You are on page 1of 63

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA/VIỆN KINH TẾ & KINH DOANH QUỐC TẾ

NIÊN LUẬN
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN:
KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VÀ MỘT SỐ HÀM Ý CHO VIỆT NAM

GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: Th.S LÊ MINH TUẤN

SINH VIÊN THỰC HIỆN: PHẠM KIỀU MAI

LỚP: QH 2020E KTQT CLC 7

NGÀNH: KINH TẾ QUỐC TẾ

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO: CTĐT CLC

Hà Nội – Tháng 7 Năm 2023


MỤC LỤC
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT................................................................................................................ 4

DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ ......................................................................................................... 5

MỞ ĐẦU ................................................................................................................................................. 6

NỘI DUNG BÀI NIÊN LUẬN ............................................................................................................ 14

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN BỀN


VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN ................................................................................... 14

1.1 Cơ sở lý luận ................................................................................................................................ 14


1.1.1 Ngành công nghiệp bán dẫn .................................................................................................. 14
1.1.1.1 Ngành công nghiệp bán dẫn là gì? ................................................................................. 14
1.1.1.2 Vai trò ............................................................................................................................ 16
1.1.1.3 Mục tiêu hình thành và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn ...................................... 21
1.1.2 Phát triển bền vững ............................................................................................................... 22
1.1.2.1 Khái niệm chung ............................................................................................................ 22
1.1.2.2 Xu hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn ........................................... 23
1.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn ......................... 24
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển bền vững ngành công nghiệp
bán dẫn ....................................................................................................................................... 28
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn .............................. 28
1.2.1 Mỹ ......................................................................................................................................... 28
1.2.1.1 Chính sách của chính phủ .............................................................................................. 28
1.2.1.2 Chính sách của doanh nghiệp ......................................................................................... 30
1.2.2 Hàn Quốc .............................................................................................................................. 32
1.2.2.1 Chính sách của chính phủ .............................................................................................. 32
1.2.2.2 Chính sách của doanh nghiệp ......................................................................................... 33
1.2.3 Singapore .............................................................................................................................. 34
1.2.3.1 Chính sách của chính phủ .............................................................................................. 34
1.2.3.2 Chính sách của doanh nghiệp ......................................................................................... 34
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN
TẠI VIỆT NAM ................................................................................................................................... 36

2.1 Quá trình hình thành ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam .................................................. 36
2.2 Thực trạng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.................................. 37
2.2.1 Vị trí ...................................................................................................................................... 37
2.2.2 Quy mô .................................................................................................................................. 37
2.2.3 Tính đồng bộ ......................................................................................................................... 39
2.2.4 Vốn đầu tư thu hút................................................................................................................. 40
2.2.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ............................................................................ 41
2.2.6 Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp ............................................................ 43
2.2.7 Liên kết kinh tế...................................................................................................................... 44
2.3 Thực trạng lan tỏa của ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng bền vững .................................. 46
2.3.1 Thực trạng tác động lan tỏa về kinh tế kỹ thuật .................................................................... 46
2.3.2 Thực trạng tác động lan tỏa về môi trường ........................................................................... 48
2.4 Đánh giá các tiêu chí phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam ................... 50
2.4.1 Tiêu chí về kinh tế ................................................................................................................. 50
2.4.2 Tiêu chí về môi trường .......................................................................................................... 51
2.4.3 Tiêu chí về xã hội – con người .............................................................................................. 51
2.5 Những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân của quá trình hướng tới phát triển bền vững
ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam .......................................................................................... 51
2.5.1 Tích cực................................................................................................................................. 51
2.5.2 Hạn chế ................................................................................................................................. 54
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế .......................................................................................... 55
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN
DẪN TẠI VIỆT NAM.......................................................................................................................... 56

3.1 Cơ hội và thách thức .................................................................................................................... 56


3.1.1 Cơ hội .................................................................................................................................... 56
3.1.2 Thách thức............................................................................................................................. 57
3.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam ........... 57
3.2.1 Mục tiêu ................................................................................................................................ 57
3.2.2 Phương hướng ....................................................................................................................... 58
3.3 Giải pháp ...................................................................................................................................... 59
KẾT LUẬN ........................................................................................................................................... 60

TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................................... 61


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt Nguyên nghĩa

CTNS Chương trình Nghị sự 2030

COP26 Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần
thứ 26

FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài

IPV Intel Products Việt Nam

SDGs Mục tiêu Phát triển bền vững

SOC Hệ thống phức hợp trên chip


DANH MỤC HÌNH VÀ BIỂU ĐỒ
Hình 1-1: Tổng số việc làm từ ngành công nghiệp bán dẫn ở Hoa Kỳ năm 2020........ 20
Hình 1-2: Các mục tiêu phát triển bền vững. ................................................................ 23
Hình 2-1: Doanh thu theo phân khúc ngành bán dẫn Việt Nam từ năm 2016-2022 và
đự đoán năm 2023-2027................................................................................................ 38

Biểu đồ 1-1: Doanh thu ngành công nghiệp bán dẫn năm 2012-2022 và dự đoán 2023-
2024. .............................................................................................................................. 25
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tại Việt Nam, từ năm 2012, Chính phủ đã đưa ra xác định những sản phẩm vi
mạch điện tử nằm trong danh mục sản phẩm dự bị của quyết định về Phê duyệt danh
mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 theo Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày
16/04/2012. Đây là sự nhận định của Chính phủ về tiềm năng phát triển của ngành
công nghiệp bán dẫn, khi mà ngành này được coi là nền tảng hỗ trợ và đẩy mạnh sự
tăng trưởng của các ngành công nghiệp khác, vai trò của ngành này rất quan trọng với
nền kinh tế quốc gia khi góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế theo chiều sâu.
Công nghiệp bán dẫn đóng góp rất lớn vào nền kinh tế Việt Nam. Theo báo cáo
của Tổng cục Thống kê, sản xuất bán dẫn đóng góp 25% tổng sản lượng công nghiệp
và 20% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Công nghiệp bán dẫn còn là một
trong những ngành có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Ngoài
ra, công nghiệp bán dẫn còn đóng góp vào việc phát triển các ngành công nghiệp khác
như điện tử, viễn thông, ô tô, máy tính và các thiết bị điện tử tiêu dùng.
Đặc biệt, trong bối cảnh Việt Nam chú trọng vào phát triển khoa học công nghệ
để theo kịp xu thế toàn cầu, ngành công nghiệp bán dẫn trở thành một động lực trọng
tâm của ngành công nghiệp điện tử. Mặc dù ngành được đánh giá rất cao trong việc tạo
ra giá trị cho đất nước, nhưng Việt Nam chưa thể tham gia sâu vào chuỗi cung ứng
ngành bán dẫn. Bởi Việt Nam mới chỉ đóng góp trong quá trình lắp rắp, giai đoạn cuối
hoàn thiện sản phẩm chứ không phải giai đoạn thiết kế, nghiên cứu sản phẩm. Nhìn
tình hình thực tế những năm gần đây, thị trường thế giới về chất bán dẫn, về thiết bị
bán dẫn, chip bán dẫn khan hiếm, Việt Nam lại nhận được nhiều cơ hội để khai thác từ
ngành này. Khởi nguồn từ Intel lần đầu đầu tư nhà máy vào Việt Nam, đưa Việt Nam
vào bản đồ cung ứng ngành bán dẫn, ngày càng nhiều các đầu tư từ những tập đoàn
lớn về công nghệ tới Việt Nam. Điều này làm động lực để Việt Nam nỗ lực phát triển,
cải thiện những điều kiện nội tại để thu hút hơn nữa đầu tư ngành bán dẫn.
Đồng thời, Việt Nam đang hướng đến phát triển bền vững các ngành kinh tế.
Kế hoạch phát triển kinh tế bền vững của Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn 2030
đã được Quốc hội thông qua vào tháng 11/2021. Điều này cho thấy kế hoạch phát triển
bền vững là mục tiêu quan trọng của Việt Nam. Trước đó, Việt Nam đã cam kết thực
hiện Chương trình Nghị sự 2030 (CTNS) và tất cả các Mục tiêu Phát triển bền vững
(SDGs) của Liên Hợp Quốc. Tại Hội nghị Thượng đỉnh của Liên Hợp quốc vào tháng
9/2015, Chính phủ Việt Nam đã tiếp tục cam kết sẽ tập trung mọi nguồn lực cần thiết,
huy động sự tham gia của tất cả các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức, cộng đồng và
người dân để thực hiện thành công CTNS và tất cả các SDG.
Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
của Việt Nam hiện nay, điều quan trọng cần cân nhắc là sự phát triển bền vững của
ngành. Việt Nam có thể xây dựng một ngành công nghiệp bán dẫn bền vững từ giai
đoạn khởi đầu nhờ vào những kinh nghiệm từ các quốc gia trên thế giới cũng như
những tập đoàn lớn về ngành bán dẫn hiện nay. Xuất phát từ điều kiện hiện nay, việc
nghiên cứu đề tài: “Phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn: kinh nghiệm
quốc tế và một số hàm ý cho Việt Nam” là cần thiết. Từ việc nghiên cứu kinh
nghiệm phát triển của quốc tế, qua đó, một số bài học và đè xuất một số hàm ý cho
Việt Nam trong thực hiện phát triển bền vững của ngành công nghiệp bán dẫn.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu về phát triển bền vững và phân tích tình hình các quốc gia trên thế
giới áp dụng trong ngành công nghiệp bán dẫn, từ đó đưa ra một số hàm ý chính sách
để ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam hướng tới phát triển bền vững.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Sự phát triển bền vững cho ngành công nghiệp bán dẫn của các nước trên thế
giới, tình hình ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam và hướng giải pháp cho phát
triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: những quốc gia đạt được sự phát triển bền vững trong ngành
công nghiệp bán dẫn, Việt Nam.
- Nội dung: Nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững trong
ngành công nghiệp bán dẫn và đưa ra một số hàm ý cho Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu định tính bao gồm phân tích, tổng hợp, so sánh số liệu
thứ cấp, từ việc tiến hành đọc và tham khảo những tài liệu, sách và bài báo khoa học
được đăng trên những tạp chí, từ đó phân tích một cách có hệ thống các quy trình,
chính sách và sáng kiến của các quốc gia đã và đang phát triển bền vững ngành công
nghiệp bán dẫn.
5. Tổng quan tài liệu
- Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững

Phát triển bền vững hiện nay đang là vấn đề được quan tâm bởi các quốc gia
trong các lĩnh vực. Một số nghiên cứu được liệt kê dưới đây.
John Blewit (2015) đã đưa ra định nghĩa của IUNC về phát triển bền vững, cân
nhắc đến các yếu tố liên quan đến các yếu tố về xã hội, sinh thái và kinh tế, nguồn lực
sống và không sống và những hành động sẽ đem lại lợi ích và tác hại gì trong cả ngắn
và dài hạn. Phát triển bền vững được chỉ ra chứa hai quan điểm chính, là về nhu cầu và
ý tưởng, về sự giới hạn được áp đặt bởi thực trạng của công nghệ hay các tổ chức xã
hội lên khả năng của môi trường để đáp ứng nhu cầu hiện tại và tương lai.
Thomas M. Parris1 and Robert W. Kates (2003) có bài nghiên cứu chỉ ra rằng
phát triển bền vững có sức hấp dẫn rộng rãi và ít tính cụ thể nhưng một số kết hợp giữa
phát triển và môi trường cũng như công bằng được tìm thấy trong nhiều cố gắng để mô
tả nó. Cạnh đó, tác giả cho rằng khi quan tâm về phát triển bền vững, những người ủng
hộ khác nhau về quan điểm của họ, nhấn mạnh vào những gì sẽ được duy trì, những gì
sẽ được phát triển và trong thời gian bao lâu; cũng như nhấn mạnh vào các chỉ số bền
vững có nhiều động lực bao gồm quyết định xây dựng và quản lý, vận động chính
sách, xây dựng sự tham gia và đồng thuận, nghiên cứu và phân tích. Bài nghiên cứu
của Thomas và cộng sự đưa ra những ví dụ và sử dụng những đánh giá trên làm nổi
bật những điểm tương đồng và khác biệt trong các định nghĩa về phát triển bền vững,
động lực, quy trình, phương pháp kỹ thuật. Họ đưa ra kết luận rằng không có bộ chỉ số
nào được chấp nhận rộng rãi, được hỗ trợ bởi lý thuyết, thu thập và phân tích dữ liệu
chặt chẽ, và có ảnh hưởng trong chính sách. Lý do cho điều này là sự mơ hồ bởi chính
phát triển bền vững, có đa mục đích trong việc mô tả và đo lường sự phát triển bền
vững và nhầm lẫn về thuật ngữ, dự liệu và phương pháp đo lường. Bài nghiên cứu
được đưa ra với mục đích giảm sự nhầm lẫn trên, họ đề xuất một khung phân tích phân
biệt rõ ràng giữa các mục tiêu, chỉ số, mục tiêu, xu hướng, động lực và phản ứng chính
sách.
Yosef Jabareen, tác giả của bài A new conceptual framework for sustainable
development (2006) thể hiện một đánh giá quan trọng về tài liệu các lĩnh vực liên quan
đến phát triển bền vững để cho thấy rằng thiếu một khung lý thuyết toàn diện để hiểu
phát triển bền vững và tính phức tạp của nó. Tác giả cũng cho rằng các định nghĩa về
phát triển bền vững là mơ hồ. Như vậy, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp phân tích
khái niệm, xem xét các tài liệu của đa ngành về phát triển bền vững, trong đó nhận ra
các mô hình và sự tương đồng của các khái niệm về sự bền vững, lắp ráp tạo thành
khung lý thuyết của bảy khái niệm về phát triển bền vững.
• Về nghịch lý đạo đức
• Về vốn tự nhiên
• Về vốn chủ sở hữu
• Về quản lý tích hợp
• Về dạng sinh thái
• Chương trình nghị sự chính trị toàn cầu
• Chủ nghĩa không tưởng
Trong tác phẩm Sustainable development strategies (2002) của Dalal-Clayton,
B. and Bass, S. đưa ra yêu cầu một chiến lược cho phá triển bền vững cả trong dài hạn,
và cách tiếp cận chiến lược áp dụng ở cấp độ quốc gia:
• Liên kết tần nhìn dài hạn với các mục tiêu trung hạn và hành động ngắn hạn
• Liên kết “ngang” giữa các ngành, để có cách tiếp cận phối hợp phát triển
• Liên kết không gian “dọc” để chính sách của địa phương, quốc gia và toàn cầu,
các nỗ lực phát triển và quản trị đều hỗ trợ lẫn nhau
• Quan hệ đối tác thực sự giữa chính phủ, doanh nghiệp, cộng đồng và các tổ
chức tình nguyện, vì các vấn đề quá phức tạp để có thể được giải quyết bởi bất
kì nhóm hành động một mình.
Bên cạnh đó, tác giả phân tích các thách thức về môi trường và sự phát triển,
chỉ ra thách thức chính và xu hướng về sư chênh lệch về kinh tế và sự bất ổn về chính
trị, tình trạng đói nghèo, thiếu ăn, dịch bệnh, bị gạt ra khỏi sự phát triển của toàn cầu,
tăng trưởng dân số, tiêu thụ quá mức, sự tăng trong việc sử dụng năng lượng của toàn
cầu, biến đổi khí hậu,...
Trong bài nghiên cứu đề cập đến cần có một nhu cầu cấp thiết về cam kết chính
trị thực sự để hành động: thiết lập trong mỗi xây dựng môi trường trong đó các bên
liên quan có thể tham gia tranh luận và hành động một cách hiệu quả; phát triển thực
quan hệ đối tác giữa chính phủ, khu vực tư nhân và xã hội dân sự; để thống nhất vai
trò và trách nhiệm cho phát triển bền vững; thiết lập cơ chế phối hợp hiệu quả; và làm
việc cùng nhau theo thỏa thuận ưu tiên.
- Công trình nghiên cứu ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam

