You are on page 1of 45

Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

CHƢƠNG 7: KIỂM ĐỊNH KỸ THUẬT Ô TÔ

Xe cơ giới là phương tiện giao thông phổ biến ở Việt Nam cũng như hầu hết các
nước trên thế giới. Trong thời gian qua, cùng với sự phát triển của nền kinh tế đất nước,
số lượng xe cơ giới ở Việt Nam đã tăng rất nhanh. Tính đến thời điểm năm 2019, chỉ tính
riêng lượng ô tô lên tới khoảng 3,0 triệu phương tiện.
Vấn đề tai nạn giao thông đường bộ đang được tất cả các cấp từ trung ương đến các
địa phương quan tâm. Theo thống kê của Ủy ban An toàn giao thông quốc gia, bình quân
mỗi ngày ở Việt Nam có hơn 30 người chết và nhiều người bị thương do tai nạn giao
thông đường bộ. Ngoài thiệt hại về con người, tai nạn giao thông đường bộ còn gây nên
tổn thất lớn lao về tài sản cho xã hội.
Việc tìm mọi biện pháp làm giảm tai nạn giao thông đường bộ, bảo vệ an toàn tính
mạng và tài sản, giữ cho môi trường trong lành là một nhiệm vụ cấp bách trong giai đoạn
hiện nay. Có nhiều nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ. Đó là tình hình
đường xá kém, nhanh xuống cấp, ý thức chấp hành luật lệ giao thông của người tham gia
giao thông, tình hình thời tiết và chất lượng phương tiện tham gia giao thông.
Chất lượng phương tiện tham gia giao thông phụ thuộc rất lớn vào việc kiểm định xe
cơ giới. So với thời kỳ trước 8/1995, là thời điểm việc kiểm định xe cơ giới do ngành
Công an đảm nhiệm, chất lượng kiểm định xe cơ giới ở Việt Nam đã có những bước phát
triển vượt bậc, song chúng ta vẫn gặp những phương tiện cũ nát, không đảm bảo an toàn
kỹ thuật, xả khói đen ngoài đường.
7.1. Kiểm định kỹ thuật ô tô
7.1.1. Khái niệm kiểm định xe cơ giới
Xe cơ giới (phương tiện giao thông cơ giới đường bộ) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ
mooc hoặc sơ mi rơ mooc; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy và các loại
xe tương tự.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 1
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Kiểm tra định kỳ về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới (kiểm
định) là việc tiến hành kiểm tra đánh giá trạng thái an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường
của xe cơ giới có đủ điều kiện tham gia giao thông đường bộ hay không? Nếu xe cơ giới
không đạt tiêu chuẩn thì phải sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm định lại.
Căn cứ vào tình hình cụ thể các loại và số lượng của mỗi loại xe cơ giới, các quốc
gia sẽ quy định các loại xe cơ giới cần phải kiểm tra định kỳ an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường.
Đối với Việt Nam, việc kiểm định được tiến hành với các loại xe cơ giới của mọi cơ
quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia giao thông đường bộ trên lãnh thổ
Việt Nam, trừ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe cơ giới của Quân đội, Công an vào
mục đích quốc phòng, an ninh. Các Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới là cơ sở cung cấp
dịch vụ kỹ thuật công trong kiểm tra, đánh giá, chứng nhận an toàn kỹ thuật và bảo vệ
môi trường cho xe cơ giới đang lưu hành.
Cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành về công tác kiểm định xe cơ giới đang lưu
hành là Cục đăng kiểm Việt Nam.
7.1.2. Đặc điểm của dịch vụ kiểm định xe cơ giới
Dịch vụ kiểm định xe cơ giới là một loại hình dịch vụ do đó có bốn đặc điểm của
dịch vụ nói chung: tính vô hình, tính không thể chia cắt được, tính không ổn định, tính
không lưu giữ được.
- Tính vô hình: Dịch vụ kiểm định xe cơ giới là kết quả của một quá trình chứ không
phải là một cái gì cụ thể. Nó không tồn tại dưới dạng vật thể. Tính vô hình thể hiện ở
chỗ khách hàng không thể nhìn thấy, không nghe được, không cầm được dịch vụ
trước khi sử dụng chúng.
- Tính không thể chia cắt: Dịch vụ kiểm định xe cơ giới không thể chia cắt được.
Sản phẩm dịch vụ gắn liền với hoạt động cung cấp dịch vụ. Dịch vụ không thể tách
rời khỏi nguồn gốc của nó, trong khi hàng hóa vật chất tồn tại không phụ thuộc vào
sự có mặt hay vắng mặt nguồn gốc của nó. Quá trình sản xuất gắn liền với việc tiêu

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 2
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

dùng dịch vụ. Lái xe, chủ phương tiện cũng tham gia vào hoạt động sản xuất cung
cấp dịch vụ cho chính bản thân mình.
- Tính không ổn định: Dịch vụ kiểm định xe cơ giới mang đặc tính không ổn định.
Sản phẩm dịch vụ không tiêu chuẩn hóa được. Chất lượng dịch vụ có thể dao động
tùy thuộc vào hoàn cảnh tạo ra dịch vụ như người cung ứng, người tiêu thụ, thời
gian, máy móc, thiết bị, thời tiết, địa điểm cung ứng. Cùng một TTĐK nhưng hôm
qua đến chúng ta được phục vụ tốt nhưng hôm nay đến chúng ta cảm thấy không
được tốt bằng ngày hôm qua.
- Tính không lưu giữ được: Dịch vụ kiểm định xe cơ giới không lưu giữ được. Nếu
một dịch vụ không được tiêu thụ đúng thời điểm và nơi tiêu thụ nó sẽ được xem như
mất đi. Chẳng hạn như hôm nay một TTĐK chỉ có 35 phương tiện vào kiểm định,
trong khi công suất của TTĐK đó là 45 phương tiện/ngày, những phương tiện thiếu
hụt so với công suất cũng không thể giữ lại để chuyển sang cho ngày hôm sau.
Nhà nước đặt ra những yêu cầu và điều kiện bắt buộc đối với lái xe, chủ phương tiện
và cả các cơ sở kiểm định xe cơ giới phải tuân thủ. Kiểm định xe cơ giới không chỉ thỏa
mãn nhu cầu của lái xe, chủ phương tiện mà còn vì lợi ích cộng đồng.
Sau khi phương tiện đăng ký và sau một khoảng thời gian hoạt động, phương tiện
phải kiểm định để đánh giá tình trạng ATKT và BVMT có đủ điều kiện tham gia giao
thông hay không. Đối với các phương tiện không đạt tiêu chuẩn, chủ phương tiện phải
bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế phụ tùng, linh kiện và kiểm định lại.
Đối với Việt Nam, Bộ GTVT đã quy định phương tiện sau khi được đăng ký biển số
ở địa phương nào thì lần kiểm định đầu tiên khách hàng phải đến TTĐK đóng tại địa
phương đó để kiểm định, từ lần thứ hai trở đi mới được kiểm định tại các địa phương
khác, do đó đối với các tỉnh, thành phố chỉ có 1 TTĐK thì lần kiểm định đầu tiên khách
hàng không có sự lựa chọn nào khác.
Một đặc điểm nữa của dịch vụ kiểm định xe cơ giới là việc kiểm tra đánh giá tình
trạng kỹ thuật của phương tiện phải căn cứ vào Tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi
trường xe cơ giới là những quy định về chất lượng, sự hoạt động của các hệ thống, tổng

