng bổ trợ .................................................................................. 71
3.4. TÓM TẮT LỢI ÍCH CỦA CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ HỘI THÁCH THỨC KHI
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH ......................................................................... 73
3.4.1. Lợi ích của các giải pháp. ........................................................................... 73
3.4.2. Cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng
Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh .............................................................. 74
3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 77
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .......................................................................... 78

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHẦN MỞ ðẦU

1. TÍNH CẤP THIẾT VÀ LÝ DO LỰA CHỌN ðỀ TÀI


Ngày nay, trên thế giới, du lịch ñã và ñang trở thành một ngành kinh tế dịch vụ
phát triển, nó ñược ví như “con gà ñẻ trứng vàng” của nhiều quốc gia. Ở Việt Nam, du
lịch còn là một ngành công nghiệp non trẻ và ñầy tiềm năng, hứa hẹn nhiều cơ hội phát
triển hơn nữa trong tương lai. Tuy nhiên, nó có thể tiềm ẩn những hậu quả tiêu cực
trên nhiều phương diện mà chúng ta cần phải có những biện pháp khắc phục kịp thời.
Và nếu như hiện nay, các vấn ñề về tài nguyên thiên nhiên và những tác ñộng của hoạt
ñộng du lịch ñối với môi trường tự nhiên ñã ñược quan tâm thì các giá trị văn hóa xã
hội cùng với những tác ñộng mà du lịch ñem lại cho tài nguyên văn hóa và cư dân bản
ñịa, ñặc biệt là các di sản văn hóa truyền thống của dân tộc cũng ñã bắt ñầu nhận ñược
sự chú ý quan tâm của các cấp, ngành ở Việt Nam.
Như chúng ta ñã biết, du lịch là một trong những ngành kinh tế hết sức phụ thuộc
vào môi trường thiên nhiên cũng như các ñặc trưng văn hóa xã hội của cư dân bản ñịa.
Từ ñầu thập niên 90 của thế kỷ XX, các nhà khoa học trên thế giới ñã ñề cập nhiều ñến
phát triển du lịch với mục ñích ñơn thuần là kinh tế ñang ñe dọa môi trường sinh thái
và nền văn hóa bản ñịa. Hậu quả của các tác ñộng này sẽ ảnh hưởng ñến sự phát triển
lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy ñã xuất hiện yêu cầu nghiên cứu “phát triển du
lịch bền vững” nhằm hạn chế tác ñộng tiêu cực của hoạt ñộng du lịch, ñảm bảo cho sự
phát triển bền vững. Một số loại hình du lịch ñã ñược ra ñời bước ñầu quan tâm ñến
khía cạnh môi trường và văn hóa bản ñịa như: du lịch sinh thái, du lịch gắn với thiên
nhiên, du lịch mạo hiểm, du lịch khám phá, du lịch cộng ñồng ñã góp phần nâng cao
hiệu quả của mô hình du lịch có trách nhiệm, ñảm bảo cho sự phát triển bền vững.
Du lịch bền vững cũng như du lịch cộng ñồng ở nước ta vẫn còn là một khái
niệm mới. Tuy rằng trong thời gian gần ñây cụm từ này ñã ñược nhắc ñến khá nhiều.
Thông qua các bài học kinh nghiệm thực tế về phát triển du lịch tại các quốc gia
trên thế giới, nhận thức về một phương thức du lịch có trách nhiệm với môi
trường, có tác dụng nâng cao hiểu biết và chất lượng cuộc sống cho cộng ñồng
ñã xuất hiện tại Việt Nam dưới các hình thức du lịch tham quan, tìm hiểu với
những tên gọi như: du lịch sinh thái, du lịch cộng ñồng, du lịch thiên nhiên .

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 1


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các ñiểm du lịch vì sự phát triển bền vững
dài hạn, ñồng thời khuyến khích và tạo các cơ hội tham gia của người dân ñịa phương,
trong những năm qua, loại hình du lịch này ñã và ñang ñược triển khai tại nhiều ñịa
phương trong cả nước: Bản Lác – Mai Châu (Hòa Bình), Suối Voi – Lộc Tiên – Phú
Lộc (Thừa Thiên Huế), vườn quốc gia Ba Bể, thôn Sín Chải – Sa Pa, ñảo Cát Bà
(thành phố Hải Phòng) . Tuy nhiên việc phát triển một số mô hình tại các ñịa phương
còn mang tính thí nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm cho từng khu vực. Do ñó,
công tác triển khai vẫn còn chậm và chưa ñi vào nề nếp, chưa hoạt ñộng hiệu quả theo
ñúng quy tắc của du lịch cộng ñồng, du lịch bền vững.

Huyện Hoành Bồ - Quảng Ninh là một trong những ñiểm có tiềm năng to lớn về
du lịch cộng ñồng, ñặc biệt là xã Bằng Cả, một xã miền núi có khí hậu trong lành và
cảnh sắc thiên nhiên hoang sơ. ðặc biệt ñây là nơi sinh sống của rất nhiều ñồng bào
dân tộc Dao với những bản sắc văn hóa ñộc ñáo mà chỉ có người Dao ở Bằng Cả,
Hoành Bồ, Quảng Ninh mới có. Trong báo cáo tình hình kinh tế - xã hội và công tác
chỉ ñạo, ñiều hành của UBND huyện Hoành Bồ năm 2012 và kế hoạch phát triển kinh
tế xã hội năm 2013 ñã xác ñịnh: “Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển
tuyến du lịch sinh thái, văn hóa, dân tộc xã Bằng Cả giai ñoạn 2011-2015” nhằm ñưa
du lịch cộng ñồng thành hướng ñi cho vấn ñề thoát nghèo và phát triển bền vững. ðây
là hình thức xã hội hóa hoạt ñộng du lịch môt cách triệt ñể nhất mang lại hiệu quả kinh
tế cao nhất, không chỉ tạo công ăn việc làm ñem lại thu nhập cho người dân ñịa
phương mà qua ñó còn giáo dục ý thức giữ gìn những nét văn hóa truyền thống của
dân tộc mình.

Xuất phát từ tình hình thực tiễn và ñánh giá nhìn nhận ñược những tiềm năng ñể
phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, Hoành Bồ, tôi ñã chọn ñề tài:

“Phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh”

làm ñề tài khóa luận tốt nghiệp. Tôi hy vọng với vốn hiểu biết có hạn và nguồn
tài liệu ít ỏi, ñề tài của tôi sẽ góp một phần nhỏ cho sự phát triển của mô hình du lịch
cộng ñồng tại xã Bằng Cả, hướng ñến sự phát triển bền vững của huyện Hoành Bồ nói
riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 2


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ðỀ TÀI.


a. Mục tiêu: ðề tài sẽ ñi sâu vào tìm hiểu về các nguồn tài nguyên ñể phát triển
du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, Hoành Bồ, Quảng Ninh; ñồng thời cũng phân tích,
ñánh giá những thực trạng phát triển của xã Bằng Cả ñể triển khai mô hình du lịch này.
Qua ñó xây dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả, Hoành Bồ, Quảng Ninh.
b. Phạm vi nghiên cứu:
- Phạm vi thời gian: Từ năm 2010 ñến năm 2012
- Phạm vi không gian: Xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ và vùng lân cận
- Phạm vi nội dung: Thực trạng phát triển du lịch tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. Xây
dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
3. ðỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
a. ðối tượng nghiên cứu.
Nghiên cứu về phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả. huyện Hoành Bồ,
tỉnh Quảng Ninh.
b. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Thực trạng và tiềm năng phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Xây dựng các giải pháp cơ bản về phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Các vấn ñề liên quan ñến lập dự án ñầu tư.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
ðể giải quyết vấn ñề ñặt ra của ñề tài, ñề tài ñã sử dụng tổng hợp các phương
pháp nghiên cứu thống kê, phân tích, so sánh, khảo sát thực tế, tổng hợp….cụ thể:
- Phương pháp thống kê, tổng hợp, khảo sát thực tế ñược sử dụng trong việc hệ
thống hóa các cơ sở lý luận ở Chương 1 và thu thập số liệu của luận văn tại Chương 2.
- Phương pháp phân tích, so sánh xử lý các số liệu của ñề tài ñể rút ra kết luận,
ñánh giá ở Chương 2, Chương 3.
- Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu nhập những số liệu, thông tin thực tế về
nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch ñịnh chính sách. Số liệu, thông tin thu nhập
ñược sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn ñề nghiên cứu mang tính thực tế, có
khả năng thực thi.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 3


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Phương pháp sơ ñồ, bản ñồ: ðây là phương pháp cần thiết trong quá trình
nghiên cứu có liên quan ñến tổ chức lãnh thổ. Bản ñồ ñược sử dụng chủ yếu theo
hướng chuyên ngành ñể phân tích ñánh giá tiềm năng phát triển du lịch và ñiều kiện có
liên quan.
5. NHỮNG ðÓNG GÓP CỦA ðỀ TÀI VÀ CÁC GIẢI PHÁP ðỀ XUẤT.
Chương 1: Tập hợp các cơ sở lý luận về phát triển du lịch trong bối cảnh Quảng
Ninh và Việt Nam hội nhập quốc tế và cạnh tranh toàn cầu; mô hình du lịch cộng ñồng
- xu hướng phát triển nông thôn hội nhập và ñẩy nhanh tốc ñộ tăng tốc ngành dịch vụ
của ñịa phương và Việt Nam; và cơ sở lý thuyết về các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du
lịch cộng ñồng ở các vùng nông thôn ñẩy nhanh tốc ñộ hội nhập nông thôn với các
vùng khác trong nước và quốc tế.
Chương 2: Phân tích và ñánh giá thực trạng phát triển của xã Bằng Cả (tiềm năng
hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ) ñể phát triển du lịch cộng ñồng tại
xã Bằng Cả.
Chương 3: Trên cơ sở các nội dung phân tích, ñánh giá ở chương 2, luận văn ñề
xuất các nhóm giải pháp ñể phát triển mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng phát triển
bền vững tại xã Bằng cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, góp phần cải thiện ñời
sống vật chất và tinh thần cho người dân ñịa phương nói riêng và xóa ñói giảm nghèo
một cách hiệu quả tại các vùng nông thôn và miền núi nói chung.
• Nhóm giải pháp tới Chính quyền ñịa phương.
• Nhóm giải pháp tới Ban quản lý du lịch xã Bằng Cả.
• Nhóm giải pháp tới Cộng ñồng ñịa phương.
• Nhóm giải pháp tới Công ty du lịch.
• Nhóm giải pháp tới Khách du lịch.
6. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
Luận văn ngoài phần mở ñầu, kết luận và phụ lục có 3 chương nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về du lịch cộng ñồng trong xu hướng phát triển và
hội nhập quốc tế.
Chương 2: Phân tích và ñánh giá thực trạng phát triển du lịch ở xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 4


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ðỒNG TRONG XU
HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ

1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ DU LỊCH VÀ DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO


HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
1.1.1. Khái niệm du lịch:[9,4]
Cùng với sự ra ñời của các ngành khoa học kỹ thuật, công nghệ sáng chế mới,
ñời sống của con người không ngừng tăng lên và ngày càng ñược cải thiện. Con người
ngày càng có nhiều ñiều kiện ñể tham gia vào các chuyến du lịch. Từ ñó, du lịch cũng
ñang và sẽ trở thành một nhu cầu xã hội không thể thiếu của con người. Là một hiện
tượng kinh tế, xã hội, môi trường có quy mô toàn cầu, du lịch còn ñược xem là ngành
công nghiệp không khói, sẽ làm ra nhiều của cải nhất và nhạy cảm nhất.
Khái niệm về du lịch một cách ñầy ñủ cần bao hàm ñược những yếu tố cấu thành
của nó. Không giống như các sản phẩm khác, du lịch có ảnh hưởng và chịu ảnh hưởng
lớn nhất từ hầu hết các nền kinh tế khác. Theo quan ñiểm của MC.Intossh (Mỹ) thì du
lịch là: “Tổng hợp các hiện tượng và mối quan hệ nảy sinh từ sự tác ñộng qua lại giữa
du khách, các nhà cung ứng sản phẩm du lịch, chính quyền và cộng ñồng ñịa phương
trong quá trình thu hút và ñón tiếp du khách”.[9,4]
Trong ñó:
- Du khách: là những người ñi tìm các trải nghiệm và thỏa mãn về vật chất và
tinh thần khác nhau. Ước muốn của các ñối tượng này là sẽ xác ñịnh ñịa ñiểm du lịch
ñược lựa chọn và các hoạt ñộng ñược thực hiện tại ñịa ñiểm ñó.
- Sản phẩm dịch vụ ñược cung cấp bảo các doanh nghiệp cho cơ sở du lịch và
khách du lịch: các nhà kinh doanh xem du lịch là một cơ hội ñể kiếm lợi nhuận bằng
cách cung cấp sản phẩm và dịch vụ nhằm ñáp ứng nhu cầu của khách hàng.
- Chính quyền ñịa phương: họ xem du lịch chủ yếu là một hoạt ñộng kinh tế có
mang lại lợi ích cho dân chúng , ngoại tệ cho quốc gia và tiền thuế cho ngân quỹ.
- Người dân ñịa phương: Họ xem du lịch là cơ hội tạo việc làm, thu nhập và giao
lưu văn hóa.
ðể mối quan hệ trên phát triển hài hòa, quan niệm phát triển bền vững hay sự cân
bằng giữa những lợi ích ñầu ra của một ngành với sự ñầu tư ban ñầu cần thiết ñể ñảm
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 5
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

bảo cho ngành ñó có thể tiếp tục tồn tại lâu dài mà không hủy hoại hoặc phá hủy các
nguồn lực mà ngành dựa vào ñó có thể phát triển ñược xem là cơ sở mấu chốt. Như
vậy, có thể thấy phát triển ngành du lịch bền vững là cách thức duy nhất ñể ñảm bảo
hành vi ứng xử của ngành ñối với môi trường tự nhiên và nhân tạo ñể duy trì sức sống
lành mạnh của chúng.
1.1.2 Phát triển du lịch bền vững:[38,17]
Du lịch bền vững là hoạt ñộng khai thác môi trường tự nhiên và văn hoá nhằm
thoả mãn các nhu cầu ña dạng của khách du lịch, có quan tâm ñến các lợi ích kinh tế
dài hạn, ñồng thời tiếp tục duy trì các khoản ñóng góp cho công tác bảo vệ môi trường
và góp phần nâng cao mức sống của cộng ñồng ñịa phương.
“Du lịch bền vững là việc phát triển các hoạt ñộng du lịch nhằm ñáp ứng các nhu
cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản ñịa trong khi vẫn quan tâm ñến việc
bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt ñộng du lịch trong
tương lai. Du lịch bền vững sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả
mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mĩ của con người trong khi ñó vẫn duy trì
ñược sự toàn vẹn về văn hoá, ña dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và
các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống” WTO – Hội nghị về Môi trường và Phát triển của
Liên hợp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992.
Theo Luật du lịch Việt Nam: “Du lịch bền vững là sự phát triển du lịch ñáp ứng
ñược các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại ñến khả năng ñáp ứng nhu cầu về du
lịch của tương lai”. [1]
Phát triển du lịch bền vững phải ñảm bảo tính bền vững của ba bộ phận: môi
trường tự nhiên, kinh tế và văn hoá. Mỗi bộ phận ñều có tầm quan trọng ngang nhau
ñối với sự tồn tại và phát triển của ngành du lịch.
- Bền vững về môi trường tự nhiên: mối quan tâm về chất lượng môi trường sống
ñang trở nên sâu rộng trên phạm vi toàn cầu do môi trường sinh thái ñang bị xuống cấp
một cách chóng mặt. Rừng bị phá huỷ, nước và không khí bị ô nhiệm, nước ngọt trở
nên quý hiếm, chim chóc và những loài ñộng vật khác có nguy cơ tuyệt chủng… Tính
bền vững của môi trường tự nhiên vô cùng quan trọng không chỉ ñối với ngành du lịch
mà còn ñối với sự tồn tại của loài người.
- Bền vững về văn hoá: sự phá huỷ môi trường tự nhiên thường ñi ñôi với sự phá
huỷ môi trường văn hoá. Môi trường văn hoá bị phá vỡ khi nền văn hoá ñịa phương
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 6
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

thay ñổi mạnh mẽ do tác ñộng của những nhân ốc mới hay các tác ñộng ngoại cảnh. Lẽ
tự nhiên là các nền văn hoá ñều biến ñổi dần dần và hoàn thiện theo thời gian. Một
trong những nhân tố quan trọng có tác ñộng biến ñổi văn hoá là quá trình toàn cầu hoá
với hệ quả là các quốc gia ngày càng liên hệ và phụ thuộc lẫn nhau chặt chẽ hơn về
kinh tế, thương mại, ñầu tư, bị tác ñộng bởi quá trình toàn cầu hoá, các quốc gia trở
nên giống nhau hơn về mặt văn hoá. Sự có mặt của du khách với lối sống, thói quen và
hành vi ứng xử của họ sẽ làm thay ñổi mạnh mẽ suy nghĩ, thái ñộ và lối sống của
người dân ñịa phương. Do ñó việc giáo dục du khách, người dân ñịa phương và tất cả
các ñối tượng tham gia vào các hoạt ñộng du lịch về tầm quan trọng của việc bảo tồn
các thói quen, phong tục, lối sống và truyền thống văn hoá là rất cần thiết.
- Bền vững về kinh tế: ñể ñảm bảo phát triển du lịch bền vững, việc tạo công ăn
việc làm với nguồn thu nhập ổn ñịnh và ñược phân bổ công bằng cho các thành phần
tham gia vào hoạt ñộng du lịch là thiết yếu. Lợi nhuận từ hoạt ñộng du lịch cần ñược
phân chia rộng rãi, ñặc biệt cho cư dân ñịa phương bởi ñây là những ñối tượng hiểu rõ
nhất về cách thức bảo vệ tài sản của ñịa phương mình. Tuy nhiên, các nhà ñầu tư vào
lĩnh vực du lịch ngoài sự thiếu nhạy cảm về môi trường tự nhiên và văn hoá còn chú
trọng vào lợi ích kinh tế mà lãng quên ñi những tác ñộng qua lại của hoạt ñộng du lịch
ñối với cộng ñộng dân cư ñịa phương. Rõ ràng, du lịch chỉ có thể phát triển bền vững
trong mối quan hệ hài hoà giữa các yếu tố con người, môi trường, văn hoá và kinh tế.
Như vậy, phát triển du lịch bền vững có thể hiểu là triển khai các hoạt ñộng khai
thác dưới sự quản lý các giá trị tự nhiên và nhân văn nhằm thoả mãn các nhu cầu ña
dạng của khách du lịch, có quan tâm ñến các lợi ích kinh tế dài hạn trong khi vẫn ñảm
bảo sự ñóng góp cho bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên, duy trì ñược sự toàn vẹn
về văn hoá ñể phát triển hoạt ñộng du lịch trong tương lai, cho công tác bảo vệ môi
trường và góp phần nâng cao mức sống của cộng ñồng ñịa phương.
1.1.3. Du lịch cộng ñồng
1.1.3.1. Quan niệm về cộng ñồng [37,11]

Cộng ñồng là một khái niệm không ñịnh hình, thường ñược ñịnh nghĩa là một
nhóm hay một ñơn vị có chung một số ñặc ñiểm hay mối quan tâm nhất ñịnh, ví dụ
như cộng ñồng nông nghiệp, cộng ñồng thành thị …Trong ñó, yếu tố không gian ñóng
vai trò ở mức ñộ khác nhau.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 7


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Có tối thiểu 03 cách hiểu khác nhau về một cộng ñồng có không gian của nó.
Cách thứ nhất, ñịnh nghĩa cộng ñồng là một tập mà không gian ñóng vai trò chủ ñạo,
ví dụ như một khu vực ñịa lý. Cách thứ hai, ñịnh nghĩa cộng ñồng như là một nhóm có
chung mối quan tâm mà ở ñó không gian ñóng vai trò rất nhỏ, ví dụ như cộng ñồng
các doanh nghiệp, cộng ñồng người làm nông nghiệp. Cách thứ ba, coi cộng ñồng là
một ñơn vị có thể tự ra quyết ñịnh riêng cho chính họ, không nhất thiết phải có yếu tố
không gian. Cách này bao hàm cả hai ñịnh nghĩa ban ñầu nhưng nhấn mạnh ñặc ñiểm,
một cộng ñồng có thể tự ñưa ra và thực hiện quyết ñịnh nào ñó. Nói chung ñịnh nghĩa
này nhắm tới cá thực thể chính trị như một làng, xã… mặc dù nó vẫn có thể bao gồm
cả một khu vực thương mại hay một khu vực dân cư.
1.1.3.2. Khái niệm du lịch cộng ñồng [37].
Trong vài thập niên gần ñây, du lịch ñã thực sự trở thành ngành kinh tế dịch vụ
quan trọng, góp phần to lớn làm chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao tỷ trọng trong
GDP ñất nước và làm tăng trưởng kinh tế - xã hội nói chung, tạo nguồn lực cho cuộc
chiến chống ñói nghèo, lạc hậu, bảo vệ tài nguyên môi trường. Du lịch phát triển mang
lại cơ hội việc làm, tăng thu nhập cho người dân có liên quan trực tiếp hay gián tiếp từ
hoạt ñộng du lịch, làm tăng cơ hội giao lưu văn hóa, chuyển giao kiến thức và hiểu biết
của người dân. Thông qua hoạt ñộng du lịch, một số cộng ñồng ở những vùng sâu,
vùng xa ñã phá thế biệt lập, sử dụng các nguồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn vốn có
trước ñây còn “nằm ngủ” thành nguồn lực phát triển, tăng thu nhập, cải thiện ñiều kiện
sống cho dân cư cả về vật chất và tinh thần.

Du lịch dựa vào cộng ñồng (Community base tourism) là phương thức phát triển
du lịch trong ñó cộng ñồng dân cư là chủ thể trực tiếp tham gia phát triển du lịch, bảo
vệ tài nguyên du lịch cả về tự nhiên và nhân văn tại các ñiểm du lịch, khu du lịch và
ñồng thời ñược hưởng quyền lợi từ hoạt ñộng du lịch mang lại.

* ðiều kiện ñể hình thành và phát triển du lịch cộng ñồng [37,56]
Các chuyên gia ñều cho rằng phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng phụ thuộc bào
các ñiều kiện cơ bản là:
- Tài nguyên du lịch: Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự
nhiên, di tích lịch sử - văn hoá, công trình lao ñộng sáng tạo của con người và các giá

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 8


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

trị nhân văn khác có thể ñược sử dụng nhằm ñáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản
ñể hình thành các khu du lịch, ñiểm du lịch, tuyến du lịch, ñô thị du lịch.
Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân
văn ñang ñược khai thác và chưa ñược khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố ñịa chất, ñịa hình, ñịa mạo, khí hậu, thuỷ
văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể ñược sử dụng phục vụ mục ñích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn là loại tài nguyên do con người sáng tạo ra bao gồm
tổng thể các giá trị vật chất và tinh thần do con người tác ñộng vào tự nhiên xã hội, kể
cả bản thân mình qua quá trình lịch sử. Có thể phân chia tài nguyên du lịch nhân văn
thành các loại: các di tích lịch sử văn hóa, các lễ hội, các ñối tượng gắn với dân tộc
học: nhà ở, văn hóa truyền thống, các ñối tượng văn hóa, thể thao và hoạt ñộng nhận
thức khác, phong tục tập quán, trang phục dân tộc…
Tài nguyên du lịch là ñiều kiện tiên quyết ñối với việc hình thành và phát triển
của các loại hình du lịch nói chung và du lịch cộng ñồng nói riêng. Tài nguyên du lịch
là yếu tố quyết ñịnh tạo nên giá trị của ñiểm ñến. Các ñiểm ñến càng chứa nhiều tài
nguyên du lịch ñặc sắc thì càng có sức thu hút khách du lịch, thúc ñẩy hoạt ñộng du
lịch tại khu vực. Sản phẩm du lịch ñược tạo nên bởi nhiều yếu tố, song trước hết phải
kể ñến tài nguyên du lịch. ðể ñáp ứng nhu cầu ñòi hỏi của khách du lịch, các sản phẩm
du lịch không thể ñơn ñiệu, nghèo nàn, kém hấp dẫn mà phải phong phú, ña dạng, ñặc
sắc và mới mẻ.
ðối với du lịch cộng ñồng, tài nguyên du lịch càng phong phú, ñặc sắc thì càng
có ñiều kiện phát triển mạnh và bền vững.
- ðiều kiện về yếu tố cộng ñộng dân cư ñược xem xét ñánh giá trên các yếu tố số
lượng thành viên, bản sắc dân tộc phong tục tập quán, trình ñộ học vấn và văn hoá,
nhận thức trách nhiệm về tài nguyên và phát triển du lịch. Xác ñịnh phạm vi cộng
ñồng là những dân cư sống, sinh hoạt và lao ñộng cố ñịnh, lâu dài trong hoặc liền kề
vùng có tài nguyên thiên nhiên.
- ðiều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế ñến thăm quan du lịch,
nghiên cứu, tương sẽ thu hút ñược nhiều khách. ðiều kiện về khách du lịch cũng nói
lên bản chất của vấn ñề phát triển du lịch và vấn ñề công ăn việc làm cho cộng ñồng.
- ðiều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho việc phát
triển du lịch và sự tham gia của cộng ñồng.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 9
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Sự hỗ trợ, giúp ñỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và ngoài nước về
nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng và các công ty
lữ hành trong vấn ñề tuyên truyền quản cáo thu hút khách du lịch ñến thăm quan.
* Nguyên tắc phát triển du lịch cộng ñồng [37,57]
- Dựa vào cộng ñồng:
ðặc thù của du lịch cộng ñồng là loại hình du lịch dựa vào cộng ñồng. Trong ñó,
cộng ñồng là chủ thể chính của hoạt ñộng du lịch. Họ là những người tham gia vào tất
cả quá trình du lịch như: tổ chức các hoạt ñộng du lịch, cung cấp các dịch vụ du lịch,
bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống nhằm phục vụ nhu cầu của du khách…
ðể xây dựng các chương trình du lịch cộng ñồng ñều phải ñược xây dựng trên cơ
sở ñánh giá khả năng của cộng ñồng. Khả năng bao gồm khả năng nhận thức về vai trò
và vị trí của mình trong sử dụng tài nguyên, nhận thức ñược tiềm năng to lớn của du
lịch cho sự phát triển của cộng ñồng cũng như biết ñược các bất lợi từ hoạt ñộng du
lịch và khách du lịch ñối với tài nguyên, cộng ñồng. Các ñiều kiện, khả năng tài chính
và nhân lực của cộng ñồng ñể ñáp ứng các yêu cầu phát triển du lịch. ðồng thời cũng
cần phải ñánh giá sức hấp dẫn, ñộc ñáo của những giá trị văn hóa truyền thống của
cộng ñồng trong sự phát triển du lịch.
- Phân chia lợi ích hợp lý
Sản phẩm của du lịch cộng ñồng là kết quả của mối quan hệ giữa cộng ñồng ñịa
phương, chính quyền ñịa phương, các doanh nghiệp du lịch.
Cộng ñồng ñịa phương chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ du lịch, tổ chức
các hoạt ñộng du lịch và ñảm bảo các tài nguyên du lịch. Họ là những người tham gia
trực tiếp vào hoạt ñộng du lịch cộng ñồng.
Chính quyền ñịa phương là người ñại diện cho cơ quan nhà nước quản lý hành
chính trực tiếp các hoạt ñộng du lịch tại ñịa phương, ñảm bảo trật tự an ninh cho cộng
ñồng và sự an toàn cho khách du lịch, tạo cho ñịa phương mình là một ñiểm ñến an
toàn ñối với khách du lịch.
Các doanh nghiệp du lịch bao gồm các doanh nghiệp lữ hành và các doanh
nghiệp cung cấp các dịch vụ du lịch hoạt ñộng trên ñịa bàn ñịa phương và các doanh
nghiệp lữ hành tại ñịa phương khác. Doanh nghiệp lữ hành là cầu nối trung gian giữa
khách du lịch và tài nguyên du lịch tại khu vực cũng như dịch vụ du lịch của cộng
ñồng ñịa phương sinh sống tại ñó. Doanh nghiệp lữ hành là tác nhân quan trọng kích
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 10
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

thích thị trường du lịch, tạo ñiều kiện phát triển du lịch. Du lịch cộng ñồng sẽ rất khó
phát triển nếu thiếu sự tham gia của doanh nghiệp lữ hành.
Với nguyên tắc này cộng ñồng phải cùng ñược hưởng lợi như các thành phần
khác tham gia vào hoạt ñộng kinh doanh cung cấp các sản phẩm cho khách du lịch,
nguồn thu từ hoạt ñộng du lịch ñược phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia
hoạt ñộng, ñồng thời lợi ích ñó cũng ñược chia sẻ qua nộp thuế ñể phát triển chung cho
xã hội.
- Người dân quyết ñịnh hoạt ñộng du lịch
Mọi chương trình của loại hình du lịch này ñều ñược xây dựng dựa vào khả năng
của cộng ñồng. Chính vì vậy, cộng ñồng phải ñược quyền tham gia thảo luận các kế
hoạch, quy hoạch thực hiện và quản lý, ñầu tư ñể phát triển du lịch, trong một số
trường hợp có thể trao quyền làm chủ cho cộng ñồng.
Cộng ñồng là một thành phần, một ñối tác bình ñẳng trong chu trình phát triển du
lịch. Cộng ñồng ñịa phương chính là người tham gia trực tiếp nhất vào hoạt ñộng du
lịch. Hơn ai hết họ là những người hiểu rõ nhất những mặt mạnh và yếu của mình
trong việc tham gia vào các hoạt ñộng du lịch. Họ không phải là người ngồi ñó ñợi các
kế hoạch từ trên xuống. Do ñó họ phải ñược quyền tham gia thảo luận ñể ñưa ra những
kế hoạch phát triển phù hợp nhất với khả năng của cộng ñồng.
- Bảo tồn giá trị của tài nguyên
ðiều kiện về tài nguyên môi trường tự nhiên và môi trường nhân văn là có ý
nghĩa quyết ñịnh nhất ñến phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng. Tài nguyên du lịch
giống như mảnh ñất ñể gieo trồng các chương trình du lịch. Tài nguyên càng phong
phú, càng ñộc ñáo thì càng dễ dàng xây dựng các chương trình du lịch ñặc sắc hấp dẫn
khách du lịch.

Tuy nhiên trong quá trình khai thác cộng ñồng cần phải chú ý ñến việc
bảo tồn giá trị của các tài nguyên. Các tài nguyên càng ñược bảo tồn thì càng
có giá trị ñể thu hút khách du lịch ñồng nghĩa với số lượng công ăn việc làm và
thu nhập của họ tăng lên.

