You are on page 1of 35

BỘ CÔNG THƯƠNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
-----o0o----

MÔN: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG, MÔ
HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA NHẬT BẢN.
TÌM HIỂU LỊCH SỬ TIỀN TỆ, CÁCH PHÂN BIỆT TIỀN THẬT TIỀN GIẢ
ĐỐI VỚI YÊN NHẬT.
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

NHÓM: 5
GVHD: Huỳnh Thị Hương Thảo

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/2023


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH – KẾ TOÁN
-----o0o----

MÔN: NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG

ĐỀ TÀI:
TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG, MÔ
HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA NHẬT BẢN.
TÌM HIỂU LỊCH SỬ TIỀN TỆ, CÁCH PHÂN BIỆT TIỀN THẬT TIỀN GIẢ
ĐỐI VỚI YÊN NHẬT.
NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI

NHÓM: 5 GVHD: Huỳnh Thị Hương Thảo


1. Phạm Lâm Bích Phượng (NT)
2. Đặng Ngọc Hân (NP)
3. Lê Diễm Như Quỳnh
4. Lâm Thị Long Nữ
5. Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi
6. Nguyễn Thị Thanh Ngân
7. Lý Kim Ngọc
8. Nguyễn Văn Đức
9. Lê Đức Huy

TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 03/2023


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
DANH SÁCH THÀNH VIÊN

ĐÁNH
STT MSSV HỌ VÀ TÊN NHIỆM VỤ
GIÁ
Phạm Lâm Bích Phượng Tổng hợp word+chỉnh sửa
1 2023202103 100%
(NT) bài+thuyết trình
Những vấn đề chung về ngoại
hối và quản lý ngoại hối + Chính
2 2023202110 Lê Diễm Như Quỳnh 100%
sách quản lý ngoại hối + thuyết
trình
5 câu hỏi trắc nghiệm liên quan
3 2023200175 Lâm Thị Long Nữ đến NHTW của Nhật Bản+ 100%
thuyết trình

4 2023202036 Đặng Ngọc Hân Làm powerpoint+ thuyết trình 100%

5 câu hỏi TN liên quan đến tiền


5 2023202074 Nguyễn Thị Thanh Ngân tệ của NHật bản 100%
+ thuyết trình

Tìm hiểu tiền đang lưu hành,


phát hành khi nào, màu sắc, hoa
văn, trước 1975 xài loại tiền nào,
6 Nguyễn Ngọc Tuyết Nhi 100%
2023200191 trước phong kiến của NHTW
NHật Bản (liên quan đến tiền tệ
của NB) + thuyết trình

10 câu hỏi TN lý thuyết củng cố


7 2023205923 Lý Kim Ngọc 100%
chương 5+ thuyết trình
Nghiệp vụ quản lý ngoại hối của
8 2023200436 Nguyễn Văn Đức 100%
NHTW+ thuyết trình

Lịch sử hình thành của NHTW


nước Nhật Bản trước 1945
(1945 – 1986) (1986-2023)
9 2023203022 Lê Đức Huy 100%
+ Chức năng, hoạt động chính,
mô hình cơ cấu NHTW của
NHật Bản+ thuyết trình
MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT ĐỘNG,
MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA NHẬT BẢN. ................... 8

1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8

1.2. Lịch sử hình thành .............................................................................................. 8

1.3. Chức năng .......................................................................................................... 9

1.4. Hoạt động ........................................................................................................... 9

1.5. Mô hình tổ chức ............................................................................................... 10

CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU LỊCH SỬ TIỀN TỆ, CÁCH PHÂN BIỆT TIỀN THẬT TIỀN
GIẢ ĐỐI VỚI YÊN NHẬT ........................................................................................... 11

2.1. Lịch sử tiền tệ ...................................................................................................... 11

2.1.1. Sự ra đời của đồng yên Nhật.......................................................................... 11

2.1.2. Sự phát triển của đồng Yên qua các thời kì nước Nhật .................................. 12

2.1.3. Các mệnh giá ................................................................................................. 12

2.2. Phân biệt tiền thật, tiền giả đối với đồng yên Nhật ............................................... 20

CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI .................................................... 25

3.1. Những vấn đề chung về ngoại hối và quản lý ngoại hối ....................................... 25

3.1.1. Khái niệm về quản lý ngoại hối ..................................................................... 25

3.1.2. Hoạt động ngoại hối ...................................................................................... 25

3.1.3. Quản lý ngoại hối .......................................................................................... 25

3.2. Chính sách quản lý ngoại hối ............................................................................... 26

3.2.1. Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối .................................................... 26

3.2.2. Mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối .................................................... 26

3.2.3. Đối tượng quản lý ngoại hối .......................................................................... 26


3.3. Nghiệp vụ quản lý ngoại hối của NHTW ............................................................. 26

3.3.1. Quản lý ngoại hối dự trữ nhà nước ................................................................ 26

3.3.1.1. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước ....................................................... 27

3.3.1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý dự trữ ngoại hối ....................................... 27

3.3.2. Quản lý hoạt động ngoại hối .......................................................................... 28

3.3.2.1. Đối tượng và phạm vi hoạt động ngoại hối .............................................. 28

3.3.2.2. Quản lý hoạt động ngoại hối.................................................................... 28

3.3.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động của thị trường hối đoái ............................. 28

3.3.3. Xác định cơ chế và công bố tỷ giá đồng Việt Nam ........................................ 29

3.3.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái .............................................................. 31

3.3.5. Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM.................................................. 31

3.4. Lập và báo cáo cán cân thanh toán quốc tế .......................................................... 31

3.4.1.Tổng hợp số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế (Balance International
Payment –BIP) ........................................................................................................ 31