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 3
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

thành, cơ cấu, chi tiết của xe cơ giới đảm bảo an toàn cho xe hoạt động trên đường cũng
như độ phát thải của khí thải. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, xã hội mà các quốc gia
đưa ra các quy định về tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường nhưng phải tuân
theo quy định chung của Tổ chức đăng kiểm ô tô quốc tế CITA. Đặc điểm này cho thấy
chất lượng kiểm định xe cơ giới không chỉ phụ thuộc vào cảm nhận của khách hàng trong
quá trình cung cấp dịch vụ mà còn phụ thuộc vào những tiêu chí kỹ thuật cụ thể theo quy
định. Khả năng đánh giá xác nhận các tiêu chí đó lại phụ thuộc rất nhiều vào trình độ
công nghệ của trang thiết bị kiểm định và sự tuân thủ chặt chẽ quy trình kiểm định của
người cán bộ đăng kiểm.
7.1.3. Mục đích kiểm định xe cơ giới
Kiểm định xe cơ giới nhằm mục đích đánh giá tình trạng kỹ thuật các hệ thống, cơ
cấu, chi tiết của phương tiện. Dựa vào đó xác định được phương tiện có đảm bảo an toàn
khi lưu thông trên đường hay không? Đối với các phương tiện không đạt tiêu chuẩn, chủ
phương tiện và lái xe sẽ biết được các hệ thống, cơ cấu, chi tiết phải khắc phục, sửa chữa,
bảo dưỡng để đảm bảo tiêu chuẩn. Ngay cả những phương tiện đảm bảo tiêu chuẩn nhưng
lái xe, chủ phương tiện cũng biết được những mặt còn hạn chế của phương tiện để có kế
hoạch bảo dưỡng, sửa chữa, thay thế.
Đối với một số quốc gia, việc kiểm định xe cơ giới cũng phân tích được nguyên
nhân gây ra tai nạn giao thông đường bộ. Ngoài ra, việc kiểm định xe cơ giới cũng giúp
cho các cơ quan nhà nước có cơ sở cho việc định giá phương tiện cơ giới đường bộ.
Phần lớn các quốc gia đều quy định niên hạn sử dụng của phương tiện. Thông qua
việc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ sẽ loại bỏ được các phương tiện quá niên
hạn sử dụng hoặc các phương tiện quá cũ nát.
Việc kiểm định phương tiện cơ giới đường bộ cũng làm cho chất lượng phương tiện
được nâng cao, hạn chế tai nạn giao thông do lỗi kỹ thuật gây ra, giảm độ ồn, khí thải làm
cho môi trường đỡ ô nhiễm, người dân được sống trong môi trường trong lành.
7.1.4. Nguyên tắc kiểm định xe cơ giới

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 4
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Cơ quan kiểm định thực hiện công việc kiểm tra phương tiện cơ giới đường bộ
thay mặt cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đảm bảo công việc kiểm định theo đúng
điều luật, quy định, tiêu chuẩn, chỉ thị và thông số kỹ thuật.
- Cơ quan kiểm định phải thực hiện các công việc kiểm định một cách độc lập, hoàn
toàn không liên quan đến chủ phương tiện cũng như các hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa,
mua bán phương tiện, thiết bị.
- Việc kiểm định được thực hiện bằng cách sử dụng các công nghệ và thiết bị hiện
có và không tháo rời bất kỳ chi tiết hay bộ phận nào trên xe.
- Thiết bị phải sẵn có và thích hợp để dùng cho công việc kiểm định cần thực hiện.
- Có khả năng hoàn thành việc kiểm định trong thời gian cho phép. Thời gian kiểm
tra sẽ khác nhau tùy theo cách tổ chức thực hiện, các trang thiết bị sử dụng, loại xe và
điều kiện thực hiện. Tổng thời gian kiểm tra không quá 30 phút trong điều kiện bình
thường.
- Ngoài các hạng mục liên quan tới an toàn và bảo vệ môi trường, nội dung kiểm
định bao gồm cả việc nhận dạng xe để đảm bảo việc kiểm tra và áp dụng tiêu chuẩn được
thực hiện đúng. Kết quả kiểm tra phải được ghi lại theo quy định.
- Các hạng mục kiểm tra có liên quan đến tình trạng của xe và điều kiện hoạt động
trên đường nhưng không phải là yếu tố quan trọng thì không bắt buộc trong kiểm định
định kỳ.
7.2. Nội dung và quy trình kiểm định xe cơ giới
Tùy thuộc vào điều kiện riêng, các quốc gia và vùng lãnh thổ quy định nội dung và
quy trình kiểm định cụ thể nhưng phải tuân theo những quy định chung.
7.2.1. Nội dung kiểm định:
Việc kiểm định bao gồm ít nhất các nội dung sau:
- Nhận dạng phương tiện: Tìm ra những nguyên nhân không đạt về biển số đăng ký,
số khung, số động cơ, mầu sơn, kiểu loại, kích thước xe.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 5
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Thiết bị phanh: Tìm ra những nguyên nhân không đạt của các cơ cấu, chi tiết cũng
như hiệu quả, độ lệch của hệ thống phanh.
- Hệ thống lái: Tìm ra những nguyên nhân không đạt của các cơ cấu, chi tiết của hệ
thống lái.
- Quan sát: Kiểm tra tìm ra các nguyên nhân không đạt của gương chiếu hậu, kính
chắn gió, gạt nước, phun nước rửa kính cũng như các vật khác lắp trên xe ảnh hưởng đến
sự quan sát của người lái.
- Đèn và hệ thống điện: Tìm ra những nguyên nhân không đạt về sự lắp đặt cũng
như cường độ sáng, độ lệch, tần số nháy của đèn, chất lượng của ắc quy, dây dẫn điện.
- Các trục, bánh xe, lốp và hệ thống treo: Tìm ra những nguyên nhân không đạt về
bánh xe, lốp xe cũng như khả năng giảm tính êm dịu của nhíp, lò xo, thanh xoắn …
- Sát xi và các liên kết: Tìm ra những nguyên nhân không đạt về sự lắp đặt, kiểu loại
cũng như các liên kết.
- Trang thiết bị khác: Tìm ra các nguyên nhân không đạt về các trang thiết bị như
dây đai, bình chữa cháy, cơ cấu chuyên dùng, búa phá cửa sự cố (đối với xe khách).
- Khí thải: Tìm ra các nguyên nhân không đạt về khí thải, độ khói. Ngoài ra đối với
xe chở khách cần phải kiểm tra thêm các hạng mục sau: - Cửa lên xuống và lối thoát hiểm
- Ghế hành khách và người lái
- Khu vực dành cho lối đi, chỗ đứng
- Bậc lên xuống: Tìm ra các nguyên nhân không đạt dẫn đến sự không thoải mái và
gây mất an toàn cho hành khách.
7.2.2. Quy trình kiểm định xe cơ giới
Cơ quan kiểm định phải có và áp dụng đầy đủ các thủ tục pháp lý đối với những yêu
cầu phù hợp của phương tiện được kiểm định được nêu rõ trong luật của các quốc gia.
Quy trình kiểm định xe cơ giới thường bao gồm các bước sau:

 Làm thủ tục kiểm định

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 6
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Kiểm tra giấy tờ xe: Tùy vào tình hình thực tế và thời điểm mà các quốc gia quy
định các giấy tờ cần thiết khi xe đến kiểm định.
Thu tiền kiểm định: Phí kiểm định, lệ phí cấp giấy chứng nhận và tem kiểm định
được quy định bởi các quốc gia khác nhau.

 Kiểm định kỹ thuật


Việc kiểm định bao gồm nhiều công đoạn phụ thuộc vào nội dung kiểm định và kích
thước của nhà kiểm định

 Lưu trữ và xử lý số liệu


Các số liệu sau khi được xử lý sẽ được lưu trữ để phục vụ cho việc tra cứu và phục
vụ cho công tác thanh, kiểm tra.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 7
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Quy trình kiểm định ô tô tại các trạm đăng kiểm

7.3. Nội dung kiểm định kỹ thuật ô tô

1. LÀM THỦ TỤC KIỂM ĐỊNH


A. Kiểm tra các giấy tờ xe
Chứng nhận kỹ thuật biển Có, hợp lệ.
số
Giấy phép lưu hành Đưa vào máy tính Có đối với xe đã lưu hành.
Hồ sơ kỹ thuật + Có đối với xe có sự thay đổi về kết cấu
so với lần khám trước.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 8
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

B. Thu tiền kiểm định Nộp đủ, viết biên nhận. Xuất phiếu
GTGT.
2. KIỂM TRA KỸ THUẬT
A. Kiểm tra tổng quát
Biển số đăng ký Quan sát Đúng vị trí, không nứt gãy, định vị chặt.
Số khung Quan sát Đúng.
Số động cơ Quan sát Đúng.
Màu sơn Quan sát Đúng màu.
Những thay đổi về kết cấu, Quan sát Đúng với giấy phép cải tạo và chứng
tổng thành nhận kiể
B. Kiểm tra tổng thành
Thân vỏ, buồng lái, thùng Quan sát, dùng búa Đúng hồ sơ kỹ thuật. Kích thước nằm
hàng. chuyên dụng, dùng trong giới hạn cho phép. Không thủng
tay lắc rách, mọt rỉ sét, nứt gãy.
Quan sát, dùng búa Định vị chắc chắn. Định vị đúng chắc
Sàn bệ
chuyên dụng chắn.
Quan sát, dùng búa Không thủng, mọt rỉ Các dầm không
Khung xương chuyên dụng. được nứt gãy
Tay vịn, cột chống, giá để Quan sát, dùng tay Không mọt rỉ, nứt gãy. Đúng vị trí, chắc
hàng lay, lắc chắn, đúng thiết kế.
Chắn bùn Quan sát, búa Không bị rỉ, định vị chắc chắn, đúng vị
chuyên dụng trí. Định vị chắc chắn, không thủng rách.

