You are on page 1of 4

 Tổ chức cuộc sống 882

TỔ CHỨC CUỘC SỐNG


Khi các bạn rơi vào bất cứ một trường hợp nào mà phải trụ lại lâu trong
vùng hoang dã, các bạn không thể thụ động bó gối đếm thời gian chầm chậm
trôi qua. Sự thụ động đó cũng sẽ chầm chậm bào mòn thể xác và tinh thần
của các bạn. Các bạn phải biết cách tổ chức cho mình một cuộc sống tốt đẹp.
Biết dùng sức khỏe, nghị lực và thời gian để phục vụ cho những nhu cầu và
tiện nghi của chính mình. Như thế thì thời gian sẽ qua mau và sự sinh tồn lại
gia tăng. Các bạn sẽ tìm thấy sự thú vị và ý nghĩa của cuộc sống.

THUẦN DƯỠNG THÚ HOANG


Trong cuộc sống nơi hoang dã, thuần dưỡng thú hoang là một việc làm
làm rất cần thiết. Một số thú, vừa là bạn bè của chúng ta vừa giúp cho chúng
ta thư giãn, bớt cô đơn (điều mà người sống nơi hoang dã sợ nhất), vừa có
việc làm để bớt suy nghĩ, lo lắng, sợ hãi... hơn nữa, chúng ta còn có một số
động vật có thể giúp cho chúng ta chủ động được nguồn thực phẩm.
Căn cứ vào các di vật khảo cổ, việc thuần dưỡng thú hoang đã được
người tiền sử thực hiện cách đây tối thiểu là 12.000 năm, vào thời mà con
người thuần dưỡng đầu tiên. Một số chó sói bạo dạn đến gần nơi con người
sinh sống, ăn những thức ăn thừa rồi ở lại với người. Đó là giai đoạn thuần
hóa. Để thuần dưỡng, con người giữ lại những chú sói con hay sủa để nuôi
(sói hoang chỉ tru mà rất ít sủa). Như thế, cổ nhân của chúng ta đã vô tình
thực hiện việc chọn lọc di truyền một loài vật.

Tranh thuần hóa động vật của người Ai cập cổ đại


Khi con người bắt đầu làm nông nghiệp cách đây khoảng 9.000 năm,
quyền lực của con người đối với thú càng ngày càng tăng. Đầu tiên, từ hai
loài thú hoang nào đó, giống cừu và dê được hình thành; sau đó đến loài bò
rừng oroc và lợn lòi (tổ tiên của bò và lợn nhà ngày nay). Kế tiếp là lừa, lạc
đà, ngựa, ngỗng, gà... Cuối thời đại đồ đá mới, những người nông dân ở

 SINH TỒN NƠI HOANG DÃ  PHẠM VĂN NHÂN


 Tổ chức cuộc sống 883

Trung Đông, châu Âu, châu Á, châu Mỹ đã thuần dưỡng phần lớn gia súc, gia
cầm như chúng ta hiện này.