3.4.2. Nguyên tắc, trách nhiệm và thời hạn lập báo cáo cán cân thanh toán quốc tế . 32

3.4.3. Biện pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế .......................................... 33
CHƯƠNG 1: TÌM HIỂU LỊCH SỬ HÌNH THÀNH, CHỨC NĂNG VÀ HOẠT
ĐỘNG, MÔ HÌNH TỔ CHỨC NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG CỦA NHẬT BẢN.
1.1. Khái niệm
Ngân hàng trung ương Nhật Bản được gọi là Bank of Japan (BOJ) (tiếng Nhật: 日
本銀行 Nippon Ginkō, thường hay được gọi tắt là 日銀 Nichigin / Nhật Ngân) được
thành lập năm 1882 theo mô hình của Ngân hàng quốc gia Bỉ là một công ty cổ phần mà
vốn điều lệ ban đầu chỉ là 100 triệu Yên, trong đó nhà nước góp 55 triệu Yên. BOJ có trụ
sở chính tại Tokyo, ngoài ra còn có 31 chi nhánh ở khắp các địa phương và những trụ sở
đại diện ở NewYork, Paris, London, FrankFurt, Hongkong.
Ví trí pháp lý:
Theo Luật Ngân hàng Trung ương Nhật Bản số 89/1997, có hiệu lực toàn bộ năm
1998 và qua 7 lần sửa đổi, bổ sung (lần sửa đổi bổ sung gần nhất là năm 2005) thì BOJ
trực thuộc Bộ Tài chính Nhật Bản, chi phí hoạt động của BOJ được trình Bộ trưởng Bộ
Tài chính thông qua. Mặc dù không có quyền hạn hoàn toàn độc lập trong việc quyết định
CSTT song BOJ vẫn là ngân hàng trung ương có mức độ độc lập tương đối trong hoạt
động đối với chính quyền.
1.2. Lịch sử hình thành
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản được thành lập lần đầu tiên vào tháng 6 năm
1882 dưới thời Nhật hoàng Minh trị và chính thức hoạt động vào ngày 10 tháng 10 năm
1882. Từ thời điểm đó đến nay, Ngân hàng đã trải qua hai lần tổ chức lại và tài cơ cấu
vào năm 1942 và 1949. Trong 60 năm sau khi thành lập, Ngân hàng Trung ương Nhật
Bản đã phát triển cùng với quá trình hiện đại hóa và những thay đổi của nền kinh tế Nhật
Bản. Năm 1949, sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản, vốn
mang đậm hương vị thời chiến, đã được sửa đổi một phần và các điều khoản về dân chủ
hóa, chẳng hạn như thành lập ủy ban chính sách, đã được bổ sung. Tuy nhiên, vào nửa
cuối những năm 1950, Ủy ban Nghiên cứu Hệ thống Tài chính của Bộ Tài chính (hiện là
Hội đồng Dịch vụ Tài chính của Cơ quan Dịch vụ Tài chính) là chủ đề tranh luận sôi nổi
về việc sửa đổi luật dựa trên luật thời chiến. báo cáo của ủy ban đã không đi đến kết
luận. Tuy nhiên, kể từ nửa cuối những năm 1980, tự do hóa tài chính và toàn cầu hóa đã
tiến triển nhanh chóng, gây khó khăn cho Đạo luật Ngân hàng Nhật Bản năm 1949, vẫn
còn ở dạng cũ, để đáp ứng một cách thích hợp.
Các đời thống đốc của Ngân hàng Trung Ương Nhật Bản:
 1984-1989: Satoshi Sumita
 1989-1994: Yasushi Mieno
 1994-1998: Yasuo Matsushita
 1998-2003: Masaru Hayami
 2003-2008: Toshihiko Fukui
 2008-2013: Masaaki Shirakawa
 2013-nay: Haruhiko Kuroda
1.3. Chức năng
Chức năng chính của Ngân hàng Trung ương Nhật Bản là duy trì ổn định giá và sự
ổn định của hệ thống tài chính, để từ đó đặt nền móng cho sự phát triển về kinh tế. Thông
qua các công cụ của mình, BOJ điều hành chính sách tiền tệ và quản lý hệ thống kinh tế.
 Nhiệm vụ của ngân hàng”
o Phát hành và quản lý tiền giấy
o Thực hiện các chính sách tiền tệ
o Cung cấp các dịch vụ quyết toán, đồng thời đảm bảo sự ổn định của hệ
thống tài chính
o Thực hiện các hoạt động quản lý liên quan đến kho bạc và chứng khoán
chính phủ
o Tham gia thực hiện các hoạt động tài chính quốc tế
o Tổng hợp dữ liệu, phân tích kinh tế và các hoạt động nghiên cứu khác
1.4. Hoạt động
 Điều chỉnh lãi suất
 Phát hành tiền tệ
 Quản lý chính sách tiền tệ
 Theo dõi tình hình kinh tế
 Hỗ trợ hệ thống ngân hàng
 Quản lý thanh toán
1.5. Mô hình tổ chức
Ngân hàng được lãnh đạo bởi Thống đốc Haruhiko Kurodaank vào tháng 6/2018.
Kurodaank được đề cử vào năm 2013, là thống đốc thứ 31 của BOJ, và trước đây là Chủ
tịch của Ngân hàng Phát triển Châu Á. Ông đã được đề cử cho nhiệm kì 5 năm mới vào
tháng 2/2018. Kuroda là người ủng hộ chính sách tiền tệ nới lỏng hơn.
Ban chính sách gồm 9 thành viên, bao gồm thống đốc, hai phó thống đốc và sáu
thành viên khác (không nhất thiết là người của ngân hàng trung ương và điểm quan trọng
nhất ở đây là không cho phép đại diện của Chính phủ trong Ủy ban này). Các thành viên
trong Ủy ban sẽ bầu ra một người làm Chủ tịch. Ủy ban chính sách họp khi được Chủ
tịch triệu tập và ra quyết định theo phương thức bỏ phiếu. Chủ tịch có trách nhiệm thông
qua quyết định này để triển khai thực hiện. Ủy ban Chính sách quyết định việc điều hành
CSTT của BOJ.
Ban quản trị điều hành gồm 6 thành viên, bao gồm thống đốc, hai phó thống đốc
và bốn thành viên khác. Thống đốc là đại diện theo pháp luật của BOJ và thực hiện việc
quản lý chung các hoạt động của Ngân hàng phù hợp với các quyết định của Ủy ban
chính sách. Các Phó thống đốc điều hành hoạt động của Ngân hàng giúp Thống đốc, thực
hiện vai trò của Thống đốc khi Thống đốc bị cấm thực hiện nhiệm vụ của mình và thực