Lớp sơn Quan sát Không bong tróc.

Kính chắn gió Quan sát Loại kính an toàn, không nứt vỡ trong
suốt.
Ghế người lái và ghế hành Quan sát Quan sát
khách Định vị đúng, chắc chắn.
Quan sát Quan sát
Hệ thống treo, nhíp, lò xo, Quan Đúng số lượng. Đúng hồ sơ kỹ thuật, đủ
sát, búa
thanh xoắn, giảm chấn, thanh chuyên dụng số lượng, không nứt gãy. Định vị đúng,
giằng chắc chắn. Làm việc tốt, định vị chắc
Quan sát chắn. Không nứt gãy, định vị chắc chắn
Hệ thống truyền lực, Các
Quan sát, clê lực Khớp quay không rơ. Đúng hồ sơ KT,
đăng, Hộp số
định vị đúng. Đủ đai ốc, được bắt chặt.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 9
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Cầu xe Quan sát, quay, lắc Có độ rơ nằm trong giới hạn cho phép.
Không cong vênh rạn nứt
bánh xe
Bánh xe Moay-ơ
- Đúng kiểu, đủ đai ốc, định vị chắc chắn.
Quan sát
Vành Lốp - Quay trơn, không bó kẹt, không có độ
Quan sát rơ dọc trục và hướng kính. Không cong
Lốp bánh xe dẫn hướng
Quan sát và đo Đo vênh, nứt. Đúng cỡ, đồng nhất về chủng
bằng áp kế loại, không nứt vỡ, thủng. Chiều cao hoa
lốp còn lại không nhỏ hơn: 1,6 mm đối
với ôtô con. 1,0 mm đối với ôtô tải. 2,0
mm đối với ôtô khách. Đúng áp suất. Lắp
cùng loại, hoa lốp có độ mòn tương
đương nhau, không mòn tương đương
nhau, không phồng dộp và không được sử
dụng lốp đắp.
Định vị chắc chắn, vỏ cách điện không
Quan sát rạn nứt hoặc lỏng.
Dây dẫn điện
Không rò rỉ (thành giọt đối với chất
Độ kín khít của các hệ thống lỏng). Kín, định vị chắc chắn.
có sử dụng chất lỏng, khí, Quan sát
động cơ, ly hợp, hộp số, cầu Quan sát
truyền động, hệ thống lái,
phanh và làm mát Hệ thống
dẫn khí xả Đường ống dẫn
Kín, định vị chắc chắn.
Bầu giảm âm Quan sát
Đủ, không rạn nứt, hoạt động bình
Hệ thống phanh, Cơ cấu dẫn Quan sát thường.
động phanh
C. Kiểm tra hệ thống lái
Vô lăng Quan sát Không nứt vỡ, đúng kiểu loại.
Vành vô lăng Kiểm tra bằng thiết Đúng kích thước, có độ bám tốt.
bị chuyên dụng,
Trục lái Không có độ rơ dọc trục. Không có độ rơ
dùng tay lắc qua ngang.
Các khớp cầu và khớp chuyển lại, lên xuống Kiểm
hướng tra khi lắc vô lăng. Định vị chắc chắn.
Ngỗng quay lái Dùng thiết bị tạo Không rơ, định vị chắc chắn.
chấn động kết hợp
Thanh dẫn động lái Đủ cơ cấu phòng hỏng.
quan sát Quan sát,

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 10
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Hệ thống lái trợ lực (đối với xe búa kiểm tra Kích Không có độ rơ, định vị chắc chắn.
xe lên, đạp phanh,
có trợ lực lái) Không biến dạng, rạn nứt. Hoạt động
dùng tay lắc bánh bình thường. Không chảy dầu. Không có
Hệ thống lái phương tiện 3 xe Quan sát Cho
độ rơ dọc trục, điều khiển nhẹ nhàng.
bánh có một bánh dẫn hướng động cơ làm việc, Càng lái cân đối, không nứt gãy, giảm
quan sát và quay vô chấn hoạt động tốt.
lăng
D. Kiểm tra hệ thống chiếu sáng, tín hiệu, các thiết bị khác liên quan đến an tồn, độ ồn, khí xả.
Kiểm tra tình trạng ắc quy Quan sát và đo Đủ điện áp định mức.
bằng vôn kế Cường độ chiếu sáng không nhỏ hơn
10.000cd. Đủ số lượng, đúng kiểu loại.
Đèn chiếu sáng phía trước
Góc được tạo bởi tia phản chiếu ngồi phía
Đo bằng thiết bị
trên và phía dưới của chùm sáng theo mặt
phẳng dọc tạo thành với đường tâm của
chùm tia không nhỏ hơn 30. Tia phản
chiếu ngồi, trên cùng của chùm sáng
không vượt trên đường nằm ngang song
song với mặt đường. hoặc: Dãi sáng xa
(pha) không nhỏ hơn 100 m, rộng 4 m.
Đèn chiếu xa (pha), đèn chiếu
gần (cốt) Dãi sáng gần (cốt) không nhỏ hơn 50 m.

Các loại đèn khác: Màu vàng, đủ, hoạt động tốt. Tần số nháy
từ 60 lần/phút đến 120 lần/phút lần đầu,
Đèn xin đường Quan sát, đo đạc
từ thời điểm đóng công tắc cho đến khi
Quan sát đèn sáng không vượt quá 3 giây.
Soi rõ biển số. Đủ số lượng. Đủ độ sáng.
Đèn soi biển số Quan sát kiểm tra Đảm bảo độ sáng. Đủ số lượng, định vị
đúng. Không làm sướt kính, hoạt động tốt
Đèn kích thước Quan sát kiểm tra
Diện tích quét ít nhất là 2/3 diện tích kính
Đèn phanh Quan sát kiểm tra chắn gió. Hoạt động tốt. Đủ số lượng,
Gạt mưa đúng loại Quan sát được phần đường phía
sau: khoảng nhìn rộng 4m ở cự ly ít nhất
Hệ thống phun nước rửa kính
20 m Âm lượng tồn bộ không lớn hơn
Gương chiếu hậu Nghe và kiểm tra 115 dBA và không nhỏ hơn 65 dBA ở
Còi điện Đo bằng thiết bị khoảng cách 2 mét. Đối với ôtô kéo rơ
moóc và sơ mi rơ moóc phải lắp đủ hai
Độ ồn Đo bằng thiết bị
còi có tần số âm thanh khác nhau. Không
Khí xả Động cơ xăng Động cơ vượt quá giới hạn quy định trong công
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 11
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Diesel văn số 1449/MTG ban hành ngày


23/6/1995 của Bộ Khoa học và Môi
trường.
E. Kiểm tra hiệu quả phanh
1) Hiệu quả phanh chính:
Đo quãng đường phanh hoặc gia tốc phanh. Điều kiện ban đầu: VO = 30km/h, xe không tải
Yêu cầu: Khi phanh, quỹ đạo chuyển động của ôtô không chênh lệch quá 80 hoặc không
chênh lệch khỏi hành lang 3,5 m.
2) Hiệu quả phanh tay
Dừng được ở độ dốc 23% đối với ôtô con và ở độ dốc 31% đối với ôtô khách, ôtô tải.
Hoặc dừng ô tô ở V0 = 15 km/h (xe không tải) SPmax ≤ 6m JPmin ≥ 2m/s2
3. LƯU TRỮ SỐ LIỆU