WTO (2023) dựa trên nguồn của Vietnam Briefing đã có bài viết về vấn đề
xoay quanh việc sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam và Đài Loan, trong đó nói rằng:
Việt Nam đang nổi lên như một nhân tố đáng chú ý trong chuỗi cung ứng chất bán
dẫn. Lo ngại rủi ro về địa chính trị có thể ảnh hưởng đến ngành công nghiệp bán dẫn
tại Đài Loan nên Việt Nam được các chuyên gia trong ngành xác định là lựa chọn thay
thế với nhiều hứa hẹn cho các dự án trong tương lai. Một vài đặc điểm được đưa ra để
cho thấy tiềm năng của Việt Nam, khi mà vấn đề liên quan đến cơ sở hạ tầng - vật chất
đang được cải thiện, lực lượng lao động và đội ngũ tài năng đang được đầu tư, đào tạo
và chi phí sinh hoạt thấp hơn nên làm chi phí cho nhân lực cũng trở nên cạnh tranh
hơn. Trong đó, chính sách của chính phủ Việt Nam đưa ra nhiều biện pháp thu hút và
hỗ trợ, tập trung vào chuyển đổi kỹ thuật số. Cạnh đó, Việt Nam cũng thể hiện thiện
chí đầu tư vào ngành và đã thực hiện các chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, thành
lập nhiều quỹ khác nhau để hỗ trợ phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Và Việt Nam
có vị trí thuận lợi cho quá trình thâm nhập thị trường chất bán dẫn đang phát triển
nhanh của khu vực. Nhưng cạnh đó, cũng chỉ ra những hạn chế của Việt Nam về
nguồn nguyên liệu sản xuất, về công ty nội địa và thách thức cho Việt Nam khi phát
triển ngành công nghiệp này.
Một bài viết khác cũng được WTO đề cập về cơ hội phát triển ngành bán dẫn
Việt Nam (2021) khi chỉ ra rằng giai đoạn này, nguồn cung chip trở nên khan hiếm và
làm ảnh hưởng đến các ngành sản xuất khác, đây là cơ hội mới cho Việt Nam để đi tắt
đón đầu không chỉ trong khu vực Đông Nam Á mà còn trên thế giới. Bởi nhìn vào sự
phát triển của ngành công nghiệp điện tử và Việt Nam cũng đã đứng thứ 9 toàn cầu
trong lĩnh vực xuất khẩu hàng điện tử, cũng như những nỗ lực cải thiện điều kiện về cơ
sở vật chất, hành lang pháp lý, nhân lực để trở thành một địa điểm lý tưởng cho các
nhà đầu tư bán dẫn. Những bước thành công đầu tiên là nhận khoản đầu tư của các tập
đoàn lớn trong lĩnh vực bán dẫn.
Thu Hiền (2021) đã nhận xét rằng: Việt Nam đang có nhiều cơ hội khai thác,
làm chủ công nghệ và thương mại hóa nguồn lợi từ ngành công nghiệp bán dẫn; và
cũng cho thấy rằng sự thành công của ngành công nghiệp bán dẫn đã trở thành động
lực chính của ngành công nghiệp điện tử. Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách và
hành lang pháp lý để tạo điều kiện cho việc đầu tư và phát triển các sản phẩm công
nghệ cao, và ngành công nghiệp bán dẫn cũng được lấy làm trọng tâm phát triển. Nhận
định rằng hiện nay, những khu công nghiệp TP. Hồ Chí Minh được xem là hình mẫu
cho thu hút đầu tư và phát triển ngành vi mạch bán dẫn của cả nước, ngoài ra còn là
trung tâm đứng đầu cả nước về nghiên cứu và đào tạo trong lĩnh vực này. Nhưng Hà
Nội vẫn là địa phương có điều kiện cho phát triển vi mạch bởi có nguồn nhân lực trình
độ cao mạnh nhất cả nước về số lượng cũng như chất lượng. Tuy nhiên tác giả cũng
chỉ ra những khó khăn và hạn chế của Việt Nam khi tham gia vào thị trường bán dẫn.
- Công trình nghiên cứu về phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn

Rachel Popa (2022) cho rằng khi các công ty, tổ chức và chính phủ trên thế giới
đang nỗ lựu giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu, chất bán dẫn sẽ tiếp tục cho phép tăng
tốc và áp dụng công nghệ bền vững. Bởi chất bán dẫn cũng là một công cụ trong việc
phát triển và triển khai công nghệ năng lượng xanh cũng như cải thiện hiệu suất năng
lượng của thiết bị điện tử. Cạnh đó, tác giả cũng nói rằng ngành công nghệ thông tin
cũng chịu trách nhiệm cho 2-3% lượng khí carbon dioxide trên toàn cầu. Popa chỉ ra
có thể khử cacbon cho ngành công nghiệp bán dẫn thông qua hợp tác, Hiệp hội khí hậu
bán dẫn đánh giá các rủi ro liên quan đến khí hậu ảnh hưởng đến chuỗi giá trị chất bán
dẫn, và thành lập nhóm làm việc để đạt được quá trình khử cacbon trong chuỗi giá trị
chất bán dẫn thông qua việc khai thác sức mạnh của dữ liệu và kiến thức chuyên môn.
Elise Harrington và cộng sự (2022) cho ra rằng Đạo luật khoa học và CHIPS
trong năm 2022 đã phân bổ 52 tỷ đô la để hỗ trợ và phát triển khuyến khích cũng như
nghiên cứu và phát triển cho sản xuất chất bán dẫn, để từ đó tập trung vào tính bền
vững trong hoạt động đầu tư và R&D đang diễn ra, đồng thời giảm thiểu vô số tác
động môi trường của chip trước khi chúng trở nên phổ biến hơn nữa. Đồng thời, các
nhà sản xuất cần các phương pháp thiết kế và sản xuất chip và thiết bị thay thế, cũng
như các phương pháp thiết kế và sản xuất chip và thiết bị thay thế, phương pháp cho
tái chế và tái sử dụng. Để hỗ trợ phát triển một tiêu chuẩn điều chỉnh các tác động có
hại của việc sản xuất chip, các học giả đã đề xuất bảy chỉ số chính về tác động môi
trường trong vòng đời của linh kiện. Tập trung vào tính bền vững và lợi ích của nó
trong thiết kế chip sẽ đòi hỏi sự hợp tác sâu rộng giữa chính phủ và ngành dọc theo
chuỗi cung ứng.
Frans Scheper chủ tịch kiêm giám đốc EMEA năm 2022 nói rằng Intel đã nỗ
lực quản lý nước bền vững và đã bảo tồn hàng tỷ gallon nước và trả lại khoảng 80%
lượng nước sử dụng cho cộng đồng, là một phần trong chiến lược và mục tiêu RISE
rộng lớn hơn của Intel. Họ cũng đã công bố các kế hoạch tiếp tục giảm phát thải khí
nhà kính trực tiếp và gián tiếp, đồng thời phát triển các giải pháp công nghệ bền vững
hơn, và cũng nhấn mạnh cam kết giảm lượng khí thải nói chung và nhấn mạnh sự hợp
tác.
Chương trình nghị sự quốc gia của Singapore về phát triển bền vững và giá
năng lượng tăng cao gần đây mang đến cơ hội lớn cho các công ty bán dẫn phát triển
các công nghệ dẫn đầu ngành và theo đuổi các giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm
thiểu tác động đến môi trường.
6. Bố cục bài niên luận
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế về phát triển bền vững ngành công
nghiệp bán dẫn
Chương 2: Thực trạng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
Chương 3: Một số hàm ý phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt
Nam
NỘI DUNG BÀI NIÊN LUẬN
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT
TRIỂN BỀN VỮNG NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN
1.1 Cơ sở lý luận
1.1.1 Ngành công nghiệp bán dẫn
1.1.1.1 Ngành công nghiệp bán dẫn là gì?
Ngành công nghiệp bán dẫn, tên gọi bằng tiếng Anh là Semiconductor industry,
hay còn gọi là ngành công nghiệp vi mạch, trong đó chất bán dẫn là nguyên liệu cơ
bản của ngành, là một chất có độ dẫn điện ở mức trung gian giữa chất dẫn điện và chất
cách điện. Ngành công nghiệp bán dẫn thiết kế và sản xuất chất bán dẫn là các thiết bị
điện tử cực nhỏ được làm từ các hợp chất silicon, germani hoặc gali arsenua.
Nhờ những phát triển trong ngành công nghiệp bán dẫn từ năm 1960, những sản
phẩm cồng kềnh công nghệ của quá khứ đã được thay thế bằng chất bán dẫn hiện đại,
ngày càng thu nhỏ, cho phép các thiết bị điện tử được chế tạo nhỏ hơn, nhanh hơn và
thậm chí đáng tin cậy hơn. Ngành công nghiệp bán dẫn đóng vai trò chính cho phát
triển ngành công nghiệp điện tử, tạo ra các sản phẩm vi mạch và linh kiện điện tử để
tạo ra các sản phẩm điện tử từ máy tính, điện thoại, ôtô, máy giặt,... Hiện tại, ngành
công nghiệp bán dẫn trị giá 300 tỷ đô la được tạo thành từ các công ty và tập đoàn về
lĩnh vực điện tử ở Hoa Kỳ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Pháp và Ý.
Các sản phẩm cơ bản của ngành gồm 4 loại: chip bộ nhớ, bộ vi xử lý, mạch tích
hợp hàng hóa và hệ thống phức hợp trên chip (SOC). Chip bộ nhớ là thiết bị được tạo
ra để lưu trữ dữ liệu và cho phép truyền thông tin hiệu quả đến và đi từ tất cả các loại
máy tính và thiết bị điện tử. Bộ vi xử lý là những đơn vị xử lý trung tâm chứa logic
cần thiết để hoàn thành tất cả các tác vụ trong máy tính hoặc các thiết bị điện tử phức
tạp khác như điện thoại di động và máy ảnh kỹ thuật số. Mạch tích hợp hàng hóa, còn
được gọi là chip tiêu chuẩn, thường được sử dụng trong các thiết bị và sản phẩm điện
tử, như thiết bị nhỏ, máy quét sản phẩm và thiết bị sử dụng một lần, thực hiện quy
trình xử lý đơn giản, lặp đi lặp lại. SOC phức hợp là các chip xử lý tích hợp với khả
năng và sức mạnh của một hệ thống hoàn chỉnh.
Chuỗi cung ứng cho ngành công nghiệp bán dẫn có bảy loại công ty khác nhau.
Mỗi phân khúc ngành riêng biệt này cung cấp nguồn lực cho chuỗi giá trị tiếp theo cho
đến khi cuối cùng là một nhà máy sản xuất chip (một “Fab”) có tất cả các thiết kế, thiết
bị và vật liệu cần thiết để sản xuất chip. Theo thứ tự từ trên xuống, các phân khúc
ngành công nghiệp bán dẫn này là:
+ Chip sở hữu trí tuệ (IP) Cores
+ Công cụ tự động hóa thiết kế điện tử (EDA)
+ Vật liệu chuyên dụng
+ Thiết bị wafer Fab (WFE)
+ Các công ty chip “không tưởng”
+ Nhà sản xuất thiết bị tích hợp (IDM)
+ Xưởng đúc chip
+ Lắp ráp và kiểm tra chất bán dẫn thuê ngoài (OSAT)
Công nghiệp bán dẫn ngày càng đóng vai trò quan trọng khi tham gia vào hoạt
động của tất cả hệ thống điện tử, công nghệ thông tin, viễn thông, tự động hóa. Nhận
thấy quy trình sản xuất chip bán dẫn có 3 công đoạn chính: thiết kế; sản xuất; lắp ráp,
thử nghiệm và đóng gói (assembly, testing, and packaging - ATP).
Giai đoạn 1 và 2 là những quy trình có nhiều giá trị và hàm lượng công nghệ
cao, gắn liền với nghiên cứu và phát triển (R&D), phần mềm chuyên dụng cho thiết kế
và các thiết bị sản xuất đặc thù. Giai đoạn 3 có hàm lượng lao động cao và các rào cản
thấp nhất.
Những quốc gia sản xuất nhiều chất bán dẫn nhất là Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật
Bản, Mỹ, Trung Quốc. Cạnh đó, còn kể đến một vài công ty và tập đoàn lớn trong
ngành bán dẫn là: Taiwan Semiconductor Manufacturing Co. (TSMC); Samsung
Electronics; Intel; Qualcomm; SK Hynix Inc,...
1.1.1.2 Vai trò
• Trong thu hút đầu tư ở các quốc gia
Qua việc ban hành Đạo luật CHIPS và khoa học vào năm 2022, các nhà hoạch
định chính sách ở Mỹ đã có một bước ngoặt lịch sử khi thu hút các khoản đầu tư tư
nhân vào sản xuất chất bán dẫn và đổi mới ở Hoa Kì, tạo ra việc làm và khả năng phục
hồi chuỗi cung ứng.
Cơ sở và vị trí của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào chất bán dẫn phần lớn
phù hợp với các lý thuyết thông thường về đầu tư nước ngoài, tại các thời điểm khác
nhau, các công ty ở nước ngoài lợi thế về chi phí lao động thấp, để vượt qua hàng rào
thuế quan, chiếm đoạt tài sản vô hình (sở hữu trí tuệ), và để giảm chi phí giao dịch và
chi phí chênh lệch giá chênh lệch vốn.
Trong khi đó, tại Singapore xây dựng tiềm lực về công nghiệp thông qua đầu tư
trực tiếp nước ngoài, họ cung cấp các điều kiện thuận lợi cho các công ty đa quốc gia
(MNC), tạo một vị trí cho các hoạt động của MNC nhằm nâng cao kỹ năng và khả
năng công nghệ. Từ những tiền đề về điều kiện kinh doanh thuận lợi, ngành công
nghiệp bán dẫn ở Singapore thu hút được hơn 50 công ty tham gia vào lĩnh vực này từ
những năm 1990. Chiến lược mà Singapore áp dụng là một trong những việc thu hút
các chi nhánh của liên doanh đa quốc gia và sau đó tạo ra nội bộ chuyển giao các kỹ
năng và công nghệ cho các viện đào tạo và R&D của Singapore, cũng như cho các
hoạt động phát triển trong nước.
Ngành công nghiệp bán dẫn trên toàn thế giới đầu tư hơn 500 tỷ đô la vào 84 cơ
sở sản xuất chip khối lượng lớn bắt đầu xây dựng từ năm 2021 đến năm 2023, với các
phân khúc bao gồm ô tô và máy tính hiệu năng cao sẽ thúc đẩy chi tiêu tăng lên, điều
này được SEMI thông báo hôm nay trong báo cáo Dự báo World Fab hàng quý mới
nhất. Sự tăng trưởng dự kiến về số lượng nhà máy toàn cầu bao gồm mức cao kỷ lục
33 cơ sở sản xuất chất bán dẫn mới bắt đầu xây dựng trong năm 2022 và 28 cơ sở khác
trong năm 2023.
Hiện nay, cũng do sự thiếu thụ nguồn cung chip, chất bán dẫn trên toàn cầu, mà
các công ty, tập đoán lớn về bán dẫn đang có những kế hoạch đầu tư và chiến lược mới
cho tình hình hiện nay, để tận dụng được thị phần đang bị thiếu hụt hiện nay. Việc mở
rộng chất bán dẫn điện, đề xuất trị giá 5,1 tỷ đô la ở Đức hoặc khoản đầu tư 20 tỷ đô la
của IBM vào New York cho sản xuất chip cho tất cả các loại máy chủ, bao gồm cả
máy tính lượng tử. Trong khi đó, Intel đã tìm cách đầu tư hơn 173 tỷ USD vào nhiều
địa điểm khác nhau cho mọi thứ, từ bóng bán dẫn hàng đầu đến bao bì tiên tiến.
Nhật Bản đang tăng cường nỗ lực sản xuất chip tiên tiến sau nhiều năm thiếu
đầu tư. Nhiều công ty công nghệ Nhật Bản và chính phủ Nhật Bản đang hợp tác để
phát triển những con chip tiên tiến trong một tập đoàn có tên Rapidus. Chính phủ Nhật
Bản đang đóng góp khoảng 500 triệu đô la và những người tham gia khác đang đầu tư
khoảng 7 triệu đô la mỗi người. Ngoài ra, Nhật Bản có kế hoạch ngân sách 2,4 tỷ đô la
trong nỗ lực hợp tác với Hoa Kỳ để phát triển và sản xuất hàng loạt chất bán dẫn tiên
tiến với độ rộng đường mạch là 2nm. Và các công ty Nhật Bản đang đầu tư đáng kể.
Trong số đó:
TSMC và Sony Semiconductor đang xây dựng một nhà máy đặc biệt trị giá 7 tỷ
đô la ở Kumamoto, Nhật Bản; TEL công bố kế hoạch đầu tư hơn 600 triệu USD vào
các cơ sở sản xuất thiết bị tại Nhật Bản.
Renesas đang đầu tư hơn 600 triệu đô la để tân trang và chuyển đổi một nhà
máy bán dẫn điện hiện có thành 300mm, và Toshiba đang đầu tư thêm 1 tỷ đô la cho
một nhà máy bán dẫn điện 300mm mới; Canon đang xây dựng một cơ sở sản xuất in
thạch bản trị giá 262 triệu USD.
• Trong nâng cao năng lực
Ngành công nghiệp điện tử là một ngành vô cùng quan trong, là tiền đề để phát
triển những ngành công nghiệp quan trọng khác, và nhu cầu cho ngành này luôn luôn
ở mức cao để đáp ứng với sự phát triển của khoa học công nghệ, cũng như sáng tạo để
hướng tới phát triển hơn nữa. Như vậy, khi đầu tư cho ngành công nghiệp bán dẫn
càng tăng, mức độ quan trọng của nó cho nền kinh tế toàn cầu và quốc gia là cao thì
nhu cầu cho phát triển năng lực của nguồn nhân lực, máy móc - công nghệ, chính sách
của chính phủ là rất cao. Không chỉ trong quá trình sản xuất mà còn trong quá trình
nghiên cứu và phát triển cho cả chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, nâng cao năng
lực máy móc, cải tiến cơ sở vật chất cũng được kể đến bởi đây là cơ sở để ngành bán
dẫn đáp ứng kịp thời cả về số lượng và chất lượng cho nhu cầu của thế giới.
Trong những năm gần đây, các công ty đã cho phép các công nghệ đột phá, bao
gồm trí tuệ nhân tạo và học máy, đã thay đổi cách chúng ta sống và làm việc. Đưa
cuộc cách mạng kỹ thuật số lên một tầm cao mới sẽ đòi hỏi những con chip tiên tiến
hơn với sức mạnh tính toán và dung lượng bộ nhớ lớn hơn.
Nhiều chính phủ chia sẻ mối quan tâm này và đang cố gắng hỗ trợ thị trường
bán dẫn địa phương của họ. Hướng đến điều chỉnh các chính sách của chính phủ và
bảo vệ tài sản trí tuệ. Các chính phủ hỗ trợ ngành công nghiệp bán dẫn địa phương của
họ theo nhiều cách: thiết lập các quy định có lợi cho tăng trưởng, cung cấp hỗ trợ tài
chính cho đổi mới và tạo môi trường thuận lợi để thu hút nhân tài. Lý tưởng nhất là
các chính phủ sẽ duy trì sự hỗ trợ đó một cách nhất quán, bởi họ gần đây cũng bày tỏ
sự quan tâm nhiều hơn đến việc hỗ trợ các ngành công nghiệp bán dẫn địa phương của
họ, với một số đưa ra các khoản trợ cấp mới. Các công ty bán dẫn giám sát các thay
đổi chính sách và điều chỉnh nhanh chóng có thể giúp doanh nghiệp của họ duy trì tốc
độ tăng trưởng lành mạnh và nắm bắt các cơ hội mới.
Các công ty bán dẫn cũng giám sát môi trường bằng sáng chế để bảo vệ quyền
sở hữu trí tuệ của họ. Nhu cầu về sự bảo vệ này vì nhiều người chơi mới trong các
ngành khác, bao gồm các công ty ô tô, công ty điện thoại thông minh và các công ty
khởi nghiệp, đã bắt đầu phát triển và cấp bằng sáng chế cho chip của riêng họ. Nếu
không có chính sách sở hữu trí tuệ đáng tin cậy, các công ty bán dẫn có thể gặp khó
khăn trong việc duy trì sự đổi mới vì thời gian hoàn vốn dài.
Trong khi đó, các nhà máy mới và các chương trình R&D mở rộng - cần thiết
để sản xuất các công nghệ tiên tiến hàng đầu với khối lượng lớn. Thiết kế và sản xuất
chip hàng đầu cũng đòi hỏi khả năng mạnh mẽ trong nghiên cứu, chuỗi cung ứng, tài
năng và bảo vệ tài sản trí tuệ, cũng như khả năng điều hướng các chính sách của chính
phủ. Mặc dù các công ty bán dẫn có thể vượt trội trong một số nhiệm vụ này, nhưng
rất ít công ty có khả năng hàng đầu trên diện rộng.
Hầu hết các công ty hàng đầu tập trung vào công nghệ tiên tiến và tiếp tục phấn
đấu cho các chất bán dẫn nhỏ hơn và hiệu quả hơn bao giờ hết. Thông thường, các
công ty hàng đầu tập trung vào một phân khúc sản phẩm hoặc một bước duy nhất
trong chuỗi giá trị, vì cần nỗ lực mạnh mẽ để đạt được và duy trì vị trí dẫn đầu về
R&D và sản xuất.
Một số thế mạnh cụ thể được các công ty chú trọng để nâng cao và phát triển:
+ Intel thống trị thị trường CPU máy tính để bàn và máy tính xách tay.
+ Qualcomm là công ty hàng đầu trong thị trường hệ thống điện thoại thông
minh trên chip.
+ TSMC tại Đài Loan là nhà sản xuất chip hàng đầu ở tốc độ mười năm trở
xuống.
+ ASML, một công ty Hà Lan, sản xuất hầu hết các thiết bị in thạch bản, đặc
biệt là các sản phẩm hàng đầu.
+ Samsung ở Hàn Quốc dẫn đầu thị trường bộ nhớ.
+ NVIDIA ở Hoa Kỳ thống trị thị trường card đồ họa.
+ Hầu như tất cả các hóa chất đặc biệt được sử dụng trong sản xuất chất bán
dẫn đều đến từ Nhật Bản.
+ Các công ty Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất phần lớn các tấm wafer.
• Trong tạo việc làm
Là một ngành công nghiệp đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế toàn cầu
hiện nay, thị trường việc làm trong ngành công nghiệp bán dẫn đang rất rộng mở cho
những lao động có trình độ.