Nếu cộng ñồng ñịa phương khai thác phát triển du lịch bừa bãi làm tổn hại tới tài
nguyên môi trường, lai căng văn hóa, làm mất ñi ñặc trưng văn hóa bản ñịa thì khu vực
ñó không phát triển du lịch một cách bền vững. Việc ñánh mất bản sắc văn hóa truyền

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 11


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

thống và sự ô nhiễm môi trường sống sẽ làm giảm ñộ hấp dẫn của ñiểm ñến. Vì
thế, cộng ñồng ñịa phương phải luôn ñề cao ý thức gìn giữ và bảo vệ giá trị của
các tài nguyên.

1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO


HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
1.2.1. Khái niệm về mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng phát triển bền
vững: [15,45]
ðể ñi ñến khái niệm mô hình du lịch cộng ñồng bền vững trước hết ta phải nhắc
tới khái niệm về mô hình phát triển: Mô hình phát triển là tổng hợp các hợp phần và
mối liên kết giữa chúng ñể tạo nên kết quả mà các nhà thiết lập mong ñợi.
Khái niệm về mô hình phát triển du lịch nói chung và phát triển du lịch bền vững
nói riêng cũng không nằm ngoài khái niệm chung về “mô hình phát triển” như ñã nêu
ở trên.
Trong trường hợp này khái niệm về “phát triển” sẽ không còn chung nữa mà ñã
gắn liền nội hàm là “du lịch” với mục tiêu nhắm tới là “bền vững”. Như vật trong hợp
phần của mô hình sẽ phải bao gồm các hợp phần cần thiết cho hoạt ñộng phát triển du
lịch với các mối quan hệ sao cho mô hình này vận hành một cách bền vững.
Như vậy mô hình du lịch bền vững sẽ ñược hiểu: “Mô hình du lịch bền vững là
tổng hợp các hợp phần cần thiết cho hoạt ñộng du lịch và các mối liên kết giữa chúng
tạo ra hoạt ñộng vận hành ñể ñạt ñược mục tiêu phát triển bền vững”. Việc xây dựng
mô hình phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng phát triển bền vững tại một khu vực
phải ñạt ñược các mục tiêu chủ yếu sau:
• Thống nhất hoạt ñộng quản lý và giải quyết có hiệu quả các mâu thuẫn/xung
ñột nảy sinh trong hoạt ñộng kinh doanh du lịch;
• Xây dựng ñược sản phẩm du lịch ñặc thù, có tính cạnh tranh cao ñể thu hút
khách du lịch;
• Xây dựng các sản phẩm du lịch ña dạng và phù hợp với nhu cầu thị trường,
song không làm tổn hại ñến sức chịu tải của tài nguyên;
• Tăng cường hoạt ñộng quảng bá DL có trách nhiệm (quảng bá những gì có);
• Phân chia lợi ích công bằng giữa các bên tham gia hoạt ñộng kinh doanh DL;
• Nâng cao ñời sống cộng ñồng, những người sở hữu/hoặc bốn sống dựa vào
những giá trị tài nguyên mà doanh nghiệp khai thác ñể phát triển sản phẩm DL;
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 12
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

• Quy hoạch không gian du lịch, kiến trúc công trình phù hợp với cảnh quan, thân
thiện với môi trường;
• Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch, bao gồm cả lao ñộng gián tiếp
cung cấp các dịch vụ có liên quan ñể tạo ra những sản phẩm du lịch hoàn hảo, có chất
lượng và sức hấp dẫn;
• Tăng trưởng kinh tế du lịch (tăng lợi nhuận) mà không làm suy thoái, tổn hại
ñến môi trường, bảo tồn ñược các giá trị văn hoá truyền thống bản ñịa;
• Phát triển du lịch gắn với bảo tồn các giá trị tài nguyên du lịch ñể ñảm bảo cho
sự phát triển lâu dài.
Hiện nay, vấn ñề xác ñịnh các tiêu chí ñịnh lượng cho phát triển du lịch cộng
ñồng theo hướng bền vững còn chưa thực sự rõ, ñồng thời các nguyên tắc ñịnh tính
cũng chưa ñược hoàn toàn thống nhất một cách chặt chẽ, do vậy trên cơ sở tham khảo
các khái niệm và nguyên tắc phát triển bền vững do Tổ chức Du lịch Thế giới
(UNWTO) khuyến cáo cũng như những bài học từ kinh nghiệm quốc tế, ñề tài lựa
chọn nguyên lý “Tam vị nhất thể” trong việc xác ñịnh các hợp phần cũng như phân
tích ñánh giá và ñề xuất các biện pháp thực hiện trong từng hợp phần nhằm xây dựng
mô hình phát triển du lịch bền vững tại một khu vực sẽ ñược lựa chọn.
Nguyên lý “Tam vị nhất thể” thể hiện mối quan hệ thống nhất giữa mục tiêu
“Phát triển bền vững” về du lịch với “Sự thích hợp” với khả năng chịu tải về tài
nguyên và môi trường (bao gồm cả môi trường nhân văn) nơi diễn ra hoạt ñộng du lịch
và với “Tính ña dạng” về các ñối tượng tham gia hoạt ñộng du lịch; tính ña dạng về
quyền lợi và nghĩa vụ trong hoạt ñộng phát triển du lịch. Sơ ñồ thể hiện mối quan hệ
này ñược ñưa ra trên Sơ ñồ 1.1:
Bền vững

Thích hợp ða dạng

Sơ ñồ 1.1 : Sơ ñồ quan hệ tam vị nhất thể [15,46]


Với nguyên lý phát triển này, mô hình về phát triển du lịch cộng ñồng theo
hướng bền vững sẽ ñược ñảm bảo.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 13
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Các nguyên tắc cần quan tâm trong quá trình nghiên cứu xây dựng mô
hình bao gồm:
• Khai thác sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý, hạn chế việc sử dụng
quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;
• Phát triển du lịch phải phù hợp với quy hoạch kinh tế - xã hội;
• Phát triển DL gắn liền với việc bảo tổn các giá trị tự nhiên và văn hoá bản ñịa;
• Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ lợi ích với cộng ñộng ñịa phương;
• ðẩy mạnh phát triển nguồn nhân lực (bổ sung ñội ngũ, ñào tạo mới và ñào tạo
lại nhằm nâng cao trình ñộ);
• Tuyên truyền quảng cáo du lịch ña mục tiêu;
• ðẩy mạnh công tác nghiên cứu và ứng dụng tiến bộ khoa học.
1.2.2. Những vấn ñề về phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững [28,23]
Bản chất của du lịch cộng ñồng là xã hội hoá du lịch. Sự ra ñời của du lịch cộng
ñồng trước hết bắt nguồn từ nhu cầu ñược khám phá của du khách, sau nữa là chủ thể
ñược khám phá nhận thức ñược thế mạnh của mình ñể tổ chức khai thác. Vì vậy, ñể
phát triển sản phẩm du lịch cộng ñồng thì:
Trước hết chính quyền ñịa phương phải có chủ trương, chính sách khuyến khích
công chúng ñầu từ phát triển cơ sở hạ tầng, ña dạng hoá dịch vụ du lịch. Quan trọng
nhất là hỗ trợ họ về mặt pháp lý như hình thành sự liên kết các thành viên cộng ñồng
thành một tổ chức chặt chẽ mà hạt nhân là ban ñiều hành. ðây là yếu tố quyết ñịnh sự
thành bại của du lịch cộng ñồng, tạo ñiều kiện cho du khách tìm ñến ñược cơ sở du
lịch và ngược lại các gia ñình làm du lịch mới tìm thấy khách hàng của mình.
Về phía dân cư phải xây dựng một kế hoạch phát triển chi tiết, chặt chẽ. Trước
hết là xác ñịnh thế mạnh và tiềm năng du lịch, sau ñó là thực hiện các bước ñầu tư phù
hợp ñể vừa khai thác vừa nuôi dưỡng tiềm năng du lịch, hướng ñến các mục tiêu ña
dang hoá dịch vụ du lịch. Có thể tổ chức cho du khách tham gia các hoạt ñộng sản
xuất, tổ chức lưu trú với các ñiều kiện sinh hoạt phù hợp, liên kết nhiều gia ñình ñể tổ
chức giao lưu văn hoá với khách.
Tất cả các dịch vụ phải ñược xây dựng với giá cả hợp lý. Vấn ñề có tính nguyên
tắc là không lấy lợi ích kinh tế làm mục tiêu duy nhất ñể hoạt ñộng du lịch cộng ñồng.
Phải xây dựng ñược nhiều gia ñình trong một cộng ñồng cùng tham gia. Ban ñiều hành
thông tin công khai ñầy ñủ ñến du khác về những ñiều kiện vật chất, con người, giá cả
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 14
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

dịch vụ của từng gia ñình. Du khách ñược tự do lựa chọn ñiểm ñến của mình mà
không bị bất cứ một sự áp ñặt nào.
ðể ñáp ứng mong ñợi của các nhóm khách hàng mục tiêu, các sản phẩm du lịch
không ngừng ñược tìm tòi, khai thác từ nguồn sau:
- Sản phẩm di sản tự nhiên: cảnh quan du lịch hoang sơ, lạ, hấp dẫn, tiềm năng
lớn chưa bị tàn phá; tài nguyên du lịch thiên nhiên, không khí trong lành; dân cư thưa
thớt, làm ăn khó khăn; hạ tầng cơ sở kém; có các cảnh quan ñã có tiếng; có thể phát
triển ñược nếu ñược ñầu tư.
- Sản phẩm tài nguyên nhân văn: vài nét văn hoá nhất như món ăn, ñiệu hò,
phong tục, lễ hội; một ñền chùa miếu mạo linh thiêng; ñặc ñiểm khác biệt của một dân
tộc; cuộc sống của chính người dân sở tại …
- Sản phẩm tài nguyên phi vật thể: sự linh thiêng của một vùng ñất; truyền
thuyết; danh tiếng…
- Sản phẩm marketing: các chính sách thu hút và giữ chân khách hàng; ñội ngũ
phục vụ và chiến lược ñào tạo; chiến lược phát triển du lịch cộng ñồng bền vững …
Như vậy, có thể kết luận: “Phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững là
tập trung duy trì mối quan hệ tích cực của cộng ñồng với nguồn tài nguyên tự nhiên,
nhân văn ñồng thời chia sẻ lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng ñồng
dân cư ñịa phương trong việc tổ chức và thực hiện các hoạt ñộng du lịch”. [9,15]
1.3. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN DU
LỊCH CỘNG ðỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG.
1.3.1. Cơ sở hạ tầng [28,24]
Cơ sở hạ tầng là yếu tố rất quan trọng trong sự phát triển du lịch. Du lịch cộng
ñồng cũng không nằm ngoài quy luật này. Cơ sở hạ tầng sẽ quyết ñịnh ñời sống kinh
tế, trình ñộ văn hoá - xã hội của cộng ñồng ñịa phương giúp cộng ñồng ñịa phương có
ñiều kiện phát triển các hoạt ñộng du lịch. ðối với khách du lịch, dù ñi du lịch với bất
kỳ mục ñích nào, họ ñều cần khu vực có cơ sở hạ tầng ñảm bảo cho các nhu cầu cơ
bản của họ cũng như ñiều kiện tiếp cận ñối tượng trong chuyến ñi. Các yếu tố cơ sở hạ
tầng trong ñiều kiện phát triển du lịch cộng ñồng bao gồm: mạng lưới và phương tiện
giao thông vận tải, năng lượng, thông tin liên lạc…
• Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải là những nhân tố quan
trọng hàng ñầu.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 15


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Du lịch gắn với việc di chuyển con người trên phạm vi nhất ñịnh. ðiều này phụ
thuộc chặt chẽ vào giao thông vận tải. Một ñối tượng có thể có sức hấp dẫn ñối với du
lịch nhưng vẫn không thể khai thác ñược nếu thiếu yếu tố giao thông vận tải. Thông
qua mạng lưới giao thông thuận tiện, nhanh chóng du lịch mới trở thành một hiện
tượng phổ biến trong xã hội.
• Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
Thông tin liên lạc là ñiều kiện cần ñể ñảm bảo giao lưu cho khách du lịch trong
nước và quốc tế. Trong hoạt ñộng du lịch, nếu mạng lưới giao thông và phương tiện
giao thông vận tải phục vụ cho việc ñi lại của con người thì thông tin liên lạc ñảm
nhiện việc vận chuyển các tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực
hiện mối giao lưu giữa các vùng trong phạm vi cả nước và quốc tế.
• Các công trình cung cấp ñiện, nước :
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên ñến một ñịa ñiểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, ñi
lại… du khách còn có nhu cầu ñảm bảo về ñiện, nước ñể cho quá trình sinh hoạt ñược
diễn ra bình thường. Cho nên yếu tố ñiện, nước cũng là một trong những nhân tố quan
trọng phục vụ trực tiếp việc nghỉ ngơi giải trí của khách.
Như vậy, cơ sở hạ tầng là tiền ñề, là ñòn bẩy của mọi hoạt ñộng kinh tế, trong ñó
có du lịch nói chung và du lịch cộng ñồng nói riêng.
1.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch [28,25]
Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch bao gồm các công trình, phương tiện có
chức năng tạo ra các dịch vụ ñáp ứng nhu cầu của khách du lịch như: vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, tham quan, vui chơi giải trí… Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
quyết ñịnh chất lượng các dịch vụ du lịch ñồng thời cũng quyết ñịnh giá trị của sản
phẩm du lịch nói chung và du lịch cộng ñồng nói riêng.
- Phương tiện vận chuyển: Các phương tiện vận chuyển tại ñịa phương bao gồm
xe ô tô, xe máy, xe ñạp, tàu thuyền, các phương tiện sử dụng sức kéo hay các con vật
có khả năng vận chuyển có khả năng ñáp ứng nhu cầu di chuyển của khách du lịch
trong quá trình thăm quan, Tất cả các phương tiện trên phải ñảm bảo tiêu chuẩn an
toàn, vệ sinh và ñảm bảo chất lượng.
- Cơ sở lưu trú: Bao gồm khách sạn tư nhân, nhà nghỉ, nhà ở của người dân…
Tất cả các ñối tượng trên do cộng ñồng ñịa phương sở hữu hay quản lý ñể phục vụ
dịch vụ lưu trú cho hoạt ñộng du lịch. Cơ sở lưu trú phải ñảm bảo chất lượng vệ sinh
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 16
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

và ñược trang bị các thiết bị phục vụ cho nhu cầu thiết yếu, tối thiểu của khách du lịch.
ðặc biệt các công trình vệ sinh phải ñược chú trọng ñầu tư các thiết bị như: bình tắm
nóng lạnh, xí tự hoại… Ngoài ra, các cơ sở lưu trú cần ñược trang bị các thiết bị như:
bình tắm nóng lạnh, xí tự hoại… Ngoài ra, các cơ sở lưu trú phải ñược chú trọng ñầu
tư các thiết bị và biện pháp ñể ñảm bảo an ninh, an toàn trong thời gian khách du lịch
lưu trú.
- Dịch vụ ăn uống: Ăn uống là nhu cầu thiết yếu của khách du lịch. ðồng thời,
dịch vụ ăn uống cũng ñem lại lợi nhuận lớn trong kinh doanh du lịch. Dịch vụ ăn uống
ñảm bảo chất lượng thúc ñẩy hoat ñộng du lịch và phát triển du lịch cộng ñồng. Khu
vực phục vụ ăn uống phải ñảm bảo vệ sinh, an toàn và thoải mái. Các dụng cụ phục vụ
ăn uống tiện lợi, vệ sinh. Các món ăn ña dạng, ñặc trưng của ñịa phương nhưng phải
ñảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh và phù hợp với khẩu vị của khách du lịch.
- Các trang thiết bị khác: Bao gồm các trang thiết bị ñặc trưng cho mục ñích các
chuyến thăm quan hay hoạt ñộng du lịch cụ thể. Các thiết bị phải ñược trang bị ñầy ñủ,
phù hợp ñảm bảo tiêu chuẩn.
1.3.3. Dịch vụ hỗ trợ cho du lịch. [28,26]
Các dịch vụ hỗ trợ khác góp phần phát triển du lịch cộng ñồng tại ñịa phương
phải kể ñến : trạm y tế tại ñiểm du lịch, mạng lưới các cửa hàng, chợ, công trình biểu
diễn, trưng bày các hoạt ñộng văn hoá phục vụ du lịch, cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ
sung khác…
- Cơ sở y tế:
Khách du lịch là những người rời khỏi nơi cư trú thường xuyên… Khi rời khỏi
nơi cư trú thường xuyên ñến một ñịa ñiểm khác, ngoài các nhu cầu về ăn, uống, ở, ñi
lại… du khách còn có nhu cầu ñảm bảo an toàn về sức khỏe. Như vậy, cần phải có
trạm y tế ñể cấp cứu, phục vụ khách du lịch khi xảy ra sự cố.
- Các công trình phục vụ hoạt ñộng thông tin văn hoá phục vụ du lịch
Các công trình này nhằm mục ñích nâng cao, mở rộng kiến thức văn hoá - xã hội
cho khách du lịch, tạo ñiều kiện giao tiếp xã hội, tuyên truyền về truyền thống, nét ñặc
trưng văn hoá của cộng ñồng tại ñịa phương.
Các công trình bao gồm trung tâm biểu diễn văn hoá văn nghệ, phòng triển
lãm… Chúng có thể ñược bố trí trong khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ, nhà hàng… hoặc
hoạt ñộng ñộc lập tại các trung tâm du lịch.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 17


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Tuy các công trình này có ý nghĩa thứ yếu ñối với quá trình phục vụ du lịch,
nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ
cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.
- Cơ sở phục vụ các dịch vụ bổ sung khác: trạm xăng dầu, thiết bị cấp cứu,
xưởng sửa chữa, phòng rửa tráng phim ảnh, bưu ñiện… Nhìn chung, các công trình
này ñược xây dựng chủ yếu phục vụ nhân dân ñịa phương, còn ñối với khách du lịch
nó chỉ có vai trò thứ yếu. Nhưng tại các ñiểm du lịch, chúng góp phần làm tăng tính
ñồng bộ của hệ thống dịch vụ du lịch.

Thiên nhiên hoang sơ tại xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 18


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

1.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 1 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 2


Trong chương 1 nội dung ñề cập ñến chủ yếu là các cơ sở lý thuyết về du lịch và
du lịch cộng ñồng trong xu hướng phát triển và hội nhập quốc tế. Trong ñó các vấn ñề
triển khai nghiên cứu ñó là: cơ sở lý thuyết về phát triển du lịch và du lịch cộng ñồng
theo hướng phát triển bền vững (bao gồm hệ thống các khái niệm: du lịch, phát triển
du lịch, du lịch cộng ñồng). Bên cạnh ñó, ñưa ra các cơ sở lý thuyết về xây dựng mô
hình du lịch cộng ñồng, các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng ñồng theo
hướng phát triển bền vững.
Phát triển nông nghiệp nông thôn và nâng cao ñời sống của người dân nông thôn
là ñòi hỏi bức bách nhằm tăng khả năng hòa nhập của người dân nông thôn trong làn
song phát triển kinh kế ñất nước và tạo sự ổn ñịnh cho các giai ñoạn phát triển tiếp
theo. Có rất nhiều giải pháp ñược áp dụng ñể giải quyết vấn ñề này. Mô hình phát triển
kinh tế nông nghiệp gắn với du lịch sẽ góp phần phục vụ công tác xóa ñói giảm nghèo
tại khu vực nông thôn, nhất là khu vực có ñiều kiện tự nhiên, truyền thống văn hóa phù
hợp với phát triển du lịch. Phát triển du lịch gắn với nông nghiệp sẽ giúp cho nông
thôn tạo ñược công ăn việc làm, nâng cao dân trí, phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn,
phát triển nông thôn văn minh, hiện ñại phù hợp với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
ñại hóa ñất nước.
Trên cơ sở lý thuyết và những tiêu chí ñược ñề cập ñến trong chương 1 sẽ là tiền
ñề quan trọng ñể phân tích, ñánh giá thực trạng phát triển ở xã Bằng Cả, huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh theo xu hướng hội nhập. Tuy nhiên, các vấn ñề lý thuyết có tầm
vĩ mô và khái quát, các ñiểm du lịch lại có những ñặc ñiểm, ñiều kiện khác nhau nên
không thể áp dụng một cách máy móc, dập khuôn cho tất cả các ñiểm du lịch. Vì vậy
ñể ñánh giá, phân tích ñúng thực trạng của một ñiểm du lịch (xã Bằng Cả, Hoành Bồ
Quảng Ninh) cần có sự chọn lọc lý thuyết ñể áp dụng vào thực tế một cách khoa học
và hợp lý nhất. Như vậy, nhiệm vụ ñặt ra ñối với chương 2 ñó là: phân tích ñánh giá
thực trạng phát triển du lịch ở xã Bằng cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh bao gồm
các nội dung như sau:
(1) Giới thiệu về xã Bằng Cả.
(2) Phân tích ñánh giá những ñiều kiện hiện tại về hoạt ñộng du lịch cộng ñồng
tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
(3) Phân tích, ñánh giá thực trạng các dịch vụ hỗ trợ trong việc phát triển du lịch
cộng ñồng tại xã Bằng Cả,huyện Hoành Bồ,tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 19


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
Ở XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
THEO XU HƯỚNG HỘI NHẬP

2.1 GIỚI THIỆU VỀ BẰNG CẢ - HOÀNH BỒ. [40,2]

Huyện Hoành Bồ có vị trí ñộc ñáo tiếp giáp với 3 thành phố của tỉnh. Hoành Bồ
có toạ ñộ ñịa lý: Kinh ñộ: Từ 106050’ ñến 107015’ kinh ñộ ñông. Vĩ ñộ: Từ
20054’47’’ ñến 21015’ vĩ ñộ bắc.

Phía Bắc giáp huyện Ba Chẽ và Sơn ðộng (Bắc Giang), phía Nam là vịnh Cửa
Lục thuộc thành phố Hạ Long, phía ñông giáp thành phố Cẩm phả, phía Tây giáp
thành phố Uông Bí.

Hoành Bồ có ñịa hình ña dạng với các ñịa hình: miền núi, trung du và ñồng bằng
ven biển, tạo ra một sự kết hợp giữa phát triển kinh tế miền núi, kinh tế trung du và
kinh tế ven biển.

Cũng như các huyện thị khác của tỉnh, Hoành Bồ có khí hậu nhiệt ñới gió mùa.
Ngoài ra, là một huyện miền núi ñịa hình phức tạp, nằm sát biển, chịu ảnh hưởng sâu
sắc vùng khí hậu ðông Bắc ñã tạo nên cho Hoành Bồ một kiểu khí hậu ñộc ñáo, ña
dạng so với các vùng lân cận.

Hoành Bồ có 3/4 diện tích là ñất rừng, phần lớn là rừng tự nhiên, xưa có nhiều gỗ
quý như lim, sến, táu, nhiều mây tre và cây dược liệu, hương liệu, trong ñó có trầm
hương, ba kích.

Về dân cư, Hoành Bồ có dân số (1-4-2009) là 46.288 người, gồm nhiều dân tộc
(Kinh 71%, Dao 18,8%, Sán Dìu 5,4%, Tày 3,3%, Hoa 1,2%).

Hoành Bồ có nhiều các di tích lịch sử văn hóa như:

Danh thắng Núi Mằn ở thôn ðá Trắng, xã Thống Nhất, huyện Hoành Bồ ngày
nay có tên gọi cũ trong lịch sử là núi Bân, xã Xích Thổ, tổng Yên Mỹ, huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Yên. Núi nằm giữa hai nhánh suối là suối ðá Trắng (Bạch Thạch Khe)
và suối Lưỡng Kỳ (Khe Bân) ñổ ra sông ðá Trắng tạo nên cảnh quan rất ñẹp, sơn thủy

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 20


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

hữu tình, hệ ñộng thực vật phong phú. ðây cũng là núi ñá có hình dáng ñẹp nhất, duy
nhất còn nguyên vẹn trên khu vực Vịnh Cửa Lục, vùng ñệm của Vịnh Hạ Long, di sản
thiên nhiên thế giới.

Di tích lịch sử văn hóa mái ñá ðồng ðặng và hang Hà Lùng xã Sơn Dương, Mái
ðá hang Dơi xã Thống Nhất ñã phát hiện những di chỉ thuộc kỳ ñồ ñá mới, trước Văn
hoá Hạ Long, trên dưới một vạn năm trước. ở xã Thống Nhất có di chỉ một bến thuyền cổ
nay vẫn mang tên bến Gạo Rang (tương truyền là nơi cấp gạo rang làm lương khô cho các
ñoàn thuyền chiến thời Lý Thường Kiệt ñi ñánh quân Tống, Trần Khánh Dư ñi ñánh quân
Nguyên Mông).

Ngoài ra, huyện Hoành Bồ còn có các di tích lịch sử văn hóa và các di tích lịch
sử cách mạng như: Di tích văn hóa nghệ thuật chùa Yên Mỹ, xã Lê Lợi; ñền thờ Lê
Thái Tổ, xã Lê Lợi; khu căn cứ cách mạng Sơn Dương, xã Sơn Dương và khu căn cứ
kháng chiến chống Pháp Bằng Cả, xã Bằng Cả...

Xã Bằng Cả là một xã miền núi nằm ở phía Tây Bắc huyện Hoành Bồ, tỉnh
Quảng Ninh cách Trung tâm huyện khoảng 20 km, xã có vị trí thuận lợi, giáp ñường
Quốc Lộ 279, có ñường nhựa chạy dọc qua xã. Vị trí tiếp giáp như sau :

Phía ðông giáp xã Quảng La - Huyện Hoành Bồ

Phía Tây giáp phường Vàng Danh, Thành phố Uông Bí

Phía Nam giáp phường Minh Thành, Thị xã Quảng Yên và Phường Nam Khê,
Thành Phố Uông Bí

Phía Bắc giáp xã Tân Dân – huyện Hoành Bồ. Xã có diện tích 32,32 km², dân số
năm 2009 là 1828 người, mật ñộ ñạt 56 người/km². Dân tộc sinh sống ở xã bao gồm:
Kinh, Dao Thanh Y, Tày, Sán Dìu, Hoa. Trong ñó dân tộc Dao Thanh Y chiếm ñã số
(97%). Trong thời gian qua, cùng với sự quyết tâm của ðảng bộ, chính quyền, sự ñồng
lòng của nhân dân ñịa phương xã ñã khai thác và phát huy những lợi thế về sản xuất
nông, lâm, ngư nghiệp và dịch vụ du lịch văn hoá dân tộc. Do ñó, kinh tế của ñịa
phương ñã có những bước phát triển; ñời sống nhân dân ñược cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo
ngày một giảm.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 21


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Sơ ñồ 2.1: Sơ ñồ vị trí các thôn trong xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 22


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.2 PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ NHỮNG ðIỀU KIỆN HIỆN TẠI VỀ HOẠT
ðỘNG DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH
QUẢNG NINH.
2.2.1 ðiều kiện về tài nguyên phát triển du lịch cộng ñồng
2.2.1.1. Tài nguyên thiên nhiên
* ðặc ñiểm ñịa hình.[40]
Xã có ñịa hình khá ña dạng, bao quanh là ñồi núi, giữa là thung lũng tương ñối
bằng phẳng và là nơi thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. ðịa hình chia cắt từ 1,2- 1,8
km, quá trình phong hóa diễn ra khá mạnh, xói mòn lớn nên tầng ñất có ñộ dày từ
mỏng ñến trung bình. ðịa hình khu vực ñồi núi dốc thích hợp với trồng rừng lấy gỗ.
Do cấu trúc ñịa hình, ñịa chất công trình và nằm trên các lớp ñá vôi bị nước phân
huỷ ñã tạo cho Bằng Cả một cảnh quan ñồi núi trùng ñiệp với các ñộng,thực vật vùng
rừng nhiệt ñới nguyên sinh mở ra những tuyến du lịch mạo hiểm leo núi, ñi bộ, săn
bắn, tắm suối...
Sức người và thiên nhiên ñã tạo cho Bằng Cả, một vùng ñồi núi và cảnh quan thơ
mộng cho phép phát triển du lịch cộng ñồng.
* Khí hậu.[40]
Khí hậu Bằng Cả nằm trong vùng khí hậu nhiệt ñới gió mùa, có ảnh hưởng nội
khí hậu vùng ðông Bắc. Mùa ñông ngắn, lạnh, ít mưa. Mùa hè dài, nóng, mưa nhiều.

Nhiệt ñộ trung bình: 23,600C, nhiệt ñộ trung bình cao nhất: 28,200C; nhiệt ñộ
trung bình thấp nhất: 19,400C. Tổng số các giờ nắng các tháng trong năm 1.728,5 h.
Số giờ nắng thấp nhấp trong năm tập trung vào tháng 1, số giờ nắng cao nhất trong
năm tập trung vào tháng 8. Nhiệt ñộ cao nhất trong năm thường từ tháng 5-9 và nhiệt
ñộ thấp nhất tập trung vào tháng 1-2.

ðộ ẩm trong năm trung bình: 85,3%. ðộ ẩm các tháng trong năm có trị số cao,
thể hiện tình trạng ẩm ướt thường xuyên, phù hợp với khí hậu ñảm bảo tính sinh thái
bền vững.