7.4 Thiết bị kiểm định ô tô


7.4.1. Thiết bị kiểm tra đèn LITE 3
LITE 3 là thiết bị của nhà sản xuất MAHA- CHLB Đức
Thông số kỹ thuật
Phạm vi ứng dụng: Paraboid (H4)
Projection system (DE hoặc PES)
Các loại đèn có thể kiểm tra Open surfaces (FF hoặc HNF)
XENON và LED
Phạm vi đo
Phía trên 0 - 600 mm/10 m (0 – 6%)
Phía dưới 0 - 600 mm/10 m (0 – 6%)
Bên trái 0 - 1000 mm/10 m (0 – 10%)
Bên phải 0 - 1000 mm/10 m (0 – 10%)
Khoảng cách điều chỉnh tâm thấu kính/ 150 – 1350 mm
sàn nhà 100 – 1000 mm
Giới hạn đo lường
Cường độ
Độ chiếu sáng 0 – 125.000 candela (cd)
Cường độ chiếu sáng 0 – 200 lux

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 12
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Độ sai lệch
Cường độ +/- 5%
Độ lệch của một cầu xe +/- 5%
Phạm vi hoạt động
Nhiệt độ 0
-15 C đến 45 C
0

Độ ẩm 20% - 80%
Điện áp cung cấp
Nguồn điện cung cấp 100-240V, 50/60 Hz
Nguồn điện ắcquy 12V
Kích thước
Kích thước đèn pha (W x H x D) 600 x 1805x 700 (mm)
Trọng lượng 64kg

Cấu trúc LITE 3

Cấu trúc của LITE 3


1- Kính quan sát để điều chỉnh buồng đo với xe; 2- Trụ treo buồng đo; 3- Kính quan sát dùng để
nhìn vùng sáng trong buồng đo; 4- Bảng điều khiển; 5 - Buồng đo; 6- Chân thiết bị; 7- dây kết
nối cung cấp điện cho buồng đo và truyền kết quả đo đến máy tính; 8- Mặt kính; 9- bộ phận phát
Laser để điều chỉnh buồng đo

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 13
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Bảng điều khiển

Bảng điều chỉnh trên thiết bị đo đèn


1- Phím đo đèn pha bên phải (đèn bên trái của tài xế); 2- Phím đo đèn cốt bên phải; 3- Phím đo
đèn sương mù bên phải; 4 - Phím đo đèn đi ban ngày bên phải; 5- Các phím chức năng của màn
hình hiển thị LCD; 6- Phím đo đèn đi ban ngày bên trái; 7- Phím đo đèn sương mù bên trái (đèn
bên phải của tài xế); 8 - Phím đo đèn cốt bên trái; 9- Phím đo đèn pha bên trái; 10- Màn hình
hiển thị LCD.

Vận hành thiết bị đo

Cân chỉnh thiết bị đo bằng mắt

Các đèn pha phải được điều chỉnh riêng biệt. Trong suốt quá trình kiểm tra các đèn
khác phải tắt hay được che tấm phủ.

- Đặt buồng đo chính giữa, phía trước đầu xe, cách đầu xe khoảng 10 đến 30 cm.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 14
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Chọn hai điểm đối xứng ở đầu xe, sử dụng kính quan sát điều chỉnh để điều chỉnh
buồng đo song song với đầu xe dựa trên hai điểm đã lựa chọn.

Cân chỉnh thiết bị bằng đèn laser

Thiết bị cân chỉnh bằng tia laser được gắn với bộ phận giữ kính. Để kích hoạt đường
tia laser, nhấn nút ở bên cạnh. Thiết bị kiểm tra đèn pha được cân chỉnh chính xác khi vị
trí của đường tia laser chạy song song với hai điểm đối xứng ở mặt trước của xe.

- Đẩy buồng đo đến đèn cần kiểm tra


- Chỉnh chiều cao lên xuống sao cho buồng đo ở giữa đèn cần kiểm tra.
Khởi động chương trình kiểm tra:

- Lái xe vào vị trí kiểm tra đèn (khoảng cách từ thiết bị kiểm tra đèn đến đèn của xe
cần kiểm tra từ 30 – 50 cm)

- Di chuyển buồng đo ra giữa đầu xe.


- Điều chỉnh buồng đo với đầu xe để buồng đo song song với các đèn.
Khi mở thiết bị LITE 3, trên màn hình chính sẽ xuất hiện menu sau:

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 15
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Menu điều khiển LITE 3


Tiến hành kiểm tra đèn như sau:

- Bật công tắc đèn pha

- Nhấn F1 để kiểm tra đèn pha

Menu của chương trình kiểm tra sẽ hiển thị như sau:

Menu kiểm tra

- Các giá trị chuẩn có thể tăng hoặc giảm bởi các phím F1 và F2

- Nhấn phím F3 (phím tắt) để chọn loại đèn pha

- Nhấn phím F1 để chuyển đổi đến các giá trị chuẩn của xe tải.

- Nhấn phím F2 để chuyển đổi đến các giá trị chuẩn của xe ô tô.

- Nhấn phím F3 để chuyển đổi đến kiểm tra đèn pha bên tay trái

Các giá trị chuẩn được sử dụng làm số liệu cho các phép đo sau này.

- Nhấn loại đèn cần kiểm tra trên màn hình.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 16
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Đèn pha

Đèn cốt

Đèn sương mù

Đèn đi ban ngày

Hiển thị các loại đèn cần kiểm tra

Các chức năng của phím bấm giống với các màn hình sau:

Nhấn biểu tượng kiểm tra đèn pha trên bảng điều chỉnh đèn để kiểm tra đèn pha.
Màn hình kiểm tra đèn pha sẽ xuất hiện như hình dưới.

Kiểm tra đèn pha


Khoảng 3 giây sau sẽ xuất hiện màn hình báo kết quả cho biết cường độ và độ lệch
của đèn pha theo các giá trị sau:
- Điểm X: độ sai lệch điểm tâm của chùm tia sáng theo trục X (%)
- Điểm Y: độ sai lệch điểm tâm của chùm tia sáng theo trục Y (%)
- Cường độ: cường độ của tâm chùm tia sáng (lux)
- Độ hội tụ: độ hội tụ của chùm tia sáng (lux)

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 17
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Kết quả kiểm tra đèn pha

- Dùng phím F4 để thoát khỏi màn hình.

7.4.2. Thiết bị kiểm tra độ trƣợt ngang xe con và xe tải: MINC I –MINC II
Hai thiết bị này được cung cấp bởi nhà sản xuất MAHA-CHLB Đức.
Hai loại thiết bị này có thể kiểm tra cho xe con có tải trọng đặt lên một cầu đến 3 tấn
và cho xe tải với tải trọng đặt lên cầu xe đạt 15 tấn.
Giao tiếp máy tính qua cổng RS 232.
Mục đích của việc kiểm tra độ trượt ngang bánh xe dẫn hướng nhằm kiểm tra độ ổn
định chuyển động thẳng của ô tô có nằm trong giới hạn an toàn hay không, đảm bảo tính
năng kỹ thuật để ô tô vận hành an toàn.

Cụm thiết bị kiểm tra trượt ngang

Bộ thiết bị gồm hệ thống kiểm tra dùng cảm biến trượt, tấm lót mặt trên bằng thép
và thiết bị hiển thị thông số đo được

Thông số kỹ thuật

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 18
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Chi tiết MINC I MINC II


Tấm kiểm tra
Tải trọng đặt lên cầu 3 tấn 15 tấn
Chiều rộng 460 mm 770 mm
Chiều dài 1020 mm 1020mm
Chiều cao 80 mm 135 mm
Bộ phận hiển thị
Phạm vi đo 0 – 20 m/Km 0 – 20 m/Km
Chiều cao 220 mm 400 mm
Chiều rộng 370 mm 400 mm
Chiều dày 135 mm 240 mm
Chiều cao tủ điều khiển 1000 mm 1000 mm
Khối lượng 100 kg 100 kg
Tiếng ồn Không Không
Nguồn điện 230 V 230 V
Cầu chì 10 A 10 A

4 5 6

1
2

Sơ đồ cấu tạo của thiết bị kiểm tra trượt ngang


1- bi trượt; 2- vách ngăn bi; 3- cảm biến trượt; 4- là xo đàn hồi; 5- thanh thép gắn với
miếng thép mặt trên; 6- ổ đỡ.