Hình 1-1: Tổng số việc làm từ ngành công nghiệp bán dẫn ở Hoa Kỳ năm 2020.
Nguồn: Statista

Một phân tích được công bố vào năm 2022 bởi Trung tâm An ninh và Công
nghệ Mới nổi (Center for Security and Emerging Technology) ước tính việc làm trong
lĩnh vực sản xuất chip của Hoa Kỳ sẽ tăng 13% trong thập kỷ tới. Mở rộng tầm mắt
hơn là một dự báo từ nền tảng quản lý nhân tài Eightfold.ai cho thấy việc mở rộng
ngành sản xuất chip của Hoa Kỳ có thể yêu cầu bổ sung từ 70.000 đến 300.000 việc
làm vào năm 2025.
Các vị trí việc làm trong ngành bán dẫn: quản lý chất lượng, kĩ sư điện, kỹ sư tự
động hóa phần mềm, kỹ sư kiểm tra và đo lường, kỹ sư hệ thống, kỹ sư tích hợp quy
trình, người phát triển phần mềm, chuyên gia bảo mật công nghệ thông tin, chuyên
viên kỹ thuật, kỹ thuật viên thiết bị, kỹ thuật viên bảo trì cơ sở vật chất, xử lý vật liệu.
Ngành bán dẫn mang đến cơ hội việc làm cho đa dạng các lĩnh vực cũng như
một số việc làm ở mức cấp thấp: từ kỹ thuật cao, đến những việc làm không yêu cầu
về công nghệ kỹ thuật như nhân sự, tiếp thị, bán hàng, hay tài chính.
Tạo việc làm trực tiếp và gián tiếp là hai cách chính mà ngành công nghiệp bán
dẫn thúc đẩy việc làm. Việc làm trực tiếp tập trung vào các kỹ năng mà các công ty
bán dẫn cần. Mặt khác, việc làm gián tiếp là do các ngành công nghiệp kết nối với chất
bán dẫn. Kênh việc làm trực tiếp yêu cầu các kỹ năng cốt lõi mang lại sự đổi mới về
chất bán dẫn mới cho thị trường, điều này thúc đẩy kênh gián tiếp. Kênh việc làm gián
tiếp hoạt động theo hai cách. Đầu tiên, các sản phẩm bán dẫn tạo ra việc làm gián tiếp.
Mặt khác, ngành công nghiệp bán dẫn cũng phụ thuộc vào nó. Lý do chính là các sản
phẩm dành cho khách hàng cuối cùng mà việc làm gián tiếp phát triển và bất kỳ tác
động tiêu cực nào đối với các kênh gián tiếp đều có thể ảnh hưởng trực tiếp đến ngành
công nghiệp bán dẫn.
1.1.1.3 Mục tiêu hình thành và phát triển ngành công nghiệp bán dẫn
Lịch sử của chất bán dẫn bắt nguồn từ các phát minh từ những năm 1874, qua
quá trình phát triển những thí nghiệm và cải tiến các thiết bị điện tử, ngành công
nghiệp bán dẫn được mở rộng và là ngành công nghiệp phụ trợ cho những ngành công
nghiệp quan trọng cho thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu. Hiện nay những sản phẩm của
ngành công nghiệp này được sử dụng ở mọi nơi và hỗ trợ cuộc sống hàng ngày của
con người. Từ đây, năng suất làm việc được đẩy mạnh, và con người cũng làm việc
hiệu quả hơn, tạo ra nhiều giá trị hơn cho quá trình nâng cao mức sống.
Ngành công nghiệp bán dẫn được ước tính sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ
trong giai đoạn dự báo để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật liệu bán dẫn trong
các công nghệ mới nổi, chẳng hạn như trí tuệ nhân tạo (AI), xe tự lái, Internet vạn vật
và 5G, cùng với sự cạnh tranh giữa các ngành công nghiệp chính, chi tiêu nhất quán
cho nghiên cứu và phát triển.
Triển khai hoạt động 5G cùng với nhu cầu càng tăng đối với điện thoại thông
minh, đây được xem là tiềm năng to lớn cho các công ty công nghệ cao đang được
phát triển các thiết bị kết nối và sản phẩm thông minh. Đổi mới chất bán dẫn là điều
cần thiết để thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu, đang hướng tới chuyển đổi kỹ thuật số, trí
tuệ nhân tạo. Chất bán dẫn được đánh giá là rất quan trọng đối với khả năng cạnh tranh
kinh tế và với an ninh quốc gia.
Những sản phẩm của phân khúc cảm biến thông minh có nhu cầu ngày càng cao
trong những thiết bị điện tử tiêu dùng và các thiết bị dựa trên Internet vạn vật. Khi đó,
quy trình công nghiệp được cải thiện, các nhà sản xuất oto cũng tăng dùng nó để mang
lại sự an toàn và nâng cao thoải mái, cũng như làm đẩy nhanh việc sử dụng công nghệ
không dây để giám sát và kiểm soát an ninh các thiết bị cảm biến thông minh.
1.1.2 Phát triển bền vững
1.1.2.1 Khái niệm chung
Tính bền vững là nền tảng cho khuôn khổ toàn cầu hàng đầu hiện nay về hợp
tác quốc tế — Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững và các Mục tiêu phát
triển bền vững (SDGs). Vào tháng 6 năm 2022, các nhà lãnh đạo môi trường từ khắp
nơi trên thế giới đã gặp nhau để đánh giá và tạo mục tiêu, tạo động lực cho Thập kỷ
hành động của Liên Hợp Quốc nhằm đạt được SDGs.
Theo báo cáo của Brundtland, phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng nhu
cầu của hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ
tương lai. Cốt lõi của phát triển bền vững là một cách tiếp cận phát triển nhằm cân
bằng các nhu cầu khác nhau và thường cạnh tranh với nhận thức về những hạn chế về
môi trường, xã hội và kinh tế mà chúng ta phải đối mặt với tư cách là một xã hội.
Đồng thời, phát triển bền vững quy định một cách tiếp cận cân bằng hơn đối với tăng
trưởng nhằm thúc đẩy quá trình phát triển trên ba trụ cột cơ bản: hòa nhập xã hội, bền
vững môi trường và thịnh vượng kinh tế.
Năm 2015, Liên Hợp Quốc và 193 quốc gia thành viên đã thông qua các Mục
tiêu Phát triển Bền vững đầy tham vọng - một kế hoạch 15 năm giải quyết 17 vấn đề
toàn cầu và có mối liên hệ với nhau, bao gồm giảm nghèo và đói, chấm dứt phân biệt
đối xử và ngăn chặn sự suy thoái lâu dài - hậu quả lâu dài của biến đổi khí hậu. Các
mục tiêu và chỉ tiêu khuyến khích hành động để đạt được một tương lai tốt đẹp hơn và
bền vững hơn cho tất cả mọi người được nêu trong Biến đổi thế giới của chúng ta:
Chương trình nghị sự 2030 vì sự phát triển bền vững.
17 mục tiêu của phát triển bền vững cụ thể như sau:

Hình 1-2: Các mục tiêu phát triển bền vững. Nguồn: Liên Hợp Quốc Việt Nam

1.1.2.2 Xu hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn
Chất bán dẫn được chú ý tới do sự bùng nổ của dữ liệu toàn cầu, khi ngành
công nghiệp bán dẫn nỗ lực hỗ trợ các ngành khác phát triển, an toan và sạch hơn, thì
chính giai đoạn sản xuất chất bán dẫn, những vi mạch cũng tạo ra những nguy cơ tiềm
ẩn cho môi trường. Việc chế tạo một vi mạch nhỏ 2g cần 32kg nước, 1,6kg xăng dầu
và 72g hóa chất cũng như làm phát thải khí nhà kính, khi sản xuất với số lượng lớn
ngành sẽ mang đến một sự tiêu thụ khổng lồ những nguồn năng lượng không thể tái
tạo.
Vì vậy, ngành công nghiệp bán dẫn cũng nhận thức rõ vai trò của phát triển bền
vững để tạo ra một nguồn cung cấp sạch và bền vững hơn.
Chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo được xem là bước quan trọng để đạt
được tính bền vững của chất bán dẫn, năng lượng gió hay mặt trời cần được ứng dụng
để cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất.
Giảm chất thải và sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên, bởi các quá trình sản
xuất chất bán dẫn đều liên quan đến sử dụng các vật liệu như tấm silicon mỏng, hóa
chất và nước. Các nhà sản xuất nên áp dụng phương pháp tiếp cận cân bằng có xem
xét cả các mối quan tâm về môi trường và kinh tế. Điều này có nghĩa là tìm cách giảm
tiêu thụ nước và năng lượng đồng thời giảm chi phí. Với việc tối ưu các quy trình và
giảm chất thải, các công ty có thể giảm thiểu tác động của môi trường. Cạnh đó, thông
qua thực hiện các nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn liên quan đến việc tái chế, tái
sử dụng các vật liệu. Đồng thời, các công ty cũng có thể áp dụng các biện pháp đóng
gói bền vững để giảm lượng chất thải.
Xu hướng tiếp theo liên quan đến phát triển công nghệ và vật liệu mới thân
thiện với môi trường hơn để làm giảm tác động đến môi trường. Các nhà nghiên cứu
đang phát triển các vật liệu làm từ các nguồn tái tạo như gỗ hoặc polyme từ thực vật.
Ngoài ra các công nghệ in 3D được sử dụng đề sản xuất các linh kiện bền vững và
hiệu quả hơn.
Hội nghị sản xuất thông minh và xanh (The Smart and Green Manufacturing
Summit) tại SEMICON Europa năm 2022 đã đặt những mục tiêu bền vững phù hợp
cho ngành công nghiệp bán dẫn. Một số công ty lớn như Intel và Samsung cần vạch ra
các chính sách về quản trị môi trường và xã hội. Bên cạnh các doanh nghiệp, các cơ
quan chính phủ nên cung cấp hoặc tạo các chương trình khuyến khích cho các công ty
chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Những ưu đãi này có thể dưới hình thức
giảm thuế hoặc các lợi ích tài chính khác.
1.1.2.3 Các tiêu chí đánh giá phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn
• Tiêu chí về kinh tế:
Doanh thu (tỷ USD)
700

600

500

400

300

200

100

0
2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020 2021 2022 2023* 2024*

Biểu đồ 1-1: Doanh thu ngành công nghiệp bán dẫn năm 2012-2022 và dự đoán 2023- 2024.
Nguồn: Statista