CHỌN THÚ ĐỂ THUẦN DUỠNG


Ngày xưa, người tiền sử phải thuần dưỡng một lòai vật trong nhiều thế
kỷ. Ngày nay, các nhà khoa học mong muốn rút ngắn thời gian lại chỉ còn vài
năm. Trong những năm gần đây, các nhà khoa học đã nghiên cứu, phác họa
được đặc điểm tiêu biểu của một loài có thể đưa vào chăn nuôi được như sau:
 Có một cuộc sống tập quần: Một loài vật mà chỉ biết sống đơn độc,
bảo vệ lãnh thổ, không chấp nhận sống chung với đồng loại, rất khó
thuần dưỡng
 Có hệ thống trật tự bầy đàn: Mối quan hệ giữa các thành viên trong
bầy phải được định hình rõ rệt mới có thể nuôi theo đàn được.
 Chấp nhận ràng buộc: Vật nuôi phải biết chấp nhận cảnh sống ràng
buộc bên cạnh những con vật nuôi khác, đặc biệt, phải chấp nhận sự
hiện diện của người chăn nuôi.
Theo những quan sát ban đầu, tuần lộc, bò rừng, ngựa hoang, linh
dương, . . . là giống thích sống tập quần, tính bầy đàn rất phát triển, dễ
thuần dưỡng. Hoẵng có lẽ là con vật khó thuần dưỡng nhất. Sau nhiều năm
nuôi dưỡng chăm sóc, vẫn không thay đổi tập tính bao nhiêu. Quá trình
thuần dưỡng hươu nai cũng không dễ dàng gì.
Trong giai đoạn thuần hóa ban đầu, một số hươu trưởng thành chết vì
bệnh liệt cơ do quá căng thẳng (stress), hươu cái húc đầu vào hàng rào tự
sát... Muốn nuôi dưỡng hươu con, phải cai sữa (hay cho bú sữa bình), từ 6
tháng tuổi thì chúng mới không sợ người.
Ngoài ra, muốn thuần dưỡng thú hoang, các bạn cũng cần nắm bắt
được một số tập tính và am tường về loại thức ăn thích hợp của từng loài thú.
Những chim thú mới đánh bắt nơi hoang dã về, các bạn nhốt lại, cho ăn uống
vừa đủ, nhưng hạn chế tối đa sự tiếp xúc gần giữa bạn và thú (nên xuất hiện
xa xa, đủ để làm cho con thú thấy nhưng không gây ra sự sợ hãi). Hãy lén
quan sát, khi thấy thú hết thức ăn thì bạn xuất hiện mang theo thức ăn và
nước uống (nhất là nước uống). Dần dần, khi con thú đã bớt lồng lộn, thì
tăng dần sự xuất hiện của bạn cho đến khi con thú không còn sợ hãi nữa...

 SINH TỒN NƠI HOANG DÃ  PHẠM VĂN NHÂN


 Tổ chức cuộc sống 884

Nếu có thể, các bạn nên đào ao thả cá. Những ngày may mắn đánh bắt
được nhiều cá, các bạn thả nuôi để dành. Tuy nhiên, vì là cá hoang dã chưa
qua giai đoạn thuần hóa, cho nên các bạn phải làm đăng chận cao lên. Nếu
không, khi gặp thời tiết thích hợp, nó sẽ trườn lên bờ mà đi hết.
Ở Việt Nam, nhiều người đã thuần hóa được nhiều thú hoang có kinh tế cao
như hươu sao, nai, heo rừng, nhím, đà điểu . . . nuôi dưỡng được một số thú
khác như cá sấu, trăn, rắn... để làm kinh tế và nhiều chim thú lớn nhỏ khác
nhau, nhưng chủ yếu là giải trí hơn là kinh tế.

LÀM VƯỜN
Tổ tiên của chúng ta chuyển từ thực phẩm bấp bênh do săn bắn hái
lượm sang thực phẩm ổn định do chăn nuôi và trồng trọt cách đây rất lâu,
cho thấy thực phẩm có từ chăn nuôi và trồng trọt rất hiệu quả. Nhưng do các
bạn không có hạt giống, phải dùng những cây hoang dại để trồng, hoặc do
các bạn chưa có kinh nghiệm về nông nghiệp cho nên trong giai đoạn khai
phá, các bạn có thể rất vất vả mà thu hoạch lại khiêm tốn. Xin đừng chán
nản, cứ bắt đầu lại sau sau mỗi lần thất bại, cứ mỗi lần như thế các bạn lại
học thêm một số kinh nghiệm. Ngoài các cây để làm thực phẩm, các bạn
cũng nên trồng một số hoa cảnh, nó sẽ nâng đỡ cho tinh thần của các bạn
rất nhiều. Mà rừng hoang thì có rất nhiều cây cho hoa đẹp và thơm, nhất là
các loài phong lan.
Như những người nông dân Việt Nam thường nói: nghề nông có 4 khâu
quan trọng, đó là: nước, phân, cần, giống
Nước: Nếu nơi bạn đang ở mà
không có nước hoặc nước rất khan
hiếm, thì xin đừng mơ tưởng đến
chuyện trồng trọt, vì đây là một khâu
quan trọng nhất. Nước không những
cần có đủ mà phải có quanh năm, nhất
là vào mùa khô
Các bạn cũng phải biết loại cây
nào cần nhiều nước hoặc thậm chí có
thể sống ở dưới nước (lúa, rau muống,
rau ngỗ, dừa nước...) loại nào cần tưới
nhiều nhưng không thể ngập nước (bắp,
đậu, rau cải...) và thời điểm nào cần
nhiều nước, lúc nào thì cần tháo cạn...
Phân: Gồm có phân xanh, chất thải, xác động vật, rong rêu... Các bạn
phải ủ các loại cây xanh (tốt nhất là các loại cây thuộc họ đậu) để biến thành
phân. Phân người và phân động vật thì phơi khô hay ủ cho hoai rồi mới bón
(nếu không cây sẽ chết). Các bạn cũng có thể ngâm xác cá hay thú vật để
lấy nước tưới (đậy kín, để xa nơi sinh hoạt, vì rất thối)
Các bạn phải biết cách bón cũng như thời điểm bón phân như bón lót,
tăng cường, bón thúc...
Cần: Ở đây là siêng năng, cần cù... theo dõi và chăm sóc cây trồng,
trút tỉa kinh nghiệm.
Giống: Trừ khi các bạn đã chuẩn bị trước, bằng không thì các bạn sẽ
chọn những cây giống từ thiên nhiên. Cây giống có thể gieo từ hạt, đánh từ

