You are on page 1of 45

Trường ĐH Ngoại thương Cơ sở II tại Tp Hồ Chí Minh

Ngành: Kinh tế đối ngoại

TIỂU LUẬN
HÀNG TẠM NHẬP - TÁI XUẤT, TẠM XUẤT - TÁI NHẬP,
HÀNG QUÁ CẢNH & HÀNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

Giảng viên hướng dẫn: Huỳnh Đăng Khoa


Sinh viên thực hiện:
Trương Nguyễn Thảo Đan - 2011115089
Trương Tấn Đạt - 2011116344
Hà Thị Thuỳ Dung - 2011116353
Trương Tố Di - 2011116345
Phan Trần Như Diễm - 2011116346
Võ Trần Trang Đài - 2011116335
Tô Thị Hoài Dung - 2011115103
Nguyễn Thành Đạt - 2011116340
Trần Đức Đạt - 2011115095
Nguyễn Hoàng Duy - 2011115119
Đặng Dương Huy Chương - 2011115081
Nguyễn Tuấn Đạt - 2011116341
Giang Ngọc Âu Dương - 2011115110
Phạm Bùi Thành Đạt - 2011116342
1
Nguyễn Tuấn Đạt - 2011116341
MỤC LỤC
I. HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT 2
1. Định nghĩa 3
2. Đặc điểm & vai trò 3
3. Các hình thức tạm nhập tái xuất 4
4. Các nguồn luật điều chỉnh 6
5. Quy trình hải quan 8
6. Cách thực hiện 10
7. Hồ sơ 11
8. Thời hạn & gia hạn 14
9. Thực trạng 14
II. HÀNG TẠM XUẤT TÁI NHẬP 16
1. Định nghĩa 16
2. Đặc điểm 17
3. Các mục đích tạm xuất tái nhập 17
4. Các nguồn luật điều chỉnh 18
5. Các loại hàng hóa và thủ tục trong tạm xuất tái nhập 21
6. Quy trình hải quan và hồ sơ 23
7. Các vấn đề liên quan đến hoạt động tạm xuất tái nhập 25
III. HÀNG QUÁ CẢNH 27
1. Định nghĩa và vai trò 27
2. Đối tượng 28
3. Các nguồn luật điều chỉnh 29
4. Quy trình thủ tục hải quan và các quy định liên quan 29
5. Thực trạng hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam 31
6. Một số biện pháp khắc phục: 32
IV. HÀNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM 33
1. Định nghĩa 33
2. Đối tượng 33
3. Thủ tục hải quan 34
4. Thực trạng & giải pháp 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 40

2
3
I. HÀNG TẠM NHẬP TÁI XUẤT

1. Định nghĩa
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005
Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc
biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá
đó ra khỏi Việt Nam.
Trong đó:
- Tạm nhập là việc cho hàng hóa nước ngoài quá cảnh trên lãnh thổ một quốc gia trong
một thời gian nhất định trước khi xuất sang thị trường nước thứ ba.
- Tái xuất là quá trình tiếp sau của tạm nhập. Sau khi làm thủ tục thông quan, nhập khẩu
vào Việt Nam thì sẽ được xuất khẩu tới một quốc gia khác. Bản chất hàng hóa được xuất
khẩu hai lần nên gọi là tái xuất.
2. Đặc điểm & vai trò
2.1 Đặc điểm
- Thời gian hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 ngày, kể từ
ngày hoàn thành thủ tục tạm nhập.
- Hàng hóa tạm nhập, tái xuất chịu sự giám sát của Hải quan từ khi nhập khẩu cho tới khi
thực xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.
- Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn cách thức thanh toán tiền hàng theo phương
thức tạm nhập, tái xuất.
- Doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp được quyền kinh doanh tạm nhập,
tái xuất hàng hóa phải có giấy phép của Bộ Công Thương khi tạm nhập, tái xuất hàng hóa
thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu
- Hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất được thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất qua
cửa khẩu quốc tế, cửa khẩu chính.
2.2 Vai trò
- Các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập, tái xuất đã biết tận
dụng vị trí địa lý, nhanh nhạy về thông tin kinh tế, thị trường, giá cả, quan hệ bạn hàng
ngoài nước đồng thời phát huy năng lực nghiệp vụ chuyên môn để tạm nhập khẩu hàng
hóa trong nước không có hoặc chưa cần để tái xuất khẩu sang nước khác có nhu cầu để
được hưởng lợi nhuận từ chênh lệch giá, sau khi tính đủ chi phí.
- Bên cạnh hiệu quả về mặt kinh tế khi thực hiện hoạt động kinh doanh hàng hóa tạm nhập,
tái xuất mà các doanh nghiệp thu được. Hoạt động tạm nhập, tái xuất còn thúc đẩy phát

4
triển nhiều dịch vụ có liên quan như hậu cần, bốc xếp, kho bãi, cảng, vận tải đường thủy,
hàng không, đường bộ, bảo hiểm... thu được phí và tạo thêm việc làm.
- Hoạt động kinh doanh hàng đông lạnh tạm nhập, tái xuất đã giúp doanh nghiệp tham gia
vào việc luân chuyển dòng hàng hóa quốc tế, nâng cao năng lực giao nhận, vận tải của
các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường quốc tế. Từ đó, khẳng định vị thế, uy tín của
Việt Nam, nâng cao hiệu quả hội nhập kinh tế quốc tế.
3. Các hình thức tạm nhập tái xuất

3.1. Tạm nhập, tái xuất để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử
dụng vì mục đích khác

Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu, thương nhân được tạm nhập hàng hóa vào Việt Nam theo hợp đồng ký với
nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, thuê, mượn hoặc để sử dụng vì mục đích
khác trong một khoảng thời gian nhất định rồi tái xuất chính hàng hóa đó ra khỏi Việt Nam theo
các quy định sau:

a) Đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam; hàng hóa thuộc diện quản
lý bằng biện pháp hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập khẩu, hạn ngạch thuế quan, giấy phép
xuất khẩu, nhập khẩu:

- Trừ trường hợp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tự động, thương nhân phải được Bộ
Công Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất.
- Riêng đối với hàng hóa chưa được phép lưu hành, sử dụng tại Việt Nam, Bộ Công
Thương cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất trên cơ sở văn bản chấp thuận của bộ, cơ quan
ngang bộ có thẩm quyền quản lý hàng hóa đó.
- Khi sử dụng tại Việt Nam phải tuân thủ quy định của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm
quyền quản lý.

b) Đối với các hàng hoá khác:

Thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép
tạm nhập, tái xuất.

3.2. Tạm nhập, tái xuất để theo yêu cầu của thương nhân nước ngoài

Thương nhân được tạm nhập hàng hóa mà thương nhân đã xuất khẩu để tái chế, bảo hành theo
yêu cầu của thương nhân nước ngoài và tái xuất khẩu trả lại thương nhân nước ngoài. Thủ tục
tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất.

5
Điểm khác biệt của hình thức này so với hai hình thức trên là hàng hóa sau khi tạm nhập vào
Việt Nam để tái chế, bảo hành thì sẽ được tái xuất trở lại chính thương nhân nước ngoài đã xuất
khẩu ban đầu sang cho Việt Nam chứ không phải là tái xuất sang nước thứ ba hay một thương
nhân nước ngoài nào khác như hai hình thức trên.

3.3. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại

a) Thương nhân được tạm nhập hàng hóa để trưng bày, giới thiệu, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại, trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất
khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

b) Thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập,
tái xuất.

c) Thương nhân đảm bảo tuân thủ các quy định về trưng bày, giới thiệu hàng hóa, hội chợ, triển
lãm thương mại quy định tại Luật thương mại.

Hàng hoá nhập khẩu vào Việt Nam để trưng bày, giới thiệu

- Hàng hoá tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu phải tái xuất khẩu sau khi kết thúc việc
trưng bày, giới thiệu nhưng không quá sáu tháng, kể từ ngày tạm nhập khẩu; nếu quá thời
hạn trên thì phải làm thủ tục gia hạn tại hải quan nơi tạm nhập khẩu;
- Hàng hóa tạm nhập khẩu để trưng bày, giới thiệu nếu tiêu thụ tại Việt Nam thì phải tuân
thủ các quy định của pháp luật Việt Nam đối với hàng hóa nhập khẩu.

Hàng hoá, dịch vụ trưng bày, giới thiệu tại hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam

- Hàng hóa tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải
được tái xuất khẩu trong thời hạn ba mươi ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm
thương mại.
- Việc tạm nhập, tái xuất hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam
phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.

Hàng hóa, dịch vụ tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài

- Việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước ngoài
phải tuân thủ các quy định của pháp luật về hải quan và các quy định khác của pháp luật
có liên quan.

3.4. Tạm nhập tái xuất không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất

6
Trừ trường hợp hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm
ngừng nhập khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất trong các trường hợp sau đây
tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm nhập, tái xuất:

a) Tạm nhập hàng hóa để phục vụ đo kiểm, khảo nghiệm.

b) Tạm nhập tái xuất linh kiện, phụ tùng tạm nhập không có hợp đồng để phục vụ thay thế, sửa
chữa tàu biển, tàu bay nước ngoài; linh kiện, phụ tùng tạm nhập để sửa chữa tàu biển, tàu bay
theo hợp đồng ký giữa chủ tàu nước ngoài với nhà máy sửa chữa tại Việt Nam.

c) Tạm nhập tái xuất phương tiện chứa hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo phương thức quay
vòng.

3.5. Tạm nhập tái xuất sản phẩm vì mục đích nhân đạo và mục đích khác

Đối với việc tạm nhập, tái xuất máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh của các tổ chức
nước ngoài để khám, chữa bệnh tại Việt Nam vì mục đích nhân đạo; tạm nhập, tái xuất dụng cụ
biểu diễn, trang thiết bị tập luyện, thi đấu của các đoàn nghệ thuật, đoàn thi đấu, biểu diễn thể
thao, thủ tục tạm nhập, tái xuất thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm
nhập, tái xuất.

Trường hợp máy móc, trang thiết bị, dụng cụ khám chữa bệnh; dụng cụ biểu diễn, trang thiết bị
tập luyện, thi đấu thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm
ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu hoặc hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép,
điều kiện, khi thực hiện thủ tục tạm nhập, tái xuất, ngoài hồ sơ hải quan theo quy định, cần nộp
bổ sung các giấy tờ sau:

a) Văn bản của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền về việc cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa
bệnh hoặc tổ chức sự kiện.

b) Văn bản cam kết sử dụng đúng mục đích và theo quy định pháp luật của cơ quan, tổ chức
được cho phép tiếp nhận đoàn khám chữa bệnh hoặc tổ chức sự kiện.

3.6. Tạm nhập tái xuất vì mục đích quốc phòng, an ninh

Bộ Quốc phòng, Bộ Công an xem xét, cho phép tạm nhập, tái xuất vũ khí, khí tài, trang thiết bị
quân sự, an ninh phục vụ mục đích quốc phòng, an ninh.

4. Các nguồn luật điều chỉnh


- Luật 36/2005/QH11
+ Khái niệm về tạm nhập, tái xuất hàng hóa (điều 29): Tạm nhập, tái xuất hàng hóa
là việc hàng hoá được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên
lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật

7
vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu
chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.
- Luật 05/2017/QH14
+ Quy định về việc kinh doanh tạm nhập, tái xuất (điều 39): Việc thương nhân mua
hàng hóa từ một nước đưa vào lãnh thổ Việt Nam hoặc từ khu vực hải quan riêng
đưa vào nội địa và bán chính hàng hóa đó sang nước, khu vực hải quan riêng khác
phải thực hiện những quy trình nào.
+ Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất
(điều 40):

a) Hàng hóa là chất thải nguy hại, phế liệu, phế thải;

b) Hàng hóa thuộc diện cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu theo điều
ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên;

c) Hàng hóa là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng có nguy cơ gian lận thương mại;

d) Hàng hóa có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, dịch bệnh, ảnh hưởng đến
sức khỏe, tính mạng con người.

+ Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác (điều 41): Thủ tục tạm nhập, tái xuất
- Nghị định 69/2018/NĐ-CP
+ Cấm kinh doanh tạm nhập, tái xuất; tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất
(điều 12)
+ Cửa khẩu tạm nhập, tái xuất hàng hóa (điều 16): Hồ sơ, quy trình lựa chọn thương
nhân? Quy trình tái xuất hàng hóa qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
+ Điều tiết hàng hóa kinh doanh tạm nhập, tái xuất (điều 14)
+ Kinh doanh tạm nhập, tái xuất (điều 13): Thương nhân Việt Nam được quyền
kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký
kinh doanh trong trường hợp nào? Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài được
tạm nhập, tái xuất trong trường hợp nào?
+ Quy trình cấp mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất (điều 27)
+ Các hình thức tạm nhập, tái xuất khác (điều 15)
+ Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất (điều 19)
- Thông tư 09 /2020/TT-BCT
+ Lộ trình áp dụng cửa khẩu nhập khẩu, xuất khẩu đối với hàng hóa kinh doanh tạm
nhập tái xuất
- Nghị định 187/2013/NĐ-CP

8
+ Thời gian hàng hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam (điều 11): Hàng
hóa tạm nhập, tái xuất được lưu lại tại Việt Nam không quá 60 (sáu mươi) ngày,
kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan tạm nhập. Trường hợp cần kéo dài thời
hạn, doanh nghiệp có văn bản đề nghị gia hạn gửi Chi cục Hải quan nơi làm thủ
tục tạm nhập; thời hạn gia hạn mỗi lần không quá 30 ngày và không quá 2 lần gia
hạn cho mỗi lô hàng tạm nhập, tái xuất.
Quá thời hạn nêu trên, doanh nghiệp phải tái xuất hàng hóa ra khỏi Việt Nam
hoặc tiêu hủy. Trường hợp nhập khẩu vào Việt Nam thì doanh nghiệp phải tuân
thủ các quy định về nhập khẩu và thuế.
- Nghị định 77/2016/NĐ-CP
+ Loại hình kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện (điều 2)

a) Hàng hóa đã qua sử dụng;

b) Hàng thực phẩm đông lạnh;

c) Hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt.

+ Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng thực phẩm đông lạnh (điều 3)
+ Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa có thuế tiêu thụ đặc biệt (điều
4)
+ Điều kiện kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa đã qua sử dụng (điều 5)
+ Cấp Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập tái xuất (điều 6)
- Thông tư 38/2015/TT-BTC
+ Loại hình G11: Doanh nghiệp phải nộp thuế nhập khẩu và các loại thuế khác theo
quy định của pháp luật (nếu có) trước khi hoàn thành thủ lực hải quan hàng tạm
nhập. (điều 42)
- Luật thuế xuất khẩu 107/2016/QH13
+ Loại hình G13: Tạm nhập miễn thuế, không phải nộp thuế (điều 16)
+ Loại hình G12. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành,
sửa chữa, thay thế được miễn thuế. (điều 16)
5. Quy trình hải quan

5.1 Thực hiện theo phương thức thủ công

Bước 1:
Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tạm nhập trên tờ khai hải quan
theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính,

9
các chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tạm
nhập.

Bước 2:
Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ
sơ, hàng hóa và thông quan; thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan;
trả tờ khai cho người khai hải quan. Trường hợp hàng hóa được giao cho người khai hải quan
mang về kho bãi để lưu giữ thì tiến hành lập biên bản bàn giao, niêm phong hàng hóa giao cho
người khai hải quan tự vận chuyển và bảo quản.

Bước 3:
Người khai hải quan thực hiện khai hải quan đối với hàng hóa tái xuất trên tờ khai hải quan theo
mẫu ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BTC ngày 08/02/2012 của Bộ Tài chính, các
chứng từ thuộc bộ hồ sơ hải quan nộp cho cơ quan hải quan để đăng ký tờ khai hải quan tái xuất.

Bước 4:
Cơ quan Hải quan tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan, kiểm tra hồ
sơ, hàng hóa và thông quan. Thu thuế, phí và lệ phí hải quan; đóng dấu đã làm thủ tục hải quan;
giám sát việc tái xuất hàng hóa và xác nhận vào tờ khai hải quan; trả tờ khai cho người khai hải
quan.
Trường hợp hàng hóa được tái xuất tại cửa khẩu khác cửa khẩu đăng ký tờ khai, Chi cục Hải
quan nơi đăng ký tờ khai thực hiện lập biên bản bàn giao, niêm phong hồ sơ hải quan và hàng
hóa giao cho người khai hải quan tự bảo quản và vận chuyển đến Hải quan cửa khẩu tái xuất.
Chi cục Hải quan cửa khẩu xuất tiếp nhận hồ sơ, hàng hóa, kiểm tra và xác nhận vào biên bản
bàn giao; giám sát việc tái xuất hàng hóa và xác nhận vào tờ khai hải quan; trả tờ khai cho người
khai hải quan.

5.2 Thực hiện theo phương thức điện tử:

Đối với người khai hải quan:

Bước 1: Tạo thông tin khai tờ khai hải quan điện tử (bao gồm cả tờ khai trị giá trong trường hợp
hàng hóa thuộc diện phải khai tờ khai trị giá theo quy định hiện hành) trên Hệ thống khai hải
quan điện tử theo đúng các tiêu chí, định dạng quy định và chịu trách nhiệm trước pháp luật về
các nội dung đã khai.
Bước 2: Gửi tờ khai hải quan điện tử đến cơ quan Hải quan qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử
hải quan.
Bước 3: Tiếp nhận thông tin phản hồi của cơ quan Hải quan và thực hiện các thủ tục sau đó.

10
Bước 4: Người khai hải quan được phép chậm nộp bản chính một số chứng từ trong hồ sơ hải
quan trừ giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu, nhập
khẩu theo quy định của pháp luật và phải khai về việc chậm nộp trên tờ khai hải quan điện tử.
Người khai hải quan phải nộp các chứng từ được phép chậm nộp trong thời hạn quy định của
pháp luật. Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể thì thời hạn được phép chậm nộp là
không quá 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan điện tử.
Bước 5: Một số hướng dẫn cụ thể

a) Khi làm thủ tục hải quan tạm nhập thương nhân khai báo cửa khẩu tái xuất trên tiêu chí “Ghi
chép khác” của tờ khai hải quan điện tử nhập khẩu;

b) Khi làm thủ tục hải quan tái xuất thương nhân phải khai báo rõ hàng hóa tái xuất thuộc tờ khai
tạm nhập nào trên tiêu chí “Chứng từ đi kèm” của tờ khai hải quan điện tử xuất khẩu;

Đối với cơ quan hải quan:

Việc tiếp nhận, kiểm tra, cấp số đăng ký, phân luồng tờ khai hải quan điện tử của cơ quan Hải
quan được tự động thực hiện thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan.

Trường hợp không chấp nhận tờ khai hải quan điện tử, cơ quan Hải quan thông qua Hệ thống xử
lý dữ liệu điện tử hải quan gửi “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử” trong đó nêu rõ lý do
và hướng dẫn người khai hải quan thực hiện các công việc cần thiết để làm tiếp thủ tục hải quan.

Trường hợp chấp nhận tờ khai hải quan điện tử, thông qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải
quan, cơ quan Hải quan cấp số tờ khai hải quan điện tử và phân luồng theo một trong các hình
thức sau:
a) Chấp nhận thông tin khai tờ khai hải quan điện tử, cho phép “Thông quan” hay “Giải phóng
hàng” hay “Đưa hàng hóa về bảo quản” (gọi tắt là “luồng xanh”); hoặc chấp nhận thông tin khai
tờ khai hải quan điện tử, cho phép “Thông quan” hay “Giải phóng hàng” hay “Đưa hàng hóa về
bảo quản” với điều kiện phải xuất trình, nộp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa hoặc
chứng từ chứng minh hàng hóa đã đáp ứng yêu cầu về quản lý chuyên ngành, chứng từ chứng
minh hàng hóa được hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt, được miễn, giảm thuế hoặc bảo lãnh số
thuế phải nộp, chứng từ chứng minh đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trước khi xác nhận “Hàng
đã qua khu vực giám sát hải quan” (gọi tắt là “luồng xanh có điều kiện”);
b) Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử để kiểm tra trước khi cho phép
thông quan hàng hóa (gọi tắt là “luồng vàng”). Việc kiểm tra chứng từ giấy thực hiện theo quy
định tại khoản 1 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 196/2012/TT-BTC;

11
c) Xuất trình, nộp chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan điện tử và hàng hóa để kiểm tra trước khi
cho phép thông quan hàng hóa (gọi tắt là “luồng đỏ”). Việc kiểm tra thực tế hàng hóa thực hiện
theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 13 Thông tư 196/2012/TT-BTC.
d) Chi cục Hải quan làm thủ tục tạm nhập hàng hóa chịu trách nhiệm thanh khoản tờ khai tạm
nhập. Hồ sơ, thời hạn nộp hồ sơ thanh khoản, thời hạn nộp thuế (nếu có) thực hiện theo hướng
dẫn tại khoản 2 Điều 20, Điều 118 và khoản 2 Điều 127 Thông tư 128/2013/TT-BTC ngày
10/9/2013 của Bộ Tài chính.

6. Cách thực hiện

Thực hiện trực tiếp tại trụ sở cơ quan hải quan hoặc qua Hệ thống Dịch vụ công trực tuyến.
- Trực tiếp:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải
quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều
19 Luật Hải quan);
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ
thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải
quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
● Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
● Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có
thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

- Trực tuyến:
+ Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải
quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều
19 Luật Hải quan);
+ Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ
thời điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải
quan theo quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
● Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
● Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa. Trong trường hợp áp
12
dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất khẩu,
nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có
thể được gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.

7. Hồ sơ
7.1. Hồ sơ hải quan cho trường hợp tạm nhập
a) Tờ khai hàng hóa nhập khẩu:
Tờ khai phải đáp ứng các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số
38/2015/TT-BTC, người khai hải quan nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu
HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
b) Hóa đơn thương mại:
Trong trường hợp người mua cần thanh toán cho người bán, người khai hải quan chỉ cần cung
cấp 1 ảnh chụp. Trong trường hợp người chủ hàng mua hàng từ người bán tại Việt Nam nhưng
được người bán chỉ định nhận hàng tại nước ngoài thì hải quan chấp nhận hóa đơn do người bán
Việt Nam phát hành cho chủ hàng.
Các trường hợp người khai quan không phải nộp hóa đơn thương mại:
- Người khai hải quan là doanh nghiệp được ưu tiên.
- Hàng hóa nhập khẩu để thực hiện hợp đồng gia công cho các thương nhân nước ngoài,
lúc này người khai hải quan sẽ khai giá tạm tính trên tờ khai hải quan tại mục “Trị giá hải
quan”.
- Hàng hóa nhập khẩu không có hóa đơn, người mua không cần thanh toán cho người bán.
Lúc này người khai hải quan khai trị giá hải quan theo hướng dẫn của Bộ Tài Chính về
việc xác định giá trị hải quan.
c) Vận đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương được vận chuyển bằng đường hàng
không, đường biển hoặc vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật:
- Người khai hải quan cần cung cấp 1 bản chụp, trừ các trường hợp hàng hóa nhập qua cửa
khẩu biên giới đường bộ; hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo theo đường
hành lý hoặc hàng hóa mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa thì không cần vận tải
đơn hoặc các chứng từ khác có giá trị tương đương. Đối với hàng hóa được nhập phục vụ
cho mục đích thăm dò, khai thác dầu khí và được vận chuyển trên các tàu dịch vụ (không
phải tàu thương mại) thì cần nộp lại bản khai hàng hóa (cargo manifest) thay cho vận
đơn.
d) Giấy tờ nhập khẩu và giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan:
- Người khai hải quan chỉ cần nộp 1 bản chính nếu nhập khẩu 1 lần, 01 bản chụp kèm trên
Phiếu theo dõi trừ lùi nếu nhập khẩu nhiều lần.

13
e) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của các cơ quan chuyên
ngành theo quy định của Pháp luật:
- Người khai hải quan nộp 1 bản chính, đối với chứng từ quy định của giấy tờ nhập khẩu
theo hạn ngạch thuế quan, nếu giấy phép đáp ứng cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan
chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia gửi giấy phép nhập khẩu, văn
bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành, người khai báo hải quan
không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
f) Tờ khai trị giá:
- Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu. Sau đó gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ
liệu điện tử hoặc nộp cho hải quan 2 bản chính (trường hợp khai trên giấy). Một số
trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá theo Thông tư của Bộ Tài chính
về việc xác định giá trị đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.
g) Chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ:
Người khai hải quan nộp 1 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử trong các trường
hợp sau:
- Hàng hóa có xuất xứ từ quốc gia hoặc nhóm quốc gia có thỏa thuận trong việc áp dụng
thuế suất ưu đãi đặc biệt đối với Việt Nam theo quy định của luật pháp Việt Nam và các
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia (nếu người nhập khẩu muốn được
hưởng các ưu đãi đó).
- Hàng hóa do các tổ chức quốc tế hoặc Việt Nam thông báo có thể gây hại đến an toàn xã
hội, sức khỏe cộng đồng hoặc môi trường và cần được kiểm soát.
- Hàng hóa nhập khẩu từ các nước mà Việt Nam thông báo đang trong thời điểm áp dụng
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ, thuế suất áp dụng theo hạn ngạch
thuế quan.
- Hàng hóa nhập khẩu phải tuân theo các chế độ quản lý nhập khẩu theo quy định của pháp
luật Việt Nam hoặc các Điều ước quốc tế, trong đó Việt Nam là thành viên.
Trong trường hợp thỏa thuận về áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt với Việt Nam hoặc theo các
Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có quy định về việc nộp Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa nhập khẩu là chứng từ điện tử hoặc CHứng từ tự nhận xuất khẩu hàng hóa của
người sản xuất/người xuất khẩu/người nhập khẩu thì hải quan chấp nhận các chứng từ này.
h) Hợp đồng mua bán hàng hóa nhập khẩu:
- Người khai hải quan nộp 1 bản chụp.
i) Một số giấy tờ đặc biệt khác
Đối với hàng hóa thuộc loại kinh doanh tạm nhập tái xuất có điều kiện theo quy định của Chính
phủ:

14
- Người khai hải quan nộp giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất được
cung cấp bởi Bộ Công Thương: 01 bản chụp
- Giấy phép tạm nhập, tái xuất đối với các mặt hàng theo quy định và được Bộ Công
Thương cấp: 01 bản chính.
7.2. Hồ sơ hải quan cho trường hợp tái xuất
a) Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư
số 38/2015/TT-BTC.
Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy thì theo quy định khoản 2 Điều 25 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan cần khai và nộp 2 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu
theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
b) Giấy phép xuất khẩu (đối với các hàng hóa yêu cầu giấy phép xuất khẩu):
- Người khai hải quan cần nộp 1 bản chính nếu xuất khẩu 1 lần hoặc chỉ cần 1 bản chụp
kèm theo phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
c) Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra
chuyên ngành theo quy định của pháp luật:
Người khai hải quan nộp 1 bản chính. Đối với các chứng từ được quy định về giấy phép xuất
khẩu, giấy tờ thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra
chuyên ngành theo quy định của pháp luật, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, các cơ quan
chuyên ngành thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia gửi giấy phép xuất khẩu, văn bản kết
quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành, người khai báo hải quan không phải nộp khi làm thủ
tục hải quan.
8. Thời hạn & gia hạn
8.1. Thời hạn tiếp nhận và hoàn thành kiểm tra
Thời hạn tiếp nhận đăng ký và kiểm tra hồ sơ hải quan: Ngay sau khi người khai hải quan nộp và
xuất trình hồ sơ đúng theo quy định của pháp luật (theo khoản 1, điều 23 Luật Hải quan).
Đối với thời hạn hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải:
chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan để hoàn
thành kiểm tra hồ sơ.
Hoàn thành việc kiểm tra hàng hóa thực tế chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người
khai hải quan xuất trình đầy đủ các giấy tờ cho hải quan.
Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng như y tế, giáo dục,
kiểm dịch động/thực vật, an toàn vệ sinh thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thò
thời hạn hoàn thành kiểm tra hàng hóa thực tế sẽ được tính bắt đầu từ thời điểm nhận được kết
quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật.
8.2. Gia hạn

15
Trong trường hợp lô hàng có số lượng lớn với nhiều chủng loại khiến việc kiểm tra trở nên phức
tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan tại nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời
gian kiểm tra thực tế hàng hóa. Tuy nhiên, thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày.
9. Thực trạng
9.1. Thực trạng hàng hóa tạm nhập - tái xuất ở Việt Nam hiện nay
Dựa theo xu hướng kinh tế toàn cầu, có thể dễ dàng nhận thấy, hoạt động kinh doanh tạm nhập -
tái xuất là một tập quán thương mại sẽ tiếp tục tồn tại, phát sinh nhằm phục vụ nhu cầu quốc tế
và có điều kiện phát triển ở những nước có vị trí địa lý thuận lợi như ở Việt Nam - giáp với
cường quốc lớn là Trung Quốc. Tuy nhiên, nội dung chính sách quản lý đối với hoạt động tạm
nhập - tái xuất vẫn còn tiềm ẩn nhiều rủi ro khôn lường về buôn lậu, gian lận thương mại, tình
trạng tồn đọng lớn hàng hoá tạm nhập - tái xuất ở các cảng biển (bao gồm cả nhiều hàng cấm,
hàng ảnh hưởng môi trường thiên nhiên,...). Thêm vào đó, hoạt động tạm nhập - tái xuất cũng
thiếu tính ổn định, rủi ro cao, phụ thuộc nhiều vào chính sách biên mậu của các tỉnh thuộc phía
Bắc của nước ta. Hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam lợi dụng sự sơ hở của các cơ quan chức
năng phá dỡ container, tẩu tán hàng, đưa vào nội địa tiêu thụ, dẫn đến những tác động tiêu cực
đến uy tín của hàng hoá Việt Nam. Tình trạng nhiều hồ sơ tạm nhập - tái xuất quá hạn thanh
khoản mặc dù đã có xác nhận thực xuất của hải quan cửa khẩu vẫn còn tồn đọng và khó giải
quyết triệt để.
Thực tế đã phát hiện một số vụ vi phạm với thủ đoạn tái xuất không đúng tuyến đường, không
đúng cửa khẩu ghi trong giấy phép và tờ khai, khai báo không đúng về tên hàng, số lượng, trọng
lượng, chủng loại hàng hóa. Một số lô hàng là hàng cấm nhập khẩu, hàng đã qua sử dụng, rác
thải công nghiệp, hàng thực phẩm đông lạnh… có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường bị thẩm lậu
vào nội địa, gây mất an toàn cộng đồng và an ninh quốc gia.
Trong các năm qua, Bộ Công thương đã bắt giữ nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng nhưng theo kết
quả xử lý vi phạm, một số mức xử lý vi phạm hành chính chưa đủ răn đe, vẫn còn nhẹ hơn nhiều
so với lợi nhuận và chi phí xử lý hậu quả do các đối tượng vi phạm gây ra.
Điển hình gần đây là việc xử phạt với các loại hàng hóa ảnh hưởng đến môi trường, an toàn vệ
sinh thực phẩm, dẫn đến một số đơn vị còn lợi dụng vào hoạt động tạm nhập - tái xuất để gian
lận thương mại, dùng mã số kinh doanh là hàng đông lạnh, nhưng lại kê khai hàng đã qua sử
dụng, hàng có thuế tiêu thụ đặc biệt. Kết quả kiểm tra thông quan theo hình thức kiểm tra xác
suất tại các đơn vị tạm nhập tái xuất trong nhiều năm cho thấy trong số lượng container được
kiểm tra theo luồng Đỏ chiếm tỷ lệ không nhiều trong tổng số lượng container, phát hiện có hàng
loạt doanh nghiệp không được Bộ Công thương cấp phép nhập khẩu với số container tồn đọng
tại các cửa khẩu, các cảng lên tới hàng ngàn chiếc.

16
Tháng 12/2016, Chính phủ đã phát hiện có dấu hiệu vi phạm Luật Hải quan của 4 doanh nghiệp
bao gồm Công ty Cổ phần Đầu tư thương mại và Xuất nhập khẩu Hải Long Thăng, Công ty
TNHH Trường Giang Móng Cái, Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Đức Thịnh và Công ty Cổ
phần thương mại quốc tế NC đã có hành vi gian dối khi làm hồ sơ, chứng từ trong quá trình làm
thủ tục tạm nhập tái xuất 26 ô tô tại thành phố Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh. (Theo CafeF, năm
2016).
Tháng 12/2021, Bộ Công Thương đã đề xuất cấm tạm nhập - tái xuất khẩu trang, găng tay, trang
phục chống dịch. Khi dừng tạm nhập, tái xuất các mặt hàng này, Bộ Công Thương giải thích
nhằm ngăn một số doanh nghiệp lợi dụng để buôn lậu, gian lận thương mại và chuyển tải bất hợp
pháp khẩu trang y tế và đồ bảo hộ lao động. Nguy cơ này xuất hiện trong tình hình dịch bệnh dẫn
đến nhu cầu sử dụng khẩu trang y tế và đồ bảo hộ y tế tăng cao. (Theo VnExpress, năm 2021).

9.2. Giải pháp khắc phục


Để giải quyết hiệu quả và triệt để thực trạng tiêu cực về vấn đề hàng hoá, Tổng cục Hải quan đã
chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Điều tra Chống buôn lậu tăng cường các biện
pháp kiểm soát như rà soát, thống kê hàng hóa tạm nhập - tái xuất tồn đọng tại các khu vực cảng,
các cửa khẩu có hàng hóa làm thủ tục tái xuất tại khu vực biên giới phía Bắc (thuộc các tỉnh
Quảng Ninh, Lạng Sơn, Hà Giang, Cao Bằng, Lào Cai, Điện Biên). Đồng thời chịu trách nhiệm
phân loại, kiểm tra, đánh giá, xác định tình trạng cụ thể từng lô hàng, từ đó đã xác định được các
tờ khai đã quá hạn chưa thanh khoản và có các biện pháp nhắc nhở nghiêm khắc, xử lý kịp thời.

Một số biện pháp để tăng cường công tác quản lý đối với loại hình hàng hóa tạm nhập - tái xuất
ngoài thực hiện các quy định quản lý hải quan hiện hành:
- Thứ nhất, đối với lô hàng có tờ khai tạm nhập và tờ khai tái xuất được đăng ký tại Chi
cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập, hàng hóa được tái xuất qua cửa khẩu khác với cửa khẩu
tạm nhập thì Chi cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo theo
dõi từ khi lô hàng chuyển cửa khẩu cho tới khi nhận được hồi báo của Chi cục Hải quan
cửa khẩu xuất.
- Thứ hai, đối với lô hàng tái xuất được đăng ký tờ khai tại Chi cục Hải quan khác với Chi
cục Hải quan cửa khẩu tạm nhập, Chi cục Hải quan cửa khẩu tái xuất phải thực hiện
nghiêm túc việc fax tờ khai tái xuất (bản lưu Hải quan) cho Chi cục Hải quan cửa khẩu đã
làm thủ tục tạm nhập lô hàng.
- Thứ ba, thực hiện cưỡng chế dừng làm thủ tục hải quan đối với các doanh nghiệp không
thực hiện thanh khoản hồ sơ tạm nhập theo quy định. Nếu quá 15 ngày kể từ ngày hết hạn
được phép lưu giữ tại Việt Nam (thời hạn phải nộp thuế) mà doanh nghiệp chưa đến

17
thanh khoản hồ sơ tạm nhập thì Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai tạm nhập ra quyết
định ấn định thuế đối với lô hàng tạm nhập thông thường và dừng làm thủ tục hải quan
đối với các lô hàng nhập khẩu tiếp theo của doanh nghiệp.
- Thứ tư, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hàng kinh doanh tạm nhập - tái xuất.
Thường xuyên kiểm tra công tác tổ chức thực hiện các quy trình thủ tục hải quan tại các
Chi cục để kịp thời uốn nắn, chấn chỉnh những đơn vị chưa thực hiện đúng. Đồng thời chỉ
cho phép những doanh nghiệp chấp hành tốt pháp luật về hải quan, thuế... được hoạt
động kinh doanh theo hình thức tạm nhập - tái xuất hàng hoá.

II. HÀNG TẠM XUẤT TÁI NHẬP

1. Định nghĩa
- ​Tạm xuất ​là việc hàng hóa được xuất khẩu tạm ra ngoài lãnh thổ Việt Nam vì một số lý
do hay nhu cầu nào đó không vì mục đích kinh doanh tại nước mà hàng hóa đó đến.
- Tái nhập ​là quá trình sau tạm xuất, đó là việc hàng hóa sau khi đã được xuất khẩu đi ra
nước ngoài thì được nhập khẩu lại vào lãnh thổ Việt Nam để phục vụ nhu cầu trong nước.
Như vậy, theo Điều 29 khoản 2 của luật Thương mại 2005 có định nghĩa về hoạt động tạm xuất
tái nhập, cụ thể như sau: “Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hoá được đưa ra nước ngoài
hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan
riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục
nhập khẩu lại chính hàng hoá đó vào Việt Nam.”
2. Đặc điểm
- Các mặt hàng tạm xuất tái nhập thường là các mặt hàng xuất đi để sửa chữa, bảo hành,
sản xuất, thi công, cho thuê theo hợp đồng với nước ngoài.
- Đối với máy móc hàng hóa, sau khi thực hiện xong hợp đồng cho thuê, gia công, sửa
chữa bảo dưỡng thì sẽ nhập khẩu trở lại. Hình thức tạm xuất tái nhập sẽ tạo điều kiện
thuận lợi cho các doanh nghiệp, thương nhân khi khai báo và đóng thuế tại chi cục hải
quan. Cơ quan hải quan là nơi chịu trách nhiệm hoàn thuế và một số phí dụng khác cho
người tạm xuất sau khi hoàn tất thủ tục tái nhập. Bảo đảm được tính minh bạch trong
hoạt động này.
- Hàng hóa thuộc diện tạm xuất tái nhập sẽ không được tiêu thụ trong nước đã xuất hàng,
và phải đảm bảo nhập về trong thời gian quy định.
- Chứng từ và thủ tục hải quan: Quá trình tạm xuất tái nhập liên quan đến các chứng từ và
thủ tục hải quan đặc biệt, bao gồm chứng từ nhập khẩu và xuất khẩu, các giấy tờ tạm thời
và các khoản tiền đặt cọc hoặc bảo lãnh tạm thời.

18
- Hoạt động tạm xuất tái nhập mang lại những lợi ích to lớn cho doanh nghiệp Việt Nam và
nước ngoài trong quá trình trao đổi và giao thương, đảm bảo gắn kết hoạt động thuê,
mướn, sửa chữa giữa các doanh nghiệp các nước với nhau.
3. Các mục đích tạm xuất tái nhập
Theo quy định tại khoản 1 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017 và điều số 17 của Nghị định
số 69/2018/NĐ-CP thương nhân được phép tạm xuất tái nhập với các mục đích như sau:
- Sản xuất
- Thi công
- Cho thuê
- Cho mượn
- Bảo hành
- Bảo dưỡng
- Sửa chữa
- Trưng bày, tham dự hội chợ, triển lãm thương mại
- Các mục đích khác theo hợp đồng với nước ngoài
4. Các nguồn luật điều chỉnh
Sau đây nhóm sẽ điểm qua nội dung một số luật và các văn bản pháp luật tiêu biểu có liên quan
đến phương thức tạm xuất tái nhập để chúng ta có cái nhìn tổng quát và toàn diện hơn.
4.1. Các luật liên quan
Đây là những luật gồm các điều khoản chung nhất có quy định về phương thức tạm xuất tái nhập
trong các hoạt động về việc miễn thuế, hoạt động thương mại, quản lý ngoại thương và hải quan.
4.1.1. Luật thương mại 2005
- Đề cập và chấp nhận tạm xuất tái nhập là một trong những hình thức mua bán hàng hóa
quốc tế (Điều 27)
- Định nghĩa rõ tạm xuất, tái nhập (Điều 29)
- Quy định về việc tạm xuất, tái nhập hàng hóa, quyền và nghĩa vụ của thương nhân tổ
chức khi tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, bán, tặng hàng hóa (Điều 135, 137,
139)
- Hành vi phạm pháp luật về thương mại, trong đó có đề cập đến tạm xuất tái nhập (Điều
320)
4.1.2. Luật Quản lý ngoại thương 2017
- Đề cập đến và chấp nhận tạm xuất, tái nhập là một trong các hình thức của hoạt động
ngoại thương (Điều 3)
- Có đề cập đến các mục đích, thủ tục, thời hạn và các quy định khác về việc tạm xuất, tái
nhập hàng hóa (Điều 42)