hiện nhiệm vụ của Thống đốc khi chức vụ này bị khuyết. Ban quản trị điều hành quản lý
các hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trợ giúp cho Thống đốc và các Phó Thống đốc,
thực hiện vai trò của Thống đốc khi Thống đốc và các Phó Thống đốc bị cấm thực hiện
nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ của Thống đốc khi chức vụ này bị khuyết.
Ban cố vấn sẽ được thảo luận ý kiến với Hội đồng về các vấn đề quan trọng liên
quan đến hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, và nếu thấy cần thiết, Ban cố vấn có thể
trình bày các quan điểm của mình với Hội đồng.
CHƯƠNG 2: TÌM HIỂU LỊCH SỬ TIỀN TỆ, CÁCH PHÂN BIỆT TIỀN THẬT
TIỀN GIẢ ĐỐI VỚI YÊN NHẬT
2.1. Lịch sử tiền tệ
Nhật Bản một cường quốc đứng thứ 3 thế giới về kinh tế, đất nước mặt trời mọc
và xứ sở hoa anh đào có những nền văn hóa đậm đà và giàu truyền thống lịch sử. Thị
trường tiền tệ cũng phản ánh phần nào về lịch sử phát triển văn hóa Nhật Bản.
Năm 1868, sau chiến tranh Boshin, Thiên hoàng Minh Trị tiến hành cuộc Minh Trị
Duy Tân, mở ra kỷ nguyên hiện đại hóa đất nước. Sau một loạt cải cách cho phép được tự
do lựa chọn nghề nghiệp và nắm được cơ sở thuế vững chắc dựa trên thuế ruộng đất,
chính phủ đã bắt tay vào công nghiệp hóa thông qua "Chính sách xúc tiến công nghiệp".
Cụ thể, chính phủ tiến hành xây dựng hệ thống ngân hàng quốc gia, phát hành đồng Yên
thay thế cho hệ thống tiền tệ phức tạp thời Tokugawa. Đồng yên đã trở thành dòng tiền
chính thức thay thế hoàn toàn hệ thống tiền tệ Nhật Bản. Hiện tại, Nhật Bản vẫn duy trì
hai dòng tiền là tiền xu và tiền giấy. Trong hệ thống lưu thông tiền tệ, Nhật Bản cho phép
sử dụng 6 mệnh giá tiền xu, bao gồm: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50 Yên , 100 Yên và 500
Yên. Trong khi đó thì tiền giấy chỉ được sử dụng với 4 mệnh giá là 1000 Yên, 2000 Yên,
5000 Yên và 10000 Yên.
Sau năm 1873, tỷ giá đồng yên giảm mạnh so với đồng đô la, nguyên nhân là do
giá bạc giảm và các nước chuyển sang chế độ bản vị vàng. Vào năm đó, Nhật Bản đã áp
dụng tiêu chuẩn trao đổi vàng và do đó đóng băng giá trị của đồng yên ở mức 0,5 đô la.
Tỷ giá này vẫn duy trì cho đến khi Nhật Bản rời khỏi tiêu chuẩn vàng vào tháng 12 năm
1931, sau đó đồng yên giảm xuống 0,30 đô la vào tháng 7 năm 1932 và xuống còn 0,20
đô la vào năm 1933. Đến năm 1971, đồng yên đã bị định giá thấp. Xuất khẩu của Nhật
Bản có giá trị quá ít trên thị trường quốc tế, và nhập khẩu từ nước ngoài đã khiến Nhật
Bản tốn kém quá nhiều
2.1.1. Sự ra đời của đồng yên Nhật
Trước thời kỳ Minh Trị Duy tân, tất cả các thái ấp phong kiến của Nhật Bản đã
phát hành đồng tiền riêng của họ, Hansatsu, với một bộ sưu tập các mệnh giá không nhất
quán. Chúng đã bị loại bỏ bởi Đạo luật tiền tệ mới năm 1871, và đồng yên được giới
thiệu như một loại tiền tệ thập phân mới được chấp nhận.
Đồng Yên Nhật chính thức được chính phủ Minh Trị thông qua vào ngày 10 tháng
5 năm 1871. Đồng tiền mới dần được giới thiệu từ tháng 7 năm đó, nó được thiết kế dựa
trên hệ thống tiền tệ thập phân của Châu Âu.. ... Đồng Yên, về cơ bản là một đơn vị của
Đô la Mỹ, có nguồn gốc giống như tất cả các Đô la từ các mảnh tám của Tây Ban Nha.
2.1.2. Sự phát triển của đồng Yên qua các thời kì nước Nhật
Kể từ Thế chiến thứ hai, tiền tệ đã mất nhiều giá trị trước chiến tranh. Để cân bằng
nền kinh tế Nhật Bản, tỷ giá hối đoái của đồng yên đã được quy định ở mức 360 yên trên
1 USD như một phần của Hiệp định Bretton Woods. Khi kế hoạch này bị loại bỏ vào năm
1971, giá trị của JPY đã giảm và đồng tiền này được chấp thuận để thả nổi. Đồng yên đạt
mức cao 271 yên / đô la Mỹ vào năm 1973, sau đó là thời kỳ giảm phát và tăng giá do
cuộc khủng hoảng dầu mỏ năm 1973, đạt giá trị 227 yên trên đô la Mỹ vào năm 1980.
Hiệp định Plaza năm 1985 đã nhanh chóng thay đổi tình hình bằng cách tăng tỷ
giá hối đoái từ mức trung bình 239 yên / đô la Mỹ lên 128 yên trong 3 năm, từ năm 1985
đến năm 1988. Năm 1995, tỷ giá hối đoái cao hơn 80 yên so với Mỹ đô la, về cơ bản
nâng quy mô GDP của Nhật Bản tính bằng đô la Mỹ lên gần như tương đương với Hoa
Kỳ. Tuy nhiên, kể từ đó, giá trị thị trường của đồng yên đã giảm đáng kể.
Ra mắt vào năm 2009, các đồng xu 1 yên, 5 yên, 10 yên, 50 yên, 100 yên và 500
yên hiện đang được sử dụng. Đối với tiền giấy, sê-ri mới nhất được phát hành vào năm
2004, với các tờ tiền 1.000 JPY, 2.000, 5.000 JPY và 10.000 JPY hiện đang được lưu
hành.
2.1.3. Các mệnh giá
Hiện tại đồng Yên có tất cả 10 mệnh giá khác nhau, được chia thành 2 loại là tiền
xu kim loại và tiền giấy. Tiền xu kim loại gồm các mệnh giá: 1 Yên, 5 Yên, 10 Yên, 50
Yên, 100 Yên và 500 Yên. Các loại tiền xu được làm từ nhiều loại kim loại khác nhau
như: Nhôm, đồng vàng, đồng xanh, đồng trắng, niken... Tiền giấy có các mệnh giá 1.000,
5.000 và 10.000 yên được sử dụng rất rộng rãi. Chỉ có 2 loại 2.000 yên là hiếm khi xuất
hiện
- Tiền xu kim loại
 Đồng 1 yên

