You are on page 1of 48

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI

***

TIỂU LUẬN
MÔN QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ

ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ


TRÊN THẾ GIỚI GIAI ĐOẠN 2010 – NAY
MỤC LỤC
Lời mở đầu...............................................................................................................4
I. Khái quát về tình hình thương mại thế giới....................................................5
1. Tổng kim ngạch XNK.............................................................................................5
2. Cơ cấu TMQT.........................................................................................................7
II. Tình hình phát triển của thương mại hàng hóa........................................10
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-
2020.............................................................................................................................. 10
1.1. Quy mô tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2020......11
1.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2020.......13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa..................................................................................................................... 14
2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.................................................................................16
III. Tình hình phát triển TMDV quốc tế..........................................................20
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ..............................20
...................................................................................................................................... 20
1.1. Về quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ........................................................20
1.2. Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ.........................................................23
2. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ.....................................................................................25
3. Tình hình XK một số DV chính............................................................................30
3.1. Dịch vụ du lịch:...............................................................................................30
3.2. Dịch vụ vận tải:...............................................................................................33
3.3. Dịch vụ viễn thông-thông tin-máy tính............................................................38
3.4. DV chuyển quyền sở hữu trí tuệ......................................................................41
4. Xu hướng phát triển thương mại dịch vụ quốc tế trong bối cảnh của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và sau dịch bệnh COVID 19...................................................44
KẾT LUẬN............................................................................................................46

2
Tài liệu tham khảo.................................................................................................47

3
Lời mở đầu
Phát triển thương mại quốc tế là bộ phận không thể thiếu trong công cuộc xây dựng và
phát triển nền kinh tế vững mạnh của các quốc gia. Đặc biệt là Việt Nam – một quốc gia
đang trên đà phát triển cần rất nhiều nguồn tài nguyên để phát triển tất cả các mặt của đời
sống xã hội.
Từ trước đến nay, phát triển thương mại quốc tế luôn được nước ta chú trọng và đưa
ra các kế hoạch ngắn, trung và dài hạn để giúp việc sử dụng nguồn tài nguyên đầu tư hiệu
quả nhất. Tuy trong quá trình thực hiện các kế hoạch còn nhiều thiếu sót nhưng có một sự
thật không thể phủ nhận rằng nhờ có thương mại quốc tế mà nền kinh tế của nước ta đạt
được những thành tựu như ngày hôm nay. Thương mại quốc tế phát triển mạnh cùng với
sự phát triển của công nghiệp hoá, giao thông vận tải, toàn cầu hóa, công ty đa quốc
gia và xu hướng thuê nhân lực bên ngoài. Việc tăng cường thương mại quốc tế thường
được xem như ý nghĩa cơ bản của "toàn cầu hoá".
Nhận thấy được tầm quan trọng của thương mại quốc tế đối với nền kinh tế cùng với
những kiến thức đã được học, chúng em quyết định lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu tình
hình phát triển thương mại quốc tế trên thế giới giai đoạn 2010 – 2020”

Nội dung nghiên cứu của chúng em gồm 3 phần chính:


– Phần I: Khái quát về tình hình thương mại thế giới
– Phần II: Tình hình phát triển của thương mại hàng hóa
– Phần III: Tình hình phát triển TMDV quốc tế
Đây là lần đầu tiên thực hiện đề tài này nên chúng em không tránh khỏi một vài thiếu
sót. Mong thầy góp ý để đề tài nghiên cứu này được hoàn thiện hơn. Và chúng em cũng
xin cảm ơn thầy Nguyễn Quang Minh đã giúp đỡ chúng em hoàn thành bài tiểu luận này.

4
I. Khái quát về tình hình thương mại thế giới
1. Tổng kim ngạch XNK
Bối cảnh kinh tế thế giới  năm 2020 rất phức tạp, không thuận lợi cho thương mại
quốc tế. Đây là năm  thế giới chứng kiến những biến động nhanh, phức tạp, đa chiều và
khó đoán định từ xung đột thương mại Mỹ-Trung, biến động về quan hệ kinh tế – chính
trị giữa các nền kinh tế lớn và đặc biệt là ảnh hưởng tiêu cực của  dịch Covid-19 đến moi
lĩnh vực kinh tế – xã hội. Các nền kinh tế lớn đối mặt với tình trạng suy thoái sâu, tồi tệ
nhất trong nhiều thập kỷ qua. Trong giai đoạn 2010-2020, tổng kim ngạch xuất nhập
khẩu hàng hóa và dịch vụ đã có sự thay đổi.
Tỷ USD
60,000

49,972 49,167
50,000 46,250 47,153
44,393 45,047 45,556 44,392
42,147 41,373
40,000 37,529

30,000

20,000

10,000

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Biểu đồ về tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa dịch vụ giai đoạn 2010-2020

Hình 1: Biểu đồ tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ 2010-2020
Nguồn:
https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD?
end=2020&start=2010&view=chart
https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.CD?end=2020&start=2010

Dựa theo Biểu đổ trên, ta thấy tổng kim ngạch xuất nhập khẩu về hàng hóa, dịch vụ
trên toàn thế giới có xu hướng tăng vào giai đoạn 2010- 2013 và giai đoạn 2016-2020.
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2013 tăng gấp 1,29 lần so với năm 2010
- Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2020 tăng gấp 1.82 lần so với năm 2015.
Tuy nhiên, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu về hàng hóa dịch vụ trên thế giới giảm vào
một số giai đoạn
5
- Giảm mạnh vào giai đoạn 2013 – 2016 (giảm 34.63%)
- Giảm nhẹ vào giai đoạn 2018 – 2019 (giảm 22% )
Qua đó ta thấy được tổng kim ngạch xuất nhập khẩu có sự tăng trưởnh nhìn chung là
không ổn định, tuy đã có cải thiện nhưng nhìn chung tăng trưởng vẫn thấp và có giai
đoạn giảm.
 Sở dĩ có sự giảm tăng trưởng này là do nguyên nhân của các yếu tố như là  sự điều
chỉnh chính sách, đẩy mạnh cạnh tranh chiến lược của các nước lớn, làn sóng chống
toàn cầu hóa, chủ nghĩa bảo hộ, chủ nghĩa dân túy, xu hướng cường quyền, dân tộc
cực đoan trỗi dậy, sự phát triển vượt bậc về khoa học - công nghệ trong cuộc Cách
mạng công nghiệp lần thứ tư đã thúc đẩy sự hình thành, vận động một trật tự kinh tế
thế giới với nhiều xu hướng mới. Điều này càng trở nên rõ nét hơn bởi sự cạnh tranh
giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung-Mỹ và đại dịch COVID-19 xảy ra gần
đây.
Một là, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc trở
nên quyết liệt, đối đầu trực diện trên các lĩnh vực, tập trung vào khía cạnh kinh tế, trong
đó chú ý đến thương mại quốc tế và vấn đề công nghệ. Từ đầu năm 2018 đến nay, ảnh
hưởng của “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc lan ra toàn cầu. Trước những tác
động tiêu cực từ “cuộc chiến” này, lưu thông hàng hóa bị nghẽn, thương mại toàn cầu trở
nên suy yếu, từ đó, kéo theo sự suy giảm của tăng trưởng kinh tế. Hơn nữa, cùng
với “cuộc chiến” thương mại Mỹ - Trung Quốc chưa có hồi kết, ngày càng phức tạp, khó
lường, Liên minh châu Âu (EU) hướng nội, bị chia rẽ sâu sắc hơn sau tiến trình Brexit…
làm môi trường địa - chính trị bị phá vỡ, xung đột hơn dẫn tới thương mại quốc tế ngày
càng bị ảnh hưởng.
Hai là, hiện nay, tình hình thế giới, khu vực có những diễn biến mới chưa từng có do
đại dịch COVID-19 gây ra. Đại dịch COVID-19 đang tác động sâu sắc đến mọi mặt của
đời sống, nhất là kinh tế, chính trị, xã hội của hầu hết các quốc gia. Đại dịch COVID-19
được coi là thách thức chưa từng có đối với nhân loại, bởi nó làm đình trệ đột ngột và gần
như đồng thời toàn bộ nền kinh tế thế giới, gây ra cú sốc cung - cầu trong hầu hết mọi
lĩnh vực của đời sống con người. Nền kinh tế thế giới đã và đang trải qua một thời kỳ vô
cùng khó khăn chủ yếu do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, các biện pháp giãn cách
xã hội làm đứt gãy các chuỗi cung ứng trên toàn cầu, các hợp đồng kinh tế bị phá vỡ, các
cơ hội kinh doanh bị mất đi, dẫn tới giảm thu nhập của người lao động, tăng tỷ lệ thất
nghiệp, giảm nguồn thu ngân sách nhà nước, tác động xấu đến tăng trưởng… Đại dịch
COVID-19 đã gây ra thiệt hại và tác động mạnh mẽ, sâu rộng hơn gấp nhiều lần so với
các cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính đã từng xảy ra.
Tuy nhiên bên cạnh giảm tăng trưởng thì các quốc gia đang có những chuyển biến đầy
tích cực để chủ động hội nhập quốc tế, mở rộng quan hệ hợp tác tài chính, góp phần quan

6
trọng trong việc thực hiện đa phương hóa và mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại của đất
nước qua việc cắt giảm thuế quan. Có rất nhiều hiệp định thương mại tự do về việc cắt
giảm thuế quan đã được thực hiện như Hiệp định thương mại hàng hóa Asean – Trung
Quốc (ACFTA), hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và liên minh Kinh tế Á Âu
(FTA),… Qua đó hàng nhìn dòng thuế được cắt giảm, các mặt hàng lợi thế về dịch vụ,
hàng hóa vẫn được duy trì ở mức bảo hộ nhất định, được cắt bỏ thuế xuất khẩu với lộ
trình lên đến 10, 15 năm. Chính điều đó đã thúc ép, đẩy mạnh sự tăng trưởng xuất khẩu
đối với vô số loại hàng hóa được coi là thế mạnh ở từng nước khác nhau. Khi thế giới
ngày càng có xu thế tự do thương mại hóa thì các quá trình đàm phán, luật lệ, thuế quan
sẽ được hạn chế hơn từ đó xóa bỏ những rào cản trong thương mại dịch vụ quốc tế. Các
nước sẽ mở cửa thị trường cho các loại hình dịch vụ thông qua các điều khoản, quy định
quốc tế ( hiệp định GATT của WTO)