Lượng mưa bình quân 1690,6 mm/năm, mưa tập trung vào tháng 4 ñến tháng 9;
lượng mưa rải không ñều tháng mưa nhiều nhất là tháng 5, 6, 7, 8. Có những trận mưa
kéo dài liên tục từ 2 ñến 3 ngày. Tháng 1, 3, 10 lượng không ñáng kể, dễ gây hạn hán.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 23


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Tuy nhiên, nhìn một cách tổng thể khi hậu Bằng Cả thuộc loại mát mẻ, không khí
trong lành, lượng mưa khá và tương ñối ñiều hòa. ðiều kiện khí hậu như vậy ñã tạo
ñiều kiện cho du khách ñến ñể nghỉ dưỡng.
* Hệ sinh thái [40]
Xã Bằng Cả hiện có 2551,32 ha rừng chiếm 79,72% tự nhiên. Hệ thảm thực vật
phải nói ñến rừng tự nhiên và rừng trồng có nhiều loại gỗ quý hiếm như Lát hoa,
nghiến, de, dổi, sến... và nhiều loại tre, nứa, giang, bương, vầu... và hàng trăm các cây
thuốc nam khác. Các cây cổ thụ ở ñây còn rất nhiều trên núi ñá vôi. Ngoài ra còn có
một loại phù du thực vật dày ñặc mọc ở hầu hết khắp các ngọn núi: như lan, cỏ tranh,
cỏ voi... Rừng trồng chủ yếu là bạch ñàn, cây keo... ñang trong thời kỳ sinh trưởng và
phát triển tốt. Với hệ sinh thái phong phú ñã tạo ñược cảnh quan thiên nhiên hoang sơ
thu hút ñược nhiều sự tò mò muốn tham quan, khám phá của du khách.
*Hệ ñộng thực vật [40]
Hiện nay ở Bằng Cả có ñồng cỏ tự nhiên rộng rất thuận lợi cho việc phát triển
chăn nuôi lợn rừng; trong vùng vẫn còn rất nhiều sóc, nhím, dúi, chuột, cầy,
chồn...Trong thời gian qua, nhân dân trong vùng ñã triển khai ñưa một số giống ñộng
vật chăn nuôi ñể phát triển kinh tế gia ñình như: bò sữa, lợn rừng, trăn, rắn... Ngoài ra,
hệ thực vật của Bằng Cả cũng vô cùng phong phú với ña dang các loại rau rừng: rau
sắng, cải rừng, nấm, măng ñắng, rau tầm bóp... ðây là nguồn thực phẩm dùng chế biến
ra những món ăn ñặc trưng của người dân ñịa phương mà khách du lịch khi ñến Bằng
Cả có thể ñược thưởng thức và cảm nhận.
2.2.1.2. Tài nguyên nhân văn [40]
Tài nguyên du lịch nhân văn của xã Bằng Cả bao gồm 2 loại tài nguyên: tài
nguyên vật thể (Khu bảo tồn Văn hoá người Dao Thanh Y; các món ăn, sản phẩm thêu
tay của ñồng bào dân tộc Dao Thanh Y;Hòn Tròn, khu căn cứ kháng chiến chống Pháp
Bằng Cả...).Tài nguyên phi vật thể (hát ñối, lễ cấp sắc, hội làng...).
- Khu bảo tồn văn hóa người Dao Thanh Y:
Khu bảo tồn bản Văn hoá người Dao Thanh Y ñược ñặt tại thôn Chín Gian, xã
Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở VH-TT&DL làm chủ ñầu tư và ñược khởi
công từ năm 2009. Khu bảo tồn gồm 1 nhà văn hoá sinh hoạt chung ñược làm theo lối
kiến trúc nhà sàn và 2 nhà mẫu phục dựng nhằm mô phỏng nhà ở của ñồng bào Dao
Thanh Y. Ngoài ra, còn có sân lễ hội, vui chơi.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 24
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Khu bảo tồn (ñặc biệt là 2 ngôi nhà mẫu phục dựng) là nơi trưng bày những vật
dụng, những nét văn hóa trong ñời sống hàng ngày của ñồng bào dân tộc Dao Thanh Y
như: bàn thờ ñể bà con làm lễ cúng vào các dịp cấp sắc, ngày mồng 1 âm lịch của các
tháng 2, 4, 7 và 10; các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và công cụ lao ñộng sản xuất của
bà con như: bếp, nia, giỏ, cối giã gạo, bồ ñựng thóc...
Khu bảo tồn ñã trở thành nơi tổ chức các hoạt ñộng văn hoá, tín ngưỡng của
ñông ñảo bà con trong xã. ðiều này cũng giúp ñịa phương lưu giữ, bảo tồn và phát huy
ñược các giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc Dao Thanh Y. Và ñó cũng
chính là một trong những yếu tố quan trọng ñể tạo nên sản phẩm du lịch ñộc ñáo tại
Bằng Cả. Khi ñến khu bảo tồn du khách có thể tham quan tìm hiểu những nét văn hóa
truyền thống của người Dao Thanh Y thông qua kiến trúc của ngôi nhà sàn, các sản
phẩm trưng bày cũng như các hình ảnh ñược trưng bày tại ñây.
- Hòn Tròn và Khu căn cứ cách mạng Bằng Cả
Hòn Tròn thuộc ñịa phận Thôn ðồng San, xã Bằng Cả. ðây là tên gọi của một
ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi của huyện Hoành Bồ. Nơi ñây có ñồi Vọng Gác
và Khu căn cứ cách mạng chống Pháp Bằng Cả - minh chứng về lòng yêu nước và tinh
thần dũng cảm một lòng ñi theo ðảng lập công góp phần trong chiến thắng lớn của ñất
nước của ñồng bào người Dao Thanh Y xã Bằng Cả. ðây cũng là một ngọn núi còn
giữ ñược một hệ sinh thái ña dạng gồm các loài ñộng thực vật và các cây thuốc nam
quý hiếm. ðứng trên ñỉnh Hòn Tròn du khách có thể quan sát ñược cả huyện Hoành
Bồ và các khu vực lân cận như vùng núi Uông Bí và thành phố Hạ Long. ðến với
Hòn Tròn du khách sẽ tận hưởng cảm giác như chinh phục ñược tự nhiên, ñắm mình
trong khí hậu trong lành và phóng tầm mắt ngắm nhìn phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ
và thơ mộng.
- Hồ ñập Khe Chính
Hồ và ñập Khe Chính nằm ở ñịa phận Thôn ðồng San, xã Bằng Cả. Hồ có diện
tích rộng, nước hồ xanh biếc; xung quanh ñược bao bọc bởi một hệ thống ñồi núi liền
kề. Trong ñó có Hòn Tròn, một ngọn núi cao nhất trong hệ thống núi của huyện Hoành
Bồ tạo nên một bức trưng thủy mặc hết sức nên thơ. Hiện nay hồ Khe Chính là nơi
cung cấp nước ngọt cho toàn xã Bằng Cả. Bên cạnh ñó, với giá trị cảnh quan mà nó
mang lại, Hồ ñập Khe Chính có thể là ñiểm tham quan lý tưởng và hấp dẫn của du
khách khi ñến với Bằng Cả.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 25
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Nghề thủ công của Dân tộc Dao Thanh Y:


+ Nghề dệt vải và thêu tay: [41]
Nghề dệt vải của người dân tộc Dao ở Bằng Cả vẫn giữ ñược nét văn hoá ñể phục
vụ cho gia ñình, lấy chàm nhuộm vải, làm thành những hoa văn cực nhỏ.
Cách làm là lấy 2 miếng ván gỗ khắc thành hoa nhỏ ñể kẹp vải, nấu sáp chảy ra,
rồi trút vào trong lỗ khắc, sau mới bỏ miếng vải ra, lấy vải nhúng vào chàm. Vải ñã
thấm chàm rồi thì ñem nấu cho chảy sáp ra, ñược hoa văn sặc sỡ rất tinh tế, ñẹp và
sáng sủa.
ðặc biệt, việc tạo ra trang phục của người Dao là nghệ thuật thêu hoa văn trên
vải của người phụ nữ. Họ chỉ thêu theo trí tưởng tượng chứ họ không bao giờ vẽ mẫu
sẵn. Tuy nhiên, người Dao ở Bằng Cả chỉ dệt vải trong lúc nhàn rỗi.
Tuy nhiên, ñể phục vụ khách du lịch có thể tìm hiểu và tận mắt nhìn thấy những
công ñoạn dệt vải và thêu tay, hiện nay một số nghệ nhân trong xã ñã tập hợp các phụ
nữ, các cô gái trẻ ñể truyền thụ, khôi phục và phát triển nghề dệt vải và thêu tay truyền
thống của dân tộc. Hoạt ñộng này diễn ra hàng ngày tại Khu Bảo tồn văn hóa dân tộc
của xã. Sản phẩm ñược trưng bày và có thể bán cho khách du lịch. Sản phẩm thêu
không chỉ là quần áo truyền thống của dân tộc mình mà còn là các sản phẩm như: mũ,
khăn, vỏ gối...
+ Nghề nấu rượu:
Rượu Bâu (rượu chua) vốn là thứ ñồ uống ñặc sản của ñồng bào dân tộc Dao
Thanh Y, tập trung chủ yếu ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh.
Rượu có màu vàng trong vắt, vị ngọt ngọt chua chua nên ñược gọi bằng cái tên
“rượu chua”, ñưa lên miệng còn ngửi thấy mùi thơm ngọt của gạo nếp cẩm, uống êm
ñầu lưỡi và uống xong vẫn còn dính môi. Rượu Bâu dễ uống, thường ñược coi như
một thứ rượu “phụ nữ”, khi uống không dùng các chén nhỏ như rượu cay, mà dùng
cốc, dùng bát.
Rượu Bâu là thức uống không thể thiếu trong tất cả các dịp hội hè, ñình ñám,
ngày lễ tết, ngày kỷ niệm, ma chay, cưới hỏi của ñồng bào Dao Thanh Y. Không chỉ
ñể dùng trong bữa nhậu, rượu chua còn hợp cả với các cỗ ngọt như bánh kẹo hay thậm
chí nhâm nhi chay với nhân lạc rang thơm phức.
Hầu hết các gia ñình ở xã Bằng Cả ñều biết cách chế biến rượu chua, nhưng
không phải rượu nhà nào nấu ra cũng ngon. Vì thế, hầu hết các gia ñình làm rượu ñể
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 26
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

cho nhà dùng vào các ngày thường, còn với các ngày lễ hội hay có sự kiện trọng ñại,
sẽ ñặt mua ở một số nhà chuyên làm lâu năm.
Rượu Bâu cũng ñược làm từ gạo nhưng không nấu lên như rượu cay, mà ñược ủ
và chưng cất. Muốn rượu ngon, có vị thơm ngậy và màu vàng trong thì thứ gạo ñược
dùng ñể làm rượu phải là gạo nếp nương, nhà phải tự giã lấy bằng cối ñá, xảy vỏ xảy
mày và cho vào nấu thành cơm ñể ủ.
Quyết ñịnh chất lượng mẻ rượu là men ủ, thường là men lá hay còn gọi là men
truyền. Gạo ñã nấu ñược ủ với men trong vòng 30 ngày, ñược thứ nước tinh chất thơm
lừng, chua chua ngọt ngọt.
Rượu Bâu là thứ rượu ñặc sản truyền thống từ bao ñời nay của ñồng bào dân tộc
Dao Thanh Y mà ñến nay người Dao ở Bằng Cả vẫn gìn giữ ñược. Xã Bằng Cả ñang
xây dựng thương hiệu rượu chua Bằng Cả, cố gắng hoàn tất thủ tục ñể ñược công nhận
trong năm 2013.
Du khách tham quan khi ñến với Bằng Cả, ñặc biệt là các gia ñình nấu rượu Bâu,
khách có thể tận mắt chứng kiến các kỹ thuật ủ và chưng cất rượu ñộc ñáo của dân tộc
Dao Thanh Y. Nếu muốn, du khách sẽ ñược mời thử thưởng thức một chén rượu Bâu
ñã ñược trưng cất và sau ñó có thể mua ñặc sản này về làm quà cho người thân sau
chuyến tham quan Bằng Cả.
- Ẩm thực:
Cũng giống với nhiều nhóm Dao khác, người Dao Thanh Y ở Bằng Cả rất thích
ăn những món ăn luộc, thịt muối chua, thịt sấy khô, canh măng chua, rau rừng luộc...
Các món ăn thường ñược chế biến từ nông sản: lợn «cắp nách», rau rừng và các gia vị,
hương liệu tự trồng và chế biến ñược. Người Dao Thanh Y ở Bằng Cả biết ñược hàng
chục loại rau rừng, ngon nhất là rau Sắng, rau Bò Khai, rau Chân Vịt. Các loại măng
rừng như: măng mai, măng tre, măng nứa, măng vầu, măng bương...
Với món thịt chua là món ăn ñặc trưng nhất của người Dao ở Bằng Cả. Món ăn
này việc cho cơm là quan trọng nhất, cần ñến ñôi bàn tay khéo léo và kinh nghiệm của
người chế biến. Người ta ñem gạo tẻ hay gạo nếp nấu chín thành cơm, sau ñó xới ra ñể
nguội và bóp ñều vào thịt. Ngoài cơm nguội, người ta còn lấy các loại lá như lá cơm
ñỏ, trầu không, riềng. Tất cả ñem rửa sạch, ñể ráo nước, giã nhỏ và trộn lẫn với thịt
lợn. Sau khi thịt lợn ñược bóp ñều với các loại gia vị, người ta tiến hành ủ chua thịt.
Công ñoạn này có thể mất từ 5 ngày ñến nửa tháng, tùy thuộc vào thời tiết và từng
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 27
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

mùa. Thịt chua ñược cho vào vại, chum, rồi buộc kín miệng cho ñến ngày thịt ñủ ñộ
ngấu thì mới mở ra ăn. Tuy nhiên, ngày nay ñể tiện lợi và dễ dàng cho việc chế biến,
vận chuyển, người ta thay thế những cái vại, chum bằng hộp nhựa. Thịt muối chua có
thể rang, nấu tùy theo sở thích của từng người. Tuy nhiên, ñiều mà nhiều người thích
món ăn ñộc ñáo này là thịt ñể lâu ngày nhưng không bị mất màu, mùi vị rất thơm
ngon, hấp dẫn.
Các món ăn này sẽ là những món ăn ấn tượng, ñộc ñáo nhưng không kém phần
hấp dẫn trong các thực ñơn của các nhà hàng, khách sạn, nhà nghỉ, nhà trọ tại Bằng
Cả. Du khách có thể cảm nhận ñược hương vị của núi rừng thông qua thưởng thức các
món ăn dân tộc của người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả.
- Hội làng của người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả:
Trong năm âm lịch, người Dao ở ñây tổ chức Hội làng vào các ngày: mùng Một
tháng Hai, mùng Một tháng Tư, mùng Một tháng Bảy, mùng Một tháng Mười và ngày
Hai Mươi tháng Mười Hai. Nhưng chỉ có Hội làng Ngày mùng Một tháng Hai và Hội
làng Ngày Hai Mươi tháng Mười Hai mới là hai Ngày Hội quan trọng trong năm của
ñồng bào ở ñây.
Hội làng Ngày mùng Một tháng Hai là dấu mốc quan trọng, có ý nghĩa khởi ñầu
cho năm mới. Bởi thế, mọi người trong làng, nhất là các chủ hộ ñều có mặt ñông ñủ, lễ
vật trình làng ñược sắm sanh chu ñáo, quy trình diễn Hội phải thực hiện xuôn xẻ ñể cả
năm dân làng ñược bình an vô sự, làm ăn thuận lợi, mùa màng bội thu, mọi nhà no ñủ.
Hội làng Ngày Hai Mươi tháng Mười Hai có ý nghĩa tổng kết sau một năm lao
ñộng vất vả, là thời ñiểm dân làng, dòng tộc, các gia ñình bàn bạc công việc sẽ thực
hiện năm sau; là dịp mọi người giải quyết dứt ñiểm các vụ việc tranh chấp, xích mích
liên quan ñến người khác trong làng, trong dòng tộc ñể ñón chào năm mới với những
ước mơ, hy vọng; cầu mong những ñiều tốt lành ñến với bản thân, gia tộc mình.
Ngoài hai ngày hội trên, mỗi ngày hội ở ñây còn có ý nghĩa riêng, ñánh dấu mốc
giao mùa, vào vụ mới:
Hội làng Ngày mùng Một tháng Tư tiết trời vào hè, công việc chuẩn bị cho việc
gieo cấy vụ hè- thu.
Hội làng Ngày mùng Một tháng Bảy, tiết trời sang thu, công việc chuẩn bị phát
nương, làm rẫy.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 28


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Hội làng Ngày mùng Một tháng Mười, tiết trời vào ñông, chuẩn bị cho việc bảo
vệ rừng trước tiết trời hanh khô và việc lo làm ải ñất trồng màu …
Hội làng người Dao Thanh Y ở xã Bằng Cả có từ lâu ñời. Trải qua thời gian, qua
nhiều thế hệ, nay không ai biết Hội làng ở ñây ñã có từ bao giờ. Có lẽ Hội làng ñược
hình thành từ khi có tộc người Dao Thanh Y cư trú ở Bằng Cả.
Thuở trước, ñồng bào Dao Thanh Y thường ở những nơi hẻo lánh, vùng núi cao,
ñiều kiện ñi lại khó khăn, có nhiều thú dữ, khí hậu, thiên nhiên khắc nghiệt, phương
thức canh tác chủ yếu phát nương, làm rẫy, khoảng cách giữa các hộ ở xa nhau nên
cuộc sống, sinh hoạt của họ gặp rất nhiều khó khăn. Hội làng xưa ñược hình thành là
ñiều kiện ñể ñồng bào ñoàn kết nhau lại, cùng khắc phục thiên tai, chống thú dữ, giúp
nhau sản xuất ñể cùng tồn tại và ñể duy trì, phát triển tộc người…
Hội làng ngày nay vẫn mang một phần quan trọng của ý nghĩa xưa và còn mang
thêm nét văn hóa ñương ñại: là nơi tổ chức xây dựng nếp sống văn hóa trong làng xã;
là nơi bảo tồn, phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Dao Thanh
Y; là nơi tuyên truyền, phổ biến những chính sách, pháp luật của ðảng và Nhà nước,
quy ước, hương ước của làng xã.
Hội làng thường gồm hai phần: Lễ và Hội, ñược tiến hành từ lúc 7, 8 giờ sáng.
Dân làng ñóng góp sản vật tại nhà ông Trưởng tộc (có thể là Trưởng bản, Thầy mo).
Phần Lễ ñược tiến hành từ 10 giờ sáng do Trưởng tộc và Thứ tộc thực hiện (cả hai ñều
ñã ñược cấp sắc làm thầy mo theo phong tục của người Dao Thanh Y). Ý nghĩa của
phần lễ là: cầu khẩn trời ñất, thổ công, thần núi, thành hoàng làng và các dòng họ của
người Dao Thanh Y trên ñịa bàn xã Bằng Cả chứng cho lòng thành của các bậc con
cháu một lòng một dạ tôn thờ trời ñất, các vị thần và gia tiên các dòng họ; cầu khẩn
cho người ñi rừng, trồng rừng, làm rẫy, tăng gia sản xuất ñược an toàn, phát triển; cầu
cho dân làng bản ñều ñược mạnh khỏe, trời ñất tạo mưa thuận gió hòa ñể dân làng sản
xuất ra nhiều của cải. Thành phần tham gia dự phần Lễ là các chủ hộ (nam giới) ñã
ñược cấp sắc, tức là ñã trưởng thành.
Sau Lễ là Hội, người trong làng Bằng Cả: già, trẻ, gái, trai ñều ñược tham gia.
Trước ñây, tại Hội làng, các trò chơi dân gian truyền thống ñược thực hiện một cách tự
nhiên, không cần có sự dàn dựng theo kịch bản. Người về dự Hội ñều có thể chơi ném
còn, bắn nỏ, ñẩy gậy, ñánh con quay, “sáng cố” (một hình thức hát ñối ñáp giữa trai
làng này với gái làng kia, dòng họ này với dòng họ kia), tham dự các trò chơi dân gian
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 29
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

khác. Nay, loại hình “sáng cố” ñã mai một và các trò chơi dân gian truyền thống ñược
ñưa vào Hội một cách có tổ chức.
Tuy nhiên hiện nay, với dự án ñầu tư phát triển du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả thì
«sáng cố» ñang từng bước ñược các nghệ nhân khôi phục và truyền lại cho lớp trẻ, các
ñội ngũ kế cận, phục vụ cho du lịch tại ñịa phương.
Người dân Bằng Cả coi Hội làng là hình thức sinh hoạt văn hóa cộng ñồng,
là nơi giải quyết những mâu thuẫn nội bộ, ñem lại sự ñoàn kết nhất trí giữa các
gia ñình, dòng tộc và làng xã trong ñời sống thường nhật. Mặc dù nay có nhiều
ñổi thay về sắc thái kinh tế- xã hội, nhưng Hội làng của Người Dao Thanh Y xã
Bằng Cả vẫn ñược diễn ra trên nguyên tắc tự nguyện, các hộ ở ñây vẫn tham gia
ñông ñủ và chấp hành nghiêm các luật tục, bởi Hội làng từ lâu ñã ñược ăn sâu vào
trong tâm thức của mỗi người.
ðến với Bằng Cả, ñặc biệt là vào ngày Hội làng, du khách có thể tận mắt chứng
kiến những nét văn hóa, tín ngưỡng ñộc ñáo của người Dao Thanh Y thông qua những
phần nghi lễ và phần hội của ñồng bào. ðây là nét văn hóa truyền thống còn giữ
nguyên vẹn mà chỉ có ở người Dao Thanh Y, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ. Khách
tham quan có thể tham gia vào phần hội với ñồng bào Dao Thanh Y thông qua các trò
chơi dân gian: ném còn, giã gạo, bắn nỏ, ném con quay...sẽ lưu lại những trải nghiệm
khó quên với du khách khi ñến với Bằng Cả.

Hình 2.1: Thi giã gạo trong hội làng Bằng Cả.
- Lễ cấp sắc: [41]
Lễ cấp sắc ñược chia làm hai kiểu/loại khác nhau. Loại thứ nhất là lễ cấp sắc ñể
nâng bậc/ lên ñèn cho thầy cúng/ thầy mo. Loại thứ hai là lễ cấp sắc cho người con
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 30
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

trai/ñàn ông trong cộng ñồng. Vì ñã là ñàn ông thì buộc phải làm lễ cấp sắc. Người
Thanh Y quan niệm rằng sau khi người ta chết ñi nếu không ñược cấp sắc thì hồn vía
linh thiêng không ñược về hầu hạ ñức Bàn Vương (Bàn Vương ñược người Thanh Y
coi là thuỷ tổ của mình). ðặc biệt với người sống, người ñàn ông muốn ñược dân bản
coi là người lớn, người ñã trưởng thành thì phải qua cấp sắc. Người trưởng thành rồi
muốn thành thầy cúng, thầy mo thì phải ñược cấp sắc. Thậm chí nếu chưa ñược cấp
sắc thì dù già hay trẻ, con trưởng hay con thứ ñều không ñược thờ cúng tổ tiên. Không
cấp sắc thì lúc chết ñi dù cao tuổi dân bản vẫn coi như một ñứa trẻ mà không chôn cất
theo nghi thức. Cấp sắc chính là sự nâng bậc cho mỗi người ñàn ông, ñó là thời ñiểm
ñánh dấu sự trưởng thành của họ. Nhân buổi lễ người ta còn cầu ñiều may mắn cho
người ñược cấp sắc trong cả cuộc ñời.
Lễ cấp sắc là dịp ñể dân bản tụ hội, họ hàng xa gần có dịp mời chào gặp gỡ ñể
bày tỏ tình cảm với nhau. Người thân ñi công tác, học hành nơi xa cũng cố gắng về
sum họp cùng gia ñình. Người Thanh Y quan niệm ngày lễ cấp sắc là ngày quan trọng
nhất trong cuộc ñời mỗi người ñàn ông và là ngày vui của cả cộng ñồng. Do ñó, trước
ngày làm lễ hàng tháng trời, gia ñình có người ñược cấp sắc ñã ñiện thoại, viết thư
hoặc phải lặn lội vượt suối băng rừng ñi mời người thân, họ hàng nội ngoại về dự.
Cuối dịp làm lễ, khi mọi thủ tục cúng bái ñã ñầy ñủ thì buổi lễ ñược kết thúc
bằng thủ tục rất vui mà chứa ñựng yếu tố tâm linh hết sức hồn nhiên của người Thanh
Y mà có người gọi là tục gói chăn. ðó là thủ tục khiêng người ñược cấp sắc lên ngồi
xổm trên một cái bàn ñặt hớ hênh, chông chênh ñặt ở giữa sân (trước khu vực hành lễ)
ñược chừng mươi, mười lăm phút thì thầy mo, thầy cúng ñẩy người ñược cấp sắc ngã
vào chiếc chăn bông trải sẵn rồi gói kín ñáo lại. Người Thanh Y quan niệm, khi nằm
trong chăn gói kín mới tạo ñược sự giao hoà giữa âm và dương, giữa trời và ñất, giữa
thiên - ñịa - nhân, giữa tổ tiên với hậu duệ… và cũng chính là lúc Bàn Vương nhập về
nhận diện và chấp nhận cứu giúp người ñược cấp sắc mọi ñiều tốt lành. Sau chừng
dăm ba phút, thầy mo bước tới mở chăn ra và chính thức từ ñây người ñược cấp sắc
mới ñược tự do, ñược coi là người trưởng thành trong cộng ñồng và ñược dân bản tôn
trọng như người trưởng thành trong bản.
Tục cấp sắc hiện nay vẫn là một nét phong tục riêng của dân tộc Dao Thanh Y.
Chưa ñược ñưa vào khai thác phục vụ du lịch. Tuy nhiên, nó mang trong mình những
nét văn hóa vô cùng ñộc ñáo, mới lạ và gây ñược sự tò mò của khách du lịch khi ñến
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 31
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

thăm quan tại Bằng Cả. Vì vậy, tục cấp sắc có thể ñược ñưa vào ñể khai thác phục vụ
phát triển du lịch cộng ñồng tại ñịa phương như là một sản phẩm du lịch ñộc ñáo, mới
lạ và hấp dẫn. ðưa tục cấp sắc thành một phong tục mang tính biểu diễn phục vụ
khách du lịch tại ñịa phương. Du khách tham gia có thể xem hoặc «ñóng vai» người
ñược cấp sắc trong bộ quần áo dân tộc Dao Thanh Y (khách du lịch là nam giới), trải
nghiệm những phút giây trong buổi lễ mà mình là nhân vật chính; ñồng thời du khách
có thể lưu lại những tấm ảnh kỷ niệm của mình trong phần nghi lễ này...

Hình 2.2: Lễ cấp sắc của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả

- Nhạc cụ và trò chơi dân gian: [41]

Nhạc cụ dân tộc của người Dao chủ yếu ñược sử dụng trong các nghi lễ tôn giáo,
tín ngưỡng, gồm có trống, thanh la, chũm choẹ, chuông nhạc và tù và. Ngoài ra, người
Dao còn có các loại nhạc cụ khác như nhị, sáo, ñàn môi...

Trò chơi của người Dao thì rất ña dạng, gồm nhiều thể loại khác nhau; có trò
mang tính nghi lễ như trò tập lên ñồng, tập bói, nhảy múa...; có trò chơi trong lúc uống
rượu như trò chỉ ngón tay, hát ñối ñáp...; có trò chơi trong ngày tết và những lúc thời
gian rảnh rỗi khác như trò ñu dây, ñánh quay, ném còn...

Du khách ñặc biệt là khách quốc tế và khách du lịch trẻ tuổi sẽ rất hứng thú khi
ñược tham gia vào những trò chơi mang ñậm chất dân tộc này khi ñến với Bằng Cả.
Hay du khách có thể hòa mình vào những âm thanh của các loại nhạc cụ ñộc ñáo do
chính những người Dao Thanh Y biểu diễn; hoặc có thể lựa chọn mua một loại nhạc
cụ nào ñó mà âm thanh của nó khiến bạn thích thú về làm kỷ niệm.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 32


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.2.2. ðiều kiện về yếu tố cộng ñồng dân cư.


Xã Bằng Cả có số nhân khẩu trên ñịa bàn là 1828 người (Trong ñó nam là 955
người, nữ là 873 người), xã có 5 dân tộc anh em cùng sinh sống, dân tộc Dao Thanh Y
chiếm 97% còn lại là dân tộc Kinh, Hoa, Tày, Sán Dìu. Số hộ 355 hộ (Thôn Chín
Gian:157 hộ; Thôn ðồng San:137 hộ, Thôn Khe Liêu 41 hộ) [40,32].
Hiện nay ñã có 12 hộ ở Thôn Chín Gian, 6 hộ ở thôn ðồng San ñăng ký kinh
doanh dịch vụ homestay. Những hộ này ñều là dân tộc Dao Thanh Y. Họ ñều ở nhà
truyền thống của dân tộc mình (nhà sàn). Nhà sàn của người Dao Thanh Y ở Bằng Cả
ñược làm từ nguyên liệu chính là gỗ, rất chắc chắn, sạch sẽ và ñẹp không thua kém nhà
sàn của người Thái. Các hộ gia ñình ñăng ký kinh doanh homestay ñược ñã ñược vay
vốn ñầu tư tu sửa lại nhà ñể ñảm bảo diện tích mặt bằng sạch sẽ, thoáng mát có thể ñón
khách du lịch ñến lưu trú. ðặc biệt khu vệ sinh cũng ñược ñặc biệt lưu ý. Nhà vệ sinh,
phòng tắm phải ñảm bảo sạch sẽ, khô ráo ñạt tiêu chuẩn của như một nhà nghỉ trở lên.
Tất cả những hộ này ñều là nông dân là chủ yếu, họ ñều có nghề chính là làm
nông nghiệp, lao ñộng trong ngành du lịch tại Bằng Cả ñều là lao ñộng phổ thông.
Phong cách phục vụ ñơn giản, mộc mạc mang tính chất nông thôn. Bên cạnh ñó người
dân ý thức ñược họ ñang sở hữu một nguồn thu lớn từ nguồn tài nguyên thiên nhiên và
tài nguyên nhân văn vì thế người dân ñã có ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, tài
nguyên nhân văn và môi trường.
2.2.3. ðiều kiện có thị trường khách trong nước và quốc tế ñến thăm quan
du lịch, nghiên cứu, tương sẽ thu hút ñược nhiều khách.
Hiện nay các tour du lịch nhỏ lẻ ñến Bằng Cả thông qua công ty lịch trong tỉnh
Quảng Ninh như Sài Gòn Tourist... Tuy nhiên, khách ñến tham quan Bằng Cả chỉ
trong thời gian ngắn (thường là trong ngày). Theo thống kê chỉ có 32% khách ñến
Bằng Cả với mục ñích du lịch; 56% khách ñến Bằng Cả vì mục ñích công việc kết hợp
với du lịch. Trong ñó, du khách biết ñến Bằng Cả qua các kênh khác nhau (từ bạn bè:
chiếm 25%, từ chương trình du lịch của các công ty Lữ hành: 52%, từ các phương tiện
truyền thông: 10%, từ các nguồn thông tin khác:13%).
Lượng khách du lịch ñến Bằng Cả khá ít nên chưa có sự thông kê ñầy ñủ số
lượng khách ñến tham quan từ phía các cơ quan quản lý như xã, huyện. Khách du lịch
hầu như chưa biết ñến Bằng Cả do thiếu sự quảng bá qua các kênh thông tin. Cộng với
Dự án xây dựng khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y mới ñược triển khai, chưa
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 33
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

thực sự ñi vào hoạt ñộng kinh doanh du lịch...Bằng Cả vẫn là một ñịa danh mới mẻ ñối
với khách du lịch trong và ngoài nước.
Trong khi ñó, về mặt vị trí ñịa lý và giao thông, Bằng Cả tiếp giáp với thành phố:
Hạ Long, Uông Bí và thị xã Quảng Yên, hàng năm có một lượng khách du lịch lớn bao
gồm cả khách trong nước và quốc tế ñến tham quan. ðây sẽ là những nguồn khách
hàng tiềm năng của Bằng Cả trong tương lai.
2.2.4. ðiều kiện về cơ chế chính sách hợp lý tạo môi trường thuận lợi cho
việc phát triển du lịch và sự tham gia của cộng ñồng. [27,137]
Bằng Cả có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, ñặc sắc song ñiều kiện tự nhiên
và ñời sống kinh tế - xã hội của người dân còn khó khăn. Tại Nghị quyết ðại hội
ðảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XI ñã xác ñịnh như sau:
“Tập trung mọi nguồn lực ñể ñầu tư phát triển hạ tầng kinh tế xã hội, phát huy
tối ña các tiềm năng, giá trị khác biệt của tỉnh Quảng Ninh; ñầu tư xây dựng phát
triển ngành dịch vụ, du lịch tỉnh gắn với xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm du
lịch của quốc tế, khu vực và cả nước. Tăng cường ñầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật cho
du lịch, gắn phát triển du lịch với văn hoá; khuyến khích các thành phần kinh tế các
thành phần kinh tế trong và ngoài tỉnh ñầu tư phát triển các loại hình du lịch, ưu tiên
các dự án ñầu tư phát triển du lịch biển, du lịch văn hoá, du lịch sinh thái, các hình
thức dịch vụ vui chơi, giải trí, nghỉ ngơi, chữa bệnh. Quy hoạch chiến lược phát triển
du lịch ñến năm 2020 tầm nhìn 2030, xây dựng các dự án, tour, tuyến, ñiểm du lịch, ña
dạng hoá, nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch. Tăng cường công tác thông tin,
quảng bá du lịch...” [27,137]
Bằng Cả là một xã có nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú hấp
dẫn khách thăm quan ñặc biệt là thắng cảnh Hòn Tròn, ðồi Vọng Gác, Hồ ðập Khe
Chính, Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y, các phong tục tập quán của dân tộc
Dao Thanh Y...Phát triển du lịch tại Bằng Cả tập trung vào các lĩnh vực như: phát triển
du lịch văn hoá, lễ hội kết hợp với du lịch sinh thái với nhiều sản phẩm du lịch ñộc ñáo
như chương trình thám hiểm leo núi, chèo thuyền trong lòng hồ, chương trình thăm
quan du lịch tìm hiểu về phong tục tập quán và tín ngưỡng, chương trình du lịch sinh
thái và du lịch cuối tuần...
Xã Bằng Cả là một xã ñặc biệt khó khăn của huyện Hoành Bồ, ñịa hình hiểm trở,
giao thông ñi lại khó khăn, người dân ở ñây chủ yếu sống nhờ vào nghề nông do vậy
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 34
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

