You are on page 1of 3

DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.

723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

SINH LÝ TIÊU HÓA


Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp

Câu hỏi tóm tắt lí thuyết:

1. Tiêu hóa là gì? Nêu những điểm khác nhau cơ bản của tiêu hóa cơ học với tiêu hóa hóa học trong
ống tiêu hóa.
2. Nêu các hướng chính trong sự tiến hóa về tiêu hóa ở dộng vật.
3. Lập bảng tóm tắt quá trình tiêu hóa trong ống tiêu hóa của người.
4. Vì sao khi ăn, ta không nên vừa nhai vừa cười nói, đùa nghịch?
5. Trình bày cơ chế điều hòa tiết dịch vị và cơ chế đóng mở cơ vòng môn vị.
6. Nêu đặc điểm cấu trúc ruột non phù hợp với chức năng hấp thụ chất dinh dưỡng.
7. Quá trình tiêu hóa ở cơ quan nào là quan trọng nhất? Tại sao?
8. Phân tích sự thích nghi về cấu tạo và hoạt động của hệ tiêu hóa ở động vật nhai lại với thức ăn cỏ.
9. Nêu vai trò của gan trong sự tiêu hóa thức ăn.
Bài tập:
Câu 1: Sự xuất bào amilaza của tế bào ngoại tiết tuyến tụy do tác động độc lập của các phân tử Secretin,
Cholecystokinin (CCK) và Vasoactive Intestinal Peptit (VIP) qua các thụ thể đặc hiệu tương ứng của
chúng. Bốn thuốc A, B, C và D ức chế tiết amilaza của tuyến tụy, mỗi thuốc ức chế một con đường khác
nhau trong bốn con đường:
(1) Con đường tín hiệu Secretin, (2) Con đường tín hiệu CCK,
(3) Con đường tín hiệu VIP, (4) Sự xuất bào.
Để tìm hiểu cơ chế tác dụng của từng thuốc, các tế bào tuyến tụy được tách và nuôi trong môi
trường có hoặc không có thuốc (A, B, C và D) và các chất (Secretin, CCK và VIP). Sau 24 giờ nuôi, sự
tiết amilaza trong các môi trường được xác định như bảng dưới. Ô đánh dấu (×) là dữ liệu không được mô
tả.
Chất
VIP
Thuốc Không có chất Secretin CCK

Không có thuốc Không tiết X Tiết X

Thuốc A X X X Tiết
Thuốc B Không tiết X X X
Thuốc C X Không tiết X Tiết
Thuốc D Không tiết Tiết X X

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi
DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

- Hãy cho biết mỗi thuốc (A, B, C và D) ức chế tương ứng con đường nào (1, 2, 3 và 4) nêu trên. Giải
thích.
- Thuốc nào trong bốn thuốc (A, B, C và D) gây thải cacbohydrat nhiều nhất theo đường tiêu hóa. Giải
thích.

Câu 2: Cảm giác thèm ăn của cơ thể được điều hòa bởi một số hooc môn tiết ra từ nhiều mô và
cơ quan khác nhau. Các hooc môn này qua đường máu đến não và kiểm soát trung khu điều hòa
cảm giác thèm ăn trong việc phát sinh xung thần kinh làm cho chúng ta có cảm giác thèm ăn.
Trong nhiều trường hợp, sự rối loạn con đường chuyển hóa và dẫn đến thay đổi khối lượng cơ
thể.
Hình dưới mô tả tóm tắt cơ chế tác động của hooc môn lên trung khu điều hòa cảm giác thèm ăn
ở động vật có vú.

Hãy cho biết:


a. Ức chế hoạt động của nơron NPY/AGRP hay POMC/CART làm tăng cảm giác thèm ăn? Giải
thích.
b. Chuột bị đột biến hỏng thụ thể Y2R có khối lượng cơ thể thay đổi như thế nào so với chuột
kiểu dại ăn cùng loại thức ăn? Giải thích.
c. Chuột được cải biến di truyền làm tăng biểu hiện thụ thể LEPR có hàm lượng Leptin trong
máu thay đổi như thế nào so với chuột kiểu dại? Giải thích.
d. Hãy sắp xếp theo thời gian các sự kiện: (1) tăng tiết insulin; (2) Tăng glucose trong máu, (3)
giảm nhạy cảm insulin ở chuột bị đột biến hỏng gen IR. Giải thích.