Mặt dưới là tấm thép đỡ có bố trí các rãnh có lắp các viên bi theo các hàng, thước đo
độ trượt kèm cảm biến đo.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 19
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Và mặt trên được lắp lên mặt dưới thông qua 3 bu lông liên kết, khi bánh xe kiểm tra
đi qua mặt trên, tấm thép trên sẽ dịch chuyển sang bên trái hoặc phải tùy theo độ chụm âm
hay dương của bánh xe, qua đó làm dịch chuyển thang đo phía bên dưới, như vậy độ dịch
chuyển sẽ được ghi lại thông qua cảm biến gắn ở đây.

Nắp thép mặt trên thiết bi kiểm tra trượt ngang

Vận hành thiết bị kiểm tra.


Sau khi khởi động phần mềm Euro System, chọn chương trình kiểm tra, chọn xe
kiểm tra thì bắt đầu tiến hành kiểm tra trượt ngang của bánh xe.
Lái bánh xe trục trước ngang qua giữa tấm kiểm tra trượt ngang, phải lái chậm, đều
(tốc độ khoảng 5 Km/h) và giữ thẳng tay lái. Kết quả kiểm tra sẽ được hiển thị trên màn
hình. Việc kiểm tra các bánh xe trên các trục còn lại cũng thực hiện tương tự như kiểm tra
trục trước.

Kết quả kiểm tra trượt ngang

Kết quả kiểm tra sẽ được lưu vào hệ thống.


* Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình Euro System được hiểu như sau:

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 20
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

+ Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị âm “ – “ : chụm vào
+ Kết quả kiểm tra trượt ngang hiển thị dương “ + ” : chụm ra
Giới hạn trượt ngang cho phép của phương tiện
Áp dụng theo quyết định QD24-2006 tất cả các loại xe cơ giới độ trượt ngang của
bánh xe dẫn hướng không được vượt quá 5mm/m

7.4.3. Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100


Đây là thiết bị kiểm tra độ ồn được cung cấp bởi nhà sản xuất Quest Technologies,
Mỹ.
Thông số kỹ thuật của thiết bị
Là thiết bị đo mức độ âm lượng
Bộ phận kết nối với máy tính dùng chung máy tính kết nối thiết bị kiểm tra đèn
Độ chính xác: ± 1.5 dB (trong điều kiện dưới 94 dB, 1 Khz)
Phạm vi thường xuyên: 31.5 Hz – 8 Khz
Mức độ đo: 0 – 140 dBA
Microphone: 1/5” 13.5 mm, loại điện tử.
Màn hình số: màn hình tinh thể lỏng 4 số, phân giải 0.5dB, thời gian hiển thị 0.5s
Hỗ trợ thời gian: nhanh =125 ms, chậm = 1s
Giữ lớn nhất/nhỏ nhất: giữ giá trị đạt được đo cao nhất và thấp nhất
Điện cấp: 1 Pin x 9v
Hoạt động chế độ nghỉ: 25 – 30 giờ hoạt động với Pin kiềm.
0
Nhiệt độ hoạt động: -10 đến 50 C
Độ ẩm hoạt động: 10 đến 90%
0
Nhiệt độ lưu trữ: -20 đến 60 C
Độ ẩm lưu trữ: 10 đến 75%
Kích thước (dài x rộng x cao): 230 x 70 x 33 mm
Trọng lượng: ± 293g ( bao gồm pin)
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 21
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Cấu tạo cơ bản

Thiết bị kiểm tra độ ồn Quest 2100


1- Microphone; 2- Công tắc điều chỉnh đo các mức âm khác nhau; 3- màn hình LCD; 4- Công
tắc ghi lại giá trị lớn nhất tức thời khi kiểm tra; 5- Công tắc chọn phương pháp đo các đặc tính
âm khác nhau; 6- Công tắc chọn chế độ đo “ nhanh” hoặc “ chậm”; 7- Công tắc bật, tắt thiết bị;
8- Xóa toàn bộ và đo lại từ đầu (nút Reset).
Vận hành thiết bị
0
- Đặt thiết bị kiểm tra độ ồn cách ống xả của xe khoảng 25cm và lệch góc 45
- Tại màn hình kiểm tra xe ta nhấn PgDn 1 lần rồi chọn mục kiểm tra độ ồn
- Sau đó màn hình kiểm tra độ ồn sẽ xuất hiện như sau:

Màn hình kiểm tra độ ồn

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 22
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Thực hiện đo độ ồn 3 lần bằng cách đạp ga 3 lần, mỗi lần đạp ga thì máy kiểm tra
độ ồn sẽ tự ghi nhận giá trị lớn nhất sau đó ta nhấn lưu.

Kết quả kiểm tra độ ồn phương tiện

- Lưu kết quả kiểm tra: nhấn phím F5 để lưu tạm thời kết quả kiểm tra.
Chương trình trở về màn hình chính của EURO SYSTEM để chọn xe khác kiểm tra.
Ngoài việc sử dụng phần mềm Euro System để hiển thị kết quả kiểm tra độ ồn thì ta
cũng có thể sử dụng trực tiếp thiết bị đo bằng tay, kết quả đo được hiển thị trên màn hình
tinh thể lỏng như đã giới thiệu ở trên.
Mức giới hạn độ ồn cho phép của phương tiện
Áp dụng theo TCVN 6536:1998 quy định như sau:
Độ ồn cho phép của động cơ các loại xe

Ô tô con 103dB

Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng 103dB


nhẹ, G ≤ 3500kg

Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng 105dB


trung, G > 3500kg, P ≤150 (kw)

Ô tô tải, ô tô chuyên dùng và ô tô khách hạng 107dB


nặng, G > 3500kg, P>150 Kw

Phương tiện đặc biệt 110dB

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 23
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Âm lượng còi điện cho phép của phương tiện là:


Khi đo ở khoảng cách 2m tính từ đầu xe, chiều cao đặt micro đo là 1.2m không nhỏ
hơn 90 dB, không lớn hơn 115 dB.

7.4.4. Thiết bị kiểm tra hệ thống phanh ô tô


Trong các trạm kiểm định thường có hai loại thiết bị kiểm tra phanh dùng cho xe tải
và xe con. Dây chuyền thiết bị của Maha thì sử dụng hai model sau: IW 2 dùng cho xe
con và IW 4 Lon dùng cho xe tải. Về nguyên lý hoạt động của hai thiết bị này là giống
nhau.
Mục đích việc kiểm tra phanh nhằm đánh giá xem hệ thống phanh của ô tô hoạt
động có đảm bảo các tiêu chuẩn an toàn kỹ thuật hay không.
Thông số kỹ thuật
Thiết bị IW 2
Tải trọng cầu xe: 3.5 tấn
Mô tơ dẫn động: 2 x 3 Kw
Tốc độ kiểm tra: 5 Km/h
Phạm vi lực phanh hiển thị: 0-6000 N
Khoảng cách 2 bánh xe trên cầu xe: min 780 mm, max 2200 mm
Đường kính rulo: 202 mm
Nguồn điện: 400 V, 3 pha, 50 Hz
Cầu chì bảo vệ: 25 A
Kích thước (H x W x L): 280 x 680 x 2320 mm
Thiết bị IW 4
Tải trọng mỗi cầu xe: 13 tấn
Công suất mô tơ truyền động: 2 x 7.5 Kw
Tốc độ kiểm tra: 2.3 Km/h
Chiều dài rulo: 1000 mm

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 24
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Đường kính rulo: 202 mm


Khoảng cách giữa hai rulo: 400 mm
Nguồn điện sử dụng: 400 V, 50 Hz
Cầu chì bảo vệ: 50 – 63 A