Đồng 1 Yên là đồng tiền có giá trị nhỏ nhất, đến mức bạn không thể sử dụng nó để
mua đồ ở những máy bán hàng tự động và đây cũng là đồng tiền nhẹ đến mức có thể nổi
trên mặt nước, một phần là do chúng được làm bằng nhôm.

 Đồng 5 yên

Đồng 5 Yên là đồng tiền duy nhất chỉ có chữ mà không có số. Đây cũng được xem
là đồng may mắn vì “5 Yên” trong tiếng Nhật đọc là “go-en” (五円), phát âm gần giống
với chữ hán tự có nghĩa “kết duyên”, ngoài ra là lỗ tròn ở giữa còn mang ý nghĩa “một cái
nhìn thông suốt về tương lai”. Trên mặt trước đồng tiền có hình bông lúa nước, xung
quanh lỗ tròn được thiết kế để trông giống một cái bánh răng. Do đó, 5 Yên cũng là đồng
tiền biểu tượng cho nông nghiệp và công nghiệp.
 Đồng 10 yên

Đồng 10 Yên có mặt sau được chạm khắc hình ảnh ngôi chùa Byoudouin (phiên
âm Hán-Việt là: Bình Đẳng Viện), đây là một ngôi chùa phật giáo cổ xưa, tọa lạc ở
Kyoto, Nhật Bản. Được làm từ đồng trắng, đồng tiền này bắt đầu được sản xuất vào năm
2006.

 Đồng 50 yên

Là một trong hai đồng tiền duy nhất ở Nhật có lỗ tròn ở giữa, mặt sau đồng tiền có
khảm hình hoa cúc, vốn được xem là quốc hoa của Nhật Bản vì nó biểu trưng cho hoàng
tộc và đồng thời cũng xuất hiện trên Quốc huy của đất nước này.
 Đồng 100 yên

Đồng 100 yên – đồng tiền có niên đại lưu hành lâu nhất trong số các loại tiền xu
Nhật Bản khi phát hành và bắt đầu được sử dụng lần đầu tiên từ năm 1957. Trong phiên
bản gốc, mặt sau của đồng tiền có in hình chim phượng hoàng tượng trưng cho sự tái sinh
và sức sống mãnh liệt. Ngày nay, mặt sau đồng tiền chạm khắc hoa anh đào, tuy không
phải là quốc hoa nhưng loài hoa này vẫn được xem như quốc hồn của Nhật Bản và rất
được người dân cùng tầng lớp samurai yêu thích từ xưa cho đến nay.
 Đồng 500 yên

Đây là đồng xu có mệnh giá, kích thước cũng như trọng lượng lớn nhất trong 6
đồng xu Nhật Bản. Nguyên liệu chính để làm đồng xu này là Niken.

- Tiền giấy
 Tờ 1000 yên

Đây là loại tiền giấy có mệnh giá nhỏ nhất trong hệ thống tiền giấy tại Nhật Bản.
Mặt trước của tờ 1.000 yên là chân dung nhà vi trùng học Noguchi Hideyo (Hay còn gọi
là Seisaku Noguchi) người đã cống hiến cả cuộc đời sự nghiệp nghiên cứu bệnh sốt vàng
da. Ông tốt nghiệp đại học Pennsylvania tại Mỹ. Năm 1900, ông nghiên cứu nọc độc của
rắn, sau đó gia nhập Viện Rockefeller vào năm 1904 và nhận được sự tín nhiệm khi
nghiên cứu về mầm bệnh giang mai từ năm 1911 đến 1913. Ông được xem là nhà vi
khuẩn học, sinh vật học "quốc bảo" của Nhật Bản

- Mặt trước của tiền là hình ảnh nhà văn Natsume Soseki (1867 ~ 1916)
- Mặt sau là hình núi Phú Sĩ (biểu tượng của Nhật Bản) và hoa Sakura
 Tờ 2000 yên

- Mặt trước: Hình ảnh cổng thứ 2 của thành Shurei ở Naha, Okinawa
- Mặt sau: Hình ảnh The Bekk Cricket ở chương thứ 38 của cuốn The Table of
Genji Scroll và bức chân dung của tác giả câu chuyện đó Murasaki Shikibu
- Trong số 4 loại tiền giấy của Nhật Bản thì đồng 2000 yên xuất hiện rất ít trên thị
trường, bởi nó không được sử dụng ở các máy bán hàng tự động. Khi đi tàu điện người
Nhật cũng ít khi sử dụng đồng tiền này. Tuy nhiên do được thiết kể hết sức đẹp mắt nên
đồng 2000 yên thường được khách du lịch đổi làm kỉ niệm hoặc làm quà khi rời Nhật
Bản.
 Tờ 5000 yên

Mệnh giá 5000 yên xuất hiện đầu tiên vào năm 2004. Với thiết kế mặt sau là hình
ảnh hoa Iris (tác phẩm của danh họa Ogata Korin), còn mặt trước là bà Higuchi Ichiyo - 1
nữ tác gia vĩ đại của Nhật Bản thế kỷ XIX.

Higuchi Natsu (Bút hiệu của bà Higuchi Ichiyo) là một trong những nhà văn nổi
tiếng đầu tiên thời Vua Minh Trị, đồng thời cũng là nhà văn nữ đầu tiên của văn chương
hiện đại Nhật Bản. Là một trong những người mở đầu dòng văn học phê phán trong chủ
nghĩa hiện thực của Nhật Bản thời cận đại. Bà được giới văn học Nhật Bản gọi là "Tử
thức bộ thời Minh Trị" và cũng là nhân vật nữ đầu tiên xuất hiện trên tiền giấy Nhật Bản.