19
- Quy định về việc áp dụng các biện pháp kiểm dịch động vật, thực vật cho các hình thức
ngoại thương, trong đó có tạm xuất tái nhập (Điều 62, 63)
4.1.3. Luật Hải quan 2014
Trong điều 48, có quy định về việc kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa tạm nhập khẩu,
tạm xuất khẩu, cụ thể như sau:
- Các loại hàng hóa tạm nhập khẩu, tạm xuất khẩu bao gồm:
a) Phương tiện quay vòng để chứa hàng hóa;
b) Máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định;
c) Máy móc, thiết bị, phương tiện thi công, khuôn, mẫu theo các hợp đồng thuê, mượn để sản
xuất, thi công;
d) Linh kiện, phụ tùng của chủ tàu nhập khẩu để phục vụ thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay
nước ngoài;
đ) Hàng hóa tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm;
e) Hàng hóa khác theo quy định của pháp luật.
- Hàng hóa tạm xuất khẩu phải tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu phải tái xuất khẩu
trong thời hạn quy định và phải được làm thủ tục hải quan.
- Hàng hóa tạm xuất khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu thuộc một tờ khai hải quan được tái
nhập khẩu, tái xuất khẩu theo nhiều chuyến hàng thuộc nhiều tờ khai hải quan tái nhập
khẩu, tái xuất khẩu.
- Hàng hóa tạm xuất khẩu mà không tái nhập khẩu, hàng hóa tạm nhập khẩu mà không tái
xuất khẩu nếu được bán, tặng, trao đổi phải làm thủ tục hải quan như đối với hàng hóa
xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
4.1.4. Luật thuế xuất khẩu thuế nhập khẩu 2016
Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được Quốc hội ban hành theo số 107/2016/QH13. Luật quy
định về đối tượng chịu thuế, người nộp thuế, căn cứ tính thuế, thời điểm tính thuế, biểu thuế,
thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp, thuế tự vệ áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập
khẩu; miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu; trong đó có hoạt động tạm
xuất, tái nhập.
Cụ thể, tại Điều 16 Khoản 9 từ mục a đến d về Miễn thuế gồm các hàng hóa khi tạm xuất tái
nhập được quy định như sau:
Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
a) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết
bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ

20
nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định
hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ,
phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các
dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất;
b) Máy móc, thiết bị, linh kiện, phụ tùng tạm nhập để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay nước
ngoài hoặc tạm xuất để thay thế, sửa chữa tàu biển, tàu bay Việt Nam ở nước ngoài; hàng hóa
tạm nhập, tái xuất để cung ứng cho tàu biển, tàu bay nước ngoài neo đậu tại cảng Việt Nam;
c) Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để bảo hành, sửa chữa, thay thế;
d) Phương tiện quay vòng theo phương thức tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để chứa
hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
4.2. Quyết định 1357/QĐ-TCHQ
Đây là quyết định về việc ban hành bảng mã loại hình xuất khẩu, nhập khẩu và hướng dẫn sử
dụng do tổng cục trưởng tổng cục hải quan ban hành.
Các mã loại hình có liên quan đến hoạt động tạm xuất tái nhập như: B12, G61, G51.
4.3. Nghị định 69/2018/NĐ-CP và Thông tư 12/2018/TT-BCT
4.3.1. Nghị định 69/2018/NĐ-CP
Nghị định này giúp quy định chi tiết hơn về một số điều của Luật Quản lý Ngoại Thương, trong
đó có tạm xuất tái nhập tại các Điều 1, 17, 20, 32, 49 của nghị định này.
Nghị định cung cấp rõ về các mục đích, trường hợp được phép tạm xuất tái nhập, quy trình cấp
giấy phép.
4.3.2. Thông tư 12/2018/TT-BCT
Thông tư 12/2018 giúp quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương và nghị định
số 69/2018 của chính phủ quy định chi tiết một số điều của luật quản lý ngoại thương.
Thông tư giúp ta làm rõ các vấn đề về tạm xuất tái nhập như:
- Cơ quan nào có thẩm quyền cấp Giấy phép tạm xuất tái nhập cho thương nhân? (Điều 6
Khoản 3)
- Thương nhân cần chuẩn bị hồ sơ đề nghị cấp phép tạm xuất tái nhập bao gồm những giấy
tờ gì?
4.4. Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 08/2015/NĐ-CP
Nghị định số 59/2018 giúp sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 08/2015/NĐ-CP của
chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành luật hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra,
giám sát, kiểm soát hải quan tại các Điều 1, 49, 50, 51, 52, 53, 55, 74, 77, 79, 81.
Một số câu hỏi thường gặp mà thông qua nghị định có thể giải quyết được các thắc mắc như:
- Thủ tục hải quan đối với phương tiện vận tải đường thủy khi đi qua cửa khẩu biên giới
đường sông cần những giấy tờ gì?

21
- Khi thực hiện thủ tục hải quan mà không xuất trình được tờ khai tạm xuất tái nhập thì có
được xuất cảnh hay không?
- Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ hải quan xuất cảnh phương tiện vận tải đường
thủy như thế nào?
4.5. Các văn bản pháp luật khác về những trường hợp và hàng hóa đặc biệt
4.5.1. Nghị định 105/2021/NĐ-CP
Đây là nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật phòng, chống ma
túy - một trong những mặt hàng đặc biệt và hạn chế trong các hình thức xuất nhập khẩu, trong đó
có tạm xuất tái nhập.
Quy nghị định này, ta có thể trả lời được một số câu hỏi như:
- Khi muốn tiến hành hoạt động tạm xuất tái nhập thuốc thú y có chứa chất ma túy thì cần
phải được sự cho phép của cơ quan nào?
- Doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động tạm xuất tái nhập tiền chất dùng, thuốc hướng
thần làm thuốc thì cần phải có sự cho phép của cơ quan nào?
4.5.2. Công văn 3982/TCHQ-GSQL năm 2022
Công văn này được Tổng cục Hải quan dùng để hướng dẫn in, phát hành, quản lý và sử dụng tem
điện tử rượu và tem điện tử thuốc lá. Từ đó đảm bảo thực hiện thống nhất.
Qua đây giúp ta hiểu được các quy trình, thủ tục tạm xuất tái nhập tem điện tử ra sao.
Ngoài ra còn có những văn bản pháp luật khác quy định rõ trong từng trường hợp liên quan đến
tạm xuất tái nhập.
5. Các loại hàng hóa và thủ tục trong tạm xuất tái nhập
Căn cứ vào Điều 17 Nghị định 69/2018/NĐ-CP, nhóm phân chia các loại hàng hóa theo từng
mục đích với các thủ tục và bên liên quan của từng trường hợp như sau:

Mục đích Loại hàng hóa Thủ tục Bộ, cơ quan quản lý

Cấm xuất khẩu, cấm nhập Ngoài Giấy phép Bộ Công thương
khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu tự động,
Sản xuất, thi xuất khẩu, tạm ngừng nhập Giấy phép nhập
công, cho thuê, khẩu; hàng hóa thuộc diện khẩu tự động, phải
cho mượn hoặc quản lý bằng biện pháp hạn được Bộ Công
để sử dụng vì ngạch xuất khẩu, hạn ngạch Thương cấp Giấy
mục đích khác. nhập khẩu, hạn ngạch thuế phép tạm xuất, tái
quan, giấy phép xuất khẩu, nhập.
nhập khẩu.

22
Không thuộc các loại hàng Thủ tục tạm xuất, Cơ quan hải quan
trên. tái nhập tại cơ quan
hải quan, không
phải có Giấy phép
tạm xuất, tái nhập

Hàng hóa còn trong thời Thủ tục tạm xuất, Cơ quan hải quan
hạn bảo hành tái nhập tại cơ quan
hải quan, không
phải có Giấy phép
tạm xuất, tái nhập

Hàng hóa không còn trong Ngoài Giấy phép Bộ Công thương
thời hạn bảo hành - Với các xuất khẩu tự động,
hàng hóa cấm xuất khẩu, Giấy phép nhập
cấm nhập khẩu; hàng hóa khẩu tự động, phải
tạm ngừng xuất khẩu, tạm được Bộ Công
ngừng nhập khẩu; hàng hóa Thương cấp Giấy
thuộc diện quản lý bằng phép tạm xuất, tái
biện pháp hạn ngạch xuất nhập.
Bảo hành, bảo khẩu, hạn ngạch nhập khẩu,
dưỡng, sửa chữa hạn ngạch thuế quan, giấy

phép xuất khẩu, nhập khẩu

Hàng hóa không còn trong Không được phép


thời hạn bảo hành - Với các tạm xuất ra nước
mặt hàng đã qua sử dụng: ngoài để bảo hành,
linh kiện, phụ tùng đã qua bảo dưỡng, sửa
sử dụng thuộc Danh mục chữa.
hàng hóa cấm nhập khẩu

Hàng hóa không còn trong Thủ tục tạm xuất, Cơ quan hải quan
thời hạn bảo hành - không tái nhập tại cơ quan
thuộc 2 điểm trên. hải quan, không
phải có Giấy phép
tạm xuất, tái nhập

23
Hàng thông thường không Thủ tục tạm xuất, Cơ quan hải quan
thuộc Danh mục hàng cấm tái nhập thực hiện
xuất khẩu, cấm nhập khẩu. tại cơ quan hải
quan, không phải

Tham gia dự hội có Giấy phép tạm

chợ, triển lãm xuất, tái nhập

thương mại Hàng hóa cấm xuất khẩu Chỉ được tạm xuất Thủ tướng Chính
tái nhập khi có phủ
được sự chấp thuận
của Thủ tướng
Chính phủ.

Trưng bày, triển Di vật, cổ vật, bảo vật quốc Thực hiện theo quy
lãm, nghiên cứu gia định của Luật di
hoặc bảo quản sản văn hóa

Sửa chữa, phục Vũ khí, khí tài, trang thiết Bộ Quốc phòng, Bộ Quốc phòng
vụ vì mục đích bị quân sự, an ninh Bộ Công an xem Bộ Công an
quốc phòng, an xét, cho phép tạm
ninh xuất, tái nhập

6. Quy trình hải quan và hồ sơ tương ứng


Bước 1: Xác định rõ nhu cầu xuất đi. Các loại hình phổ biến như:
- Hàng cần đem đi qua nước ngoài sửa chữa
- Hàng cần đem đi qua nước ngoài bảo hành
- Hàng cần đem đi triển lãm nhưng sẽ phải tái nhập về
- Hàng đem đi cho đối tác nước ngoài thuê có thời hạn
- Hàng đem qua nước ngoài kiểm tra, lấy mẫu phân tích
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các chứng từ như sau:
- Hợp đồng sửa chữa, hợp đồng bảo hành, hợp đồng thuê mướn...
- Commercial Invoice (Giá trị hàng hóa tùy công ty ấn định, có thể là 100% giá trị nếu
hàng mới mua chưa sử dụng mà bị lỗi hay hàng đem đi triển lãm, hoặc chỉ còn 10-20%
giá trị ban đầu do có khấu hao sử dụng.)
Không nhất thiết giá hàng hóa phải cao hơn giá sửa chữa (trong trường hợp sửa chữa) do hàng
hóa đã được khấu hao tài sản.

24
- Packing List
- Công văn xin tạm xuất - tái nhập
- Tờ khai xuất khẩu (theo hiện nay mẫu mới nhất)
Thời hạn tạm xuất phải chẵn. Ví dụ như 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 1 năm 6 tháng... không có
trường hợp 3 tháng 2 tuần 5 ngày. Cần thể hiện rõ số serial number, model hãng sản xuất, xuất
xứ trên chứng từ trùng khớp với trên hàng hóa.
Trong một vài trường hợp, hải quan sẽ yêu cầu trình giấy phép kinh doanh của công ty, nếu nhận
thấy có dấu hiệu gian lận.
Bước 3: Book hãng tàu hay hãng hàng không.
Bước 4: Làm thủ tục hải quan, thông quan, cho lên tàu, máy bay và xuất đi.
Bước 5: Theo dõi hàng hóa, làm việc với agency tại nước ngoài về việc giao nhận hàng hóa qua
email, điện thoại...
Agency nào làm thủ tục tạm nhập, thì lúc tái xuất ra phải báo chính agency đó làm. Vì theo quy
định nhiều nước, ví dụ Singapore, sẽ bắt buộc nếu 1 forwarder làm hàng tạm nhập mà không tái
xuất sẽ phải chịu phí phạt và đóng 7% thuế GST.
Bước 6: Đảm bảo thời gian tạm xuất luôn còn hạn hiệu lực, nếu thấy sắp đến hiệu lực mà hàng
hóa chưa sửa chữa xong, hay thời gian thuê mướn được gia hạn thêm...thì phải làm thủ tục gia
hạn tờ khai tạm xuất.
Bộ hồ sơ cho quy trình này là:
- Tờ khai tạm xuất bản gốc & bản photo sao y
- Công văn xin gia hạn
- Hợp đồng sửa chữa, thuê mướn, bảo hành...
- Điều khoản, phụ lục có ghi gia hạn trong hợp đồng thuê mướn; hoặc email, công văn
thông báo cần thêm thời gian sửa chữa, bảo hành, triển lãm...
Bước 7: Book lịch tàu, máy bay, lấy B/L hoặc AWB khi hàng đã hoàn thành tạm xuất
Lưu ý:
- Hàng hóa phải đúng là hàng xuất đi (cùng serial number, model hay thông số trên tờ khai
tạm xuất)
- Giá trị hàng hóa sẽ không tính thuế, lúc xuất đi khai giá trị hàng hóa như thế nào thì lúc
về cũng phải khai như vậy. Nếu có khác biệt, phải chuẩn bị lý do giải trình.
- Tính thuế trong giá trị sửa chữa, giá trị cho thuê, bảo hành có phát sinh chi phí cũng sẽ
tính thuế vào chi phí đó. Và thuế suất sẽ tính theo thuế suất hàng hóa đó.
- Hàng sẽ không chịu thuế VAT.
Bước 8: Làm thủ tục tái nhập.
Chuẩn bị bộ hồ sơ tái nhập như sau:

25
- Tờ khai nhập khẩu
- Công văn tái nhập
- Invoice gốc
- Packing List
- Tờ khai tạm xuất (bản chính & photo sao y)
- Hợp đồng sửa chữa, thuê mướn...
Bước 9: Làm thủ tục lấy hàng.
7. Các vấn đề liên quan đến hoạt động tạm xuất tái nhập
7.1. Một số rủi ro có thể gặp phải
Tạm xuất tái nhập vẫn còn là một quy trình phức tạp ở Việt Nam và có thể phát sinh một số vấn
đề tiềm ẩn. Dưới đây là một số vấn đề có thể gặp phải:
- Thủ tục hải quan: Hàng hóa tạm xuất, tái nhập phải có chứng từ hải quan phù hợp và
tuân thủ các quy định hải quan. Việc thương nhân chưa nắm rõ quy trình hoặc không tuân
thủ các thủ tục hải quan có thể dẫn đến các thiệt hại về mình và chậm trễ trong quá trình
tạm xuất tái nhập.
- Trì hoãn xử lý: Thời gian xử lý tạm xuất và tái nhập có thể kéo dài và không thể đoán
trước. Có thể mất vài tuần hoặc thậm chí vài tháng để có được các thủ tục và giấy phép
cần thiết từ các cơ quan bộ Công Thương. Ngoài ra, các hàng hóa liên quan đến các bộ
khác như bộ Quốc Phòng, chính phủ cũng có thể gây tốn nhiều thời gian cho hoạt động
tạm xuất tái nhập
- Hư hỏng, mất mát hàng hóa: Trong thời gian tạm xuất có thể xảy ra rủi ro hư hỏng, mất
mát hàng hóa. Nếu điều này xảy ra, quá trình nhập lại có thể bị trì hoãn và có thể phát
sinh thêm chi phí sửa chữa hoặc thay thế hàng hóa.
- Phân loại sai hàng hóa: Việc phân loại sai hàng hóa có thể dẫn đến việc áp dụng thuế
quan và thuế quan không chính xác. Điều này có thể dẫn đến phát sinh thêm chi phí và
làm chậm quá trình tạm xuất tái nhập.
- Các chứng từ, tài liệu liên quan: Việc các chứng từ, tài liệu cho quá trình khai hải quan
không đầy đủ hoặc không chính xác có thể dẫn đến sự chậm trễ và chi phí bổ sung. Vì
thế, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng tất cả các tài liệu cần thiết đều đầy đủ và chính
xác trước khi bắt đầu quy trình tạm xuất và tái nhập.
- Thay đổi quy định: Các quy định liên quan đến tạm xuất và tái nhập có thể thay đổi
thường xuyên. Vì thế, thương nhân phải thường xuyên cập nhật các quy định mới nhất để
tránh bất kỳ vấn đề nào.
7.2. Một số lưu ý
7.2.1. Về thời hạn tạm xuất tái nhập

26
Căn cứ khoản 3 Điều 42 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:
Thời hạn tạm xuất, tái nhập thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân với bên đối tác và đăng
ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
Như vậy, thời hạn tạm xuất tái nhập hàng hóa được thực hiện theo thỏa thuận của thương nhân
với bên đối tác và đăng ký với cơ quan hải quan nơi làm thủ tục tạm xuất.
7.2.2. Về hàng hóa
Khi thực hiện hoạt động tạm xuất tái nhập, ta phải xem kỹ hàng hóa của mình thuộc loại hàng
nào để thuận tiện cho quá trình làm thủ tục, bởi vì có một số hàng hóa cần phải cấp giấy phép
tạm xuất tái nhập, còn một số hàng hóa chỉ cần thực hiện thủ tục tạm xuất tái nhập tại cơ quan
Hải Quan là được.
Ngoài ra, cũng phải kiểm tra kỹ xem hàng hóa mình có bị liệt vào loại hàng hóa không được
phép xuất khẩu hay không. Đặc biệt, một số trường hợp hàng hóa còn phải được sự chấp thuận
của Thủ tướng Chính phủ và Bộ Quốc Phòng.
7.3. Các vấn đề về đóng thuế
Công văn 5485/TCHQ-TXNK của Tổng cục Hải quan hướng dẫn Cục Hải quan tỉnh Bình
Dương về các vấn đề thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng khi tạm xuất tái nhập hàng hóa
7.3.1. Thuế GTGT:
Căn cứ khoản 20 Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính thì
hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
7.3.2. Thuế Nhập Khẩu:
a) Trường hợp hàng hóa tạm xuất để sửa chữa theo điều kiện bảo hành của hợp đồng mua bán,
khi tái nhập, nếu kết quả kiểm tra của cơ quan hải quan xác định hàng hóa tái nhập của doanh
nghiệp đúng là hàng hóa đã tạm xuất và việc sửa chữa đảm bảo không làm thay đổi hình dáng,
công dụng, đặc tính cơ bản của hàng hóa tạm xuất, không tạo ra hàng hóa khác thì được miễn
thuế nhập khẩu, không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế giá trị gia tăng.
b) Trường hợp doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa để phục vụ sản xuất, sau một thời gian sử dụng
bị hư hỏng phải tạm xuất khẩu ra nước ngoài để sửa chữa không theo điều kiện bảo hành của hợp
đồng hoặc đã quá thời hạn bảo hành của hợp đồng, sau đó tái nhập khẩu về Việt Nam và có phát
sinh khoản phí sửa chữa phải trả cho đối tác nước ngoài thì:
- Trong thời gian tạm xuất, nếu hàng hóa được sửa chữa, thay thế vật tư, linh kiện, phụ
tùng, khi tái nhập phải kê khai, nộp đủ các loại thuế đối với vật tư, linh kiện, phụ tùng
thay thế, không kê khai tính thuế GTGT đối với tiền công, phí gia công sửa chữa ở nước
ngoài (hàng hóa tách riêng được chi phí nhân công sửa chữa với chi phí thay thế vật tư,
linh kiện, phụ tùng thì trị giá hải quan là chi phí thay thế vật tư, linh kiện, phụ tùng,
không bao gồm chi phí sửa chữa hoặc nhân công).

27
- Trường hợp chứng từ liên quan đến việc sửa chữa không tách riêng được chi phí nhân
công, sửa chữa với chi phí thay thế vật tư, linh kiện, phụ tùng thì trị giá hải quan là giá
thực thanh toán mà người mua phải trả người bán theo quy định tại Điều 5 Thông tư số
39/2015/TT-BTC ngày 25/03/2015 của Bộ Tài chính.
- Trường hợp cơ quan hải quan xác định hàng hóa tái nhập của doanh nghiệp không phải là
hàng hóa đã tạm xuất trước đây thì doanh nghiệp bị xử lý theo quy định của pháp luật
hiện hành.
7.4. Các vấn đề về quy trình, thủ tục
Các thương nhân nên tìm hiểu rõ về những vấn đề có liên quan đến thủ tục hải quan để quá trình
làm thủ tục có thể được diễn ra thuận lợi hơn. Một số vấn đề chúng ta nên tìm hiểu trước như:
● Cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập? - Cục Xuất nhập khẩu - Bộ
Công Thương
● Thời gian làm việc của cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép tạm xuất, tái nhập? - Từ
5-7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định.
● Thời gian tái nhập để tái chế cho hàng hóa? (Điều 47 Nghị định 08/2015/NĐ-CP)

III. HÀNG QUÁ CẢNH

1. Định nghĩa và vai trò


1.1 Định nghĩa
Căn cứ theo Luật thương mại 2005:
- Quá cảnh hàng hóa là việc vận chuyển hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước
ngoài qua lãnh thổ Việt Nam, kể cả việc trung chuyển, chuyển tải, lưu kho, chia tách lô
hàng, thay đổi phương thức vận tải hoặc các công việc khác được thực hiện trong thời
gian quá cảnh.
- Hàng hóa quá cảnh là những loại hàng được vận chuyển hàng hóa từ nước này hay nước
khác qua lãnh thổ Việt Nam trong thời gian quy định. Kể cả các hoạt động khác như
truyền tải, lưu kho, phân tách đơn hàng và những hoạt động khác trong thời gian quá
cảnh.
1.2 Vai trò
Quá cảnh hàng hóa được xem như một hoạt động góp phần duy trì, phát triển hơn nữa và tăng
cường quan hệ hữu nghị và hợp tác giữa các nước, thúc đẩy lưu thông hàng hóa trơn tru, nhanh
chóng và hiệu quả, khuyến khích và tạo thuận lợi cho việc vận chuyển cả hàng hóa quá cảnh và
xuyên quốc gia, bao gồm đường bộ, đường biển và đường hàng không tương ứng.
2. Đối tượng
Theo điều 40 Nghị định 187/2013/NĐ-CP quy định về quá cảnh hàng hóa qua lãnh thổ VN:
28
a) Các loại hàng hóa thuộc sở hữu của tổ chức, cá nhân nước ngoài, trừ các loại vũ khí, đạn
dược, vật liệu nổ, hàng hóa có độ nguy hiểm cao và hàng hóa thuộc Danh mục cấm kinh
doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập
khẩu, được quá cảnh lãnh thổ Việt Nam. Thủ tục quá cảnh được giải quyết tại Chi cục
Hải quan cửa khẩu.
b) Hàng hóa là vũ khí, đạn dược, vật liệu nổ và hàng hóa có độ nguy hiểm cao chỉ được quá
cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép. Việc vận chuyển
hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa có độ nguy hiểm cao quá cảnh lãnh thổ Việt Nam
phải tuân thủ quy định của pháp luật Việt Nam về vận chuyển hàng nguy hiểm và các
điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
c) Hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh, cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất
khẩu, hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu; hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu
theo giấy phép, được phép quá cảnh lãnh thổ Việt Nam sau khi được Bộ Công Thương
cho phép, trừ trường hợp các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
là thành viên có quy định khác thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
d) Hàng hóa quá cảnh lãnh thổ Việt Nam chịu sự giám sát của Hải quan Việt Nam trong suốt
thời gian lưu chuyển trên lãnh thổ Việt Nam; vào và ra khỏi Việt Nam theo đúng cửa
khẩu, tuyến đường quy định; lượng hàng xuất ra phải đúng bằng lượng hàng nhập vào,
nguyên đai, nguyên kiện.
3. Các nguồn luật điều chỉnh
- Luật Hải quan Việt Nam số 54/2014/QH13 ngày 23 tháng 06 năm 2014. Luật này quy
định quản lý nhà nước về hải quan đối với hàng hóa được xuất khẩu, nhập khẩu, quá
cảnh, phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh của tổ chức, cá nhân trong nước
và nước ngoài trong lãnh thổ hải quan; về tổ chức và hoạt động của Hải quan.
- Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25 tháng 03 năm 2015 của Bộ Tài Chính quy định
về thủ tục hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản
lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu (được sửa đổi bởi Thông tư số
39/2018/TT-BTC ngày 20 tháng 04 năm 2018 của Bộ Tài Chính).
+ Điều 12. Áp dụng quản lý rủi ro trong giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất
khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
+ Điều 50. Quy định về vận chuyển hàng hóa chịu sự giám sát hải quan.
+ Điều 51. Thủ tục hải quan đối với hàng hóa vận chuyển chịu sự giám sát hải quan
- Nghị định số 08/2015/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi
tiết một số điều của Luật Hải quan về hàng quá cảnh. Nghị định này quy định chi tiết một
số điều và biện pháp thi hành Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải

29
quan và kiểm soát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh, phương
tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, thông tin có liên quan đến hoạt động quản lý
nhà nước về hải quan.
+ Điều 34. Giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh
+ Điều 43. Thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Đây là các nguồn luật chính quy điều chỉnh về hải quan của hàng quá cảnh tại Việt Nam. Tuy
nhiên, các quy định này có thể được cập nhật và bổ sung theo thời gian để đáp ứng với các yêu
cầu và thực tế thương mại hiện nay.