ñiều kiện kinh tế vô cùng khó khăn. Tuy vậy Bằng Cả ñược thiên nhiên ưu ñãi một
nguồn tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú và là ñiều
kiện thuận lợi cho việc phát triển du lịch tại ñịa phương. Vì vậy trong chiến lược phát
triển kinh tế của huyện Hoành Bồ ñã xác ñịnh vị trí quan trọng của xã Bằng Cả ñối với
kinh tế, chính trị - xã hội của huyện như sau: “Phải tranh thủ mọi nguồn vốn ñầu tư ñể
xây dựng cơ sở hạ tầng tại ñiểm du lịch Bằng Cả gắn với du lịch sinh thái, du lịch cuối
tuần ở Bằng Cả; xây dựng khu du lịch sinh thái cộng ñồng Bằng Cả, xây dựng các sản
phẩm ñộc ñáo hấp dẫn khách du lịch. Phấn ñấu ñến năm 2015 ñưa kinh tế du lịch trở
thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện”.
Vì vậy, Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch ñã phối hợp với Phòng Văn hoá và
Thông tin huyện Hoành Bồ tổ chức tập huấn cho hơn 70 người dân xã Bằng Cả về
công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân gian truyền thống tộc người Dao
Thanh Y phát triển du lịch.
Tại ñây, người dân ñã ñược truyền ñạt về các nội dung: quyền lợi, trách nhiệm và
ñóng góp của nhân dân xã Bằng Cả với việc gìn giữ và phát huy giá trị văn hoá dân
tộc; văn hoá ứng xử với việc phát triển du lịch cộng ñồng; bảo vệ môi trường sinh thái
trong việc phát triển du lịch cộng ñồng... ðồng thời, toạ ñàm, trao ñổi với cán bộ Sở
Văn hoá - Thể thao và Du lịch về kinh nghiệm trong việc phát triển du lịch cộng ñồng
tại các ñịa phương ngoài tỉnh, ứng dụng trên ñịa bàn xã Bằng Cả, khai thác, phát huy
các giá trị văn hoá dân tộc phục vụ phát triển du lịch cộng ñồng.
Năm 2010, ñịa phương ñã tổ chức khai giảng 3 lớp học chữ Nôm Dao, học hát và
học thêu trang phục cổ truyền của người Dao Thanh Y xã Bằng Cả với trên 100 học
viên tham gia.
Trong năm 2013, Phòng Văn hoá và Thông tin huyện sẽ tiếp tục tổ chức cho ñại
diện hơn 20 hộ dân tham quan thực tế cách thức làm du lịch cộng ñồng tại một bản
người Dao của huyện Sa Pa - tỉnh Lào Cai.
ðây là hoạt ñộng thiết thực góp phần ñưa Dự án bảo tồn Bản văn hoá người Dao
Thanh Y tại thôn Chín Gian, xã Bằng cả, huyện Hoành Bồ vào khai thác, sử dụng;
từng bước bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá tộc người Dao Thanh Y xã Bằng Cả
phục vụ phát triển du lịch cộng ñồng...
Bên cạnh ñó, ñể gìn giữ và lưu truyền những vốn văn hóa cổ của dân tộc Dao
Thanh Y thì vai trò của các nghệ nhân là rất quan trọng. Năm 2012, Hội văn nghệ dân
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 35
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

gian tỉnh ñã tổ chức công bố danh hiệu các Nghệ nhân dân gian Việt Nam tại Quảng
Ninh. Bốn Nghệ nhân dân gian huyện Hoành Bồ vinh dự ñược nhận danh hiệu này
gồm có ông Bàn Văn Khương, ông Lý Văn Út, bà Trương Thị Quý, bà Bàn Thị Vinh
ñều là dân tộc Dao Thanh Y của hai xã Bằng Cả và xã Quảng La.
Các cơ chế, chính sách của tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ trong việc tạo
môi trường thuận lợi cho việc phát triển du lịch cộng tại xã Bằng Cả như trên ñã tạo ra
một cơ hội lớn cho Bằng Cả phát huy nội lực và tiềm năng phát triển du lịch cộng
ñồng của mình trong tương lai.
2.2.5. Sự hỗ trợ, giúp ñỡ của Chính phủ, tổ chức phi chính phủ trong và
ngoài nước về nhân lực, tài chính và kinh nghiệm phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng
và các công ty lữ hành trong vấn ñề tuyên truyền quản cáo thu hút khách du lịch ñến
thăm quan. [20;231]
Không chỉ riêng Bằng Cả mà hầu hết các ñiểm dự ñịnh phát triển làm du lịch
cộng ñồng ñều là những nơi có ñiều kiện kinh tế khó khăn, trình ñộ dân trí và ý thức
của cộng ñồng còn nhiều hạn chế, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. ðể phát triển du lịch
và ñộng viên ñược cộng ñồng tham gia cần có sự giúp ñỡ của các tổ chức Chính phủ
và Phi chính phủ trong và ngoài nước. Công tác giúp ñỡ ban ñầu tập trung về ñầu tư cơ
sở hạ tầng ñường xá, hệ thống ñiện, nước ñể cải thiện ñiều kiện sinh hoạt ăn ở hợp vệ
sinh và môi trường, hỗ trợ học hỏi kinh nghiệm tổ chức từ các tổ chức nước ngoài.
Hiện nay, ngoài việc cấp vốn xây dựng phục hồi Khu bảo tồn Văn hoá người Dao
Thanh Y ñược ñặt tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở
VH-TT&DL tỉnh Quảng Ninh làm chủ ñầu tư và ñược khởi công từ năm 2009 và các
cơ chế, chính sách của chính quyền tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ về việc cấp
vốn, tạo ñiều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, tính ñến
nay xã chưa có ñược sự hỗ trợ, giúp ñỡ, ñầu tư nào khác từ phía các tổ chức phi chính
phủ trong và ngoài nước.
Như vậy, ngoài tài nguyên du lịch phong phú, ña dạng cộng ñồng dân cư với một
bản sắc dân tộc riêng có, ñộc ñáo...muốn phát triển ñược thế mạnh của mình ñối với du
lịch cộng ñồng, Bằng Cả cần phải có thêm sự hỗ trợ, giúp ñỡ nữa từ phía các tổ chức,
cơ quan, hay cá nhân về vấn ñề tài chính xây dựng cơ cở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ
thuật, quảng bá hình ảnh ñịa phương tới khách du lịch...

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 36


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.3. PHÂN TÍCH, ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÁC DỊCH VỤ HỖ TRỢ CHO
VIỆC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.
2.3.1. Hệ thống cơ sở hạ tầng góp phần phát triển du lịch cộng ñồng tại xã
Bằng Cả.
2.3.1.1 Mạng lưới và phương tiện giao thông vận tải. [40,13]
Giao thông là một bộ phận của cơ sở hạ tầng kinh tế, tuy nhiên hiện nay ñã có
một số phương tiện giao thông ñược sản xuất với mục ñích chủ yếu phục vụ du lịch.
Xã Bằng Cả có 2 tuyến ñường liên xã với tổng chiều dài 7km, ñã cứng hóa 5km
chiếm 71,4%. Trong ñó có con ñường dẫn vào Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao
Thanh Y.
ðường trục thôn, liên thôn gồm 23 tuyến với tổng chiều dài 17,01 km, hiện tại
mới bê tông hóa ñược 1,23km chiếm 1,23%.
ðường làng, ngõ xóm có tổng chiều dài 1,91km, hầu hết là ñường ñất.
Trục nội ñồng: gồm 6 tuyến, tổng chiều dài 2,43 km, ñã cứng hoá ñược 0,5km
chiếm 20,58% .
Như vậy, hiện nay một số ñoạn ñường quan trọng ñể phục vụ cho các phương
tiện vận chuyển khách, chủ yếu bằng ô tô vào thẳng khu bảo văn hóa người Dao ñã rất
thuận lợi. Một số các con ñường liên thôn cũng ñã ñược bê tông hóa vào các thôn:
ðồng San, Khe Liêu, Chín Gian... ðây là những ñiểm tham quan có thể phát triển du
lịch cộng ñồng tại Bằng Cả.

Hình 2.3: ðường liên thôn của xã Bằng Cả


Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 37
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.3.1.2. Thông tin liên lạc là một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng phục vụ
du lịch. [40,14]
Thông tin liên lạc ñóng vai trò quan trọng ñảm bảo việc vận chuyển tin tức một
cách thông suốt, kịp thời ñối với khách du lịch trong nước và quốc tế.
Trong ñời sống hiện ñại nói chung, cũng như ngành du lịch không thể thiếu ñược
các phương tiện thông tin liên lạc.
Xã Bằng Cả có 01 ñiểm bưu ñiện văn hóa xã, diện tích 179,9 m2, có máy tính kết
nối Internet và một số ñầu báo, tạp chí. ðây là công trình nằm trong chương trình phát
triển hệ thống ñiểm bưu ñiện văn hóa xã, phường, thị trấn của ngành bưu ñiện, có
người trông coi phụ trách, ñược hưởng phụ cấp do ngành bưu ñiện chi trả. Hiện nay ñã
có ñiểm cung cấp dịch vụ Internet ñến một số thôn như: thôn Chín Gian, ðồng San.
Tuy nhiên hầu hết do ñịa bàn của xã tiếp giáp với thành phố Hạ Long, Thành phố
Uông Bí nên các mạng di ñộng hầu hết ñều phủ sóng toàn xã. Khách du lịch có thể ñi
tham quan mà không phải lo bị mất liên lạc với bên ngoài.Với mạng di ñộng và
Internet không dây du khách vẫn có thể dễ dàng vừa thưởng ngoạn và khám phá vẻ
hoang sơ của ñất trời và người dân bản ñịa vừa chia sẻ chia sẻ những cảm xúc, hình
ảnh của Bằng Cả với gia ñình và bạn bè…
2.3.1.3. Các công trình cung cấp ñiện, nước: [40,15]
Nhu cầu sử dụng ñiện, nước là một nhu cầu trong sinh hoạt hàng ngày của con
người. ðối với khách du lịch nhu cầu này cần ñược ñáp ứng tốt nhất thỏa mãn nhu cầu
của khách du lịch khi rời khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình.
• Các công trình cung cấp ñiện, nước :
+ ðiện: Hiện nay toàn bộ hệ thống ñiện (trạm biến áp, ñường dây ñiện, công tơ
ñiện) trên ñịa bàn xã do ngành ñiện quản lý và bán ñiện ñến từng hộ gia ñình. Vì vậy,
100% số hộ trong xã ñược dùng ñiện. Mức ñộ ñáp ứng yêu cầu về ñiện cho sản xuất
mới ñạt 88%.
Tổng số trên ñịa bàn xã có 02 trạm biến áp lắp ñặt từ năm 2003, trong ñó có trạm
1 có công suất 100MW ñặt tại thôn Chín Gian, cấp ñiện cho thôn Chín Gian và thôn
Khe Liêu; trạm 2, có công suất 75MW cấp ñiện cho thôn ðồng San. Hiện tại hai trạm
cung cấp ñiện ñầy ñủ, ổn ñịnh và an toàn cho nhân dân trong xã.
ðường dây hạ thế và hòm công tơ: ñường trục truyền tải là dây nhôm, chạy dọc
theo trục chính; ñường từ dây truyền tải vào công tơ là dây ñồng. Căn cứ vào công suất
cần thiết chung cấp ñiện cho sinh hoạt và hoạt ñộng du lịch ñến năm 2020, dự kiến
quy hoạch hệ thống ñiện như sau:

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 38


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Bảng 2.1: Dự kiến cải tạo, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống ñiện
Hiện Quy hoạch
STT Chỉ tiêu ðVT
tại Tổng số Xây mới Nâng cấp
1 Trạm biến áp Trạm 2 3 1 2
2 ðường dây cao thế thế Km 1,5 1,5
3 ðường dây hạ thế Km 18 20,5 2,5 4

[Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoành Bồ]


Như vậy ñến năm 2012 hệ thống ñiện của Bằng Cả ñược quy hoạch xây dựng ñể
ñáp ứng nhu cầu về ñiện năng của xã ñến năm 2020.
+ Nước: Hiện tại xã ñã có trạm bơm nước. Xã có con sông ðồn chảy từ xã Tân
Dân xuống hồ Yên Lập, ngoài ra phía Bắc còn có hồ Khe Chính, phía ðông Nam có
lưu vực lòng hồ Yên Lập cung cấp ñủ nước sản xuất cho nông nghiệp và sinh hoạt cho
người dân.
ðể nâng cao năng suất cây trồng, khai thác tối ña tiềm năng ñất ñai và nâng cao
hệ số sử dụng ñất thủy lợi cũng như ñời sống sinh hoạt của người dân và kinh doanh
du lịch tại xã vấn ñề cấp thoát nước trên ñịa bàn toàn xã ñặc biệt là khu du lịch cần
ñược quan tâm giải quyết kịp thời.
Hiện nay, tổng số chiều dài kênh mương trên ñịa bàn toàn xã là 21,87 km. Trong
ñó ñã cứng hoá ñược 2,1 km. Còn lại 19,77 km cần cứng hoá trong thời gian tới. Dự
kiến các tuyến mương cần xây mới và nâng cấp, cải tạo, diện tích ñất thu hồi ñể xây
dựng như sau:

Bảng 2.2: Quy hoạch xây dựng các tuyến mương

HT HT QH
HT QH QH
chiều chiều chiều
TT Thôn chiều chiều Km cứng
dài rộng rộng
sâu(m) sâu (m) hoá (km)
(km) (m) (m)
1 ðồng San 11,49 0,04 0,04 0,04 0,04 9,39
2 Chín Gian 10,25 0,04 0,04 0,04 0,04 10,70
3 Khe Liêu 1,74 0,04 0,04 0,04 0,04 1,74
Tổng 23,48 21,83

[Nguồn: Phòng Tài nguyên môi trường huyện Hoành Bồ]

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 39


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Như vậy năm 2012, ñã cứng hoá 10,92 km kênh mương kênh mương ñược ñáp
ứng ñủ tiêu chuẩn xã nông thôn mới. Giai ñoạn 2013 - 2015 sẽ tiếp tục cứng hoá 10,91
km kênh mương còn lại.
Bên cạnh ñó xây mới 8 cống và nâng cấp 10 cống tưới tiêu thoát nước. Xây dựng
mới 1 cầu ðoạn qua suối - lên ñập Khe Chính. Việc xây dựng cây cầu này còn có ý
nghĩa ñối với việc phát triển du lịch cộng ñồng tại ñịa phương ñó là: tạo ñường dẫn
thông suốt từ trung tâm du lịch (thôn Chín Gian) ñến ñiểm tham quan hồ Khe Chính.
Ngoài ra khi ñến với Bằng Cả hệ thống kênh mương tại ñây cũng là một nét ñặc
trưng, tiêu biểu của người dân trong xã. Do ñịa hình ña dạng bao gồm cả vùng ñồi núi
và ruộng thấp nên ñặc ñiểm về hệ thống mương máng ở Bằng Cả ñược xây dựng ñặc
biệt (có ñộ cao nhất ñịnh so với mặt ruộng) nhìn xa trông như những cây «cầu khỉ» bắc
qua những cánh ñồng. ðiều này cũng gây ñược sự thích thú ñối với khách du lịch khi
tới ñây...
Với hệ thống ñiện và các trạm bơm nước, kênh mương như trên, hiện nay Bằng
Cả có thể ñáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dân và hoạt ñộng kinh doanh du lịch
trong tương lai.
2.3.2 Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả.
- Phương tiện vận chuyển:
Theo số liệu thống kê, hiện nay tại xã Bằng Cả hầu như chưa có sự ñầu tư vào
dịch vụ vận chuyển khách tới các ñiểm tham quan như: thuyền Kayak tại hồ Khe
Chính, xe ñạp, xe máy, xe ngựa ñi thăm các bản làng (thôn Khe Liêu). Chỉ có 15%
người dân tham gia vào hoạt ñộng du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả là ñã có ñầu tư
phương tiện vận chuyển ñể kết nối giữa các ñiểm du lịch với nhau (chủ yếu là cho thuê
xe ñạp và xe máy). Trong khi ñó các phương tiện vận chuyển khác ñược coi là ñộc
ñáo, góp phần tạo nên sự cảm nhận mới lạ cho khách du lịch tại ñiểm ñến như: chèo
thuyền trên hồ Khe Chính, ñi xe ngựa tham quan bản làng lại chưa có. Như vậy, vấn
ñề ñặt ra là phải có giải pháp kịp thời trong việc làm ña dạng và hiệu quả của các
phương tiện vận chuyển khách du lịch trong du khu du lịch Bằng Cả trong tương lai.
- Cơ sở lưu trú:
Hầu hết các hộ ñã ñăng ký kinh doanh dịch vụ homestay tại các hai thôn: Chín
Gian và ðồng San hiện nay về cơ bản ñã xây dựng mới và tu sửa nhà nhà ở của mình
(nhà sàn) cho hợp với tiêu chuẩn nhà nghỉ dành cho khách du lịch. Trong ñó 12 ngôi
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 40
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

nhà sàn tại thôn Chín Gian và 6 ngôi nhà sàn tại thôn ðồng San của chính các hộ dân
cư quản lý ñã sẵn sàng phục vụ khách du lịch ñến nghỉ dưỡng. Nhà sàn ñảm bảo tiêu
chí: an toàn, sạch sẽ, có quạt máy, có phòng nghỉ ngủ riêng (dành cho khách nước
ngoài); ngoài ra còn có ñầy ñủ các vật dụng tối thiểu khác như: chăn, gối, màn... Khu
vệ sinh ñã ñược ñầu tư các thiết bị như: xí tự hoại, nhà tắm hợp vệ sinh... [40]
Tuy nhiên hiện nay mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả chưa thực sự ñược
khởi ñộng. Vì vậy, các cơ sở lưu trú này chưa ñược ñưa vào khai thác nhiều do lượng
khách du lịch ñến Bằng Cả còn ít. ðòi hỏi trong giai ñoạn tiếp theo Bằng Cả cần phát
huy hết nội lực của mình trong việc xúc tiến và quảng bá hình ảnh ñịa phương ñể có
thể thu hút ñược nhiều du khách hơn.
- Dịch vụ ăn uống:
Người Dao Thanh Y ở Bằng Cả có rất nhiều các món ăn ñặc trưng của dân tộc
ñược chế biến từ nguồn thực phẩm khác nhau (thịt lợn rừng, nhím, rau rừng, măng,
rượu Bâu...). Hiện nay trên qui mô toàn xã có 5 cửa hàng phục vụ ăn uống của người
dân ñịa phương quản lý chủ yếu phục vụ chính người dân trong thôn, xã và một số các
nhóm, ñoàn khách lẻ ñến Bằng Cả. ðối với các hộ gia ñình ñăng ký làm dịch vụ
homestay kết hợp phục vụ ăn uống tại nhà nghỉ với thực ñơn ña dạng, ñặc trưng của
dân tộc mình. Các hộ gia ñình ñều phải ký cam kết về việc ñảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. [40]
Tuy nhiên, ñể phát huy ñược hết năng suất phục vụ khách du lịch của các cơ sở phục
vụ ăn uống này ñòi hỏi phải có một nguồn khách ñến với Bằng Cả thường xuyên hơn.
2.3.3. Dịch vụ hỗ trợ ñối với môi trường [40,76]
Bằng Cả là xã miền núi, với ñặc ñiểm ñịa hình ñồi núi xen thung lũng, cùng với
tài nguyên rừng phong phú (với diện tích tự nhiên là: 2551,32 ha rừng, chiếm 79,72%
diện tích tự nhiên), tạo cho xã có một cảnh quan thiên nhiên mang ñậm bản sắc văn
hóa nông thôn vùng cao. ðặc biệt xã lại là ñịa bàn cư trú của rất người Dao Thanh Y.
Vì vậy, việc bảo tồn, phát triển văn hóa bản ñịa với việc giữ gìn và khai thác cảnh quan
thiên nhiên càng tăng thêm giá trị và tiềm năng, trong ñó có tiềm năng du lịch cộng
ñồng. Bên cạnh ñó xã có thuận lợi do ñược tỉnh công nhận là “ Di tích khu căn cứ kháng
chiến chống pháp xã Bằng Cả ” và ñược tỉnh quy hoạch khu bảo tồn bản sắc văn hóa
dân tộc Dao Thanh Y nên ñược tỉnh quan tâm và ưu tiên ñầu tư xây dựng. ðây cũng là

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 41


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

cơ hội và tiềm năng phát triển du lịch văn hóa và các ngành nghề thủ công truyền thống
ñể tăng tỷ trọng lao ñộng thương mại, du lịch và dịch vụ trong thời gian tới.
Một ñiều kiện thuận lợi nữa là xã có phong cảnh thiên nhiên núi rừng hoang sơ
với phong thủy non xanh nước biếc cùng với ñập hồ Khe Chính với diện tích mặt nước
rộng thoáng sẽ là một yếu tố quyết ñịnh tới thành công của ngành dịch vụ du lịch.
Người dân trong xã rất thân thiện và nhiệt tình hiếu khách sẽ rất thích hợp ñể phát triển
ngành công nghiệp không khói mà lại mang lại giá trị thu nhập cao này.
Luật Bảo vệ Môi trường 2005 ñược ñiều chỉnh trên cơ sở Luật môi trường năm
1994 ñã chỉ rõ nguồn ñầu tư từ ngân sách cũng như từ kinh phí bảo vệ môi trường ñối
với các doanh nghiệp. Việc thực hiện ñầy ñủ các ñiều khoản của Luật Bảo vệ Môi
trường 2005 là nguồn ñầu tư ñáng kể cho việc bảo vệ các nguồn tài nguyên tự nhiên,
các hệ sinh thái và môi trường ở Bằng Cả.
Hiện nay UBND huyện Hoành Bồ thực hiện tốt nguồn kinh phí bảo vệ môi
trường. Riêng ñối với xã Bằng Cả hàng năm ñược trang bị nhiều cơ sở vật chất: máy ño
môi trường vùng lòng hồ, hệ thống thùng rác công cộng, nhà vệ sinh tự hoại,... phục vụ
cho công tác bảo vệ môi trường sinh thái; ñặc biệt những năm gần ñây nhân dân ñang phát
ñộng xây dựng làng xã xanh, sạch, ñẹp và vệ sinh môi trường tạo chuyển biến tích cực
trong nhận thức của nhân dân và khách du lịch trong bảo vệ môi trường.
Trong Báo cáo quy hoạch sử dụng ñất xã Bằng Cả giai ñoạn 2011 -2020 có nêu
rõ: “ Bảo vệ nghiêm diện tích rừng phòng hộ,khu vực có ñộ dốc trên 25 ñộ, nâng cao
ñộ che phủ của rừng, bố trí các khu xử lý, chôn lấp,chất thải phù hợp, tăng cường giáo
dục, tuyên truyền nâng cao nhận thức, bảo vệ môi trường của cho mọi tổ chức cá nhân
và cộng ñồng dân cư. Các dự án ñầu tư mới ñều phải ñược ñánh giá tác ñộng môi
trường; chủ ñầu tư phải có cam kết bảo vệ môi trường, không thải các chất thải chưa
qua xử lý ra môi trường. Xử lý nghiêm minh ñối với những cơ sở gây ô nhiễm môi
trường”.[40,77]
2.3.4. Dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng ñồng khác tại xã Bằng Cả.
- Cơ sở y tế: [40,19]
Hiện trạng trạm y tế xã có diện tích khuôn viên rộng 664,6m2 với diện tích
12m2/phòng. Trạm y tế xã gồm 2 dãy nhà cấp 3 và cấp 4 với tổng số là 8 phòng.Trong
ñó có 3 giường bệnh ñể phục vụ bệnh nhân tại trạm y tế với số lượng ñội ngũ cán bộ là
3 người. Có vườn thuốc nam 80m2
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 42
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Trạm y tế nằm ở trung tâm của xã, giao thông thuận tiện. Các trường hợp khẩn
cấp có thể di chuyển người bệnh (nếu có rủi ro ñối với khách du lịch) từ khu vực lưu
trú ñến trạm một cách nhanh chóng. Việc có trạm y tế xã với những trang thiết bị cần
thiết góp phần tạo ñược sự yên tâm cho khách du lịch khi ñến tham quan và lưu trú dài
ngày tại Bằng Cả.
- Thực trạng phát triển hệ thống chợ: [40,20]
Chợ là nơi diễn ra các hoạt ñộng mua bán, trao ñổi hàng hóa khác nhau, cung cấp
nguồn lương thực, thực phẩm cho người dân trong xã. Ngoài ra, chợ cũng là nơi khách
du lịch rất quan tâm khi ñến bất cứ một ñịa phương nào từ thành phố ñến nông thôn.
Bởi lẽ chợ là nơi trưng bày và bán các sản phẩm của ñịa phương. Khách du lịch có thể
ñến chợ ñể mua những món ñồ lưu niệm ñộc ñáo, những loại thực phẩm ñặc trưng của
ñịa phương, và cũng có thể ñến chợ ñể cảm nhận “nhịp sống” của người dân bản ñịa.
Hiện nay xã có 01 chợ. Ngoài ra, các hộ gia ñình bán tự phát tại một số ñiểm nhỏ
lẻ ở trục ñường chính. Các sản phẩm ñượ bày bán tại chợ là: quần áo, khăn , túi… của
dân tộc Dao ñược dệt bằng tay rất tinh vi; các ñồ dùng trong gia ñình, các loại nhạc cụ
truyền thống. Ngoài ra, chợ xã và các chợ nhỏ lẻ khác bán thực phẩm mà người dân
ñịa phương nuôi trồng săn bắn và hái lượm ñược như: lợn rừng, gà ñồi, nhím, rau
rừng, măng ñắng…
Với những sản phẩm bày bán chợ Bằng Cả sẽ là một trong những ñịa chỉ không
thể bỏ qua của khách du lịch khi ñến thăm quan tại ñây. ðến chợ du khách vừa có thể
mua những sản vật của người dân ñịa phương về làm quà vừa trải nghiệm không gian
mua bán ñậm màu sắc của người dân tộc Dao Thanh Y tại ñây.
- Công trình phục vụ hoạt ñộng thông tin văn hoá phục vụ du lịch: [40,35]
Mặc dù các công trình này có ý nghĩa thứ yếu ñối với quá trình phục vụ du lịch,
nhưng chúng giúp cho khách du lịch sử dụng thời gian rỗi một cách hợp lý, làm cho họ
cảm thấy thoải mái trong kỳ nghỉ của mình tại khu du lịch.
Tại Bằng Cả hiện nay tiêu biểu nhất là khu bảo tồn bản Văn hoá người Dao
Thanh Y ñược ñặt tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả, có tổng diện tích trên 5ha, do Sở
VH-TT&DL làm chủ ñầu tư và ñược khởi công từ năm 2009.
Khu bảo tồn gồm 1 nhà văn hoá sinh hoạt chung ñược làm theo lối kiến trúc nhà
sàn và 2 nhà mẫu phục dựng nhằm mô phỏng nhà ở của ñồng bào Dao Thanh Y. Ngoài
ra, còn có sân lễ hội, vui chơi.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 43
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Khu bảo tồn (ñặc biệt là 2 ngôi nhà mẫu phục dựng) là nơi trưng bày những vật
dụng, những nét văn hóa trong ñời sống hàng ngày của ñồng bào dân tộc Dao Thanh Y
như: bàn thờ ñể bà con làm lễ cúng vào các dịp cấp sắc, ngày mồng 1 âm lịch của các
tháng 2, 4, 7 và 10; các vật dụng sinh hoạt hàng ngày và công cụ lao ñộng sản xuất của
bà con như: bếp, nia, giỏ, cối giã gạo, bồ ñựng thóc...
Khu bảo tồn ñã trở thành nơi tổ chức các hoạt ñộng văn hoá, tín ngưỡng của
ñông ñảo bà con trong xã. ðiều này cũng giúp ñịa phương lưu giữ, bảo tồn và phát huy
ñược các giá trị văn hoá truyền thống của người dân tộc Dao Thanh Y. Và ñây cũng là
một ñiểm tham quan, giải trí không thể bỏ qua của du khách khi ñến với Bằng Cả.
- Các dịch vụ bổ sung khác:
Hiện nay, ở Bằng Cả có 1 trạm xăng dầu, 3 xưởng sửa chữa ô tô và xe máy, 2
phòng rửa tráng phim ảnh... có qui mô vừa và nhỏ.[40]
Những cơ sở này chủ yếu phục vụ cho người dân ñịa phương và khách qua
ñường. Nhưng có một vai trò trong việc làm tăng tính ñồng bộ trong các dịch vụ du
lịch tại Bằng Cả. Theo số liệu thống kê thì 100% chủ các cơ sở này có mong muốn và
sẵn sàng phục vụ khách du lịch.
Tuy nhiên ñể tham gia vào việc phục vụ khách du lịch, các cơ sở này cần ñầu tư
thêm các trang thiết bị mới, hiện ñại hơn ñể ñáp ứng ñược nhu cầu cần thiết của khách
du lịch khi lưu trú tại Bằng Cả.

