You are on page 1of 9

13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM


1. PHẦN ĐẠI SỐ

Chương I: Số tự nhiên

- Tên tập hợp được viết bằng chữ cái in hoa như: A, B, C,…

- Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N  , tức là  N  = {0; 1; 2; 3; 4; …} 

Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N∗ , tức là N∗   ={1; 2; 3; 4; …} .

- Phép cộng số tự nhiên a + b =c

Giao hoán a + b =b+a


Kết hợp (a + b) + c = a + (b + c)
Cộng với 0 a + 0 = 0 + a = a

- Phép trừ số tự nhiên a– b = c(a ≠ b)

Nếu a– b = c  thìa = b + c  và b = a– c . 

Nếu a + b = c  thìa = c– b  và b = c– a .

- Phép nhân số tự nhiên a. b =c

Giao hoán: a. b = b. a
Kết hợp:(a. b). c = a. (b. c)
Nhân với số 1:a. a = 1. a = a
Phân phối đối với phép cộng và phép trừ:

a. (b + c) = a. b + a. c
a. (b– c) = a. b– a. c

- Phép chia số tự nhiên a : b = q(b ≠ 0)

- Lũy thừa bậc n của a, kí hiệu  , là tích của n thừa số a:

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 1/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

- Nhân, chia lũy thừa cùng cơ số

a m . a n = a m+n
a m : a n = a m−n
- Thứ tự thực hiện phép tính Lũy thừa-> Nhân, chia -> Cộng, trừ 

Khi biểu thức có chứa dấu ngoặc, ta thực hiện các phép tính trong dấu ngoặc trước.

- Dấu hiệu chia hết

Chia hết cho 2: Các số có chữ số tận cùng là 0, 2, 4, 6, 8


Chia hết cho 5: Các số có chữ số tận cùng là 0 hoặc 5 
Chia hết cho 3: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 3
Chia hết cho 9: Các số có tổng các chữ số chia hết cho 9

- Phân tích một số tự nhiên lớn hơn 1 ta thừa số nguyên tố là viết số đó dưới dạng một tích các
thừa số nguyên tố.

Ví dụ: Phân tích số 40 ra thừa số nguyên tố bằng cách viết “rẽ nhánh” và “theo cột dọc”.

Cách "rẽ nhánh"

Cách "theo cột dọc"

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 2/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

Vậy ta phân tích được: 40 = 2. 2. 2. 5 = 23 . 5.

- Các bước tìm ƯCLN bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố:

Bước 1. Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2. Chọn ra các thừa số nguyên tố chung

Bước 3. Với mỗi thừa số nguyên tố chung, ta chọn lũy thừa với số mũ nhỏ nhất

Bước 4. Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được ước chung lớn nhất cần tìm.

- Các bước tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố

Bước 1: Phân tích mỗi số ra thừa số nguyên tố

Bước 2: Chọn ra các thừa số nguyên tố chung và các thừa số nguyên tố riêng

Bước 3: Với mỗi thừa số nguyên tố chung và riêng, ta chọn lũy thừa với số mũ lớn nhất

Bước 4: Lấy tích của các lũy thừa đã chọn, ta nhận được bội chung nhỏ nhất cần tìm.

Chương II: Số nguyên

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 3/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

- Tập hợp số nguyên Z  Các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương tạo thành tập hợp
các số nguyên.

- Cộng hai số nguyên dương chính là cộng hai số tự nhiên khác 0. 

Cộng hai số nguyên cùng dấu: Ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu chung trước
kết quả.

Cộng hai số nguyên khác dấu: Ta tìm hiệu hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi
đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt đối lớn hơn.

- Phép trừ 2 số nguyên: muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b, ta cộng a với số đối của b: 
a − b = a + (−b)

- Phép nhân/chia 2 số nguyên: 

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt
dấu “−“ trước kết quả nhận được.

Nhân/chia hai số nguyên khác dấu: ta nhân/chia hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt
dấu “−“ trước kết quả nhận được.

- Quy tắc dấu ngoặc: trước dấu ngoặc là dấu "+" thì vẫn giữ nguyên dấu của các số hạng trong
ngoặc; trước dấu ngoặc là dấu "-" thì đối dấu tất cả các số hạng trong ngoặc.

- Cho hai số nguyên a, b với . Nếu có số nguyên q sao cho a = b . q thì ta nói:

a chia hết cho b;


a là bội của b;
b là ước của a.

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 4/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

2. PHẦN HÌNH HỌC

Chương III :Hình học trực quan 

- Hình tam giác đều: ba cạnh bằng nhau, ba góc bằng nhau và bằng 60∘ .

- Hình vuông: bốn cạnh bằng nhau, bốn góc bằng nhau và bằng 90∘ , hai đường chéo bằng
nhau.

Chu vi: 4a (a là cạnh hình vuông)


Diện tích: a 2

- Hình lục giác đều: sáu cạnh bằng nhau, sáu góc bằng nhau, mỗi góc bằng120∘ , ba đường
chéo chính bằng nhau.

- Hình chữ nhật: bốn góc bằng nhau và bằng 90∘ , các cặp cạnh đối bằng nhau, hai đường chéo
bằng nhau.

Chu vi: 2(a+b) 


Diện tích: ab

- Hình thoi: bốn cạnh bằng nhau, hai đường chéo vuông góc với nhau, các cặp góc đối bằng
nhau.

Chu vi: 4a (a là cạnh của hình thoi)


d1 d2
Diện tích:  2

- Hình bình hành: Các cặp cạnh đối bằng nhau, hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi
đường, các cặp cạnh đối song song, các cặp góc đối bằng nhau.