4. Quy trình thủ tục hải quan và các quy định liên quan
4.1 Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Căn cứ theo khoản 1 Điều 43 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 19 Điều 1
Nghị định 59/2018/NĐ-CP:
- Thủ tục hải quan đối với hàng hóa quá cảnh phải được thực hiện tại trụ sở hải quan cửa
khẩu nhập đầu tiên và cửa khẩu xuất cuối cùng, trừ trường hợp hàng hóa quá cảnh đóng
chung container, toa xe chở hàng với hàng nhập khẩu, xuất khẩu, đóng chung với hàng
hóa xuất khẩu, nhập khẩu gửi qua dịch vụ bưu chính, dịch vụ chuyển phát nhanh quy
định tại khoản 9 Điều này.
- Hàng hóa quá cảnh theo các Hiệp định đa phương về quá cảnh hàng hóa được Việt Nam
ký kết tham gia, thực hiện theo quy định riêng của Chính phủ.
4.2 Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa quá cảnh
Căn cứ theo Điều 51 Mục 6 Chương II Thông tư số 38/2015/TT-BTC, ta có quy định về hồ sơ
hải quan cần có đối với hàng quá cảnh như sau:
a) Tờ khai vận chuyển theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành.
- Đối với HHQC không qua lãnh thổ đất liền; người khai hải quan không phải khai tờ khai
vận chuyển mà thực hiện khai trên bảng kê hàng hóa quá cảnh theo mẫu do Bộ Tài chính
ban hành: 01 bản chính.
- Đối với trường hợp HHQC; theo các Hiệp định về quá cảnh hàng hóa giữa Việt Nam và
các nước có chung đường biên giới; có quy định sử dụng chứng từ quá cảnh thì người
khai hải quan không phải khai tờ khai vận chuyển; mà thực hiện khai trên chứng từ quá
cảnh: 01 bản chính;
b) Chứng từ vận tải: 01 bản chụp;
c) Giấy phép theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
4.3 Thủ tục hải quan

30
Bước 1: Khai báo hải quan: Người khai báo hải quan cần chuẩn bị đủ bộ hồ sơ và thực hiện
khai báo tại đúng địa điểm khai báo theo quy định tại trụ sở hải quan cửa khẩu nhập đầu tiên và
cửa khẩu xuất cuối cùng theo Khoản 1, Điều 19, Nghị định 154/2005/NĐ-CP. Lưu ý khi khai
thông tin tờ khai vận chuyển hàng hóa theo các chỉ tiêu thông tin tại mục 6 Phụ lục II ban hành
kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Lưu ý hàng hoá quá cảnh có lưu kho ngoài khu vực cửa khẩu hoặc đi qua lãnh thổ đất liền thì
phải xin phép Bộ Công thương.
Bước 2: Tiếp nhận, đăng ký tờ khai hải quan: Người khai hải quan tiếp nhận thông tin phản
hồi từ Hệ thống và thực hiện:
2.1) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 1 và được Hệ thống phê duyệt vận chuyển, người khai hải
quan in Thông báo phê duyệt khai báo vận chuyển và xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan
nơi hàng hóa được vận chuyển đi để niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
2.2) Trường hợp tờ khai thuộc luồng 2, người khai hải quan xuất trình hồ sơ theo quy định tại
điểm b khoản này cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để kiểm tra; căn cứ
vào thông báo của cơ quan hải quan, khai bổ sung số hiệu niêm phong hải quan, số chì hải quan
và xuất trình hàng hóa để cơ quan hải quan niêm phong, xác nhận hàng hóa vận chuyển đi;
2.3) Xuất trình hàng hóa cho cơ quan hải quan nơi hàng hóa được vận chuyển đi để cơ quan hải
quan kiểm tra thực tế theo yêu cầu của cơ quan hải quan trong trường hợp lô hàng có dấu hiệu vi
phạm pháp luật;
2.4) Khai bổ sung tờ khai vận chuyển theo thông báo của cơ quan hải quan.
Bước 3: Nộp thuế, phí hải quan: Doanh nghiệp thực hiện nộp thuế theo đúng quy định của
pháp luật. Căn cứ Điểm a Khoản 4 Điều 2 Luật thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu số
107/2016/QH13 của Quốc Hội, hàng quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam thuộc đối tượng không
chịu thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng và thuế tiêu thụ đặc biệt.

5. Thực trạng hàng hóa quá cảnh tại Việt Nam


a/ Thuận lợi:
- Việt Nam có vị trí thuận lợi nằm ngay cạnh biển Đông - một cầu nối thương mại đặc biệt
quan trọng trên bản đồ hàng hải thế giới. Bên cạnh đó, các tuyến đường bộ, đường sắt
dọc ven biển và nối với các vùng sâu trong nội địa cho phép Việt Nam chuyền tải hàng
hóa dọc khắp đất nước nhanh chóng và thuận lợi, vì vậy hàng hóa xuất nhập khẩu của
Việt Nam không cần phải quá cảnh qua các nước láng giềng. Ngược lại, hàng hóa của các
nước như Thái Lan, Lào, Campuchia xuất khẩu qua các nước khác có tiềm năng quá cảnh
và tạm thời lưu kho trên lãnh thổ nước ta.

31
- Hiệp định quá cảnh giữa Việt Nam – Lào và Campuchia cho phép các phương tiện giữa
hai nước hoạt động trên lãnh thổ của nhau, theo đó hàng hóa không cần phải chuyển tải
tại biên giới các nước liên quan, giúp rút ngắn thời gian cũng như giảm đáng kể chi phí
cho doanh nghiệp.
- Hệ thống quá cảnh Hải quan ASEAN (ACTS) tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại
qua biên giới của doanh nghiệp trong khối ASEAN trong đó có Việt Nam. Đây là hệ
thống nhằm đơn giản hóa thủ tục giúp nâng cao hiệu quả của hoạt động vận chuyển hàng
hóa qua biên giới bằng đường bộ, thúc đẩy thương mại và giảm bớt rào cản cho doanh
nghiệp xuất nhập khẩu, cải thiện quá trình thông quan, rút gọn quy trình vận chuyển, tiết
kiệm thời gian và chi phí logistics cho hoạt động xuất nhập khẩu, đem lại lợi ích cho
doanh nghiệp và người dân trong khu vực ASEAN.
- Trong nước, năm 2022 Tổng cục Hải quan phối hợp với nhà thầu tổ chức bàn giao seal
định vị điện tử để các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố đưa vào sử dụng nhằm giám sát
hành trình hàng hóa một cách chặt chẽ, từ đó quản lý tốt hơn hàng hóa quá cảnh nói riêng
và hàng hóa xuất nhập khẩu nói chung.
b/ Khó khăn:
- Còn tồn đọng nhiều bất cập trong thủ tục quá cảnh gây bất lợi cho doanh nghiệp khiến
thời gian làm thủ tục kéo dài và tốn kém. Cụ thể như tỷ lệ kiểm tra hàng quá cảnh quá
cao, các quy định của Bộ Tài chính về kê khai hàng hóa chưa phù hợp với hoạt động quá
cảnh; phải xin giấy phép từ nhiều bộ ban ngành khác nhau.
- Việt Nam có nhiều chính sách tạo thuận lợi thương mại của ngành hải quan, chính vì thế
một số doanh nghiệp đã lợi dụng những chính sách này để buôn lậu, gian lận thương mại,
rút ruột hàng hóa gây ảnh hưởng không nhỏ đến tình hình quá cảnh hàng hóa tại Việt
Nam nói chung, thất thoát ngân sách nhà nước và ảnh hưởng tới môi trường kinh doanh,
quyền lợi người tiêu dùng nói riêng.
- Bên cạnh khó khăn trong nước, Việt Nam đang đứng trước nguy cơ để mất nguồn hàng
quá cảnh vào cảng biển Campuchia, Thái Lan. Theo đó, hiện nay, hầu hết hàng hóa trên
tuyến đường bộ kết nối Cát Lái và Cái Mép - Thị Vải với Phnompenh được chủ hàng
chuyển về cảng biển Sihanoukville – Campuchia hoặc Laemchabang – Thái Lan do 4 lý
do chính, đó là: Thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển đối với hàng quá cảnh đi Campuchia
vận chuyển bằng đường bộ; kiểm hóa thủ công đối với hàng quá cảnh đi Campuchia;
Campuchia đưa vào sử dụng tuyến đường cao tốc giúp rút ngắn thời gian di chuyển; thủ
tục hành chính đối với hàng quá cảnh tại Thái Lan và hàng xuất nhập khẩu tại Campuchia
ngày càng cải tiến và thuận lợi.
c/ Một số vụ việc gần đây:

32
- Ngày 29/9/2022, Đội Giám sát và Kiểm soát Hải quan đã phát hiện nghi vấn và chuyển
kiểm tra thực tế. Kết quả phát hiện toàn bộ 11 container hàng đều không có đá thạch anh
như khai báo của doanh nghiệp mà là "bột đá”. Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn
khu vực 1 đã lập biên bản vi phạm, xử phạt tiền 83 triệu và buộc tái xuất hàng hoá vi
phạm.
- Ngày 25/11/2022, Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực 1 đã ban hành quyết
định xử phạt đối với một doanh nghiệp về hành vi đưa vào lãnh thổ Việt Nam vật thể
thuộc diện kiểm dịch thực vật mà không có Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và khai
sai tên hàng. Theo đó, doanh nghiệp bị phạt tiền 34 triệu và buộc tái xuất đối với phần
hàng hóa thuộc danh mục kiểm dịch mà không có Giấy phép kiểm dịch.
- Ngày 13-12-2022, Cục Hải quan Bình Phước cho biết, đơn vị vừa ra quyết định khởi tố
vụ án hình sự về tội buôn lậu xảy ra tại kho ngoại quan của một công ty kho vận. Mặt
hàng buôn lậu được xác định là hơn 2,43 tấn hàng bách hóa tương đương trị giá bình
quân trung bình là 2,24 tỷ đồng.
6. Một số biện pháp khắc phục:
- Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách tạo thuận lợi thương mại, khuyến khích doanh
nghiệp thực hiện hoạt động xuất nhập khẩu, bên cạnh đó, hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện
đúng các quy định của pháp luật tránh xảy ra tình trạng lợi dụng chính sách để trục lợi,
buôn lậu, rút ruột hay đánh tráo hàng hóa.
- Xây dựng chế tài xử lý nghiêm các hành vi vi phạm quy định của nhà nước về quá cảnh,
xem xét tăng các mức hình phạt để tạo tính răn đe.
- Ưu tiên ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, sử dụng các trang thiết bị kỹ thuật hiện
đại, xây dựng và hoàn thiện hệ thống quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu cũng như hàng
hóa quá cảnh để ngăn ngừa các sai phạm; xây dựng hệ thống kiểm tra hàng hóa đảm bảo
chính xác và nhanh chóng, hệ thống tổng hợp và quản lý hàng hóa.
- Cải thiện trong quy trình, giảm thiểu các thủ tục, nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ để
giảm thiểu tình trạng chậm trễ, khó khăn trong thủ tục, giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời
gian và chi phí trong quá trình quá cảnh.
- Phối hợp chặt chẽ với hải quan các nước có đường biên giới giáp với Việt Nam, phòng
chống việc rút ruột hàng quá cảnh để buôn lậu bằng đường bộ sang Việt Nam và ngược
lại.
- Có phương án kiểm tra thường xuyên và hiệu quả các tuyến trọng điểm lợi dụng loại hình
dịch vụ hàng quá cảnh để buôn lậu, đánh tráo hàng hóa.

33
- Duy trì và tăng cường các hoạt động đối thoại để tuyên truyền quy định pháp luật mới,
giải thích, phối hợp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp làm thủ tục hàng quá
cảnh.

IV. HÀNG HỘI CHỢ TRIỂN LÃM

1. Định nghĩa
Căn cứ quy định tại Điều 129 và 130 Luật Thương mại 2005 thì hội chợ, triển lãm thương mại là
hoạt động xúc tiến thương mại được thực hiện tập trung trong một thời gian và tại một địa điểm
nhất định để thương nhân trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ nhằm mục đích thúc đẩy, tìm
kiếm cơ hội giao kết hợp đồng mua bán hàng hoá, hợp đồng dịch vụ.
Tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập hàng mẫu, hội chợ, triển lãm được hiểu là hoạt động tạm
nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập với đối tượng là hàng mẫu, hội chợ, triển lãm. Cụ thể, tạm nhập
tái xuất, tạm xuất tái nhập là việc hàng hoá là hàng mẫu, hội chợ, triển lãm được đưa từ nước
ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ một quốc gia được coi là khu vực Hải quan
riêng theo quy định của pháp luật vào hoặc ra một quốc gia khác, có làm thủ tục nhập khẩu vào
và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi quốc gia.
Đây cũng là một hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá. Tuy nhiên hình thức này có nhiều điểm
khác biệt trong quy trình, chứng từ, thủ tục, cách thức thực hiện,..
2. Đối tượng
a) Những đối tượng có quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại
Theo quy định tại Điều 131 Luật Thương mại 2005 về quyền tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại cụ thể như sau:

- Thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương nhân Việt Nam, Chi nhánh của thương
nhân nước ngoài tại Việt Nam có quyền trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm
thương mại về hàng hóa, dịch vụ mà mình kinh doanh hoặc thuê thương nhân kinh doanh
dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại thực hiện.
- Văn phòng đại diện của thương nhân không được trực tiếp tổ chức, tham gia hội chợ,
triển lãm thương mại. Trong trường hợp được thương nhân ủy quyền, Văn phòng đại diện
có quyền ký hợp đồng với thương nhân kinh doanh dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
để tổ chức, tham gia hội chợ, triển lãm thương mại cho thương nhân mà mình đại diện.
- Thương nhân nước ngoài có quyền trực tiếp tham gia hoặc thuê thương nhân kinh doanh
dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thay mặt mình tham gia hội chợ, triển
lãm thương mại tại Việt Nam. Trong trường hợp muốn tổ chức hội chợ, triển lãm thương

34
mại tại Việt Nam thì thương nhân nước ngoài phải thuê thương nhân kinh doanh dịch vụ
hội chợ, triển lãm thương mại Việt Nam thực hiện.
b) Hàng hóa, dịch vụ không được phép tham gia hội chợ, triển lãm thương mại bao gồm:
- Hàng hóa, dịch vụ thuộc diện cấm kinh doanh, hạn chế kinh doanh, chưa được phép lưu
thông theo quy định của pháp luật;
- Hàng hóa, dịch vụ do thương nhân ở nước ngoài cung ứng thuộc diện cấm nhập khẩu
theo quy định của pháp luật;
- Hàng giả, hàng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, trừ trường hợp trưng bày, giới thiệu để so
sánh với hàng thật. Hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ khi được trưng bày
phải niêm yết rõ hàng hóa đó là hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Việc tổ
chức trưng bày hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại hội chợ, triển lãm
thương mại phải được nêu rõ trong nội dung đăng ký.
- Ngoài việc tuân thủ các quy định về hội chợ, triển lãm thương mại của Luật thương mại,
hàng hóa, dịch vụ thuộc diện quản lý chuyên ngành phải tuân thủ các quy định về quản lý
chuyên ngành đối với hàng hoá, dịch vụ đó.
3. Thủ tục hải quan
Thủ tục hải quan đối với hàng hoá tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập dự hội chợ triển lãm thực
hiện theo quy định đối với hàng xuất khẩu, nhập khẩu thương mại, gồm các bước sau:
- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ; kiểm tra điều kiện và đăng ký tờ khai hải quan; kiểm tra hồ sơ
và thông quan đối với lô hàng miễn kiểm tra thực tế hàng hoá:
- Bước 2: Kiểm tra thực tế hàng hóa và thông quan đối với lô hàng phải kiểm tra thực tế:
- Bước 3: Thu thuế, lệ phí hải quan; đóng dấu “Đã làm thủ tục hải quan”; trả tờ khai cho
người khai hải quan:
- Bước 4: Phúc tập hồ sơ.
- Bước 5: Thanh khoản tờ khai tạm nhập.