Hình 2.4: Nhà sàn ở Khu bảo tồn văn hóa dân tộc Dao Thanh Y
(xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ)

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 44


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2.4. TÓM TẮT CHƯƠNG 2 VÀ NHIỆM VỤ CHƯƠNG 3

Chương 2 ñã giới thiệu về thực trạng các ñiều kiện ñể phát triển du lịch cộng
ñồng và thực trạng về các dịch vụ hỗ trợ du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả, nơi nguồn tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân văn vô cùng phong phú, ñặc sắc có sức hấp dẫn
thu hút khách du lịch ñến thăm quan và du lịch. Tuy nhiên du lịch tại Bằng Cả chỉ thực
sự ñược biết ñến trong vòng 2 năm trở lại ñây do ñời sống nhân dân ngày một nâng
cao, nhu cầu du lịch của nhân dân ngày càng tăng. ðây là một cơ hội lớn cho bất cứ
một nhà ñầu tư nào cũng có thể nhìn thấy cơ hội. Chính vì thế chúng tôi có một số
khuyến nghị với UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND huyện Hoành Bồ và các ñơn vị có
liên quan có kế hoạch cụ thể khai thác các nguồn tài nguyên du lịch tại Bằng Cả nhằm
giải quyết công ăn việc làm cho ñại ña số người dân ñịa phương, nâng cao ñời sống
nhân dân trong xã. ðồng thời tránh tình trạng khai thác và sử dụng quá mức nguồn tài
nguyên thiên nhiên dẫn ñến cạn kiệt nguồn tài nguyên và ảnh hưởng ñến môi trường.

Sau khi phân tích và tìm hiểu thực trạng của Bằng Cả tác giả sẽ ñề xuất một số
giải pháp phù hợp ñể có thể phát huy những mặt mạnh, khắc phục những ñiểm còn yếu
trong công tác phát triển du lịch dựa vào cộng ñồng ở Bằng Cả. Vấn ñề ñặt ra là làm
như thế nào ñể phát triển du lịch cộng ñồng ở Bằng Cả một cách hiệu quả và bền vững.
ðây là ñiều mà các giải pháp ở chương 3 hướng tới.

Dựa trên các nội dung này, chương 3 sẽ ñề xuất 5 nhóm giải pháp với các nội dung cơ
bản như sau:

• Nhóm giải pháp tới Chính quyền ñịa phương.

• Nhóm giải pháp tới Ban quản lý du lịch xã Bằng Cả.

• Nhóm giải pháp tới Cộng ñồng ñịa phương.

• Nhóm giải pháp tới Công ty du lịch.

• Nhóm giải pháp tới Khách du lịch.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 45


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

CHƯƠNG 3
PHÁT TRIỂN MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI
XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

3.1. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG Ở QUỐC TẾ VÀ


VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA.
Phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững là tập trung duy trì mối quan
hệ tích cực của cộng ñồng với nguồn tài nguyên tự nhiên, nhân văn ñồng thời chia sẻ
lợi ích kinh tế thông qua việc trao quyền cho cộng ñồng dân cư ñịa phương trong việc
tổ chức và thực hiện các hoạt ñộng du lịch.
3.1.1. Trên thế giới. [35,96]
Ngày Du lịch thế giới (WTD) 27/9/2011 với chủ ñề “Du lịch – Liên kết các nền
văn hóa” ñược tổ chức tại Aswan (Ai Cập) Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon
ñã phát biểu trong thông ñiệp của mình, cho rằng: “Du lịch ñã có những ñóng góp to
lớn trong ñoàn kết toàn cầu, giống như một công cụ hòa bình, kết nối các cộng ñồng
trên khắp thế giới. ðây cũng là ngành tạo ra nhiều cơ hội việc làm, giúp làm ngắn
khoảng cách giàu nghèo, ñóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của các quốc gia, liên
kết văn hóa và hiểu biết loài người”.[35,96]
Du lịch và các mối quan hệ của nó với các thành phần kinh tế khác trong xã hội
từ lâu ñã gây ñược sự chú ý cho các nhà nghiên cứu. Ngay từ những năm 1980, khi các
vấn ñề phát triển bền vững bắt ñầu ñược ñề cập, tiến hành nghiên cứu thì có nhiều
nghiên cứu khoa học ñược thực hiện nhằm ñưa ra các khía cạnh ảnh hưởng của du lịch
có liên quan ñến phát triển bền vững. Nhiệm vụ trọng tâm của những nghiên cứu ngày
nhằm ñể giải thích cho sự cần thiết phải ñảm bảo tính toàn vẹn của môi trường sinh
thái trong khi tiến hành các hoạt ñộng khai thác tài nguyên phục vụ cho phát triển du
lịch tạo nền tảng cho sự phát triển bền vững.
Từ ñầu thập niên 1990 các nhà khoa học trên thế giới ñã ñề cập nhiều ñến việc
phát triển du lịch với mục ñích ñơn thuần về kinh tế ñang ñe doạ huỷ hoại môi trường
sinh thái, ñến các nền văn hoá bản ñịa. Hậu quả của các tác ñộng này sẽ lại ảnh hưởng
ñến bản thân sự phát triển lâu dài của ngành du lịch. Chính vì vậy ñã xuất hiện yêu cầu
nghiên cứu “phát triển du lịch bền vững” nhằm hạn chế các tác ñộng tiêu cực của hoạt
ñộng du lịch ñảm bảo sự phát triển lâu dài. Một số loại hình du lịch bước ñầu quan tâm
ñến khía cạnh môi trường ñã bắt ñầu xuất hiện “Du lịch cộng ñồng”.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 46
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.1.2. Việt Nam. [35,66]


Ngày nay, du lịch cộng ñồng là một trong những mô hình du lịch ñang ñược ưu
tiên phát triển tại nhiều ñịa phương ở nước ta. Có thể nói ñây là loại hình du lịch tiên
tiến, ñem lại nhiều lợi ích thực sự về mặt kinh tế, xã hội cho người dân ở các ñịa
phương.
Rất nhiều bài học kinh nghiệm ñã chỉ ra rằng, ñôi khi sự phát triển du lịch rầm rộ
ở một ñịa phương lại chẳng ñem ñến nhiều lợi ích kinh tế cho cộng ñồng dân cư ñịa
phương ñó, mà ngược lại, khách du lịch cũng như các doanh nghiệp kinh doanh du
lịch lại gây ra nhiều tác ñộng tiêu cực lên ñiểm ñến. ðó là trường hợp của những ñịa
phương phát triển du lịch theo hướng không bền vững, không tính ñến lợi ích của cộng
ñồng, không ñể người dân tham gia vào quá trình phát triển du lịch...
Vì thế, du lịch cộng ñồng ñược hiểu là loại hình du lịch mang tính bền vững, ñem
lại lợi ích về kinh tế cho cộng ñồng dân cư ñịa phương, bảo vệ ñược môi trường và
cung cấp cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của ñịa phương. Phát triển du lịch cộng ñồng là sự phát triển bền vững nếu
chúng ta ñừng bao giờ phá vỡ những giá trị nguyên sơ vốn có của nó.
ðây là một loại hình du lịch mà trong ñó, mọi hoạt ñộng của nó gắn liền với cộng
ñồng dân cư. Mục ñích là tạo ñiều kiện cho mọi thành viên trong cộng ñồng, trong
cụm dân cư... ñược tham gia vào hoạt ñộng du lịch, phát triển ñời sống vật chất và tinh
thần. Du lịch cộng ñồng tạo công ăn việc làm, cải thiện thu nhập, nâng cao ñời sống
của cộng ñồng dân cư ñịa phương và có ý nghĩa lớn trong việc xoá ñói giảm nghèo.
Một ñiều rất quan trọng của du lịch cộng ñồng là: loại hình du lịch dựa vào dân,
dân tự làm, thể hiện ở chỗ: Cộng ñồng ñịa phương tham gia và chịu trách nhiệm hoạch
ñịnh chiến lược và kế hoạch, ra quyết ñịnh, thực thi, giám sát và ñiều hành các dự án
phát triển du lịch của ñịa phương.
Với những ưu thế trên, trong những năm gần ñây, du lịch cộng ñồng ñang ñược
ưu tiên phát triển tại nhiều ñịa phương ở Việt Nam. Chúng ta hy vọng rằng du lịch
cộng ñồng sẽ ñược nhân rộng và phát triển mạnh trong thời gian tới, góp phần phát
triển nền kinh tế của ñịa phương và tiến ñến một sự phát triển bền vững. Các ñịa
phương ñang phát triển mô hình du lịch cộng ñồng hiệu quả góp phần xóa ñói giảm
nghèo phải kể ñến: Mai Châu - tỉnh Hòa Bình, Sa Pa - tỉnh Lào Cai...
Như vậy, các ñịa phương khác có tiềm năng du lịch cộng ñồng và muốn phát
triển mô hình này có thể học tập những kinh nghiệm tổ chức, triển khai mô hình cũng
như rút ra những bài học quý giá của Mai Châu hay Sa Pa ñể áp dụng thành công và
hiệu quả tại ñịa phương mình.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 47


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.2. KINH NGHIỆM VÀ BÀI HỌC PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG
THEO HƯỚNG BỀN VỮNG Ở MỘT SỐ ðỊA PHƯƠNG Ở PHÍA BẮC VIỆT NAM.
3.2.1. Bản Lác huyện Mai Châu, tỉnh Hoà Bình [9,19]
Bản Lác nằm cách thành phố Hoà Bình 60 km, thuộc huyện Mai Châu, tỉnh Hoà
Bình, là nơi sinh sống của người dân tộc Thái với 5 dòng họ Hà, Lò, Vì, Mác, Lộc. Là
một bản du lịch Bản Lác có khoảng 25 nhà sàn với các dịch vụ du lịch mang ñậm bản
sắc dân tộc biểu diễn văn nghệ, các bài hát, các ñiệu xoè Thái, các món ăn và không
thể thiếu rượu cần. Ở ñầu Bản Lác có một khu ñất rộng có thể tổ chức các hoạt ñộng
sinh hoạt, giao lưu tập thể như cắm trại, thi hát karaoke. Với không gian và những nét
văn hoá rất riêng như vậy Mai Châu ñang là ñịa ñiểm du lịch hấp dẫn. Mỗi năm Mai
Châu ñón khoảng 42 ngàn lượt khách du lịch trong ñó có hơn 10 ngàn lượt khách nước
ngoài mỗi năm ñến chiêm ngưỡng những ngôi nhà sàn truyền thống và những trang
phục nhiều mầu sắc của những người phụ nữ dân tộc và ñể tìm kiếm sự yên tĩnh tránh
xa những ồn ào và ô nhiễm của các khu ñô thị. [46]
Khách du lịch ñến với Bản Lác sẽ ñược yêu cầu mua vé tại Uỷ ban nhân dân
huyện Mai Châu, giá vé là 7.000 VNð/người (tính ñến tháng 4/2013). Lợi nhuận thu
ñược từ việc bán vé vào cửa sẽ ñược gửi trực tiếp về các cơ quan quản lý cấp huyện
và nguồn lợi này sẽ ñược chia sẻ với bản một cách gián tiếp, khi cần 25 trong số
113 hộ gia ñình trong bản tham gia một cách tích cực trong các phần khác nhau của
dịch vụ du lịch như: du lịch tại gia, biểu diễn văn hoá, mô phỏng các nghề thủ
công, các chuyến tham quan quanh bản làng. Các hộ gia ñình với các mối liên hệ
trực tiếp với các công ty du lịch tại Hà Nội có xu hướng thu hút ñược nhiều khác
hơn so với các hộ khác.
Giá nhà nghỉ tại Bản Lác là 15.000 VNð/người/ñêm ñến 50.000
VNð/người/ñêm tuỳ thuộc vào khách là khách trong nước hay khách du lịch nước
ngoài bao gồm ăn uống. Giá phòng ngủ riêng là 150.000 - 200.000 VNð/phòng/ñêm
(giá tính ñến thời ñiểm tháng 4/2013). Khách du lịch không phải trả tiền cho các màn
mô phỏng các nghề thủ công truyền thống nhưng họ phải thanh toán cho các chương
trình biểu diễn văn hoá và các tour tham quan. Bán các ñồ thủ công là một trong
những thu nhập chính của các hộ. Cuối năm các hộ gia ñình này chuyển 10% doanh
thu cho cơ quan thuế của huyện Mai Châu. Tuy nhiên số tiền này ñược sử dụng như
thế nào và nó có thể phục vụ cho bản làng như thế nào thì chưa rõ ràng. 90% thu nhập
của các hộ trong bản dùng cho mục ñích tiêu dùng cùa gia ñình và nâng cấp nhà.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 48
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Sự tham gia của cộng ñồng [9,20]


Mặc dù người dân ñịa phương chịu trách nhiệm chính về các hoạt ñộng trong
Bản Lác, việc vận chuyển ñến và ñi từ Bản do các công ty du lịch tại Hà Nội, những
ñơn vị cùng chia sẻ việc cung cấp các hướng dẫn viên nói tiếng Anh. Trong Bản không
có một ñơn vị cụ thể ñể hướng dẫn việc phát triển các hoạt ñộng du lịch, vì vậy mỗi hộ
gia ñình tự quản lý và ñiều chỉnh việc kinh doanh của mình, duy trì mối quan hệ và
hợp ñồng với các công ty du lịch trên cơ sở cá nhân. Khi có vấn ñề nảy sinh, các hộ
dân trong bản có xu hướng kết hợp với nhau ñể tìm giải pháp.
Phát triển và tiếp thị sản phẩm [9,20]
ðể hỗ trợ cho các nhu cầu cơ bản của du khách, người dân bản tự cung cấp các
dịch vụ khá tốt cho du khách ngủ, nghỉ tại bản như ñồ ăn, hướng dẫn, biểu diễn văn
hoá nghệ thuật, hàng thủ công và các loại ñồ uống, thậm chí có thể thuê xe máy hay xe
ñạp, xe máy của người dân.
Hiện tại các công ty lữ hành chủ yếu làm tiếp thị. ðôi khi tỉnh Hoà Bình và
huyện Mai Châu cũng giới thiệu và quảng bá Mai Châu là ñiểm ñến qua phương tiện
thông tin và truyền hình ñịa phương.
Lập kế hoạch và hợp tác [9,21]
Vì không có một ñơn vị quản lý chính thức nào trong bản Lác và không có
quỹ bản, nên do ñó không có cả kế hoạch phác thảo cho việc phát triển các lĩnh vực
du lịch tại bản, cũng giống như các cơ quan quản lý cấp tỉnh hiện nay cũng chưa
phân rõ trách nhiệm quản lý của các cấp, mặc dù Mai Châu là ñiểm du lịch khá nổi
tiếng xong vẫn chưa có một bộ phẩn quản lý du lịch riêng hay bất kỳ một kế hoạch
phát triển du lịch cụ thể.
Bên cạnh sự hợp tác với các công ty du lịch, người dân Bản Lác cũng có rất ít
mối quan hệ hai chiều với các tổ chức hoặc cơ quan các cấp lãnh ñạo nhà nước. Mặc
dù người dân rất mong muốn các tổ chức bên ngoài tới thăm và có thể cung cấp các
khoá ñào tạo về ngoại ngữ, về chế biến thức ăn, về kỹ năng lễ tân, nhưng họ không
biết cụ thể ñể có thể liên hệ trực tiếp. Vì trong số họ rất nhiều có trình ñộ học vấn thấp
và rất ít người có thể nói ñược tiếng Anh. ðiều này khó có thể thay ñổi nếu không có
sự hỗ trợ giúp ñỡ từ các tổ chức trung gian.
Mặc dù ý tưởng phát triển du lịch hay các mục tiêu/mục ñích phát triển du lịch,
quy hoạch hay chiến lược không ñược cấp thôn bản ñề cập tới, người dân ñịa phương
ñều biết rằng: ñể phát triển du lịch tại thôn bản của họ cần phải bảo tồn các ñặc trưng
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 49
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

văn hoá, phong tục tập quán truyền thống, nhà sàn… Các vấn ñề liên quan tới du lịch
như các chương trình vệ sinh thôn bản và nguồn nước sạch là các chủ ñề ñược bàn
thảo sôi nổi trong các cuộc họp tạo bản. Hơn nữa, nguồn nhân lực ñược nhìn nhận là
nhân tố chính ñể phát triển du lịch. Như vậy, xây dựng năng lực và ñào tạo là rất cần
thiết. Việc này ñòi hỏi ñược các tổ chức và ban ngành hữu quan quan tâm.
Thách thức [9,21]
Thách thức chủ yếu của bản Lác là thiết lập một cơ cấu tổ chức quản lý - ví dụ
như một ban quản lý ở bản - nhiệm vụ cụ thể của ban ngày là ñiều tiết sự phát triển
các hoạt ñộng du lịch của bản. Cơ cấu tổ chức này chịu trách nhiệm cho việc phát
triển phác thảo kế hoạch hàng năm ví dụ như: các hoạt ñộng xây dựng cần ñược
tiến hành và có thể xây dựng và duy trì hợp ñồng với các tổ chức bên ngoài có thể
cung cấp các khoá ñào tạo cho dân bản. Hiện nay, dường như không ai trong làng
muốn nhận trách nhiệm lãnh ñạo trong việc này, có thể vì thế mà sẽ dẫn tới một số
vấn ñề trong thời gian tới.
Bài học kinh nghiệm [9,22]
ðể xây dựng thành công “Làng văn hóa du lịch cộng ñồng” tại bản Lác – Hòa
Bình, chính quyền ñịa phương luôn coi trọng tuyên truyền, vận ñộng và cụ thể hóa các
chủ trương, ñường lối của ðảng, chính sách pháp luật của Nhà nước vào quy ước,
hương ước của bản. Mọi người trong bản ñều có trách nhiệm nhắc nhở lẫn nhau trong
thực hiện nếp sống văn hóa, giao tiếp lịch thiệp, giữ gìn tình làng, nghĩa xóm thuận
hòa, ñầm ấm. Kiên quyết không ñể cho tệ nạn xã hội xâm nhập vào cộng ñồng, ổn
ñịnh an ninh trật tự, làm tốt công tác vệ sinh môi trường… tạo ấn tượng ñẹp trong lòng
du khách. Cũng ñể thu hút ñông khách du lịch ñến thăm, bản Lác ñặc biệt coi trọng
việc bảo tồn và phát huy những nét văn hóa ñặc trưng. Khôi phục và phát triển nghề
dệt thổ cẩm truyền thống là một trong những thế mạnh ở ñây.
Và một trong những “bí quyết” níu chân du khách chính là hình ảnh những chàng
trai, cô gái Thái duyên dáng, dịu dàng trong những bộ trang phục dân tộc biểu diễn các
hoạt ñộng văn hóa dân gian giúp du khách cảm nhận ñược hơi ấm trong tình ñất, tình
người của người dân nơi ñây… Chính từ nét riêng trong hoạt ñộng văn hóa du lịch
cộng ñồng mà bản Lác ñã nổi tiếng với du khách thập phương.
Hầu hết các bài học rút ra ñược là cuộc sống truyền thống ñích thực của ñồng bào
dân tộc Thái là ñộng lực lớn thu hút du lịch. Như vậy việc bảo tồn bản sắc văn hoá dân
tộc này là một nhu cầu. Các hoạt ñộng bán hàng thủ công ñược tổ chức tốt và môi
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 50
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

trường chưa có sự quấy rầy từ bên ngoài ñược coi là những ñiểm hay cộng thêm vào
giá trị chuyến ñi tới Mai Châu.
Tuy nhiên, hạn chế trong việc phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại Bản Lác
ñó là: chưa có một ñơn vị quản lý chính thức trong bản. ðơn vị này có vai trò như một
Ban quản lý ñiểm tham quan du lịch, làm nhiệm vụ lập kế hoạch, phác thảo cho việc
phát triển du lịch cộng ñồng tại bản; giám sát và kiểm tra các hoạt ñộng du lịch trong
bản... Thêm nữa, người dân bản Lác chưa ñược cung cấp các khóa ñào tạo về ngoại
ngữ, giao tiếp, chế biến thức ăn... do chưa có sự hỗ trợ của các tổ chức bên ngoài. ðiều
này làm ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển bền vững của du lịch Mai Châu.
3.2.2. Mô hình du lịch cộng ñồng tại bản Sín Chải, Sa Pa - Lào Cai [37,107]
Bản Sín Chải cách thị trấn Sa Pa khoảng 4km, nằm trên sườn núi thuộc dãy
Hoàng Liên Sơn và những cánh rừng nguyên sinh với hệ sinh thái ña dạng. Tại ñây
chủ yếu là tộc người H’mông sinh sống với khoảng 120 hộ di cư từ Trung Quốc sang
từ thế kỉ 17. Người H’Mông ở bản Sín Chải vẫn còn gìn giữ ñược nhiều nét văn hóa
truyền thống ñặc sắc của tộc người mình. ðiều kiện tự nhiên và ñiều kiện kinh tế văn hóa
- xã hội rất hấp dẫn khách du lịch nên nhiều năm trở lại ñây khách du lịch ñến rất ñông.
ðặc biệt là từ khi chính sách mở cửa và hội nhập thì lượng khách du lịch quốc tế ñến tăng
lên nhanh chóng. Do ñó mà cuộc sống của người dân ñã ñược cải thiện ñáng kể.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích mà du lịch mang lại thì các tác ñộng tiêu cực
của du lịch ñến cuộc sống người dân cũng rất lớn. Trước hết, ñó là sự suy giảm tài
nguyên rừng do khai thác quá mức ñể phục vụ cho nhu cầu của người dân và du
khách. Bên cạnh ñó, nhiều nét văn hóa truyền thống của tộc người bị biến ñổi, mất ñi,
lối sống của người dân thay ñổi, nhiều tệ nạn xã hội nảy sinh.
Năm 2001, ñể giải quyết vấn ñề trên tổ chức Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN)
cùng với Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) ñã xây dựng một chương trình phát triển
du lịch dựa vào cộng ñồng tại bản Sín Chải trong khuôn khổ dự án “Tăng cường năng
lực cho các sáng kiến về du lịch bền vững”. Tiêu chí của mô hình là thúc ñẩy cộng
ñồng tham gia các dịch vụ du lịch nhằm góp phần phát triển bền vững cộng ñồng, bảo
tồn ñược tài nguyên thiên nhiên và các giá trị văn hóa cộng ñồng.
Thực hiện dự án các tổ chức phi chính phủ IUCN, SNV và chính quyền các cấp
ñã cùng với cộng ñồng ñịa phương tiến hành khảo sát, nghiên cứu ñể xác ñịnh tiềm
năng và nhu cầu thị trường như: xác ñịnh khả năng cung cấp các dịch vụ du lịch của
cộng ñồng, xu hướng thị trường khách du lịch. Ban quản lý cũng ñã nghiên cứu ñặc
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 51
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

ñiểm dân cư, ñặc ñiểm tài nguyên ñể ñánh giá ñược ñộ hấp dẫn, tính nhạy cảm và khả
năng tham gia của cộng ñồng. Trên cơ sở những khảo sát ñánh giá ñó hoạch ñịnh
ñường lối chính sách và lập kế hoạch thực hiện, nêu ra các ñịnh hướng phát triển du
lịch. Xác ñịnh khâu ñiều hành của cơ quan quản lý, vai trò tham gia cộng ñồng và cơ
cấu tổ chức ñiều hành hoạt ñộng của mô hình. Xây dựng các chương trình nâng cao
năng lực thông qua các chuyến tham quan, tập huấn nâng cao trình ñộ chuyên môn về
các nghiệp vụ du lịch. Lên kế hoạch quảng cáo các sản phẩm du lịch.
Mô hình du lịch cộng ñồng tại bản Sín Chải ñược tổ chức như sau: [37,105]

Các tổ chức hỗ trợ và


Ban quản lý

Cộng ñồng dân cư

Nhân tố tác ñộng


Phát triển du lịch cộng (tài nguyên thiên
Các nhân tố nhiên, nhân văn)
khác ñồng tại bản Sín Chải

Thị trường khách du lịch

Hình 3.1: Mô hình phát triển du lịch cộng ñồng tại bản Sín Chải - Lào Cai
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: [37], [33]...]
- Thành phần tham gia:
Các tổ chức, các cấp chính quyền, các ñoàn thể ñã tham gia vào phát triển du lịch
cộng ñồng tại bản Sín Chải ñó là: Ủy ban nhân dân các cấp có vai trò quan trọng trong
việc ñịnh hướng phát triển du lịch ñịa phương thông qua Sở du lịch, Phòng du lịch và
Ban hỗ trợ phát triển du lịch. Các tổ chức phi chính phủ như IUCN, SNV có vai trò
khởi xướng và cung cấp kỹ thuật, tư vấn các vấn ñề kinh tế và hỗ trợ tài chính. Các tổ
chức ñoàn thể như:
Hội phụ nữ, Hội nông dân làm nhiệm vụ vận ñộng các thành viên trong cộng
ñồng tham gia vào hoạt ñộng du lịch.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 52


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Cộng ñồng dân cư tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ du lịch, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên và gìn giữ những giá trị văn hoá truyền thống của cộng ñồng.
- Sản phẩm du lịch:
Qua quá trình triển khai thực hiện chương trình ñến nay ñã ñạt ñược nhiều kết
quả ñáng quan tâm. Hiện nay trong bản có hơn 40 hộ gia ñình tham gia các hoạt ñộng
cung cấp các dịch vụ cho khách du lịch.
Các hoạt ñộng cụ thể bao gồm:
+ Tổ chức cung cấp dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống và nhiều hộ gia ñình chuyên sản
xuất cung cấp lương thực, thực phẩm cho các cơ sở kinh doanh.
+ Hướng dẫn, ñưa ñường cho khách tham quan. Tổ chức các chương trình du lịch
cho khách tham quan tìm hiểu hệ sinh thái tại các dãy núi Phan -xi - păng.
+ Tổ chức hướng dẫn khách tham quan làng bản tìm hiểu về văn hóa, phong tục
tập quán của cộng ñồng mình.
+ Tổ chức các chương trình biểu diễn văn nghệ phục vụ khách. Trình diễn các hoạt
ñộng sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ nhu cầu khám phá của du khách.
- Cơ chế hoạt ñộng của mô hình:
+ Các tổ chức hỗ trợ và ban quản lý: bao gồm các tổ chức phi chính phủ và chính
quyền các cấp.
+ Nhân tố tác ñộng: tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân văn tại bản Sín Chải
và khách du lịch.
+ Nhân tố tham gia cung cấp các dịch vụ và tham gia bảo tồn tài nguyên môi
trường là cộng ñồng dân cư bản Sín Chải.
- Phân chia lợi ích: Cộng ñồng thỏa thuận việc phân chia lợi nhuận như sau: 70%
doanh thu từ các dịch vụ du lịch thuộc về người dân ñịa phương, 15% thuộc về Ban
quan lý và hỗ trợ phát triển du lịch của làng, 15% ñóng góp vào quỹ hỗ trợ phát triển
cơ sở hạ tầng của bản.
Hoạt ñộng du lịch phát triển ñã mang lại nhiều lợi ích cho cộng ñồng ñịa phương
về nhiều mặt.
Lợi ích mặt kinh tế: sự thành công bước ñầu của mô hình là thu hút ngày càng
nhiều khách ñến tham quan, tạo ra nguồn thu nhập cho cộng ñồng dân cư. Sự phát
triển của du lịch cộng ñồng ñã góp phần xóa ñói giảm nghèo, nâng cao ñời sống của

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 53


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

ñồng bào dân tộc các làng bản. Năm 2000, Sín Chải có tới 68% số hộ ñói nghèo, ñến
nay chỉ còn 26%.
Lợi ích mặt văn hóa: hoạt ñộng du lịch ñã nâng cao niềm tự hào của người dân
trong bản về giá trị văn hóa của tộc người mình. Họ nhận thức ñược trách nhiệm phải
gìn giữ và phát triển nền văn hóa của chính tộc người mình vì ñây là một trong những
yếu tố thu hút khách du lịch ñến nhiều hơn.
Lợi ích mặt xã hội: nâng cao vai trò làm chủ của cộng ñồng, trách nhiệm của
cộng ñồng ñối với mỗi thành viên và toàn xã hội, cải thiện ñược ñiều kiện sinh hoạt
nông thôn, tạo ra sự ñổi mới trong quan hệ và nhận thức tình cảm trong cộng ñồng,
lòng hiếu khách tăng lên.
Lợi ích môi trường và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên: ý thức và trách nhiệm về
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của người dân cao hơn. Họ nhận thức ñược rằng việc
bảo vệ sự phong phú ña dạng của tài nguyên thiên nhiên cũng chính là việc bảo ñảm
sự bền vững về nguồn thu nhập của chính bản thân họ. Môi trường vệ sinh trong bản
ngày càng sạch sẽ, gọn gàng hơn.
3.3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ,
HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.
3.3.1. Nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
a. Tối ña hóa sự tham gia của cộng ñồng ñịa phương tại xã Bằng Cả vào hoạt
ñộng du lịch.
Tăng quyền lực cho cộng ñồng dân cư tại xã Bằng Cả trong việc tham gia vào
hoạt ñộng du lịch từ quá trình xây dựng quy hoạch ñến việc tổ chức, quản lý thực hiện
và giám sát ñể ñạt ñược sự bền vững cả về kinh tế xã hội, tài nguyên và môi trường.
b. ðảm bảo phát triển bền vững.
Một trong những nguyên tắc quan trọng ñể xây dựng mô hình phát triển du lịch
cộng ñồng là ñảm bảo phát triển bền vững kinh tế, chính trị, xã hội, tài nguyên và môi
trường tại Bằng Cả. Tuy nhiên trong các yếu tố phát triển bền vững thì lợi ích của cộng
ñồng phải ñược tôn trọng và quan tâm. Bên cạnh ñó khi phát triển mô hình cộng ñồng
tại Bằng Cả cần phải ñảm bảo không có sự lệ thuộc của cộng ñồng vào các nguồn trợ
giúp ở bên ngoài về tài chính cũng như kỹ thuật. Bởi vì nếu sau khi các tổ chức và ñơn
vị chấm dứt hoạt ñộng phát triển mô hình và các nguồn trợ giúp trên không còn nữa thì
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 54
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

mô hình sẽ tự ñộng ngừng lại do ñã quen với việc ñược người khác giúp ñỡ nên bị thụ
ñộng, không có khả năng tự giải quyết các công việc.
c. Cộng ñồng dân cư hưởng lợi ích từ việc phát triển du lịch.
Cần phải ñảm bảo cộng ñồng dân cư phải ñược hưởng lợi trực tiếp từ hoạt ñộng
du lịch. Việc phát triển du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả sẽ không mang lại kết quả tích
cực và không ñảm bảo ñược tính bền vững nếu như cuộc sống của người dân ñịa
phương bị làm phiền, tài nguyên tại Bằng Cả bị du khách sử dụng trong khi ña phần
lợi ích lại qua tay các công ty du lịch, các HDV, sau ñó chỉ có một phần nhỏ ñến tay
người dân.
d. Chia sẻ nguồn lợi từ du lịch trong cộng ñồng dân cư.
ðây là một nguyên tắc không thể thiếu ñược trong quá trình xây dựng mô hình
phát triển du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả. Các nguồn lợi ñược xác ñịnh bao gồm các
nguồn thu từ các dịch vụ do cộng ñồng dân cư tham gia cũng như phí tham quan khi
khách tới cộng ñồng. Việc chia sẻ này không phải là chia ñều lợi ích trong cộng ñồng
mà ñược thực hiện dưới hình thức tạo ñiều kiện và cơ hội ñều cho các cá nhân, các hộ
trong các thôn trong việc cung ứng các dịch vụ cho khách. Các khoản thu từ phí thăm
quan hay các khoản thu khác sẽ ñược dùng ñể phục hồi và duy trì các nguồn tài
nguyên ñược sử dụng phục vụ khách trong cộng ñồng,
e. Bồi dưỡng năng lực cho người dân ñịa phương.
Người dân Bằng Cả, ñặc biệt là những cá nhân, hộ gia ñình tham gia vào các
công việc phát triển du lịch cộng ñồng tại ñịa phương phải ñược ñào tạo ñể nâng cao
nhận thức và kiến thức về quản lý và kinh doanh du lịch trong cộng ñồng mình. ðây là
yếu tố quan trọng quyết ñịnh sự thành công của các yếu tố kể trên. Nếu không ñược
trang bị những kiến thức, có ñược những năng lực cần thiết việc ñể cộng ñồng dân cư
chủ ñộng tham gia vào hoạt ñộng du lịch sẽ lợi bất cập hại.
g. Hiệu quả và sự khác biệt phải ñược thể hiện trong quá trình phát triển mô hình.
ðể khuyến khích và tạo sự tin tưởng cho cộng ñồng ñịa phương tham gia và duy
trì mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả phải cho cộng ñồng ñịa phương thấy ñược
sự khác biệt giữa việc làm theo mô hình và không theo mô hình. ðiều này phải ñược
thể hiện rõ qua sự cải thiện về kinh tế, ñiều kiện môi trường sống...giữa trước khi thực
hiện và sau khi thực hiện, giữa các khu vực thực hiện và khu vực không thực hiện.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 55


