You are on page 1of 12

L TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 2

Câu 1: Sản xuất hàng hoá là:


A. Chiếm đoạt lấy của tự nhiên để thoả mãn nhu cầu của con người.
B. Sản xuất ra sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng của bản thân người
sản xuất.
C. Sản xuất ra sản phẩm để trao đổi, mua bán
D. Sản xuất ra sản phẩm cho xã hội.

Câu 2: Điều kiện ra đời của sản xuất hàng hóa:


a. Xuất hiện giai cấp tư sản.
b. Có sự tách biệt tuyệt đối về kinh tế giữa những người sản xuất.
c. Phân công lao động xã hội và có sự tách biệt về mặt kinh tế của các chủ thể
sản xuất.
d. Xuất hiện chế độ tư hữu tư nhân về tư liệu sản xuất.

Câu 3: Giá trị của hàng hóa được xác định bởi yếu tố nào sau đây?
a. Sự khan hiếm của hàng hóa.
b. Sự hao phí sức lao động của con người nói chung.
c. Lao động trừu tượng của người sản xuất hàng hóa kết tinh trong hàng hoá
ấy.
d. Công dụng hàng hóa.
Câu 4: Hàng hoá là:
A. Là sản phẩm có thể thoả mãn nhu cầu của con người.
B. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu của con người.
C. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu của con người thông qua trao đổi
mua bán.
D. Là sản phẩm của lao động, có thể thoả mãn nhu cầu của người sản xuất.

5. Giá trị hàng hóa được tạo ra từ khâu nào?


a. Từ sản xuất hàng hóa.
b. Từ phân phối hàng hóa.
c. Từ trao đổi hàng hóa.
d. Cả sản xuất, phân phối và trao đổi hàng hóa.

6. Lao động trừu tượng là gì?


a. Là lao động không xác định được kết quả cụ thể.

b. Là lao động của người sản xuất hàng hóa xét dưới hình thức hao phí sức lực
nói chung của con người, không kể đến hình thức cụ thể của nó như thế nào.
c. Là lao động của những người sản xuất nói chung.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.
7. Tính hai mặt của lao động sản xuất hàng hóa đó là gì?
a. Lao động cụ thể và lao động tư nhân.
b. Lao động giản đơn và lao động phức tạp.
c. Lao động cụ thể và lao động trừu tượng.
d. Lao động quá khứ và lao động sống.
8. Tác động của nhân tố nào dưới đây làm thay đổi lượng giá trị của
một đơn vị sản phẩm?
a. Cường độ lao động.
b. Năng suất lao động.
c. Cả cường độ lao động và năng suất lao động.
d. Mức độ nặng nhọc của lao động.
9. Giá trị cá biệt của hàng hóa do yếu tố nào quyết định?
a. Hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định.
b. Hao phí lao động của ngành quyết định.
c. Hao phí lao động cá biệt của người sản xuất quyết định.
d. Hao phí lao động xã hội cần thiết quyết định.
10. Năng suất lao động nào ảnh hưởng đến giá trị xã hội của hàng hóa?
a. Năng suất lao động cá biệt.
b. Năng suất lao động xã hội.
c. Năng suất lao động của những người sản xuất hàng hóa.
d. Năng suất lao động cá biệt và năng suất lao động xã hội.
11. Tăng cường độ lao động nghĩa là gì? Chọn phương án sai.
a. Lao động khẩn trương hơn.
b. Lao động nặng nhọc hơn.
c. Lao động căng thẳng hơn
d. Thời gian lao động được phân bổ hợp lý hơn.

12. Tăng năng suất lao động và tăng cường độ lao động giống nhau ở điểm
nào?
a. Đều làm giá trị đơn vị hàng hóa giảm.
b. Đều làm tăng số sản phẩm sản xuất ra trong một thời gian.
c. Đều làm tăng lượng lao động hao phí trong 1 đơn vị thời gian.
d. Cả ba phương án kia đều đúng.
13. Trong nguồn gốc ra đời của tiền tệ, có mấy hình thái của giá trị?
a. Có 2 hình thái.
b. Có 3 hình thái.
c. Có 4 hình thái.
d. Có 5 hình thái.
14. Bản chất của tiền tệ là gì?
a. Là thước đo giá trị của hàng hóa.
b. Làphương tiện để lưu thông hàng hóa và để thanh toán.
c. Là hàng hóa đặc biệt đóng vai trò là vật ngang giá chung thống nhất.
d. Là vàng, bạc.
15. Khi thực hiện chức năng phương tiện lưu thông, tiền dùng để làm
gì?
a. Tiền là thước đo giá trị của hàng hóa.
b. Tiền dùng để trả nợ, nộp thuế.
c. Tiền là môi giới trong quá trình trao đổi hàng hóa.
d. Tiền dùng để trả khoảng mua chịu hàng hóa.
Câu 16: Trong kinh tế thị trường, các chủ thể kinh tế cạnh tranh với nhau là nhằm:
A. Có được những ưu thế về sản xuất và tiêu thụ hàng hoá, thu lợi ích tối đa.
B. Thu lợi nhuận siêu ngạch.
C. Tìm nơi đầu tư có lợi nhất
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 17: Câu trả lời nào sau đây không thể hiện đúng vai trò của thị trường ?
A. Thị trường vừa là điều kiện, vừa là môi trường cho sản xuất phát triển.
B. Thị trường là nơi quan trọng để đánh giá, kiểm định năng lực của thể kinh tế.
C. Kích thích sự sáng tạo, tạo cách thức phân bổ nguồn lực hiệu quả
D. Gắn kết nền kinh tế thành một chỉnh thể từ sản xuất, phân phối, lưu thông, trao
đổi, tiêu dùng; gắn kết nền sản xuất trong nước với nền kinh tế thế giới.