 SINH TỒN NƠI HOANG DÃ  PHẠM VĂN NHÂN


 Tổ chức cuộc sống 885

cây con, chiết cành, giâm cành, ghép mầm hay cành... Khi chọn giống, các
bạn nên chọn những cây khoẻ mạnh, năng suất cao, dễ trông.

CÁC SINH HOẠT KHÁC


Ngoài ra, các bạn cũng nên sắp xếp thời gian để viết nhật ký, thám
hiểm khám phá khu vực, sưu tầm và chế biến sẳn các loại dược thảo, dược
liệu để dành, và nhất là làm thủ công, chế tạo các tiện nghi và vật dụng.

CHẾ TẠO CÔNG CỤ, VẬT DỤNG


những nơi hoang dã, các bạn phải biết vận dụng trí thông minh và óc
sáng tạo của chính mình, để tận dụng mọi vật liệu được tìm thấy trong vùng
hoặc của chúng ta mang theo, chế tác thành những công cụ và vật dụng
thường ngày, phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Trong công việc này, đôi khi
chúng ta phải quay trở lại thời kỳ “đồ đá”. Nghĩa là phải biết tước những
mảnh đá để làm rìu, dao... Biết dùng xương hay sừng thú làm công cụ, vũ
khí... Biết lấy gáo dừa, vỏ ốc, vỏ sò... thay tô, chén, ly tách... Biết nắn đất
sét rồi đem nung, biến nó thành nồi niêu, thau chậu, chum, vại... Biết dùng
vỏ cây, lá cây, da thú, chằm kết thành nón mũ, thành giày dép, thành áo
quần.. v.v và v.v
Nếu tháo vát, các bạn sẽ biến nơi hoang dã thành chỗ cư trú tiện nghi
và thú vị, các bạn sẽ bận bịu suốt ngày, không còn thì giờ để buồn rầu, lo
nghĩ. Bằng ngược lại, các bạn sẽ có những ngày thê lương buồn thảm. Cuộc
sống kéo dài trong thiếu thốn lạnh lẽo, như thế chắc chắn các bạn không thể
nào trụ được lâu. Các bạn hãy nhớ: không có ai có thể giúp được trong lúc
này, chúng ta chỉ có thể đứng lên trên chính đôi bàn chân của chúng ta.
Vươn lên với nghị lực của chính mình, bằng cách làm cho cuộc sống chúng ta
tiện nghi và thoải mái trong việc chế tạocác vật dụng thường ngày, trong
việc săn tìm thực phẩm, dọn dẹp và trang trí chỗ ở với niềm tin là sẽ có
ngày, căn chòi của bạn được đón tiếp những người cứu hộ, và nó sẽ là niềm
kiêu hãnh của các bạn...
Hãy vươn lên trên hoang dã, nếu không hoang dã sẽ nuốt chửng các
bạn

 SINH TỒN NƠI HOANG DÃ  PHẠM VĂN NHÂN

You might also like