- Mặt trước: Bức chân dung của nhà văn và tiểu thuyết gia thời Minh Trị: Ms Ichiyo
Higuchi
- Mặt sau: Cánh đồng "Kakitsubata Flowers
 Tờ 10 000 yên

Đây là tờ có mệnh giá cao nhất tại Nhật Bản. Với thiết kế mặt trước là chân dung
nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường đại học Keio, đó là Yukichi Fukuzawa(
cuối thời Edo đầu thời Meiji 1835-1901)

- Mặt trước: là chân dung nhà tư tưởng đồng thời là người sáng lập trường Đại
Học Keio: Mr Yukichi Fukuzawa ( Cuối Edo đầu thời Meiji (1935 - 1901)
- Mặt sau: Hình chim Phượng Hoàng (Công Trung Quốc) ở đền thần Byodoin
2.2. Phân biệt tiền thật, tiền giả đối với đồng yên Nhật
 Nhận biết bằng xúc chạm và âm thanh:
Tờ tiền 1 man có độ cứng nhất định, khi cầm phẩy phẩy sẽ có âm thanh khá đặc
trưng. Bạn nào chưa quen có thể luyện thử có quen với cảm giác tờ tiền và âm thanh của
nó. Cách này hơi khó, chúng ta sẽ tập trung vào các cách phân biệt đồng 1 man yên thật
và giả bằng thị giác thì chính xác hơn.
 Nhận biết bằng mắt thường :
Chúng ta có 1 tờ tiền mẫu mới nhất như sau:
見本 (mihon) là chữ đánh dấu tiền mẫu. 2 dấu gạch đỏ cũng vậy. Các bạn không cần chú
ý tới nó mà chỉ cần chú ý tới vị trí các chữ số màu đỏ trên tờ tiền. Đó là vị trí đánh dấu
các điểm chúng ta sẽ dùng để phân biệt đồng 1 man yên giả.
Vị trí số 1.
Đây là vị trí có lớp phản quang. Nếu nhìn trực diện, các bạn sẽ không thấy lớp
phản quang màu hơi đỏ, bóng sáng tại đây. Khi soi nghiêng tại chỗ có ánh sáng các bạn
sẽ thấy 2 vệt phản quang ở 2 bên tờ tiền.
Vị trí số 2.
Tại hình tròn trắng to ở giữa đồng tiền này có hình in chìm. Đó là hình của 福澤
諭吉(ふくざわ ゆきち – ). Nhìn bình thường sẽ không thấy rõ. Nhưng khi đưa thẳng
lên, nhìn trực diện xuyên qua (như soi gương) sẽ thấy rất rõ.
Vị trí số 3

Tùy vị trí góc nhìn và điều kiện ánh sáng. Chúng ta có thể thấy chữ 10000 và hình
tròn có dấu chấm ở giữa (thực ra là chữ Nhật 日 ). Khi nhìn ngang, chúng ta sẽ thấy
những bông hoa Sakura ở xung quanh.
Vị trí số 4 và 5
Hình ảnh chữ 1 vạn Yên (chữ cổ) được in chìm. Khi sờ vào đó, ta sẽ thấy sần sần,
chữ bị chìm hẳn xuống.

Chữ 1 vạn Yên này chìm xuống hơi hiện sang mặt sau 1 chút (5).

Vị trí số 6
Tại vị trí này nếu nhìn trực diện, chúng ta sẽ thấy biểu tượng sau :

Khi nhìn nghiêng 1 chút, chúng ta sẽ thấy số 10000. Ngoài ra tại mặt sau góc phải
trên, chúng ta sẽ thấy biểu tượng của ngân hàng Nhật Bản.

Trông giống cái mắt, thực chất là chữ 日 (Nhật) được viết cách điệu thành hình
tròn.
 Đặc điểm của tiền Nhật Bản

Tiền giấy của Nhật được làm từ hỗn hợp 3 loại vỏ cây, làm cho tờ tiền cứng, hơi
khó thấm nước (ngâm hoặc nhúng lâu chút vẫn thấm bình thường. Nếu bị thấm nước, có
thể để tự nhiên cho khô. Không nên dùng ở máy bán hàng tự động sau khi bị thấm nước
hoặc rách… Nếu cảm thấy không yên tâm, có thể ra ngân hàng xin đổi tờ khác. Tiền Yên
Nhật thường có màu vàng nhạt, tờ mệnh giá càng cao thì độ vàng càng sậm. Mực được in
có độ từ tính, tạo ảnh có phản quang. Đó là những đặc điểm làm cho tiền Nhật khó làm
giả.

Làm giả hoặc tiêu thụ tiền Yên giả là tội nặng ở Nhật. Nếu bạn phát hiện tiền giả,
bạn hãy báo cho đồn cảnh sát nơi gần nhất. Đừng vì tiếc mà cố tiêu, rất nguy hiểm. Nếu
báo đúng, bạn sẽ được nhận số tiền đúng bằng số tiền báo.