+ Doanh thu và tốc độ tăng trưởng


+ Thu hút những nguồn đầu tư đảm bảo cả chất và lượng
+ Khoa học – Công nghệ hiện đại
Doanh thu bán dẫn toàn cầu được dự đoán sẽ giảm 11,2% vào năm 2023, theo
dự báo mới nhất từ Gartner, Inc. Năm 2022, thị trường đạt tổng trị giá 599,6 tỷ USD,
tăng trưởng cận biên 0,2% so với năm 2021.
Thị trường bán dẫn ô tô và công nghiệp, quân sự/dân dụng hàng không vũ trụ
dự kiến sẽ tăng trưởng. Thị trường chất bán dẫn ô tô được dự báo sẽ tăng trưởng
13,8%, đạt 76,9 tỷ USD vào năm 2023.
Trong khi đó, báo cáo dự báo doanh thu bán dẫn sẽ tăng 18,5% vào năm 2024
lên 630,9 tỷ vào năm 2024.
Ngành công nghiệp bán dẫn tăng cường đầu tư, xây dựng những nhà máy mới,
theo dự báo SEMI World Fab báo cáo dữ liệu từ bảy khu vực của SEMI, các cơ sở bán
dẫn mới bắt đầu xây dựng theo khu vực.
Ở Châu Mỹ, Đạo luật khoa học và chip của Hoa Kỳ đã đưa khu vực này trở
thành khu vực dẫn đầu trên toàn thế giới về chi tiêu vốn mới khi khoản đầu tư của
chính phủ tạo ra các cơ sở sản xuất chip mới và hỗ trợ hệ sinh thái nhà cung cấp. Từ
năm 2021 đến năm sau, Châu Mỹ dự kiến sẽ khởi công xây dựng 18 cơ sở mới.
Trung Quốc dự kiến sẽ vượt trội hơn tất cả các khu vực khác trong các cơ sở
sản xuất chip mới, với 20 công nghệ trưởng thành hỗ trợ đã được lên kế hoạch.
Được thúc đẩy bởi Đạo luật chip châu Âu, đầu tư của châu Âu/Trung Đông vào
các cơ sở bán dẫn mới dự kiến sẽ đạt mức cao lịch sử cho khu vực, với 17 nhà máy
mới bắt đầu được xây dựng từ năm 2021 đến năm 2023.
Đài Loan dự kiến sẽ khởi công xây dựng 14 cơ sở mới, trong khi Nhật Bản và
Đông Nam Á mỗi nước dự kiến sẽ bắt đầu xây dựng 6 cơ sở mới trong giai đoạn dự
báo. Hàn Quốc được dự báo sẽ khởi công xây dựng ba cơ sở lớn.
Bản cập nhật mới nhất của báo cáo Dự báo SEMI World Fab, được xuất bản
trong tháng này, liệt kê hơn 1.470 cơ sở và dây chuyền trên toàn cầu, bao gồm 162 cơ
sở và dây chuyền khối lượng lớn với nhiều khả năng khác nhau dự kiến sẽ bắt đầu sản
xuất vào năm 2022 hoặc muộn hơn.
• Tiêu chí về môi trường:
+ Sử dụng hiệu quả tài nguyên về năng lượng, nước
+ Phát triển không vượt quá ngưỡng sinh thái
+ Bảo vệ đa dạng sinh học, tầng ozon
+ Kiểm soát giảm thiểu khí nhà kính
+ Giảm thiểu rác thải, khắc phục ô nhiễm (nước, đất, không khí), cải thiện
và khôi phục môi trường
Việc bảo tồn và tái chế nước đã trở nên cần thiết để tránh bất kỳ sự gián đoạn
nào đối với sản xuất. Đáp lại, Intel xử lý và trả lại khoảng 80% lượng nước mà họ sử
dụng thông qua các biện pháp quản lý nước nội bộ. Vào năm 2021, 13 tỷ gallon nước
đã chảy ra khỏi Intel và quay trở lại các cộng đồng xung quanh. Để giảm thiểu hơn
nữa tác động của nó đối với môi trường, Intel cam kết để khôi phục và trả lại nhiều
nước ngọt hơn mức cần thiết. Mục tiêu của công ty là đạt được mức đóng góp ròng
tích cực cho nước toàn cầu vào năm 2030. Mục tiêu này đã đạt được ở Hoa Kỳ, Costa
Rica và Ấn Độ, nơi các hoạt động của Intel đã thực sự tích cực đối với việc sử dụng
nước.
Khi những lời kêu gọi đầu tư có đạo đức trở nên lớn hơn, các công ty đang bị
giám sát chặt chẽ hơn về đóng góp của họ đối với biến đổi khí hậu. Do đó, ngành công
nghiệp bán dẫn đang thực hiện các bước hữu hình hướng tới hoạt động bền vững hơn.
Chẳng hạn, vào năm 2020, TSMC cam kết hoàn toàn dựa vào năng lượng tái tạo vào
cuối năm 2050. Công ty đã ký thỏa thuận về năng lượng tái tạo lớn nhất thế giới cùng
năm đó, mua toàn bộ sản lượng của một trang trại gió ngoài khơi 920 megawatt sẽ
được xây dựng ở eo biển Đài Loan. Dự án dự kiến sẽ được hoàn thành trong khoảng
thời gian từ năm 2025 đến năm 2026.
Gần đây hơn, TSMC đã thông báo rằng có tới 2% doanh thu hàng năm của họ
sẽ dành cho các sáng kiến xanh như một phần trong hành trình tiến tới con số không
ròng. Công ty đối thủ Intel cam kết đạt được mức phát thải GHG ròng bằng 0 trong
các hoạt động toàn cầu của mình vào năm 2040. Tuy nhiên, theo giám đốc bền vững
của Intel, công ty phải giải quyết việc sử dụng hóa chất gây ô nhiễm để đạt được tiến
bộ đáng kể trong việc cắt giảm lượng khí thải. Perfluorocarbons, loại khí nhà kính
mạnh, là nguồn phát thải trực tiếp chính của Intel vào năm 2020. Việc chuyển đổi sang
các hóa chất thay thế, ít độc hại hơn sẽ là một quá trình lâu dài, nhưng là một quá trình
cần thiết để sản xuất chip theo cách có trách nhiệm với môi trường hơn.
• Tiêu chí về xã hội - con người
Nơi tiếp nhận đầu tư đạt được bước tiến đáng kể về phúc lợi xã hội, như: sự tiến
bộ và công bằng xã hội, xóa đói giảm nghèo, giải quyết việc làm, tăng thu nhập, nâng
cao chất lượng giáo dục, trình độ dân trí…
Đội ngũ lao động có môi trường làm việc tốt, an toàn, phúc lợi. Cộng đồng đạt
được sự phát triển trong cả điều kiện sống cũng như có thể nâng cao được kĩ năng.
1.1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến việc hình thành và phát triển bền vững ngành
công nghiệp bán dẫn
• Nhân tố thuộc về nhà nước
Ngành công nghiệp bán dẫn được các chính phủ trên khắp thế giới trợ cấp rất
nhiều, chính những chính phủ gần đây đã củng cố các cam kết của họ đối với hành
động khí hậu. Họ đưa ra những bộ luật, hay các ưu đãi để thu hút đầu tư, nhân tài và
các nhà cung cấp vật liệu và thiết bị.
• Nhân tố thuộc về các doanh nghiệp bán dẫn
Khi những lời kêu gọi đầu tư có đạo đức trở nên lớn hơn, các công ty đang bị
giám sát chặt chẽ hơn về đóng góp của họ đối với biến đổi khí hậu. Do đó, ngành công
nghiệp bán dẫn đang thực hiện các bước hữu hình hướng tới hoạt động bền vững hơn.
Các doanh nghiệp hướng tới cam kết nhiều hơn về giảm thiểu những tác động trong
quá trình sản xuất của họ tới môi trường. Cũng như đưa ra những cải tiến, biện pháp để
thực hiện các bước hữu hình hướng tới hoạt động bền vững hơn ngành bán dẫn.
1.2 Kinh nghiệm quốc tế trong phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn
1.2.1 Mỹ
1.2.1.1 Chính sách của chính phủ
Đạo luật CHIPS, phân bổ 39 tỷ đô la tài trợ của chính phủ cho các cơ sở sản
xuất chất bán dẫn trong nước và hàng tỷ đô la khác cho các chương trình nghiên cứu
và phát triển (R&D) và lực lượng lao động bán dẫn, luật này được đưa ra vào thời
điểm Hoa Kỳ cam kết đạt được một nửa mức phát thải carbon ròng bằng không vào
năm 2030 và bằng không vào năm 2050. Hoa Kỳ xây dựng chính sách bán dẫn bền
vững, lấy thị trường làm trung tâm như thế nào để tận dụng thế mạnh của nền tài chính
Hoa Kỳ, công nghiệp và môi trường học thuật để cùng nhau thúc đẩy ngành công
nghiệp. Chính sách của chính phủ vừa tập trung vào việc tăng năng lực sản xuất của
Mỹ, cạnh đó vừa củng cố toàn diện toàn bộ ngành công nghiệp bán dẫn, giúp ngành
này có thể chống chọi với những cú sốc về nguồn cung, thúc đẩy quá trình chuyển đổi
công nghệ và giành được các điểm kiểm soát của ngành trong tương lai. Nghiên cứu
cơ bản và thương mại hóa các đột phá của R&D là những thành phần cho sự thành
công trong tương lai và sẽ quyết định dấu ấn sản xuất chất bán dẫn toàn cầu cũng như
các khoản trợ cấp.
Với khoản khuyến khích kinh tế lên tới 10 tỷ đô la dành cho các dự án chuỗi
cung ứng và sản xuất chất bán dẫn “CHIPS xanh” thân thiện với môi trường, cùng với
một loạt các địa điểm có sẵn xẻng, cơ sở hạ tầng R&D tiên tiến và lực lượng lao động
tài năng. Tiểu bang New York cung cấp cho ngành công nghiệp chất bán dẫn của quốc
gia những lợi thế hấp dẫn nhất để kinh doanh tại đây. Luật CHIPS Xanh được thông
qua gần đây sẽ giảm chi phí xây dựng và vận hành các nhà máy sản xuất chip. Chương
trình chuyển đổi mới này sẽ giúp thu hút hàng nghìn việc làm và hàng tỷ đô la để củng
cố New York với tư cách là nơi dẫn đầu quốc gia trong việc chuyển sản xuất chất bán
dẫn về nước—đồng thời giúp giải quyết tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng, lạm phát
và an ninh quốc gia. Bên cạnh đó, chương trình tín dụng thuế Green CHIPS Excelsior
Jobs khi các dự án CHIPS xanh đáp ứng các điều kiện đủ điều kiện nhất định và đạt
được cam kết đầu tư và công việc như đã hứa sẽ đủ điều kiện nhận các khoản tín dụng
thuế được hoàn lại đầy đủ ở mức đáng kể theo Chương trình Việc làm Excelsior của
Empire State Development, một chương trình trả tiền cho hiệu suất trong đó các công
ty nhận được các khoản tín dụng thuế khi họ đáp ứng các cam kết việc làm và đầu tư
hàng năm.
Điều kiện trở thành dự án CHIPS Xanh, một công ty phải tạo ít nhất 500 việc
làm ròng mới và đầu tư ít nhất 3 tỷ đô la cho mỗi thời hạn dự án 10 năm, đủ điều kiện
nhận ưu đãi dự án lên đến 20 năm. Đồng thời, họ phải áp dụng các biện pháp bền vững
để giảm thiểu phát thải khí nhà kính của dự án, trả mức lương hiện hành của liên bang
cho việc xây dựng dự án, và cam kết đầu tư cho người lao động và cộng đồng, bao
gồm thông qua các chương trình đào tạo và giáo dục để mở rộng cơ hội việc làm cho
những cá nhân có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế. Trong khi đó, các dự án CHIP Xanh
phải hoàn thành các kế hoạch Cộng đồng và Bền vững để đủ điều kiện nhận tín dụng.
Những ưu đãi kinh tế dành cho các dự án CHIPS xanh tại New York
• Tín dụng thuế đầu tư: Lên đến 5% chi tiêu vốn của dự án
• Tín dụng thuế R&D: Tối đa 8% chi tiêu R&D
• Tín dụng thuế tiền lương và tiền công: Lên đến 7,5% chi tiêu tiền lương
và tiền công (chỉ áp dụng cho 200.000 đô la tiền lương và tiền công đầu tiên
cho mỗi công việc mới, được điều chỉnh theo lạm phát 4%+)
• Tín dụng thuế bất động sản/Phi công: Đủ điều kiện hưởng biểu tín dụng
dựa trên số thuế bất động sản/Phi công đã nộp (50%, 45%...5%) trong 10 năm
(chỉ áp dụng cho một kỳ hạn 10 năm)
• Tỷ lệ cung cấp dịch vụ tiện ích chiết khấu: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ tiện
ích chiết khấu được chuyển qua tiện ích tư nhân
1.2.1.2 Chính sách của doanh nghiệp
Qualcomm Inc. và Intel Corp. đã thực hiện các cách tiếp cận khác nhau trong
việc sớm áp dụng các mục tiêu net-zero, nhưng cả hai đều đã trình bày cho các đối thủ
cạnh tranh của mình một lộ trình tiềm năng hướng tới một ngành công nghiệp bán dẫn
bền vững hơn. Qualcomm tập trung vào nghiên cứu và phát triển chip của mình trong
khi gia công phần mềm sản xuất, trong khi các nhà máy của Intel tập trung sản xuất và
thử nghiệm chip của riêng họ.
Qualcomm đặt mục tiêu không phát thải khí nhà kính ròng vào năm 2040.
Qualcomm đã giảm 20% lượng phát thải khí nhà kính kể từ năm 2014. Chiến lược
giảm thiểu phát thải ba phần của họ bao gồm chuyển đổi sang năng lượng tái tạo ở các
khu vực trọng điểm thông qua các thỏa thuận mua bán điện dài hạn; thay thế cái gọi là
khí có tiềm năng nóng lên toàn cầu cao trong quy trình sản xuất của mình và giảm mức
sử dụng khí đốt tự nhiên tại trụ sở chính ở San Diego; và một lượng tối thiểu các
khoản tín dụng năng lượng tái tạo và bù đắp carbon.
Để phù hợp với những mục tiêu này, vào năm 2021, người phát ngôn của
Qualcomm cho biết công ty đã ký thỏa thuận năng lượng tái tạo 10 năm với Shell
Energy North America (US) LP, cung cấp khả năng tiếp cận khoảng 115.000 MWh
100% năng lượng tái tạo hàng năm. Năng lượng này sẽ cung cấp năng lượng cho trụ
sở San Diego.
Công ty cũng đã hoàn thành giai đoạn thử nghiệm của một dự án nhằm giảm tác
động môi trường của các quy trình làm sạch buồng của mình. Thử nghiệm, được tiến
hành tại cơ sở sản xuất của Qualcomm ở Đức, đã thay thế các loại khí như lưu huỳnh
hexaflorua và nitơ triflorua, có khả năng làm nóng toàn cầu cao, bằng một hỗn hợp khí
dựa trên flo có khả năng làm nóng toàn cầu bằng không.
Intel cũng đang nhắm mục tiêu về 0% ròng vào năm 2040. Lượng khí thải nhà
kính tích lũy của công ty trong thập kỷ hoạt động vừa qua thấp hơn gần 75% so với
trước đây nếu không đầu tư để cải thiện dấu ấn của mình, Todd Brady, Giám đốc điều
hành của Intel cho biết. Các cơ sở của Intel ở Hoa Kỳ, Châu Âu, Israel và Malaysia
hoạt động bằng 100% năng lượng tái tạo vào năm 2021 và họ đã đạt được 80% điện
năng tái tạo trên toàn cầu.
Đề cập đến cách Intel tiếp cận mục tiêu bền vững, Intel đầu tư vào các dự án
bảo tồn và đặt ra các mục tiêu môi trường trong toàn công ty, tìm cách thúc đẩy giảm
phát thải khí nhà kính, sử dụng năng lượng, sử dụng nước và tạo ra chất thải. Họ cũng
làm việc với những người khác để tăng “dấu tay” của mình—những cách thức mà các
công nghệ của Intel có thể giúp những người khác giảm dấu chân của họ.
Thông qua bảo tồn, hợp tác mạnh mẽ và ứng dụng công nghệ, tập đoàn này từ
lâu đã làm việc để giảm tác động đến môi trường trong các hoạt động của chúng tôi.
Họ cũng đã hợp tác với chính phủ, các công ty khác, nhà cung cấp và các tổ chức phi
lợi nhuận để giúp những người khác giảm tác động môi trường của chính họ. Các mục
tiêu RISE năm 2030 của Intel giúp đáp ứng lời kêu gọi hành động khẩn cấp hơn nữa
bằng cách mở rộng nỗ lực của chúng tôi để đạt được tính toán trung hòa carbon nhằm
tiếp tục giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.
Bởi Intel đã nhận ra rằng việc giải quyết các thách thức về môi trường của thế
giới đòi hỏi phải có hành động tập thể, rộng rãi, hành động bắt đầu từ các cá nhân. Vì
lý do đó, Intel từ lâu đã khuyến khích niềm đam mê đối với môi trường của nhân viên
bằng cách hỗ trợ các dự án phát triển bền vững trong công ty, với khách hàng và cộng
đồng địa phương của chúng tôi. Kể từ năm 2008, tập đoàn bán dẫn này cũng đã liên
kết tiền lương của giám đốc điều hành và nhân viên với các yếu tố trách nhiệm của
công ty, bao gồm các chỉ số bền vững liên quan đến bảo tồn năng lượng và nước, giảm
chất thải và phục hồi nước.
Các kỹ sư của Intel từ lâu đã kết hợp thiết kế xanh vào quá trình xây dựng mới
và cải tạo các cơ sở của mình, giúp họ đạt được hiệu quả trong tiêu thụ năng lượng, sử
dụng nước và tái chế. Intel cũng hợp tác với các công ty và tổ chức phi lợi nhuận để
mở rộng số lượng nhà sản xuất thực hiện các hoạt động xây dựng xanh. Họ đã đạt
được chứng nhận công trình xanh LEED cho hơn 17,9 triệu feet vuông không gian
trong 50 tòa nhà. Các nhà máy và tòa nhà văn phòng mới của Intel kết hợp nhiều công
nghệ thu hồi nhiệt và bảo tồn nước.
1.2.2 Hàn Quốc
1.2.2.1 Chính sách của chính phủ
Chính phủ đã quyết định hỗ trợ đầy đủ đầu tư tư nhân bằng cách giảm thuế
cũng như chính phủ mới thiết lập lộ trình “công nghệ chiến lược cốt lõi” để cung cấp
khoản khấu trừ thuế lên tới 40-50% cho R&D chất bán dẫn và khoản khấu trừ 10-20%
cho đầu tư cơ sở vật chất bán dẫn. Hỗ trợ tài chính cũng sẽ được mở rộng. Chính phủ
mới thành lập một “quỹ đặc biệt đầu tư cơ sở bán dẫn” trị giá hơn 1 nghìn tỷ won để
hỗ trợ đầu tư cơ sở thông qua lãi suất ưu đãi. Ngoài ra, chiến lược mới của chính phủ
bao gồm các kế hoạch nuôi dưỡng nhân lực, điều mà ngành công nghiệp đang kêu gọi
mạnh mẽ.
1.2.2.2 Chính sách của doanh nghiệp
Công ty lớn nhất Hàn Quốc là Samsung đã trở thành nhà cung cấp chất bán dẫn
lớn nhất thế giới. Năm 2021, doanh số bán của Samsung tăng lên khoảng 20,3 tỷ USD
Samsung Semiconductor coi tính bền vững của môi trường là ưu tiên hàng đầu
trong mọi khía cạnh kinh doanh. Samsung cam kết xây dựng một tương lai bền vững
bằng cách phát triển công nghệ giúp công nghệ trở nên bền vững. Samsung
Semiconductor đã thiết lập các mục tiêu giảm thiểu tác động môi trường trong các lĩnh
vực carbon, nước, chất thải và chất gây ô nhiễm thông qua công nghệ đổi mới có ý
thức sinh thái. Lấy công nghệ làm cốt lõi, họ đặt mục tiêu giảm thiểu tác động khí hậu
bằng cách quản lý tỉ mỉ mọi khía cạnh trong hoạt động kinh doanh từ lựa chọn nguyên
liệu thô, phát triển sản phẩm và từ sản xuất đến thải bỏ.
Mục tiêu đạt được mức trung hòa carbon vào năm 2050, công ty phát triển các
sản phẩm tiêu thụ điện năng thấp, tiết kiệm năng lượng từ sản xuất, phát triển và ứng
dụng các chất xúc tác mới để xử lý khí công nghiệp, sử dụng năng lượng tái tạo,
chuyển các phương tiện thành thân thiện với môi trường.
Kế hoạch duy trì lượng nước rút ở mức 2021 vào năm 2030. Các bước được đặt
ra để thực hiện kế hoạch như sau: xây dựng hệ thống tái chế nước, khám phá nước
thay thế như nước thải tái sử dụng, tối ưu hóa việc sử dụng nước cho sản xuất. Giảm
lượng nước sử dụng tại Samsung Semiconductor có nghĩa là tái sử dụng và tái chế
nước, bên cạnh việc sử dụng ít hơn. Tỷ lệ tái chế nước được tối đa hóa tại Samsung
Semiconductor thông qua các nỗ lực cải tiến hàng ngày và có hệ thống: Những nỗ lực
này bao gồm tối ưu hóa hoạt động, thay thế thiết bị quá hạn, thiết lập các tiêu chuẩn
vận hành cải tiến, cũng như cải thiện quy trình sản xuất và thiết lập hệ thống tái sử
dụng. Các mục tiêu trung hạn/dài hạn để giảm sử dụng nước được đặt ra, bao gồm hợp
lý hóa hoạt động của các cơ sở và sử dụng các kế hoạch giảm sử dụng nước hiện có.
Với chiến lược tái sử dụng nước cho tháp giải nhiệt, cơ sở xử lý khí và cảnh quan cũng
như phân loại nước thải axit, nước thải kiềm và nước thải flo Samsung áp dụng những
công nghệ xử lý như lọc than hoạt tính, trung hòa axit-bazơ, lắng keo tụ, hệ thống RO.
Bên cạnh đó là tái chế 99,9% chất thải vào năm 2030 và kế hoạch giảm các chất
gây ô nhiễm không khí và nước thải ra từ quá trình sản xuất, giữ mức ở trạng thái tự
nhiên vào năm 2040.
Samsung Semiconductor đã tích hợp tính bền vững môi trường vào mọi khía
cạnh của quy trình sản xuất. Kết quả là họ đã thấy lượng khí thải carbon, lượng nước
sử dụng và xả chất thải giảm đáng kể trên tất cả các địa điểm. Và để ghi nhận những
nỗ lực lâu dài của chúng tôi, Samsung Semiconductor đã được trao tặng Bộ ba Tiêu
chuẩn đầu tiên trong ngành về carbon, nước và chất thải bởi Carbon Trust.
Trong khi đó, SK Hynix cũng sử dụng nước tái chế cho tháp giải nhiệt họ áp
dụng bộ vi lọc (MF) và khử trùng bằng tia cực tím (UV). Các quy trình trong hệ thống
tái sử dụng nước thải tháp giải nhiệt.
1.2.3 Singapore
1.2.3.1 Chính sách của chính phủ
Singapore chiếm 11% thị trường chất bán dẫn toàn cầu và nhu cầu về chip sẽ
tăng lên khi quốc gia này bắt tay vào thực hiện tầm nhìn Sản xuất năm 2030 để trở
thành một trung tâm toàn cầu về sản xuất tiên tiến.
Chương trình nghị sự quốc gia của Singapore về phát triển bền vững và giá
năng lượng tăng cao gần đây mang đến cơ hội lớn cho các công ty bán dẫn phát triển
các công nghệ dẫn đầu ngành và theo đuổi các giải pháp tiết kiệm năng lượng để giảm
thiểu tác động đến môi trường.
1.2.3.2 Chính sách của doanh nghiệp
Nhà cung cấp giải pháp bền vững hàng đầu Sembcorp Industries có vị trí thuận
lợi để hỗ trợ các mục tiêu khử cacbon và bền vững của các ngành sử dụng nhiều tài
nguyên bao gồm cả ngành bán dẫn. Tận dụng 7,1 GW công suất năng lượng tái tạo và
7,7 triệu m³ mỗi ngày về khả năng sử dụng nước trên toàn cầu, Sembcorp là một trong
những công ty cung cấp nước công nghiệp và năng lượng mặt trời lớn nhất ở
Singapore.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN TẠI VIỆT NAM
2.1 Quá trình hình thành ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
Ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đã được hình thành từ tháng 9/1979
khi nhà máy bán dẫn Z181 được thành lập, nhà máy bắt đầu với những hợp đồng sản
xuất và xuất khẩu các sản phẩm linh kiện bán dẫn. Đến cuối những năm 1980, với biến
động chính trị thế giới, nhà máy hạn chế những đơn hàng nên việc sản xuất và đóng
gói buộc phải dừng lại.
Kể từ đó đến nay, Việt Nam không xuất hiện thêm nhà máy bán dẫn, tuy nhiên
trong khối DN nhà nước: tập đoàn Viettel là công ty tiên phong trong việc tự làm chủ
công nghệ chip riêng biệt dùng cho sản xuất trạm viễn thông 5G; cũng như gần đây,
tập đoàn FPT cũng đã chính thức thông báo thương mại hóa chip do các kỹ sư người
Việt nghiên cứu và thiết kế sử dụng trong thiết bị y tế. Và hiện tại, các sản phẩm vi
mạch, lõi IP cũng được đưa vào danh mục các sản phẩm quốc gia được ưu tiên phát
triển của Việt Nam.
Dù còn hạn chế những khoản đầu tư lớn trong nước trong suốt những năm qua
cho ngành bán dẫn, nhưng nhân lực của ngành là những nhà khoa học, kỹ sư Việt Nam
cũng đạt được một số thành tựu nhất định, họ là những người đặt nền móng cho lĩnh
vực bán dẫn.
Hiện nay, nhờ vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tham gia hội nhập
quốc tế mạnh mẽ, sôi nổi, Việt Nam tận dụng được nguồn tài nguyên kiến thức phong
phú để phát triển nguồn nhân lực thiết kế chip. Đặc biệt, Việt Nam nhận được nhiều sự
đầu tư từ các tập đoàn lớn trên thế giới như Intel, Samsung, Amkor Technology…, đây
là những cơ hội lớn cho Việt Nam học hỏi, chuyển giao công nghệ, nâng cao năng lực,
tay nghề của lao động, và đặc biệt giải quyết vấn đề việc làm. Như vậy, hoạt động đầu
tư phổ biến này làm cơ sở cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp bán dẫn.
Nguồn nhân lực cho ngành đang được đào tạo với đội ngũ kĩ sư khá lành nghề
và ở độ tuổi vàng. Đây là lợi thế lớn cho Việt Nam để tận dụng được cơ hội đẻ phát
triển ngành công nghiệp bán dẫn
2.2 Thực trạng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
2.2.1 Vị trí
Xét trong các quốc gia ASEAN, Việt Nam nổi bật với những giá trị về tăng
trưởng kinh tế và ổn định chính trị để thu hút đầu tư vào lĩnh vực bán dẫn.
Hiện nay, ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam đang phát triển dựa vào đầu
tư trực tiếp nước ngoài, các nhà máy trong ngành này đều được đầu tư từ các tập đoàn
lớn trên thế giới về ngành bán dẫn và chủ yếu về lắp rắp. Mới có Samsung đã đầu tư
một trung tâm chuyên về nghiên cứu và phát triển tại Việt Nam.
Do Việt Nam đang là một trong những quốc gia được chú ý cho đầu tư phát
triển ngành bán dẫn nên được xem là thị trường mới nổi cho sản xuất ngành bán dẫn.
Chủ đề về phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn chưa được đề cập nhiều và
ít được nghiên cứu. Như vậy, để tận dụng được sự đầu tư nước ngoài, tiềm năng của
ngành bán dẫn trong tương lai, Việt Nam cần có sự chuẩn bị cho sự đổ bộ của các
nguồn đầu tư và có định hướng cụ thể cho sự phát triển của ngành bán dẫn là hướng về
sự bền vững.
2.2.2 Quy mô
Theo nghiên cứu thị trường do Technavio, công ty nghiên cứu và tư vấn công
nghệ hàng đầu thế giới, thị trường bán dẫn tại Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng 1,65 tỷ
USD với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm, khoảng 6,52% trong giai đoạn 2021 –
2025.
Doanh thu theo 4 phân khúc của ngành bán dẫn Việt Nam có sự tăng khá rõ rệt,
trong đó mạch tích hợp (Integrated Circuits) luôn chiếm tỉ lệ lớn và tăng trưởng liên
tục qua các năm.
Hình 2-1: Doanh thu theo phân khúc ngành bán dẫn Việt Nam từ năm 2016-2022 và đự đoán
năm 2023-2027. Nguồn: Statista