Chu vi: 2(a+b) 


Diện tích: ah  

- Hình thang cân: hai cạnh bên bằng nhau, hai đường chéo bằng nhau, hai cạnh đáy song song
với nhau, ai góc kề một đáy bằng nhau.

B. Bài tập và hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 1. Tập hợp

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 5/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

Dạng 1. Tập hợp 

Bài tập 1: Cho các tập hợp

A  = {1; 2; 3; 4; 5; 6; 8; 10}; B  = {1; 3; 5; 7; 9; 11}

a) Viết tập hợp C  các phần tử thuộc A  và không thuộc B .

b) Viết tập hợp D  các phần tử thuộc B  và không thuộc A .

c) Viết tập hợp E  các phần tử vừa thuộc A  vừa thuộc B .

d) Viết tập hợp F  các phần tử hoặc thuộc A  hoặc thuộc B .

Bài tập 2: Cha mua cho em một quyển số tay dày 145 trang. Để tiện theo dõi em đánh số trang
từ 1 đến 256. Hỏi em đã phải viết bao nhiêu chữ số để đánh hết cuốn sổ tay?

Bài tập 3: 

a) Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 và không vượt quá 7 bằng hai cách.

b) Tập hợp các số tự nhiên khác 0 và không vượt quá 12 bằng hai cách.

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 2. Tính hợp lý

Dạng 2. Tính hợp lý

Bài tập 1: Thực hiện phép tính

a) 5. 22 – 18 :3

b) 17. 85 + 15. 17– 120

c) 23 . 17– 23 . 14

d) 5.3 2 – 32 : 42

Bài tập 2: Thực hiện phép tính 

a) 27. 75 + 25. 27– 150

b)13. 17– 256 : 16 + 14 : 7– 1

c)18 : 3 + 182 + 3.(51 : 17)


https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 6/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

d)15– 25. 8 : (100. 2)

Bài tập 3: Thực hiện phép tính

a) 23 – 53 : 52 + 12.22

b) 27 : 22 + 54 : 53 . 24 – 3.2 5

c) (35 . 37 ) : 310 + 5.2 4 – 73 : 7


=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 3. Tìm X

Dạng 3. Tìm x

Bài tập 1: Tìm x, biết:

a) 2x + 15 = −2

b) 128– 3(x + 4) = 23

c) (50– 6x).18 = 23 .3 2 .5

Bài tập 2: Tìm x, biết:

a, 3x– 10 = 2x + 13

b) 3(x– 2) + 2x = 10

c) 4.(2x + 7)– 3.(3x– 2) = 24

Bài tập 3: Tìm x, biết:

a) (x– 4). (x– 3) =0

b) 5x– 3x– x = 20

c) 2x + 4.2 x = 5
=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 4. Dấu hiệu chia hết 

Dạng 4. Dấu hiệu chia hết 

Bài tập 1: Trong các số 108; 1900; 1065; 510; 217.

https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 7/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

a) Số nào chia hết cho cả 2 và 3?

b) Số nào chia hết cho cả 3 và 5?

c) Số nào chia hết cho cả 2; 3 và 5?

d) Số nào chia hết cho 5 nhưng không chia hết cho 3?

e) Số nào chia hết cho 3 nhưng không chia hết cho 9?

Bài tập 2: Tìm X, biết :

a) x chia hết cho 2 và 150 < x < 160 ;

b) x chia hết cho 3 và 360 < x < 370 ;

c) x vừa chia hết cho 2 vừa chia hết cho 5 và 200 < x < 250 ;

d) x là số lẻ, x chia hết cho 5 và 121 < x < 133 .

Bài tập 3: Không làm phép tính, hãy xét xem các tổng và hiệu dưới đây có chia hết cho 3 hay
không?

a) 240 + 123 =

b) 240 - 123 =

c) 2454 + 374 + 135 =

d) 2454 - 374 - 135 =

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 5. Bội và ước


Dạng 5. Bội và ước

Bài tập 1: Tìm các chữ số x và y sao cho

a) Số 17x chia hết cho cả 2 và 3.

b) Số x45y chia hết cho cả 2; 5; 3 và 9.

Bài tập 2: Tìm x, biết:

a) x ∈ BC(6; 4)và16 ≤ x ≤ 50.


https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 8/10
13:46 19/07/2023 Đề cương ôn tập Toán 6 Cánh diều học kì 1 | Toán 6 Cánh diều - Tech12h

b) x ∈ ƯC(54; 12)vàx > −10

Bài tập 3: Tìm ƯCLN, BCNN của

a) 12 và 18

b) 24; 36 và 60

=> Xem hướng dẫn giải

Bài tập Dạng 6. Hình học trực quan

Dạng 6. Hình học trực quan

Bài tập 1: Tìm hình vuông và hình tam giác đều trong các hình sau:

Bài tập 2: Tính chu vi của các hình sau đây:

a) Tam giác ABC có độ dài ba cạnh là: AB = 3 dm, BC = 4 dm; CD = 5 dm.

b) Hình chữ nhật có chiều rộng là 5 dm và chiều dài là 7 cm.

c) Hình vuông có cạnh là 10 cm.

d) Hình bình hành có hai cạnh là 4 m và 7 dm.

e) Hình thoi có cạnh là 6 m.

f) Hình lục giác đều có cạnh là 3 dm.

Bài tập 3: Một thửa ruộng hình bình hành có độ dài đáy bé là 50m, đáy lớn gấp đôi đáy bé,
chiều cao là 50m. Người ta trồng lúa ở đó, tính ra cứ 100 m 2  thu hoạch được 50kg thóc. Hỏi đã
thu hoạch được ở thửa ruộng đó bao nhiêu tạ thóc?
https://tech12h.com/bai-hoc/de-cuong-tap-toan-6-canh-dieu-hoc-ki-1.html 9/10

You might also like