Cách phân biệt tiền xu Nhật thật giả rất khó. Nhưng vì giá trị thấp và công nghệ
đuc tiền khó nên trường hợp tiền yên xu Nhật được đúc giả là rất thấp. Vì thế bạn không
cần lo lắng tiền xu giả mạo nhiều.
CHƯƠNG 3: NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
3.1. Những vấn đề chung về ngoại hối và quản lý ngoại hối
3.1.1. Khái niệm về quản lý ngoại hối
Theo điều 4, khoản 1, Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11, ngoại hối là một
thuật ngữ dùng để chỉ các phương tiện sử dụng trong giao dịch quốc tế (International
Transaction).
Bao gồm: ngoại tệ, công cụ thanh toán bằng ngoại tệ, các loại chứng từ có giá
bằng ngoại tệ, vàng, đồng tiền quốc gia - bản tệ.
3.1.2. Hoạt động ngoại hối
Theo điều 4, khoản 8, Pháp lệnh số 28/2005/PLUBTVQH11, hoạt động ngoại hối
là hoạt động của người cư trú, người không cư trú trong giao dịch vãng lai, giao dịch vốn,
sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam, hoạt động cung ứng dịch vụ ngoại hối và các
giao dịch khác liên quan đến ngoại hối. Hoạt động ngoại hối bao gồm:
Hoạt động ngoại hối bao gồm:
- Giao dịch vãng lai.
- Giao dịch về vốn.
- Các giao dịch về đầu tư trực tiếp.
- Các giao dịch về đầu tư gián tiếp.
- Vay và trả nợ nước ngoài.
- Cho vay và thu hồi nợ nước ngoài.
- Phát hành chứng khoán trong và ngoài nước.
- Giao dịch khác.
3.1.3. Quản lý ngoại hối
Quản lý ngoại hối là một nhiệm vụ quan trọng mà bất kỳ chính phủ nào cũng phải
quan tâm thực hiện. Hoạt động ngoại hối ảnh hưởng đến sự vận động ngoại hối và ảnh
hưởng đến dự trữ ngoại hối của quốc gia.
Ở Việt Nam, công tác quản lý ngoại hối do NHTW thực hiện theo nhiệm vụ và
quyền hạn, được quy định tại Mục 5 của Luật NHNN Việt Nam (Luật số 46/2010/QH12)
và một số văn bản khác như Pháp lệnh 28/2005/PLUBTVQH11, Nghị định
160/2006/NĐ-CP,…
3.2. Chính sách quản lý ngoại hối
3.2.1. Khái niệm về chính sách quản lý ngoại hối
Còn được gọi là chính sách hối đoái (Exchange Policy), là tổng hợp những thể chế
về ngoại hối và các biện pháp có liên quan để quản lý và tác động đến ngoại hối cũng như
các hoạt động ngoại hối của một quốc gia, nhằm tạo sự cân đối, ổn định để thúc đẩy kinh
tế - xã hội phát triển.
Là một bộ phận của chính sách tiền tệ quốc gia, phụ thuộc vào các bộ phận khác
của chính sách tiền tệ.
3.2.2. Mục tiêu của chính sách quản lý ngoại hối
Mục tiêu cơ bản: là giữ vững sự ổn định, cân đối vĩ mô và thúc đẩy nền kinh tế -
xã hội phát triển. Đây là mục tiêu cao nhất, phải phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ
quốc gia.
Mục tiêu cụ thể (mục tiêu trực tiếp):
• Ổn định tỷ giá, tạo điều kiện để thúc đẩy ngoại thương và các quan hệ tài chính đối
ngoại phát triển có lợi cho đất nước.
• Bảo vệ tính độc lập, chủ quyền của đồng tiền quốc gia.
• Hoạt động ngoại hối đi vào nề nếp ổn định, tuân thủ pháp luật.
• Bảo toàn và tăng cường dự trữ ngoại hối nhà nước, đảm bảo khả năng thanh toán nợ
quốc tế và sẵn sàng đáp ứng các nhu cầu đột xuất khác.
3.2.3. Đối tượng quản lý ngoại hối
- Người cư trú (Residencer).
- Người không cư trú (Non –Residencer).
3.3. Nghiệp vụ quản lý ngoại hối của NHTW
3.3.1. Quản lý ngoại hối dự trữ nhà nước
Theo Điều 32 - Luật số 46/2010/QH12 quy định: “NHNN quản lý dự trữ ngoại hối
nhà nước của nước CHXHCN Việt Nam theo quy định của Chính phủ, nhằm thực hiện
chính sách tiền tệ quốc gia, bảo đảm khả năng thanh toán quốc tế, bảo toàn dự trữ ngoại
hối nhà nước”.
3.3.1.1. Thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước
Dự trữ ngoại hối nhà nước là dự trữ của nhà nước bằng ngoại hối.
Theo điều 32, khoản 1, Luật số 46/2010/QH12, dự trữ ngoại hối bao gồm:
• Tiền mặt bằng ngoại tệ.
• Tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
• Chứng khoán và các GTCG khác …
• Dự trữ ngoại hối.
• Quyền rút vốn đặc biệt (SDR) ….
3.3.1.2. Nguyên tắc chung trong quản lý dự trữ ngoại hối
Nguyên tắc an toàn
Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán
Nguyên tắc linh hoạt và có lợi
 Nguyên tắc an toàn:
- Dự trữ ngoại hối dù tồn tại dưới hình thức nào cũng phải đảm bảo sự an toàn tuyệt đối.
- Cần phải có hệ thống bảo quản bí mật, an toàn, có khả năng chống trộm, chống cắp,…
(đối với dự trữ ngoại hối bằng tiền mặt, ngoại tệ, bằng vàng và CK).
- Cần phải chọn lọc NH để gửi sao cho an toàn, tin cậy và thuận lợi (đối với dự trữ ngoại
hối bằng TG ngoại tệ ở nước ngoài).
 Nguyên tắc linh hoạt và có lợi:
- Đối với dự trữ ngoại tệ, cần có dự báo sự biến động tỷ giá một cách thường xuyên để
cân đối dự trữ giữa các loại ngoại tệ.
- Các nước phát triển thường có xu hướng tăng dự trữ bằng chứng khoán.
- Dự trữ vàng sẽ gia tăng tỷ lệ nghịch với giá vàng trên thị trường thế giới.
 Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán:
Xét về mặt định lượng, có hai chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại tệ đảm bảo khả năng
thanh toán:
𝑑ự 𝑡𝑟ữ 𝑛𝑔𝑜ạ𝑖 𝑡ệ
Mức dự trữ ngoại tệ tính trên nợ ngắn hạn = ≥1
𝑛ợ 𝑛𝑔ă𝑛 ℎạ𝑛