Câu 3: Một nghiên cứu được tiến hành để xác định ảnh hưởng của thức ăn đến sự tiết và tái hấp
thu muối mật ở một loài động vật có xương sống. Trong nghiên cứu này, động vật thí nghiệm
được chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm được ăn một loại thức ăn khác nhau, cụ thể:
- Nhóm I: ăn thức ăn tiêu chuẩn (đối chứng).
- Nhóm II: ăn thức ăn A (là thức ăn tiêu chuẩn được bổ sung hỗn hợp X).
- Nhóm III: ăn thức ăn A được loại bỏ thành phần Y.
Kết quả phân tích hàm lượng muối mật trong dịch mật và vật chất tiêu hóa (là tất cả các thành
phần trong lòng ống tiêu hóa) ở ruột của các nhóm nghiên cứu được trình bày ở bảng dưới đây:
Hàm lượng muối mật trong các thành phần Nhóm I Nhóm II Nhóm III
Dịch mật (µmol/L) 253 253 254
Vật chất tiêu hóa ở phần đầu ruột non (µmol/g) 192 108 178

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi
DTed – Trung tâm học liệu và ôn Sinh học các cấp *** Liên hệ (Zalo): 0972.639.723
DTbook – Trung tâm kinh doanh và phát hành sách *** Group: Tài liệu Sinh học _ DTed

Vật chất tiêu hóa ở phần cuối ruột già (µmol/g) 49 43 46


a. Bổ sung hỗn hợp X vào thức ăn tiêu chuẩn làm thay đổi hàm lượng cholesterol huyết tương
của động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
b. Loại bỏ thành phần Y trong thức ăn A làm thay đổi hàm lượng muối mật ở tĩnh mạch cửa gan
của động vật thí nghiệm như thế nào (tăng, giảm, không đổi)? Giải thích.
c. Hàm lượng hormone cholecystokinin (CCK) huyết tương ở động vật thí nghiệm nhóm II khác
với nhóm I thế nào (cao hơn, thấp hơn, tương đương)? Giải thích.
d. Tính tỉ lệ (%) tái hấp thu muối mật (làm tròn đến một chữ số thập phân) của động vật ở mỗi
nhóm thí nghiệm. Nêu cách tính.

Câu 4: Leptin là một loại hormon được sản xuất bởi mô mỡ, có tác dụng ức chế ngon miệng. Giả sử có
hai nhóm người béo với những dị thường di truyền theo đường Leptin. Nhóm thứ nhất, mức Leptin cao
bất thường. Nhóm thứ hai, mức Leptin thấp bất thường. Mức Leptin của hai nhóm người trên sẽ thay đổi
như thế nào nếu cả hai nhóm được đặt vào chế độ khẩu phần thấp calo trong thời gian kéo dài? Hãy giải
thích.
b. Dựa vào hình dưới đây, em hãy trả lời các câu hỏi sau:
b.1. Đường cong nào có khả năng thể hiện đáp ứng ở người khỏe mạnh và bệnh nhân tiểu đường
type 1 và type 2 sau khi cho uống glucose?
b.2. Đường cong nào thể hiện đáp ứng ở một người khỏe mạnh và ở một bệnh nhân ở giai đoạn đầu của
hội chứng Cushing qua hình trên.

Câu 5: Một sự kiểm tra cồn máu để kiểm tra lượng cồn trong dịch của cơ thể. Cồn được hấp thu nhanh từ
ống tiêu hóa và phân bố trong cả dịch ngoại bào và nội bào của cơ thể người. Một người 70 kg loại bỏ
được 6,8 g cồn trong 1 giờ, 90% được chuyển hóa ở gan và phần còn lại thải qua phổi và thận. Ở hầu hết
quốc gia, giới hạn cồn cho phép (BAL) cho điều khiển phương tiện giao thông là 0,08g/100 mL máu.
Hàm lượng nước trung bình ở người trưởng thành khối lượng 70 kg là khoảng 65%
a. 1 người đàn ông 70 Kg uống 0,5 L bia với nồng độ 5% (Khối lượng/thể tích: Kg/L). Một giờ sau BAL
của anh ấy có giá trị là bao nhiều g/100 mL máu?
b. Thời gian để 1 người 70 kg loại bỏ 1 BAL 0,08 g cồn trong 100 mL máu là bao nhiêu giờ?

Hệ thống Tài liệu / Bài giảng theo Năng lực – Kỹ năng


Hệ thống Tài liệu / Bài giảng phục vụ cho tất các cả các kì thi

You might also like