2. Cơ cấu TMQT

%
90
78.64 79.7 79.43 78.71 77.73 77.73
80 76.13 75.35 75.73 75.7 74.83
70

60

50

40

30
21.36 22.27 23.87 24.65 24.27 24.3 25.17 22.27
20.3 20.57 21.29
20

10

0
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

TM dịch vụ TM hàng hóa

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu tỉ trọng XKHH và XKDV giai đoạn 2010-2020


Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD?
end=2020&start=2010
https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?end=2020&start=2010
https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD?
end=2020&start=2010&view=chart

7
Nhận xét về sự gia tăng tỉ trọng TMDV
Trong một thập kỉ qua, giá trị thương mại hàng hóa luôn cao hơn giá trị thương mại
dịch vụ khoảng 2 đến 3 lần. Sau cuộc suy trầm kinh tế những năm 2007-2009, thì tới năm
2015, kinh tế toàn cầu nhìn chung phát triển chậm và không ổn định dù đã xuất hiện một
vài tín hiệu lạc quan. Tuy nhiên trong đó, thương mại dịch vụ lại có tốc độ tăng trưởng
nhanh và ổn định hơn do không phải hứng chịu những cú sốc về tài chính và kinh tế.
Chính yếu tố này đã khiến cho giá trị và tỉ trọng của thương mại dịch vụ có xu hướng
tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu. Tăng trưởng của thương mại dịch vụ tăng
trưởng bình quân hơn 10% trong khi tăng trưởng bình quân của thương mại hàng hòa
cùng thời kì là 4%. Năm 2010 đạt 3.921 tỷ USD, chiếm tới gần 19% tổng giá trị xuất
khẩu toàn cầu.
Lĩnh vực dịch vụ đã trở nên quan trọng nhất đối với nền kinh tế Hoa Kỳ về việc
làm, giá trị gia tăng và thương mại. Năm 2016, các ngành sản xuất dịch vụ đóng góp
68,9% GDP của Mỹ, lên tới 12,9 nghìn tỷ USD và 83,8% tổng số việc làm tư nhân, đại
diện cho 102 triệu nhân viên. Hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa đã chứng kiến sự
thay đổi tương tự, với các dịch vụ đóng góp tới hơn 60% sản lượng và việc làm ở hầu hết
các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD). Ngay cả các nền
kinh tế mới nổi đang chuyển hướng sang dịch vụ. 
Sự phát triển nhanh chóng của thương mại dịch vụ quốc tế không những góp phần
gia tăng giá trị thương mại quốc tế, mà còn làm thay đổi cơ bản cơ cấu thương mại quốc
tế theo hướng tăng tỷ trọng của thương mại dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của thương
mại hàng hóa.
Những yếu tố đã tác động đến hiện tượng chuyển dịch cơ cấu TMDV là:
- Kinh tế thế giới có xu hướng chuyển dịch từ kinh tế sản xuất vật chất sang kinh tế
dịch vụ, đặc biệt là tại các nước phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Pháp,… Dịch vụ
cũng trở thành ngành kinh tế thu hút chủ yếu lực lượng hiện nay.

- Nền thương mại dịch vụ hiện nay phát triển dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu
hóa và kinh tế tri thức. Chúng đã làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng
trong đời sống kinh tế - xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của Chính phủ
đối với ngành kinh tế dịch vụ.

- Hàng hóa là những sản phẩm hữu hình, có thể sản xuất, lưu trữ, vẫn chuyển và tiêu
thụ ở những địa điểm và thời gian khác nhau một cách dễ dàng. Trong khi đó, việc
8
tiêu thụ một dịch vụ đòi hỏi sự gần gũi về khoảng cách địa lý của nhà cung cấp
dịch vụ với khách hàng. Tuy nhiên sản phẩm dịch vụ ngày nay ngày càng có tính
chất của sản phẩm hàng hóa. Ví dụ như trong hệ thống tài chính-ngân hàng hiện
đại, các ngân hàng nhận các yếu tố đầu vào như thông tin, tài sản thế chấp và tiền
gửi tiết kiệm, cơ cấu lại theo từng hạng mục rồi cung cấp các sản phẩm đầu ra như
các thẻ tín dụng, khoản vay, cổ phiếu, bảo lãnh, tư vấn và nhiều loại dịch vụ khác
theo những trình tự, tiêu chuẩn, giá cả và chất lượng nhất định.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ thông tin chính là đòn bẩy đã thúc đẩy sự
tăng trưởng rõ rệt của ngành dịch vụ. Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào
khoa học kỹ thuật mà hạt nhân chính là công nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ
tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật liệu đầu vào gần như là không đáng
kể. Nhờ vậy mà khoa học công nghệ ngày càng phát triển và những tiến bộ ấy đã
cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại
có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang web quảng cáo, tư vấn, thương mại
điện tử ,….

- Sự mở cửa thị trường về dịch vụ của các nước trên thế giới. Đã có rất nhiều hiệp
định thương mại tự do được kí kết giữa các nước trên thế giới nhằm thúc đẩy sự
hợp tác, trao đổi, xuất khẩu dịch vụ giữa các nước.

9
II. Tình hình phát triển của thương mại hàng hóa.
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-
2020.
Trong xu thế phát triển của nền kinh tế thế giới 10 năm qua có nhiều thay đổi: tốc độ
phát triển thay đổi ngày căng nhanh, xu thế phát triển phức tạp và khó dự đoán.

Kim ngạch và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu


Tỷ USD

hàng hóa 2010-2020

%
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
25,000 25
21.79
19.86 20
20,000
15

10.57 10.19 10
15,000

5
2.45
10,000 0.93 19,969 19,011
0.22 19,551 19,014
18,343 18,514 17,742 0
16,558 16,045 17,582
15,303 -3.09 -2.74
-5
5,000 -7.53
-10
-12.9
0 -15
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch (tỷ USD) Tốc độ tăng trưởng (%)

Hình 3. Biểu đồ kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới giai đoạn 2010-
2020
Nguồn: https://data.wto.org/

10
1.1. Quy mô tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2020.

Trong vòng gần 10 năm từ năm 2010 đến năm 2020, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa thế giới có xu hướng tăng trưởng thấp nhưng giá trị tuyệt đối vẫn có xu hướng tăng.
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa năm 2010 đạt 15,303 tỷ USD và tăng đến 17,582 tỷ USD
vào năm 2020. Tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa dịch vụ năm 2020 là 22,545 tỷ USD,
trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 17,582 tỷ USD, chiếm gần 80% trong giá trị
thương mại quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tuy không tăng nhiều trong vòng 10
năm qua nhưng vẫn luôn trong mức ổn định 74-80% trong giá trị xuất khẩu.

Sau khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008-2009, năm 2010 kinh tế thế giới bắt
đầu phục hổi với tốc độ chậm. Trong giai đoạn 2010-2013, kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa tăng lên nhưng tăng không đáng kể. Sau khi tăng mạnh khoảng 3,000 tỷ USD từ năm
2010-2011 thì kim ngạch chỉ tăng khoảng 500 tỷ cho đến năm 2013. Năm 2013 đánh dấu
là năm có kim ngạch xuất khẩu hàng hóa lớn nhất nhất trong giai đoạn 2010-2020 bởi đó
là năm chứng kiến nhiều biến động đặc biệt về kinh tế với sự vươn lên ngoạn mục của
nền kinh tế Trung Quốc, công nghệ về môi trường lên ngôi và là thời kỳ xu hướng hội
nhập ngày càng được đẩy mạnh, luật chơi thị trường đang thay đổi nhanh chóng.

Trong giai đoạn 2013-2016 có sự biến đổi lớn khi kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
liên tục giảm. Giá trị tuyệt đối giảm từ 19,969 tỷ USD (năm 2013) xuống còn 16,045 tỷ
USD (năm 2016) – biểu hiện cho thực trạng mất cân đối kinh tế toan cầu. Mức suy giảm
giá trị xuất khẩu hàng hóa là -12.9%, cao hơn nhiều so với mức tăng trưởng âm của GDP
trong giai đoạn này (-1.18%).

Nếu trong giai đoạn trên, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa liên tục giảm thì trong giai
đoạn 2016-2019 mức tăng trưởng diễn ra không đồng đều qua các năm mà có sự biến
động lên xuống đan xen. Tính trong giai đoạn này, giá trị tuyệt đối kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa tăng lên đến 19,551 tỷ USD (2018). Có thể nói rằng thương mại hàng hóa trong
4 năm này phục hồi khả quan (tăng 3506 tỷ USD) gần bằng mức tăng của giai đoạn 2010-
2013 (4666 tỷ USD), nhưng với nhiều biến động từ sự thay đổi chính sách tiền tệ, xu

11
hướng chống tòan cầu hóa, giá dầu… Thương mại trì trệ trong năm 2016 và phục hồi vào
năm 2017 phản ánh sự tăng trưởng của nền kinh tế, nhất là các nền kinh tế lớn như Mỹ,
Trung Quốc và các nền kinh tế mới nổi tại Đông Á. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tăng
góp phần vào tăng trưởng GDP tòan cầu. Ví dụ vào năm 2018, nhóm hàng nông sản
(1,804 tỷ USD), nhóm hàng nhiên liệu khai khoáng (3,251 tỷ USD) và nhóm hàng công
nghiệp (12,999 tỷ USD).