Quốc gia có cán cân vãng lai thặng dư (bội thu) thì tỷ lệ này xấp xỉ bằng 1 hoặc
lớn hơn 1, được cho là đảm bảo khả năng thanh toán.
Quốc gia có cán cân vãng lai thiếu hụt (bội chi) thì tỷ lệ này phải đạt từ 2 trở lên
mới đảm bảo khả năng thanh toán.
 Nguyên tắc đảm bảo khả năng thanh toán
Xét về mặt định lượng, có hai chỉ tiêu đánh giá dự trữ ngoại tệ đảm bảo khả năng
thanh toán:
Mức dự trữ ngoại tệ tính trên kim ngạch NK:
- Từ 8 đến 10 tuần NK: mức dự trữ tối thiểu.
- Từ 12 đến 16 tuần NK: mức dự trữ trung bình.
- Từ 18 đến 24 tuần NK: mức dự trữ cao.
3.3.2. Quản lý hoạt động ngoại hối
3.3.2.1. Đối tượng và phạm vi hoạt động ngoại hối
- Các TCTD.
- Các TCTD phi ngân hang.
- Các tổ chức khác.
3.3.2.2. Quản lý hoạt động ngoại hối
- Các giao dịch vãng lai.
- Các giao dịch vốn.
- Các hoạt động ngoại hối khác.
- Sử dụng ngoại tệ trên lãnh thổ Việt Nam.
3.3.2.3. Tổ chức và quản lý hoạt động của thị trường hối đoái
 Khái niệm thị trường hối đoái:
Là một bộ phận của thị trường tài chính, hoạt động mang tính chất đa dạng, phong
phú.
Là nơi gặp gỡ giữa cung cầu ngoại tệ, nơi chuyên môn hóa giao dịch về ngoại hối
thông qua các nghiệp vụ mua bán, cho vay vốn ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu của các
chủ thể tham gia thị trường.
 Đặc điểm thị trường hối đoái:
- Mang tính quốc tế.
- Hoạt động liên tục, giao dịch diễn ra 24h.
- Chịu sự tác động mạnh mẽ quan hệ cung cầu ngoại hối.
- Chỉ giao dịch một số ngoại tệ mạnh như: GBP, EUR, JPY,…
- Sản phẩm giao dịch phong phú đa dạng.
- Phương thức giao dịch: trực tiếp, thông qua sàn. - Phương thức thanh toán: qua hệ thống
NH trên toàn cầu.
 Phân loại thị trường hối đoái:
- Tính chất hoạt động: thị trường chính thức, thị trường tự do.
- Nghiệp vụ kinh doanh: thị trường giao ngay, thị trường kỳ hạn, thị trường quyền chọn,
thị trường hoán đổi, thị trường tương lai.
- Phạm vi hoạt động: thị trường quốc tế, thị trường khu vực.
 Các chủ thể tham gia thị trường hối đoái
- Ngân hàng trung ương
- Ngân hàng thương mại
- Các công ty đa quốc gia
- Các định chế tài chính phi NH
- Các nhà môi giới
- Các chủ thể khác
3.3.3. Xác định cơ chế và công bố tỷ giá đồng Việt Nam
 Cơ chế cố định tỷ giá (Fixed Exchange Rate):
- NHTW công bố tỷ giá chính thức, đồng thời giữ nguyên hoặc không để tỷ giá biến động
quá một biên độ nhất định trong một thời gian dài. Tỷ giá được ổn định lâu dài được gọi
là tỷ giá cố định.
- Trong lịch sử, tỷ giá cố định nổi tiếng là tỷ giá giữa USD và các đồng tiền khác theo
Hiệp ước tiền tệ Bretton Woods - Được áp dụng tại Việt Nam trong thời gian dài: trong
thời kỳ bao cấp (trước 1986), và những năm đầu thời kỳ đổi mới.
 Cơ chế thả nổi tỷ giá (Floating Exchange Rate):
- NHTW để tỷ giá tăng giảm một cách tự do.
- Cuộc thả nổi tỷ giá nổi tiếng trong lịch sử là của hàng loạt NHTW Nhật, Tây Đức,
Pháp, … vào những năm 1967-1968, 1971-1972 dẫn đến sự sụp đổ của chế độ tỷ giá cố
định.
- Thả nổi tỷ giá xảy ra khi chính phủ và NHTW không có khả năng can thiệp, hoặc không
có lợi khi can thiệp tỷ giá.
 Cơ chế thả nổi tỷ giá có quản lý (Managed Exchange Rate)
- NHTW để tỷ giá thị trường biến động theo quan hệ cung cầu, nhưng khi tỷ giá tăng lên
quá cao hoặc giảm quá thấp thì NHTW sẽ can thiệp để tỷ giá không biến động quá lớn,
gây ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và các hoạt động đối ngoại khác.
- Ở Việt Nam hiện đang áp dụng cơ chế quản lý tỷ giá thả nổi có quản lý.
 Cơ chế tỷ giá linh hoạt (Flexible Exchange Rate)
Là cơ chế có sự pha trộn giữa cố định, thả nổi và quản lý, nghĩa là tùy điều kiện cụ
thể mà chủ động điều chỉnh tỷ giá một cách linh hoạt.
 Công bố tỷ giá hối đoái VND
- Theo quy định, NHNN Việt Nam xác định và công bố TGHĐ VND theo phương pháp
trực tiếp, lấy ngoại tệ làm đơn vị để so sánh với tiền trong nước, ngoại tệ được chọn để
công bố tỷ giá là USD.
- NHNN công bố tỷ giá USD/VND trên cơ sở quan hệ cung cầu về ngoại tệ có tính đến
các mục tiêu của chính sách tiền tệ.
Công bố tỷ giá hối đoái VND NHTW vừa công bố tỷ giá bình quân trên thị trường
ngoại tệ liên NH, vừa công bố biên độ dao động để TCTD được phép kinh doanh ngoại tệ
xác định tỷ giá mua, tỷ giá bán ngoại tệ.
Tỷ giá mua (thấp nhất) = Tỷ giá bình quân x (1 – biên độ quy định)
Tỷ giá bán (cao nhất) = Tỷ giá bình quân x (1 + biên độ quy định)
Biên độ giao động do NHTW công bố trong từng thời kỳ.
3.3.4. Biện pháp điều chỉnh tỷ giá hối đoái
- Phá giá tiền tệ (Devaluation).
- Nâng giá tiền tệ (Upvaluation).
- Điều chỉnh lãi suất tái chiết khấu (Rediscount Rate).
- Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại tệ (Intervention Into Foreign Currency Market).
3.3.5. Quản lý trạng thái ngoại hối của các NHTM
Trạng thái ngoại hối (Foreign Exchange Position) là chênh lệch giữa TS Có về
ngoại tệ với TS Nợ về ngoại tệ
Trạng thái ngoại hối = TS Có ngoại tệ (A) − TS Nợ ngoại tệ (B)
- TS Có ngoại tệ gồm tiền mặt ngoại tệ, TG ngoại tệ tại NHTW cho vay ngoại tệ, TS Có
ngoại tệ khác (ngoại tệ chưa nhận).
- TS Nợ ngoại tệ gồm: vốn huy động bằng ngoại tệ, vốn vay bằng ngoại tệ, TS Nợ ngoại
tệ khác (ngoại tệ bán chưa giao).
Nếu A > B gọi là trạng thái ngoại hối dương (> 0), gọi là trường thế (Long
Position)
Nếu A < B gọi là trạng thái ngoại hối âm (< 0), gọi là đoản thế (Short Positon)
Giới hạn trạng thái ngoại hối (Limit of Foreign Exchange Position) chính là giới
hạn cao nhất của trạng thái ngoại hối dương so với vốn tự có, hoặc của trạng thái ngoại
hối âm so với vốn tự có.
𝒕𝒓ạ𝒏𝒈 𝒕𝒉á𝒊 𝒏𝒈𝒐ạ𝒊 𝒉ố𝒊 (𝒅ươ𝒏𝒈 𝒉𝒐ặ𝒄 â𝒎)
Giới hạn trạng thái ngoại hối = ≤ 𝑇ỷ 𝑙ệ 𝑞𝑢𝑦 đị𝑛ℎ
𝒗ố𝒏 𝒕ự 𝒄ó 𝒄ủ𝒂 𝑵𝑯