Theo ước tính của Fitch Solutions, khoảng 65% doanh nghiệp điện tử nước
ngoài đặt cơ sở sản xuất tại miền Bắc, 30% ở miền Nam và một tỷ lệ nhỏ ở các tỉnh
miền Trung. Thực tế trong hơn 10 năm qua các khu công nghiệp ở miền Bắc là nơi tập
trung nhiều doanh nghiệp điện tử quy mô lớn và nổi tiếng như Fuji Xerox, Compal,
Canon, Foxconn, Petragon, Samsung, Meiko, Samsung Display, LG Display, Intel, LG
Innotex, Renesas, Wintex, Panasonic, Luxshare, USI, LG Electronic, Hosiden; hay
doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào lĩnh vực vi điện tử tại Khu Công nghệ cao
TP.HCM như Tập đoàn Intel, Jabil, Sonion, Datalogic, GES.
Việt Nam là một trong những nước xuất khẩu điện tử chủ lực, xếp thứ 12 trên
thế giới. Trong vài năm gần đây Việt Nam đã thực hiện một số hiệp định thương mại
với các nước và các chính sách linh hoạt để thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, cho
rằng điều này đã mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nhân vì ngành công nghiệp này
đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam.
Xuất khẩu tăng ổn định với mức tăng trung bình 12 tỷ USD/năm, từ 47,3 tỷ
USD lên 96,9 tỷ USD vào năm 2019. Từ năm 2015 - 2019, nhập khẩu các mặt hàng
điện tử tăng gần 2 lần. Việt Nam có ngành công nghiệp điện tử đa dạng từ điện thoại
di động, tivi, camera, thiết bị điện, mạch tích hợp điện tử…
Cũng theo trang entrepreneur.com, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực
(RCEP) sẽ giúp giảm thuế quan thương mại và thúc đẩy nền kinh tế của Việt Nam,
giúp hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài ra, Việt Nam đã ký hiệp định thương
mại tự do với Liên minh châu Âu (EU) và hiệp định này sẽ giảm dần hầu hết các loại
thuế quan, hàng rào quy định và các rào cản để tạo cơ hội kinh doanh cho cả hai bên.
Về lao động, nhân lực tập trung nhiều nhất tại thành phố HCM (85%), sau đó là
Hà Nội (8%) và Đà Nẵng (7%).
Việt Nam tuy chưa có nhà máy sản xuất chế tạo chip nhưng Việt Nam cũng
tham gia sâu vào chuỗi cung ứng chip khi có mặt ở khâu thiết kế, đóng gói kiểm thử
hơn 20 năm qua.
2.2.3 Tính đồng bộ
Phát triển bền vững ngành bán dẫn cũng tuân theo những cam kết những quốc
tế mà Việt Nam tham gia như cam kết thực hiện các mục tiêu SDGs và những quy
định và luật pháp của Việt Nam.
Phát triển vi mạch Việt Nam đòi hỏi quyết tâm chính trị ở mức cao nhất để
thống nhất sự hợp tác từ tất cả các bộ, các tổ chức, nguồn lực quốc gia. Ngoài các Bộ
như Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Bộ
Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính như đã được nhắc đến trong bản dự thảo thì cũng
cần có sự tham gia của Bộ Giáo dục và Đào tạo để đáp ứng nguồn nhân lực hay có sự
tham gia của Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam nhằm tối đa hóa các gắn kết
mạng lưới các doanh nghiệp mạnh.
Năm 2017, “Chương trình phát triển công nghiệp vi mạch TP. Hồ Chí Minh
giai đoạn 2017 – 2020, tầm nhìn 2030” đã được nâng cấp thành “Chương trình phát
triển vi mạch quốc gia giai đoạn 2018 – 2030.” Và mới đây nhân việc Hội công nghệ
vi mạch bán dẫn TP. HCM đang soạn thảo “Chương trình phát triển công nghiệp vi
mạch quốc gia giai đoạn 2022 – 2030” để trình Thủ tướng Chính phủ.
Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ đầu tư phát triển sản
phẩm công nghệ cao, trong đó ưu tiên hàng đầu là công nghiệp bán dẫn và nhấn mạnh
phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số được xác
định là động lực then chốt, tăng trưởng kinh tế giai đoạn 2021-2030.
2.2.4 Vốn đầu tư thu hút
Các công ty trong ngành bán dẫn đã bắt đầu chuyển hoạt động của họ khỏi gã
khổng lồ châu Á là Trung Quốc do những vấn đề như tăng lương và căng thẳng địa
chính trị. Ngoài ra, có cảm giác rằng chính phủ nước này đang quá ưu ái các công ty
công nghệ địa phương thông qua các chính sách của mình. Từ đây, để hướng tới mục
tiêu bền vững ngành bán dẫn, Việt Nam nên có những quy định, chính sách rõ ràng,
chặt chẽ về các hoạt động đầu tư nước ngoài.
Tại Hội nghị Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu lần thứ 26 (COP26), Việt Nam
đã đưa ra cam kết đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Đây cũng là mục tiêu
của Việt Nam để tạo tiền đề cho những nguồn vốn đầu tư, đặc biệt với đầu tư nước
ngoài.
Intel nhiều năm trước đã đầu tư 1 tỷ USD vào sản xuất chip tại Việt Nam và cho
đến nay nhà máy này vẫn là một trong những địa điểm sản xuất quan trọng của tập
đoàn. Hiện nay, tổ công tác dự án Intel sẽ tiếp tục họp bàn để xem xét về các cơ chế hỗ
trợ, ưu đãi đầu tư cho nhà đầu tư đến từ Hoa Kỳ. Gần đây, công ty Intel Products Việt
Nam (IPV, thuộc Tập đoàn Intel, Mỹ) đã đầu tư thêm 475 triệu USD để xây dựng cơ
sở sản xuất thử nghiệm và lắp ráp chip hiện đại nhất tại Khu công nghệ cao TP.HCM
nâng tổng số vốn đầu tư của Intel vào Việt Nam đến thời điểm hiện tại lên tới 1,5 tỷ
USD.
Đến nay, tổng vốn đầu tư của Samsung tại Việt Nam đạt khoảng 19 tỷ USD với
6 nhà máy và 1 trung tâm Nghiên cứu & Phát triển. Samsung Electronics đã cho xuất
xưởng chip bán dẫn 3 nanomet đầu tiên trên thế giới, đánh dấu một cột mốc quan trọng
trong cuộc đua chế tạo chip bán dẫn tiên tiến nhất hiện nay. Samsung cũng chuẩn bị
điều kiện để sản xuất thử các sản phẩm lưới bóng chip bán dẫn và sẽ sản xuất đại trà từ
tháng 7/2023 tại Nhà máy Samsung Electro- Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên.
Nhiều nhà đầu tư khác cũng đã và đang lên kế hoạch đầu tư sản xuất các thiết bị, linh
kiện bán dẫn tại Việt Nam như Amkor (Hàn Quốc) với kế hoạch 1,6 tỷ USD; Hana
Micron (Hàn Quốc) với kế hoạch đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam (Nguyên Đức,
2022).
Trong đó, Amkor Technology thực hiện giai đoạn đầu của dự án đầu tư khoảng
520 triệu USD và sẽ giải ngân trong vòng 5 năm kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận
đăng ký đầu tư. Đây sẽ là nhà máy thông minh, hiện đại tại tỉnh Bắc Ninh, dự án sẽ tập
trung vào việc cung cấp các giải pháp lắp ráp và kiểm tra Hệ thống tiên tiến trong gói
(SiP) cho các công ty sản xuất điện tử và bán dẫn hàng đầu thế giới.
Để tăng cơ hội thu hút đầu tư vào ngành công nghiệp bán dẫn của Việt Nam,
cần đầu tư nhiều công nghệ tiên tiến cho Việt Nam giúp tăng cường năng lực thiết kế
vi mạch và rút ngắn thời gian đưa sản phẩm ra thị trường. Thông qua Synopsys
Academic & Research Alliances (SARA), họ sẽ cung cấp chương trình phần mềm
dành cho đại học bao gồm chương trình giảng dạy, tài nguyên giáo dục và chương
trình “Đào tạo giảng viên” để thiết lập trung tâm thiết kế chip.
2.2.5 Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp
Năm 2019, kết quả kinh doanh của Intel Việt Nam đột biến với doanh thu
24.067 tỷ đồng, tăng 54%; lợi nhuận ròng 3.720 tỷ đồng, tăng 59%. IPV xuất khẩu lũy
kế khoảng 36 tỷ USD, riêng công ty này chiếm khoảng 60% giá trị xuất khẩu của các
doanh nghiệp đóng trụ sở tại Khu công nghệ cao TPHCM năm 2019 (Tuệ Nhi, 2021).
Tính đến cuối năm 2020, IPV đã mang hơn 2 tỉ sản phẩm đến tay khách hàng trên toàn
thế giới. Năm 2022, doanh thu và xuất khẩu đạt tương ứng 73,7 tỷ USD và 65 tỷ USD.
Theo Giám đốc đối ngoại Intel, hiện tập đoàn này đang tiếp tục thực hiện chiến
lược toàn cầu - Rise 2030. Trọng tâm của chiến lược này đó việc phát triển xanh và
bền vững. Nghĩa là Intel sẽ trả lại nhiều hơn lượng nước sử dụng, áp dụng 100% năng
lượng xanh và không rác thải ở các bãi chôn, tiếp nhận nhiều nhân viên nữ hơn. Đồng
thời tìm ra những lộ trình bền vững mà sử dụng công nghệ cảm biến đế giảm lượng
điện tiêu thụ, cộng tác với nhà cung cấp vật liệu về tái chế bao bì.
Nhà máy Intel tại Việt Nam đóng một vai trò quan trọng trong chuỗi sản xuất và
cung ứng toàn cầu, là nhà máy lắp ráp và kiểm định lớn nhất trong mạng lưới của
Intel. Xây dựng nhà máy không chỉ nhà máy lắp ráp mà còn là các cơ sở thử nghiệm
lớn nhất tại TP.HCM, thậm chí có thể là lớn nhất đối với Intel trên toàn cầu. Tại Việt
Nam, Intel cũng cam kết tiết kiệm điện, sản xuất thông minh và tái chế rác thải, nước
thải. Intel cũng trang bị hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái của tòa nhà văn
phòng từ khi có mặt tại Việt Nam. Họ cũng sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình
trong việc phát triển xanh, chuyển đổi số. Mục tiêu lớn là giúp Việt Nam phát triển bền
vững trong những năm tới.
Về các hoạt động thúc đẩy phát triển xã hội, Intel đã phát triển lực lượng lao
động với gần 10.000 giảng viên ngành kỹ thuật được đào tạo, trao tặng hàng nghìn học
bổng. Trong quá trình hoạt động hơn 15 năm, Intel đã áp dụng chiến lược ba mũi nhọn
để xây dựng nguồn nhân lực tài năng cho IPV và cho Việt Nam, bao gồm giải pháp
ngắn hạn, dài hạn và đào tạo tại chỗ. Hiện IPV đầu tư 25 triệu USD vào 8 trường đại
học tại TP HCM và làm việc cùng 700 sinh viên nữ. Số lượng nhà cung cấp của Intel
đã tăng mạnh, từ 20 nhà cung cấp vào năm 2010 lên đến khoảng 180 nhà cung cấp vào
năm 2020 (Tuệ Nhi, 2021). Triết lý của Intel là hợp tác và phát triển hệ sinh thái địa
phương ở các quốc gia nơi tập đoàn hoạt động. Tại Việt Nam, Intel đã cung cấp
chuyên môn kỹ thuật và quản lý cho nhiều nhà cung cấp địa phương, đồng thời giúp
họ mở rộng hoạt động kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho các khách hàng đầu tư trực
tiếp nước ngoài khác.
Sản lượng sản xuất điện thoại của Samsung tại Việt Nam chiếm khoảng 50%
tổng lượng sản xuất điện thoại của Samsung trên toàn cầu. Đến năm 2018 số lượng
công nhân ở các công ty của tập đoàn SamSung đã tăng lên đến 170.000 người. Như
vậy, sau 10 năm có mặt tại Việt Nam SamSung đã tạo cơ hội việc làm cho hàng trăm
nghìn người lao động, góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đã có hơn 400 nhân viên
của Samsung Thái Nguyên theo học cao đẳng ngay tại nhà máy, với các chuyên ngành
tiếng Anh, tiếng Hàn, kế toán và điện tử. Còn tại tổ hợp Nhà máy Samsung tại Bắc
Ninh, đã có khoảng 800 nhân viên tham dự các chương trình học trên. Phát triển nguồn
nhân lực Samsung tại Việt Nam đã và đang được đánh giá cao và được nhiều doanh
nghiệp áp dụng hiệu quả. Tính riêng về quy mô phát triển kỹ sư lành nghề tại chương
trình Samsung Talent Programme cho trung tâm R&D tại Hà Nội lên tới 1.500 kỹ sư.
Tính riêng tại trung tâm phát triển R&D tại Bắc Ninh và Thái Nguyên là 2.000 kỹ sư
lành nghề kỹ thuật cao.
Tập đoàn SamSung cũng trở thành nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam với
tổng số vốn công bố 17,3 tỷ USD. Hàng tỉ thiết bị được đưa ra thị trường toàn cầu từ 6
nhà máy tại Việt Nam năm 2019 mang lại doanh thu xuất khẩu 59 tỉ USD, tương
đương 22% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam (Phong Cằm, 2020). Năm 2022, công
ty có doanh thu đạt 28,3 tỷ USD (chiếm 38,3%), kim ngạch xuất khẩu đạt 27,3 tỷ USD
(chiếm 42,1%).
Samsung Electronics được chứng nhận các tiêu chuẩn quốc tế về quản lý môi
trường và hệ thống quản lý năng lượng. Tính đến năm 2021, tất cả các cơ sở của chúng
tôi đã đạt được chứng nhận ISO 14001 (hệ thống quản lý môi trường) và ISO 50001
(hệ thống quản lý năng lượng). Samsung Electronics được chứng nhận các tiêu chuẩn
quốc tế về quản lý môi trường và hệ thống quản lý năng lượng.
2.2.6 Trình độ khoa học công nghệ của các doanh nghiệp
Nhà máy Samsung Electro-Mechanics Việt Nam tại Thái Nguyên, nơi đã và sẽ
tiếp tục sản xuất và lắp ráp bản mạch in kết nối mật độ cao HDI (bao gồm mảng lưới
bóng chip bán dẫn), các linh kiện, phụ tùng (như camera module, bộ nắn điện, touch
sensor module, Linear motor...) cho các loại thiết bị viễn thông, thiết bị di động công
nghệ cao, các sản phẩm điện và điện tử khác…Công ty đặt mục tiêu áp dụng công
nghệ thu hồi carbon cho các cơ sở sản xuất chất bán dẫn sau năm 2030 và sau đó mở
rộng sang các công ty và đối tác khác.
Intel khẳng định tiếp tục mở rộng hơn nữa hoạt động kinh doanh, đầu tư tại Việt
Nam trong giai đoạn mới theo hướng công nghệ cao, thân thiện môi trường, tăng
cường hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp Việt Nam, đạt được những thành công
lớn hơn nữa, có lợi cho cả hai bên, nhất là góp phần vào quá trình CĐS, xây dựng hệ
sinh thái đầu tư tại Việt Nam. Tại Việt Nam, Tập đoàn đã đầu tư nhà máy lắp ráp và
kiểm định chip. Đến nay, Intel đã hoàn thành cam kết đầu tư giai đoạn I. IPV đang sản
xuất các sản phẩm mới nhất của Intel bao gồm 5G, IOT, máy tính để bàn, điện thoại di
động. Công ty TNHH Intel Products Việt Nam có công nghệ của Intel giúp mang đến
khả năng tính toán quan trọng cho các máy tính và máy chủ nhằm phục vụ hoạt động
của mạng và lưu trữ dữ liệu. Đồng thời, chịu trách nhiệm về khả năng tính toán cho
những nghiên cứu y tế, robot hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân, trí tuệ nhân tạo và phân tích
dữ liệu vì sức khoẻ cộng đồng. Các chip máy chủ của Intel đã giúp chiến đấu với
Covid-19 bằng cách cung cấp khả năng tính toán cho nghiên cứu y tế và phân tích dữ
liệu lớn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát hiện coronavirus và phát triển một loại vắc xin
hiệu quả. Năm 2020, công nghệ của Intel giúp tăng thêm sức mạnh cho một thế giới
được kết nối - từ các siêu máy tính được sử dụng trong việc phát triển các phương
pháp chữa trị Covid-19, đến điện toán đám mây và trung tâm dữ liệu nơi các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, công ty, chính phủ và các trường học cần sử dụng để điều hành
công việc kinh doanh và hoạt động từ xa.
2.2.7 Liên kết kinh tế
Cục Đầu tư nước ngoài đã cho rằng, vấn đề không chỉ nằm ở dung lượng thị
trường, công nghiệp hỗ trợ, nguồn nhân lực, logistics, mà còn là các chính sách phát
triển kinh tế ngành, chính sách ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực này. Để thu hút đầu tư
trong lĩnh vực bán dẫn, có lẽ, Việt Nam cần có một sự chuẩn bị mang tính nền tảng
hơn.
Quy trình sản xuất chip bán dẫn có 3 công đoạn chính: thiết kế; sản xuất; lắp
ráp, thử nghiệm và đóng gói. Tham gia giai đoạn 3 có vẻ là dễ dàng nhất với Việt Nam
ở thời điểm hiện nay. Tuy nhiên, mục tiêu chính của việc Việt Nam tham gia thị
trường đầy cạnh tranh này nên là thúc đẩy năng lực thiết kế chip và tiến tới sản xuất
linh kiện bán dẫn cao cấp
Hơn nữa, việc tham gia vào quy trình R&D, thiết kế, sản xuất và cung ứng chip
bán dẫn toàn cầu sẽ mang đến lợi thế kinh tế vô cùng lớn cho Việt Nam. Với vị thế và
khả năng của Việt Nam, giới chuyên gia cho rằng cần có chiến lược trung và dài hạn
để phát triển ngành công nghiệp bán dẫn trong nước.
Theo đó, về trung hạn, Việt Nam cần tham gia vào những công đoạn R&D đòi
hỏi chủ đạo là yếu tố con người ( Hạnh Lê, 2022). Chính phủ cần tiếp tục đầu tư và
đưa ra chính sách ưu đãi để thu hút các tập đoàn lớn trên thế giới trong lĩnh vực bán
dẫn như Samsung, Intel, Synopsys, Cadence… thành lập hoặc mở rộng các trung tâm
nghiên cứu và thiết kế ở Việt Nam. Song song với đó, cần có chính sách hỗ trợ đào tạo
nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực bán dẫn. Về dài hạn, Việt Nam cần nỗ
lực đạt được những thỏa thuận hợp tác hỗ trợ chuyển giao công nghệ với các quốc gia
như Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc, từ đó tiến tới tự chủ hoàn toàn tất cả các công
đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất bán dẫn.
Báo cáo của công ty kiểm toán Ernst & Young (Anh) đánh giá, năng lực sản
xuất thiết bị bán dẫn của ASEAN đang được chú trọng do hệ sinh thái năng lực sản
