You are on page 1of 2

Chiến tranh luôn là đề tài muôn thuở cho các vị thi sĩ ra đời các tác phẩm nhân

văn sâu sắc. Trong vô vàn những truyện ngắn, thơ ca về chiến tranh dường như
luôn có một điểm chung đó là tình người trong thời kì bom đạn và để lại xúc động
trong lòng người đọc. “Chiếc lược ngà” đứa con tinh thần của vị thi sĩ mang phong
cách hào hùng, bi tráng khi sáng tác về cuộc sống và con người của miền Nam
trong thời kì kháng chiến đó là Nguyễn Quang Sáng cũng là một trong số những
tác phẩm gây không ít ấn tượng về tình cha con thiêng liêng đầy cảm động.
“Chiếc lược ngà” được trích trong tập truyện ngắn cùng tên vào những năm kháng
chiến chống Mĩ và đã thể hiện rõ tình cha con cao đẹp và thiêng liêng trong cảnh
ngộ éo le do chiến tranh gây nên. Thông qua hai tình huống chính đó là khi hai
cha con vừa gặp lại nhau và sau khi người ba phải rời đi đã làm rõ chủ đề của tác
phẩm. Hòa bình vừa lập lại anh Sáu cùng người bạn thân là anh Ba vội trở về thăm
quê nhà trong vòng ba ngày nghỉ phép ngắn ngủi, trong thời gian ấy anh Sáu đã
cho độc giả thấy được tình cha dạt dào dành cho đứa con gái sau tám năm ròng rã
xa cách. Qua tiếng gọi mừng rỡ “Thu! Con!” cùng với đôi tay hướng về phía con
gái và khẽ run “Ba đây con!” được lặp lại liên tiếp hai lần đã cho thấy tình thương
con sâu nặng mà anh dành cho bé Thu, trớ trêu thay anh không nhận được cái ôm
ấm áp từ con mà lại là thái độ hoảng sợ và bỏ chạy khiến anh dường như tuyệt
vọng, những ngày tiếp theo anh mong mỏi chờ đợi con mình gọi tiếng ba nhưng
lại vô cùng khổ tâm vì con bé ngày càng tỏ thái độ lạnh nhạt và né tránh mình đến
cả cái trứng cá mà anh âu yếm gắp cho cũng bị con gái hất đi. Về nhân vật bé Thu
em lại có những hành động hoàn toàn trái ngược gây sốc đến người ba từ nơi
phương xa về, em nhất quyết không chịu gọi hay nhận anh Sáu là ba mà lại hoảng
sợ gọi “Má!Má!” và chạy đi, đến lúc bị má bắt gọi ba vào ăn cơm cũng nói trổng:
“Vô ăn cơm!” hay cả khi rơi vào thế bí vì không chắt nước cơm em cũng chỉ gọi sự
trợ giúp từ anh Sáu bằng câu nói trổng “ Cơm sôi rồi, chắt nước giùm cái”, “Cơm
sôi rồi,nhão bây giờ”, đến lúc ăn cơm được gắp cho trứng cá thì lại hất ra khỏi
chén dù bị đánh vì sự ngỗ ngược và cứng đầu của mình em cũng chỉ lặng lẽ bước
ra khỏi bàn ăn. Có thể thấy sự bướng bỉnh tạo nên tình thế dở khóc dở cười của
em thoạt nhìn thì khá vô lý nhưng đây lại là dụng ý đầy sức thuyết phục mà tác giả
đã cài cắm vào để tạo nên cao trào cho truyện. Qua một chi tiết nhỏ nhưng vô
cùng quan trọng đó là vết sẹo trên mặt anh Sáu đã cho thấy tình thương cha
mãnh liệt của một đứa trẻ hồn nhiên và ngây thơ khi chưa nhận thức được tình
cảnh nghiệt ngã của chiến tranh lúc bấy giờ để lại bởi khi ấy cô bé chỉ tin yêu vào
một người ba duy nhất chính là người chụp chung với má trong bức ảnh chứ
không phải người nào khác mạo danh. Đến ngày anh Sáu phải quay trở về chiến
khu để tập kích cũng chính là lúc mà con gái anh nhận ra ba nó, em đã kêu thét lên
tiếng “Ba” vỡ tung từ tận đáy lòng và xé toạt cả không khí yên lặng và chạy đến
vừa khóc vừa ôm anh thật chặt để níu giữ anh lại có lẽ là vì em không muốn xa ba
mình quá lâu như vậy nữa. Anh Sáu cố nén nước mắt vì mừng rỡ thế nhưng anh
cũng phải rời đi vì tiếng gọi hòa bình của tổ quốc nhưng trên khu vực hành quân
anh đã bộc lộ rõ tình cảm cao đẹp khi day dứt, ân hận vì đã đánh và mắng con thế
nên anh đã gửi bao tâm nguyện vào chiếc lược anh tự tay làm và tỉ mỉ khắc lên
dòng chữ “Yêu nhớ Thu tặng con của ba” để làm quà cho con gái khi trở về. Đáng
thương thay anh chỉ có thể gửi di nguyện ấy đến người đồng đội vì anh đã hy sinh
vì bom đạn của giặc trên mặt trận. Chiếc lược chính là món quà kỉ vật thiêng liêng
gắn kết tình cha con giữa anh Sáu và bé Thu không chỉ thế còn là tình đồng chí với
anh Ba. Với lối kể chuyện thông qua điểm nhìn của anh Ba là yếu tố mà vị thi sĩ tài
hoa này đã khéo léo chọn lựa đã thể hiện sức thuyết phục và sự đồng cảm khi
chứng kiến tình phụ tử đầy cảm động trong công cuộc giành lại hòa bình từ nhân
vật chính của truyện. Việc sử dụng ngôn từ gần gũi, giản dị đậm chất Nam bộ kết
hợp với lối kể chuyện trên Nguyễn Quang Sáng đã thành công khắc họa nên tâm lí
nhân vật tạo nên một bé Thu đầy mạnh mẽ, cá tính bộc lộ được tình yêu thương
mãnh liệt đến người cha song ta cũng có thể cảm nhận rõ tình người cha cao cả và
thiêng liêng mà anh Sáu đã thể hiện qua những sự việc, diễn biến đầy bất ngờ. Tác
giả đã xây dựng hoàn chỉnh tâm lí của bé Thu bởi ông tinh tế thấu hiểu được tâm
thế của đứa trẻ ngây thơ trước tình cảnh éo le của chiến tranh. Thế mới thấy,
trong thời kì bom đạn ác liệt lòng yêu nước và tình người nhất là tình gia đình,
tình đồng chí lại là mối liên kết mãnh liệt và bền chặt hơn bao giờ hết.
Qua chiếc lược ngà ta mới hiểu rõ để đổi lấy hòa bình chiến tranh đã thật tàn
nhẫn khi cướp đi không chỉ xương máu mà còn cả hạnh phúc, tổ ấm của bao con
người đất Việt lại càng đáng thương thay cho những mầm non vô tội khi chưa
hiểu ra tình cảnh nghiệt ngã của chiến tranh lại phải chia xa vĩnh viễn người thân
yêu. Với ngòi bút tài hoa đã cho thấy Nguyễn Quang Sáng đã tài tình khôn khéo
trong việc xây dựng tâm lí, người kể chuyện tạo ra những giá trị đặc biệt cho tác
phẩm,gây động lòng người đọc.

You might also like