Hệ thống kiểm tra phanh xe con

Cấu tạo cơ bản

8
7
6
5

1 2 3 4
Cấu tạo các bộ phận thiết bị thử phanh
1- cảm biến cân; 2- Rulo chủ động; 3- Rulo quay trơn; 4 - cảm biến cân; 5- Truyền động xích; 6
- Cảm biến lực phanh; 7- hộp giảm tốc; 8- Mô tơ điện; 9- Rulo bị động.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 25
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Nguyên lý hoạt động


Khi cho xe vào vị trí trên hai ru lô thì gạt cần số về vị trí trung gian, khởi động mô
tơ để quay ru lô. Khi tốc độ ru lô đã ổn định đạp phanh cho bánh xe dừng lại, trong quá
trình đạp phanh do ma sát giữa bánh xe và ru lô, bánh xe sẽ cản lại sự chuyển động của ru
lô làm cho ru lô quay chậm lại. Sự truyền động chậm lại này tác động trực tiếp lên rô tô
của mô tơ làm cho nó cũng quay chạm lại trong khi suất điện động trong mô tơ vẫn giữ
nguyên. Nếu stato của mô tơ bị giữ cứng thì hiện tượng quá tải sẽ xảy ra nhưng chính vì
cấu tạo lắp đặt mô tơ có thể quay quanh trục nên lúc này stato sẽ quay quanh trục của nó.
Vì stato được bắt chặt với cảm biến lực phanh qua thanh giá hình chữ T nên sẽ kéo cảm
biến quay theo mình nhưng vì một đầu cảm biến bị ngàm vào khung sườn nên cảm biến
sẽ bị uốn cong làm thay đổi giá trị điện trong cảm biến. Sự thay đổi này được báo về bộ
xử lý trong tủ điều khiển và được chuyển thành giá trị lực phanh hiển thị trên đồng hồ.
Ru lô quay trơn có tác dụng bảo vệ và báo với hệ thống để lưu giá trị lực phanh lớn
nhất. khi phanh bánh xe đứng lại vì là bị động và tốc độ của rulo quay trơn rất cao so với
tốc độ của bánh xe do đường kính rulo này rất nhỏ nên ru lô vẫn tiếp tục quay do đó sẽ bị
trượt, quá trình trượt này được nhận biết qua cảm biến gắn đối diện với các lỗ được khoan
ở đầu ru lô. Theo tính toán của nhà sản xuất thì lực phanh đạt cao nhất khi độ trượt là
20%. Do đó khi phát hiện bánh xe bên nào trong quá trình phanh tạo nên độ trượt cho ru
lô quay trơn ở bên đó thì bộ xử lý sẽ ngắt mạch không cho mô tơ hoạt động và ghi nhận
kết quả tại thời điểm đó.
Thiết bị điều khiển IFB3 và FFB3
0
Nhiệt độ làm việc: -10 tới 60 C
Khoảng cách điều khiển: 20 m
Nguồn điện: 6V / 700mA
Điện nạp nhỏ nhất: 8V
Điện nạp lớn nhất: 12V
Màn hình hiển thị: 64x128 ppi, sáng
Bộ phát tín hiệu: loa
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 26
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Thời gian ngắt: tự thiết lập

Bộ điều khiển từ xa kiểm tra phanh

Vận hành kiểm tra (phanh xe tải)

- Lái bánh xe trục trước vào bệ thử phanh, nhả phanh và trả về số 0. Chú ý các bánh
xe phải thẳng và ở giữa bộ rulo. Hệ thống cảm biến sẽ tự động cân xe.

Kết quả cân tải trọng của xe

- Dùng remote để khởi động rulo.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 27
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Sau khi cả hai rulô đã quay thì sẽ tự động xác định lực cản rulô và màn hình sẽ yêu
cầu rà phanh để xác định độ ô van.

Xác định độ ô van bánh xe

- Khi hai kim lực nằm trong vùng màu vàng thì ta giữ phanh cho đến khi 2 vệt màu
vàng mất đi (có nghĩa là đã xác định được độ ô van) thì tiến hành đạp mạnh phanh, lúc
này thiết bị sẽ ghi nhận lực phanh lớn nhất và độ lệch lực phanh được hiển thị trên màn
hình, sau đó lưu giá trị này lại.
Hiệu suất phanh được tính toán căn cứ trên giá trị lực phanh lớn nhất của mỗi bánh
xe và tải trọng cầu xe.

- Lưu kết quả lực phanh trục trước

Kết quả lực phanh trục trước

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 28
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Lái trục trước ra khỏi bệ thử phanh, đưa trục sau vào. Thực hiện kiểm tra như trục
trước, sau đo lưu kết quả lực phanh trục sau:

Kết quả lực phanh trục sau

- Tiếp tục khởi động hai bộ rulo trái và phải để khởi động phanh đỗ. Với xe phanh
đỗ ở cầu trước thì chạy cầu trước vào bộ rulô kiểm tra, nếu phanh đỗ đặt ở cầu sau thì
chạy cho xe đặt cầu sau vào rulô kiểm tra.
* Chú ý
Trong khu vực kiểm tra thứ hai trong dây chuyền kiểm định bao gồm một hệ thống
các thiết bị làm việc theo một chu trình liên tiếp là kiểm tra trượt ngang, kiểm tra phuộc
nhún và kiểm tra phanh. Các thiết bị này có thể lắp thành một cụm hoặc cách rời nhau.
Giới hạn lực phanh cho phép của phương tiện
Chế độ thử: ôtô không tải (có 01 lái xe)
- Tổng lực phanh không nhỏ hơn 50% trọng lượng ôtô không tải.
- Sai lệch lực phanh trên một trục (giữa bánh bên phải và bên trái):
KSL = ( PFlớn - PFnhỏ) . 100%/PFlớn
KSL không được lớn hơn 25%
Trong đó :
KSL: sai lệch lực phanh trên một trục.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 29
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

PFlớn: lực phanh lớn.


PFnhỏ: lực phanh nhỏ.
Phanh đỗ: tổng lực phanh đỗ không nhỏ hơn 16% trọng lượng xe không tải khi thử
trên băng thử. Bên cạnh đó còn có tiêu chuẩn khi thử phanh trên đường theo bảng phụ lục.

7.4.5 Thiết bị đo kiểm khí thải động cơ Diesel MDO 2:

Thiết bị đo kiểm khí thải động cơ Diesel MDO 2

Đặt tính kỹ thuật:


MDO 2 là thiết bị của hãng MAHA- CHLB Đức cung cấp;

- Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005DK của
cục Đăng kiểm Việt Nam;

- Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc kiểm tra khí thải có gia
tải;

- Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian ;
- Máy có tích hợp cảm biến đo nhiệt độ ống kiểm tra;
- Bộ sấy ống kiểm tra công suất lớn;
- Máy cho phép kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động
cơ (RPM);

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 30
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Máy có 2 cổng giao tiếp RS 232 để nối với máy tính và nối với một thiết bị kiểm
tra khác (như máy đo công suất);

- Hiển thị kết quả trên màn hình máy tính giúp vận hành thiết bị dễ dàng
Thông số kỹ thuật MDO 2:

- Nguyên lý kiểm tra bằng phương pháp đo độ hấp thụ ánh sáng
- Chiều dài ống kiểm tra 430 mm

- Bước sóng ánh sáng bộ phát 567 nm

- Đường kính trong và ngoài ống kiểm tra 25/28 mm


- Thời gian sấy ống kiểm tra khoảng 3 phút
- Kích thước ( L x H x W ) 550x245x240 mm
- Trọng lượng 13kg
- Nguồn điện 220V/50Hz
- Nguồn cung cấp tùy chọn 12/24 VDC
- Hệ số hấp thụ ánh sáng động cơ từ 0 – 0.99 1/m
- Đo tốc độ vòng quay từ 400 – 8000 vòng/phút
0
- Nhiệt độ làm việc từ 0 - 50 C
0 0
- Nhiệt độ bảo quản từ -10 C đến 60 C
- Gồm hai cổng giao tiếp RS 232
0
- Đầu dò khí thải Diezel đường kính 10 mm, ống dẫn 1.5 m, nhiệt độ tối đa 300 C.
Nguyên lý làm việc của thiết bị:
Kỹ thuật đo dựa trên sự che phủ của mẫu khí thải trong phạm vi đo từ mức 0% đến
mức 100%. Mức 0% được nhận diện là không có khói trong buồng đo, mức 100% được
nhận diện là bị che phủ hoàn toàn.
Nguồn phát là đèn LED (Diode phát) phát quang màu xanh với bước sóng 567nm,
nguồn hấp thụ ánh sáng là con Diode nhận.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 31
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

1
3 4 5 6 2

7 8

Nguyên lý làm việc của MDO 2


1- Đầu đo khí xả; 2- Kẹp cố định; 3- Diot phát; 4 – Vỏ cách ly với môi trường; 5 –Cửa đóng mở;
6 – Lớp cách nhiệt; 7 – Thấu kính hội tụ; 8 – Diot nhận; 9 – Quạt trung hòa.