Kinh tế thế giới 2019-2020 được dự đoán sẽ tiếp nối đà tăng trưởng từ năm 2017-
2018, nhưng có xu hướng chậm lại và trên thực tế kinh tế thế giới giai đoạn này đã phát
triển thấp hơn trong đó có sự suy giảm trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa. Năm 2019,
kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 19,014 tỷ USD, giảm nhẹ so với năm 2018 nhưng đến
năm 2020 đánh dấu sự suy giảm nghiêm trọng khi giá trị tuyệt đối chỉ đạt 17,582 tỷ USD.
Điều này thể hiện rõ tình trạng sụt giảm của hoạt động sản xuất và thương mại tòan cầu.
Hơn nữa, trong bối cảnh kinh tế thế giới 2020 – năm ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch
Covid, thế giới chứng kiến những biến động trên thị trường thương mại hàng hóa. Kim
ngạch xuất khẩu hàng hóa giảm 7,53% và giảm nhiều hơn so với mức giảm của năm
ngóai (2,74%). Ngoài ra việc các đối tác trên thế giới giảm nhập khẩu, nhập khẩu tại các
nước đang phát triển giảm 19% và xuất khẩu giảm 18%, khiến kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa giảm tốc.

Nhìn chung, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2020 có quy mô
tăng trưởng khá cao. Tuy có bị ảnh hưởng bởi những tiêu cực, hoạt động thương mại
hàng hóa quốc tế chững lại nhưng sau đó nền kinh tế phát triển lại và có dự báo khởi sắc
hơn trong những năm tiếp theo.

12
1.2. Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2010-2020.

Thương mại hàng hóa là hình thức ra đời sớm nhất, chiếm tỷ trọng cao nhất trong
thương mại quốc tế nhưng tỷ trọng đang có xu hướng giảm. Trong những năm 2010-
2020, tỷ trọng thương mại hàng hóa luôn chiếm hơn 70%, nhất là năm 2011 chiếm đến
80,3% tuy nhiên cũng có nhiều phức tạp. Nhìn chung, tốc độ phát triển kim ngạch xuất
khẩu hàng hóa không đồng đều. Có năm tốc độ phát triển ở mức cao 21,79% (2010)
nhưng cũng có năm tốc độ phát triển âm -12,9% (2015) và -7,53% (2020).

Như đã biết, giai đoạn 2008-2009 diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính, nền kinh tế
thế giới suy thoai dẫn đến sự suy giảm trầm trọng trong thương mại quốc tế và thương
mại hoàng hóa cũng tụt dốc với tốc độ tăng trưởng âm (-22,69%). Nhưng vượt qua thời kì
đó, năm 2010 chúng ta được chứng kiến sự khởi sắc của thương mại hàng hóa với tốc độ
tăng trưởng nhanh trong kim ngạch xuất khẩu hàng hóa (21,79%) .

Thế giới sau cuộc khủng hoảng tài chính đều đang ổn định lại, hoạt động thương
mại quốc tế phát triển, xuất nhập khẩu hàng hóa lẫn dịch vụ cũng tăng trưởng, tự do hóa
thương mại… nhưng tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa không ổn định.
Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm
2010-2011, sau đó xuất hiện những sự thay đổi phức tạp từ 2012-2020. Đặc biệt là đại
dịch Covid gây ảnh hưởng nặng nề đến kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và kéo tốc độ tăng
trưởng xuống mức âm (-7,53%).

Nhìn chung, tuy rằng có nhiều biến động trong tổng thể nền kinh tế, sự thay đổi
trong cơ cấu thương mại quốc thế, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa
mạnh ở các nước phát triển nhưng chậm lại ở nhiều nước thì tốc độ tăng trung bình là
7,2%/ năm.

13
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu
hàng hóa.

 Xu hướng tòan cầu hóa và tự do hóa thương mại.

Toàn cầu hóa, hội nhập và hợp tác là xu hướng phát triển của nhân loại. Với sự
ra đời của các tổ chức quốc tế, các diễn đàn hợp tác khu vực và thế giới đã làm xóa
nhòa ranh giới giữa các quốc gia, các vùng lãnh thổ và các châu lục. Với sự phát triển
của nền kinh tế thế giới và xu thế toàn cầu hóa, tính đến năm 2020, số lượng thành
viên WTO đã lên đến 164 thành viên, chiếm tỷ trọng 98% trong thương mại toan cầu.
Điều này cho thấy vai trò quan trọng của toan cầu hóa đối với sự phát triển của
thương mại quốc tế cũng như thương mại hàng hóa. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
tăng gần 4 lần từ 12,500 tỷ USD lên 47.200 tỷ USD (1995-2020) trong đó xuất khẩu
hàng hóa tăng 3,9 lần, từ 4,200 tỷ USD lên gần 17,400 tỷ USD.

Tự do hóa thương mại đã làm giảm các rào cản thương mại. Các điều kiện hỗ trợ
thương mại ngày căng trở nên thuận lợi ( dịch vụ tài chính, tư vấn, thương mại điện
tử… không ngừng phát triển). Các chính phủ trên thế giới ngày càng tạo điều kiện
thuận lợi cho thương mại quốc tế (ký kết các hiệp định thương mại đa phương, song
phương, chinh sách hỗ trợ thương mại…) tạo ra nhiều cơ hội cũng cho các thành viên
tham gia hiệp ước quốc tế. Thị trường tiếp tục mở rộng, phát triển và xu hướng khi
vực hóa thương mại cũng không ngừng gia tăng (AFTA-ASEAN, EU, Hiệp định
Thương mại Tự do Bắc Mỹ).

 Xu thế hình thành các thỏa thuận thương mại tự do (FTA).

Hiện nay, việc hình thành các FTA trên thế giới có xu hướng phát triển mạnh trên
hầu khắp các khu vực. Số lượng FTA trên tòan cầu đã tăng từ 312 (2010) lên đến gần
600 (2020), tức là tăng gần gấp 2 trong vòng 10 năm.

14
Tham gia các FTA giúp thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu, gia tăng xuất siêu. Bởi một
trong những yêu cầu cơ bản của các FTA là cắt giảm thuế quan đối với hầu hết các
dòng thuế về mức 0% và nhiều biện pháp phi thuế quên cũng được phá bỏ. Đây chính
là cơ hội tốt cho các nước thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu vào những thị trường đã ký
kết FTA, từ đó góp phần gia tăng xuấ khẩu hàng hóa.

 Sự phát triển của khoa học, công nghệ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ đặc biệt là trong công nghệ thông tin, viễn
thông đã mở rộng phương thức cung ứng hàng hóa, thúc đẩy hàng hóa có thể trao đổi
giữa các nước, điều này đã góp phần giá tăng giá trị thương mại hàng hóa quốc tế. Đặc
biệt là các mô hình trong các lĩnh vực như dịch vụ vận tải, dịch vụ tài chính, công nghệ
thông tin truyền thông phát triển, nâng cao, giúp người tiêu dùng tiếp cận được nhiều hơn
đến hàng hóa hoặc nhà cung ứng thông qua hàng loạt nhờ các trang web kèm theo các
hoạt động tư vấn, quảng cáo, thương mại điện tử và ngân hàng điện tử.

Sáng tạo công nghệ cũng dẫn đến sự thay đổi nguồn cung ứng cũng như nhu cầu
của người tiêu dùng. Chi phí giao thông vận tải sẽ giảm xuống, các chuỗi cung ứng toàn
cầu sẽ ngày càng thuận lợi, thúc đẩy sự phát triển của xuất khẩu hàng hóa cũng như
thương mại hàng hóa.

 Sự gia tăng quy mô GDP dẫn đến tăng nhu cầu về hàng hóa của xã hội.

Kinh tế tăng trưởng tức là chỉ số GDP cũng tăng trưởng. GDP năm 2010 đạt
66,200 tỷ USD và đã đạt mức 84,700 tỷ USD vào năm 2020. Điều này chứng tỏ mức
sống của người dân tăng cao dẫn đến xu hướng tiêu dùng hàng hóa cũng tăng – điều
kiện thuận lợi cho xuất khẩu hàng hóa nói riêng và thương mại hàng hóa nói chung.

 Xu hướng chuyển dịch cơ cấu từ thương mại hàng hóa sang thương mại dịch vụ.

15
Trong cơ cấu kinh tế nhiều nước, dịch vụ đang chiếm tỷ trọng lớn hơn hàng hóa.
Các nước ưu tiên đầu tư kinh tế vào thương mại dịch vụ nên ta nhận thấy trong giai
đoạn 2010-2020 có những năm tốc độ tăng trưởng âm dù kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa vẫn chiếm tỷ trong lớn.

 Đại dịch Covid 19 phá hủy nền kinh tế gây hệ lụy đến thương mại hàng hóa.

Trong bối cảnh dịch bệnh, hoạt động xuất khẩu hàng hóa nói riêng và hoạt động
xuất khẩu nói chung phải đối mặt với nhiều rào cản như trong vận chuyển hàng hóa
gặp nhiều khoa khăn; nhiều chuối cung ứng gian đoạn; nhu cầu thị trường chưa được
phục hồi đồng đều; những chi phí như vận chuyển, nguyên vật liệu tăng cao cũng như
nhiều thay đổi để phòng vệ thương mại và các quy định về chứng nhận an toàn thực
phẩn từ các thị trường xuất khẩu…Do đó, vào năm 2020 kim ngạch xuất khẩu hàng
hóa bị ảnh hưởng và giảm mạnh, tốc độ tăng trưởng âm.

2. Cơ cấu hàng hóa xuất khẩu.


Cơ cấu thương mại hàng hóa bao gồm 3 nhóm hàng: nhôm hàng nông sản, nhôm
hàng công nghiệp và nhôm hàng nhiên liệu, khai khoáng.