Ngoài ra do tính đặc thù của loại hình này nên có một số quy định cụ thể như sau:
a) Địa điểm làm thủ tục hải quan:
Chi cục Hải quan nơi có hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm hoặc Chi cục Hải quan
cửa khẩu hoặc Chi cục Hải quan Chuyển phát nhanh hoặc Chi cục quản lý doanh nghiệp
chế xuất đối với trường hợp doanh nghiệp chế xuất đưa hàng hóa vào nội địa hoặc ra
nước ngoài để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
b) Thời hạn tái xuất, tái nhập
- Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải
được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương
mại.
35
- Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại ở nước
ngoài là 1 năm, kể từ ngày hàng hóa được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà
chưa được tái nhập khẩu thì hàng hóa đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác
theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm thực hiện theo quy định tại Điều 136 và
Điều 137 Luật Thương mại..
c) Thành phần, số lượng hồ sơ:
Căn cứ khoản 26 Điều 1 Nghị định 59/2018/NĐ-CP quy định về thủ tục hải quan đối với hàng
tạm nhập - tái xuất, tạm xuất - tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản
phẩm như sau:
- Hồ sơ hải quan đối với hàng tạm nhập - tái xuất:
+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
+ Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường
hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;
+ Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội
chợ, triển lãm (trừ tạm nhập - tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
+ Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy
định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
- Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm xuất - tái nhập:
+ Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;
+ Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hoặc tham dự hội
chợ, triển lãm (trừ tạm xuất - tái nhập để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;
+ Giấy phép xuất khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy
định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.
d) Thời hạn giải quyết:
- Thời hạn tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan: ngay sau khi người khai hải quan
nộp, xuất trình hồ sơ hải quan đúng quy định của pháp luật (Khoản 1, Điều 19 Luật Hải
quan)
- Thời hạn hoàn thành thành kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải (tính từ thời
điểm người khai hải quan đã thực hiện đầy đủ các yêu cầu về làm thủ tục hải quan theo
quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 16 Luật Hải quan):
+ Chậm nhất là 08 giờ làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng hình
thức kiểm tra thực tế một phần hàng hóa theo xác suất;
+ Chậm nhất là 02 ngày làm việc đối với lô hàng xuất khẩu, nhập khẩu áp dụng
hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa.

36
Trong trường hợp áp dụng hình thức kiểm tra thực tế toàn bộ hàng hóa mà lô hàng xuất
khẩu, nhập khẩu có số lượng lớn, việc kiểm tra phức tạp thì thời hạn kiểm tra có thể được
gia hạn nhưng không quá 08 giờ làm việc.
e) Quy định về nộp thuế
Đối với hàng tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập để tham dự hội chợ, triển lãm,
giới thiệu sản phẩm sẽ được miễn thuế xuất khẩu, nhập khẩu. Tuy nhiên nếu quá thời hạn
tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập theo quy định của pháp luật thì phải nộp thuế.
f) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Hải quan số 29/2001/QH10 ngày 29 tháng 6 năm 2001 và Luật số 42/2005/QH11
ngày 14 tháng 6 năm 2005 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hải quan;
- Nghị định số 154/2005/NĐ-CP ngày 15 tháng 12 năm 2005 của Chính phủ quy định thủ
tục hải quan, chế độ kiểm tra, giám sát hải quan;
- Thông tư số 194/2010/TT-BTC ngày 06/12/2010 của Bộ Tài chính Hướng dẫn về thủ tục
hải quan; kiểm tra, giám sát hải quan; thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu và quản lý thuế đối
với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
4. Thực trạng & giải pháp
Vụ việc mẫu xe Touareg của hãng Volkswagen Việt Nam xuất hiện “đường lưỡi bò” trên bản đồ
tại triển lãm VMS 2019.
4.1. Diễn biến vụ việc
Tại Triển lãm Ôtô Việt Nam (Vietnam Motor Show 2019) diễn ra ở TP.HCM từ ngày 23 đến
27/10, Volkswagen giới thiệu đến 7 mẫu xe, trong đó giới thiệu hoành tráng về mẫu Touareg với
giá bán gần 4 tỷ đồng/chiếc. Tại đây, xuất hiện hình mẫu "đường lưỡi bò" phi pháp trên bản đồ
của mẫu SUV Volkswagen Touareg. Ban đầu, thông tin về “đường lưỡi bò trên xe Volkswagen
Touareg” được một người dùng chụp ảnh và chia sẻ trên Facebook, sau đó hình ảnh dần lan
truyền trên các hội nhóm ôtô.
Đây là mẫu xe chuẩn bị được bán ra ở Việt Nam trong năm 2020 với 3 phiên bản: Elegance,
Premium và Luxury, giá lần lượt là 3,099 tỷ đồng, 3,488 tỷ đồng và 3,888 tỷ đồng. Hình ảnh này
sau đó lan truyền mạnh mẽ trên các phương tiện thông tin truyền thông, mạng xã hội gây làn
sóng phản ứng mạnh mẽ do liên quan đến vấn đề chủ quyền quốc gia. Đáng lưu ý, mẫu xe có bản
đồ chứa "đường lưỡi bò" này được trưng bày suốt gần 5 ngày cho hàng trăm khách hàng tham
quan.
Sau sự kiện trên, đại diện Tổng cục Hải quan cho hay, chiếc xe Volkswagen Touareg có bản đồ
"đường lưỡi bò" phi pháp là xuyên tạc lịch sử. Quan điểm của Tổng cục Hải quan là phải áp
dụng biện pháp xử lý vi phạm thích đáng nhất nhưng đưa vào áp dụng văn bản nào thì các đơn vị
trực thuộc đang nghiên cứu.

37
Hình 4.1: Bản đồ có chứa đường lưỡi bò trên xe Volkswagen Touareg tại VMS 2019

4.2. Phản ứng của các bên liên quan


4.2.1. Về phía ban tổ chức VMS 2019
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, phía ban tổ chức VMS 2019 là CIS Việt Nam và Le Bros cho biết
vấn đề này thuộc về hãng xe. "Ban tổ chức chỉ giám sát các thiết kế gian trưng bày và các vấn đề
kỹ thuật liên quan để đảm bảo quy định không gian chung và số lượng xe trưng bày cũng như
các vấn đề về an toàn, phòng chống cháy nổ, còn mỗi hãng xe sẽ phải tự chịu trách nhiệm với
các mẫu xe, kể cả vấn đề xuất xứ", thông cáo cho biết.
Ban tổ chức VMS 2019 khẳng định tất cả các nhà trưng bày tại triển lãm đều là các doanh nghiệp
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, tôn trọng chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
4.2.2. Về phía Volkswagen Việt Nam
Về phía Volkswagen Việt Nam, đơn vị trực tiếp phân phối mẫu xe Touareg có hình ảnh “đường
lưỡi bò” cũng lên tiếng thanh minh là do sơ suất khi không kiểm tra kỹ trước khi đem trưng bày
tại triển lãm, đồng thời gửi lời xin lỗi vì sự cố này.
"Đây là sơ suất không kiểm tra kỹ trước khi đem trưng bày tại triển lãm", đại diện hãng xe Đức
cho biết, đồng thời thông tin thêm rằng Touareg trưng bày tại gian hàng Volkswagen thuộc diện
tạm nhập tái xuất, phục vụ mục đích trưng bày. Đây là sản phẩm được công ty mượn lại của một
đối tác Trung Quốc, vì đối tác châu Âu hết hàng nên hãng buộc phải mượn xe để đảm bảo đưa xe
về kịp phục vụ công tác triển lãm và sẽ tái xuất đúng theo quy định của Hải quan Việt Nam ngay
khi kết thúc triển lãm.

38
Ngay chiều ngày 27/10, sau khi biết thông tin về “đường lưỡi bò” xuất hiện trên bản đồ tích hợp
trên xe, hãng đã cho “khóa cửa mẫu xe này lại”. "Hiện tại xe đã được ngắt kích hoạt chế độ định
vị bản đồ và tái xuất đúng hạn quy định của hải quan Việt Nam", ông Đỗ Nguyễn Vương, TGĐ
Volkswagen Việt Nam, cho biết.
Phía Volkswagen cũng khẳng định hãng tuân thủ các quy định về luật pháp tại Việt Nam, hoàn
toàn không có ý xâm phạm hoặc vô ý xâm phạm đến chủ quyền đồng thời tôn trọng quan điểm
của Việt Nam về các vấn đề biển, đảo, chủ quyền quốc gia liên quan đến Biển Đông.
4.3. Biện pháp xử lý của các cơ quan chức năng
4.3.1. Đối với Bộ Công Thương
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng khẳng định: “Đây là sự việc có tính chất rất
nghiêm trọng, vi phạm quy định pháp luật Việt Nam, ảnh hưởng đến an ninh và chủ quyền quốc
gia” . Ngay khi xảy ra sự việc, Bộ Công Thương đã làm việc với doanh nghiệp nhập khẩu để làm
rõ. Bộ Công Thương đã yêu cầu doanh nghiệp có văn bản thông báo công khai và thu hồi toàn bộ
ô tô đã nhập khẩu để kiểm tra, khắc phục vi phạm xong trước ngày 30/11/2019. “Nếu đến ngày
30/11 công ty này chưa khắc phục xong các vi phạm thì Bộ Công Thương sẽ tạm dừng hiệu lực
giấy phép kinh doanh. Hàng tuần, công ty phải báo cáo với Bộ Công Thương về tình hình khắc
phục vi phạm, báo cáo cho tới khi khắc phục xong.”
Lãnh đạo Bộ Công Thương cho biết đã yêu cầu doanh nghiệp nhập khẩu dòng xe này phải làm
việc các nhà sản xuất ô tô ở nước ngoài, yêu cầu có văn bản cam kết không gắn, không cài đặt
hoặc gửi kèm theo ô tô bất kỳ thiết bị, tài liệu, hình ảnh nào vi phạm pháp luật của Việt Nam, kể
cả dưới dạng điện tử. Bộ Công Thương đã có công văn yêu cầu các doanh nghiệp nhập khẩu ô tô
rà soát, báo cáo tình hình nhập khẩu ô tô và việc gắn thiết bị định vị có sử dụng phần mềm bản
đồ trên ô tô, báo cáo về Bộ Công Thương trước ngày 15/9/2019. Các doanh nghiệp này phải yêu
cầu nhà sản xuất ô tô nước ngoài có văn bản cam kết không gắn, cài đặt, sử dụng các thiết bị, tài
liệu, hình ảnh vi phạm pháp luật về thể hiện chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia của Việt
Nam; doanh nghiệp phải rà soát các hợp đồng, văn bản pháp lý giao kết với người bán hàng về
vấn đề này.
Để ngăn chặn các hành vi tương tự có thể xảy ra trong tương lai, Bộ Công Thương đã có văn bản
đề nghị Bộ Tài chính, Giao thông vận tải tăng cường phối hợp trong việc quản lý ô tô nhập khẩu.
4.3.2. Biện pháp xử lý của Tổng cục Hải quan
Phương án xử lý được Tổng cục Hải quan Việt Nam đưa ra ngày 4/11/2019, sau khi kết thúc
cuộc họp với các Bộ, ngành liên quan như Bộ Tư pháp, Bộ Công thương, Bộ Văn hóa - thể thao
và du lịch. Về cơ bản, các Bộ, ngành đều thống nhất quan điểm cần xử lý nghiêm đối với các tổ
chức, cá nhân có liên quan đến việc nhập khẩu, trưng bày và tổ chức Hội chợ triển lãm ô tô có
thiết bị định vị vệ tinh có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn đường sử dụng các hình ảnh không

