You are on page 1of 4

Trường Đại Học

--- ---

Phân tích case study về Quyền con người

KHÁNH HÒA – 2022

Những vấn đề về quyền tự do ngôn luận


Tự do ngôn luận là gì ?
Tự do ngôn luận (freedom of speech) là nguyên tắc đảm bảo cho một cá nhân hay một cộng
đồng quyền tự do nói ra rõ ràng quan điểm và ý kiến của mình mà không sợ bị trả thù, kiểm
duyệt, hay trừng phạt pháp lý. Quyền "tự do biểu đạt" (freedom of expression) đã được công
nhận là quyền con người trong Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (UDHR) và luật nhân quyền
quốc tế của Liên hợp quốc. Nhiều quốc gia đã ghi nhận quyền tự do ngôn luận trong hiến
pháp. Các thuật ngữ tự do ngôn luận và tự do biểu đạt thường được sử dụng thay thế lẫn nhau
trong các diễn ngôn chính trị. Tuy nhiên, trong ngôn từ pháp lý, tự do biểu đạt bao hàm tất cả
hoạt động tìm kiếm, tiếp nhận và truyền đạt bất kỳ thông tin hoặc ý kiến nào thông qua mọi
phương tiện truyền thông.

Phân tích và tình huống thực tế


“Mọi người đều có quyền tự do ngôn luận và biểu đạt; bao gồm tự do giữ ý kiến
mà không bị can thiệp, cũng như tự do tìm
kiếm, thu nhận và truyền bá thông tin và tư
tưởng bằng bất cứ phương tiện truyền
thông nào và không giới hạn về biên
giới”(1). Đó là nội dung chính của Điều 19,
Tuyên ngôn quốc tế về nhân quyền (Tuyên
ngôn thế giới về quyền con người), được
Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua và
công bố theo Nghị quyết 271A (III), ngày 10-12-1948. Hơn 70 năm tồn tại, Tuyên
ngôn vẫn còn nguyên giá trị, được đánh giá là bản tuyên ngôn có ý nghĩa nhân văn cao
cả, đã, đang và sẽ còn là mục tiêu phấn đấu của toàn thể nhân loại. Hiện thực hóa tư
tưởng về tự do ngôn luận, chỉ hơn 1 năm sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra
đời, ngày 9-11-1946

Quốc hội đã thông qua Hiến pháp gồm 7 chương, 70 điều, kế thừa những tinh hoa văn
hóa dân tộc và tư tưởng hiến chính của nhân loại, phù hợp với thực tiễn đất nước;
trong đó, quyền tự do ngôn luận được hiến định ở Điều thứ 10: “Công dân Việt Nam
có quyền: Tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức và hội họp, tự do tín ngưỡng,
tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước ngoài”. Thực thi Hiến pháp đầu tiên của nước
ta nói chung và thực hiện quyền tự do ngôn luận nói riêng, chỉ 3 năm sau, trong bài
Trả lời điện phỏng vấn của ông Walter Briggs, tháng 3-1949 đăng trên Báo Cứu quốc,
số 1198, ngày 23-3-1949, Hồ Chí Minh đã khẳng định thành tựu quyền tự do ngôn
luận rất rõ ràng

2
Tuy nhiên, có các thế lực thù địch, cơ hội chính trị lợi dụng chống phá, tạo những
“trận địa giả”, những mũi tấn công đầy mưu đồ đen tối trên mặt trận tư tưởng, dưới
chiêu bài “tự do ngôn luận”. Nhưng thực ra, đó không phải là một thứ “tự do ngôn
luận” theo đúng ý nghĩa của từ này, không vì sự phát triển của xã hội mà là những lời
lẽ, dòng chữ, hình ảnh, video clip chụp mũ, thêu dệt, xuyên tạc, áp đặt, chống phá đầy
hằn học, hận thù, đen tối. Đó thực sự là
thứ “ngôn luận tự do” bịa tạc, phóng
tác, bôi nhọ, tô vẽ,... rẻ rúng, không có
căn cứ, bất chấp luân thường, đạo lý và
luật pháp. Có thể nhận diện, thống kê
rất dễ dàng rằng, các phần tử thù địch,
cơ hội chính trị luôn tìm mọi cách để
tạo dựng những thứ gọi là “tự do ngôn luận” theo cách hiểu ấu trĩ, hạn hẹp, đầy hằn
học với mưu đồ xấu xa. Chúng dã tâm, chủ đích lựa chọn, lợi dụng những vấn đề
nhiều người dân quan tâm, dễ gây bức xúc, dễ lan truyền rộng rãi trong xã hội để tạo
dựng những kịch bản đen tối, chống phá bằng các bài viết, hình ảnh, video clip

3
Ví dụ cụ thể từ các vụ tụ tập phản đối tại các trạm thu phí BOT giao thông trong quý I-
2019 tại nhiều địa phương trên cả nước. Trong các vụ này, rất nhiều người, trong đó có
những người cầm đầu, cố tình liên tục “tường
thuật trực tiếp”, thông qua tính năng livestream Một số hình ảnh chiếc
của mạng xã hội Facebook và xuyên tạc, nói xấu xuất từ camera của
phóng viên và người dân
về hình thức đầu tư BOT, thậm chí cả về những
quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và
Nhà nước. Điều này gây ra sự phản ứng lan
truyền mạnh mẽ trên cộng đồng mạng, khiến
nhiều trạm thu phí BOT phải “xả trạm” trong Hinh 1
nhiều giờ để bảo đảm giao thông được thông suốt,
an ninh, trật tự xã hội không bị rối loạn. Hùa vào
góp sức, một số báo mạng nước ngoài, những
phần tử chống đối ở hải ngoại, cũng như trong
nước dưới vỏ bọc mỹ miều là “chống BOT bẩn” Hinh 2

liên tục đăng tải những thông tin xuyên tạc, lệch
lạc, sai trái,... nhằm mục đích phá hoại. Khi
những đối tượng vi phạm pháp luật bị bắt tạm
giam, một số báo mạng điện tử nước ngoài thiếu
Hinh 3
thiện chí, nhất là những báo có phiên bản tiếng
Việt và nhiều trang cá nhân trên mạng xã hội
Facebook, YouTube,... đã chớp lấy để bình luận
đầy hằn học, ác ý, cố tình hướng lái, lật ngược
bản chất vấn đề, vu khống, kích động cộng đồng
mạng phá hoại, gây mất an ninh trật tự, an toàn xã
hội, cản trở giao thông cũng như sự phát triển
kinh tế -xã hội, đời sống của người dân.

You might also like