16
CƠ CẤU HÀNG HÓA XUẤT KHẨU THẾ GIỚI NĂM 2000-2019

Năm 2000 Năm 2019

9.38%

10.08% 16.16%
15.70%

85.80%

72.60%

Nông sản Nhiên liệu, khai khoáng Nông sản Nhiên liệu, khai khoáng
Công nghiệp Công nghiệp

Hình 4. Biểu đồ cơ cấu hàng hóa xuất khẩu thế giới năm 2000 và 2019
Nguồn: https://data.wto.org/

17
 Nhóm hàng nông sản.
Trong cơ cấu thương mại hàng hóa, nhóm hàng nông sản luôn chiếm tỉ trọng nhỏ và
ngày căng có xu hướng giảm xuống. Tỷ trọng xuất khẩu nông sản giảm từ 10,08% năm
2000 xuống còn 9,38% năm 2019 trong tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa thế giới. Tuy
nhiên xét về giá trị tuyệt đối thì giá trị nhóm hàng nông sản vẫn tăng lên nhưng tăng
chậm hơn so với các nhôm hàng khác. Năm 2000 đạt 549847 tỷ USD và năm 2019 đạt
1,783,648 tỷ USD.

 Nguyên nhân:
- Xu hướng tăng tỉ trọng nhóm hàng có hàm lượng công nghệ cao và giảm tỉ
trọng nhóm hàng truyền thống. Nông sản được coi là nhóm hàng truyển thống
bởi nó phục vụ nhu cầu thiết yếu như ăn uống của con người, ít sử dụng công
nghệ.

- Diện tích đất phục vụ nông sản giảm, nhường chỗ cho các cơ sở hạ tầng hiện
đại.

 Nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng.


Nhóm hàng này có tỷ trọng tăng không cao, năm 2000(15,7%) và năm
2019(16,16%) nhưng vẫn chiếm tỉ trọng nhỏ trong cơ cấu thương mại hàng hóa. Đặc biệt
kể đến sự suy giảm nhiều nhất của dầu thô. Từ năm 2000 đến những năm 2013 kim
ngạch dầu thô trên thế giới tăng, đạt mức cao nhất là 1760 tỷ USD nhưng trượt dốc và
giảm mạnh đến năm 2019, chỉ đạt khoảng 600 tỷ USD.

 Nguyên nhân:
- Nhu cầu nhóm hàng nguyên liệu thô, khoáng sản giảm. Các nước phát triển
tập trung vào các ngành có hàm lượng công nghệ cao nên hạn chế, loại bỏ các
ngành như luyện kim, hóa chất…

- Giá dầu thô giảm mạnh (năm 2019 giảm gần 50% so với năm 2011) dẫn đến
kim ngạch xuất khẩu dầu thô giảm mạnh.

- Những tài nguyên thuộc về tự nhiên không thể tái tạo được. Việc khai thác
quá mức trong quá khứ khiến nguồn tài nguyên cạn kiệt, bắt buộc các nước

18
phải có thêm những biện pháp hạn chế xuất nhập khẩu để bảo vệ tài nguyên,
môi trường.

 Nhóm hàng công nghiệp.


Trong cả 2 năm 2000 và 2019, tỷ trọng nhóm hàng công nghiệp luôn chiếm phần
lớn, tỷ trọng đều lớn hơn 72% trong tổng cơ cấu xuất khẩu hàng hóa. Tuy nhiên nhóm
hàng này có xu hướng giảm nhẹ. Nếu năm 2000 tỷ trọng chiếm 86% thì đến năm 2019
con số này chỉ dừng lại ở mức 72,6% theo thời kỳ biến động của xã hội. Nhìn theo xu
hướng chung thì nhôm hàng công nghiệp tăng nhanh và mạnh hơn hẳn so với các nhóm
hàng còn lại.

 Nguyên nhân:
- Nhu cầu thiết bị, máy móc phục vụ công nghiệp hóa cho các nước đang
phát triển tăng mạnh. Nếu nửa đầu giai đoạn trước công nghiệp các nước
đang phát triển chỉ chiếm 20%/ tổng chung của công nghiệp thế giới thì
nay đã lên đến 30%.

- Xu thế toàn cầu hóa làm tăng áp lực cạnh tranh, các nước tăng cường đổi
mới khiến vòng đời thiết bị công nghệ có xu hướng rút ngắn để tăng năng
xuất, chất lượng.

- Sự phát triển của khoa học công nghệ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của
nhóm hàng sản phẩm công nghệ cao. Tỷ trọng xuất khẩu sản phẩm công
nghệ cao trong tổng xuất khẩu hàng hóa liên tục tăng cho đến năm 2019 thì
đạt 21,2%.

Nhìn chung, trong 2 năm 2000 và 2019, tuy biến động không nhiều nhưng có thể
nhìn thấy xu hướng chung trong cơ cấu thương mại hàng hóa là: giảm tỷ trọng nhóm
hàng nông sản cũng như nhóm hàng nhiên liệu, khai khoáng và tăng tỷ trọng nhóm hàng
công nghệ. Sự biến động cơ cấu 3 nhóm hàng nhanh thương mại hàng hóa này chủ yếu là
do nhu cầu của người dân theo thời kỳ biến động của xã hội.

19
III. Tình hình phát triển TMDV quốc tế.
1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ.
Tỷ USD

Quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch XK

%
7 15
12.38
6 8.99 9.69 10
8.43
6.24 6.34
5
5 2.95
1.36 1.79
0
4
-4.36 -5
3 6.13 6.24
5.32 5.59 -10
5.01 5.09 5.15 5.04
4.57 4.7
2 4.07
-15

1 -19.28 -20

0 -25
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

Kim ngạch XKDV Tốc độ tăng trưởng

Hình 5: Biểu đồ quy mô và tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ

Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?start=2000

1.1. Về quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ


Trong giai đoạn 2010-2020, quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đã có sự
thay đổi đáng kể. Trong vòng 10 năm, quy mô kim ngạch xuất khẩu dịch vụ đã tăng gấp
1.2 lần từ 4.07 tỷ USD (năm 2010) lên 5.04 tỷ USD (năm 2020).
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2019, nhìn chung thì kim ngạch xuất khẩu dịch vụ
tăng đều qua các năm, và đến năm 2019 đã đạt được mức kim ngạch lớn hơn gấp 1.5 lần
mức kim ngạch của năm 2010 (tăng 2.17 tỷ USD). Đến giai đoạn 2019-2020, do dịch
bệnh Covid-19, kim ngạch xuất khẩu dịch vụ giảm đột ngột 1.2 tỷ USD.

Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm:

20
Thứ nhất, thu nhập gia tăng thúc đẩy sự phát triển của nhiều loại hình dịch vụ, nhất
là dịch vụ du lịch
 Khi mức thu nhập của người dân tăng lên thì mức sống của họ cũng
tăng lên, kéo theo nhu cầu về dịch vụ cũng tăng lên, khiến cho nhu
cầu du lịch toàn cầu tăng rất nhanh, ước tính mức thu nhập bình
quân của mọi người trên toàn thế giới rơi vào khoảng 600$/1
người/1 năm. Mỗi năm có khoảng 1.4 tỷ người đi du lịch quốc tế.
Với 1 nghìn 500 tỷ USD chiếm ¼ kim ngạch xuất khẩu thế giới, du
lịch trở thành ngành có doanh thu đứng thứ 3 thế giới sau các ngành
năng lượng và hóa chất. Điều này đã góp phần vào thúc đẩy dịch vụ,
cụ thể hơn là xuất khẩu dịch vụ phát triển.
Thứ hai, sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho nhiều dịch vụ có thể được
thương mại hóa, đồng thời xuất hiện nhiều loại hình dịch vụ mới có tiềm năng phát triển
rất lớn
 Trước đây, khoa học công nghệ chưa phát triển, nhiều loại hình dịch
vụ khó thương mại hóa, vì thứ nhất, thương mại dịch vụ thực chất
bao gồm sản xuất và tiêu dùng cùng một lúc, tiếp xúc trực tiếp giữa
người mua và người bán, thứ hai là dịch vụ là vô hình và không thể
đóng gói, vận chuyển hoặc chuyển từ môi trường này sang môi
trường khác ( ví dụ: Bóng đá là một loại hình dịch vụ mang lại
doanh thu rất lớn, tuy nhiên trước đây khi chưa có sự phát triển của
khoa học công nghệ thì mọi người phải trực tiếp đến sân vận động
để xem nhưng vì một lý do nào đó mà không vào được thì coi như
cũng không thể xem được trận đấu đó, từ đó doanh thu sẽ ít di,
nhưng hiện nay nhờ sự phát triển của KHCN, trận đấu có thể được
chiếu cho tất cả mọi người xem bằng bản quyền truyền hình cũng
như các loại hình khác như thời trang, văn hóa, nghệ thuật), từ đó
việc bán được dịch vụ mà trước kia rất khó khăn. Thứ hai là tạo ra
nhiều loại hình dịch vụ mới ( tạo ra phần mềm máy tính chương

21
trình áp dụng, điện thoại được cập nhật các ứng dụng mới ) đây đều
là sự mua bán trên thị trường, dịch vụ liên quan như thông tin viễn
thông chiếm 10% hữu hạn trên TG. Những loại hình dịch vụ có tiềm
năng phát triển thì là vô hạn và không phụ thuộc vào các yếu tố vật
chất, tự nhiên, đầu vào.