xuất đa dạng. Khối này là nhà xuất khẩu thiết bị bán dẫn lớn thứ hai thế giới, chiếm
22,5% thị phần toàn cầu.
Việt Nam, Singapore, Malaysia, Philippines và Thái Lan là các nước được đánh
giá dẫn đầu trong lĩnh vực nghiên cứu phát triển và thiết kế vi mạch. Malaysia và
Singapore là những nước đi đầu trong khu vực về sản xuất tấm wafer và thiết bị.
Malaysia, Philippines, Thái Lan, Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về sản xuất phụ trợ,
trong khi Singapore và Thái Lan dẫn đầu về phần mềm kỹ thuật.
Năm 2022 FPT thiết kế, sản xuất 3 dòng chip nguồn và có hợp đồng cung cấp
chip đầu tiên cho đối tác với đơn đặt hàng 25 triệu chip trong 2 năm 2024 và 2025.
2.3 Thực trạng lan tỏa của ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng bền vững
2.3.1 Thực trạng tác động lan tỏa về kinh tế kỹ thuật
Sự có mặt của Intel vào năm 2006 đã phần nào giúp các nhà đầu tư công nghệ
cao lớn khác nhận thấy được tiềm năng tại Việt Nam. Intel luôn đánh giá cao môi
trường chính trị - xã hội ổn định của Việt Nam, các hiệp định thương mại song phương
- đa phương ngày càng được mở rộng mạnh mẽ và các chính sách đầu tư, cũng như sự
sẵn sàng của lực lượng lao động trẻ và tài năng là điều kiện để Intel tiếp tục đầu tư vào
Việt Nam. Tất cả những điều kiện này đã thúc đẩy tiềm năng sản xuất và thị trường
tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ tại Việt Nam. Sự có mặt của Intel với dự án đầu tư
trong thời gian qua đã góp phần đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ cao trên thế giới
và việc hoàn thiện các chính sách, cơ sở hạ tầng cần thiết sẽ tiếp tục hỗ trợ thu hút
thêm hoạt động sản xuất công nghệ tiên tiến hơn.
Minh chứng cụ thể là sự tăng trưởng nhanh chóng của vốn FDI trong vòng 15
năm qua, nhờ vậy, giá trị xuất khẩu cũng tăng trưởng mạnh 25% trong 1 thập kỷ qua.
Trong giai đoạn này, Intel đã tạo ra 74,5 tỉ USD giá trị xuất khẩu, riêng năm 2022 là
11,5 tỉ USD. Con số này chiếm khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Khu Công
nghệ cao TP.HCM (SHTP), 20% kim ngạch xuất khẩu linh kiện, điện tử của cả nước
và khoảng 23% tổng kim ngạch xuất khẩu của thành phố (Phi Vũ, 2023).
Intel góp phần làm Việt Nam trở thành một địa điểm đầu tư hấp dẫn cho những
tập đoàn công nghệ bán dẫn lớn trên thế giới từ sau khoản đầu tư năm 2016. Đồng
thời, Việt Nam đã và đang nỗ lực kiện toàn môi trường đầu tư và làm đơn giản hóa các
thủ tục hành chính để tạo thuận tiện cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như
vừa phải chặt chẽ để hạn chế những tiêu cực từ việc chấp nhận các khoản đầu tư nước
ngoài mà không xem xét các yếu tố liên quan đến môi trường, công nghệ và tính lâu
dài. Không chỉ vậy, chú trọng đầu tư vào nhân lực chất lượng cao là yêu cầu thiết yếu
của Việt Nam hiện nay. Trình độ về học vấn, kĩ năng của học sinh, sinh viên, lao động
đang ngày càng được nâng cao, đúng với xu thế phát triển của đất nước, bồi dưỡng
nguồn nhân tài đón đầu các cơ hội nghiên cứu và phát triển.
Việt Nam đang tích cực đẩy mạnh mở rộng ngành sản xuất chip, thu hút các
công ty nước ngoài trong cả 3 phân khúc chính là lắp ráp, thử nghiệm và đóng gói; sản
xuất và chế tạo; thiết kế. Thế giới ngày càng đẩy mạnh xu hướng số hóa và mọi thứ
liên quan tới kỹ thuật số đều cần chất bán dẫn nên cơ hội trong lĩnh vực này mở rộng
cho tất cả nếu nắm bắt tốt.
Cơ sở hạ tầng được đầu tư và phát triển mở ra nhiều tiềm năng về hạ tầng giao
thông và viễn thông. Ngoài ra, một tác động tới những doanh nghiệp bán dẫn trong
nước, vào tháng 2/2023, một công ty của tập đoàn Viettel đã ký kết với Intel một biên
bản ghi nhớ đồng hành phát triển những công nghệ kiến tạo hạ tầng số trong tương lai.
Với mục đích để thúc đẩy các chương trình đổi mới công nghệ và phát triển dịch vụ từ
lên ý tường, thử nghiêm thực tế và triển khai dịch vụ thương mại, tập trung 3 lĩnh vực:
Dịch vụ số đột phá mới, 5G và Cloud.
Intel có chiến lược phát triển nguồn nhân lực cũng luôn kiên định với định
hướng đó là đa dạng, bao trùm và bình đẳng. Mục tiêu chung về lực lượng lao động là
tăng gấp đôi số lượng nhân sự nữ giới và một số ít nữ giới đại diện nắm giữ vai trò
lãnh đạo cấp cao. Điều này cũng sẽ ảnh hưởng tới những quyết định nhân sự tại Việt
Nam.
Bên cạnh Intel, Samsung cũng là nhà đầu tư lớn vào Việt Nam trong lĩnh vực
bán dẫn, không chỉ đẩy mạnh xuất khẩu, góp phần tăng trường ngành công nghiệp phụ
trở, tạo công ăn việc làm, đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, tích
cực hội nhập quốc tế sâu rộng, thực chất, hiệu quả. Đặc biệt, Trung tâm Nghiên cứu và
phát triển (R&D) tại Hà Nội của Samsung được mong đợi là một bước tiến mới cho
Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Điều này cũng tạo ra một ảnh hưởng
tích cực lên ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam khi sẽ mở ra cơ hội để nghiên
cứu, phát triển các sản phẩm bán dẫn cho cung ứng thế giới.
Từ sau khi khánh thành Trung tâm R&D số lượng nhà cung cấp cấp 1 và cấp 2
của Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu của Samsung tăng gấp 10 lần, từ 25
doanh nghiệp vào năm 2014 lên 257 doanh nghiệp vào cuối năm 2022 (Trần Mạnh,
2023).
2.3.2 Thực trạng tác động lan tỏa về môi trường
Samsung phát triển bền vững hướng về môi trường bằng cách đặt ra những mục
tiêu giảm thiểu tác động lên nước, carbon, chất thải và chất gây ô nhiễm thông qua
công nghệ đổi mới. Theo khảo sát của tổ chức tư vấn năng lượng toàn cầu Ember, Việt
Nam lần đầu tiên nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo lên trên 10% vào năm 2021. Điều này
có nghĩa là Việt Nam có khoảng cách lớn với Hàn Quốc, quốc gia chỉ đạt 4,67%. Đây
là điểm để Việt Nam trở nên thu hút với Samsung để áp dụng năng lượng tái tạo vào
sản xuất (Thu Nguyên, 2020). Mục tiêu của Samsung đạt Net zero carbon vào năm
2050, mở rộng các cơ sở xử lý khí quy trình, đồng thời phát triển các chất xúc tác và
khí thay thế để tăng hiệu quả xử lý khí quy trình. Tất cả các phương tiện hoạt động tại
các địa điểm sẽ không gây ô nhiễm và các cơ sở sẽ được cung cấp 100% năng lượng
tái tạo.
Kế hoạch duy trì lượng nước rút ở mức 2021 vào năm 2030. Giảm lượng nước
sử dụng tại Samsung Semiconductor có nghĩa là tái sử dụng và tái chế nước, bên cạnh
việc sử dụng ít hơn. Tỷ lệ tái chế nước được tối đa hóa tại Samsung Semiconductor
thông qua các nỗ lực cải tiến hàng ngày và có hệ thống: Những nỗ lực này bao gồm tối
ưu hóa hoạt động, thay thế thiết bị quá hạn, thiết lập các tiêu chuẩn vận hành cải tiến,
cũng như cải thiện quy trình sản xuất và thiết lập hệ thống tái sử dụng. Các mục tiêu
trung hạn/dài hạn để giảm sử dụng nước được đặt ra, bao gồm hợp lý hóa hoạt động
của các cơ sở và sử dụng các kế hoạch giảm sử dụng nước hiện có.
Kế hoạch tái chế 99,9% chất thải sản xuất vào năm 2030. Samsung
Semiconductor không ngừng phát triển các công nghệ để tái chế chất thải hiện không
thể tái chế. Samsung giảm thiểu việc sử dụng các sản phẩm dùng một lần và tuân thủ
các biện pháp tái chế nghiêm ngặt. Bên cạnh đó, thúc đẩy và phát triển các công nghệ
để tạo ra giá trị gia tăng từ chất thải. Đặc biệt, công ty cũng phát triển các công nghệ
chuyển đổi bùn thải và chất lỏng thải thành tài nguyên.
Kế hoạch giảm các chất gây ô nhiễm không khí và nước thải ra từ quá trình sản
xuất, giữ mức ở trạng thái tự nhiên vào năm 2040. Các cơ sở và quy trình xử lý hiệu
quả cao mới liên quan đến việc sử dụng tối thiểu các chất gây ô nhiễm tiềm ẩn đang
được triển khai để giảm lượng khí thải vào không khí và nước. Samsung
Semiconductor xả nước sau xử lý sau khi lọc nước thông qua nhà máy xử lý nước thải.
Trước khi nước được xả vào dòng suối, cũng như theo dõi nước để đảm bảo nước đạt
tiêu chuẩn — vượt xa tiêu chuẩn pháp lý bắt buộc — sau đó đo chất lượng nước theo
thời gian thực bằng Hệ thống giám sát từ xa (TMS) và gửi dữ liệu này gửi Bộ Môi
trường.
Những chính sách chung của Samsung về môi trường cũng tác động rất lớn đến
quyết định và thực hiện các biện pháp của doanh nghiệp tại Việt Nam. Từ đó, doanh
nghiệp không chỉ thực hiện mục tiêu bảo vệ môi trường của mình mà còn thực hiện
được mục tiêu của xã hội. Thay đổi nhận thức của người tiêu dùng cũng như từng cá
nhân trong xã hội.
Trong khi đó, với tập đoàn Intel, tại Việt Nam, họ cam kết sử dụng tiết kiệm
điện, sản xuất thông minh và tái chế rác thải, nước thải. Intel cũng trang bị hệ thống
điện năng lượng mặt trời trên mái của tòa nhà văn phòng từ khi có mặt tại Việt Nam.
Với chính sách An toàn, sức khỏe và môi trường, Intel bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên thông qua quy trình đổi mới và phương pháp cải tiến liên tục với những mục tiêu
không chỉ giảm thiểu mà còn tái sử dụng và tái chế. Cạnh đó là tìm kiếm những vật
liệu thay thế an toàn hơn khi vận dụng nguyên lý hóa học xanh trong quá trình vận
hành. Cũng như Intel cam kết tiếp tục đầu tư các dự án về bảo tồn năng lượng, giảm
lượng phát thải và tuân thủ chính sách về bảo tồn nguồn nước và biến đổi khí hậu.
Ngoài ra, Intel cũng luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của mình trong việc phát
triển xanh, chuyển đổi số. Mục tiêu lớn là giúp Việt Nam phát triển bền vững trong
những năm tới.
2.4 Đánh giá các tiêu chí phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn ở Việt
Nam
2.4.1 Tiêu chí về kinh tế
Nhận thấy thị trường chất bán dẫn Việt Nam dự kiến sẽ tăng trưởng đáng kể
trong giai đoạn dự báo nhờ các yếu tố sau như gia tăng đầu tư nước ngoài , chú trọng
nhiều vào việc sản xuất chip, chính sách hỗ trợ và nhu cầu ngày càng tăng đối với các
thiết bị thông minh.
Việc sản xuất chất bán dẫn tại Việt Nam báo hiệu rằng các công ty nước ngoài
đang hỗ trợ lĩnh vực sản xuất của đất nước và thúc đẩy sự gia tăng mức độ phức tạp
của các sản phẩm được sản xuất tại đây, điều này có khả năng làm tăng nhu cầu về
chất bán dẫn trên cả nước. Ngoài ra, nhiều công ty đang thành lập các nhà máy công
nghệ cao của họ tại Việt Nam do các yếu tố bao gồm lực lượng lao động có tay nghề,
lương thấp và vị trí địa lý gần gũi của đất nước với chuỗi cung ứng công nghệ cao ở
châu Á.
Hơn nữa, nhiều khoản đầu tư hơn được thực hiện bởi các công ty nước ngoài và
địa phương nhằm tăng cường sự hiện diện của họ trong ngành công nghiệp bán dẫn
trong nước đang góp phần vào sự tăng trưởng của thị trường. Điều này làm thức đẩy
sự tăng trưởng của thị trường bán dẫn Việt Nam.
Các khoản đầu tư của các tập đoàn bán dẫn lớn toàn cầu là những tiền đề quan
trọng, trở thành động lực cho Việt Nam đạt tăng trưởng cao trong ngành bán dẫn trong
nước cũng như tăng khả năng tiếp cận những nguồn vốn khác. Qua đó, một sự lan tỏa
giữa các ngành kinh tế được tạo ra, làm các ngành cùng tăng trưởng hướng tới phát
triển đồng đều. Điều này cũng đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh của Việt Nam
với các quốc gia trong khu vực và quốc tế.
2.4.2 Tiêu chí về môi trường
Những hoạt động và giải pháp thúc đẩy chuyển đổi sang những phương thức và
nguyên liệu sản xuất từ có hại sang bảo vệ và giảm những tác động tới môi trường,
được các công ty công nghiệp bán dẫn ở Việt Nam chú trọng đầu tư và cải tiến. Những
cam kết, chính sách của các công ty lớn làm thay đổi cả những nhà cung ứng đầu vào,
những nguyên liệu phụ trợ ở Việt Nam từ đó dẫn đến một chuỗi cung ứng công nghiệp
bán dẫn giảm phát khí thải, hướng tới bền vững.
2.4.3 Tiêu chí về xã hội – con người
Hướng tới tham gia vào quy trình R&D, nguồn nhân lực ở Việt Nam đang nỗ
lực trau dồi kinh nghiệm, kiến thức, kĩ năng, như vậy, mục tiêu cụ thể này được đánh
giá là quan trọng để không chỉ phát triển về năng lực của lao động Việt Nam mà còn
giúp nâng cao mức lương, từ đó, mức sống được nâng cao và tiêu chuẩn sống được cải
thiện. Đồng thời, hướng đến một xã hội công bằng và văn minh hơn.
Lao động qua đào tạo tăng cao trở thành thế mạnh cho Việt Nam phát triển
những ngành công nghiệp liên kết, từ đó trở thành động lực và làm tiền đề cho sự phát
triển của thể hệ sau.
2.5 Những điểm tích cực, hạn chế và nguyên nhân của quá trình hướng tới phát
triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam
2.5.1 Tích cực
Việt Nam đang trong đà tăng trưởng kinh tế, việc chú trọng vào ngành công
nghiệp bán dẫn là điều rất hợp lý, bởi tầm quan trọng của ngành trong thời đại khoa
học công nghệ phát triển tiên tiến hiện nay. Quá trình hướng tới phát triển bền vững
ngành công nghiệp bán dẫn là một mục tiêu cần phải đạt được cho sự phát triển kinh tế
dài hạn của Việt Nam. Đây sẽ là mục tiêu mang đến nhiều lợi ích như vừa đạt được
phát triển ngành công nghiệp quan trọng, có giá trị cao, vừa chạm đến sự phát triển
cho tương lai, cũng như góp phần tạo lợi thế ngành cho Việt Nam. Cũng như kiên
quyết với mục tiêu bảo vệ môi trường, chúng ta cũng thu hút được nhiều khoản đầu tư
chất lượng với các tiêu chí về môi trường bền vững, từ đó làm động lực cho các ngành
công nghiệp phát triển.
Thị trường chất bán dẫn tại Việt Nam ước tính sẽ tăng trưởng với tốc độ CAGR
là 6,12% từ năm 2022 đến năm 2027, quy mô thị trường được dự báo sẽ tăng thêm
1.657,49 triệu USD. Sự tăng trưởng của thị trường phụ thuộc vào một số yếu tố, bao
gồm số lượng người dùng điện thoại thông minh ngày càng tăng, tăng đầu tư vào
ngành công nghiệp bán dẫn đang phát triển và việc sử dụng IoT ngày càng tăng. Phân
khúc thị trường theo ứng dụng (điện tử tiêu dùng, thông tin liên lạc, ô tô, thiết bị y tế,
v.v.) và thiết bị (PMICS, vi mạch và RFID) (Technavio, 2023).
Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu của Mỹ trên toàn thế giới
trong 7 tháng liên tiếp. Trong tháng 2/2023, Việt Nam đã xuất khẩu chip vào Mỹ đạt
doanh số 562,5 triệu USD, tăng so với tháng 2/2022 (chỉ đạt 321,7 triệu USD) (Phan
Anh, 2023).
Quan tâm đến những khía cạnh về môi trường, tạo môi trường làm việc, kinh
doanh bình đẳng cho các cá nhân và tổ chức. Thực hiện mục tiêu theo những cam kết
về bảo vệ môi trường của Việt Nam với thế giới.
Ảnh hưởng tích cực đến xã hội khi ngành công nghiệp bán dẫn phát triển sẽ
mang lại công ăn việc làm, tạo nguồn thu nhập ổn định cho lao động, từ đó, xã hội ổn
định hơn khi người dân có thể chi trả đủ những chi phí cơ bản của cuộc sống, đáp ứng
nhu cầu ngày càng tăng. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp bán dẫn được ứng dụng
nhiều công nghệ khoa học vào các công đoạn để thay thế con người ở những khâu độc
hại, bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.
SamSung là điển hình của những chính sách bảo vệ quyền lợi của nhân viên,
việc đầu tư để đảm bảo sức khỏe và sự phát triển con người cũng chính là một trong
những ưu tiên hàng đầu. SamSung tập trung vào chế độ nghỉ ngơi-ăn uống, chương
trình kiểm tra sức khỏe, câu lạc bộ thể chất, ký túc xá chất lượng cao. Các xưởng sản
xuất trải rộng trên diện tích lớn nên các nhà ăn được bố trí tại các vị trí khác nhau
nhằm đảm bảo không tốn quá nhiều thời gian di chuyển của nhân viên. Các nhà ăn
phục vụ 4 bữa (sáng/trưa/tối/đêm) mỗi ngày, cung cấp hàng trăm nghìn suất ăn với
thực đơn đa dạng của Việt Nam và Hàn Quốc. Nhân viên còn được đào tạo về ngoại
ngữ cũng như những chuyên ngành khác như kinh tế, kỹ thuật với khoảng 800 nhân
viên tham dự khi xét ở Nhà máy SamSung tại Bắc Ninh.
Từ đó Việt Nam có thể đạt tăng trưởng kinh tế, thu hút được nhiều nguồn đầu
