You are on page 1of 4

BÁO CÁO THỰC HÀNH HÓA LÝ DƯỢC

BÀI 5: SỰ HẤP PHỤ.


ĐƯỜNG ĐẲNG NHIỆT HẤP PHỤ TRONG DUNG DỊCH NƯỚC.

Họ và tên: Lê Cẩm Ly
Lớp: Dược 2A Nhóm: 2 Tổ: 3
I. Mục tiêu:
- Tìm hiểu sự hấp phụ của acid acetic trên than hoạt.
- Vẽ đường đẳng nhiệt hấp phụ.
- Xác định hệ số a, n của phương trình hấp phụ Freundlich cho hấp phụ trên
than.
II. Đại cương:
X
Phương trình thực nghiệm Freundlich: = a.Cn (1)
m
X:lượng chất tan bị hấp phụ (acid acetit) bởi m gam chất hấp phụ (than).
C: nồng độ chất tan ở cân bằng.
X/m: lượng chất tan bị hấp phụ bởi 1 gam chất hấp phụ.
a và n: hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào bản chất của chất hấp phụ và chất bị
hấp phụ.
X
Từ (1): lg = n.lgC + lga
m
III. Nội dung:
1. Dụng cụ - hóa chất:
a. Dụng cụ:
- Bình định mức 100 ml. - Buret.
- Giấy lọc. - Pipet.
- Ống đong. - Bình tam giác.
- Cốc.
b. Hóa chất:
- Dung dịch CH3COOH 1M.
- Dung dịch NaOH 0,1M.
- Phenolphtalein.
- Than hoạt tính.
2. Tiến hành:
- Từ dung dich CH3COOH 1 M, pha 100ml dung dịch acid acetic có nồng  độ:
0.025 M; 0.05 M; 0.1 M; 0.2 M; 0.4 M. 

Bình 0,025M 0,05M 0.1M 0.2M 0.4M

CH3COOH 2,5 5 10 20 40
(ml)

Nước cất (ml) 97,5 95 90 80 60


- Lắc đều các bình vừa pha.

- Chuẩn độ bằng NaOH 0,1M Phenolphtalein (chỉ thị là 1-2 giọt 


Phenolphtalein) để xác định chính xác nồng độ đã pha. Chú ý rằng dung
dịch 0.025M và 0.05M lấy 20 ml; dung dịch 0.1 M và 0.2 M lấy 10 ml; dung
dịch 0.4  M lấy 5 ml để chuẩn độ. Ký hiệu nồng độ xác định được là C0.

- Lấy 5 bình nón đánh số từ 1 dến 5; cho vào mỗi bình 1,5g than hoạt.
- Cho vào mỗi bình 50ml acid acetic đã pha.
- Lắc đều và liên tục các bình trong 15-20 phút, không được để than lắng.
- Lọc các hỗn hợp vào bình nón khác, từng thứ riêng biệt.
- Chuẩn độ, xác định lại nồng độ acid acetic sau khi hấp phụ. Luôn ổn định sao
cho bình luôn là 50ml bằng cách cho nước cất vào.
3. Báo cáo kết quả và xử lý số liệu thực nghiệm:
3.1 Kết quả thô:
Dung dịch X1 X2 X3 X4 X5

Thể tích dd X(ml) 20 20 10 10 5

Thể tích dd NaOH 5,05 9,9 10 19,9 20,2


0,1M (ml) (trước
khi hấp phụ)

Thể tích dd NaOH Giọt đầu 0,4 3,65 8,85 13,85


0,1M (ml) (sau khi tiên hóa
hấp phụ) hồng.

Thể tích dd sau lọc 46 45,5 46 45,5 46,5


(ml)

3.2 Kết quả tính toán:

Dung dịch X1 X2 X3 X4 X5

Nồng độ acid 0,025 0,0495 0,1 0,199 0,404


trước khi hấp
phụ (C0)

Nồng độ acid 0,002 0,0365 0.0885 0,277


sau khi hấp
phụ ( C )
Lượng acid đã 2,375 3,175 5,525 6,350
bị hấp phụ (X)

X/m 1,5833 2,1167 3,6833 4,2333

lgX/m 0,1996 0,3257 0,5662 0.6267

lgC -2,6990 -1,4377 -1,0531 -0.5575

3.3 Đường đẳng nhiệt hấp phụ X/m theo lgC:

Đồ thị có dạng y=0,2053x + 0,7245 với R2= 0,8744 < 0,95 → sai số thô lớn
nên ta loại bỏ điểm xa nhất, được đồ thị mới như sau:
Đồ thị có dạng: y = 0,2053x + 0,759 với R2 = 0,9916 → chấp nhận đồ thị trên.

Kết quả tính toán:

X
Phương trình thực nghiệm Frenchlich: = a.Cn (1).
m

X
lg( ) = y; lgC = x (2).
m

Từ (1), (2) suy ra: y = n.x + lga

Trong đó: a, n là những hệ số thực nghiệm phụ thuộc vào bản chất của chất hấp
phụ và chất bị hấp phụ.

Từ đồ thị ta có: y = 0,2053x + 0,759  n = 0,2053 < 1 nên chấp nhận n.

lga = 0,759  a = 100,759

X
Vậy phương trình Freundlich có dạng: = 100,579 .C0,2053
m

You might also like