Thứ ba, sự phát triển của thương mại hàng hóa đã thúc đẩy thương mại dịch vụ phát
triển
 Việc trao đổi thương mại hàng hóa cần tới những yếu tố dịch vụ để
phát triển (ví dụ: Khi xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hóa, phải
nghiên cứu thị trường về quy mô, chính sách, luật pháp mà những
việc đó lại liên quan đến các công ty tư vấn, công ty thương mại. Khi
thực hiện quảng cáo: khi một hàng hóa tuyệt vời nhưng lại không
được quảng cáo tốt và rộng rãi thì dẫn đến việc nhiều người sẽ
không biết tới sản phẩm, dịch vụ và không mua nó, ngược lại nếu
một hàng hóa bình thường nhưng khi được quảng cáo tốt thì sẽ mang
lại nhiều lợi ích và doanh thu cho sản phẩm, dịch vụ đó. Chúng ta
còn có những dịch vụ về thông tin trong quá trình giao hàng, vận
chuyển hay dịch vụ sau giao hàng liên quan đến thiết bị máy móc,
lắp ráp, bảo trì, bảo hành.
Thứ tư, xu thế tự do hóa thương mại dịch vụ trên toàn thế giới
 Khi thế giới ngày càng có xu thế tự do thương mại hóa thì các quá
trình đàm phán, luật lệ, thuế quan sẽ được hạn chế hơn từ đó xóa bỏ
những rào cản trong thương mại dịch vụ quốc tế. Các nước sẽ mở
cửa thị trường cho các loại hình dịch vụ thông qua các điều khoản,
quy định quốc tế ( hiệp định GATT của WTO)
Thứ năm, quy mô GDP toàn cầu ngày càng lớn tạo tiền đề cho sự phát triển của
thương mại dịch vụ

22
 Quy mô GDP toàn cầu được tính toán bao gồm cả yếu tố tổng giá trị
tiêu dùng cho sản phẩm và dịch vụ của các hộ gia đình. Khi quy mô
GDP tăng, chi tiêu tiêu dùng cũng tăng, dẫn tới chi tiêu cho thương
mại dịch vụ tăng.
Thứ sáu, sự tồn tại của các phương thức cung ứng dịch vụ
 Hiện có 4 phương thức cung ứng dịch vụ, bao gồm những đặc điểm
khác nhau, nhưng đều chung một mục đích nhằm đưa sản phẩm của
thương mại dịch vụ đến với khách hàng một cách dễ dàng và nhanh
chóng hơn.
Thứ bảy, dịch bệnh Covid-19 (Nguyên nhân chính ảnh hưởng tới sự giảm sút giai
đoạn 2019-2020)
 Dịch bệnh Covid-19 được cho là thủ phạm chính chịu trách nhiệm
cho toàn bộ những sự sụt giảm về phát triển trên toàn thế giới trong
giai đoạn 2019-2020. Cơ chế khóa cửa và các hình thức giãn cách xã
hội đã tạo ra một tình huống nghiêm trọng cho thương mại toàn cầu
nói chung và dịch vụ nói riêng vì thương mại dịch vụ đòi hỏi sự liên
thông giữa nhà cung cấp và người tiêu dùng.

1.2. Về tốc độ tăng trưởng xuất khẩu dịch vụ


Trong giai đoạn 2010-2020, tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dịch vụ toàn
cầu có nhiều sự biến động phức tạp và khó lường.
Cụ thể, trong giai đoạn 2010-2015, tốc độ tăng trưởng lên xuống thất thường theo
chiều hướng giảm dần và chạm đáy tốc độ tăng trưởng âm tại 2015 (-4.36%). Giai đoạn
2015-2018, tốc độ tăng trưởng xuất hiện sự bùng nổ, từ -4.36%/năm lên 9.69%/năm. Giai
đoạn 2018-2020, tốc độ tăng trưởng lại sụt giảm và chạm đáy tại -19.28%/năm.
Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm:
 Thương mại dịch vụ có tốc độ tăng trưởng nhanh và ổn định. Điều
này làm cho giá trị và tỷ trọng của thương mại dịch vụ quốc tế có xu

23
hướng tăng lên trong tổng giá trị thương mại toàn cầu. Thương mại
dịch vụ quốc tế tăng trưởng bình quân hơn 10% trong khi mức tăng
trưởng bình quân của thương mại hàng hóa cùng thời kỳ là gần 4%.
Năm 1980, giá trị xuất khẩu dịch vụ toàn cầu đạt gần 400 tỷ USD,
chiếm khoảng 15% tổng giá trị xuất khẩu thế giới; năm 2010 đạt
3.921 tỷ USD, chiếm tới gần 19% tổng giá trị xuất khẩu toàn cầu.
 Lĩnh vực dịch vụ đã trở nên quan trọng nhất đối với nền kinh tế Hoa
Kỳ về việc làm, giá trị gia tăng và thương mại. Năm 2016, các ngành
sản xuất dịch vụ đóng góp 68,9% GDP của Mỹ, lên tới 12,9 nghìn tỷ
USD và 83,8% tổng số việc làm tư nhân, đại diện cho 102 triệu nhân
viên. Hầu hết các quốc gia công nghiệp hóa đã chứng kiến sự thay
đổi tương tự, với các dịch vụ đóng góp tới hơn 60% sản lượng và
việc làm ở hầu hết các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát
triển Kinh tế (OECD). Ngay cả các nền kinh tế mới nổi đang chuyển
hướng sang dịch vụ. Chẳng hạn, từ năm 2005 đến 2015, đóng góp
của ngành dịch vụ vào GDP ở Trung Quốc, một cường quốc về sản
xuất, đã tăng từ chỉ hơn 40% lên 50%. Diễn đàn Hợp tác Kinh tế
Châu Á Thái Bình Dương (APEC)  và Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á (ASEAN)  cũng đã đổi mới tập trung vào tầm quan trọng của
chương trình nghị sự về dịch vụ cạnh tranh nhằm hiện thực hóa sự
tăng trưởng và phát triển chung của các khu vực.
 Sự phát triển nhanh chóng của thương mại dịch vụ quốc tế không
những góp phần gia tăng giá trị thương mại quốc tế, mà còn làm thay
đổi cơ bản cơ cấu thương mại quốc tế theo hướng tăng tỷ trọng của
thương mại dịch vụ, đồng thời giảm tỷ trọng của thương mại hàng
hóa.

24
2. Cơ cấu xuất khẩu dịch vụ

Năm 2000 Năm 2019

33.80% 36%

44.90% 47%

21.33% 17%

DV du lịch DV vận tải DV khác DV du lịch DV vận tải DV khác

Hình 6: Biểu đồ cơ cấu xuất khẩu dịch vụ năm 2000 và năm 2019

Nguồn: https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.TRAN.ZS?start=2000
https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?
end=2020&start=2000&view=chart
https://data.worldbank.org/indicator/ST.INT.RCPT.CD?start=2000

 Tổng quan,

Trong giai đoạn 19 năm từ 2000 đến 2019, dịch vụ du lịch luôn chiếm tỷ lệ % cơ
cấu cao nhất và giữ mức tăng ổn định (44.90% vào năm 2000 và 47.38% vào năm 2019).
Tiếp theo đó là các dịch vụ khác (ví dụ: dịch vụ viễn thông, thông tin và máy tính; dịch
vụ chuyển quyền sử dụng sở hữu trí tuệ;…) chiếm tỷ lệ xấp xỉ 1/3. Dịch vụ vận tải là dịch
vụ duy nhất có xu hướng giảm theo thời gian và đã giảm 4.71% trong 19 năm.

 Nguyên nhân dẫn đến sự chuyển dịch cơ cấu TMDVQT

Thứ nhất, sự phát triển của khoa học công nghệ làm gia tăng nhanh chóng các dịch
vụ khác ngoài du lịch và vận tải
- Các công ty ngày nay tập trung nhiều hơn vào việc cung ứng các sản phẩm
dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao như phần mềm máy tính, vẽ kiểu dáng, phát minh

25
máy móc tự động và chăm sóc phần tâm hồn của con người. Khả năng phát triển
của các công ty trong những lĩnh vực dịch vụ có hàm lượng trí tuệ cao này gần
như không bị hạn chế. Cạnh tranh, như Michael Porter (1990) đã chỉ ra, chủ yếu
dựa trên tính độc đáo, sáng tạo của dịch vụ thay vì dựa trên yếu tố đầu vào hay
vốn đầu tư.
- Ngành dịch vụ tri thức phát triển dựa vào khoa học kỹ thuật mà hạt nhân là công
nghệ thông tin. Trong ngành dịch vụ tri thức thì chi phí cho các yếu tố nguyên vật
liệu đầu vào gần như không đáng kể. Thí dụ, trong các dịch vụ sản xuất phần mềm
máy tính hoặc các trang web thì hầu hết chi phí phát sinh trong khâu thiết kế và
sáng tạo (OECD, 2000: 10).
- Hàm lượng công nghệ và tri thức ngày càng cao hơn trong các sản phẩm dịch vụ
giúp cho nhiều loại dịch vụ, kể cả những dịch vụ truyền thống, được cung cấp và
tiêu dùng hiệu quả hơn rất nhiều. Thí dụ, thông qua internet, các công ty lữ hành
có thể cung cấp thông tin về các tuyến du lịch, đặt khách sạn và vé máy bay; các
nhà phân phối có thể chuyển từ hình thức bán hàng cổ điển sang thương mại điện
tử; các nhà cung cấp dịch vụ giải trí có thể truyền tải phim ảnh và âm nhạc đến
người nghe; và các ngân hàng có thể tiến hành các giao dịch trị giá hàng tỷ Đô la
chỉ trong vòng một vài giây đồng hồ.
- Tiến bộ khoa học kỹ thuật ngày nay cho phép các nhà cung cấp dịch vụ chỉ cần tạo
ra một sản phẩm duy nhất nhưng lại có khả năng tiêu dùng hàng loạt như các trang
web kèm theo các hoạt động tư vấn, quảng cáo, nhạc-phim số, thương mại điện tử
(e-commerce) và ngân hàng điện tử (e-banking), tạo điều kiện cho những ngành
dịch vụ này phát triển vượt bậc

Thứ hai, những ngành dịch vụ này trở nên thiết yếu đối với nền kinh tế của quốc gia
Nhiều ngành dịch vụ như xây dựng, giáo dục,… đã trở thành yếu tố đầu vào quan
trọng mang tính quyết định đến sự phát triển trong tương lai của tất cả các ngành kinh tế,

26
không chỉ với quốc gia phát triển mà còn với những quốc gia đang phát triển. Do đó được
các nước ưu tiên đầu tư phát triển.