tư, từ đây không chỉ cơ sở hạ tầng của đất nước phát triển phục vụ cho sản xuất mà
cũng tác động ngành dịch vụ. Trên cơ sở những hiệp định thương mại quốc tế, Việt
Nam có thể tận dụng tốt hơn những điều kiện trong giao thương, làm thúc đẩy quá
trình xuất nhập khẩu ngành công nghiệp cả đầu vào lẫn đầu ra.
Tốc độ phát triển lĩnh vực CNTT-TT của Việt Nam tăng từ 7% – 9% mỗi năm.
Năm 2021, doanh thu ngành đạt 130 tỷ USD, trong đó lĩnh vực phần mềm chiếm
khoảng 5,5 tỷ USD, phần cứng là 110 tỷ USD. Tuy nhiên, mảng phần cứng hiện có
đến 99% thiết bị điện tử – viễn thông đang sử dụng đều là của nước ngoài. Việt Nam
đã ban hành nhiều chính sách để tạo điều kiện cho việc ưu tiên đầu tư và phát triển các
sản phẩm công nghệ cao, trong đó có lĩnh vực vi mạch bán dẫn (Nguyễn Thiện Nghĩa,
2022).
Bên cạnh đó là đầu tư, xây dựng các phòng thí nghiệm, hệ thống mô phỏng
thiết kế vi mạch dùng chung để khuyến khích hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
startup trong lĩnh vực vi mạch. Song, cần xác định thị trường đặc thù phù hợp với Việt
Nam, phù hợp với các đối tác trong ASEAN. Đồng thời ủng cố lợi thế và hội nhập
quốc tế tham gia sâu rộng vào các thỏa thuận thương mại quốc tế và các sáng kiến
mới, ví dụ như sáng kiến hợp tác khuôn khổ kinh tế Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương
(IPEF), đối tác về cơ sở hạ tầng và đầu tư toàn cầu (GPII) (Thanh Huyên, 2022).
2.5.2 Hạn chế
Thực tế, Việt Nam đang chưa thực sự phát triển mạnh ngành công nghiệp bán
dẫn mà đang phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài. Nguồn vốn của ngành rất cao
nên khó khăn cho Việt Nam đạt được phát triển cũng như phát triển bền vững. Tình
hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược
giữa một số quốc gia, đối tác trên thế giới và trong khu vực tiếp tục diễn ra gay gắt.
Như vậy càng làm cho những nguồn vốn đầu tư không duy trì được dài hạn.
Việt Nam mới chỉ tham gia vào quá trình lắp rắp, thử nghiệm và đóng gói, là
giai đoạn đem lại lợi nhuận thấp của cả chuỗi cung ứng. Không yêu cầu sự cầu kì,
nhiều tri thức cũng như lao động không thể nâng cao nhiều về tay nghề, kĩ năng so với
hai giai đoạn đầu.
Nhận thấy những cơ chế chính sách của chính phủ chưa chặt chẽ, hệ thống pháp
luật chính sách chồng chéo, thiếu đồng bộ, hiệu lực thực thi chính sách chưa cao. Bên
cạnh đó, quá trình xây dựng và thực thi khung khổ chính sách phát triển bền vững còn
gặp nhiều vướng mắc, sự tham gia của một số bên liên quan còn hạn chế. Nguồn lực
để thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững chưa tương xứng với nhu cầu đặt ra.
Năng lực quản lý của Việt Nam còn hạn chế, năng lực của nguồn nhân lực chưa
đáp ứng đủ điều kiện cho sự phát triển của ngành công nghiệp bán dẫn.
Có thể sẽ khó tìm được sự cân bằng phù hợp giữa các mối quan tâm về môi
trường và kinh tế, như nếu một công ty đầu tư quá nhiều vào các hoạt động sản xuất
xanh, thì công ty đó có thể không cạnh tranh được về giá với các công ty chưa thực
hiện các khoản đầu tư này. Bất kỳ thay đổi nào trong ngành như các sáng kiến bền
vững có thể mất thời gian để thực hiện và có thể không tạo ra kết quả ngay lập tức.
Điều này có thể gây khó khăn cho các công ty trong việc biện minh cho các khoản đầu
tư của họ vào tính bền vững. Khi chỉ cạnh tranh một phía, việc theo đuổi tăng trưởng
bền vững chất bán dẫn có thể dẫn đến giảm cạnh tranh. Nếu một vài công ty có thể
chiếm lĩnh thị trường, họ có thể ít có khả năng đổi mới và giảm giá hơn. Điều này có
thể dẫn đến tình trạng ngành công nghiệp bán dẫn kém năng động hơn và không đáp
ứng được nhu cầu của người tiêu dùng.
2.5.3 Nguyên nhân của những hạn chế
Việt Nam không tạo ra đủ nguồn vốn cho quá trình phát triển ngành công
nghiệp bán dẫn cũng như phát triển bền vững ngành. Tăng trưởng kinh tế nước ta vẫn
dựa nhiều vào đầu tư vốn và tăng trưởng tín dụng, chậm chuyển sang phát triển theo
chiều sâu, dựa trên khoa học công nghệ và tri thức. Do đó, nền kinh tế nước ta phát
triển thiếu bền vững, chất lượng tăng trưởng không cao.
Nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn chưa đạt đến trình đô cao, quá
trình đào tạo từ các cơ sở giáo dục chưa tạo ra đủ nguồn cung về nhân lực cả về chất
lượng và số lượng.
Khoa học và công nghệ chưa thực sự trở thành động lực phát triển kinh tế và
thúc đẩy quá trình CNH; huy động nguồn lực của xã hội vào các hoạt động khoa học
và công nghệ còn yếu; đầu tư cho khoa học và công nghệ còn thấp, hiệu quả sử dụng
chưa cao; thị trường khoa học và công nghệ chưa gắn kết chặt chẽ kết quả nghiên cứu,
ứng dụng và đào tạo, với nhu cầu sản xuất, kinh doanh và quản lý.
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ HÀM Ý PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
NGÀNH CÔNG NGHIỆP BÁN DẪN TẠI VIỆT NAM
3.1 Cơ hội và thách thức
3.1.1 Cơ hội
Ngành công nghiệp bán dẫn hiện đang được quản lý bởi nhiều cơ quan khác
nhau. Các quy định mới có thể cần được thực hiện để tăng trưởng chất bán dẫn bền
vững hơn. Các quy định này có thể tập trung vào tác động môi trường, tiêu thụ năng
lượng hoặc nhiều yếu tố khác. Từ đó, định hình được khung chính sách cho quá trình
phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn.
Việt Nam đang trong giai đoạn chuyển đổi số đất nước, là điều kiện phù hợp
nếu định hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn, bởi ngành này sẽ
mang lại nhiều lợi ích về công nghệ-khoa học kỹ thuật cho Chính phủ áp dụng vào quá
trình chuyển đổi số. Cũng như đây là một trong những ngành công nghiệp mang lại giá
trị cao, có thể mở ra cơ hội phát triển một ngành trọng tâm của nền kinh tế. Từ đó, nó
đem lại cơ hội mở rộng quy mô ngành nghề kinh tế.
Phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn đem lại việc làm mới cho
nguồn lao động, giảm tỉ lệ thất nghiệp. Đây là một ngành yêu cầu nhân lực có trình độ
cao, từ đó đồng thời có thể làm tăng năng lực, kĩ năng của nhân công để đáp ứng
ngành. Xu hướng sẽ tạo một nền nhân lực chất lượng cao theo nhu cầu của thị trường.
Hướng đến tiêu chí phát triển bền vững, Việt Nam có thể thu hút nhiều nhà đầu
tư trong lĩnh vực bán dẫn bởi hiện nay đây là vấn đề đang được quan tâm, cũng như
các doanh nghiệp bán dẫn trên thế giới đều hướng đến mục tiêu phát triển bền vững.
Vì cùng chung mục tiêu, Việt Nam đã và đang trở thành một điểm đến lý tưởng cho
các nhà đầu tư trong ngành công nghiệp bán dẫn không chỉ dừng lại ở giai đoạn 3 mà
còn hướng đến giai đoạn đầu về nghiên cứu.
Tác động đến quan hệ, ngoại giao quốc tế, tận dụng cũng như tăng cường các
hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam với các nước và tổ chức trên thế giới.
3.1.2 Thách thức
Sự phát triển không đồng đều giữa các khu vực làm rào cản cho quá trình phát
triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn. Phát triển kết cấu hạ tầng, các khu công
nghiệp chưa tổng thể, công trình hạ tầng xuống cấp, không được chú trọng đầu tư làm
rào cản lớn cho các doanh nghiệp thực hiện quyết định đầu tư.
Nguồn ngân sách hạn chế và khung pháp lý chưa thể theo kịp tốc độ của những
dự án. Phải mất nhiều năm mới mới cung ứng được những lao động có trình độ chuyên
môn, bởi hiện nay đang rất thiếu nhân lực có trình độ cao, kỹ năng thành thạo, tác
phong làm việc làm việc và chấp hành kỷ luật. Nhu cầu tiếp tục tăng khi chất bán dẫn
trở thành một phần quan trọng của mọi thứ từ ô tô, thiết bị máy móc đến đồ gia
dụng,...Điều này tạo nên áp lực cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm bản dẫn phải
luôn nhanh chóng tạo ra các sản phẩm mới, giao hàng nhanh chóng và đặc biệt là
không cho phép có bất cứ lỗi nào xảy ra.
Thách thức đặt ra cho các công ty bán dẫn phải cân bằng các ưu tiên cạnh tranh
về thời gian ra mắt sản phẩm và tạo ra các sản phẩm không lỗi. Việc đáp ứng các ưu
tiên này phụ thuộc vào việc giảm phân mảnh quá trình và tăng cường số hóa trong quá
trình thiết kế và sản xuất. Điều này đòi hỏi các tập dữ liệu phải được thống nhất và tận
dụng trong quá trình tạo ra các sản phẩm mới. Chi phí chuyển đổi sang các nguồn
năng lượng tái tạo cao như năng lượng mặt trời, mặc dù có tiềm năng rất hiệu quả,
nhưng vẫn còn tương đối đắt đỏ. Ngành công nghiệp bán dẫn sẽ cần đầu tư vào nghiên
cứu và phát triển để làm cho năng lượng mặt trời trở thành nguồn năng lượng có mức
giá hợp lý cho sản xuất kinh doanh.
3.2 Mục tiêu, phương hướng phát triển bền vững ngành công nghiệp bán dẫn tại
Việt Nam
3.2.1 Mục tiêu
Tạo điều kiện phù hợp cả về chính sách, cơ sở hạ tầng, nguồn nhân lực để đáp
ứng sự phát triển ngành công nghiệp bán dẫn theo hướng bền vững.
Đem lại lợi ích cho môi trường, kinh tế, xã hội bởi đây là ngành công nghiệp
hiện đại, có giá trị cao.
Thu hút vốn đầu tư cao từ các doanh nghiệp nước ngoài và cả trong nước, phát
triển nhà cung cấp những nguồn nguyên liệu đầu vào trong nước cho các doanh
nghiệp. Từ đó hình thành được chuỗi cung ứng cho ngành bán dẫn từ những nguồn tài
nguyên trong nước.
3.2.2 Phương hướng
• Chính phủ
+ Đảm bảo tính chặt chẽ và đúng với cam kết quốc tế của những chính sách
liên quan tới yếu tố môi trường, phát triển kinh tế và công bằng xã hội.
+ Cải thiện cũng như đẩy nhanh tiến độ của những công trình, cơ sở hạ tầng
cấp thiết cho sự phát triển kinh tế giữa các khu vực, đảm bảo các khu công
nghiệp có các doanh nghiệp thuộc ngành công nghiệp bán dẫn vận hành
trơn tru và phát triển theo hướng bền vững.
+ Thúc đẩy hoạt động đối ngoại để tăng vị thế, uy tín của nước ta để thu hút
đầu tư trực tiếp nước ngoài.
• Doanh nghiệp
+ Đưa ra những cam kết mang tính dài hạn về vấn đề liên quan đến phát triển
bền vững như bảo vệ môi trường, tăng trưởng hoạt động kinh doanh, xã hội
ổn định, bình đẳng.
+ Cải tiến công nghệ, quy trình làm việc tinh gọn, giảm thiểu phát thải trong
quá trình lắp ráp, sản xuất.
+ Giảm tiêu thụ năng lượng: Bằng cách giảm tiêu thụ năng lượng của sản xuất
chất bán dẫn có thể hữu ích. Điều này có thể được thực hiện thông qua
nhiều phương tiện khác nhau, chẳng hạn như cải thiện quy trình sản xuất và
sử dụng thiết bị tiết kiệm năng lượng hơn.
+ Sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo: Năng lượng mặt trời có thể được sử
dụng để cung cấp năng lượng cho các nhà máy bán dẫn. Điều này sẽ làm
giảm đáng kể lượng khí thải carbon của ngành công nghiệp bán dẫn.
3.3 Giải pháp
Để tăng trưởng chất bán dẫn bền vững, các nhà sản xuất phải áp dụng phương
pháp tiếp cận cân bằng có xem xét cả các mối quan tâm về môi trường và kinh tế. Điều
này có nghĩa là tìm cách giảm tiêu thụ nước và năng lượng đồng thời giảm chi phí.
Cần đầu tư vào nghiên cứu và phát triển công nghệ mới. Điều này bao gồm các công
nghệ có thể được sử dụng để giảm mức tiêu thụ năng lượng của quá trình sản xuất chất
bán dẫn và các công nghệ có thể giúp làm cho năng lượng mặt trời có giá phải chăng
hơn.
Các cơ quan chính phủ nên cung cấp hoặc tạo các chương trình khuyến khích
cho các công ty chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo. Những ưu đãi này có thể
dưới hình thức giảm thuế hoặc các lợi ích tài chính khác.
Ngoài ra, người tiêu dùng có thể giúp hỗ trợ tăng trưởng chất bán dẫn bền vững.
Họ nên được giáo dục nhiều hơn hay chủ động tìm hiểu về các sản phẩm họ mua và
các công ty mà họ mua hàng. Một cách khác là hỗ trợ các công ty đang làm việc để cải
thiện tác động môi trường của họ. Và cuối cùng, người tiêu dùng có thể giúp đỡ bằng
cách yêu cầu các sản phẩm thân thiện với môi trường hơn từ ngành công nghiệp bán
dẫn. Hiểu rõ hơn về các sản phẩm được mua và các công ty mua hàng là một trong
những điều quan trọng nhất có thể làm để hỗ trợ tăng trưởng chất bán dẫn bền vững.
Khi biết rõ hơn về nguồn gốc và cách thức sản xuất các sản phẩm khách hàng có thể
đưa ra lựa chọn tốt hơn về những gì mình mua. Tất cả những mối quan tâm về môi
trường này đều quan trọng đối với tất cả người tiêu dùng và cần chúng để hỗ trợ tăng
trưởng chất bán dẫn bền vững.
KẾT LUẬN
Việt Nam đạt được nhiều đầu tư nước ngoài trong ngành công nghiệp bán dẫn,
nên có những định hướng đúng đắn cũng như thận trọng để tận dụng tốt nguồn đầu tư,
lấy đó làm tiền đề phát triển ngành hướng đến độc lập và bền vững hơn. Trước hết, cần
phải tập trung phát triển cơ sở hạ tầng trong nước để cung ứng những điều kiện phù
hợp cho phát triển ngành công nghiệp bán dẫn. Và hướng tới phát triển trình độ về tri
thức, kĩ năng của lao động để làm cơ sở cho phát triển ngành có thể đưa ra những sáng
kiến, giải pháp và tạo năng suất lao động cao để hướng đến phát triển bền vững tại
Việt Nam. Đây cũng là những xu thế cho phát triển bền vững được coi trọng, phù hợp
với tình hình chung, những cam kết quốc tế của Việt Nam về vấn đề môi trường, xã
hội và phát triển kinh tế. Cuối cùng, đạt được phát triển bền vững ngành công nghiệp
bán dẫn là định hướng quan trọng cho Việt Nam trong quá trình hướng đến nền kinh tế
số hiện nay.
Tuy nhiên, xét về kinh tế, các nhà doanh nghiệp công nghiệp bán dẫn đã và
đang nỗ lực giảm thiểu chất thải và bảo tồn tài nguyên, nhưng việc tái sử dụng các
thành phần vẫn chưa được sử dụng đúng mức. Ngày càng có nhiều công ty lựa chọn
tái chế các bộ phận và vật liệu thay vì gửi chúng thẳng đến các bãi chôn lấp.
Công nghệ luôn phát triển và điều đó có nghĩa là các nhà sản xuất sẽ tìm cách
sản xuất chip bán dẫn một cách bền vững trong tương lai. Cách tiếp cận sản xuất bền
vững này sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận cho ngành công nghiệp bán dẫn mà còn
giảm tác động tiêu cực đến môi trường. Đến thời điểm hiện tại, rõ ràng là khó có thể
cân bằng giữa tăng trưởng và tính bền vững của chất bán dẫn, nhưng với kế hoạch phù
hợp, chúng có thể đạt được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
1. Intel, Chính sách về an toàn, sức khỏe & môi trường.
2. Luân (2016), Tiêu chí đánh giá phát triển bền vững công nghiệp.
3. Nguyên Đức (2022), Việt Nam - “bến đỗ” mới của ngành công nghiệp bán dẫn,
Báo đầu tư - Diễn đàn đầu tư và kinh doanh.
4. Nguyễn Thanh Yên (2022), Định hướng phát triển công nghiệp bán dẫn Việt
Nam, Tạp chí TT&TT số 10 tháng 10/2022.
5. Nguyễn Thanh Yên (2021), Một số ý kiến, đề xuất phát triển vi mạch quốc gia,
Tạp chí TT&TT.
6. Quyết định số 439/QĐ-TTg ngày 16/4/2012_Quyết định về việc phê duyệt danh
mục sản phẩm quốc gia thực hiện từ năm 2012 thuộc chương trình phát triển
sản phẩm quốc gia đến năm 2020.
7. Thanh Huyên (2022), TP.HCM: Kết nối tạo cơ hội phát triển ngành công
nghiệp bán dẫn của khu vực Đông Nam Á, Vnautomate.
8. Thu Hiền (2021), Phát triển công nghiệp bán dẫn tại Việt Nam, tạp chí Kinh tế
- Xã hội kì I - 03/2021 (39-41).
9. Thế Vinh (2022), Động lực nào để doanh nghiệp Việt tự lực sản xuất chip bán
dẫn?, VnBusiness.
10. Thu Nguyên (2022), Samsung sẽ xây nhà máy chip bán dẫn tại Việt Nam?,
Sputnik Việt Nam.
11. Tuệ Nhi (2021), Intel và dự án công nghệ cao tỷ USD duy nhất của Mỹ tại Việt
Nam, Pháp luật kinh tế quốc tế.
12. Trần Mạnh (2023), Xây dựng Việt Nam trở thành cứ điểm chiến lược toàn cầu,
cung cấp các sản phẩm chủ lực của Samsung cho thị trường quốc tế, Báo Điện
tử Chính phủ.
13. Việt Nga (2023), Tham gia sâu chuỗi cung ứng chíp bán dẫn toàn cầu.
14. Phan Anh (2023), Việt Nam đứng thứ 3 châu Á về doanh số xuất khẩu chip bán
dẫn vào Mỹ, VnEconomy.
15. Phi Vũ (2023), CEO Intel Products Việt Nam: Cơ hội của Việt Nam trong chuỗi
cung ứng chip toàn cầu, Nhịp cầu Đầu tư.