Câu 18: Câu trả lời nào dưới đây là đúng về các chủ thể kinh tế trong nền kinh tế
thị trường?
A. Người lao động, người trí thức, người mua bán, người quản lý.
B. Người sản xuất, người tiêu dùng, thương nhân, nhà nước.
C. Nhà nông, nhà doanh nghiệp, nhà khoa học, nhà nước.
D. Nông dân, doanh nghiệp, ngân hàng, nhà nước.
Câu 19: Ý nào dưới đây không thuộc về nền kinh tế thị trường ?
A. Là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.
B. Là nền kinh tế hàng hoá phát triển ở trình độ cao.
C. Là nền kinh tế ở đó mọi người sản xuất và tiêu dùng đều được thoả mãn nhu cầu
của mình.
D. Là nền kinh tế ở đó mọi quan hệ sản xuất và trao đổi đều được thông qua thị
trường, chịu sự tác động, điều tiết của các quy luật thị trường.

Câu 20: Nội dung nào dưới đây không thuộc về ưu thế của kinh tế thị trường ?
A. Luôn tạo động lực cho sự sáng tạo của các chủ thể kinh tế.
B. Phát huy tốt nhất tiềm năng của mọi chủ thể, các vùng miền cũng như lợi thế
quốc gia trong quan hệ với thế giới.
C. Luôn tạo ra các phương thức để thoả mãn nhu cầu tối đa của con người, từ đó
thúc đẩy tiến bộ, văn minh xã hội.
D. Là điều kiện, môi trường cho sản xuất phát triển.
Câu 21: Kinh tế thị trường có những khuyết tật chủ yếu nào ?
A. Luôn tiềm ẩn những rỉu ro khủng hoảng.
B. Không tự khắc phục được xu hướng cạn kiệt tài nguyên, suy thoái môi trường tự
nhiên, môi trường xã hội.
C. Không tự khắc phục được hiện tượng phân hoá sâu sắc trong xã hội.
D. Cả ba ý trên đều đúng.

Câu 22: Giá trị trao đổi của hàng hóa là gì?
a. Là khả năng trao đổi của hàng hóa.
b. Là sự phân biệt về chất giữa hai hàng hóa.
c. Là mối quan hệ tỷ lệ về mặt lượng giữa các giá trị sử dụng khác nhau.
d. Nội dung vật chất của hàng hóa.
Câu 23: Lao động cụ thể là gì?
a. Là lao động có ích của người sản xuất hàng hóa xét dưới hình thức cụ thể của
một nghề nghiệp chuyên môn nhất định.
b. Là lao động của người sản xuất hàng hóa xét dưới hình thức hao phí sức lực nói
chung của con người.
c. Là lao động cá biệt của người sản xuất kết tinh trong hàng hóa.
d. Cả 3 phương án kia đều đúng.

Câu 24: Giá cả hàng hóa là gì?


a. Giá trị của hàng hóa.
b. Quan hệ về lượng giữa hàng và tiền.
c. Tổng của chi phí sản xuất và lợi nhuận.
d. Biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa.
Câu 25. Nội dung nào dưới đây không thuộc vai trò của người sản xuất trên thị
trường
?
A. Thoả mãn nhu cầu tiêu dùng của xã hội.
B. Tạo ra và phục vụ nhu cầu trong tương lai.
C. Có trách nhiệm với người tiêu dung, sức khoẻ và lợi ích của con người.
D. Thực hiện giá trị của hàng hoá và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Câu 26. Người tiêu dùng có vai trò quan trọng trong định hướng sản xuất đồng
thời có
trách nhiệm đối với sự phát triển bền vững của xã hội là do yếu tố nào ?
A. Sức mua, sự phát triển đa dạng về nhu cầu của người tiêu dùng.
B. Sự đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.
C. Việc trả giá cao để được tiêu dùng hàng hoá, dịch vụ khi cần thiết.
D. Nhu cầu của người tiêu dung ngày càng cao.

Câu 27. Nội dung nào dưới đây không thuộc về vị trí, vai trò của chủ thể
trung gian trong thị trường ?
A. Là những cá nhân, tổ chức đảm nhiệm vai trò cầu nối giữa các chủ thể sản xuất, tiêu
dùng hàng hoá, dịch vụ trên thị trường.
B. Kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng, làm cho sản xuất và tiêu dùng ăn khớp với nhau.
C. Tăng cơ hội thực hiện giá trị cũng như thoả mãn nhu cầu người tiêu dùng.
D. Đáp ứng nhu cầu đa dạng của người tiêu dùng.
Câu 28. Để phát huy vai trò tạo lập môi trường kinh tế thuận lợi, không gây
cản trở
đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong kinh tế thị trường ở nước ta hiện
nay, trách nhiệm thuộc về ai ?
A. Chính phủ
B. Bộ máy nhà nước.
C. Cá nhân có trách nhiệm trong bộ máy nhà nước.
D. Chính quyền ở các địa phương.

Câu 29. Trong mô hình kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, vai trò
của nhà
nước được thể hiện thông qua việc:
A. Nhà nước điều tiết, can thiệp thông qua hệ thống pháp luật và chính sách kinh tế.
B. Tạo môi trường kinh tế tốt nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh và khắc phục
khuyết tật của kinh tế thị trường.
C. Đầu tư phát triển doanh nghiệp nhà nước để nắm giữ những vị trí then chốt của nền
kinh tế.
D. Giữa ổn định chính trị.

You might also like