Thứ ba, các dịch vụ này tạo ra nhiều giá trị gia tăng hơn các dịch vụ truyền thống
Với các điều kiện hiện nay, các ngành dịch vụ ngoài du lịch và vận tải có thể tạo ra
lợi nhuận cực kì lớn đối với các quốc gia xuất khẩu cũng như nhiều lợi ích đối với các
quốc gia nhập khẩu, thời gian hoàn vốn cũng nhanh hơn. Chẳng hạn như dịch vụ tài
chính, một giao dịch có thể đem lại doanh thu lên đến hàng chục triệu USD mà không
mất quá nhiều thời gian cũng như thủ tục để thực hiện giao dịch.
Nguyên nhân du lịch quốc tế phát triển nhanh:
 Công nghệ phát triển là động lực thúc đẩy du lịch. Khách quốc tế ngày càng
chủ động tìm kiếm thông tin du lịch, giá phòng, dịch vụ vé máy bay… với mức
hợp lý nhờ qua công nghệ. Ngoài ra, du khách quốc tế cũng có xu hướng thay đổi
điểm đến rõ rệt khi tình hình thế giới trong năm có nhiều biến động như nạn khủng
bố và bạo lực ở Mỹ và châu Âu. Điều này làm cho du khách nước ngoài cảm thấy
yên tâm và an toàn hơn khi đi du lịch nước ngoài.
 Giao thông vận tải hiện nay rẻ hơn và tiện lợi hơn
 Việc mở rộng miễn visa đang là xu thế chung của các nước trên thế giới.
Chẳng hạn, các nước là điểm đến cạnh tranh với du lịch Việt Nam đều có chính
sách thị thực nhập cảnh rất thông thoáng. Hiện số quốc gia và vùng lãnh thổ có
công dân được miễn thị thực vào Thái Lan là 61, Malaysia 155, Singapore 158,
Indonesia 169... Trong khi đó, Việt Nam mới miễn thị thực nhập cảnh cho công
dân 22 nước. Do đó, việc triển khai thí điểm visa điện tử cho công dân 40 quốc gia
vào Việt Nam hồi đầu năm 2017 và tiếp tục miễn thị thực cho công dân 5 nước
Tây Âu được xem là sẽ tăng thêm năng lực cạnh tranh để thu hút khách quốc tế.
 Thủ tục nhập cảnh được đơn giản hóa, rút ngắn thời gian
 Du lịch ngày càng phong phú với nhiều loại hình đa dạng. Nhiều dự án,
hạng mục du lịch đẳng cấp, hiện đại, do các tập đoàn, doanh nghiệp lớn triển khai

27
cách đây 4-5 năm đi vào hoạt động tạo sự thay đổi về chất lượng sản phẩm du lịch,
hình thành thương hiệu mạnh của các điểm đến.Mọi người có khả năng chi tiêu
nhiều hơn và sẵn sàng chi tiêu
Gần như tất cả các thành viên WTO nhấn mạnh tầm quan trọng của du lịch, đặc
biệt là về đóng góp của nó đối với việc làm và tạo ra ngoại hối. Điển hình là một trong
những ngành kinh tế năng động nhất, các dịch vụ liên quan đến du lịch là lao động thâm
canh, với nhiều liên kết đến các phân đoạn chính khác của nền kinh tế.
Như vậy tình hình phát triển dịch vụ trên thế giới có những dấu hiệu tích cực.
Theo dự đoán cho thấy tới năm 2020, doanh thu có thể lên tới 1817.54 tỷ USD. Ngày nay
con người ta lại càng có nhiều sự lựa chọn hơn trong việc đi du lịch gắn liền với sự tiến
bộ hóa của các thiết bị điện tử thông minh. Tính đến tháng 3 năm 2017, các app về du
lịch luôn xếp hạng cao trong những hạng mục phổ biến nhất trên cửa hàng ứng dụng của
Apple. Những app về du lịch và địa điểm cũng được tiếp cận bởi 95.88% người dùng
Android tại Mỹ tính đến tháng 12 năm 2016.

Thứ tư, dịch vụ vận tải suy giảm do chi phí vận tải ngày càng cao và các rào cản
thương mại công cộng
- Dịch vụ vận tải được coi là huyết mạch của thương vụ quốc tế, đặc biệt vận tải
đường biển hiện là phương thức vận chuyển chủ yếu, chuyên chở khoảng 90%
hàng hóa xuất nhập khẩu toàn cầu. Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thế giới
nói chung và thương mại hàng hóa nói riêng, đã làm cho nhu cầu về dịch vụ vận
tải trên thế giới gia tăng nhanh chóng. Đáp ứng nhu cầu của thị trường, nhiều quốc
gia trên thế giới ngày càng mở rộng năng lực vận tải của mình, điều này khiến
cung về năng lực vận tải trên thị trường quốc tế phát triển rất nhanh, mức độ cạnh
tranh ngày càng gay gắt.
- Dù cung về năng lực vận tải tăng nhưng chi phí vận tải không giảm. Chi phí vận
tải cao là một rào cản trong giao dịch quốc tế. Chi phí của dịch vụ vận tải quốc tế
là một yếu tố quan trọng quyết định đến khả năng cạnh tranh xuất khẩu của một
nước đang phát triển. Chi phí vận chuyển thường thể hiện một ràng buộc ràng

28
buộc hơn đối với việc tham gia nhiều hơn vào thương mại quốc tế so với thuế
quan và các rào cản thương mại khác. Trên các nền kinh tế, việc tăng gấp đôi chi
phí vận chuyển có liên quan đến tốc độ tăng trưởng hàng năm chậm hơn một nửa
điểm phần trăm. Chi phí vận tải xác định khả năng tiếp cận thị trường nước ngoài,
do đó, giải thích tới 70% sự khác biệt trong tổng sản phẩm quốc nội (GDP) trên
đầu người của các quốc gia.
- Chi phí vận tải phụ thuộc vào nhiều hoàn cảnh địa lý và kinh tế. Vị trí địa lý bất
lợi và mức thu nhập thấp là yếu tố chính ảnh hưởng tới chi phí vận tải, theo sau là
cơ sở hạ tầng yếu kém và lưu lượng giao thông thấp. Những điều này đã đặt ra
thách thức cố hữu đối với triển vọng phát triển và thương mại của nhiều quốc gia -
ít nhất là trong ngắn hạn đến trung hạn.
- Các rào cản thương mại công cộng và các hoạt động thương mại tư nhân cũng cản
trở việc cung cấp các dịch vụ vận tải hàng hải và hàng không quốc tế. Các chính
sách đối với vận tải biển, chẳng hạn như đặt trước hàng hóa và hạn chế cung cấp
dịch vụ cảng, thường bảo vệ các nhà cung cấp dịch vụ kém hiệu quả và hạn chế
cạnh tranh quá mức.
- Đồng thời, các hành vi hạn chế cạnh tranh giữa các hãng tàu và các nhà khai thác
cảng trên toàn thế giới có nguy cơ khiến các công ty tư nhân nắm bắt được lợi ích
từ những cải cách của chính phủ. Vận tải hàng không quốc tế là một trong những
ngành dịch vụ được bảo vệ tốt nhất trước sự cạnh tranh quốc tế. Cơ chế hiện tại
của các hiệp định dịch vụ hàng không song phương chủ yếu phủ nhận việc tiếp cận
các hãng hàng không hiệu quả bên ngoài. Các liên minh hàng không quốc tế, trong
khi tăng cường hiệu quả mạng lưới, cũng có thể gây bất lợi nếu chúng cản trở sự
cạnh tranh hiệu quả.

29
3. Tình hình XK một số DV chính
3.1. Dịch vụ du lịch:
- Du lịch quốc tế là những chuyến du lịch mà nơi cư trú của khách du lịch và nơi đến
du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau. 
- Dịch vụ du lịch quốc tế là việc cung cấp các dịch vụ về lữ hành, vận chuyển, lưu
trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn và những dịch vụ khác nhằm đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch khi du lịch đến du lịch thuộc hai quốc gia khác nhau.
- Dịch vụ du lịch quốc tế là một dịch vụ có thời gian phát triển trong một thời gian dài
và chiếm tỉ trọng cao trong tổng xuất khẩu dịch vụ thế giới. Đóng góp lớn vào GDP
của nhiều nước trên thế giới.

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 7: Biểu đồ về doanh thu du lịch quốc tế của toàn thế giới giai đoạn 2010-
2020

30
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 8: Biểu đồ về tỷ trọng (%) của XKDL trong tổng XKDV giai đoạn 2010-2020
- Hai biểu đồ trên biểu diễn doanh thu du lịch quốc tế và tỉ trọng của xuất khẩu du
lịch quốc tế trong xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2010-2020, ta có thể thấy:
 Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2019, doanh thu của dịch vụ du lịch
có xu hướng tăng tương đối ổn định và vững chắc và luôn chiếm tỉ trọng
cao trong tổng xuất khẩu dịch vụ.
 Năm 2010 doanh thu là 962 tỷ USD. Đến năm 2019 là 1,466 tỷ
USD, tăng 504 tỷ USD so với năm 2019 và gấp 1,5 lần so với doanh
thu năm 2010
 Tỷ trọng từ năm 2010 đến năm 2019 luôn giữ ở mức ổn định là
chiếm khoảng ¼ trong tổng XKDV. Đây là một con cố cao và có tỉ
trọng lớn.
 Nguyên nhân:

31
o Từ năm 2010 đến năm 2019 có sự tăng trưởng đều và ổn định như
vậy nhờ vào việc các quốc gia trên thế giới ngày càng mở cửa và hội
nhập vào nên kinh tế thế giới một cách sâu rộng.
o Ngành du lịch còn đem lại doanh thu cao cho nhiều nước trên thế
giới vì cậy dịch vụ du lịch được nhiều quốc gia ưu ái đầu tư và phát
triển với nhiều chính sách ưu tiên, đẩy mạnh du lịch giữa các nước.
o Dân số thế giới gia tăng cùng với thu nhập được cải thiện tạo cơ hội
cho nhiều người có điều kiện đi DL.
o Những tiến bộ KHCN, nhất là vận tải hang không và cạnh tranh giữa
các nước giúp chi phí DL giảm xuống tạo điều kiện cho nhiều người
có thể đi DL

 Nhưng đến năm 2020, doanh thu và tỉ trọng xuất khẩu dịch vụ du lịch giảm
mạnh chưa từng có.
 Doanh thu du lịch quốc tế năm 2020 chỉ đạt 548 tỷ USD, thấp hơn
rất nhiều so với năm 2019 trước đó. Cụ thể doanh thu giảm 918 tỷ
USD và kém 2.7 lần so với doanh thu năm 2019.
 Tỷ trọng của xuất khẩu dịch vụ du lịch chỉ còn chiếm khoảng 11%
tức là giảm từ ¼ xuống chỉ còn chiếm 1/10 trong tổng xuất khẩu
dịch vụ của năm 2020. Đây là một sự suy giảm đáng kể.
 Nguyên nhân:
o Do đại dịch COVID – 19 bùng nổ và lây lan ra toàn cầu và ngành du
lịch chính là ngành đầu tiên và là ngành chịu hậu quả nặng nề nhất
của đại dịch.
o Các nước đều ban hành chính sách hạn chế di chuyển giữa các quốc
gia và trong khu vực, giãn cách xã hội để trách tình trạng tình hình
dịch diễn biến tồi tệ hơn.