* Chu trình đo khí xả ở chế độ gia tốc tự do gồm 5 giai đoạn là “ Nghỉ – Đạp tăng
tốc – Quá trình động cơ tăng tốc – Giữ ổn định ở tốc độ lớn nhất – Trở về tốc độ nhỏ nhất”
và được biểu diễn qua biểu đồ sau:

Biểu đồ chu trình đo ở chế độ gia tốc tự do

Cấu trúc tổng quát của MDO 2:

 Mặt trước MDO 2

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 32
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

MDO 2

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Mặt trước MDO 2


1- Vị trí lắp thẻ nhớ; 2- Vị trí kết nối thiết bị đầu cuối với MDO2; 3- Bề mặt RS232 cho việc
truyền dữ liệu; 4- Vị trí kết nối bàn phím PC với MDO2; 5- Nối ống lấy khí xả; 6- Vị trí lấy điện
nguồn từ xe; 7- Đèn quang học chỉ thị tắt, mở; 8- Công tắc chính; 9- Kết nối với cáp nguồn; 10 -
Thông số kiểm tra cho phép.

 Thiết bị cầm tay

Thiết bị cầm tay


1- Kết nối với cảm biến nhiệt độ dầu; 2- Xác định bàn phím đã được nhập; 3- Nơi thiết bị cầm
tay nối với thiết bị chính; 4- Kết nối dụng cụ đo tốc độ động cơ; 5- Bàn phím; 6- In kết quả kiểm
tra.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 33
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Bàn phím thiết bị cầm tay


1- Màn hình hiển thị; 2- Bàn phím; 3- Phím Ecs; 4- Sử dụng để vào một hypen; 5- Phím Space:
chỉ sử dụng để nạp giấy in vào khi chương trình kiểm tra không hoạt động; 6- Các phím số: dùng
để thay đổi số nhận dạng các phương tiện vận tải; 7- Sử dụng phím này để ngừng lại hoàn toàn
trong khi nhập các ký tự; 8- Xóa những ký tự sai trong quá trình nhập; 9- Phím Enter

7.4.6. Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT 5:

Thiết bị kiểm tra khí thải động cơ xăng MGT 5

MGT 5 là thiết bị phân tích khí xả động cơ Xăng được cung cấp bởi nhà sản xuất
MAHA- CHLB Đức.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 34
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Máy được chấp thuận chính thức ở Việt Nam theo quyết định số 245/2005ĐK của
Cục ĐKVN.
Đặc tính kỹ thuật của MGT 5:

- Bộ máy kiểm tra chính có bộ hiển thị dùng để phân tích các khí HC, CO, CO 2 , O 2
và tính chỉ số lambda.

- Máy tự động tắt để tránh hút hơi ẩm vào máy khi không sử dụng.
- Có bơm để tách hơi nước ra khỏi khí thải.
- Dùng để kiểm tra động cơ chạy bằng các nhiên liệu CNG, LPG, và xăng.
- Hiển thị kết quả kiểm tra trên màn hình máy tính.
- Máy có tính năng tự động kiểm tra.
- Có bộ lọc chính kết hợp tách ẩm.
- Bộ lọc carbon, ống nối dẫn khí hiệu chuẩn, cảm biến oxy, đầu dò lấy mẫu kiểm
tra có kẹp, dài 400mm, ống dẫn mẫu khí thải dài 8m có kèm theo bầu lọc, có ống tách
nước, tài liệu hướng dẫn sử dụng.

- Máy có cổng USB để nối với máy tính.


- Dây USB dài 3 m.
- Phần mềm kiểm tra có quy trình phù hợp quy trình của Cục ĐKVN.
Thông số kỹ thuật MGT 5:
Các loại khí đo được: CO, CO2, HC, O2, NOx
Dãy đo:
CO 0 - 15,00 Vol %
CO2 0 - 20,0 Vol %
HC 0 - 2000 ppm Vol (Hexan), 0 - 4000 ppm Vol
O2 0 - 25,00 Vol %
NOx 0 - 5000 ppm Vol
Độ chính xác đo đạc
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 35
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

CO 0,06 Vol %
CO2 0,5 Vol %
HC 12 ppm Vol
O2 0,1 Vol %
NOx 32 - 120 ppm Vol
Phương pháp đo các loại khí
CO tia hồng ngoại
CO2 tia hồng ngoại
HC tia hồng ngoại
O2 điện hóa
NOx điện hóa
Sai số phép đo
CO 0,001 Vol %
CO2 0,01 Vol %
HC 0,1 ppm Vol
O2 0,01 Vol %
NOx 1 ppm Vol
Nguồn điện sử dụng
Nguồn cung cấp : 85V- 265V,50Hz, 65W hoặc nguồn điện lấy từ xe 10- 42V.
Cổng giao tiếp: LON, USB, OBD (tùy chọn)
Thiết bị kết nối: Dây đo nhiệt độ nhớt, tốc độ động cơ.
Thông số vật lý:
Kích thước 560 x 240 x 300 mm
Trọng lượng 8 kg
0 0 0
Nhiệt độ hoạt động 5 C - 45 C( ± 2 C)

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 36
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

0 0 0
Nhiệt độ bảo quản -10 C đến 60 C( ± 2 C)
Thời gian hâm nóng ít nhất 30s, lâu nhất 10 phút
Lưu lượng khí đo 3 lít/phút
Áp suất làm việc 750 – 1100 mbar
0 0
Nhiệt độ dầu 0 C – 150 C
Điều chỉnh điểm zero tự động.
Thời gian hiệu chỉnh lại 6 tháng
Ghi nhận tốc độ (RPM) 100- 10000 RPM
Có khả năng kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu, cảm biến đo RPM
Cấu trúc cơ bản MGT 5 và các thiết bị đi kèm:

 Mặt trước MGT 5

Mặt trước MGT 5

1- Đầu nối kiểm tra tốc độ; 2- Đèn LED và tín hiệu kiểm tra tốc độ; 3- Các chức năng phụ; 4 -
Cổng gắn với ống lấy mẫu khí thử

 Mặt sau MGT 5

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 37
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

1 2 3 4 5

Mặt sau MGT 5

1- Công tắc mở nguồn cung cấp với cầu chì cho sử dụng nguồn từ 85-265V; 2- Nơi lấy nguồn
điện sử dụng từ ô tô nguồn từ 10-42V; 3- Kết nối RS 232 cho thiết bị cầm tay;4- Đường thoát của
nước(bên trái) và của khí thải(bên phải); 5 - Kết nối với hệ thống trung tâm.

 Mặt bên MGT 5

Với hai mặt bên của MGT 5 ta có thể lật lên để kiểm tra hoặc thay thế các chi tiết
của thiết bị. trong đó là các cảm biến, bộ lọc chính để vận hành thiết bị và được miêu tả
theo hình sau:

Vị trí hai mặt bên của MGT 5

Trong đó:

Mặt bên bên trái gồm:

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 38
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

2
4
3

Mặt bên trái MGT 5


1- Than hoạt tính điều chỉnh điểm zero; 2- Nút điều chỉnh khí vào; 3- Cảm biến Oxy; 4- Cảm
biến NO
Mặt bên phải gồm:

Mặt bên phải MGT 5


1- Lọc bộ phận; 2- Bộ tách nước
Lọc chứa một cảm biến nước cho việc chọn lựa đóng mở bơm đo khí thải, chỉ ra cấp
độ nước trong bộ lọc.