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Như vậy, qua ñánh giá, ñúc rút những bài học kinh nghiệm từ một số mô hình du
lịch cộng ñồng tại các ñịa phương ở khu vực phía Bắc nước ta, dựa dựa vào những
ñiều kiện thực tế của ñịa phương và trên những nguyên tắc xây dựng mô hình du lịch
cộng ñồng tại xã Bằng Cả...mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả sẽ ñược ñề xuất
như sau.
3.3.2. ðề xuất mô hình.
Mô hình Cộng ñồng ñược hiểu là một tổ hợp các thành tố chính và thành tố phụ
liên hệ với nhau qua các mối liên kết qua lại và có tác ñộng lẫn nhau trong một môi
trường nhất ñịnh. Từ ñó mô hình Du lịch Cộng ñồng ñược xác ñịnh là một tổ hợp các
ñối tượng tham gia làm du lịch và các mối quan hệ giữa chúng trong môi trường kinh
doanh du lịch tại cộng ñồng. [33,99]
Xét về ñiều kiện thực tế của xã Bằng Cả, ñảm bảo sự phát huy nội lực cũng như
tính chủ ñộng của cộng ñồng trong hoạt ñộng du lịch. ðể ñảm bảo mô hình này hoạt
ñộng có hiệu quả thì Bằng Cả cần phải thực hiện tốt các nội dung chính sau:
* Nghiên cứu, khảo sát ñịnh hướng việc phát triển mô hình du lịch tại cộng ñồng
và các sản phẩm du lịch cộng ñồng.
* Xây dựng ñược hệ thống và bộ máy quản lý hoạt ñộng du lịch tại cộng ñồng,
do người dân trong cộng ñồng tham gia vào.
Chú trọng tới việc xây dựng và bồi dưỡng ñội ngũ cán bộ nguồn ñể ñảm bảo khả
năng tự duy trì hoạt ñộng bồi dưỡng năng lực khi không có các sự ñầu tư trợ giúp từ
bên ngoài.
* Tìm kiếm các nguồn tài trợ khác nhau từ Chính phủ, các tổ chức phi chính phủ,
doanh nghiệp và nội lực của cộng ñồng… ñể có ñược một số cơ sở vật chất tối thiểu
ban ñầu cho hoạt ñộng du lịch cộng ñồng.
* Có ñược sự giúp ñỡ, ñịnh hướng lâu dài của chính quyền các cấp và các cơ
quan quản lý du lịch tại cộng ñồng.
* Trợ giúp từ các tổ chức khác cũng như hợp tác quốc tế trong việc phát triển các
sản phẩm du lịch cộng ñồng và tìm kiếm nguồn khác ban ñầu.
* Sự hợp tác có trách nhiệm của các ñơn vụ kinh doanh du lịch tại cộng ñồng và
hướng tới cộng ñồng theo hướng bình ñẳng, hai bên cùng có lợi.
Các thành phần trên ñều ñược phát triển trên cơ sở có sự tham gia tích cực của
cộng ñồng vào các hoạt ñộng thực hiện.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 56
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

Mô hình này ñược thể hiện qua sơ ñồ sau:


Chính quyền ñịa Ban Quản lý DL Cộng ñồng dân
phương xã Bằng Cả cư thực hiện

Các nhân tố tác Phát triển du lịch Tài nguyên du lịch


cộng ñồng tại tại Bằng Cả
ñộng khác
xã Bằng Cả

Khách du lịch Các công ty du lịch,


ñại lý Lữ hành

Hình 3.2: Mô hình phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả
[Nguồn: Tác giả tổng hợp từ: [37], [33], [28] và các tài liệu khác...]
Việc giúp cộng ñồng ñịa phương phát triển du lịch ñược tiến hành theo hướng
bồi dưỡng năng lực và hỗ trợ kỹ thuật cùng với các sự trợ giúp về ñịnh hướng và chính
sách của chính quyền các cấp tại cộng ñồng có các lợi thế như sau: [33,78]
* Nhờ ñược bồi dưỡng về năng lực, cộng ñồng ñịa phương có ñủ kiến thức cơ
bản và khả năng ñóng góp ý tưởng, tham gia vào hoạt ñộng hoạch ñịnh, kinh doanh và
quản lý du lịch.
* Trở nên chủ ñộng và có tiếng nói hơn trong hoạt ñộng du lịch tại cộng ñồng
của mình.
* Việc bồi dưỡng năng lực khuyến khích các cộng ñồng ñịa phương phát huy nội
lực, không tạo ra sự phụ thuộc vào các nguồn bên ngoài. ðây là một yếu tố quan trọng
ñảm bảo tính bền vững của việc phát triển mô hình Du lịch Cộng ñồng ñặc biệt là tại
các vùng dân tộc thiểu số bởi vì nếu phát triển theo hướng ñầu tư vào cơ sở hạ tầng,
xây dựng sẵn các mô hình, hoạt ñộng vừa ñòi hỏi nguồn tài chính lớn vừa tạo ra sự lệ
thuộc của cộng ñồng vào nguồn tài chính và sự trợ giúp bên ngoài. ðiều này rất dễ
khiến cho hoạt ñộng và mô hình Du lịch Cộng ñồng tự hoạt ñộng dừng lại khi không
còn các nguồn tài chính rót vào cũng như không còn các sự trợ giúp khác.
* Yêu cầu về tài chính cho việc nhân rộng và phát triển mô hình không lớn. Các
khoản chi phí chính chỉ nằm trong mảng khảo sát, ñánh giá, giảng dạy và các thiết bị
giảng dạy. Các khoản chi phí này rất khiêm tốn so với việc ñầu tư cho phát triển cơ sở
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 57
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

hạ tầng vì vậy các ñịa phương ở vùng sâu vùng xa hoàn toàn có thể thực hiện ñược với
nguồn ngân sách eo hẹp của mình.
* Có thể lồng ghép một phần vào các chương trình phát triển xã hội khác như
tuyên truyền về vệ sinh, sức khỏe, gìn giữ môi trường, khôi phục và gìn giữ các nét
văn hóa truyền thống, xóa mù chữ và tái mù chữ, các chương trình tình nguyện của
sinh viên…
* Sự trợ giúp về ñịnh hướng của chính quyền ñịa phương vừa tạo ñiều kiện thuận
lợi cho việc phát triển Du lịch Cộng ñồng vừa là khung quy ñịnh ñể hướng các hoạt
ñộng du lịch trong cộng ñồng theo hướng bền vững và giúp duy trì hoạt ñộng của mô
hình Du lịch Cộng ñồng.
Mối quan hệ tương tác giữa các thành tố trong mô hình: [33,102]
Theo mô hình trên những nhóm ñối tượng liên quan tới việc phát triển DLCð tại
xã Bằng Cả sẽ bao gồm:
- Cộng ñồng cư dân ñịa phương:
ðây là nhóm “chủ nhân mới” trong hoạt ñộng du lịch và dịch vụ của Bằng Cả,
bao gồm cộng ñồng dân cư ñang sinh sống trong xã Bằng Cả, họ là người có khả năng
tham gia trực tiếp vào một phần của quy trình hoạt ñộng du lịch và dịch vụ tại Bằng
Cả, như lưu trú tại nhà, hướng dẫn viên du lịch tại Bằng Cả, dịch vụ ăn uống, dịch vụ
vận chuyển khách, hỗ trợ dịch vụ mua quà lưu niệm, các dịch vụ văn hóa của cộng
ñồng dân tộc, v.v…Trong bối cảnh mới ñó, hoạt ñộng du lịch tại Bằng Cả muốn ñược
phát triển bền vững thì người dân ñịa phương phải tự nguyện bảo vệ Bằng Cả như
“một tài sản riêng”. Thông qua tham gia trực tiếp vào hoạt ñộng du lịch, nếu người dân
thấy nguồn thu của gia ñình là từ khách du lịch, giúp họ có ñời sống ổn ñịnh, ngày
càng ñược nâng cao cả về vật chất và tinh thần và họ sẽ là nhân tố góp phần trực tiếp
thu hút nhiều khách du lịch, ñóng góp công sức tự nguyện bảo vệ Bằng Cả như là tài
sản của người dân. Do vậy cộng ñồng ñịa phương phải ñược hưởng lợi trực tiếp từ
hoạt ñộng du lịch và dịch vụ du lịch, gắn liền lợi ích kinh tế của người dân với môi
trường và văn hóa. Từ ñó, tạo thành sản phẩm du lịch bản ñịa ñặc sắc, thu hút ñược
khách du lịch có chất lượng ñến với Bằng Cả.
- Chính quyền ñịa phương: Cần xây dựng và ñược phê duyệt khung quản lý quy
hoạch, chiến lược phát triển du lịch và dịch vụ, kế hoạch hoạt ñộng du lịch 5 năm và
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 58
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

hằng năm tại Bằng Cả. Và phải có ñược sự hỗ trợ từ phía chính quyền ñịa phương cấp
tỉnh, Trung ương, Tổng cục Du lịch về thủ tục hành chính, chính sách, ngân sách và
nhân lực.
- Ban Quản lý Du lịch của Bằng Cả: ðể khai thác DLCð theo hướng bền vững,
BQL Du lịch Bằng Cả cũng cần lập kế hoạch phân vùng Bằng Cả và những quy ñịnh
cho từng vùng.
- Các công ty du lịch, ñại lý Lữ hành: Tự nhận thức và có trách nhiệm khi gửi
khách tới Bằng Cả. Tăng thêm mức chi phí dịch vụ cho cộng ñồng ñịa phương, sử
dụng tối ña nguồn nhân lực ñịa phương và giảm tác ñộng của khách khi tới Bằng Cả.
- Khách du lịch: Nâng cao nhận thức của du khách về mô hình DLCð theo
hướng bền vững tại Bằng Cả. Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các tour DLCð ñích
thực khi thăm quan các khu vực tại Bằng Cả. Tăng thêm mức ñóng góp của khách
trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và giá trị văn hóa.
- Các nhân tố tác ñộng khác: Bao gồm: các cơ quan nghiên cứu, cơ sở ñào tạo, tổ
chức Phi Chính phủ, các chuyên gia, các tổ chức hoạt ñộng tình nguyện… Họ có thể tư
vấn kỹ thuật và tìm kiếm ngân sách cho các hoạt ñộng ñầu tư ban ñầu của mô hình.
- Các nguồn tài nguyên du lịch tại Bằng Cả: Nếu các yếu tố trên ñược ñảm bảo,
các nguồn tài nguyên du lịch tại Bằng Cả sẽ ñược duy trì và phát triển bền vững.
Tóm lại, từ thực trạng tiềm năng phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả ñã
ñược ñánh giá, phân tích tại chương 2. ðồng thời, xét thực tế về nhu cầu phát triển DLCð
tại Bằng Cả,ñể mô hình du lịch cộng ñồng của Bằng Cả phát triển một cách hiệu quả và
bền vững cần có các giải pháp cụ thể cho các nhóm ñối tượng tham gia vào mô hình
DLCð như sau.
* Nhóm giải pháp tới cộng ñồng ñịa phương.
* Nhóm giải pháp tới chính quyền ñịa phương.
* Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Bằng Cả.
* Nhóm giải pháp tới công ty du lịch.
* Nhóm giải pháp tới khách du lịch.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 59


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG
CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.
3.3.1. Nhóm giải pháp tới Cộng ñồng ñịa phương:
a. Mục tiêu của giải pháp:
Nâng cao nhận thức về môi trường tự nhiên và năng lực tham gia vào các hoạt
ñộng du lịch cho người dân nhằm ñể người dân ñạt ñược các mục tiêu cụ thể sau:
Về môi trường:
- Nâng cao nhận thức về giá trị của môi trường tự nhiên
- Nâng cao năng lực bảo tồn và bảo vệ môi trường tự nhiên cũng như sử dụng tài
nguyên tự nhiên một cách bền vững.
- Nâng cao mức ñộ tham gia của người dân ñịa phương vào công tác bảo tồn và
bảo vệ môi trường tự nhiên.
Về kinh tế:
- Nâng cao năng lực tham gia vào hoạt ñộng du lịch cho cộng ñồng ñịa phương
- Nâng cao cơ hội tham gia vào hoạt ñộng du lịch cho cộng ñồng ñịa phương
- Cộng ñồng ñịa phương có thêm các khoản thu nhập phụ giúp giảm sự lệ thuộc
vào tài nguyên thiên nhiên cũng như giảm bớt mức ñộ khai thác tài nguyên thiên nhiên
cho cuộc sống hàng ngày.
Về Văn hóa - xã hội:
- Nâng cao sự gắn kết các giá trị văn hóa, truyền thống của cộng ñồng với môi
trường.
- Khôi phục các giá trị văn hóa và hoạt ñộng văn hóa truyền thống vừa ñể bảo tồn
vừa ñể biến chúng thành các sản phẩm du lịch ñể thu hút du khách.
b. Căn cứ của giải pháp:
- Cộng ñồng ñịa phương là cốt lõi của việc phát triển mô hình du lịch sinh thái
theo hướng bền vững.
- Hoạt ñộng du lịch bước ñầu ñã tạo ra một số thu nhập cho người dân nhưng
chưa nhiều. Người dân ñã ý thức ñược giá trị của tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên
nhân văn nhưng chưa có ý thức ñược và chưa có nhiều hiểu biết ñể bảo vệ nguồn tài
nguyên quý giá ấy. ðây là tiền ñề rất tốt cho việc tiến hành các biện pháp giáo dục môi
trường cho người dân ñịa phương cũng như nâng cao năng lực tham gia vào hoạt ñộng

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 60


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

du lịch ñể có thêm thu nhập. Bên cạnh ñó việc giáo dục về môi trường cũng là một
cách ñối phó với tình trạng xuống cấp về môi trường ở Việt Nam.
- Nhiều khách du lịch sẵn lòng ủng hộ mô hình du lịch cộng ñồng những chưa
biết tới mô hình và chưa có các sản phẩm du lịch cộng ñồng cho họ.
- Nhiều công ty du lịch sẵn sàng tiến hành kinh doanh có trách nhiệm với cộng
ñồng những chưa rõ về mô hình du lịch cộng ñồng và Bằng Cả.
c. Nội dung chính của giải pháp:
Giáo dục về môi trường:
- Nâng cao nhận thức về môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Các biện pháp cụ thể ñể khai thác tài nguyên hợp lý, gìn giữ và bảo vệ môi trường.
- Nâng cao năng lực giao tiếp và truyền ñạt về môi trường và bảo vệ MT.
- Thiết lập các quy tắc và luật lệ trong việc giữ gìn và bảo vệ môi trường.
- Các hoạt ñộng trên thực ñịa kiểu “cầm tay chỉ việc”.
ðào tạo bồi dưỡng năng lực:
Hoạt ñộng bồi dưỡng năng lực nhằm cung cấp cho người dân trong cộng ñồng
những kiến thức ñể họ có thể chủ ñộng tham gia có hiệu quả vào hoạt ñộng du lịch từ
ñó có thêm các khoản thu nhập phụ. Căn cứ trên tình hình thực tế tại cộng ñồng cần
phải có các chương trình ñào tạo về:
- Kiến thức và kỹ năng sơ ñẳng về chế biến ñồ ăn (thực phẩm) sạch, hợp vệ sinh,
an toàn.
- Tiếng Anh giao tiếp cơ bản phục vụ cho hoạt ñộng du lịch
- Phát triển các sản phẩm du lịch
- Tổ chức hoạt ñộng lưu trú tại gia cho khách du lịch
- Kỹ năng cơ bản về hướng dẫn khách.
ðể ñảm bảo tính khả thi và bền vững chương trình giáo dục môi trường và bồi
dưỡng năng lực cần bắt ñầu từ khâu xác ñịnh nhu cầu, tiến hành xây dựng chương
trình và tài liệu, bồi dưỡng ñội ngũ ñào tạo viên nguồn, tiến hành ñào tạo về giáo dục
môi trường tại cộng ñồng.
d. Kế hoạch thực hiện
Giai ñoạn 1:
- Tiến hành khảo sát và nghiên cứu thực trạng ñể xác ñịnh các mục tiêu cụ thể về
kinh tế, xã hội, văn hóa và môi trường.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 61
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Gặp gỡ và xây dựng mối quan hệ với chính quyền các cấp tại cộng ñồng nhằm
tranh thủ sự hỗ trợ về ñịnh hướng phát triển, thủ tục.
Giai ñoạn 2:
- Xây dựng nội dung và chương trình thực hiện.
- Xác ñịnh các ñối tượng tác ñộng và hình thức tác ñộng.
Giai ñoạn 3:
Bồi dưỡng ñào tạo viên nguồn:
- Tuyển dụng các ñào tạo viên nguồn thông qua các ñơn vị cung cấp dịch vụ ñào tạo.
- ðào tạo các ñào tạo viên nguồn theo chương trình ñã xây dựng.
- ðánh giá kết quả ban ñầu, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu.
Giai ñoạn 4:
- Tiến hành thực hiện:
- ðào tạo các ñối tượng tham gia vào hoạt ñộng du lịch
- ðào tạo những ñối tượng tham gia vào hoạt ñộng du lịch (tiếp tục) + ðào tạo
người dân bản ñịa hạt nhân + Xây dựng Ban quản lý du lịch
- ðánh giá kết quả, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu, bổ sung kết quả vào quá
trình thẩm ñịnh nhu cầu.
e. Dự kiến lợi ích:
Về môi trường:
- Môi trường sống của cộng ñồng dân cư trong xã Bằng Cả ñược cải thiện.
- Ý thức bảo vệ môi trường của cộng ñồng dân cư ñược nâng cao.
Về kinh tế:
- Thu hút ñược du khách, kéo dài ñược thời gian lưu trú, tăng mức chi tiêu của
khách du lịch. Từ ñó làm tăng thu nhập cho người dân.
- Tăng lợi ích kinh tế và lợi nhuận cho người dân ñịa phương, góp phần nâng cao
mức sống cho cộng ñồng ñịa phương về vật chất và tinh thần.
- Thu hút các tổ chức, cá nhân ñầu tư tại ñịa phương.
Về Văn hóa - Xã hội:
- Năng lực kinh doanh du lịch ñược tăng cường.
- Nhận thức của người dân về phát triển du lịch ñược nâng cao.
- Xây dựng mô hình kinh doanh du lịch mới.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 62


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

g. Khuyến nghị:
- Các cấp chính quyền ñịa phương cần chủ ñộng giúp ñỡ người dân trong cộng
ñồng về việc tổ chức các lớp ñào tạo.
- Tuyên truyền sâu rộng tới cộng ñồng về lợi ích của việc tham dự các lớp ñào
tạo ñể khuyến khích người dân tham gia.
- Có các hình thức hỗ trợ và khuyến khích người dân tham gia và duy trì nhịp ñộ
học tập như hỗ trợ trang thiết bị và dụng cụ học tập, các chuyến tham quan học tập tới
các ñịa phương khác và Hà Nội.
- Tạo sự khác biệt tích cực (về lợi ích kinh kế, chia sẻ lợi ích kinh tế, môi trường,
sức khỏe…) so với lúc chưa áp dụng mô hình hoặc với các cộng ñồng khác chưa áp
dụng mô hình ñể tạo ñộng lực và niềm tin duy trì mô hình.
3.3.2. Nhóm giải pháp tới Chính quyền ñịa phương:
a. Mục tiêu của giải pháp:
- Có ñược sự hỗ trợ từ phía chính quyền ñịa phương về thủ tục hành chính, chính
sách, ngân sách và nhân lực.
- Xây dựng khung quản lý quy hoạch hoạt ñộng du lịch tại Bằng Cả.
b. Căn cứ của giải pháp:
Chính quyền ñịa phương ñóng vai trò quan trọng trong việc ñiều tiết vĩ mô cũng
như hỗ trợ về mặt chính sách và duy trì ñối với việc phát triển mô hình DLCð theo
hướng bền vững tại Bằng Cả.
Hoạt ñộng du lịch tại Bằng Cả là một hoạt ñộng mang lại nguồn thu lớn cho ñịa
phương, hỗ trợ cho việc nâng cao ñời sống, bảo tồn và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
và nhân văn. Chính quyền ñịa phương tại Quảng Ninh rất quan tâm tới việc phát triển
DL theo hướng bền vững.
c. Nội dung chính của giải pháp:
- Tiến hành tiếp xúc và xây dụng mối quan hệ với chính quyền ñịa phương. Việc
này ñược tiến hành qua các hoạt ñộng:
+ Gặp gỡ, trao ñổi, thuyết trình về nội dung và lợi ích của việc phát triển
mô hình DLCð.
+ Làm rõ vai trò cũng như những hoạt ñộng mà chính quyền ñịa phương có thể
thực hiện ñể trợ giúp việc phát triển và duy trì mô hình DLCð.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 63


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

+ Gặp gỡ người dân ñịa phương ñể thu thập các số liệu về cộng ñồng (người dân
xã Bằng Cả) dự kiến sẽ phát triển mô hình DLCð.
+ Tổ chức các hội thảo về DLCð với sự tham gia của chính quyền ñịa phương và
các chuyên gia về du lịch trong và ngoài nước.
+ Tìm kiếm các dự án phát triển có liên quan tới du lịch hoặc xóa ñói giảm nghèo
ñể gắn với mô hình phát triển DLCð tại Bằng Cả.
+ Tổ chức các cuộc gặp giữa ñại diện chính quyền ñịa phương với các chuyên gia
du lịch trong nước và quốc tế ñể ñóng góp cho các chương trình phát triển du lịch của
ñịa phương nói chung và hướng vào mảng phát triển DLCð nói riêng.
+ Gặp gỡ với chính quyền ñịa phương ñể thảo luận, xây dựng và thực hiện các
chương trình tập huấn về quản lý du lịch cho cán bộ của chính quyền ñịa phương các cấp.
- Thuyết phục chính quyền ñịa phương cam kết tham gia vào việc phát triển mô
hình DLCð với các hoạt ñộng cụ thể ñược lên kế hoạch chi tiết và có sự phân công rõ
ràng với các phòng ban và nhân sự trong bộ máy chính quyền ñịa phương.
- Thiết kế chương trình và tiến hành ñào tạo bồi dưỡng về quản lý du lịch và du
lịch cộng ñồng cho cán bộ của bộ máy chính quyền ñịa phương bao gồm: + Quản lý
chung về du lịch cho các cán bộ phụ trách về du lịch hoặc các hoạt ñộng có liên quan.
+ Các nội dung về DLCð bao gồm kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCð và kiến
thức cùng kỹ năng ñào tạo lại các nội dung trong chương trình ñào tạo về DLCð nêu ở
trên cho các ñối tượng cán bộ trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình DLCð.
+ Tổ chức các buổi thăm quan học tập kinh nghiệm về DLCð tại các khu vực,
ñịa phương hoặc các nước có sự phát triển cao và bền vững về DLCð.
d. Kế hoạch thực hiện:
Giai ñoạn 1:
- ðịnh hướng phát triển chung.
- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về tình hình ñịa phương và bộ
máy chính quyền ñịa phương.
- Gặp gỡ và xây dựng quan hệ với chính quyền các cấp tại cộng ñồng nhằm tranh
thủ sự hỗ trợ về ñịnh hướng phát triển, thủ tục...
- ðệ trình và xin ý kiến về dự án và chương trình ñào tạo.
- Ký các bản ghi nhớ về hợp tác phát triển mô hình.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 64


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Vận ñộng ñể có lãnh ñạo chính quyền phân công công việc xuống các phòng
ban chức năng trong việc xây dựng và phát triển mô hình.
Giai ñoạn 2:
- Phối hợp với các phòng ban chức năng, cán bộ ñịa phương xây dựng nội dung
và chương trình thực hiện, xác ñịnh các ñối tượng tác ñộng chính.
- Thực hiện các hoạt ñộng tổ chức cho các lớp tập huấn.
- Vận ñộng ñể có ñược các giấy tờ, tài liệu và văn bản hành chính cần thiết cho
việc thực hiện phát triển mô hình.
Giai ñoạn 3:
- Phối hợp thực hiện các hoạt ñộng ñào tạo và phát triển mô hình.
- Tiến hành ñào tạo cho cán bộ chính quyền.
- Phối hợp ñánh giá kết quả ban ñầu, rút kinh nghiệm, hoàn thiện tài liệu.
Giai ñoạn 4:
- Phối hợp tiếp tục các hoạt ñộng ñào tạo.
- Phối hợp ñánh giá kết quả và có các hình thức hỗ trợ sau khi chương trình kết thúc.
e. Dự kiến lợi ích:
- Các hoạt ñộng phát triển mô hình ñi theo ñúng hướng và phù hợp với chủ
trương chính sách của nhà cũng như của ñịa phương do có sự tham gia của chính
quyền ñịa phương.
- Các hoạt ñộng phát triển mô hình ñược tiến hành thuận lợi, nhanh về mặt hành
chính thủ tục.
- Cán bộ ñịa phương ñược bồi dưỡng năng lực,có thêm kinh nghiệm giúp tăng
ñược hiệu quả trong quản lý du lịch.
- ðảm bảo ñược tính bền vững của việc phát triển mô hình do có sự thường trực
của các cán bộ ñịa phương.
g. Khuyến nghị:
Chính quyền ñịa phương nên thành lập ñội ngũ cán bộ chuyên trách về du lịch
cộng ñồng ñể có thể theo sát cộng ñồng trong hoạt ñộng du lịch hàng ngày, ñặc biệt là
hoạt ñộng của Ban quản lý du lịch Bằng Cả.
Thiết kế các ñoạn ñường bắt buộc ñể ñi vào các tuyến du lịch, ñặc biệt là tuyến,
ñiểm du lịch cộng ñồng với các trạm thu phí. Một mặt việc này ñịnh hướng khách du
lịch và các công ty du lịch ñi tới các nơi có mô hình phát triển DLCð ñể có những trải
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 65
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

nghiệm tốt hơn, hỗ trợ tốt hơn với cộng ñồng; mặt khác các trạm thu phí sẽ là các
nguồn kinh phí ñể duy trì ñội ngũ cán bộ chuyên trách kể trên.
3.3.3. Nhóm giải pháp tới Ban quản lý khu du lịch xã Bằng Cả:
a. Mục tiêu của giải pháp:
ðịnh hướng khai thác các sản phẩm du lịch trong công tác giáo dục môi trường
và tạo thêm thu nhập, trợ giúp hoạt ñộng bảo tồn.
b. Căn cứ của giải pháp:
Việc xây dựng và quản lý khu du lịch xã Bằng Cả nằm trong phạm vi năng lực
của ñội ngũ cán bộ trong xã.
Khách du lịch có nhu cầu trong việc tìm hiểu về từng sản phẩm du lịch cũng như
muốn có ñược cái nhìn tổng thể về khu du lịch xã Bằng Cả ñể thu thập kiến thức trong
sự hạn chế về thời gian ñi thăm xã.
c. Nội dung chính của giải pháp
Tiến hành tiếp xúc và xây dựng quan hệ với chính quyền ñịa phương.
Kết hợp với chính quyền ñịa phương thiết kế chương trình và tiến hành ñào tạo
bồi dưỡng về quản lý du lịch và DLCð cho cán bộ của bộ máy chính quyền ñịa
phương bao gồm:
+ Quản lý chung về du lịch cho cán bộ phụ trách về du lịch hoặc các hoạt ñộng
có liên quan.
+ Các nội dung về DLCð bao gồm kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCð và kiến
thức cùng kỹ năng ñào tạo lại các nội dung trong các chương trình ñào tạo về DLCð
nêu ở trên cho các ñối tượng cán bộ trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình mô
hình DLCð.
+ Tổ chức các buổi tham quan học tập kinh nghiệm về du lịch cộng ñồng tại các
khu vực hoặc các nước có sự phát triển cao và bền vững về DLCð.
d. Kế hoạch thực hiện:
Giai ñoạn 1:
- ðịnh hướng phát triển chung, tìm hiểu sơ bộ về tình hình ñịa phương và bộ máy
chính quyền của xã Bằng Cả.
- Gặp gỡ và xây dựng quan hệ với chính quyền xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ
nhằm tìm kiếm, lựa chọn và thành lập Ban Quản lý khu du lịch xã Bằng Cả từ các cán
bộ trong xã.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 66
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Phối hợp với chính quyền ñịa phương thiết lập và xây dựng các nội dung hoạt
ñộng và chương trình thực hiện cho Ban quản lý khu du lịch tại Bằng Cả.
Giai ñoạn 2:
- Thực hiện tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ ñịa phương trong Ban Quản lý
khu du lịch về kỹ năng, nghiệp vụ quản lý DLCð và kiến thức cũng như kỹ năng ñào
tạo lại các nội dung trong chương trình ñào tạo về DLCð nêu ở trên cho người dân ñịa
phương trực tiếp tham gia vào việc phát triển mô hình DLCð.
- Phối hợp với Chính quyền ñịa phương ñánh giá kết quả ban ñầu, rút kinh
nghiệm, hoàn thiện tài liệu.
Giai ñoạn 3:
- Phối hợp tiếp tục các hoạt ñộng ñào tạo.
- Phối hợp lập kế hoạch phân tuyến du lịch cho xã Bằng Cả và ñề ra những qui
ñịnh cho từng tuyến.
Giai ñoạn 4:
- Phối hợp tiếp tục các hoạt ñộng ñào tạo.
- Phối hợp ñánh giá kết quả và có các hình thức hỗ trợ sau khi chương trình kết thúc.
e. Dự kiến lợi ích:
- Các hoạt ñộng phát triển mô hình ở Bằng Cả sẽ ñược triển khai tới cộng ñồng
ñịa phương theo ñúng hướng và phù hợp với chủ trương chính sách của Nhà nước
cũng như của ñịa phương.
- Làm ña dạng thêm các tour, tuyến du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả.
- Cán bộ trong xã Bằng Cả ñược bồi dưỡng năng lực, có thêm kinh nghiệm giúp
tăng ñược hiệu quả trong quản lý du lịch.
g. Khuyến nghị:
Ban quản lý du lịch cộng ñồng xã Bằng Cả nên thành lập ñội ngũ cán bộ chuyên
trách quản lý các phần công việc của DLCð tại ñịa phương như: thành lập các ñội tiếp
tân, hướng dẫn; ñội phục vụ ăn, uống; ñội phục vụ nhà nghỉ; ñội văn hóa văn nghệ; ñội
bảo trì, bảo dưỡng...một mặt cung cấp các dịch vụ ñảm bảo tiêu chuẩn, chất lượng ñối
với khách du lịch, mặt khác hỗ trợ, kiểm tra, giám sát các dịch vụ du lịch cộng ñồng
của người dân ñịa phương ñối với khách du lịch khi tới Bằng Cả.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 67