32
=> Hoạt động du lịch quốc tế bị ngưng trệ và doanh thu giảm
sâu chưa từng có.

3.2. Dịch vụ vận tải:


- Vận tải quốc tế là hình thức chuyên chở hàng hóa giữa hai hay nhiều nước, tức là
điểm đầu và điểm cuối của quá trình vận tải nằm ở hai nước khác nhau.
- Dịch vụ giao nhận vận tải quốc tế chính là hình thức kinh doanh giao nhận vận
tải quốc tế
- Dịch vụ vận tải quốc tế đã phát triển được khoảng một thời dài, lĩnh vực ra
đời sớm nhất, có kim ngạch lớn và luôn giữ vị trí quan trọng trong TMQT nhưng
thực sự sôi động trong những năm trở lại đây nhờ việc ngày càng nhiều quốc
gia tham gia vào quan hệ thương mại quốc tế và đầy mạnh xuất nhẩu khẩu,
giao thương giữa các nước trên thế giới. KNXK DV vận tải tương đối cao khi so
sánh kim ngạch xuất khẩu của các ngàng dịch vụ khác, dịch vụ vận tải quốc tế
cũng chiếm tỉ trọng khá cao trong tổng XKDV, đóng góp lớn vào nền kinh tế của
nhiều quốc gia và giữ vai trò chính trong việc thông thương và lưu chuyển hang
hóa giữa các nước trên thế giơi.

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 9: Biểu đồ về KNXK DV vận tải của toàn thế giới giai đoạn 2010-2020

33
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 10: Biểu đồ về tỷ trọng (%) của XKDVVT trong tổng XKDV giai đoạn 2010-2020

- Hai biểu đồ trên biểu diễn kim ngạch xuất khẩu của dịch vụ vân tải quốc tế và tỉ
trọng của xuất khẩu dịch vụ vân tải trong xuất khẩu dịch vụ giai đoạn 2010-2020,
ta có thể thấy:
 Trong khoảng từ năm 2010 đến 2014, kim ngạch xuất khẩu của dịch vụ vận
tải tăng từ 826 tỷ USD năm 2010 lên thành 991 tỷ USD năm 2014, tăng 165
tỷ USD và tăng 1,2 lần.
 Đà tăng này nhờ vào việc các quốc gia vực dậy nên kinh tế sau
khủng hoảng kinh tế của những năm 2008-2009
 Nhưng từ năm 2014 đến năm 2016 ta lại thấy , kim ngạch xuất khẩu của
dịch vụ vận tải đảo chiều giảm từ 991 tỷ USD năm 2014 xuống còn 861 tỷ
USD năm 2016. Giảm 130 tỷ USD.
 Nguyên nhân

34
o Cuộc chiến 'lệnh trừng phạt' giữa Nga và phương Tây diễn ra gay gắt khi mà các
nước phương Tây áp đặt một số lệch trừng phạt về kinh tế và tự do giao thương
hàng hóa.
o Giá dầu thô lao dốc và chạm mốc thấp nhấp trong vòng 10 năm gần đây.
 Chính điều này đã cản trở doanh thu của dịch vụ vận tải quốc tế.

 Từ năm 2016 đến năm 2019, kim ngạch xuất khẩu của dịch vụ vận tải lại
đảo chiều tăng chậm từ 861 tỷ USD năm 2016 lên 1,041 tỷ USD năm 2019,
tăng tưởng ấn tượng và tăng 180 tỷ USD.
 Nguyên nhân:
o Sự tăng trưởng tích cực này xuất phát từ việc giảm nhiệt căng
thẳng giữa các nước phương Tây với Nga
o Sự ổn định của nền kinh tế toàn cầu
o Giá dầu tăng trưởng lại và giữ ở mức ổn định
o Rất nhiều hiệp địch thương mại được bàn bạc và kí kết như
hiệp định CPTPP hay EVFTA

 Nhưng đến năm 2020 thì kim ngạch xuất khẩu của dịch vụ vận tải lại giảm
một cách chóng mạch. Từ 1,041 tỷ USD năm 2019 còn 830 tỷ USD. Giảm
tới 211 tỷ USD. Chỉ cao hơn năm 2010 khoảng 3 tỷ đô.
 Nguyên nhân:
o Sự suy giảm này bắt nguồn từ việc cấm vận thương mãi giữa
Mỹ và Trung Quốc
o Sự lây lan của đại dịch Covid ra toàn cầu

 Tỉ trong của dịch vụ vận tải quốc tế trong xuất khẩu dịch vụ luôn có xu
hướng giảm và giảm mạnh. Từ 20,81% năm 2010 xuống còn 16,65% năm

35
2020. Ta thấy rõ được sự chuyển dịch tỷ trong của nhóm dịch vụ vận tải
quốc tế.
o Nguyên nhân: Nhu cầu vận tải hàng hoá tăng chậm do sự suy
giảm về nhu cầu vận tải nguyên liệu trên thế giới
o Cung năng lực vận tải trên thế giới vượt cầu làm cho cước phí
vận tải có xu hướng giảm XK các dịch vụ khác có tốc độ tăng
trưởng nhanh hơn so với DV vận tải

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 11: Biểu đồ về tỷ trọng (%) của cơ cấu XKDVVT trong tổng XKDV giai đoạn 2010-2020

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Air 33.00% 33.77% 34.69% 34.85% 35.79% 36.01% 37.28% 37.33% 37.73% 37.19% 26.00%

36
transport
Other
modes of
transport
(other
than sea
and air) 18.21% 19.13% 17.96% 19.41% 19.58% 19.42% 20.57% 20.74% 20.63% 20.81% 23.91%
Postal
and
courier
services 1.40% 1.47% 1.47% 1.56% 1.64% 1.73% 1.88% 1.94% 1.98% 1.98% 3.46%
Sea
transport 47.39% 45.63% 45.88% 44.18% 42.99% 42.84% 40.27% 39.99% 39.66% 40.02% 46.64%
100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00% 100.00%
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Bảng phần trăm cơ cấu XKDVVT giai đoạn 2010-2020


2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019
Sea
transpor 377709.05 416778.689
t 391566.989 411503.015 419847.761 415620.46 426118.799 383730.836 346746.846 2 410846.8721 5 3
Air
transpor 352606.94 387283.927
t 272666.87 304563.548 317389.31 327886.272 354828.352 322514.028 321019.941 9 390866.8856 8 21
Other
modes of
transpor
t (other
than sea 195848.48 216754.217
and air) 150452.068 172520.999 164331.421 182560.89 194055.518 173940.195 177086.236 1 213766.7506 3 19
Postal
and
courier 18299.189 20634.5819
services 11527.8494 13279.3781 13469.9471 14675.3145 16286.0085 15538.259 16166.0967 2 20523.87845 4 28
* US dollars at current prices in millions
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Bảng số liệu cơ cấu XKDVVT giai đoạn 2010-2020

37
50.00%
45.00% Air transport
40.00%
Other modes of transport
35.00% (other than sea and air)
30.00%
Postal and courier services
25.00%
Sea transport
20.00%
15.00%
10.00%
5.00%
0.00%
Year Year Year Year Year Year Year Year Year Year Year
2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 12: Biểu đồ cơ cấu XKDVVT giai đoạn 2010-2020

- 4 bảng và biểu đồ trên thể hiện cơ cấu của dịch vụ vận tải quốc tế bao gồm có:
Vận tải đường biển, vận tải hang không và các loại hình vận tải khác
 Vân tải biển: luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong 10 gần đây
 Năm 2020: đạt 387 tỷ USD, chiếm hơn 46%. Tuy kim ngạch xuất
khẩu có giảm so với các năm trước đó nhưng lại chiếm tỉ trọng cao
nhât.
 Ảnh hưởng của đại dịch đến vận tải => Tăng nhu cầu vận tải bằng
đường biển.
 Vận tải hàng không:
 Có tốc độ tăng trưởng rất nhanh, năm 2019 đạt 387 tỷ USD, từ năm
2010 đến 2019 chiếm tỷ trọng lớn trên dưới 35%.
 Nhưng đến năm 2020 có sự tụt giảm đáng kể về cả kim ngạch xuất
khẩu và tỉ trọng vì đại dịch khiến vận tải hàng không gặp nhiều khó
khăn và gần như tê liệt, chỉ chiếm có 26% trong tỉ trọng và có 215 tỷ
đó, giảm nhiều so với 387 tỷ đô năm 2019.

38
 Trong khi đó các dịch vụ vân tải khác mặc dù chiếm tỉ trọng không cao
nhưng đều có sự tăng trong tỉ trong thường xuyên ngay cả trong thời kỳ đại
dịch. Đạt trên 200 tỷ đô năm 2020.