3.4. Lập và báo cáo cán cân thanh toán quốc tế


3.4.1.Tổng hợp số liệu và lập cán cân thanh toán quốc tế (Balance
International Payment –BIP)
Theo Điều 1, Nghị định 164/1999/NĐ-CP:
Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp về các khoản thu và chi để phản
ánh một cách có hệ thống toàn bộ giao dịch kinh tế giữa một bên là các tổ chức và cá
nhân là người cư trú, một bên khác là các tổ chức và nhất là người không cư trú, trong
một thời kỳ nhất định.
Cán cân thanh toán quốc tế là một bảng tổng hợp (tài khoản tổng hợp) dùng để
phản ánh tổng số thu (collect total) và tổng số chi (disburse total) của một nước đối với
một nước khác để thực hiện các quan hệ về kinh tế, hợp tác khoa học kỹ thuật, ngoại
giao, … trong một thời gian nhất định (hàng quý và hàng năm).
Cán cân thanh toán quốc tế phản ánh các khoản thu chi về giao dịch kinh tế giữa
người cư trú và người không cư trú, các giao dịch này bao gồm các khoản:
+ Về hàng hóa.
+ Về dịch vụ (vận tải quốc tế, du lịch, bưu chính viễn thông, bảo hiểm, hàng không quốc
tế, ngân hàng quốc tế, dịch vụ quốc tế khác, xuất nhập khẩu lao động, kết quả đầu tư,
chuyển giao vãng lai 1 chiều, vốn, tín dụng quốc tế).
Phân loại BIP:
- Theo thời gian phản ánh: cán cân thực hiện (báo cáo) và cán cân kế hoạch (dự báo).
- Theo nội dung phản ánh: cán cân vãng lai (TK vãng lai), cán cân vốn (TK vốn), cán cân
tổng hợp.
3.4.2. Nguyên tắc, trách nhiệm và thời hạn lập báo cáo cán cân thanh toán
quốc tế
 Nguyên tắc lập:
Theo Mục 1, Thông tư liên tịch 05/2007, việc lập cán cân thanh toán quốc tế phải:
• Phản ánh toàn bộ giao dịch kinh tế giữa người cư trú và người không cư trú.
• Đơn vị tiền tệ dùng trong cán cân thanh toán quốc tế là dollar Mỹ (USD).
Theo Mục 1.4, Thông tư liên tịch 05/2007, việc lập cán cân thanh toán quốc tế
phải:
• Các giao dịch kinh tế được phản ánh vào cán cân thanh toán quốc tế phải là số
liệu thống kê tại thời điểm hạch toán vào sổ sách kế toán.
• Các giao dịch kinh tế được tính theo giá thực tế đã thỏa thuận giữa người cư trú
và người không cư trú.
 Trách nhiệm lập:
Theo Mục 1.5 và Mục 2, Thông tư liên tịch 05/2007, trách nhiệm lập cán cân
thanh toán quốc tế thuộc về:
• Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
• Các bộ, ngành như Bộ KHĐT, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Bộ Ngoại
giao, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Y tế, ….
 Thời hạn lập:
Theo Mục 3, Thông tư liên tịch 05/2007, thời hạn lập cán cân thanh toán quốc tế
như sau:
• Thời hạn các bộ, ngành nộp báo cáo thông tin số liệu cho NHNN.
• Thời hạn NHNN lập và báo cáo cho chính phủ.
3.4.3. Biện pháp thăng bằng cán cân thanh toán quốc tế
Trạng thái của cán cân thanh toán quốc tế:
Cán cân thanh toán quốc tế (BIP) (kể cả cán cân tổng thể, cán cân vãng lai, cán
cân vốn) đều có thể xảy ra:
• Tổng thu > Tổng chi → Trạng thái bội thu → Cán cân thặng dư.
• Tổng thu = Tổng chi → Cán cân thăng bằng.
• Tổng thu < Tổng chi → Trạng thái bội chi → Cán cân thâm hụt.
Nếu bội chi đã xảy ra đối với cán cân thực hiện, ở trạng thái nhất thời, thỉnh
thoảng xuất hiện và với tỷ lệ thấp thì sẽ gia tăng khoản thu của kỳ tới để lấp vào chỗ
thiếu. Nếu là hiện tượng thường xuyên và tỷ lệ bội chi lớn thì cần áp dụng:
• Nâng lãi suất tái chiết khấu.
• Điều chỉnh tỷ giá theo hướng tăng.
• Sử dụng quyền rút vốn đặc biệt (SDR) tại IMF.
• Vay nợ nước ngoài.
 Nếu bội chi dự kiến sẽ xảy ra đối với cán cân dự báo:
• NHTW cần phân tích, đánh giá tình hình cán cân thanh toán quốc tế, đề xuất giải
pháp thiết thực nhằm cải thiện. Chủ động hơn trong việc điều hành CSTT quốc gia trong
lĩnh vực ngoại hối.
•Bộ Tài chính: phân tích chính sách tài khóa và ảnh hưởng của nó đến cán cân
thanh toán quốc tế, đề xuất giải pháp cho Chính phủ.
• Bộ Kế hoạch và Đầu tư: theo dõi, phân tích tác động của hoạt động đầu tư trong
nước và nước ngoài, quy hoạch phát triển kinh tế các vùng, miền, ... có ảnh hưởng đến
cán cân thanh toán quốc tế, đề xuất các giải pháp điều hành kinh tế vĩ mô cho Chính phủ,
….
• Bộ Giao thông vận tải, Cục Hàng không,..: phân tích ảnh hưởng và tác động của
ngành, của lĩnh vực thuộc sự quản lý của mình, đề xuất chiến lược và giải pháp cho chính
phủ, …

You might also like