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.3.4. Nhóm giải pháp tới công ty du lịch:


a. Mục tiêu của giải pháp:
- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các công ty du lịch hoạt ñộng trên ñịa
bàn hoặc gửi khách tới phạm vi xã Bằng Cả.
- Tăng thêm mức chi tiêu và giảm tác ñộng của khách khi tới Bằng Cả.
b. Căn cứ của giải pháp:
- Các công ty du lịch ñóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn nguồn khách và
khống chế số khách ñến thăm Bằng Cả.
- Các công ty du lịch mong muốn có thêm sản phẩm mới ñể ñáp ứng nhu cầu của
ñối tượng khách ñi du lịch có trách nhiệm và khả năng chi trả cao.
- Các công ty du lịch mong muốn có các chương trình ñào tạo chuyên nghiệp về
nghiệp vụ du lịch cho nhân viên trong công ty.
c. Nội dung chủ yếu của giải pháp:
- Nghiên cứu các sản phẩm du lịch, các kênh phân phối và mức ñộ khai thác các
tài nguyên thiên nhiên trong hoạt ñộng du lịch của các công ty du lịch trên ñịa bàn
hoặc gửi khách tới ñịa bàn.
- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và lấy ý kiến ñóng góp của các công
ty về phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng phát triển bền vững tại xã Bằng Cả.
- Tổ chức các lớp ñào tạo về kỹ năng, nghiệp vụ hướng dẫn du lịch cho nhân viên
các công ty du lịch hợp tác trong việc phát triển du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả.
- Phối hợp với các công ty du lịch trong xây dựng và quảng bá các sản phẩm du
lịch cộng ñồng ñích thực.
d. Kế hoạch thực hiện
Giai ñoạn 1:
- ðịnh hướng phát triển chung.
- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ về hoạt ñộng của các công ty
du lịch tại ñịa bàn hoặc gửi khách tới ñịa bàn.
Giai ñoạn 2:
- Tổ chức các cuộc hội thảo nâng cao nhận thức và thông báo về du lịch sinh thái
và phát triển bền vững.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 68


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Thực hiện các hoạt ñộng quảng bá việc thực hiện mô hình DLCð theo hướng
bền vững tới công ty bằng cách cho một số nhân viên từ các công ty tham dự vào một
số hoạt ñộng bổ trợ khi phát triển mô hình tại Bằng Cả.
Giai ñoạn 3:
- Tiến hành ñào tạo cho nhân viên các công ty
- Tổ chức các hội thảo báo cáo kết quả bước ñầu và lấy thêm ý kiến từ các
chuyên gia và các công ty du lịch.
- Cùng với công ty xây dựng và quảng bá các sản phẩm và tour du lịch cộng
ñồng hấp dẫn tại Bằng Cả.
Giai ñoạn 4:
- Xây dựng website quảng bá mô hình với các liên kết tới website của các công
ty du lịch.
- Nhân rộng mô hình tới các công ty du lịch khác
e. Dự kiến lợi ích:
- Các công ty du lịch chia sẻ lợi ích kinh tế nhiều hơn với cộng ñồng dân cư sống
trong khu vực của xã Bằng Cả.
- Các công ty du lịch có thêm sản phẩm ñộc ñáo, nâng cao ñược chất lượng phục vụ
giữ và thu hút ñược khách tạo thể phát triển bền vững về du lịch nói chung trên ñịa bàn.
g. Khuyến nghị:
Bên cạnh các hình thức tuyên truyền và tạo lợi ích với các công ty du lịch cũng
cần có các chính sách ñể ñảm bảo các công ty du lịch khi ñưa khách tới cộng ñồng
phải ñảm bảo ñược các tiêu chí của du lịch cộng ñồng.
Ngoài ra cũng cần có những hình thức khuyến cáo, tuyên truyền ñể khách du lịch
nhận biết ñể ưu tiên và hỗ trợ các công ty du lịch có hợp tác với việc phát triển mô
hình DLCð tại Bằng Cả.
3.3.5. Nhóm giải pháp tới khách du lịch:
a. Mục tiêu giải pháp:
- Nâng cao nhận thức của du khách về mô hình du lịch sinh thái theo hướng bền
vững tại Bằng Cả.
- Có các tiêu chí giúp khách lựa chọn các tour DL cộng ñồng hấp dẫn khi thăm
quan các khu vực trong Bằng Cả.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 69


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Tăng thêm mức ñóng góp của khách trong các nỗ lực bảo tồn tài nguyên thiên
nhiên và giá trị văn hóa.
b. Căn cứ của giải pháp:
Theo ñiều tra, ña phần các du khách tới Bằng Cả ñể khám phá tìm hiểu những
phong tục tập quán, nét văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Y, trải nghiệm
cuộc sống của người dân và nét hoang sơ của cảnh sắc thiên nhiên nơi ñây. Xã Bằng
Cả có tiềm năng ñáp ứng các trải nghiệm nói trên nhưng chưa có phương pháp ñể ñịnh
hướng du khách có ñược hành vi ñúng ñắn ñối với hoạt ñộng du lịch cộng ñồng.
Những khách muốn có trải nghiệm du lịch cộng ñồng thực thụ chưa có nhiều cơ sở ñể
lựa chọn các công ty cung cấp các sản phẩm du lịch cộng ñồng ñạt chuẩn.
c. Nội dung chính của giải pháp:
Tổ chức các hoạt ñộng cộng ñồng như hội thảo, tọa ñàm,… về DLCð và phát
triển bền vững nói chung và mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững tại Bằng
Cả ñể thu hút sự chú ý của khách du lịch hiện có và tiềm năng.
Xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo, sử dụng các công ty du lịch ñể tuyên
truyền tới du khách. Bên cạnh ñó lập danh mục các công ty và các sản phẩm du lịch
cộng ñồng ñạt chuẩn ñể du khách có thể tìm hiểu và lựa chọn ñược các công ty cung
cấp các sản phẩm DLCð theo hướng bền vững thực sự.
d. Kế hoạch thực hiện:
Giai ñoạn 1:
- ðịnh hướng phát triển chung
- Tiến hành khảo sát, nghiên cứu và tìm hiểu sơ bộ lượng khách và chi tiêu của
khách khi tới ñịa bàn cũng như các nhu cầu và ý kiến của khách du lịch.
- Mua một số tour của các công ty du lịch trên ñể xác ñịnh trình ñộ của nhân
viên, mức ñộ khai thác cộng ñồng và hoạt ñộng của công ty.
- Khảo sát ñánh giá tiềm năng phát triển sản phẩm DLCð.
Giai ñoạn 2:
- Tổ chức các hội thảo nâng cao nhận thức và thông báo về mô hình.
Giai ñoạn 3:
- Tổ chức các hội thảo báo cáo kết quả bước ñầu và lấy thêm ý kiến từ các
chuyên gia và công ty du lịch.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 70


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Cùng với cộng ñồng, Ban Quản lý du lịch cộng ñồng xã Bằng Cả và công ty du
lịch nghiên cứu xây dựng và phát triển các sản phẩm DLCð.
- Khảo sát và lên kế hoạch xây dựng website, các ấn phẩm quảng cáo mô hình
DLCð.
Giai ñoạn 4:
- Xây dựng website quảng bá mô hình với các liên kết tới website của các công
ty du lịch.
- Thành lập văn phòng/công ty du lịch chuyên về DLCð cho xã Bằng Cả, huyện
Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
e. Dự kiến lợi ích:
- Tăng thêm nhận thức của du khách về DLCð làm cơ sở ñể thu hút thêm khách.
- Có các sản phẩm DLCð ñặc thù giúp tăng tính cạnh tranh, tăng mức lợi ích cho
cộng ñồng sống tại xã Bằng Cả, giảm các tác ñộng tiêu cực của khách tới Bằng Cả.
g. Khuyến nghị:
ða dạng hóa các sản phẩm du lịch tại Bằng Cả, ñảm bảo tính hấp dẫn, nguyên
vẹn của các sản phẩm du lịch ñáp ứng sự mong ñợi của khách du lịch khi ñến Bằng
Cả.
Hạn chế tối ña các hiện tượng tiêu cực trong cộng ñồng có tác ñộng xấu ñến
khách du lịch trong thời gian lưu trú tại Bằng Cả.
3.3.6. Các hoạt ñộng bổ trợ
a. Xây dựng bảng về quy tắc ứng xử cho cộng ñồng:
Bảng quy tắc ứng xử này ñược xây dựng tại các thôn: Chín Gian và ðồng San và
Khe Liêu. Việc xây dựng này ñược dựa trên các khảo sát và các ý kiến ñóng góp của
người dân về các hành vi mà du khách cần thực hiện ñể tránh các hiểu lầm về văn hóa.
Sau khi ñã có ñược nội dung thì những nguyên tắc ñó sẽ ñược in lên các chất liệu khác
nhau ñể treo trước cửa nhà hoặc dựng thành tấm bảng lớn trước lối vào làng.
b. Xây dựng trang web:
Ngày nay Internet ñã trở nên một công cụ thuận tiện, hữ ích và tiết kiệm chi phí
trong việc quảng bá và giới thiệu các công ty cũng như các sản phẩm tới khách hàng.
Do vậy, ñể góp phần quảng bá mô hình du lịch cộng ñồng có hiệu quả và tiết kiệm chi
phí cần xây dựng một trang web cho mô hình này tại Bằng Cả.
Trang web này ñược xây dựng với các chức năng sau:
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 71
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Nâng cao nhận thức của du khách về du lịch cộng ñồng và các lợi ích của nó
ñối với xã hội, du khách cũng như cộng ñồng ñịa phương.
- Giới thiệu về mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả.
- Là một kênh phân phối.
Với các chức năng kể trên trang web cần phải có các nội dung sau:
- Giới thiệu chung về Bằng Cả.
- Giới thiệu về du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả: các lợi ích cho các bên tham gia.
- Các cộng ñồng tại Bằng Cả ñang phát triển mô hình du lịch cộng ñồng (có kèm
theo bản ñồ chỉ dẫn ñường ñi).
- Các ñặc trưng và giá trị văn hóa của các cộng ñồng trên.
- Các nội dung mà cộng ñồng ñược ñào tạo và năng lực của cộng ñồng trong việc
phục vụ khách.
- Cơ sở hạ tầng tại các cộng ñồng.
- Các ñối tác tham gia phát triển mô hình du lịch cộng.
- Các tour du lịch cộng ñồng ñiển hình.
- Các công cụ cho việc tìm kiếm, liên lạc và ñặt tour.
Ngoài ñịa chỉ chính thức của trang web, trang web cũng cần ñược kết nối với các
trang web của các công ty du lịch lớn, có uy tín cũng như trang web chung của du lịch
Quảng Ninh và Việt Nam.
ðể có ñược hiệu quả, các web này cần có người thường trực ñể cập nhật thông
tin và xử lý các yêu cầu từ phía khách hàng. Vì vậy, bên cạnh việc xây dựng trang web
cũng cần phải xây dựng ñội ngũ nhân lực cho việc quản lý trang web. Trước mắt ñội
ngũ sẽ ñược chọn từ các cán bộ thuộc phòng Văn hóa du lịch Hoành Bồ. Những cán
bộ này sẽ vừa ñược ñào tạo là những người quản lý trang web vừa là những cán bộ hạt
nhân ñể ñào tạo lại cho cộng ñồng ñể tiến tới người dân trong cộng ñồng có thể tự
mình thực hiện một số công việc cơ bản, ñơn giản trong quản lý trang web mà ñặc biệt
là tiếp nhận các ñơn ñặt tour, ñặt chỗ nghỉ... của khách hàng.
c. Chương trình ñào tạo tập huấn.
Chương trình ñào tạo tập huấn ñược xây dựng tương ứng với các chuyên ñề cần
bồi dưỡng ở trên. Nội dung ñược thể hiện song ngữ bằng tiếng Anh và tiếng Việt ñể
cộng ñồng có thể hiểu và sử dụng ngay trong giao tiếp với khách du lịch. Chương trình
ñược thiết kế theo từng ñợt kéo dài từ 7 ñến 14 ngày vào những lúc mọi người trong
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 72
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

cộng ñồng có thể tham gia vào ccas lớp tập huấn. Số lượng các ñợt tiến hành trong một
năm từ 3 cho ñến 4 ñợt. Việc tiến hành như vậy nhằm nhắc lại, củng cố và mở rộng
kiến thức cho phù hợp với khả năng tiếp nhận thông tin của cộng ñồng ñịa phương.
Các tài liệu cho chương trình ñược chia làm 2 nhóm chính: nhóm các tài liệu cho
cán bộ thực hiện ñào tạo và các tài liệu phát cho cộng ñồng ñể họ có nội dung tham
khảo lâu dài hoặc tự ôn tập và tự học.
3.4. TÓM TẮT LỢI ÍCH CỦA CÁC GIẢI PHÁP VÀ CƠ HỘI THÁCH THỨC
KHI XÂY DỰNG MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN
HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH
3.4.1. Lợi ích của các giải pháp.
3.4.1.1. Lợi ích về kinh tế.
- Tạo ñược những sản phẩm du lịch mới, có ñủ sức hấp dẫn và ñặc trưng riêng
của vùng ñất Bằng Cả. ðây sẽ là tiền ñề thu hút du khách tới Bằng Cả, ñặc biệt là
những người muốn tham gia các hoạt ñộng du lịch như: ñi bộ bản làng, leo núi, du
thuyền trên hồ, tìm hiểu những phong tục tập quán ñộc ñáo, ñời sống của dân tộc Dao
Thanh Y…
- Phát triển mũi nhọn du lịch trong công cuộc phát triển kinh tế chung của
ñịa phương.
- Nếu mô hình du lịch dựa vào cộng ñồng tại Bằng Cả phát triển ñược, có nghĩa
là các hoạt ñộng kinh tế khác cũng sẽ có nhiều cơ hội ñược quảng bá và phát triển hiệu
quả hơn nhờ tận dụng những nguồn nội lực của ñịa phương.
- Kinh tế du lịch phát triển sẽ mang lại cho ñịa phương một nguồn thu ñáng kể, từ
bước góp phần cải thiện ñời sống cho người dân Bằng Cả.
3.4.1.2. Lợi ích về mặt xã hội
- Phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng ñồng làm tăng năng lực kinh doanh du
lịch tại xã vùng núi Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phát triển du lịch kéo theo dự gia tăng của nhiều yếu tố bổ sung như tạo
ñược công ăn, việc làm, nhất là việc giải quyết lực lượng lao ñộng phổ thông cho
ñịa phương.
- Bảo vệ môi trường văn hoá, phong tục tập quán và giữ gìn bản sắc văn hoá ñịa
phương. ðồng thời nâng cao trình ñộ, nhận thức dân trí nhờ tiếp xúc, giao lưu với
nhiều ñối tượng du khách khác nhau.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 73
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

- Việc phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng ñồng ñã làm cải thiện khí hậu,
làm sạch môi trường, bảo vệ và phát triển ña dạng sinh thái phục vụ nhu cầu du lịch và
góp phần ñảm bảo việc khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân văn một cách
hợp lý.
- ðóng góp vào ngân sách nhà nước.
3.4.1.3. Lợi ích về môi trường sinh thái.
- Phát triển du lịch sẽ ñồng nghĩa với việc giữ gìn và duy trì các nguồn tài nguyên
du lịch (hội làng Bằng Cả, tục cấp sắc của người Dao Thanh Y, môi trường sinh thái
…) làm cơ sở ñể có thể phát triển du lịch bền vững.
- Môi trường sinh thái và cảnh quan khu vực sẽ ñược bảo vệ nhờ sự quan tâm và
trách nhiệm của mọi người dân trong xã hội, ñặc biệt là người dân ñịa phương có nhận
thức cao hơn về tầm quan trọng của tài nguyên thiên nhiên trong phát triển du lịch.
- Công việc và thu nhập ổn ñịnh người dân sẽ giảm dần thói quen khai thác tài
nguyên thiên nhiên bừa bãi, củng cố ý thức bảo vệ, xây dựng quê hương vì cuộc sống
của chính bản thân và con cái họ.
3.4.2. Cơ hội và thách thức khi xây dựng mô hình du lịch cộng ñồng tại xã
Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh
* Cơ hội:
Với những tiềm năng và thế mạnh của mình, Bằng Cả ñang ñứng trước rất nhiều
cơ hội ñể phát triển mô hình du lịch cộng ñồng.
Trong xu hướng hội nhập và giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới, các
tỉnh, thành phố trong nước và các dân tộc với nhau. ðặc biệt khi ngành công nghiệp
không khói ñang chuyển mình theo xu hướng xây dựng và khai thác du lịch bền vững
thì du lịch cộng ñồng nói chung và du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả nói riêng ñang có
nhiều cơ hội ñể phát triển mạnh mẽ, góp phần làm thay ñổi diện mạo của ñịa phương,
nâng cao trình dộ dân trí cho dân cư, tạo công ăn việc làm cho dân cư tại vùng phát
triển du lịch, góp phần xóa ñói giảm nghèo, ñóng góp vào ngân sách quốc gia.
Thứ nhất, xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ có một vị trí ñịa lý thuận lợi (tiếp giáp 3
thành phố của tỉnh: Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả), thị xã Quảng Yên và tỉnh Bắc
Giang…thuận tiện cho việc hình thành các tuyến, tour du lịch từ các thành phố, thị xã
trong tỉnh và các tỉnh bạn có thể ñến tham quan, nghỉ dưỡng và tìm hiểu tại Bằng
Cả. Trong ñó, lượng khách quốc tế, khách nội ñịa ñến với Quảng Ninh nói chung
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 74
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

và Hạ Long nói riêng hàng năm lên ñến hàng triệu lượt khách, là nguồn khách dồi
dào ñối với các ñịa danh, khu du lịch lân cận trong ñó có Bằng Cả, Hoành Bồ
cách Hạ Long 20 km.
Thứ hai, trong những năm gần ñây, việc ñầu tư về cơ sở hạ tầng cho xã Bằng Cả
ñã ñược tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ ñặc biệt quan tâm. Xã ñã có những
ñường bê tông, ñường dải nhựa liên thôn thuận tiện cho việc ñi lại của các phương tiện
di chuyển như: ô tô, xe máy, xe ñạp; thậm chí ñi bộ ñối với khách tham quan muốn
khám phá vẻ ñẹp hoang sơ của Bằng Cả.
Thứ ba, xã Bằng Cả có cảnh quan thiên nhiên hoang sơ và các lễ hội , phong tục
tập quán ñộc ñáo của người dân ñịa phương (dân tộc Dao Thanh Y) có giá trị to lớn ñể
phát triển du lịch cộng ñồng.
* Thách thức:
Khi du lịch cộng ñồng ñược phát triển và nhân rộng tại Bằng Cả, ngoài những lợi
ích mà nó mang lại cho cộng ñồng ñịa phương (các chế ñộ chính sách của Nhà nước,
tỉnh, huyện ưu ñãi ñể phát triển; thu nhập bình quân; an sinh xã hội…) có thể sẽ kéo
theo một số các hệ lụy khác cần phải ñược cân nhắc và xem xét ngày từ ñầu.
- ðối với môi trường:
+ Sự phát triển của du lịch ở Bằng Cả có thể sẽ kéo theo sự gia tăng rác thải rất
lớn trong khi ñó việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải ở hầu hết các ñiểm du lịch ở
Bằng Cả chưa ñược thực hiện tốt. Các hoạt ñộng khai thác than của các “than tặc”
chưa ñược ngăn chặn triệt ñể làm hủy hoại cảnh quan và ô nhiễm không khí gây ra
nhiều bệnh phổi và nhiều tác ñộng xấu lên cơ thể qua ñường hô hấp ñối với người dân
ñịa phương và khách du lịch. Trong sản xuất nông nghiệp nhân dân dùng thuốc bảo vệ
thực vật bừa bãi trong thời gian qua ñã ảnh hưởng ñến vấn ñề ô nhiễm ñất, ô nhiễm
nguồn nước ñây là vấn ñề cần ñược quan tâm giải quyết trong thời gian tới.
- ðối với phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá và ñời sống:
+ Phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại Bằng Cả nếu không có sự quy hoạch
tổng thể và phối hợp nhịp nhàng giữa chính quyền ñịa phương, nhà ñầu tư, doanh
nghiệp và các cư dân bản ñịa có thể sẽ làm xáo trộn “bức tranh văn hóa dân gian” vốn
rất hoang sơ của người dân bản ñịa. Trong ñó có vấn ñề an ninh và trật tự an toàn xã
hội. Các tệ nạn xã hội sẽ phát sinh thông qua hoạt ñộng của khách du lịch hay ñáp ứng
nhu cầu của khách du lịch như: mại dâm, ma tuý, cờ bạc, tranh giành khách giữa
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 75
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

những người dân trong cộng ñồng ñịa phương .... ngoài ra do thu nhập, phân bố lợi ích
của các nhà cung cấp dịch vụ cho du khách không ñược công bằng sẽ dẫn ñến mâu
thuẫn trong nội bộ cộng ñồng dân cư.
+ Phong cách tiêu dùng và nhu cầu của khách du lịch trong thời gian ñi thăm
quan và du lịch tại Bằng Cả có thể cũng làm thay ñổi phương thức tiêu dùng của cộng
ñồng dân cư trong vùng. Việc phát triển du lịch tại Bằng Cả thực sự mang lại thu nhập và
nâng cao mức sống của người dân ñịa phương. Nhưng phong cách tiêu dùng xả láng của
khách và nhu cầu ñòi hỏi hưởng thụ của khách du lịch ñã góp phần làm thay ñổi cách
sống, nếp nghĩ của một số bộ phận cộng ñồng ñịa phương Bằng Cả, nơi quanh năm làm
nghề nông lam lũ ñặc biệt là lớp trẻ chỉ nghĩ ñến hưởng thụ, thích ăn ngon, mặc ñẹp, lười
lao ñộng.
+ Chuẩn mực xã hội thay ñổi, trong một số trường hợp làm suy thoái văn hoá
truyền thống tại Bằng Cả.
+ Khi các dịch vụ du lịch phát triển, thu hút khách du lịch ñến thăm quan ngày
càng tăng ñã tạo cho người dân trong vùng có ñiều kiện tiếp xúc với khách du lịch sẽ
dẫn ñến quan niệm sống, lời nói và làm việc sẽ thay ñổi các hệ thống giá trị, nhân
cách, quan hệ gia ñình, lối sống tập thể, hành vi ñạo ñức, các lễ nghi truyền thống. Một
số dịch vụ phục vụ khách du lịch xa lạ với phong tục tập quán ñịa phương như:
Massage, phòng hát Karaoke, cắt tóc gội ñầu làm mất lễ nghi ñối với các nghi thức tôn
giáo truyền thống.
+ Phát triển du lịch nếu không có các các giải pháp quản lý tốt dẫn tới tăng nguy cơ
mắc bệnh lây truyền xã hội cho cộng ñồng dân cư khu vực Bằng Cả.
+ Du lịch gắn liền với sự tiếp xúc của cộng ñồng dân cư ñịa phương với khách du
lịch ngoại vùng, do vậy sự xâm nhập của dòng khách du lịch từ các vùng ñịa lý và các
chủng tộc khác nhau cũng ñồng thời kéo theo nguy cơ lan truyền các bệnh khác nhau
(bệnh ngoài da, bệnh ñường ruột, bệnh lây qua ñường tình dục...). Ngoài ra các tệ nạn
xã hội cũng theo con ñường du lịch du nhập vào ñịa phương như chích hút, ñánh bạc...
Hoạt ñộng của du lịch bao gồm của du khách và người cung cấp dịch vụ du lịch ñã tác
ñộng lên môi trường, gây ô nhiễm môi trường như: rác thải, nước bẩn, ô nhiễm không khí,
tiếng ồn... ñã làm ảnh hưởng không nhỏ tới sức khoẻ của cộng ñồng dân ñịa phương.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 76


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

3.5. TÓM TẮT CHƯƠNG 3


Dựa vào những vấn ñề lý thuyết ñã ñề cập tại Chương 1, kết quả phân tích thực
trạng phát triển du lịch ở xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh tại chương 2,
chương 3 ñã ñề xuất ra 5 nhóm giải pháp cụ thể và các hoạt ñộng bổ trợ nhằm xây
dựng và phát triển mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững tại xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Bảng 3.1: Tóm tắt lợi ích các nhóm giải pháp

Vấn ñề tồn tại Giải pháp


- Tài nguyên thiên nhiên và tài nguyên nhân - Phát triển DLST dựa vào cộng ñồng ñể bảo
văn của Bằng Cả phong phú và ña dạng, tuy tồn giá trị tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
nhiên chưa ñược khai thác và phát huy hết góp phần phát triển DL bền vững tại Bằng Cả.
các tiềm năng - Phát triển DLST dựa vào cộng ñồng là góp
- Cuộc sống của người dân ñịa phương khó phần giải quyết công ăn việc làm cho ñại ña
khăn, vất vả. số người dân bản ñịa và góp phần nâng cao
dân trí, giao lưu văn hóa.
- Tạo ra sản phẩm du lịch ñặc trưng của Bằng
- Chưa có loại hình du lịch tại cộng ñồng Cả.
mà do tự phát. - Xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng tại
- Cơ sở vật chất còn nghèo nàn, yếu kém. Bằng Cả.
- Nhân lực phục vụ du lịch còn thiếu và còn - Giải pháp phát triển nguồn nhân lực.
yếu về năng lực và trình ñộ - Giải pháp xúc tiến, quảng bá du lịch
- Công tác quảng bá và xúc tiến du lịch - Phát triển các tuyến và các ñiểm du lịch cụ
chưa ñược quan tâm. thể và trọng ñiểm
- Chưa có các tuyến và ñiểm du lịch

[Nguồn: Tác giả tổng hợp]

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 77


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. KẾT LUẬN:

Xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh là một nơi hội tụ ñầy ñủ các yếu
tố, ñiều kiện thuận lợi ñể phát triển du lịch cộng ñồng trở thành ngành kinh tế mũi
nhọn của huyện. Phát triển nhanh du lịch cộng ñồng tại xã không chỉ khai thác lợi thế
so sánh của ñịa phương tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu cho ngân sách ñịa
phương mà còn góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, truyền thống giúp
chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của ñịa phương theo hướng tăng nhanh tỷ trọng của
các ngành dịch vụ.

Trên cơ sở lý luận về phát triển du lịch cộng ñồng tại chương 1, kết hợp với
nghiên cứu tham khảo tài liệu về xây dựng mô hình phát triển du lịch cộng ñồng theo
hướng bền vững ở một số ñịa phương ở phía Bắc Việt Nam như bản Lác, huyện Mai
Châu tỉnh Hòa Bình, bản Sín Chải, Sa Pa – Lào Cai. ðồng thời ñề tài ñã phân tích vị
trí quan trọng ñối với việc phát triển du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành
Bồ. Nội dung của ñề tài ñã phân tích tiềm năng tài nguyên thiên nhiên và nhân văn,
thực trạng phát triển du lịch Bằng Cả ñã ñề cập ñến vai trò của cộng ñồng ñối với việc
phát triển phát triển du lịch cộng ñồng…

Quá trình nghiên cứu ñã rút ra một số kinh nghiệm từ các mô hình phát triển du
lịch cộng ñồng trong nước chúng tôi ñã áp dụng vào việc xây dựng mô hình du lịch
cộng ñồng tại Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Nội dung của ñề tài ñã phân tích lập luận các vấn ñề có liên quan ñến mô
hình cùng như nguyên tắc, thành phần tham gia, cơ chế ñể mô hình hoạt ñộng và
ñồng thời ñề xuất các giải pháp ñể cho mô hình hoạt ñộng. Việc xây dựng mô
hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả sẽ góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ
du lịch và nâng cao ñời sống cho ñồng bào dân tộc Dao Thanh Y tại xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 78


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

2. KHUYẾN NGHỊ.

ðể có thể phát triển thành công mô hình du lịch cộng ñồng một cách bền vững ,
bên cạnh từ sự nỗ lực của bản thân những người dân trong cộng ñồng, sự trợ giúp về
mặt chuyên môn kiến thức từ bên ngoài thì còn cần có sự chỉ ñạo, giám sát cũng như
hỗ trợ về mặt chính sách, chiến lược… từ chính quyền các cấp của ñịa phương.

Bên cạnh ñó, ñể ñảm bảo ñược tính bền vững của mô hình cần ñảm bảo rằng
những tiêu chuẩn, chất lượng, yêu cầu của mô hình du lịch cộng ñồng phải ñược duy
trì theo ñúng những gì ñã ñược ñặt ra ban ñầu. Ngoài ra cũng cần có những hình thức
khuyến khích, khích lệ người dân trong cộng ñồng, tạo niềm tin trong cộng ñồng vào
việc phát triển theo mô hình du lịch cộng ñồng. Việc này là hết sức cần thiết, bởi lẽ các
kết quả thu lượm cũng như lợi ích của việc phát triển du lịch cộng ñồng thường không
ñến ñượ tức thời mà còn cần có thời gian. Hơn nữa một số kết quả của việc phát triển
theo mô hình này sẽ không thấy ñược nếu không có sự so sánh với các cộng ñồng
khác, không phát triển theo hướng cộng ñồng bền vững ví dụ như các kết quả về giảm
thiểu tác ñộng có hại của việc phát triển du lịch tới cộng ñồng sẽ chỉ có thể thấy ñược
nếu kết quả so sánh với các cộng ñồng khác ñang phải gánh chịu những tác ñộng có
hại. Bản thân ngay việc so sánh này cũng rất khó ñối với các người dân tộc thiểu số
trong cộng ñồng do các hạn chế về mặt kiến thức cũng như ñiều kiện tham quan tiến
hành so sánh.