3.3. Dịch vụ viễn thông-thông tin-máy tính.


- Dịch vụ viễn thông - thông tin-máy tính  là dịch vụ truyền và cung cấp ký hiệu,
tín hiện, số liệu, chữ viết, âm thanh, hình ảnh hoặc các dạng khác của thông tin
giữa các điểm kết cuối thông qua mạng viễn thông, máy tính, Internet.
- Dịch vụ viễn thông thông tin-máy tính gồm có những dịch vụ
 Dịch vụ viễn thông: Internet, truyền hình;...
 Dịch vụ thông tin: điện thoại,
 Dịch vụ máy tính
 Dịch vụ máy tính, Phần mềm: DV lưu giữ số liệu, xử lý dữ liệu (Big
Data, điện toán đám mây,..);
 Dịch vụ máy tính, Khác (trừ phần mềm)
- Đây là một Là lĩnh vực non trẻ có dung lượng thị trường và tiềm năng phát triển
rất lớn, mới phát triển trong những năm gần đây nhờ sự bùng nổ của khoa
học công nghê thông tin, tuy còn mới nhưng đã có sự tăng trưởng cao và ngày
càng chiếm tỉ trọng lớn trong tổng xuất khẩu dịch vụ: Cụ thể
 Kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh từ 312 tỷ USD năm 2010 lên 710 tỷ USD
năm 2020. Tăng 398 tỷ USD, tăng hơn 2,3 lần so với năm 2010.
 Tỉ trọng cũng tăng tử 7,86% lên 14,25%, tăng gần gấp đôi
 Nguyên nhân này cho sự tăng trưởng này là:
 Sự phát triển của KHCN làm gia tăng nhanh chóng các DV
khác ngoài du lịch và vận tải Các DV có hàm lượng công
nghệ cao có nhu cầu rất lớn và mang lại hiệu quả cao đã thúc
đẩy xu hướng chuyển dịch KD trong lĩnh vực DV.

39
 Sự phát triển của các ngành SX hàng hóa có hàm lượng công
nghệ cao làm tăng nhu cầu các DV tương thích.
 Đại dịch Covid cũng làm cho việc làm việc từ xa, học online
trở nên cấp thiết nên các dịch vụ này ngày càng phát triển
nhanh và mạnh

40
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 13: Biểu đồ KNXK Dịch vụ viễn thông-thông tin-máy tính giai đoạn 2010-2020

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 14: Biểu đồ về tỷ trọng (%) Dịch vụ viễn thông-thông tin-máy tính trong tổng
XKDV giai đoạn 2010-2020

3.4. DV chuyển quyền sở hữu trí tuệ


- Sở hữu trí tuệ (tài sản trí tuệ): là sản phẩm do lao động sáng tạo của con người tạo ra
(SP lao động trí óc của con người)

- Đối tượng của SHTT:


 Quyền tác giả (Copy Right): tác phẩm văn học, nghệ thuật, âm nhạc, phần
mềm máy tính, …
 Quyền sở hữu công nghiệp (Industrial Property Right): sáng chế, kiểu dáng
công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, …
 Quyền đối với vật nuôi và giống cây trồng
41
- Quyền SHTT: là các quyền của chủ thể đối với những tài sản trí tuệ do họ sáng tạo ra,
được nhà nước bảo hộ, chống lại sự xâm phạm bất hợp pháp
- DV chuyển quyền sở hữu trí tuệ gồm:

 Phí cấp phép nhượng quyền và nhãn hiệu


 Giấy phép sử dụng các kết quả của nghiên cứu và phát triển
 Giấy phép tái sản xuất và / hoặc phân phối phần mềm máy tính
 Giấy phép tái sản xuất và / hoặc phân phối các sản phẩm nghe nhìn và liên quan

*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 15: Biểu đồ KNXK DV chuyển quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2010-2020

42
*Source: https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?ReportId=135718

Hình 16: Biểu đồ về tỷ trọng (%) DV chuyển quyền sở hữu trí tuệ trong tổng XKDV
giai đoạn 2010-2020
- Dịch vụ chuyển quyền sở hữ trí tuệ cũng là loại hình dịch vụ có sự tăng trưởng đều
từ năm 2010 đến năm 2020:
 Từ năm 2010 đến năm 2019, có sự tăng liên tục từ 245 tỷ USD lên 424 tỷ
USD, tăng 179 tỷ USD so với năm 2010.
 Nguyên nhân:
 Sự tăng này do sự đa phương hóa, thương mại hóa các mối
quan hệ kinh tế.
 Đẩy mạnh hoạt động đầu tư bằng cách chuyển quyền sở hữu
ra nước ngoài để sản xuất

 Đến năm 2020 có sự suy giảm, giảm 34 tỷ USD xuống còn 390 tỷ USD do
ảnh hưởng của đại dịch Covid
 Tỷ trọng của dịch vụ chuyển quyền sở hữu trí tuệ tăng từ 6,18% năm 2010
lên 7,84 % năm 2020
 Tỷ trọng liên tục tăng do có sự chuyển dịch tỷ trọng giảm dần từ các
loại hình dịch vụ khác như là dịch vụ vận tải, du lịch.

43
4. Xu hướng phát triển thương mại dịch vụ quốc tế trong bối cảnh của cuộc cách
mạng công nghiệp 4.0 và sau dịch bệnh COVID 19
Nội dung hoạt động thương mại rộng lớn mang tính quốc tế, chi phối hầu hết các
lĩnh vực đời sống kinh tế – xã hội. Do đó, thương mại ngày nay không chỉ là những hoạt
động mua bán sản phẩm hàng hóa vật thể mà còn bao gồm cả những hành vi mua bán và
dịch vụ phi vật thể, tất cả đều nhằm thu lợi nhuận.
Hình thành các loại hình công ty, tập đoàn lớn, công ty xuyên quốc gia, đa quốc
gia, với phạm vi hoạt động không biên giới và hình thành các tổ chức, hiệp hội thương
mại khu vực và toàn cầu. Phạm vi tác động của thương mại quốc tế ngày nay mang ý
nghĩa vô cùng sâu rộng, bao gồm nhiều thành phần thương mại, nhiều thương nhân và
hợp thành mạng lưới chằng chịt các loại hình kinh doanh và dịch vụ; vừa liên doanh, liên
kết, vừa tự do hoá, vừa độc quyền, vừa cạnh tranh, vừa hợp tác, vừa bình đẳng và không
bình đẳng trong kinh doanh, đều cùng nhau tham gia hoạt động mua bán và dịch vụ trên
thị trường, trên cơ sở hành lang pháp luật quốc gia và luật lệ quốc tế.
Xu thế liên doanh liên kết thương mại song phương, đa phương, bình đẳng ngày
càng mở rộng và không ngừng phát triển. Đặc điểm kinh doanh thương mại ngày nay
gồm hai chiều hướng: Một là, kinh doanh chuyên ngành, theo một sản phẩm hay một
thương hiệu nhất định thành một hệ thống trên toàn cầu. Hai là, tổ chức mô hình những
công ty, tập đoàn kinh doanh tổng hợp với nhiều loại hình, nhiều hàng hóa và dịch vụ
khác nhau để nâng cao ưu thế cạnh tranh và chiếm lĩnh thị trường khu vực và thị trường
thế giới.

44
Tự động hóa, hiện đại hóa, áp dụng công nghệ thông tin vào quản lý, mua bán qua
mạng, hoạt động kinh doanh và dịch vụ mang tính phổ biến và ngày càng phát triển.
Do cạnh tranh trên thị trường ngày càng quyết liệt, thương mại không ngừng cải
tiến phương thức phục vụ hiện đại và luôn luôn đổi mới dịch vụ theo xu hướng lấy người
tiêu dùng làm trọng tâm và coi khách hàng như "thượng đế".

45
KẾT LUẬN
Thương mại quốc tế được biết đến là hình thức ra đời sớm nhất và đóng vai trò quan
trọng nhất trong quan hệ kinh tế quốc tế. Ngày nay Thương mại quốc tế không chỉ mang
ý nghĩa đơn tuần là mua bán giữa các quốc gia mà thể hiện mối quan hệ, sự phụ thuộc tất
yếu của các quốc gia vào phân công lao động quốc tế thông qua chuỗi cung ứng quốc
tế… Tầm quan trọng của nó là không thể phủ nhận được. Những hiệu quả hay cả những
hệ lụy mà Thương mại quốc tế mang lại có thể ảnh hưởng một cách trực tiếp, sâu và
rộng, tới nền kinh tế quốc dân của cả một quốc gia. Chính vì vậy, việc phát triển một
chính sách Thương mại quốc tế hợp lý và hiệu quả đang là một vấn đề được chính phủ
hầu hết các nước trên thế giới rất quan tâm và chú trọng.

Bên cạnh sự phát triển của thế giới, sự phát triển của Thương mại quốc tế cũng sẽ
có rất nhiều cơ hội và không thiếu những thách thức đặt ra. Tuy nhiên, nhìn vào tốc độ
phát triển trong giai đoạn 2010-2020 qua cũng như những thành tựu trong lĩnh vực trao
đổi, buôn bán, xuất nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, có thể khẳng định rằng: Thương mại
quốc tế luôn nắm vai trò quan trọng, mang lại những nguồn lợi lớn, đóng vai trò không
thể thay thế trong nền kinh tế của nhiều quốc gia trên thế giới.

46
Tài liệu tham khảo.
1) Nguyễn Quang Minh, 2017, giáo trình Thương mại dịch vụ và thị trường dịch vụ
quốc tế, Đại học Ngoại Thương
2) https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD?
end=2020&start=2010&view=chart
3) https://data.worldbank.org/indicator/NE.IMP.GNFS.CD?end=2020&start=2010
4) https://data.worldbank.org/indicator/NE.EXP.GNFS.CD?end=2020&start=2010
5) https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?end=2020&start=2010
6) https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.MRCH.CD?
end=2020&start=2010&view=chart
7) https://data.wto.org/
8) https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?start=2000
9) https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.TRAN.ZS?start=2000
10)https://data.worldbank.org/indicator/BX.GSR.NFSV.CD?
end=2020&start=2000&view=chart
11)https://data.worldbank.org/indicator/ST.INT.RCPT.CD?start=2000
12)https://unctadstat.unctad.org/wds/TableViewer/tableView.aspx?
ReportId=135718

47
48

You might also like