Tiếng Anh

1. AS (2022), Semiconductor growth with sustainability! How can they be


balanced together? Explained., Vyrian.
2. Chetan Arvind Patil (2022), The Employment Channels Driven By
Semiconductor, #CHETANPATIL.
3. Dalal-Clayton, B. and Bass, S. (2002), Sustainable development strategies.
4. DGB Group ( 2023), Semiconductor sustainability: Paving the way for a
greener technology industry.
5. Elise Harrington và cộng sự (2022), Sustainability for Semiconductors, Issues
(Vol XXXIX, no.1, Fall 2022).
6. Ed Sperling (2022), Where All The Semiconductor Investments Are Going,
Semiconductor Engineering.
7. Frans Scheper (2022), Driving Sustainability in Semiconductor Manufacturing,
Intel.com.
8. Global chip industry projected to invest more than $500 billion in new factory
construction starts by 2024, semi reports, (2022) SEMI.
9. Green Chips, New York's Green CHIPS incentives are the nation's most
ambitious semiconductor industry attraction program.
10. Harald Bauer và cộng sự (2020), Semiconductor design and manufacturing:
Achieving leading-edge capabilities, McKinsey & Company.
11. John Blewit (2015), Understanding sustainable development, Florence Product
Ltd., UK.
12. M. Kayo (2023), What Is the Semiconductor Industry?, About Mechanics
13. Mordor Intelligence ( 2023), Semiconductor Industry Landscape - Growth,
Trends, Covid-19 Impact, And Forecasts (2023 - 2028).
14. Rachel Popa (2022), How the Semiconductor Industry Can Help Achieve a
Sustainable Future, Sphera.
15. Samsung, Samsung Semiconductor: technologies for a sustainable future.
16. Sarah Cottle (2023), Insight Weekly: EV makers push new battery tech; China
banks' leverage ratios; output costs slip, S&P Global Market Intelligence.
17. Thomas M. Parris and Robert W. Kates (2003), Characterizing and measuring
sustainable development, a Review in Advance (559-586).
18. What is sustainable development?, Monash University.
19. Yosef Jabareen (2006), A new conceptual framework for sustainable
development, Environ Dev Sustain (179-192).

You might also like