Nguyên lý làm việc

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 39
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

5 4 3 2 1

6 7 8
Sơ đồ nguyên lý làm việc MGT 5
1- Bộ phát tia hồng ngoại; 2- Đĩa quay; 3- Buồng chứa khí chuẩn; 4.- Buồng thu tia hồng ngoại;
5- Bộ cảm ứng; 6- Bộ vi xử lý; 7- Buồng chứa khí xả; 8- Bộ hiển thị.
0
Với nhiệt độ sợi đốt khoảng 700 C, bộ phát tia phát ra tia hồng ngoại chiếu qua các
buồng chứa khí tới bộ cảm ứng. Trong buồng chứa khí chuẩn người ta nạp đầy loại khí
không có tính chất hấp thụ ánh sáng đối với tia hồng ngoại như Nitơ. Do tính chất hấp thụ
tia hồng ngoại thành phần khí có trong buồng chứa khí xả sẻ làm thay đổi tính chất của
các tia chiếu qua đó so với các tia chiếu qua buồng khí chuẩn .

Thiết bị kèm theo:

Thiết bị điều khiển cầm tay

Cấu trúc thiết bị đo cầm tay


1- Cổng kết nối với MGT 5; 2 - Bàn phím thiết bị; 3- In kết quả đo

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 40
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Thông số kỹ thuật như sau:


Sử dụng nguồn điện được cung cấp từ MGT 5
Khối lượng 1 kg
Chiều cao 56mm
Chiều rộng 125mm
Chiều dài 250mm
0 0
Nhiệt độ làm việc 0 C-50 C
0 0
Nhiệt độ bảo quản -20 C đến 60 C.
Ống mềm lấy khí xả: ống mềm lấy khí xả và kẹp giữ đi kèm, lọc sơ bộ và 8m ống
mềm.
Trong que đo khí xả bằng tay có một miếng lót của ống mềm được đệm vào để
đóng que đo.
Kết nối với thiết bị:
Gắn đầu cuối của ống mềm với cổng vào để đo khí xả ở mặt trước của MGT 5.

Ống mềm lấy khí xả

Đầu đo nhiệt độ nhớt làm mát


Đầu đo này dùng cho xe con và xe tải, chiều dài đầu đo có thể thay đổi từ 100mm
đến 1500mm.
Cách gắn: Cắm ở mặt trên của MGT 5, tại cổng trong bảng đo tốc độ vòng quay
động cơ.

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 41
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

Dây cảm biến đo nhiệt độ nhớt làm mát

Đầu đo tốc độ động cơ


Gồm hai loại
Loại đo tốc độ động cơ bằng cách đo số lần đánh lửa của bugi

Đầu đo tốc độ thông qua bugi đánh lửa

Loại đo tốc độ dựa vào xung động rung của máy.

Cảm biến rung đo tốc độ động cơ

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 42
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

7.4.7. Máy đo khí thải tổng hợp MDO 2 LON:

Máy đo khí thải tổng hợp MDO 2 LON

Ưu điểm:
- Máy liên hợp đa chức năng để kiểm tra khí xả cho động cơ xăng và diesel.
- Thiết bị hướng tới tương lai, đáp ứng yêu cầu đa dạng của người dùng (Môđun
RPM, điều khiển từ xa, đo khí xả có tải).
- Phù hợp với các quy định kiểm tra khí xả kiểu mới (Kiểm tra khí xả qua cổng chẩn
đoán trên xe – E-OBD, hay AU II).
- Máy MDO 2 có thể nối mạng và nối với máy tính bất cứ lúc nào qua cổng RS232.
- Vận hành dễ dàng, tiện lợi bằng màn hình hiển thị có cấu trúc rõ ràng: phần mềm
thông minh (đã được Việt hóa) cung cấp đầy đủ các bước vận hành và tất cả thông tin cần
thiết.
- Có thời gian làm nóng rất ngắn khi bật máy lên.
- Kết cấu vững chắc đòi hỏi bảo trì ở mức rất thấp
- Máy kiểm tra khí thải này tuân theo những điều khoản qui định của pháp luật.
- Tất cả các bộ phận tiếp xúc với khí xả (que đo và buồng đo) được làm bằng thép
không rỉ chất lượng cao.
- Máy có thể kiểm tra khí thải theo cách gia tốc tự do hoặc theo cách gia tải.
- Có thể kiểm tra từng lần đạp ga hoặc kiểm tra liên tục trong một khoảng thời gian.
- Thích hợp cho việc kiểm tra xe có gia tải trên máy đo công suất.
Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 43
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Bộ làm nóng buồng đo công suất cao.


- Có menu hướng dẫn người dùng.
- Đồ thị so sánh giữa tốc độ động cơ/đường cong nồng độ khí xả
- Ghi nhận giá trị đo dạng số và đồ thị.
- Có cổng giao tiếp nối tiếp RS232 cho thiết bị ngoài.
- Có thẻ nhớ lưu giá trị chuẩn (tùy chọn)
- Máy cho phép kết nối cảm biến đo nhiệt độ dầu bôi trơn và tốc độ vòng quay động
cơ (RPM) trên thân máy chính hoặc trên bộ hiển thị cầm tay.
- Thiết kế nhỏ gọn, phù hợp cho việc vận hành di động.
- Có thể đo ở bất kỳ chế độ gia tốc nào.
- Hiển thị kết quả trên màn hình máy tính giúp vận hành thiết bị dễ dàng.
Đặc tính kỹ thuật của máy MDO 2 LON:
Máy chính:
- Nguyên lý đo: đo độ hấp thụ ánh sáng của khí xả
- Chiều dài phòng đo: 430mm
- Bước sóng của ánh sáng phát ra trong phòng đo: 567nm
- Thời gian sấy ống kiểm tra: khoảng 3 phút
- Đường kính trong/ ngoài của phòng đo: 25 / 28mm
- Kích thước của máy: 550 x 245 x 240 mm
- Trọng lượng: 13 kg
- Điện nguồn: 220V, 50 Hz, 1 pha
- Nguồn điện lấy trên ô tô: 12/ 24V
- Tiêu thụ điện trung bình / max: 100 / 130W
- Cổng giao tiếp: RS 232
Bộ điều khiển cầm tay:
- Bộ chip xử lý : Hitachi H8/532 with separate Flash E-Prom

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 44
Kỹ thuật chẩn đoán ô tô Engineering of Automotive Diagnosis

- Màn hình LCD: 2 dòng x 16 số


- Khoảng đo độ đục: 0-100%
- Hệ số hập phụ: (K): 0 m-1 - ∞ m-1
- Kích thước: 245 x 55 x 125 mm
- Trọng lượng: 0.76 kg
- Điện nguồn cáp qua máy chính: 12V
- Điện năng tiêu thụ trung bình / max: 250 / 900mA
- Khả năng kết nối các phụ kiện đo RPM: Phụ kiện kiểu kẹp ống phun cao áp, kiểu
phát quang, kiểu âm thanh, kiểu độ rung,kiểu đo RPM qua cổng chẩn đoán, cảm biến đo
điểm chết trên của động cơ.
Thiết bị tiêu chuẩn:
- Phần mềm cơ bản: sử dụng phần mềm tiếng Việt EUROSYSTEM
- Cho phép nhập dữ liệu khách hàng bằng tay
- Tự động truyền dữ liệu
- Phần mềm cho phép nối mạng các máy trong mạng
Phạm vi đo:
- Hệ số hấp thụ ánh sáng động cơ: Từ 0 - 9.99 1/m
- Đo tốc độ vòng quay:Từ 400 - 8000 vòng/phút
- Nhiệt độ làm việc:Từ 0 - 50oC
- Nhiệt độ bình thường: -10oC - +60 oC
Các thành phần của máy:
- Thiết bị cơ bản (the basic unit)
- Thiết bị cầm tay (hand-terminal)
- Màn hình, chuột, bàn phím, máy in
- Cáp kết nối, thiết bị lấy mẫu thử
- Tủ đựng thiết bị

Đại học Giao thông Vận tải Tp. Hồ Chí Minh Trang 45

You might also like