You are on page 1of 3

Mô phôi

Biểu mô
- Biểu mô là loại mô được tạo thành bởi những tế bào nằm sát nhau và gắn kết chật chẽ với
nhau, rất ít chất gian bào.
Nguồn gốc
- Từ một trong ba lá phôi
+ Ngoại bì: biểu bì da, giác mạc, biểu mô của các khoang mũi, miệng, hậu môn.
+ Nội bì: biểu mô hệ hô hấp, ống tiêu hoá, các tuyến tiêu hoá…
+ Trung bì: nội mô lát mạch máu và mạch bạch huyết, biểu mô các thanh mạc.
Chức năng
- Che phủ, giới hạn, tạo hàng rào bảo vệ: da
- Lợp mặt trong các tạng rỗng, các khoang rỗng thiên nhiên
- Hấp thụ, bài xuất, chế tiết
- Vận chuyển nước và một số dịch
- Bảo vệ
- Thu nhận cảm giác
2. Tính chất của biểu mô
- Các tế bào biểu mô nằm sát nhau
- Đa dạng về kích thước và hình dạng biểu mô
- Sự phân cực của tế bào
- Nuôi dưỡng và phân bố thần kinh
- Màng đáy phân cách biểu mô với mô liên kết
- Những hình thức liên kết và truyền thông tin ở mặt bên của tế bào biểu mô
+ Mộng liên kết, dải bịt, vòng dính, thể liên kết, liên kết khe
- Những cấu trúc đặc biệt ở mặt tự do tế bào biểu mô
+ Lông chuyển, vi nhung mao, mê đạo đáy, thể bán liên kết
- Mặt đáy tế bào biểu mô

Tác động vật lý, hoá học


Vd: chai tay, bỏng nổi bóng nước.

Cách gọi tên của biểu mô


- Số hàng tế bào
+ Đơn - một hàng tế bào
+ Tầng - nhiều hơn một hàng tế bào (2 hàng tế bào trở lên)
- Hình dạng hàng tế bào trên cùng
- Lát: chu vi lớn hơn chiều cao
- Vuông: chu vi bằng chiều cao, giống hình lập phương
- Trụ: Chiều cao lớn hơn chu vi, giống hình trụ
Tên biểu mô
- Bao gồm: Tên hình dạng tế bào trên cùng + tên số hàng tế bào
- Ngoài ra, tên biểu mô bao gồm các cấu trúc:
+ Có chân
+ Có lông chuyển
+ Có sừng hoá
- Một số biểu mô đặc biệt
+ Biểu mô chuyển tiếp
+ Biểu mô giả tầng
Phân loại biểu mô
Dựa vào chức năng biểu mô: Biểu mô phủ và biểu mô tuyến
- Biểu mô phủ: che phủ
+ Dựa vào số hàng tế bào: biểu mô đơn và biểu mô tầng
+ Dựa vào hình dạng lớp tế bào bề mặt: BM lát, vuông, trụ
- Biểu mô tuyến: chế tiết
+ Tuyến ngoại tiết
+ Tuyện nội tiết

Biểu mô lát đơn: vị trí: màng tim, màng phổi, màng bụng, lá ngoài của bao Bowman tiểu cầu
thận
Biểu mô vuông đơn: các tuyến, nang tuyến giáp
Biểu mô trụ đơn: Lợp mặt trong của ống tiêu hoá từ tâm vị đến đoạn trên trực tràng
Biểu mô trụ giả tầng: trong buồng hô hấp
Biểu mô lát tầng:
Biểu mô vuông tầng: biểu mô võng mạc thể mi
- Lớp trong tiết thể dịch
- Lớp ngoài chứa nhiều hạt sắc tố đen
Biểu mô trụ tầng: Biểu mô tiếp hợp mi mắt, biểu mô của đoạn niệu đạo tiền liệt
Biểu mô chuyển tiếp: niêm mạc bàng quang, niệu quản nối với bàng quang

Mô liên kết
Mô liên kết là loại mô phổ biến nhất, có ở hầu hết các bộ phận của cơ thể
Chức năng: nối, liên kết các tế bào, cơ quan và chống đỡ cơ thể.
Nguồn gốc: lá thai giữa (trung bì)
Cấu tạo gồm 3 phần chính:
- Chất gian bào: dịch mô, chất căn bản
- Sợi liên kết
- Tế bào liên kết
Phân loại
- Mô liên kết chính thức
- Mô sụn
- Mô xương

Chất căn bản


Tính chất: Là một chất vô định hình, đồng nhất, trong suốt.
Thành phần: Nước và chất điện giải tương đương với máu
- Thành phần hữu hình: glycoaminoglycan (GAG), glycoprotein cấu trúc.
Chức năng: Vận chuyển, trao đổi chất giữa máu và mô
- Là môi trường chuyển hoá các chất
- Nhiệm vụ đệm, chống đỡ và bảo vệ

You might also like