Muốn thực hiện ñược những yêu cầu kể trên thì cộng ñồng, chính quyền ñịa
phương các cấp cũng như các tổ chức tiến hành trợ giúp kể cả về mặt kỹ thuật lẫn tài
chính cho việc phát triển cần phải thực hiện hay ñảm bảo ñược những ñiều sau:

a. ðối với các cấp quản lý

- Tổ chức khảo sát ñánh giá tiềm năng

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh, và huyện Hoành Bồ cần có kế
hoạch khảo sát ñánh giá một cách ñầy ñủ, chi tiết về tiềm năng ñể tạo tiền ñề cho khai
thác và phát triển du lịch tại Bằng Cả. Dựa vào kết quả khảo sát xây dựng các chương
trình du lịch phù hợp với nhu cầu của từng ñối tượng khách du lịch.

- ðầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, hạ tầng.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 79


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

ðầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ hỗ trợ lưu trú, ăn uống… ñể
phục vụ nhu cầu khám phá của du khách. Cùng với việc ñầu tư xây dựng cơ sở vật
chất kỹ thuật, huyện Hoành Bồ cần ñầu tư một hệ thống giao thông, ñiện nước, thông
tin liên lạc ñảm bảo phục vụ cho nhu cầu của khách du lịch ñến Bằng Cả.

- Duy trì phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc.

Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ cần có kế
hoạch cụ thể ñể duy trì, khôi phục và phát triển các vốn văn hóa tộc người, ñặc biệt là
lĩnh vực văn hóa phi vật thể. Từ ñó, tạo ra các sản phẩm ñặc trưng làm tăng thêm sức
hấp dẫn của sản phẩm du lịch.

- ðào tạo nguồn nhân lực

ðào tạo nguồn nhân lực, bồi dưỡng kiến thức làm du lịch cho ñồng bào dân tộc
thiểu số. Hoạt ñộng du lịch tại Bằng Cả mới hình thành ở giai ñoạn ñầu, do vậy nguồn
nhân lực còn thiếu và yếu, ñồng bào dân tộc Dao Thanh Y chưa có kinh nghiệm và
kiến thức trong kinh doanh du lịch.

- Tăng cường hoạt ñộng xúc tiến du lịch.

ðây là một trong những ñiểm yếu lớn của hoạt ñộng du lịch cộng ñồng tại Quảng
Ninh nói chung và Bằng Cả nói riêng. Du khách biết ñến du lịch tại Bằng Cả chủ yếu
thông qua sự giới thiệu của bạn bè. Do ñó ñể tăng cường thu hút khách du lịch ñến với
Bằng Cả thì Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Quảng Ninh và huyện Hoành Bồ cần xây
dựng kế hoạch triển khai hoạt ñộng xúc tiến du lịch.

b. ðối với cộng ñồng ñịa phương

Các cá nhân cần nhận thức sâu sắc về tài nguyên thiên nhiên tại Bằng Cả là tài
sản chung của quốc gia nằm trên ñịa bàn xã nên dần dần xóa bỏ cục bộ ñịa phương,
tạo ra môi trường kinh doanh lành mạnh. Các cá nhân phải tin tưởng, chủ ñộng trong
công việc và sẵn sàng hợp tác là các yếu tố cần thiết cho một cộng ñồng muốn thực sự
thoát nghèo. Hơn nữa là phát huy tinh thần tự lập nghiệp, tinh thần ñam mê học tập và
biết ước mơ chân chính ñể biến những ước mơ ñó cho sự nghiệp làm giàu và phát triển
bền vững.

c. ðối với các doanh nghiệp du lịch

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 80


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

ðể tháo gỡ những khó khăn, ñẩy mạnh hoạt ñộng kinh doanh du lịch, các doanh
nghiệp trên ñịa bàn, phải tập chung giải quyết những vấn ñề sau:

Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh
nghiệp. Không ngừng nâng cao chất lượng và ña dạng hóa các sản phẩm du lịch. Muốn
như vậy cần phải tăng cường ñiều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ kinh
doanh du lịch, phải mở thêm những tuyến du lịch mới ñể phục vụ khách du lịch, phải
nâng cao chất lượng ñội ngũ lao ñộng trong doanh nghiệp. Phải có chiến lược phát
triển và mở rộng thị trường: xúc tiến hợp lý ñối với cả thị trường du lịch trong và
ngoài tỉnh. Phải tạo ra bản sắc riêng cho vùng Bắc Bộ, ñể làm ñược ñiều ñó cần phải
gắn liền với các ñiều kiện về phong tục tập quán, bẳn sắc văn hóa các dân tộc./.

Ông: Nguyễn Văn ðọc - Chủ tịch UBND tỉnh cùng các ñ/c lãnh ñạo huyện thăm
và làm việc tại thôn Chín Gian, xã Bằng Cả. (Tháng 12/2012)

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013 81


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC

Phụ lục 1a: Bảng hỏi sự sẵn sàng tham gia vào mô hình du lịch cộng ñồng theo
hướng phát triển bền vững tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Phụ lục 1b: Bảng tổng hợp kết quả bảng hỏi ñối với khách du lịch ñến xã Bằng Cả,
huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Phụ lục 2a: Phiếu ñiều tra về sự sẵn sàng tham gia du lịch cộng ñồng theo hướng
bền vững của người dân ñịa phương tại Bằng Cả, Quảng Ninh
Phụ lục 2b: Bảng tổng hợp kết quả bảng hỏi ñối với người dân xã Bằng Cả.
Phụ lục 3: Một số thông tin cần thiết cho du khách.
Phụ lục 4: Các số ñiện thoại, trang web khách du lịch cần biết khi dến tỉnh Quảng
Ninh.
Phụ lục 5: Sơ ñồ vị trí xã Bằng Cả trong huyện Hoành Bồ

Cầu Sông ðồn dẫn vào ñịa phận xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 1a.


MẪU PHIẾU ðIỀU TRA BẰNG BẢNG HỎI SỰ SẴN SÀNG THAM GIA
VÀO MÔ HÌNH DU LỊCH CỘNG ðỒNG THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG TẠI XÃ BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH

Họ và tên: ....................................................................................... Tuổi: ..................................................


Nơi thường trú: ..........................................................................................................................................
Nghề nghiệp: ................................................................................................................................................
Quý khách vui lòng chọn câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Quý khách ñến Bằng Cả với mục ñích gì?
A. Du lịch
B. Du lịch kết hợp công việc
C. Mục ñích khác
2. Quý khách biết ñến ñiểm du lịch Bằng Cả, Quảng Ninh qua kênh thông tin
nào?
A. Bạn bè giới thiệu
B. Chương trình du lịch của các công ty lữ hành
C. Phương tiện truyền thông(tạp chí du lịch, internet, truyền hình…)
D. Kênh thông tin khác
3. Dịch vụ du lịch ở Bằng Cả có thể ñáp ứng nhu cầu của du khách ở mức ñộ
nào?
A. Tốt
B. Trung bình
C. Yếu kém
4. Số ngày lưu trú của quý khách tại Bằng Cả là bao nhiêu?
A. 1 ngày
B. 2-3 ngày
C. 3-5 ngày
5. Quý khách có nhu cầu tìm hiểu phong tục tập quán và cuộc sống của cộng
ñồng ñịa phương ở ñây không?
A. Có

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

B. Không
6. Quý khách có sẵn sàng tham gia mô hình du lịch cộng ñồng không?
A. Sẵn sàng
B. Băn khoăn
C. Không muốn tham gia
7. Nếu tham gia mô hình du lịch cộng ñồng, quý khách có quan tâm ñến các giá
trị văn hóa bản sắc ñịa phương không?
A. Quan tâm và có thái ñộ tôn trọng
B. Không phải vấn ñề quan tâm
C. Không muốn tìm hiểu
8. Bằng Cả có thể phát triển mô hình du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững
không?
A. Có nhiều ñiều kiện thích hợp
B. Không quan tâm tới loại hình du lịch này
C. Phù hợp với sự phát triển của ngành du lịch

Cảm ơn quý khách ñã nhiệt tình trả lời các câu hỏi!

Hòn Tròn - xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 1b.


BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẲNG HỎI ðỐI VỚI KHÁCH DU LỊCH ðẾN XÃ
BẰNG CẢ, HUYỆN HOÀNH BỒ, TỈNH QUẢNG NINH.
Tỷ lệ phần
Thông tin cần tổng hợp Số lượng phiếu ñiều tra
trăm (%)
1. Mục ñích của khách ñến Bằng Cả
Du lịch 56 phiếu 56%
Công việc kết hợp du lịch 32 phiếu 32%
Mục ñích khác 12 phiếu 12%
2.Quý khách biết ñến ñiểm du lịch Bằng Cả qua kênh thông tin
Bạn bè giới thiệu 25 phiếu 25%
Chương trình du lịch của các công ty lữ hành 52 phiếu 52%
Phương tiện truyền thông(tạp chí du lịch,
13 phiếu 13%
internet, truyền hình…)
Kênh thông tin khác 10 phiếu 10%
3. ðánh giá về cơ sở vật chất
Tốt 0 phiếu 0%
Trung bình 37 phiếu 37%
Yếu kém 63 phiếu 63%
4. Thời gian lưu trú
1 ngày 17 phiếu 17%
2-3 ngày 68 phiếu 68%
3-5 ngày 15 phiếu 15%
5. Nhu cầu tìm hiểu phong tục, tập quán và cuộc sống của CððP
Có 82 phiếu 82%
Không 18 phiếu 18%
6. Sẵn sàng tham gia mô hình DLCð của du khách
Sẵn sàng 68 phiếu 68%
Băn khoăn 23 phiếu 23%
Không muốn tham gia 9 phiếu 9%

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

7. Nếu tham gia mô hình DLCð, quý khách có quan tâm ñến các giá trị văn hóa bản
sắc ñịa phương
Quan tâm và có thái ñộ tôn trọng 91 phiếu 91%
Không phải vấn ñề quan tâm 7 phiếu 7%
Không muốn tìm hiểu 2 phiếu 2%
8. Ý kiến của quý khách Bằng Cả có thể phát triển mô hình DLCð theo hướng bền vững
Có nhiều ñiều kiện thích hợp 60 phiếu 60%
Không quan tâm tới loại hình du
16 phiếu 16%
lịch này
Phù hợp với sự phát triển của
24 phiếu 24%
ngành du lịch

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 2a
(Phiếu ñiều tra bằng bẳng hỏi ñối với người dân Bằng Cả)

PHIẾU ðIỀU TRA


Về sự sẵn sàng tham gia du lịch cộng ñồng theo hướng bền vững của người dân
ñịa phương tại Bằng Cả, Quảng Ninh

Anh/chị vui lòng khoanh tròn câu trả lời cho các câu hỏi sau:
1. Anh/Chị kinh doanh du lịch theo mô hình nào?
A. Tự kinh doanh
B. Tham gia theo dự án
2. Thu nhập trung bình của gia ñình Anh/Chị ở mức nào?
A. ðảm bảo cuộc sống, có tích lũy
B. ðảm bảo cuộc sống
C. Trung bình
D. Khó khăn
3. Anh/ chị ñã tham gia lớp tập huấn về mô hình du lịch cộng ñồng nào?
A. Tham gia
B. Chưa tham gia
4. Phương tiện vận chuyển nào anh/chị ñã ñầu tư cho du lịch cộng ñồng tại
Bằng Cả?
A. Xe ñạp, xe máy
B. Xe ngựa
C.Thuyền
D. Chưa ñầu tư
5. Anh/ Chị có mong muốn ñón tiếp khách du lịch tới Bằng Cả không?
A. Mong muốn
B. Bình thường
C. Không

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

6. Nếu có, Anh /chị muốn ñón tiếp ñối tượng khách du lịch nào?
A. Khách quốc tế
B. Khách nội ñịa
7. Anh/Chị có tham gia vào công tác bảo tồn tài nguyên tự nhiên và nhân văn
của Bằng Cả theo hướng phát triển bền vững không?
A. Không
B. Có
C. Quan tâm nhưng không ñược hướng dẫn
D. Không quan tâm
8. Anh/Chị có sẵn sàng tham gia hoạt ñộng du lịch cộng ñồng theo hướng phát
triển bền vững ở ñịa phương không?
A. Sẵn sàng
B. Băn khoăn
C. Không muốn tham gia

Cảm ơn Anh/Chị ñã vui lòng tham gia ñiều tra!

Hệ thống máng nước tưới tiêu tại xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 2b
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ BẢNG HỎI ðỐI VỚI
NGƯỜI DÂN XÃ BẰNG CẢ
Tỷ lệ phần
Thông tin cần tổng hợp Số lượng phiếu ñiều tra
trăm (%)
1.Người dân kinh doanh du lịch theo mô hình
Tự kinh doanh 91 phiếu 91%
Tham gia theo dự án 9 phiếu 9%
2.Thu nhập của người dân ñịa phương
ðảm bảo cuộc sống, có tích lũy 16 16%
ðảm bảo cuộc sống 43 43%
Trung bình 26 26%
Khó khan 15 15%
3.Sự hiểu biết và tham gia lớp tập huấn của người dân ñịa phương về DLCð
Có tham gia 9 9%
Chưa tham gia 91 91%
4. Sự tham gia ñầu tư phương tiện vận chuyển phục vụ khách du lịch.
Xe ñạp, xe máy 15 15%
Xe ngựa 0
Thuyền 0
Chưa ñầu tư 85 85%
4. ðón tiếp khách du lịch ñến Bằng Cả
Mong muốn 100 100%
Bình thường 0
Không 0
6.ðối tượng khách du lịch muốn ñón tiếp
Khách quốc tế 70 70%
Khách nội ñịa 30 30%
7. Sự sẵn sàng tham gia mô hình DLCð theo hướng phát triển bền vững ở ñịa phương không?
Sẵn sàng 62 62%
Băn khoăn 21 21%
Không muốn tham gia 17 17%

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 3
MỘT SỐ THÔNG TIN CẦN THIẾT CHO DU KHÁCH

1. Một số ñiều cấm vì mục ñích bảo tồn và phát triển bền vững
 Không lấy hoặc mua các loài cây cảnh.
 Không chặt cây, hái hoa, bẻ cành và thu thập mẫu vật.
 Không ăn thị thú rừng và mua các sản phẩm của chúng.
 Không khắc, vẽ hoặc leo trèo lên cây, vách ñá.
 Không vứt rác thải, vỏ ñồ hộp, túi nilon trong rừng, xuống lòng hồ.
 Không ñốt lửa hoặc vứt mẩu thuốc lá bừa bãi trong rừng.
 Không tự ý mở ñường mòn và ñi ngang tắt trong rừng.
2. Một số ñiều nên làm khi ñi bộ trong rừng.
 Nên chuẩn bị về sức khỏe và tinh thần cho chuyến ñi. Nếu bạn có các bệnh về
tim mạch , huyết áp và hô hấp thì phải thống báo cho người ñiều hành tour.
 Luôn ñi theo các con ñường mòn trong rừng ñã ñược chỉ dẫn và ñi cùng với
hướng dẫn viên của ñoàn hoặc người dân ñịa phương.
 Theo dõi sự biến ñộng các thảm thực vật theo các vị trí khác nhau.
 Chỉ cắm trại và nấu ăn ở những nơi quy ñịnh.
 Nên ñi nhẹ, nói nhỏ ñể tránh quấy nhiễu ñộng vật hoang dã.
 Nên mang rác thải của bạn về nơi ñổ quy ñịnh trên tàu hoặc ở các ñiểm lưu
trú, thùng rác công cộng.
3. Một số ñiều cần lưu ý khi ñến các xóm làng tiếp xúc với người dân ñịa phương
 Tìm hiểu kỹ về phong tục tập quán của người dân ñịa phương trước chuyến
ñi tham quan.
 Cần biết những ñiều cấm kỵ khi ñi lại trong nhà và ñến gần nơi thờ cúng, tín
ngưỡng của người dân ñịa phương.
 Cố gắng học một số từ ñịa phương ñể giao tiếp như chào hỏi, tạm biệt, cảm ơn.
 Xin phép trước khi bạn muốn chụp ảnh người dân nào ñó.
 Nên thuê hướng dẫn viên du lịch là người ñịa phương. Họ sẽ giúp ban hiểu
tường tận về cảnh quan thiên nhiên, văn hoá bản ñịa, tín ngưỡng và phong tục
tập quán. Họ cũng giúp bạn tránh những phiền toái do bất ñồng ngôn ngữ.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

4. Những thứ cần chuẩn bị cho chuyến ñi DLSTCð


 Giày thể thao hoặc dép có quai hậu ñể ñi bộ trong rừng và bãi biển.
 Lều bạt, tăng võng, áo mưa, ñèn pin, mũ tất chống vắt và áo ấm.
 Các loại thuốc chống nôn, say sóng, cảm nắng và xua ñuổi côn trùng.
 Máy chụp ảnh, máy quay video (nếu có loại dùng dưới nước càng tốt) ống
nhòm, pin và phim ảnh.

ðập Hồ Khe Chính, xã Bằng Cả

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 4
CÁC SỐ ðIỆN THOẠI, TRANG WEB KHÁCH DU LỊCH CẦN BIẾT
KHI ðẾN TỈNH QUẢNG NINH

1. Các số ñiện thoại: (Mã ñiện thoại: 00.84.33)


- Công an: 113
- Cứu hỏa: 114
- Cấp cứu: 115
- Bưu ñiện: 3 825 539
- Trung tâm thông tin xúc tiến du lịch: 3 628 862
- Bến xe khách: 3 825 263
- Bến tàu thủy: 3 825187
- Bến tàu cao tốc: 3 847 888
- Taxi: 3 848484/ 3628 628 / 3822 822 / 3628 628
- Khiếu nại về du lịch: 3847 347
- Khiếu nại về an toàn thực phẩm: 3825 506
- Khiếu nại về chất lượng hàng hóa: 3629 567

2. Các trang web du lịch chính:


- Trang Web Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh:
http://www.halongtourism.com.vn
- Trang Web Ban Quản lý Vịnh Hạ Long:
http://www.halongbay.com.vn
- Trang Web báo Quảng Ninh:
http://www.baoquangninh.com.vn
- Trang Web Thành phố Hạ Long:
http://www.halongcity.gov.vn
- Trang Web tỉnh Quảng Ninh:
http://www.quangninh.gov.vn

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

PHỤ LỤC 5:
SƠ ðỒ VỊ TRÍ XÃ BẰNG CẢ TRONG HUYỆN HOÀNH BỒ

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt Diễn giải nghĩa


ASEAN Hiệp hội các nước ðông Nam Á
ATM Cây rút tiền mặt bằng thẻ
CSVCKT Cơ sở vật chất kỹ thuật
CSHT Cơ sở hạ tầng
EVN ðiện lực Việt Nam
KC HT Kết cấu hạ tầng
GDP Tổng sản phẩm quốc nội
SPDL Sản phẩm du lịch
TNDL Tài nguyên du lịch
TNMT Tài nguyên môi trường
UBND Ủy ban nhân dân
VNPT Tập ñoàn Viễn thông Việt Nam
WTO Tổ chức thương mại thế giới
TW Trung ương
CD ðĩa compac lưu dữ liệu
CP Chính phủ
QN Quảng Ninh
CNH,HðH Công nghiệp hoá, Hiện ñại hoá
VHTT&DL Văn hoá, thể thao và du lịch
DLCð Du lịch cộng ñồng
DLST Du lịch sinh thái
HðND Hội ñồng nhân dân
TNXH Tệ nạn xã hội
PTBV Phát triển bền vững
TTg Thủ tướng Chính phủ
CIDA Tổ chức phát triển quốc tế Canada
UNWTO Tổ chức du lịch thế giới
BHYT Bảo hiểm y tế
IUCN Liên minh bảo tồn thiên nhiên quốc tế
THPT Trung học phổ thông
THCS Trung học cơ sở
TH Tiểu học

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

HDV Hướng dẫn viên


MTTQ Mặt trận Tổ quốc
BTXM Bê tông xi măng

Múa cầu mùa của người Dao Thanh Y - Bằng Cả


tại Carnaval Hạ Long 2013

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

TRANG TÓM TẮT LUẬN VĂN

ðề tài: “Phát triển mô hình du lịch cộng ñồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành
Bồ, tỉnh Quảng Ninh”
- Người hướng dẫn: PGS.TS Nguyễn Văn Thanh, khoa Kinh tế & Quản lý,
Trường ðại học Bách Khoa Hà Nội.
- Học viên: Nguyễn Thị Thu Huyền Lớp: CH QTKD - HL2011.
Luận văn gồm 3 chương và phần kết luận và khuyến nghị:
Tóm tắt nội dung từng chương cụ thể như sau:
1. Chương 1: Giới thiệu một số vấn ñề lý thuyết liên quan ñến du lịch cộng
ñồng và phát triển du lịch theo hướng bền vững; cơ sở lý thuyết về các khái niệm,
yêu cầu, nguyên tắc và các mô hình phát triển du lịch cộng ñồng theo hướng bền
vững. Cơ sở lý thuyết về các dịch vụ hỗ trợ cho phát triển du lịch cộng ñồng ở các
vùng nông thôn, ñẩy nhanh tốc ñộ hội nhâp nông thôn với các vùng khác trong
nước và quốc tế.
2. Chương 2: Phân tích, ñánh giá thực trạng phát triển mô hình du lịch cộng
ñồng tại xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; thống kê chi tiết ñặc ñiểm
tự nhiên, ñặc ñiểm kinh tế xã hội, hiện trạng về môi trường, tiềm năng hạ tầng, cơ
sở vật chất kỹ thuật, các dịch vụ hỗ trợ cho việc phát triển du lịch cộng ñồng tại xã
Bằng Cả.
3. Chương 3: Trên cơ sở phân tích các ñịnh hướng phát triển du lịch cộng
ñồng ở Việt Nam, tỉnh Quảng Ninh, cũng như ñi sâu vào phân tích cụ thể tình hình
du lịch xã Bằng Cả, huyện Hoành Bồ, luận văn ñã ñề xuất 5 nhóm giải pháp phát
triển mô hình du lịch cộng ñồng như sau:
* Nhóm giải pháp tới Chính quyền ñịa phương.
* Nhóm giải pháp tới Ban quản lý du lịch xã Bằng Cả.
* Nhóm giải pháp tới Cộng ñồng ñịa phương.
* Nhóm giải pháp tới Công ty du lịch.
* Nhóm giải pháp tới Khách du lịch.
Học viên

Nguyễn Thị Thu Huyền

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

INFORMATION ON MASTER’S THESIS

Thesis: “Development of community-based tourism in Bằng Cả commune, Hoành


Bồ district, Quảng Ninh province”
- Supervisor: Nguyễn Văn Thanh Assoc. Prof – Dr, Faculty of Economy and
Management, Hanoi University of Science and Technology.
- Thesis’s author: Nguyễn Thị Thu Huyền
Class: CH QTKD - HL2011.

The thesis consist of 3 chapters, Conclusion and Suggestion.


Summary of each chapter:
1. Chapter 1: Introducing theory basis relating to community-based tourism and
stably-oriented tourism development; theory basis of definitions, requirements,
rules and patterns of stably-oriented community-based tourism, theoretical basis on
services supported tour routes of community-based tourism development in the
rural areas in order to help these areas catch up the development speed of other
areas domestically and internationally.
2. Chapter 2: Analyzing and evaluating community-based tourism patterns in Bằng
Cả commune, Hoành Bồ district, Quảng Ninh province; listing in detail the features
of nature and socio-economy, environment, infrastructure, technical potentials and
services for community-based tourism development in Bằng Cả commune.
3.Chapter 3: Suggesting 5 groups of solutions to develop community-based
tourism.
Group of Solutions for Authorities.
Group of Solutions for Tourism Management Board in Bằng Cả commune.
Group of Solutions for Local community.
Group of Solutions for Travel agents.
Group of Solutions for Tourists.

Author

Nguyễn Thị Thu Huyền

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam (2005). Luật Du lịch Việt Nam.
NXB Chính trị Quốc gia.
2 PGS.TS Ngô Doãn Vịnh (2010). Nguồn lực và ñộng lực cho pháp triển
nhanh và bền vững kinh tế Việt Nam trong giai ñoạn 2011-2020. NXB
Chính trị quốc gia.
3 PGS.TS Phạm Thị Khanh(2009).Chuyển dịch kinh tế theo hướng phát
triển bền vững ở Việt Nam. NXB Chính trị quốc gia.
4
Lê Huy Bá(2006). Du lịch sinh thái. NXB Khoa học, kỹ thuật.
5 PGS.TS Phạm Trung Lương(2002).Cơ sở khoa học và giải pháp phát
triển du lịch bền vững ở Việt Nam. ðề tài KHCN ñộc lập cấp Nhà nước,
Tổng cục du lịch.
6 Trần DiễmThúy (2009). Văn hóa du lịch. NXB Văn hóa – Thông tin
7 PGS.TS Phạm Trung Lương (2002). Du lịch sinh thái, những vấn ñề lý
luận và thực tế phát triển ở Việt Nam. NXB Giáo dục
8 PGS.TS Phạm Trung Lương (9/2002). Các hệ sinh thái với việc phát
triển du lịch sinh thái ở Việt Nam. Tạp chí du lịch
9 PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (6/2005). Nghiên cứu mô hình du lịch cộng
ñồng theo hướng phát triển bền vững (lấy ví dụ tại Sa Pa - Lào Cai). ðề
tài Khoa học và Công nghệ cấp Bộ (Bộ GD &ðT).
10 PGS. TS Nguyễn Văn Thanh (11/2005). Du lịch sinh thái và phát triển
bền vững trong chương trình giảng day bậc ñại học. Tạp chí du lịch
GS.TS Nguyễn Văn ðính (2004) – GT. Kinh tế Du lịch – NXB Lao ñộng
11 – Hà Nội
Sở khoa học, Công nghệ tỉnh QN (2010). ðịa lý tỉnh Quảng Ninh.
12 TS. Lê Minh Phan (2006). Vai trò kinh tế dịch vụ- du lịch trong quá
trình hội nhập. NXB Thanh niên
13 PGS.TS Nguyễn Văn Thanh (2006). Marketting dịch vụ. NXB ðHBK Hà
Nội.
14 Nghị quyết 26– NQ/TW ngày 5/8/2008 Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp
hành TW khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
15 Nguyễn Thành Trí (2010). Du lịch ðồng Nai phát triển bền vững trong
hội nhập kinh tế quốc tế ñến năm 2010 và ñịnh hướng ñến năm 2025. Sở
VHTT&DL ðồng Nai
16 Quyết ñịnh số 191/ Qð – TTg ngày 17/8/2006 của Chính phủ ban hành
Chương trình hành ñộng của Chính phủ triển khai thực hiện Nghị quyết
54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và ñảm bảo an
ninh quốc phòng vùng ðồng bằng Sông Hồng ñến năm 2010 và ñịnh
hướng ñến năm 2020.
17 Quyết ñịnh 109/Qð- TTg ngày 19/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt ñề án Quy hoạch tổng thể phát triển tỉnh thành phố Hạ Long, tỉnh
Quảng Ninh trở thành trung tâm kinh tế, văn hóa, xã hội, của vùng ðông
Bắc.

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013


Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

18 Quyết ñịnh 188/Qð-TTg ngày 02/11/2008 của thủ tướng Chính phủ phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Quảng Ninh ñến năm
2020.
19 Văn kiện ðại hội ðảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ X năm 2005.
20 Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Quảng Ninh ñến năm 2010.
21 ðề án Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh QN ñến năm 2020.
22 Sở Văn hóa, Thể thao và du lịch (2010). Báo cáo tổng kết công tác môi
trường năm 2010.
23 Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Ninh (2010). Báo cáo công tác
môi trường năm 2010.
24 Trung tâm bảo tồn sinh vật biển và phát triển Cộng ñồng (2009). Dự án
cộng ñồng tại khu vực vùng Vịnh Hạ Long.
25 Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh (2010). Niên giám thống kê năm 2008-
2010. NXB thống kê
26 Lê Văn Sơn (2012). Giải pháp phát triển du lịch sinh thái biển Nam ðịnh
theo hướng bền vững. Luận văn thạc sỹ khoa học quản trị kinh doanh.
Văn kiện ðại hội ñảng bộ tỉnh Quảng Ninh khoá XI (2010).
27 Nguyễn Thị Thanh Hà (2012). Giải pháp phát triển mô hình du lịch
28 cộng ñồng theo hướng bên vững tại xã Thung Nai, huyện Cao Phong,
tỉnh Hoà Bình. Luận văn thạc sỹ, ðại học BKHN.
29 ðề án Nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh giai ñoạn 2010-2015 (2010)
30 Nghị quyết 54-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và
ñảm bảo an ninh quốc phòng vùng ðồng bằng Sông Hồng ñến năm 2010
và ñịnh hướng ñến năm 2020.
31 Nghị quyết 06 – NQ/TV ngày 20/3/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ
Quảng Ninh về tăng cường lãnh ñạo, chỉ ñạo công tác xây dựng chiến
lược, lập, quản lý và thực hiện qui hoạch trên ñịa bàn tinh (2012).
32 PGS.TS Nguyễn Văn Thanh và ThS. Nguyễn Quỳnh Hoa (2012). ðHBK
Hà Nội. Mô hình du lịch sinh thái phát triển theo hướng bền vững dựa
vào cộng ñồng tại vườn quốc gia Ba Bể - Bắc Kạn: Góp phần xoá ñói
giảm nghèo.
33 ðề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ (2005). Nghiên cứu du lịch cộng
ñồng theo hướng phát triển bền vững. Khoa du lịch trường ðại học Mở
Hà Nội.
34 Dự án phát triển du lịch sông Mê Kông. Các Tour du lịch mới tiểu vùng
Mê Kông. Tổng cục Du lịch Việt Nam, Hà Nội,2008.
35 TS. Quế Võ (2003). Nghiên cứu xây dựng mô hình phát triển du lịch dựa
vào cộng ñồng tại Chùa Hương, Hà Tây. Viện nghiên cứu phát triển du
lịch.
36 Bộ Kế hoạch và ðầu tư (2006). ðịnh hướng chiến lược phát triển bền
vững ở Việt Nam- Chương trình nghị sự 21 của Việt Nam. Việt Nam
Agenda.
37 TS Võ Quế (2009). Du lịch cộng ñồng – Lý thuyết và vận dụng. NXB
Khoa học - Kỹ thuật.
38 Vũ ðình Hòe, Vũ Văn Hiếu (2011). Giáo trình du lịch bền vững. Trường
ñại học KHTN; ðại học Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013
Luận văn Cao học QTKD Viện Ktế&Qlý, ðHBK Hà Nội

39 Hoàng Bá Nam (2012). Giải pháp phát triển mô hình du lịch cộng ñồng
tại xã An Sinh, huyện ðông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Luận văn thạc sỹ,
ðHBK Hà Nội.
40 UBND huyện Hoành Bồ. Báo cáo qui hoạch sử dụng ñất xã Bằng Cả
thời kỳ 2011 – 2020.
41 Tống Khắc Hài (2001). Quảng Ninh mảnh ñất 22 dân tộc anh em cùng
sinh sống ñoàn kết. NXB Thanh niên.

Sơ ñồ huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Nguyễn Thị Thu Huyền, CH 2011 - 2013

You might also like