39
đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam theo quy định của pháp luật có liên quan, như: Luật
Thương mại, Luật Xuất bản.
Cụ thể, theo thông cáo phát đi từ Tổng cục Hải quan, đối với trường hợp chiếc xe Volkswagen
Touareg có thiết bị định vị vệ tinh có cài đặt phần mềm ứng dụng dẫn đường sử dụng các hình
ảnh không đúng về chủ quyền biển đảo của Việt Nam (vấn đề vốn đang được dư luận rất quan
tâm), phương án được các Bộ, ngành thống nhất là tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành
chính là chiếc ô tô theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 20 và điểm a khoản 5 Điều 28 Nghị
định 159/2013/NĐ-CP. Điều này đồng nghĩa, chiếc xe này sẽ không bị tiêu hủy mà sẽ được
“sung vào công quỹ Nhà nước”.
Trong khi đó, đối với Công ty TNHH ô tô Volkswagen Việt Nam – Đơn vị trưng bày chiếc xe nói
trên, kết luận từ Tổng cục Hải quan nêu rõ: Phạt tiền từ 20 đến 40 triệu đồng theo điểm b khoản
1 Điều 20 Nghị định 159/2013/NĐ-CP. Tiếp đến, một đơn vị có liên quan khác là Công ty
TNHH ô tô Thế giới - đơn vị nhập khẩu chiếc ô tô vi phạm nêu trên cũng bị phạt nặng, mức phạt
tiền từ 40 đồng đến 60 triệu đồng theo điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, đình chỉ hoạt động từ 6 đến 9 tháng.
Bên cạnh các phương án xử lý cho từng trường hợp vi phạm, trong thông cáo phát đi chiều ngày
4/11, Tổng cục Hải quan cũng chỉ đạo Cục Hải quan các tỉnh, thành phố kiểm tra thực tế các lô
hàng xe ô tô nhập khẩu từ Trung Quốc. Trong đó, lưu ý kiểm tra thiết bị định vị vệ tinh có cài đặt
phần mềm ứng dụng dẫn đường, trường hợp phát hiện thiết bị có gắn có chứa nội dung, hình ảnh
vi phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia, xuyên tạc lịch sử thì tạm dừng thông quan và xử lý vi
phạm theo quy định tại quy định tại điểm a khoản 4 Điều 28 Nghị định 159/2013/NĐ-CP.
Đồng thời, Tổng cục Hải quan cũng tổng hợp kết quả, báo cáo Thủ tướng Chính phủ, trong đó đề
xuất Thủ tướng giao Bộ Giao thông Vận tải khi kiểm tra nhà nước về chất lượng xe ô tô phải
kiểm tra thiết bị định vị vệ tinh, đồng thời kiến nghị Sở Công Thương TP.HCM xử lý đối với đơn
vị tổ chức Hội chợ triển lãm, đơn vị đưa hàng hóa tham dự Hội chợ triển lãm về các hành vi vi
phạm quy định tại Luật Thương mại năm 2005.
4.3.3. Biện pháp của Cục Đăng kiểm Việt Nam
Ông Nguyễn Tô An - Trưởng phòng chất lượng xe cơ giới (Cục Đăng kiểm Việt Nam) cho rằng,
“ý tưởng tiêu huỷ chiếc Volkswagen Touareg nói trên” là quá đà và có phần phiến diện. Có thể
gây tâm lý và nhận thức sai lệch trong dư luận. “Cái xe nó không có lỗi, lỗi là người cài đặt phần
mềm đó vào. Cho nên chúng ta xử lý loại bỏ phần mềm đó đi và khuyến cáo không cho bất cứ
một tập thể hay cá nhân nào được phép vi phạm chuyện này”, ông An chia sẻ.
Ngày 29/10/2019, Cục Đăng kiểm Việt Nam đã ký một văn bản gửi các đơn vị sản xuất lắp ráp
và các tổ chức cá nhân nhập khẩu ô tô, lưu ý về vấn đề vi phạm chủ quyền lãnh thổ quốc gia.
Trong văn bản vừa được phát đi, Cục Đăng kiểm yêu cầu các hãng xe tự giác loại bỏ những hình

40
ảnh, thông tin vi phạm chủ quyền quốc gia, nếu phát hiện trường hợp vi phạm, cơ quan này sẽ từ
chối “không bao giờ cấp giấy chứng nhận”, cho phép nhập khẩu hay sản xuất lắp ráp tại Việt
Nam. Chưa hết, “trách nhiệm của cơ quan đăng kiểm, tôi đã chỉ đạo tất cả các bộ phận liên quan
ngoài việc kiểm tra thử nghiệm về chất lượng, an toàn kỹ thuật, bảo vệ môi trường sẽ kiểm tra cả
thêm hạng mục này nữa, mặc dù từ trước giờ chưa có quy định. Nếu kiểm tra mà có nội dung
này thì phải yêu cầu xóa bỏ”.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Báo Nhân Dân điện tử. 2023. Ðối thoại "gỡ vướng" hàng quá cảnh. Có tại:
https://nhandan.vn/doi-thoai-go-vuong-hang-qua-canh-post731857.html. (Truy cập 15/02/2023).

Trung Tâm WTO. 2021. HỆ THỐNG QUÁ CẢNH HẢI QUAN ASEAN (ACTS)
CHÍNH THỨC VẬN HÀNH [PDF]. Có tại:
https://trungtamwto.vn/file/20534/he-thong-qua-canh-hai-quan-asean-acts-chinh-thuc-van-hanh.
pdf. (Truy cập: 15/2/2023).

Tạp chí điện tử Hải quan Online 2023. Buôn lậu 2,43 tấn hàng bách hoá bằng cách “rút ruột” lô
hàng quá cảnh. Có tại:
https://haiquanonline.com.vn/buon-lau-243-tan-hang-bach-hoa-bang-cach-rut-ruot-lo-hang-qua
-canh-169889.html. (Truy cập 15/02/2023).

Tạp chí điện tử Hải quan Online 2023. Hải quan TP Hồ Chí Minh: Phát hiện 676 lô hàng vi
phạm về hàng quá cảnh. Có tại
https://haiquanonline.com.vn/hai-quan-tp-ho-chi-minh-phat-hien-676-lo-hang-vi-pham-ve-hang-
qua-canh-169756.html. (Truy cập 15/02/2023).

Tạp chí điện tử Hải quan Online. 2023. Hải quan TPHCM đối thoại với trên 40 doanh nghiệp
vận chuyển hàng quá cảnh. Có tại
https://haiquanonline.com.vn/hai-quan-tphcm-doi-thoai-voi-tren-40-doanh-nghiep-van-chuyen-h
ang-qua-canh-171567.html. (Truy cập 15/02/2023).

Công an TPHCM. 2023. Hơn 2,4 tấn hàng bách hóa bị "rút ruột" trước khi qua cửa khẩu. Có tại
https://congan.com.vn/an-ninh-kinh-te/hon-24-tan-hang-bach-hoa-bi-rut-ruot-truoc-khi-qua-cua-
khau_141158.html. (Truy cập 15/02/2023).
41
Camnangxnk-logistics.net (no date) Vậy hàng quá cảnh là gì? Cần phải có những thủ tục gì khi
vận chuyển hàng quá cảnh , http://https://camnangxnk-logistics.net/. Có tại:
https://camnangxnk-logistics.net/vay-hang-qua-canh-la-gi-can-phai-co-nhung-thu-tuc-gi-khi-van
-chuyen-hang-qua-canh/ (Truy cập: February 18, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Thông tư 38/2015/TT-BTC Thủ tục hải quan; thuế xuất khẩu, nhập
khẩu và quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-38-2015-TT-BTC-thu-tuc-hai-qua
n-thue-xuat-khau-nhap-khau-quan-ly-thue-hang-xuat-nhap-khau-269789.aspx (Truy cập:
February 17, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Thông tư 39/2018/TT-BTC Sửa đổi Thông tư 38/2015/TT-BTC


kiểm tra giám sát hải quan, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Thong-tu-39-2018-TT-BTC-sua-doi-Thong-t
u-38-2015-TT-BTC-kiem-tra-giam-sat-hai-quan-342345.aspx (Truy cập: February 17, 2023).

aecvcci.vn (2018), Hiệp định khung Asean về tạo thuận lợi cho quá cảnh hàng hóa, TRUNG
TÂM WTO VÀ HỘI NHẬP - Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI). Có tại:
https://aecvcci.vn/Uploaded/Users/Admin/files/2018/11/Hiep-dinh-khung-ASEAN-ve-tao-thuan-
loi-cho-qua-canh-hang-hoa.pdf (Truy cập: February 18, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Nghị định 77/2016/ND-CP Sửa đổi điều kiện đầu tư, kinh doanh
mua bán hàng hóa quốc tế, hóa chất, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-77-2016-ND-CP-sua-doi-dieu-kien-d
au-tu-kinh-doanh-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-hoa-chat-317225.aspx (Truy cập: February 18,
2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Nghị định 187/2013/ND-CP Hướng dẫn Luật Thương mại hoạt
động mua bán hàng hóa quốc tế, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Nghi-dinh-187-2013-ND-CP-huong-dan-Luat-T
huong-mai-hoat-dong-mua-ban-hang-hoa-quoc-te-213821.aspx (Truy cập: February 18, 2023).

Dantri.com.vn (no date) Bộ Công Thương: Vụ xe Volkswagen Gắn "đường Lưỡi Bò" Trung Quốc
rất nghiêm trọng!, Báo điện tử Dân Trí. Có tại:
https://dantri.com.vn/kinh-doanh/bo-cong-thuong-vu-xe-volkswagen-gan-duong-luoi-bo-trung-q
uoc-rat-nghiem-trong-20191105180818559.htm (Truy cập: February 16, 2023).

42
Petrotimes, B.điện tử (2019) Vụ xe Ô tô Có Bản đồ định vị "đường Lưỡi Bò": Xử Phạt Hành
Chính, Tịch Thu Tang Vật, https://petrotimes.vn/. Có tại:
https://petrotimes.vn/vu-xe-o-to-co-ban-do-dinh-vi-duong-luoi-bo-xu-phat-hanh-chinh-tich-thu-t
ang-vat-554563.html (Truy cập: February 16, 2023).

Tuyên, Đình (2019) Cục đăng Kiểm vn: Tiêu Hủy Xe Volkswagen Touareg là 'Phiến diện, quá
đà', thanhnien.vn. https://thanhnien.vn. Có tại:
https://thanhnien.vn/cuc-dang-kiem-vn-tieu-huy-xe-volkswagen-touareg-la-phien-dien-qua-da-1
851269774.htm (Truy cập: February 16, 2023).

Bill Trading Co., L.T.D. (no date) Quy trình làm hàng tạm xuất - tái nhập,
http://billcompany.vn/. Có tại: https://billcompany.vn/quy-trinh-lam-hang-tam-xuat-tai-nhap
(Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Luật Thương mại 2005 SỐ 36/2005/QH11, THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.as
px (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Luật quản Lý Ngoại thương 2017 Số 05/2017/QH14, THƯ VIỆN
PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Quan-ly-ngoai-thuong-2017-322219.aspx
(Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Luật Hải Quan 2014 Số 54/2014/QH13, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Có tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Hai-quan-2014-238637.aspx (Truy
cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Luật Thuế Xuất Khẩu Thuế nhập Khẩu 2016 SỐ 107/2016/QH13,
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Luat-thue-xuat-khau-thue-nhap-khau-2016-
280693.aspx (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Quyết định 1357/QĐ-TCHQ 2021 Bảng Mã Loại hình xuất khẩu
nhập khẩu và Hướng dẫn Sử dụng, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Quyet-dinh-1357-QD-TCHQ-2021-Bang-m
a-loai-hinh-xuat-khau-nhap-khau-va-huong-dan-su-dung-474672.aspx (Truy cập: February 19,
2023).

43
Thuvienphapluat.vn (no date) Thông tư 12/2018/TT-BCT Hướng Dẫn luật Quản lý Ngoại thương
và 69/2018/NĐ-CP, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Thong-tu-12-2018-TT-BCT-huong-dan-Luat-Qu
an-ly-ngoai-thuong-va-69-2018-ND-CP-369631.aspx (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Nghị định 59/2018/NĐ-CP sửa đổi 08/2015/NĐ-CP Hướng dẫn
Luật hải Quan Thủ tục kiểm Tra Hải Quan, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Xuat-nhap-khau/Nghi-dinh-59-2018-ND-CP-sua-doi-08-201
5-ND-CP-huong-dan-Luat-Hai-quan-thu-tuc-kiem-tra-hai-quan-352565.aspx (Truy cập:
February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Công văn 3982/TCHQ-GSQL 2022 Sử dụng tem điện tử theo
Thông Tư 23/2021/TT-BTC, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-3982-TCHQ-GSQL-2022-su-du
ng-tem-dien-tu-theo-Thong-tu-23-2021-TT-BTC-531149.aspx (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Nghị định 105/2021/NĐ-CP Hướng dẫn Luật phòng chống Ma
Túy, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Van-hoa-Xa-hoi/Nghi-dinh-105-2021-ND-CP-huong-dan-Lu
at-Phong-chong-ma-tuy-496664.aspx (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Công văn 5485/TCHQ-TXNK 2019 Thuế nhập khẩu thuế giá trị
gia tăng, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/cong-van/Xuat-nhap-khau/Cong-van-5485-TCHQ-TXNK-2019-thue-
nhap-khau-thue-gia-tri-gia-tang-422999.aspx (Truy cập: February 19, 2023).

Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Thủ tục Hải Quan đối với hàng hoá kinh doanh Tạm nhập-tái xuất
(Thủ công - điện tử) (no date). Có tại:
https://dichvucong.gov.vn/p/home/dvc-tthc-thu-tuc-hanh-chinh-chi-tiet.html?ma_thu_tuc=5320&
open_popup=1 (Truy cập: February 19, 2023).

Thuvienphapluat.vn (no date) Luật Thương mại 2005 SỐ 36/2005/QH11, THƯ VIỆN PHÁP
LUẬT. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Thuong-mai/Luat-Thuong-mai-2005-36-2005-QH11-2633.as
px?anchor=dieu_29 (Truy cập: February 20, 2023).

44
Thuvienphapluat.vn (no date) Hồ sơ hải quan hàng tham gia hội chợ triển lãm. Có tại:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-so-hai-quan-hang-tam-nhap-tai-xuat-de-tham-gia-hoi-ch
o-trien-lam-bao-gom-nhung-tai-lieu-gi-hang--296628-6718.html (Truy cập: Feburary 17, 2023)

Ez Shipping logistics (19/01/2021) Thủ tục khai hải quan cho hàng hội chợ triển lãm. Có tại:
https://ezshipping.vn/thu-tuc-khai-hai-quan-hang-hoi-cho-trien-lam.html (Truy cập: Feburary 17,
2023).

45

You might also like